Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Tài liệu câu hỏi lí thuyết môn thị trường chứng khoán có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.39 KB, 58 trang )

/>Câu 2. Phân tích vai trò của thị trường chứng khoán. Nhận xét về vai trò của thị
trường chứng khoán Việt Nam hiện nay 3
Câu 3. Trình bày các vấn đề cơ bản về sở giao dịch chứng khoán 5
a.Điều kiện niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán 7
b.Điều kiện niêm yết cổ phiếu trên TT giao dịch CK (TT GDCK Hà Nội) 7
Bình luận của anh chị về Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HN hiện nay 7
*Nhận xét HoSE 9
Bình luận của anh chị về Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM hiện nay 9
Chỉ số Vnindex và HASTC có gì khác nhau 10
Câu 4:Trình bày các vấn đề cơ bản về thị trường giao dịch qua OTC 11
* Có người cho rằng “ Phát hành thị trg phi chính thức OTC là một giải pháp tốt
nhất cho TTCK trong giai đoạn hiện nay”.Qua việc phân tích cấu trúc tổ chức của
TTCK ,hãy làm rõ quan điểm trên 13
Thực trạng OTC 16
Giải pháp phát triển thị trường OTC cho các DNVVN 16
Câu 5. Những hoạt động của NHTM trên TTCK? 17
Câu 6. Phân tích các đặc điểm cơ bản của chứng khoán 19
Câu 7: So sánh Quỹ đại chúng và Quỹ thành viên 20
Câu 8. So sánh cổ phiếu thường và chứng chỉ quỹ đầu tư? 21
Câu 9: Quy trình phát hành CK ra công chúng của DN? 22
Câu 10: Bình luận về thị trường sơ cấp ở Việt Nam hiện nay 23
Câu 11 . Trình bày các lệnh cơ bản trong kinh doanh chứng khoán 25
* Cho VD về các loại lệnh sử dụng trong giao dịch chứng khoán trên 2 Sở GDCK .26
Câu 12: các hình thức khớp lệnh: 28
Câu 13: Trái phiếu 29
Các phương thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp 29
Bình luận phát hành trái phiếu DN ở VN 30
Bình luận về hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ ở VN trong giai đoạn hiện
nay? 33
Câu 14: Ý nghĩa xác định độ co giãn giá trái phiếu theo lãi suất? 34
Câu 15. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá CK 35


Câu 16: Cổ Phiếu 38
Điều kiện doanh nghiệp phát hành cổ phiếu 38
Các phương thức phát hành cổ phiếu 38
Bình luận về vấn đề phát hành cổ phiếu ở Việt Nam 40
Bình luận quan điểm của 1 số nhà đầu tư cho rằng giá cổ phiếu mới niêm yết đều
tăng 42
khi công ty mua cổ phiếu quỹ thì VCSH thay đổi như thế nào 43
*Trình bày các vấn đề cơ bản về cổ phiếu thường, so sánh điểm giống và khác nhau
giữa cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi 45
Câu 17: Bình luận về diễn biến giá chứng khoán trên 2 sàn HNX và HoSE từ đầu 2009
->nay 46
Câu 18. Những cơ hội và thách thức đối với thị trường chứng khoán VN hiện nay?. .48
Câu 19: Nội dung cơ bản của phân tích vĩ mô ngành? 49
Câu 20: Những nguyên tắc và ví dụ về giao dịch bán khống- giao dịch kí quỹ 50
Câu 21: Một số giải pháp thúc đầy nâng cao hiệu quả cổ phần hóa của DNNN hiện
nay 52
Câu 22: Trình bày khái niệm, ý nghĩa, phương pháp xác định tỷ lệ lợi tức yêu cầu của
NĐT 53
1
/>Câu 23. Anh chị hãy tóm tắt các mô hình và những hoạt động cơ bản của công ty
chứng khoán, liên hệ thực tiễn hoạt động của công ty chứng khoán VN hiện nay 54
Câu 24 Hình thành và phát triển TTCK cho DN vừa và nhỏ 57
Câu 1. Phân tích mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thứ cấp. Từ đó liên hệ
với hoàn thiện và phát triển TTCK việt nam
* Thị trường sơ cấp là nơi mua bán các chứng khoán lần đầu tiên, là nơi mà
các nhà phát hành chứng khoán cho nhà đầu tư.
- Đặc điểm của thị trường sơ cấp:
+ TT sơ cấp thể hiện mối quan hệ giữa nhà phát hành và NĐT
+ Trên TT này, vốn từ NĐT được chuyển sang cho nhà phát hành thông qua
việc NĐT mua chứng khoán mới, nhờ đó vốn của nhà phát hành tăng lên.

- Vai trò của TT sơ cấp: thực hiện chức năng quan trọng của TTCK-huy động
vốn cho các tổ chức phát hành. TT sơ cấp còn có khả năng thu gom mọi nguồn vốn
tiết kiệm lớn nhỏ của dân cư, lại vừa có khả năng thu hút nguồn vốn to lớn từ nước
ngoài, các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các DN, các tổ chức tạo thành nguồn vốn
khổng lồ tài trợ cho nền kinh tế mà các phương thức khác không làm được. Nhờ đó,
tạo ra môi trường cho các DN gọi vốn để SXKD, giúp Nhà nước giải quyết vấn đề
thiếu hụt ngân sách thông qua phát hành chứng khoán.
* Thị trường thứ cấp là thị trường giao dịch mua bán, trao đổi những chứng
khoán đã được phát hành nhằm đầu tư kiếm lời, di chuyển vốn đầu tư hay di chuyển
tài sản XH.
- Đặc điểm:
+ Thể hiện mối quan hệ giữa các NĐT với nhau
+ Các khoản tiền thu được do bán chứng khoán thuộc về các NĐT và các nhà
KDCK mà không thuộc về nhà phát hành do đó nó không làm tăng vốn của nhà phát
hành.
+ Là 1 thị trường hoạt động liên tục, các NĐT có thể mua bán CK nhiều lần
trên thị trường thứ cấp.
- Chức năng:
+ TT thứ cấp làm tăng tính thanh khoản của chứng khoán
+ Là nơi xác định giá chứng khoán cho TT sơ cấp.
* Mối quan hệ giữa TT sơ cấp & TT thứ cấp:
Về bản chất, mqh giữa TT sơ cấp & TT thứ cấp là mối quan hệ nội tại biện
chứng. TT sơ cấp tạo điều kiện, động lực cho TT thứ cấp. Hai TT này có mqh mật
thiết, hỗ trợ lẫn nhau:
- TT sơ cấp là cơ sở, tiền đề cho TT thứ cấp hoạt động và phát triển vì đó là
nơi cung cấp hàng hóa cho TTCK. Nếu ko có TT sơ cấp sẽ không có hàng hóa trên
TT thứ cấp. TT thứ cấp ko thể ra đời chừng nào chưa có thị trường sơ cấp rộng rãi,
vững chắc với nhiều loại CK hấp dẫn nhà ĐT và công chúng đến bỏ vốn để đầu tư
CK. Tuy nhiên, nếu chỉ có TT sơ cấp mà ko có TT thứ cấp thì TT sơ cấp cũng không
thể tồn tại và phát triển được vì khi đó các CK đã phát hành ra trên TT sơ cấp sẽ

không được tiếp tục lưu chuyển, các NĐT ko quan tâm đến việc mua và nắm giữ CK
của tổ chức phát hành. Việc xuất hiện TT thứ cấp đã tạo ra 1 nơi để các CK đã phát
hành trên TT sơ cấp được lưu chuyển nhằm thu hút sự quan tâm của các NĐT nhờ
đó tạo điều kiện, động lực cho sự phát triển của TT sơ cấp.
2
/>- TT thứ cấp tạo điều kiện dễ dàng để chuyển các CK thành tiền mặt, làm tăng
tính lỏng của CK khiến chúng được ưa chuộng hơn và như thế là dễ dàng hơn cho
các công ty bán chúng ở TT sơ cấp. Việc TT thứ cấp làm tăng tính lỏng của CK đã
phát hành giúp làm giảm rủi ro cho các NĐT. Các NĐT sẽ dễ dàng hơn trong việc
sàng lọc, lựa chọn, thay đổi kết cấu danh mục đầu tư trên cơ sở đó làm giảm chi phí
cho các nhà phát hành trong việc huy động và sử dụng vốn. Tăng tính lỏng của CK
tạo đk cho việc chuyển đổi thời hạn của vốn đồng thời tạo đk cho việc phân phối
vốn 1 cách hiệu quả. Nó còn tạo đk tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý,
làm cơ sở cho việc tăng hiệu quả quản lý DN.
- TT thứ cấp xđ giá của CK đã đc phát hành trên TT sơ cấp. TT thứ cấp được
xem là thị trường định giá các công ty. Những người mua CK ở TT sơ cấp chỉ chấp
nhận TT cho công ty phát hành với giá mà họ cho rằng NĐT trên TT thứ cấp sẽ tăng
hơn nữa. Giá CK ở TT thứ cấp càng cao thì giá CK trên TT sơ cấp càng cao, như vậy
công ty phát hành sẽ phát triển đc nhiều vốn đầu tư hơn và ngược lại.
- Thông qua việc xđ giá, TT thứ cấp cung cấp 1 danh mục chi phí vốn tương
ứng với các mức độ rủi ro khác nhau của từng phương án đầu tư, tạo cơ sở tham
chiếu cho các nhà phát hành cũng như những NĐT trên TT sơ cấp.
Thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp ở Việt Nam:
TT sơ cấp hoạt đọng lặng lẽ,hầu như không mấy ai biết đến, người tham gia
chủ yếu là các nhà quản lý. Khối lượng chứng khoán giao dịch ít, chưa xứng với khả
năng tạo vốn của thị trường này. Thông tin trên thị trường còn thiếu và chưa chính
xác để các nhà đầu tư có thể đánh giá mức đọ rủi ro của doanh nghiệp để ra quyết
định đầu tư.
TTTC tuy rất sôi nổi trong năm 2006-2007 nhưng sang năm 2008 đã trở nên
ảm đạm. Hơn nữa, tttc phát triển chủ yếu là SGDCK, thị trường OTC chưa phát triển

rộng rãi. Trên TTTC còn tồn tại nhiều giao dịch và tài khoản ảo, xảy ra hiện tượng
đầu cơ gây bất ổn thị trường. Số mã chứng khoán còn ít, chủ yếu là cổ phiếu, còn trái
phiếu, tín phiếu kho bạc … thì rất ít hoặc không có.
TT trái phiếu VN gần như đóng băng, chỉ gói gọn trong 1 vài nhà đầu tư lớn
và các nhà đầu tư nước ngoài vì khối lượng giao dịch lớn, các nhà đầu tư nhỏ trong
nước không đáp ứng được. Thêm vào đó, trái phiếu chính phủ chủ yếu do các NH
nắm giữ và các NH thường nắm giữ đến khi đáo hạn.
Vì vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chỉ được biết đến như thị
trường cổ phiếu mà thôi.
Câu 2. Phân tích vai trò của thị trường chứng khoán. Nhận xét về vai trò của
thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.
1.vai trò của thị trường CK
- Đối với doanh nghiệp:
+ TTCK tạo các công cụ có tính thanh khoản cao. Yếu tố thông tin và yếu tố
cạnh tranh trên thị trường sẽ đảm bảo cho việc phân phối vốn một cách có hiệu quả.
Chỉ những công ty có hiệu quả bền vững mới có thể nhận được vốn với chi phí rẻ
trên thị trường.
+ TTCK tạo một sự cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường tài chính, điều này
buộc các NHTM và các tổ chức tài chính phải quan tâm tới hoạt động của chính họ
3
/>và làm giảm chi phí tài chính.Việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán có thể
làm tăng vốn tự có của các công ty và giúp họ tránh các khoản vay có chi phí cao
cũng như sự kiểm soát chặt chẽ của các NHTM.
+ Hiệu quả của quốc tế hóa trị trường chứng khoán. Việc mở cửa thị trường
chứng khoán làm tăng tính lỏng và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Điều này cho
phép các công ty có thể huy động nguồn vốn rẻ hơn tăng cường đầu tư từ nguồn tiết
kiệm bên ngoài, đồng thơi tăng cương khả năng cạnh tranh quốc tế và mở rộng các
cơ hội kinh doanh cuả các công ty trong nước.
+ TTCK tạo điều kiện cho việc tách biệt giữa sở hữu và quản lý doanh nghiệp.
TTCK tạo điều kiện cho việc tiết kiệm vốn chất xám, tạo điều kiện thúc đẩy quá

trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Cơ chế thông tin hoàn hảo tạo khả năng
giám chặt chẽ của thị trường chứng khoán đã làm giảm tác động của các tiêu cực
trong quản lý, tạo điều kiện kết hợp hài hòa giữa lợi ích của chủ sở hữu , nhà quản lý
và những người làm công. Từ đó nâng giúp DN hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn,
nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
- Đối với các nhà đầu tư:
+ TTCK cung cấp đa dạng hóa danh múc đầu tư, giúp các nhà đầu tư giảm bớt
rủi ro khi tham gia thị trường.
+ Cung cấp môi trường đầu tư.
- Đối với nền kinh tế:
+ TTCK tạo ra các công cụ có tính thanh khoản cao, có thể tích tụ, tâp trung
và phân phối vốn, chuyển thời hạn của vốn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế.
+ TTCK tạo cơ hội cho Chính phủ huy động các nguồn tài chính mà không tạo
áp lực về lạm phát, đồng thời tạo các công cụ cho việc thực hiện chính sách tài chính
tiền tệ của Chính phủ. ( nghiệp vụ thị trường mở )
+ Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài bên cạnh hình thức đầu tư nước ngoài
trực tiếp (nhà đầu tư nước ngoài không trực tiếp tham gia quá trình quản lý)
+ TTCK cung cấp một dự báo tuyệt vời về các chu kỳ kinh doanh trong tương
lai. TTCk được coi là “phong vũ biểu” của nền kinh tế. Giá CK có xu hướng đi trước
chu kì kinh tế. Thị trường chứng khoán cũng tạo điều kiện tái cấu trúc nền kinh tế.
Tuy nhiên, TTCK hoạt động trên cơ sở thông tin hoàn hảo, trong khi ở các thị
trường mới nổi, thông tin được chuyển tải tới các nhà đầu tư không đẩy đủ và không
giống nhau. Như vậy, giá cả chứng khoán không phản ánh giá trị kinh tế cơ bản của
công ty và không trở thành cơ sở để phân phối một cách có hiệu quả các nguồn lực.
Một số tiêu cực khác của thị trường chứng khoán như hiện tượng đầu cơ, hiện
tượng xung đột quyền lực làm thiệt hại cho quyền lợi của các cổ đông thiểu số, việc
mua bán nội gián, thao túng thị trường làm nản long các nhà đầu tư và như vậy, sẽ
tác động tiêu cực tới tiết kiệm và đầu tư.
2 .Nhận xét về vai trò của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.
Thị trường chứng khoán (TTCK) hình thành và phát triển sẽ cùng với thị

trường tiền tệ tạo ra một thị trường tài chính vận hành có hiệu quả hơn, góp phần đắc
lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Khung pháp lý cho hoạt động và phát triển TTCK từng bước được hoàn thiện,
Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trường
4
/>phát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Tính
công khai, minh bạch của các tổ chức niêm yết được tăng cường.
Năm 2006 và quý I/2007, TTCK Việt Nam có sự phát triển vượt bậc, số lượng
tài khoản cũng tăng mạnh, đến cuối tháng 3/2007 đã có 158.376 tài khoản giao dịch
được mở tại các công ty chứng khoán. Tổng giá trị vốn hóa đạt 13,8 tỉ USD cuối
năm 2006 (chiếm 22,7% GDP) và 24,4 tỷ USD quý I/2007 (chiếm khoảng 40%
GDP), giá trị cổ phiếu do các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ đạt khoảng 4 tỉ
USD, chiếm 16,4% mức vốn hóa của toàn thị trường. Tháng 11/2009, trên thị
trương có 105 công ty chứng khoán đước cấp phép hoạt động, với tổng số vốn điều
lệ hơn 29.269 tỷ đồng.
Tuy nhiên, TTCK Việt Nam mới phát triển và không thể tránh khỏi những hạn
chế, chưa thực sự là một kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Mức vốn hóa
trên thị trường tăng nhanh, nhưng lượng vốn hóa đạt thấp, quy mô TTCK còn nhỏ.
TTCK Việt Nam phát triển chưa ổn định, chưa phải là kênh huy động quan trọng của
các doanh nghiệp Việt Nam, biến động trên TTCK chưa phản ánh đúng trạng thái
của nền kinh tế. TTCK Việt Nam còn phụ thuộc nặng nề vào các nhà đầu tư nước
ngoài, trong khi các công cụ quản lý và giám sát TTCK còn hạn chế.
Tác động đến hệ thống ngân hàng:
TTCK phát triển còn tạo thêm những công cụ mới, tạo điều kiện cho các ngân
hàng thương mại có thể mở rộng khả năng tham gia các nghiệp vụ thị trường tiền tệ.
Điều này thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển, đồng thời hỗ trợ NHTW thực hiện tốt
vai trò điều tiết tiền tệ thông qua các công cụ CSTT, nhất là thông qua nghiệp vụ thị
trường mở.
TTCK đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, tạo ra sự phát triển mạnh
hơn của thị trường tiền tệ liên ngân hàng và thị trường tín dụng ngắn hạn, góp phần

giảm gánh nặng tín dụng ngân hàng. Lượng vốn từ hệ thống ngân hàng chuyển sang
TTCK tăng đáng kể thông qua cho vay các dự án, hợp đồng mua lại về chứng khoán,
cầm cố, thế chấp chứng khoán, v.v.
TTCK cũng tạo thuận lợi cho các NHTM trong việc tăng vốn để đổi mới công
nghệ, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Tính đến cuối
quý I/2007, hầu hết các NHTMCP đều đã đạt mức vốn điều lệ từ 1.000 tỉ đồng trở
lên, vượt thời hạn so với lộ trình tăng vốn điều lệ theo qui định tại Nghị định
146/2006/NĐ-CP. Cơ cấu cổ đông tại các NHTMCP có sự chuyển dịch theo hướng
tăng tỷ lệ cổ đông là các nhà đầu tư nước ngoài.
Câu 3. Trình bày các vấn đề cơ bản về sở giao dịch chứng khoán.
1.khái niệm:SGDCK là thị trường jao dịch CK được thự hiện tại 1 địa điểm tập
trung gọi là sàn jao dịch hoặc thông qua hệ thống máy tính
2.hình thức sở hữu:
SGDCK là 1 tổ chức fáp nhân được thành lập theo qui định nhà nước.có các hình
thức sở hữu sau:
+ hình thức sở hữu thành viên: SGDCK do các thành viên là các cty CK sở hữu,được
tổ chức dưới hình thức cty TNHH,có hội đồng quản trị do các cty CK thành viên bầu
5
/>ra theo từng nhiệm kì.ưu điểm là:thành viên vừa là người tham ja jao dịch vừa là
người quản lí sở nên chi fí thấp và dễ ứng fó với tình hình thay đổi trên thị
trường.Hình thức này là fổ biến nhất.
+ hình thức cty cổ fần: SGDCK được tổ chức dưới hình thức 1 cty cổ fần đặc biệt do
các cty CK thành viên ngân hàng ,cty tài chính,bảo hiểm tham ja sở hữu với tư cách
là cổ đông hướng tới vì mục tiêu lợi nhuận
+ hình thức sở hữu nhà nước: chính fủ hoặc 1cơ quan chính fủ đứng ra thành lập
,quản lí và sở hữu 1 fần hay toàn bộ vốn của SGDCK.0 chạy theo mục đích lợi
nhuận nên bảo vệ được quyền lợi của nhà đầu tư.nhà nước có thể can thiệp kịp thời
để jữ cho thị trường được ổn định,lành mạnh.Tuy nhiên,mô hình này thiếu tính độc
lập,chi fí lớn,kém hiệu quả
3.chức năng của SGDCK

Việc thiết lập 1 thị trường GDCK có tổ chức vận hành liên tục với các CK được
chọn lựa là 1 trong những chức năng quan trọng nhất của SGDCK.Thông qua
SGDCK,CK fát hành được jao dịch lien tục,làm tăng tính thanh khoản và khả mại
cho các CK.Chức năng xác định já cả công bằng là cực kì quan trọng trong tạo ra 1
thị trường liên tục.Já cả 0 do SGDCK hay thành viên SGDCK áp đặt mà được
SGDCK xác định trên cơ sở so khớp các mua bán CK.Já cả chỉ được chốt bởi cung-
cầu thị trường
4.tổ chức & họat động của SGDCK
Các SGDCK đều có cấu trúc như nhau:
Đại hội đồng cổ đông->hội đồng quản trị->ban jám đốc->các fòng chức năng->fòng
thành viên,fòng niêm yết,fòng jao dịch,fòng jám sát,fòng nghiên cứu fát triển,fòng
kế toán kiểm toán,fòng công nghệ tin học,văn fòng
SGDCK hoạt động theo các nguyên tắc:
+nguyên tắc công khai:fải công bố thông tin minh bạch:tình hình jao dịch của thị
trường,tình hình hoạt động kinh doanh của các chủ thể tham ja trên thị trường
+ nguyên tắc trung jan
+nguyên tắc đấu já: já Ck được xác lập thông qua đấu já:ưu tiên về já,sau đó là thời
jan
5.thành viên SGDCK:
SGDCK có các thành viên jao dịch chính là các môi jới hưởng hoa hồng hoặc kinh
doanh CK cho chính mình tham ja jao dịch trên sàn hoặc thông qua jao dịch đã được
điện hóa.cty CK là thành viên của SGDCK fải đáp ứng các yêu cầu trở thành thành
viên của SGDCK và được hưởng các quyền cũng như nghĩa vụ do SGDCK đặt
ra.Chuẩn mực kinh doanh của các thành viên theo qui định do SGDCK đặt ra nhằm
đảm bảo quyền lợi cho khách hang và duy trì 1 thị trường hoạt động cân bằng,hiệu
quả.Thành viên SGDCK là các cty CK được UBCK cấp jấy fép hoạt động và được
SGDCK chấp nhận làm thành viên của SGDCK
6.niêm yết chứng khoán
Niêm yết chứng khoán là quá trình định danh các CK đáp ứng đủ tiêu chuẩn jao dịch
trên SGDCK.Dây là quá trình SGDCK chấp thuận cho cty fát hành có CK được fép

niêm yết và giao dịch trên SGDCK nếu cty đó đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về định
lượng ,định tính mà SGDCK đề ra.Niêm yết CK bao hàm việc yết tên tổ chức fát
hành và já CK
6
/>Điều kiện niêm yết tại các SGDCK khác nhau thì khác nhau
a.Điều kiện niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán
(Kể cả TT Giao dịch CK TP Hồ Chí Minh)
- Có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ VNĐ trở lên
tính theo giá trị kế toán
- Hoạt động kinh doanh hai năm liền trýớc năm đăng ký niêm yết phải có lãi và
không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm yết
- Không có nợ quá hạn chưa được dự phòng
- Công khai mọi khoản nợ đối với công ty của những người có liên quan
- Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ
- Thành viên HĐQT, Ban KS, TGĐ, PTGĐ, KT Trýởng phải cam kết nắm giữ
100% số CP đang sở hữu trong 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số CP này
trong 6 tháng tiếp theo (Không kể số CP thuộc sở hữu nhà nýớc do cá nhân đại
diện nắm giữ)
- Có hồ sõ đăng ký niêm yết hợp lệ
b.Điều kiện niêm yết cổ phiếu trên TT giao dịch CK (TT GDCK Hà Nội)
- Có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ VNĐ trở lên
tính theo giá trị kế toán
- Hoạt động kinh doanh năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi và
không có nợ quá hạn trên 1 năm, hoàn thành nộp thuế (Lýu ý: Không áp dụng
đối với các doanh nghiệp công nghệ cao hoặc chuyển từ DN 100% vốn nhà
nýớc sang CTCP)
- Cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ (Không quy
định tỷ lệ)
- Thành viên HĐQT, Ban KS, TGĐ, PTGĐ, KT Trýởng phải cam kết nắm giữ
100% số CP đang sở hữu trong 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số CP này

trong 6 tháng tiếp theo (Không kể số CP thuộc sở hữu nhà nýớc do cá nhân đại
diện nắm giữ)
- Có hồ sõ đăng ký niêm yết hợp lệ
Bình luận của anh chị về Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HN hiện nay.
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) được thành lập theo
Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ, chính
thức đi vào hoạt động từ năm 2005 là đơn vị sự nghiệp có thu, với các hoạt động
chính là tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết, đấu giá cổ phần và đấu
thầu trái phiếu.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) được thành lập theo Quyết định số
01/2009/QĐ-Ttg ngày 2/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở chuyển đổi, tổ
chức lại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Theo các Quyết định trên Sở GDCK Hà Nội là pháp nhân thuộc sở hữu Nhà
nước, được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, có tư
cách pháp nhân, có con dấu riêng; được mở tài khoản bằng Việt Nam đồng và ngoại
tệ tại Kho bạc Nhà nước và các NHTM trong và ngoài nước; là đơn vị hạch toán độc
7
/>lập, tự chủ về tài chính, thực hiện chế độ tài chính, chế độ báo cáo thống kê, kế toán,
kiểm toán và có nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật; hoạt động theo Luật
Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của Sở Giao dịch chứng khoán và các quy
định khác của pháp luật có liên quan.
Ngày 24/6, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) chính thức
chuyển thành Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), được gắn liền với sự kiện
khai trương thị trường giao dịch chứng khoán các công ty đại chúng chưa niêm yết
(UPCoM) sau nhiều năm chuẩn bị. Thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu có hai
Sở tại hai đầu Nam – Bắc.
Lên Sở, HNX là một đầu mối của 3 thị trường, nằm trong chương trình 3 mục
tiêu đã được xác định: củng cố và phát triển thị trường niêm yết; ra mắt và phát triển
thị trường UPCoM; thiết lập hệ thống giao dịch trái phiếu Chính phủ chuyên biệt (dự
kiến ra mắt vào tháng 7 tới). Cả 3 thị trường này cùng dựa trên nền tảng công nghệ

giao dịch từ xa, với hệ thống công bố thông tin đồng bộ, hiện đại, hiện cơ bản đã
hoàn thiện.
Trước đây HASTC là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước. Còn nay HNX là doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH một
thành viên do Bộ Tài chính thành lập và trực tiếp quản lý và đại diện chủ sở hữu, Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước giám sát.
Là doanh nghiệp, nhưng quan điểm mà lãnh đạo HNX đưa ra là doanh nghiệp
này hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, mà theo yêu cầu tổ chức, quản lý và
phục vụ thị trường. Tất nhiên, một lợi thế của mô hình mới, với riêng HNX, là cơ
chế của một doanh nghiệp có thể giúp cải thiện chế độ đối với người lao động, giữ
chân và thu hút nguồn nhân lực trình độ cao, có điều kiện để cơ cấu tổ chức tốt hơn
để hoạt động hiệu quả hơn… Là doanh nghiệp, HNX cũng có cơ chế độc lập và chủ
động hơn để triển khai các sản phẩm, dịch vụ cho thị trường. Thậm chí có thể xem
đó là một hoạt động “đầu tư” và Sở có thể gọi vốn từ bên ngoài để phát triển những
sản phẩm, dịch vụ đó, theo hướng ưu tiên cho chất lượng, tiến độ vì lợi ích của thị
trường, thay cho cơ chế hành chính trước đó.
Các hoạt động chính trong giai đoạn đầu của HASTC: Tổ chức đấu giá cổ
phần cho các doanh nghiệp, tổ chức đấu thầu trái phiếu, tổ chức giao dịch chứng
khoán theo cơ chế đăng kí giao dịch.
HNX khai trương vào ngày 14/07/2005 với 6 công ty niêm yết. Từ một thị
trường có giá trị giao dịch bình quân phiên chỉ 2 tỷ vào tháng 7/2005, đã tăng lên lên
18,4 tỷ/phiên vào năm 2006, 255,73 tỷ/phiên năm 2007, 230,33 tỷ/phiên năm 2008,
và 778,8 tỷ/phiên năm 2009 tính đến ngày 30/10/2009. Các phiên giao dịch đầu tiên
được thực hiện tại TTGDCK Hà Nội với điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật
công nghệ và nhân sự còn nhiều hạn chế. Cho tới nay, với thời gian hơn 4 năm hoạt
động, và 1000 phiên giao dịch được thực hiện sàn Hà Nội đã là quy tụ được trên 250
doanh nghiệp niêm yết , đăng ký giao dịch trên địa bàn cả nước, 98 công ty chứng
khoán thành viên với gần 700.000 tài khoản giao dịch của nhà đầu tư.
Tổng mức vốn hóa thị trường tại SGDCK Hà Nội hiện nay là 135.500 tỷ đồng,
chiếm gần 10% GDP, gấp gần 70 lần giá trị vốn hoá thị trường tại thời điểm khai

trương. Các loại hình doanh nghiệp niêm yết trên sàn Hà Nội cũng ngày càng đa
dạng, phong phú về quy mô hoạt động, lĩnh vực sản xuất kinh doanh như tài chính,
8
/>ngân hàng, công nghệ thông tin, sản xuất, kinh doanh dịch vụ, xây dựng, dầu khí,
bảo hiểm…
Ngày 18/11/2009, kết thúc phiên giao dịch thứ 1.000, HNX-Index tăng 2,5
điểm (1,37%) đạt 185,17 điểm.
*Nhận xét HoSE
Bình luận của anh chị về Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM hiện nay.
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (TTGDCK TP.HCM)
được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998 và chính
thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000 đã đánh
dấu một sự kiện quan trọng trong đời sống kinh tế- xã hội của đất nước.
TTGDCK TP.HCM tạo ra một kênh huy động và luân chuyển vốn mới phục vụ
công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là sản phẩm của nền chuyển đổi
cơ cấu nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của
Đảng và nhà nước ta. Là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có trụ sở,
con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp, Trung
tâm được Chính phủ giao một số chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý điều
hành hệ thống giao dịch chứng khoán tập trung tại Việt Nam. Đó là: tổ chức, quản
lý, điều hành việc mua bán chứng khoán; quản lý điều hành hệ thống giao dịch; thực
hiện hoạt động quản lý niêm yết, công bố thông tin, giám sát giao dịch, hoạt động
đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán và một số hoạt động khác.
Để thực hiện tốt các chức năng, Trung tâm có cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ, bao
gồm: một Giám đốc và hai Phó giám đốc, trong đó có một Phó giám đốc thường trực
và 9 phòng, ban (Phòng Quản lý niêm yết, Phòng Quản lý thành viên, Phòng Giám
sát giao dịch, Phòng Đăng ký - Lưu ký - Thanh toán bù trừ, Phòng Công nghệ thông
tin, Phòng Thông tin Thị trường, Phòng Hành chính Tổng hợp, Phòng Kế toán và
Ban quản lý Dự án).
Theo Quyết định 559/QĐ/TTg ngày 11/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Trung Tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, được chuyển đổi là Sở Giao
dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (SGDCK TP.HCM).
Ngày 7/1/2008, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận đăng
ký hoạt động Công ty TNHH Một thành viên cho Sở Giao dịch Chứng khoán
Tp.HCM (HOSE).
HOSE có sự tự chủ cao hơn rất nhiều so với mô hình Trung tâm trực thuộc UB
Trung tâm Giao dịch CK TPHCM (HOSTC) chuyển đổi thành Sở Giao dịch chứng
khoán TPHCM (Hochiminh Stock Exchange – HOSE) theo mô hình cty TNHH 1
thành viên
Ưu điểm: Khi chuyển đổi thành mô hình Cty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên, HoSE là cơ quan điều hành thị trường trực tiếp, nhưng lại hoạt động như một
doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp này đứng ở vị trí điều hành thị trường, quyền lực
của HOSE sẽ rất lớn. HOSE có quyền ban hành những quy định trong phạm vi
quyền hạn của mình để có thể điều hành, giám sát thị trường. Nghĩa là HOSE là nơi
tạo ra luật chơi và có thể phạt những Công ty niêm yết nếu vi phạm luật chơi.HOSE
đồng thời cũng là cơ quan sàng lọc và quyết định xem doanh nghiệp nào đủ điều
kiện để có thể niêm yết. HOSE tự chủ hoàn toàn về tài chính cũng như nhân sự, khác
9
/>với HoSTC trước đây. Trong tương lai, có thể HOSE cũng sẽ cổ phần hóa, chào bán
cổ phần ra đại chúng.
Nhược điểm: là Công ty điều hành thị trường chứng khoán TPHCM, quyền hạn
của HOSE liệu có là quá lớn nếu không có sự giám sát chặt của Chính phủ? Mô hình
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên như tương lai của HOSE cũng sẽ có thể
nảy sinh rủi ro nhất định nếu cơ quan quản lý cho HOSE toàn quyền quyết định. Bởi
lẽ, một Công ty sẽ luôn phục vụ cho lợi ích của Công ty trước hết và liệu rằng nếu
HOSE cũng trở thành một Công ty có tính độc lập cao thì tính công bằng, minh bạch
có được đảm bảo khi xu hướng thị trường đi theo hướng bất lợi cho HOSE? Không
thể nói một Công ty trách nhiệm hữu hạn như HOSE sẽ hoạt động phi lợi nhuận. Và
nếu như HOSE có toàn quyền quyết định, liệu rằng lợi nhuận của HOSE có được đặt
cao hơn quyền lợi của nhà đầu tư hay không?

HoSE hiện nay thực hiện 5 phiên giao dịch/ tuần, 3 đợt khớp lệnh trong 1 phiên
giao dịch, áp dụng lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh (lệnh ATO), tỷ lệ ký quỹ
tiền mua chứng khoán là 70%, tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài tăng từ 20%
đến 30% trên tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết của một tổ chức phát hành, không
giới hạn đối với trái phiếu. Phương thức giao dịch trái phiếu: chỉ được giao dịch theo
phương thức thỏa thuận, không quy định khối lượng giao dịch, biên độ giao động
giá, đơn vị giao dịch và nhiều chính sách giải pháp khác.
Chỉ số Vnindex và HASTC có gì khác nhau
Chỉ số VN - Index thể hiện biến động giá cổ phiếu giao dịch tại TTGDCK
TP.HCM. Công thức tính chỉ số áp dụng đối với toàn bộ các cổ phiếu niêm yết tại
TTGDCK nhằm thể hiện xu hướng giá cổ phiếu hàng ngày.
Chỉ số VN -Index so sánh giá trị thị trường hiện hành với giá trị thị trường cơ
sở vào ngày gốc 28-7-2000, khi thị trường chứng khoán chính thức đi vào hoạt động.
Giá trị thị trường cơ sở trong công thức tính chỉ số được điều chỉnh trong các trường
hợp như niêm yết mới, huỷ niêm yết và các trường hợp có thay đổi về vốn niêm yết.
Công thức tính chỉ số VN - Index:
100
00
1
11
×=−

=
ii
n
i
ii
QP
QP
IndexVN

Trong đó:
P1i: Giá hiện hành của cổ phiếu i
Q1i: Khối lượng đang lưu hành của cổ phiếu i
P0i: Giá của cổ phiếu i thời kỳ gốc
Q0i: Khối lượng của cổ phiếu i tại thời kỳ gốc.
10
/>Chỉ số HASTC-Index tính toán mức biến động giá của tất cả các cổ phiếu
giao dịch trên Trung tâm GDCK Hà Nội. Chỉ số này được tính toán so sánh giá trị thị
trường hiện hành với giá trị thị trường cơ sở ngày chính thức mở cửa phiên giao dịch
đầu tiên của thị trường (ngày 14-7-2005)
Công thức tính chỉ số thị trường:

100
00
1
11
×=−

=
ii
n
i
ii
QP
QP
IndexHASTC
Trong phiên giao dịch, chỉ số HASTC-Index sẽ được tính mỗi khi có một giao dịch
cổ phiếu được thực hiện.
Câu 4:Trình bày các vấn đề cơ bản về thị trường giao dịch qua OTC
Thị trường chứng khoán phi tập trung OTC là thị trường chứng khoán không

có trung tâm giao dịch tập trung, là một mạng lưới các nhà môi giới và tự doanh
chứng khoán mua bán với nhau và với các nhà đầu tư.
Các hoạt động giao dịch của thị trường OTC được diễn ra tại các quầy (sàn
giao dịch) của các ngân hàng và công ty chứng khoán. Thị trường OTC đóng vai trò
của một thị trường thứ cấp, thực hiện vai trò điều hoà, lưu thông các nguồn vốn, đảm
bảo chuyển hoá các nguồn vốn ngắn hạn thành dài hạn để đầu tư phát triển kinh tế.
Thị trường OTC là phát triển từ hình thái thị trường tự do, không có tổ chức
đến thị trường có tổ chức có sự quản lý của Nhà nước hoặc của các tổ chức tự quản
và được phát triển từ hình thức giao dịch truyền thống, thủ công sang hình thức giao
dịch điện tử hiện đại. Hiện nay, thị trường OTC được coi là thị trường chứng khoán
bậc cao, có mức độ tự động hoá cao độ.
Những đặc điểm cơ bản của thị trường OTC
Thị trường OTC ở mỗi nước có những đặc điểm riêng, phù hợp với điều kiện
và đặc thù mỗi nước. Tuy nhiên, có thể khái quát một số đặc điểm chung của thị
trường OTC ở các nước như sau:
1. Hình thức tổ chức thị trường.theo hình thức phi tập trung, không có địa
điểm giao dịch mang tính tập trung giữa bên mua và bán. Thị trường diễn ra tại các
địa điểm giao dịch của các ngân hàng, công ty chứng khoán và các địa điểm thuận
tiện cho người mua và bán.
2. Chứng khoán giao dịch trên thị trường OTC bao gồm 2 loại:
Thứ nhất, chiếm phần lớn là các chứng khoán chưa đủ điều kiện niêm yết trên
Sở giao dịch song đáp ứng các điều kiện về tính thanh khoản và yêu cầu tài chính tối
thiểu của thị trường OTC, (chứng khoán của các công ty vừa và nhỏ, công ty công
nghệ cao và có tiềm năng phát triển)
Thứ hai, là các loại chứng khoán đã niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán.
Chứng khoán niêm yết và giao dịch trên thị trường OTC rất đa dạng và rủi ro cao
hơn so với trên Sở giao dịch chứng khoán.
11
/>3. Cơ chế các lập giá trên thị trường OTC chủ yếu được thực hiện thông
qua thương lượng và thoả thuận song phương giữa bên mua và bên bán:

Hình thức khớp lệnh trên thị trường OTC rất ít phổ biến và chỉ được áp dụng
đối với các lệnh nhỏ. Giá chứng khoán được hình thành qua thương lượng và thoả
thuận riêng biệt nên sẽ phụ thuộc vào từng nhà kinh doanh đối tác trong giao dịch và
như vậy sẽ có nhiều mức giá khác nhau đối với một chứng khoán tại một thời điểm.
Với sự tham gia của các nhà tạo thị trường, cơ chế báo giá tập trung qua mạng
máy tính điện tử dẫn đến sự cạnh tranh giá mạnh mẽ giữa các kinh doanh chứng
khoán và vì vậy, khoảng cách chênh lệch giữa các mức giá sẽ thu hẹp do diễn ra sự
"đấu giá" giữa các nhà tạo lập thị trường với nhau, nhà đầu tư chỉ việc lựa chọn giá
tốt nhất trong các báo giá của các nhà tạo lập thị trường.
4. Thị trường có sự tham gia và vận hành của các nhà tạo lập thị trường,
các công ty giao dịch - môi giới hoạt động giao dịch dưới hai hình thức:
Một là mua bán chứng khoán cho chính mình, bằng nguồn vốn của công ty -
đó là hoạt động giao dịch.
Hai là làm môi giới đại lý chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng -
đó là hoạt động môi giới.
Nhiệm vụ quan trọng nhất và chủ yếu của các nhà tạo lập thị trường là tạo tính
thanh khoản cho thị trường thông qua việc nắm giữ một lượng chứng khoán để sẵn
sàng mua bán, giao dịch với khách hàng. Hệ thống các nhà tạo lập thị trường được
coi là động lực cho thị trường OTC phát triển.
Muốn tham gia trên thị trường OTC, các công ty môi giới phải đăng ký hoạt
động với các cơ quan quản lý và có trách nhiệm tuân thủ các chuẩn mực về tài chính,
kỹ thuật, chuyên môn và đạo đức hàng nghề.
5. Là thị trường sử dụng hệ thống mạng máy tính điện tử diện rộng liên
kết tất cả các đối tượng tham gia thị trường. Vì vậy, thị trường OTC còn được gọi
là thị trường mạng hay thị trường báo giá điện tử. Hệ thống mạng của thị trường
được các đối tượng tham gia thị trường sử dụng để đặt lệnh giao dịch, đàm phán
thương lượng giá, truy cập và thông báo các thông tin liên quan đến giao dịch chứng
khoán Chức năng của mạng được sử dụng rộng rãi trong giao dịch mua bán và
quản lý trên thị trường OTC.
6. Quản lý thị trường OTC. Cấp quản lý thị trường OTC tương tự như quản

lý hoạt động của thị trường chứng khoán tập trung và được chia thành 2 cấp.
* Cấp quản lý Nhà nước: do cơ quan quản lý thị trường chứng khoán trực tiếp
quản lý theo pháp luật về chứng khoán và các luật có liên quan, cơ quan này thường
là Uỷ ban chứng khoán các nước.
* Cấp tự quản: có thể do Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán hoặc do
trực tiếp Sở giao dịch đồng thời quản lý, mục tiêu chung là đảm bảo sự ổn định và
phát triển liên tục của thị trường.
7. Cơ chế thanh toán trên thị trường OTC là linh hoạt và đa dạng giữa
người mua và bán do phần lớn các giao dịch mua bán trên thị trường OTC được thực
hiện trên cơ sở thương lượng và thoả thuận ,khác với phương thức thanh toán bù trừ
đa phương thống nhất như trên thị trường tập trung. Thời hạn thanh toán không cố
định như trên thị trường tập trung mà rất đa dạng, tuỳ theo từng thương vụ và sự phát
triển của thị trường.
12
/> * Có người cho rằng “ Phát hành thị trg phi chính thức OTC là một giải pháp tốt
nhất cho TTCK trong giai đoạn hiện nay”.Qua việc phân tích cấu trúc tổ
chức của TTCK ,hãy làm rõ quan điểm trên
Tổ chức của TTCK bao gồm: Sở giao dịch chứng khoán, thị trường OTC và
thị trường tự do
- Phân biệt thị trường OTC với thị trường CK tập trung
Thi trường OTC Thi trường Sở giao dịch
Điểm giống nhau
- Đều là các thị trg có tổ chức, chịu sự quản lý, giảm sát của NN
- Hoạt động của thị trg chịu sự chi phối của hệ thống Luật chứng khoán
và các văn bản pháp luật khác có liên quan
Điểm khác nhau
- Địa điểm giao dịch là phi tập
trung
- Địa điểm giao dịch tập trung,
có trung tâm giao dịch cụ thể

- Giao dịch bằng cơ chế thương
lượng và thỏa thuận giá là chủ yếu,
hình thức khớp lệnh thường đc sd đối
với các lệnh nhỏ tại các thị trg OTC
mới hình thành
- Giao dịch thông qua đấu giá
tập trung
- Trên thị trường có thể có
nhiều mức giá đối với một chứng
khoán trong cùng một thời điểm
- Chỉ có một mức giá đối với
một chứng khoán trong cùng một thời
điểm
- Giao dịch các loại chứng
khoán có độ rủi ro cao. Bao gồm 2
loại CK: CK niêm yết trên SGD và
CK không đủ đk niêm yết trên SGD
song đáp ứng các yêu cầu của cơ quan
quản lý thụ trường OTC
- Giao dịch các loại CK có độ
rủi ro thấp hơn. Các loại CK phải đáp
ứng các đk niêm yết của Sở
- Sử dụng hệ thống mạng máy
tính diện rộng để giao dich, thông tin
và quản lý
- Có thể sử dụng mạng diện
rông để giao dịch hoặc không
- Có các nhà tạo lập thị trg cho
một loại CK
- Chỉ có một nhà tạo lập thi trg

cho một loại CK, đó là các chuyên gia
CK của Sở
- Tổ chức quản lý trực tiếp là
SGD hoặc Hiệp hội các nhà kinh
doanh CK
- Tổ chức quản lý trực tiếp là
SGD
- Cơ chế thanh toán là linh hoạt
và đa dạng
- Cơ chế thanh toán bù trừ đa
phương thống nhất

- Phân biệt thị trg OTC với thị trường chứng khoán tự do
13
/>Thị trường OTC Thị trường tự do
Điểm giống nhau:
- Địa điểm giao dịch là phi tập trung
- Chủ yếu áp dụng cơ chế xác lập giá qua thương lượng và thỏa thuận
- Các chứng khoán giao dịch phần lớn là các CK có tỷ lệ sinh lời cao,
độ rủi ro lớn
Điểm khác nhau
- Là thị trường có tổ chức chặt
chẽ
- Là thị trường không có tổ
chức
- Giao dịch thông qua thỏa
thuận qua mạng
- Giao dịch thỏa thuận trực tiếp
- Các CK mua bán là các CK đc
phát hành ra công chúng

- Các CK nua bán là tất cả các
CK phát hành
- Có sự quản lý, giám sát của
NN và tổ chức tự quản
- Không có sự quản lý của NN
Các DNVN phần lớn là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay số lượng các
doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm gần 94% tổng số doanh nghiệp của VN và lực lượng
lao động làm việc cho các doanh nghiệp này chiếm hơn 50% tổng số lao động, giải
quyết việc làm cho trên 12 triệu lao động, chiếm 17,64% tổng ngân sách thu từ các
doanh nghiệp đóng góp trên 30% GDP. Cho nên đây là lực lượng quan trọng của nền
kinh tế cần được tập trung đầu tư và hỗ trợ.
Trong khi đó, về góc độ đáp ứng nhu cầu vốn cho các hoạt động đầu tư sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì hiện có trên 90% các doanh
nghiệp vừa và nhỏ (ngoài quốc doanh) có nhu cầu vay vốn. Tuy nhiên, chỉ hơn 10%
số này đc vay 100% theo nhu cầu. Khoảng 50% các doanh nghiệp vừa và nhỏ huy
động vôn từ người thân và bạn bè. Điều này cho thấy tính cấp bách trong việc huy
động vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tuy nhiên, việc huy động vốn trên thị trường tập trung như các Sở giao dịch
TP.HCM, Sở giao dịch Hà Nội là ko dễ dàng vì các thị trường tập trung đòi hỏi các
yêu cầu chặt chẽ về tình hình tài chính,cơ sở vật chất kỹ thuật, yêu cầu về vốn, tỷ lệ
nợ trên vốn cổ phần, tỷ lệ thu nhập trên vốn cổ phần, yêu cầu về đội ngũ cán
bộ, cho nên rất nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ điều kiện niêm yết
chứng khoán trên các thị trường tập trung này.
Cũng vì thực trạng trên mà một bộ phận các DNVVN do có nhu cầu huy động
vốn trong trung và dài hạn đã tham gia vào thị trường tự do để đáp ứng phần nào nhu
cầu về vốn của mình. Nhưng tham gia giao dịch trên thị trường tự do lại quá rủi ro
do tính thanh khoán yếu, tình trạng thông tin không minh bạch, ko có cơ quan chịu
trách nhiệm quản lý sẽ là những trở ngại lớn của DNVVN. Trên thực tế đã xảy ra rất
nhiều các vụ lừa đảo như tại Công ty Chứng khoán Rồng Việt đã xảy ra một vụ làm
giả giấy tờ chuyển nhượng cổ phiếu của Eximbank. Kẻ giả mạo đã dùng giấy chuyển

nhượng giả để lừa bán cổ phiếu với tổng số tiền 500 triệu đồng. Sau khi hoàn tất việc
chuyển tiền, người này chuyển nhượng lại cho một người khác số cổ phiếu trên thì
phát hiện giấy tờ đã bị làm giả. Sự việc trên chỉ là một phần rủi ro của việc đầu tư cổ
14
/>phiếu tự do, vì thực tế còn khá nhiều rủi ro mà người mua cổ phiếu thị trường phải
gánh chịu.
Thị trường tự do với quá nhiều bất câp và rủi ro, thị trường tập trung an toàn
nhưng khó tham gia trong khi phần lớn DN ở VN là DN vừa và nhỏ lại đang rất cần
vốn để kinh doanh sản xuất vậy thì đâu sẽ là giải pháp tốt nhất cho các DN?
Thị trường UPcoM chính thức được đưa vào vận hành từ ngày 24/6/2009, tuy
nó chưa phải là một thị trường OTC thực sự nhưng việc tổ chức thị trg này là cấp
thiết để quản lý việc giao dịch cổ phiếu, công bố thông tin của các công ty đại chứng
đang diễn ra một cách tự do hiện nay và là bước đệm để xây dựng thị trường OTC
chuẩn trong tương lai.
Thị trường OTC - viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Over The Counter”, là TTCK
phi tập trung hay TTCK chưa niêm yết, được tổ chức theo hình thức mua bán thỏa
thuận giữa NĐT và CTCK hoặc giữa CTCK với nhau. Thị trường này có CTCK
đứng ra mua vào, bán ra cổ phiếu và thu chênh lệch giá, gọi là nhà tạo lập thị trường.
Bên cạnh đó là các CTCK môi giới cho khách hàng và hưởng phí hoa hồng.
Ở một số thị trường phát triển, một cổ phiếu tham gia thị trường OTC phải có
ít nhất hai CTCK tạo lập thị trường và CTCK muốn tạo lập thị trường cho cổ phiếu
nào thì phải đăng ký. Tại bất kỳ thời điểm nào, CTCK cũng phải đưa ra mức giá
chào mua và chào bán với loại cổ phiếu mà họ tạo lập thị trường.
So sánh với thị trường OTC theo thông lệ thế giới nói trên thì thị trường
UPCoM sắp đi vào hoạt động ở nước ta mới chỉ đạt khoảng một nửa tiêu chuẩn, đó
là có các CTCK môi giới cho khách hàng và hưởng phí giao dịch. Chưa có quy định
về việc CTCK đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường, một điều kiện quan trọng để
hình thành thị trường OTC chuẩn.
Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK), sở dĩ chưa thể xây dựng một
thị trường OTC chuẩn ngay, trong đó đề cao vai trò tạo lập thị trường của các CTCK

là do năng lực của CTCK còn kém. Thị trường UPCoM được tổ chức trước tiên là để
quản lý giao dịch chứng khoán của các công ty đại chúng và CTCK thực hành vai trò
tạo lập thị trường ở bước đi ban đầu. Vai trò tạo lập thị trường của CTCK thể hiện ở
việc thu hút được nhiều NĐT cổ phiếu OTC và xác định tỷ lệ ký quỹ hợp lý, đồng
thời kiểm soát được rủi ro.
Theo quy chế về thị trường UPCoM, có hai phương thức giao dịch là giao dịch
thỏa thuận thông thường và giao dịch thỏa thuận điện tử. Với giao dịch thỏa thuận
thông thường, NĐT tự thỏa thuận với nhau hoặc CTCK kết nối để khách hàng thỏa
thuận giao dịch. Kết quả giao dịch được CTCK chuyển vào hệ thống đăng ký giao
dịch UPCoM. CTCK thu phí ở cả hai đầu, người mua và người bán. Còn nếu giao
dịch thỏa thuận điện tử, tức CTCK đưa lệnh lên hệ thống để tìm lệnh đối ứng ở các
CTCK khác, thì một CTCK chỉ thu được phí với một lệnh mua hoặc bán. Như vậy,
nếu thu hút được nhiều NĐT đến giao dịch, tạo được cung - cầu lớn, CTCK sẽ thu
được nhiều phí. Điều này đòi hỏi CTCK phải chăm sóc khách hàng tốt hơn, nhất là
chăm sóc bằng các sản phẩm dịch vụ phái sinh, sử dụng đòn bẩy tài chính mà NĐT
OTC hiện đang ưa thích.
15
/>Thực trạng OTC
Ngày 24/7, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa tổng kết lại giao
dịch trên sàn UPCoM sau một tháng đi vào hoạt động (phiên đầu tiên vào ngày
24/6/2009)
Sau 10 cổ phiếu tham gia đợt đầu tiên, đến ngày 24-7 UPCOM đã có 11 cổ
phiếu với tổng giá trị đăng ký giao dịch là 1.580 tỷ đồng. Dự kiến trong thời gian
ngắn tới sẽ tiếp tục có thêm một số doanh nghiệp đăng ký tham gia.
Theo HNX, sau một tháng triển khai “hệ thống giao dịch UPCOM được đánh
giá là hoạt động ổn định, suôn sẻ, an toàn”.
Tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu đăng ký giao dịch trên thị trường
UPCOM tính đến phiên giao dịch ngày 24/7/2009 đạt 2.760 tỷ đồng. Trong đó, các
cổ phiếu có mức vốn hóa lớn nhất là ABI của công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng
Nông nghiệp (938,6 tỷ đồng, chiếm 34% tổng mức vốn hóa toàn thị trường), kế đến

là VDS của công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt (429 tỷ đồng, chiếm 15,54%).
Tổng khối lượng giao dịch thị trường UPCOM đạt hơn 8 triệu cổ phiếu tương
ứng với giá trị giao dịch đạt 112, 24 tỷ đồng; trong đó khối lượng giao dịch theo
hình thức thỏa thuận điện tử là 7.452.070 cổ phiếu ( chiếm 93,06%) và theo hình
thức thỏa thuận thông thường là 555.556 cổ phiếu ( chiếm 6.94%). Khối lượng giao
dịch bình quân phiên đạt 333.651 cổ phiếu và giá trị giao dịch bình quân phiên là
4,68 tỷ đồng. Phiên giao dịch có khối lượng lớn nhất là ngày đầu tiên ( 24/6) với
1.103.853 CME với tổng khối lượng đạt 3.146.720 cổ phiếu ( chiếm 39,3% tổng
khối lượng giao dịch toàn thị trường ). Tiếp đến là APS của công ty cổ phần chứng
khoán châu Á – Thái Bình Dương với khối lượng đạt 2.128.724 cổ phiếu ( 26,6%).
Thị trường UPCOM đã trải qua những phiên giao dịch đầu tiên tương đối
thành công , tuy nhiên, tính thanh khoản vẫn là điểm yếu nhất của sàn này. Có
mốc khởi điểm được mặc định ban đầu là 100 điểm, nhưng chỉ sau 3 phiên giao dịch
chỉ số UPCOM Index đã mất gần 13%, chỉ còn 87,89 điểm, giảm 12,11 điểm so với
điểm xuất phát. Lượng giao dịch tại thị trường UPCOM cũng khá khiêm tốn , bình
quân mỗi phiên chỉ có khoảng 300.000 cổ phiếu được giao dịch, với khoảng hơn 4 tỷ
đồng tính về giá trị giao dịch.
Tháng 10/2009, thị trường UPCoM đón nhận thêm 4 cổ phiếu ĐKGD mới là
API, GTH, TNM và VPC, với tổng khối lượng ĐKGD mới là 37,73 triệu cổ phiếu,
nâng quy mô thị trường UPCoM lên 21 cổ phiếu, với tổng khối lượng ĐKGD là
238,3 triệu cổ phiếu, giá trị cổ phiếu ĐKGD theo mệnh giá tương ứng là 2.383 tỷ
đồng. KLGD thị trường UPCoM đạt 8,9 triệu cổ phiếu, GTGD tương ứng là 129 tỷ
đồng, tăng 14,65% về KLGD và 20,51% về GTGD so với tháng 9/2009. UPCoM -
Index đóng cửa ở mức 72,72 điểm, tăng 6,05 điểm (9,07%) so với tháng trước.
Giải pháp phát triển thị trường OTC cho các DNVVN
- Hoàn thiện khung pháp lý
Xây dựng một môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch và hiện đại làm cơ sở
vững chắc cho mọi hoạt động của TTCK trong đặc thù hiện tại của Việt Nam và định
hướng tới những chuẩn mực quốc tế cũng như để đảm bảo lòng tin cho người đầu tư
ngay từ khi họ tham gia vào thị trường UPcoM

16
/>- Thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ đăng ký giao dịch trên thị trường
UPcoM
Cung và cầu là hai yếu tố cơ bản nhất của bất kỳ một thị trường nào, TTCK
cho các DNV&N cũng không nằm ngoài đặc điểm đó. Để thị trường phát triển thì
một trong những giải pháp quan trọng là phải tăng cung cho thị trường, tăng số
lượng và chất lượng hàng hoá cho thị trường, vậy thì làm thế nào để có thể lôi kéo
được các DNV&N tham gia niêm yết trên thị trường đang là vấn đề rất đáng được
quan tâm.
- Khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư có tổ chức và các nhà đầu tư
nước nquy mô thị trường chưa lớn, còn thiếu những nhà đầu tư chuyên nghiệp thì
việc thu hút các nhà đầu tư có tổ chức là rất cần thiết.Các tổ chức đầu tư thường có
tiềm lực tài chính lớn, thực hiện đầu tư theo danh mục, có những chuyên gia phân
tích với trình độ và kinh nghiệm cao, có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra
sự sôi động cho hoạt động của thị trường. Để TTCK phát triển thì không thể không
có những tổ chức đầu tư lớn mạnh này. Đặc biệt là trong bối cảnh TTCK Việt Nam
đang còn rất non trẻ
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đào tạo chứng khoán cho các doanh nghiệp
và công chúngViệc tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền và đào tạo chứng
khoán có thể coi là một chính sách rất quan trọng đặc biệt đối với nước ta khi TTCK
còn ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Công tác này giúp quảng bá rộng rãi về thị
trường, nâng cao trình độ hiểu biết cho người đầu tư và quan trọng nhất là để đội ngũ
lãnh đạo của doanh nhgiệp thấy được lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của việc
tham gia TTCK, từ đó tạo sức ép đưa doanh nghiệp tham gia TTCK
- Nâng cao vị thế, quyền hạn, năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt
động của thị trường UPcoM
- Tăng cường vai trò của Hiệp hội kinh doanh chứng khoán
- Nâng cao năng lực của các nhà tạo lập thị trường chính là các công ty chứng
khoán
Câu 5. Những hoạt động của NHTM trên TTCK?

6.1. Phát hành trái phiếu, cổ phiếu:
a. Phát hành trái phiếu:
Ở Việt nam, thị trường trái phiếu không phát triển sôi động như các nước
trong khu vực và thế giới. hoạt động của thị trường trái phiếu còn manh mún, rời rạc
và khá trầm lắng, ngay cả đối với trái phiếu Chính phủ vốn được coi là rất an toàn.
Trong 3 năm vừa qua, ngày càng có nhiều ngân hàng thương mại phát hành
trái phiếu thành công để tăng nguồn vốn dài hạn. Đây là một hoạt động tích cực của
các NHTM góp phần làm cho thị trường trái phiếu VN thêm sôi động, đa dạng hàng
hoá trên thị trường chứng khoán.
b. Phát hành cổ phiếu:
Việc tham gia trên các sở giao dịch chính thức sẽ giúp minh bạch hoá thông
tin, vừa tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán trên các sở giao dịch chính thức
mở rộng quy mô phát triển, vừa tạo cơ hội cho ngân hàng tìm kiếm nguồn vốn huy
động được dễ dàng hơn.
6.2. Tham gia phân phối bảo lãnh phát hành chứng khoán:
17
/> Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết
với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận
mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại, hoặc mua
số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành, hoặc hỗ trợ
tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng.
Việc bảo lãnh phát hành thường được thực hiện theo một trong các phương
thức sau:
- Bảo lãnh với cam kết chắc chắn
-Bảo lãnh theo phương thức dự phòng
-Bảo lãnh với cố gắng cao nhất
- Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không
-Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu - tối đa
a. Với việc bảo lãnh phát hành cổ phiếu: các NHTM tham gia bảo lãnh phát
hành cổ phiếu thông qua các công ty chứng khoán của mình.

b. Với việc bảo lãnh phát hành trái phiếu: các NHTM lớn đều có dịch vụ bảo
lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Ngoài ra, các NHTM còn tham gia bảo lãnh
phát hành, đại lý phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh
và trái phiếu Chính quyền địa phương
6.3. Thành lập công ty chứng khoán:
Với lợi thế về vốn, kinh nghiệm quản lý tài chính, mạng lưới hoạt động, đã có
nhiều ngân hàng thành lập công ty chứng khoán.
Hiện tại, VN có 104 công ty chứng khoán và có trên 10 NHTM thành lập công
ty chứng khoán. Các công ty chứng khoán của các NHTM đều có tiềm lực tài chính
rất mạnh, hầu như đều tham gia đủ các nghiệp vụ: tự doanh, môi giới, tư vấn phát
hành, bảo lãnh phát hành.
6.4. Kinh doanh chứng khoán:
a. Trái phiếu: hoạt động kinh doanh trái phiếu của các NHTM chủ yếu là kinh
doanh TPCP.
Ở VN, nhiều báo cáo tài chính 5 tháng đầu năm của các ngân hàng thể hiện rõ
lãi suất từ các hoạt động tín dụng và thu nhập từ trái tức chiếm hơn 95% lãi trước
thuế.
Có thể nói rằng, hoạt động kinh doanh TPCP trong thời gian gần đây đang là
chiến lược của các NHTM.
b. Cổ phiếu:
Nhiều NHTM cũng đầu tư vào cổ phiếu nhằm kiếm lời, đặc biệt là trong hoạt
động đầu tư lướt sóng.
6.5. Cho vay chứng khoán:
Cho vay chứng khoán là hoạt động nằm trong diện cho vay theo lãi suất thỏa
thuận. Đây là loại lãi suất rất hấp dẫn thường trên 15%, có khi trên 20%.
Tuy nhiên, cho vay chứng khoán là một lĩnh vực mạo hiểm và mang lại nhiều
rủi ro cho ngân hàng.
6.6. Một số hoạt động khác:
+ Ngân hàng lưu ký
+ Ngân hàng chỉ định thanh toán

18
/>Câu 6. Phân tích các đặc điểm cơ bản của chứng khoán
Chứng khoán là những giấy tờ có giá và có khả năng chuyển nhượng, xác định số
vốn đầu tư (tư bản đầu tư); chứng khoán xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền đòi nợ
hợp pháp, bao gồm các điều kiện về thu nhập và tài sản trong một thời hạn nào đó.
Chứng khoán là một tài sản tài chính có các đặc điểm cơ bản:
1.Tính thanh khoản (Tính lỏng): Tính lỏng của tài sản là khả năng chuyển
tài sản đó thành tiền mặt. Khả năng này cao hay thấp phụ thuộc vào khoảng thời gian
và phí cần thiết cho việc chuyển đổi cũng như rủi ro của việc giảm sút giá trị của tài
sản đó do chuyển đổi. Chứng khoán có tính lỏng cao hơn so với các tài sản khác, thể
hiện qua khả năng chuyển nhượng cao trên thị trường. Các chứng khoán khác nhau
có khả năng chuyển nhượng là khác nhau.
2.Tính rủi ro: khả năng sụt giảm giá trị của chứng khoán.
Chứng khoán là các tài sản tài chính mà giá trị của nó chịu tác động lớn của
rủi ro, bao gồm rủi ro có hệ thống và rủi ro phi hệ thống.
Rủi ro có hệ thống hay rủi ro thị trường là loại rủi ro tác động tới toàn bộ hoặc
hầu hết các tài sản. Loại rủi ro này chịu tác động của các điều kiện kinh tế chung
như: lạm phát, sự thay đổi tỷ giá hối đoái, lãi suất, rr chính trị v.v. Loại rủi ro này
không thể loại bỏ hoặc hạn chế bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Rủi ro phi hệ thống là loại rủi ro chỉ tác động đến một tài sản hoặc một nhóm
nhỏ các tài sản. Loại rủi ro này thường liên quan tới điều kiện của nhà phát hành.
Các nhà đầu tư thường quan tâm tới việc xem xét, đánh giá các rủi ro liên quan, trên
cơ sở đó đề ra các quyết định trong việc lựa chọn, nắm giữ hay bán các chứng khoán.
Điều này phản ánh mối quan hệ giữa lợi tức và rủi ro hay sự cân bằng về lợi tức -
người ta sẽ không chịu rủi ro tăng thêm trừ khi người ta kỳ vọng được bù đắp bằng
lợi tức tăng thêm. Loại rủi ro này có hạn chế bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu
tư.
3.Tính sinh lợi: khả năng đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư của chứng khoán
(lợi tức, chênh lệch giá).
Chứng khoán là tài sản tài chính mà khi sở hữu nó, nhà đầu tư mong muốn

nhận được thu nhập lớn hơn trong tương lai. Thu nhập này được bảo đảm bằng lợi
tức được phân chia hàng năm và việc tăng giá chứng khoán trên thị trường. Khả
năng sinh lợi bao giờ cũng quan hệ chặt chẽ với rủi ro của tài sản.
Khi khả năng thanh khoản của chứng khoán tăng, rủi ro tăng, từ đó danh lợi
kỳ vọng của chứng khoán tăng.
4.Hình thức của chứng khoán:
Hình thức của các loại chứng khoán có thu nhập (cố định hoặc biến đổi)
thường bao gồm phần bìa và phần bên trong. Ngoài bìa ghi rõ quyền đòi nợ hoặc
quyền tham gia góp vốn. Số tiền ghi trên chứng khoán được gọi là mệnh giá của
chứng khoán. Đối với giấy tờ có giá với lãi suất cố định bên trong có phiếu ghi lợi
tức (Coupon) - ghi rõ lãi suất hoặc lợi tức sẽ được hưởng. Đối với giấy tờ có giá
mang lại cổ tức (cổ phiếu) bên trong chỉ ghi phần thu nhập nhưng không ghi xác
định số tiền được hưởng, nó chỉ đảm bảo cho người sở hữu quyền yêu cầu về thu
nhập do kết quả kinh doanh của công ty và được phân phối theo nghị quyết của đại
hội cổ đông. Ngoài phiếu ghi lợi tức còn kèm theo phiếu ghi phần thu nhập bổ sung
(xác nhận phần đóng góp luỹ kế).
19
/>Câu 7: So sánh Quỹ đại chúng và Quỹ thành viên.
Trả lời:
Theo Luật Chứng khoán 2006:
Quỹ đại chúng Quỹ thành viên
1.
Khái
niệm
Là Quỹ đầu tư chứng
khoán thực hiện chào bán
chứng chỉ quỹ ra công
chúng.( VF1, VF2, VF3,
VF4, BF1)
Là Quỹ đầu tư chứng

khoán có số thành viên tham
gia góp vốn không vượt quá
30 thành viên & chỉ bao gồm
thành viên là pháp nhân.
2.
Điều
kiện
thành lập
-Được thành lập nếu
có ít nhất 100 NĐT, không
kể NĐT chứng khoán
chuyên nghiệp.
- Tổng giá trị chứng
chỉ quỹ đã bán đạt ít nhất 50
tỷ đồng VN.
- Có tối đa 30 thành
viên góp vốn và chỉ bao gồm
thành viên là pháp nhân.
- Vốn góp tối thiểu là
50 tỷ đồng Việt Nam.
3.
Quản lý
- Do Ban quản lý quỹ
đại chúng đại diện cho
quyền lợi của NĐT, do Đại
hội NĐT bầu.
- Toàn bộ vốn góp
của NĐT phải được phong
tỏa tại 1 tài khoản riêng đặt
dưới sự kiểm soát của ngân

hàng giám sát.
- Do 1 công ty quản lý
quỹ quản lý.
- Tài sản của quỹ thành
viên được lưu ký tại 1 ngân
hàng lưu ký độc lập với công
ty quản lý quỹ.
4.
Tính
chất hoạt
động
Khi tham gia vào các
quỹ công chúng, các nhà
đầu tư được hưởng các lợi
ích như:
-Đa dạng hóa hình
thức và danh mục đầu tư,
nhờ đó, giảm thiểu các rủi
ro hệ thống.
-Giảm thiểu các chi
phí đầu tư do quy mô đầu tư
của các quỹ thường lớn.
-Vốn của các nhà đầu
tư được quản lý bởi các
chuyên gia đầu tư có
chuyên môn và giàu kinh
nghiệm của một công ty
quản lý quỹ.
-Các chứng chỉ quỹ
cũng có tính thanh khoản

như một loại cổ
Mục tiêu chủ yếu của
việc thành lập Quỹ thành viên
là để thực hiện các
hoạt động đầu tư có tính chất
tương đối mạo hiểm. Các
hoạt động đầu tư này có thể
mang lại khoản lợi nhuận
tiềm năng rất cao tuy nhiên
cũng chứa đựng những rủi ro
rất lớn, mà thường công ty
quản lý sẽ không thể
dùng Quỹ công chúng để đầu
tư vì sự an toàn vốn các
nhà đầu tư.
Với tính chất rủi ro,
Quỹ thành viên không phù
hợp với việc huy động vốn từ
công chúng. Quy mô và phạm
vi huy động vốn của quỹ chỉ
tập trung vào một số ít
20
/>phiếu, nhờ đó các nhà đầu
tư có thể dễ dàng bán các
chứng chỉ quỹ khi cần thiết.
Do nguồn vốn của
quỹ công chúng được
huy động từ nhiều nhà đầu
tư nên hoạt động đầu tư của
quỹ này phải tuân thủ rất

nhiều hạn chế nghiêm ngặt
của pháp luật. Công ty quản
lý quỹ thực hiện công việc
quản lý cũng phải tuân thủ
rất nhiều điều kiện khắt khe
trong hoạt động quản lý
quỹ này. Mục đích của
những hạn chế và
những điều kiện này là
nhằm bảo đảm sự an toàn
cho Quỹ đầu tư chứng
khoán và bảo vệ lợi ích hợp
pháp chính đáng cho các
nhà đầu tư.
nhà đầu tư lớn, có tiềm lực tài
chính và có khả năng chấp
nhận rủi ro cao trong
hoạt động đầu tư. Với tính
chất và mục tiêu đầu tư như
vậy, Quỹ thành viên không
phải chịu nhiều các hạn chế
như Quỹ công chúng và hiện
nay ở các nước có thị trường
chứng khoán phát triển đều có
hình thức Quỹ đầu tư này.
Câu 8. So sánh cổ phiếu thường và chứng chỉ quỹ đầu tư?
* Giống nhau:
- Đều là hàng hóa đc mua bán trên TTCK.
- Đều là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu, hưởng lợi nhuận trên phần vốn
góp, và đặc biệt được niêm yết trên TTCK để mua bán giữa các nhà đầu tư.

* Khác nhau:
Chứng chỉ quỹ Cổ phiếu thường
1. Tổ chức
phát hành
2. Các
quyền của ng sở
hữu
- các quỹ đại
chúng
- không có quyền
biểu quyết hay quản lý
mà mọi quyền hành đều
do công ty quản lý quỹ
quyết định.
- chỉ có 1 quyền
duy nhất là được hưởng
khoản thu nhập từ việc
kinh doanh của quỹ.
- các công ty cổ phần
kinh doanh 1 vài ngành nghề
cụ thể.
- có quyền thạm dự đại
hội cổ đông và tham gia biểu
quyết các vấn đề liên quan đến
doanh nghiệp.
- có quyền yêu cầu về
thu nhập sau thuế, quyền yêu
cầu về tài sản, quyền mua
trước
21

/>3. Khi đầu

- khoản lợi nhuận
của quỹ hàng năm sẽ
được chia hết cho người
góp vốn, công ty chỉ giữ
lại khoảng 2% làm chi
phí quản lý.
- công ty có thể chia lợi
tức toàn bộ hay ít hơn số lợi
nhuận thu được ( phụ thuộc
vào chiến lược sử dụng vốn of
hội đồng quản trị và sự thông
qua của đại hội cổ đông).
Câu 9: Quy trình phát hành CK ra công chúng của DN?
*KN: Phát hành CK ra công chúng là hình thức phát hành trong đó CK được
phát hành rộng rãi ra công chúng cho một số lượng các NĐT nhất định, trong đó
phải đảm bảo một tỷ lệ cho các NĐT nhỏ. Ngoài ra, tổng khối lượng phát hành CK
cũng phải đạt một tỷ lệ theo quy định.
* Quy trình phát hành:
(1) Điều kiện phát hành CK ra công chúng
a. Các chỉ tiêu định lượng:
+ Công ty phải có quy mô vốn nhất định. Vốn quy định tùy theo mỗi nước, có
thể là quy định vốn điều lệ tối thiểu ban đầu, vốn cổ phần
+ Tính liên tục trong hoạt động kinh doanh của công ty: Công ty phải hoạt
động có hiệu quả trong một số năm liên tục trước khi xin phép phát hành ra công
chúng.
+ Tổng giá trị của đợt phát hành phải đạt quy mô nhất định.
+ Một tỷ lệ nhất đinh của đợt phát hành phải được bán cho một số lượng quy
định công chúng đầu tư.

+ Các thành viên sáng lập của công ty phải cam kết nắm một tỷ lệ nhất định
vốn cổ phần của công ty trong 1 khoảng thời gian nhất định.
b. Các chỉ tiêu định tính:
+ Các nhà quản lý công ty bao gồm thành viên Ban giám đốc điều hành và Hội
đồng quản trị phải có trình độ kinh nghiệm quản lý công ty.
+ Cơ cấu tổ chức của công ty phải hợp lý và phải vì lợi ích của các nhà đầu tư.
+ Các BCTC, bản cáo bạch và các tài liệu cung cấp thông tin của cải phải có
độ tin cậy cao nhất, được chấp thuận kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán có uy tín.
+ Công ty phải có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát
hành.
+ Công ty phải được một hoặc một số các tổ chức bảo lãnh phát hành đứng ra
cam kết bảo lãnh cho đợt phát hành.
(2) Thủ tục phát hành:
a. Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành:
Tổ chức bảo lãnh sẽ cùng tổ chức phát hành lập hồ sơ xin phép phát hành, hồ
sơ bao gồm các tài liệu cơ bản sau:
+ Đơn xin phép phát hành CK
+Bản sao công chứng các tài liệu liên quan đến việc thành lập, đăng ký KD
của TCPH
22
/>+ Điều lệ hoạt động của TCPH
+ Nghị quyết của đại hội cổ đông chấp thuận việc phát hành cổ phiếu
+ Bản cáo bạch
+ danh sách và sơ yếu lý lịch thành viên HĐQT và Ban giám đốc
+Các BCTC liên tục trong 2 năm gần nhất tính tới thời điểm nộp hồ sơ
+Hợp đồng bảo lãnh phát hành được ký kết giữa các tổ chức bảo lãnh chính và
TCPH
+ Các tài liệu giải trình về khả năng lợi nhuận, thanh toán cổ tức và chấp hành
nghĩa vụ đối với Nhà nước.
b. Bước 2: Nộp hồ sơ xin phép phát hành lên cơ quan quản lý phát hành

Sau khi chuẩn bị xong các tài liệu trong hồ sơ xin phép phát hành, tổ chức bảo
lãnh phát hành hoàn chỉnh hồ sơ được gửi trực tiếp đến UBCK.
c. Bước 3: Công bố phát hành
Trong thời hạn nhất định sau khi nhận được giấy phép phát hành, TCPH phải
công bố công khai việc phát hành trên các phương tiện thông tin theo quy định của
pháp luật.
d. Bước 4: Chào bán và phân phối CK ra công chúng
Ngay sau khi nhận được Giấy phép phát hành, TCPH phải gửi cho UBCKNN
các tài liệu phục vụ cho việc phân phối, bao gồm:
+ Bản cáo bạch tóm tắt
+ Nội dung thông cáo phát hành
+ Các tài liệu khác (nếu có)
Sau 1 thời gian quy định, nếu UBCK ko có ý kiến j khác, TCPH hay TCBL có
thể tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng.
Câu 10: Bình luận về thị trường sơ cấp ở Việt Nam hiện nay.
1. Khái niệm thị trường sơ cấp
Thị trường sơ cấp là nơi diễn ra quá trình mua bán lần đầu các chứng khoán
mới phát hành. Thị trường sơ cấp còn được gọi là thị trường cấp một hay thị trường
phát hành.
2. Chức năng của thị trường sơ cấp
Thị trường sơ cấp thực hiện chức năng quan trọng nhất của thị trường chứng
khoán, đó là huy động vốn cho đầu tư.
Có 2 phương pháp phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp. Đó là phát
hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng.
a) Phát hành riêng lẻ
b) Phát hành ra công chúng
* Phát hành cổ phiếu ra công chúng được thực hiện theo một trong hai hình
thức sau:
- Phát hành lần đầu ra công chúng (IPO): là việc phát hành trong đó cổ phiếu của
công ty lần đầu tiên được bán rộng rãi cho công chúng đầu tư.

- Chào bán sơ cấp (phân phối sơ cấp): là đợt phát hành cổ phiếu bổ sung của công ty
đại chúng cho rộng rãi công chúng đầu tư.
23
/>* Phát hành trái phiếu ra công chúng được thực hiện bằng một hình thức duy nhất,
đó là chào bán sơ cấp (phân phối sơ cấp).
Ở Việt Nam, việc phát hành chứng khoán ra công chúng để niêm yết tại Trung
tâm giao dịch chứng khoán phải tuân theo các qui định tại Nghị định 14/NĐ-CP
ngày 19/01/2007 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Thực trạng:
- Hoạt động phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng: Năm 2009, Trái
ngược với sự sôi động của thị trường chứng khoán, hoạt động chào bán cổ phiếu lần
đầu ra công chúng (IPO) lại lâm vào cảnh “chợ chiều”.
Theo Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) và Sở Giao dịch chứng
khoán Hà Nội (HNX), từ đầu năm đến nay, hai đơn vị này tiến hành IPO cho 27
doanh nghiệp , song lượng cổ phần bán được cho nhà đầu tư (NĐT) không bao
nhiêu.
Với sự thờ ơ từ phía NĐT, nhiều doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong
việc IPO dù số lượng Cổ phần chào bán không quá lớn. Điển hình là Công ty cổ
phần Bến bãi Sài Gòn chỉ bán được 22.000 Cổ phần trong tổng số hơn 600.000 Cổ
phần chào bán trong phiên đấu giá ngày 16/10, tại HoSE.
Các doanh nghiệp tiến hành IPO với số lượng lớn cũng không khá hơn. Chẳng
hạn, Công ty Dây và cáp điện Việt Nam (Cadivi) bán được hơn 50.000 cổ phần so
với lượng chào bán là 2,4 triệu, Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Sài Gòn
bán được 45.000 cổ phần trên tổng số 1,6 triệu cố phần chào bán, Công ty Nông sản
thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ bán được 39.000 cổ phần trong 10,3 triệu cổ phần
chào bán.
Mới đây nhất, ngày 22/10, Công ty Cấp thoát nước Bình Thuận đấu giá 3,6
triệu cổ phần nhưng NĐT chỉ đăng ký mua hơn 540.000 đơn vị. Có doanh nghiệp
phải đấu giá tới bốn lần để hoàn tất IPO, như Công ty Du lịch Bình Thuận. Thậm
chí, không ít doanh nghiệp buộc phải hủy các phiên đấu giá cổ phần do không có

NĐT tham gia, như Công ty Du lịch Tà Cú…
Giải thích về sự ảm đạm của hoạt đông IPO trong thời gian gần đây, nhiều
chuyên gia cho rằng, cơ chế IPO và bán cho nhà đầu tư chiến lược còn nhiều bất hợp
lý, nên không thu hút sự quan tâm của NĐT tổ chức nước ngoài, thiếu hàng “khủng”
của các doanh nghiệp “đại gia”, đặc biệt là có phần bị vạ lây bởi sự ảm đạm của thị
trường OTC.
- Hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ: quí 1/2009 Chính phủ quyết định
phát hành 1 tỷ USD vốn trái phiếu CP. Nguồn vốn huy động từ đợt phát hành này
được sử dụng cho mục đích đầu tư cho các dự án trọng điểm và bù đắp bội chi ngân
sách Nhà nước, theo Quyết định số 211/QĐ-TTg ngày 13/2/2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ trên thị trường vốn
trong nước.
Một thống kê cho thấy, tính đến ngày 9/9, đã có 40 đợt phát hành trái phiếu
bằng tiền đồng và 2 đợt phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ do Chính phủ bảo lãnh
phát hành trong năm 2009 thực hiện tại HNX. Qua đó, chỉ có 2.310 tỷ đồng và 230
triệu USD huy động được; và có tới 36 phiên đấu thầu không gọi được một đồng
nào; nhiều phiên không có nhà đầu tư tham gia, hoặc chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Lí do: Thứ nhất, cơ chế đấu thầu hiện vẫn sử dụng lãi suất trần.
24
/> Thứ hai, thời gian gần đây, do áp lực giải ngân cho các dự án trong gói
kích cầu của Chính phủ nên lãi suất huy động trên thị trường tăng lên, cao hơn lãi
suất kỳ vọng của Bộ Tài chính nên không huy động được vốn hoặc rất ít.
Câu 11 . Trình bày các lệnh cơ bản trong kinh doanh chứng khoán.
1.lệnh thị trường(MP)(áp dụng trong thời gian giao dịch liên tục)
Là lệnh mua tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán tại mức giá mua cao nhất
hiện có trên thị trường
Nếu sau khi so khớp lệnh theo nguyên tắc ở trên mà khối lượng đặt lệnh của
lệnh MP vẫn chưa thực hiện hết thì lệnh MP sẽ được xem là lệnh mua tại mức giá
bán cao hơn hoặc lệnh bán tại mức giá mua thấp hơn tiếp theo hiện có trên thị trường
Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh MP vẫn còn theo nguyên tắc ở trên và không

thể tiếp tục khớp thì lệnh MP sẽ được chuyển thành lệnh jới hạn( LO) mua (bán) tại
mức giá cao (thấp) hơn một bước giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó
Không nhập được khi không có lệnh đối ứng (No market price available).
Lệnh thị trường(LTT) là loại lệnh được sử dụng rất fổ biến trong jao dịch
CK.khi sử dụng loại lệnh này,nhà đầu tư sẵn sang chấp nhận mua hoặc bán theo mức
já của thị trường hiện tại và lệnh của nhà đầu tư luon luôn được thực hiện.Lệnh thị
trường còn gọi là lệnh 0 ràng buộc vì mức já do quan hệ cung-cầu CK trên thị trường
quyết định
LTT là công cụ hữu hiệu để nâng cao doanh số jao dịch trên thị trường,tăng tính
thanh khoản của thị trường.Nhà đầu tư sẽ thuận tiện hơn vì họ chỉ cần chỉ ra khối
lượng jao dịch mà 0 cần chỉ ra mức já jao dịch cụ thể,LTT lại được ưu tiên thực hiện
trước so với các loại lệnh jao dịch khác.Nhà đầu tư cũng như các cty CK sẽ tiết kiệm
được các chi fí do ít gặp sai sót,fải sửa lệnh hay hủy lệnh.
LTT dễ gây sự biến động já bất thường ảnh hưởng đến tính ổn định já của thị
trường do lệnh có thể thực hiện ở mức já 0 thể dự đoán trước
LTT thường được các nhà đầu tư lớn,chuyên nghiệp sdụng và được áp dụng chủ
yếu trong các trường hợp bán CK :đối tượng của lệnh này thường là CK “nóng”
2.Lệnh jới hạn (LO) (áp trong khớp lệnh định kỳ và liên tục)
LGH là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc tốt
hơn mà người đặt lệnh chấp nhận được
LGH thường 0 thể thực hiện ngay nên nhà đầu tư fải xđ thời jan hiệu lực của
lệnh.Hiệu lực của lệnh: kể từ khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến lúc
kết thúc ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ .trong khoảng thời jan này
khách hang có thể thay đổi mức já jới hạn
Ưu: LGH júp nhà đầu tư dự tính được mức lãi,lỗ khi jao dịch được thực hiện
Nhược:+nhà đầu tư có thể fải nhận rủi ro do mất cơ hội đầu tư,đbiệt là khi já trị
thị trường bỏ xa mức já jới hạn
25

×