Tải bản đầy đủ (.pdf) (215 trang)

thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê trong quá trình việt nam hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 215 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan:
“Đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi, các số liệu và trích dẫn trích trong
luận án hồn tồn trung thực. Luận án khơng trùng với bất kỳ cơng trình nào khác,
kết quả nghiên cứu trong luận án đã được công bố trên tạp chí Phát triển Kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh”.
Tác giả luận án

Phạm Ngọc Dƣỡng


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................................. ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ...................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................................... ix
LỜI NĨI ĐẦU ........................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 ............................................................................................................................. 12
LÝ LUẬN VỀ THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH TRỒNG CÀ PHÊ TRONG QUÁ
TRÌNH VIỆT NAM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ...................................................... 12
1.1. Thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê và các lý thuyết liên quan đến thu nhập của
hộ gia đình trồng cà phê ................................................................................................. 12
1.1.1. Thu nhập hộ gia đình nơng dân và hộ gia đình nơng dân trồng cà phê .................. 12
1.1.2. Các lý thuyết liên quan đến thu nhập của hộ gia đình nơng dân và hộ gia đình
trồng cà phê trong hội nhập kinh tế quốc tế ............................................................... 14
1.1.2.1. Nhóm lý thuyết liên quan đến sản lượng sản phẩm của hộ gia đình nơng dân............ 14


1.1.2.2. Nhóm lý thuyết liên quan đến giá bán sản phẩm tại hộ gia đình nơng dân ................. 19
1.1.2.3. Nhóm lý thuyết liên quan đến chi phí sản xuất tại hộ gia đình nơng dân .................... 20
1.1.2.4. Nhóm lý thuyết về hội nhập kinh tế quốc tế ................................................................ 21
1.1.3. Đặc điểm các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê trên
thế giới ........................................................................................................................... 23
1.1.3.1. Các yếu tố tác động đến sản lượng cà phê của hộ gia đình nông dân.......................... 23
1.1.3.2. Các yếu tố tác động đến giá bán cà phê tại hộ gia đình nơng dân ............................... 24
1.1.3.3. Các yếu tố tác động đến chi phí sản xuất cà phê tại hộ gia đình nơng dân .................. 30
1.1.3.4. Các yếu tố tác động từ hội nhập kinh tế quốc tế .......................................................... 32
1.2. Sự cần thiết phải nâng cao thu nhập cho hộ gia đình trồng cà phê trong quá trình
Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ................................................................................ 33


iii

1.2.1. Về khía cạnh kinh tế ..................................................................................................... 33
1.2.2. Về khía cạnh xã hội ....................................................................................................... 34
1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc đảm bảo thu nhập cho hộ gia đình trồng
cà phê ................................................................................................................................ 36
1.3.1. Kinh nghiệm của Brazil ................................................................................................ 36
1.3.2. Kinh nghiệm của Colombia ......................................................................................... 40
1.3.3. Kinh nghiệm của Indonesia ......................................................................................... 43
1.4. Xác định các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê trong quá
trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ....................................................................... 46
1.4.1. Xác định trên cơ sở lý thuyết ....................................................................................... 46
1.4.1.1. Các yếu tố tác động đến sản lượng cà phê tại hộ gia đình nơng dân ........................... 46
1.4.1.2. Các yếu tố tác động đến giá bán cà phê tại hộ gia đình nơng dân ............................... 47
1.4.1.3. Các yếu tố tác động đến chi phí sản xuất cà phê tại hộ gia đình nơng dân .................. 48
1.4.2. Mơ hình lƣợng hóa các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê
......................................................................................................................................... 48

Tóm tắt chƣơng 1 .................................................................................................................... 59
CHƢƠNG 2 ............................................................................................................................. 61
THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH TRỒNG CÀ PHÊ TRONG QUÁ
TRÌNH VIỆT NAM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ...................................................... 61
2.1. Quá trình hình thành hộ gia đình trồng cà phê ở Việt Nam ........................................ 61
2.1.1. Bối cảnh ra đời hộ gia đình trồng cà phê .................................................................... 61
2.1.2. Đặc điểm các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê ở
Việt Nam ........................................................................................................................ 63
2.1.2.1. Các yếu tố tác động đến sản lượng cà phê tại hộ gia đình nơng dân. .......................... 63
2.1.2.2. Các yếu tố tác động đến giá bán cà phê tại hộ gia đình nơng dân ............................... 67
2.1.2.3. Các yếu tố tác động đến chi phí sản xuất cà phê tại hộ gia đình nơng dân .................. 73
2.1.2.4. Các yếu tố tác động từ hội nhập kinh tế quốc tế. ......................................................... 75


iv

2.2. Thực trạng thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê ở Việt Nam. ................................. 79
2.2.1. Phân tích trên cơ sở thống kê các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình
trồng cà phê .................................................................................................................... 79
2.2.1.1. Về sản lượng cà phê mà các hộ gia đình nông dân sản xuất trong năm ...................... 79
2.2.1.2. Về giá bán cà phê tại các hộ gia đình nơng dân ........................................................... 83
2.2.1.3. Về chi phí sản xuất cà phê tại các hộ gia đình nơng dân ............................................. 85
2.2.1.4. Về thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê.................................................................... 89
2.2.2. Lƣợng hóa các yếu tố chủ yếu tác động đến thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê
....................................................................................................................................... 100
2.2.2.1. Mơ tả mẫu và quá trình thực hiện khảo sát ................................................................ 100
2.2.2.2. Mơ tả các biến độc lập của mơ hình .......................................................................... 101
2.2.2.3. Kết quả hồi quy tuyến tính ......................................................................................... 106
2.2.2.4. Nhận xét rút ra từ kết quả mơ hình hồi quy ............................................................... 110
2.3. Đánh giá điểm mạnh - yếu; cơ hội - thách thức (SWOT) trong quá trình nâng cao

thu nhập cho hộ gia đình trồng cà phê khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ...... 115
Tóm tắt chƣơng 2: ................................................................................................................. 119
CHƢƠNG 3 ........................................................................................................................... 121
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CHO HỘ GIA ĐÌNH TRỒNG CÀ PHÊ
TRONG QUÁ TRÌNH VIỆT NAM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ .......................... 121
3.1. Các cơ sở để đề xuất giải pháp...................................................................................... 121
3.1.1. Căn cứ vào bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ......................................................... 121
3.1.2. Căn cứ vào dự báo nhu cầu tiêu thụ cà phê tại thị trƣờng trong nƣớc và thế giới122
3.1.3. Căn cứ vào các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc liên quan đến sản xuất, chế biến
và tiêu thụ cà phê trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ................................... 123
3.1.4. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của mơ hình ........................................................... 125
3.1.5. Căn cứ vào bảng tổng hợp SWOT trong quá trình nâng cao thu nhập cho hộ gia
đình trồng cà phê khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ....................................... 125


v

3.2. Các nhóm giải pháp cụ thể nhằm nâng cao thu nhập cho hộ gia đình trồng cà phê 127
3.2.1. Nhóm giải pháp về nâng cao sản lƣợng cà phê tại các hộ gia đình nơng dân ....... 128
3.2.1.1. Xây dựng những vườn cà phê có quy mơ lớn hơn theo hướng liên kết sản xuất giữa
các hộ gia đình trồng cà phê ...................................................................................... 129
3.2.1.2. Nâng cao năng suất cà phê tại các hộ gia đình nơng dân........................................... 133
3.2.1.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư tăng thêm cho sản xuất cà phê của hộ
gia đình nơng dân ...................................................................................................... 137
3.2.1.4. Nâng cao kiến thức nông nghiệp trong sản xuất cà phê cho chủ hộ gia đình hoặc người
trực tiếp quản lý vườn cà phê. ................................................................................... 138
3.2.2. Nhóm giải pháp về giảm chi phí sản xuất cà phê tại hộ gia đình nơng dân ........... 142
3.2.2.1. Giảm chi phí nước tưới .............................................................................................. 142
3.2.2.2. Giảm chi phí phân bón ............................................................................................... 144
3.2.3. Nhóm giải pháp về nâng cao giá bán cà phê tại các hộ gia đình nơng dân ........... 146

3.2.3.1. Nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu ngay tại hộ gia đình nơng dân ...................... 146
3.2.3.2.Xây dựng chuỗi cung ứng cà phê từ thị trường trong nước ra đến thị trường
nước ngồi ................................................................................................................. 148
3.2.4. Nhóm các giải pháp hỗ trợ khác ................................................................................ 151
3.2.4.1. Đẩy mạnh tiêu thụ cà phê tại thị trường trong nước .................................................. 151
3.2.4.2. Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê ......... 152
3.2.4.3. Thành lập các hiệp hội nghề nghiệp liên quan đến sản xuất và xuất khẩu cà phê. .... 154
Tóm tắt chƣơng 3: ................................................................................................................. 156
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 158
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ......................................... 161
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 162
DANH MỤC PHỤ LỤC ....................................................................................................... 173


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
ARABICA

Cà phê chè

A1

Cà phê chè loại 1

A2

Cà phê chè loại 2

ASEAN


Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn
CENTS/lb

Xu (Hoa kỳ)/Pound (454 gram)

ĐVT

Đơn vị tính

EXCELSA

Cà phê mít

EU

Liên hiệp Châu Âu

FAO

Tổ chức Lương thực và Nơng nghiệp của Liên Hiệp Quốc

FOB

Giao hàng dọc mạn tàu tại cảng xuất khẩu

HS code


Hệ thống hài hòa (thuế quan) và mã hàng hóa

Ha

Hecta (10.000 m2)

ICO

Tổ chức Cà phê Thế giới

ICOR

Hệ số thay đổi vốn và đầu ra

Lb

Pao (đơn vị đo lường của Anh, Hoa Kỳ bằng 454 gram)

NK

Nhập khẩu

OXFAM

Tổ chức Chống đói nghèo Thế giới

Pi

Giá một đơn vị sản phẩm thứ i


PCR

Tỷ suất lợi nhuận


vii

Qi

Đơn vị sản lượng thứ i

QG

Quốc gia

ROBUSTA

Cà phê vối

R1 5%

Cà phê vối loại 1 với 5%

R2

Cà phê vối loại 2

SWOT

Ma trận phân tích điểm mạnh – yếu, cơ hội - thách thức


TCTK

Tổng cục Thống kê

TCHQVN

Tổng cục Hải quan Việt Nam

TTTTPTNNNT Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
TC

Tổng chi phí

TR

Tổng doanh thu

USD

Dollar (Đơn vị tiền tệ của Hoa Kỳ)

USDA

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

US cent

Cent (bằng 1/100 Dollar)


VICOFA

Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam

XK

Xuất khẩu

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.0: Quy trình nghiên cứu của luận án .................................................................. 10
Hình 1.1: Khung phân tích các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ trồng cà phê ....... 58
Hình 2.1: Diện tích cà phê tại các vùng ......................................................................... 64
Hình 2.2: Sản lượng cà phê tại các vùng........................................................................ 64
Hình 2.3: Năng suất cà phê trồng tại Việt Nam giai đoạn 1930 - 2010 ......................... 66
Hình 2.4: Sản lượng xuất khẩu và thị phần cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới .. 77
Hình 2.5: Cơ cấu trình độ văn hóa của chủ hộ ............................................................... 83
Hình 2.6: Cơ cấu trình độ chun mơn của chủ hộ ........................................................ 83
Hình 2.7: Đường tương quan giữa quy mơ diện tích vườn cà phê với thu nhập của hộ
gia đình trồng cà phê ................................................................................... 92
Hình 2.8: Đường tương quan giữa năng suất cà phê trên 01 ha vườn với thu nhập trên
01 ha của hộ gia đình trồng cà phê ............................................................. 94
Hình 2.9: Tình trạng vay vốn cho sản xuất cà phê của hộ gia đình nơng dân. .............. 94
Hình 2.10: Đường tương quan giữa kiến thức nông nghiệp trong sản xuất cà phê của

chủ hộ và thu nhập trên 01 ha của hộ gia đình nơng dân trồng cà phê ....... 95
Hình 2.11: Đường tương quan mối quan hệ giữa loại cà phê đang trồng với thu nhập
trên ha của hộ gia đình trồng cà phê ........................................................... 96
Hình 2.12: Đường tương quan giữa tình trạng ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của
hộ gia đình trồng cà phê với các công ty thu mua và thu nhập trên ha của
hộ gia đình trồng cà phê .............................................................................. 97
Hình 2.13: Đường tương quan giữa chi phí sinh học cho ha cà phê với thu nhập trên 01
ha của hộ gia đình trồng cà phê trong năm ................................................. 98
Hình 2.14: Đường tương quan giữa số lượng lao động chính trong gia đình tham gia
sản xuất trên 01 ha cà phê với thu nhập trên 01 ha của hộ gia đình trồng
cà phê .......................................................................................................... 99


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Lượng cung cà phê của các nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới ............. 25
Bảng 1.2: Lượng cầu cà phê của các quốc gia tiêu thụ nhiều nhất thế giới .................. 26
Bảng 1.3: Thị phần cà phê phân theo nhóm chất lượng sản phẩm ................................ 28
Bảng 1.4: Năng suất cà phê của một số nước ................................................................ 34
Bảng 1.5: Sản lượng và thị phần cà phê của Brazil trên thị trường thế giới .................. 37
Bảng 1.6: Sản lượng và thị phần cà phê của Colombia trên thị trường thế giới ............ 41
Bảng 1.7: Sản lượng và thị phần cà phê của Indonesia trên thị trường thế giới ............ 44
Bảng 2.1: Diện tích trồng cà phê của Việt Nam ............................................................ 62
Bảng 2.2. Sản lượng cà phê tiêu thụ tại thị trường nội địa Việt Nam ............................ 68
Bảng 2.3. Sản lượng cung cầu cà phê trên thị trường thế giới ....................................... 69
Bảng 2.4: Chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam phân loại theo số lỗi ................ 70
Bảng 2.5: Cơ cấu xuất khẩu theo kích cỡ hạt................................................................. 71
Bảng 2.6: Chênh lệch về giá xuất khẩu cà phê Việt Nam và cà phê vối thế giới .......... 72
Bảng 2.7: Sản lượng xuất khẩu và thị phần cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế . 76

Bảng 2.8: Các quốc gia nhập khẩu lớn nhất cà phê của Việt Nam ................................ 78
Bảng 2.9: Quy mô các vườn hoặc trang trại trồng cà phê .............................................. 80
Bảng 2.10: Chi phí sản xuất cà phê trong thời kỳ kinh doanh ....................................... 86
Bảng 2.11: Chi phí sinh học cho 01 ha cà phê trong năm thời kỳ kinh doanh .............. 87
Bảng 2.12: Chi phí th lao động ngồi gia đình tham gia sản xuất cà phê .................. 88
Bảng 2.13: Lãi suất các nguồn vốn vay của hộ gia đình trồng cà phê ........................... 89
Bảng 2.14. Thu nhập trên 01 ha cà phê của hộ gia đình trồng cà phê ........................... 90
Bảng 2.15: So sánh hiệu quả kinh tế theo quy mơ diện tích vườn cà phê của hộ gia
đình trồng cà phê ......................................................................................... 93
Bảng 2.16: Thống kê mô tả các biến độc lập trong mơ hình ....................................... 105
Bảng 2.17: Phân tích hệ số hồi quy của các biến độc lập ............................................ 107


x

Bảng 2.18: Tóm tắt mơ hình ban đầu ........................................................................... 108
Bảng 2.19: Phân tích phương sai (ANOVA) ............................................................... 108
Bảng 3.1. Ma trận phân tích SWOT kết hợp.............................................................. 126


1

LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị kinh tế cao,
là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới. Tại Việt
Nam, từ khi hội nhập trở lại với nền kinh tế thế giới đến nay (1994), cà phê luôn là một
trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của đất nước với kim ngạch xuất
khẩu mỗi năm lên đến trên dưới 2 tỷ Dollar (USD), đã góp phần khơng nhỏ vào cơng
cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Các

thành tựu nổi bật của ngành cà phê Việt Nam trong các năm qua được thể hiện:
Thứ nhất, tạo công ăn việc làm cho khoảng 300.000 hộ gia đình nơng dân trồng
cà phê với trên 600.000 lao động, tương đương 2,93% lực lượng lao động trong nông
nghiệp, và bằng 1,83% lực lượng lao động của cả nước [26].
Thứ hai, từ năm 2006 đến nay, mỗi năm kim ngạch xuất khẩu của ngành cà phê
Việt Nam mang về cho đất nước từ 1,6 tỷ Dollars (USD) đến trên 2 tỷ USD, năm 2011
vừa qua kim ngạch xuất khẩu của ngành cà phê Việt Nam đạt tới 2,741 tỷ USD, bằng
2,84% tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước [78].
Thứ ba, mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam tới gần 100 quốc gia
và vùng lãnh thổ trên phạm vi toàn cầu, đưa Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất và
xuất khẩu cà phê đứng hàng thứ 2 thế giới về sản lượng (sau Brazil) và là quốc gia xuất
khẩu lớn nhất thế giới về loại cà phê vối (Robusta).
Bên cạnh những thành tựu nổi bật thì ngành cà phê Việt Nam cũng bộc lộ những
hạn chế mà nếu khơng có những giải pháp khắc phục kịp thời thì rất có thể sẽ mất đi
những cơ hội lớn do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, đồng thời không thể phát triển
ngành cà phê Việt Nam, một trong những ngành nông nghiệp mà sản phẩm có giá trị
cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn trên toàn cầu. Những hạn chế chủ yếu là:


2

Một là, đời sống của những hộ gia đình nơng dân trực tiếp trồng cà phê cịn gặp
nhiều khó khăn do thu nhập từ sản xuất cà phê thấp và không ổn định, giá xuất khẩu cà
phê vối của Việt Nam ln thấp hơn và hồn tồn phụ thuộc vào giá xuất khẩu cà phê
vối cùng loại, cùng phẩm cấp của các nước khác trong khi Việt Nam là quốc gia xuất
khẩu lớn nhất thế giới về loại cà phê này;
Hai là, chất lượng cà phê của Việt Nam bị các nhà nhập khẩu nước ngoài đánh
giá thấp, trả giá thấp mặc dù chất lượng tự nhiên vốn có của nó khơng thua kém cà phê
cùng loại của các nước khác.
Ba là, việc phát triển diện tích cà phê trong các hộ gia đình nơng dân cịn mang

tính tự phát dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao, một số vùng có quy hoạch thì khơng
hợp lý và thiếu khoa học như chương trình phát triển 40.000 hecta (ha) cà phê chè bằng
vốn vay của cơ quan phát triển Pháp (AFD), với mức vốn đầu tư dự kiến lên đến 791 tỷ
650 triệu đồng, khởi động từ năm 1997 (Quyết định số 172/QĐ-TTg, ngày 24/3/1997,
của Thủ tướng Chính phủ) đến nay hồn tồn thất bại, đẩy một số gia đình trồng cà phê
tại các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Hịa
Bình, Vĩnh Phú, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng
Sơn, Bắc Thái (cũ)... vào hoàn cảnh nợ nần khơng có khả năng hồn trả vốn vay do cho
đến hiện nay mới chỉ trồng được 13.500 ha thì có tới 24% diện tích bị mất trắng, 42%
diện tích bị đánh giá là q xấu ít có khả năng cho thu hoạch [27].
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ, Bộ Nơng nghiệp và Phát
triển Nơng thôn, và Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam (VICOFA) đã ban hành một
số văn bản nhằm phát triển ngành cà phê Việt Nam như:
(i) Bộ tiêu chuẩn TCVN 4193:2005 về chất lượng cà phê xuất khẩu;


3

(ii) Nghị định 151/2006/NĐ – CP ngày 20/12/ 2006 của Thủ tướng Chính phủ
về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất nhập khẩu; Nghị định 106/2008/NĐ – CP ngày
19/9/2008, theo đó cà phê thuộc mặt hàng được vay vốn tín dụng xuất khẩu;
(iii) Đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam đến 2015 và định
hướng 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 2635 /QĐ-BNN-CB ngày 26 tháng 8
năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
(iv) Quyết định số 63/2010/QĐ – TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Thủ
tướng Chính phủ về giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.
Nhưng chất lượng cà phê vối, loại sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của ngành cà
phê Việt Nam vẫn bị khách hàng nước ngoài đánh giá thấp, trả giá thấp hơn giá xuất
khẩu cà phê vối trung bình của thế giới đang làm cho đời sống người nơng dân trực
tiếp trồng cà phê cịn gặp nhiều khó khăn, kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước mỗi

năm mất đi hàng trăm triệu USD.
Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) với trên 150 quốc gia thành viên, chiếm trên 2/3 dân số của toàn cầu đã
mang đến cơ hội lớn cho ngành cà phê Việt Nam trong việc đưa sản phẩm của mình
đến với người tiêu dùng trên phạm vi tồn cầu nhưng nó cũng tiềm ẩn những thách
thức khơng nhỏ như: tiếp tục duy trì và nâng cao sản lượng xuất khẩu để giữ vững vị trí
là quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê đứng hàng thứ hai thế giới về sản lượng và là
quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới về cà phê vối, nâng cao giá và kim ngạch xuất
khẩu để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho những người nông dân trực tiếp
sản xuất ra cà phê, phát triển phải đi đôi với bảo vệ môi trường phù hợp với quy định
của tổ chức Thương mại Thế giới,.....
Để phát huy những cơ hội và vượt qua những thách thức trên thì việc nâng cao
thu nhập, ổn định cuộc sống vật chất và tinh thần cho những hộ gia đình nơng dân trực


4

tiếp trồng cà phê đóng vai trị quyết định, bởi chính hộ gia đình trồng cà phê là những
người tạo ra các hạt cà phê để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
nhằm thu ngoại tệ về cho quốc gia. Đó chính là lý do mà tác giả lựa chọn đề tài “Thu
nhập của hộ gia đình trồng cà phê trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế
quốc tế” để làm luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế học của mình.
Trên cơ sở tổng hợp và phân tích các lý thuyết kinh tế liên quan đến thu nhập
của hộ gia đình nơng dân trong sản xuất nơng nghiệp nói chung và hộ gia đình trồng cà
phê nói riêng, xác định các yếu tố chủ yếu tác động đến thu nhập của hộ gia đình trồng
cà phê để trên cơ sở đó xây dựng mơ hình lượng hóa các yếu tố chủ yếu tác động đến
thu nhập trên 01 ha vườn cà phê của hộ gia đình trồng cà phê tại vùng Tây Nguyên của
Việt Nam, nơi tập trung 90,48% diện tích và cung cấp 92,61% sản lượng cà phê xuất
khẩu [Phụ lục 8], sau đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho hộ gia đình
trồng cà phê trong quá trình Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Cho đến nay chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về thu nhập của hộ gia đình
trồng cà phê mà chỉ có một số ít luận án tiến sĩ, báo cáo nghiên cứu và luận văn cao
học có đề cập đến mặt hàng cà phê và sự phát triển của ngành cà phê Việt Nam như:
-

Đề tài: “Một số giải pháp kinh tế nhằm phát triển bền vững cà phê vùng Tây

Nguyên”, luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Liêm, thực hiện năm 2003
tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận án được thực hiện trên cơ sở lý thuyết của
chuyên ngành Kinh tế, Quản lý và kế hoạch hóa Kinh tế Quốc dân, nội dung luận án
mới chỉ tập trung ở việc hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển bền
vũng cà phê ở Tây Nguyên trên cơ sở các lý thuyết ngành quản trị kinh doanh, chưa
làm rõ các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình nông dân trực tiếp trồng cà
phê Việt Nam trên cơ sở lý thuyết của kinh tế học.


5

-

Đề tài: “Nâng cao sức cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu

chủ yếu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập Kinh tế quốc tế”, luận án tiến sĩ chuyên
ngành Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế của nghiên cứu sinh Ngô Thị
Tuyết Mai, thực hiện năm 2007 tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Nội dung của
luận án đã phân tích khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nơng sản xuất khẩu của
Việt Nam trên cơ sở lý thuyết ngành quản trị kinh doanh trong đó có đề cập đến khả
năng cạnh tranh của mặt hàng cà phê của Việt Nam nhưng chưa sâu.
-


Đề tài: “Năng lực cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam trong hội nhập

kinh tế quốc tế”, luận án tiến sĩ kinh tế chuyên ngành Kinh tế Chính trị của nghiên cứu
sinh Vũ Trí Tuệ, thực hiện năm 2012 tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ
Chí Minh. Nội dung luận án tập trung phân tích năng lực cạnh tranh của ngành cà phê
trên cơ sở lý thuyết của chuyên ngành kinh tế chính trị ... và có đưa ra các giải pháp
nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành cà phê Việt Nam như đẩy mạnh áp dụng tiến
bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất và kinh doanh cà phê, đẩy mạnh tập
trung kinh tế trong ngành, hoàn thiện tổ chức ngành hàng cà phê, hoàn thiện hệ thống
chính sách hỗ trợ nâng cao năng lục cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam.
-

Đề tài nghiên cứu về: “Ảnh hưởng của thương mại cà phê toàn cầu đến

người trồng cà phê tỉnh Đắc Lắc – Phân tích và khuyến nghị chính sách” do Trung
tâm thơng tin Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn và Oxfam Anh và Oxfam Hồng
kông, thực hiện năm 2002. Nội dung đề tài tập trung phân tích tác động tiêu cực của tự
do thương mại và sự lệ thuộc vào xuất khẩu ngày càng tăng của các quốc gia sản xuất
cà phê, theo đó khi giá xuất khẩu tăng làm các quốc gia mở rộng diện tích trồng cà phê
dẫn tới sản lượng cà phê trên thế giới tăng và làm giá cà phê trên thị trường thế giới
giảm làm ảnh hưởng trực tiếp đến người trồng cà phê.


6

-

Đề tài nghiên cứu về: “Tồn cầu hóa, thương mại và đói nghèo – Bài học từ


ngành cà phê Việt Nam”, của Phan Sỹ Hiếu, Trung tâm thông tin Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn, thực hiện năm 2003. Nội dung đề tài nghiên phân tích mặt tiêu cực
của tồn cầu hóa, đó là: sự nổi lên của các tập đồn đa quốc gia, trong đó chỉ 5 tập
đồn lớn nhất (Phillipps Morris, Nestle’, P&G, T Chibo, Sara Lee) thâu tóm tới 70 sản
lượng cà phê giao dịch của thế giới; và sự biến động của giá cà phê thế giới mà nguyên
nhân chủ yếu là do các cú sốc về cung chứ không phải về cầu.
-

Đề tài nghiên cứu về: “Báo cáo nghiên cứu ngành cà phê – báo cáo số

29358 - VN ”, do Ban Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thuộc Ngân hàng Thế giới
thực hiện tháng 6/2004. Nội dung báo cáo đã nêu được tổng quan và đánh giá thực
trạng của ngành cà phê Việt Nam trong đó nhấn mạnh đến vai trị của nhà nước trong
việc xây dựng mạng lưới các thể chế hoạt động tốt, minh bạch và năng động cùng với
việc xây dựng chương trình hành động hài hịa, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho người
nông dân.
-

Đề tài nghiên cứu về: “Giải pháp nhằm tổ chức lại sản xuất, chế biến và tiêu

thụ cà phê ở tỉnh Daklak trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế”, đề tài nghiên cứu khoa
học cấp cơ sở của PGS.TS Đào Duy Huân, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí
Minh (2004). Tại đề tài này mới chỉ đề cập đến việc đánh giá những thuận lợi và khó
khăn trong sản xuất cà phê tại tỉnh Đắc Lắc và đề xuất giải pháp phát triển sản xuất và
kinh doanh cà phê tại địa phương này.
-

Đề tài: “Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây cà phê

tỉnh Đắc Nông”, luận văn thạc sĩ kinh tế chuyên ngành kinh tế phát triển của học viên

Phạm Văn Toản, thực hiện năm 2008 tại Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí
Minh.


7

-

Đề tài: “Phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp

kinh doanh xuất khẩu cà phê Việt Nam”, luận văn thạc sĩ kinh tế chuyên ngành thương
mại của học viên Huỳnh Kim Long, thực hiện năm 2009 tại Trường Đại học Kinh tế
thành phố Hồ Chí Minh.
Như vậy vẫn chưa có một đề tài nào về thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê
trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế được thực hiện ở tầm luận án tiến sĩ
kinh tế chuyên ngành kinh tế học.
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Luận án sẽ làm rõ cơ sở lý luận và phân tích thực tiễn các yếu tố tác động đến
thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc
tế để trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao thu nhập cho hộ
gia đình nơng dân trồng cà phê tại. Những mục tiêu cụ thể của luận án là:
Thứ nhất là, từ lý luận và thực tiễn kết hợp với nghiên cứu kinh nghiệm đảm
bảo thu nhập cho hộ gia đình trồng cà phê tại các nước sản xuất và xuất khẩu cà phê
hàng đầu thế giới, xác định các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình trồng cà
phê tại Việt Nam;
Thứ hai là, phân tích thực trạng và lượng hóa các yếu tố tác động đến thu nhập
của hộ gia đình trồng cà phê tại Việt Nam;
Thứ ba là, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho hộ gia đình trồng
cà phê tại Việt Nam trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu của luận án: luận án tập trung nghiên cứu thu nhập của
hộ gia đình từ trồng cà phê và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình trồng
cà phê trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.


8

Phạm vi nghiên cứu của luận án:
-

Về nội dung: luận án nghiên cứu các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của từng

yếu tố đến thu nhập từ trồng cà phê của hộ gia đình nơng dân.
-

Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu nhập

từ sản xuất cà phê của các hộ gia đình nơng dân trồng cà phê tại Việt Nam từ năm 1994
đến năm 2011, đây là khoảng thời gian Việt Nam chính thức hội nhập trở lại với nền
kinh tế thế giới sau khi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam.
-

Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu

nhập từ sản xuất cà phê của các hộ gia đình trồng cà phê tại khu vực Tây Nguyên trên
địa bàn các tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, Gia Lai và Kon Tum, đây là nơi tập
trung 90,1% diện tích và cung cấp trên 92,61% tổng sản lượng cà phê của cả nước.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn số liệu sử dụng
Phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận án đã sử dụng các phương pháp như: phương pháp tổng hợp và phân tích,

thống kê mơ tả, so sánh, đối chiếu, quy nạp, phân tích hồi quy đa biến, duy vật biện
chứng, và lịch sử logích, trong đó:
-

Phương pháp tổng hợp và phân tích để làm rõ mục tiêu thứ nhất của luận án,

theo đó từ các lý thuyết liên quan đến thu nhập của hộ gia đình nơng dân trong sản xuất
nơng nghiệp nói chung như nhóm lý thuyết liên quan đến khối lượng sản phẩm tại các
hộ gia đình nơng dân, nhóm lý thuyết liên quan đến giá bán sản phẩm tại các hộ gia
đình nơng dân, nhóm lý thuyết liên quan đến chi phí sản xuất sản phẩm tại các hộ gia
đình nơng dân kết hợp với nghiên cứu đặc điểm thu nhập của các hộ gia đình trồng cà
phê trên thế giới và kinh nghiệm đảm bảo thu nhập cho các hộ gia đình trồng cà phê tại


9

các nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, xác định các yếu tố tác động đến thu
nhập của hộ gia đình nơng dân trồng cà phê tại Việt Nam;
-

Phương pháp thống kê mô tả, so sánh, đối chiếu, quy nạp và phân tích hồi

quy đa biến để làm rõ mục tiêu thứ hai của luận án là đánh giá thực trạng các yếu tố
chủ yếu tác động đến thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê;
-

Phương pháp duy vật biện chứng, và lịch sử logích để thực hiện mục tiêu thứ

ba của luận án là đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho hộ gia đình trồng cà
phê tại Việt Nam.

Nguồn số liệu sử dụng:
-

Số liệu thứ cấp: được thu thập từ Niên giám Thống kê của các tỉnh Đắc Lắc,

Đắc Nông, Gia Lai, Lâm Đồng, Kon Tum, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,
Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam... trong khoảng thời gian 1994 - 2011;
-

Số liệu sơ cấp: được thu thập từ các cuộc phỏng vấn trực tiếp các chủ hộ gia

đình nơng dân hoặc người trực tiếp quản lý vườn cà phê tại 02 (hai) tỉnh Đắc Lắc và
Lâm Đồng, là 02 địa phương có diện tích trồng cà phê lớn nhất cả nước, có đặc điểm
thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp cho cả 2 loại cà phê có tính thương mại cao trên thị
trường thế giới là cà phê chè và cà phê vối trong đó cà phê vối phát triển tốt nhất tại
tỉnh Đắc Lắc và một số khu vực vùng thấp của tỉnh Lâm Đồng, còn cà phê chè phát
triển tốt tại tỉnh Lâm Đồng trên các cao ngun có độ cao trung bình từ 800 – 1500 mét
so với mực nước biển, khí hậu hậu ôn đới rất phù hợp với sự phát triển loại cà phê này.
Quy trình nghiên cứu:
Từ cơ sở lý thuyết và mục tiêu nghiên cứu của luận án, tác giả xây dựng bảng
câu hỏi và trực tiếp khảo sát thử 10 hộ gia đình trồng cà phê tại vùng nghiên cứu để
xem xét mức độ phù hợp của bảng câu hỏi, sau đó điều chỉnh bảng câu hỏi cho phù
hợp với khả năng trả lời của người nông dân trước khi tiến hành khảo sát chính thức
300 chủ hộ gia đình hoặc người trực tiếp quản lý vườn cà phê đang trong thời kỳ thu


10

hoạch trên địa bàn 22 xã thuộc 08 huyện của 2 tỉnh Đắc Lắc và Lâm Đồng. Số liệu thu
thập từ thực tế được làm sạch và xử lý bằng phần mền SPSS để lượng hóa các yếu tố

đến thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê. Quy trình nghiên cứu cụ thể của luận án
được thể hiện tại hình 1.0 dưới đây.
Hình 1.0: Quy trình nghiên cứu của luận án
Cơ sở lý thuyết

Nghiên cứu định tính
(thảo luận với các chuyên gia
trong ngành cà phê)

Nghiên cứu định lƣợng
(dùng bảng câu hỏi khảo sát
tình hình sản xuất cà phê)

Xây dựng thang đo đánh giá
kiến thức nông nghiệp của
chủ hộ gia đình trồng cà phê

Xây dựng bảng câu hỏi
Khảo sát thử (10 hộ)
Điều chỉnh bảng câu
hỏi
Khảo sát chính thức

Nhập máy vi tính và xử lý dữ liệu bằng SPSS
Báo cáo kết quả nghiên cứu
Từ kết quả phân tích thống kê kết hợp với kết quả mơ hình hồi quy tuyến tính,
đưa ra các nhóm giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho hộ gia đình trồng cà phê trong
quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.



11

6. Những đóng góp của luận án
Với mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, luận án sẽ đóng góp về mặt lý luận và thực
tiễn như sau:
Một là, xác định được các yếu tố tác động chủ yếu đến thu nhập của hộ gia đình
trồng cà phê tại Việt Nam trên cơ sở tổng hợp các nhóm lý thuyết liên quan thu nhập
của hộ gia đinh nông dân, đặc điểm thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê trên thế giới
và kinh nghiệm đảm bảo thu nhập cho các hộ gia đình trồng cà phê tại các nước xuất
khẩu cà phê hàng đầu thế giới như Brazil, Colombia, Indonesia.
Hai là, phân tích thực trạng, lượng hóa và làm rõ tác động của từng yếu tố chủ
yếu đến thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh
tế quốc tế;
Ba là, đưa ra các nhóm giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho hộ gia đình nơng
dân trực tiếp trồng cà phê trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.
7. Tên và kết cấu của luận án
Tên luận án: thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê trong quá trình Việt Nam
hội nhập kinh tế quốc tế
Kết cấu của luận án: ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung chính của luận án gồm 3 chương:
Chương 1: lý luận về thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê trong quá trình Việt
Nam hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 2: thực trạng thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê trong quá trình Việt
Nam hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 3: một số giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ gia đình trồng cà phê
trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế


12


CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH TRỒNG CÀ PHÊ
TRONG QUÁ TRÌNH VIỆT NAM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. Thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê và các lý thuyết liên quan đến
thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê
1.1.1. Thu nhập hộ gia đình nơng dân và hộ gia đình nơng dân trồng cà phê
Michael P. Todaro (1998) cho rằng: thu nhập của hộ gia đình nơng dân là số
lượng hàng hóa và dịch vụ vật chất mà hộ gia đình nơng dân có thể dùng thu nhập bằng
tiền của họ mua được, với thu nhập bằng tiền chỉ đơn giản là tổng số tiền mà hộ gia
đình kiếm được hàng tháng, năm [32, tr.76].
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc (FAO) cho rằng: thu
nhập của hộ gia đình nơng dân trong sản xuất nơng nghiệp “chính là phần tiền thưởng
cho người chủ sở hữu các yếu tố sản xuất cố định như đất đai, nguồn vốn và nguồn lao
động khi đưa các yếu tố này tham gia vào quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm; hay,
thu nhập của hộ gia đình nơng dân chính là nguồn sản vật hộ gia đình nơng dân nhận
được mà họ có thể tiêu dùng và tiết kiệm” [110, tr.207]. Khi xác định thu nhập từ sản
xuất nông nghiệp của một quốc gia, tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hiệp
quốc coi thu nhập của hộ gia đình nông dân như là thu nhập của một doanh nghiệp tự
làm chủ (Entrepereurial Income) [110, tr.210], theo đó:
Thu nhập hộ gia đình = Tổng giá trị nơng sản (doanh thu và tiêu dùng gia đình)
- Chi phí các yếu tố sản xuất trung gian đầu vào
- Chi trả nguồn vốn đã tiêu dùng
- Chi thuê lao động
- Chi trả lãi suất và chi trả tiền thuê đất


13

Tại Việt Nam, trong xác định thu nhập của hộ gia đình nơng dân, Tổng cục
Thống kê đã đưa ra khái niệm cho rằng: “Thu nhập của hộ gia đình nơng dân là tồn bộ

số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền mà chủ hộ và các thành viên trong gia đình
nhận được trong một thời gian nhất định (thường là một năm), sau khi lấy tổng doanh
thu từ bán các sản phẩm đã sản xuất được trong năm trừ đi các khoản chi phí để sản
xuất những sản phẩm đó” [50].
Từ quan điểm của Michael P. Todaro, quan điểm của Tổ chức Lương thực và
Nông nghiệp Liên Hiệp quốc và thực tế xác định thu nhập của hộ gia đình nơng dân tại
Việt Nam ta thấy rằng thu nhập trong năm của hộ gia đình nơng dân chính là phần tiền
cịn lại của hộ gia đình nơng dân sau khi lấy doanh thu từ bán các sản phẩm nơng
nghiệp do hộ gia đình nơng dân sản xuất ra trong năm trừ đi các khoản chi phí để sản
xuất ra chúng nhưng khơng bao gồm chi phí lao động của các thành viên trong gia đình
trực tiếp tham gia vào các quá trình tạo ra sản phẩm, bởi các thành viên trong gia đình
tham gia vào sản xuất là để giảm chi phí th lao động ngồi gia đình và tạo ra thu
nhập cho chính gia đình họ. Như vậy, thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê là phần
tiền cịn lại của hộ gia đình nơng dân sau khi lấy tổng doanh thu từ bán cà phê trừ đi
các khoản chi phí khơng bao gồm chi phí lao động gia đình đã tham gia vào các quá
trình sản suất để tạo ra tổng sản lượng cà phê của hộ gia đình trong năm. Các chi phí
ngồi chi phí lao động của gia đình tham gia vào quá trình sản xuất cà phê trong năm
gồm: (i) các chi phí trung gian đầu vào cho sản xuất cà phê như chi nước tưới, chi phân
bón, thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật, chi mua hoặc thuê thiết bị cơ giới để thay
thế lao động thủ công; (ii) chi hồn trả các khoản chi phí đầu tư ban đầu để hình thành
vườn cà phê trong giai đoạn trước đó được phân bổ đều trong suốt thời kỳ thu hoạch
của cây cà phê; (iii) chi phí thuê lao động ngồi gia đình để thực hiện các cơng việc
như làm cỏ, bón phân, tỉa cành chăm sóc cây cà phê, thu hái và sơ chế biến cà phê tại
gia đình; (iv) chi trả lãi vay cho các nguồn vốn đưa vào sản xuất cà phê trong năm.


14

1.1.2. Các lý thuyết liên quan đến thu nhập của hộ gia đình nơng dân và hộ
gia đình trồng cà phê trong hội nhập kinh tế quốc tế

Từ các quan điểm cho rằng thu nhập hộ gia đình nơng dân bằng tổng doanh thu
trừ đi tổng chi phí (khơng bao gồm chi phí lao động của các thành viên trong gia đình
tham gia vào các quá trình sản xuất), trong đó tổng doanh thu bằng tổng sản lượng sản
phẩm mà hộ gia đình sản xuất ra trong năm nhân cho giá bán mỗi đơn vị sản phẩm, và
tổng chi phí bằng tổng sản lượng sản phẩm nhân cho chi phí sản xuất mỗi một đơn vị
sản phẩm. Ta thấy rằng, thu nhập của hộ gia đình nơng dân phụ thuộc vào: (i) tổng sản
lượng sản phẩm mà hộ gia đình nông dân sản xuất ra trong năm, (ii) giá bán mỗi một
đơn vị sản phẩm mà họ đã sản xuất, và (iii) chi phí để sản xuất ra tổng sản lượng sản
phẩm đó, theo đó các lý thuyết liên quan đến thu nhập của hộ gia đình nơng dân gồm:
1.1.2.1. Nhóm lý thuyết liên quan đến sản lượng sản phẩm của hộ gia đình
nơng dân
Sản lượng sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định thu
nhập của hộ gia đình nơng dân. Các lý thuyết liên quan đến sản lượng sản phẩm mà hộ
gia đình nơng dân sản xuất ra trong năm là:
Lý thuyết về mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra và các yếu tố đầu vào cho
biết, sản lượng đầu ra và các yếu tố đầu vào có mối quan hệ tương quan mật thiết với
nhau, sản lượng đầu ra phụ thuộc rất lớn vào việc phối hợp các yếu tố đầu vào với các
tỷ trọng khác nhau sao cho đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong thực tế người ta
thường sử dụng hàm sản xuất để thể hiện mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra với các
yếu tố đầu vào, hàm sản xuất có dạng [20, tr.23]:
Y = f(Xi)
Trong đó:


15

Y: Là sản lượng đầu ra;
Xi: Là các yếu tố đầu vào thứ i.
Trong sản xuất các yếu tố đầu vào được chia thành 3 nhóm:
Nhóm 1: Là nhóm vốn (K), gồm các yếu tố chính như nhà xưởng, đất đai, máy

móc và nguyên nhiên vật liệu, đây là nhóm các tư liệu sản xuất thể hiện quy mô sản
xuất. Trong sản xuất nông nghiệp các yếu tố đầu vào chính thuộc nhóm vốn là đất, hệ
thống tưới nước, máy móc nơng nghiệp, sân phơi, gia súc làm việc, giống cây trồng,
phân bón, thuốc hóa học, nguyên vật liệu.
Nhóm 2: Là lao động (L) được đề cập cả về số lượng và chất lượng lao động
trong đó chất lượng lao động bao hàm những yếu tố phi vật chất như kỹ năng, kiến
thức, kinh nghiệm trong sản xuất.
Nhóm 3: Là nhóm các yếu tố tăng năng suất tổng hợp (TFP - Total Factor
Productivity) điển hình như cơng nghệ sản xuất, thể chế chính trị.
Hàm sản xuất một mặt cho biết sản lượng đầu ra từ việc kết hợp một lượng các
yếu tố đầu vào, mặt khác cũng cho biết lượng yếu tố đầu vào cần sử dụng ứng với mỗi
kỹ thuật để sản xuất ra mức sản lượng đầu ra theo ý muốn. Mối quan hệ phụ thuộc giữa
sản lượng đầu ra và các yếu tố đầu vào trong ngắn hạn và trong dài hạn có những đặc
tính riêng do khả năng thay đổi các yếu tố đầu vào trong ngắn hạn và trong dài hạn
khác nhau, theo đó:
Trong ngắn hạn, các yếu tố đầu vào cố định như đất đai, nhà xưởng, máy móc
thiết bị phục vụ cho sản xuất không dễ dàng thay đổi nên việc muốn tăng hay giảm sản
lượng trong ngắn hạn chỉ có thể thực hiện được bằng cách thay đổi các yếu tố đầu vào
biến đổi như nguyên, nhiên liệu, lao động trực tiếp. Trong nông nghiệp, các yếu tố đầu
vào biến đổi trong ngắn hạn chủ yếu là phân bón, nước tưới và lao động nhưng việc gia


×