Tải bản đầy đủ (.pdf) (300 trang)

tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.91 MB, 300 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT







NGUYN H MINH TRANG



TC ĐNG CA NGNH DU LCH
ĐẾN TĂNG TRƯNG KINH TẾ  TNH THA THIÊN-HUẾ







LUẬN N TIẾN S KINH TẾ









TP. Hồ Chí Minh, 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT



NGUYN H MINH TRANG


TC ĐNG CA NGNH DU LCH
ĐẾN TĂNG TRƯNG KINH TẾ  TNH THA THIÊN-HUẾ


Chuyên ngành: Kinh tế học
Mã số: 62.31.03.01

Phản biện 1: PGS.TS NGUYN TRỌNG HOI, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM
Phản biện 2: PGS.TS NGUYN CHÍ HẢI, Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-
HCM
Phản biện 3: TS. NGUYN VĂN HÓA, Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. NGUYN TIẾN DŨNG
2. TS. HONG MINH TUẤN

Phản biện độc lập 1: PGS.TS LÊ BẢO LÂM, Trường Đại học Mở Tp.HCM

Phản biện độc lập 2: PGS.TS NGUYN HNG SƠN, Trường Đại học Kinh tế,
ĐHQG Hà Nội



TP. Hồ Chí Minh, 2014
i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu
công bố của cá nhân, tổ chức được tham khảo và được sử dụng đúng qui định. Các
số liệu và kết quả trình bày trong luận án là trung thực và nội dung này chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.

Tác giả luận án



Nguyễn Hồ Minh Trang



















ii


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình và quý báu từ hai người hướng dẫn khoa học, cơ quan công tác,
các sở ban ngành ở tỉnh Thừa Thiên Huế, các doanh nghiệp, hộ gia đình, cán bộ quản
lý, chuyên gia, đồng nghiệp, bạn bè và người thân. Nhân đây, tôi cũng xin chân thành
gửi lời cảm ơn đến:
PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng và TS. Hoàng Minh Tuấn – người hướng dẫn
khoa học – đã dành nhiều thời gian quý báu để chỉ dẫn về đề tài và định hướng phương
pháp nghiên cứu trong thời gian tôi tiến hành thực hiện luận án.
Khoa Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh – đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu tại Trường.
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế - đã tạo điều kiện về thời gian giúp
tôi có thể hoàn thành tốt luận án của mình
Các cơ quan ban ngành, doanh nghiệp và hộ gia đình kinh doanh trong lĩnh
vực du lịch, các cán bộ quản lý và chuyên gia du lịch đã giúp đỡ tôi trong việc thu
thập và khảo sát số liệu.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khuyến
khích tinh thần lẫn vật chất cho tôi trong quá trình thực hiện luận án này.
Xin gửi lời chúc sức khỏe và chân thành cảm ơn!

Tác giả luận án
Nguyễn Hồ Minh Trang



iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN . ………………………………………………………………… i
LỜI CẢM ƠN ………………………………………………………………… ii
MỤC LỤC . …………………………………………………………………………iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ………………………………….vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ………………………………….viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix
M ĐU………………………………………………………………………… 1
1. Tính cấp thiết của đề tài . …………………………………………………………1
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu………………………………….……………2
2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về tác động kinh tế của du lịch 2
2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh
tế 6
2.3. Những vấn đề đặt ra cần được nghiên cứu 13
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu …………………………………………… 14
3.1 Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………… 14
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu …………………………………………… 14

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu …………………………………………… 15
4.1 Đối tượng nghiên cứu 15
4.2. Phạm vi nghiên cứu 15
4.3. Giới hạn nghiên cứu 16
5. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ………………………………………… 16
5.1. Dữ liệu luận án 16
5.2. Phương pháp nghiên cứu 19
6. Những đóng góp mới của luận án …………………………………………….20
7. Kết cấu của luận án ……………………………………………………………21
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU NGNH DU LCH, TĂNG
TRƯNG KINH TẾ V TC ĐNG KINH TẾ CA NGNH DU LCH
……………………… …………………… 23
iv


1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU NGNH DU LCH V TĂNG TRƯNG
KINH TẾ …………………………………………………………………….23
1.1.1. Ngành du lịch ……………………………………………………………… 23
1.1.2. Tăng trưởng kinh tế………….………………… ……………… ………30
1.1.3. Vị trí, vai trò của ngành du lịch trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh
tế………………… …………………………………… ……………………… . 37
1.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TC ĐNG KINH TẾ CA DU
LCH………………………………… 40
1.2.1. Tiêu chuẩn phân tích tác động kinh tế của ngành du lịch……… ………… 40
1.2.2. Một số khái niệm cơ bản………………………………………… …… … 41
1.2.3. Phương pháp và công cụ đo lường tác động kinh tế của du lịch…… ………45
Kết luận chương 1 49
CHƯƠNG 2: CƠ S LÝ THUYẾT V MÔ HÌNH KIỂM TRA, ĐO LƯỜNG
TC ĐNG CA NGNH DU LCH ĐẾN TĂNG TRƯNG KINH TẾ
……………………… …………………… 50

2.1. CƠ S LÝ THUYẾT VỀ TC ĐNG CA NGNH DU LCH ĐẾN TĂNG
TRƯNG KINH TẾ………………………………… ………………… 50
2.1.1. Mối tương quan giữa phát triển ngành du lịch và tăng trưởng kinh tế ….…50
2.1.2. Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh
tế……………………… ………………………………………………… 52
2.2. MÔ HÌNH V PHƯƠNG PHP KIỂM TRA, ĐO LƯỜNG TC ĐNG
CA NGNH DU LCH ĐẾN TĂNG TRƯNG KINH TẾ 64
2.2.1. Kiểm tra tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế 64
2.2.2. Đo lường tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế 75
Kết luận chương 2 83
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THC TRẠNG TC ĐNG CA NGNH DU
LCH ĐẾN TĂNG TRƯNG KINH TẾ  TNH THA THIÊN HUẾ 84
3.1. PHÂN TÍCH CC NHÂN TỐ ẢNH HƯNG ĐẾN PHT TRIỂN NGNH
DU LCH V KẾT QUẢ HOẠT ĐNG KINH DOANH CA NGNH DU
LCH  TNH THA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 1990-2012……………….…84
v


3.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành du lịch ……………………… 84
3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngành du lịch ……98
3.2. THC TRẠNG TC ĐNG CA NGNH DU LCH ĐẾN TĂNG
TRƯNG KINH TẾ  TNH THA THIÊN HUẾ……………………… ….104
3.2.1. Kiểm tra tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên
Huế ……………………………………………………………………………….104
3.2.2. Đo lường tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên
Huế……………………………………………………………………………… 110
3.2.3. Đánh giá tác động của của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Thừa
Thiên Huế…………………………………………………………………………135
Kết luận chương 3 151
CHƯƠNG 4: GIẢI PHP TĂNG TC ĐNG TÍCH CC CA NGNH DU

LCH ĐẾN TĂNG TRƯNG KINH TẾ TNH THA THIÊN HUẾ 152
4.1. D BO V MỤC TIÊU ĐNH HƯỚNG PHT TRIỂN NGNH DU LCH
 TNH THA THIÊN HUẾ 152
4.1.1. Dự báo phát triển ngành du lịch và đóng góp của nó vào GDP tỉnh Thừa Thiên
Huế đến năm 2020 152
4.1.2. Mục tiêu định hướng phát triển ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 152
4.2. CC NHÓM GIẢI PHP TĂNG TC ĐNG TÍCH CC CA PHT
TRIỂN NGNH DU LCH ĐẾN TĂNG TRƯNG KINH TẾ  THA THIÊN
HUẾ 158
4.2.1. Cơ sở của đề xuất giải pháp 158
4.2.2. Các nhóm giải pháp 159
Kết luận chương 4 187
KẾT LUẬN 188
TI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



vi


DANH MỤC CC BẢNG

Bảng 1: Cơ cấu phiếu điều tra đánh giá tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng
kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế 17
Bảng 2.1: So sánh các phương pháp để đo lường tác động của ngành du lịch đến tăng
trưởng kinh tế 54
Bảng 2.2: Biến đại diện cho sự phát triển ngành du lịch trong các mô hình 61
Bảng 3.1: Số lượt khách du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế so với các tỉnh Miền Trung –
Tây Nguyên và cả nước giai đoạn 1995 – 2010 99

Bảng 3.2: Chi tiêu bình quân 1 ngày của khách du lịch đến Thừa Thiên Huế và Việt
Nam 101
Bảng 3.3: Cấu thành chi tiêu bình quân của khách quốc tế và khách nội địa (tự sắp
xếp chuyến đi) đến Thừa Thiên Huế năm 2005 và 2009 102
Bảng 3.4: Kiểm định nghiệm đơn vị (ADF và PP) 107
Bảng 3.5: Kiểm định đồng liên kết Jonhansen (theo Trace và Max-Eigen) 107
Bảng 3.6: Khảo sát quan hệ nhân quả Granger 110
Bảng 3.7: Đóng góp của ngành khách sạn, nhà hàng vào tăng trưởng kinh tế ở tỉnh
Thừa Thiên Huế giai đoạn 1991 – 2012 (tính theo GDP) 113
Bảng 3.8: Đóng góp của ngành khách sạn, nhà hàng vào tăng trưởng kinh tế ở tỉnh
Thừa Thiên Huế giai đoạn 1991 – 2012 (tính theo GDP/N) 114
Bảng 3.9: Đóng góp của các hoạt động du lịch trong GDP tỉnh Thừa Thiên Huế chia
theo các loại dịch vụ năm 2005 116
Bảng 3.10: Đóng góp của các hoạt động du lịch trong GDP tỉnh Thừa Thiên Huế chia
theo loại dịch vụ năm 2009 117
Bảng 3.11: Cơ cấu loại hình việc làm của người lao động trước và sau khi ngành du
lịch phát triển ở Thừa Thiên Huế 120
Bảng 3.12: Biến động t lệ thu nhập bình quân của các hộ gia đình trước và sau khi
tham gia vào du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế 121
Bảng 3.13: Tự đánh giá công việc và mức độ hài lòng về thu nhập sau khi tham gia
vào lĩnh vực du lịch ở Thừa Thiên Huế 122
vii


Bảng 3.14: Đánh giá mức sống của các hộ gia đình trước và sau khi tham gia vào hoạt
động du lịch ở Thừa Thiên Huế 123
Bảng 3.15: Biến động mức sống của các hộ gia đình sau khi tham gia vào làm việc
trong ngành du lịch ở Thừa Thiên Huế 123
Bảng 3.16: Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ 2000 – 2010 vào ngành du lịch ở tỉnh Thừa
Thiên Huế 128

Bảng 3.17: Giá trị kim ngạch xuất khẩu tại chỗ của ngành du lịch ở Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2003 – 2010 129
Bảng 3.18: Cơ cấu các loại hình dịch vụ ở Thừa Thiên Huế 130
Bảng 3.19: Mức độ gia tăng giá cả hàng hóa và giá cả đất đai sau khi ngành du lịch
phát triển ở Thừa Thiên Huế 134
Bảng 3.20: Những tác động tiêu cực của phát triển ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên
Huế 135
Bảng 3.21: Đánh giá tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở Thừa Thiên
Huế .136
Bảng 3.22: Đánh giá chính sách quy hoạch phát triển ngành du lịch và mức độ quan
tâm của tỉnh Thừa Thiên Huế 140
Bảng 3.23: Đánh giá trình độ của người lao động ở các doanh nghiệp kinh doanh
trong lĩnh vực du lịch ở Thừa Thiên Huế 143
Bảng 3.24: Đánh giá chính sách phát triển ngành du lịch ở Thừa Thiên Huế 149
Bảng 4.1: Kết quả dự báo lượt khách đến du lịch ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 –
2020 154
Bảng 4.2: Kết quả dự báo lao động trực tiếp, vốn đầu tư trong lĩnh vực khách sạn nhà
hàng và doanh thu du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 – 2020 154
Bảng 4.3: Kết quả dự báo t trọng đóng góp của ngành khách sạn nhà hàng vào GDP
tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 – 2020 155




viii


DANH MỤC CC BIỂU Đ

Biểu đồ 1.1: Tác động kinh tế của du lịch 40

Biểu đồ 1.2: Tác động của ngành du lịch lên nền kinh tế 42
Biểu đồ 1.3: Tính toán tác động kinh tế của du lịch 44
Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 1991 –
2012 90
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 1990
– 2012 (theo giá thực tế) 90
Biểu đồ 3.3: Vốn đầu tư thực tế trong lĩnh vực khách sạn nhà hàng ở Thừa Thiên Huế
giai đoạn 1990 – 2012 96
Biểu đồ 3.4: Số lượt khách lưu trú ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 1990 – 2012 98
Biểu đồ 3.5: Thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch ở Thừa Thiên Huế giai
đoạn 1997 – 2011 100
Biểu đồ 3.6: Doanh thu du lịch ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 1990 – 2012 103
Biểu đồ 3.7: Mối quan hệ giữa GDP và doanh thu du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai
đoạn 1990-2012 105
Biểu đồ 3.8: Phần trăm thay đổi của GDP và doanh thu du lịch ở tỉnh Thừa Thiên
Huế giai đoạn 1990-2012 106
Biểu đồ 3.9: Đóng góp thuế của của ngành du lịch vào Ngân sách tỉnh Thừa Thiên
Huế giai đoạn 1997-2011 124









ix



DANH MỤC CC CHỮ VIẾT TẮT

CGE Mô hình cân bằng tổng thể
DL Du lịch
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GNP Tổng sản phẩm quốc gia
GO Giá trị sản xuất
GVA Tổng giá trị tăng thêm
HĐND Hội Đồng nhân dân
IC Chi phí trung gian
IO Đầu vào – đầu ra
MT-TN Miền Trung – Tây Nguyên
SNA Hệ thống tài khoản quốc gia
TSA Tài khoản vệ tinh du lịch
TTH Thừa Thiên Huế
VA Giá trị tăng thêm
VAR Mô hình tự hồi quy
VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch
VECM Mô hình Véc tơ hiệu chỉnh sai số
UBND Ủy Ban nhân dân
UNWTO Tổ chức du lịch thế giới
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Nhân văn của Liên hiệp quốc


1


M ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CA ĐỀ TI

Nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, Thừa Thiên Huế (TTH) là địa phương có hệ
thống tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng và riêng có mà
trước hết phải kể đến hệ thống quần thể di tích Cố đô và nhã nhạc cung đình Huế đã
được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Nhân Văn của Liên hiệp quốc (UNESCO) công
nhận là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của nhân loại. Đây là nguồn tài nguyên
du lịch vô giá, tạo nên những sản phẩm du lịch đặc trưng và khác biệt - thế mạnh
không chỉ của riêng TTH mà còn có ý nghĩa đối với sự phát triển của du lịch Việt
Nam. Vì vậy, trong Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020
tầm nhìn đến 2030 du lịch TTH có vị trí hết sức quan trọng trong sự phát triển du lịch
Miền Trung và cả nước, đây là điểm đến hấp dẫn không chỉ của du lịch Việt Nam mà
còn của khu vực và quốc tế.
Trong giai đoạn 1990 – 2012, tốc độ tăng trưởng bình quân về lượt khách du
lịch đạt 16,4%/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân về doanh thu du lịch đạt
30,38%/năm, ngành khách sạn, nhà hàng ở tỉnh TTH có tốc độ tăng trưởng đạt
11,21%/năm. Phát triển dịch vụ mà trọng tâm là phát triển ngành du lịch đã đóng góp
đáng kể vào t trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách nhà nước; tạo cơ
hội thuận lợi cho cộng đồng dân cư tham gia kinh doanh các dịch vụ du lịch; tham
gia đầu tư, khai thác các sản phẩm du lịch độc đáo. Nhờ đó, kinh tế ngày càng tăng
trưởng và phát triển rõ nét hơn. Vì vậy, kết luận số 48–KL/TW ngày 25/5/2009 của
Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển TTH và đô thị Huế đến năm 2020 đã nêu rõ:“Đầu
tư phát triển mạnh cho du lịch để sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng
Huế là trung tâm du lịch của miền Trung và cả nước” [2].
Tính đến hết năm 2012, ngành du lịch TTH đã đón và phục vụ 2.544 triệu lượt
khách; doanh thu du lịch đạt 2.210 t đồng, tăng hơn 33% so với năm trước; lĩnh vực
khách sạn, nhà hàng đóng góp 6% vào GDP của tỉnh, đóng góp 0,73% trong tổng
mức tăng trưởng chung toàn tỉnh là 8,48%; đóng góp 0,98% trong tổng thu ngân sách
toàn tỉnh; số việc làm trực tiếp mà ngành khách sạn, nhà hàng tạo ra chiếm 6,35%
2



tổng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Theo phân tích của Ban Kinh
tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh trong kỳ họp cuối năm 2009, mũi nhọn kinh
tế du lịch của TTH đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của địa phương chỉ 0,37% trong
mức tăng trưởng chung 11,2% của tỉnh; đồng thời, ngành du lịch chỉ đóng góp vào
ngân sách khoảng 30 t đồng chiếm gần 0,76% trong tổng thu ngân sách của tỉnh là
3.925 t đồng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đóng góp của ngành du lịch vào tăng
trưởng kinh tế và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thấp, trước hết phải kể đến là do cơ sở
vật chất phục vụ du lịch còn yếu, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, năng lực cạnh
tranh trong phát triển du lịch còn thấp; các hoạt động xúc tiến quá yếu, lại phân tán
cả về nội dung lẫn thị trường; thiếu chuyên nghiệp… Vì vậy, kết quả hoạt động kinh
doanh của ngành du lịch còn thấp, theo đó, tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng
kinh tế ở tỉnh TTH chưa cao và chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của mình.
Thực chất sự tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh TTH trong
thời gian qua là như thế nào? Để làm rõ điều đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tác động
của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên - Huế” làm luận án
tiến sĩ kinh tế.
2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Trong những năm gần đây, vấn đề tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng
và phát triển kinh tế được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm, đã có
rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị, được công bố rộng rãi dưới dạng
sách tham khảo, luận án, bài báo khoa học, Để đảm bảo tính kế thừa và khẳng định
những đóng góp của mình, luận án chia các công trình nghiên cứu khoa học theo hai
nhóm vấn đề như sau:
2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về tác động kinh tế của du lịch
Nghiên cứu của Scowsill và Kent về “Tác động kinh tế của ngành du lịch và
hoạt động du lịch trên thế giới năm 2012” đã nghiên cứu đến các sự kiện du lịch
chính trên thế giới trong năm 2012, từ đó xác định đóng góp kinh tế của du lịch như:
đóng góp của du lịch vào GDP, đóng góp của du lịch vào việc làm, xuất khẩu và đầu
tư. Trên cơ sở rút ra bảng tóm tắt về ước tính dự báo du lịch, nghiên cứu đã phân tích
những đóng góp kinh tế của du lịch theo giá so sánh và giá danh nghĩa; đặc biệt nghiên

3


cứu đã phân tích được những đóng góp của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế trên
thế giới [145].
Một nghiên cứu khác của Scowsill và Kent về “Tác động kinh tế của ngành du
lịch và hoạt động du lịch năm 2011” đã rút ra một số định nghĩa về đóng góp kinh tế
của du lịch và ngành du lịch. Đồng thời, xác định được đóng góp của ngành du lịch
vào GDP, xuất khẩu và việc làm; xác định các thành phần khác nhau của du lịch.
Cuối cùng nghiên cứu đưa ra bảng tóm tắt: Ước tính dự báo du lịch ở Caribbean [146].
Matias và cộng sự với cuốn sách Kinh tế du lịch: Phân tích tác động đã trình
bày một số nghiên cứu về mô tả và phân tích những tác động của du lịch, từ đó, phân
tích tác động của nhu cầu du lịch thông qua một số trường hợp điển hình như nhu cầu
du lịch ở Đức, Thổ Nhĩ Kỳ. Đặc biệt, các tác giả đã phân tích tác động của du lịch
đến tăng trưởng kinh tế thông qua một số mô hình và phương pháp tiếp cận khác nhau
như phân tích mối quan hệ giữa du lịch và di cư, phương pháp tiếp cận tương quan
động của thu nhập du lịch ở Swiss, mô hình động của tăng trưởng kinh tế ở các nền
kinh tế nhỏ tập trung phát triển du lịch. Cuối cùng công trình nghiên cứu này cũng đã
trình bày lý thuyết và phân tích hiệu suất kinh tế của ngành du lịch và thực trạng tác
động của ngành du lịch đến Huelva, Tây Ban Nha [117].
Song và cộng sự với nghiên cứu Sử dụng kinh tế lượng đối với nhu cầu du lịch
đã phân tích nhu cầu du lịch thông qua việc xác định các nhân tố quyết định đến nhu
cầu du lịch, trong đó biến độc lập là số lượng khách du lịch, biến phụ thuộc là dân số,
thu nhập, giá cả điểm đến, giá cả thay thế, thị hiếu, thị trường, kì vọng và thói quen,
hiệu quả chất lượng. Đồng thời, tác giả đã làm rõ các nghiên cứu trước và phương
pháp về phân tích nhu cầu du lịch. Đặc biệt chỉ rõ các mô hình phân tích nhu cầu du
lịch truyền thống là chỉ dựa vào những cấu trúc đơn giản, từ đó các ông đã đưa ra
cách tiếp cận từ mô hình tổng thể với những phương pháp cụ thể như lý thuyết đồng
liên kết, mô hình tự hồi quy (VAR), mô hình hiệu chỉnh sai số (VECM),…và xây
dựng hệ thống các phương trình đánh giá nhu cầu du lịch. Cuối cùng tác giả đã tập

trung vào đánh giá hiệu suất của dự báo nhu cầu du lịch ở một quốc gia hay một địa
phương [150].
4


Nghiên cứu Hiểu về tác động kinh tế của du lịch của Ennew đã khẳng định trên
thực tế động cơ chi phối cho phát triển du lịch đó là lợi ích kinh tế (như tạo ra nhiều
việc làm, nâng cao thu nhập và hoạt động xuất khẩu), nhưng để đạt được điều đó cần
rất nhiều chi phí ở nhiều nguồn khác nhau. Từ đó, tác giả phân tích các loại tác động
khác nhau của du lịch lên nền kinh tế bao gồm tác động trực tiếp, gián tiếp và hiệu
ứng. Nêu bật tiềm năng đóng góp của kinh tế du lịch và xem xét vai trò của tài khoản
vệ tinh du lịch trong việc cung cấp thông tin về các khía cạnh kinh tế du lịch theo một
nguồn nhất quán và đáng tin cậy. Đưa ra khuôn khổ các mô hình kỹ thuật kinh tế
lượng để lượng hóa những tác động kinh tế của ngành du lịch [80].
Một nghiên cứu khác của Tổ chức Du lịch Thế giới về “Tác động kinh tế của
du lịch tại các quần đảo ở châu Á Thái Bình Dương” đã tập trung giải quyết ba vấn
đề chính, trước tiên, đã phân tích vai trò của Chính phủ trong việc phát triển du lịch
ở các đảo. Tiếp đến phân tích tác động kinh tế của du lịch đến các cộng đồng địa
phương thông qua các nghiên cứu như: tác động kinh tế của du lịch đảo lên các cộng
đồng địa phương của WTO, tác động kinh tế của du lịch đảo lên các cộng đồng địa
phương: kinh nghiệm của Jamaica, phát triển du lịch - triển vọng kinh tế; tác động
kinh tế xã hội của du lịch đảo lên cộng đồng địa phương: kinh nghiệm của Langkawi-
Malaysia, các khía cạnh kinh tế của du lịch trên đảo Jeju - Hàn Quốc,… Cuối cùng,
đề xuất chiến lược tài chính cho phát triển du lịch đảo: chiến lược thích hợp cho sự
phát triển của Cruise Shipping, chiến lược tài chính cho ngành du lịch ở các đảo nhỏ
ở Hàn Quốc, thẩm định dự án du lịch ở Hong Kong, du lịch và các chiến lược đầu tư
tài chính thuộc tỉnh Hải Nam – Trung Quốc,… [164]
Loutfi và cộng sự với nghiên cứu “Sử dụng hệ thống động để phân tích số nhân
tác động kinh tế của du lịch” đã nêu rõ tầm quan trọng của ngành du lịch đối với phát
triển kinh tế và đi đến khẳng định hầu hết các nghiên cứu về du lịch và ngành du lịch

trước đây đều tập trung vào phân tích hiệu quả kinh tế và xã hội mà du lịch mang lại.
Vì vậy, tác động của số nhân du lịch đã được tập trung nghiên cứu rộng rãi bằng cách
sử dụng các kỹ thuật kinh tế lượng truyền thống. Bài viết này đã tập trung phân tích
tác động kinh tế của doanh thu du lịch lên nền kinh tế Ai Cập. Lý thuyết kinh tế và
mô hình toán học được sử dụng trong bài viết này đã được sử dụng và thảo luận ở
5


những nghiên cứu trước đó. Những đóng góp mới của nghiên cứu này là sử dụng mô
hình vòng lặp nhân quả cho thực trạng tác động kinh tế này. Cuối cùng, bài viết cũng
đã đưa ra mô hình động của du lịch nhằm đánh giá tác động của nó lên GNP của Ai
Cập [113].
 một dạng khác, Mirbabayev và cộng sự đã nghiên cứu “Tác động kinh tế và
xã hội của du lịch” và khẳng định trong nhiều thập k qua, tăng trưởng của ngành du
lịch đã có đóng góp lớn cho sự gia tăng hoạt động kinh tế trên khắp nước Mỹ và trên
thế giới. Hầu hết mọi người nghĩ rằng du lịch chủ yếu mang lại những tác động về
kinh tế như tạo ra nhiều việc làm, tăng doanh thu thuế. Tuy nhiên, trên thực tế phạm
vi của tác động từ du lịch rất rộng và thường ảnh hưởng đến tất cả mọi người chứ
không chỉ giới hạn đối với những người làm trong ngành du lịch. Tác giả đã sắp xếp
thành bảy tác động của du lịch như sau: tác động kinh tế, tác động đến môi trường,
tác động đến xã hội và văn hóa, tác động đến giao thông, tác động dịch vụ, thuế và
thái độ cộng đồng. Đồng thời, phân tích bảy loại tác động nêu trên bao hàm cả những
tác động tích cực lẫn tiêu cực [119].
Nghiên cứu của Stynes về “Một số ví dụ về phương pháp tiếp cận để đánh giá
tác động kinh tế của du lịch” đã trình bày các ví dụ về cách tiếp cận khác nhau để
ước tính tác động kinh tế của du lịch. Trên cơ sở áp dụng các phương pháp để chứng
minh một số cách tiếp cận thực tế với việc trình bày 3 ví dụ cụ thể đó là mô hình tiền
chung, số nhân du lịch và sử dụng mô hình cân đối liên ngành. Những phương pháp
này được sắp xếp theo các lựa chọn thay thế cho việc đánh giá tác động kinh tế mà
chi tiêu của du khách (biến đại diện) mang lại. Các kỹ thuật này bao gồm các phương

pháp chủ yếu dựa vào phán đoán, phương pháp sử dụng dữ liệu chi tiêu du lịch và số
nhân du lịch đã được công bố, việc sử dụng các cuộc điều tra khách du lịch và mô
hình cân đối liên ngành (đầu vào đầu ra). Cuối cùng, nghiên cứu thảo luận về phương
pháp khảo sát để đo lường chi tiêu của khách du lịch [152].
Butcher và cộng sự với nghiên cứu “Tác động kinh tế du lịch lên Kaikoura” đã
trình bày tổng quan về nền kinh tế và những vấn đề du lịch nổi bậc của Kaikoura. Từ
đó rút ra lý thuyết nghiên cứu bao gồm việc trình bày các định nghĩa; các nguyên tắc
phân tích số nhân; mô hình kinh tế phân phối chung, ước lượng số nhân du lịch; ước
6


lượng tác động trực tiếp và tổng tác động của du lịch lên nền kinh tế; ước lượng sản
lượng đến việc làm, giá trị tăng thêm đến việc làm và thu nhập của hộ gia đình,… Từ
đó, phân tích thực trạng tác động trực tiếp của ngành du lịch (bao gồm tác động trực
tiếp của du lịch đến việc làm, sản lượng, giá trị tăng thêm, thu nhập của hộ gia đình
và gia tăng vốn đầu. Phân tích số nhân du lịch và tổng tác động của du lịch bằng cách
rút ra kết quả điều tra, ước lượng số nhân du lịch và so sánh các số nhân đó. Cuối
cùng, nghiên cứu phân tích tổng tác động của du lịch lên nền kinh tế Kaikoura và đưa
ra một số khuyến nghị, chính sách [62].
Đặc biệt, với nghiên cứu Tác động kinh tế của du lịch: Sổ tay dành cho các
chuyên gia du lịch, Stynes đã phân tích thế nào là tác động kinh tế? Từ đó chỉ ra các
tác động kinh tế của du lịch bao gồm tác động trực tiếp, tác động gián tiếp và tác động
hiệu ứng; trong đó tác động gián tiếp và hiệu ứng còn được gọi là tác động thứ hai
(tác động tràn). Đưa ra định nghĩa và cách tính hệ số tác động bội (số nhân du lịch)
thông qua các chỉ tiêu số nhân bán hàng, số nhân thu nhập và số nhân việc làm; đưa
ra công thức tính tác động kinh tế của du lịch. Làm rõ cách thức thiết kế bảng câu hỏi
điều tra khi nghiên cứu về tác động kinh tế của du lịch [151].
Nghiên cứu của Khadka về “Tác động kinh tế của du lịch ở khu vực châu Á” đã
phân tích tổng quan về du lịch quốc tế, đưa ra một số định nghĩa về du lịch, ngành du
lịch; làm rõ những quan điểm phát triển du lịch quốc tế và thống kê về du lịch quốc

tế cũng như phân tích thực trạng phát triển du lịch ở Châu Á. Xác định khuôn khổ lý
thuyết về du lịch thông qua các chỉ tiêu số nhân du lịch, đo lường sự rò rỉ của ngành
du lịch trong nền kinh tế, tác động của chi tiêu du lịch lên sản phẩm du lịch và doanh
thu du lịch. Trên cơ sở đó, phân tích được tác động của du lịch lên nền kinh tế của
khu vực Châu Á như: ảnh hưởng của chi tiêu du lịch đến sản lượng, thu nhập, hoạt
động xuất khẩu, doanh thu, việc làm, phân phối sản phẩm. Phân tích sự rò rỉ của các
nhân tố trong ngành du lịch [103].
2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về tác động của ngành du lịch đến tăng
trưởng kinh tế
Mặc dù đã tìm kiếm ở nhiều thư viện và nhiều nguồn tài liệu khác nhau nhưng
tác giả vẫn chưa tìm thấy công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu về tác động
7


của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam nói chung hoặc địa phương
thuộc Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu
về tác động của ngành du lịch đến đến tăng trưởng kinh tế cho trường hợp các quốc
gia và địa phương điển hình như sau:
Gautam với nghiên cứu về “Du lịch và tăng trưởng kinh tế ở Nepal” đã khẳng
định du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng đối với tất cả các nước trên
thế giới với việc tạo ra những tác động trực tiếp, gián tiếp và hiệu ứng đến nền kinh
tế. Đây là xác nhận thực nghiệm về tác động tích cực của ngành du lịch ở Nepal. Tác
giả xây dựng mô hình hồi quy với 3 biến là GDP, doanh thu du lịch và t giá hối đoái
thực trong khoảng thời gian từ 1974 đến 2009 thông qua kiểm định đồng liên kết và
quan hệ nhân quả Granger và đi đến kết luận phát triển du lịch sẽ dẫn đến tăng trưởng
kinh tế cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn và ngược lại [85].
Nghiên cứu của Mishra và cộng sự về “Mối quan hệ nhân quả giữa du lịch và
tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng thực nghiệm của Ấn Độ” đã khẳng định du lịch là
một trong những ngành quan trọng nhất của nền kinh tế thế giới, là công cụ hiệu quả
để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Từ việc khẳng định, ngành du lịch

ở Ấn Độ đã được phát triển nhanh và có tiềm năng to lớn để tạo ra việc làm và thu
nhập ngoại tệ lớn từ nước ngoài; nghiên cứu đã kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa
việc phát triển ngành du lịch và tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ trong giai đoạn 1978 –
2009. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh được phát triển của ngành du lịch đã tác
động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và đưa ra một số khuyến nghị
nhằm phát triển ngành du lịch Ấn Độ [120].
Tang đã xem xét mối quan hệ giữa ngành du lịch và tăng trưởng kinh tế ở
Malaysia trên cơ sở sử dụng kỹ thuật đồng liên kết và kiểm tra quan hệ nhân quả
Granger với bộ dữ liệu theo tháng từ tháng 1 năm 1989 đến tháng 5 năm 2010 trong
nghiên cứu “Du lịch, sản lượng thực tế và tỷ giá hối đoái thực hiệu quả ở Malaysia”.
Kết quả nghiên cứu đã chứng minh được 3 biến: khách du lịch, GDP thực tế và t giá
hối đoái thực ở Malaysia có mối liên kết với nhau. Khi sử dụng quan hệ nhân quả
Granger, tác giả đã khẳng định có một mối quan hệ hai chiều giữa GDP và du lịch
trong ngắn hạn, còn trong dài hạn thì chỉ có tăng trưởng kinh tế tác động đến du lịch.
8


Từ đó, nghiên cứu chỉ rõ du lịch góp phần vào tăng trưởng kinh tế, nhưng nó không
phải là yếu tố bền vững cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn tại Malaysia [158].
Dự án Nghiên cứu và Đầu tư Dịch vụ Châu Phi đã đưa ra Khung phân tích/ mô
hình để ước lượng GDP của ngành du lịch ở Nam Phi - Vai trò của ngành du lịch
trong nền kinh tế là gì và nhân tố nào thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch ở Nam
Phi. Nghiên cứu đã làm rõ mục tiêu và kết quả mà báo cáo sẽ đạt được như: ước tính
mối quan hệ giữa GDP và các hoạt động du lịch; định lượng đóng góp của du lịch
vào tổng thể nền kinh tế; phân tổ đóng góp tương đối của du lịch quốc tế và du lịch
nội địa; ước tính tác động của du lịch về việc làm;… Tập trung phân tích phương
pháp được sử dụng trong ước tính những đóng góp của ngành du lịch vào GDP, từ
đó, phân tích thực trạng phát triển du lịch ở Nam Phi và kết quả thực nghiệm. Xác
định được chỉ số thực nghiệm về chi tiêu du lịch nội địa và chi tiêu quốc tế [129].
Malik và cộng sự với nghiên cứu “Du lịch, tăng trưởng kinh tế và thâm hụt tài

khoản vãng lai ở Pakistan: Bằng chứng từ phương pháp đồng liên kết và quan hệ
nhân quả” đã khẳng định du lịch đã trở thành ngành công nghiệp quan trọng nhất của
thế giới và là khu vực năng động với các hiệu ứng trực tiếp và gián tiếp vào nền kinh
tế. Nghiên cứu đã kiểm tra tính đồng liên kết và quan hệ nhân quả giữa ngành du lịch,
tăng trưởng kinh tế và thâm hụt tài khoản vãng lai ở Pakistan giai đoạn 1972-2007.
Trên cơ sở sử dụng kỹ thuật đồng liên kết Johansen và mô hình hiệu chỉnh sai số
VECM, các tác giả đã chỉ rõ giữa số lượng khách du lịch, tăng trưởng GDP và thâm
hụt tài khoản vãng lai luôn có mối quan hệ trong dài hạn. Với việc sử dụng và kiểm
định nhân quả Granger, nghiên cứu đã khẳng định có mối quan hệ nhân quả một chiều
từ thâm hụt tài khoản vãng lai đến GDP, từ khách du lịch vào GDP và khách du lịch
đến thâm hụt tài khoản vãng lai. Đưa ra đề xuất phát triển ngành du lịch ở Pakistan
nhằm gia tăng khả năng đóng góp của ngành này đến tăng trưởng kinh tế [116].
Nghiên cứu của Kreishan về “Du lịch và tăng trưởng kinh tế: trường hợp của
Jordan” đã tìm thấy mối quan hệ nhân quả giữa doanh thu du lịch và tăng trưởng kinh
tế ở Jordan bằng cách áp dụng kỹ thuật đồng liên kết và véc tơ hiệu chỉnh sai số trên
cơ sở sử dụng dữ liệu dãy số thời gian của hai biến GDP và doanh thu du lịch trong
9


giai đoạn 1997 – 2009. Nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ giữa phát triển ngành du
lịch và phát triển kinh tế trong dài hạn [106].
Cho kết quả tương tự, nghiên cứu của Belloumi về “Mối quan hệ giữa chi tiêu
du lịch, tỉ giá hối đoái hiệu quả thực và tăng trưởng kinh tế ở Châu Phi” đã phân tích
vai trò của ngành du lịch đối với tăng trưởng kinh tế ở Tunisia. Trên cơ sở sử dụng
mô hình phân tích mối quan hệ giữa tổng sản phẩm quốc nội thực tế (GDP), doanh
thu du lịch quốc tế thực tế và t giá hối đoái thực để kiểm tra mối quan hệ giữa ngành
du lịch và tăng trưởng kinh tế. Bằng cách sử dụng hệ thống dữ liệu hàng năm ở Tunisia
cho giai đoạn 1970 - 2007, kết quả cho thấy có một mối quan hệ đồng liên kết giữa
ngành du lịch và tăng trưởng kinh tế và ngành du lịch có tác động tích cực đến tăng
trưởng GDP ở Tunisia [44].

Zortuk với nghiên cứu “Tác động kinh tế của ngành du lịch lên nền kinh tế Thổ
Nhĩ Kỳ: Bằng chứng từ kiểm định đồng liên kết” đã tìm thấy những tác động kinh tế
của ngành du lịch đối với nền kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách áp dụng kỹ thuật
đồng liên kết trên cơ sở sử dụng dữ liệu hàng quý của ba biến GDP thực tế, khách du
lịch và t giá hối đoái thực tế trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2008. Nghiên cứu này
cho thấy mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa GDP và khách du lịch [170].
Nghiên cứu của Akinboade và Braimoh về “Du lịch quốc tế và phát triển kinh
tế ở phía Nam Châu Phi: kiểm định quan hệ nhân quả Granger” đã chỉ rõ một trong
những mục tiêu chính của chính sách kinh tế vĩ mô ở các nước đang phát triển là duy
trì tăng trưởng kinh tế, Nam Phi đã phấn đấu để đạt được điều này với việc sử dụng
nhiều biện pháp khác nhau. Một trong các giải pháp đó là phát triển du lịch quốc tế.
Trên cơ sở sử dụng kỹ thuật đồng liên kết, quan hệ nhân quả Granger mà mô hình
véc tơ hiệu chỉnh sai số VECM, các tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa tổng sản
phẩm quốc nội thực tế (GDP), doanh thu du lịch quốc tế, t giá hối đoái thực và xuất
khẩu và chứng minh được có một mối quan hệ nhân quả một chiều từ doanh thu du
lịch quốc tế đến GDP thực tế cả trong ngắn hạn và trong dài hạn [41].
Lau và cộng sự với nghiên cứu “Khách du lịch và tăng trưởng kinh tế ở tỉnh
Sarawark, Malaysia” đã sử dụng mô hình hồi quy giữa hai biến khách du lịch và
GDP, nghiên cứu đã chứng minh được có một mối quan hệ lâu dài giữa khách du lịch
10


và tăng trưởng kinh tế bằng cách sử dụng phương pháp nhân quả Granger và khẳng
định phát triển ngành du lịch sẽ liên tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế [109].
Nghiên cứu của Lee and Chang về “Phát triển du lịch và tăng trưởng kinh tế:
một cách tiếp cận hẹp” đã áp dụng kỹ thuật đồng liên kết để kiểm tra các mối quan
hệ lâu dài và quan hệ nhân quả giữa du lịch và tăng trưởng kinh tế ở OECD và các
nước ngoài OECD bằng cách sử dụng các dữ liệu trong giai đoạn 1990-2002. Các tác
giả đã xác nhận có một mối quan hệ tích cực giữa GDP và ngành du lịch cho các quốc
gia khác nhau. Đồng thời, nghiên cứu cho thấy rằng du lịch có một tác động đáng kể

vào GDP ở các nước ngoài OECD hơn ở các nước OECD [111].
Brida và cộng sự với nghiên cứu “Giả thuyết du lịch dẫn đầu tăng trưởng: bằng
chứng thực nghiệm từ Colombia” đã kiểm tra sự đóng góp của ngành du lịch đến tăng
trưởng kinh tế ở Colombia với các phương pháp khác nhau. Nghiên cứu đã định lượng
sự đóng góp của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế từ năm 1990 đến năm 2006
dựa vào lý thuyết phân chia mức tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người vào
tăng trưởng kinh tế được tạo ra bởi ngành du lịch và các ngành công nghiệp khác.
Nghiên cứu giả định du lịch quốc tế là một yếu tố chiến lược cho tăng trưởng kinh tế
trong dài hạn ở Colombia, mô hình xác lập gồm ba biến GDP thực tế, chi tiêu du lịch,
t giá hối đoái thực tế và giả thuyết được kiểm nghiệm thông qua việc sử dụng phương
pháp đồng liên kết và quan hệ nhân quả Granger và tìm thấy được tác động tích cực
của chi tiêu du lịch đến GDP thực tế bình quân đầu người [58].
Nghiên cứu của Brida và cộng sự về “Đánh giá sự đóng góp của du lịch vào
tăng trưởng kinh tế” đã khẳng định trong một tác phẩm gần đây, Ivanov và Webster
(2007) trình bày phương pháp để đo lường sự đóng góp của du lịch đối với tăng
trưởng kinh tế và áp dụng phương pháp này ở Cyprus, Hy Lạp và Tây Ban Nha. Các
tác giả đã sử dụng chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người thực tế như là một thước đo
của tăng trưởng kinh tế và phân chia đóng góp vào tăng trưởng kinh tế được tạo ra
bởi ngành du lịch và các ngành công nghiệp khác. Nghiên cứu của Brida và cộng sự
lựa chọn một nhóm của Mỹ Latinh nước, bao gồm Argentina, Brazil, Uruguay và
Mexico. Điều này cho phép họ thiết lập một so sánh đầu tiên dựa trên các thông số
địa lý (các nước châu Âu, so với các nước Mỹ Latinh). Từ đó, nghiên cứu đã khẳng
11


định phương pháp đo lường sự đóng góp của du lịch vào tăng trưởng kinh tế của
Ivanov và Webster có thể sử dụng ở mọi quốc gia và địa phương trên thế giới [57].
 một dạng khác, Fayissa và cộng sự đã nghiên cứu về “Tác động của ngành
du lịch đến tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Châu Phi”. Bài viết đã nghiên cứu
đóng góp của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế trong cấu trúc tân cổ điển thông

thường bằng cách sử dụng các dữ liệu bảng của 42 quốc gia Châu Phi trong giai đoạn
1995 - 2004 với các biến được xác lập trong mô hình logarit bao gồm: PCI (GDP thực
tế trên vốn), TRP (doanh thu du lịch trên vốn), GCF (vốn vật chất), EFI (chỉ số tự do
kinh tế), FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài), TOT (thương mại của quốc gia), HHC
(chi tiêu hộ gia đình). Nghiên cứu cho thấy rằng doanh thu của du lịch có một tác
động đáng kể trên cả GDP và tăng trưởng kinh tế ở châu Phi [82].
Samina và cộng sự với nghiên cứu “Vai trò của ngành du lịch đối với tăng
trưởng kinh tế: bằng chứng kinh nghiệm từ Pakistan” đã tiến hành kiểm tra vai trò
của ngành du lịch đối với tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn ở Pakistan. Nghiên cứu
sử dụng mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số và cho thấy mối quan hệ mạnh mẽ giữa 3
biến: ngành du lịch, doanh thu du lịch và mở rộng kinh tế [139].
Đặc biệt, Ivanov và Webster đã trình bày phương pháp để đo lường sự đóng góp
của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở Cyprus, Hy Lạp và Tây Ban Nha trong
nghiên cứu “Đo lường tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế”. Nghiên
cứu đã sử dụng chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người thực tế làm thước đo của tăng
trưởng kinh tế và phân chia đóng góp vào tăng trưởng kinh tế được tạo ra bởi ngành
du lịch và các ngành công nghiệp khác. Nghiên cứu lập luận rằng các phương pháp
phân tích tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế của các nghiên cứu trước
chỉ kiểm tra được mối quan hệ giữa phát triển du lịch và tăng trưởng kinh tế nhưng
không đo lường được bao nhiêu tăng trưởng kinh tế dựa vào tăng trưởng của ngành
du lịch. Do đó, phương pháp được đề xuất trong nghiên cứu này sẽ đánh giá đầy đủ
tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế hơn so với trước [2007].
Cortes-Jimenez và Ortuno với nghiên cứu “Vai trò của ngành du lịch trong phát
triển kinh tế: bài học kinh nghiệm của Tây Ban Nha” đã phân tích vai trò của doanh
thu du lịch trong nền kinh tế Tây Ban Nha giai đoạn 1960-2002. Các tác giả kiểm tra
12


quan hệ nhân quả và chứng minh rằng có một mối quan hệ lâu dài giữa hai biến doanh
thu du lịch và nhập khẩu hàng hóa sản xuất. Từ đó đi đến khẳng định du lịch và nhập

khẩu hàng hóa luôn có mối quan hệ nhân quả [67].
Nghiên cứu của Oh về “Đóng góp của phát triển ngành du lịch đến tăng trưởng
kinh tế trong nền kinh tế Hàn Quốc” đã trình bày sự đóng góp của phát triển du lịch
đến tăng trưởng kinh tế trong nền kinh tế Hàn Quốc. Tác giả đã không tìm thấy bằng
chứng về trạng thái cân bằng dài hạn giữa doanh thu du lịch và tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, với việc sử dụng kiểm định nhân quả Granger, nghiên cứu khẳng định
GDP là nguyên nhân dẫn đến phát triển ngành du lịch [127].
Nghiên cứu của Balaguer và Jordá về “Ngành du lịch là một yếu tố tăng trưởng
kinh tế trong dài hạn: trường hợp Tây Ban Nha” đã xây dựng mô hình lý thuyết bao
gồm các biến tổng sản phẩm thực tế trong nước, doanh thu từ du lịch quốc tế trong
thực tế, và t giá hối đoái thực tế. Trên cơ sở sử dụng kiểm định đồng liên kết và
mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số, nghiên cứu chỉ ra thu nhập từ ngành du lịch đã ảnh
hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở Tây Ban Nha và chứng minh được một
mối quan hệ lâu dài ổn định giữa ngành du lịch và tăng trưởng kinh tế [43].
Nhìn chung, những công trình và bài viết đã nghiên cứu tác động kinh tế của
du lịch và tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở nhiều góc độ, nhiều
quốc gia, nhiều vùng, địa phương khác nhau; đưa ra các kết quả nghiên cứu khác
nhau và gợi mở ra những hướng nghiên cứu mới rất bổ ích. Tuy nhiên, tất cả các
nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra mối quan hệ giữa phát triển du lịch
và tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, một số nghiên cứu của Ivanov và Webster (2007,
2010, 2013), nghiên cứu của Brida và cộng sự (2008, 2009) mới chỉ dừng lại ở việc
đo lường tác động trực tiếp của ngành du lịch (đại diện là ngành khách sạn nhà hàng)
đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia điểm hình như Cyprus, Hy Lạp, Tây Ban Nha,
Colombia, Trên thực tế, tác giả vẫn chưa tìm thấy được nghiên cứu nào đo lường
và đánh giá đầy đủ về mặt thực nghiệm những tác động tràn (tác động gián tiếp và
tác động hiệu ứng) của phát triển ngành du lịch lên tăng trưởng kinh tế của các quốc
gia và địa phương. Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm thêm và hy vọng sẽ có thể tìm được
tài liệu liên quan để tham khảo và kế thừa. Đặc biệt, những công trình khoa học nghiên
13



cứu về tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam nói chung
hoặc ở các địa phương thuộc Việt Nam nói riêng còn hạn chế. Như vậy, hướng nghiên
cứu “Tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên -
Huế” chưa được thực hiện trong các công trình khoa học trước đây. Vì vậy, việc chọn
lựa hướng nghiên cứu này để làm luận án tiến sĩ là không có sự trùng lắp và đảm bảo
tính mới theo yêu cầu của một luận án tiến sĩ.
2.3. Những vấn đề đặt ra cần được nghiên cứu
Thực tiễn cho thấy, ngành du lịch ở tỉnh TTH hiện nay còn xuất hiện nhiều bất
cập và yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu của một ngành kinh tế mũi nhọn, đặc
biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Vì vậy, khả năng đóng góp
vào GDP của ngành du lịch tỉnh TTH vẫn còn thấp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
vấn đề này như sản phẩm du lịch nghèo nàn, công tác đầu tư hạ tầng còn chậm và
thiếu đồng bộ, nguồn nhân lực còn yếu và mỏng, kéo theo đó là chi tiêu của khách
du lịch còn thấp. Chính những hạn chế, bất cập trong phát triển ngành du lịch đã gây
cản trở lớn đến t trọng đóng góp vào GDP toàn tỉnh và ảnh hưởng đến các hoạt động
kinh tế vĩ mô khác. Vì vậy, để kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua phát triển
ngành du lịch TTH trong thời gian tới, tác giả cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu và
làm rõ một số vấn đề về sau:
Làm sáng tỏ các quan niệm khác nhau về ngành du lịch và tăng trưởng kinh
tế. Từ đó, vị trí và vai trò của ngành du lịch đối với quá trình tăng trưởng và phát
triển kinh tế phải được nhìn nhận, nghiên cứu thấu đáo. Với tư cách là ngành công
nghiệp không khói phát triển nhanh nhất thế giới và là ngành kinh tế mũi nhọn của
Việt Nam, vai trò ngành du lịch phải được xem xét ở khía cạnh vừa là chủ thể, vừa
là khách thể của quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Phân tích cơ sở lý thuyết về tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh
tế. Trước tiên, cần làm rõ mối tương quan giữa phát triển du lịch và tăng trưởng kinh
tế. Từ đó đưa ra khung phân tích và phương pháp nghiên cứu nhằm kiểm tra và đo
lường tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế (bao gồm tác động trực
tiếp và tác động tràn).

14


Cần đánh giá lại các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành du lịch và phân
tích thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của ngành du lịch ở tỉnh TTH. Trên cơ
sở đó, phải kiểm tra và đo lường mức độ tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng
kinh tế như thế nào? Xem xét những tác động đó là tác động tích cực hay tiêu cực?
Từ đó có thể đưa ra những nhận định đúng, chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân của
nó và đề xuất giải pháp chủ yếu để gia tăng tác động tích cực của phát triển ngành du
lịch đến tăng trưởng kinh tế ở TTH trong thời gian tới sao cho phù hợp với chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và tỉnh TTH nói riêng.
3. MỤC TIÊU V NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: luận án nghiên cứu tác động trực tiếp và tác động tràn của
ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh TTH trong giai đoạn 1990 – 2012.
Trên cơ sở xác định mục tiêu tổng quát, luận án rút ra mục tiêu cụ thể sau:
Một là, nghiên cứu các mô hình và phương pháp lượng hóa tác động của ngành
du lịch đến tăng trưởng kinh tế, từ đó, lựa chọn mô hình và phương pháp phù hợp với
bộ số liệu của tỉnh TTH.
Hai là, nghiên cứu để kiểm tra và đo lường tác động của ngành du lịch đến
tăng trưởng kinh tế ở TTH trong giai đoạn 1990 – 2012; đánh giá lại những tác động
tích cực, tác động tiêu cực và rút ra được những nguyên nhân của phát triển ngành du
lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh TTH
Ba là, dự báo và đề xuất giải pháp gia tăng tác động tích cực của ngành du lịch
đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh TTH trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, luận án cần tập trung nghiên cứu những vấn đề lý
luận và thực tiễn sau:
Một là, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về tác động của ngành du lịch đến tăng
trưởng kinh tế.

Hai là, xây dựng mô hình và phương pháp định lượng để kiểm tra và đo lường
tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh TTH.

×