Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tại tỉnh quảng bình luận văn thạc sĩ 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 85 trang )

BỘ TÀI CHÍNH

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
---------

MAI THANH HƢƠNG

ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƢ CÔNG ĐẾN TĂNG
TRƢỞNG KINH TẾ TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 60340201

Hƣớng dẫn khoa học: PGS TS. Trần Nguyễn Ngọc Anh Thƣ

TPHCM - 2015


MỤC LỤC
Contents
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................. 1
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY ................................................................ 1
1.3. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................. 4
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 4
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................... 4
1.4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................. 4
1.4.1. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 4
1.4.2. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................................... 4
1.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................. 4


1.5.1. Phƣơng pháp định tính ............................................................................................. 4
1.5.2. Phƣơng pháp định lƣợng .......................................................................................... 5
1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ................................................................... 5
1.6.1. Ý nghĩa khoa học...................................................................................................... 5
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................... 5
1.7. BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 5
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT......................................................................... 6
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................................... 6
2.1.1. Đầu tƣ công .............................................................................................................. 6
2.1.2. Tăng trƣởng kinh tế .................................................................................................. 8


2.1.3. Lý thuyết về tác động của đầu tƣ đối với tăng trƣởng kinh tế qua các mô hình
tăng trƣởng kinh tế.............................................................................................................. 12
2.2.TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƢ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ QUA CÁC
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ...................................................................................... 18
2.2.1. Một số nghiên cứu nƣớc ngoài ............................................................................... 18
2.2.2. Một số nghiên cứu trong nƣớc ............................................................................... 19
CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 24
3.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU................................ 24
3.1.1. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................... 24
3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................ 26
3.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................................... 27
3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG .................................................. 29
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................... 35
4.1. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƢ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH
TẾ TỈNH QUẢNG BÌNH .................................................................................................. 35
4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 39
4.2.1. Mô tả bộ dữ liệu ..................................................................................................... 39
4.2.2. Kiểm định tính dừng, xác định độ trễ tối ƣu .......................................................... 40

4.2.3. Kiểm định quan hệ nhân quả Granger. ................................................................... 42
4.2.4. Ƣớc lƣợng mô hình VAR, phân rã phƣơng sai ...................................................... 43
4.2.5. Phân tích phân rã phƣơng sai ................................................................................. 44
4.2.6. Phân tích các cú sốc đầu tƣ công đến tăng trƣởng kinh tế ..................................... 46
4.2.7. Tính ổn định của mô hình ...................................................................................... 47
4.3. THẢO LUẬN .............................................................................................................. 48
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH...................................................... 55


5.1. KẾT LUẬN ................................................................................................................. 55
5.2. GỢI Ý MỘT SỐ CHÍNH SÁCH NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ CÔNG .......... 56
5.3. HẠN CHẾ VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .............................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 60
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 63



CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quảng Bình là một tỉnh duyên hải miền trung, nằm ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam,
với diện tích tự nhiên 8.065 km2, dân số năm 2013 có 863.350 ngƣời, có các trục giao
thông huyết mạch: Quốc lộ 1A chạy dọc, Đƣờng Hồ Chí Minh 2 nhánh Tây và Đông,
Quốc lộ 12A nối Việt Nam - Lào - Thái Lan; có cửa khẩu quốc tế Cha Lo, cảng biển
Hòn La, Sân bay Đồng Hới, có đƣờng sắt Bắc - Nam , có hệ thống đƣờng biển, đƣờng
sông; giáp ranh với nƣớc bạn Lào và hƣớng ra Biển Đông. Quảng Bình nằm gần một
số thành phố lớn nhƣ thành phố Huế, thành phố Nha Trang, thành phố Vinh. Là một
tỉnh có lợi thế về nguồn lao động dồi dào, lực lƣợng lao động đã qua đào tạo khá cao,
Tỉnh Quảng Bình có nhiều tiềm năng cho sự phát triển kinh tế xã hội. Cùng với mục
tiêu phát triển kinh tế, xã hội của cả nƣớc, Quảng Bình cũng có những bƣớc phát triển
nhất định, lấy tăng trƣởng kinh tế nhanh, bền vững là mục tiêu đặt ra của Tỉnh nhà,

nhằm nâng cao đời sống ngƣời dân, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Nhu cầu vốn đầu tƣ của tỉnh rất lớn đặc biệt là nhu cầu vốn đầu tƣ công, việc quản lý,
sử dụng nguồn vốn đầu tƣ công có ý nghĩa rất quan trọng. Đầu tƣ công góp phần tạo ra
cơ sở hạ tầng xã hội, đẩy mạnh phát triển kinh tế tỉnh nhà. Nhƣng hiện nay việc quản
lý, sử dụng nguồn vốn đầu tƣ công còn nhiều bất cập, kém hiệu quả. Đầu tƣ công luôn
đi kèm với thất thoát và lãng phí. Chính vì vậy Tỉnh Quảng Bình đã đƣa ra các chính
sách cụ thể về quản lý đầu tƣ công .
Tuy nhiên tác động của đầu tƣ công đến tăng trƣởng kinh tế tại tỉnh Quảng Bình
vẫn chƣa có minh chứng thực nghiệm.
Để đánh giá tác động của đầu tƣ công đến tăng trƣởng kinh tế tại Tỉnh Quảng
Bình nhằm tìm ra các biện pháp quản lý đầu tƣ công và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế
của Tỉnh, tác giả chọn đề tài: “Tác động của đầu tƣ công đến tăng trƣởng kinh tế tại
Tỉnh Quảng Bình”
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY
Hiện nay đã có những đề tài nghiên cứu về tác động của đầu tƣ công đến tăng
trƣởng kinh tế gần giống với mục đích của nghiên cứu này nhƣ:
1


-

Tô Trung Thành (2012), Đầu tư công “ lấn át” đầu tư tư nhân? Góc nhìn từ

mô hình thực nghiệm VECM, Trung tâm nghiên cứu kinh tế chính sách.
Trong nghiên cứu này, tăng trƣởng kinh tế đƣợc xác định phụ thuộc vào hai biến
là đầu tƣ khu vực nhà nƣớc và đầu tƣ khu vực tƣ nhân. Bằng việc sử dụng mô hình
thực nghiệm VECM để phân tích, kiểm định với dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 1986
đến năm 2010 (theo giá so sánh năm 1994), kết quả nghiên cứu cho thấy cho thấy đầu
tƣ khu vực nhà nƣớc, đầu tƣ khu vực tƣ nhân đều có tác động tích cực đến mức sản
lƣợng của nền kinh tế. Tuy nhiên hiệu quả của đầu tƣ tƣ nhân cao hơn hiệu quả của

đầu tƣ công trong dài hạn. Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy hiện tƣợng đầu tƣ công
“lấn áp” đầu tƣ tƣ nhân thể hiện rõ nét và hiệu ứng này đạt đến cực đại vào năm thứ 5.
-

Trần Nguyễn Ngọc Anh Thƣ và Cộng sự (2014). Tác động của đầu tư công đến

tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam:Góc nhìn thực nghiệm từ mô hình ARDL, Tạp chí Phát
triển và Hội nhập số 19 trang 3 – 10.
Trong nghiên cứu này, tốc độ tăng trƣởng kinh tế đƣợc xác định phụ thuộc vào
các biến là tỷ lệ tăng vốn đầu tƣ công trên GDP, tỷ lệ tăng vốn đầu tƣ tƣ nhân trên
GDP, tỷ lệ tăng vốn đầu tƣ khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên GDP, tỷ lệ gia tăng
lực lƣợng lao động hàng năm.
Với dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 1988 đến năm 2012, tác giả sử dụng mô hình
ARDL để phân tích tích, kiểm định tại Việt Nam. Kết quả tính toán tác động dài hạn
từ mô hình ARDL cho thấy đầu tƣ công trên GDP, đầu tƣ tƣ nhân trên GDP, đầu tƣ
khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên GDP, tỷ lệ tăng trƣởng lao động đều có tác
động cùng chiều lên tăng trƣởng kinh tế trong dài hạn một cách có ý nghĩa thống kê.
Tuy nhiên tác động của đầu tƣ công đến tăng trƣởng kinh tế là yếu nhất.
Trong ngắn hạn tác động của đầu tƣ công đối với tăng trƣởng kinh tế không có ý
nghĩa thống kê.
-

Ejaz Ghani and Musleh –ud Din (2006), The Impact of Public Investment on

Economic Growth in Pakistan, The Pakistan development review 45 : 1 (Spring 2006)
pp. 87 – 98.

2



Nghiên cứu sử dụng mô hình VAR nhằm nghiên cứu tác động của đầu tƣ công
(IG), đầu tƣ tƣ nhân (IP), chi tiêu công (CG), và GDP (Y) tại Pakistant. Dữ liệu về các
biến trong điều kiện thực tế trong giai đoạn 1973-2004 .
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tăng trƣởng kinh tế phần lớn đƣợc thúc đẩy bởi
đầu tƣ tƣ nhân. Đầu tƣ công và chi tiêu công tác động rất ít đến tăng trƣởng kinh tế
Pakistant.
-

Sheikh Touhidul Haque (2012), Effect of Public and Private Investment on

Economic Growth in Bangladesh, An econometric Analysis, Research Study Series
No–FDRS 05/2013.
Nhằm nghiên cứu tác động của đầu tƣ công đến tăng trƣởng kinh tế tại
Bangladesh, nghiên cứu xác định tăng trƣởng kinh tế tại Bangladesh phụ thuộc vào
đầu tƣ công và đầu tƣ tƣ nhân. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu đƣợc thu thập từ các
chỉ số phát triển thế giới của Ngân hàng Thế giới và Thống kê Tài chính Quốc tế của
bộ số liệu IMF trong thời gian từ năm 1973 đến năm 2011.
Tác giả kỳ vọng các biến trong mô hình nhƣ sau: α0 > 0, α1> 0, α2 >0 hay đầu tƣ
khu vực công, đầu tƣ khu vực tƣ nhân tác động dƣơng đến tăng trƣởng kinh tế
Bangladesh. Các tập dữ liệu chứa 39 quan sát có dung lƣợng lớn hơn so với yêu cầu số
lƣợng tối thiểu để phân tích thống kê
Kết quả nghiên cứu cho thấy đầu tƣ công có hệ số tích cực và có ý nghĩa thống
kê ở mức 1%. Điều này ngụ ý rằng đầu tƣ công có tác động ngắn hạn tích cực vào tăng
trƣởng kinh tế Bangladesh. Mặt khác, đầu tƣ tƣ nhân không có bất kỳ tác động đáng kể
vào tăng trƣởng kinh tế. Sự hình thành vốn trong cả hai lĩnh vực với độ trễ thứ ba và
độ trễ thứ năm có tác động tích cực về tăng trƣởng kinh tế.
Tuy nhiên chƣa có đề tài nào đi sâu vào phân tích tác động của đầu tƣ công đến
tăng trƣởng kinh tế tại Tỉnh Quảng Bình. Do đó, đề tài nghiên cứu này của tôi dựa trên
tính chất khách quan, khoa học để phân tích tác động của đầu tƣ công đến tăng trƣởng
kinh tế tại Tỉnh Quảng Bình và gợi ý một số chính sách nâng cao hiệu quả của đầu tƣ

công, cụ thể là tại Tỉnh Quảng Bình.

3


1.3.

MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1.

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu này xác định các mục tiêu cụ thể sau:
Phân tích tác động của đầu tƣ công đến tăng trƣởng kinh tế tại Tỉnh Quảng

Bình.

Đề xuất gợi ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ công, định hƣớng phát

-

triển kinh tế tại Tỉnh Quảng Bình.
1.3.2.

Câu hỏi nghiên cứu

Để phục vụ cho nghiên cứu này, các câu hỏi nghiên cứu đƣợc đƣa ra là:
Đầu tƣ công có ảnh hƣởng đến tăng trƣởng kinh tế Tỉnh Quảng Bình hay

-


không?
Tác động của đầu tƣ công đến tăng trƣởng kinh tế Tỉnh Quảng Bình nhƣ thế

nào?
-

Gợi ý chính sách nâng cao hiệu quả của đầu tƣ công tại Tỉnh Quảng Bình là gì?
1.4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
1.4.1.

Phạm vi nghiên cứu

Tiến hành nghiên cứu trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình, giai đoạn 1991 – 2014.
1.4.2.

Đối tƣợng nghiên cứu

Tác động của đầu tƣ công đến tăng trƣởng kinh tế của Tỉnh Quảng Bình.
1.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài đƣợc nghiên cứu theo cả hai phƣơng pháp định tính & định lƣợng.
1.5.1.

Phƣơng pháp định tính

- Phân tích tổng hợp: Tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: các
bài báo, các đề tài nghiên cứu và các tài liệu khác có liên quan. Thông qua phân tích
tổng hợp lý thuyết, phân loại hệ thống hoá và khái quát hoá lý thuyết từ đó rút ra các
kết luận khoa học là cơ sở lý luận cho đề tài.
- Phƣơng pháp thống kê mô tả: Dựa trên số liệu công bố trên niêm giám thống kê

Tỉnh Quảng Bình nhằm thu thập thông tin đƣa vào phân tích và kiểm định các giả
thuyết nghiên cứu.

4


- Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu: Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm của đề tài
tác giả so sánh với lý thuyết, đối chiếu với kết quả của các đề tài nghiên cứu trƣớc đây
và thực trạng tại Tỉnh Quảng Bình.
1.5.2.

Phƣơng pháp định lƣợng

Nghiên cứu sử dụng các kiểm định trong mô hình VAR với các số liệu trong giai
đoạn 1991 – 2014 đƣợc xử lý trên phần mềm Eviews nhằm phân tích tác động của đầu
tƣ công đến tăng trƣởng kinh tế tại Tỉnh Quảng Bình, và gợi ý một số chính sách nhằm
nâng cao hiệu quả đầu tƣ công tại Tỉnh Quảng Bình cụ thể nhƣ sau:
- Nghiên cứu sử dụng kiểm định nhân quả Granger để tìm kiếm mối quan hệ
nhân quả giữa đầu tƣ công và tăng trƣởng kinh tế tại Tỉnh Quảng Bình.
- Sau đó, ƣớc lƣợng VAR và phân tích phân rã phƣơng sai đƣợc dùng để phân
tích, đánh giá tác động của đầu tƣ công đến tăng trƣởng kinh tế tại Tỉnh Quảng Bình.
- Nghiên cứu sử dụng phân tích hàm phản ứng đẩy để phát hiện phản ứng của
đầu tƣ công trƣớc các cú sốc của nền kinh tế tại Tỉnh Quảng Bình.
- Cuối cùng tác giả kiểm định nghiệm của vòng tròn đơn vị để xác định tính ổn
định của mô hình nghiên cứu.
Ý NGHĨA THỰC TIỄN

1.6.

1.6.1.


Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài là góp phần giúp các cơ quan chức năng Tỉnh Quảng Bình nâng cao hiệu
quả trong công tác hoạch định, phân bổ, quản lý đầu tƣ công.
Và đây cũng là tài liệu tham khảo cho các học viên nghiên cứu các đề tài liên
quan.
1.7.

BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU
Chƣơng 1: Giới thiệu nghiên cứu
Chƣơng 2: Tổng quan lý thuyết
Chƣơng 3: Thiết kế nghiên cứu
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và các thảo luận
Chƣơng 5: Kết luận và gợi ý chính sách

5


CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1.

Đầu tƣ công

2.1.1.1. Khái niệm đầu tƣ công
- Theo (Vũ Thành Tự Anh, 2012), đầu tƣ công là đầu tƣ khu vực nhà nƣớc bao
gồm đầu tƣ từ ngân sách (phân cho các bộ ngành và cho các địa phƣơng), đầu tƣ theo

chƣơng trình mục tiêu quốc gia, tín dụng đầu tƣ (thƣờng đƣợc ƣu đãi) và đầu tƣ của
các doanh nghiệp nhà nƣớc .
- Theo luật đầu tƣ công hiện hành, đầu tƣ công là hoạt động đầu tƣ của Nhà nƣớc
vào các chƣơng trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tƣ vào
các chƣơng trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Khái niệm đầu tƣ công đƣợc sử dụng trong nghiên cứu chính là khái niệm theo

luật đầu tƣ công hiện hành.
2.1.1.2. Nguồn tài trợ đầu tƣ công
Theo quy định tại Luật đầu tƣ công, nguồn vốn đầu tƣ công gồm:
- Vốn ngân sách nhà nƣớc: Đây là nguồn chi từ ngân sách nhà nƣớc cho đầu tƣ
phát triển xã hội. Nguồn vốn này thƣờng đƣợc sử dụng để đầu tƣ cơ sở hạ tầng xã hội
thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia. Đây là nguồn vốn quan trọng chiến
lƣợc phát triển kinh tế xã hội.
- Vốn công trái quốc gia là nguồn vốn đƣợc huy động từ việc phát hành công trái
xây dựng tổ quốc nhằm bổ sung vào ngân sách nhà nƣớc nhằm đầu tƣ xây dựng các
công trình then chốt, tạo nên cơ sở vật chất, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
- Vốn trái phiếu Chính phủ
Theo Nghị định số 01/2011/NĐ – CP về phát hành trái phiếu chính phủ, trái
phiếu chính phủ đƣợc bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phƣơng, vốn trái phiếu
Chính phủ là nguồn vốn đƣợc huy động từ việc phát hành trái phiếu chính phủ nhằm
bổ sung vào ngân sách nhà nƣớc, hoặc bổ sung vốn cho các chƣơng trình dự án đầu tƣ
cụ thể, thuộc phạm vi đầu tƣ của nhà nƣớc
6


- Vốn trái phiếu chính quyền địa phƣơng
Theo Nghị định số 01/2011/NĐ – CP về phát hành trái phiếu chính phủ, trái
phiếu chính phủ đƣợc bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phƣơng, vốn trái phiếu
chính quyền địa phƣơng là nguồn vốn do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ƣơng huy động từ việc phát hành trái phiếu nhằm huy động vốn cho công trình,
dự án đầu tƣ của địa phƣơng
- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ƣu đãi của các nhà tài trợ
nƣớc ngoài
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là nguồn tài chính quan trọng giữ vai trò
bổ sung vốn cho quá trình phát triển của quốc gia nhất là đầu tƣ công. Vốn ODA là
nguồn vốn bổ sung giúp cho các nƣớc nghèo đảm bảo chi đầu tƣ phát triển, giảm gánh
nặng cho ngân sách nhà nƣớc. Vốn ODA có thời hạn cho vay dài, thƣờng là từ 10 năm
đến 30 năm, lãi suất thấp thƣờng khoảng từ 0,25%/năm đến 2% năm (Nguyễn Hữu
Hiểu, 2013). Với nguồn vốn lớn với điều kiện cho vay ƣu đãi, Chính phủ các nƣớc
đang phát triển mới có thể tập trung đầu tƣ cho các dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ
tầng kinh tế nhƣ đƣờng, điện, nƣớc, thủy lợi và các hạ tầng xã hội nhƣ giáo dục, y tế.
Theo mục tiêu sử dụng ODA có 4 loại: Hỗ trợ cán cân thanh toán; tín dụng
thƣơng mại; viện trợ chƣơng trình (viện trợ phi dự án); viện trợ dự án.
- Vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc là nguồn vốn hỗ trợ các dự án đầu
tƣ phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng,
chƣơng trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy
tăng trƣởng kinh tế bền vững;
- Vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tƣ nhƣng chƣa đƣa vào cân đối ngân sách nhà
nƣớc.
- Các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phƣơng để đầu tƣ.
2.1.1.3. Lĩnh vực đầu tƣ công
Theo luật đầu tƣ công hiện hành, lĩnh vực đầu tƣ công bao gồm:
7


- Đầu tƣ chƣơng trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
- Đầu tƣ phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
- Đầu tƣ và hỗ trợ hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích.

- Đầu tƣ của Nhà nƣớc tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tƣ.
2.1.2.

Tăng trƣởng kinh tế

2.1.2.1. Khái niệm tăng trƣởng kinh tế
- Tăng trƣởng là sự gia tăng một cách bền vững về số lƣợng bình quân đầu ngƣời
hay sản lƣợng trên mỗi công nhân (Simon Kuznets, 1955, trích bởi Châu Văn Thành,
2014), .
- Tăng trƣởng kinh tế xảy ra nếu sản lƣợng tăng nhanh hơn dân số (Douglass
C.North và Robert Paul Thomas, 1973, trích bởi Châu Văn Thành, 2014).
- Tăng trƣởng kinh tế cần phải đƣợc hiểu nhƣ một quá trình thay đổi tạo ra sản
lƣợng thực bình quân đầu ngƣời cao hơn. Mặt khác tăng trƣởng kinh tế không chỉ là
quá trình làm ra cùng một thứ nhiều hơn, mà còn là quá trình thay đổi cơ cấu sản xuất
và tiêu dùng cả về mặt số lƣợng lẫn chất lƣợng (Nguyễn Trọng Hoài, 2013, trang 18,
19).
2.1.2.2. Một số chỉ tiêu đo lƣờng tăng trƣởng kinh tế


GDP

Tổng sản phẩm trong nƣớc là chỉ tiêu phổ biến đƣợc dùng để phản ánh tình hình
hoạt động của nền kinh tế. GDP đƣợc định nghĩa là giá trị thị trƣờng của toàn bộ hàng
hóa dịch vụ cuối cùng tạo ra hay sản xuất trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia trong
một khoảng thời gian nhất định.


GDP bình quân đầu ngƣời

GDP bình quân đầu ngƣời là một trong những chỉ tiêu thống kê kinh tế tổng hợp

quan trọng phản ánh kết quả sản xuất tính bình quân đầu ngƣời trong một năm. GDP
bình quân đầu ngƣời còn là chỉ tiêu đƣợc dùng để đánh giá sự phát triển kinh tế theo
thời gian và so sánh quốc tế.

8


GDP bình quân đầu ngƣời một năm đƣợc tính bằng cách chia GDP trong năm
cho tổng dân số trung bình trong năm tƣơng ứng. GDP bình quân đầu ngƣời có thể
tính theo giá thực tế, bằng nội tệ hoặc ngoại tệ, cũng có thể tính theo giá so sánh để
tính tốc độ tăng (Vũ Thanh Liêm và cộng sự, 2014).


GNP

Tổng sản phẩm quốc dân để đo lƣờng tổng thu nhập do công dân một nƣớc kiếm
đƣợc bất kể yếu tố dịch vụ của họ đƣợc cung cấp ở nƣớc nào.
GNP = GDP + thu nhập tài sản ròng từ nƣớc ngoài.
Tuy nhiên, GNP có nhƣợc điểm các yếu tố đầu ra nhƣ tiếng ồn, ô nhiễm gây
giảm phúc lợi chƣa đƣợc hạch toán vào GNP. Thứ hai, GNP không bao gồm thời gian
nhàn rỗi. Thứ ba, GNP tính theo đầu ngƣời chỉ là con số trung bình, trong khi yếu tố
quyết định mức sống của một cá nhân cụ thể trong quốc gia là phân phối thu nhập mới.


Tốc độ tăng trƣởng kinh tế

Tốc độ tăng sản lƣợng hàng năm và tốc độ tăng sản lƣợng bình quân đầu ngƣời là
các chỉ số đo lƣờng tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Các chỉ tiêu này đƣợc tính theo công
thức:
gx = (Xnăm(t) - Xnăm(t-1))/ Xnăm(t-1)

Trong đó:
g là tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu X
X có thể là GDP thực, GNP thực, GDP thực tế bình quân đầu ngƣời hoặc GNP
thực tế bình quân đầu ngƣời (Nguyễn Trọng Hoài, 2013, trang 32, 33) .
2.1.2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tăng trƣởng kinh tế
Theo nhà kinh tế học Robert Solow (1956), tăng trƣởng kinh tế chịu sự ảnh
hƣởng của các nhân tố nhƣ vốn, lực lƣợng lao động, khoa học công nghệ.
- Ảnh hƣởng của vốn đến tăng trƣởng kinh tế:
Vốn là một nhân tố ảnh hƣởng lớn đến tăng trƣởng kinh tế. Tăng vốn ở đây đƣợc
hiểu là sự gia tăng đầu tƣ mới vào nhà xƣởng, máy móc, thiết bị, đƣờng xá và cơ sở hạ
tầng khác. Tùy vào mức vốn mà quá trình sản xuất sử dụng máy nhƣ thế nào, tạo ra
sản lƣợng ra sao. Khi vốn gia tăng với điều kiện các yếu tố khác không đổi, sẽ trực tiếp
gia tăng tổng cung của nền kinh tế. Ở thế kỷ 19, Karl Marx đã chỉ ra các yếu tố tăng
9


trƣởng kinh tế là đất đai, lao động, vốn và tiến bộ kỹ thuật. Với AlFred Marshall cho
rằng vốn có thể thay thế đƣợc lao động với nhiều cách khác nhau.
Khi mức tích lũy vốn bình quân trên mỗi lao động tăng, thì sản lƣợng bình quân
trên mỗi lao động cũng tăng. Nhƣng sinh lợi vốn giảm dần, việc tăng mức tích lũy vốn
trên mỗi đầu lao động sẽ làm tăng sản lƣợng bình quân trên mỗi lao động. Nhƣng mức
tăng sản lƣợng bình quân này cũng giảm dần khi tăng mức tích lũy vốn bình quân cho
một lao động (Nguyễn Trọng Hoài, 2013, trang 89)
Tuy nhiên một nền kinh tế tăng trƣởng không chỉ phụ thuộc vào việc tăng khối
lƣợng vốn mà còn phải chú ý đến việc quản lý và sử dụng vốn sao cho hợp lý, hiệu
quả. Ngoài ra cần chú ý đến sự tác động qua lại của vốn với các yếu tố khác trong nền
kinh tế.
- Ảnh hƣởng của lao động:
Lao động là cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến tăng trƣởng kinh tế.
Trong các mô hình tăng trƣởng kinh tế, các yếu tố nhƣ vốn, công nghệ có thể vay

mƣợn hoặc mua đƣợc nhƣng lao động thì khó có thể vay mƣợn đƣợc, vốn và công
nghệ cũng không thể thực hiện chức năng của mình nếu không có lao động. Lao động
là yếu tố đầu vào không thể thiếu của quá trình sản xuất. Lao động ở đây đƣợc hiểu về
hai khía cạnh: số lƣợng lao động và trình độ lao động. Các nhà khoa học đã biết rằng
con ngƣời đóng góp vào tăng trƣởng kinh tế không đơn giản ở khía cạnh số lƣợng mà
quan trọng hơn là chất lƣợng. Họ xem khía cạnh chất lƣợng này là một loại vốn cùng
với vốn vật chất, vốn xã hội hay còn gọi là vốn văn hóa. Chất lƣợng lao động có vai
trò quan trọng để tạo ra tăng trƣởng kinh tế trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Một quốc gia
có mứa độ tích lũy vốn nhân lực cao thì sẽ duy trì đƣợc thu nhập bình quân đầu ngƣời
cao hơn và ngƣợc lại (Nguyễn Trọng Hoài, 2013, trang 167, 168, 183)
Chất lƣợng lao động bao gồm tất cả khả năng lao động, những tri thức, kỹ năng,
giá trị con ngƣời. Khi số lƣợng lao động ngày càng cao kết hợp với chất lƣợng lao
động giỏi sẽ góp phần đẩy mạnh quá trình sản xuất, nâng cao năng xuất lao động.
- Ảnh hƣởng của kỹ thuật và khoa học công nghệ:

10


Kỹ thuật và khoa học công nghệ có ảnh hƣởng rất lớn đến toàn bộ đời sống vật
chất và tinh thần của xã hội. Sự phát triển của khoa học công nghệ góp phần thúc đẩy
tăng trƣởng kinh tế thể hiện ở nhiều mặt.
Trƣớc hết là tiến bộ trong các ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp điện,
điện tử với những đổi mới công nghệ, chế tạo ra nhiều máy móc, thiết bị hiện đại làm
tăng hiệu quả công việc, tăng năng suất lao động, cung cấp những thông tin đến gần
hơn với các chủ thể cần đến thông qua các viễn thông, mạng internet, rút ngắn thời
gian làm việc, tiết kiệm nguồn vốn đầu tƣ. Khoa học công nghệ còn đóng vai trò rất
lớn trong việc nâng cao hiệu quả của việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên
thiên nhiên khai thác đƣợc chế biến và xuất khẩu ở dạng tinh mang lại hiệu quả kinh tế
cao hơn.
Thứ hai, kỹ thuật và khoa học công nghệ góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp

phát triển, thông qua việc nghiên cứu, lai tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi có năng
suất cao, hiệu quả kinh tế tốt, kết hợp với các loại phân bón, thuốc trừ sâu, các máy
móc thiết bị hiện đại để tạo ra năng suất nông nghiệp cao hơn (Nguyễn Trọng Hoài,
2013, trang 203, 204)
Thứ ba, khoa học công nghệ thúc đẩy giao thƣơng trong nƣớc và quốc tế, với
việc áp dụng khoa học công nghệ chế tạo, cải tiến các phƣơng tiện vận tải, thay thế
những phƣơng tiện cũ bởi các phƣơng tiện hiện đại, hiệu quả nhằm xóa bỏ các khoảng
cách về không gian và thời gian, giúp doanh nghiệp giảm đƣợc các chi phí kinh doanh
và mở rộng thị trƣờng, thƣơng mại quốc tế thuận lợi hơn (Nguyễn Trọng Hoài, 2013,
trang 281)
Thứ tƣ, khoa học công nghệ giúp cuộc sống ngƣời dân ngày càng nâng cao, giúp
cho ngƣời dân tiếp cận với nhiều thông tin hơn, giúp ngƣời dân hiểu rõ hơn về môi
trƣờng kinh tế, xã hội, chính trị xung quanh để xây dựng các kế hoạch kinh doanh phù
hợp (Nguyễn Toàn Thắng, 2012)
- Ảnh hƣởng của tài nguyên
Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
tích luỹ vốn và phát triển ổn định. Tài nguyên thiên nhiên của mỗi quốc gia không
giống nhau. Những quốc gia có tài nguyên thiên nhiên ƣu đãi, đa dạng có thể rút ngắn
11


quá trình tích luỹ vốn bằng cách khai thác các sản phẩm thô để bán hoặc để đa dạng
hoá nền kinh tế tạo nguồn vốn tích ban đầu cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại
hoá đất nƣớc. Sự đa dạng tài nguyên, là cơ sở để phát triển nhiều ngành kinh tế, ít bị
phụ thuộc vào nguồn tài nguyên không ổn định trên thị trƣờng thế giới. Những quốc
gia có nguồn tài nguyên phong phú có thể tăng trƣởng trong những điều kiện ổn định.
2.1.3. Lý thuyết về tác động của đầu tƣ đối với tăng trƣởng kinh tế qua các
mô hình tăng trƣởng kinh tế
2.1.3.1. Mô hình tăng trƣởng Harrod – Domar
Theo Nguyễn Trọng Hoài (2013), trong mô hình Harrod – Domar thì mọi nền

kinh tế đều phải dành một tỷ lệ thu nhập nhất định để bù đắp những hao mòn của trữ
lƣợng vốn đã đầu tƣ còn gọi là khấu hao trữ lƣợng vốn của nền kinh tế (nhà cửa, thiết
bị, vật liệu…). Ngoài ra nền kinh tế muốn thúc đẩy tăng trƣởng thì tất yếu phải có đầu
tƣ mới, hay còn gọi là đầu tƣ thuần.
Giả thuyết rằng có một mối quan hệ kinh tế trực tiếp giữa quy mô trữ lƣợng vốn,
gọi là K và lao động gọi là L và tổng sản phẩm quốc gia GNP, đƣợc ký hiệu là Y. Điều
này giúp chúng ta xây dựng một hàm sản xuất có dạng Y= f(K, L). Với giả thuyết
năng suất không đổi theo quy mô thì hàm số sản xuất này có thể viết lại nhƣ sau Y/L =
f (K/L,1) hay còn gọi là hàm số sản xuất trên mỗi lao động. Mô hình Harrod – Domar
giả định tỷ lệ giữa vốn và lao động nghĩa là tỷ lệ K/L là không đổi.
Giả sử chúng ta gọi tỷ lệ vốn và sản lƣợng là k hay k = Y/K hay Y = (1/k)K từ
đây chúng ta có thể viết lại :
hay

hay

Tỷ lệ này gọi là ICOR là số vốn đầu tƣ cần thiết để tạo nên một đơn vị tăng
trƣởng trong thu nhập.
Gọi g là tốc độ tăng trƣởng của tổng sản phẩm quốc gia thì

Gọi s là tỷ lệ tiết kiệm (0sử toàn bộ tiết kiệm này đƣợc chuyển sang đầu tƣ ký hiệu là I thì:
S = sY = I
12


Hàng năm, sự thay đổi của trữ lƣợng vốn tùy thuộc vào lƣợng vốn đầu tƣ mới và
khấu hao vốn của nền kinh tế. Gọi d là tỷ lệ khấu hao (0lƣợng vốn hàng năm sẽ là
Ta có thể viết lại

Kết hợp các biểu thức trên ta có: g = s/k –d
Hàng năm, sự thay đổi của trữ lƣợng vốn tùy thuộc vào lƣợng vốn đầu tƣ mới và
khấu hao vốn của nền kinh tế. Gọi d là tỷ lệ khấu hao (0lƣợng vốn hàng năm sẽ là
Ta có thể viết lại
Kết hợp các biểu thức trên ta có: g = s/k –d
Đây là diễn tả đơn giản của công thức Harrod – Domar nổi tiếng trong lý thuyết
tăng trƣởng kinh tế, phản ánh cho thấy tốc độ tăng trƣởng GNP,

đƣợc xác bởi:

- Tỷ lệ tiết kiệm của quốc gia, s;
- Hệ số k (gọi là ICOR); và
- Tỷ lệ khấu hao d
Với một tỷ lệ khấu hao cho trƣớc, nền kinh tế càng có khả năng tiết kiệm cao
(điều này đồng nghĩa với đầu tƣ cao) thì sự tăng trƣởng của GNP sẽ càng lớn. Ngoài tỷ
lệ tiết kiệm, chỉ số k, hay còn gọi là ICOR càng thấp cũng ảnh hƣởng đến kết quả tăng
trƣởng thu thập trong nền kinh tế (Nguyễn Trọng Hoài, 2013, trang 54)
Vốn là nhân tố chính đƣợc tạo ra bởi đầu tƣ và tiết kiệm là nguồn để tạo ra đầu tƣ
vốn cho tăng trƣởng kinh tế. Mô hình đã làm rõ mối quan hệ giữa nhu cầu vốn đầu tƣ
và tốc độ tăng trƣởng kinh tế.

13


2.1.3.2. Hàm sản xuất Cobb – Douglas
Theo Nguyễn Thị Cành (2004), Mô hình tăng trƣởng dạng hàm sản xuất thƣờng
đƣợc sử dụng trong nghiên cứu dƣới dạng phƣơng trình:
Q= f (K, L, N, t)
Trong đó:

Q: tổng sản phẩm xã hội (hoặc GDP trong GNP)
K: Vốn đầu tƣ
L: Lao động
N: Tài nguyên thiên nhiên, đất đai
t: khoa học công nghệ theo thời gian
Phƣơng trình này thƣờng đƣợc trình bày dƣới dạng hàm mũ:
Q = AKαLβ
Đây là hàm sản xuất Cobb – Douglas, hàm sản xuất cobb – Douglas cho biết có
bốn yếu tố tác động đến tăng trƣởng kinh tế gồm vốn, lao động, tài nguyên, khoa học
công nghệ trong đó khoa học công nghệ là yếu tố quan trọng nhất trong sự phát triển
kinh tế. Các hệ số A, α, β là các hệ số không đổi chƣa biết. Tổng hệ số co giản α và β
có ý nghĩa kinh tế quan trọng.
- Nếu tổng hệ số co giản (α + β) = 1, thì hàm sản xuất cho biết tình trạng doanh
lợi không thay đổi theo qui mô, có nghĩa là % tăng các yếu tố đầu vào bằng % tăng sản
lƣợng đầu ra.
- Nếu tổng hệ số co giản (α + β) > 1, thì hàm sản xuất cho biết tình trạng doanh
lợi tăng dần theo qui mô, có nghĩa là % tăng các yếu tố đầu vào nhỏ hơn % tăng sản
lƣợng đầu ra.
- Nếu tổng hệ số co giản (α + β) < 1, thì hàm sản xuất cho biết tình trạng doanh
lợi giảm dần theo qui mô, có nghĩa là % tăng các yếu tố đầu vào lớn hơn % tăng sản
lƣợng đầu ra.
Mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas thƣờng đƣợc áp dụng cho một ngành sản
xuất, xác định mối quan hệ giữa tăng tổng sản phẩm của ngành với các yếu tố vốn và
lao động. Có thể dùng dự báo chỉ tiêu tổng sản phẩm của ngành khi biết trƣớc đƣợc
khả năng đầu tƣ vốn, lao động của ngành, theo yêu cầu phát triển của các giai đoạn (t).
14


Hàm số trên sau này thƣờng đƣợc mở rộng bằng cách bổ sung thêm nhiều yếu tố
nữa nhƣ tài nguyên và tiến bộ kỹ thuật. Chẳng hạn, dạng hàm Cobb – Douglas –

Timbergin:
Q = AKαLβNxeγ
Trong đó:
N: đất đai hoặc tài nguyên
e: cơ số logarit neper
Các tham số a, β, γ là các hệ số co giãn để chỉ sự gia tăng của các yếu tố vốn đầu
tƣ, lao động, tài nguyên ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm
chẳng hạn qua hàm này có thể xác định đƣợc mức tăng trƣởng tổng sản phẩm (Q) khi
nhân tố lao động K, hoặc nhân tố lao động L tăng lên 1 %.
Nhƣ vậy khi dùng hàm sản xuất để xác định mối tƣơng quan giữa tăng trƣởng
của tổng sản phẩm với vốn, lao động, hoặc cả vòng quay của đất (N) thì phải dựa vào
các yếu tố đầu vào thực tế về vốn, lao động, và tổng sản phẩm xã hội. Và mối quan hệ
của hàm này đƣợc coi là một dạng của hàm tƣơng quan hồi quy phi tuyến tính
(Nguyễn Thị Cành, 2004, trang 25, 26, 27).
2.1.3.3. Mô hình tăng trƣởng Solow
Nhà khoa học Robest Solow đã cố gắng giải thích nguồn gốc của sự tăng trƣởng
bằng một dạng khác của hàm sản xuất cho phép phân tích đánh giá các nguyên nhân
hay các nguồn gốc khác nhau của sự tăng trƣởng gọi là mô hình Solow. Mô hình
Solow tập trung vào các biến số: sản lƣợng đầu ra, vốn, lao động. Mô hình cho phép
có trạng thái cân bằng toàn dụng liên tục bằng cách giả định rằng vốn và lao động có
thể thay thế nhau trong quá trình sản xuất.
Mô hình Solow với luận điểm cơ bản là việc tăng vốn sản xuất chỉ ảnh hƣởng
đến tăng trƣởng kinh tế trong ngắn hạn mà không ảnh hƣởng trong dài hạn, tăng
trƣởng sẽ đạt trạng thái dừng. Một nền kinh tế có mức tiết kiệm cao hơn sẽ có mức sản
lƣợng cao hơn không ảnh hƣởng đến tăng trƣởng kinh tế trong dài hạn.
Điểm xuất phát của mô hình Solow là hàm sản xuất tân cổ điển đồng nhất, một
đặc trƣng cho sinh lợi không đổi theo quy mô. Giả thiết này hàm ý rằng với một phần
trăm gia tăng đồng thời trong lao động và vốn cũng sẽ dẫn đến cùng phần trăm gia
15



tăng trong sản lƣợng. Khi tăng thêm một đơn vị lao động hoặc vốn (các yếu tố khác
không đổi) thì phần sản phẩm tăng thêm sẽ thấp hơn so với sự gia tăng trƣớc đó.
Gọi Y là tổng thu thập trong nền kinh tế, K và L là tổng số vốn và lao động trong
nền kinh tế. Vốn ở mô hình này đƣợc hiểu là vốn vật thể. Từ đó ta có hàm sản xuất
đơn giản nhƣ sau:
Y = F(K,L)
Với hai giả định trên cho ta biến sản phẩm biên của vốn và lao động tăng nhƣng
giá trị sản phẩm biên đó là giảm dần.
Vốn đầu tƣ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Cụ thể công nhân ở các
nƣớc giàu đƣợc trang bị nhiều máy móc thiết bị hơn nên họ tạo ra năng suất lao động
cao hơn. Nhƣng để tích lũy vốn cần sự tiết kiệm trong nhiều năm. Nhƣ ta đã biết thu
nhập trong nền kinh tế đƣợc sử dụng với 2 mục đích là tiết kiệm và tiêu dùng. Sự gia
tăng trữ lƣợng vốn đến một thời điểm nào đó có đƣợc bằng đầu tƣ gộp sau khi trừ đi
các khoản khấu hao. Hay khi có đầu tƣ mới thì trữ lƣợng vốn sẽ tăng lên, nhƣng vốn
cũng bị khấu hao theo thời gian với một tỷ lệ δ.
Điểm cơ bản của mô hình Solow: tích lũy vốn trên một đơn vị lao động tăng khi
đầu tƣ thực tế mỗi đơn vị lao động lớn hơn phần bù đắp bình quân mỗi đơn vị lao động
trong quá trình sản xuất. Nếu đầu tƣ để tạo ra vốn mới vẫn còn lớn hơn lƣợng vốn bị
khấu hao, thì vốn tiếp tục tăng. Vốn sẽ tăng cho đến khi đầu tƣ mới chỉ đủ bằng lƣợng
khấu hao, khi đó vốn mới không đƣợc sản sinh thêm nữa, nền kinh tế sẽ đạt trạng thái
dừng
Trạng thái dừng là điểm cân bằng mà ở đó lƣợng vốn giữ nguyên không đổi, bởi
vì lƣợng đầu tƣ để tạo ra vốn mới mỗi năm chỉ đủ để bù trừ phần vốn bị hao mòn. Khi
vốn không tăng thì sản lƣợng cũng sẽ không tăng. Vì vậy, ở trạng thái dừng, lƣợng vốn
trên một lao động là cố định, và sản lƣợng trên một lao động là cố định. Vốn và lao
động không tăng thì tổng sản lƣợng cũng là cố định.
- Thay đổi tỷ lệ tiết kiệm

16



Giả sử ngƣời dân tiêu dùng ít hơn và tỷ lệ tiết kiệm trung bình tăng vì một lý do
ngoại sinh nào đó. Tỷ lệ tiết kiệm cao hơn sẽ dẫn đến đầu tƣ nhiều hơn. Đầu tƣ nhiều
hơn tạo ra lƣợng vốn mới nhiều hơn, và nền kinh tế đạt trạng thái dừng ở một mức vốn
mới cao hơn (Nguyễn Trọng Hoài, 2013, trang 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92).
- Thay đổi lƣợng lao động
Giả định rằng lực lƣợng lao động tăng trƣởng với tỉ lệ n (n là ngoại sinh.) Trƣớc
kia, lƣợng vốn ở trạng thái dừng chỉ cần đủ để bù đắp phần khấu hao (đầu tƣ mới bằng
đúng phần vốn bị khấu hao). Nhƣng nếu lao động tăng hàng năm với tốc độ n, thì ở
trạng thái dừng, để k không đổi (Δk=0), đầu tƣ phải đủ để bù đắp:
δk: lƣợng vốn bị khấu hao
n k: lƣợng vốn cần cho lƣợng lao động mới tăng thêm
Vì vậy, (δ + n)k còn gọi là mức đầu tƣ hòa vốn. Phƣơng trình thay đổi của vốn
trở thành:
Tốc độ tăng lao động cao hơn sẽ cho nền kinh tế đạt trạng thái dừng sớm hơn, nghĩa là
ở mức k* thấp hơn. Và vì y = f(k), khi k* thấp hơn sẽ dẫn tới y* thấp hơn (Nguyễn
Trọng Hoài, 2013, trang 95, 96, 97, 98, 99)
- Thay đổi công nghệ
Thay đổi công nghệ, hay tiến bộ công nghệ có nghĩa là chúng ta có thể sản xuất
ra nhiều sản lƣợng hơn với cùng một lƣợng vốn và lao động.
Tiến bộ công nghệ có thể làm tăng năng suất tổng hợp của cả vốn và lao động.
Tiến bộ công nghệ cũng có thể tập trung vào nâng cao hiệu quả lao động và tiến bộ
công nghệ cũng có thể tập trung vào nâng cao hiệu quả
Hàm sản xuất với yếu tố công nghệ thay đổi sẽ có dạng:
Y = F(K, AL) = Kα(AL)(1-α)
Trong đó L là lƣợng lao động, A là tình trạng công nghệ.
17



Khi tăng số công nhân hay tiến bộ công nghệ đều có ảnh hƣởng nhƣ nhau đối với
sản lƣợng. Độ co giãn của sản lƣợng theo vốn hoặc theo lao động hiệu dụng lần lƣợt là
tỷ trọng thu nhập của vốn và lao động trong thu nhập.
Trong dài hạn, tốc độ tăng trƣởng của vốn và lao động đƣợc cho trƣớc một cách
ngoại sinh. Chỉ có tiến bộ khoa học công nghệ mới giải thích đƣợc sự gia tăng không
ngừng của mức sống (Nguyễn Trọng Hoài, 2013, trang 100, 101)
2.2.

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƢ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ

QUA CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.2.1.

Một số nghiên cứu nƣớc ngoài



Mô hình nghiên cứu của Ejaz Ghani and Musleh –ud Din (2006)

Nghiên cứu sử dụng mô hình VAR gồm đầu tƣ công (IG), đầu tƣ tƣ nhân (IP),
chi tiêu công (CG), và GDP (Y). Dữ liệu về các biến trong điều kiện thực tế trong giai
đoạn 1973-2004 .
Y = β0 +𝜷1(IG) + 𝜷2 (IP) + 𝜷3(CG)
Trong đó: Y là GDP, IG là đầu tƣ công, IP là đầu tƣ tƣ nhân, CG là chi tiêu công
Mô hình đƣợc đề xuất với kỳ vọng về các biến đầu tƣ công, đầu tƣ tƣ nhân, chi
tiêu công tác động dƣơng đến tăng trƣởng kinh tế Pakistant.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tăng trƣởng kinh tế phần lớn đƣợc thúc đẩy bởi
đầu tƣ tƣ nhân. Đầu tƣ công và chi tiêu công tác động rất ít đến tăng trƣởng kinh tế
Pakistant.
Tuy nghiên cứu đã kiểm định đƣợc tác động của đầu tƣ công đến tăng trƣởng

kinh tế tại Pakistant nhƣng nghiên cứu còn có hạn chế nhất định. Ở nghiên cứu này
không phản ánh hết các yếu tố trọng yếu tạo ra tăng trƣởng. Yếu tố lao động chƣa
đƣợc xem xét trong nghiên cứu.


Mô hình nghiên cứu của Sheikh Touhidul Haque (2012)

Tất cả dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu đƣợc thu thập từ các chỉ số phát triển thế
giới của Ngân hàng Thế giới và Thống kê Tài chính Quốc tế của bộ số liệu IMF trong
thời gian từ 1973 đến 2011.
18


Mô hình nghiên cứu nhƣ sau:
LGDP = α0 + α1 LKp + α2 LKg + ut
Các biến LGDP , LKg và LKp trong mô hình đƣợc thực hiện nhƣ là tổng sản
phẩm trong nƣớc, vốn khu vực công và vốn khu vực tƣ nhân.
Tác giả kỳ vọng các biến trong mô hình nhƣ sau: α0 > 0, α1> 0, α2 >0 hay đầu tƣ
khu vực công, đầu tƣ khu vực tƣ nhân tác động dƣơng đến tăng trƣởng kinh tế
Bangladesh. Các tập dữ liệu chứa 39 quan sát có dung lƣợng lớn hơn so với yêu cầu số
lƣợng tối thiểu để phân tích thống kê
Kết quả nghiên cứu cho thấy đầu tƣ công có hệ số tích cực và có ý nghĩa thống
kê ở mức 1%. Điều này ngụ ý rằng đầu tƣ công có tác động ngắn hạn tích cực vào tăng
trƣởng kinh tế Bangladesh. Mặt khác, đầu tƣ tƣ nhân không có bất kỳ tác động đáng kể
vào tăng trƣởng kinh tế.
Ngoài ra, cả đầu tƣ công và đầu tƣ tƣ nhân với độ trễ thứ ba và thứ năm có hệ số
tích cực và có ý nghĩa thống kê ở mức độ đáng kể 5 %. Điều này suy ra rằng sự hình
thành vốn trong cả hai lĩnh vực với độ trễ thứ ba và độ trễ thứ năm có tác động tích
cực về tăng trƣởng kinh tế. Và quan trọng nhất , điều này cũng có thể cho rằng nó có
thể mất thời gian đáng kể cho cả nhà nƣớc và đầu tƣ tƣ nhân để đạt đƣợc trạng thái cân

bằng trong ngắn hạn.
Nghiên cứu này sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu hồi quy cổ điển nên vẫn còn
hạn chế khi phân tích kiểm định chỉ thấy đƣợc tác động của đầu tƣ công đến tăng
trƣởng kinh tế, không phân tích đƣợc tác động của tăng trƣởng kinh tế của đầu tƣ
công.
2.2.2.

Một số nghiên cứu trong nƣớc



Mô hình nghiên cứu của Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư và cộng sự

(2014)
Mô hình nghiên cứu của đề tài nhƣ sau:
Hay gt = α0 + α1 Igt + α2 Ipt + α3 Ift + α4 Lt
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế phụ thuộc vào các biến: tỷ lệ tăng vốn đầu tƣ công
19


trên GDP, tỷ lệ tăng vốn đầu tƣ tƣ nhân trên GDP, tỷ lệ tăng vốn đầu tƣ khu vực có
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên GDP, tỷ lệ tăng lực lƣợng lao động hàng năm.
Các biến đƣợc kỳ vọng có hiệu ứng dƣơng ý nghĩa đối với tăng trƣởng kinh tế và
tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa các biến. Các biến thời gian đƣợc sử dụng trong
nghiên cứu là dữ liệu hàng năm trong khoảng thời gian 1988 – 2012.
Kết quả tính toán tác động dài hạn từ mô hình ARDL cho thấy đầu tƣ công trên
GDP, đầu tƣ tƣ nhân trên GDP, đầu tƣ khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên GDP, tỷ
lệ tăng trƣởng lao động đều có tác động cùng chiều lên tăng trƣởng kinh tế trong dài
hạn một cách có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên tác động của đầu tƣ công đến tăng
trƣởng kinh tế là yếu nhất.

Trong ngắn hạn tác động của đầu tƣ công đối với tăng trƣởng kinh tế không có ý
nghĩa thống kê.
Nghiên cứu đã phân tích, đánh giá tác động của đầu tƣ công đến tăng trƣởng
kinh tế tại Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, nghiên cứu không bốc
tách đƣợc đầy đủ hiện trạng tại Việt Nam, có sự khác biệt ở các tỉnh và các vùng miền
tại Việt Nam.


Mô hình nghiên cứu của Tô Trung Thành (2012)

Mô hình nghiên cứu:
Yt = α0 +α1GIt +α2PIt
Trong đó:
Y: tăng trƣởng kinh tế
GI: đầu tƣ khu vực nhà nƣớc
PI: Đầu tƣ khu vực tƣ nhân
Dấu của tất cả các biến đƣợc kỳ vọng là dƣơng. Điều này có nghĩa là đầu tƣ khu
vực nhà nƣớc, đầu tƣ khu vực tƣ nhân đƣợc kỳ vọng có hiệu ứng dƣơng ý nghĩa đối
với tăng trƣởng kinh tế. Dữ liệu các biến đƣợc thu thập từ năm 1986 – 2010.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cho thấy đầu tƣ khu vực nhà nƣớc, đầu tƣ khu vực
20


×