Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

tóm tắt luận án rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học sinh học 11 trung hoc pho thong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 28 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
============o0o============

TRẦN SỸ LUẬN

RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG TỰ HỌC TRONG
DẠY HỌC SINH HỌC 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn sinh học
Mã số: 62 14 01 11
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ GIÁO DỤC HỌC
Hà Nội, năm 2013
2
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA SINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, Trường ĐHSP Hà Nội
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Đình Nhâm, Trường Đại học Vinh
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Phúc Chỉnh, Trường Đại học Sư phạm - Đại
học Thái Nguyên
Phản biện 3: TS. Vũ Đức Lưu, Viện KHGD Việt Nam
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước
họp tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
vào hồi giờ ngày tháng 10 năm 2013
Có thể tìm hiểu luận án này tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
3
1
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


1. Để thích ứng với xã hội hiện đại, mỗi người cần phải học không chỉ
trong thời gian ở nhà trường mà học tiếp cả cuộc đời. Điều này đòi hỏi, dạy
học ngày nay phải dạy cách học, kỹ năng (KN) học, đặc biệt là KN tự học
(TH) để hình thành và phát triển năng lực TH cho học sinh (HS). Học
không chỉ là tri thức mà học cả cách tìm ra tri thức và những KNTH cần thiết
để TH một cách hiệu quả. Theo cách hiểu này, kiến thức chưa phải là đích
cuối cùng của dạy học, mà qua kiến thức phải thức đẩy động cơ, hình thành
phương pháp, KNTH hay năng lực TH mới là đích cuối cùng.
2. Trong thực tiễn, đa số HS đạt được KNTH Sinh hoc 11 (SH11) còn
ở mức thấp; động cơ, hứng thú với môn học chưa cao; thời lượng dành cho
TH SH11 còn ít; phần lớn giáo viên (GV) chưa xác định được hệ thống các
KN cơ bản, cần có để học SH11 và biện pháp hình thành; GV vẫn nặng về
dạy kiến thức mà từ kiến thức chưa hình thành KNTH cho HS.
3. Để đạt mục tiêu hình thành kiến thức sinh học cấp cơ thể một cách
hệ thống, HS phải sáp nhập kiến thức mới thu nhận về từng hoạt động sinh
lý với nhau và với vốn kiến thức đã có. Học theo con đường lô gic như vậy,
rất phù hợp với học tập theo quan điểm lý thuyết kiến tạo (xây dựng kiến
thức). Đây là điều kiện thuận lợi để rèn luyện KNTH cho HS.
4. Vấn đề TH đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm,
nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau, tuy nhiêu nghiên cứu về KNTH
trong SH11 thì chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Rèn luyện cho học
sinh KNTH trong dạy học SH11” làm đề tài nghiên cứu.
II. MỤC TIÊU
Xác định được hệ thống các KN cơ bản, cần có để TH SH11; xây dựng
và sử dụng được biện pháp rèn luyện các KN đó một cách hợp lý, nhằm nâng
cao KNTH cho HS trong dạy học SH11.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng
Hệ thống các KNTH SH11 và biện pháp hình thành.

2. Khách thể
Quá trình dạy học SH11.
2
IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xác định được hệ thống các KN cơ bản, cần có để TH SH11; xây
dựng và sử dụng được biện pháp rèn luyện các KN đó một cách hợp lý, sẽ
nâng cao KNTH cho HS trong dạy học SH11.
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan các nghiên cứu về TH và KNTH.
2. Xây dựng cơ sở xác định KNTH SH11 và biện pháp hình thành.
3. Đánh giá thực trạng KNTH SH11 của HS và biện pháp rèn luyện
KNTH SH11 cho HS trong dạy học SH11 của GV.
4. Phân tích, xác định đặc điểm, lôgic nội dung SH11 làm cơ sở xác
định các KN cần có để TH SH11 và biện pháp hình thành.
5. Xác định hệ thống KNTH SH11 cần rèn luyện, các thao tác (TT)
thực hiện KN và yêu cầu cần đạt đối với mỗi KN.
6. Xây dựng và sử dụng quy trình rèn luyện KNTH SH11 trong hình
thức bài lên lớp.
7. Thực nghiệm sư phạm (TNSP) kiểm chứng giả thuyết khoa học của
đề tài.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
2. Phương pháp điều tra
3. Phương pháp TNSP
4. Phương pháp xử lý kết quả TNSP
VII. GIỚI HẠN CỦA LUẬN ÁN
Hệ thống các KNTH cơ bản, cần có để TH SH11 và biện pháp hình
thành trong hình thức bài lên lớp.
VIII. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc xác định KNTH

SH11 và biện pháp hình thành.
2. Xác định được hệ thống KN cơ bản, cần có để TH SH11, cách thực
hiện từng KN (trình tự TT của KN) và yêu cầu cần đạt đối với mỗi KN.
3. Xây dựng được quy trình rèn luyện KNTH SH11 và các biện pháp
cụ thể trong từng bước để rèn luyện KNTH SH11 cho HS trong hình thức
bài lên lớp.
4. Xác định được cách thức đánh giá KNTH (quy trình, tiêu chí đánh
giá từng KNTH SH11) và vận dụng để đánh giá mức độ đạt được KNTH
SH11 của HS qua rèn luyện.
3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ
NĂNG TỰ HỌC SINH HỌC 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU VỀ TỰ HỌC VÀ KỸ NĂNG TƯ HỌC
1.1.1. Tự học
Vấn đề TH đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm,
nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau, trong đó đặc biệt phải kể đến
các nghiên cứu về cơ chế học tập (lý thuyết về học). Tuy câu trả lời về cơ
chế học vẫn chưa được thỏa đáng, nhưng những lý thuyết này đã tạo nên
những điểm tựa cho các quan điểm, xu hướng dạy học qua các thời đại. Cùng
với các nghiên cứu về cơ chế học, có nhiều nghiên cứu ứng dụng trong các
lĩnh vực dạy học cụ thể: xây dựng giải pháp, quy trình, biện pháp,…đã góp
phần đáng kể vào việc hoàn thiện lý luận về TH và nâng cao hiệu quả TH.
Tuy nhiên, nghiên cứu về TH theo hướng hình thành và phát triển KN
trong dạy học SH11 thì chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy
đủ và hệ thống
1.1.2. Kỹ năng tự học
KNTH được các tác giả xem như là điều kiện để thực hiện quá trình
học tập đạt hiệu quả. Có nhiều nghiên cứu về KN và KNTH theo nhiều
hướng khác nhau: KN làm việc với sách giáo khoa (SGK), KN thảo luận

nhóm, kỹ năng học tập,… Tuy nhiên, trong lĩnh vực sinh học còn ít các
nghiên cứu về KN, đặc biệt KNTH SH11 thì chưa có nghiên cứu nào ở mức
luận án tiến sỹ.
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KNTH VÀ RÈN LUYỆN KNTH
1.2.1. Quan niệm về học
Đến nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về học, sự khác nhau đó là
do quan điểm, cách tiếp cận. Có hai cách tiếp cận chính:
Cách thứ nhất, xem học là sự ghi nhớ, ghi chép, lặp lại, tích lũy số
lượng thông tin và sử dụng khi cần. Cách tiếp cận này, chỉ phản ánh được
mức độ thấp của quá trình học tập.
Cách tiếp cận thứ 2, xem học là sự phân tích, tổng hợp, làm thay đổi
nhận thức, thông hiểu thực tiễn, biến đổi con người, Cách tiếp cận này, đi vào
chiều sâu, bản chất; xem học là sự tích cực, tự lực, chủ động ở người học hay
được hiểu là TH. Tiếp thu các quan điểm trên, chúng tôi cho rằng: Học là
một quá trình tự biến đổi mình bằng cách tác động vào thế giới mà nhân
loại đã khám phá, tái tạo lại thành tài sản riêng của người học là phù hợp
với quan điểm hiện nay.
4
1.2.2. Lý thuyết kiến tạo
Đến nay, có nhiều lý thuyết khác nhau về học, trong luận án này,
chúng tôi sử dụng lý thuyết kiến tạo làm nền tảng lý luận cho việc xác định
KNTH SH 11 và biện pháp hình thành.
Tư tưởng của lý thuyết này là đặt vai trò, vị trí của người học lên hàng
đầu:“Mỗi cá nhân tự xây dựng tri thức cho riêng mình, không đơn thuần
chỉ là tiếp nhận tri thức ở người khác”. Trong quá trình học tập, người học
phải thực hiện theo cơ chế: “đồng hóa”, “điều ứng”, “biến đổi”, “cân
bằng cấu trúc nhận thức”, “thích nghi” với môi trường.
Vận dụng quan điểm lý thuyết kiến tạo, chúng tôi cho rằng, để đạt
được mục tiêu học tập, HS phải sáp nhập kiến thức mới thu nhận vào hệ
thống kiến thức đã có. Quá trình đó, có thể minh họa bằng sơ đồ (sơ đồ 1.1).

Sơ đồ 1.1. Quá trình sáp nhập kiến thức mới thu nhận vào vốn kiến
thức đã có theo tư tưởng lý thuyết kiến tạo.
Từ quan điểm lý thuyết kiến tạo, chúng tôi rút ra một số luận điểm
làm cơ sở cho việc xác định KNTH SH11 và biện pháp rèn luyện:
Học tập của HS là một quá trình, dưới sự hướng dẫn của GV, HS tích
cực, tự lực, chủ động chuyển hóa kiến thức từ chương trình đào tạo thành
kiến thức riêng của cá nhân. Để thực hiện được điều này, HS phải thu nhận
kiến thức mới, sáp nhập với kiến thức đã có, cấu trúc lại hệ thống kiến thức,
cải tạo kiến thức cũ, tạo ra hệ thống kiến thức mới, rồi vận dụng kiến thức
đó vào những tình huống khác nhau. Trong quá trình kiến tạo có thể xuất
hiện những mâu thuẫn, khi đó phải xác định sự tương thích giữa kiến thức
mới thu nhận với kiến thức đã có theo ánh sáng của kiến thức mới. Giải
quyết mâu thuẫn này là tìm ra những điểm tương thích theo những quan
điểm phù hợp gọi là “điều ứng”, nghĩa là điều chỉnh lại để kiến thức mới và
cũ hợp nhất tạo thành một thể thống nhất. Sau khi thu nhận và sáp nhập cần
phải “xã hội hóa” sản phẩm mới học bằng cách HS diễn đạt lại kết quả nhận
Vốn kiến thức đã có
Kiến thức mới
thu nhận
Điều chỉnh và
sáp nhập lại
Phù
hợp
Sáp
nhập
Tri thức
mới
Không
phù hợp
Đồng

hóa
5
thức của mình, sau đó bạn bè, thầy/cô góp ý, nhận xét, chỉnh sửa giúp mỗi
HS nhận thức đúng về ND học và điều chỉnh cách học sao cho phù hợp.
1.2.3. Tự học
1.2.3.1. Quan niệm về tự học
Theo quan điểm hiện nay, bản chất của học là TH, nghĩa là chủ thể tác
động vào ND học một cách tích cực, tự lực để đạt được mục tiêu học tập.
Quá trình hình thành kiến thức, KN, thái độ chủ yếu là do HS tự lực
thực hiện, còn môi trường học chỉ đóng vai trò trợ giúp. Học chỉ có hiệu
quả khi người học ý thức được việc học là cho mình, từ đó có động cơ, ý
chí và quyết tâm để vượt qua những khó khăn, trở ngại trong học tập.
Chúng tôi cho rằng: TH là một quá trình chủ thể nhận thức tác động
một cách tích cực, tự lực và chủ động vào thế giới mà nhân loại đã khám
phá, chuyển hóa chúng thành tài sản riêng, làm cho bản thân phát triển.
Như vậy, TH là mức độ cao của học, là sự tích cực, tự lực của người
học, quá trình này mang sắc thái cá nhân. Tuy nhiên, với HS phổ thông để
việc TH đạt hiệu quả cần thiết phải có sự hướng dẫn, trợ giúp của GV.
1.2.3.2. Các hình thức tự học
Hình thức TH rất đa dạng. Có có thể khái quát thành sơ đồ:
Sơ đồ 1.2. Quá trình đạt được mục tiêu học tập theo con đường TH
Theo hướng nghiên cứu, chúng tôi chọn hình thức TH trong bài lên lớp
có hướng dẫn của GV để tổ chức rèn luyện KNTH cho HS.
1.2.3.3. Các giai đoạn của quá trình tự học
Dựa vào quan điểm chu trình học, quan điểm lý thuyết kiến tạo biện
chứng, chúng tôi cho rằng quá trình TH gồm các giai đoạn (sơ đồ 1.3).
Từ sơ đồ 1.3 cho thấy, quá trình TH một chủ đề cần trải qua:
- Giai đoạn I - Tự nghiên cứu:
+ Bước 1 - Xác định ND theo định hướng của chủ đề, là khâu đầu tiên
của quá trình học một chủ đề, nhằm nhận ra chủ đề và các ND thuộc chủ đề.

+ Bước 2 - Xác định bản chất của ND trong chủ đề, nhằm xác định
trong các kiến thức cần thu nhận, kiến thức nào là chủ yếu, cốt lõi
Mục tiêu GD
TH theo HD
Mục tiêu học
tập
Các nhà KH, SP
Kinh nghiệm
xã hội
ND dạy học
Trong nhà trường
Tổ chức
HDTH
TH qua tài liệu
HDTH
Qua thực tế
TH theo SGK
6
+ Bước 3 - Xác định quan hệ giữa kiến thức mới thu nhận với nhau
và với kiến thức đã có, nhằm chỉ ra dạng quan hệ giữa các kiến thức, liên
kết các kiến thức.
+ Bước 4 - Xác định vị trí của kiến thức mới trong hệ thống kiến thức
đã có, nhằm đưa kiến thức mới vào vị trí (tọa độ) phù hợp trong hệ thống.
- Giai đoạn II - Tự thể hiện và hợp tác:
+ Bước 5 - Diễn đạt kiến thức, nhằm bộc lộ sản phẩm mới kiến tạo,
làm cơ sở cho việc thảo luận, chỉnh sửa. Có nhiều cách diễn đạt: lập dàn ý,
lập bảng hệ thống, lập sơ đồ hệ thống,…
+ Bước 6 - Thảo luận, nhằm bàn luận, soi xét lại sản phẩm mới học.
- Giai đoạn III - Tự điều chỉnh:
+ Bước 7 - Tự điều chỉnh, nhằm bổ sung, sửa chữa, hoàn thiện kiến

thức, KN và rút kinh nghiệm về cách học.
- Giai đoạn IV - Vận dụng kiến thức
Bước 8 - Vận dụng kiến thức, nhằm nhận ra giá trị của từng kiến thức
và sử dụng được nó vào những tình huống khác nhau.
Sơ đồ 1.3. Các giai đoạn của quá trình TH một chủ đề
Tóm lại, quá trình TH một chủ đề được diễn ra theo 4 giai đoạn: tự
nghiên cứu, hợp tác, tự điều chỉnh và vận dụng.
1.2.4. Quan niệm về kỹ năng và kỹ năng tự học
1.2.4.1. Kỹ năng
Có nhiều quan điểm khác nhau về KN, theo hướng nghiên cứu của
luận án, chúng tôi hiểu rằng: KN là khả năng của con người thực hiện một
cách có hiêụ quả một hành động nào đó để đạt được mục đích xác định
bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức hành động phù hợp với
điều kiện, hoàn cảnh và phương tiện nhất định.
Cấu trúc của KN, hầu hết các tác giả xác định gồm ba yếu tố:
- Một là, mục đích và nhiệm vụ mà hành động phải thực hiện;
Chủ thể
thay đổi
Tự thể hiện
(diễn đạt)
Tự điều chỉnh
Đối tượng
học (ND)
Xác định ND học
Xác định bản chất ND
Xác định quan hệ giữa
kiến thức mới thu nhận
với kến thức đã có
Xác định vị trí ND mới
thu nhận trong hệ

thống kiến thức đã có
Sáp
nhập
Tư duy
Thu nhận
Chủ thể
học
Vận dụng
7
- Hai là, tri thức về phương thức (cách thức) thực hiện các TT hành
động và tri thức về đối tượng hành động;
- Ba là, hệ thống các TT hành động và phương tiện tương ứng.
Như vậy, KN chứa đựng trong đó cả mục đích hành động, tri thức
hành động và TT hành động. Tùy theo từng loại KN mà các thành phần trên
tham gia vào cấu trúc đó ở những mức độ khác nhau.
1.2.4.2. Kỹ năng tự học
Từ quan niệm về TH (mục 1.2.3.1), quan niệm về KN (mục 1.2.4.1),
chúng tôi cho rằng: KNTH là khả năng của người học tự vận dụng một
cách tích cực, tự lực, chủ động những tri thức đã có để thực hiện hành
động học tập, bằng cách lựa chọn và triển khai được các TT tác động vào
ND học nhằm đạt được mục tiêu học tập.
Một người được xem là có KNTH khi đứng trước một ND/nhiệm vụ
học tập, người đó phải: xác định được mục tiêu học tập, lựa chọn được KN
phù hợp để triển khai quá trình học tập, có tri thức để thực hiện đúng và đạt
yêu cầu của KN và đạt được kết quả phù hợp với mục tiêu học tập.
1.2.5. Rèn luyện kỹ năng tự học
TH là HS phải tự động thực hiện được hành động học tập. Nghĩa là,
trước một ND/nhiệm vụ học tập HS phải tự lực xác định được cách thức
(trình tự các TT của KN) tác động vào ND/nhiệm vụ học tập và có tri thức
để thực hiện đúng từng TT của KN. Để thực hiện được điều này, GV phải

giúp HS xác định được những KN cần có và các TT tương ứng để HS có thể
tự triển khai được quá trình học tập trên ND/nhiệm vụ đó.
Như vậy, thực chất rèn luyện KNTH là tổ chức, hướng dẫn HS xác
định KN và triển khai được các TT của KN trên ND/nhiệm vụ học tập. Giúp
HS nhận ra KN cần có và các yếu tố cấu thành KN, trong đó TT thực hiện
hành động học tập dựa trên tri thức đã có để đạt được mục tiêu là yếu tố cơ
bản cần tập trung rèn luyện.
Tóm lại, lý luận trên là cơ sở lý thuyết quan trọng để xác định hệ
thống các KN cơ bản cần có và biện pháp hình thành trong dạy học SH11.
1.3. THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC SH 11
Trong khuôn khổ khảo sát cho thấy, mức độ đạt được KNTH của HS
còn thấp. Nguyên nhân chính là do, động cơ, ý thức TH đối với SH11 của
HS còn thấp, GV chưa xác định được các KN cơ bản, cần có để TH SH11
và biện pháp hình thành. Vì vậy, rèn luyện KNTH SH11 cho HS hiện nay
phải được bắt đầu từ mức KNTH của HS còn thấp hoặc chưa có, đặc biệt
các KN sáp nhập, diễn đạt, chỉnh sửa và vận dụng; đối với GV cần phải tập
huấn để nâng cao nhận thức về KN, KNTH và biện pháp rèn luyện KNTH.
8
Chương 2
RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG TỰ HỌC TRONG DẠY
HỌC SINH HỌC 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC 11
2.1.1. Quan điểm xây dựng chương trình SH11
Nghiên cứu thế giới sống là nghiên cứu về tổ chức sống, hoạt động
sống cùng điều kiện tồn tại, phát triển cũng như những ứng dụng của nó
trong cuộc sống. Tổ chức sống bao gồm các cấp độ từ nhỏ đến lớn, trong
mỗi cấp độ sống có thể có nhiều dạng sống khác nhau. Về hoạt động sống,
tuy mỗi cấp độ, mỗi dạng sống cụ thể có những đặc điểm riêng nhưng
chúng đều có những hoạt động thống nhất.
Nội dung SH11 nghiên cứu bốn hoạt động sinh lý ở cấp độ cơ thể,

theo trình tự: Chuyển hóa vật chất và năng lượng (CHVC&NL), cảm ứng,
sinh trưởng và phát triển (ST&PT), sinh sản. Cấp độ cơ thể là ý tưởng khái
quát hóa và trừu tượng hóa từ các loại cơ thể cụ thể khác nhau. Trong SH11
chỉ xét 2 đối tượng phổ biến, có giá trị kinh tế cần được phát triển, đó là
thực vật (TV) và động vật (ĐV). Qua hoạt động sinh lý ở TV, ĐV có thể
khái quát tìm ra điểm chung gọi là hoạt động sinh lý cấp cơ thể.
Sách giáo khoa (SGK) SH11 nghiên cứu hoạt động sống ở TV, ĐV với
hai phần riêng biệt, trong khi đó chủ đề nghiên cứu là “cấp cơ thể”, nên từ
đặc điểm riêng biệt theo các hoạt động sinh lý ở TV, ĐV phải rút ra những
điểm tương đồng và khái quát thành đặc điểm chung ở cấp cơ thể.
Quan điểm cấu trúc chương trình SH11 sẽ chi phối KNTH SH11 và
biện pháp hình thành.
2.1.2. Mục tiêu Sinh học 11
- Về kiến thức: có những hiểu biết phổ thông, cơ bản và hiện đại, thực
tiễn về quá trình CHVC&NL, cảm ứng, ST&PT, sinh sản ở TV, ĐV và cấp
cơ thể, theo các khía cạnh hiểu được bản chất của hiện tượng, giải thích được
cơ chế của quá trình, biết được nguyên tắc ứng dụng vào thực tiễn.
- Về kỹ năng: ngoài KN bộ môn cần chú trọng KNTH, đặc biệt các
KN: xác định ND theo định hướng của chủ đề, xác định bản chất ND, sáp
nhập kiến thức mới thu nhận vào kiến thức đã có, diễn đạt kết quả học tập,
thảo luận, chỉnh sửa và vận dụng.
- Về thái độ: củng cố niềm tin vào khoa học, có ý thức vận dụng tri thức
và KN học được vào học tập và thực tiễn; xây dựng ý thức tự giác và thói quen
bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường; có ý thức học tập bộ môn.
9
Như vậy, mục tiêu dạy học là một trong những cơ sở quan trọng để
xác định KNTH SH11 cần hình thành.
2.1.3. Đặc điểm nội dung và lôgic hình thành kiến thức Sinh học 11
2.1.3.2. Đặc điểm nội dung
Với tiêu đề là phần 4 - Sinh học cơ thể, ND SGK SH11 trình bày 4

chương: CHVC&NL, cảm ứng, ST&PT và sinh sản thông qua hai giới TV,
ĐV. Trong mỗi chương - mỗi hoạt động sinh lý lại nghiên cứu hoạt động
sinh lý ở TV sau đó đến ĐV. Mỗi hoạt động sinh lý ở TV, ĐV đều chỉ ra
quá trình diễn biến ở cơ quan hay hệ cơ quan, đặc biệt thể hiện sự thống
nhất hoạt động, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan hay hệ cơ quan.
Mỗi quá trình sinh lý chỉ có thể thực hiện được nhờ có sự phối hợp giữa các
cơ quan hay hệ cơ quan và phù hợp với môi trường trong và ngoài cơ thể,
mỗi hoạt động sinh lý ở TV, ĐV đều được diễn đạt dưới dạng quá trình theo
cơ chế sinh học.
Từ đặc điểm ND SH11, gợi cho GV những điểm tương đồng giữa TV
và ĐV, coi điểm đó thuộc cấp cơ thể. Đặc biệt nếu quan tâm đến quá trình
diễn biến sẽ xác định được những điểm tương đồng về từng khâu, còn chi
tiết ND mỗi khâu có thể có những điểm riêng biệt.
2.1.3.2. Lô gic phát triển kiến thức
Nội dung SH11 gồm 4 chương hay 4 chủ đề, các chủ đề quan hệ với
nhau rất chặt chẽ, điều đó được thể hiện:
CHVC&NL làm cho tế bào lớn lên, nguyên phân và làm cho cơ thể
tăng khối lượng, kích thước, phân hóa thành những tổ chức mới. Như vậy,
nhờ CHVC&NL mới có ST&PT; nhờ ST&PT cơ thể mới trưởng thành,
hoàn thiện chức năng trong đó có chức năng sinh sản.
CHVC&NL, ST&PT, sinh sản diễn ra như thế nào tùy thuộc vào cơ
chế điều hòa, thực hiện sự điều hòa này gọi chung là cảm ứng. Như vậy,
hoạt động cảm ứng diễn ra đồng thời với từng hoạt động sinh lý, tuy nhiên
để thuận tiện cho việc nghiên cứu, người ta tách thành một chủ đề riêng.
Trong SH11 chủ đề này để ở chương 2, thực ra để ở chương 2 hay chương
4 đều được. SGK SH11 trình bày phần A là các quá trình CHVC&NL, cảm
ứng, ST& PT, sinh sản ở TV, tương ứng phần B ở ĐV.
Để đạt được mục tiêu kiến thức sinh lý cấp cơ thể, HS phải sáp nhập
các kiến thức theo từng quá trình sinh lý ở TV, ĐV (hệ thống bé) và sáp
nhập kiến thức sinh lý ở TV với ĐV thành kiến thức sinh lý cấp cơ thể (hệ

thống lớn) (sơ đồ 2.1).
10
Sơ đồ 2.1. Lô gic hình thành kiến thức Sinh học 11
2.2. KỸ NĂNG TỰ HỌC SINH HỌC 11
Xác định KNTH môn học có thể xem xét dưới nhiều góc độ khác
nhau, trong luận án này chúng tôi dựa vào: quan điểm chu trình học 3 thời,
quan điểm lý thuyết kiến tạo biện chứng, quan điểm xây dựng chương trình,
mục tiêu, đặc điểm ND và lôgic hình thành kiến thức SH11 làm cơ sở chính
để xác định KNTH SH11cần rèn luyện.
Chúng tôi cho rằng, để tự học SH11 cần các KN/nhóm KN:
Nhóm 1 – KN kiến tạo kiến thức, gồm:
- Nhóm KN thu nhận kiến thức:
+ KN xác định ND theo định hướng của chủ đề;
+ KN xác định bản chất của mỗi ND trong chủ đề.
- Nhóm KN sáp nhập kiến thức:
+ KN xác định quan hệ giữa kiến thức mới thu nhận với nhau và với
kiến thức đã có;
+ KN xác định vị trí kiến thức mới trong hệ thống kiến thức đã có.
Nhóm 2 - KN biện luận sản phẩm kiến tạo, gồm:
+ KN lập dàn ý chi tiết về sản phẩm mới kiến tạo;
+ KN diễn đạt hệ thống hóa sản phẩm mới kiến tạo bằng lập bảng;
+ KN diễn đạt hệ thống hóa sản phẩm mới kiến tạo bằng lập sơ đồ;
+ KN thảo luận sản phẩm mới kiến tạo;
Hoạt động sinh lý
ở TV
Hoạt động sinh lý
ở ĐV
ứng ở ĐV
Nhận ra đặc điểm của từng
quá trình sinh lý ở TV

Nhận ra đặc điểm của quá
trình sinh lý ở ĐV
Xác định bản chất của từng
quá trình sinh lý ở TV
Xác định bản chất của quá
trình sinh lý ở ĐV
Xác định quan hệ giữa các
quá trình sinh lý trong
cơ thể TV
Xác định quan hệ giữa các
quá trình sinh lý trong
cơ thể ĐV
Xác định vị trí của kiến thức
mới trong hệ thống
Xác định vị trí của kiến thức
mới trong hệ thống
Tìm ra điểm
tương đồng giữa
TV và ĐV theo
từng hoạt động
sinh lý
Khái quát thành
kiến thức sinh lý
cấp cơ thể
Kiến thức hệ thống theo từng
hoạt động sinh lý ở TV
Kiến thức hệ thống theo từng
hoạt động sinh lý ở ĐV
11
+ KN điều chỉnh sản phẩm mới kiến tạo;

Nhóm 3 - KN vận dụng kiến thức vào các tình huống mới.
2.2.1. Nhóm kỹ năng kiến tạo kiến thức
2.2.1.1. Nhóm kỹ năng thu nhận kiến thức
*Kỹ năng xác định nội dung theo định hướng của chủ đề:
Thực chất là gì?
Thực hiện các TT phân tích thông tin để nhận ra chủ đề và tìm các
thành phần của ND theo định hướng của chủ đề.
Cần đạt yêu cầu gì?
Xác định đúng chủ đề của ND nghiên cứu (nói về vấn đề gì?), nhận ra
đúng và đủ ND theo định hướng của chủ đề (có những ý nào?), xác định
đúng đặc điểm của từng ND trong chủ đề.
HS có thể đạt các mức: không xác định/xác định không đúng các ND
theo định hướng của chủ đề (mức M
0
), xác định đúng các ND theo định hướng
của chủ đề, nhưng chưa đủ (mức M
1
), xác định đúng và đủ ND (mức M
2
).
Thực hiện như thế nào?
TT1: nghiên cứu thông tin nguồn qua ngôn ngữ hay phương tiện trực
quan để xác định chủ đề của ND;
TT2: phân tích thông tin để chỉ ra các ND, đặc điểm ND theo định
hướng của chủ đề.
VD: Xác định ND từ hình 23.1, trang 92, SGK SH11.
TT1: nói về tính hướng sáng ở TV;
TT2: lỗ trống có ánh sáng chiếu vào theo nhiều hướng (hình A), chỉ theo
một hướng (hình B), ngọn cây luôn vươn về phía nguồn sáng.
*Kỹ năng xác định bản chất của ND trong chủ đề

Thực chất là gì?
Thực hiện các TT tư duy để chọn lựa, tìm các ND cơ bản, cốt lõi từ
những ND đã xác định. Tức là phải trả lời được câu hỏi: thực chất ND đó là
gì? ND đó khác với ND khác ở điểm nào?
Cần đạt yêu cầu gì?
Xác định đúng và đủ bản chất của ND trong chủ đề.
Ánh sáng
Nguồn
sáng
A
B
12
HS có thể đạt các mức: không xác định/xác định không đúng bản chất
ND (mức M
0
); xác đúng bản chất ND nhưng chưa đủ (mức M
1
); xác định
đúng và đủ bản chất của ND (mức M
2
).
Thực hiện như thế nào?
TT1: phân tích, tìm ra các yếu tố tạo thành ND;
TT2: loại suy để bỏ bớt các yếu tố không làm sai ND;
TT3: giữ lại các yếu tố, nếu bỏ bớt sẽ làm thay đổi ND, đó là bản chất.
VD: Xác định bản chất ND mục III, bài 1, trang 9 “Quá trình vận
chuyển nước ở thân”, SGK SH11 nâng cao.
TT1: nhận ra con đường vận chuyển nước, đặc điểm con đường vận
chuyển nước, cơ chế vận chuyển nước;
TT2: nước từ mạch rây nhưng lại sang mạch gỗ, vậy nước vận chuyển

từ trên suống không phải là cơ bản, nước từ mạch gỗ sang mạch rây rồi lại
về mạch gỗ vậy nước theo con đường này không phải là chính, dù theo con
đường nào nước vẫn về mạch gỗ;
TT3: nước được vận chuyển theo một chiều từ rễ lên lá, do: lực hút ở
lá, lực đẩy của rễ; lực trung gian (lực liên kết và lực mao dẫn).
2.2.1.2. Nhóm kỹ năng sáp nhập kiến thức
*Kỹ năng xác định quan hệ giữa kiến thức mới thu nhận với nhau
và với kiến thức đã có
Thực chất là gì?
Triển khai các TT để nhận ra dạng quan hệ giữa các hoạt động sinh lý
trong cơ thể TV, ĐV và quan hệ tương đồng giữa ĐV với TV, giữa hoạt
động sống và tổ chức sống.
Cần đạt yêu cầu gì?
Nhận ra đúng quan hệ giữa kiến thức mới thu nhận với nhau và với
kiến thức đã có. HS có thể đạt các mức: không xác định/xác định không đúng
quan hệ giữa kiến thức mới với kiến thức đã có (mức M
0
); xác định đúng
quan hệ giữa kiến thức mới với kiến thức đã có nhưng chưa đủ (mức M
1
); xác
định đúng và đủ quan hệ giữa kiến thức mới với kiến thức đã có (mức M
2
).
Thực hiện như thế nào?
TT1: so sánh kiến thức mới thu nhận với kiến thức đã có;
TT2: chỉ ra dạng quan hệ giữa kiến thức mới với kiến thức đã có.
*KN xác định vị trí kiến thức mới trong hệ thống kiến thức đã có
Thực chất là gì?
Thực hiện các TT để đưa kiến thức mới vào vị trí phù hợp trong hệ

thống. Cuối cùng là mô hình hóa các ND đã có qua lập luận hay qua lập
bảng hoặc ký hiệu hóa bằng mô hình tư duy hoặc mô hình vật chất.
Cần đạt yêu cầu gì?
13
Mô hình hóa được kiến thức. HS có thể đạt các mức: chưa mô hình
hóa/mô hình hóa được kiến thức nhưng không đúng (mức M
0
), mô hình hóa
đúng nhưng chưa đủ (mức M
1
), mô hình hóa đúng và đủ (mức M
2
).
Thực hiện như thế nào?
TT1: xác định thứ bậc của kiến thức mới trong hệ thống kiến thức đã
có (đối chiếu kiến thức mới thu nhận với kiến thức đã có theo tọa độ);
TT2: hoàn thiện mô hình hóa với kiến thức mới (đặt kiến thức mới
vào vị trí phù hợp trong hệ thống).
VD: Xác định vị trí của kiến thức: ứng động ST, ứng động không ST
trong hệ thống kiến thức về cảm ứng.
TT1: ứng động ST và ứng động không ST là các dạng cụ thể của ứng
động; ứng động và hướng động đều là các dạng cụ thể của cảm ứng ở TV.
Vậy, ứng động ST và ứng động không ST là ngang hàng, đều thuộc ứng động
và ứng động và hướng động là ngang hàng và đều thuộc cảm ứng ở TV.
TT2: mô hình hóa kiến thức đã có - kiến thức về hướng động (nhánh 1 sơ
đồ 2.2), nối tiếp với mô hình hóa kiến thức mới - kiến thức về ứng động (nhánh
2 sơ đồ 2.2), được sơ đồ 2.2.
Sơ đồ. 2.2. Hệ thống kiến thức về cảm ứng ở TV
2.2.2. Nhóm kỹ năng biện luận sản phẩm kiến tạo
2.2.2.1. Kỹ năng lập dàn ý chi tiết

Thực chất là gì?
Là triển khai các TT phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát để tóm
lược ND một cách khái quát, cô đọng bằng ngôn ngữ. Lập dàn ý có nhiều
thứ bậc, mỗi thứ bậc có các ND phản ánh các mặt khác nhau.
Cần đạt yêu cầu gì?
Ngắn gọn, rõ ràng, phản ánh đúng ND cốt lõi của chủ đề diễn đạt và
thể hiện đúng quan hệ giữa các ND cơ bản một cách lôgic. HS có thể đạt các
mức: không lập được dàn ý/lập dàn ý dưới dạng liệt kê các ND (mức M
0
);



H
ư

n
g

đ

t
H
ư

n
g

đ


n
g
H
ư

n
g

h
ó
a
H
ư

n
g

n
ư

c
H
ư

n
g

s
á
n

g
H
ư

n
g

t
i
ế
p

x
ú
c
Cảm
ứng ở
TV
Ứng động
không sinh
trưởng
Ứng động sinh
trưởng
Ứng
động
1 2
14
lập được dàn ý nhưng chưa ngắn gọn, rõ ràng, lôgic (mức M
1
); lập được dàn

ý đầy đủ các ý cơ bản, ngắn gọn, rõ ràng, lôgic (mức M
2
).
Thực hiện như thế nào?
TT1: xác định chủ đề cần lập dàn ý chi tiết (nói về vấn đề gì?);
TT2: phân tích ND chủ đề thành các ý nhỏ dần theo thứ bậc từ cao
xuống thấp;
TT3: viết dàn ý thể hiện thứ bậc và lôgic phát triển.
2.2.2.2. Kỹ năng lập bảng hệ thống kiến thức
Thực chất là gì?
Triển khai các TT để xác định ND kiến thức, đối tượng và các tiêu chí
của ND cần hệ thống; lập khung bảng có số hàng, cột tương ứng với các đối
tượng, các tiêu chí của ND; đặt các đối tượng, các tiêu chí vào hàng, cột
theo một lôgic phù hợp; tìm các kiến thức để hoàn thiện bảng.
Cần đạt yêu cầu gì?
Lập được bảng một cách hệ thống, có các cột, hàng và ND trong các ô
của bảng phù hợp với chủ đề hệ thống.
HS có thể đạt các mức: chưa lập được bảng hệ thống (mức M
0
); lập
được bảng có số cột, hàng tương ứng với số đối tượng, số tiêu chí chung
cần hệ thống nhưng đặt các đối tượng, tiêu chí ND vào các ô của bảng chưa
lôgic (mức M
1
); lập được bảng một cách hệ thống (mức M
2
).
Thực hiện như thế nào?
TT1: xác định đối tượng trong ND của chủ đề cần hệ thống;
TT2: xác định tiêu chí chung của các đối tượng cần hệ thống;

TT3: lập bảng có đủ các cột (đối tượng), các hàng (tiêu chí chung);
TT4: sắp xếp các đối tượng và các tiêu chí vào hàng, cột của bảng.
TT5: hoàn thiện ND ở các ô của bảng.
2.2.2.3. Kỹ năng lập sơ đồ hệ thống kiến thức
Thực chất là gì?
Sắp xếp các ND kiến thức theo trình tự lôgic và hệ thống. Trong
SH11, HS có thể lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức theo từng hoạt động sinh
lý: CHVC&NL, cảm ứng, ST&PT, sinh sản ở riêng TV, ĐV hoặc chung
cho cả TV và ĐV (cấp cơ thể).
Cần đạt yêu cầu gì?
Lập sơ đồ phản ánh được các ND cơ bản và hệ thống. HS có thể đạt các
mức: chưa lập được sơ đồ hệ thống (mức M
0
), lập được sơ đồ nhưng chưa hệ
thống (mức M
1
), lập được sơ đồ hệ thống (mức M
2
).
Thực hiện như thế nào?
- Trình tự TT của KN lập sơ đồ hệ thống theo con đường diễn dịch:
TT1: xác định khái niệm gốc của chủ đề cần hệ thống;
TT2: liệt kê các khái niệm bộ phận để mở rộng khái niệm gốc;
15
TT3: sắp xếp khái niệm gốc và các khái niệm bộ phận vào những vị
trí phù hợp và vẽ sơ đồ hệ thống.
- Trình tự TT của KN lập sơ đồ hệ thống theo con đường quy nạp:
TT1: xác định các khái niệm bộ phận cần hệ thống;
TT2: tìm những điểm chung của các khái niệm bộ phận cùng cấp, khái
quát thành khái niệm lớn hơn;

TT3: sắp xếp các khái niệm vào những vị trí phù hợp.
2.2.2.4. Kỹ năng thảo luận, bảo vệ sản phẩm kiến tạo
Thực chất là gì?
Người học trình bày, giải thích sản phẩm mới học  các thành viên
trong nhóm/lớp và GV phân tích, bổ sung, sửa chữa  người học tranh
luận, tự sửa chữa và hoàn thiện.
Cần đạt yêu cầu gì?
Trình bày, giải thích được sản phẩm TH trước nhóm/lớp một cách
mạch lạc; biết nhận xét, tranh luận các ý kiến đưa ra; biết lắng nghe, chọn
lọc các ý kiến trong nhóm/lớp và GV; biết điều chỉnh lại kiến thức, KN.
Thực hiện như thế nào?
TT1: diễn đạt để bảo vệ sản phẩm của mình trước nhóm/lớp;
TT2: tranh luận/nhận xét về các sản phẩm của các thành viên;
TT3: chọn lọc các ý kiến trong nhóm/lớp, điều chỉnh kết quả học tập.
2.2.2.5. Kỹ năng tự điều chỉnh kết quả học tập
Thực chất là gì?
Thực hiện các TT để phát hiện ra những chỗ sai, chỗ thiếu, tìm ra
nguyên nhân và sửa lại cho đúng, rút kinh nghiệm về cách học của mình.
Cần đạt yêu cầu gì?
Nhận ra đúng và đủ những chỗ sai, sót rồi bổ sung sửa lại cho đúng, đủ;
đồng thời điều chỉnh lại cách học cho phù hợp. HS có thể đạt các mức: chưa
nhận ra được những chỗ sai, sót trong ND diễn đạt (mức M
0
); đã nhận ra chỗ
chỗ sai, sót nhưng chưa biết cách sửa lại cho đúng (mức M
1
); biết chỉnh sửa
lại chỗ sai, bổ sung những chỗ thiếu để nhận thức đúng và đủ về ND và rút
kinh nghiệm về cách học (mức M
2

).
Thực hiện như thế nào?
TT1: đối chiếu nhận thức của bản thân với GV, bạn, tài liệu,
TT2: xác định chỗ thiếu, sai và tìm nguyên nhân;
TT3: bổ sung những chỗ thiếu, sửa lại những chỗ sai cho đúng và rút
kinh nghiệm về cách học.
2.2.2.6. Kỹ năng vận dụng kiến thức
Thực chất là gì?
Thực hiện các TT để nhận ra giá trị của kiến thức trong các lĩnh vực
khác nhau, làm rõ cơ sở khoa học của các biện pháp ứng dụng kiến thức
trong các lĩnh vực cụ thể.
Cần đạt yêu cầu gì?
16
Nhận ra giá trị của kiến thức trong học tập và đời sống, biết sử dụng
kiến thức để giải quyết các nhiệm vụ học tập, giải thích cơ sở khoa học của
các biện pháp kỹ thuật trong đời sống, sản xuất.
*Thực hiện như thế nào?
TT1: xác định tầm quan trọng của kiến thức trong lĩnh vực ứng dụng;
TT2: sử dụng kiến thức vào mục đích khác nhau.
2.3. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC SINH HỌC 11
2.3.1. Nguyên tắc rèn luyện kỹ năng tự học Sinh học 11
2.3.1.1. Bám sát mục tiêu, chuẩn kiến thức, KN
2.3.1.2. Rèn luyện KNTH SH11 trong quá trình hình thành kiến thức SH11
2.3.1.3. Rèn luyện KNTH SH11 phải nâng dần mức độ phối hợp giữa các KN
2.3.1.4. Rèn luyện KNTH SH11 trong sự hình thành và phát triển năng lực TH
2.3.2. Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học Sinh học 11
Biện pháp rèn luyện KNTH chính là những tác động của GV, giúp HS
có thể tự động thực hiện được hoạt động học tập (tự học). Vì vậy, cần giúp
HS xác định được KN cần có và các TT của KN tương ứng để triển khai
được quá trình học tập một cách chủ động trên ND/nhiệm vụ học tập.

2.3.2.1. Biện pháp chung
Dựa vào nguyên tắc rèn luyện KNTH SH11, các giai đoạn của quá
trình TH, để giúp HS nhận ra KN cần có và triển khai được các TT của KN
trên ND/nhiệm vụ học tập, chúng tôi xây dựng quy trình:
Bước Giáo viên Học sinh
1
Từ ND học  Nêu nhiệm vụ nhận
thức  Chỉ ra các KN cần rèn luyện
và yêu cầu cần đạt đối với KN đó
Nhận ra KN và yêu cầu cần đạt
2
Giải thích trình tự các TT thực hiện
từng TT của KN cần rèn luyện
Xác định trình tự các TT và cách
thức thực hiện từng TT của KN
3 Hướng dẫn thực hiện KN Thực hành luyện tập
4
Tổ chức thảo luận, góp ý, nhận xét,
chỉnh sửa kết quả TH
Thảo luận và điều chỉnh kết quả
học tập
5 Giao nhiệm vụ TH mới Vận dụng vào tình huống mới
2.3.2.2. Biện pháp cụ thể
Là cách thức, tổ chức, hướng dẫn của GV giúp HS thực hiện được từng
bước của quy trình rèn luyện KNTH.
Bước 1. Nhận ra kỹ năng và yêu cầu cần đạt
GV: Dựa vào đặc điểm ND, lôgic hình thành kiến thức, nhiệm vụ học
tập, nêu nhiệm vụ nhận thức, rồi chỉ ra các KN cần có để tiến hành quá
trình học tập trên các ND/nhiệm vụ học tập đó.
VD: Xác định KN cần có để học mục II. Quá trình vận chuyển nước

ở thân, SH11 nâng cao.
GV: Nước vận chuyển trong thân theo những con đường nào? Mỗi
con đường đó có đặc gì? Tại sao nước có thể di chuyển từ rễ lên tận lá cây?
Để trả lời các câu hỏi này, cần các KN: nhận ra được con đường vận
17
chuyển nước, đặc điểm mỗi con đường (KN xác định ND); xác định cơ chế
của quá trình vận chuyển nước ở thân (KN xác định bản chất ND).
GV: Yêu cầu của KN: Nhận ra đúng con đường vận chuyển nước,
chiều vận chuyển nước; giải thích được cơ chế vận chuyển nước trong thân.
HS: Nhận ra các KN và yêu cầu cần đạt của từng KN tương ứng qua
định hướng, giới thiệu của GV.
Bước 2. Xác định các TT của KN cần rèn luyện
GV: Giới thiệu, giải thích, lấy ví dụ minh họa cho từng TT của KN.
HS: Nhận ra các TT của KN.
VD1: KN xác định ND theo định hướng của chủ đề.
GV: Giới thiệu, giải thích và lấy VD minh họa:
TT1: nghiên cứu thông tin qua ngôn ngữ hay phương tiện trực quan để
xác định chủ đề ND. Tùy kênh thông tin mà việc nghiên cứu có thể là quan
sát (kênh hình), đọc (kênh chữ), nghe (lời nói), đồng thời phải dựa vào các
kiến thức trước đó theo mạch kiến thức từ đó xác định chủ đề ND.
Chẳng hạn: chủ đề hình 23.2, trang 92, SGK SH11 nâng cao nói về
tính hướng sáng ở TV.
TT2: phân tích thông tin, xác định các thành phần ND trong chủ đề.
Dựa vào thông tin qua nghiên cứu ở TT1, nhận ra số lượng (các ý), đặc
điểm từng ND trong chủ đề.
Chẳng hạn: nhận ra ND và đặc điểm ND từ hình 23.2, trang 92, SGK
SH11 nâng cao: ánh sáng chiếu vào theo nhiều hướng (hình A), chỉ theo một
hướng (hình B), ngọn cây luôn vươn về nguồn sáng.
VD2: Xác định bản chất của ND trong chủ đề
GV: Giới thiệu, giải thích, lấy VD minh họa.

TT1: phân tích, xác định các yếu tố tạo thành ND là liệt kê tất cả các
thành phần, yếu tố trong ND theo định hướng của chủ đề.
Chẳng hạn: các thành phần ND mục III, bài 1 “Quá trình vận chuyển
nước ở thân”, SH11 gồm: con đường vận chuyển nước, đặc điểm con
đường vận chuyển nước, cơ chế vận chuyển nước.
TT2: loại suy để bỏ bớt các yếu tố không làm sai ND là phân tích, so
sánh, loại trừ các yếu tố, thành phần không cơ bản, thiếu nó thì ND vẫn
không thay đổi.
Chẳng hạn: sau khi xác định được các thành phần tham gia vào quá
trình vận chuyển nước ở thân, thấy rằng: nước từ mạch rây nhưng lại sang
mạch gỗ, vậy nước vận chuyển từ trên suống không phải là cơ bản, nước từ
mạch gỗ sang mạch rây rồi lại về mạch gỗ, vậy nước theo con đường này
không phải là chính, dù theo con đường nào nước vẫn về mạch gỗ;
TT3 giữ lại các yếu tố nếu bỏ bớt sẽ làm thay đổi ND. Sau khi loại bỏ
các yếu tố không cơ bản rồi chỉ ra bản chất của ND.
Chẳng hạn: qua loại suy xác định nước vận chuyển theo một chiều từ
rễ lên lá là cơ bản. Sau đó tìm cơ chế nước vận chuyển theo một chiều từ rễ
lên lá.
18
Bước 3. Thực hành luyện tập
GV: dùng lệnh, câu hỏi, gọi ý hướng dẫn HS thực hành luyện tập
HS: triển khai các TT của KN trên ND/nhiệm vụ học tập theo sự hướng
dẫn của GV
VD: Tổ chức cho HS thực hành luyện tập qua mục II. Các kiểu hướng
động, trang 91, SGK SH11 nâng cao.
GV: Hãy đọc mục II.1, quan sát hình 23.1 và cho biết: ND mục này
nói về vấn đề gì? (chủ đề). Em nhận ra những ND nào từ mục II.1? (gồm
những ý nào?). Đặc điểm từng ND đó?
HS: Thực hiện các TT của KN xác định ND theo định hướng của chủ đề.
GV: Hãy giải thích tại sao, rễ cây lại hướng đất dương, ngọn cây lại

hướng đất âm? Tại sao ngọn cây luôn quay về phía có ánh sáng? Bản chất của
hướng sáng, hướng đất, hướng nước, là gì? Bản chất của hướng động là gì?
HS: Thực hiện các TT của KN xác định bản chất ND trong chủ đề.
GV: Giữa hướng sáng, hướng nước, hướng đất, hướng trọng lực,…có
điểm gì giống và khác? Dạng quan hệ giữa chúng là quan hệ gì? Quan hệ
giữa chúng với hướng động là quan hệ gì?
HS: Thực hiện TT của KN xác định quan hệ giữa kiến thức mới và cũ.
GV: Từ quan hệ giữa hướng sáng, hướng nước, hướng hóa,…và quan
hệ giữa từng dạng đó với hướng động hãy xác định vị trí của từng kiến thức
và vẽ sơ đồ hệ thống?
HS: Thực hiện các TT của KN xác định vị trí kiến thức.
Bước 4. Thảo luận và điều chỉnh
HS trình bày sản phẩm: kiến thức, cách tìm ra kiến thức  thảo luận
 HS tự chỉnh sửa kiến thức và điều chỉnh cách học cho phù hợp.
GV: đặt thêm các câu hỏi để làm sáng tỏ kiến thức, cách tìm ra kiến
thức. Chẳng hạn, tại sao em lại cho rằng đó ND bản chất? Dựa vào quan hệ
nào mà em lại sắp xếp các kiến thức vào những vị trí đó? Trong các TT em
đã triển khai, TT nào là khó thực hiện?
Bước 5. Vận dụng KNTH vào tình huống mới
GV cần lựa chọn ND/nhiệm vụ học tập có tính chất tương tự để HS có
thể tự lực thực hiện nhằm củng cố, hoàn thiện KN.
2.3.2.3. Vận dụng quy trình rèn luyện KNTH SH 11 trong hình thức bài
lên lớp
*Các mức độ vận dụng quy trình rèn luyện KNTH SH 11
Cần căn cứ vào KN hiện có của HS để có tác động phù hợp.
*Vận dụng quy trình rèn luyện KNTH SH11 trong các kiểu bài lên lớp
- Bài lên lớp nghiên cứu tài liệu mới;
- Bài lên lớp ôn tập củng cố hoàn thiện kiến thức;
- Bài lên lớp kiểm tra, đánh giá.
Chương 3

19
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. MỤC TIÊU THỰC NGHIỆM
Nhằm kiểm tra tính hiệu quả, khả thi của biện pháp rèn luyện KNTH
SH11, chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà luận án đã
nêu.
3.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM
3.2.1. Các bài thực nghiệm sư phạm
Gồm 24 bài, theo chương SH 11 nânga cao.
3.2.2. Kiểm tra mức độ đạt được KNTH SH11 qua rèn luyện của HS
3.2.3. Kiểm tra kết quả lĩnh hội kiến thức của HS
3.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM
3.3.1. Chọn trường, lớp và giáo viên dạy thực nghiệm
Các trường được chọn thuộc các vùng miền khác nhau, không có điều
kiện gì đặc biệt. Trong mỗi trường chọn một lớp TN và một lớp ĐC. Các
lớp TN và ĐC tương đương nhau về sĩ số, học lực,…GV được chọn dạy
TN là những người có nhiều kinh nghiệm.
3.3.2. Bố trí thực nghiệm
Lớp ĐC và TN trong mỗi trường đều do cùng một GV giảng dạy, trên
cùng một ND và được đánh giá bởi cùng một đề KT, thực hiện cùng một
thời điểm. Quá trình dạy học tại các lớp ĐC và TN được tiến hành song
song theo kế hoạch dạy học của nhà trường.
3.3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu
3.3.3.1. Xác định mức độ đạt được KNTH SH11 của HS qua rèn luyện
- Về đo lường mức độ đạt được KNTH của HS qua rèn luyện:
Thiết kế các đề KT sao cho kết quả diễn đạt trong bài làm của HS
phản ánh mức độ đạt được sản phẩm của KN. Dựa vào thang đo KNTH,
đánh giá mức độ đạt được KNTH qua bài KT của HS.
- Về đo lường trình tự các TT của KN mà HS đã sử dụng:
Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để xác định trình tự các TT

mà HS đã sử dụng trong quá trình học tập.
3.3.3.2. Xác định kết quả lĩnh hội kiến thức
Dựa vào đáp án theo thang điểm 10 để đánh giá kết quả lĩnh hội kiến
thức của HS qua bài KT.
3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ BIỆN LUẬN
20
3.4.1. Phân tích định lượng
3.4.1.1. Mức độ đạt được KNTH SH 11 của HS qua rèn luyện
Sử dụng tiêu chí đánh giá KNTH SH11, đánh giá mức độ đạt được
KNTH của HS trên từng bài kiểm tra, sau đó phân loại, thống kê và vẽ
được biểu đồ (biểu đồ 3.1).
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu HS chia theo mức độ đạt được KNTH SH 11
Biểu đồ 3.1 cho thấy, ở lần KT1, tỷ lệ HS không đạt KNTH (mức M
0
)
của cả 6 KN chiếm tỷ lệ khá cao, tỷ lệ này giảm mạnh ở lần KT2 và tiếp tực
giảm ở lần KT3; tỷ lệ HS đạt KN ở mức thành thạo (mức M
2
), trong lần
KT1, cả 6 KN đều đạt ở mức thấp, tỷ lệ này tăng lên rõ rệt ở lần KT2 và tiếp
tục tăng ở lần KT3; tỷ lệ HS đạt KN ở mức chưa thành thạo (mức M
1
), ít có
sự khác biệt ở 3 lần KT (một số HS đạt KN ở mức M
1
qua rèn luyện nâng lên
mức M
2
, một số HS khác chưa có KN, qua rèn luyện nâng lên mức M
1

).
Như vậy, qua rèn luyện, cả 6 kỹ năng tỷ lệ HS không đạt KN giảm, tỷ
lệ HS đạt KN ở mức thành thạo tăng.

*Kiểm định sự sai khác về mức độ đạt được KN của HS qua 3 lần KT:
21
Phần lớn các KN đều có trị số thống kê X
2
(Khi bình phương)


là khá
lớn và giá trị p<0,001 (nhỏ hơn giá trị p cho phép) tức là có ý nghĩa về mặt
thống kê, chỉ còn KN xác định vị trí của kiến thức mới trong hệ thống kiến
thức đã có và KN lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức ở cặp KT1 - KT2 có trị
số thống kê X
2
là nhỏ và có p>0,001 (lớn hơn giá trị p cho phép), tức là
không có ý nghĩa về các thành phần thống kê, nghĩa là ít có sự khác biệt về
các thành phần thống kê (do các TT của các KN này là rất khó thực hiện,
phải trải qua một thời gian dài rèn luyện HS mới đạt được KN này).
Như vậy, số HS không đạt KN giảm, số HS đạt KN ở mức thành thạo
tăng qua các lần KT không phải ngẫu nhiên mà là kết quả rèn luyện của HS
dưới sự tác động của GV trong quá trình TNSP.
3.4.1.2. Trình tự TT của KN được HS thực hiện trong quá trình TH
Tỷ lệ HS thực hiện đúng trình tự các TT của các KN ở lần KT1 còn
thấp (đều nhỏ hơn 50%), tỷ lệ này tăng lên khá cao ở lần KT2 và tiếp tục
tăng ở lần KT3.
Như vậy, biện pháp rèn luyện KNTH mà luận án đề xuất đã giúp HS
biết sử dụng các TT hợp lý để triển khai quá trình TH trên các ND/nhiệm

vụ học tập.
3.4.1.3. Kết quả lĩnh hội kiến thức SH 11 của học sinh
- Tổng hợp phân phối tần suất điểm qua ba lần kiểm tra:
Ở nhóm ĐC, cả ba lần KT, số HS có điểm số thấp (<5) chiếm tỷ lệ
khá cao, số HS có điểm số cao (>5) chiếm tỷ lệ thấp và ít có sự khác biệt
giữa ba lần KT; trong khi đó ở nhóm TN, mức độ đạt được kiến thức của
HS trong cả ba lần KT đều cao hơn so với ĐC và kết quả của lần KT sau
cao hơn lần KT trước.
Đường tần suất của nhóm TN phân bố gần đối xứng quanh giá trị mode
= 7, trong khi đó, đường tần suất của nhóm ĐC phân bố gần đối xứng quanh
giá trị mode =5.
Như vậy, qua rèn luyện trong phương án TN, HS không chỉ đạt được
KNTH mà khả năng lĩnh hội kiến thức cũng được nâng lên.
- Tần suất hội tụ tiến qua ba lần kiểm tra:
Tần suất xuất hiện tỷ lệ HS đạt điểm 7 trở lên ở nhóm TN luôn cao
hơn ĐC, cụ thể: lần KT1, ở nhóm TN số HS đạt điểm 7 trở lên là 47,34%,
trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm ĐC chỉ đạt 23,00%; lần KT2, ở nhóm TN số
HS đạt điểm 7 trở lên là 53,66%, trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm ĐC chỉ đạt
22
29,00%; lần KT3, ở nhóm TN số HS đạt điểm 7 trở lên là 60,67%, trong
khi đó tỷ lệ này ở nhóm ĐC chỉ đạt 21,34%.
Như vậy, càng về sau quá trình TNSP, tỷ lệ HS của nhóm TN đạt
điểm cao (điểm 7 trở lên) càng tăng, còn ở nhóm ĐC tỷ lệ HS đạt điểm 7
thấp và ít có sự thay đổi.
- Tổng hợp một số tham số đặc trưng qua 3 lần kiểm tra:
Điểm trung bình cộng (
X
) trong cả 3 lần KT, nhóm TN luôn cao hơn
nhóm ĐC và khoảng cách càng tiến xa sau các lần KT. Ở nhóm TN, điểm
X

tăng dần từ lần KT1lần KT3; trong khi đó, nhóm ĐC ít có sự thay đổi.
Như vậy, nhóm TN HS đạt được kiến thức cao hơn hẳn nhóm ĐC và
càng về sau quá trình TNSP mức độ tiến bộ càng vượt xa. Ở nhóm TN, HS
không chỉ nâng cao KNTH mà nhờ có các KN đó, khả năng lĩnh hội kiến
thức cũng được nâng lên theo tỷ lệ thuận với mức độ đạt được KNTH.
Độ biến thiên (C
v
%) trung bình ở nhóm TN (17,87) thấp hơn so với
nhóm ĐC (23,15) và có xu hướng giảm dần qua các lần KT: 19,87; 17,59;
16,14. Chứng tỏ ở nhóm TN là chắc chắn, ổn định. Độ biến thiên của nhóm
ĐC luôn cao hơn nhóm TN và không có sự ổn định.
- Kiểm chứng sự sai khác về điểm trung bình cộng giữa các lần KT
giữa TN - ĐC và giữa các lần KT trong cùng nhóm ĐC/TN:
Sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập theo cặp, qua kiểm định cho
thấy: sai khác về điểm trung bình cộng của các lần KT1,2,3 ở nhóm ĐC và
TN lần lượt là: 0,71; 1,19; 1,53 với giá trị T-test của các lần KT1,2,3

tương
ứng: 5,49; 11,87; 14,89, đều lớn hơn

t
α
=1,96, p đều nhỏ hơn giá trị p cho
phép (p<0,05). Chứng tỏ sự sai khác này là có ý nghĩa, tức là sự sai này
không phải do ngẫu nhiên mà do hiệu quả tác động trong nhóm TN. Ở
nhóm ĐC, cặp KT2- KT1 sai khác trung bình là 0,13 với giá trị p là 0,19;
cặp KT3- KT2 sai khác trung bình là 0,05, với giá trị p là 0,17. Hai cặp này
có giá trị T-test đều nhỏ hơn 1,96 và p>0,05, không có ý nghĩa thống kê.
Ngược lại, nhóm TN cặp KT2 - KT1 sai khác trung bình là 0,61, cặp KT3 -
KT2 sai khác trung bình là 0,29, đều có giá trị p<0,05, sai khác này có ý

nghĩa thống kê, tức là do tác động sư phạm trong nhóm TN.
Như vậy, kết quả điểm của các bài KT nhóm TN cao hơn ĐC phản
ánh hiệu quả của biện pháp rèn luyện KNTH.

×