Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

tóm tắt luận án nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp phòng chống cận thị ở học sinh trung học cơ sở khu vực trung du tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.49 MB, 24 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cận thị học đường đang có xu hướng gia tăng ở nhiều nước trên thế giới
cũng như ở Việt Nam. Theo ước tính của Kovin Naidoo (ICEE International
Center for Eye Care Education) đến năm 2020 tật khúc xạ và nhu cầu kính sẽ
chiếm 70% dân số toàn cầu (5,3 tỷ người) trong đó cận thị chiếm tỷ lệ 33% (3 tỷ
người). Hiện nay, Châu Á đang là nơi có tỷ lệ mắc cận thị học đường cao nhất
thế giới. Tại Trung Quốc (2006), có đến hơn 300 triệu người bị cận thị. Một
nghiên cứu ở Ấn Độ (2003), cho thấy 13% số người mù và 56% số người có tổn
hại chức năng thị giác là do cận thị. Do đó, trong chương trình “Thị giác năm
2020” Tổ chức Y tế thế giới đã xếp cận thị học đường là một trong năm nguyên
nhân hàng đầu được ưu tiên trong chương trình phòng chống mù loà toàn cầu.
Theo số liệu điều tra của nhiều nhà nghiên cứu, trong những năm gần đây
tỷ lệ cận thị gia tăng rất nhanh và là nguyên nhân chính gây giảm thị lực ở Việt
Nam và các nước trong khu vực. Tại thành phố Hồ Chí Minh (2006), công bố
của Lê Thị Thanh Xuyên cho thấy tỷ lệ học sinh bị cận thị đang có xu hướng gia
tăng một cách đáng báo động. Năm 1994, tỉ lệ bị cận thị là 8,65%, năm 2002
tăng lên 17,2% và đến năm 2006 là 38,88%. Theo nghiên cứu của Viện Khoa
học Giáo dục Việt Nam (2008), tỷ lệ mắc cận thị học đường trong các trường
học rất cao với tỉ lệ trung bình là 26,14% trên tổng số học sinh.
Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về cận thị học đường tại các vùng
thành phố và nông thôn của nhiều tỉnh thành trong cả nước. Nhưng vẫn chưa có
những nghiên cứu chuyên sâu về cận thị trong học sinh tại các trường nằm ở các
khu vực trung du của miền núi phía Bắc. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, với
tầm quan trọng của việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh nói chung và
phòng chống cận thị học đường nói riêng, nghiên cứu này được tiến hành với
mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng và xác định một số yếu tố nguy cơ đối với cận thị học
đường ở học sinh trung học cơ sở khu vực trung du tỉnh Thái Nguyên năm 2006.


2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng chống cận thị học
đường trong 2 năm (2006-2008).

2

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Là nghiên cứu đầu tiên về thực trạng và các giải pháp phòng chống cận thị ở
học sinh trung học cơ sở khu vực trung du tỉnh Thái Nguyên và khu vực
miền núi phía bắc.
2. Trong nghiên cứu đã xây dựng được mô hình can thiệp tổng hợp: can thiệp
cộng đồng kết hợp can thiệp lâm sàng có hiệu quả, lợi ích thiết thực, có tính
khả thi cao và có thể ứng dụng rộng rãi đối với các khu vực trung du, miền
núi.
3. Trong nghiên cứu đã xác định được một số yếu tố nguy cơ liên quan với cận
thị học đường mà các tác giả khác tại Việt Nam chưa đề cập tới như mối liên
quan giữa cận thị với cường độ chiếu sáng trong từng vị trí chiếu sáng của
lớp học; mối liên quan giữa cận thị với kích thước bàn ghế phù hợp và
không phù hợp; mối liên quan giữa cận thị với thời gian chơi ở ngoài trời để
các em được giải phóng tầm nhìn xa của mắt trên 2 giờ/ngày; mối liên quan
giữa cận thị và tiền sử gia đình.
4. Trong nghiên cứu đã áp dụng các giải pháp kết hợp giữa truyền thông giáo
dục sức khỏe và điều trị để can thiệp phòng chống cận thị học đường. Các
giải pháp đưa ra đã có tính khả thi cao và được sự chấp nhận của cộng đồng.

CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Phần chính của luận án dài 121 trang, bao gồm các phần sau:
Đặt vấn đề: 2 trang
Chương 1- Tổng quan: 31 trang
Chương 2- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 18 trang

Chương 3- Kết quả nghiên cứu: 39 trang
Chương 4- Bàn luận: 28 trang
Kết luận và khuyến nghị: 3 trang
Danh mục các bài báo đã công bố 1 trang và danh mục 148 tài liệu tham
khảo, trong đó có 66 tài liệu tiếng Việt và 82 tài liệu tiếng Anh. Luận án
có 41 bảng và 5 biểu đồ, 4 hình và sơ đồ.
Phần phụ lục gồm 9 phụ lục dài 37 trang.
3

Chương 1. TỔNG QUAN

1.1. Thực trạng bệnh cận thị học đường hiện nay
1.1.1. Khái niệm
- Cận thị học đường: là loại cận thị mắc phải trong lứa tuổi đi học, mức độ cận
thị ≤ - 6D, là cận thị do sự mất cân xứng giữa chiều dài trục nhãn cầu và công
suất hội tụ của mắt làm cho ảnh của vật được hội tụ ở phía trước của võng mạc,
nhưng chiều dài trục nhãn cầu và công suất hội tụ của mắt chỉ tăng ít và thường
không kèm theo những tổn thương bệnh lý khác (thoái hóa hắc võng mạc, giác
mạc hình chóp, thể thủy tinh hình cầu)
- Cách đánh giá cận thị học đường: có nhiều phương pháp khám xác định cận thị
học đường như: phương pháp thử kính chủ quan (Dondes), soi bóng đồng tử, đo
khúc xạ tự động. Trong luận án này sử dụng phương pháp đo khúc xạ tự động:
Mắt được coi là cận thị khi số đo bằng máy đo khúc xạ tự động sau nhỏ thuốc
liệt điều tiết từ - 0,5D trở lên sau liệt điều tiết.
1.1.2. Thực trạng cận thị học đường hiện nay
Việc nghiên cứu vấn đề cận thị trên học sinh chỉ được bắt đầu vào khoảng
những năm 70 của thế kỷ XIX. Trước đó, cận thị được coi là một bệnh di truyền,
tiến triển và ác tính nên đối với cận thị, các nhà nghiên cứu coi như một bệnh rất
khó phòng và chữa được. Tổ chức Y tế thế giới ước tính trên thế giới hiện nay
có khoảng 2,3 tỷ người bị tật khúc xạ. Trong đó cận thị là nguyên nhân gây giảm

thị lực và mù lòa cao nhất trong các bệnh về mắt (cao gấp 2 lần mù lòa do đục
thủy tinh thể). Tại Việt Nam, cận thị học đường hiện đang là một vấn đề y tế
công cộng vì có số lượng người mắc rất lớn, ảnh hưởng đến học tập, phát triển
kinh tế và chất lượng cuộc sống. Có khoảng 15% đến 20% học sinh ở khu vực
thành thị mắc cận thị học đường và tỷ lệ này cao hơn ở một số đô thị lớn.
Nghiên cứu tại 16 trường phổ thông Thái Nguyên năm 2008 cho thấy tỷ lệ cận
thị học đường chiếm 73,09% trong tổng số mắc tật khúc xạ học đường. Tỷ lệ
mắc tật khúc xạ học đường ở thành phố là 16,48%, ở nông thôn là 6,11%.
1.2. Các yếu tố nguy cơ gây cận thị học đường
Đã có nhiều nghiên cứu về yếu tố nguy cơ dẫn đến cận thị học đường. Có
thể xếp các yếu tố nguy cơ thành các nhóm như sau:
Các yếu tố nguy cơ có tính chất gia đình, bẩm sinh và di truyền: tiền sử
gia đình có người mắc cận thị.
4

Các yếu tố nguy cơ do vệ sinh trường học và thực hiện vệ sinh trong học
tập chưa tốt như: độ chiếu sáng, bàn ghế tại lớp học không đạt tiêu chuẩn vệ sinh
quy định, thực hiện vệ sinh trong học tập chưa đúng.
Các yếu tố nguy cơ do mắt phải nhìn gần kéo dài: cường độ học tập cao,
áp lực học tập lớn, tiếp xúc nhiều với các trò chơi, giải trí, ít hoạt động nhìn xa
và hoạt động ngoài trời, tầm nhìn xa hạn chế.
Do công tác phòng chống cận thị học đường chưa tốt: hoạt động tuyên
truyền về chăm sóc bảo vệ mắt trong trường học chưa được quan tâm đúng mức,
chất lượng hoạt động của y tế trường học chưa cao, phần lớn học sinh chưa được
khám mắt định kỳ, sự phối hợp giữa các ngành, các cấp có liên quan trong công
tác chăm sóc sức khoẻ học sinh chưa chặt chẽ
Một số yếu tố nguy cơ khác: thiếu ngủ, do yếu tố dinh dưỡng, yếu tố dân
tộc, trình độ dân trí. Sự thiếu hiểu biết về cận thị, các yếu tố nguy cơ có liên
quan chặt chẽ với cận thị và cách phòng chống cận thị cũng là một yếu tố quan
trọng làm cho tỷ lệ mắc và mức độ tăng nặng của cận thị ngày càng cao.

1.3. Một số giải pháp phòng chống cận thị học đường
Đã có nhiều nghiên cứu và sử dụng các giải pháp phòng chống cận thị học
đường trên thế giới và ở Việt Nam. Trong 3 giai đoạn của chương trình can thiệp
phòng chống cận thị học đường, ở hầu hết các địa phương ở nước ta mới chỉ
đang tiến hành ở giai đoạn 1. Hiện nay, ngành Mắt Việt Nam đang tích cực triển
khai những hoạt động ở giai đoạn 2 của chương trình can thiệp khúc xạ. Nhiều
tỉnh đã tích cực thực hiện các hoạt động phòng chống cận thị học đường như Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Nguyên,
Huế, Đà Nẵng, Hà Tĩnh… Những hoạt động này đã nhận được sự ủng hộ và tạo
điều kiện của các bộ, ngành và toàn xã hội.
Nhiều tổ chức trong nước và quốc tế đã tích cực hỗ trợ bằng nhiều hoạt
động cho chương trình can thiệp phòng chống cận thị học đường như Công ty
Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông (RALACO), Hội Chiếu sáng đô thị
Việt Nam, Hội giáo dục và chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam, công ty
thiết bị trường học Việt Nam, Ban quản lý Dự án Chiếu sáng Công cộng hiệu
suất cao tại Việt Nam (VEEPL), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Phòng
chống mù loà quốc tế (IAPB), Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), Tổ
chức Christoffel Blindenmission (CBM), Tổ chức Atlantic philanthropies (AP),
Tổ chức Fred Hollows Foundation (FHF), Tổ chức Sight First, Orbis
International (OI)…
5

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh THCS khu vực trung du tỉnh Thái Nguyên, phụ huynh học sinh,
ban giám hiệu trường THCS, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ y tế học đường, cơ sở
vật chất và điều kiện vệ sinh trường học: bảng, bàn ghế, ánh sáng
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11/2006 đến tháng 12/2008.

- Địa điểm nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành tại 4 trường khu vực trung du
tỉnh Thái Nguyên, bao gồm Trường THCS Phú Xá, THCS Tân Thành, THCS
Quyết Thắng, THCS Hóa Thượng.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Sử dụng 3 loại hình thiết kế nghiên cứu như sau:
- Nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang để xác định tỷ lệ cận thị học đường.
- Nghiên cứu bệnh - chứng để xác định một số yếu tố nguy cơ đối với cận thị ở
học sinh THCS.
- Nghiên cứu can thiệp trước sau, có đối chứng với 2 loại hình can thiệp là can
thiệp cộng đồng và can thiệp lâm sàng.
2.3.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu
* Cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả:
2
2
)2/1(
).(
)1(
p
pp
n
Z






Cỡ mẫu được tính toán ở mức tin cậy 95%, độ chính xác tương đối =0,1
và p=17,42%. Tính được n=1.822, trên thực tế, nghiên cứu này đã tiến hành
1.873 học sinh. Trung bình mỗi trường THCS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có

khoảng 450 học sinh, do đó số trường cần điều tra là 4 trường THCS. Các
trường được chọn vào nghiên cứu một cách ngẫu nhiên theo phương pháp bốc
thăm. Kết quả chọn được 4 trường THCS gồm: Trường THCS Tân Thành,
THCS Phú Xá, THCS Quyết Thắng, THCS Hóa Thượng.
* Cỡ mẫu cho nghiên cứu bệnh chứng:
- Cỡ mẫu:






 
2
2
*
211
)2/(
2
)1(
)1(/1)1(/1






In
PPPP
Zn


Cỡ mẫu được tính toán dựa trên tỷ lệ học sinh cúi đầu thấp khi ngồi học
ước lượng cho nhóm chứng là 20% và OR = 2 với mức chính xác mong đợi của
OR là 0,35. Tính được cỡ mẫu cho mỗi nhóm là 223, làm tròn thành 240 học
6

sinh. Chọn tỷ lệ nhóm bệnh/ nhóm chứng là 1/2. Như vậy cỡ mẫu cho nhóm
bệnh là 240 học sinh và nhóm chứng là 480 học sinh.
Nhóm bệnh là những học sinh được xác định là cận thị khi đo bằng máy đo
khúc xạ tự động sau nhỏ thuốc liệt điều tiết từ -0,5D đến ≤ -6D. Chọn ngẫu
nhiên theo phương pháp ngẫu nhiên đơn 240 học sinh từ danh sách học sinh cận
thị đã xác định qua nghiên cứu mô tả.
Nhóm chứng là những học sinh có tình trạng sức khỏe bình thường, mắt
chính thị, tương đồng với nhóm bệnh về tuổi, giới, trường, lớp theo tỷ lệ 1 bệnh,
2 chứng.
* Cỡ mẫu cho nghiên cứu can thiệp:

- Cỡ mẫu:

Cỡ mẫu được tính toán dựa trên tỷ lệ cận thị ước tính là 17,42% và mong
muốn giảm xuống 7,5% với =0,05, β = 0,2. Tính được cỡ mẫu cho mỗi nhóm
là 173 học sinh.
Do nghiên cứu can thiệp được tiến hành trong 2 năm, nên để đảm bảo đối
tượng nghiên cứu được theo dõi liên tục, nghiên cứu này đã tiến hành trên học
sinh khối 6 và khối 7 của các trường THCS. Và phân bổ ngẫu nhiên 2 trường
vào nhóm can thiệp và 2 trường vào nhóm đối chứng bằng phương pháp bốc
thăm, kết quả như sau:
- Nhóm can thiệp 1 (can thiệp cộng đồng): học sinh khối 6 và khối 7 của
trường THCS Tân Thành.
- Nhóm can thiệp 2 (can thiệp cộng đồng kết hợp điều trị cận thị): học

sinh khối 6 và khối 7 của trường THCS Phú Xá.
- Nhóm chứng: học sinh khối 6 và khối 7 của trường THCS Quyết Thắng
và trường THCS Hóa Thượng.
Do học sinh khối 6 và khối 7 của các trường nhiều hơn cỡ mẫu đã tính
toán, nên toàn bộ học sinh trong lớp đều được chọn vào mẫu nghiên cứu.
2.3.3. Nội dung can thiệp
2.3.3.1. Can thiệp 1: Can thiệp cộng đồng
- Thành lập Ban chỉ đạo Chương trình phòng chống cận thị học đường tại các
trường can thiệp.
- Truyền thông giáo dục về cận thị học đường và cách phòng chống cho học
sinh, phụ huynh học sinh, giáo viên.
2
21
2211
2
12/1
)(
)()(
pp
qpqpZZ
n





7

- Sửa chữa Ecgônômi: thảo luận về cách thức sửa chữa, đưa ra tiêu chuẩn sửa
chữa về bàn ghế, ánh sáng, bảng Huy động sự đóng góp của phụ huynh tuỳ

khả năng để đảm bảo vệ sinh học tập.
- Can thiệp về y tế: kết hợp cùng lãnh đạo các trường và các địa phương để củng
cố và phát huy tác dụng của bộ phận y tế học đường và y tế địa phương để khám
phát hiện sớm cận thị học đường.
2.3.3.1. Can thiệp 2: Can thiệp cộng đồng kết hợp can thiệp lâm sàng
Ngoài các biện pháp can thiệp cộng đồng như nhóm can thiệp 1, ở nhóm can
thiệp 2 thực hiện thêm các biện pháp sau:
- Đeo kính: hướng dẫn cho những học sinh bị cận thị đeo kính phù hợp và khững
khoảng thời gian cần đeo hoặc cần bỏ kính ra (đeo kính khi nhìn lên bảng, khi đi
đường; bỏ kính khi nhìn gần )
- Dùng thuốc để điều trị:
+ Giảm co quắp điều tiết: tra mắt dung dịch Cyclogyl 1% hoặc Cyclopentolat,
tra mắt ngày một lần trước khi đi ngủ.
+ Dùng thuốc ngăn ngừa sự tiến triển của cận thị: dùng 4 - 6 viên cao bilberry
(chiết xuất từ cây việt quất) và vi tamin E/ngày, 15 ngày/tháng trong 2 năm.
+ Dùng thuốc cải thiện điều tiết: tra mắt dung dịch Correctol 2% ngày 4 lần.
- Hướng dẫn phụ huynh và học sinh bổ sung những thức ăn giầu vitamin A trong
khẩu phần ăn hàng ngày.
2.3.4. Chỉ số nghiên cứu
* Thực trạng cận thị học đường:
- Tỷ lệ cận thị theo trường, theo khối lớp (lớp 6,7,8,9), theo giới tính.
- Tỷ lệ học sinh có thị lực giảm ở các mức độ: giảm, giảm nhiều hoặc mù.
- Tỷ lệ học sinh cận thị mức độ nhẹ, vừa và nặng.
- Tỷ lệ học sinh cận 1 mắt, cận 2 mắt.
- Tỷ lệ học sinh cận thị đã đeo kính từ trước và cận thị mới phát hiện khi khám.
* Yếu tố nguy cơ với cận thị học đường:
- Điều kiện vệ sinh lớp học: hệ số chiếu sáng, cường độ chiếu sáng, kích thước
bảng, kích thước và hiệu số bàn ghế.
- Mối liên quan giữa cường độ chiếu sáng với cận thị học đường.
- Mối liên quan giữa kích thước bàn ghế với cận thị học đường.

- Mối liên quan giữa tư thế ngồi học với cận thị học đường.
- Mối liên quan giữa góc học tập tại nhà với cận thị học đường.
- Mối liên quan giữa cường độ học tập trên lớp và tại nhà với cận thị học đường.
8

- Mối liên quan giữa thời gian dành cho các hoạt động giải trí cần nhìn gần với
cận thị học đường.
- Mối liên quan giữa kiến thức của học sinh và phụ huynh với cận thị học đường.
- Mối liên quan giữa tiền sử gia đình với cận thị học đường
- Mối liên quan giữa hoạt động y tế học đường với cận thị học đường
* Hiệu quả can thiệp:
- Số buổi truyền thông và số lượt học sinh, phụ huynh được truyền thông.
- Số lớp học được cải tạo, sửa chữa Ecgônômi.
- Số học sinh đeo kính và dùng thuốc ngăn ngừa tiến triển cận thị.
- Tỷ lệ cận thị trước và sau can thiệp ở các nhóm can thiệp 1, can thiệp 2 và
nhóm đối chứng.
- Tỷ lệ mới mắc cận thị học đường ở các nhóm can thiệp 1, can thiệp 2 và nhóm
đối chứng.
- Mức độ cận thị và sự tiến triển của của cận thị giữa các nhóm can thiệp 1, can
thiệp 2 và nhóm đối chứng: giảm độ kính, độ kính không tăng, độ kính tăng.
- Chỉ số hiệu quả và hiệu quả can thiệp của các biện pháp can thiệp, so sánh giữa
trường can thiệp và không can thiệp.
2.4. Phương pháp thu thập thông tin
2.4.1. Khám phát hiện cận thị
- Thử thị lực bằng bảng thị lực Landolt: tiến hành trên toàn bộ học sinh để phát
hiện số học sinh giảm thị lực. Đánh giá mức độ thị lực theo phân loại của tổ
chức Y tế Thế giới:
+ Thị lực > 7/10 : Bình thường
+ Thị lực > 3/10 - 7/10 : Giảm
+ Thị lực ĐNT 3m- 3/10 : Giảm nhiều

+ Thị lực < ĐNT 3m : Mù
- Khám phát hiện cận thị: những học sinh giảm thị lực được khám xác định cận
thị bằng máy đo khúc xạ tự động có nhỏ thuốc liệt điều tiết cyclogyl 1%. Mắt
được coi là cận thị khi số đo bằng máy đo khúc xạ tự động sau nhỏ thuốc liệt
điều tiết từ -0,5D trở lên.
2.4.2. Đo chỉ số vệ sinh lớp học:
- Hệ số chiếu sáng: đánh giá dựa vào “Quy định về vệ sinh trường học” theo
quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18/04/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế:
Tổng diện tích các của được chiếu sáng không dưới 1/5 diện tích phòng học.
9

- Cường độ chiếu sáng trong lớp học: đo bằng máy Luxmeter của Nhật. Tiêu
chuẩn đánh giá: đạt: 100 - 300 lux; không đạt: <100 lux
- Kích thước bàn ghế: đo chiều cao, chiều dài, chiều sâu của bàn và ghế bằng
thước mét có chia đến milimet. Sau đó tính hiệu số giữa bàn và ghế, so sánh với
tầm vóc của học sinh.
- Kích thước bảng và cách treo bảng: dùng thước mét để đo chiều dài, chiều
rộng và khoảng cách từ mép dưới bảng đến nền phòng học.
2.4.3. Phỏng vấn:
Phỏng vấn trực tiếp học sinh và phụ huynh theo mẫu phiếu về cường độ
học tập, thời gian dành cho các hoạt động giải trí cần nhìn gần như đọc truyện,
xem ti vi, chơi điện tử , kiến thức về cận thị học đường và cách phòng chống.
Kiến thức của học sinh và phụ huynh được đánh giá dựa trên các câu trả lời
đúng theo mẫu phiếu phỏng vấn, mỗi câu trả lời đúng được tính 1 điểm. Dựa
trên điểm cắt đoạn 75% của tổng số điểm, chia thực kiến thức thành 2 mức độ:
Tốt : ≥75% tổng số điểm
Chưa tốt : <75% tổng số điểm
2.4.4. Quan sát:
Quan sát tư thế ngồi học của học sinh và đánh giá như sau:
- Cúi đầu thấp : Khoảng cách từ mắt tới vở dưới 25 cm

- Ngồi đúng tư thế : Khoảng cách từ mắt tới vở ≥25 cm
2.4.5. Thảo luận nhóm:
Tiến hành 3 cuộc thảo luận nhóm với ban giám hiệu, cán bộ y tế trường
học, đại diện giáo viên chủ nhiệm, đại diện hội phụ huynh học sinh
2.4.6. Giám sát hoạt động can thiệp
Hoạt động giám sát do nghiên cứu sinh trực tiếp tiến hành, giám sát định
kỳ mỗi tháng 1 lần, giám sát thường xuyên khi nhà trường tổ chức truyền thông,
họp phụ huynh.
2.5. Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng phần mềm SPSS 18.0 với các thuật toán
thống kê y học. Các kết quả so sánh trước sau và so với đối chứng được trắc
nghiệm bằng thuật toán thống kê (p<0,05) và đánh giá bằng chỉ số hiệu quả và
hiệu quả can thiệp.
2.6. Biện pháp khống chế sai số
Không sử dụng phương pháp chủ quan để xác định cận thị mà đo bằng
máy đo khúc xạ tự động để loại bỏ những trường hợp cận thị giả.
10

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng cận thị ở học sinh THCS khu vực trung du tỉnh Thái
Nguyên
Bảng 3.3. Tỷ lệ cận thị học đường ở các trường điều tra
Tên trường S
ố HS điều tra
Số HS cận thị

Tỷ lệ % p
THCS Phú Xá 573 95 16,6
THCS Tân Thành 441 84 19,1
THCS Quyết Thắng 371 51 13,8
THCS Hóa Thượng 488 85 17,4



>0,05
Tổng cộng 1.873 315 16,8
Nhận xét: Không có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ cận thị giữa 4 trường
điều tra (p>0,05). Tỷ lệ cận thị học đường trung bình là 16,8%.
Bảng 3.4. Tỷ lệ cận thị học đường theo lớp học
Lớp Số HS điều tra Số HS cận thị Tỷ lệ %
Lớp 6 457 65 14,2
Lớp 7 468 58 12,4
Lớp 8 467 93 19,9
Lớp 9 481 99 20,6
p (test 
2
) <0,001
Nhận xét: Tỷ lệ cận thị ở học sinh lớp 6, lớp 7 thấp hơn so với học sinh
lớp 8, lớp 9. Tỷ lệ cận thị học đường thấp nhất ở học sinh lớp 7 (12,4%), cao
nhất là học sinh lớp 9 (20,6%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001.

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ cận thị theo giới và theo lớp học
Nhận xét: Ở tất cả các khối lớp của các trường điều tra, tỷ lệ cận thị ở học
sinh nữ đều cao hơn so với học sinh nam.
11

Bảng 3.6. Phân bố học sinh cận thị theo thời điểm phát hiện
Cận thị đã đeo kính

từ trước
Cận thị mới phát
hiện khi khám

Tên trường S
ố học sinh
cận thị
SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %

THCS Phú Xá 95 41 43,2 54 56,8
THCS Tân Thành 84 41 48,8 43 51,2
THCS Quyết Thắng 51 25 49,0 26 51,0
THCS Hóa Thượng 85 38 44,7 47 55,3
Tổng 315 145 46,0 170 54,0
Nhận xét: Trong số học sinh cận thị, chỉ có 46,0% học sinh biết mình bị
cận và đã đeo kính, còn lại 54% mới phát hiện cận thị trong đợt khám.

Bảng 3.8. Mức độ cận thị
Mắt phải Mắt trái
Độ kính
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
<-1,0D 38 12,1 45 14,3
-1,0 đến <-3,0D 227 72,1 216 68,6
≥ -3,0D 50 15,8 54 17,1
Nhận xét: Hầu hết học sinh cận thị ở mức độ vừa (độ kính từ-1,0 đến <-
3,0D). Tỷ lệ cận thị nặng ở mắt phải là 15,8% và mắt trái là 17,1%.

Bảng 3.9. Thị lực của học sinh mắc cận thị
Mắt phải (n=315) Mắt trái (n=315)
Thị lực
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
> 7/10 8 2,5 11 3,5
> 3/10 - 7/10 209 66,4 204 64,8
ĐNT 3m - 3/10 92 29,2 94 29,8

< ĐNT 3m 6 1,9 6 1,9
Nhận xét: Hầu hết học sinh cận thị đều giảm thị lực ở mức độ nhẹ (thị lực
3/10 - 7/10). Có 19 học sinh chỉ bị cận thị 1 mắt nhưng mắt kia thị lực vẫn đạt >
7/10. Gần 30% học sinh cận thị có thị lực giảm nhiều (ĐNT 3m - 3/10), cá biệt
có 6 học sinh (1,9%) được coi là mù theo cách phân loại mức độ thị lực của Tổ
chức Y tế thế giới.

12

3.2. Một số yếu tố nguy cơ đối với cận thị học đường ở học sinh THCS
3.2.1. Điều kiện vệ sinh lớp học
Bảng 3.11. Cường độ chiếu sáng trung bình tại các trường THCS (Lux)
Phú Xá Tân Thành

Quyết Thắng

HóaThượng

Chung
Lớp 6 190,78 ± 50,36 65,10 ±30,36 101,53 ±22,09 326,57±125,43

172,52±116,96

Lớp 7 190,78±50,36 45,27 ±14,22 101,53±22,09 71,37 ±51,36 109,05±69,29
Lớp 8 137,88 ±30,38 44,33 ±6,47 148,07±54,91 391,90±108,10

177,26±139,11

Lớp 9 137,88±30,38 80,67±18,87 148,07±54,91 358,35±148,90


190,79±136,26

Chung

164,33 ±46,15 58,84 ±22,91 124,80 ±43,18 292,53±164,26

162,94±119,93

Nhận xét: Cường độ chiếu sáng lớp học thấp nhất ở trường THCS Tân
Thành và chưa đạt mức tiêu chuẩn (>100lux). Các trường khác đều đạt tiêu
chuẩn, trừ khối 7 của trường THCS Hóa Thượng.
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa cường độ chiếu sáng và cận thị học đường
Tình trạng khúc xạ

Cường độ chiếu sáng
Cận thị
(n=240)
Không cận
thị (n=480)
Tổng
(n=720)

OR
(CI95%)
Không đạt (<100 lux) 123 134 257
Đạt (>100 lux) 117 346 463
Tổng 240 480 720
2,7
(1,9-3,8)
Nhận xét: Có mối liên quan giữa cường độ chiếu sáng tại vị trí ngồi học

của học sinh với cận thị học đường. Không đủ ánh sáng nơi ngồi học có nguy cơ
bị bệnh cận thị cao gấp 2,7 lần.

Biểu đồ 3.2. Tương quan giữa cường độ chiếu sáng
và tỷ lệ cận thị học đường
Nhận xét: Có mối tương quan nghịch giữa cường độ chiếu sáng với cận thị
học đường (r =-0,66). Cường độ chiếu sáng càng tăng thì tỷ lệ cận thị càng giảm.
r = -0,66 (p<0,01)
Y= 29,7 - 0,08X

13

Bảng 3.13. Hiệu số chiều cao bàn ghế trung bình tại các trường THCS (cm)
Phú

Tân
Thành
Quyết
Thắng
Hóa
Thượng
Chung Tiêu
chuẩn

Lớp 6 32,00,0 31,00,0 32,00,0 30,00,0 31,30,9 23
Lớp 7 32,00,0 31,330,58 32,00,0 29,670,58 31,31,0 23
Lớp 8 32,00,0 31,00,0 32,00,0 30,00,0 31,30,9 25
Lớp 9 32,00,0 31,00,0 32,00,0 30,00,0 31,30,9 28
Chung 32,00,0 31,00,43 32,00,0 29,690,85 31,21,1
Nhận xét: Hiệu số bàn ghế tương tự như nhau giữa các trường và giữa các

lớp (cùng 1 loại bàn ghế). Hầu hết đều vượt quá tiêu chuẩn, bàn cao ghế thấp.
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa kích thước bàn ghế và cận thị học đường
Tình trạng khúc xạ

Kích thước bàn ghế
Cận thị
(n=240)
Không cận
thị (n=480)
Tổng
(n=720)

OR
(CI95%)
Không phù hợp 172 304 476
Phù hợp 68 176 244
Tổng 240 480 720
1,5
(1,1-2,1)
Nhận xét: Kích thước bàn ghế không phù hợp có nguy cơ bị cận thị cao
gấp 1,5 lần.
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa tư thế ngồi học và cận thị học đường
Tình trạng khúc xạ

Tư thế ngồi học
Cận thị
(n=240)
Không cận
thị (n=480)
Tổng

(n=720)

OR
(CI95%)

Cúi đầu thấp (<25cm) 115 151 266
Ngồi học đúng tư thế 125 329 454
Tổng 240 480 720
2,0
(1,4-2,8)

Nhận xét: Những học sinh thường xuyên cúi đầu thấp khi học theo quan
sát của giáo viên, có nguy cơ bị cận thị cao gấp 2 lần.
Bảng 3.16. Kích thước và cách kê bảng tại các trường THCS
Chiều dài
bảng (m)
Chiều rộng
bảng (m)
Mép dưới bảng
đến nền (m)

Tên trường
Số
bảng

X
± SD
X
± SD
X

± SD
THCS Phú Xá 8 3,00 ± 0,70 1,20 ± 0,00 0,60 ± 0,00
THCS Tân Thành 12 3,00 ± 0,00 1,30 ± 0,00 0,80 ± 0,00
THCS Quyết Thắng 8 3,00 ± 0,00 1,30 ± 0,00 0,80 ± 0,00
THCS Hóa Thượng 13 3,20 ± 0,30 1,20 ± 0,30 0,70 ± 0,00
Nhận xét: Kích thước bảng tương đối đồng nhất giữa các lớp học của các
trường THCS và đều đạt yêu cầu vệ sinh lớp học, tuy nhiên cách treo bảng của
trường THCS Phú Xá và THCS Hóa Thượng chưa đúng, bảng còn treo thấp hơn
so với qui định.
14

3.2.2. Điều kiện học tập tại gia đình
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa góc học tập tại nhà và cận thị học đường
Tình trạng khúc xạ

Góc học tập tại nhà
Cận thị
(n=240)
Không cận

thị (n=480)
Tổng
(n=720)
OR
(CI95%)

Không có 16 29 45
Có 224 451 675
Tổng 240 480 720
1,1

(0,6-2,2)

Nhận xét: Chưa thấy có mối liên quan giữa có hay không có góc học tập
tại nhà với bệnh cận thị học đường ở học sinh THCS.
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa loại bàn ghế và đèn chiếu sáng
nơi ngồi học tại gia đình của học sinh với cận thị học đường
Cận thị
(n=240)
Không cận thị
(n=480)
Tình trạng khúc xạ

Bàn ghế và
chiếu sáng tại nhà
SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %
p
(test 
2
)

Loại bàn ghế
Bàn liền ghế 57 23,8 95 19,8 >0,05
Bàn ghế rời 158 65,8 366 76,3 <0,05
Học trên giường 15 6,3 18 3,8 >0,05
Tự đóng 10 4,2 1 0,2 >0,05
Đèn chiếu sáng
Đèn tuýp 77 32,1 191 39,8 <0,05
Đèn tóc 62 25,8 105 21,9 >0,05
Đèn bàn 101 42,1 184 38,3 >0,05
Nhận xét: Hầu hết bàn ghế nơi ngồi học tại gia đình của học sinh là loại

bàn ghế rời, loại bàn ghế này ở nhóm học sinh cận thị (65,8%) thấp hơn nhóm
không cận thị (76,3%). Đặc biệt có 6,3% học sinh nhóm cận thị thường xuyên
học bài ngay trên giường ngủ. Chiếu sáng nhân tạo là loại bóng đèn tuýp nhóm
học sinh cận thị cũng thấp hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

15

3.2.3. Cường độ học tập của học sinh
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa thời gian tự học tại nhà và học thêm với cận thị
Cận thị
(n=240)
Không cận
thị (n=480)
Tình trạng khúc xạ

Thời gian
tự học và học thêm
SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %
OR

CI95%
Thời gian tự học
0- dưới 2 giờ* 63 26,3 224 46,7 1,0 -
2- dưới 5 giờ 151 62,9 231 48,1 2,5 1,8-3,6
Trên 5 giờ 26 10,8 25 5,2 3,7 1,9-7,2
Thời gian học thêm
0- dưới 2 giờ* 118 49,2 335 69,8 1,0 -
2- dưới 5 giờ 105 43,8 130 27,1 2,3 1,6-3,2
Trên 5 giờ 17 7,1 15 3,1 3,2 1,5-7,1
Ghi chú: * Biến số tham chiếu

Nhận xét: Thời gian tự học và học thêm ngoài giờ học chính khóa có mối
liên quan chặt chẽ với cận thị học đường. Thời lượng học tập càng nhiều cường
độ mối liên quan với cận thị học đường càng lớn.
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa thời gian dành cho hoạt động nhìn gần và cận thị
Cận thị
(n=240)
Không cận thị
(n=480)
Tình trạng khúc xạ

Hoạt động
nhìn gần
SL Tỷ lệ %

SL Tỷ lệ %
OR CI95%
Đọc truyện/ sách
0- dưới 2 giờ* 194 80,8 429 89,4 1,0
2- dưới 5 giờ 46 19,2 51 10,6 1,9 1,3-3,1
Trên 5 giờ 0 0 0 0,0 -
Sử dụng vi tính
0- dưới 2 giờ* 196 81,7 475 99,0 1,0
2- dưới 5 giờ 44 18,3 35 7,3 2,8 1,7-4,7
Trên 5 giờ 0 0 0 0,0
Chơi điện tử
0- dưới 2 giờ* 187 77,9 444 92,5 1,0
2- dưới 5 giờ 50 20,8 34 7,1 3,5 2,1-5,7
Trên 5 giờ 3 1,3 2 0,4 3,6 0,5-30,7

Xem vô tuyến

0- dưới 2 giờ* 172 71,7 427 89,0 1,0
2- dưới 5 giờ 65 27,1 52 10,8 3,1 2,0-4,7
Trên 5 giờ 3 1,3 1 0,2 -
Ghi chú:
* Bi
ến số
tham chi
ếu

16

Nhận xét: Đọc truyện/sách, sử dụng máy vi tính, chơi điện tử và xem ti vi
với thời lượng trên 2 giờ/ ngày đều có mối liên quan chặt chẽ với cận thị.
3.2.4. Kiến thức của học sinh, phụ huynh học sinh về cận thị học đường
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa kiến thức của học sinh và phụ huynh với cận thị
Cận thị
(n=240)
Không cận thị
(n=480)
Tình trạng khúc xạ


Kiến thức
SL TL % SL TL %

OR



CI95%



Chưa tốt 138 57,3 209 43,6
Học sinh
Tốt 102 42,7 271 56,4
1,8 1,3-2,4
Chưa tốt 96 39,8 146 30,4
Phụ huynh
Tốt 144 60,2 334 69,6
1,5 1,1-2,1
Nhận xét: Học sinh có kiến thức chưa tốt về bệnh cận thị học đường có nguy
cơ mắc cận thị cao gấp 1,8 lần, kiến thức của phụ huynh chưa tốt thì con của họ
có nguy cơ mắc cận thị cao gấp 1,5 lần so với những người có kiến thức tốt.
3.2.5. Một số yếu tố liên quan khác
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình và cận thị học đường
Cận thị
(n=240)
Không cận thị
(n=480)
Tình trạng khúc xạ


Tiền sử gia đình
SL Tỷ lệ %

SL Tỷ lệ %


OR



CI95%

Có người cận thị 21 8,7 19 4,0
Không có người cận thị 219 91,3 461 96,0
2,3 1,2 - 4,6
Nhận xét: Gia đình có người mắc bệnh cận thị (bố, mẹ, ông bà nội ngoại,
anh chị em ruột) có nguy cơ bị cận thị cao gấp 2,3 lần.
Bảng 3.26. Hoạt động y tế học đường tại các trường THCS
Hoạt động y tế học đường Số lượng
Số trường có cán bộ y tế học đường chuyên trách 0
Số trường có cán bộ y tế học đường kiêm nhiệm 4
Số trường có tổ chức tuyên truyền về phòng chống các bệnh
học đường
3
Số trường khám sức khỏe định kỳ học sinh mỗi năm 1 lần 4
Số trường có kế hoạch xây dựng và sửa chữa trường lớp hàng
năm theo các tiêu chuẩn vệ sinh học đường của Bộ Y tế
2
Nhận xét: Cả 4 trường điều tra đều chưa có cán bộ chuyên trách về y tế
học đường mà chỉ có cán bộ kiêm nhiệm. Công tác truyền thông và khám sức
17

khỏe định kỳ theo kế hoạch 1 năm/1 lần. Chỉ có 2/4 trường có kế hoạch xây
dựng và sửa chữa trường lớp hàng năm theo các tiêu chuẩn vệ sinh học đường
của Bộ Y tế.
Kết quả thảo luận nhóm cũng đưa ra một số khó khăn trong công tác vệ
sinh trường học nói chung và cận thị học đường nói riêng, đó là:
- Thiếu kinh phí để sửa chữa, cải tạo trường lớp.
- Thiếu cán bộ chuyên trách về vệ sinh trường học.

- Chưa có đủ kiến thức về bệnh cận thị và cách phòng tránh cũng như điều
trị cho học sinh cân thị.
- Thiếu các phương tiện truyền thông cần thiết.
3.3. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng chống cận thị học đường
3.3.1. Kết quả các hoạt động can thiệp phòng chống cận thị học đường
Bảng 3.27. Kết quả can thiệp về truyền thông tại 2 trường can thiệp
THCS Tân Thành
(Nhóm CT 1)
THCS Phú Xá
(Nhóm CT 2)


Nội dung truyền thông
Số buổi
truyền thông
Số lượt
người nghe
Số buổi
truyền thông
Số lượt
người nghe
Cận thị và các bệnh học
đường có liên quan
2 861 2 1159
Nguyên nhân và các yếu
tố nguy cơ của cận thị
2 865 2 1152
Biện pháp phòng chống
cận thị học đường
3 869 3 1156

Phương pháp tự kiểm tra
thị lực và luyện tập mắt
2 442 2 525
Hướng dẫn kính đeo mắt 2 845 2 1154
Truyền thông trong buổi
họp phụ huynh
2 435 2 546
Tổng cộng 13 4.317 13 5.692

Nhận xét: Tại mỗi trường can thiệp đã tổ chức được 13 buổi truyền thông
cho học sinh và phụ huynh học sinh về các nội dung liên quan đến cận thị học
đường, các yếu tố nguy cơ và cách phòng chống. Tổng số lượt người được
truyền thông tại trường THCS Tân Thành là 4.317 lượt và tại trường THCS Phú
Xá là 5.692 lượt người nghe.

18

Bảng 3.28. Kết quả can thiệp về điều kiện vệ sinh lớp học tại 2 trường can thiệp
THCS Tân Thành
(Nhóm CT 1)
THCS Phú Xá
(Nhóm CT 2)

Cải thiện điều kiện
vệ sinh lớp học
Số lượng Tỷ lệ đạt
chuẩn (%)

Số lượng Tỷ lệ đạt
chuẩn (%)

Số lớp học được lắp
thêm bóng điện đảm bảo
đủ ánh sáng (>100lux)
12 100,0 8 100,0
Số lớp học được mắc lại
bóng điện chiếu sáng
đúng quy định
12 100,0 8 100,0
Số lớp học được treo lại
bảng đúng tiêu chuẩn
0 100,0 8 100,0
Số bàn ghế được sửa
chữa hoặc thay mới
50 100,0 35 100,0
Nhận xét: 100% các lớp học tại 2 trường can thiệp sau khi được sửa chữa
hoặc thay mới bàn ghế, bảng, bóng điện đều đạt tiêu chuẩn về vệ sinh lớp học.
Bảng 3.29. Kết quả can thiệp về đeo kính và dùng thuốc
ở nhóm can thiệp 2 (THCS Phú Xá)
Can thiệp điều trị Số lượng Tỷ lệ %
Số học sinh cận thị được kê đơn và hướng dẫn
dùng thuốc
95 100,0
Số học sinh tuân thủ điều trị đúng hướng dẫn 71 74,7
Số học sinh có điều trị nhưng không tuân thủ
đúng hướng dẫn
19 20,0
Số học sinh không tuân thủ điều trị, bỏ cuộc 05 5,3
Nhận xét: Trong số 95 học sinh được can thiệp lâm sàng, có 5 em bỏ cuộc
không tuân thủ điều trị (5,3%). Tỷ lệ học sinh tuân thủ điều trị đúng hướng dẫn
đạt 74,7%.

3.3.2. Hiệu quả can thiệp phòng chống cận thị học đường
Để có thể theo dõi một cách liên tục về cận thị học đường trong 2 năm
can thiệp, nghiên cứu này đã sử dụng kết quả khám ban đầu của học sinh lớp 6,
lớp 7 và đánh giá lại chính những học sinh này ở lớp 8, lớp 9 để tính hiệu quả
can thiệp.
19


Biểu đồ 3.3 So sánh sự thay đổi về kiến thức của học sinh
giữa 2 nhóm can thiệp sau 2 năm
Nhận xét: Kiến thức của học sinh ở cả 2 nhóm can thiệp đều có sự thay
đổi đáng kể so với trước can thiệp (khoảng 50% trở lên) và không có sự khác
biệt giữa 2 nhóm: can thiệp cộng đồng và can thiệp cộng đồng kết hợp điều trị.

Biểu đồ 3.4. So sánh sự thay đổi về thực hành của học sinh
giữa 2 nhóm can thiệp sau 2 năm
Nhận xét: Hành vi nguy cơ cận thị ở cả 2 nhóm đều giảm tương tự như
nhau, song hành vi bảo vệ mắt của nhóm can thiệp 2 có xu hướng tốt hơn so với
nhóm can thiệp 1.
Cúi đầu thấp Nằm học Nhìn gần
B
ỏ kính khi
nhìn gần
Luy
ện tập
nhìn xa
20

Bảng 3.36. Tỷ lệ cận thị trước và sau can thiệp
Trước CT Sau CT

SL TL%

SL TL%

Chênh
lệch
p
(test 
2
)

Tân Thành (CT) 34 16,1 24 12,1 -4,0 >0,05 Nhóm
CT 1
Hóa Thượng (ĐC) 36 15,9 57 27,9 12,0 <0,05
Phú Xá (CT) 36 12,1 22 7,5 -4,6 >0,05 Nhóm
CT2
Quyết Thắng (ĐC)

17 9,1 36 20,1 11,0 <0,05
* Nhóm CT1: can thiệp cộng đồng (trước CT: n=211, sau CT: n=198)
Nhóm CT2: can thiệp cộng đồng + điều trị cận thị (trước CT: n=298, sau CT: n=296)
Nhận xét: Tỷ lệ cận thị ở 2 nhóm can thiệp đều giảm, trong đó nhóm can
thiệp kết hợp giữa can thiệp cộng đồng và điều trị cận thị có mức giảm cao hơn
so với nhóm chỉ can thiệp cộng đồng (4,6% so với 4,0%). Ngược lại tỷ lệ cận thị
ở nhóm đối chứng có xu hướng gia tăng từ 11%- 12% sau 2 năm.
Bảng 3.37. So sánh sự tiến triển của cận thị giữa các nhóm can thiệp và đối chứng
Trường CT
*
Trường ĐC
**



SL TL% SL TL%
p
(test 
2
)
Độ kính giảm 10 29,4 2 5,6 <0,05
Độ kính không tăng 13 38,2 9 25,0 >0,05
Nhóm
CT 1
Độ kính tăng 11 32,4 25 69,4 <0,05
Độ kính giảm 16 44,4 1 5,9 <0,05
Độ kính không tăng 14 38,9 4 23,5 >0,05
Nhóm
CT2
Độ kính tăng 6 16,7 12 70,6 <0,05
Chi chú: *Trường can thiệp:THCS Tân Thành, số học sinh cận thị được theo dõi là 34 học sinh
THCS Phú Xá, số học sinh cận thị được theo dõi là 36 học sinh
**Trường đối chứng:THCS Hóa Thượng, số học sinh cận thị được theo dõi là 36 học sinh
THCS Quyết Thắng, số học sinh cận thị được theo dõi là 17 học sinh
Nhận xét: Hầu hết học sinh cận thị ở nhóm đối chứng (cả can thiệp 1 và
can thiệp 2), độ kính đều tăng sau 2 năm với tỷ lệ là 69,4% và 70,6%. Ở nhóm
can thiệp 1, học sinh tăng độ kính chỉ chiếm tỷ lệ 32,4%, còn lại độ kính không
tăng hoặc giảm đi. Nhóm can thiệp 2, sự tiến triển của cận thị chậm hơn nhóm
can thiệp 1, 44,4% học sinh giảm độ kính, chỉ có 16,7% học sinh tăng độ kính
(p<0,05).
21

Bảng 3.40. So sánh tỷ lệ cận thị mới mắc tích lũy trong 2 năm

ở các nhóm can thiệp và đối chứng
Số HS
theo dõi*

Số cận thị
mới mắc
Tỷ lệ
mới mắc

p
(test 
2
)
Tân Thành (CT) 177 11 6,2 Nhóm
CT 1
Hóa Thượng (ĐC) 191 18 9,4
>0,05
Phú Xá (CT) 262 11 4,2 Nhóm
CT2
Quyết Thắng (ĐC) 172 20 11,6
<0,05
Chi chú: * Số học sinh không mắc cận thị tại thời điểm điều tra ban đầu (năm 2006)
Nhận xét: Tỷ lệ cận thị mới mắc ở nhóm được can thiệp thấp hơn so với
nhóm đối chứng. Tỷ lệ mới mắc tích lũy trong 2 năm thấp nhất ở nhóm nhận can
thiệp cộng đồng kết hợp với điều trị cận thị 4,2% (nhóm can thiệp 2), tiếp đến là
nhóm chỉ can thiệp cộng đồng 6,2 (nhóm can thiệp 1). Các nhóm đối chứng tỷ lệ
mới mắc lần lượt là 9,4% và 11,6%. Sự khác biệt rõ rệt nhất là ở nhóm can thiệp
2 với p<0,05.
Bảng 3.41. Hiệu quả can thiệp đối với tỷ lệ cận thị học đường
CSHQ

CT
CSHQ
ĐC
HQCT (%)
Nhóm can thiệp 1 24,8 -75,5 100,3
Nhóm can thiệp 2 38,0 -120,9 158,9
Nhận xét: Hiệu quả can thiệp đối với nhóm can thiệp 1 (can thiệp cộng
đồng) là 100,3% thấp hơn so với nhóm can thiệp 2 (can thiệp cộng đồng kết hợp
với điều trị cận thị).
Chương 4. BÀN LUẬN
4.1. Thực trạng cận thị ở học sinh THCS khu vực trung du tỉnh Thái
Nguyên
Tại Việt Nam và các nước trong khu vực, vấn đề cận thị học đường đang
được quan tâm đặc biệt và đã trở thành vấn đề nhãn khoa cộng đồng. Tỷ lệ cận
thị học đường tại Việt Nam hiện nay chiếm khoảng 10-20% học sinh phổ thông.
Tỷ lệ này tương đương một số nước châu Á như Thái Lan, Malayxia; thấp hơn
Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản; Cao hơn Lào, Campuchia, Mông Cổ. Kết quả
điều tra của chúng tôi cho thấy: Tỷ lệ cận thị học đường trung bình là 16,8%,
cao nhất là trường THCS Tân Thành (19,1%), thấp nhất là trường THCS Quyết
Thắng (13,8%). Tỷ lệ cận thị học đường trong nghiên cứu của chúng tôi cũng
tương đương với nghiên cứu của nhiều tác giả khác.
22

Bảng 4.2. So sánh tỷ lệ cận thị học đường ở học sinh THCS khu vực trung du
tỉnh Thái Nguyên với một số nghiên cứu khác ở Việt Nam
Địa điểm Tác giả Năm Tỷ lệ (%)
Hà Nội Trung tâm Mắt Hà Nội 1994 4,75
Hà Nội Hà Huy Tiến 1998 16,32
Hà Nội Hà Huy Tiến 1999 22,52
Hà Nội Trịnh Bích Ngọc 2009 25,5

TP Hồ Chí Minh Trung tâm Mắt Tp 1994 9,75
TP Hồ Chí Minh Lê Thị Thanh Xuyên 2002 17,20
TP Hồ Chí Minh Lê Thị Thanh Xuyên 2006 38,88
Thái Nguyên Vũ Quang Dũng 2002 8,9
Thái Nguyên (số liệu điều
tra đầu vào của luận án)
Vũ Quang Dũng 2006 16,8
4.3. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng chống cận thị học đường
Kết quả khảo sát trước can thiệp ở nhóm can thiệp và nhóm chứng cho
thấy việc lựa chọn 2 nhóm như vậy là phù hợp. Tỷ lệ cận thị học đường ở 2 nhóm
không có sự khác biệt với p>0,05. Sau hai năm can thiệp, Tỷ lệ cận thị ở 2 nhóm
can thiệp đều giảm, trong đó nhóm can thiệp kết hợp giữa can thiệp cộng đồng
và điều trị cận thị có mức giảm cao hơn so với nhóm chỉ can thiệp cộng đồng
(4,6% so với 4,0%). Ngược lại tỷ lệ cận thị ở nhóm đối chứng có xu hướng gia
tăng từ 11%- 12% sau 2 năm. Tỷ lệ mới mắc tích lũy trong 2 năm thấp nhất ở
nhóm nhận can thiệp cộng đồng kết hợp với điều trị cận thị 4,2% (nhóm can
thiệp 2), tiếp đến là nhóm chỉ can thiệp cộng đồng 6,2 (nhóm can thiệp 1). Các
nhóm đối chứng tỷ lệ mới mắc lần lượt là 9,4% và 11,6%. Sự khác biệt rõ rệt
nhất là ở nhóm can thiệp 2 với p<0,05. Ở nhóm được can thiệp, mức độ tiến
triển của cận thị chậm hơn rõ rệt so với nhóm đối chứng.
Hiệu quả can thiệp đối với nhóm can thiệp 1 (can thiệp cộng đồng) là
100,3% thấp hơn so với nhóm can thiệp 2 (can thiệp cộng đồng kết hợp với điều
trị cận thị) là 158,9%. Hiệu quả can thiệp ở nhóm can thiệp rất có ý nghĩa vì như
vậy, ở nhóm can thiệp tỷ lệ mắc cận thị học đường không những không tăng lên
mà còn giảm đi. Khác với kết quả ở nhóm chứng, sau một năm, tỷ lệ mắc cận thị
học đường đã tăng lên rõ rệt. Hiệu quả can thiệp như vậy theo chúng tôi đã có
tác động tích cực đến việc hạn chế sự gia tăng của cận thị học đường tại các
trường can thiệp cả về tỷ lệ mắc mới và mức tăng độ cận thị trên những học sinh
đã mắc cận thị học đường.
23


KẾT LUẬN

1. Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ cận thị học đường ở học sinh trung
học cơ sở khu vực trung du tỉnh Thái Nguyên
Tỷ lệ cận thị trung bình ở học sinh THCS khu vực trung du tỉnh Thái
Nguyên là 16,8%, học sinh nữ có tỷ lệ cận thị là 21,6% cao hơn so với học sinh
nam, 12,5% (p<0,001). Tỷ lệ cận thị có xu hướng tăng dần theo lớp học: lớp 6 là
14,2%, lớp 7 là 12,4%, lớp 8 là 19,9% và lớp 9 là 20,6% (p<0,001). Hầu hết học
sinh bị cận thị cả 2 mắt (93,3%), mức độ cận thị ở mức trung bình từ -1,0 đến <-
3,0D.
50% (2/4) trường chưa đạt tiêu chuẩn về chiếu sáng lớp học, có mối tương
quan nghịch giữa cường độ chiếu sáng và cận thị học đường (r =-0,66), không
đủ ánh sáng nơi ngồi học có nguy cơ bị bệnh cận thị cao gấp 2,7 lần. Hiệu số
bàn ghế của tất cả các trường đều chưa đạt chuẩn, kích thước bàn ghế không phù
hợp có nguy cơ bị cận thị cao gấp 1,5 lần, ngồi học không đúng tư thế có nguy
cơ bị cận thị cao gấp 2 lần. Thời lượng học tập càng nhiều mối liên quan với cận
thị học đường càng lớn: tự học và học thêm 2-5 giờ/ ngày có nguy cơ cận thị là
2,3 -2,5 lần, trên 5 giờ/ ngày có nguy cơ cận thị là 3,2 -3,7 lần. Đọc truyện/sách,
sử dụng máy vi tính, chơi điện tử và xem ti vi với thời lượng trên 2 giờ/ ngày có
mối liên quan chặt chẽ với cận thị học đường (OR từ 1,9 đến 3,4).Tiền sử gia
đình có người mắc bệnh cận thị có nguy cơ bị cận thị cao gấp 2,3 lần.
Học sinh chưa có kiến thức tốt về bệnh cận thị học đường có nguy cơ mắc
cận thị cao gấp 1,8 lần, kiến thức của phụ huynh chưa tốt có nguy cơ mắc cận thị
cao gấp 1,5 lần.
2. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng chống cận thị học đường
Sau 2 năm triển khai các giải pháp can thiệp cộng đồng (can thiệp 1) và can
thiệp cộng đồng kết hợp với can thiệp điều trị (can thiệp 2), hiệu quả can thiệp ở
nhóm can thiệp 2 (đạt 158,9%) tốt hơn so với nhóm can thiệp 1 (đạt 100,3%).
Cụ thể:

Tỷ lệ cận thị ở nhóm can thiệp 1 giảm được 4%, nhóm can thiệp 2 giảm
được 4,6%, nhóm chứng tăng 11% và 12%.Tỷ lệ mới mắc cận thị ở nhóm can
thiệp 1 là 6,2%, nhóm can thiệp 2 là 4,2%, thấp hơn so với nhóm đối chứng là
9,4% và 11,6%.
Mức độ tiến triển của cận thị ở nhóm được can thiệp chậm hơn nhóm chứng,
đặc biệt là nhóm can thiệp 2. Ở nhóm can thiệp 1 có 29,4% học sinh cận thị
24

giảm độ kính, 38,2% độ kính không tăng và 32,4% tăng độ kính. Ở nhóm can
thiệp 2 có 44,4% học sinh cận thị giảm độ kính, 38,9% độ kính không tăng và
16,7% tăng độ kính. Ở nhóm đối chứng 69,4% và 70,6% học sinh cận thị bị tăng
độ kính.
Kiến thức và thực hành của học sinh 2 nhóm can thiệp đều tốt hơn trước
can thiệp và tốt hơn nhóm đối chứng: tỷ lệ học sinh cúi đầu thấp khi ngồi học
giảm 17,4% ở nhóm CT1 và 17,9% ở nhóm CT2; mắt nhìn gần kéo dài trên 2
giờ giảm 28,9% ở nhóm CT1 và 28,5% ở nhóm CT2; tỷ lệ học sinh chỉ đeo kính
khi nhìn xa, bỏ kính khi nhìn gần tăng 39,5% ở nhóm CT1 và 45,2% ở nhóm
CT2; tỷ lệ học sinh có hành vi luyện tập mắt hàng ngày tăng 83,3% ở nhóm CT1
và 86,4% ở nhóm CT2.
KHUYẾN NGHỊ
- Tăng cường truyền thông – Giáo dục sức khỏe học đường. Chú trọng
phổ biến kiến thức phát hiện, chăm sóc cận thị học đường và vệ sinh thị giác cho
các đối tượng như cán bộ y tế học đường, thầy cô giáo, các em học sinh và cha
mẹ học sinh. Từ đó có nhận thức và thái độ đúng để thực hiện tốt vệ sinh học
tập, hạn chế các thói quen xấu không phù hợp với vệ sinh như: tư thế ngồi học
không đúng, hay chơi điện tử kéo dài, không chịu luyện tập thể thao…
- Bệnh viện Mắt tỉnh Thái Nguyên kết hợp cùng Bộ môn Mắt Trường đại
học Y Dược và Khoa Mắt Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên căn cứ
vào kết quả nghiên cứu, xây dựng kế hoạch hoạt động phòng chống cận thị học
đường chung trong toàn tỉnh trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trên cơ sở

đó các trường sẽ thành lập Ban Chỉ đạo chăm sóc mắt học đường của trường
mình để trực tiếp chỉ đạo, điều hành các công việc liên quan đến phòng chống
cận thị học đường tại trường mình.
- Củng cố và tăng cường xây dựng công tác y tế học đường. Các ngành Y
tế, Giáo dục cần quan tâm đào tạo và tăng cường cán bộ y tế học đường chuyên
trách tại các trường phổ thông. Tổ chức tập huấn về công tác phòng chống cận
thị học đường nói riêng và các bệnh học đường nói chung cho các cán bộ y tế
học đường kiêm nhiệm để làm tốt công việc của mình.
- Các trường cần đặc biệt quan tâm đến các tiêu chuẩn vệ sinh trường lớp
học khi quy hoạch, xây dựng trường lớp và mua sắm trang bị bàn ghế cho học
sinh.

×