Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

đánh giá hiện trạng và sinh trưởng rừng trồng trên vùng đất cát thuộc các xã ven biển ở huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
Khoa Lâm Nghiệp
KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Đánh giá hiện trạng và sinh trưởng rừng trồng trên vùng đất
cát thuộc các xã ven biển ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Mai
Lớp : Lâm Nghiệp 44
Thời gian thực hiện : 02/01/2014 – 06/05/2014
Địa điểm thực tập : Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn huyện Phong Điền
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Đinh Thị Hương Duyên
Bộ môn : Lâm Sinh
NĂM 2014
1
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu tại trường Đại Học Nông Lâm
Huế và quá trình thực tập tại Phòng nông nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn huyện Phong Điền, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo
hướng dẫn Th.S Đinh Thị Hương Duyên và cán bộ nơi thực tập, đến nay
tôi đã hoàn thành chương trình đào tạo đại học và hoàn thành Khóa Luận
tốt nghiệp. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Ban giám hiệu nhà trường Đại Học Nông Lâm, Ban chủ nhiệm Khoa
Lâm Nghiệp, cùng quý thầy cô giảng dạy.
Đặc biệt gửi lời cảm ơn đến Cô Giáo Th.s Đinh Thị Hương Duyên
người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành Khóa Luận đúng
thời hạn.
Xin chân thành cảm ơn đến toàn bộ cán bộ trong Phòng nông nghiệp
và phát triển nông thôn huyện Phong Điền đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong


suốt thời gian thực tập.
Đồng thời tôi cũng bày tỏ lời cảm ơn đến cha mẹ cùng những người
thân và toàn thể bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học
tập và thực hiện Khóa Luận tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin chúc thầy cô, các anh chị và toàn thể bạn bè sức
khỏe dồi dào, đạt nhiều thành công trong công việc, học tập và nghiên
cứu.
Do thời gian ngắn và trình độ còn hạn chế nên đề tài còn có nhiều
thiếu sót mong quý thầy cô giáo đóng góp thêm cho tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Trần Thị Mai
2
BẢNG CHÚ THÍCH TỪ NGỮ, CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Từ, chữ cái Chú thích
ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
BTN&MT Bộ tài nguyên và môi trường
VIFOTEC Qũy hộ trỡ sáng tạo Việt Nam
MEP Hội thừa sai Paris
VACR Vườn ao chuồng rừng
3
MỤC LỤC
4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
5
DANH MỤC CÁC HÌNH
6
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh miền Trung có diện tích đất cát
ven biển khá lớn (59.440 ha, chiếm 60% diện tích đất bằng và chiếm khoảng
11,8% diện tích đất tự nhiên), phân bố trên 30 xã thuộc các huyện Phong Điền,
Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc; bao gồm diện tích đất cồn cát,
bãi cát, đất cát ven biển, đất phù sa úng nước và hệ thống đầm phá.
Vùng cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế là một tiểu vùng sinh thái khắc
nghiệt và rất nhạy cảm với điều kiện khí hậu và thời tiết, đặc biệt là trong giai
đoạn biến đổi khí hậu hiện nay. Các nghiên cứu cho thấy rằng, Việt Nam là một
trong những nước sẽ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu (ADB 2009). Nhiệt độ ở
Việt Nam sau 50 năm (1958 – 2007) tăng lên khoảng từ 0,5
0
C đến 0,7
0
C. Số đợt
không khí lạnh ảnh hưởng đến nước ta giảm rõ rệt trong 2 thập kỷ qua. Nhiệt độ
mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn
khí hậu phía Nam. Lượng mưa trong 50 năm qua cũng giảm khoảng 2%, các
vùng khí hậu phía Bắc có lượng mưa giảm còn lượng mưa lại tăng ở phía Nam.
Mực nước biển có tốc độ tăng 3mm/năm. Theo một số kết quả nghiên cứu dự
đoán đến 2100, miền Trung Việt Nam sẽ có sự gia tăng nhiệt độ trung bình lên
đến 2,8
0
C, lượng mưa trung bình tăng 7-8% và mực nước biển tăng 75 cm (Bộ
TN&MT, 2009).
Với sự ảnh hưởng đó, điều kiện môi trường của vùng đất cát ven biển tỉnh
Thừa Thiên Huế trong nhiều năm qua có sự biến động khá mạnh do tác động
của thiên nhiên và con người. Nguy cơ sạt lở bờ biển, nước biển xâm thực; hiện
tượng cát bay, cát trôi, cát chuồi là những mối đe dọa thường xuyên. Ngoài yếu
tố khách quan, cũng không ít lý do chủ quan như việc phát triển sản xuất, đào hồ
nuôi trồng thủy sản cũng đã làm xáo trộn không ít cảnh quan, môi trường; thêm

vào đó, việc khai khoáng đại trà đã làm cho vùng đất nơi đây vốn đã khốn khó
lại càng khốn khó hơn. Thực trạng đó dẫn đến đất trồng bị nhiễm mặn, sa mạc
hóa cảnh quan, gia tăng hạn hán, ngập úng do lún sụt địa tầng.
Rừng ven biển và đầm phá luôn được tỉnh Thừa Thiên-Huế xác định có
vai trò to lớn trong việc chắn cát, giảm thiểu ảnh hưởng do biến đổi khí hậu, bảo
vệ môi trường sinh thái và các các công trình hạ tầng trong vùng, tạo công ăn
việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân.
7
Phong Điền là huyện nằm ở cửa ngõ phía bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, rộng
953,751km
2
, gần bằng 1/5 diện tích tự nhiên của tỉnh. Phía đông bắc giáp biển
Đông với đường bờ biển thẳng tắp theo hướng tây bắc - đông nam trên chiều dài
gần 16km. Phong Điền có diện tích rừng của là 52.211,21ha, chiếm 54,74% diện
tích đất tự nhiên của toàn huyện. Diện tích rừng được chia làm ba loại: rừng sản
xuất 10.363,39 ha, chiếm 19,8%, rừng phòng hộ 9.836,12ha, chiếm 18,8%, rừng
đặc dụng 32.011,7 ha, chiếm 61,3%.Vùng ven biển của Phong Điền là vùng bờ
biển cát chạy theo hướng tây bắc – đông nam, từ làng Trung Đồng (giáp ranh
Quảng Trị) đến hai xã Điền Hải và Phong Hải của huyện (giáp ranh Quảng
Điền) dài gần 16km, cao độ 28-30m, rộng từ 3.000 đến 5.000m ở phía bắc và
thu hẹp dần về phía nam. Do gió biển, vùng này thường xuyên hình thành những
cồn cát di động hướng về phía làng mạc đầm phá ở phía tây. Đây có thể nói là
vùng đất rất khó khăn vì điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt, đất đai nghèo dinh
dưỡng và thường xuyên chịu tác động của gió bão biển. Để cải tạo và sử dụng
có hiệu quả vùng đất này việc nghiên cứu và gây trồng rừng phòng hộ ven biển
đóng vai trò hết sức quan trọng.
Tính đến nay, vùng cát ven biển huyện Phong Điền có các loại cây trồng
như phi lao, keo chịu hạn, keo lưỡi liềm, tập đoàn cây ngập nước; và nhóm các
loại thực vật hoang dại như: xương rồng, tràm, chổi, mua, sim, chạc chìu, dứa
dại… Ngoài việc chống sạt lở, các loài cây trồng này nếu được trồng tập trung

còn chống được tình trạng sa mạc hoá vùng đất cát ven biển; chống biển xâm
thực và nạn cát bay; tạo cảnh quan sinh thái thuận lợi cho môi trường, phù hợp
với chiến lược phát triển lâm nghiệp của tỉnh giai đoạn 2011-2015: Thừa Thiên
Huế trồng mới khoảng 1.150 ha rừng vùng cát ven biển và đầm phá.
Vấn đề tồn tại lớn nhất trong phát triển rừng trồng vùng cát ven biển
huyện Phong Điền nói riêng, tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung là chưa có các
nghiên cứu, đánh giá khoa học và một cách đầy đủ về đặc điểm vùng sinh thái,
các loài cây trồng phù hợp, mà chỉ mới chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Nhằm
góp phần xây dựng cơ sở thực tiễn cho công tác phát triển rừng trồng vùng cát
ven biển của tỉnh hiệu quả và đảm bảo tính bền vững trong giai đoạn hiện nay,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Đánh giá hiện trạng và sinh trưởng
rừng trồng trên vùng đất cát thuộc các xã ven biển ở huyện Phong Điền, tỉnh
Thừa Thiên Huế".
8
PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Sinh trưởng và tăng trưởng của cá thể cây rừng
2.1.1. Sinh trưởng của cá thể cây rừng
Sinh trưởng là sự tăng lên của một đại lượng nào đó nhờ kết quả đồng hóa
của một vật sống (theo V.Bertalanfly) hoặc là sự biến đi của nhân tố điều tra
theo thời gian (theo Vũ Tiến Hinh- Phạm Ngọc Giao, 1997).[1]
Sinh trưởng của cây rừng là một trong những cơ sở quan trọng hình thành
nên sản lượng rừng. Sinh trưởng của cây rừng có nhiều biểu hiện đa dạng cả
phần trên mặt đất và dưới mặt đất. Ở đây chỉ nghiên cứu nhân tố có liên quan
đến sản lượng gỗ. Đó là quy luật sinh trưởng chiều cao, đường kính và thể tích.
Sinh trưởng của cây rừng là một hàm số (y) của thời gian (t): y= f (t)
Hàm sinh trưởng cá thể cây rừng là hàm thuận, tăng đơn điệu, xác định
trong khoảng 0 < t T (T là tuổi thọ của cây). Đường cong biểu diễn sinh trưởng
có hình chữ S, có một điểm uốn, tại đó cây đạt lượng tăng trưởng cực đại.
Đặc tính di truyền của mỗi loài cây và điều kiện lập địa quyết định dạng

đường cong sinh trưởng. Đặc điểm sinh trưởng của loài cây ưa sáng là sinh
trưởng nhanh, đời sống ngắn. Loài cây chịu bóng sinh trưởng chậm, đời sống
dài. Loài cây ưa sáng và chịu bóng không những khác nhau tốc độ sinh trưởng
mà còn khác nhau về quá trình sinh trưởng. Trong giai đoạn đầu, loài cây ưa
sáng sinh trưởng nhanh hơn loài cây chịu bóng. Đến một tuổi nào đó, tốc độ sinh
trưởng của loài cây ưa sáng chậm dần và sẽ chậm hẳn lại khi chúng đạt kích
thước cực đại. Lúc này loài cây chịu bóng vẫn tiếp tục sinh trưởng và đạt tới cực
đại lớn hơn những cây ưa sáng.
Vai trò tích cực của con người khi tác động các kỹ thuật lâm sinh chính
xác là làm tăng tốc độ sinh trưởng cây rừng sớm đạt đến tuổi khai thác.
Quy luật sinh trưởng chiều cao, đường kính, thể tích cây rừng tuy khác
nhau nhưng có đặc điểm chung là trong những năm đầu cây rừng chưa có bộ rễ
và tán cây hoàn chỉnh nên tốc độ sinh trưởng còn chậm, sau đó tốc độ sinh
trưởng tăng dần và đến một tuổi nào đó thì tốc độ sinh trưởng đạt cực đại. Sau
thời điểm này tốc độ sinh trưởng chậm lại và ngừng hẳn khi cây già, lúc này cây
9
đạt tới kích thước cực đại và bước vào tuổi thành thục tự nhiên. Qua giai đoạn
này cây già cỗi, thường xuất hiện hiện tượng rỗng ruột, dễ bị gió đổ.
Tuy có đặc điểm chung nhưng giữa sinh trưởng, chiều cao, đường kính và
thể tích vẫn có những đặc thù riêng. Quy luật phổ biến xuất hiện ở nhiều cây
rừng là thời điểm cây đạt tốc độ sinh trưởng cực đại về chiều cao sớm hơn
đường kính và đường kính sớm hơn thể tích.
2.1.1.1. Về sinh trưởng chiều cao
Sinh trưởng chiều cao diễn ra nhờ có hoạt động của mô phân sinh. Thời
kỳ sinh trưởng về chiều cao bắt đầu từ khi chồi ngọn hình thành và hoạt động
cho đến khi hình thành chồi ngọn mới. Ở nước ta, mùa sinh trưởng thường bắt
đầu từ mùa xuân. Có loài cây sinh trưởng chiều cao tiếp diễn không ngừng trong
năm gọi là nhóm thực vật sinh trưởng liên tục. Có loài cây sinh trưởng chỉ tập
trung vào một số ngày của mùa xuân, sau đó ngừng sinh trưởng và sinh ra một
vòng cành. Đây là nhóm thực vật sinh trưởng không liên tục (cây bàng). Trong

nhóm thực vật này lọai cây này có hiện tượng "tái sinh trưởng", có nghĩa là
trong một năm xuất hiện 2-3 đợt sinh trưởng chiều cao. Ở nước ta đợt sinh
trưởng chiều cao lần thứ hai thường xuất hiện vào mùa mưa. Đối với nhứng loài
cây sinh trưởng không liên tục, có thể dựa vào vòng cành để đoán tuổi. Căn cứ
vào đường cong sinh trưởng chiều cao, người ta phân biệt làm 4 dạng đường
cong sinh trưởng sau đây:
H(m) H(m)
Dạng I: Cây tiên phomg tạm thời Dạng II: Cây tiên phong định cư
H(m) H(m)
10
Dạng III: Cây chịu bóng dưới tán rừng Dạng IV: Cây chịu bóng tầng trên
Dạng 1: Cây tiên phong tạm thời
Cây ưa sáng đới sống ngắn, cây sinh trưởng nhanh và kích thước nhỏ (Hu
đay, bồ đề ).
Dạng 2: Cây tiên phong định cư
Cây ưa sáng, đời sống ngắn, cây sinh trưởng dài và kích thước lớn (mỡ,
ràng ràng, mít ).
Dạng 3: Cây chịu bóng dưới tán rừng
Cây sinh trưởng chậm kích thước nhỏ.
Dạng 4: Cây chịu bóng tầng trên
Cây sinh trưởng chậm, kích thước lớn, đời sống dài.
Phân loại dạng đường cong sinh trưởng là một trong những cơ sở là rất
quan trọng để lựa chọn sự phối hợp các loại cây trồng rừng thuần loài, dạng
đường cong sinh trưởng chiều cao quyết định kết cấu tầng thứ của mô hình
thuần loài và lựa chọn thời điểm và thời gian trồng.
2.1.1.2. Về sinh trưởng đường kính
Sinh trưởng đường kính diễn ra nhờ có hoạt động của tượng tầng. Ở
những khí hậu phân mùa rõ rệt, nhất là đối với loài cây rụng lá việc hình thành
"gỗ mùa xuân", "gỗ mùa thu" hàng năm đã tạo nên vòng năm có thể nhận biết
trên mặt cắt ngang thân cây. Đối với những loài cây này có thể dựa vào số vòng

năm để xác định loài cây.
Ở nước ta, các loài cây thông, bồ đề, mỡ, thể hiện quy luật vòng năm
tương đối rõ. Tuy nhiên, đối với những vòng năm bị hạn hán vòng năm thường
không khép kín.
2.1.1.3. Về sinh trưởng thể tích
Sinh trưởng chiều cao và đường kính là cơ sở quan trọng tạo thành sinh
trưởng về thể tích, trong đó lượng tăng trưởng về thể tích tỷ lệ bình phương với
lượng tăng trưởng đường kính. Ngoài ra quy luật sinh trưởng thể tích còn chịu
ảnh hưởng bởi quy luật biến đổi hình số. Sinh trưởng thể tích là cơ sở quan trọng
để tạo nên sản lượng lâm phần.
11
Ở dưới đất rễ cây cũng có quy luật sinh trưởng nhất định. Quy luật sinh
trưởng của rễ cây (mùa rễ sinh trưởng, phạm vi không gian sinh trưởng của rễ
cọc, rễ bàng ) là cơ sở khoa học cho biện pháp bón phân.
Đối với mỗi loài cây, sinh trưởng của bộ phận trên mặt đất (chiều cao thân
cây, trọng lượng ) và bộ phận dưới mặt đất (chiều sâu cọc rễ, trọng lượng )
cũng như sinh trưởng của các bộ phận trên mặt đất (chiều cao và đường kính,
đường kính và thể tích, đường kính thân cây và đường kính tán ) đều có tương
quan chặt chẽ. Những tương quan này có nhiều ý nghĩa về sinh thái học, nó dựa
trên những nguyên lý sinh bảo đảm cho cây rừng sinh trưởng bền vững và cân
đối tự nhiên. Đứng trên quan điểm sinh thái ứng dụng, những tương quan này
cũng mang nhiều ý nghĩa thực tiễn. Tương quan giữa bề rộng tán cây và hệ rễ
bàng nói lên khả năng chịu hạn của loài cây. Tương quan giữa chiều cao của cây
và chiều sâu của rễ cọc nói lên khả năng chống gió của loài cây. Tương quan
giữa bề rộng tán lá với đường kính ngang ngực theo tuổi là cơ sở tính toán mật
độ rừng còn để lại khi tỉa thưa. Do chiều cao, thể tích khó đo và khó đạt độ
chính xác cao nên có thể dùng tương quan giữa đường kính ngang ngực với 2
nhân tố này để suy ra chiều cao và thể tích. Những tương quan này được sử
dụng nhiều trong lâm sinh học và trong điều tra rừng.
2.1.2. Tăng trưởng của cây rừng

Tăng trưởng là tốc độ sinh trưởng trong một khoảng thời gian nhất định.
Tăng trưởng cũng là một hàm số (Z) của thời gian (t) và được tính bằng hàm
bậc nhất của hàm sinh trưởng:
Z = y' = f' (t)
Đường cong tăng trưởng có dạng đường cong một đỉnh không đối xứng.
Điểm cực đại của đường cong tăng trưởng trùng với điểm uốn của đường cong
sinh trưởng. Trước điểm tăng trưởng cực đại lượng tăng trưởng tăng nhanh; sau
thời điểm cực đại lượng tăng trưởng giảm dần. Đường cong tăng trưởng phụ
thuộc vào dạng đường cong sinh trưởng và cũng chịu ảnh hưởng chi phối của
tính di truyền và điều kiện lập địa. Loài cây ưa sáng, trong những năm đầu có
lượng tăng trưởng cao, thời điểm đạt lượng tăng trưởng cực đại đến sớm sau đó
lượng tăng trưởng giảm nhanh. Ngược lại loài cây chịu bóng trong những năm
đầu có lượng tăng trưởng thấp, thời điểm đạt tăng trưởng cực đại đến muộn và
sau đó lượng tăng trưởng giảm nhưng giảm chậm hơn so với loài cây ưa sáng.
Trong thời điểm cây rừng đạt tăng trưởng cực đại có ý nghĩa thực tiễn rất quan
trọng, bởi vì năng suất sinh trưởng lúc này cao nhất, những biến đổi vể cấu trúc
12
lâm phần cũng diễn ra nhanh nhất. Nếu tác động các biện pháp lâm sinh chính
xác và kịp thời sẽ có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của lâm phần sau này.
Cùng một loài cây, sinh trưởng trong những điều kiện lập địa khác nhau sẽ có
lượng tăng trưởng khác nhau. Lượng tăng trưởng hằng năm cực đại của những
lâm phần thuần loại trên điều kiện lập địa tốt sẽ đến sớm và lớn hơn so với
những lâm phần tương tự trên điều
kiện lập địa xấu.
Đặc trưng của lâm phần ảnh
hưởng đến lượng tăng trưởng. Cùng
một loài cây cùng một điều kiện lập
địa nhưng mặt độ khác nhau thì lượng
tăng trưởng cũng khác nhau.
Đường cong tăng trưởng của loài cây ưa

sáng (1) và loài cây chịu bóng (2)
Tác động của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh chính xác và kịp thời sẽ làm
tăng lượng sinh trưởng và rút ngắn thời gian rừng đạt đến tuổi khai thác
Lượng tăng trưởng hằng năm và lượng tăng trưởng bình quân là cơ sở để
xác định tuổi thành thục số lượng. Lượng tăng trưởng hằng năm là hiệu số của
lượng sinh trưởng hai năm kế tiếp nhau. Lượng tăng trưởng bình quân bằng
thương số giữa lượng sinh trưởng chia cho thời gian (tính bằng năm) để đạt
được lượng sinh trưởng đó. Ở thời điểm lượng tăng trưởng hằng năm bằng
lượng tăng trưởng bình quân, rừng sẽ đạt đến tuổi thành thục số lượng. Quá tuổi
thành thục số lượng, lượng tăng trưởng hằng năm sẽ nhỏ hơn lượng tăng trưởng
bình quân. Vì vậy đứng trên quan điểm sản lượng thì xác định tuổi khai thác
chính bằng tuổi thành thục số lượng là kinh tế nhất. Trong trường hợp này tuổi
thành thục số lượng chính là luân kỳ kinh doanh. Lượng tăng trưởng bình quân
không chỉ là cơ sở để xác định luân kỳ kinh doanh mà còn là tiêu chuẩn quan
trọng để lựa chọn loài cây trồng đứng trên quan điểm sản lượng.
2.2. Một số nét về trồng và phát triển cây lâm nghiệp trên đất cát ven biển
Việt Nam
13
Vùng đất cát và vùng ven biển Việt Nam được hình thành cách đây
khoảng 600.000 năm, hiện nay chúng vẫn đang tiếp tục được hình thành và có
địa hình bằng phẳng. Đặc điểm tự nhiên ở các vùng đất cát ven biển nước ta vô
cùng khắc nghiệt, trong khi đó những vùng này có vai trò rất quan trọng trong
việc bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội. Việc
xây dựng rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát ven biển là một giải pháp rất có hiệu
quả và đã được thực hiện ở nước ta hàng trăm năm nay. Trong các loài cây lâm
nghiệp được nghiên cứu và trồng nhiều nhất chủ yếu là Phi lao, các loài Keo,
Xoan chịu hạn và một số các loài cây bản địa.
Trong thời gian 20 năm trở lại đây, đã có rất nhiều nghiên cứu với mong
muốn trồng và phát triển các loài cây lâm nghiệp chịu hạn ở vùng đất cát ven
biển. Các loài cây đã được đưa vào trồng khảo nghiệm và phát triển ở nhiều địa

phương như Quảng Nam, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận chủ yếu là Bạch
đàn, Xoan chịu hạn, Trai lá cong, các loài Keo, Phi lao Ngoài những cây trồng
nêu trên, vùng đất cát ven biển miền trung còn trồng một số loài cây bản địa, cây
ăn quả lâu năm như: Xoài, Đào lộn hột, Sở, Xà cừ, Trong đó, loài cây Sở, Đào
lộn hột đã trồng thành công hơn cả mặc dầu diện tích trồng rừng chưa nhiều. Sở
được trồng thành quần thụ hoặc trồng phân tán trong các hộ gia đình sống trên
vùng đất cát. Nhân dân dùng hạt ép dầu ăn và dùng bả Sở để vệ sinh ao hồ,
thuốc cá. Do diện tích rừng không tập trung, phương pháp chế biến sản phẩm là
thủ công thô sơ nên hiệu quả kinh doanh còn hạn chế.
Nhìn chung, các mô hình còn ít về số lượng, nhiều mô hình còn trong giai
đoạn thử nghiệm, chưa được nhân rộng và phát triển mạnh mẽ do các loài cây lâm
nghiệp hiện nay chưa thể hiện được sức mạnh nổi trội trong phát triển kinh tế ở
địa phương. Tuy nhiên, một số dự án về phát triển cây lâm nghiệp ở các địa
phương như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Thuận đã chọn được
một số loài cây thích hợp và đưa vào trồng đại trà, có khả năng phát triển mạnh
đó là các loài Keo chịu hạn (Acacia), trong đó cây Keo lá liềm đang rất được quan
tâm, chú ý.
Trong giai đoạn trước đây ở nước ta, cây Phi lao được xem là cây độc
nhất ở dải cát ven biển miền trung với sức sống rất oai hùng, khả năng chắn gió
bão, chắn cát bay, đem màu xanh cho vùng đất cát khô cằn, nơi mà khó có cây
gì sống được. Cây Phi lao cứng cáp, lá xanh tươi bốn mùa. Lá khô và quả dùng
để đun nấu. Thân cây mau lớn, sau 6-7 năm được thu hoạch, bán gỗ hay bán củi
đều là nguồn lợi cho tới tận ngày nay. Gỗ đỏ màu xám rất rắn dùng trong xây
14
dựng, làm than, làm củi. Từ lâu các nhà trồng cây cảnh đã trồng uốn làm cây
cảnh nghệ thuật. Vỏ xám trên cành non, nâu sẫm trên cành già, chứa chất
casuarin dùng để nhuộm, do có Tanin nên được dùng để thuộc da, chế với sunfat
sắt cho màu đen. Tro của gỗ là nguyên liệu chế xà phòng. Và đặc biệt còn có vai
trò làm nhiều phương thuốc chữa bệnh. Khoảng vào năm 1894 cây phi lao được
nhập ngoại vào Việt Nam và trồng loài cây này sớm nhất tại Việt Nam, đó là

một linh mục truyền giáo thuộc Hội Thừa sai Paris (Mission Etrangere de Paris,
viết tắt là MEP). Tuy nhiên, đứng trước những biến động về tình hình phát triển
kinh tế và nhu cầu của đời sống xã hội ngày một cao thì cây Phi lao không còn
là cây chiếm vị trí độc tôn như trước nữa. Nhiều nghiên cứu với mục đích trồng
các loài cây khác có giá trị kinh tế cao, thời gian thu hoạch rút ngắn đã và đang
thay đổi dần bộ mặt của vùng cát ven biển.
Tình trạng phá rừng và huỷ hoại lớp phủ thực vật do con người gây ra làm
cho diện tích rừng phòng hộ ven biển bị thu hẹp, độ che phủ thảm thực vật thấp,
sự xói mòn và thoái hoá đất xảy ra nghiêm trọng. Mặt khác, do nuôi trồng thuỷ
sản đã gây nên mặn hoá những vùng đất ven biển. Hiện tượng hoang mạc hoá đã
xuất hiện ở các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận),
Ninh Phước, Ninh Hải (Ninh Thuận) [2]. Thành phần loài trong các đai rừng còn
lại đơn giản, nhiều đai rừng chỉ có một hoặc vài vài loài cây chính. Một số đai
rừng trồng thuần loài, khả năng tái sinh tự nhiên rất hạn chế. Trong đó phi lao là
loài cây tiên phong, phát triển mạnh nhất, được xem là cây chủ lực trong việc
trồng rừng chắn cát bay, cát chảy. Tuy nhiên cần phải trồng bổ sung các loài cây
khác để nâng cao khả năng cải tạo đất của đai rừng phòng hộ trên các vùng cát.
Công trình nghiên cứu “Xây dựng rừng phòng hộ trên đất cát ven biển“do
Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam chủ trì, đã đoạt giải VIFOTEC 2005 ở lĩnh
vực công nghệ nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên. Đưa ra
các tiêu chí về phân vùng phòng hộ, phân chia lập địa, trạng thái rừng phi lao ,
nghiên cứu này là cơ sở để quy hoạch cả hệ thống đai rừng phòng hộ đối với
vùng cát khắc nghiệt và vô cùng xung yếu của nước ta. “Nét mới của công trình
nghiên cứu này là đã định lượng được một số chỉ tiêu về năng lực phòng hộ và
tác dụng sinh thái của các đai rừng”, TS. Đặng Văn Thuyết, chủ nhiệm công
trình, cho biết. “Độ đặc đai rừng” là một chỉ tiêu khoa học mới, được đưa ra có
giá trị định lượng trong đánh giá tác dụng phòng hộ của rừng [3].
Các tiến bộ kỹ thuật về phân vùng phòng hộ, việc lựa chọn và thử nghiệm
các loài cây trồng phù hợp cho từng vùng phòng hộ có trong nghiên cứu này có
15

thể áp dụng cho vùng cát ven biển Bắc Trung Bộ, vận dụng phát triển cho toàn
vùng cát ven biển nước ta.
Cơ sở pháp lý quy định những nguyên tắc, yêu cầu và nội dung kỹ thuật
xây dựng rừng chắn gió, cố định cát, cải thiện tiểu khí hậu vùng cát biển v.v là
đề cương Xây dựng quy phạm trồng rừng phòng hộ vùng cát ven biển đã được
Vụ Khoa học - Công nghệ (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phê duyệt
năm 2005. Từ đây, có thể xác định hướng gió chính, mùa gió hạn, các vùng
phòng hộ theo mức độ xung yếu, nhóm dạng lập địa, loài cây trồng dự tuyển cho
đến các kỹ thuật trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng phòng hộ vùng cát
ven biển cả nước.
Điều không kém quan trọng là cần nghiên cứu bổ sung hệ thống đai rừng
phòng hộ điển hình cho các vùng phòng hộ, nhóm dạng lập địa. Rừng này bao
gồm cả cây cao ở trên, cây nhỡ ở giữa và cây bụi ở dưới để tạo đai rừng có kết
cấu tán từ dưới sát mặt đất cát lên phía trên. Hiệu quả kinh tế xã hội và môi
trường của công trình đã rõ. Các vấn đề được phát hiện và kết quả nghiên cứu đã
được trao đổi, chuyển giao cho các cơ quan, cán bộ, người dân vùng cát ven
biển là những nơi thực hiện nghiên cứu.
Cụ thể, các đai rừng phi lao, keo lá tràm trồng trên các dạng lập địa bãi
cát, trên líp trong khu vực canh tác nông nghiệp, có thể chặt khai thác ở tuổi 7-
10, mỗi ha thu được 9,7-10 triệu đồng. Khai thác xong có kế hoạch trồng lại
rừng mới.
Đai rừng phi lao hay keo Acacia difficilis, Acacia torulosa 3 tuổi trồng
trên đụn cát bay với mật độ 5.000 cây/ha, bề rộng đai 100m có tác dụng làm
giảm tốc độ gió ở sau đai rừng 10m tới 0,7-0,8 lần so với tốc độ gió ở trước đai
rừng 10m, giảm lượng cát bay 2,4-4,2 lần, tăng độ ẩm không khí 2,1-3,7%, giảm
nhiệt độ không khí 0,9-20, trả loại đất tới 240g/m2 lá rụng và cải thiện tính chất
hóa học đất so với nơi trống.
Với công trình nghiên cứu này, không chỉ các nhà khoa học mà rồi đây,
người dân vùng biển sẽ biết rất rõ về giá trị to lớn của rừng phòng hộ ven biển.
Nó ngăn chặn tình trạng biển xâm thực, cát bay cát chảy vào khu dân cư, lại bảo

vệ được môi trường sinh thái ở những miền quê nắng nóng khốc liệt.
Các kết quả khảo nghiệm 6 loài bạch đàn khác nhau với 32 xuất xứ tại
Đông Hà-Quảng Trị trong thời gian qua đã chứng tỏ loài bạch đàn urophylla
(Eucalyptus urophylla) với xuất xứ Lembata là sinh trưởng nhanh nhất. Sau 4
16
năm trồng thử nghiệm đã có thể tích thân cây là 33,17dm
3
/cây, đó là loài bạch
đàn được gây trồng khá phổ biến ở Việt Nam (Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc
Bình) [4].
Mô hình trồng Phi lao, dạng mô hình này thường được xây dựng thành dải
lớn, tập trung sát và dọc theo bờ biển để phòng hộ chắn gió, bão và cát bay, đặc
biệt trên những vùng đất cát di động. Điển hình có mô hình trồng rừng Phi lao
trên đất cát di động mạnh ven biển tại xã Hải Ninh - Quảng Ninh - Quảng Bình
năm 1995 do hộ nông dân Nguyễn Văn Lễ thực hiện với sự chỉ đạo của Lâm
trường Nam Quảng Bình. Đây là vùng đất có thể nói là rất khó khăn nên từ lâu
vẫn chưa được sử dụng. Rừng được trồng theo Chương trình 327 bằng loài cây
trồng Phi lao Trung Quốc và Phi lao địa phương, trong đó Phi lao Trung Quốc
được trồng mới mục tiêu thử nghiệm. Mật độ trồng: 3300 cây/ha. Sinh trưởng
đường kính cổ rễ (D
00
), chiều cao vút ngọn (H
Vn
) và đường kính tán (D
t
) của 2 loài
Phi lao trồng thuần loại 3 tuổi trên một dạng điều kiện lập địa như nhau được thể
hiện ở bảng 2.1:
Bảng 2.1: Sinh trưởng của 2 loài phi lao trên cùng điều kiện lập địa
Loài cây Ô tiêu chuẩn D

00
(cm) H
vn
(m) D
T
(m)
Phi lao
Trung Quốc
1a
2a
3a
4a
TB
1,70
1,63
2,19
1,85
1,84
1,220
1,023
1,505
1,180
1,232
0,858
0,848
1,262
0,857
0,956
Phi lao
địa phương

1b
2b
3b
4b
TB
2,79
2,87
2,61
2,53
2,70
1,750
1,790
1,744
1,772
1,764
1,407
1,279
1,390
1,250
1,332
(Nguồn: Lê Đình Khả, 2001) [5]
Số liệu bảng 2.1 cho thấy sinh trưởng của 2 loài Phi lao trên vùng cát di
động mạnh ở mức trung bình, trong đó giống Phi lao địa phương có sinh trưởng
tốt hơn Phi lao Trung Quốc, tuy nhiên Phi lao Trung Quốc lần đầu đưa vào vùng
cát Quảng Ninh - Quảng Bình trồng bằng cây hom trong bầu và cây con đem
trồng cao bình quân 35cm - chỉ cao bằng nửa so với Phi lao địa phương. Tỷ lệ
sống trung bình là 65% (thể hiện ở bảng 2.2), tuy con số này chưa phải là cao
nhưng điều quan trọng nhất là đã tạo được 1 lớp thảm cây che phủ mặt đất, hạn
17
chế cát bay, từng bước cải thiện điều kiện đất đai và tiểu khí hậu của vùng cát di

động mạnh ven biển
18
Bảng 2.2: Tổng hợp tỷ lệ cây sống, chết của 2 loài Phi lao
Loài cây
Ô tiêu
chuẩn
Cây sống Cây chết
N
% N %
Phi lao
Trung Quốc
1a
2a
3a
4a
TB
110
101
111
112
108,5
67
61
67
68
65,75
55
64
54
53

56,5
33
39
33
32
34,25
Phi lao
địa phương
1b
2b
3b
4b
TB
110
107
111
105
108,25
67
65
67
64
65,75
55
58
54
60
56,75
33
35

33
36
34,25
(Nguồn: Lê Đình Khả, 2001) [5]
Một điểm mới trong mô hình này cũng cần phải đề cập đến là phương
thức tổ chức thực hiện. Hộ gia đình đã được giao đất và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, được trợ giúp về kỹ thuật và nguồn giống cây trồng, gia đình
bỏ công lao động. Để có thể đưa những vùng cát di động và bán di động ven
biển nước ta vào sử dụng chúng ta cần phải có những chính sách ưu tiên, trợ
giúp kỹ thuật và đầu tư hợp lý, có như vậy thì các mô hình trồng rừng Phi lao
tập trung như hộ ông Nguyễn Văn Lễ mới được nhân rộng.
Ở nước ta khoa học nghiên cứu về sản lượng rừng hình thành tương đối
muộn so với các nước khác, nhưng việc nghiên cứu rừng phục vụ công tác điều
tra kinh doanh rừng nước ta đã được các nhà khoa học thuộc Viện khoa học
lâm nghiệp, Viện điều tra quy hoạch rừng, trường Đại học Lâm Nghiệp và các
trung tâm nghiên cứu trong cả nước tiến hành nghiên cứu, lúc đầu chỉ thăm dò
cho đến nay thì mô hình toán học cũng đã dần làm rõ.
Đầu tiên các tác giả Nguyễn Ngọc Nhị và Nguyễn Văn Khánh phân vùng
sinh trưởng cho thực vật rừng Việt Nam dựa vào các đặc trưng về khí hậu, thủy
văn, thổ nhưỡng và thực vật với hệ thống chi tiết gồm 6 cấp, trong số khu vực
sinh trưởng cấp cho toàn quốc. Phùng Ngọc Lan (1998) đã khảo nghiệm một số
phương trình sinh trưởng cho một số loài cây như: Thông đuôi ngựa, mỡ Tác
giả cho thấy các đường thực nghiệm và đường sinh trưởng về lý thuyết đa số
gặp nhau tại một điểm, từ đó chứng tỏ sai số của phương trình rất nhỏ, có 2 giai
đoạn sai số ngược dấu nhau trong một hệ thống [6] . Nguyễn Ngọc Lung (1987)
19
nghiên cứu sinh trưởng và định lượng bằng mô hình toán học. Tác giả cũng có
nhận xét tương tự khi áp dụng các hàm sinh trưởng của Gompertz và một số
hàm khác cho một số loài cây rừng Việt Nam, sử dụng hàm Schumacher xây
dựng mô hình sinh trưởng cho loài thông 3 lá tại Lâm Đồng.

Vũ Tiến Hinh (1989-1998) đã xây đựng phương pháp xác định quy luật
sinh trưởng cho từng loại cây rừng tự nhiên và mô phỏng xây dựng động thái
phân bố đường kính trên cơ sở sinh trưởng định kỳ của lâm phần hỗn loài khác
tuổi. Những công trình nghiên cứu đã đề xuất được hướng giải quyết và phương
pháp luận trong nghiên cứu sinh trưởng. Từ đó có các biện pháp tác động đạt
hiệu quả tốt nhất trong kinh doanh và nuôi dưỡng rừng. Kết quả nghiên cứu của
các tác giả nghiên cứu trong nước và nước ngoài cho thấy việc nghiên cứu tình
hình sinh trưởng của một số loài cây nào đó đều dựa vào các chỉ tiêu về đường
kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn, đường kính tán, tuổi lâm phần và vòng
năm. Từ đó tính toán các chỉ tiêu, đưa ra nhận xét, đánh giá chính xác.
2.3. Thực trạng về cây trồng lâm nghiệp trên đất cát ven biển của tỉnh Thừa
Thiên Huế
Vùng cát ven biển, đầm phá ở Thừa Thiên - Huế có đến 42 xã, thị trấn
thuộc năm huyện: Phong Ðiền, Quảng Ðiền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc,
với chiều dài gần 50 km, rộng hàng chục nghìn ha. Ðiều kiện môi trường của
vùng này nhiều năm qua có sự biến động khá mạnh. Trong đó, hiện tượng sạt lở
bờ biển và cát bay, cát nhảy, hoang mạc hóa là những mối đe dọa thường xuyên,
làm cho vùng đất nơi đây vốn đã khốn khó, lại càng khốn khó hơn. Tại thị trấn
Thuận An (huyện Phú Vang) và xã Hải Dương (Hương Trà), những nơi có biển
xâm thực vào đất liền từ 50 đến 100 m, đã cuốn trôi dãy nhà nghỉ của Công an
tỉnh cùng ngọn hải đăng ra biển, một phần do biến đổi khí hậu, phần khác do
rừng phòng hộ ven biển quá mỏng, chưa đủ sức ngăn cản sóng biển tàn phá.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) Thừa Thiên
- Huế, dự án trồng rừng phòng hộ ven biển, vùng cát, một trong những hợp phần
quan trọng của Chương trình trồng mới năm triệu ha rừng được triển khai tại 28
xã thuộc năm huyện Phong Ðiền, Quảng Ðiền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc.
Qua 10 năm thực hiện, dự án đã mang lại hiệu quả nhất định về kinh tế, xã hội
và môi trường, trong đó hiệu quả về môi trường sinh thái được nâng lên rõ rệt.
Hệ thống đồi cát ở các vùng Ngũ Ðiền và các vùng bán di động trước đây vốn
20

hoang hóa giờ đã được phủ xanh, tạo điều kiện về cảnh quan để phát triển du
lịch ven biển và kinh tế trang trại trên cát.
Xã Ðiền Môn là một trong những xã ven biển của huyện Phong Ðiền tham
gia dự án trồng rừng phòng hộ vùng cát (gọi tắt Dự án 661). Từ năm 2001 đến
nay, toàn xã trồng được 180 ha rừng thuộc Dự án 661. Dự án này không chỉ phù
hợp với điều kiện thực tế của địa phương mà còn tạo điều kiện cho người dân
phát triển kinh tế. Sau khi tiếp nhận dự án, nhất là giai đoạn từ năm 2004 đến
2008, nhiều hộ dân có tâm huyết đăng ký tham gia. Ngoài diện tích rừng phòng
hộ do xã quản lý, tính đến nay, có khoảng 134 ha rừng keo lưỡi liềm được giao
cho gần 150 hộ gia đình trồng và quản lý. Cùng với diện tích rừng trồng thuộc Dự
án 661 và gần 280 ha rừng trồng phân tán trong dân, rừng từ các dự án khác, toàn
xã đã phủ kín được 28% trong kế hoạch 45% diện tích đất tự nhiên.
Không chỉ hưởng lợi trực tiếp từ rừng, nhiều hộ dân ở các xã Phong
Chương, Phong Hòa, Phong Bình (Phong Ðiền); Quảng Thái, Quảng Lợi,
Quảng Vinh (Quảng Ðiền) đã thành lập trang trại, gia trại sản xuất nông nghiệp
có hiệu quả. Ðiển hình có mô hình trang trại VACR (vườn-ao-chuồng-rừng) của
các ông Nguyễn Hữu Nhân ở xã Phong Chương (Phong Ðiền), Phan Văn Hứa ở
xã Quảng Lợi (Quảng Ðiền) Nhờ có rừng giữ ẩm, làm mát cho đất, nhiều hộ
dân còn tăng gia trồng thêm nhiều giống cây ăn quả và các loại hoa màu khác.
Thực hiện dự án trồng rừng 661, các địa phương trong vùng đã trồng và
chăm sóc được gần 4.600 ha rừng, trong đó vùng cát ven biển gần 1.900 ha và
vùng cát nội đồng gần 2.740 ha; trồng bảo vệ đê cát ven biển và ven phá 5.210
m; quản lý bảo vệ hơn 5.600 lượt/ha rừng và một số cơ sở hạ tầng khác về
tuyên truyền bảo vệ rừng [7] . Qua đó, nâng độ che phủ rừng của vùng dự án
tăng lên 30%. Các địa phương còn trồng hơn 5.200 m cây dọc các tuyến đê ven
phá và ven biển để nâng cao giá trị phòng hộ. Chất lượng rừng trồng ngày càng
được nâng lên, cơ cấu cây trồng ngày một đa dạng hơn, vừa có tác dụng phòng
hộ, vừa tăng thu nhập cho hộ dân. Diện tích đất trống, đồi núi trọc cơ bản được
trồng rừng phủ xanh, rừng phòng hộ ven biển, hình thành các đai rừng bảo vệ
đê, phòng hộ khu dân cư ven biển trước bão lũ và tình trạng nước biển dâng.

Các dự án trồng rừng đã giải quyết công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho
2.230 hộ gia đình và hơn 10 nghìn lao động. Bình quân mỗi năm trồng 450 ha [6],
chủ yếu là keo lưỡi liềm, keo lá tràm, phi lao. Ðặc biệt, qua quá trình thực hiện,
21
nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ và phát triển rừng của địa phương cũng như
người dân được nâng lên rõ rệt.
22
PHẦN 3
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG,
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu
- Đánh giá hiện trạng rừng trồng trên vùng đất cát thuộc các xã ven biển ở huyện
Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng của các loài cây trồng trên các xã ven
biển ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2. Đối tượng
Các loại rừng Phi lao (casuarinas equisetiforlia), Keo chịu hạn (Acacia
difficilis), Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) có trên địa bàn thuộc các xã ven
biển huyện Phong Điền.
3.3. Phạm vi
Đề tài nghiên cứu tập trung ở các rừng trồng của các tổ chức dự án ở 3 xã
ven biển huyện Phong Điền: Điền Môn, Điền Hương. (Không điều tra rừng do
hộ gia đình tự phát trồng).
3.4. Nội dung nghiên cứu
3.4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Phong Điền
3.4.2. Hiện trạng rừng trồng trên vùng cát thuộc các xã ven biển huyện
Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Rừng trồng xã Điền Hương: Diện tích, loài cây, năm trồng, D1.3, Hvn
- Rừng trồng xã Điền Môn: Diện tích, loài cây, năm trồng, D1.3, Hvn
- Rừng trồng xã Điền Hòa: Diện tích, loài cây, năm trồng, D1.3, Hvn

3.4.3. Khả năng sinh trưởng của các loài cây trồng trên đất cát thuộc xã Điền
Hương
3.4.4. Khả năng sinh trưởng của các loài cây trồng trên đất cát thuộc xã Điền
Môn
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.5.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
23
Trên cơ sở kế thừa những tài liệu, văn bản ở Phòng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn, phòng thống kê và xử lý các thông tin về điều kiện tự nhiên,
tình hình dân sinh kinh tế trên địa bàn nghiên cứu huyện Phong Điền.
3.5.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Phỏng vấn cán bộ kiểm lâm về công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng.
- Đo đếm số liệu thực tế tại rừng trồng để xác định chất lượng của rừng
trên địa bàn theo phương pháp sau:
* Bước một: Chuẩn bị
- Thu thập tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu về bản đồ hiện trạng
rừng và xác định nơi phân bố.
- Xác định đối tượng điều tra trên bản đồ.
- Chuẩn bị các công cụ đo đếm: Thước dây, sào có khắc vạch
- Xác định ô tiêu chuẩn và kích thước cụ thể của ô, ô tiêu chuẩn 500m
2
.
* Bước hai: Lập tuyến điều tra
- Lập các ô tiêu chuẩn (OTC) theo các độ tuổi cây rừng, mỗi tuổi cây lập
3 lần lặp ở 2 xã (Điền Hương, Điền Môn).
- Mỗi OTC có diện tích 500m
2
đảm bảo:
+ Nằm gọn trong lô rừng

+ Cách xa đường cái đường mòn lớn, bìa rừng ≥10m
+ Không có suối cát chảy qua
+ Đồng nhất các yếu tố kết cấu, địa hình, đất đai
+ Thuận lợi cho công tác điều tra
- Điều tra sơ thám
Căn cứ vào bản đồ địa hình của khu vực điều tra, xác định điều tra các
OTC điển hình tạm thời ngoài thực địa và đánh dấu trên bản đồ địa hình. Đánh
giá sơ bộ về tình hình sinh trưởng của rừng Phi lao và Keo, thảm thực vật dưới
tán rừng.
- Điều tra tỷ mỉ
24
+ Ở những vị trí địa hình địa chất tương đối đồng nhất bố trí các
OTC như sau:
+ Tại xã Điền Hương bố trí các OTC theo các độ tuổi điển hình đại
diện cho các rừng trồng.
+ Tại xã Điền Môn bố trí các OTC theo các độ tuổi điển hình đại diện
cho các rừng trồng .
Dựa vào bản đồ địa hình cùng với kết quả điều tra sơ thám, xác định
các OTC đại diện cho vị trí rừng trồng thuần loài Keo, rừng trồng thuần loài Phi
lao, rừng trồng hỗn loài giữa Keo và Phi lao. OTC xác định là hình chữ nhật với
diện tích 500m
2
(20m x 25m).
+ Trong mỗi OTC tiến hành đánh số thứ tự theo một hướng ( đánh số
thự tự theo hàng) để tránh bỏ sót hay trùng lặp khi kiểm kê.
+ Đo đường kính gốc (D
g
, cm)), đường kính tại vị trí 1,3m (D
1,3
, cm)

bằng cách đo chu vi (C) tại vị trí gốc và vị trí 1,3m sau đó tính đường kính.
+ Đo chu vi bằng thước dây có độ chính xác mm.
+ Đo chiều dài dưới cành (H
dc
, m) bằng thước dây có độ chính xác mm.
+ Đo chiều cao vút ngọn (H
vn
, m) bằng sào có độ chính xác dm.
+ Đo đường kính tán (D
t
, m) theo 2 chiều vuông góc ĐT-NB bằng sào
có độ chính xác dm.
- Loài cây trồng
+ Năm trồng
+ Mật độ trồng ban đầu
+ Diện tích trồng
+ Các đại lượng sinh trưởng:
 Chiều cao vút ngọn (H
vn
, m)
 Đường kính ngang ngực (D
1,3
, cm)
 Đường kính gốc (D
g
, cm)
 Chiều cao dưới cành (H
dc
, m)
 Đường kính tán (D

t
, m) theo hướng Đông Tây-Nam Bắc
25

×