Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

động cơ học tập của học sinh ngành sư phạm mầm non - trường trung cấp âu lạc - huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695.99 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN THỊ QUA
ÂÄÜNG CÅ HOÜC TÁÛP
CUÍA HOÜC SINH NGAÌNH SÆ PHAÛM
MÁÖM NON
TRÆÅÌNG TRUNG CÁÚP ÁU LAÛC - HUÃÚ
Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC
Mã số: 60 31 80
LUÁÛN VÀN THAÛC SÉ TÁM LYÏ HOÜC
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN THỊ TÚ ANH
Huế, Năm 2012
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận
văn là trung thực, được các tác giả cho phép sử dụng và
chưa từng công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả
Trần Thị Qua
ii
Với tầm lòng chân thành, em xin gửi lời tri ân tới cô giáo,
PGS.TS. Trần Thị Tú Anh, người luôn tận tình hướng dẫn về mặt khoa
học, động viên về mặt tinh thần, giúp em hoàn thành luận văn này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trong Khoa Tâm
lý – Giáo duc trường ĐHSP – ĐH Huế, quý thành cô đã tham gia giảng
dạy lớp Tâm lý học K19. Xin cảm ơn thầy cô công tác tại Phòng Đào tạo
Sau đại học đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khoá học của mình.
Xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Trung cấp Âu Lạc – Huế,


Khoa sư phạm và toàn thể học sinh ngành Sư phạm Mầm non đã tạo
điều kiện cho tôi trong việc điều tra, lấy số liệu. Tôi cũng xin chân thành
cảm ơn các bạn lớp Tâm lý học K19 đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
qua.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luôn cố gắng, song với khả
năng có hạn chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính
mong nhận được sự góp ý chân thành từ phía thầy cô giáo và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 9 năm 2012
Tác giả
Trần Thị Qua
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG 5
MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Mục đích nghiên cứu 7
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 7
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 7
4.1. Đối tượng nghiên cứu 7
4.2. Khách thể nghiên cứu 7
5. Giả thuyết khoa học 8
6. Giới hạn nghiên cứu đề tài 8
7. Phương pháp nghiên cứu 8

8. Cấu trúc của luận văn 9
Chương 1
LÝ LUẬN TÂM LÝ HỌC VỀ ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 10
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề 10
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài 10
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước 13
1.2. Động cơ 14
1.2.1. Khái niệm động cơ 14
1.2.2. Bản chất của động cơ 15
1.2.3. Cấu trúc của động cơ 17
1.2.4. Nguồn gốc của động cơ 18
1.2.5. Phân loại động cơ 19
1.2.6. Vai trò của động cơ 20
1.3. Hoạt động học tập của học sinh 21
1.3.1. Hoạt động học tập 21
1.3.2. Hoạt động học tập của học sinh ngành sư phạm Mầm non 22
1.4. Động cơ học tập của học sinh 23
1.4.1. Khái niệm động cơ học tập 23
1.4.2. Phân loại động cơ học tập 24
1.4.3. Cấu trúc tâm lý của động cơ học tập 26
1.4.4. Biểu hiện của động cơ học tập 29
1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập 30
Tiểu kết chương 1 33
Chương 2
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. Tổ chức nghiên cứu 35
2.1.1. Vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu 35
1
2.1.1.1. Địa bàn nghiên cứu 35
2.1.1.2. Khách thể nghiên cứu 36

2.1.2. Tiến trình nghiên cứu 36
2.1.2.1. Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận 36
2.1.2.2. Giai đoạn 2: Khảo sát thực trạng 37
2.1.2.3. Giai đoạn 3: Đề xuất biện pháp 37
2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 37
2.2.1. Nghiên cứu lý luận 37
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 39
2.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng anket 39
2.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn 41
2.2.2.3. Phương pháp quan sát 42
2.2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 42
Tiểu kết chương 2 43
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
NGÀNH SƯ PHẠM MẦM NON 45
3.1. Thực trạng hoạt động học tập của học sinh trường Trung cấp Âu Lạc – Huế 45
3.1.1. Lý do học sinh chọn học tại trường Trung cấp Âu Lạc – Huế 45
3.1.2. Tổ chức hoạt động học tập cho học sinh ngành Sư phạm Mầm non 47
3.1.3. Kết quả học tập của học tập của học sinh ngành sư phạm Mầm non 48
3.2. Thực trạng động cơ học tập của học sinh ngành Sư phạm Mầm non – Trường Trung
cấp Âu Lạc – Huế 49
3.2.1 Nhận thức của học sinh về vai trò của động cơ học tập 49
3.2.2. Các loại động cơ học tập của học sinh 49
3.2.2.1. Các loại động cơ học tập của học sinh dưới góc nhìn tổng thể 49
3.2.2.2. Các động cơ học tập thành phần dưới góc nhìn tổng thể 51
3.2.2.3. Các loại động cơ học tập của học sinh dưới các lát cắt khác nhau 56
3.2.3. Biểu hiện động cơ học tập của học sinh ngành Mầm non trường Âu Lạc – Huế 60
3.2.3.1. Biểu hiện động cơ học tập dưới góc nhìn tổng thể 60
3.2.3.2. Biểu hiện của động cơ học tập của học sinh dưới lát cắt năm học 61
3.2.3.3. Biểu hiện động cơ học tập của học sinh qua các tình huống 63

3.3. Đề xuất của học sinh nhằm phát triển động cơ học tập 70
3.4. Các biện pháp hình thành và phát triển động cơ học tập của học sinh trường Trung cấp
Âu Lạc – Huế 76
3.4.1. Nâng cao nhận thức về động cơ học tập của học sinh 76
3.4.2. Khuyến khích học sinh hình thành và phát triển những động cơ học tập tích cực và
hạn chế những động cơ tiêu cực 77
3.4.3. Cải tiến nội dung, chương trình, phương pháp cũng như môi trường dạy học nhằm
đáp ứng nhu cầu học tập, tăng hứng thú học tập, nâng cao chất lượng lĩnh hội tri thức,
hình thành kỹ năng chuyên môn và nghiệp vụ của học sinh 78
Tiểu kết chương 3 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81
1. KẾT LUẬN 81
2. KIẾN NGHỊ 82
2.1 Đối với nhà trường, khoa 82
2.2 Đối với giáo viên giảng dạy và giáo viên chủ nhiệm 83
2.3. Đối với chính bản thân học sinh 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
2
I. Tiếng Việt 84
PHỤ LỤC 87
3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
1 ĐTB Điểm trung bình
2 TL Tỷ lệ
3 SL Số lượng
4 NXB Nhà Xuất bản
4 NXBCTQG Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia
6 NXBĐHQG Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia
7 NXBGD Nhà Xuất bản Giáo dục

8 NXBĐHSP Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm
9 NXBTG Nhà Xuất bản Thế giới
10 NXBVHTT Nhà Xuất bản Văn Hóa Thông tin
4
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Lý do học sinh chọn học tại trường trung cấp Âu Lạc – Huế 45
Bảng 3.2. Kết quả học tập của học sinh năm 1 và năm 2 48
Bảng 3.3. Nhận thức của học sinh về vai trò của động cơ học tập 49
Bảng 3.4. Các loại động cơ học tập của học sinh dưới góc nhìn tổng thể 49
Bảng 3.5. Các động cơ xã hội của học sinh 51
Bảng 3.6. Các động cơ nhận thức của học sinh 52
Bảng 3.7. Các động cơ nghề nghiệp của học sinh 53
Bảng 3.8. Các động cơ tự khẳng định của học sinh 54
Bảng 3.9. Các động cơ vụ lợi của học sinh 55
Bảng 3.10. Các nhóm động cơ học tập của học sinh dưới lát cắt năm học 56
Bảng 3.11. Các loại động cơ thành phần dưới lát cắt năm học 57
Bảng 3.12. Biểu hiện động cơ học tập của học sinh dưới góc nhìn tổng thể 60
Bảng 3.13. Biểu hiện động cơ học tập của học sinh dưới lát cắt năm học 61
Bảng 3.14. Biểu hiện động cơ học tập của học sinh qua các tình huống 63
Bảng 3.15. Các yếu tố tác động đến động cơ học tập của học sinh 67
Bảng 3.16. Các yếu tố tác động đến động cơ học tập của học sinh
dưới lát cắt năm học 69
Bảng 3.17. Đề xuất của học sinh đối với nhà trường 71
Bảng 3.18. Đề xuất của học sinh đối với Khoa 72
Bảng 3.19. Đề xuất của học sinh đối với giáo viên giảng dạy 73
Bảng 3.20. Đề xuất của học sinh đối với giáo viên chủ nhiệm 74
Bảng 3.21. Ý kiến của học sinh về chính bản thân học sinh 75
5
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Động cơ là hiện tượng tâm lý phức tạp, có ý nghĩa đặc biệt đối với cuộc sống và
hoạt động của con người. Động cơ là một thành tố chủ yếu trong cấu trúc hoạt động,
thúc đẩy con người hành động, là động lực của sự phát triển năng lực, hoàn thiện nhân
cách ở mỗi cá nhân. Động cơ được hình thành thông qua quá trình con người tham gia
vào các hoạt động.
Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của học sinh, sinh viên. Trong đó, động
cơ học tập là một yếu tố tâm lý quan trọng. Để hoạt động học tập đạt hiệu quả cao đòi
hỏi người học phải tạo ra cho mình những động cơ đúng đắn và phù hợp. Nhờ có động
cơ học tập mà học sinh, sinh viên ý thức được nhiệm vụ học tập, say mê lĩnh hội tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo, tích cực, tự giác, chủ động trong việc học tập của mình.
Tìm hiểu động cơ học tập thực chất là tìm hiểu nội dung nhu cầu, hứng thú,
mục đích đã đặt ra từ trước của mỗi học sinh đối với hoạt động học. Những nội dung
này ảnh hưởng tới kết quả học tập của học sinh trong thời gian học tập tại trường. Trên
cơ sở đó, chúng ta nhận biết được những động cơ đúng đắn góp phần vào sự thành
công trong học tập của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường và giáo viên
giảng dạy tác động có hiệu quả nhất đến học sinh trong quá trình giáo dục và giảng
dạy. Bên cạnh đó, nhà trường có thể xây dựng, hình thành và phát triển những động cơ
học tập đúng đắn, ngăn chặn kịp thời những động cơ không thích hợp, có thể gây ảnh
hưởng xấu đến quá trình học tập của học sinh.
Thực tế hiện nay cho thấy một số học sinh tham gia học tập tích cực, tích lũy
kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất, chuẩn bị hành trang cho công việc tương lai. Bên
cạnh đó, một số học sinh còn gặp khó khăn trong việc tổ chức học tập của mình, còn
học đối phó, phụ thuộc vào bài giảng của giáo viên, chưa chủ động tìm hiểu khám phá
những tri thức, chưa ý thức được trách nhiệm học tập của bản thân mình, chưa quan
tâm đúng mức đến rèn luyện nghiệp vụ vì chưa có những động cơ học tập đúng đắn.
Ngành Sư phạm Mầm non - Trường Trung cấp Âu Lạc - Huế tuy mới được tổ
chức đào tạo trong thời gian gần đây (3 năm) nhưng đã áp dụng nội dung và phương
6
pháp giảng dạy hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của người học. Tuy nhiên, trên

thực tế, vẫn tồn tại những học sinh học đối phó, không phát huy năng lực học tập của
mình. Chính vì lẽ đó, nghiên cứu động cơ học tập của học sinh ngành Sư phạm Mầm
non- Trường Trung cấp Âu Lạc - Huế là việc làm cần thiết, từ đó, tìm ra phương
hướng giáo dục động cơ cho học sinh.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Động cơ học tập của
học sinh ngành Sư phạm Mầm non - Trường Trung cấp Âu Lạc - Huế”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng động cơ học tập của học
sinh ngành Sư phạm Mầm non- Trường Trung cấp Âu Lạc - Huế. Trên cơ sở đó, đề
xuất một số biện pháp tác động nhằm giúp cho học sinh hình thành và phát triển những
động cơ học tập đúng đắn, phù hợp với yêu cầu đào tạo người giáo viên hiện nay, góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận tâm lý học liên quan đến động cơ học tập
của học sinh.
3.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng động cơ học tập của học sinh ngành Sư phạm
Mầm non - Trường Trung cấp Âu Lạc - Huế.
3.3. Đề xuất một số biện pháp tác động nhằm giúp học sinh hình thành và phát
triển động cơ học tập đúng đắn.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Động cơ học tập của học sinh ngành Sư phạm Mầm non - Trường Trung cấp
Âu Lạc - Huế
4.2. Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu 385 học sinh ngành Sư phạm Mầm non - Trường Trung cấp Âu Lạc
Huế. Trong đó, bao gồm học sinh năm thứ nhất và học sinh năm thứ hai.
7
5. Giả thuyết khoa học
Có nhiều động cơ khác nhau thúc đẩy học sinh ngành Sư phạm Mầm non –
Trường Trung cấp Âu Lạc - Huế học tập, trong đó, có những động cơ phù hợp, có tác

dụng thúc đẩy hoạt động học theo hướng tích cực và có những động cơ không phù
hợp, có thể gây nên mâu thuẫn đối với hoạt động học. Nếu đánh giá đúng thực trạng
động cơ học tập, tìm ra được những nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ
học tập của học sinh thì có thể tìm ra được các biện pháp tác động nhằm giúp học sinh
hình thành và phát triển những động cơ phù hợp, có khả năng thúc đẩy tính tích cực
học tập, tích lũy kiến thức và rèn luyện nghề nghiệp trong tương lai.
6. Giới hạn nghiên cứu đề tài
6.1. Thời gian nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu từ tháng 4/2012 đến tháng
10/2012.
6.2. Nội dung nghiên cứu: Giới hạn ở biểu hiện của động cơ học tập và các yếu
tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của học sinh .
6.3. Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu 385 học sinh ngành Sư phạm Mầm non
- Trường Trung cấp Âu Lạc - Huế.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa
các tài liệu có liên quan đến vấn đề động cơ học tập của học sinh.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn, gồm các phương pháp cụ thể sau:
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
7.2.2. Phương pháp quan sát
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: Sử dụng phần mềm SPSS
(Statistical Package for Social Sciences, phần mềm thống kê toán học dùng trong các
ngành khoa học xã hội) để xử lý số liệu thu được thông qua nghiên cứu thực tiễn.
8
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
văn gồm có 3 chương:
Chương 1. Lý luận tâm lý học về động cơ học tập của học sinh
Chương 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu thực trạng động cơ học tập của học sinh ngành

Sư phạm Mầm non - Trường Trung cấp Âu Lạc - Huế
9
Chương 1
LÝ LUẬN TÂM LÝ HỌC VỀ ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Hiện nay có nhiều hướng nghiên cứu khác nhau về động cơ. Các nghiên cứu về
động cơ thường theo một số lý thuyết sau:
1. Nghiên cứu động cơ dựa vào lý thuyết phân tâm của các tác giả như: S.
Freud, A. Adler. Theo S. Freud và một số tác giả khác nghiên cứu về động cơ thì đi
sâu vào nghiên cứu động cơ nguyên nhân và động cơ mục tiêu
Những người có hành vi lệch chuẩn là do rối nhiễu tâm lý, nhân cách do bản
năng thúc đẩy, do những trải nghiệm tâm lý hoặc mặc cảm xung động, bị ức chế dồn
nén chèn ép và cuối cùng bị xô đẩy vào cái lò vô thức chờ có dịp là bùng phát.
Còn động cơ mục tiêu nhằm thực hiện hành động để đạt được mục tiêu do cá nhân
mong muốn. Tuy nhiên, cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân sâu xa dẫn đến hành vi đó.
Phân biệt giữa động cơ mục tiêu và động cơ nguyên nhân có ý nghĩa khi xem xét hai hành
động tưởng giống nhau nhưng thực ra khác nhau căn bản về tâm lý [Theo 37].
2. Nghiên cứu động cơ gắn với lý thuyết nhu cầu. Các tác giả như A. Maslow,
B.Ph. Lômốp; A. Kruglanski; G. R.Green.
A. Maslow cho rằng nhu cầu là nguồn gốc của động cơ. Do vậy, khi nghiên cứu
về động cơ phải chú ý tới hệ thống các nhu cầu và ông đã đề xuất các nhu cầu và xếp
chúng thành hệ thống tháp nhu cầu từ thấp đến cao, gồm nhu cầu sinh lý cơ bản, nhu
cầu an toàn, nhu cầu quan hệ xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự khẳng định.
Trên cơ sở đó, tạo ra động cơ gắn bó với công việc, lao động tích cực sáng tạo nhằm
thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người [Theo 37].
Nhìn chung, các nhà tâm lý học phương Tây, đều đứng trên bình diện của khoa
học tự nhiên để xem xét vấn đề tâm lý của con người nói chung và động cơ hoạt động
của con người nói riêng. Do vậy, hệ thống lý luận, phương pháp luận của các nhà tâm
10

lý học trên còn chưa giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa cái sinh học và cái xã hội
trong quá trình nghiên cứu con người. Điều này dẫn đến những quan điểm sinh vật hoá
bản chất của động cơ con người.
3. Nghiên cứu động cơ dựa vào lý thuyết mong muốn giá trị. Chẳng hạn, nhà
tâm lý học Mỹ S. Debnath (2005) cho rằng động cơ luôn gắn với mong muốn của cá
nhân và có 3 nhóm động cơ học tập, đó là:
Động cơ bên trong là động cơ xuất phát từ nhu cầu hứng thú đối với việc học
của chính bản thân của người học.
Tiếp theo đó là động cơ khẳng định là động cơ học tập để chứng tỏ năng lực
học tập của mình đối với mọi người xung quanh.
Và cuối cùng là động cơ đối phó là động cơ học tập để người học tránh khỏi
những hậu quả không tốt mà việc học có thể mang lại cho bản thân [Theo 40],[3],[28].
4. Các nhà tâm lý học Hoa kỳ ứng dụng các lý thuyết về mô hình động lực của
C. Hull vào xem xét động cơ của sinh viên và cho rằng, động cơ nghiên cứu việc sử
dụng kiến thức chứ không phải nghiên cứu sự phát triển kiến thức. Vì thế, vấn đề mà
tâm lý học, giáo dục học đặt ra là làm thế nào để động viên người học tham gia vào
hoạt động học. Theo C. Hull, sự phản hồi của người học đối với câu hỏi mà giáo viên
đặt ra phải được thúc đẩy và động viên (ví dụ được ghi nhận bằng lời, điểm hay phần
thưởng) và nhờ thế động cơ học tập sẽ được củng cố [42],
5. Gần đây nhất là các nghiên cứu sự tác động các yếu tố văn hoá xã hội lên động
cơ của con người (từ năm 2000 mới được nghiên cứu rộng rãi).
Đại diện là các tác giả tiêu biểu như: Nghiên cứu các yếu tố môi trường như bối
cảnh cạnh tranh và hợp tác (F. Cury, D. Fonseca, A. Elliot và A. Moller, 2006), hay tác
động xã hội lên động cơ (E.A. Locke và M. Erez, 1988). Nghiên cứu của F. Salili, C.
Chiu và Y. Hong (2001) và M.L. Maehr và R. Yamaguchi (2001) bước đầu tìm hiểu
mối quan hệ giữa các giá trị văn hóa và động cơ [Theo 41].
Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ dừng ở mức độ xem xét các ảnh hưởng
của các tác động của các yếu tố văn hoá xã hội lên động cơ học tập và chỉ xoay quanh
hoạt động trực tiếp xảy ra trên lớp học hay liên quan đến cấu trúc của hoạt động học.
11

6. Nghiên cứu động cơ dựa trên cơ sở lý thuyết hoạt động. Các nhà tâm lý học
Liên xô (cũ) khi nghiên cứu về động cơ đều dựa trên quan điểm là cá nhân luôn hoạt
động. Hoạt động là phương thức tồn tại của con người và mọi hoạt động của con người
đều được thúc đẩy bởi động cơ [Theo 22], [Theo 2]. Theo lý thuyết hoạt động, đặc
trưng hoạt động của con người là chủ thể tích cực hướng vào đối tượng, chiếm lĩnh,
cải biến đối tượng. Các tác giả như A.N. Lêônchiép, Đ.B. Encônin, X.L. Rubinxtêin và
B.M. Chiêplôp cho rằng mọi hoạt động của con người đều được thúc đẩy bởi động cơ
và đã chia động cơ thành 2 nhóm chính: a) động cơ khái quát rộng lớn và b) động cơ
riêng lẻ [Theo 20]. Một cách gọi khác của sự phân chia này là: a) động cơ tạo ý (động
cơ đối tượng) ở động cơ này, đối tượng đích thực của hoạt động và khi hoạt động kết
thúc, chủ thể thỏa mãn được nhu cầu về đối tượng tức là chiếm lĩnh được đối tượng.
Chẳng hạn, trong học tập đối tượng là tri thức khoa học và kỹ năng kỹ xảo tương ứng.
Ở động cơ không tạo ý, chủ thể thỏa mãn các nhu cầu không nằm trong đối tượng, khi
kết thúc việc hoạt động, các nhu cầu đi theo đó được thỏa mãn [Theo 27], [33], [Theo
37]. Ví dụ của động cơ không tạo ý là sự khen thưởng và thành tích được ghi nhận.
Tác giả L.I.Bozovik (1981) và A.K Dusaviski (1978), dựa theo thuyết hoạt động, chia
động cơ học tập thành hai loại: a) động cơ mang tính xã hội và b) động cơ mang tính
nhận thức. Động cơ mang tính xã hội thể hiện khi cá nhân học tập để đáp ứng những
chuẩn mực, mong muốn của xã hội, chẳng hạn như đáp ứng yêu cầu về nghề nghiệp
hay để được xã hội thừa nhận, tán thưởng. Động cơ nhận thức thể hiện khi người học
tham gia hoạt động học để thỏa mãn mong muốn được khám phá tri thức nhân loại,
làm chủ những kỹ năng kỹ xảo tương ứng. Theo tác giả, các loại động cơ trên đều cần
thiết cho sự thành công của không chỉ trong hoạt động học tập mà còn trong bất kỳ
hoạt động nào khác [Theo 2]. Một số các nhà Tâm lý học Việt Nam ủng hộ sự phân
chia này (ví dụ, Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan và Nguyễn Văn Thàng, 2001).
Các tác giả P. Galu, N.Ph. Morgun, Deci E.L (1975) phân chia các động cơ theo
hướng tác động của chúng: a) động cơ bên ngoài và b) động cơ bên trong. Động cơ
bên trong gồm những động cơ xuất phát từ chính bản thân hành vi. Động cơ bên ngoài
hay còn gọi là ngoại động cơ, gồm những tác động từ bên ngoài lên hành vi của người
học [Theo 15]. Một số nhà tâm lý học Việt Nam như Nguyễn Kế Hào (1981) và Đỗ

Mộng Tuấn (1980) ủng hộ cách phân chia này.
12
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, các nhà tâm lý học nghiên cứu về động cơ chủ yếu dựa vào lý
thuyết hoạt động. Có thể kể ra một số tác giả tiêu biểu như: Phạm Minh Hạc (2004),
Nguyễn Kế Hào (1981, 2004), Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến và Trần Quốc
Thành (1995), Vũ Dũng (2000), Lê Thanh Hương (2002), Mạc Văn Trang (2010) và
đối với động cơ học tập có Đỗ Mộng Tuấn (1980), Nguyễn Hồi Loan (2003), Phan
Trọng Ngọ (2005), Lê Ngọc Lan (2001) và Phạm Thị Đức (1988), đặc biệt là động cơ
hoạt động học của sinh viên có nghiên cứu của Nguyễn Thạc, Phạm Thành Nghị
(1992, 2007), Vũ Thị Nho (1999), Đinh Hùng Tuấn (2002), Nguyễn Hồi Loan (2003),
Dương Kim Oanh (2004) và Trần Thị Thìn (2000).
Thành quả của các công trình nghiên cứu về động cơ học tập của các nhà
nghiên cứu của Việt nam chủ yếu là phát triển lý thuyết về động cơ học tập hơn là
nghiên cứu thực nghiệm ứng dụng. Trong những năm gần đây, dựa trên cơ sở phát
triển của lý thuyết hoạt động về tâm lý học, động cơ của thế giới cũng như trong nước
đã có những nghiên cứu bước đầu ứng dụng trong thực tế của các tác giả như: Nguyễn
Thạc và Phạm Thành Nghị (1992, 2007) và Vũ Thị Nho (1999). Trong nghiên cứu của
mình, hai tác giả Nguyễn Thạc và Phạm Thành Nghị chia động cơ học tập của sinh
viên ra thành 5 loại động cơ chính, bao gồm: 1) động cơ xã hội, 2) động cơ nhận thức
khoa học, 3) động cơ nghề nghiệp, 4) động cơ tự khẳng định và 5) động cơ vụ lợi.
Tác giả Trần Thị Thìn (2000), nghiên cứu động cơ học tập của SV sư phạm trên
cơ sở động cơ được phân chia theo chiều tác động: động cơ bên trong và động cơ bên
ngoài (35).
Nguyễn Hồi Loan (2003) nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên trường đại
học khoa học xã hội nhân văn. Tác giả này đã chia động cơ học tập thành 4 loại chủ
yếu bao gồm: Động cơ nhận thức; Động cơ xã hội trong học tập; Động cơ cá nhân
trong học tập như là sự thể hiện những nhu cầu lợi ích cá nhân sinh viên trong học tập;
và Động cơ nghề nghiệp, trong đó, quá trình học tập của sinh viên nhằm hướng vào
việc trở thành người chuyên gia của nghề sau khi tốt nghiệp [23].

13
1.2. Động cơ
1.2.1. Khái niệm động cơ
Hiện nay, có nhiều cách tiếp cận khái niệm động cơ khác nhau. Hiểu một cách
chung nhất theo từ điển Tiếng Việt, “Động cơ có tác dụng chi phối thúc đẩy người ta
suy nghĩ và hành động” [32]. Xét theo các quan điểm khác nhau, khái niệm động cơ
có nhiều điểm khác biệt.
Trong từ điển Tâm lý học, khái niệm động cơ được xác định là: a) Các kích
thích thúc đẩy hành động. Các kích thích này liên quan với việc thoả mãn những nhu
cầu của chủ thể. Đó là tập hợp các điều kiện bên trong và bên ngoài có khả năng khơi
dậy tính tích cực của chủ thể và định hướng cho tính tích cực đó; b) Đối tượng (vật
chất hay tinh thần) thúc đẩy và xác định sự lựa chọn xu hướng của hoạt động được
thực hiện để đạt được đối tượng đó; c) Nguyên nhân được nhận thức là cơ sở của sự
lựa chọn các hành động hay hành vi của nhân cách [4].
- Theo quan điểm của triết học
Đại diện của quan điểm triết học bàn về động cơ là Lênin. Ông cho rằng nguyên
nhân thúc đẩy hoạt động của con người là một chuỗi nhân quả xã hội bao gồm: Hoàn
cảnh bên ngoài như kinh tế, chính sách…; Nhu cầu- Lợi ích- Mục đích (động cơ tư
tưởng); Hoạt động thực hiện mục đích. Trong đó, nhu cầu và lợi ích giữ vai trò quan
trọng và là nguồn gốc, là động cơ trực tiếp thúc đẩy con người hoạt động [Theo 7].
- Theo quan điểm tâm lý học
Các nhà tâm lý học Liên xô (cũ) như A. A. Xiêcnôp, A.N. Lêônchiép, X.L.
Rubinxtêin và B.M. Chiêplôp (1975) cho rằng “Cái gì khi được phản ánh trong đầu
con người sẽ thúc đẩy hoạt động và hướng hoạt động vào việc thoả mãn một nhu cầu
nhất định thì gọi là động cơ của hoạt động ấy” [Theo 20, tr. 54].
A.N. Leonchiev cho rằng: “Cái gì được phản ánh trong đầu con người, thúc
đẩy con người hoạt động thoả mãn một nhu cầu nhất định thì được gọi là động cơ của
hoạt động ấy”. [8].
14
Nhà tâm lý học Thuỵ sĩ J. Piagiet khẳng định: tính định hướng tích cực có chọn

lọc của hành vi tạo thành bản chất của hiện tượng được xác định là động cơ [8].
Quan điểm của Maurice Reuchlin cho rằng, nghiên cứu động cơ chính là phân
tích các yếu tố gây ra hoạt động, hướng nó vào mục đích nào đó, cho phép nó kéo dài
nếu chưa đạt được mục đích hoặc ngưng lại đúng lúc và phân tích các cơ chế cắt nghĩa
tác dụng của các yếu tố đó [Theo 26].
T. I. Lina, dựa trên quan điểm về quá trình nhận thức của Lênin làm cơ sở để
nghiên cứu quá trình học tập, cho rằng, nhận thức của người học phải có những động
cơ thúc đẩy. Theo tác giả thì nhu cầu, hứng thú, mong muốn chính là động cơ chủ yếu
của mọi hoạt động [Theo 19], [25].
Các nhà tâm lý học Việt Nam như Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến và
Trần Quốc Thành (1995) cho rằng: “Động cơ là cái thúc đẩy con người hoạt động
nhằm thoả mãn nhu cầu, là cái làm nảy sinh tính tích cực và quy định xu hướng tính
tích cực đó” [38, tr. 150].
Tác giả Phan Trọng Ngọ (2005) khẳng định “động cơ chính là sức hấp dẫn, lôi
cuốn của đối tượng mà cá nhân nhận thấy cần chiếm lĩnh để thỏa mãn nhu cầu hay
mong muốn của mình” [27, tr. 370].
Theo tác giả Vũ Dũng (2000), “Động cơ là cái thúc đẩy hành động, gắn liền
với việc thỏa mãn những nhu cầu của chủ thể, là toàn bộ những điều kiện bên trong và
bên ngoài có khả năng khơi dậy tính tích cực của chủ thể và xác định tính xu hướng
của nó” [3, tr. 40].
Từ các quan điểm của các tác giả trong và ngoài nước, chúng ta có thể khẳng
định rằng: Động cơ là sức mạnh tinh thần, được nảy sinh từ một nhu cầu mà đối tượng
thoả mãn nó đã được chủ thể làm xuất hiện một cách rõ ràng trong đầu óc mình dưới
hình thức biểu tượng, thúc đẩy một hành động có hướng nhằm thoả mãn nhu cầu đó.
1.2.2. Bản chất của động cơ
Động cơ là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau. Về bản chất
của động cơ, hiện nay chưa xác định được hoàn chỉnh và đầy đủ về bản chất. Vì thế,
các nhà nghiên cứu đưa ra những quan điểm những khía cạnh khác nhau về động cơ.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu xem xét bản chất động cơ ở một số khía cạnh sau:
15

Các nhà tâm lý học Liên xô (cũ) đại diện là A.N. Lêônchiép, T. I. Lina cho
rằng, động cơ đó là phản ánh tâm lý về đối tượng có khả năng thoả mãn nhu cầu của
chủ thể. Nhu cầu của con người bao giờ cũng là nhu cầu về một điều gì đó, tức là nhu
cầu có tính đối tượng. Song lúc đầu, khi chủ thể xuất hiện trạng thái cần một cái gì đó,
thì đối tượng thoả mãn nhu cầu chưa được xác định rõ. Chỉ khi nhu cầu gặp được đối
tượng có khả năng thoả mãn thì nhu cầu mới đạt được tính đối tượng. Đối tượng thoả
mãn nhu cầu được tri giác, tư duy, đạt được khả năng thúc đẩy và định hướng hoạt
động của chủ thể thì sẽ trở thành động cơ [Theo 22], [10]. Lômốp đã chỉ ra rằng những
nhu cầu giống nhau có thể được thoả mãn trong những động cơ khác nhau. Ngược lại,
đằng sau những động cơ giống nhau có thể là những nhu cầu khác nhau [11]. Như vậy,
ở đây cho thấy động cơ và nhu cầu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
A. P. Rubinstein cho rằng, khi xem xét về động cơ phải đặt chúng trong mối
quan hệ với ý chí [Theo 12]
Khi xem xét bản chất của động cơ, các nhà tâm lý học đưa ra quan điểm như
sau: “động cơ của con người được nảy sinh, hình thành trong quá trình phát triển của
cá thể, trong hoạt động, giao tiếp của chủ thể, trong hệ thống các quan hệ xã hội, các
nhóm xã hội nhất định mà ở đó cá nhân chiếm giữ các vị trí và thực hiện vai trò của
mình”. Như vậy, động cơ của con người mang tính xã hội - lịch sử. Tính xã hội- lịch
sử của động cơ phụ thuộc vào các điều kiện sống hoạt động, vào môi trường, vào văn
hoá và các điều kiện về vật chất [Theo 12].
Các nhà tâm lý học Việt Nam như Phạm Minh Hạc (1989), Nguyễn Kế Hào
(2004), Vũ Dũng (2006), Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến và Trần Quốc Thành
(1995) đồng ý với quan điểm của các nhà tâm lý học Liên xô ở trên và đều xem xét
động cơ trong hoạt động và có mối liên quan hoặc gắn với nhu cầu.
Tác giả Phạm Minh Hạc khẳng định hoạt động của con người có nhiều động cơ
khác nhau thúc đẩy con người hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu.
Tác giả Nguyễn Kế Hào cho rằng động cơ của con người chính là nhu cầu được
cá nhân nhận thức, trở thành động lực thôi thúc họ hoạt động.
16
Tác giả Vũ Dũng cho rằng động cơ là cái thúc đẩy hành động gắn liền với việc

thoả mãn nhu cầu của con người… và như vậy, xem xét động cơ phải đặt trong mối
quan hệ với nhu cầu.
Nhiều nhà tâm lý học còn cho rằng nguồn gốc của động cơ tâm lý là ở bên
ngoài chủ thể, tác động đến chủ thể. Nó chính là đối tượng mà chủ thể hướng tới để
thoả mãn sự mong muốn (nhu cầu).
Trong luận văn này, tiếp cận bản chất của động cơ theo quan điểm xem xét
động cơ trong hoạt động và có liên quan đến nhu cầu, mong muốn của cá nhân theo
quan điểm của các nhà tâm lý học Liên xô (cũ) và các nhà tâm lý học Việt nam. Động cơ
phụ thuộc vào điều kiện hoạt động, môi trường và quan hệ xã hội. Động cơ của con người
bao gồm nhiều kích thích thúc đẩy hành động và kích thích đó có liên quan tới nhu cầu
của chủ thể, đồng thời khơi dậy tính tích cực hoạt động của cá nhân.
1.2.3. Cấu trúc của động cơ
Có nhiều cách khác nhau phân chia cấu trúc của động cơ, sau đây là cách phân
chia của một số tác giả tiêu biểu.
Nhà tâm lý học Mỹ A. Maslow đã đưa ra tháp nhu cầu với năm loại nhu cầu chủ
yếu đó là: nhu cầu sinh lý cơ bản; nhu cầu an toàn; nhu cầu xã hội; nhu cầu được tôn
trọng và nhu cầu tự khẳng định [Theo 27]. Hệ thống thứ bậc nhu cầu này cung cấp cho
chúng ta hiểu biết về động cơ của con người hay nói cách khác khi xem xét về động cơ
phải chú ý tới hệ thống các nhu cầu.
Bôiri phân chia động cơ thành động cơ sinh vật (phần lớn có tính chất bản năng,
như các nhu cầu có không khí, nước uống và thức ăn); động cơ xã hội (được xây dựng
trên các động cơ sinh vật, nhưng chủ yếu là dựa vào văn hoá và học tập); động cơ cá thể
(dựa vào kinh nghiệm của cá nhân, các kỹ xảo); động cơ cao cấp (ý thức, tạo ra ý nghĩa
cho cuộc sống cá nhân bao gồm động cơ am hiểu, có chuyên môn, hoàn thiện bản thân,
động cơ ích kỷ). Tất cả các động cơ này đều nhằm mục tiêu thể hiện, khẳng định bản
thân con người hay còn gọi là tự thể hiện bản thân [8].
17
B.Ph. Lomov khi bàn về động thái của nhu cầu- động cơ của con người, ông
cho rằng có thể chia ra một vài “số đo” và các số đo này thuộc lĩnh vực nhu cầu - động
cơ cá nhân có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc giải quyết các nhiệm vụ hình

thành nhu cầu - động cơ hợp lý ở con người trong giáo dục [Theo 24].
Tác giả T.I. lina xem xét cấu trúc của động cơ gồm những động cơ gắn với quá
trình nhận thức và đây là động cơ quan trọng nhất và theo tác giả, các yếu tố: nhu cầu,
hứng thú, mong muốn là thành phần của động cơ [19].
Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (1995),
hệ thống động cơ của nhân cách liên quan đến các yếu tố như: Nhu cầu, hứng thú, lý
tưởng, thế giới quan, niềm tin và chúng là động lực của hành vi của hoạt động. Các
thành phần trong hệ thống động cơ nhân cách có quan hệ chi phối lẫn nhau theo thứ
bậc, trong đó có những thành phần mang tính chủ đạo, vai trò chủ yếu quyết định hoạt
động của cá nhân [38].
Theo tác giả Phạm Minh Hạc, hoạt động của con người có hệ thống động cơ.
Động cơ đó có thể là sự thích thú, ham mê, ước mơ, sự khích lệ, phần thưởng, lợi ích,
sự đánh giá… và vấn đề quan trọng là cần xem động cơ nào là chân chính, thứ bậc của
động cơ này như thế nào [8].
Như vậy, qua phân tích các quan điểm khác nhau của các nhà tâm lý học về cấu
trúc của động cơ, trong luận văn này, cấu trúc của động cơ được dựa trên lý thuyết
hoạt động của các nhà tâm lý học Liên xô và các nhà tâm lý học Việt Nam. Cụ thể là
trong hoạt động của mỗi cá nhân có thể được thúc đẩy bởi một động cơ hoặc nhiều
động cơ khác nhau. Trong động cơ bao gồm nhu cầu, mong muốn, sự thích thú, say
mê, ước mơ, sự khích lệ, phần thưởng, lợi ích, sự đánh giá… Các động cơ đó tạo thành
một cấu trúc xác định, có thứ bậc của các kích thích trong đó có một số động cơ là cơ
bản, chủ đạo và một số khác là phụ là thứ yếu.
1.2.4. Nguồn gốc của động cơ
Các trường phái tâm lý học xem xét nguồn gốc của động cơ dưới những góc độ
khác nhau. Theo tâm lý học Mác xít, động cơ có nguồn gốc từ nhu cầu, bởi nhu cầu kích
thích con người hoạt động. A.N Leonchiev khẳng định: “Nhu cầu với tính chất là sức
18
mạnh nội tại chỉ có thể thực thi trong hoạt động. Nói cách khác, nhu cầu chỉ xuất hiện
như một điều kiện tiền đề cho hoạt động…” [16, tr.221] Trong đó, nhu cầu được hiểu là
những đòi hỏi của con người cần được thoả mãn trong cuộc sống. Nó thúc đẩy con

người tích cực hoạt động. Không có nhu cầu thì không có bất kỳ hoạt động nào của
con người.
C. Mác đã khẳng định: Không phải tư duy của con người là nguyên nhân
thúc đẩy nó hành động mà nhu cầu mới là động lực đầu tiên thúc đẩy hành động
của con người.
Như vậy, động cơ là cái con người phản ánh và trở thành động lực thúc đẩy bên
trong, định hướng hoạt động con người vào những đối tượng nhất định nhằm thoả mãn
nhu cầu nào đó. Động cơ chính là sự phản ánh nhu cầu của con người. Động cơ chính là
nhu cầu đã được cụ thể hoá. Do đó, một nhu cầu thường nảy sinh nhiều động cơ, cũng
có thể một động cơ đáp ứng nhiều nhu cầu.
1.2.5. Phân loại động cơ
Có nhiều cách phân loại động cơ, trong đó, có thể kể đến sự phân loại của một
số nhà tâm lý học như:
P.A.Rudich chia động cơ thành: động cơ theo tình huống riêng; động cơ khát
vọng đạt kết quả; động cơ ích kỷ và động cơ có ý nghĩa xã hội
Theo A.N.Leonchiev, động cơ có hai loại: động cơ tạo ý, những động cơ gắn
cho hoạt động một hàm ý nhân cách, và động cơ kích thích, những động cơ “hoạt hóa”
hành động.
L.I. Bozovich chia động cơ thành hai loại: động cơ bên trong là những động cơ
có quan hệ với nội dung và quá trình thực hiện chính hoạt động đó; động cơ bên ngoài
là những động cơ có quan hệ với sự thỏa mãn nhu cầu cá nhân trong hoàn cảnh nhất
định, trong hệ thống những quan hệ xã hội và xu hướng cá nhân.
Ở Việt Nam, các nhà tâm lý học cũng có nhiều cách phân loại động cơ.
+ Dựa vào ý thức: động cơ phức tạp (lý tưởng, niềm tin, thế giới quan…) và
động cơ đơn giản (ý hướng, ý muốn, khuynh hướng, hứng thú…).
19
+ Dựa vào nội dung: động cơ chính trị - xã hội; động cơ đạo đức; động cơ gắn với
loại hình hoạt động như động cơ học tập, động cơ lao động, động cơ nghề nghiệp…
+ Theo thời gian tồn tại trong ý thức: động cơ thường xuyên, động cơ tạm thời.
+ Theo cường độ: động cơ mạnh, động cơ trung bình, động cơ yếu.

Những cách phân chia động cơ trên chỉ mang tính chất tương đối, khó có thể
phân chia một cách rạch ròi. Nhà tâm lý học người Đức Werner Hennig cho rằng sự
phân chia dựa vào yêu cầu giá trị của động cơ là hợp lý hơn. Khi nghiên cứu động cơ
học tập của học sinh, tác giả chia động cơ thành:
Động cơ công dân: Học tập là sự chuẩn bị cho cuộc sống tương lai, đồng thời là
nghĩa vụ công dân.
Động cơ nhận thức: Tiếp thu tri thức, kỹ năng, đi sâu vào những lĩnh vực của tri
thức và hoạt động một cách phù hợp với tri thức và bằng hành động thực tiễn.
Động cơ xúc cảm: Sự lôi cuốn của tài liệu học tập với ý nghĩa của sự phong phú
hấp dẫn.
Động cơ vật chất: Học là điều kiện để đạt mức sống vật chất trong tương lai.
Động cơ uy tín: Tiếp nhận và có được một tình trạng uy tín xã hội cao trong các
hành động học.
Đây là một trong những cách chia được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến trong
các nghiên cứu động cơ học tập hiện nay.
1.2.6. Vai trò của động cơ
Các nhà tâm lý học chưa thống nhất về chức năng và vai trò của động cơ. Theo
A.N. Leonchiev, động cơ có hai loại: động cơ kích thích và động cơ tạo ý. Đồng thời
với nó là hai chức năng: Chức năng kích thích, hướng dẫn và chức năng tạo cho hoạt
động có ý của chủ thể. Trong đó, chức năng tạo ý là đặc trưng cho hoạt động tâm lý
người, cho nhân cách. Động cơ xấu làm lệch lạc nhân cách. “Sự phát triển của phạm vi
động cơ, sự phát triển ý thức và hoạt động là điều kiện cơ bản bên trong… quyết định,
gián tiếp tạo thành và phát triển những cấu tạo tâm lý mới” [30, tr.41].
20
Mặc dù còn nhiều tranh luận về chức năng và vai trò của động cơ, nhưng các
nhà tâm lý học đều thống nhất vai trò của động cơ là kích thích, thúc đẩy, điều chỉnh
hành vi con người. Các động cơ không những định hướng hoạt động của con người mà
còn làm cho hành vi mang ý nghĩa chủ quan và cá nhân. Cùng một hành vi, hành động
bề ngoài giống nhau nhưng động cơ có thể khác nhau, thậm chí đối lập nhau.
1.3. Hoạt động học tập của học sinh

1.3.1. Hoạt động học tập
* Khái niệm hoạt động học
Theo Lê Văn Hồng (chủ biên) ), trong quyển Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học
sư phạm, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội đã khẳng định: “Hoạt động học tập là hoạt
động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo mới những hình thức hành vi và những dạng hoạt động nhất
định” [13, tr. 106]
Như vậy, hoạt động học là một trong những hoạt động cơ bản đặc trưng của con
người. Đó là quá trình con người lĩnh hội những thành tựu văn hoá vật chất và tinh
thần của thế hệ trước, biến chúng thành tri thức của riêng mình dưới sự tổ chức, hướng
dẫn của nhà sư phạm.
* Đặc điểm của hoạt động học
Các nhà Tâm lý học Mác xít phân biệt hoạt động học với việc học xảy ra trong
cuộc sống. Trong khi việc học trong cuộc sống xảy ra một cách ngẫu nhiên, chỉ tiếp
thu tri thức kinh nghiệm không có hệ thống thì hoạt động học có mục đích là tiếp thu
tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo bằng phương pháp giáo dục trong nhà trường. Tri
thức mà người học chiếm lĩnh được lại trở thành phương tiện giúp người học tiến hành
các hoạt động học khác nhằm chiếm lĩnh đối tượng mới.
Hoạt động học có đối tượng là tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng và
phương pháp lĩnh hội chúng. “Đối tượng của hoạt động không sẵn có mà là cái được
sinh ra cùng với hoạt động, lấy nó làm đối tượng” [5, tr. 76] . Người học – chủ thể của
hoạt động học- tự mình tìm kiếm tri thức bằng chính hoạt động của mình thì mới có
động cơ học tập thực sự.
21
Hoạt động học là hoạt động làm thay đổi chính chủ thể của hoạt động, đây là
đặc điểm khác biệt giữa hoạt động học và các hoạt động khác trong cuộc sống. Hoạt
động học làm thay đổi trong bản thân của học sinh. Nhờ có hoạt động học mà người
học trở thành chủ thể và phát triển nhận thức, hình thành nhân cách.
Hoạt động học là hoạt động tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo có tính tự giác cao.
Đối tượng tiếp thu trở thành mục đích của hoạt động học. Những tri thức đó đã được

chọn lọc, tinh tế và tổ chức lại trong một hệ thống nhất định. Bằng cách vạch ra cái bản
chất, phát hiện những mối liên hệ mang tính quy luật quy định sự tồn tại, vận động phát
triển của sự vật hiện tượng. Đó là con đường lý luận trong việc tiếp thu tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo. Những biểu hiện đó không chỉ đúng và thích hợp trong mọi tình huống nào đó,
mà nó đúng và thích hợp cho mọi hoàn cảnh tương tự. Do đó, hoạt động học phải tạo ở
người học những hoạt động thích hợp với mục đích của việc tiếp thu. Sự tiếp thu như
thế chỉ có thể diễn ra trong hoạt động học được điều khiển một cách tự giác.
Hoạt động học không chỉ nhằm chiếm lĩnh tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo
tương ứng với chúng mà còn nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo về chính bản thân
hoạt động học. Nói cách khác là tiếp thu được cả phương pháp giành lấy tri thức đó.
Muốn cho hoạt động học diễn ra có kết quả cao, người học phải biết cách học,
nghĩa là phải có những tri thức vầ bản thân của hoạt động học
1.3.2. Hoạt động học tập của học sinh ngành sư phạm Mầm non
Hoạt động học tập của học sinh nói chung rất phong phú, đa dạng. Có nhiều
hoạt động được thực hiện nhằm đạt mục đích mà nhà trường đặt ra từ trước. Bên cạnh
đó, có nhiều hoạt động do bản thân học sinh tự chủ động thực hiện nhằm chiếm lĩnh
mục đích của chính bản thân mình.
Hoạt động học tập của học sinh các trường trung cấp cũng có những đặc điểm
của hoạt động học nói chung. Bên cạnh đó, hoạt động học tập của các em còn có những
đặc điểm riêng, đó là đòi hỏi tính độc lập trí tuệ, cường độ hoạt động tâm lý cao, có tốc
độ, nhịp độ nhanh, sự nỗ lực trí tuệ cao nên căng thẳng hơn so với học sinh phổ thông,
nhất là trong các kỳ thi học kỳ và kỳ thi tốt nghiệp. Mặc dù học sinh các trường trung
cấp có nhiều hoạt động cơ bản (hoạt động học tập - nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học,
hoạt động xã hội), hoạt động học tập - nghề nghiệp là hoạt động chủ đạo.
22

×