Tải bản đầy đủ (.docx) (124 trang)

hậu phương hà tĩnh trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước giai đoạn 1964 – 1968

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.68 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
VÕ THỊ THANH TÂM
HẬU PHƯƠNG HÀ TĨNH
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC
GIAI ĐOẠN 1964 - 1968
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 60 22 03 13
LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. LÊ CUNG
HUẾ, 2014
P1
1
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn
là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một
công trình khác.
Huế, tháng 9 năm 2014
Tác giả
Võ Thị Thanh Tâm
P2
2
2
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô giáo Khoa Lịch
sử, Phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Sư phạm
Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành
luận văn này.


Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Hà
Tĩnh, Phòng Lưu trữ Tỉnh đội Hà Tĩnh, Bảo tàng Hà Tĩnh,
Thư viện Hà Tĩnh, Thư viện Thành phố Hà Tĩnh, Trường
THPT Lê Quảng Chí, bạn bè, đồng nghiệp, học sinh và gia
đình đã tạo điều kiện cho tôi trong qúa trình học tập và
hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy
giáo PGS. TS Lê Cung đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi
trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tác giả
Võ Thị Thanh Tâm
P3
3
3
MỤC LỤC
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
PHỤ LỤC
4
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hậu phương trong chiến tranh là một vấn đề luôn được các nhà sáng lập chủ
nghĩa Mác – Lênin quan tâm, bởi vì hậu phương vững mạnh là nhân tố thường
xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh cách mạng. Hậu phương là sức mạnh
tinh thần và vật chất, cung cấp chi viện cho chiến trường cả nhân lực, vật lực. Vì
thế, Đảng và Nhà nước đã hết sức quan tâm xây dựng hậu phương và xem đó là một
bộ phận trong kế hoạch chiến lược của đường lối chiến tranh nhân dân.
Trong sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước, giải phóng miền Nam, bảo
vệ miền Bắc, thống nhất đất nước (1954 - 1975), Hà Tĩnh là một tỉnh ở địa bàn

Quân khu IV, vừa là tiền tuyến của hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, vừa
là hậu phương gần kề của tiền tuyến lớn miền Nam, nơi đây giữ một vị trí chiến
lược quan trọng đối với chiến trường cả nước và Đông Dương. Hơn nữa, Hà Tĩnh
nằmở vị trí trung tuyến trong giao thông vận tải từ hậu phương lớn ra tiền tuyến lớn,
là khúc giữa của đoạn cuối tuyến hành lang chiến lược có vị trí “cổ họng”,“yết
hầu”, hậu phương gần kề của chiến trường phía Tây và Nam của Quân khu IV; là
nơi sức người, sức của của miền Bắc xã hội chủ nghĩa trực tiếp chi viện cho miền
Nam, Trung Hạ Lào. Vì thế, đây được xem là nơi trung tuyến, là khâu chuyển tiếp
rất quan trọng của tuyến vận tải chiến lược quân sự trong chiến tranh. Chính tầm
quan trọng đó mà trong chiến tranh phá hoại, Hà Tĩnh là một trong những địa
phương bị không quân và hải quân Mĩ đánh phá ác liệt.
Thấm nhuần lí luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, quan điểm của Đảng, Nhà
nước và thấy được tầm quan trọng của hậu phương trong chiến tranh cách mạng nên
trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975), Đảng bộ, quân và dân
Hà Tĩnh đã xây dựng tỉnh nhà thành một hậu phương vững chắc, xứng tầm là một
trong những tỉnh xung yếu nằm trên tuyến đầu miền Bắc xã hội chủ nghĩa, là một
nhịp trên chiếc cầu nối miền Bắc xã hội chủ nghĩa với miền Nam và nước bạn Lào
anh em. Dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Ban Chỉ huy quân sự
tỉnh, quân và dân Hà Tĩnh đã phát huy cao độ truyền thống cách mạng, bằng ý chí
5
và sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân, huy động toàn lực với đủ mọi tầng lớp
nhân dân tỉnh nhà, dốc lòng, dốc sức xây dựng hậu phương vững mạnh, vừa chiến
đấu bảo vệ quê hương, sản xuất để xây dựng hậu phương và chi viện cho tiền tuyến
miền Nam và nước bạn Lào.
Ngày nay, Hà Tĩnh đang từng ngày thay da đổi thịt, với những dự án trọng
điểm của quốc gia, chất lượng cuộc sống và con người Hà Tĩnh đã có nhiều biến đổi
so với trước và đã có những đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước trên
nhiều lĩnh vực, nhưng phải thừa nhận một sự đóng góp hết sức to lớn của Hà Tĩnh
trong cuộc chiến tranh bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc,
trong đó, sự đóng góp của Hà Tĩnh với tư cách là một hậu phương trong cuộc kháng

chiến chống Mĩ là vô cùng to lớn. Vì thế, nghiên cứu về hậu phương Hà Tĩnh trong
kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1954 - 1975 nói chung, giai đoạn 1964 –
1968 nói riêng có ý nghĩa về khoa học và thực tiễn.
Về mặt khoa học, nghiên cứu vấn đề này không chỉ tái hiện bức tranh về
những năm tháng hào hùng của lịch sử dân tộc và địa phương mà còn góp phần làm
sáng tỏ đường lối kháng chiến, sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với từng
giai đoạn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công tác xây dựng hậu phương; đồng
thời, làm sáng tỏ thêm những đóng góp của hậu phương Hà Tĩnh về các hình thức
chi viện, vừa khẳng định những đóng góp hết sức to lớn của Đảng bộ, quân và dân
Hà Tĩnh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với tư cách là một hậu
phương lớn của miền Nam và Lào.
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần bổ sung vào việc nghiên
cứu hậu phương của cuộc kháng chiến chống Mỹ nói chung và hậu phương Hà Tĩnh
nói riêng. Từ đây, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác lãnh
đạo, chỉ đạo công tác xây dựng hậu phương trong thời kỳ mới ở trung ương và địa
phương. Nhưng không kém phần quan trọng, luận văn sẽ góp phần giáo dục truyền
thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho nhân dân tỉnh nhà, trước hết là tuổi trẻ, tạo
được niềm tin và tiềm lực trong công cuộc đổi mới đối với quê hương, đất nước.
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn:“Hậu phương Hà Tĩnh trong kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1964 – 1968” làm đề tài luận văn Thạc sĩ,
chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
6
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Liên quan đến đề tài đã có một số công trình sau đây:
Trường Chinh (1966), “Bàn về chiến tranh nhân dân và lực lượng vũ trang
nhân dân”, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. Đây là cuốn sách tập hợp các bài viết
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các đồng chí như Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ
Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Văn Tiến Dũng, Song Hào, bàn về chiến tranh
nhân dân, trong đó giành một phần không nhỏ để phân tích và đề cập đến vai trò
của hậu phương trong kháng chiến.

Lê Duẩn (1996), “Chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước”, NXB
Quân đội nhân dân, Hà Nội và Trường Chinh (1975), “Cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân Việt Nam”, NXB Sự thật, Hà Nội. Cả hai cuốn sách này đều nêu bật vai
trò quyết định của nhân tố hậu phương đối với sự thắng lợi của cuộc kháng chiến.
Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1997), “Hậu phương chiến tranh nhân dân
Việt Nam 1945 - 1975”, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội đã khái quát chung về lí luận
công tác xây dựng hậu phương trong chiến tranh và giành một phần viết về những
thành tựu của việc xây dựng hậu phương ở Quân khu IV, trong đó có tỉnh Hà Tĩnh.
Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1997), “Lịch sử cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước 1954 - 1975”, tập 2, 3 và 4, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội đã trình
bày khái quát các mặt hoạt động của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,
trong đó có một phần đề cập về địa phương Hà Tĩnh. Tuy nhiên, vấn đề hậu phương
trong bộ sách này chỉ nêu một cách khái quát.
Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Việt Nam, Tỉnh Hà Tĩnh (2000), “Lịch sử
Đảng bộ Hà Tĩnh”, tập II (1954 - 1975), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, cùng với
lịch sử Đảng bộ 9 huyện: Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Đức Thọ, Can Lộc, Nghi
Xuân, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang và 2 Thị xã: Thị xã Hà Tĩnh, Thị xã
Hồng Lĩnh. Ở những mức độ khác nhau các cuốn sách này đã đề cập đến hậu
phương Hà Tĩnh trong kháng chiến chống Mỹ nhưng không tập trung và chưa có
tính chất chuyên khảo.
Ngoài các cuốn sách kể trên còn có các công trình như: Đảng ủy - Ban Chỉ
huy Quân sự Hà Tĩnh(1998), “Hà Tĩnh 30 năm kháng chiến (1945 -1975)”, Ban
7
Chính trị Tỉnh đội Hà Tĩnh (1967), “Hà Tĩnh chiến đấu”, Bộ Chỉ huy quân sự Hà
Tĩnh (1994), “Hà Tĩnh kháng chiến chống Mỹ cứu nước”, đã đề cập đến một phần
về công tác hậu phương. Tuy nhiên, cũng như các công trình trên những công trình
này chưa đề cập đến tất cả các mặt của công tác hậu phương ở Hà Tĩnh trong kháng
chiến chống Mỹ (1954 - 1975) cũng như là giai đoạn 1964 – 1968.
Ngoài ra, một số luận văn thạc sĩ đã đề cập đến địa phương Hà Tĩnh ở những
nội dung khác nhau nhưng ít nhiều liên quan đến hậu phương Hà Tĩnh như: Trần

Thị Linh (2010), “Chi viện của nhân dân Hà Tĩnh đối với Lào (1965 - 1975)”, Luận
văn thạc sĩ, Đại học sư phạm, Huế; Nguyễn Công Thuận (2011), “Chiến đấu đảm
bảo giao thông vận tải ở Hà Tĩnh trong kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1965 -
1973”, Luận văn thạc sĩ, Đại học sư phạm, Huế; Đào Thị Nhàn (2008), “Lực lượng
thanh niên xung phong tỉnh Hà Tĩnh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1965 –
1975”, Luận văn thạc sĩ, Đại học sư phạm, Huế; Lê Đình Hùng (2000), “Quân dân
Hà Tĩnh chiến đấu đảm bảo giao thông vận tải đánh thắng chiến tranh phá hoại
của đế quốc Mỹ (1965 – 1973)”, Luận văn thạc sĩ, Đại học sư phạm, Huế. Các công
trình trên đây ở những mức độ khác nhau đã góp ý, gợi mở cho chúng tôi thực hiện
luận văn này.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Hậu phương Hà Tĩnh trong kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1964 – 1968 bao gồm quá trình xây dựng, bảo
vệ hậu phương trước và trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc
Mỹ, thực hiện nghĩa vụ chi viện cho tiền tuyến miền Nam, Lào về nhân lực, vật lực,
đảm bảo giao thông vận tải và nhiều mặt khác.
Về phạm vị nghiên cứu, xét về mặt thời gian dựa trên các nguồn tư liệu có
được, luận văn trình bày một cách có hệ thống về hậu phương Hà Tĩnh trong kháng
chiến chống Mỹ từ ngày 05/08/1964, ngày đánh dấu sự kiện ném bom phá hoại
miền Bắc đến ngày 01/11/1968, kết thúc giai đoạn ném bom phá hoại miền Bắc lần
thứ nhất. Về không gian, luận văn tập trung nghiên cứu những mặt cơ bản của hậu
phương trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Hà Tĩnh và có chú ý tập trung vào
một số địa phương trọng điểm trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất như Kỳ
Anh, Đức Thọ, Can Lộc,
8
4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu của luận văn này là nhằm khôi phục lại bức tranh về
quá trình xây dựng, bảo vệ và thực hiện nghĩa vụ hậu phương của Hà Tĩnh trong
kháng chiến chống Mỹ. Qua đó, khẳng định vị trí quan trọng của hậu phương Hà
Tĩnh giai đoạn 1964 – 1968 đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trên cơ

sở đó rút ra những đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của công tác
hậu phương trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Muốn đạt được những mục đích đề ra ở trên, nhiệm vụ chủ yếu của luận văn
là sưu tầm, tập hợp và nghiên cứu các nguồn tài liệu có liên quan đến hậu phương ở
Hà Tĩnh trong giai đoạn 1964 – 1968 nhằm làm rõ được công tác xây dựng, chiến
đấu bảo vệ hậu phương Hà Tĩnh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đồng thời làm
sáng tỏ sự chi viện to lớn của Hà Tĩnh đối với tiền tuyến miền Nam và Lào trong
giai đoạn 1964 – 1968. Thông qua đó, luận văn rút ra đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và
bài học kinh nghiệm của hậu phương Hà Tĩnh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước giai đoạn 1964 – 1968.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng chủ yếu là phương pháp lịch sử và
phương pháp lôgíc. Ngoài ra, chúng tôi còn kết hợp một số phương pháp chuyên
ngành khác như các phương pháp: tổng hợp, thống kê, phân tích, mô tả, so sách, đối
chiếu, liên hệ, nhằm đảm bảo tính khoa học, đánh giá chính xác và đầy đủ những
sự kiện lịch sử, những con số, số liệu cần làm rõ để làm sáng tỏ nội dung và mục
đích đề ra.
6. NGUỒN TƯ LIỆU
Để thực hiện và hoàn thành luận văn này chúng tôi đã sử dụng các nguồn tư
liệu sau đây:
Nguồn tư liệu thành văn đã được công bố có liên quan đến đề tài gồm các tác
phẩm của Mác, Lê-nin, các tác phẩm và bài viết của Hồ Chí Minh, các nhà lãnh đạo
Đảng và Nhà nước như: Trường Chinh, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí
Thanh, bàn về chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng trong đó có vấn đề
hậu phương trong chiến tranh. Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam từ trung
9
ương đến địa phương gồm các Nghị quyết của Trung ương Đảng, Chính phủ, Quân
khu IV, của Đảng bộ Hà Tĩnh, Nghị quyết của Bộ Chính trị về việc tăng cường
công tác phòng không, sẵn sàng chiến đấu, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng lần thứ 11 (03/1965), lần thứ 12 (12/1965) về việc chuyển toàn bộ hoạt

động của miền Bắc từ thời bình sang thời chiến, Chỉ thị, Nghị quyết của Hà Tĩnh có
liên quan đến đề tài này.
Nguồn tư liệu lưu trữ, đây là nguồn tư liệu mà chúng tôitập trung khai thác ở
Kho lưu trữ thuộc Văn phòng Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Chỉ huy quân
sự tỉnh Hà Tĩnh, bao gồm những báo cáo, nghị quyết, chỉ thị của các ban ngành,
đoàn thể trong tỉnh Hà Tĩnh liên quan đến đề tài.
7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Luận văn có một số đóng góp chủ yếu sau:
Một là, luận văn tập hợp được một khối lượng tư liệu khá phong phú, đa
dạng, đầy đủ và đáng tin cậy. Qua đây, tái hiện lại một cách khách quan, toàn diện
và có hệ thống về quá trình xây dựng, bảo vệ và thực hiện nghĩa vụ của hậu phương
đối với tiền tuyến miền Nam và Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của Đảng
bộ, quân và dân Hà Tĩnh. Phần nào làm sáng tỏ những đóng góp hết sức to lớn, vai
trò của vùng đất địa linh nhân kiệt đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
trong giai đoạn 1964 – 1968. Trên cơ sở đó khái quát được ý nghĩa, những đặc điểm
và bài học kinh nghiệm của hậu phương Hà Tĩnh trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ.
Hai là, luận văn góp phần bổ sung nguồn tư liệu lịch sử dân tộc về công tác
xây dựng và bảo vệ hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đồng
thời, đóng góp một phần về nguồn tư liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu
về Hà Tĩnh, nhất là trong quá trình xây dựng, chiến đấu và chi viện của hậu phương
Hà Tĩnh trong chiến tranh.
Ba là, luận văn là một tài liệu có ý nghĩa giúp các giáo viên và học sinh sử
dụng làm tài liệu học tập và giảng dạy ở các cấp học ở địa phương Hà Tĩnh nhằm
giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau của tỉnh nhà khi Hà Tĩnh
đang ngày càng phát triển về mọi mặt.
10
11
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu (07 trang), kết luận (04 trang), tài liệu tham khảo (06

trang) và phụ lục (21 trang), nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương:
- Chương 1: Hà Tĩnh trước chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ
(1954 - 1964) (20 trang)
- Chương 2: Hậu phương Hà Tĩnh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước
(1965 - 1968) (42 trang)
- Chương 3: Đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm (16 trang)
12
Chương 1
HÀ TĨNH TRƯỚC CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ NHẤT
CỦA ĐẾ QUỐC MỸ(1954 - 1964)
1.1. Khái quát vùng đất và con người Hà Tĩnh
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Hà Tĩnh cùng với các tỉnh Bắc Trung Bộ nối đồng bằng Bắc Bộ rộng lớn với
dải đất miền Trung dài và hẹp. Hà Tĩnh nằm từ 17
0
53’50” đến 18
0
45’40’’ vĩ độ Bắc
và từ 105
0
5’50” đến 106
0
29’40” kinh độ Đông. Phía Đông giáp biển Đông, phía Tây
giáp 02 tỉnh Khammouan và Bolikhamxai của Lào, phía Bắc giáp Nghệ An, phía
Nam giáp Quảng Bình.
Đất đai Hà Tĩnh không rộng, diện tích toàn tỉnh có trên 6.054 km
2
, chiếm
khoảng 1,8% diện tích toàn quốc, đứng thứ 20 về diện tích trong cả nước. Hình thể
giống như một hình thang lệch, bề rộng phía Bắc là 88 km, phía Nam là 130 km,

chiều dài theo bờ biển là 137 km, dọc theo biên giới Việt – Lào là 170 km. Địa thế
chạy dài một bên giáp núi, một bên giáp biển, chiều ngang hẹp.
Đất đai Hà Tĩnh phân bố không đều, đồi núi chiếm tới 80% diện tích toàn
tỉnh, đồng bằng hẹp nằm rải rác theo các thung lũng và xen giữa các cụm đồi.
Núi rừng Hà Tĩnh nối tiếp chạy dài vây thành cụm chắn ngang hoặc chia cắt
vùng đồng bằng, tạo thành những thung lũng xen kẻ nhau. Phía Tây là dãy Dăng
Màn (thuộc dãy Trường Sơn) ngăn cách hai nước Việt – Lào. Núi Đại Hàm từ Dăng
Màn trải dài về hướng Đông nhiều tầng, nhiều lớp được Lê Lợi cho xây dựng thành
lũy chống giặc Minh 06 năm liền. Núi Vũ Quang là vùng đất đã gắn với lịch sử
chống Pháp, nơi căn cứ địa của thủ lĩnh Phan Đình Phùng cùng nghĩa quân Cần
Vương (1885 1896). Tiếp giáp với Nghệ An có núi Hồng Lĩnh, tương truyền có 99
ngọn, xuôi về Can Lộc có núi Bụt, núi Én, núi Ngọc Sơn, núi Nhạc Thốc.
Hà Tĩnh nằm trong khu vực sông Ngàn Sâu thuộc hệ thống sông Cả. Mạng
lưới sông ngòi ở Hà Tĩnh khá dày đặc. Sông Hà Tĩnh có hai hệ sông tự nhiên và
sông đào. Tất cả đều đổ ra 4 cửa biển là cửa Hội (Nghi Xuân), cửa Sót (Thạch Hà),
cửa Nhượng (Cẩm Xuyên) và cửa Khẩu (Kỳ Anh) tạo nên mối giao lưu từ miền
13
ngược xuống miền xuôi, từ Bắc vào Nam, từ thành thị đến những vùng xa xôi hẻo
lánh, là hệ thống đường thủy rất thuận lợi và tạo ra sự chia cắt chiến trường trong
các cuộc chiến tranh. Hai con sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố cùng với các nhánh của
nó trải khắp Hương Khê chảy qua Đức Thọ rồi nhập vào Sông Lam chảy qua hai
tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh rồi đổ ra cửa Hội. Các nhánh sông tự nhiên như sông
Nghèn, sông Hạ Vàng, sông Minh Giang, sông Nhe, sông Nài, sông Ngàn Mọ, Độ
Hộ, sông Rác, sông Phủ, sông Gia Hội, sông Trí, sông Quyền kết hợp các sông đào
chảy dọc từ Bắc vào Nam địa hình tỉnh, trở thành mạch máu giao thông đặc biệt
quan trọng trong khu vực phòng thủ. Tuy vậy, các sông ở Hà Tĩnh thường ngắn, độ
dốc cao, dòng chảy mạnh hay gây lũ lụt hàng năm, ảnh hưởng đến sản xuất. Hệ
thống sông ngòi trong tỉnh có giá trị rất lớn trong hoạt động dân sinh và quốc
phòng. Đối với quân sự, mạng lưới đường sông đã có vai trò quan trọng trong việc
cơ động lực lượng và vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược tới các vùng trong

tỉnh và các địa phương trong cả nước, các chiến trường miền Nam.
Vùng biển Hà Tĩnh rộng hơn 20.000 km2, có vị trí đặc biệt quan trọng cả về
kinh tế và quốc phòng an ninh. Bờ biển có độ dốc thấp, phần lớn là bãi cát dài thoai
thoải, đáy biển tương đối bằng phẳng, ven bờ nước có độ sâu từ 4m đến 10m, dọc
bờ biển có 4 cửa biển tạo thành nhiều vùng lõm, nhiều cửa biển có giá trị rất lớn
như cửa Hội, cửa Sót, cửa Nhượng, cửa Khẩu. Ngoài ra, còn có các cảng biển lớn
như Xuân Hải (Nghi Xuân), Vũng Áng (Kỳ Anh – Hà Tĩnh). Khí hậu Hà Tĩnh có
hai mùa rõ rệt, mùa nắng rất thuận tiện cho việc đánh bắt hải sản và quân sự thì trái
lại mùa mưa sương mù dày đặc, bão lụt nên các hoạt động quân sự cũng gặp không
ít khó khăn.
Đồng bằng Hà Tĩnh chiếm 20% diện tích, nhỏ hẹp, kém phì nhiêu, lại bị xé
lẻ ra từng mảnh nhỏ, ngăn cách khá rõ rệt. Tuy chiếm 1/5 tổng diện tích toàn tỉnh
nhưng lại là địa bàn quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và cây công nghiệp.
Trong hòa bình cũng như lúc chiến tranh, vùng đồng bằng chính là nguồn lực chủ
yếu để huy động sức người, sức của. Vùng đồng bằng bị chia cắt bởi sông suối và
núi đồi đã tạo nên một hệ thống phòng ngự nhiều tầng, nhiều lớp. Các đồi núi thấp
xen kẽ với vùng đồng bằng là những cao điểm độc lập lợi hại trong tác chiến.
14
Hà Tĩnh có mạng lưới giao thông dày đặc bao gồm đường bộ, đường sắt,
đường thủy. Các con đường giao thông quan trọng như: Quốc lộ 1A, 15A, 8A,
đường Hồ Chí Minh, đường sắt, đường biển đều đi qua địa phận Hà Tĩnh, nối liền
hai miền Bắc, Nam của Tổ quốc. Quốc lộ 8A, qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo nối
liền các tỉnh trong địa bàn Quân khu IV với nước bạn Lào có tầm quan trọng về
kinh tế và quốc phòng.
Tài nguyên Hà Tĩnh tương đối phong phú. Rừng núi bạt ngàn là kho báu vô
giá với đủ các loại gỗ quý như lim, gụ, sến, táu, và hàng trăm loại lâm sản quý
khác, cùng với đó là các loài thú quý hiếm như voi, tê giác, hổ, báo, gấu, Xung
quanh rừng dọc theo vùng bán sơn địa ở Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Đức Thọ, Hương
Sơn, với những đồng cỏ trải rộng rất thuận lợi cho chăn nuôi gia súc. Dưới lòng đất
có nhiều khoáng sản như sắt, than, thiếc, titan, măng gan, phốt pho, Đây là những

khoáng sản quý để phát triển công nghiệp khai khoáng trong tỉnh và xuất khẩu.
1.1.2. Lịch sử và truyền thống đấu tranh giữ nước
Hà Tĩnh vốn thuộc vùng đất cổ bộ tộc Việt Thường, thủa các vua Hùng dựng
nước có tên là bộ Cửu Đức, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Thời Bắc thuộc,
tên gọi Hà Tĩnh cũng nhiều lần được thay đổi, khi thì thuộc quận Cửu Chân hay
Cửu Đức, có khi lại là đất Hoan Châu, lúc là quận Nam Đức. Sang thời Tiền Lê, Lê
Hoàn đã cắt một phần đất phía Nam của Châu Hoan lập ra châu Thạch Hà. Đến thời
Lý (1025), Lý Thái Tổ lập Đinh Phiên. Thời Trần (1225) trại Đinh Phiên đổi thành
châu Nhật Nam. Thời Lê (1469), Lê Thánh Tông định lại bản đồ hành chính cả
nước, nhập châu, huyện thành các Thừa tuyên: Diễn Châu và Hoan Châu lập thành
thừa tuyên Nghệ An gồm 09 phủ, 25 huyện, 02 châu. Hà Tĩnh nằm trong các phủ
Đức Quang, Lâm An. Trong 20 năm giặc Minh đô hộ, nước ta là quận Giao Chỉ, Hà
Tĩnh thuộc phủ Nghệ An. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831 – Tân Mão) nhà Nguyễn
cắt hai phủ Đức Thọ (trước đó là phủ Đức Quang) và phủ Hà Hoa của Nghệ An lập
thành một tỉnh mới gọi là Hà Tĩnh, tên gọi Hà Tĩnh ra đời từ đó. Năm 1852, Tự Đức
bỏ tỉnh lập đạo, đến năm 1875, Tự Đức lại bỏ đạo thành lập tỉnh Hà Tĩnh.
Ngày 27/12/1975, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
quyết định hợp nhất hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thành Nghệ Tĩnh. Ngày
01/09/1991, Hà Tĩnh lại được tách thành một tỉnh riêng.
15
Căn cứ vào các di vật khảo cổ phát hiện được ở nhiều địa điểm như rìu đá ở
Thạch Lạc, Rú Trò, Thạch Lâm (Thạch Hà), Rú Dầu, Đức Bồng (Đức Thọ), bãi
Phôi Phối (Xuân Viên – Nghi Xuân), các nhà khoa học đã khẳng định sự có mặt
của con người nguyên thủy ở nơi đây.
Dân số Hà Tĩnh trước Cách mạng tháng Tám 1945 khoảng 37,3 vạn, bước
vào cuộc kháng chiến chống Mỹ khoảng hơn 60 vạn, cụ thể trong thời gian chống
chiến tranh phá hoại lần thứ nhất: năm 1964: 781.000 người; năm 1965: 803.900
người; năm 1966: 824.800 người; năm 1967: 841.460 người; năm 1968: 855.300
người và hiện nay khoảng hơn 1,3 triệu người, mật độ dân số khoảng 110 người/
km2, chủ yếu là người Kinh, có một dân tộc ít người là dân tộc Chứt ở vùng cao

thuộc huyện Hương Khê [65, tr.2-3].
Cư dân Hà Tĩnh phân bố không đều, vùng đồng bằng dọc ven sông, ven biển
tuy diện tích chỉ chiếm 20% nhưng tập trung đến 70% dân số toàn tỉnh. Ở đây có
hai tôn giáo là Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Về Thiên Chúa giáo, toàn tỉnh có 49
giáo xứ với hơn 19.000 giáo dân. Nhưng dù là người theo đạo hay không theo đạo
thì người Hà Tĩnh cũng đoàn kết, gắn bó yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong cuộc
sống và đóng góp công sức của mình trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
Cư dân ở đây làm ăn sinh sống chủ yếu bằng nghề nông và một số nghề phụ
để tạo ra những sản phẩm trao đổi trong vùng và các vùng lận cận. “Trong quá
trình đấu tranh xây dựng quê hương Hà Tĩnh về các mặt, các thế hệ cư dân Hà
Tĩnh đã biến Hà Tĩnh thành một vùng văn hóa phát triển, có sự đóng góp tích cực
và độc đáo vào sự phát hiện của văn hóa dân tộc” [19, tr.2).
Hà Tĩnh là vùng đất có một nền văn hóa phát triển rực rỡ qua các thời kỳ lịch
sử. Là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, ở thời kỳ lịch sử nào cũng xuất hiện những
nhân tài như: Đại thi hào Nguyễn Du với truyền Kiều nổi tiếng, một vị danh tướng,
kiêm nhà thơ và nhà kinh tế Nguyễn Công Trứ, danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê
Hữu Trác, Phan Đình Phùng, Đặc biệt, trong thời đại Hồ Chí Minh có những nhà
cách mạng: Trần Phú, Hà Huy Tập và những nhân vật tiêu biểu như: Lý Tự Trọng,
Phan Đình Giót, [3, tr.4].
16
Văn hóa giáo dục, Hà Tĩnh có bề dày lịch sử và được mệnh danh là vùng đất
có truyền thống hiếu học. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Hà Tĩnh là địa bàn
đầu tiên xóa nạn mù chữ trong cả nước được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi.
Văn hóa dân gian “Xứ Nghệ”, một phần là của Hà Tĩnh đã từng phát triển rực
rỡ với các thể loại rất phong phú như ca dao, tục ngữ, truyện cổ, truyện cười và các
làn điệu dân ca như hát vè, hát dặm, hát phường vải, đò đưa, tất cả đều phản ánh
sinh động cuộc sống lao động và chiến đấu, cùng những tư tưởng, tình cảm, tâm
hồn người dân xứ Nghệ. Chính vì thế mà văn học dân gian Hà Tĩnh đã góp một
phần không nhỏ vào kho tàng văn học dân gian cả nước.
Nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc Hà Tĩnh cũng có khá nhiều công trình nổi

tiếng, song trải qua thời gian, sự tàn phá của chiến tranh, sự khắc nghiệt của thiên
nhiên và công tác bảo vệ di tích, cảnh quan chưa được chú ý đúng mức nên hiện nay
ở Hà Tĩnh còn lại một số công trình tiêu biểu như: đền Chiêu Trưng ở chân núi
Nam Giới, chùa Hương Tích ở trên núi Hồng Lĩnh, đền thờ bà Nguyễn Thị Bích
Châu ở Cửa Khẩu, với những nét chạm khắc khá tinh vi, tỉ lệ cân đối, có sức
truyền cảm, khẳng định bàn tay khéo léo, tài hoa, giàu tính thẩm mỹ của những
nghệ nhân trên đất Hà Tĩnh.
Suốt chặng đường dài mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc
Việt Nam, lịch sử luôn ghi nhận những đóng góp to lớn của Hà Tĩnh. Nhân dân Hà
Tĩnh vốn có truyền thống yêu nước lâu đời. Trải qua nhiều thế hệ, người dân nơi
đây đã kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ quê hương.
Mở đầu là những cuộc đấu tranh hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của nhân dân quận
Nhật Nam trong những năm giữa thế kỉ II chống lại sự thống trị của phong kiến
phương Bắc. Từ đây về sau, phong trào yêu nước chống giặc ngoại xâm của nhân
dân Hà Tĩnh có lúc âm ỉ, lúc bùng lên mạnh mẽ, có khi bùng phát ở địa phương, có
những lúc lại hòa chung với phong trào cả nước, kéo dài từ thời kỳ này sang thời kỳ
khác. Như cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan, chống bọn xâm lược nhà Đường
vào năm 722, trong kháng chiến chống quân Minh (1407 - 1427), Hà Tĩnh là một
trong những trung tâm có phong trào phát triển khá mạnh như Đức Thọ, Nghi Xuân,
Hương Sơn, Hương Khê ngày nay. Những tên đất, tên làng nơi đây đã gắn liền với
17
tên tuổi của những người con anh hùng của Hà Tĩnh như Nguyễn Tuấn Thiện,
Nguyễn Biên, Bùi Bị, còn được lưu truyền trong sử sách và trí nhớ của người dân.
Khi chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào khủng hoảng, trong sự nghiệp chống
thù trong giặc ngoài của vua Quang Trung, Hà Tĩnh là nơi có đóng góp sức người, sức
của để nghĩa quân làm nên chiến thắng. Cả hai lần nghĩa quân Tây Sơn hành quân ra
Bắc vào các năm 1786 và 1788, nhân dân cùng với sĩ phu quan lại tiêu biểu như
Nguyễn Thiếp, Phan Huy Ích, Ngô Văn Sở, đã đứng hẳn về phía nghĩa quân Tây Sơn
để đấu tranh. Phát huy truyền thống yêu nước của cha ông, nhân dân Hà Tĩnh lại tiếp
tục đấu tranh bền bỉ chống lại nạn cường hào, áp bức dưới thời nhà Nguyễn ngay từ

những năm đầu khi Gia Long mới lên ngôi. Và vào nửa sau thế kỉ XIX, khi thực dân
Pháp tiến hành xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn đã từng bước thỏa hiệp đi đến
đầu hàng, chấp nhận sự thống trị của Pháp. Hòa chung với nhân dân cả nước, thì nhân
dân Hà Tĩnh cũng nổi dậy chống lại Pháp và cả triều đình Huế.
Tiêu biểu phải kể đến cuộc khởi nghĩa Cờ Vàng năm Giáp Tuất (1874) do
Trần Quang Cán (Đội Lưu) và Nguyễn Huy Điền (Tú Khanh) lãnh đạo với mục
đích là chống lại chế độ phong kiến đầu hàng và kẻ thù xâm lược. Chính tinh thần
đấu tranh bất khuất của nhân dân cả nước trong đó có đóng góp của nhân dân Hà
Tĩnh đã tạo động lực mạnh mẽ cho phe chủ chiến trong triều đình Huế do Tôn Thất
Thuyết đứng đầu, tiến hành cuộc tấn công quân Pháp tại kinh đô Huế vào đêm
mồng 04 rạng sáng ngày mồng 05 tháng 07 năm 1885. Chiếu Cần vương được vua
Hàm Nghi ban ra đã được nhân dân Hà Tĩnh và nhân dân ba kỳ Bắc, Trung, Nam
nhiệt tình hưởng ứng, tiếp tục đấu tranh chống lại kẻ thù. Truyền thống đấu tranh
này được phản ánh rất rõ trong các cuộc đấu tranh của Lê Ninh ở làng Trung Lễ
(Đức Thọ). Tiêu biểu phải kể đến cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng ở Hương
Sơn – Hương Khê – Hà Tĩnh kéo dài trong 11 năm. Cuộc khởi nghĩa này có một
tầm vóc lịch sử to lớn không chỉ đối với lịch sử Hà Tĩnh mà còn đối với lịch sử của
toàn dân tộc, được xem là một trong những cuộc khởi nghĩa điển hình nhất trong
phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX của dân tộc Việt Nam.
Sang đầu thế kỉ XX, Hà Tĩnh là địa bàn chủ yếu của xu hướng bạo động, là
một trong những địa phương có phong trào Duy Tân phát triển mạnh do Phan Bội
18
Châu, Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên Cẩn, lãnh đạo. Từ những năm 20 của thế kỉ
XX, các cơ sở cách mạng ở đây dần dần được thành lập, tạo điều kiện cho sự ra đời
của các tổ chức Đảng ở Hà Tĩnh phát triển mạnh và xuất hiện những con người ưu
tú của cách mạng như Trần Phú, Hà Huy Tập. Mùa xuân năm 1930, Đảng Cộng sản
Việt Nam ra đời chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo
cách mạng nước ta. Từ đây, phong trào cách mạng ở Hà Tĩnh lại tiếp tục được khởi
dậy, tiêu biểu cho tinh thần đó là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh gây tiếng vang
khắp cả nước, góp phần thúc đẩy phong trào cả nước phát triển.

Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (09/1939), phát xít Nhật nhảy vào
Đông Dương (06/1940), Nhật đã cấu kết với thực dân Pháp, đặt nhân dân ta trong
tình cảnh “một cổ hai tròng” càng làm cho nhân dân ta tin tưởng đi theo Đảng và
theo cách mạng đánh đuổi phát xít Nhật, thực dân Pháp giành độc lập, tự do. Các
tầng lớp nhân dân Hà Tĩnh đã tích cực tham gia vào các hội cứu quốc của Mặt trận
Việt Minh để chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 18/08/1945,
Tỉnh bộ Việt Minh đã lãnh đạo nhân dân trong tỉnh đứng lên giành chính quyền
sớm nhất trong cả nước, sự kiện này đã đi vào lịch sử Hà Tĩnh như một mốc son
chói lọi về truyền thống cách mạng.
Sau khi giành được chính quyền, nhân dân Hà Tĩnh phấn khởi xây dựng chế
độ mới, bảo đảm cuộc sống cho nhân dân. Tuy nhiên, ngày 23/09/1945, được sự
giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp nổ súng quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ
hai. Trong 09 năm kháng chiến chống Pháp, cùng với Thanh, Nghệ, Hà Tĩnh là hậu
phương lớn chi viện sức người, sức của cho các chiến trường, góp phần đưa cuộc
kháng chiến chống Pháp của dân tộc đi đến thắng lợi hoàn toàn, đỉnh cao là chiến
thắng Điện Biên Phủ (07/05/1954).
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Hà Tĩnh là một tỉnh nằm ở địa
bàn Quân khu IV, là tỉnh nằm ở vị trí trung tuyến nối liền hậu phương lớn miền Bắc
với tiền tuyến lớn miền Nam. Mọi sức người, sức của của miền Bắc chi viện cho
miền Nam đều đi qua địa bàn Hà Tĩnh. Hơn thế, nơi đây còn là nơi cung cấp sức
người, sức của, nơi tập kết của các đơn vị chiến đấu ở chiến trường Quảng Bình -
Quảng Trị - Thừa Thiên Huế ra và ở Trung – Nam Lào về. Mặt khác, đây còn là đầu
19
mối đi vào đường 559 (nay là đường Hồ Chí Minh) nối từ Quốc lộ 15 tại Ngã ba
Đồng Lộc. Nhân dân Hà Tĩnh đã anh dũng chiến đấu, xây dựng và bảo vệ hậu
phương góp phần đánh bại chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc, hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ đối với tiền tuyến miền Nam, cùng với quân dân cả nước đấu
tranh để đi đến thắng lợi cuối cùng, thống nhất Tổ quốc.
Với vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, vừa là hậu phương trực tiếp của tiền
tuyến lớn miền Nam, vừa là tiền tuyến của hậu phương lớn miền Bắc, Hà Tĩnh trở

thành một trong những trọng điểm phải đường đầu với những âm mưu chiến lược của
Mĩ. Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), mảnh đất này
luôn phải đối phó với những âm mưu và thủ đoạn mới của Mỹ. Nhưng người dân Hà
Tĩnh đã có một quyết tâm không gì lay chuyển chiến đấu xây dựng và bảo vệ hậu
phương và làm nghĩa vụ cho tiền tuyến miền Nam và nước bạn Lào.
Chính truyền thống vẻ vang trong chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước của
Hà Tĩnh đã sáng ngời lên trong văn hóa của mình: “Giá trị văn hóa tiêu biểu nhất
của Hà Tĩnh là lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần cách mạng triệt để, Trong bao
cuộc thăng trầm của lịch sử dân tộc và chống chọi với thiên nhiên, người Hà Tĩnh
bao giờ cũng biết, cũng dám đề cao lợi ích dân tộc lên trên hết, luôn luôn bám giữ,
bảo vệ và xây dựng, làm giàu thêm cho quê hương” [13, tr.1].
1.2. Tình hình Hà Tĩnh trước chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc
Mỹ (1954 - 1964)
1.2.1. Tầm quan trọng của hậu phương trong chiến tranh cách mạng
Bàn về mối quan hệ giữa hậu phương và chiến tranh, các nhà kinh điển của
chủ nghĩa Mác – Lê-nin cho rằng: “Một quân đội giỏi nhất, dũng cảm nhất cũng sẽ
bị đối phương đánh bại nếu quân đội đó không có sự chi viện của một hậu phương
vững chắc. Hậu phương có tầm quan trọng bậc nhất đối với tiền tuyến. Từ đó có
thể rút ra kết luận quan trọng là phải xây dựng, củng cố sự vững mạnh của hậu
phương, sức mạnh của hậu phương do nhiều nhân tố hợp thành, ngoài nhân tố kinh
tế, còn có những nhân tố chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học, xã hội nữa. Bởi vậy,
đó là một quá trình xây dựng lâu dài, khẩn trương trong cả thời bình lẫn thời
chiến” [27, tr.1].
20
Còn quan niệm về sự vững mạnh và vai trò quyết định của hậu phương trong
chiến tranh, Mác, Ăng-ghen, Lê-nin và Stalin đều đánh giá rất cao nhân tố chính trị,
tinh thần, đồng thời nhấn mạnh đến yếu tố trang bị vũ khí. Xtalin khi nói về sự thử
thách khắc nghiệt của chiến tranh đã nhấn mạnh: “Lịch sử chiến tranh dạy rằng chỉ
có những nước nào mạnh hơn đối phương của mình về mặt phát triển và tổ chức
kinh tế, về kinh nghiệm, tài nghệ và tinh thần chiến đấu của quân đội, về tinh thần

kiên cường và đoàn kết của nhân dân trong suốt cả quá trình chiến tranh thì mới
chịu đựng được sự thách thức đó” [76, tr.294]. Khi nói về những điều kiện vật chất,
kỹ thuật trong cuộc chiến tranh, Xtalin cho rằng: “Nếu cho rằng chúng ta giành
được những thắng lợi đó là nhờ kết quả của tinh thần dũng cảm của quân đội ta thì
đó lại càng sai lầm. Không có tinh thần dũng cảm tất nhiên không thể giành thắng
lợi. Nhưng chỉ dựa vào tinh thần dũng cảm thì vẫn chưa có thể đánh được quân đội
của kẻ thù rất đông, được vũ trang mạnh mẽ, sĩ quan được huấn luyện kĩ càng,
quân trang quân dụng được cung cấp đầy đủ. Để có thể chống lại sự tiến công của
một kẻ địch như vậy, sau đó lại phản công và hoàn toàn đánh bại chúng thì ngoài
việc dựa vào tinh thần dũng cảm vô song của quân đội ra, còn cần phải có những
vũ khí hiện đại nhất với số lượng thật đầy đủ; thêm vào đó còn phải tổ chức thật tốt
việc cung cấp với số lượng theo yêu cầu. Để làm được việc này cần phải chuẩn bị
đầy đủ những thứ tối thiểu sau đây: những thứ kim loại nhằm cung cấp cho việc chế
tạo vũ khí và những thiết bị của những xí nghiệp, nhiên liệu để các cơ quan vận tải
và các xí nghiệp hoạt động lương thực để cung cấp cho quân đội, ” [76, tr.294].
Trong lịch sử các cuộc chiến tranh, hậu phương chính là một trong những
nhân tố thường xuyên quyết định kết quả thành hay bại của các bên tham chiến.
Trong binh pháp, Tôn Tử coi vật chất là chỗ dựa chủ yếu của các hành động quân
sự, là cơ sở để tiến hành chiến tranh, qua đây ông nhấn mạnh chiến tranh là phải:
dựa vào hậu phương hùng mạnh, dựa vào lực lượng hùng hậu; quân đội nào tách
khỏi hậu phương hùng mạnh thì không thể giành được thắng lợi trong chiến tranh,
không thể tồn tại được. Ngoài ra, những nhà quân sự lỗi lạc trên thế giới như
Napoléon Clauvơdít đều rất coi trọng việc xây dựng và bảo vệ hậu phương, chuẩn
bị thật chu đáo việc đảm bảo hậu cần cho quân đội.
21
Trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh
và các nhà lãnh đạo Đảng cũng hết sức coi trọng nhân tố hậu phương.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Khi có chiến tranh thì phải huy động và
tổ chức tất cả lực lượng trong nước để chống giặc” [48, tr.474]. Tổng Bí thư Lê
Duẩn cho rằng: “một hậu phương vững mạnh là một hậu phương có tiềm lực kinh tế

và quốc phòng hùng hậu, có một nguồn dự trữ dồi dào để cung cấp lương thực,
súng đạn, sức người, sức của đầy đủ cho tiền tuyến” [25, tr.28]. Tổng Bí thư
Trường Chinh thì nhấn mạnh một trong những nhân tố thường xuyên của thắng lợi
trong một cuộc chiến tranh nhân dân trong thời đại của chúng ta là “hậu phương
chiến tranh nhân dân được củng cố, nguồn cung cấp nhân tài vật lực cho chiến
tranh dồi dào, chổ dựa của các lực lượng vũ trang vững mạnh” [24, tr.54].
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đánh giá tầm quan trọng của hậu phương
trong chiến tranh, đồng thời nhấn mạnh đến các yếu tố tạo nên sức mạnh của hậu
phương. Căn cứ vào tình hình cụ thể của nước ta khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh
xâm lược, Đảng đã nhận thức đúng và luôn giải quyết vấn đề của hậu phương một
cách biện chứng, luôn khẳng định: “Tuy không có nền kinh tế và trình độ khoa học
kĩ thuật bằng kẻ địch, nhưng nhân dân ta vẫn có thể đánh thắng chúng. Tính quyết
định của nhân tố hậu phương để giành thắng lợi trong chiến tranh xâm lược ở Việt
Nam trong thời đại Hồ Chí Minh là ở chỗ hậu phương được xây dựng phát triển và
huy động được tới mức cao nhất, nhiều nhất sức người, sức của của toàn dân cho
cuộc kháng chiến theo yêu cầu càng đánh mạnh để đi tới thắng lợi hoàn toàn. Khi
buộc phải phát động chiến tranh cách mạng, Đảng ta hiểu rằng giá trị quyết định
của hậu phương lúc này không phải chủ yếu ở tiềm lực kinh tế và kỹ thuật” [76,
tr.296]. Chính trình độ nhân văn cao, truyền thống đoàn kết dân tộc chống ngoại
xâm sẽ tạo ra lực lượng to lớn để khắc phục những khó khăn và yếu kém về vật chất
và kỹ thuật. Sức mạnh của hậu phương trước hết nằm trong lòng dân. Chân lý này
đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Lực lượng của chúng ta là hàng chục
triệu đồng bào nông dân lao động, sẵn sàng chờ Đảng và Chính phủ tổ chức và
lãnh đạo để hăng hái vươn mình dậy đánh tan ách nô lệ của phong kiến và thực
dân. Khéo léo tổ chức, khéo léo lãnh đạo thì lực lượng ấy sẻ làm xoay trời, chuyển
22
đất, bao nhiêu thực dân và phong kiến cũng sẽ bị lực lượng to lớn ấy đánh tan” [47,
tr.155].
Trên tinh thần đó, Đảng đã đề ra đường lối, phương châm chỉ đạo cuộc
kháng chiến, trong đó xác định vai trò của hậu phương – nhân tố thường xuyên

quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh.
Thấm nhuần đường lối, chính sách của Đảng, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương, Hà Tĩnh đã ra sức chuẩn bị xây dựng
kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, quốc phòng, an ninh với nhiệm vụ vừa là hậu
phương trực tiếp của miền Nam, vừa là tiền tuyến trực tiếp chống lại cuộc chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn.
1.2.2. Hậu phương Hà Tĩnh trước chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế
quốc Mỹ (1954 – 1964)
1.2.2.1. Khôi phục, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, củng cố an ninh
– quốc phòng (1954 - 1960)
Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta kết thúc với đỉnh cao là chiến
thắng Điện Biên Phủ, đưa đến Hiệp định Giơnevơ được kí kết (21/07/1954). Song
nhiệm vụ giải phóng dân tộc chưa hoàn thành, đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai
miền với hai nhiệm vụ, hai hoàn cảnh khác nhau. Trong hoàn cảnh mới, Liên Khu ủy
IV đã xác định nhiệm vụ cho quân và dân là tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh,
cải cách ruộng đất, chống cưỡng ép di dân, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, khôi
phục và phát triển kinh tế, ra sức xây dựng thực lực, củng cố hòa bình, sẵn sàng chiến
đấu bảo vệ tuyến đầu miền Bắc xã hội chủ nghĩa, làm nhiệm vụ hậu phương trực tiếp
cho cách mạng miền Nam, xây dựng hành lang chiến lược phối hợp cùng bạn Lào
tiến công mở thế, chuẩn bị thế trận đánh bại những bước leo thang ra miền Bắc của
đế quốc Mỹ.
Chấp hành chủ trương của Đảng, Bộ Chính trị, Liên Khu ủy IV đã đặt ra
nhiệm vụ cho Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh trong thời kì mới là nhanh chóng hoàn
thành cách mạng dân chủ nhân dân, khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và
phát triển kinh tế, xây dựng lại quê hương, củng cố quốc phòng an ninh, đấu tranh
chống âm mưu phá hoại của địch, xây dựng tiềm lực kinh tế, quốc phòng chuẩn bị
đối phó với chiến tranh.
23
Thực hiện nhiệm vụ mới, quân dân Hà Tĩnh đã có những điều kiện thuận lợi
cơ bản là trong suốt 09 năm kháng chiến chống Pháp, Hà Tĩnh là vùng tự do, có tổ

chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, quần chúng và các lực lượng vũ trang từ tỉnh
đến cơ sở được xây dựng và củng cố vững chắc. Bên cạnh những thuận lợi đó, Hà
Tĩnh cũng đứng trước những khó khăn thử thách do hậu quả của chiến tranh để lại,
hầu hết các công trình giao thông, thủy lợi, một số cơ sở kinh tế, văn hóa đều bị hư
hỏng nặng. Công nghiệp, thủ công nghiệp chưa phát triển, nền kinh tế địa phương
chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp. Nguồn dự trữ về vật chất hầu
như không có, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.
Mùa hè 1954, Hà Tĩnh bị hạn nặng, tiếp đến lại bị lụt to, đê La Giang bị vỡ,
toàn bộ lúa mùa của các huyện Can Lộc, Đức Thọ, Hương Sơn bị ngập lụt gây thiệt
hại lớn. Nạn đói, bệnh dịch diễn ra nghiêm trọng ở nhiều địa phương trong tỉnh.
Bên cạch đó tình hình chính trị không ổn định, ở nông thôn lợi dụng tình hình khó
khăn về kinh tế, chính quyền còn non yếu, những sai lầm trong cải cách nên những
phần tử xấu trong tầng lớp địa chủ, bọn phản động nổi dậy gây ra những vụ kích
động, thổi phồng những khó khăn gây rối trật tự an ninh. Ở những vùng Công giáo,
bọn phản động cưỡng ép, xúi giục giáo dân di cư vào Nam hoặc sang Lào để ruộng
đất bỏ hoang, công cụ sản xuất bị phá hoại, trâu bò bị giết thịt. Trước tình hình đó,
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương với tinh thần phấn đấu cao, phát
huy tinh thần tự lực, tự cường từng bước khắc phục những khó khăn.
Công cuộc khôi phục kinh tế ở Hà Tĩnh được thực hiện khẩn trương và có
hiệu quả. Nhân dân cùng các lực lượng vũ trang đã bắt tay vào những trận tuyến mới
như sửa chữa cầu cống, đê điều, khai hoang, phục hóa ruộng đất, khôi phục sản xuất.
Đầu năm 1955, cả tỉnh đã đắp và sửa được 222 công trình thủy nông, toàn
tỉnh có 100.690 ha ruộng đất. Năm 1957, tổng sản lượng lúa của tỉnh đạt 144.818
tấn, năng suất bình quân là 1.384 kg/ha, cả tỉnh có khoảng 160.657 con trâu bò, 10
vạn con lợn. Ngoài ra, tỉnh còn đẩy mạnh sản xuất lâm nghiệp để cung cấp nhu cầu
kiến thiết và có hàng hóa trao đổi trên trị trường trong và ngoài tỉnh. Các ngành
công nghiệp, thủ công nghiệp được phục hồi và phát triển. Các nghề sản xuất thủ
công cổ truyền được tổ chức theo quy mô tăng dần lên, một số cơ sở sản xuất công
24
nghiệp ra đời từ trong kháng chiến nay tiếp tục được mở rộng như xưởng quân giới,

xưởng dệt, xưởng giấy, xưởng thuộc da,
Kết quả của công nghiệp và thủ công nghiệp tăng lên một cách rõ rệt. Chỉ số
sản lượng công nghiệp năm 1957 so với năm 1955 tăng gấp 4,2 lần. Hệ thống giao
thông thủy bộ đã được phục hồi và nâng cấp như quốc lộ 1A, đường số 08, tỉnh lộ
02, 03, nhiều cầu cống được làm lại, đê La Giang được sửa chữa, sông La và sông
Ngàn Sâu được nạo vét. Các loại phương tiện vận chuyển được tăng lên, năm 1955
chỉ có một chiếc xe tải 2,8 tấn và 350 chiếc thuyền. Đến năm 1957, đã có 6 chiếc xe
tải, 7 chiếc xe khách và 620 chiếc thuyền, đò.
Những kết quả thu được trong công cuộc khôi phục kinh tế trong những năm
1955 – 1957, thể hiện rõ tinh thần đoàn kết của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc phát động thi đua sản xuất, hoàn thành tốt cải cách ruộng đất với hàng vạn
nông dân lao động được giải phóng, đời sống vật chất được cải thiện rõ rệt.
Công tác giáo dục, văn hóa, y tế đạt được những kết quả đáng kể. Phong trào
bình dân học vụ phát triển rầm rộ, mạng lưới y tế phát triển, công tác phòng chữa
bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân bước đầu được chú ý. Nếp sống văn hóa,
văn minh được xây dựng, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao cả về vật
chất lẫn tinh thần. Đây chính là nền tảng để Hà Tĩnh xây dựng thế trận quốc phòng
toàn dân vững chắc.
Quán triệt Nghị quyết Trung ương về nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố
quốc phòng, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã mở một đợt sinh hoạt chính trị chuyên đề về xây
dựng lực lượng vũ trang địa phương. Phong trào toàn dân tham gia xây dựng lực
lượng vũ trang và dân quân du kích phát triển mạnh.
Ghi nhận những thành tích bước đầu của nhân dân Hà Tĩnh qua ba năm thực
hiện công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, ngày 15/06/1957
Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Hà Tĩnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những
nhiệm vụ trước mắt và dặn dò rằng: “Đảng ta không phải là Đảng làm quan mà
Đảng phải lo đời sống cho dân, trước mắt là sản xuất, giữ gìn sản xuất, chủ yếu là
đắp đê” [4, tr.57]. Để làm được điều đó: “Trước hết là phải đoàn kết chặt chẽ, đoàn
kết nội bộ, đoàn kết nhân dân, mỗi người phải tin chắc làm được” [4, tr.59].
25

×