Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của hai loài thằn lằn bóng eutropis longicaudata (hallowell, 1856) và eutropis multifasciata (kukl, 1820) ở vùng đồng bằng tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG THỊ THƯƠNG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI HỌC
CỦA HAI LOÀI THẰN LẰN BÓNG Eutropis
longicaudata (Hallowell, 1856) VÀ Eutropis
multifasciata (Kukl, 1820)
Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 60.420.103
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. NGÔ ĐẮC CHỨNG
HUẾ – 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ
cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin trích dẫn trong
luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Huế, tháng10 năm 2014
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Thương
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ rất
nhiều của nhà trường, các thầy cô giáo và gia đình. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy
giáo GS.TS. Ngô Đắc Chứng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình
triển khai thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Cảm ơn sự giúp đở


quý báu của gia đình anh Ngô Văn Bình ở thị trấn A lưới cùng bạn bè, gia đình đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn.
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Thương
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC 1
BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG 5
CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ 6
MỞ ĐẦU 8
Phần I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 10
Chương 1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 10
GIỐNG THẰN LẰN BÓNG Eutropis Fitzinger, 1843 10
1.1. Tình hình nghiên cứu giống thằn lằn bóng Eutropis Fitzinger, 1843 10
1.1.1. Trên thế giới 10
1.1.2. Sơ lược về tình hình nghiên cứu thằn lằn bóng ở Việt Nam 12
1.1.3. Ở Thừa Thiên Huế 13
Chương 2. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 15
Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 15
2.1. Khái quát về địa lý 15
2.2. Diện tích 15
2.3. Địa hình 16
2.4. Thổ nhưỡng 16
2.5. Khí hậu và thời tiết 16
2.5.1. Nhiệt độ không khí 16
2.5.2. Độ ẩm không khí 16
2.5.3. Chế độ mưa 17

2.5.4. Chế độ nắng 17
2.5.5 Tài nguyên động thực vật 18
1
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1. Đối tượng nghiên cứu 19
3.2. Thời gian nghiên cứu 19
3.3. Địa điểm nghiên cứu 19
3.4. Tư liệu nghiên cứu 21
3.5. Phương pháp nghiên cứu 22
3.5.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa 22
3.5.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 24
3.5.3 Xử lý và thống kê số liệu 27
Phần II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
Chương 4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH THÁI HỌC 28
4.1. Đặc điểm hình thái 28
4.1.1. Eutropis multifasciata (Kuhl, 1820) 28
4.1.2 Eutropis longicaudata (Hallowell, 1856) 35
4.1.3. So sánh mối quan hệ giữa chiều dài thân và khối lượng cơ thể của hai loài Thằn lằn
bóng giống Eutropis Fitzinger, 1843 40
4.1.4. So sánh một số đặc điểm hình thái của 2 loài E. longicaudata và E. multifasciata ở vùng
nghiên cứu này với một số nơi khác (Bảng 4.6) 41
4.2. Sinh thái học dinh dưỡng 43
4.3. Đặc điểm sinh sản 53
4.3.1. Eutropis multifasciata 53
4.3.2. Eutropis longicaudata 58
4.3.3. So sánh đặc điểm sinh sản của hai loài Thằn lằn bóng Eutropis longicaudata (Hallowell,
1856) và Eutropis multifasciata (Kukl, 1820) ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế và nơi
khác 59
Chương 5. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ SINH THÁI TẬP TÍNH 62
5.1. Điều kiện sống và phân bố 62

5.1.1. Điều kiện sống 62
5.1.2. Vùng phân bố 65
2
5.2. Hoạt động ngày đêm và sự thích nghi bảo vệ 67
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
3
BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT


M. Mabuya
E. Eutropis
BM Khối lượng
ĐĐNC Địa điểm nghiên cứu
F Tần suất
MW Rộng miệng
N Số lượng
NXB Nhà xuất bản
SD Sai số
SVL Dài thân
TT Huế Thừa thiên huế
TL Dài đuôi
V Thể tích
L Chiều dài
W Chiều rộng
IRI Chỉ số quan trọng
RTL Tỷ lệ chiều dài đuôi tương đối
TBKTLĐ Trung bình kích thước lứa đẻ
DĐ Dao động
ĐT Đẻ trứng

ĐC Đẻ con
PTSS Phương thức sinh sản
4
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Số lượng cá thể của loài E. multifasciata đã thu được 28
trong vùng nghiên cứu 28
Bảng 4.2. Tóm tắt các số đo hình thái của loài E. multifasciata (Bảng 4.1 - Phụ luc) 30
Bảng 4.3. Tóm tắt các số đo hình thái của các cá thể trưởng thành E. multifasciata 31
Bảng 4.4. Số lượng cá thể của loài E. longicaudata thu được qua 36
các tháng nghiên cứu tại 3 địa điểm 36
Bảng 4.5. Tóm tắt các số đo hình thái của loài E. longicaudata (Bảng 4.2 - Phụ lục) 37
Bảng 4.6. Một số đặc điểm hình thái của hai loài Thằn lằn bóng E. longicaudata và E. multifasciata
42
Bảng 4.7. Thành phần thức ăn và chỉ số quan trong của từng loại thức ăn 43
của loài Thằn lằn bóng hoa (n = 200 dạ dày) 43
Bảng 4.8. Các loại thức ăn quan trọng của loài E. multifasciata qua các tháng nghiên cứu 45
Bảng 4.9. Thành phần và thể tích thức ăn theo đực cái qua 10 tháng 47
nghiên cứu của loài E. multifasciata 47
Bảng 4.10. Thành phần thức ăn và chỉ số quan trong của từng loại thức ăn 49
đã được loài E. longicaudata tiêu thụ 49
Bảng 4.11. Các loại thức ăn quan trọng của loài E. longicaudata qua các tháng nghiên cứu trong
năm 51
Bảng 4.12. Thành phần thức ăn theo giới tính đực cái của loài E. longicaudata 52
Bảng 4.13. Khối lượng và kích thước trung bình của tinh hoàn 54
ở loài E. multifasciata 54
Bảng 4.14. Kích thước và thể tích trung bình của tinh hoàn qua 10 tháng nghiên cứu ở loài E.
multifasciata 56
Bảng 4.15. Kích thước và thể tích trung bình của tinh hoàn trái và phải 58
của loài E. longicaudata 58
Bảng 4.16. Kích thước lứa đẻ của hai loài E. longicaudata và E. multifasciata 61

5
Bảng 5.1. Sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt động sống của 2 loài Thằn lằn bóng E. longicaudata
và E. multifasciata ở vùng nghiên cứu 62
Bảng 5.2. Sự ảnh hưởng của độ ẩm đến hoạt động sống của 2 loài Thằn lằn bóng E. longicaudata
và E. multifasciata ở vùng nghiên cứu 64
Bảng 5.3. Nơi ở của hai loài Thằn lằn bóng giống Eutropis Fitzinger, 1843 66
CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 3.1. Bản đồ của tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy vị trí địa lý và 3 điểm đã thu mẫu trong nghiên
cứu này 20
Hình 3.2. Nhiệt độ không khí (vòng tròn trắng) và lượng mưa (vòng tròn đen) trung bình qua các
tháng trong năm ở vùng nghiên cứu này 21
Hình 4.1. Số lượng cá thể phân bố theo chiều dài thân của loài E. multifasciata 29
Hình 4.2. Mối quan hệ giữa chiều dài thân và dài đuôi của cá thể đực (vòng màu đỏ, đường đứt
quãng) và cái (vòng màu xanh, đường liền) 33
của loài E. multifasciata 33
Hình 4.3. Mối quan hệ giữa chiều dài thân và rộng miệng của cá thể đực (vòng màu đỏ, đường đứt
quãng) và cái (vòng màu xanh, đường liền) 34
của loài E. multifasciata 34
Hình 4.4. Hồi quy không tuyến tính giữa SVL và BM của cá thể đực (vòng màu đỏ, đường đứt
quãng) và cái (vòng màu xanh, đường liền màu đen) 34
của loài E. multifasciata 34
Hình 4.5. Số lượng cá thể phân bố theo chiều dài thân của loài E. longicaudata 36
Hình 4.6. Mối quan hệ tuyến tính giữa chiều dài thân và chiều dài đuôi của con đực (vòng màu đỏ,
đường đứt quãng) và con cái (vòng màu đen, đường liền) 38
ở loài E. longicaudata 38
Hình 4.7. Mối quan hệ giữa chiều dài thân và độ rộng miệng của con đực 39
(vòng đỏ, đường đứt quãng) và con cái (vòng đen, đường liền màu xanh) 39
ở loài E. longicaudata 39
Hình 4.8. Mối quan hệ giữa chiều dài thân và khối lượng cơ thể của con đực (vòng đỏ, đường đứt
quãng) và con cái (vòng đen, đường liền) 40

6
ở loài E. longicaudata 40
Hình 4.9. Hồi quy không tuyến tính giữa chiều dài thân và khối lượng cơ thể của loài E.
longicaudata (vòng màu xanh, đường liền) và loài E. multifasciata (vòng đen, đường đứt quãng) 41
Hình 4.10. Số lượng con mồi qua các tháng nghiên cứu trong năm 46
đã được tiêu thụ bởi loài E. multifasciata 46
Hình 4.11. Thành phần thức ăn theo đực cái của loài E. multifasciata 46
Hình 4.12. Số lượng mục thức ăn qua các tháng nghiên cứu trong năm 50
của loài E. longicaudata 50
Hình 4.13. Thành phần thức ăn theo đực cái của loài E. Longicaudata 53
ở vùng nghiên cứu 53
Hình 4.14. Sự biến đổi của thể tích trung bình của tinh hoàn qua các tháng 54
ở loài E. multifasciata 54
Hình 4.15. Sự biến đổi thể tích trung bình của buồng trứng qua các tháng 54
ở loài E. multifasciata 54
Hình 4.16. Thể tích trung bình của buồng trứng trước mùa sinh sản 56
ở loài E. multifasciata 56
Hình 4.17. Số lượng cá thể có phôi và không có phôi qua các tháng nghiên cứu ở loài Thằn lằn
bóng hoa 57
Hình 4.18. Thể tích trung bình của buồng trứng ở loài E. longicaudata 59
qua các tháng nghiên cứu 59
Hình 5.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt động của 2 loài Thằn lằn bóng 63
E. longicaudata và E. multifasciata ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế 63
Hình 5.2. Ảnh hưởng của độ ẩm lên hoat động của 2 loài Thằn lằn bóng 64
E. longicaudata và E. multifasciata ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế 64
7
MỞ ĐẦU
Hai loài Thằn lằn bóng Eutropis longicaudata (Hallowell, 1856) và Eutropis
multifasciata (Kukl, 1820) thuộc giống Thằn lằn bónng Eutropis Fitzinger, 1843. Ở
Việt Nam hiện có 5 loài: Eutropis chapaensis (Bourret, 1937), Eutropis darevskii

(Bobrov, 1992), Eutropis longicaudata (Hallowell, 1856), Eutropis macularia
(Blyth, 1853) và Eutropis multifasciata (Kuhl, 1820).
Chúng có mặt hầu hết trên đất nước Việt Nam và là nguồn động vật có vai
trò quan trọng trên nhiều lĩnh vực của tự nhiên cũng như đời sống con người.
- Thằn lằn bóng là mắt xích quan trọng của chuỗi và lưới thức ăn trong các
hệ sinh thái, góp phần chuyển hóa vật chất, năng lượng và đảm bảo cân bằng hệ
sinh thái.
- Là động vật thiên địch có lợi, chúng là động vật ăn thịt, ăn nhiều loài côn
trùng gây hại như châu chấu, rầy, bọ xít, sâu, mối, dán,…góp phần bảo vệ cây trồng
và vật nuôi.
- Là nguồn đạm tự nhiên, có thể làm thức ăn cung cấp cho người và vật nuôi
hoặc làm nguyên liệu sản xuất thức ăn trong chăn nuôi.
- Thằn lằn bóng còn là vị thuốc có tác dụng chữa một số bệnh như: hen
suyễn, còi xương, suy dinh dưỡng.
Hiện nay, ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về thằn lằn bóng
nhưng chỉ dừng ở mức độ phân loại, phân bố và một số đặc điểm sinh học. Hầu hết
những nghiên cứu này chưa đi sâu vào đặc điểm sinh thái học, đặc biệt là sinh thái
học dinh dưỡng và sinh sản. Ngoài ra, ở Thừa Thiên Huế chúng chưa được nghiên
cứu một cách đầy đủ. Vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của giống Thằn
lằn bóng Eutropis Fitzinger, 1843 ở Việt Nam cũng như ở tỉnh Thừa Thiên Huế là
cần thiết, nhằm góp phần bổ sung thêm sự hiểu biết về các loài thằn lằn bóng. Đặc
biệt là đặc nền móng cho việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên, bảo vệ và phát
triển hợp lý, góp phần bảo vệ nguồn gen của loài và bảo tồn đa dạng sịnh học.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn 2 loài Thằn lằn bóng Eutropis
longicaudata (Hallowell, 1856) và Eutropis multifasciata (Kukl, 1820) phân bố ở
tỉnh Thừa Thiên Huế làm đối tượng nghiên cứu cho Luận văn Thạc sĩ với tên đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của hai loài Thằn lằn bóng Eutropis
8
longicaudata (Hallowell, 1856) và Eutropis multifasciata (Kukl, 1820) ở vùng
đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế”.

+ Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
- Mô tả đặc điểm hình thái của hai loài Thằn lằn bóng E. longicaudata
(Hallowell, 1856) và E. multifasciata (Kukl, 1820) hiện có ở vùng đồng bằng tỉnh
Thừa Thiên Huế.
- Phân tích những biến đổi theo không gian (giữa các vùng), thời gian (giữa
các tháng thuộc mùa mưa và mùa khô) và giới tính (giữa cá thể đực và cá thể cái)
trong thành phần dinh dưỡng, sinh sản và hoạt động sinh sản của loài.
- Tìm hiểu một số đặc điểm sinh thái tập tính của hai loài Thằn lằn bóng
giống Eutropis Fitzinger, 1843.
Trong khi nghiên cứu về đặc điểm hình thái và dinh dưỡng, chúng tôi hạn
chế thấp nhất việc làm tổn hại đến các cá thể trong tự nhiên. Vì vậy, chúng tôi đã sử
dụng phương pháp rửa dạ dày để đạt được thành phần thức ăn nhưng không làm
chết mẫu vật, sau đó thả chúng lại cho môi trường sống tự nhiên.
Từ các mục đích nói trên chúng tôi đề ra các nội dung nghiên cứu như sau:
- Mô tả đặc điểm hình thái của hai loài Thằn lằn bóng E. longicaudata
(Hallowell, 1856) và E. multifasciata (Kukl, 1820).
- Xác định thành phần thức ăn, số lượng từng loại thức ăn, tầng suất thức ăn
thường gặp, thức ăn ưa thích nhất của hai loài này.
- Phân tích các cơ quan sinh dục như kích thước, khối lượng, độ dài rộng của
tinh hoàn và buồng trứng.
- Nghiên cứu các đặc điểm của sự sinh sản, xác định các giai đoạn thành thục
sinh dục, thời kỳ sinh sản, số lứa đẻ, số lượng trứng (hoặc con) trong mỗi lứa.
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu không nhiều, điều kiện nghiên cứu hạn
chế nên quá trình nghiên cứu chỉ tập trung vào hai loài Thằn lằn bóng giống
Eutropis Fitzinger, 1843. Hai loài này có kích thước khá lớn, phân bố rộng và khả
năng thu được mẫu vật phục vụ nghiên cứu sinh thái học là khả thi.
9
Phần I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Chương 1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
GIỐNG THẰN LẰN BÓNG Eutropis Fitzinger, 1843

1.1. Tình hình nghiên cứu giống thằn lằn bóng Eutropis Fitzinger, 1843
1.1.1. Trên thế giới
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về giống thằn lằn bóng
Eutropis Fitzinger,1843. Tuy nhiên, hầu hết là các công trình nghiên cứu chủ yếu
trung vào phân loại học, mô tả loài. Vì vậy các tài liệu nghiên cứu về thằn lằn bóng
giống Eutropis Fitzinger, 1843 khá ít, đặc biệt là các loài thằn lằn bóng sống trong
các vùng nhiệt đới như ở Việt Nam.
Năm 1991, Vitt và Daniel đã công bố nghiên cứu về sinh thái và lịch sử đời
sống của loài Thằn lằn bóng đẻ con Mabuya bistriata ở Amazon, Braxin. Họ đã xác
định lúc bắt đầu hoạt động của chúng từ giữa đến hết buổi sáng trên những cây ngã
đổ. Chúng ăn những con mồi là: Bộ cánh thẳng, nhện, ấu trùng, mối và những động
vật không xương sống khác, thức ăn của Mabuya bistriata thay đổi tùy theo mùa và
các vị trí khác nhau. Mabuya bistriata đạt đến độ chín sinh dục vào giai đoạn gần
hết năm thứ nhất của vòng đời. Con cái sinh sản lứa đầu tiên lúc một năm tuổi. Con
cái có thân và đầu lớn hơn con đực [46].
Năm 2002, Wymann và Whiting tiến hành nghiên cứu về sinh thái loài Thằn
lằn bóng Mabuya margaritif ở Nam Phi. Họ đã xác định được thành phần thức ăn,
dị hình lưỡng tính và đặc điểm của chu kỳ sống trong quần thể tự nhiên của loài
Mabuya margaritif trên đất đá lộ lên trong Savan ẩm ướt của Nam Phi. Qua phân
tích thành phần hóa học của thức ăn, trung bình dạ dày của một con thằn lằn có 494
mm
3
thức ăn. Con đực có chiều dài thân (SVL) và các kích thước của phần đầu lớn
hơn con cái. Cả con đực và con cái đều thành thục sinh dục khi SVL đạt đến 68
mm, con cái đẻ mỗi lứa từ 2 - 9 trứng [47].
Cùng năm 2004, Rocha và cộng sự đã công bố nghiên cứu về thức ăn của
loài Thằn lằn bóng Mabuya agillis ở môi trường đảo (Ilha Grande, Brazil), họ đã
khảo sát trong dạ dày của 21 mẫu Mabuya agillis thu thập được ở đây. Thức ăn gồm
nhiều dạng động vật chân đốt nhỏ khác nhau, không có thực vật. Nhện là thức ăn
10

phổ biến nhất, tiếp theo là Bộ Cánh thẳng (Orthoptera). Ngoại trừ không có Mối,
còn lại thức ăn của Mabuya agillis khu vực đảo này giống với những quần thể khác
của chúng ở đất liền Brazil [39].
Huang (2006) công bố nghiên cứu về đặc điểm sinh thái của loài Thằn lằn
bóng đuôi dài Mabuya longicaudata trên vùng nhiệt đới phía đông Đài Loan. Ông
đã mô tả những đặc điển hình thái và sinh thái bao gồm môi trường sống, chế độ ăn
và chu kỳ sinh sản của con đực và cái của loài Mabuya Longicaudata, một loài thằn
lằn bóng đẻ trứng sống ở hòn đảo nhiệt đới ở bờ biển Đài Loan. Gần 50% cá thể (n
= 76) được quan sát ở trong những cái lỗ ở trên tường bê-tông, nơi có nhiệt độ cao
hơn những môi trường khác. Chế độ ăn của chúng hầu hết là loài cánh thẳng, bọ
cánh cứng, sâu bọ cánh nửa, 4 loại mối, họ muỗi, dế và bọ hung. Trong chế độ ăn
của chúng cũng có thức ăn là thực vật gồm hạt cây, lá và trái cây. Chiều dài thân
(SVL) trung bình của con đực trưởng thành (n = 71) là 118,7 mm (giới hạn từ 100,9
– 130,4 mm) và ở con cái (n = 82) là 113,5 mm (giới hạn từ 98,1 – 126,8 mm).
Những con cái thực hiện quá trình sinh noãn hoàng vào mùa xuân và đẻ trứng diễn
ra từ tháng 2 đến tháng 8. Sự bắt đầu của quá trình tạo noãn đã cho thấy mối tương
quan của độ béo với khối lượng cơ thể con cái [26].
Năm 2006, Olsson và cộng sự đã nghiên cứu sự dị hình lưỡng tính về hình
dạng cơ thể của thằn lằn bóng và vai trò của sự lựa chọn giới tính trong sinh sản ở
trên núi Wellington phía nam của thành phố Hobart, Tas, Úc cho thấy kích thước
các bộ phận cơ thể có sự khác nhau về giới tính. Con đực có tỉ lệ đầu to hơn so với
con cái và con cái có tỉ lệ thân to hơn con đực - được giải thích do con đực có sự
tranh dành con cái, con cái thân to để chứa trứng [38].
Năm 2006, Ji và các cộng sự đã mô tả về dị hình kích thước giới tính và sinh
sản của cá thể cái của Mabuya multifasciata ở Trung Quốc. Tác giả đã nghiên cứu
trên các cá thể cái, nhiệt độ ở thời kỳ mang thai ảnh hưởng đến ngày đẻ nhưng
không ảnh hưởng đến kích thước ổ đẻ, khối lượng ổ đẻ tương đối [27].
Mới đây nhất năm 2013, Stephen nghiên cứu về sự sinh sản của thằn lằn
bóng hoa ở Sarawak (Malaysia). Eutropis multifasciata đẻ con, có một chu trình
sinh sản kéo dài, trong quá trình đó thì những con đực đã cho ra sản phẩm tinh trùng

sử dụng suốt một năm, những con cái được kích hoạt sinh sản các tháng trong năm
11
trừ tháng 9 và tháng 11. Không có bằng chứng nào để đưa ra giả thuyết những con
cái sinh đẻ liên tục trong cùng 1 năm. Những loài thằn lằn khác từ Malaysia cũng
được thấy rằng chúng có 1 chu kỳ sinh sản kéo dài [44].
1.1.2. Sơ lược về tình hình nghiên cứu thằn lằn bóng ở Việt Nam
Thằn lằn bóng ở Việt Nam được nghiên cứu vào năm 1939, bởi tác giả
Bourret. Trong tài liệu “Notes herpetologiques sur l’Idochine Française” tác giả đã
mô tả đặc điểm hình thái và phân loại hai loài Thằn lằn bóng là: Mabuya
longicaudata và Mabuya multifasciata multifasciata. Cũng trong năm 1939, Bourret
đã công bố tên 4 loài Thằn lằn bóng ở Việt Nam là: Mabuya chapaense, Mabuya
multifasciata multifasciata, Mabuya macularia, và Mabuya longicaudata [22].
Năm 1979, Đào Văn Tiến đã thống kê thành phần loài và khóa định loại
Thằn lằn Việt Nam đã nêu tên 4 loài Thằn lằn bóng ở nước ta là: Thằn lằn bóng Sa
Pa Mabuya chapaenes, Thằn lằn bóng đuôi dài Mabuya longicaudata, Thằn lằn
bóng đốm Mabuya macularia, Thằn lằn bóng hoa Mabuya mutifasciata [16].
Đến năm 1993, Bobrov đã mô tả thêm ở Việt Nam có thêm một loài Thằn
lằn bóng là Mabuya darevski [21].
Năm 1996, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc trong danh mục Ếch nhái, Bò sát
Việt Nam đã thống kê ở nước ta có 5 loài thuộc giống Mabuya Fitzinger, 1826: M.
longicaudata, M. macularia, M. chapaense, M. multifasciata và M. Darevski.
Ngoài ra, các tác giả này cũng đã nghên cứu thành phần loài Ếch nhái - Bò sát của
Vườn quốc gia Cát Tiên có 3 loài Thằn lằn bóng ở đây (M. multifasciata, M.
longicaudata và M. macularia) (2005) [13].
Năm 2000, Đinh Thị Phương Anh và Nguyễn Minh Tùng đã ghi nhận có 2
loài Thằn lằn bóng (Mabuya multifasciata và Mabuya macularia) ở khu bảo tồn
thiên nhiên Sơn Trà, Đà Nẵng [1].
Năm 2002, Ngô Đắc Chứng và các cộng sự đã nghiên cứu ở vùng núi Bà
Đen (Tây Ninh) ghi nhận có 1 loài là Mabuya multifasciata thuộc họ Scincidae [6].
Năm 2006, Ngô Đắc Chứng và Trần Duy Ngọc có nghiên cứu quan trọng về

sự phân bố của thằn lằn bóng trong tài liệu “Sự phân bố của các loài Ếch nhái và Bò
sát theo sinh cảnh và độ cao ở Phú Yên” [3]. Cũng các tác giả này vào năm 2007 đã
ghi nhận có 3 loài M. longicaudata (Hallowell, 1856), M. macularia (Blyth, 1853)
12
và M. mutifasciata (Kuhl, 1820). Trong năm 2007, Ngô Đắc Chứng và Trương Tấn
Mỹ đã công bố nghiên cứu “Đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản của giống Thằn lằn
bóng Mabuya Fitzinger, 1826 ở tỉnh Khánh Hòa” giới thiệu về đặc điểm thức ăn, cơ
quan sinh sản và sự sinh sản của 3 loài M. longicaudata (Hallowell, 1856), M.
macularia (Blyth, 1853) và M. mutifasciata (Kuhl, 1820) [7].
Năm 2008, ở Đồng Tháp do Ngô Đắc Chứng, Hoàng Thị Nghiệp nghiên cứu
về “Thành phần loài Ếch nhái - Bò sát ở tỉnh Đồng Tháp” đã ghi nhận sự có mặt của
các loài trong họ Scincidae. Trong đó loài Mabuya multifasciata có số lượng nhiều
hơn loài Mabuya longicaudata [8].
1.1.3. Ở Thừa Thiên Huế
Năm 1998, Ngô Đắc Chứng ghi nhận ở phía nam Bình Trị Thiên có 2 loài
thuộc họ Scincidae là: M. longicaudata (Hallowell, 1856) và M. macularia (Blyth,
1853). Thằn lằn bóng đuôi dài phân bố hầu hết các vùng phía nam Bình Trị Thiên
còn thằn lằn bóng đốm phân bố chủ yếu ở Vĩnh Linh [4].
Năm 2002, Hồ Thu Cúc “Kết quả điều tra Ếch nhái - Bò sát của khu vực A
Lưới tỉnh Thùa Thiên Huế” đã xác đinh có 3 loài Thằn lằn bóng (M. Longicaudata,
M. Macularia và M. Mutifasciata) [9].
Năm 2009, tiếp sau những nghiên cứu về đặc điểm sinh thái của thằn lằn
bóng Ngô Đắc Chứng và Lê Thắng Lợi đã công bố nghiên cứu “Một số đặc điểm
sinh học và sinh thái 2 loài Thằn lằn bóng M. longicaudata (Hallowell, 1856) và M.
mutifasciata (Kuhl, 1820) ở Thừa Thiên Huế”. Mùa sinh sản của loài M.
longicaudata từ tháng 4 đến tháng 8. Cá thể cái trưởng thành lúc thân dài 83 mm.
Mùa sinh sản của loài M. multifasciata khoảng tháng 4 đến tháng 7, cá thể cái
trưởng thành lúc thân dài 95 mm [3].
Năm 2012, Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo và Ngô Đắc Chứng trong
tài liệu “Ếch nhái và Bò sát ở vườn quốc gia Bạch Mã” đã mô tả 8 loài trong họ

Scincidae, trong đó có 4 loài Thằn lằn bóng, khóa định tên là Eutropis và mô tả đặc
điểm (hình thái, phân bố) của các loài của họ thằn lằn bóng Scincidae [12].
Như vậy, ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng đã có
nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về thằn lằn bóng, nhưng phần lớn các công
trình trên chỉ mô tả về đặc điểm phân loại, phân bố của một số vùng và một số
13
nghiên cứu về đặc điểm sinh học của thằn lằn bóng. Nhưng đặc điểm về sinh thái
học chưa được nghiên cứu đầy đủ. Đặc biệt về thành phần thức ăn của thằn lằn
bóng vào các mùa trong năm. Nghiên cứu này mục đích nhằm tìm hiểu những đặc
điểm sinh thái của loài 2 Thằn lằn bóng E. longicaudata (Hallowell, 1856) và E.
multifasciata (Kukl, 1820), đi sâu vào nghiên cứu thành phần thức ăn của chúng
đồng thời phát hiện những điều bất lợi tác động lên chúng để có hướng bảo tồn.
14
Chương 2. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Khái quát về địa lý
Thừa Thiên Huế là một tỉnh phía nam của vùng duyên hải Bắc Trung Bộ
Việt Nam. Có diện tích đất tự nhiên khoảng 5.009,2 Km
2
. Lãnh thổ Thừa Thiên Huế
bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa Biển Đông, phía bắc
giáp tỉnh Quảng Trị, tây giáp nước CHDCND Lào, phía nam giáp thành phố Đà
Nẵng, phía đông giáp Biển Đông với đường biển dài 120Km, phần đất liền tỉnh
Thừa Thiên Huế có tọa độ địa lý như sau:
Điểm cực bắc: 16
0
44’30” độ vĩ bắc và 107
0
23’48” độ kinh đông tại thôn
Giáp Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền.

Điểm cực nam: 15
0
59’30” độ vĩ bắc và 107
0
41’52” độ kinh đông ở đỉnh núi
cực nam xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông.
Điểm cực tây: 16
0
22’45” độ vĩ bắc và 107
0
00’56” độ kinh đông tại Paré, xã
Hồng Thủy, huyện A Lưới.
Điểm cực đông: 16
0
13’18” độ vĩ bắc và 108
0
12’57” độ kinh đông tại đảo Sơn
Chà, xã Lộc Hải, Huyện Phú Lộc [17].
2.2. Diện tích
Thành phố Huế có diện tích tự nhiên là 7.099 km2, tiếp giáp với các huyện
Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang. Dân số: 339.822 người, mật độ dân số bình
quân 4.786,9 người/km2. Toàn thành phố có 27 đơn vị hành chính, bao gồm 24
phường và 3 xã.
Huyện Hương Trà có diện tích tự nhiên là 522,05 km2, dân số 117.654
người, mật độ dân số bình quân 225,4 người/km2. Toàn huyện có 16 đơn vị hành
chính, bao gồm 15 xã và 1 thị trấn.
Huyện Quảng Điền có diện tích tự nhiên 163,29 km2, Dân số trung bình
91.799 người, mật độ dân số bình quân 562,2 người/km2. Toàn huyện có 11 đơn vị
hành chính, bao gồm 10 xã và 01 thị trấn [18].
15

2.3. Địa hình
Vùng đồng bằng Thừa Thiên Huế phần lớn nhỏ hẹp và chiếm khoảng 9.78%
diện tích đất tự nhiên của tỉnh, lại bị các dãy núi thấp nhô ra sát biển và mạng lưới
sông suối dày đặc có độ dốc lớn chia cắt thành từng mảnh.
Một số khu vực đồng bằng duyên hải và địa hình khu vực đầm phá, ven biển,
có lãnh thổ tương đối bằng phẳng ở độ cao từ 15-10m trở xuống, kể cả các trảng cát
nội đồng Phong Điền, Quảng Điền và Phú Vang,…
Thừa Thiên Huế có các con sông chảy qua các huyện hình thành nên các
đồng bằng nhỏ như đồng bằng sông Ô Lâu, đồng bằng sông Bồ, đồng bằng sông
Hương và sông suối phía nam [19].
2.4. Thổ nhưỡng
Là tỉnh có diện tích đất nhỏ nhưng đất đai đa dạng, được hình thành từ 10
nhóm đất khác nhau (nhóm cồn cát và đất cát biển , nhóm đất mặn, n hóm đất phèn,
nhóm đất phù sa, nhóm đầm lầy và than bùn, nhóm đất xám bạc màu, nhóm đất đỏ
vàng, nhóm đất thung lũng dốc tụ, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi, nhóm đất xói
mòn trơ sỏi đá ). Nhóm đất đỏ vàng có diện tích lớn nhất với 347.431ha, chiếm
68,7% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất bằng bao gồm cả đất thung lũng do sản
phẩm dốc tụ chỉ có 98.882ha, chiếm 19,5% diện tích tự nhiên của tỉnh. Diện tích đất
phân bố ở địa hình dốc có 369.393 ha [18].
2.5. Khí hậu và thời tiết
2.5.1. Nhiệt độ không khí
Do địa hình cao dần từ đông sang tây nên nhiệt độ cũng giảm dần từ đông
sang tây. Nhiệt độ trung bình năm ở vùng đồng bằng và đồi núi có độ cao dưới
100m dao động khoảng 24-25
0
C, về mùa đông, nhiệt độ trung bình tháng I ở vùng
đồng bằng ven biển khoảng 20
0
C, mùa hè tháng VI, tháng VII là nóng nhất, nhiệt độ
trung bình tháng ở vùng đồng bằng ven biển và thung lũng thấp giao động trong

khoảng 28 - 29
0
C. Trong những ngày có gió tây nam khô nóng, nhiệt độ cao nhất có
thể lên tới 40 - 41
0
C [17]
2.5.2. Độ ẩm không khí
Là một trong những vùng có độ ẩm không khí cao. Độ ẩm tương đối trung
bình năm ở các vùng trong tỉnh có giá trị từ 83-87%.
16
Biến trình năm của độ ẩm tương đối ngược với biến trình năm của nhiệt độ
không khí và phân thành hai mùa rõ rệt. Thời kỳ có độ ẩm thấp kéo dài 5 tháng từ
tháng IV đến tháng VIII với trị số từ 73 - 83% ở vùng đồng bằng với cực tiểu vào
tháng VII. Độ ẩm tăng nhanh khi bắt đầu vào mùa mưa và duy trì ở mức cao đên
tháng III năm sau [17].
2.5.3. Chế độ mưa
Thừa Thiên Huế là một trong những tĩnh có lương mưa nhiều nhất ở nước ta.
Lượng mưa trung bình hàng năm trong toàn tỉnh đều trên 2.700mm có nơi trên
4.000 như Bạch Mã, Thừa Lưu và vùng ít mưa nhất là vùng đồng bằng phía bắc của
Thừa Thiên Huế.
Huế nằm trong vùng chuyển tiếp giữa khí hậu miền bắc và khí hậu miền nam,
thời tiết chia thành hai mùa rõ rệt mùa mưa và mùa ít mưa
Mùa mưa ở vùng đồng bằng bắt đầu từ tháng IX đến tháng XII kéo dài 4 tháng;
mùa ít mưa kéo dài từ tháng I đến tháng VIII, mưa ít, lượng nước bốc hơi lớn nên
thường có mưa giông.
Số ngày mưa trung bình hàng năm khoàng 150 - 160 ngày mưa ở đồng bằng.
Trong mùa mưa, mỗi tháng có từ 16-24 ngày mưa; mùa ít mưa, mỗi tháng có từ 8-
15 ngày mưa [17].
2.5.4. Chế độ nắng
Tổng giờ nắng trung bình năm giao động từ 1.700 - 2.000 giờ. Số giờ giảm

dần từ đồng bằng đến miền núi.
Thời kỳ nhiều nắng nhất cũng chính là thời kỳ khô hạn nhất, từ tháng V đến
tháng VII, mỗi tháng có trên 200 giờ nắng ở vùng đồng bằng và thấp dần ở vùng núi
cao. Từ tháng VIII trở đi số ngày nắng giảm dần và đạt cực tiểu vào tháng XII, với
trị số từ 74-90 giờ, sau đó lại tăng dần. Số giờ nắng tăng nhanh nhất từ tháng II, III
và giảm nhanh nhất từ tháng VIII đến tháng IX.
Nhiệt độ trung bình hàng năm tại Huế là 24 - 25
o
C. Số giờ nắng trung bình 2.000
giờ/năm. Độ ẩm trung bình 84%. Số lượng bão đi qua khá nhiều, thường bắt đầu
vào tháng 6, nhiều nhất là vào tháng 9, 10. Do vậy nên khi nghiên cứu về sinh thái
của các loài này sẽ có sự khác biệt giữa các mùa [17].
17
2.5.5 Tài nguyên động thực vật
Hệ động thực vật của Thừa Thiên Huế đa dạng về thành phần, chủng loại và
đa dạng về hệ sinh thái: đồng bằng duyên hải, đầm phá và biển ven bờ, trong đó nổi
bật hệ sinh thái động vật đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.
Theo số liệu tổng hợp, thành phần động vật Thừa Thiên Huế bao gồm: 1.977
loài (327 họ, 65 bộ) của 6 lớp động vật nổi bật. Trong đó, côn trùng: 1.045 loài (142
họ, 18 bộ); cá xương: 278 loài (74 họ, 17 bộ); ếch nhái: 38 loài (6 họ, thuộc bộ
không đuôi); bò sát: 78 loài (17 họ, 2 bộ); chim: 362 loài (56 họ, 15 bộ); thú: 176
loài (32 họ, 12 bộ) [19].
Trong đó có nhiều loài động vật đặc hữu, quý hiếm như loài cà cuống
(Leuthoceras inddicuss) thuộc lớp côn trùng. Về động vật có xương sống, có 13 loài
động vật đặc hữu của Việt Nam phân bố tại Thừa Thiên Huế.
Ngoài các loài động vật đặc hữu của tỉnh, trong các hệ sinh thái Thừa Thiên
Huế còn gặp những loài, phụ loài đặc hữu cho cả khu vực Đông Dương, thậm chí cả
vùng Đông Nam Á như sao la, voọc chà vá chân nâu (hay còn gọi là voọc ngũ sắc).
Hiện nay có hơn 10% loài cá, 25% loài ếch nhái, 25% loài bò sát, 11% loài chim và
25% loài thú được liệt vào những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Có thể nói,

các hệ sinh thái ở Thừa Thiên Huế là nơi ẩn chứa nhiều loài động vật quý hiếm, loài
mới cho khoa học.
Theo thống kê chưa đầy đủ, người ta đã xác định được 80 loài động vật quý
hiếm, là những loài đặc hữu của khu vực hoặc cả nước có phân bố tại Thừa Thiên
Huế, 6 loài cá, 5 loài lưỡng cư, 15 loài bò sát, 16 loài chim và 37 loài thú. Mức độ
quý hiếm đó là rất cao so với nhiều vùng đa dạng sinh học trong khu vực và cả
nước. Đặc biệt, trong các loài động vật có xương sống được xếp vào quý hiếm thì
bậc E, V là những bậc có nguy cơ tuyệt chủng và cấm tuyệt đối săn bắt có tỷ lệ rất
cao. Nằm ngoài danh mục 80 loài được ghi vào Sách đỏ Việt Nam kể trên, các nhà
khoa học còn coi loài cá dầy (Cyprinus centralis) ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
có khả năng là loài đặc hữu của đầm phá Thừa Thiên Huế, vì từ khi công bố loài
mới này vào năm 1994, các nhà khoa học chưa tìm thấy loài này ở các vực nước
khác có điều kiện tương tự [17].
18
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hai loài Thằn lằn bóng giống Eutropis Fitzinger, 1843:
1/. Thằn lằn bóng đuôi dài: Eutropis longicaudata (Hallowell,1856)
2/. Thằn lằn bóng hoa: Eutropis multifasciata (Kuhl, 1820)
* Cả hai loài Thằn lằn bóng này có vị trí phân loại như sau:
Ngành Dây sống: Chordata
Phân ngành Động vật có xương sống: Vertebrata
Lớp Bò sát: Reptilia
Bộ Có vảy: Squamata
Họ Thằn lằn bóng: Scincidae
Giống Thằn lằn bóng: Eutropis
3.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 7 năm 2014 (10 tháng): Tiến hành thu mẫu
từng tháng, theo dõi quan sát ngoài thực địa kết hợp phương pháp rửa dạ dày, xữ lý
mẫu, phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm, nghiên cứu các tài liệu liên quan.

Tháng 9: Xữ lý số liệu thu được và viết Luận văn.
3.3. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào các vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên
Huế gồm: huyện Quảng Điền, huyện Hương Trà và Thành Phố Huế.
Qua nhiều lần đi thực địa chúng tôi nhận thấy ở ba vùng: Quảng Điền,
Hương Trà và TP. Huế có mặt cả hai loài E. longicaudata và E. multifasciata. Một
số điều kiện sinh cảnh của 3 địa phương này là không giống nhau, cụ thể:
+ Quảng Điền là nơi có nhiều ruộng lúa, cây nông nghiệp ngắn ngày và
nhiều cây Dương (Phi lao). Do địa hình nằm cạnh biển và sát với phá Tam Giang
nên động thực vật khá đa dạng và phong phú.
+ Hương Trà là vùng bán sơn địa có nhiều cây bụi, cây nông nghiệp ngắn
ngày và cây công nghiệp như cây sim, cây tràm, nương đậu,
19
+ Thành Phố Huế có nhiều nhà vườn, những cây bụi, cây nông nghiệp ngắn
ngày, nhiều cây leo, là nơi trú ngụ khá tốt đối với hai loài Thằn lằn bóng (E.
multifasciata và E. longicaudata).
Hình 3.1. Bản đồ của tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy vị trí địa lý và 3 điểm đã
thu mẫu trong nghiên cứu này
(1) Xã Quảng Công, huyện Quảng Điền (16°38'25.1"N – 107°29'33.5"E)
(2) Huyện Hương Trà (16°31'05.3"N – 107°29'08.3"E)
(3) Phường Xuân Phú, Thàng phố Huế (16°28'05.1"N – 107°36'05.0"E)
Qua 10 tháng nghiên cứu, trên cơ sở dữ liệu của nhiệt độ không khí và lượng
mưa, theo số liệu thống kê từ Cục thống kê Quốc gia (số liệu thống kê trên 10 năm)
thì từ tháng 10/2013 đến tháng 2/2014 (5 tháng) được xem là mùa mưa, từ tháng 3
đến tháng 7 năm 2014 (5 tháng) được xem là mùa khô (Hình 3.2).
20
Hình 3.2. Nhiệt độ không khí (vòng tròn trắng) và lượng mưa (vòng tròn đen)
trung bình qua các tháng trong năm ở vùng nghiên cứu này
Trên cơ sở của Hình 3.2, chúng tôi sẽ phân tích dữ liệu của dinh dưỡng và
sinh sản theo hai mùa tương ứng. Những ứng dụng này chủ yếu được áp dụng trong

các phép phân tích một yếu tố ANOVA (One-way analysis of variance).
3.4. Tư liệu nghiên cứu
- Tổng số có 261 mẫu vật thằn lằn bóng đã thu được tại 3 địa phương trên
qua 10 tháng nghiên cứu, cu thể:
* Thằn lằn bóng hoa (E. multifasciata)
+ Phân tích đặc điểm hình thái: 200 mẫu (108 đực và 92 cái)
+ Nghiên cứu dinh dưỡng: 200 mẫu (có 17 cá thể rửa dạ dày)
+ Nghiên cứu sinh sản: 183 mẫu (92 đực và 91 cái)
* Thằn lằn bóng duôi dài (E. longicaudata)
+ Phân tích đặc điểm hình thái: 61 mẫu (23 đực và 38 cái)
+ Nghiên cứu dinh dưỡng: 61 mẫu (có 2 cá thể rửa dạ dày)
+ Nghiên cứu sinh sản: 59 mẫu (21 đực và 38 cái)
- Nhật ký nghiên cứu và các quan sát trong thiên nhiên.
- Các tài liệu liên quan đến đề tài và các phần mềm thống kê.
21
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
- Tiến hành điều tra, khảo sát các đặc điểm sinh thái như: sinh cảnh, các điều
kiện vô sinh (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa), các điều kiện hữu sinh như: động vật,
thực vật, thức ăn, con người, bằng cách:
+ Trên mỗi địa bàn nghiên cứu, chọn các điểm có sự phân bố của 2 loài này,
có sinh cảnh đặc trưng cho mỗi địa điểm nghiên cứu để theo dõi, quan sát đều đặn
trong từng tháng. Mỗi tháng chúng tôi tiến hành thu từ 4 đến 5 đợt. Thời gian tiến
hành khảo sát và thu mẫu từ 8g sáng đến 16g chiều.
+ Ngoài vùng được chọn, khảo sát thêm một số vùng khác để bổ sung số liệu
cho vùng được chọn nghiên cứu.
+ Dùng máy ảnh để chụp khi quan sát, ghi nhật ký nghiên cứu, lập các phiếu
theo dõi để ghi lại kết quả, quan sát tại nơi nghiên cứu.
+ Dùng các loại nhiệt kế kết hợp bản tin thời tiết trong ngày để xác định
nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và các yếu tố thời tiết khác trong vùng nghiên cứu. Đo

nhiệt độ, độ ẩm nơi xuất hiện các loài Thằn lăn bóng. Từ đó tìm hiểu ảnh hưởng của
các yếu tố vô sinh đến hoạt động bắt mồi, hoạt động sinh sản, mùa sinh sản,… đồng
thời giúp cho việc phân tích thức ăn trong phòng thí nghiệm sau này.
+ Quan sát thằn lằn bóng trước khi bắt chúng để nắm rõ đặc điểm sinh thái
tập tính của chúng như: hoạt động bắt mồi, phơi nắng, ngồi và đợi, trốn chạy kẻ
thù, Ngoài ra, chúng tôi quan sát và ghi nhận môi trường sống nơi phát hiện mẫu,
nơi ẩn nấp như: hang, đống củi, dưới đống gạch ngói,
+ Phỏng vấn người dân để tìm hiểu đặc điểm sinh thái học của thằn lằn bóng
giống Eutropis tại địa phương nghiên cứu.
- Tiến hành thu mẫu vật:
+ Thu mẫu trực tiếp bằng tay, câu (dùng mồi là cào cào, nhện, giun đất )
hoặc dùng các bẫy hố để bắt.
+ Phương pháp tiến hành: thu mẫu theo từng tháng, mỗi tháng thu khoảng
15-20 cá thể đực và 15-20 cá thể cái. Thu mẫu ở các độ tuổi khác nhau.
- Mẫu thu xong làm chết ngay bằng Chloroform, gắn nhãn với các thông tin
về địa điểm thu mẫu, thời gian thu mẫu, người thu mẫu lên con vật, sau đó cho vào
22

×