Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và bảo vệ môi trường trong dạy học môn vật lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.76 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
Nội dung Trang
A. Đặt vấn đề 2
1. Lí do chọn đề tài 2
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6.Ý nghĩa thực tiễn đề tài 3
B. Giải quyết vấn đề 3
I. Cơ sở lí luận liên quan đề tài nghiên cứu 3
1. Cơ sở pháp lí 3
2. Cơ sở lí luận 4
3. Cơ sở thực tiễn 4
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 4
1. Khái quát phạm vi nghiên cứu 4
2. Thực trạng đề tài nghiên cứu 5
3. Nguyên nhân 5
III. Biện pháp giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài 5
1.Cơ sở đề xuất giải pháp 5
2. Các giải pháp chủ yếu 5
2.1.Tích hợp toàn phần 5
2.2.Tích hợp bộ phận 7
2.3.Tích hợp liên hệ 8
2.4. Tích hợp liên môn thông qua giáo dục ngoài giờ lên lớp 9
3. Kết quả 11
C. Kết luận và kiến nghị 12
D. Tài liệu tham khảo 14
1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài


Năng lượng không thể thiếu trong sản xuất ,sinh hoạt và hầu hết mọi hoạt
động của cuộc sống.Sự thiếu hụt năng lượng trong một thời gian dài sẽ kìm hãm
sự phát triển liên tục của nền kinh tế quốc dân,gây hiệu ứng xấu đối với tăng
trưởng kinh tế và phát triển xã hội.Nguồn năng lượng truyền thống có thể khai
thác để cung cấp cho nhu cầu của xã hội không phải là vô tận. Đất nước ta được
thiên nhiên ưu đãi có sự phong phú về tài nguyên năng lượng nhưng thực tế cho
thấy khả năng khai thác chế biến, sử dụng còn nhiều hạn chế, hiệu quả thấp. Bên
cạnh đó ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng năng lượng đối với môi trường
là rất lớn.
Môi trường không những là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn
là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên, các chất thải của đời sống và sản xuất,
đồng thời là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Nhưng môi trường
hiện nay đang xuống cấp, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vì vậy, môi
trường cần được bảo vệ, bảo vệ môi trường hiện nay đang là vấn đề mang tính
toàn cầu. Ở nước ta, đó cũng là vấn đề được quan tâm sâu sắc của tất cả các
ngành, các cấp. Ngày 27 tháng 12 năm 1993 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường; Ngày 17 tháng 10
năm 2001 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định về việc phê duyệt đề án “đưa các
nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”; ngày 31 tháng 01
năm 2005, ngành giáo dục và đào tạo đã có chỉ thị về việc tăng cường công tác
giáo dục bảo vệ môi trường, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là trang bị cho học
sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng nhiều hình
thức phù hợp như thông qua các môn học và hoạt động ngoại khoá
Để đáp ứng những yêu cầu đề ra, cùng với các môn học khác trong trường
phổ thông việc lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và bảo vệ môi
trường trong quá trình giảng dạy môn Vật lí là vấn đề cần thiết không thể
thiếuđược.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1.Về kiến thức
- Học sinh nêu khái niệm cơ bản như năng lượng, cơ năng, điện năng, công công

suát, hiệu suất, các loại máy phát điện vận dụng để sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả.
- Học sinh hiểu nguồn gốc sinh ra các dạng năng lượng,các máy tiêu thụ năng
lượng, hiệu suất của quá trình và vận dụng để nâng cao hiệu suất sử dụng và tiết
kiệm năng lượng trong đời sống.
-Học sinh vận dụng các khái niệm vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày và còn
giải quyết các vấn đề mới phát sinh.
2.2.Về kĩ năng:
- Làm thí nghiệm quan sát nhận xét qua tranh, hình vẽ, thực tế việc sử dụng
năng lượng ở địa phương.
- Thu thập xử lí thông tin, viết bảo cáo trình bày các thông tin sử dụng năng
lượng tiết kiệm qua môn Vật lí. Sử dụng các thiết bị điện, vận hành các động cơ
đúng cách.
2
- Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động con người với môi trường. Tác động con
người vào môi trường thông qua khai thác tài nguyên năng lượng như than dầu
mỏ, khí đốt và phát triển nghành công nghiệp.
- Biết liên kết các môn học về sử dụng năng lượng tiết kiệm và bảo vệ môi
trường.
2.3 Về thái độ hành vi
- Học sinh có hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm ở trong lớp học, trong nhà
trường và tại gia đình mình.
- Có thái độ phê phán và tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm trong gia
đình và cộng đồng là thành viên tích cực trong việc bảo vệ môi trường sống
chính mình.
3. Đối tượng viết đề tài và phạm vi nghiên cứu
Đề tài “ Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và bảo vệ môi trường
trong dạy học môn Vật lí ” được nghiên cứu và viết dựa vào đặc điểm tâm sinh lí
của các đối tượng học sinh THPT và dựa vào hoạt động dạy của thầy và học của
học sinh, nội dung chương trình môn học.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Qua đề tài sẽ giúp học sinh có ý thức tự giác, có tinh thần trách nhiệm, có kĩ
năng nhận thức, có cách ứng xử đúng đắn, tích cực với các vấn đề sử dụng năng
lượng và ảnh hưởng đối với môi trường . Đồng thời sẽ có hành động cụ thể để
bảo vệ môi trường, tuyên truyền, vận động mọi người cùng chung tay bảo vệ
môi trường trong gia đình, nhà trường và cộng đồng
5. Phương pháp nghiên cứu
- Dựa vào thực tế các tiết dạy trên lớp và giờ sinh hoạt ngoại khoá, dự giờ, trao
đổi kinh nghiệm của các đồng nghiệp, thông qua tham khảo sách báo, các thông
tin đại chúng.
- Dựa vào công tác điều tra, khảo sát, tham quan, nghiên cứu tình hình môi
trường ở địa phương, thảo luận phương án xử lí.
- Dựa vào kinh nghiệm thực tế, các hoạt động thực tiễn, từ đó phân tích, tổng
hợp để đưa ra các giải pháp giáo dục học sinh sử dụng năng lượng tiết kiệm và
bảo vệ môi trường.
6. Ý nghĩa thực tiễn.
Việc giáo dục học sinh THPT về sử dụng năng lượng tiết kiệm và bảo vệ môi
trường tạo dựng cho các em có những nhận thức và mối quan tâm đối với các
nguồn năng lượng sao cho các em có đủ kiến thức thái độ, động cơ, kiến thức và
kĩ năng để có thể hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải
pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm mà hiệu quả cao trong hiện tại và tương lai.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I : Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu
1. Cơ sở pháp lí:
- Căn cứ vào chủ trương của Đảng và Nhà nước, của ngành Giáo dục và Đào tạo
về công tác giáo dục bảo vệ môi trường.
- Căn cứ vào Luật bảo vệ môi trường 2005.
- Căn cứ quyết định 1363/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
đề án “Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”.
3

- Căn cứ vào Nghị định số 102/2003/NĐ-CP của chính phủ về “sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả”. Điều 18 về chương trình mục tiêu quốc gia sử
dụng NLTK&HQ nêu yêu cầu giáo dục đào tạo phổ biến thông tin tuyên truyền
cộng đồng trong lĩnh vực phát triển thúc đẩy sử dụng NLTK&HQ, bảo vệ môi
trường.
- Căn cứ luật Điện lực 2005 quy định về tiết kiệm trong phát điện truyền tải và
phân phối điện nhằm tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn năng
lượng bảo vệ môi trường sinh thái.
Chương trình mục tiêu quốc gia về “sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Căn cứ Chỉ thị số 32/ 2006/ CT-BGD&ĐT ngày 01-8-2006 về nhiệm vụ trọng
tâm giáo dục phổ thông và các văn bản chỉ đạo của Sở Giáo dục & đào tạo tỉnh
Thanh Hoá năm học 2012-2013.
2. Cơ sở lí luận
Sự phát triển nhanh chóng về Kinh tế- xã hội trong những năm qua đã làm
đổi mới xã hội Việt Nam, chỉ số kinh tế không ngừng nâng cao. Tuy nhiên sự
phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường, những
hiểm họa suy thoái môi trường ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người.
Chính vì vậy bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi
Quốc gia. Việc tích hợp nội dung giáo dục học sinh sử dụng năng lượng tiết
kiệm và bảo vệ môi trường đối với bộ môn Vật lí là việc làm cần thiết giúp học
sinh hiểu biết được mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và
vai trò của con người trong đó. Từ đó sẽ có thái độ thân thiện với môi trường,
yêu quý, tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng di sản văn hóa và ý thức được
hành động trước vấn đề môi trường nảy sinh.
3. Cơ sở thực tiễn:
Hiện nay con người đã khai thác quá mức và sử dụng không hợp lí các
nguồn tài nguyên, dẫn đến mất cân bằng sinh thái, môi trường sống bị ô nhiễm
nghiêm trọng và đang đe dọa đến cuộc sống con người như: Ô nhiễm không khí,
hiệu ứng nhà kính, nguồn nước bị ô nhiễm, rừng bị suy giảm, sạt lỡ, lũ lụt, hạn
hán…. Vì thế, việc lựa chọn địa chỉ, nội dung tích hợp giáo dục sử dụng năng

lượng tiết kiệm và bảo vệ môi trường trong giảng dạy Vật lí là vấn đề quan trọng
và cần thiết nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức đầy đủ về năng
lượng, môi trường và kĩ năng bảo vệ môi trường phù hợp với tâm lí lứa tuổi.
Bên cạnh đó tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi
trường.
II : Thực trạng của vấn đề đang nghiên cứu
1. Khái quát phạm vi nghiên cứu
Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh THPT là thanh
niên đang trưởng thành tính cách phát triển mạnh mẽ,ưa hoạt động, ý thức tư
duy đã phát triển tương đối cao,có khả năng tham gia tích cực vào các hoạt động
xã hội,có khả năng sáng tạo. Căn cứ vào đặc điểm môn học vật lí có nội dung
khoa học tương đối sâu sắc hệ thống và hiện đại .Từ kiến thức cấp học này học
sinh còn tiếp tục học lên hoặc tham gia vào lao động sản xuất. Vì vậy việc giáo
dục học sinh sử dụng năng lượng đúng cách và bảo vệ môi trường là một biện
4
pháp tốt nhất nhằm giúp các em có ý thức, trách nhiệm giữ gìn môi trường xung
quanh ngày càng xanh, sạch, đẹp.
2. Thực trạng đề tài nghiên cứu
Bảo vệ môi trường hiện nay đang là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó có
học sinh. Tuy nhiên, rất nhiều học sinh không mấy quan tâm, thậm chí thờ ơ đối
với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, trong quá trình dạy học giáo viên cần giáo
dục học sinh biết cách bảo vệ môi trường, trước hết là môi trường sống xung
quanh.
Trong quá trình dạy học Vật lí, tôi chắc rằng các giáo viên đã đề cập đến
các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường. Tuy nhiên việc làm này còn chưa
thường xuyên, đôi khi còn mang tính sách vở, thiếu sự gần gũi với đời sống thực
tế học sinh. Trong khi đó, Vật lí là môn khoa học mang tính thực tiễn cao, chúng
ta hoàn toàn có thể vừa đưa ra các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường liên
quan đến từng nội dung trong các bài học cụ thể lại vừa gần gũi với sự hiểu biết
của học sinh. Chính điều này sẽ có tác dụng kích thích tính tò mò, sáng tạo,

hứng thú học tập, mở rộng sự hiểu biết của học sinh, đặc biệt là hướng sự quan
tâm của các em tới môi trường để từ đó biết cách bảo vệ môi trường.
3. Nguyên nhân
-Thời lượng của một tiết học hạn chế (45 phút) do đó giáo viên giảng dạy ngại
đi sâu vào việc tích hợp nội dung sử dụng năng lượng tiêt kiệm và bảo vệ môi
trường.
- Do điều kiện phục vụ dạy học, cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu, tài liệu,
sách báo cho GV và HS tham khảo chưa được phong phú, chưa đáp ứng được
cầu và hấp dẫn học sinh.
- Kĩ năng sử dụng các phương tiện phục vụ việc dạy học hiện đại của giáo viên
còn hạn chế. Như việc sử dụng máy vi tính để chuẩn bị bài, cập nhật lưu trữ
thông tin; sử dụng máy chiếu projecter để giảng dạy, sưu tầm các tư liệu điện tử,
tranh ảnh, phim liên quan đến môi trường
III: Biện pháp, giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài
1. Cơ sở đề xuất giải pháp:.
Do đặc điểm cấu trúc chương trình và SGK môn vật lí hiện nay hướng đến
tính hệ thống chặt chẽ nội dung,tính khoa học tương đối sâu nên đưa giáo dục sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cần phù hợp nội dung bài chương. Để
cho tránh sự dàn trải,đưa quá nhiều nội dung vào môn học và làm quá tải học tập
học sinh tôi trình bày một số giải pháp tích hợp.
2. Các giải pháp chủ yếu:
2.1: Tích hợp toàn phần
- Tích hợp toàn phần được thực hiện khi hầu hết các kiến thức của nội dung 1
bài cụ thể hoặc kiến thức môn học, cũng chính là các kiến thức về sử dụng năng
lượng và các vấn đề về năng lượng.
- Tích hợp toàn phần cho phép học sinh giải quyết trên cơ sở vận dụng kiến thức
và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực liên quan như xây dựng đề tài dạy học theo dự án
đưa ra 1 bài tập lớn vừa sức học sinh.
5
Ví dụ1: Bài “ Động cơ nhiệt, máy lạnh” SGK vật lí 10 nâng cao

Động cơ nhiệt được sử dụng rất rộng rãi trong cuộc sống. Tuy nhiên, động cơ
nhiệt lại gây ra những tác hại rất lớn đối với môi trường sống của chúng ta:
- Gây ra tiếng ồn
- Xả vào môi trường sống các khí độc sinh ra từ việc đốt cháy nhiên liệu.
* Đối với bài này giáo viên chỉ cần nhấn mạnh các vấn đề làm thế nào để nâng
cao hiệu suất của máy để tiết kiệm năng lượng và tìm các biện pháp cải tiến để
giảm khí thải gây ra ô nhiễm môi trường hiện nay.
Giáo viên đưa ra một số câu hỏi nêu vấn đề đối với học sinh như:
CH1.Em cho biết vai trò động cơ nhiệt trong đời sống cũng như sản xuất kinh
doanh hiện nay?
CH2Ảnh hưởng của động cơ nhiệt đối với sức khoẻ và môi trường sống trên trái
đất.?
CH3.Cách làm giảm khí thải ra môi trường của động cơ nhiệt .
* Đối với máy lạnh giáo viên cần cho học sinh tự nghiên cứu SGK từ đó nêu
nguyên tắc hoạt động và công thức tính hiệu suất máy lạnh.
CH4.Vai trò của máy lạnh trong sinh hoạt cũng như trong công nghệ chế biến
thực phẩm.
CH5.Tại sao phải lắp đặt máy lạnh nơi thoáng mát và so sánh điện năng tiêu thụ
của máy lạnh khi đặt nơi mát với khi đặt nơi không thoáng mát.
*Biện pháp khắc phục:
- Hạn chế sử dụng động cơ nhiệt.
- Cải tiến động cơ nhiệt thân thiện với môi trường.
- Nghiên cứu, thử nghiệm để đưa vào sử dụng rộng rãi loại xăng ethanol, đây là
loại nhiên liệu tiết kiệm và giảm bớt khí thải CO
2
ra môi trường. Hiện ở Việt
Nam mới thử nghiệm cho xe Taxi.
- Thay thế động cơ nhiệt bằng những động cơ khác không làm hoặc ít làm ô
nhiễm môi trường: Vừa qua hãng GM và Segway đã phối hợp sản xuất thành
6

công loại ôtô 2 bánh đầu tiên trên thế giới với 2 chỗ ngồi. Loại xe này sử dụng
một bộ pin để hoạt động, vì vậy rất thân thiện với môi trường. Loại xe này có
thể chạy với vận tốc 56km/h. Chỉ cần mất vài phút cho một lần sạc pin.
Ví dụ 2: Bài “ Phản ứng nhiệt hạch và nhà máy điện hạt nhân” SGK vật lí 12
nâng cao.
* Đối với bài này giáo viên khai thác vai trò sử dụng nhiên liệu hạt nhân trong
sản xuất điện năng . Từ đó học sinh so sánh công suất nhà máy điện hạt nhân với
các nhà máy điện khác.Song vấn đề ảnh hưởng đến môi trường của nhà máy
điện hạt nhân cũng cần được tích hợp. Sự rò rỉ phóng xạ trong quá trình sản xuất
và xử lí chất thải. Giáo viên đưa ra học sinh ví dụ dẫn chứng cụ thể bằng cách
kết hợp trình chiếu.Với bài này GV nêu vấn đề từ câu hỏi.
CH1: Tại sao mặt trời toả ra một lượng năng lượng lớn hơn một cách liên tục
qua rất nhiều thế kỉ tồn tại của loài người? Nguyên nhân nào mà mặt trời có
năng lượng vô tận đó.
CH2: Hiện nay Việt Nam đang sử dụng điện năng do những loại nhà máy nào
sản xuât lấy ví dụ và nêu sản lượng.
CH2. Ảnh hưởng của các nhà máy điện truyền thống đối với môi trường sống
trên trái đất như thế nào ?Lấy ví dụ.
* Giáo viên yêu cầu học sinh phân biệt phản ứng nhiệt hạch với phản ứng phân
hạch, so sánh năng lượng toả ra trong từng phản ứng.
CH3: Có thể sử dụng năng lượng của phản ứng nhiệt hạch thay thế cho các dạng
năng lượng khác hay không?
CH4:Nêu ưu việt của năng lượng nhiệt hạch( mặt trời)?
Học sinh nghiên cứu trả lời: nhiên liệu dồi dào sẵn có trong tự nhiên,không làm
ô nhiễm môi trường.
CH5: Nêu vai trò nhà máy điện hạt nhân trong sự cung cấp năng lượng và ảnh
hưởng của nó đối với môi trường ? Lấy ví dụ minh hoạ.
2.2 Tích hợp bộ phận
- Tích hợp bộ phận được thực hiện khi có 1 phần kiến thức bài có nội dung về
năng lượng và sử dụng năng lượng .

Ví dụ 3: Bài “ Lực ma sát” Vật lí 10 nâng cao
Ngay khi đặt vấn đề cho bài GV có thể nêu câu hỏi lớn: Lực ma sát có lợi hay có
hại đối với một vật.
Với bài này giáo viên cần tích hợp với 2 nội dung
Phần I mục 2 “Độ lớn của lực ma sát phụ thuộc vào yếu tố nào” . Phần này GV
đưa ra câu hỏi đặt vấn đề.
CH1: Khi các em đi xe đạp nên hay không nên để lốp xe quá non hơi?
Từ đó học sinh thảo luận và đưa ra cách sử dụng xe đạp và các loại xe khác
đúng cách nhằm tiết kiệm năng lượng gồm sức khoẻ, nhiên liệu.
7
Phần 4 mục b “Vai trò lực ma sát trong đời sống”. Phần này giáo viên tích hợp
nội dung sử dụng NLTK&HQ bằng việc giảm ma sát có hại trong các chi tiết
chuyển động của các thiết bị bằng biện pháp bôi trơn các chi tiết bằng dầu mỡ
công nghiệp hoặc phối hợp các vật liệu thích hợp khi chế tạo các chi tiết máy
cho ma sát có hại giảm.Nếu tiết kiệm năng lượng thì cũng giảm thiểu khí thải
động cơ ra môi trường. Giảm ma sát còn làm giảm tiếng ồn khi các thiết bị hoạt
động gây nên ô nhiễm tiếng ồn hiện nay.
Ví dụ 4:Bài : “ Máy phát điện xoay chiều ” Vật lí 12 cơ bản.
Trước khi vào bài học HS cần phân biệt nguồn điện một chiều và nguồn điện
xoay chiều và thiết bị tạo ra dòng điện xoay chiều gọi là máy phát điện xoay
chiều. Bài này cần tích hợp 2 nội dung.
Phần I: Máy phát điện xoay chiều một pha giáo viên yêu cầu HS nắm được cấu
tạo đơn giản trong thực tế và cách sử dụng có hiệu quả.
CH1: Em nêu cấu tạo của đinamô xe đạp và cách vận hành sử dụng năng lượng
có hiệu quả.
Phần II: Máy phát điện xoay chiều ba pha HS phân biệt cấu tạo máy phát ba pha
với máy phát một pha.
CH2: Có thể dùng dạng năng lượng nào để chạy máy phát điện?
CH3:So sánh ưu điểm của việc sử dụng các dạng năng lượng? Dạng năng lượng
nào chạy máy phát điện tiết kiệm nhất?

CH4: Có mấy cách mắc mạch điện ba pha . Cách mắc nào chi phí tiết kiệm nhất.
Trong quá trình tích hợp GV kết hợp trình chiều một số loại máy phát điện , các
nhà máy điện của Việt Nam và các nước khác từ đó HS biết ảnh hưởng của các
nhà máy điện đối với môi trường sinh thái hiện nay.
2.3.Tích hợp liên hệ .
Liên hệ là hình thức tích hợp đơn giản nhất khi chỉ có một số nội dung môn có
liên quan đến vấn đề năng lượng và sử dụng năng lượng song không nêu rõ
trong bài học.Trong trường hợp này GV khai thác kiến thức môn học và liên hệ
chúng với các nội dung về sử dụng năng lượng .
Ví dụ 5: Trong các bài “ Động năng”, “ Thế năng”, “Cơ năng” Vật lí 10 không
nêu rõ nội dung liên quan tới sử dụng động năng của gió,thế năng của nước sản
xuất điện năng. Vì vậy GV cần khai thác kiến thức môn học để liên hệ với sản
xuất điện năng hiện nay qua nội dung bài học,qua việc giải các bài tập vận dụng
kiến thức ,các bài tập có nội dung kĩ thuật hoặc qua tham quan,ngoại khoá.
Với cách tích hợp này GV sử dụng một số hình ảnh thực tế như sóng thần, lũ
quét, cối xay gió để đặt vấn đề bài.
8
CH1: Nêu các nhà máy phát điện và cho biết nhà máy nào cơ năng chuyển hoá
thành điện năng ?
CH2.Tác hại của nhà máy thuỷ điện đối với môi trường và cách phòng tránh
giảm thiểu tác hại đó.
* Để học sinh nhận thức đúng về vai trò của năng lượng và ảnh hưởng tới môi
trường đối với cuộc sống, từ đó có những hành động cụ thể phù hợp để bảo vệ
môi trường thì trước hết cần chọn lựa chủ đề thật gần gũi, thiết thực và sát với
nội dung bài học, phù hợp với nhận thức của các em. Đối với bộ môn Vật lí,
việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh cần thông qua các nội dung của
từng bài học cụ thể trong chương trình học.
Ví dụ 6: Bài “Dòng điện trong chất khí” Vật lí nâng cao 11 phần tích hợp sự
phóng điện trong chất khí ở áp suất thấp. Qua sự tích hợp học sinh cần nắm
được cách sử dụng đèn ốngcopact trong chiếu sáng và so sánh sự chiếu sáng của

đèn này với đèn sợi đốt có cùng công suất. Qua bài học học sinh biết vận dụng
vào thực tế khi sử dụng tiết kiệm điện năng ở lớp học và trong gia đình mình.
2.4: Tích hợp liên môn thông qua giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Hình thức tích hợp này GV không những giáo dục học sinh về cách sử dụng
năng lượng tiết kiệm hiệu quả và bảo vệ môi trường trong một môn học mà còn
kết hợp nhiều môn khác như: Lí, Sinh, GDCD, Công nghệ, Địa
Hiện nay tiết học giáo dục ngoài giờ lên lớp được triển khai rất hiệu quả và tạo
cho HS khả năng giao lưu và tự khẳng định bản thân.Với tiết học này GV chỉ
cần nêu vấn đề lớn và HS trao đổi thảo luận đưa ra các biện pháp để sử dụng
năng lượng có hiệu quả mà tiết kiệm. Bên cạnh đó tạo cho các em tìm tòi các
cách sử dụng năng lượng mới , sử dụng đúng mục đích giảm ảnh hưởng tới môi
trường sống.
Với cách tích hợp này nên kết hợp trình chiếu các tranh ảnh, video sinh động tạo
trí tò mò và mang tính thực tế đối với học sinh giáo dục các em yêu quý tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ trái đất .
Ví dụ 7: Hoạt động NGLL tháng 10 với chủ đề “Thanh niên học tập, rèn luyện
vì sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước”. Từ chủ đề này nêu vị trí
vai trò của thanh niên học sinh THPT trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.Với
chủ đề này học sinh cần nắm được thế nào là CNH-HĐH? phải chăng đất nước
có nhiều nhà máy lớn các khu công nghiệp cao? Vậy quá trình CNH-HĐH thì
9
năng lượng có vai trò như thế nào nó ảnh hưởng gì tới môi trường sống chúng
ta.Tiết học này giáo án cần sử dụng nhiều trình chiếu để gây sự hứng thú đối với
học sinh.
Hiện nay, than đá, dầu mỏ, khí đốt đang là các nhiên liệu chủ yếu của con
người. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng các nhiên liệu này đã và đang gây
những hậu quả vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến môi trường sống của con
người: hạn hán, lũ lụt, bão, sóng thần, khí thải từ nhà máy, xe cộ làm ô nhiễm
không khí, nguồn nước, đất gây mưa axít, thủng tầng ôzôn
Hậu quả của việc khai thác và sử dụng năng lượng hoá thạch

.
Nguồn năng lượng nói trên không phải vô tận mà chỉ trong vòng khoảng
50 năm nữa các nguồn nhiên liệu này sẽ cạn kiệt. Vì vậy, một trong những
nhiệm vụ vô cùng cấp bách của con người là phải tiết kiệm các nhiên liệu sẵn
có, đồng thời phải nghiên cứu tìm ra các nhiên liệu mới thay thế. Hiện nay con
người đã tìm ra nhiều nguồn năng lượng sạch, dồi dào phục vụ cho sản xuất và
cuộc sống:
- Năng lượng từ đại dương (nước biển): phong phú nhất là các quốc gia có biển
lớn. Sóng và thuỷ triều làm quay tuabin máy phát điện.
10
- Nng lng Mt Tri: Dựng chy pin Mt Tri.
- Bt chc quỏ trỡnh quang hp ca thc vt, hin nay cỏc nh khoa hc ang
nghiờn cu tỡm cỏch bin i nng lng ca ỏnh sỏng (ngun nng lng vụ
tn) thnh ngun nng lng sch v thõn thin vi mụi trng.
- Nng lng giú: S dng sc giú quay tuabin mỏy phỏt in. õy l ngun
nng lng di do, cú mi ni.
- Du thc vt dựng chy xe, chng hn ci du.
- Nng lng t s lờn men sinh hc: c to t s lờn men sinh hc ca
ph thi sinh hot nhm to khớ mờtan.
- Mt trong nhng nhiờn liu cú trin vng thay th cho du v khớ t l hirụ,
vỡ: Hirụ cú nng sut ta nhit cao hn du v khớ t. õy l khớ cú nng sut
ta nhit cao nht trong tt c cỏc nhiờn liu cú trong thiờn nhiờn, ó c s
dng lm nhiờn liu phúng cỏc tu v tr. Hirụ c iu ch bng cỏch dựng
nng lng Mt Tri in phõn nc bin. Nh vy, ngun nguyờn liu
iu ch hirụ cú th coi l vụ tn.Hirụ lng cú th vn chuyn d dng bng
cỏc bỡnh cha hoc ng dn. Hirụ khi b t chỏy khụng to ra cỏc khớ c nh
cỏc nhiờn liu khỏc.
Qua hot ng ny giỏo dc cỏc em lm th no tham gia vo quỏ trỡnh cụng
nghip hoỏ hin i hoỏ t nc song cng cn to mụi trng xanh sch
p.i vi a phng cỏc em sinh sng cỏc em cn lm gỡ tit kim nng

lng v bo v mụi trng.
3.Kt qu t c
a.Kt qu c th c xỏc nh da trờn vic kim tra ỏnh giỏ hc sinh bng
cỏc cõu hi cú tớch hp s dng nng lng hiu qu, tit kim v giỏo dc mụi
trng trong cỏc bi kim tra mụn vt lý .
Ngoi ra cũn cn c vo kt qu thi cht lng hc sinh lp 10 u nm v cui
nm hc 2012 2013.
Kt qu kho sỏt cht lng Vt Lớ u nm:
TT Lp S
lng
Gii Khỏ TB Yu
SL % SL % SL % SL %
1 10A2 45 0 0 18 40 23 51 4 9
2 10A5 44 0 0 15 33 23 52 6 15
* Sau khi tiến hành ỏp dng phng phỏp trờn vi i tng hc sinh THCS,
khi kiểm tra kết thúc nm hc mụn vật lý tôi đã thu đợc kết quả nh sau:
TT Lp S
lng
Gii Khỏ TB Yu
SL % SL % SL % SL %
1 10A2 45 6 13 25 57 14 30 0 0
2 10A5 44 4 10 20 45 20 45 0 0
11
b. Nhận thức:
Trong 3 năm tiến hành dạy thực nghiệm tôi nhận thấy rằng nhận thức của
học sinh về cách sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả và bảo vệ môi trường
ngày càng được cải thiện, từ việc tổ chức các phong trào như: phong trào giữ vệ
sinh phòng học, sử dụng điện đúng mục đích,ra khỏi lớp tắt điện,phong trào
xanh - sạch - đẹp ở trường học, thường xuyên dọn dẹp vệ sinh xung quanh
trường học, không vứt rác nơi công cộng Ngoài ra các em tham gia tích cực

các buổi tọa đàm, thảo luận về vấn đề bảo vệ môi trường , các em còn là các
tuyên truyền viên tích cực cho gia đình và mọi người xung quanh biết cần phải
làm gì để bảo vệ môi trường sống, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống
của bản thân và gia đình.
- Nhận thức của các em về môn Vật lí không còn đơn giản là môn thực nghiệm
nữa, mà còn là môn học giúp các biết sử dụng năng lượng đúng mục đích sống
gần gũi hơn với môi trường biết làm gì để BVMT, bảo vệ trường học, bảo vệ gia
đình. Qua giờ dạy có sử dụng cách tích hợp này các em hăng hái xây dựng bài,
thảo luận sôi nổi đưa ra ý kiến, các nhóm tích cực đưa ra ý kiến về việc BVMT,
khiến cho các buổi học thường đạt hiệu quả cao.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận - Bài học kinh nghiệm:
Trong quá trình dạy học, tôi rất chú trọng tới việc giáo dục cho học sinh
các biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả tiết kiệm và bảo vệ môi trường. Tôi
nhận thấy, việc học sinh được tiếp cận với những vấn đề trên hết sức gần gũi
trong cuộc sống đã làm cho các em học tập sôi nổi, chủ động và tích cực hơn.
Các em rất hứng thú trong việc tìm hiểu, đưa ra nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường, đồng thời đưa ra các biện pháp sử dụng hợp lí bảo vệ môi trường và một
điều quan trọng mà tôi nhận thấy là các em đã biết quan tâm đến môi trường
nhiều hơn, có ý thức tham gia bảo vệ môi trường tốt hơn.
Tích hợp giáo dục học sinh sử dụng năng lượng hiệu quả tiết kiệm và bảo
vệ môi trường là vấn đề quan trọng, cấp bách và rất cần thiết. Với bộ môn Vật lý
chúng ta cần có sự kết hợp giáo dục môi trường trong các tiết dạy. Sự kết hợp
giáo dục cần nhẹ nhàng tránh gò ép gây nhàm chán phản tác dụng. Tạo nhận
thức về ý thức bảo vệ môi trường, có trách nhiệm trước môi trường sống cho
mỗi học sinh. Cần cho học sinh có cái nhìn chính xác về môi trường và sự ô
nhiễm môi trường.
2. Kiến nghị:
- Cần có những cẩm nang minh họa cụ thể cho việc lồng ghép giáo dục môi
trường.

- Cần có chương trình giáo dục bảo vệ môi trường cụ thể cho mỗi địa phương
tránh chung chung, nơi nào cũng giống nơi nào.
- Cần tổ chức các chuyên đề cho việc lồng ghép giáo dục môi trường.
- Để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên giảng dạy bằng giáo án điện tử ngành
giáo dục và đào tạo cung cấp thêm laptop và đầu chiếu projecter.
12
- Sở Giáo dục và Đào tạo hàng năm nên tổ chức học tập chuyên đề “phương
pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường” và chuyên đề “sử dụng tiết kiệm
năng lượng có hiệu quả” đối với bộ môn Vật lí để giáo viên có thêm kiến thức
và có điều kiện giao lưu học hỏi kinh nghiệm trong giảng dạy.
Xác nhận của hiệu trưởng Thanh Hoá, ngày 15 tháng 5 năm 2013
( Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác).

Người viết
Trịnh Thị Bắc
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu GDMT vật lý THPT.
- Tài liệu GD sử dụng NLTK&HQ ở trường THPT
- Luật bảo vệ môi trường.
13
- Ý kiến hội thảo bảo vệ môi trường - Câu lạc bộ bảo vệ môi trường.
- Sách giáo khao Vật lí lớp 10,11,12 cơ bản và nâng cao.
- Sách giáo viên Vật lí lớp 10,11,12 cơ bản và nâng cao.
- Internet
14

×