Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

skkn một số biện pháp ngăn ngừa học sinh bỏ học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.15 KB, 10 trang )

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp ngăn ngừa tình trạng HS bỏ học
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH SƠN
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ BÌNH TRỊ
&&&
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA HIỆN TƯỢNG HỌC SINH BỎ HỌC”
Người thực hiện : Nguyễn Văn Ấn
Chức vụ : Hiệu Trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Bình Trị
Người viết : Nguyễn Văn Ấn 1 Trường THCS Bình Trị
NĂM HỌC 2010-
2011
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp ngăn ngừa tình trạng HS bỏ học
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.Lý do chọn đề tài thu hoạch:
Theo mục tiêu của giáo dục nước ta đến năm 2010 cả nước hoàn thành phổ cập
giáo dục bậc THCS. Ở tỉnh Quảng Ngãi mục tiêu phấn đấu đến năm 2007 cơ bản hoàn
thành phổ cập THCS.Để thực hiện và hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra, các ngành các
cấp chính quyềnvà ngành giáo dục và các trường học đã và đang triển khai thực hiện
vấn đề này.Thế nhưng một vấn đề đang làm cản trở công tác phổ cập, là hiện tượng học
sinh bỏ học ở các trường THCS vẫn đang diễn ra.Tuỳ từng trường , đặc điểm từng vùng
mà tỉ lệ học sinh bỏ học có số lượng không giống nhau.Việc ngăn ngừa, khắc phục tình
trạng học sinh bỏ học là một nhiệm vụ đang được quan tâm tìm hướng giải quyết của
các cấp chính quyền địa phương và các trường THCS.
Thực hiện chương trình hành động, thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng các cấp
theo kế hoạch trường THCS Bình Trị hoàn thành việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc
gia vào năm 2011 theo tiêu chuẩn số học sinh nghỉ học phải dưới 1% do vậy việc chống
học sinh nghỉ học có ý nghĩa đến việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
Qua thực tế nghiệp vụ quản lý tại trường THCS Bình Trị qua tìm hiểu trao đổi
với cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường tôi được biết:Thực trạng học sinh bỏ học


của nhà trường trong những năm qua có tỉ lệ giảm dần.Đặc biệt trong năm học 2009-
2010 học sinh của trường bỏ học chiếm tỉ lệ cao.Vì sao trường THCS Bình Trị có kết
quả như vậy?Trong khi các trường THCS trong tỉnh ta cũng đang vấp phải vấn đề
này.Nhiều trường có tỉ lệ học sinh bỏ học hằng năm rất cao. Để khắc phục tình trạng
học sinh bỏ học đạt hiệu quả cao như vậy chắc chắn ban giám hiệu tập thể giáo viên
nhà trường đã áp dụng nhiều biện pháp rất thiết thực hữư hiệu phù hợp với điều kiện
tình hình thực tế của nhà trường và của địa phương.
Bước vào năm học 2010-2011 với chủ đề Năm học Tiếp tục đổi mới công tác
quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học thì vấn đề
có ý nghĩa đó là sớm khắc phục tình hinh học sinh bỏ học
Đối với trường THCS Bình trị trong những năm gần đây tuy đã có sự tiến bộ
đáng mừng song vẫn còn tình trạng học sinh nghỉ học ở mức độ cao , chất lượng học
tập vẫn còn thấp để đi tìm biện pháp khắc phục tình hình trên. Nhà trường quán triệt
văn bản hướng dẫn của các cấp lãnh đạo ,chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên ,xây
dựng cơ sở vật chất ,đầu tư trang thiết bị , tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp
giảng dạy mà còn tìm ra nguyên nhân yếu kém tại đơn vị tác động đến kết quả học tập
của học sinh
Từ đó tôi chọn chuyên đề ” Một số biện pháp ngăn ngừa hiện tượng bỏ học của
học sinh ở trường THCS Bình Trị”-huyện Bình Sơn làm SKKN để thực hiện nhiệm vụ
năm học
Người viết : Nguyễn Văn Ấn 2 Trường THCS Bình Trị
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp ngăn ngừa tình trạng HS bỏ học
2.Mục đích chuyên đề:
Qua huyên đề tôi sẽ học hỏi được một số kinh nghiệm quản lý của nhà trường về
các biện pháp ngăn ngừa hiện tượng bỏ học của học sinh.Từ đó lựa chọn bổ sung vào
thực tế công tác quản lý ở đơn vị mình đang công tác.
Nhằm đáp ứng, ngăn chặn học sinh bỏ học góp phần xây dựng trường đạt chuẩn
quốc gia trong thời gian đến.
3.Phương pháp :
3.1 Tiếp cận thực tế quản lí trường học được nghe và ghi chép thông qua 5 báo

cáo về công tác xã hội hoá giáo dục,hoạt động chuyên môn của nhà trường, công tác
giáo dục đạo đức cho học sinh, tình hình chung của nhà trường, và công tác chủ nhiệm
lớp.
3.2 Tham gia dự giờ 5 tiết môn Công dân, 4 tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, tiếp
xúc nghiên cứu hồ sơ quản lý của nhà trường, tham gia họp các cuộc họp hội đồng sư
phạm, tham gia các cuộc họp sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn.Đồng thời phối
hợp tham dự các cuộc họp của các tổ chức chính trị, hội đoàn thể ở địa phương.
3.3 Thu thập và xử lý các số liệu tư liệu về thực trạng học sinh bỏ học của nhà
trường trong những năm qua.
3.4 Xây dựng qui chế phối hợp với công an địa phương để có cơ sở tìm hiểu đối
tượng học sinh cá biệt, học sinh bỏ học
II/ NỘI DUNG:
1.Cơ sở lý luận liên quan đến chuyên đề:
1.1/ Hiện tượng học sinh bỏ học:
Bỏ học là hiện tượng xảy ra trong phạm vi nhà trường.Đó là hiện tượng học
sinh rời khỏi ghế nhà trường khi đang ở giai đoạn được giáo dục thuộc cấp học mà học
sinh đó được tuyển sinh.
Bỏ học trước hết là ảnh hưởng đến bản thân học sinh sau đó ảnh hưởng đến gia
đình và xã hội.
Đối với bản thân học sinh sẽ làm cho học sinh không có đủ những kiến thức cơ
bản để đi vào cuộc sống lao động sản xuất hoặc tiếp tục học lên trên.Hiện nay,trong lao
động sẩn xuất đòi hỏi người lao động phải có một trình độ nhất định về văn hoá phổ
thông và trình độ về kĩ năng nghề nghiệp. Bỏ học ở bậc trung học cơ sở còn là gánh
nặng cho gia đình và xã hội.Gia đình phải tốn kém hơn về kinh tế, phải bỏ ra một
khoản tiền đầu tư thêm cho con em mình học lại, xã hội phải tốn kém hơn về công sức
và tiền của trong việc đầu tư sức lực và kinh phí để giải quyết vấn đề nâng cao dân trí.
Người viết : Nguyễn Văn Ấn 3 Trường THCS Bình Trị
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp ngăn ngừa tình trạng HS bỏ học
Mặt khác, học sinh bỏ học sẽ ảnh hưởng đến quá trình thực hiện mục tiêu giáo
dục,sẽ không hoàn thành chỉ tiêu của ngành mà đảng và nhà nước đã giao”…Hoàn

thành phổ cập THCS trong cả nước vào năm 2010,phát triển giáo dục ở các vùng dân
tộc thiểu số hinh tế khó khăn,phấn đấu giảm chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các
vùng lãnh thổ…”(Nghị quyết TW2-khoá VIII)
Ngoài ra còn ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của xã hội,hiện tượng bỏ học
mang tính chất xã hội thường xảy ra trong mỗi trường học có nhiều nguyên nhân khác
nhau. Học sinh thường có học lực yếu kém hoặc thiếu căn bản dẫn đến lưu ban, bỏ
học.Tóm lại học sinh bỏ học có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất nước, nhất
là ảnh hưởng đến mục tiêu hoàn thành phổ cập THCS.
1.2/ Biện pháp ngăn ngừa hiện tượng bỏ học của học sinh:
- Biện pháp:Là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể(1)
- Ngăn ngừa:Là làm cho cái xấu cái không hay đang có khả năng xảy ra sẽ không
thể xảy ra được(2)
- Biện pháp ngăn ngùa hiện tượng bỏ học của học sinh là cách làm của người quản
lý bằng những công việc cụ thể có quan hệ chặt chẽ và thống nhất nhằm tác động đến
các đối tượng có nguy cơ bỏ học để làm cho hiện tượng bỏ học của học sinh không thể
xảy ra trong phạm vi nhà trường.
Những biện pháp ngăn ngừa hiện tượng bỏ học của học sinh trước hết phải xuất
phát từ thực trạng của vấn đề học sinh bỏ học, tim hiểu nhuyên nhân bỏ học của từng
đối tượng.Từ đó xây dựng kế hoạch,chỉ đạo phối hợp với đội ngũ giáo viên, các tổ chức
đoàn thể trong nhà trường và cộng đồng xã hội.Nhằm giúp cho các em học sinh ý thức
được tầm quan trọng của việc học.Khuyến khích học sinh biết vượt lên mọi khó khăn
của hoàn cảnh để vươn lên học tập thật tốt trở thành người có ích cho xã hội sau này.
2. Nội dung:
2.1/ Đặc điểm tình hình địa phương và nhà trường:
-Tình hình địa phương:
+Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội:
Là một xã nằm ở phía đông huyện Bình Sơn cách thị trấn huyên 14 km.Phía
Đông giáp biển,phía Bắc giáp xã Bình Thuận, phía Tây giáp xã Bình Phước,phía Nam
giáp xã Bình Hải.Hiện nay ,được nhà nước qui hoạch xây dựng đô thị Vạn Tường, có
nhà máy lọc dầ số 1.Nhân dân sống với 2 nghề:2/3 dân số sống bằng nghề nôngcòn 1/3

sống bằng nghề biển, đời sống nhân dân từng bước phát triển về kinh tế xã hội
+Đặc điểm truyền thống văn hoá giáo dục:
Có truyền thống cách mạng lâu đời trong kháng chiến chông Mỹ cứư nước,cán
bộ và nhân dân xã Bình Trịđã anh dũng đấu tranh được j nhà nước tặng thưởng danh
hiệu anh hung lực lượng vũ trang năm 2004. Phong trào văn hoá giáo dục tại địa
Người viết : Nguyễn Văn Ấn 4 Trường THCS Bình Trị
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp ngăn ngừa tình trạng HS bỏ học
phương luôn được quan tâm và ngày một phát triển người dân hiếu học, phong trào thi
đua học tập ở địa phương luôn được duy trì và ngày một phát huy hiệu quả.
-Đặc điểm nhà trường:
Trường THCS Bình Trị đựoc thành lập từ năm 1992 và đến năm 2006 thì đựoc
ban quản lý khu kinh tế Dung Quất đầu tư xây dựng dãy phòng học và nhà hiệu bộ nên
vẫn còn thiếu các phòng chức năng.Hiện nay, được chính quyền địa phương và phòng
giáo dục Bình Sơn quan tâm đầu tư xây dựng để đến năm học 2010-2011 đăng ký xây
dựng trường chuẩn quốc gia.
Năm học 2009-2010 toàn trường có 532 em, chia làm13 lớp với một đội ngũ cán
bộ quản lý gồm: 2 đồng chí và 24 đồng chí giáo viên thực dạy, trong đó có 1 giáo viên
dạy giỏi cấp tỉnh và 10 giáo viên day giỏi cấp huyện dưới sự lãnh đạo của chi bộ gồm
có 11 đồng chí chiếm tỉ lệ 40%.
Cơ sở vật chất của nhà trường :Diện tích đất được cấp 8100m
2
,bình quân mỗi
học sinh 15m
2
xong hiện nay đang đầu tư xây dựng các phòng chức năng.
2.2/ Thực trạng học sinh bỏ học ở trường THCS Bình Trị:
Qua điều tra thu thập số liệu về học sinh bỏ học của nhà trường tronh những năm
học trước, tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh bỏ học luôn ở mức dưới… ,có chiều hướng ngày
giảm dần.Tỉ lệ học sinh bỏ học được thống kê như sau:
Năm

học
Tsố
học
Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9
T.số
H.s
Tỉ
lệ
Tổng
số
Số
hs
bỏ
học
Tỉ
lệ
%
Tổng
số
Số
hs
bỏ
học
Tỉ
lệ
%
Tổng
số
Số
hs

bỏ
học
Tỉ
lệ
%
Tổng
số
Số
hs
bỏ
học
Tỉ
lệ
%
2007-
2008
613 137 1 0,7 172 1 0,
6
150 3 2 154 4 2,6 9 1,5
2008
-2009
556 113 0 0 139 1 0,7 165 2 1,2 139 3 2,2 6 1,1
2009-
2010
533 126 4 3,2 106 2 1.
9
135 4 3 166 7 4.2 17 3,2
Qua bảng thống kê ta nhận thấy tỉ lệ học sinh bỏ học ở trường THCS Bình Trị
trong những năm trước đây có xảy ra nhưng ở mức độ thấp được duy trì ở mức dưới
1%.Riêng năm học2007-2008 và 2008-2009 số học sinh bỏ học của nhà trường vẫn duy

trì ở tỉ lệ thấp.Nhưng dến năm 2009-2010 số học sinh bỏ học tăng lên đáng kể chiếm
3,2% .Do vậy việc tìm hiểu nguyên nhân học sinh bỏ học để tiếp tục thực hiện có hiệu
quả tỉ lệ học sinh bỏ học không quá 1% là một yêu cầu cấp bách.Vì vậy tìm ra giải pháp
chống học sinh bỏ học nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2010-2011.Qua tìm
hiểu cán bộ giáo viên trong hội đồng nhà trường tôi đựơc biết trong năm học 2010-
Người viết : Nguyễn Văn Ấn 5 Trường THCS Bình Trị
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp ngăn ngừa tình trạng HS bỏ học
2011 có nhiều đối tượng học sinh có nguy cơ bỏ học nhưng với sự quyết tâm của lãnh
đạo nhà trường, lòng nhiệt tình của giáo viên chủ nhiệm với sự giúp đỡ của chính
quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể trong xã hội tác động đến các đối tượng học
sinh Giúp đỡ động viên các em kịp thời các em đã quay lại trường đẻ tiếp tục học tập.
Mặc dầu chưa kết thúc năm học nhưng việc vận dụng các giải pháp chống học
sinh bỏ học đã phát huy được hiệu quả. Đến nay chỉ có 5 em học sinh nghỉ học, chiếm
tỉ lệ dưới 1%.
2.3/ Nguyên nhân học sinh bỏ học :
Trong những năn học trước số học sinh của nhà trường bỏ học, qua tìm hiểu thực
tế tôi được biết có một số nguyên nhân dẫn đến học sinh bỏ học như sau:
Nguyên nhân từ phía gia đình học sinh:Ở địa phương có một số gia đình nghèo
có con em đang học tập tại trường, vì điều kiện kinh tế của gia đình còn quá khó khăn,
cha mẹ các em phải đi làm ăn xa( trong thành phố Hồ Chí Minh) nên ít có điều kiện
quan tâm đến việc học của con em.Những đối tượng học sinh nay phần lớn sống với
ông bà, những người bà con các em ít được chỉ bảo,động viên trong việc học dẫn đến
học yếu,chán nản và bỏ học.Bên cạnh đó có một số đối tượng do hoàn cảnh gia đình bị
đổ vỡ,cha mẹ ly hôn ,cảm giác các em như bị bỏ rơi,chán nản không có ý thức phấn đấu
trong học tập dần dần sa sút mắc cỡ với bạn bè sinh ra bỏ học.
Nguyên nhân từ phía xã hội:Mặc dù chính quyền địa phương và các tổ chức
đoàn thể trong xã hội rất quan tâm đến vấn đề giáo dục.Tuy nhiên trong xã hội còn tồn
tại những phần tử không lành mạnh những phần tử này lôi keoa rủ rê các em học sinh
có hoàn cảnh khó khăn ,học lực yếu,thích sống đua đòi, có tư tưởng lưng chừng…đi
vào con đương ăn chơi dẫn đến bỏ học.

Nguyên nhân từ bản thân học sinh:Những em học sinh có học lực yếu kém
thường có tư tưởng chán nản, dị với bạn bè.Bên cạnh đó có một số em có hoàn cảnh gia
đình quá khó khăn không được trang bị đầy đủ các dụng cụ học tập cần thiết.Một mặt
do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi,muốn làm người lớn, các em chưa ý thức được vai trò
của việc học,thích sông tự do bị các phần tử xấu lợi dụng loi kéo vào con đương ăn
chơi, sao nhãn việc học.
*Từ việc nắm bắt được các nguyên nhân dẫn đến học sinh bỏ học lãnh đạo nhà
trường đã kết hợp với chủ nhiêm các lớp, giáo viên bộ môn và các tổ chức đoàn thể
trong nhà trường và ngoài xã hôi tìm ra những biện pháp hữu hiệu để giáo dục học sinh
2.4 Biện pháp ngăn ngừa học sinh bỏ học ở nhà trường
2.4.1/Đối với học sinh:
-Việc học ở nhà:Học sinh tập trung học bài, soạn bài và làm bài tập đầy đủ,
chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp, thựcc hiện giờ giấc học tập theo kế hoạch, thời
khoas biểu của riêng mình tham gia học nhóm, học tổ để giúp đỡ nhau trong học tập.
Người viết : Nguyễn Văn Ấn 6 Trường THCS Bình Trị
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp ngăn ngừa tình trạng HS bỏ học
-Việc học ở trường:Học sinh đến trường phải chấp hành đúng nội quy của nhà
trường đi học đúng giờ, đi học phải chuyên cần, khimnghỉ học phải xin phép, đi học
phải mang theo đầy đủ sách vở , dụng cụ học tập.Trong giờ học phải tập trung chú ý
tiếp thu bài giảng, tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài.Đồng thời, phải tham gia
thường xuyên đầy đủ các phong trào thi đua của trường của lớp, tham gia các hoạt động
ngoài giờ lên lớp, tham gia các sinh hoạt của đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí
Minh.Mỗi học sinh cần phải có ý thức tự vươn lên trong học tập bằng cách tự rèn
kyuện và nỗ lực của bản thân, khắc phục mọi khó khăn để đạt kết quả cao trong học
tập.
-Cần phát huy vai trò tự quản của các em,lưu ý phải có niềm tin đối với trẻ
,trước hết là các em trong ban chỉ huy chi đội, ban chỉ huy liên đội, cán bộ lớp vì hầu
hết các em là những học sinh đều là học sinh học giỏi , hiền ngoan , có tinh thần trách
nhiệm với công việc.Trong quá trình sinh hoạt học tập và vui chơi các em gần gũi với
nhau nên dễ dàng nắm bắt được tình hình hoàn cảnh điều kiện cụ thể của mỗi em khi có

biểu hiện dẫn đến tình trạng bỏ học. Vì vậy, cần định hướng cho các em biết cách tự
quản lớp học của mình, phản ảnh kịp thời những học sinh bỏ giờ , tạo ra dư luận tập
thể, giúp đỡ và tạo điều kiện để các em khắc phục những tồn tại thiếu sót mà tiếp tục
viêc học.
2.4.2/Đối với giáo viên :
-Giáo viên bộ môn: Phải đến trường đến lớp đúng giờ , chấp hành đúng qui chế
chuyên môn.Thực hiện đúng phân phối chưing trìnhh, áp dụng việc đổi mới phương
pháp giảng dạy, nhiệt tình trong công tác, chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ theo qui
định.Thưiờng xuyên tham gia sinh hoạt chuyên môn,dự giờ thăm lớp, trao đổi chuyên
môn nghiệp vụ.Mỗi giáo viên phải là một tấm gương sang về tự học và sang tạo để
giảng dạy thật tốt, để lôi cuốn thu hút tạo sự hứng thú học tập của học sinh đối với bộ
môn mình phụ trách. Bên cạnh sự nhiệt tình trong công tác giảng dạy mỗi giáo viên bộ
môn cần phải quan tâm đến đối tượng học sinh đặc biệt chú trọng học sinh có hoàn
cảnh khó khăn, học sinh có học lực yếu kém, lười học, hay bỏ giờ, bỏ tiết để tìm hiểu
giúp đỡ các em, đồng thời báo cáo kịp thời với giáo viên chủ nhiệm lớp và nhà trường
để có biện pháp xử lý kịp thời.
-Giáo viên chủ nhiệm: Ngay từ đầu năm học cần tìm hiểu đầy đủ các thông tin
về đối tượng học sinh của lớp mình phụ trách:Chú ý đối tượng học sinh có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn học sinh học lực yếu kém, học sinh cá biệt .Giáo viên chủ nhiệm phải
xây dựng krế hoạch hang tuần, tháng , học kì và cả năm một cách cụ thể, báo cáo định
kỳ một cách cụ thể đối với các đối tượng học sinh lười học, bỏ giờ , bỏ tiết,nghỉ
học,học lực yếu để nhà trường có biện pháp xử lý một cách kịp thời.
Thường xuyên, tổ chức tốt các buổi sinh hoạt lớp, các buổi hoạt động ngoài giờ
lên lớp tổ chức cho các em học tổ, học nhóm có kế hoach giúp đỡ những em có hoàn
cảnh khó khăn, phân công giúp đỡ lẫn nhau trong học tập bằng hình thức “đôi bạn cùng
tiến”học sinh có học lực khá , giỏi cùng nhóm với học sinh có học lực yếu ,kém. Tổ
Người viết : Nguyễn Văn Ấn 7 Trường THCS Bình Trị
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp ngăn ngừa tình trạng HS bỏ học
chức và phát động các phong trào thi đua trong học tập, thi đua giữa các tổ trong lớp có
hình thức khen thưởng động viên kịp thời những em học sinh có tiến bộ.

Giáo viên chủ nhiệm thực sự là linh hồn của một tập thể lớp bằng tình thương
và trách nhiệm luôn luôn gần gũi với các em nắm bắt hoàn cảnh từng em, hiểu được
tâm tư nguyện vọng; nắm vững và kịp thời nguyên nhân dẫn đến học sinh bỏ học mà đề
xuất các biện pháp giáo dục thích hợp để nhà trường có biện pháp xử lý, hạn chế học
sinh bỏ học.
Giáo viên chủ nhiệm cần phải làm tròn trách nhiệm là cầu nối giữa nhà trường
với phụ huynh, thường xuyên thông báo kết quả rèn luyện và học tập của học sinh ở
trường đến với phụ huynh học sinh, đồng thời cũng thăm hỏi nắm bắt việc học tập ở
nhà của học sinh. Lưu ý giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh phải liên hệ
chặt chẽ kịp thời, thống nhất các biện pháp để giáo dục các em.
Để làm tốt công tác chủ nhiệm đòi hỏi người giáo viên phải nắm bắt am hiểu
hoàn cảnh gia đình và bản thân từng học sinh với tinh thần trách nhiệm và tình thương
yêu đối với học sinh mà nhiệt tình năng nổ trong công tác.
2.4.3/ Đối với nhà trường:
Ngay từ đầu năm học nhà trường chỉ đạo tổ chức khảo sát chất lượng đầu
năm của học sinh ở từng khối lớp.Từ đó phân lọai trình độ của học sinh, chú trọng đến
học sinh yếu kém để có kế hoach phù đạo, dạy kèm cho các em.Tổ chức bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên,thường xuyên theo dõi giờ lên lớp của giáo
viên,tiến hành dự giờ thăm lớp, kiểm tra hồ sơ giáo viên, phân công giáo viên có năng
lực, nhiệt tình trong công tác giảng dạy các lớp có học sinh yếu kém.
Chỉ đạo giáo viên chủ nhiêm phải theo dõi sát sao việc học tập của học
siínhĩ số học sinh, báo cáo quá trình học tập và rèn luyện của học sinh ở lớp cho nhà
trường hang tuần.Từ đó nắm được những đối tượng học sinh yếu kém, học sinh có
nguy cơ bỏ học.Nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương, các ngành,các cấp,
các tổ chức xã hội, phụ huynh học sinh trên địa bàn để giúp đỡ,giáo dục các em hỗ trợ
các em có hoàn cảnh khó khăn về tinh thần và vật chất. Nhà trường cũng đã tiến hành
miễn giảm các khoản thu ,nộp đối với học sinh nghèo, xây dựng quỹ tình thương vì
học sinh nghèo, tham mưu với hội khuyến học, hội khuyến tài, hội phụ huynh để cùng
phối hợp giáo dục các em, từ đó tạo niềm tin tạo sự nhận thức đúng đắn về giáo dục
cho mỗi phụ huynh để họ hiểu rằng sự học là cần thiết cho mỗi con người.

2.4.4/ Đối với đoàn thể trong nhà trường:
Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường:Công đoàn, đoàn thanh niên,đội thiếu
niên tiền phong…thông qua hoạt động của các phong trào, giúp đỡ các em học sinh có
hoàn cảnh khó khăn, tổ chức các hoạt động vui chơi mang tính chất câu lạc bộ, cố gắng
vận động những em học sinh yếu có mặc cảm trước đây cùng tham gia để tạo sự hoà
nhập, cảm hoá các em, tạo niềm tin cho các em.Tổ chức các cuộc tham quan dã ngoại,
thể dục thể thao để lôi cuốn học sinh.
Người viết : Nguyễn Văn Ấn 8 Trường THCS Bình Trị
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp ngăn ngừa tình trạng HS bỏ học
2.4.5/ Đối với cộng đồng xã hội:
-Nhà trường đã tiến hành,kết hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương tuyên
truyền,vận động mọi lực lượng tham gia vào công tác giáo dục, xem sự nghiệp giáo dục
là sự nghiệp của mọi người, mọi tầng lớp, mọi đối tượng cùng tham gia.Công tác giáo
dục ở địa phương rất được sự quan tâm của các ngành, các cấp, sự nghiệp giáo dục ở
địa phương đang ngày càng phát triển.
-Từ việc tìm hiểu xác định những nguyên nhân bỏ học của học sinh trong các
năm học vừa qua, trường THCS Bình Trị đã đề ra các biện pháp quản lý ngăn ngừa
hiện tượng bỏ học của học sinh và đã mang lại những kết quả rất khả quan.Tỉ lệ học
sinh bỏ học trong năm học này chỉ dưới 1%.Đây là nổ lực rất lớn của đội ngũ cán bộ
giáo viên trong nhà trường. Đồng thời cũng phản ánh được sự quan tâm của các
ngành,các cấp chính quyền địa phương trong công tác giáo dục.Việc ngăn ngừa hiện
tượng bỏ học của học sinh đạt kết quả, phần nào đó cũng góp phần đáng kể vào việc
nâng cao chất lượng dạy và học ởnhà trường.
-Qua kết quả chuyên đề cũng mang lại cho bản thân tôi nhiều bài học kinh
nghiệm để bổ sung, áp dung vào công tác quản lý thực tế tại đơn vị mình.
-Để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trước hết phải tìm hiểu rõ nguyên
nhân bỏ học của học sinh và tìm hiểu những đối tượng có nguy cơ bỏ học.Từ đó
khoanh vùng đối tượng, tiến hành giúp đỡ, động viên, theo dõi sự tiến bộ của từng đối
tượng, đề ra các biện pháp hợp lý để giáo dục học sinh.
-Người quản lý phải biết khai thác, phát huy khả năng của đội ngũ giáo

viên.Biết tôn trọng lắng nghe ý kiến từ giáo viên.Tạo tinh thần đoàn kết nhất trí trong
nội bộ.Thông qua giáo viên để nắm tình hình học sinh và cùng kết hợp với giáo viên để
giải quyết các vấn đề nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác. Đồng thời cũng
khuyến khích đội ngũ giáo viên tham gia tích cực các hoạt động xã hội, tham gia học
hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân họ.
-Lãnh đạo nhà trường ngoài sự kết hợp với giáo viên,các bộ phận tổ chức đoàn
thể trong nhà trường còn phải biết kết hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trong cộng
đồng xã hội.Tranh thủ sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần của các tổ chức cá nhân để
đạt được mục tiêu giáo dục.
Người viết : Nguyễn Văn Ấn 9 Trường THCS Bình Trị
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp ngăn ngừa tình trạng HS bỏ học
III/ KẾT LUẬN:
Hiện tượng học sinh bỏ học ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đòi hỏi sự chỉ
đạo của các cấp lãnh đạo, của toàn xã hội. Song với thực tế thời gian qua là người làm
công tác quản lý trường học
Qua thực tế nghiệp vụ quản lý trường học tại trường THCS Bình Trị bản thân tôi
đã thu thập được nhiều vấn đề rất bổ ích, liên quan đến công tác quản lý.Đồng thời
cũng học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý trường học.Nhiều vấn
đề trọng tâm mà tôi được nghe,cũng như qua tìm hiểu:vấn đề nâng cao chất lượng giáo
dục, vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, vấn đề ngăn ngừa hiện tượng bỏ học của
học sinh….
Tôi chọn chuyên đề ”một số biện pháp quản lý ngăn ngừa hiện tượng bỏ học
của học sinh” vì tôi nghĩ đây là một vấn đề quan trọng và cực kỳ phức tạp đối với
người làm công tác quản lý. Qua tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp ngăn ngừa
hiện tượng bỏ học của học sinh ở trường THCS Bình Trị cũng như những kinh nghiệm
quản lý của nhà trường phần nào giúp tôi bổ sung thêm một số kinh nghiệm vào công
tác quản lý.
Qua chuyên đề tôi đã thu thập và xử lý các số liệu điều này cũng rất bổ ích để
tôi bổ sung hoàn thành đề tài.
Qua thực hiện đề tài số học sinh có nguy cơ bỏ học đã giảm rõ rệt, tỉ lệ học sinh

nghỉ học chỉ chiếm dưới 1%. Kết quả đó đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao
chất lượng dạy và học, số lượng học sinh yếu kém ở học kì 1 giảm đáng kể ( 8,3% ), số
học sinh giỏi các cấp tăng gấp đôi, số học sinh khá giỏi của trường ngày một tăng. Góp
phần quan trọng cho việc đảm bảo các tiêu chí xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia vào
cuối năm 2011.

Người viết
Nguyễn Văn Ấn


Người viết : Nguyễn Văn Ấn 10 Trường THCS Bình Trị

×