Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

BÀI TẬP LỚN ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.75 KB, 20 trang )

Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Thanh
Chương – Nghệ An
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP BỀN VỮNG HUYỆN THANH CHƯƠNG – NGHỆ AN
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện phát triển của nền kinh tế - xã hội hiện nay, việc nắm bắt được các thành
phần của tự nhiên cũng như các quy luật đặc tính của nó giúp cho chúng ta cóp những cái
nhìn tổng quát nhất, tạo điều kiên thuận lợi cho phát triển lãnh thổ. Mỗi địa hình với
những điều kiện tự nhiên khác nhau lại thích hợp với một loại hình canh tác khác nhau.
Thanh Chương là một huyện nằm phía Tây của tỉnh Nghệ An với những lợi rất lớn về
điều kiện khí hậu, địa hình, con người… nhưng bên cạnh đó là cả những khó khăn mà
buộc con người phải tìm biện pháp khắc phục. Để giải quyết những vấn đề khó khăn trên,
việc Đánh giá cảnh quan (ĐGCQ) đã góp phần tạo ra một cơ sở dữ liệu thiết thực để nâng
cao hiệu quả sử dụng đất đai của huyện.
Với những lý do đưa ra, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu cảnh quan phục vụ phát
triển nông nghiệp bền vững huyện Thanh Chương – Nghệ An” để đi tìm những biện
pháp hiệu quả nhất trên cơ sở các luận chứng khoa học đáng tin cậy
2. Mục đích và nhiệm vụ
2.1 Mục đích
- Xác lập cơ sở, căn cứ về thực trạng và tiềm năng điều kiện tự nhiên (ĐKTN), tài
nguyên thiên nhiên(TNTN) trong thời kỳ CNH, HĐH hiện nay
- Đề xuất các biện pháp để tang cường hiệu quả trong vấn đề sử dụng đất đai với
mục đích phát triển bền vững nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế xã hội nói
chung
2.2 Nhiệm vụ:
- Thu thập thông tin, chỉnh lý số liệu về các điều kiện và tiềm năng kinh tế của
huyện
- Xây dựng được hệ thống phân loại cảnh quan của vùng
- Phân tích tiềm năng, thế mạnh của vùng. Đánh giá tổng hợp các ĐKTN, TNTN
cho việc phát triển nông nghiệp bền vững


3. Giới hạn của đề tài
3.1 Giới hạn lãnh thổ
Huyện Thanh Chương ở phía tây nam tỉnh Nghệ An, nằm trong toạ độ từ 18
o
34' đến
18
o
55' vĩ độ bắc, và từ 104
o
55' đến 105
o
30' kinh độ đông; phía bắc giáp huyện Đô
Lương và huyện Anh Sơn; phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh; phía đông giáp huyện Nam
Đàn; phía tây và tây nam giáp huyện Anh Sơn và tỉnh Bôlykhămxay (nước Cộng hoà
dân chủ nhân dân Lào) với đường biên giới quốc gia dài 53 km.
Diện tích tự nhiên của Thanh Chương là 1.127,63 km2
3.2 Giới hạn nội dung
- Tìm hiểu về các loại hình cảnh quan của huyện Thanh Chương
- Thực trạng sử dụng đất đai của huyện
- Phân tích các tiềm năng, thế mạnh của vùng đã, đang và chưa được khai thác để
đề cuất các biện pháp đầy mạnh hiệu quả của việc sử dụng đất đai trong nông
nghiệp
SV: Đặng Đình Hồng Page 1
Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Thanh
Chương – Nghệ An
4. các phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp truyền thống, rất quan trọng với tất cả các ngành nghiên cứu
thiên nhiên, nhất là đối với địa lí TN tổng hợp. Trong quá trình thực hiện đề tài, em
đã đi thực tế địa bàn nghiên cứu, tìm hiểu, chụp ảnh các yếu tố tự nhiên ở một số địa

điểm. Do điều kiện thực tế nên phương pháp này chưa được áp dụng nhiều trong đề
tài này
4.2 Phương pháp thu thập xử lý số liệu
Phương pháp luận được lựa chọn cho nhiệm vụ là phương pháp khảo sát tại văn
phòng và khảo sát thực tế hoạt động của các nhà máy để nhận định và đánh giá. Với
việc tham khảo các tài liệu về địa chất, địa hình, khí hậu của khu vực huyện Thanh
Chương làm cho đề tài có sơ sở lý luật chặt chẽ, mang tính định lượng, khoa học cao
hơn.
4.3 Phương pháp bản đồ
“Bản đồ là alpha và omega của địa lý” (N.N. Baranski). Nghiên cứu bản đồ, thành
lập bản đồ là việc bắt đầu, cũng là việc kết thúc của quá trình nghiên cứu địa lý, thể
hiện mọi kết quả nghiên cứu của các công trình. Phương pháp bản đồ giúp xác định
vị trí của huyện Thanh Chương , là cơ sở để xây dựng và đề xuất hệ thống cảnh quan
và hướng sử dụng các hệ thống cảnh quan đó.
4.4 Phương pháp phân tích tiếp cận hệ thống, đánh giá tổng hợp
Phương pháp này được áp dụng khi phân tích cấu trúc CQ, mối quan hệ giữa các hợp
phần TN trong cấu trúc đứng và cấu trúc ngang của các đơn vị CQ trên lãnh thổ
nhằm xác định tính ổn định và tính biến động của chúng. Đánh giá tổng hợp giá trị
kinh tế của TNTN và ĐKTN của tổng thể lãnh thổ cho mục tiêu KT-XH, mô hình
hoá các hoạt động giữa TN với KT-XH, phục vụ việc dự báo cho sự biến đổi của môi
trường, điều chỉnh các tác động của con người, xây dựng cơ sở cho việc quản lí tài
nguyên và BVMT.
5. ý nghĩ của đề tài
6. cấu trúc bài báo cáo:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của các nghiên cứu đánh giá cảnh quan
phục vụ kinh tế
Chương 2: Các nhân tố thành tạo cảnh quan và đặc điểm cảnh quan huyện
Thanh Chương
Chương 3: Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững
SV: Đặng Đình Hồng Page 2

Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Thanh
Chương – Nghệ An
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ
CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.1 Lí luận nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển kinh tế
1.1.1. Lí luận chung về nghiên cứu cảnh quan
a. Quan niệm về cảnh quan
Từ “ cảnh quan” là tên gọi khá cổ của một ngành khoa học hoàn chỉnh, được sử dụng để
biểu thị tư tưởng chung về một tập hợp quan hệ tương hỗ của các hiện tượng khác nhau trên
bề mặt Trái Đất.
Cảnh quan là đối tượng nghiên cứu của địa lý học hiện đại, vẫn còn tồn tại khá nhiều khái
niệm về cảnh quan khác nhau:
- Cảnh quan là một khái niệm chung (F.N.minkov, D.L.Armand…) như vậy tổng
thể địa lý thuộc các đơn vị khác nhau
- Cảnh quan là đơn vị mang tính kiểu hình (B.B.Polunov, N.A. Gvozdetxki )
- Cảnh quan là các cá thể địa lý không lặp lại trong không gian (A.G.Ixatxenko,
Vũ Tự Lập )
Cảnh quan là những cá thể địa lý không lặp lại trong không gian, là đơn vị cơ bản trong hệ
thống phân vùng địa lý tự nhiên, có nội dung xác định và chỉ tiêu rõ ràng, thể hiện sự quan
hệ tương hỗ của các hợp phần tự nhiên trong một lãnh thổ nhất định
Cảnh quan địa lý là một tập hợp hay một nhóm các sự vật, các hiện tượng, trong đó đặc
biệt là địa hình, khí hậu, nước, đất, lớp phủ thực vật và giới động vật cũng như hoạt động
của con người hòa trộn với nhau vào một thể thống nhất hào hợp, lặp lại một cách điển hình
trên một đới nhất định nào đó của Trái Đất.
b. Khái niệm bản đồ cảnh quan
Bản đồ phản ánh sự phân bố, cấu trúc và nguồn gốc cũng như sự biến động của các thể tổng
hợp lãnh thổ tự nhiên lấy cảnh quan làm đơn vị cơ sở. Tuỳ thuộc vào tỉ lệ bản đồ, trên
BĐCQ thể hiện các cấp khác nhau của hệ thống phân vị địa lí tự nhiên như đồi, khu, cảnh,
dạng, diện hoặc các bậc khác nhau của hệ thống phân loại các cấp phân vị như các bậc phân

SV: Đặng Đình Hồng Page 3
Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Thanh
Chương – Nghệ An
loại cảnh quan: lớp, lớp phụ, nhóm, kiểu, kiểu phụ và loại cảnh quan. Bản chú giải của
BĐCQ được xây dựng theo nguyên tắc phát sinh.
c. Lý luận và phương pháp luận NCCQ
Đánh giá cảnh quan nói chung là phân tích, đánh giá tính đa dạng cảnh quan của một lãnh
thổ dựa vào cách tiếp cận hệ thống để nghiên cứu mối quan hệ giữa các thành phần trọng địa
tổng thể và giữa địa tổng thể. Cơ sở lý luận của ĐGCQ được xác định dựa trên đối tượng
nghiên cứu, nguyên tắc nghiên cứu, các nguyên tắc cơ bản và cơ sở khoa học…
1.1.2 Lí luận chung về ĐGCQ
1.1.2.1 Khái niệm ĐGCQ
Theo GS Vũ Tự Lập (1975) đưa ra định nghĩa: “ Cảnh quan địa lý là một địa tổng thể,
được phân hóa ra trong phạm vi một đới ngang ở đồng bằng và một đaicao ở miền núi, có
một cấu trúc thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thủy
văn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng và đại tổ hợp thực vật và bao gồm một tập hợp có quy luật
của những dạng địa lý và những đơn vị cấu tạo nhỏ khác theo cấu trúc ngang đồng nhất.”
1.1.2.2 Hướng ĐGCQ phục vụ sử dụng hợp lý TNMT
Cùng với tiến bộ xã hội, khoa học kỹ thuật và sản xuất, con người ngày càng có nhu cầu cao
về khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Do đó, sự tác
động của con người vào tự nhiên cũng ngày càng mạnh mẽ hơn, gây ra những biến đổi khó
lường và để lại hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Con người đã và đang khai thấc tài nguyên
thiên nhiên quá mức, dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, đe dọa đến sự tồn cong
của các loài sinh vật và ngay chính cả con người
Để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của con người, chúng ta phải có những biện pháp
nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường. Yêu cầu
khai thác hợp lý, tiết kiệm có ý nghĩa thiết thực hơn bao giờ hết. Việc đánh giá được các tiềm
năng của các khu vực giúp chúng ta có thể hoạch định được các chính sách cho sự phát triển
bền vững trong tương lai
1.1.3 Phân loại hệ thống cảnh quan

1.2 Cơ sở thực tiễn của nghiên cứu đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên , TNTN
phục vụ phát triển kinh tế của huyện Thanh Chương
Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ sản xuất, quy hoạch có ý nghĩa thiết thực cho sử
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, lãnh thổ sản xuất các ngành kinh tế và BVMT
SV: Đặng Đình Hồng Page 4
Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Thanh
Chương – Nghệ An
Với đặc điểm địa hình có nhiều đồi núi tháp, địa bàn rộng của huyện Thanh Chương thì việc
quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý dựa trên cơ sở của ĐGCQ sẽ giúp đất đai của huyện được
sử dụng đúng mục đích và hiệu quả cao hơn. Nói cách khác, nếu được sử dụng một cách nh
thái ở dạng nhạy bén, khi các hệ sinh thái này ở nguyên trạng thái tự nhiên thì có thể đáp ứng
được nhu cầu sử dụng tài nguyeent hiên nhiên và bảo vệ môi trường
Ngày 22/8/2013 tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định số 3690/QĐ-UBND.ĐC về “Ban hành
Kế hoạch triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Nghệ An” làm cơ sở cho việc phát triển
kinh tế xã hội không chỉ cho khu vực huyện Thanh Chương mà trên toàn tỉnh Nghệ An
SV: Đặng Đình Hồng Page 5
Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Thanh
Chương – Nghệ An
CHƯƠNG II: CÁC NHÂN TÓ THÀNH TẠO VÀ ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN CỦA
HUYỆN THANH CHƯƠNG
2.1 Các nhân tố thành tạo cảnh quan
2.1.1 Các nhân tố tự nhiên
Thanh Chương là một huyện miền núi nằm ở phía tây nam thuộc tỉnh Nghệ An. Phía tây
nam giáp tỉnh Bolikhamxai của Lào; Phía đông giáp huyện Đô Lương và Nam Đàn; phía
tây bắc giáp huyện Anh Sơn; phía đông bắc giáp huyện Đô Lương; phía nam giáp huyện
Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Huyện lỵ cách thành phố Vinh 50 km.
Với những thung lũng của rừng nguyên sinh Thanh Thuỷ là khu rừng có hệ sinh thái đặc
trưng cho khu hệ động thực vật Bắc - Trung bộ, rừng có nhiều loại cây gỗ quý như: Xoay,
Sến, Táu mật, Dạ Hương, Kim Giao…và nhiều loại động vật quý hiếm như : Voi, Hổ,
Khỉ mặt chó, Gấu chó, Chó sói, chồn dơi, voọc…Với đặc thù đó rừng nguyên sinh Thanh

Thuỷ hứa hẹn là nơi quy hoạch thành khu bảo tồn thiên nhiên và du lịch sinh thái.
Đường tuần tra biên giới được thiết kế mặt đường bê tông rộng 3 mét, đủ cho xe cơ giới
lưu thông dọc tuyến biên giới như con Rồng bay trên đỉnh Trường Sơn hùng vĩ. Đi một
hành trình từ các khu Tái định cư Thuỷ điện Bản Vẽ rồi theo đường Tuần tra về cửa khẩu
Thanh Thuỷ - Nậm On xuống Trung tâm Thanh Thuỷ về dọc các xã Thanh Hà, Thanh
Mai, Thanh Xuân…du khách sẽ khám phá được nhiều điều thú vị, bổ ích.
Cửa khẩu Thanh Thuỷ - Nậm On đang được đầu tư xây dựng theo quy mô của khẩu Quốc
tế, là cửa khẩu có nhiều lợi thế cho phát triển kinh tế và giao lưu văn hoá xã hội. Khi
tuyến giao thông từ Cửa khẩu Thanh Thuỷ nối với nước bạn Lào được nâng cấp xong thi
đây sẽ là cửa ngõ, đầu mối quan trọng trong phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá xã hội
giữa Nghệ An và các tỉnh miền trung với các tỉnh Trung Lào và Đông - Bắc Thái Lan
Thanh Chương có nhiều hồ đập lớn và đẹp như: Hồ Cầu Cau thuộc xã Thanh An có diện
tích mặt nước 82,5 ha, dung tích 5,5 triệu m3, hồ Cửa Ông tại xã Thanh Mai có diện tích
150 ha, dung tích 9,4 triệu m3 , hồ Sông Rộ tại xã Võ Liệt có diện tích 45 ha, dung tích
2,1 triệu m3 …Các hồ này diện tích lớn, mặt hồ quanh năm bồng bềnh nước trong xanh,
giữa các mặt hồ nổi lên nhiều ốc đảo lớn nhỏ, xung quanh là những đồi chè xanh ngút
ngàn xen lẫn trời mây tạo ra một vẻ đẹp vừa thơ mộng vừa hùng vĩ. Du khách dạo thuyền
du ngoạn trên những hồ này có cảm tưởng như đang lạc vào mê cung huyền ảo. Các hồ
đập là nơi lý tưởng phát triển du lịch sinh thái, điểm đến của mọi du khách gần xa
Tuy Thanh Chương là vùng đất thuộc huyện miền núi, nhưng ở vùng đất này không thiếu
đặc sản. Hầu hết các sản vật nơi này đều gắn liền với nông nghiệp và vườn đồi của thổ
nhưỡng miền núi trung du.
2.1.2 Nguồn tài nguyên thiên nhiên
SV: Đặng Đình Hồng Page 6
Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Thanh
Chương – Nghệ An
Thanh Chương vốn là huyện nổi tiếng về trồng cây chè công nghiệp, sắn nguyên liệu và
keo lai nhưng trong thời gian gần đây nhân dân trên địa bàn huyện đang chuyển dần
sang trồng cây Xoan đâu và đã bước đầu có kết quả tích cực.
Xác định được hiệu qủa kinh tế cũng như giá trị bền vững của cây xoan đâu, từ mấy năm

lại nay, gia đình ông Phan Khắc Thuần ở xóm 13 xã Thanh Hương đã chuyển sang trồng
và phát triển cây xoan đâu. Hiện tại, gia đình ông đã trồng được trên 1000 cây, đang sinh
trưởng và phát triển rất tốt.
Để phát huy và khai thác hết các lợi thế về tài nguyên đất, nguồn lao động và nâng cao
thu nhập của nhân dân, những năm gần đây, chính quyền địa phương xã Thanh Hương đã
chú trọng đến việc phát triển kinh tế rừng. Trong đó tập trung chủ yếu vào thay đổi cơ cấu
giống cây trồng. Vì vậy, với những ưu điểm như giống cây rất dễ trồng, sinh trưởng và
phát triển nhanh, bền vững hơn so với các loại cây khác… thì cây xoan đâu đang là sự lựa
chọn mới cho người trồng rừng Thanh Hương.
Là một chủ rừng nhà nước lớn trên địa bàn, trong những năm gần đây, Ban quản lý rừng
phòng hộ huyện Thanh Chương cũng đã mạnh dạn đưa giống cây Xoan đâu vào trồng thử
nghiệm và phát triển ở các hộ dân. Trong đó, dự án thí điểm trồng đầu tiên là Dự án Việt
Đức với tổng số diện tích đã trồng được là 50ha. Tiếp đó, năm 2010, thực hiện chương
trình dự án 611 về việc trồng cây xoan đâu thành rừng phân tán ở các cơ quan, đơn vị và
trường học trên địa bàn huyện, đến nay toàn huyện đã trồng được trên 150ha với khoảng
25 vạn cây. Qua kiểm tra đối chứng cho thấy, 100% cây Xoan đâu đã trồng đều sinh
trưởng và phát triển rất tốt, được nhân dân đánh giá cao. Vì vậy, đây sẽ là một trong
những loại cây chủ lực được Ban quản lý rừng phòng hộ cũng như dự án trồng Rừng Việt
Đức lựa chọn và nhân ra diện rộng trong thời gian tới. Ông Trương Đình Hoà, điều phối
viên Dự án Trồng rừng Việt Đức huyện Thanh Chương cho biết, sắp tới Dự án sẽ tiếp tục
hợp đồng với các chủ vườn để cung cấp đủ giống, đảm bảo chất lượng và tạo mọi điều
kiện thuận lợi nhất cho người dân trên địa bàn trồng và phát triển giống cây Xoan đâu.
Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quá giá. Nó không những mang lại hiệu quả kinh
tế cao mà còn góp phần làm cho môi sinh ngày càng trong sạch hơn, hạn chế lũ lụt xảy ra.
Chính vì thế mà việc trồng và bảo vệ rừng là một nhiệm vụ cần thiết đối với toàn nhân
loại. Tuy nhiên để chọn cho được giống cây trồng vừa mang lại giá trị kinh tế cao vừa
mang lại tính bền vững cho rừng là một việc làm không thể đơn giản. Việc đưa giống cây
Xoan đâu vào trồng của cán bộ và nhân dân huyện Thanh Chương đang mở ra một hướng
đi mới cho người dân trồng rừng nơi đây.
2.1.2 Các nhân tố kin tế - xã hội

1. Về Kinh tế
SV: Đặng Đình Hồng Page 7
Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Thanh
Chương – Nghệ An
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 20,41%/KH 20,73%. trong đó: Nông, lâm, Ngư
nghiệp tăng 8,99%/KH 12,1%, Công nghiệp - Xây dựng tăng 25,41%/KH 24,7%, dịch vụ
tăng 26,28% /KH 25,0%.
Cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng Nông, Lâm, Ngư nghiệp 36,3%/KH 37,36%, Công nghiệp - Xây
dựng 26,9%/KH 26,12%, Dịch vụ 36,8%/KH 36,52%.
Thu nhập bình quân đầu người đạt 14,11 triệu đồng.
Thu nhập bình quân trên diện tích canh tác nông nghiệp đạt 38,0 triệu đồng
1.1. sản xuất nông nghiệp:
Tổng giá trị sản xuất Nông, Lâm, Ngư nghiệp dự ước 984.267 triệu đồng, đạt
97,20%KH, so cùng kỳ tăng 8,99% (trong đó nông nghiệp 783.897 triệu đồng đạt
96,5%KH, Lâm nghiệp 171.818 triệu đồng đạt 105,53% KH, Ngư nghiệp 28.552 triệu đồng
đạt 76,2% KH)
Tổng sản lượng cây có hạt 104.846 tấn đạt 93,9%KH, bằng 99,3% so cùng kỳ (trong đó thóc
70.471 tấn đạt 85,84%KH, so cùng kỳ bằng 86,15% và ngô cả năm 34.375 tấn đạt 116,21%
KH, so cùng kỳ tăng 44,35%).
Chè công nghiệp trồng mới dự ước 450 ha đạt 56,25% KH, so cùng kỳ tăng 54,11%; Đưa
tổng diện tích chè công nghiệp lên 4.446 ha.
Tổng đàn trâu, bò tăng 0,8%, tổng đàn lợn kỳ tăng 7,8% (trong đó đàn lợn nái tăng 29,2%).
Trồng rừng tập trung 2.450 ha đạt 100% KH, so cùng kỳ tăng 7,6%.
1.2. Tiểu thủ công nghiệp:
Giá trị sản xuất dự ước 416.669 triệu đồng, đạt 97,8% KH, tăng 16,83% so cùng kỳ. Các sản
phẩm chủ yếu đạt được, như: Gạch nung đạt 75 triệu viên, đạt 96,15% KH, tăng 7,14% so
cùng kỳ. Tinh bột sắn 26.800 tấn, đạt 95,71% KH, bằng 95,71% so cùng kỳ. Sản lượng chè
búp khô 5.960 tấn đạt 91,69% KH, so cùng kỳ bằng 96,13%. Gạnh không nung 120 triệu viên
đạt 109% KH năm, so cùng kỳ tăng 60%. Khai thác cát sạn đạt 968.000 m3 đạt 101,9% KH,
so cùng kỳ tăng 7,6%.v.v.

UBND tỉnh công nhận 2 làng nghề (làng nghề sản xuất hương tại Thanh Liên, làng nghề rèn
Thanh Lương) và UBND huyện công nhận 3 làng có nghề ở Đồng Văn, Ngọc Sơn, Phong
Thịnh
1.3. Hoạt động thương mại dịch vụ:
Dịch vụ thương mại: Doanh số hoạt động thương mại trên địa bàn đạt 463,0 tỷ đồng, đạt
102,89% KH, bằng 118,1% cùng kỳ.
Dịch vụ vận tải: Tổng doanh thu vận tải ước đạt 38,2 tỷ đồng, tăng so cùng kỳ 28,72%.
Các hoạt động dịch vụ khác: Số thuê bao điện thoại bình quân 39 máy/ 100 dân
1.4. Thu ngân sách:
Năm 2010 trên địa bàn huyện thu được 31.885 triệu đồng, đạt 117,9% KH, tăng 17,7% so
cùng kỳ. chi ngân sách ước đạt 347,090 triệu đồng, 125,5% KH và bằng 116,7% so cùng kỳ.
Tổng thu các loại quỹ 736 triệu đồng đạt 117% KH.
SV: Đặng Đình Hồng Page 8
Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Thanh
Chương – Nghệ An
1.5. Về xây dựng cơ sở hạ tầng:
- Các hạng mục công trình triển khai thi công đúng kế hoạch, tổ chức thi công đảm bảo tiến
độ, nhất là các công trình trọng điểm chào mừng Đại hội huyện Đảng bộ khoá 29.
- Công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án cơ bản hoàn thành tốt, tạo điều kiện thuận lợi
cho các đơn vị thi công thực hiện .
2. về văn hoá - xã hội:
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2009 - 2010. Tỷ lệ huy động các cháu vào nhà trẻ đạt
28% so cùng kỳ tăng 3%, tỷ lệ cháu vào học mẫu giáo đạt 85,5%, tăng 1,4% so cùng kỳ, cháu
6 tuổi vào học lớp 1 đạt 99%, so cùng kỳ tăng 0,07%. Học sinh THCS được công nhận tốt
nghiệp đạt tỷ lệ 98%, tăng 3,5% so năm 2009. Học sinh giỏi cấp huyện có 877 em, học sinh
giỏi cấp tỉnh 147 em; Giáo viên giỏi cấp huyện 163 người, giáo viên giỏi cấp tỉnh 26
người.tỷ lệ tốt nghiệp THPT bình quân toàn huyện đạt 98,25%, tăng 13,15% so cùng kỳ.
Trong năm có thêm 12 trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia đạt 109,1% KH đưa tổng
số trường đạt chuẩn Quốc gia lên 45 trường (tỷ lệ 35%).
- Lĩnh vực y tế và công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân: Năm 2010 có thêm 1 xã đạt

chuẩn quốc gia về y tế, đạt 97,22% kh. tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ 92,1% đạt 92,1% KH; tỷ lệ
trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng 19%, giảm 2,2% so cùng kỳ; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng
nước hợp vệ sinh 85%, tăng 6,25% so cùng kỳ.
- Các lĩnh vực văn hoá, thể dục thể thao, thông tin truyền thông :tỷ lệ gia đình văn hoá
76% đạt 89,41%KH.
- Giải quyết việc làm mới cho 3.500 lao động đạt 100% KH, trong đó XKLĐ 870 người
đạt 87% KH; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 15,52% xuống còn 11,57%/KH 13%. Thực hiện tốt các
chính sách xã hội đối với người có công, chi trả đầy đủ và kịp thời trợ cấp cho các đối tượng
chính sách.
3. công tác cải cách hành chính:
Từ huyện đến cơ sở đạt được nhiều kết quả, đến nay 96% cán bộ công chức xã có bằng cấp
chuyên môn phù hợp với công việc đang đảm nhận. triển khai thực hiện đề án 30 của chính
phủ, các phòng và bộ phận chuyên môn ubnd huyên đã tập trung rà soát các văn bản để đơn
giảm hoá thủ tục hành chính. xây dựng quy trình thủ tục hành chính và đã được công nhận
đạt tiêu chuẩn iso 9001 - 2008
4. tình hình quốc phòng an ninh:
Trật tự an toàn xã hội được giữ vững; Tai tệ nạn xã hội giảm so với năm trước. Phong trào
quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc được triển khai sâu rộng, có chất lượng. Dân chủ cơ sở
được thực hiện tốt. Công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí đạt được một số kết quả tốt.
Thanh Chương là vùng đất có bề dày truyền thống văn hoá, yêu nước và cách mạng, Thanh
Chương có nhiều Di tích lịch sử Văn hoá cấp Quốc gia và cấp tỉnh như: Đền Bạch Mã xã Võ
Liệt, đền Hữu xã Thanh Yên là di tích Lịch sử - Kiến trúc - Nghệ Thuật, nhà thờ và mộ Quận
công Trần Hưng Học, Trần Hưng Nhượng xã Thanh Xuân, nhà thờ đồng chí Nguyễn Sỹ Sách
xã Thanh Lương, nhà thờ họ Nguyễn Duy và cây sui Diên Tràng xã Thanh Phong. Trên địa
SV: Đặng Đình Hồng Page 9
Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Thanh
Chương – Nghệ An
bàn huyện có nhiều danh thắng như Thác Lụa xã Thanh Hương, thác Cối ở xã Thanh Hà,
Hang Dơi ở xã Thanh Thuỷ…

5. Điều kiện khí hậu
Thanh Chương có địa hình đa dạng và phức tạp. Vừa có núi cao, vừa có đồi , vừa có một số
đồng bằng hep .
- Địa hình vùng núi : Vùng núi chạy dài dọc suốt phía Tây biên giới Việt Lào hay gọi là “mái
đông “ của dãy Trường Sơn chiếm 34 % diện tích tự nhiên . Bề mặt địa hình là các dải núi
cao với độ cao từ 100- 1202 m sườn rất dốc. Đát đai thích hợp với việc trồng cây lâm nghiệp,
khoanh nuôi, bảo vệ rừng, từng bước hình thành trang trại , khoanh tổng hợp. Địa hình núi
cao là điều kiện cho phép phát triển hoạt động du lịch .
- Địa hình vùng đồi trọc : vùng đồi trọc chiếm khoảng 42% diện tích tự nhiên phân bố đều
trên toàn huyện cả Hữu Ngạn và Tả Ngạn. Có những đồi lớn dọc sông, có nơi đồi xen kẽ với
các dải ruộng canh tác độ dốc lớn trên 30o nên khi mưa lũ nước tập trung rất nhanh. Với dạng
địa hình này thích hợp với việc phát triển phong trào cải tạo vườn đồi, vườn nhà,đẩy mạnh
hoạt động trang trại : trồng chè, cây ăn quả, chăn nuôi .
- Địa hình vùng đồng bằng : vùng đồng bằng chiếm 24 % diện tích tự nhiên gồm nhiều dải
hẹp nằm dọc ven các sông suối, có độ dốc cao thấp khác nhau và nghiêng theo chiều hướng
độ cao so với mặt biển dao động từ 6 – 19 m . Dạng địa hình này cho phép đẩy mạnh việc
trồng lúa và cây hoa màu trên địa bàn huyện, góp phần đưa diện tích, năng suất, sản lượng
cây lương thực ngày càng tăng. Đồng thời đây là điều kiện để xây dựng các công trình, các
tuyến đường giao thông, phát triển dịch vụ .
mặt khác Thanh Chương la huyện có địa hình lòng máng, bình độ thấp dần về phía Tả Ngạn
tạo thành thung lũng lòng máng mà cực đại là dải Trường Sơn , đường cực tiểu là sông Lam.
Có những đỉnh núi cao, điển hình như vùng cao Vều có đỉnh cao là 1.202m, Vũ Trụ 957 m
,toochao 975 m, Đại Can 528 m, Tháp Bút 397 m.
Với sự đa dạng về địa hình như vậy sẽ tạo điều kiện để huyên Thanh Chương phát triển một
nền kinh tế đa dạng với hướng kết hợp kinh tế của đồng bằng với kinh tế của vùng núi. Đặc
biệt thuận lợi trong việc phát triển các mô hình nông – lâm kết hợp .Chính vì vậy huyện cần
có chính sách thích hợp để tận dung lợi thế, phát triển các loại cây trồng vật nuôi trên mọi
dạng địa hình .
Tuy nhiên địa hình đồi núi nên giao thông đi lại khó khăn cách trở , mùa mưa thường ngập
úng ở những vùng trũng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

2.2 Đặc điểm cảnh quan của huyện Thanh Chương
2.2.1 Các chỉ tiêu phân loại
a. Hệ thống chỉ tiêu phân loại CQ huyện Thanh Chương
Qua việc nghiên cứu đặc điểm các nhân tố thành tạo cảnh quan khu vực Bắc Trung Bộ
có thể thấy, nam đàn được phát triển trên nền chung hệ thống khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,
sự phân hóa về địa hình, sự đa dạng về thổ nhưỡng, thực vật, các tác động nhân tác đã góp
phần hình thành nên một hệ thống tương đối đa dạng các cảnh quan của khu vực . Trên cơ
sở phân loại hệ thống của Vũ Tự Lập, cảnh quan của huyện Thanh Chương được chia làm 6
nhóm như sau:
SV: Đặng Đình Hồng Page 10
Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Thanh
Chương – Nghệ An
Hình: Hệ thống phân loại cảnh quan của huyện Thanh Chương
Trong đó, Hệ cảnh quan và phụ hệ cảnh quan nằm trong sự phân hóa chung của Hệ cảnh
quan nhiệt đới gió mùa nóng ẩm và Phụ hệ cảnh quan gió mùa có mùa đông lạnh.
- Lớp cảnh quan: Thể hiện sự tác động tổng hợp của các nhân tố địa hình và khí hậu, từ đó
tạo nên các cảnh quan khác nhau về bản chất và diện mao. Đối với hệ thống phân vị bản
đồ huyện Thanh Chương tỉ lệ 1:50 000 thì huyện Thanh Chương được chia làm 3 lớp CQ,
bao gồm: Lớp cảnh quan núi, lớp cảnh quan đồi và lớp cảnh quan đồng bằng
- Phụ lớp cảnh quan: các đặc trưng trắc lượng hình thái trong khuôn khổ lớp, thể hiện cân
bằng vật chất giữa các đặc trưng trắc lượng hình thái địa hình, CQ huyện Thanh Chương
được chia ra thành 4 phụ lớp cảnh quan:
+ Phụ lớp cảnh quan núi thấp
+ phụ lớp cảnh quan đồi cao
+ phụ lớp cảnh quan đồi thấp
+ phụ lớp cảnh quan đồng bằng
- Kiểu cảnh quan: kiểu thảm thực vật trong địa bàn huyện Thanh Chương được quyết định bởi
2 nhân tố chính là khí hậu và sinh vật. Huyện nam Đàn nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng
của gió mùa đông lạnh và gió phơn lào thổi sang nên thảm thực vật ở đây cũng phân hóa
theo mùa, ( ) Thanh Chương có 22 nghìn ha đất nông nghiệp, trong đó 8 nghìn ha lúa; 4

nghìn ha màu; 4 nghìn ha chè; 3 nghìn ha đất đồi bạc trồng sắn; 3 nghìn đất thổ cư và vườn
hộ gia đình để trồng cây lâu năm như tre, chuối, cây ăn quả Đây là một thuận lợi của huyện
trong phát triển lâm nghiệp
- Loại cảnh quan: đây là đơn vị cơ sở của một hệ cảnh quan nên nó thể hiện sự tác động của
mối quan hệ giữa các nhóm quần xã thực vật và loại đất tạo nên các HST . sự phân hóa đa
dạng của các HST Khác nhau tạo nên cho huyện Thanh Chương sự đa dạng về cảnh quan
nơi đây, các HST chịu tác động mạnh mẽ của khí hậu, tự nhiên và đặc biệt là con người.
SV: Đặng Đình Hồng Page 11
Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Thanh
Chương – Nghệ An
Hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa nóng ẩm và Phụ hệ cảnh quan:
2.2.2 Địa chất, khoáng sản, địa hình, địa mạo
a. Địa chất của khu vực Bắc Trung Bộ:
• Đại Proterozoi (Nguyên sinh)
Đại Arkei, đại Proterozoi bắt đầu cách ngày nay 2600 triệu năm và có thời gian kéo dài là
2030 triệu năm (2600-570 triệu năm trước). các thành tạo Proterozoi thường có mặt ở một số
nơi thuộc các đới nâng Phu Hoạt
Các đá biến chất Mesoproterozoi được xếp vào loạt Khâm Đức có mặt ở phía nam của Bắc
Trung Bộ.
Các đá biến chất Neoproterozoi thường có mặt trong những mặt cắt chuyển tiếp lên Cambri
hạ chứa vi hoá thạch thực vật (microphyton), thuộc các hệ tầng Bù Khạng (ở Bắc Trung Bộ)
• Đại Paleozoi (Cổ sinh)
Đại Paleozoi bắt đầu cách ngày nay 570 triệu năm, kéo dài suốt 325 triệu năm (570 đến 208
triệu năm trước). Đại Cổ sinh chia làm 6 kỷ:
SV: Đặng Đình Hồng Page 12
Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Thanh
Chương – Nghệ An
Các thành tạo Cambri trung- Ordovic hạ phân bố rộng rãi và có sự khác nhau ở các khu vực.
Ở Bắc Trung Bộ chủ yếu là trầm tích carbonat xen lục nguyên tướng biển nông, biển ven bờ,
chứa các hoá thạch Bọ ba thuỳ (Trilobita), Tay cuộn (Brachiopoda).

• Các thành tạo Devon phân bố khá rộng rãi ở , Bắc Trung Bộ
Các thành tạo Carbon và Permi phân bố khá rộng rãi ở Việt Nam, lộ ra chủ yếu ở Bắc Bộ và
Bắc Trung Bộ, một phần ở rìa Tây và Tây Nam địa khối Kon Tum và Tây Nam Nam Bộ,
Carbon và Permi được thành tạo ứng với 3 chu kỳ trầm tích: Devon - Carbon sớm, Carbon
sớm - Permi giữa và Permi muộn.
b. Đặc điểm địa hình
Địa hình Thanh Chương rất đa dạng. Tính đa dạng này là kết quả của một quá trình kiến tạo
lâu dài và phức tạp. Núi đồi, trung du là dạng địa hình chiếm phần lớn đất đai của huyện. Núi
non hùng vĩ nhất là dãy Giăng Màn có đỉnh cao 1.026m, tạo thành ranh giới tự nhiên với tỉnh
Bôlykhămxay (Lào), tiếp đến là các đỉnh Nác Lưa cao 838m, đỉnh Vũ Trụ cao 987m, đỉnh Bè
Noi cao 509m, đỉnh Đại Can cao 528m, đỉnh Thác Muối cao 328m. Núi đồi tầng tầng lớp lớp,
tạo thành những cánh rừng trùng điệp. Phía hữu ngạn Sông Lam đồi núi xen kẽ, có dãy chạy
dọc, có dãy chạy ngang, có dãy chạy ven bờ sông, cắt xẻ địa bàn Thanh Chương ra nhiều
mảng, tạo nên những cánh đồng nhỏ hẹp. Chỉ có vùng Thanh Xuân, Võ Liệt, Thanh Liên là
có những cánh đồng tương đối rộng. Phía tả ngạn sông Lam, suốt một giải từ chân
núi Cuồi kéo xuống đến rú Dung, núi đồi liên tiếp như bát úp, nổi lên có đỉnh Côn Vinh cao
188m, Núi Nguộc (Ngọc Sơn) cao 109m.
Cũng như các vùng miền núi khác trong tỉnh, vùng đất Thanh Chương do khai thác lâu đời,
bồi trúc kém nên đất đai trở nên cằn cỗi và ong hoá nhanh, trừ vùng đất phù sa màu mỡ ven
sông Lam vàSông Giăng.
c. Đặc điểm về thổ nhưỡng
Thanh Chương có 7 nhóm đất (xếp theo thứ tự từ nhiều đến ít): Nhiều nhất là loại đất
pheralít đỏ vàng đồi núi thấp rồi đến đất pheralít đỏ vàng vùng đồi, đất phù sa, đất pheralít
xói mòn trơ sỏi đá, đất pheralít mùn vàng trên núi, đất lúa vùng đồi núi và đất nâu vàng
phát triển trên phù sa cổ và lũ tích .
Rừng Thanh Chương vốn có nhiều lâm sản quí như: lim xanh, táu, de, dổi, vàng tâm cùng
các loại khác như song mây, tre nứa, luồng mét Hệ thực vật rừng phong phú về chủng loại,
trong đó, rừng lá rộng nhiệt đới là phổ biến nhất. Rừng có độ che phủ là 42,17% (năm 2000).
Động vật rừng, từ xưa có nhiều voi, hổ, nai, khỉ, lợn rừng Nay, động vật còn lại không
nhiều; còn hệ thực vật rừng, tuy bị chặt phá nhiều nhưng trữ lượng gỗ vẫn còn khá lớn. Tính

đến năm 2000, trữ lượng gỗ có 2.834.780 m3 (trong đó, rừng trồng 95.337 m3, rừng tự nhiên
2.739.443 m3). Tre, nứa, mét khoảng hàng trăm triệu cây. .
d. Về khoáng sản:
Thanh Chương có trữ lượng đá vôi khá lớn ở Hạnh Lâm, Thanh Ngọc, Thanh Mỹ, đá
granit ở Thanh Thuỷ; đá cuội, sỏi ở bãi Sông Lam, Sông Giăng, đất sét ở Thanh
Lương, Thanh Khai, Thanh Dương, Thanh Ngọc Trong lòng đất có thể có các loại khoáng
sản khác nhưng ngành địa chất chưa khảo sát thăm dò kỹ lưỡng.
SV: Đặng Đình Hồng Page 13
Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Thanh
Chương – Nghệ An
2.2.2 Đặc điểm cảnh quan theo cấu trúc đứng
Cấu trúc đứng thể hiện sự phân bố theo tầng của các thành phần địa chất, địa hình, thổ
những, thủy văn, sinh vật và khí quyển theo chiều từ dưới lên trên. Cấu trúc đứng được
tồn tại trong mọi đơn vị lãnh thổ, từ các cấp phân vị lớn nhất đến cấp phân vị nhỏ nhất
Trong phạm vi nghiên cứu, hoạt động địa chất trầm tích ít diễn ra, mà chủ yếu là do hoạt
động của ngoại lực và con người gây ra đối với các dòng sông, đặc biết là con sông lớn
nhất khu vực bắc miền trung là Sông Lam. Địa hình có xu hướng cao dần về phía tây, nơi
có dãy Trường Sơn Tây hùng vĩ.
2.2.3 Đặc điểm cảnh quan theo cấu trúc ngang
Cấu trúc ngang hay cấu trúc hình thái được cấu tạo bởi các hệ thống ở các cấp thấp hơn
theo hướng từ trên xuống (Hệ, phụ hệ, lớp, phụ lớp, kiểu…) được phân bố theo chiều ngang
trên mặt đất.
Các mối quan hệ trong cảnh quan không chỉ thể hiện bằng sự tác động qua lại giữa các
yếu tố và thành phần thành tạo cảnh quan mà nó còn được thể hiện bằng mối liên hệ phụ
thuộc giữa các cấp cảnh quan trong lãnh thổ. Các quy luật và đặc trưng phân hoá cảnh quan
theo không gian lãnh thổ này là một trong những đặc điểm hết sức quan trọng cho thấy mối
liên quan trong biến động của mỗi một đơn vị cảnh quan cá thể đối với cả hệ thống cảnh quan
lãnh thổ nói chung cũng như đối với các bước nghiên cứu ứng dụng cho các mục đích thực
tiễn sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Cấu trúc ngang của cảnh quan của huyện Thanh Chương được hình thành dưới tác động

đồng thời của các quy luật phân hoá tự nhiên tạo nên một bức tranh phân hóa đa dạng cảnh
quan. CQ huyện Thanh Chương được nghiên cứu ở 4 cấp cơ bản nhất:
1)Lớp cảnh quan
Cảnh quan huyện Thanh Chương được chia ra làm 3 lớp cảnh quan: Lớp cảnh quan núi thấp,
lớp cảnh quan đồi và lớp cảnh quan đồng bằng
2)Phụ lớp cảnh quan
Trong lớp cảnh quan núi chỉ có phụ lớp cảnh núi thấp với độ cao dưới 1000m
Lớp cảnh quan đồi được chia thành 2 nhóm phụ lớp cảnh quan:
- Đồi thấp: (80-200m) chủ yếu phân bố xen kẽ các đồng bằng
- Đồi cao: (200-300m) được phân bố gần sát các chân nui
Lớp cảnh quan đồng bằng chỉ có một phụ lớp, được phân bổ xen kẽ các đồi thấp
3)Kiểu cảnh quan
Khu vực nghiên cứu thuộc kiểu CQ rừng nhiệt đới ẩm thường xanh nhiệt đới gió mùa có mùa
đông lạnh
4)Loại cảnh quan
Huyện Thanh Chương hiện có 7.816,83 ha đất lâm nghiệp, chiếm 26,58% tổng diện tích
tự nhiên, HST rừng tự nhiên chiếm diện tính nhỏ, chủ yếu là HST rừng trồng chiếm khoảng
50-60%, và HST rừng thứ sinh chiếm 30% xen kẽ các đồi
2.2.4 Đặc điểm cấu trúc động lực
SV: Đặng Đình Hồng Page 14
Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Thanh
Chương – Nghệ An
a. Năng lượng bức xạ mặt trời
Bắc Trung bộ càng đi sâu về phía Nam thời gian nắng lại càng sớm, nhiều vào tháng 4.
Tổng bức xạ trung bình cao nhất ở Bắc Bộ khoảng từ thàng 5, ở Bắc Trung Bộ tù tháng
4. Số giờ nắng trung bình thấp nhất là trong tháng 2. 3 khoảng 2h/ngày, nhiều nhất vào
tháng 5 với khoảng 6 – 7h/ngày và duy trì ở mức cao từ tháng 7.
Thanh Chương là một huyện nằm ở trung tâm của khu vực Bắc Trung Bộ nên nó chịu đầy
đủ các tính chất nhiệt của khu vực. đặc biệt là lượng bữa xạ nhiệt
b. cơ chế hoạt động của gió mùa

. Thanh Chương nằm trong vùng tiểu khí hậu Bắc Trung Bộ (nhiệt đới gió mùa), một năm
có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mùa hè có gió tây nam (gió Lào) rất nóng nực. Mùa
thu thường mưa nhiều, kéo theo bão lụt. Mùa đông và mùa xuân có gió mùa đông bắc rét
buốt. Khí hậu khắc nghiệt ở Thanh Chương có ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt của con
người và cây trồng, vật nuôi
Hai loại hình khí hậu đặc trung của huyện Thanh Chương:
• Gió Phơn: Gió Tây Nam khô nóng là thuật ngữ mà các nhà chuyên môn ở Việt Nam
dùng để chỉ hiện tượng này. Gió hình thành từ vịnh Thái Lan, di chuyển theo
hướng Tây Nam - Đông Bắcqua Campuchia và Lào. Khi tiếp cận dãy núi Trường
Sơn thì gió tăng tốc, vượt qua và tràn xuống vùng Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ.
Gió thường xuất hiện từ đầu tháng Tư đến giữa tháng Chín, thường bắt đầu thổi từ 8-9
giờ sáng cho đến chiều tối, thổi mạnh nhất từ khoảng gần giữa trưa đến xế chiều. Gió
khô và nóng, nên làm cho khí hậu các vùng nói trên trở nên khắc nghiệt. Độ ẩm có khi
xuống 30% trong khi nhiệt độ có khi lên tới 43 C. Với bầu trời nắng chói chang, gió ⁰
lại thổi đều đều như quạt lửa nên cây cỏ héo khô, ao hồ cạn kiệt, con người và gia súc
bị ngột ngạt, rất dễ sinh hoả hoạn.
• Gió mùa Đông Bắc: do một khối khí lạnh phương bắc di chuyển xuống khu vực có
khối không khí ấm nước ta, gây ra gió đông bắc mạnh, thời tiết xấu, thời gian đặc
trưng là vào thời kỳ gió mùa mùa đông nên còn gọi là "gió mùa đông bắc. Gió mùa
Đông Bắc là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm, vì khi nó tràn về ngoài khơi vịnh
Bắc bộ gió có thể mạnh đến cấp 6 - 7, có thể đánh đắm tàu thuyền, đất liền gió cấp 4 -
5 Đặc biệt những đợt mạnh thậm chí còn gây ra dông, tố lốc, cả mưa đá
SV: Đặng Đình Hồng Page 15
Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Thanh
Chương – Nghệ An
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP BỀN VỮNG
3.1 Nhưng lý luận và nguyên tắc đánh giá
3.1.1 Lý luận chung
Đánh giá cảnh quan là một nhiệm vụ rất quan trọng của nghiên cứu địa lý ứng dụng, giúp

quy hoạch và phân vùng lãnh thổ cho việc phát triển kinh tế, tạo ra tiềm lực trong phát triển
kinh tế của huyện Thanh Chương. Việc đánh giá cảnh quan bền vững phải dựa trên nguyên
tắc sử dụng tối ưu các đặc điểm sinh thái của huyện và thiết lập mối quan hệ hài hòa giữ con
người với thiên nhiên, bảo vệ nguồn tài nguyên. Đánh giá cảnh quan cho phép xác định tiềm
năng tự nhiên trong mối quan hệ giữa thể chế, chính sánh cũng như trình độ nhận thức khoa
học – kỹ thuật của xã hội qua quá trình khai thác
3.1.2 Nguyên tắc đánh giá cảnh quan
- Các chỉ tiêu lựa chọn để đánh giá phải có sự phân hoá rõ rệt trong lãnh thổ ở tỉ lệ
nghiên cứu. Đây là nguyên tắc rất cần thiết bởi có nhiều yếu tố quan trọng nhưng không phân
hoá lãnh thổ thì việc lựa chọn yếu tố này cho việc đánh giá tất cả các đơn vị sẽ không đánh
giá được mức độ thuận lợi hay không thuận lợi của từng đơn vị lãnh thổ.
- Các chỉ tiêu được lựa chọn để đánh giá phải ảnh hưởng một cách mạnh mẽ đến quá trình
phát triển của các loại hình sản xuất, cụ thể ở đây là đối với các ngành nông– lâm – nghiệp và
khai thác du lịch.
- Số lượng chỉ tiêu được lựa chọn và phân cấp đánh giá có thể nhiều hoặc ít khác nhau giữa
các ngành. Ngoài ra, còn phụ thuộc sự phân hoá lãnh thổ và mục tiêu nghiên cứu để lựa chọn.
Nhằm đánh giá cảnh huyện nam đàncho mục đích sử dụng hợp lý lãnh thổ, bảo vệ môi trường
đơn vị cơ sở đánh giá được xác định là loại cảnh quan. Phương pháp đánh giá được lựa chọn
là sử dụng phương pháp thang điểm tổng hợp có trọng số, kết hợp với phương pháp phân tích
so sánh.
3.1.3 Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu, thang điểm, bậc trọng
- Đối với sản xuất nông nghiệp, các yếu tố đất, nước, khí hậu, địa hình, cơ sở hạ tầng xã hội có
vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của ngành này, vì vậy đây cũng là các chỉ tiêu đánh
giá cho phát triển các ngành nông nghiệp (trong khuôn khổ đề tài chỉ đánh giá cho trồng trọt,
không đánh giá cho chăn nuôi).
• Các chỉ tiêu được lựa chọn cụ thể để đánh giá bao gồm:
-Loại đất: là yếu tố tổng hợp, khái quát được nhiều đặc tính chung nhất và khả năng sử dụng,
được phân thành 3 cấp:
+ Chất lượng tốt: Đất cát và đất xám, đất phù sa ven sông, đất phù sa xa sông.
+ Chất lượng trung bình: Đất nhiễm phèn, đất phèn sâu

+ Chất lượng kém: Đất phèn nông.
SV: Đặng Đình Hồng Page 16
Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Thanh
Chương – Nghệ An
- Vị trí phân bố của đơn vị cảnh quan đối với các sông và kênh lớn: Đây cũng là yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp bởi nó liên quan đến việc cung cấp độ
ẩm cho đất, cho cây trồng. Do sự phân hoá về yếu tố thuỷ văntrên lãnh thổ nghiên cứu nên có
thể phân cấp chỉ tiêu cho yếu tố này như sau:
+ Vị trí rất thuận lợi: có sông, kênh rạch lớn chảy qua.
+ Vị trí khá thuận lợi: gần sông, kênh rạch lớn.
+ Vị trí ít thuận lợi: xa sông, kênh rạch lớn
Việc ở gần các con sông lớn như sông Lam, Sông Giăng, Sông Trai, Sông Rộ, Sông
Nậy, Sông Triều và Sông Đa Cương (Rào Gang) sẽ có lợi thế rất lớn trong việc cung cấp
nguồn nước tưới cho các loại cây trồng. Bên cạnh đó, các xã trong địa bàn huyện Thanh
Chương cũng chủ động chuyển đổi các loại cây trông mang lại năng suất cao hơn.
Ví dụ: Xã Thanh Lĩnh là một ngọn cờ đầu trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo
tích chất của các loại đất. Trong 160 ha lúa chủ yếu cơ cấu lúa lai để lấy sản lượng, UBND xã
đưa các giống lúa mới chất lượng như Thịnh Dụ, Sin6 vào sản xuất trên 50 ha. 100 ha đất
màu với ngô, lạc, đậu xanh thì bây giờ có khoảng 2/3 trong số đó diện tích được cơ cấu cây
trồng có giá trị hàng hóa, gồm: xu hào, cà chưa, bí đỏ, bí xanh, dưa đỏ, hoa Tiêu biểu như
thôn Hồng có 100% đất màu được trồng 2 loại cây chủ lực bí xanh, dưa chuột suốt cả 3 vụ
trong năm. Bí thư chi bộ kiêm xóm trưởng thôn Hồng, Nguyễn Văn Trường, chia sẻ: “Trước
đây, đất màu chỉ trồng ngô, đậu xanh cho thu nhập 40 – 50 triệu đồng/ha/năm, nay chuyển
sang trồng bí xanh, bí đỏ, dưa chuột tăng thu nhập trên 300 triệu đồng/ ha/năm.
3.2 Định hướng và các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển
kinh tế nông nghiệp bền vững
3.3.1 Định hướng phát triển bền vững
Kết quả nghiên cứu, phân tích cấu trúc, chức năng kết hợp với đánh giá cảnh quan sẽ là
một cơ sở khoa học đáng tin cậy để phát triển các loại cây trông phù hợp với từng đặc điểm
và điều kiện đất đai, địa hình, khí hậu…

Trồng trọt
Cây lúa: Phát triển trồng lúa trên diện tích chủ động tưới tiêu, đầu tư thâm canh, đưa những
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là khâu giống để tăng nhanh năng suất, chất
lượng sản phẩm, có thể nâng lên một năm 3 vụ lú ở những vùng có điều kiện
Cần quy hoạch thành vùng tập trung với quy mô trên 30% tổng diện tích trồng lúa để phát
triển các loại giống lúa chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu
dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu
SV: Đặng Đình Hồng Page 17
Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Thanh
Chương – Nghệ An
Đối với những cây hoa màu, Tập trung phát triển các vùng rau chuyên theo hướng thâm canh
tăng năng suất, ở khu vực vành đai thành phố, thị xã và các khu đô thị, khu kinh tế, khu công
nghiệp và các xã đồng bằng ven biển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh
Cây công nghiệp dài ngày
Mở rộng diện tích đi đôi với đầu tư thâm canh tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm
thông qua việc đưa các giống mới chất lượng cao vào sản xuất và hiện đại hoá công nghệ chề
biến. Đặc biết, với địa hình đồi núi thấp là chủ yếu, huyện Thanh Chương rất có tiềm năng
trong việc trồng các loại chè công nghiệp…
Lâm nghiệp
Làm tốt công tác khoanh nuôi, chăm sóc và bảo vệ rừng, phấn đấu đến năm 2020 độ che phủ
rừng đạt khoảng 59%/MT cũ 60%. Phát triển lâm nghiệp xã hội theo hướng xã hội hoá nghề
rừng gắn với bảo vệ môi trường sinh thái bền vững và nâng cao chất lượng rừng. Tập trung
tăng nhanh diện tích rừng trồng; quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng
và rừng sản xuất để tạo hệ sinh thái bền vững nhằm bảo vệ quỹ đất, quỹ gen, môi trường và
cảnh quan thiên nhiên. Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, khoanh nuôi tái sinh và giao đất cho
các hộ theo khả năng sử dụng đối với diện tích đất trống, đồi núi trọc
Về đất thổ cư: Cần xử lý các sự án treo, các dự án kém hiệu quả. Phát triển các khu dân cư có
quy hoạch hợp lý, rõ ràng
Chăn Nuôi
3.3.2 giải pháp sử dụng hợp lý TNTN và PTKT bền vững cho huyện Thanh Chương

Một số đề xuất kiến nghị về định hướng sử dụng tài nguyên và bố trí hợp lý không gian sản
xuất theo hướng bền vững
- Chuyển đổi đất sử dụng
Qua việc đánh giá cảnh quan huyện Thanh Chương, chúng ta có cái nhìn tổng quá về tình
hình sử dụng đất của huyện,có rất nhiều khu vực đất đai đang bị bỏ hoang, chúng ta có thể
chuyển đổi mục đích sử dụng của các loại đất này để nâng cao hiệu quả trong khai thác tài
nguyên của địa phương
- Đẩy mạnh phát triển thủy lợi và nuôi trồng thủy sản.
Nuôi trồng thủy sản nước ngọt là một nguồn lợi mà huyện Thanh Chương chưa tận dụng tốt
trong phát triển kinh tế, việc các công trình thủy lợi chưa có phát triển đồng bộ gây khó khăn
trong việc cung cấp nguồn nước cho nuôi trồng thủy sản và cho ngành nông nghiệp. . Tuy
nhiên, việc phát triển phải đi đôi với bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững và mang
lại hiệu quả kinh tế lâu dài. Tuy chỉ nuôi trồng được một vụ/năm nhưng cần có các biện
pháp khoanhvùng và quy hoạch khoa học theo hình thức nông – lâm kết hợp nhằm khai thác
1cách hiệu quả nhất và bảo vệ môi trường khu vực, tránh việc đào ao thả cá thiếu quy hoạch
ngay trên đất nông nghiệp
- Phát triển giống cây trồng phù hợp
SV: Đặng Đình Hồng Page 18
Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Thanh
Chương – Nghệ An
Với điều kiện thiên nhiên tương đối khắc nghiệt, hằng năm phải hứng chịu nhiều cơn bão đổ
bộ vào, nên việc lựa chọn những giống cây ngắn ngày và cây chịu ngập sẽ giúp người dân
giảm bớt được thiệt hại do thiên nhiên gây nên. Đồng thời, với sự đa dạng về các giống cây
trồng sẽ làm cho các nông sản của huyện Thanh Chương trở nên phong phú hơn
SV: Đặng Đình Hồng Page 19
Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Thanh
Chương – Nghệ An
PHẦN III: KẾT LUẬN – KIẾN NGHI
1. Kết luận
2. kiến nghị

SV: Đặng Đình Hồng Page 20

×