Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

giải pháp phát triển sở kế hoạch & đầu tư tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.96 KB, 68 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
Mở đầu
Xu thế chung hiện nay của các nước trên thế giới là tiến
tới áp dụng cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, kế
hoạch hóa với tư cách là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế
quốc dân hiện nay đã được khẳng định là yếu tố không thể
thiếu nhằm thực hiện có hiệu quả sự can thiệp của Chính phủ
vào nền kinh tế thị trường. Việt Nam là nước có lịch sử áp
dụng cơ chế Kế hoạch hóa tập trung ngay từ sau khi hòa bình
lặp lại cho đến thập niên 80. Quá trình sau đó chúng ta liên tục
có những bước đổi mới vận dụng linh hoạt cơ chế kế hoạch
hóa tập trung phù hợp với các điều kiện mới. Hiện nay ta đang
trong giai đoạn chuyển đổi từ kế hoạch háo tập trung sang kế
hoạch hóa định hướng phát triển. Không đi chệch khỏi xu
hướng đó, Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Nghệ An cũng đã có
những thay đổi khá tích cực, một số chức năng nhiệm vụ mới
được bổ sung thêm, tổ chức bộ máy được tăng cường. Sở Kế
hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân
dân tỉnh Nghệ An, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, trong những
năm qua, những đóng góp tham mưu của Sở cho Ủy ban nhân
dân tỉnh là không thể phủ nhận, bên cạnh đó Sở còn có nhiều
công lao to lớn trong việc góp phần làm cho tỉnh nhà ngày càng
phát triển, đạt được thành công trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đặng Văn Quảng Lớp: Kế hoạch
47B
Báo cáo thực tập tổng hợp

Phần I : Giới thiệu chung
I. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Sở Kế hoạch
& Đầu tư tỉnh Nghệ An


1. Giới thiệu về tỉnh Nghệ An
Nghệ An là một tỉnh có nhiều lợi thế đầu tư phát triển nằm ở trung tâm
vùng Bắc Trung Bộ, trên tuyến giao lưu Bắc Nam và đường xuyên á Đông Tây,
cách thủ đô Hà Nội 300 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1400 km
về phía Bắc.
Là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, có điều kiện phát triển một nền kinh
tế toàn diện như phát triển lương thực, cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày, cây
ăn quả, cây nguyên liệu giấy, phát triển chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng đánh
bắt hải sản, có thể tạo ra nhiều vùng nguyên liệu tập trung để phát triển công
nghiệp chế biến.
Là tỉnh có nhiều loại khoáng sản quý hiếm, như đá trắng, đá vôi, sét, cao
lanh, đá bazan, đá đen, đá Granite, đất gốm sứ, thiếc v.v để phát triển ngành
công nghiệp vật liệu xây dựng, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu v.v
Nghệ An là trung tâm giao lưu kinh tế của cả vùng, là thị trường lớn về lao
động, dịch vụ.
Đặng Văn Quảng Lớp: Kế hoạch
47B
Báo cáo thực tập tổng hợp
Là tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch: Có nhiều bãi biển sạch đẹp, hệ
thống sông suối, hồ đập, đồi núi, hang động, thác nước, có diện tích rừng nguyên
sinh rộng lớn, phong cảnh đẹp. Nơi đây là vùng địa linh nhân kiệt, có nhiều di
tích lịch sử, nhiều đền chùa được xếp hạng quốc gia đã tạo ra nhiều quần thể kết
hợp du lịch lịch sử, du lịch sinh thái hấp dẫn (điển hình như khu du lịch văn hoá
lịch sử Kim Liên, du lịch biển Cửa Lò, rừng nguyên sinh Pù Mát v v ).
Là tỉnh có những chủ trương, cơ chế chính sách thu hút đầu tư thông
thoáng, cởi mở. Đặc biệt những năm gần đây tỉnh đã có những chính sách và cơ
chế mạnh để hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư như hỗ trợ đền bù
giải phóng và san lấp mặt bằng, hỗ trợ hạ tầng trong và ngoài hàng rào dự án, ưu
tiên thời gian thuê đất, đào tạo lao động v.v đã có tác dụng rất lớn thu hút được
nhiều nhà đầu tư trong nước, ngoài nước. Có nhiều doanh nghiệp đã vào kinh

doanh có lãi, điển hình là liên doanh mía đường Nghệ An Tate & Lyle.
Các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, bưu chính viễn thông, ngân hàng, vận tải
quốc tế, tư vấn . đã được mở rộng đáp ứng cho các nhà đầu tư.
Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư nâng cấp như sân bay Vinh, cảng biển Cửa
Lò, cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, các tuyến đường quốc lộ, đường dây điện, hệ
thống khách sạn v v
2. Quá trình hình thành và phát triển Sở kế hoạch đầu tư
tỉnh Nghệ An
Công tác kế hoạch hoá phát triển kinh tế - xã hội được Đảng và Chính
phủ quan tâm từ những ngày đầu Cách mạng thành công. Trong không khí
hào hùng sôi sục khí thế Cách mạng, ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh
độc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà,
nhà nước Công - Nông đầu tiên ở Đông Nam á. Ngày 31/12/1945, Chủ tịch Hồ
Chí Minh thay mặt Chính phủ ký sắc lệnh số 78/ SL thành lập Uỷ ban nghiên
cứu kế hoạch kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội và văn
hoá. Uỷ ban gồm các uỷ viên và tất cả các Bộ trưởng, Thứ trưởng và các Tiểu
ban chuyên môn đặt dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Chính phủ.
Đặng Văn Quảng Lớp: Kế hoạch
47B
Báo cáo thực tập tổng hợp
Ngày 14/5/1950 Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ký sắc lệnh
số 68/SL thành lập Ban kinh tế Chính phủ (thay cho Uỷ ban
nghiên cứu kế hoạch kiến thiết). Ban kinh tế Chính phủ có
nhiệm vụ nghiên cứu soạn thảo và trình Chính phủ những đề
án về chính sách, chương trình, kế hoạch kinh tế và những vấn
đề quan trọng khác.
Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp thắng lợi bằng
chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ năm 1954 Miền Bắc được
hoàn toàn giải phóng, Miền Nam tạm thời bị chia cắt nằm dưới
sự kiểm soát của Mỹ Nguỵ. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta

bước vào một thời kỳ mới là xây dựng cơ sở vật chất của Chủ
nghĩa xã hội ở Miền Bắc và tiếp tục đấu tranh giải phóng Miền
Nam thống nhất Tổ quốc.
Để đáp ứng nhiệm vụ chiến lược kinh tế lâu dài, ngày
8/10/1955 Hội đồng chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà họp quyết định thành lập Uỷ ban Kế hoạch quốc gia thay
cho Ban Kinh tế Chính phủ). Ngày 14/10/1955 Thủ tướng
Chính phủ ra Thông tư số 603/TTg quyết định thành lập Uỷ
ban kế hoạch quốc gia.
Thông tư nêu rõ “Trong chế độ kinh tế dân chủ nhân dân
của chúng ta ở Miền Bắc việc khôi phục và phát triển kinh tế -
văn hoá phải được dần dần kế hoạch hoá. Uỷ ban kế hoạch
Quốc gia sẽ thực hiện từng bước công việc kế hoạch hoá đó”.
Từ đó hệ thống kế hoạch từ Trung ương đến địa phương
được thành lập bao gồm Uỷ ban kế hoạch Quốc gia, các bộ
Đặng Văn Quảng Lớp: Kế hoạch
47B
Báo cáo thực tập tổng hợp
phận kế hoạch của các bộ và cơ quan ngang bộ ở Trung ương
và Ban kế hoạch khu, tỉnh, huyện và tương đương nằm trong
Uỷ ban hành chính địa phương các cấp là xây dựng kế hoạch
phát triển kinh tế văn hoá, đồng thời tiến hành công tác thống
kê, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hàng năm.
Ban kế hoạch tỉnh Nghệ An lúc này, bộ máy được biên chế
07 cán bộ nhân viên lập thành một bộ phận chuyên môn,
nghiệp vụ nằm trong Uỷ ban hành chính tỉnh do đồng chí Chủ
tịch tỉnh trực tiếp phụ trách. Nhiệm vụ của Ban kinh tế kế
hoạch tỉnh lúc bấy giờ chủ yếu cùng với các ban, ngành và các
huyện, thị xã tổng hợp kế hoạch hàng năm, chuẩn bị tài liệu, số
liệu kinh tế, xã hội cho các kỳ họp Tỉnh uỷ, Uỷ ban hành chính

tỉnh và HĐND tỉnh. Đồng thời giúp Uỷ ban hành chính tỉnh
giải quyết những công việc hàng này như chỉ đạo thực hiện kế
hoạch kinh tế - xã hội.
Ngày 09/10/1961, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số
159/CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy Uỷ ban
kế hoạch Nhà nước. Đây là Nghị định mang tính pháp quy của
Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà quy định rõ nhiệm vụ
quyền hạn của cơ quan Kế hoạch Trung ương cho đến địa
phương.
Nghị định nêu rõ “Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan
của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch
hàng năm, 5 năm và kế hoạch dài hạn về phát triển kinh tế, văn
hoá quốc dân theo đường lối chính sách của Đảng và Chính
Đặng Văn Quảng Lớp: Kế hoạch
47B
Báo cáo thực tập tổng hợp
phủ. Uỷ ban kế hoạch Nhà nước có trách nhiệm quản lý công
tác xây dựng cơ bản đúng theo đường lối chính sách của Đảng.
Nhằm rút ngắn thời gian xây dựng đảm bảo chất lượng công
trình và giá thành hợp lý”.
Cùng với thời gian qua các thời kỳ phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước, Chính phủ đã có hàng loạt các Nghị định quy
định, bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho Uỷ ban Kế hoạch Nhà
nước như số 47/CP; số 209/CP
Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước
từ Trung ương đến địa phương lúc đó là:
1. Xây dựng kế hoạch hàng năm và dài hạn về phát triển
nền kinh tế quốc dân.
2. Kiểm tra việc chấp hành thực hiện kế hoạch của các cơ
quan Nhà nước, rút ra những nhận xét, kiến nghị lên cấp trên.

3. Ban hành phương pháp xây dựng kế hoạch, trình tự lập
kế hoạch, hệ thống biểu mẫu và chỉ tiêu kế hoạch hàng năm,
phê chuẩn ban hành những thể lệ quy tắc có liên quan đến
công tác kế hoạch và công tác xây dựng cơ bản.
4. Các vấn đề hợp tác kinh tế với các nước XHCN anh em,
hợp tác kinh tế với các nước khác.
5. Lập kế hoạch động viên trong trường hợp cần thiết của
thời chiến.
6. Quản lý công tác XDCB của Nhà nước.
7. Chỉ đạo nghiệp vụ đối với các tổ chức làm công tác kế
hoạch, công tác xây dựng cơ bản.
Đặng Văn Quảng Lớp: Kế hoạch
47B
Báo cáo thực tập tổng hợp
8. Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tháng,
quý và hàng năm lên cấp trên.
9. Bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác
kế hoạch và quản lý XDCB; quản lý tổ chức cán bộ, biên chế
lao động tiền lương, tài sản vật tư, tài vụ của Uỷ ban kế hoạch
Nhà nước theo chế độ đã được quy định và trong quá trình
thực hiện Chính phủ đã có những quyết định bổ sung, sửa đổi
bộ máy Kế hoạch Nhà nước để phù hợp với tình hình phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước.
Lúc này đội ngũ cán bộ Uỷ ban Kế hoạch tỉnh Nghệ An
củng được tăng cường nhiều hơn và tách ra khỏi Uỷ ban hành
chính tỉnh, có trụ sở làm việc riêng. Bộ máy thành lập gồm các
phòng chuyên môn nghiệp vụ do đồng chí Chủ tịch tỉnh phụ
trách và cơ cấu một đồng chí Tỉnh uỷ, uỷ viên Uỷ ban hành
chính tỉnh làm Phó chủ nhiệm thường trực.
Bước sang những năm của thập kỷ 70, cơ cấu tổ chức bộ

máy có sửa đổi do sự phát triển và trưởng thành của công tác
kế hoạch nói chung và kế hoạch tỉnh nói riêng. Tầm quan
trọng đó như Bác Hồ thường nói: “ Công tác kế hoạch là
cương lĩnh thứ 02 của Đảng”. Trong bộ máy lãnh đạo của Tỉnh
cơ cấu 01 đồng chí Phó Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh phụ
trách kinh tế trực tiếp làm chủ nghiệm Uỷ ban kế hoạch.
Tuy số lượng cán bộ còn ít, trình độ chuyên môn đào
tạo còn hạn chế. Năm 1965 chỉ có 05 đồng chí cán bộ có trình
độ Đại học mới ra trường đến năm 1971 tăng 03 đồng chí.
Đặng Văn Quảng Lớp: Kế hoạch
47B
Báo cáo thực tập tổng hợp
Trong điều kiện khó khăn, vất vả của hoàn cảnh thời chiến
song các đồng chí đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Trong những năm chiến tranh ác liệt Uỷ ban kế hoạch tỉnh đã
thực sự tham mưu cho Tỉnh uỷ và Uỷ ban hành chính tỉnh xây
dựng kế hoạch kinh tế thời chiến phục vụ tốt các kỳ Đại hội
Đảng gắn việc phát triển kinh tế - xã hội với công tác an ninh
quốc phòng góp phần tích cực vào việc thực hiện 02 nhiệm vụ
chiến lược.
Ngày 30/4/1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước
được thống nhất, non sông thu về một mối. Cộng hoà xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam có vị trí xứng đáng trên trường quốc tế,
lúc này nhiệm vụ cấp bách là tổ chức lại nền sản xuất, phân bố
lại lao động trong cả nước. Trong điều kiện thực trạng nền
kinh tế sản xuất nhỏ, phân tán, lạc hậu lại bị chiến tranh tàn
phá. Để đạt được mục tiêu trên, Chính phủ chủ trương sáp
nhập một số tỉnh có truyền thống về mọi phương diện. Từ đó,
tỉnh Nghệ Tĩnh được thành lập trên cơ sở 02 tỉnh Nghệ An và
Hà Tĩnh hợp nhất lại. Diện tích rộng, người đông, tiềm năng

dồi dào nhưng chưa có điều kiện khai thác, xuất phát điểm rất
thấp. Với thực trạng trên tập thể cán bộ công nhân viên đã
cùng nhau khắc phụ Uỷ ban Kế hoạch tỉnh Nghệ Tĩnh ra đời
trong điều kiện của một tỉnh đất c những khó khăn, thiếu thốn
để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, đáp ứng yêu cầu
của lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh. Đã từng bước
điều chỉnh và sửa đổi cơ chế hành chính bao cấp sang hạch
Đặng Văn Quảng Lớp: Kế hoạch
47B
Báo cáo thực tập tổng hợp
toán kinh doanh. Phát huy dân chủ trong công tác kế hoạch,
lấy yêu cầu của cơ sở để xây dựng kế hoạch. Sửa đổi một số
khâu trong quản lý kế hoạch, sản xuất công nghiệp, khoán
quản mới trong nông nghiệp và kế hoạch hợp đồng hai chiều
trong lưu thông, phân phối Quản lý vật tư, từng bước cải tiến
cơ chế tổ chức như thành lập Công ty cấp 3 ở các huyện, thị xã
để phát huy quyền tự chủ của cơ sở.
Nhiệm vụ kế hoạch của những năm 80 là tập trung chỉ
đạo vào những mũi then chốt như lương thực, thực phẩm,
hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Từ kế hoạch sản xuất lưu
thông đến kế hoạch của các yếu tố đảm bảo
Sau Đại hội 05 của BCH Trung ương Đảng, vận dụng Nghị
quyết Đại hội vào xây dựng các phương án phát triển kinh tế
1981-1985, trong đó có những phương án sản xuất hàng tiêu
dùng và xuất khẩu, phương án quy hoạch tổng thể cấp huyện
và tỉnh
Đến năm 1987 là thời kỳ chuyển tiếp từng bước thay thế
hệ thống cơ chế quản lý cũ bằng cơ chế quản lý mới. Dần dần
xoá bỏ thể chế kế hoạch hoá tập trung hình thành nền kinh tế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng Pháp luật, bằng

kế hoạch và bằng các chính sách khác. Tuy rằng mô hình kế
hoạch hoá mới “ Kế hoạch hoá hướng dẫn gắn với vận dụng
nguyên tắc thị trường” còn chưa được hoàn thiện nhưng đã
bắt đầu phát huy được tính đúng đắn trong sự nghiệp phát triển
kinh tế xã hội.
Đặng Văn Quảng Lớp: Kế hoạch
47B
Báo cáo thực tập tổng hợp
Tháng 9 năm 1991, tỉnh Nghệ An được tái thiết lập Uỷ ban
Kế hoạch Nghệ An thực hiện nhiệm vụ chính trị trong điều
kiện của một tỉnh mới chia tách. Nền kinh tế mất cân đối lớn
lại phải đương đầu với nhiều khó khăn, thiếu thốn. Đời sống
cán bộ công nhân viên gặp nhiều khó khăn về nơi ăn, chốn ở
và làm việc. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND
tỉnh, cùng với sự chỉ đạo của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước. Cơ
quan Uỷ ban Kế hoạch tỉnh đã sớm khắc phục khó khăn thiếu
thốn, ổn định công tác để tham mưu cho Tỉnh uỷ, HĐND,
UBND rà soát lại kế hoạch quý IV của năm 1991, chuẩn bị
khẩn trương kế hoạch năm 1992 và nội dung cho Đại hội Tỉnh
Đảng bộ. Công tác kế hoạch lúc này chủ yếu là dự báo, định
hướng và hoạch định các chương trình phát triển kinh tế - xã
hội để làm cơ sở xây dựng hệ thống dự án chuẩn bị đầu tư và
tham gia xây dựng các chính sách kinh tế - xã hội. Uỷ ban Kế
hoạch tỉnh phối hợp với các ngành, các huyện, thị xã tranh thủ
sự giúp đỡ của Trung ương xây dựng tốt kế hoạch hàng năm và
làm tròn trách nhiệm vai trò Thường trực của Ban chỉ đạo thực
hiện Nghị định 388/CP. Ban đổi mới doanh nghiệp, Ban thực
hiện chương trình 327, 773 của Chính phủ, thành viên Hội
đồng thẩm định dự án chuẩn bị đầu tư , cung cấp số liệu, tài
liệư và báo cáo kịp thời các kỳ họp Tỉnh uỷ, HĐND và UBND

tỉnh. Phối hợp với Viện chiến lược của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
cùng các ngành, huyện, thị xã trong tỉnh khảo sát, đánh giá,
hoàn thành báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
Đặng Văn Quảng Lớp: Kế hoạch
47B
Báo cáo thực tập tổng hợp
hội từ năm 2000 đến 2010. Tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo
một số công việc như: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, tham
gia nghiên cứu, rà soát sắp xếp lại hệ thống các doanh nghiệp
Nhà nước trong tỉnh. Phương hướng chủ yếu của Kế hoạch 5
năm 1991-1995 là đổi mới toàn diện hệ thống quản lý, kế hoạch
5 năm 1995- 2000, trọng tâm giải phóng sức dân, mở rộng
khoán quản hộ gia đình trong nông nghiệp, sắp xếp nâng cao
hiệu quả kinh tế quốc doanh. Khuyến khích phát triển kinh tế
Hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình, kinh tế tư nhân, tăng cường
phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, đô thị, phúc lợi công cộng.
Thực tế đã chứng minh đúng đắn công tác kế hoạch hoá trong
công cuộc đổi mới và phát triển nền kinh tế nước nhà.
Tháng 11 năm 1994, được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao
thêm nhiệm vụ Đăng ký kinh doanh và quản lý doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh thuộc Trọng tài kinh tế chuyển sang. Tháng 6
năm 1996 được UBND tỉnh giao thêm nhiệm vụ Kinh tế đối
ngoại từ Ban kinh tế đối ngoại tỉnh chuyển về và đổi tên Uỷ ban
Kế hoạch tỉnh thành Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh.
Tháng 3 năm 1998, được UBND tỉnh giao thêm nhiệm vụ
xây dựng và phát triển thực hiện dự án Phát triển nông thôn
tỉnh (IFAD).
Tháng 8 năm 2001, được UBND tỉnh giao thêm nhiệm vụ
xây dựng và triển khai “ Dự án quy hoạch phát triển vùng
Nghệ An”

Đặng Văn Quảng Lớp: Kế hoạch
47B
Báo cáo thực tập tổng hợp
Tháng 6 năm 2007, được UBND tỉnh chuyển giao Trung
tâm xúc tiến đầu tư tỉnh về trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Tháng 11 năm 2007, được UBND tỉnh chuyển giao Ban đổi
mới doanh nghiệp trực thuộc Sở Nội vụ về trực thuộc Sở Kế
hoạch và Đầu tư.
Tóm lại: Quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị từ ngày
thành lập cho đến nay, ngành Kế hoạch từ Trung ương đến địa
phương được thể hiện qua các thời kỳ như sau:
1. Thời kỳ 1955-1960: Là thời kỳ xây dựng kế hoạch khôi
phục kinh tế sau chiến tranh (1955-1957) và kế hoạch cải tạo
và phát triển kinh tế Miền Bắc (1958 - 1960).
2. Thời kỳ 1961-1965: Là thời kỳ thực hiện kế hoạch năm
năm lần thứ nhất, nội dung cơ bản là thực hiện công nghiệp
hoá ở Miền Bắc, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, xây dựng
một số khu công nghiệp nhà máy quy mô lớn, lấy cơ chế quản
lý tập trung, bằng những chỉ tiêu pháp lệnh làm công cụ điều
hành nền kinh tế.
3. Thời kỳ 1966-1975: Là thời kỳ Kế hoạch thời chiến tuyển
quân, hậu cần cung ứng nhân tài, vật lực cho tiền tuyến Miền
Nam. Khẩu hiệu “ Miền Nam gọi Miền Bắc sẳn sàng”, lập kế
hoạch phục vụ chiến đấu như cầu đường, hầm hố, kho tàng, kế
hoạch sơ tán, phân tán các cơ sở kinh tế, trường học, bệnh
viện, thiết bị máy móc, khoa học kỷ thuật về nơi an toàn. Trong
kế hoạch chú trọng phát triển công nghiệp, địa phương sản
xuất hàng tiêu dùng.v.v Hình thức chủ yếu là kế hoạch ngắn
Đặng Văn Quảng Lớp: Kế hoạch
47B

Báo cáo thực tập tổng hợp
hạn năm, quý và vào những lúc cao điểm của chiến tranh lại
phải thực hiện kế hoạch tháng để điều hành sự hoạt động kinh
tế, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông vận tải tuyển quân, hậu
cần lương thực, súng đạn,v.v. và kế hoạch tranh thủ viện trợ
giúp đỡ của các nước bạn trong phe XHCN lúc bấy giờ, nhằm
nghiên cứu, chuẩn bị những dự án khả thi để chiến tranh kết
thúc có thể triển khai đầu tư xây dựng.
4. Thời kỳ 1976-1980: Là thời kỳ thực hiện kế hoạch 05
năm lần thứ hai, đó là kế hoạch tái thiết kinh tế sau chiến
tranh. Dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, các
cơ quan kế hoạch từ Trung ương đến địa phương khẩn trương
đánh giá, khảo sát tình hình kinh tế - xã hội đất nước để chuẩn
bị những dự án đầu tư phát triển với hai mục tiêu cơ bản là:
“Xây dựng đất nước về cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa
xã hội, bước đầu hình thành”, “Cơ cấu kinh tế mới trong cả
nước”, “ Cơ cấu công - nông nghiệp” và cải thiện một bước về
đời sống vật chất, văn hoá nhân dân.
5. Thời kỳ 1981-1985: Là thời kỳ thực hiện kế hoạch 05
năm lần thứ ba, đó là kế hoạch đáp ứng nhu cầu thiết yếu nhất
nhằm ổn định đời sống cho nhân dân. Tiếp tục xây dựng cơ sở
vật chất của chủ nghĩa xã hội, nhằm thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp, hàng tiêu dùng và xuất khẩu hoàn thành công cuộc cải
tạo xã hội chủ nghĩa ở Miền Nam, tiếp tục hoàn thiện quan hệ
sản xuất ở Miền Bắc; đáp ứng các nhu cầu của công cuộc
Đặng Văn Quảng Lớp: Kế hoạch
47B
Báo cáo thực tập tổng hợp
phòng thủ đất nước, củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh,
trật tự xã hội.

6. Thời kỳ 1986-1990: Là thời kỳ thực hiện kế hoạch 05
năm lần thứ tư, nhằm ổn định và cải thiện một bước đời sống
của nhân dân, đồng bộ hoá sản xuất và tăng cường một bước
cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng, củng cố quan hệ sản xuất
mới XHCN; Sử dụng tốt các thành phần kinh tế, hình thành cơ
chế quản lý mới đảm bảo yêu cầu củng cố quốc phòng an ninh
chính trị trong tình hình mới, chuyển đổi từ nền kinh tế đơn
sang nền kinh tế nhiều thành phần. Chuyển từ nền kinh tế
nặng tự cung tự cấp sang nền kinh tế mở cửa với các nước bên
ngoài.
7. Thời kỳ 1991-1995: Là thời kỳ là thời kỳ thực hiện kế
hoạch 05 năm lần thứ năm, với mục tiêu đề ra là ổn định tình
hình kinh tế xã hội, chính trị, sớm thoát ra khỏi tình trạng
khủng hoảng và lạm phát. Nhiệm vụ cụ thể là làm ổn định nền
kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhất định. Tiếp tục xây dựng cơ
sở vật chất kỹ thuật, đầu tư chiều sâu hiện đại hoá các cơ sở
kinh tế, nhất là sản xuất hàng xuất khẩu. Tiếp tục đổi mới đồng
bộ cơ chế quản lý Nhà nước và cơ chế sản xuất kinh doanh,
chuyển hoàn toàn sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước.
8. Thời kỳ 1996-2000: Là thời kỳ thực hiện kế hoạch 05
năm lần thứ sáu, mục tiêu tổng quát của kế hoạch 05 năm lần
thứ 6 là khai thác, sử dụng tốt các nguồn lực để đạt tốc độ tăng
Đặng Văn Quảng Lớp: Kế hoạch
47B
Báo cáo thực tập tổng hợp
trưởng cao hơn; kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết
những vấn đề bức xúc về mặt xã hội, chuẩn bị giai đoạn phát
triển cao hơn vào đầu thế kỷ 21.
9. Thời kỳ 2001- 2005: Là thời kỳ thực hiện kế hoạch 05

năm lần thứ bảy, mục tiêu là đẩy nhanh tiến độ công nghiệp
hoá - hiện đại hoá đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ văn minh.v.v
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế diễn ra mạnh mẽ hơn lúc
nào hết như bây giờ, Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Nghệ An có
những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của tỉnh nhà,
công tác thu hút, sử dụng và quản lý nguồn vốn huy động từ
nước ngoài đã thu được nhiều thành tựu, góp phần tăng GDP
của cả tỉnh, giải quyết một phần công ăn việc làm cho lao động
tỉnh
II. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Sở Kế hoạch và
Đầu tư Nghệ An
1. Chức năng
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh Nghệ An .Thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về kế hoạch và đầu tư trên địa bàn tỉnh bao gồm các lĩnh
vực: Tham mưu tổng hợp các đề án về quy hoạch, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội; tham mưu đề xuất về cơ chế chính
sách quản lý kinh tế - xã hội; đầu tư trong nước và nước ngoài;
quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), Đấu
thầu, Đăng ký kinh doanh; về các dịch vụ công thuộc phạm vi
Đặng Văn Quảng Lớp: Kế hoạch
47B
Báo cáo thực tập tổng hợp
quản lý của Sở theo quy định pháp luật; thực hiện một số
nhiệm vụ quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân
tỉnh và theo quy định của pháp luật
Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu sự quản lý, chỉ đạo toàn diện
của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, đồng thời chịu sự chỉ đạo,
hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn và nghiệp vụ của Bộ Kế

hoạch và Đầu tư.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quyết định,
chỉ thị về quản lý lĩnh vực Quy hoạch, Kế hoạch và Đầu tư
thuộc phạm vi của Sở theo quy định của pháp luật, phân cấp
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chịu trách nhiệm nội dung các
văn bản đã trình .
2. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân công, phân
cấp quản lý về các lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư cho Ủy ban
nhân dân cấp huyện và các Sở, Ban, ngành của tỉnh theo quy
định của pháp luật; chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra tổ
chức thực hiện các quy định của cấp đó.
3. Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm việc
tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kế hoạch
và đầu tư ở địa phương, trong đó có chiến lược, quy hoạch phát
triển kinh tế xã hội của cả nước trên địa bàn tỉnh và những vấn
đề có liên quan đến việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế
hoạch sử dụng các nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh.
Đặng Văn Quảng Lớp: Kế hoạch
47B
Báo cáo thực tập tổng hợp
4. Công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội
Chủ trì tổng hợp và trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy hoạch
tổng thể kinh tế - xã hội, kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và
hàng năm, bố trí kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân sách tỉnh
quản lý, các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội, của tỉnh trong
đó có cân đối tích lũy và tiêu dùng, cân đối nguồn lực cho đầu
tư phát triển, cân đối tài chính.

Công bố và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh sau khi đã đươc phê
duyệt.
Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh chương trình hoạt động thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của
Hội đồng nhân dân tỉnh và chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp
tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm, để báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, điều hành thực hiện thắng lợi các
mục tiêu, chỉ tiêu theo Nghị quyết HĐND tỉnh.
Chịu trách nhiệm và điều hành một số lĩnh vực về thực
hiện kế hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
Hướng dẫn các Sở, Ban, ngành và Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố, thị xã (gọi tắt là huyện ) xây dựng quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế ngành và lãnh thổ phù hợp
với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trình Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
5. Về kế hoạch đầu tư
Đặng Văn Quảng Lớp: Kế hoạch
47B
Báo cáo thực tập tổng hợp
Chủ trì phương án và chịu trách nhiệm về nội dung các
văn bản đã trình trước Ủy ban nhân dân tỉnh và kế hoạch đầu t
ư XDCB của tỉnh về bố trí cơ cấu vốn đầu tư.
Theo ngành, lĩnh vực bố trí danh mục dự án thuộc ngân
sách nhà nước do địa phương quản lý, về kế hoạch hỗ trợ tín
dụng nhà nước hàng năm, vốn góp cổ phần và liên doanh của
nhà nước, tổng hợp phương án phân bổ vốn đầu tư và vốn sự
nghiệp của các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương
trình dự án khác do tỉnh quản lý trên địa bàn.
Phối hợp với Sở Tài chính để lập tổng dự toán ngân sách

địa phương để trình các cấp có thẩm quyền quyết định thực
hiện .
Chủ trì, phối hợp với Sở tài chính và các Sở, Ban, ngành có
liên quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư của các dự án
xây dựng cơ bản tập trung, các chương trình mục tiêu Quốc gia
và các chương trình dự án khác theo yêu cầu của Ủy ban nhân
dân tỉnh.
6. Quản lý đầu tư nước ngoài:
Trình và chịu trách nhiệm về các nội dung văn bản đã
được trình trước Ủy ban nhân dân tỉnh về danh mục các dự án
đầu tư trong nước, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài
cho từng thời kỳ kế hoạch và điều chỉnh trong trường hợp cần
thiết.
Đặng Văn Quảng Lớp: Kế hoạch
47B
Báo cáo thực tập tổng hợp
Thẩm định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; cấp giấy phép ưu đãi đầu
tư cho các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh theo phân cấp.
Làm đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý hoạt động
đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào địa
bàn tỉnh theo quy định của Pháp luật, tổ chức hoạt động xúc
tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư và cấp phép đầu tư thuộc
thẩm quyền.
7. Về quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính
phủ
Là cơ quan đầu mối vận động, thu hút, điều phối quản lý
vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ. Hướng dẫn các
Sở, ban, ngành xây dựng danh mục và nội dung các chương
trình sử dụng vốn ODA và các nguồn viện trợ phi chính phủ

trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ Kế hoạch
và Đầu tư.
Chủ trì theo dõi và đánh giá thực hiện các chương trình,
dự án ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ, làm đầu mối
xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghi Ủy ban nhân dân tỉnh xử
lý những vấn đề vướng mắc giữa Sở Tài chính và Sở Kế hoạch
và Đầu tư trong việc bố trí vốn đối ứng , giải ngân thực các dự
án ODA và các nguồn viện trợ phi chính phủ có liên quan đến
nhiều Sở, Ban, ngành, cấp huyện và cấp xã. Định kỳ tổng hợp
báo cáo về tình hình và hiệu quả thu hút sử dụng vốn ODA và
các nguồn viện trợ phi Chính phủ.
Đặng Văn Quảng Lớp: Kế hoạch
47B
Báo cáo thực tập tổng hợp
8. Về quản lý đấu thầu
Chủ trì, thẩm định và chịu trách nhiệm nội dung các văn
bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về kế hoạch đấu thầu,
chỉ định thầu và kết quả xét thầu các dự án hoặc gói thầu thuộc
thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Hướng dẫn theo dõi, giám sát thanh tra, kiểm tra viêc thực hiện
các quy định của Pháp luật về đấu thầu và tổng hợp các tình
hình thực hiện các dự án đã được phê duyệt và tình hình thực
hiện đấu thầu.
9. Về quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất
Chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan thẩm
định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy hoạch tổng thể các khu
công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn để Ủy ban nhân dân
tỉnh trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trình Ủy ban
nhân dân tỉnh Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp và
các cơ chế quản lý đỗi với các cụm Công nghiệp phù hợp với

tình hình phát triển ở địa phương.
10. Về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và sử dụng hợp
tác xã:
Chủ trì, phối hợp các Sở, Ban, ngành liên quan trình Ủy
ban nhân dân tỉnh chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới
phát triển doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý. Cơ
chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với việc sắp xếp doanh
nghiệp nhà nước và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa
thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Đặng Văn Quảng Lớp: Kế hoạch
47B
Báo cáo thực tập tổng hợp
Làm đầu mối thẩm định và chịu trách nhiệm về các đề án
thành lập, sắp xếp tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước do địa
phương quản lý. Tổng hợp tình hình sắp xếp đổi mới, phát triển
doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển các doanh
nhgiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Tổ chức thực hiện đăng ký kinh doanh cho các đối tượng
trên địa bàn thuộc thẩm quyền của Sở. Hướng dẫn nghiệp vụ
dăng ký kinh doanh cho cơ quan chuyên môn quản lý về kế
hoạch và đầu tư cấp huyện, phối hợp với các ngành kiểm tra,
theo dõi, tổng hợp tình hình và xử lý theo thẩm quyền các vi
phạm sau đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tại địa
phương, thu thập lưu trũ và quản lý kinh doanh theo quy định
của pháp luật .
Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, nghành đề xuất các mô
hình và cơ chế ,chính sách phát triển kinh tế hợp tác xã, kih tế
hộ gia đình ,hương dẫn theo dõi, tổng hợp và báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh,Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình phát
triểnkinh tế hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh.

11. Chỉ đạo hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cơ
quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện thực hiện
nhiẹm vụ quản lý nhà nước về kế hoạch và
Đầu tư trên địa bàn, theo dõi kiểm tra việc tổ chức thực hiện.
12. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác nghiên cứu ứng
dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, thực hiện hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo quy định của pháp
Đặng Văn Quảng Lớp: Kế hoạch
47B
Báo cáo thực tập tổng hợp
luật ,tổ chức quản lý và chỉ đạo haọt động đối với các tổ chức
sự nghiệp dịch vụ công thuộc Sở.
13. Thanh tra kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các vi
phạm trongviệcthực hiện cácchính sách, pháp luật về lĩnh vực
kế hoạch đầu tư thuộc phạm vi quản lý của nhànước của
Sở.giải quyêt khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
14. Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất vè tình hình
thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định với Ủy ban nhân
dân tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
15. Quản lý về tổ chức bộ máy, biênchế cán bộ, công chức,
viên chức theo quy định của pháp luật và phân cấp Ủy ban
nhân dân tỉnh ,tổ chức đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn
nghiệp vụ đối vối cán bộ,công chức, viên chức nhà nước thuộc
quyền quản lý của Sở và phát triển nguồn nhân lực nghành kế
hoạch và đầu tư ở địa phương.
16. Quản lý tài chính, tài sảnđ ư ợc giao và thực hiện ngân
sách đ ư ợc phân bố theo quy định của pháp luật và phân cấp
của Ủy ban nhân dân tỉnh .
17. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân
tỉnh giao

III. CƠ CẤU TỔ CHỨC
Lãnh đạo sở
Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư gồm 1 giám đốc và 4 phó
giám đốc
Các Phòng, Ban giúp việc
- Văn phòng
Đặng Văn Quảng Lớp: Kế hoạch
47B
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Thanh tra Sở
- Phòng Tổng hợp
- Phòng Kế hoạch Nông nghiệp và PTNT
- Phòng Kế hoạch Công nghiệp và Dịch vụ
- Phòng Kế hoạch Văn hóa và Xã hội
- Phòng kinh tế Đối ngoại
- Phòng Đăng ký kinh doanh
- Phòng Thẩm định dự án đầu tư và xét thầu
Tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở
- Trung tâm Xúc tiến đầu tư Nghệ An
IV. Kết quả hoạt động của Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh
Nghệ An
Trong 3 năm ( từ 2006 đến 2008) Sở đã có những đóng góp
không nhỏ cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc tham mưu,
định hướng phát triển các ngành, địa phương theo chủ trương
đường lối chính sách của Tỉnh. Vì vậy một cách gián tiếp, Sở
cũng đã đóng góp vào quá trình phát triển mọi mặt của Tỉnh
nhà, không chỉ về mặt định hướng hoạt động mà còn cả về đôn
đốc, hướng dẫn, theo dõi, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của
các ngành, các đơn vị
Công tác tham mưu đề xuất : (giúp lãnh đạo sở thực hiện

công tác quản lí nhà nước về quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh) được đánh giá cao. Việc xây
dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và điều chỉnh, bổ
sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Đặng Văn Quảng Lớp: Kế hoạch
47B
Báo cáo thực tập tổng hợp
được xem trọng và hoàn thành tốt. Công tác hướng dẫn các
phòng ban của Sở, ban ngành, huyện, thị trấn xây dựng quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng các chỉ tiêu
phát triển được thực hiện một cách tích cực, nhiệt tình và có
hiệu quả.
Đầu tư hạ tầng kết cấu kinh tế - xã hội: Việc tham gia
thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuộc lĩnh vực
kinh tế - xã hội; quy hoạch tổng thể phát triển Khu công
nghiệp, khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn đã được triển khai
tích cực, bước đầu thu được những kết quả đáng kể. Phát triển
khu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp và làng nghề: triển khai thực hiện Đề án Khu kinh
tế Đông Nam Nghệ An nhằm tạo đột phá trong phát triển công
nghiệp của Tỉnh. Tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng khu
công nghiệp Nam Cấm, Hoàng Mai, Phủ Quỳ, nghiên cứu để
có thể thành lập thêm các khu công nghiệp ở Hưng Nguyên,
Nghi Lộc, Đô Lương, Anh Sơn, Thanh Chương
Phong trào làm đường giao thông nông thôn tiếp tục được
quan tâm, tập trung chỉ đạo, trong năm 2008 đã làm mới
4,25km, cứng hoá 120km; du tu, sửa chữa 1.780km; xây mới 5
cầu, 6 ngầm, 269 cống, với tổng kinh phí trên 100 tỷ đồng.
Từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và huy động sự đóng
góp của nhân dân, các tổ chức và doanh nghiệp ủng hộ xây

dựng trường, lớp học, đến 2008 tỷ lệ kiên cố phòng học khối
phổ thông đạt 72%, đưa tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên
Đặng Văn Quảng Lớp: Kế hoạch
47B
Báo cáo thực tập tổng hợp
329 trường, chiếm 42,7% số trường và vượt kế hoạch 2,7%.
Thực hiện chương trình kiên cố hoá trường lớp học theo Quyết
định số 20/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ đầu năm đến
nay, tỉnh đã đầu tư xây mới 1.432 phòng học và nhà công vụ
cho giáo viên giai đoạn 2008-2012.
Các bệnh viện tuyến huyện tiếp tục được đầu tư phát triển
về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế từ nguồn vốn bổ sung có mục
tiêu và nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, góp phần cải thiện
điều kiện khám chữa bệnh cho nhân dân.
Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông,
tạo điều kiện phát triển mạnh dịch vụ vận tải.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Thời kỳ 2002 – 2004 có 39 dự án của 14 nước và tổ chức
quốc tế như Pháp, Đan mạch , Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Phần Lan, EU, ADB, UNDP, WB, JIBIC, Áo, Bỉ, Lúc Xăm
Bua.
Trong đó:
Đã hoàn thành có 20 dự án: Vốn thực hiện 67,2 tr USD/
cam kết 67,2 tr USD.
Đang thực hiện có 19 dự án: Vốn thực hiện 41,65 tr USD/
cam kết 68,45 tr USD, đạt 80.24%.
Tổng số vốn cam kết: 135,65 triệu USD,
Tổng số vốn đã thực hiện: 108,85 triệu USD, đạt 80,24 %
vốn cam kết
Đặng Văn Quảng Lớp: Kế hoạch

47B

×