Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.45 KB, 78 trang )

Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với
Phương thức sản xuất Châu Á
Mục lục
GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung
1
Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với
Phương thức sản xuất Châu Á
A. Dẫn nhập
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam đã có nhiều biến động lớn gắn với
sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và
cả những cuộc nội chiến tranh giành quyền lực kéo dài, qua đó khắc họa nên diện
mạo đất nước, cốt cách dân tộc. Ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với những điều
kiện kinh tế - xã hội đặc trưng có một thể chế chính trị và pháp luật tương ứng, phù
hợp với nó.
Việt Nam thời cổ trung đại là thời kì mà những nhà nước đầu tiên ra đời, cùng
với đó là sự ra đời của các thể chế chính trị và pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn.
Đặt trong bối cảnh đó thì đây cũng là thời kì mà phương thức sản xuất châu Á chiếm
vị trí chủ đạo và chi phối.
Có thể thấy suốt từ thời Văn lang cho đến đầu thế kỉ XV ở Việt Nam đã tồn tại
phương thức sản xuất Châu Á với những biểu hiện cụ thể. Trong có có những biểu
hiện trùng với những đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á theo quan điểm
của Mác và Ănghen như chế độ công xã nông thôn kéo dài, chế độ sở hữu tập thể về
ruộng đất mà đứng đầu là nhà vua và sự chiếm dụng của các công xã, sự bóc lột theo
kiểu cống nạp, sự không tách rời nông nghiệp và thủ công nghiệp, thành thị chậm ra
đời và khó phát triển, sản xuất hàng hóa chậm phát triển. Tuy nhiên ở Việt nam cũng
có những đặc điểm riêng đó là nhà nước chưa thực sự chuyên chế một cách tuyệt đối
với quyền lực tối cao nằm trong tay một cá nhân, có sự phân chia các đẳng cấp
nhưng chưa thực sự khắc nghiệt của chế độ đẳng cấp.
Như chúng ta đã biết thì cở sở kinh tế quyết định sự ra đời của các thể chế
chính trị, các thiết chế chính trị sinh ra trên cơ sở các tiền đề kinh tế, và ngược lại
các thiết chế xã hội quy định sự ổn định và phát triển của kinh tế.


GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung
2
Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với
Phương thức sản xuất Châu Á
Qua đó chúng ta có thể thấy được thể chế chính trị và pháp luật có những nét
tương đồng và sự khác biệt với phương thức sản xuất Châu Á. Để hiểu thêm về điều
này thì chúng ta cùng tìm hiểu bài tiểu luận của nhóm chúng tôi với đề tài:” Đối
chiếu thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại với phương thức sản
xuất Châu Á”
GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung
3
Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với
Phương thức sản xuất Châu Á
B. Nội dung
I. Phương thức sản xuất châu Á
Từ lâu vấn đề nghiên cứu phương thức sản xuất châu Á đã trở thành đề tài
nghiên cứu và tranh luận trong giới nghiên cứu mác xít ở nhiều nước trên thế giới.
Nhằm mục đích làm sáng tỏ học thuyết Marx - Lênin về sự phát triển của xã hội vận
dụng học thuyết Marx - Lênin và việc giải quyết các vấn đề thời sự nóng bỏng đang
đặt ra trong lịch sử nhân loại, đó là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước Á, Phi ,
Mĩ la tinh đã và đang thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa Đế quốc. Vấn đề
phương thức sản xuất châu Á ngày càng thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu
Mac xít ở nhiều nước, các nước XHCN, các bước phát triển phi tư bản của các nước
TBCN. Các cuộc tranh luận về phương thức sản xuất châu Á ở Liên Xô vào những
năm 1929-1931, 1964-1965, ở Pháp vào những năm 1962 đến năm 1963 những công
trình nghiên cứu về vấn đề này học giả trên thế giới đã xuất hiện nhiều năm trước
đây đã chứng tỏ điều đó.
1.1. Phương thức sản xuất châu Á.
Để tìm hiểu phương thức sản xuất châu Á là gì, chúng ta phải làm rõ khái niệm
phương thức sản xuất là gì.

1.1.1. Phương thức sản xuất: là một khái niệm trong học thuyết duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Marx. Nó có nghĩa nôm na là “cách thức của sản xuất”. Theo Marx,
nó là tổ hợp hữu cơ cụ thể của:
• Lực lượng sản xuất: bao gồm lực lượng lao động, công cụ và thiết bị lao động,
nhà xưởng, công nghệ, nguyên vật liệu và đất đai được sử dụng.
• Quan hệ sản xuất bao gồm các quan hệ sở hữu, các quan hệ kiểm soát và phân
chia các tài sản đã được sản xuất trong xã hội, thông thường được đưa ra trong các
hình thức của luật, lệ và các quan hệ giữa các giai cấp xã hội
1.1.2. Ý nghĩa của khái niệm phương thức sản xuất
GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung
4
Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với
Phương thức sản xuất Châu Á
Theo Marx, tổ hợp của lực lượng và quan hệ sản xuất có nghĩa là cách thức mà
con người tác động tới thế giới vật chất và cách thức mà con người có quan hệ xã
hội với nhau, được gắn kết cùng nhau theo những cách thức cần thiết và cụ thể nào
đó. Con người cần phải tiêu dùng để tồn tại, nhưng để tiêu dùng thì con người phải
sản xuất, và trong quá trình sản xuất họ cần thiết phải tham gia vào các quan hệ mà
chúng tồn tại độc lập với ý chí của họ.
Đối với Marx, bí mật tổng thể của “tại sao, như thế nào” mà trật tự xã hội tồn
tại và các nguyên nhân của các thay đổi xã hội cần phải khám phá trong phương
thức sản xuất cụ thể mà xã hội đó có. Ông còn chứng minh xa hơn rằng phương thức
sản xuất thể hiện sự tồn tại qua bản chất của phương thức phân phối, phương thức
lưu thông và phương thức tiêu thụ, tất cả chúng cùng nhau tạo thành môi trường
kinh tế. Để hiểu cách thức mà của cải được phân bổ và tiêu thụ, thì cần thiết phải
hiểu các điều kiện mà nó đã được sản xuất ra.
Phương thức sản xuất là “tổng thể hữu cơ”(hay tái sản xuất tổng thể), mà nó có
khả năng tái tạo liên tục các điều kiện ban đầu của chính nó, và vì thế nó tồn tại theo
những cách thức ổn định nhiều hay ít trong hàng thế kỷ hoặc thậm chí hàng thiên
niên kỷ. Bằng cách tạo ra lao động thặng dư xã hội trong một hệ thống cụ thể, các

giai cấp lao động tái sản xuất liên tục những nền tảng của trật tự xã hội. Khi các lực
lượng sản xuất mới hay các quan hệ xã hội mới phát triển đến mức mâu thuẫn với
phương thức sản xuất hiện hành, phương thức sản xuất này sẽ hoặc là tiến hóa mà
không làm mất đi cấu trúc cơ sở của nó, hoặc là bắt đầu bị phá vỡ. Khi đó nó chuyển
sang thời kỳ chuyển tiếp của bất ổn và mâu thuẫn xã hội, cho đến khi trật tự xã hội
mới được thiết lập với phương thức sản xuất mới.
1.1.3 các phương thức sản xuất
Theo Marx, xã hội loài người trong các giai đoạn lịch sử và ở các khu vực khác
nhau có thể trải qua 7 phương thức sản xuất khác nhau. Cụ thể là:
GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung
5
Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với
Phương thức sản xuất Châu Á
Phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy: Xã hội loài người được tổ chức
trong các cấu trúc bộ lạc truyền thống với ít hơn 50 người trên một đơn vị sản xuất,
điển hình bởi việc chia sẻ sản xuất và tiêu thụ toàn bộ sản phẩm xã hội. Do không có
sản phẩm thặng dư nào được sản xuất, nên không có khả năng tồn tại các giai cấp
thống trị. Do phương thức sản xuất này không có sự phân chia giai cấp, nó được coi
là xã hội không giai cấp. Các công cụ của thời kỳ đồ đá, các hoạt động săn bắn, hái
lượm và nông nghiệp thời kỳ đầu là các lực lượng sản xuất chính của phương thức
sản xuất này.
Phương thức sản xuất châu Á: Đây là đóng góp gây tranh cãi của học thuyết
Marx, nguyên thủy được sử dụng để giải thích các công trình xây dựng bằng đào đắp
đất lớn tiền slavơ và tiền phong kiến ở Trung Quốc, Ấn Độ, Ơ-phrát và lưu vực sông
Nin (và nó được đặt tên trên cơ sở này của các chứng cứ nguyên thủy có được từ
châu Á). Phương thức sản xuất châu Á được cho là hình thức sơ khai của xã hội có
giai cấp, trong đó một nhóm nhỏ thu được các sản phẩm thặng dư xã hội bằng bạo
lực nhắm vào các nhóm cộng đồng định cư hay không định cư trong lãnh thổ đó. Sự
bóc lột lao động là khai thác lao động cưỡng bức không trả công trong thời kỳ nhàn
rỗi mỗi năm (để xây dựng những công trình như kim tự tháp ở Ai Cập, đền thờ ở

thung lũng Mesopotamia cổ đại và Ba Tư, nhà tắm công xã cổ ở Ấn Độ hay Vạn lý
trường thành ở Trung Quốc). Ngoài ra việc bóc lột lao động cũng là việc bòn rút sản
phẩm trực tiếp từ các cộng đồng bị bóc lột. Dạng sở hữu chính của phương thức này
là chiếm hữu tôn giáo trực tiếp trong các cộng đồng (làng, xóm thôn, nhóm) đối với
tất cả những gì tồn tại trong chúng. Tầng lớp cai trị của xã hội này nói chung là tầng
lớp quý tộc bán thần quyền, tự cho mình là hiện thân của thần thánh trên trái đất.
Các lực lượng sản xuất chính của xã hội này bao gồm các nông dân với các kỹ thuật
canh tác nông nghiệp nền tảng, các công trình xây dựng lớn và các kho chứa khổng
lồ của các sản phẩm dành cho phúc lợi xã hội.
GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung
6
Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với
Phương thức sản xuất Châu Á
Phương thức sản xuất Slavơ: Nó tương tự như phương thức châu Á, nhưng
khác biệt ở dạng sở hữu là sự chiếm hữu cá nhân trực tiếp những gì thuộc về loài
người. Ngoài ra, tầng lớp thống trị thông thường tránh nói rằng họ là hiện thân của
thánh thần mà thích nói rằng họ là hậu duệ của thánh thần, hay tìm kiếm các lý lẽ
bào chữa khác để bảo vệ quyền cai trị của mình. Các xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại
là các ví dụ điển hình của phương thức sản xuất này. Các lực lượng sản xuất của
phương thức này bao gồm nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), sử dụng tích cực
gia súc trong nông nghiệp Phương thức sản xuất châu Á là một khái niệm khoa học
do Marx đề ra lần làm sức kéo, cũng như hệ thống thương mại bắt đầu phát triển.
+ Phương thức sản xuất phong kiến.
+ Phương thức sản xuất tư bản.
+ Phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa.
+ Phương thức sản xuất cộng sản.
1.1.4. Khái niệm phương thức sản xuất châu Á và nội hàm của nó
1.1.4.1.Khái niệm về phương thức sản xuất châu Á.
Đầu tiên vào năm 1859, để biểu thị một số đặc thù của xã hội phương Đông cổ
xưa. Marx đưa ra trong tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” xuất

bản năm 1859, trong đó Marx chủ yếu bàn về những nguyên lý của phép biện chứng
duy vật và áp dụng nguyên lý đó vào trong nghiên cứu lịch sử. Trong công trình này
có một mệnh đề Marx phát biểu rằng: “Về đại thể, có thể coi phương thức sản xuất
châu Á cùng với cổ đại, phong kiến và tư bản hiện đại là những thời đại tiến triển
dần dần của hình thái kinh tế xã hội”.
Marx và Engel đã nghiên cứu lịch sử phương Đông thời kỳ tiền thực dân và đã
phát hiện nhiều đặc điểm quan trọng của xã hội phương Đông như vai trò của thủy
lợi trong phát triển nông nghiệp và hình thành nhà nước về ruộng đất, đặc điểm của
thành thị và mối quan hệ mật thiết không tách rời giữa thành thị với nông thôn, sự
GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung
7
Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với
Phương thức sản xuất Châu Á
hình thành sớm nhà nước quân chủ tập quyền phát triển theo xu hướng chuyên chế,
tình trạng trì trệ vào cuối thời trung đại.…
Từ việc phát hiện ra một số đặc điểm của phương thức sản xuất châu Á, Marx
đã chính thức đưa ra sử dụng khái niệm phương thức sản xuất châu Á thay cho khái
niệm “hình thái châu Á” mà Marx đã từng nhắc đến trước đó. Tiếp đó, Marx tiếp tục
đi sâu nghiên cứu làm rõ thêm các đặc điểm đã phát hiện, trong quá trình nghiên cứu
đó Marx lại phát hiện thêm một số đặc điểm nữa của phương thức sản xuất châu Á.
Còn về những đặc trưng cơ bản của phương thức sản xuất châu Á, Marx và
Engels không khái quát một cách rõ ràng như với hình thái cộng sản nguyên thủy,
chiếm hữu phong kiến, phong kiến, tư bản chủ nghĩa…Đó là nguyên nhân đưa đến
nhiều cuộc tranh luận về phương thức sản xuất châu Á vào cuối những năm 60, 70
của thế kỷ XX ở Pháp rồi lan ra nhiều nước ở châu Âu, châu Á, châu Phi, châu
Mỹ…(trừ Tây Âu).
Cuộc tranh luận cũng xoay quanh 3 vấn đề cơ bản sau :
+ Phương thức sản xuất châu Á có đúng là một hình thái kinh tế xã hội ngoài
năm hình thái kinh tế đã được xác định rõ là: cộng sản nguyên thủy, phong kiến, tư
bản chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa không?

+ Những đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á là gì?
+ Phương thức sản xuất châu Á đã đóng vai trò như thế nào trong sự phát triển
của lịch sử xã hội phương Đông?
Trong quá trình tranh luận tại hội thảo Lêningrat, người ta phải quyết định là
phải chấm dứt cuộc thảo luận vì để nó tiếp tục diễn ra thì nó sẽ làm ảnh hưởng thậm
chí làm rối loạn tình hình chính trị ở Liên Xô. Từ đó hình thành lên hai nhóm ý kiến
khác nhau:
+ Nhóm 1 cho rằng : phương thức sản xuất châu Á là những nét đặc thù của
hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ hay phong kiến phương Đông.
GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung
8
Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với
Phương thức sản xuất Châu Á
+ Nhóm 2 cho rằng : phương thức sản xuất châu Á là một hình thái kinh tế xã
hội phân hóa giai cấp và nhà nước sơ kỳ ở phương Đông, không thuộc phạm trù chế
độ chiếm hữu nô lệ hay phong kiến.
Như vậy, sau cuộc tranh luận lần thứ nhất trên thế giới, cả phương Đông và
phương Tây điều diễn ra cuộc tranh luận gay gắt về phương thức sản xuất châu Á,
cuộc tranh luận đó của giới sử học Mác xít và tiến bộ trên thế giới đến nay vẫn chưa
ngã ngũ.
1.1.4.2. Nội hàm của phương thức sản xuất châu Á
Trước khi đi vào tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của phương thức sản xuất
châu Á ở Việt Nam, ta cần phải thấy được đặc trưng của phương thức sản xuất châu
Á nói chung mà Mác cho rằng đó là một hình thái đặc biệt của xã hội phương Đông.
Từ đó đối chiếu vào lịch sử Việt Nam để tìm ra những đặc trưng riêng.
Qua nhiều công trình nghiên cứu của mình như : Hệ tư tưởng Đức (1845 -
1846), sự khốn cùng của triết học, sự thống trị của Anh ở Ấn Độ (1853), những kết
quả tương lai của sự thống trị của Anh ở Ấn Độ (1853), những hình thức có trước
nền sản xuất tư bản chủ nghĩa (1857 - 1858), đến tác phẩm Góp phần phê phán khoa
kinh tế chính trị (1859)…và một số công trình khác về phương thức sản xuất châu

Á. Và từ những luận điểm cơ bản đó, Marx đi tới khẳng định : “Về đại thể, có thể
coi các phương thức sản xuất châu Á, cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại là những
thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế xã hội” .
Như vậy cho tới đây, phương thức sản xuất châu Á đã được Marx khẳng định từ
những nét đặc thù của nó mà Marx đã phát hiện ra. Đó là:
+ Chế độ công xã nông thôn với tất cả sự trì trệ và bảo thủ của nó.
+ Nhà nước chuyên chế phương Đông.
+ Chế độ sở hữu tập thể ruộng đất mà đứng đầu là nhà vua và chiếm dụng của
các công xã.
+ Sự bóc lột theo kiểu nộp cống.
GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung
9
Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với
Phương thức sản xuất Châu Á
+ Sự không tách rời thủ công nghiệp cới nông nghiệp. Thành thị chậm ra đời và
khó phát triển.
+ Sự tồn tại một cách kiên trì nhất và lâu dài nhất của “hình thái châu Á”.
Sau khi đưa ra khái niệm phương thức sản xuất châu Á, Marx lại phát triển thêm lý
luận về vấn đề này, nhất là ở tập I bộ Tư bản (xuất bản năm 1867 và tái bản ngay ba
lần: 1872, 1883, 1890) nhằm nêu thêm những nét đặc thù của công xã châu Á trong
phương thức sản xuất châu Á như sau :
+ Trong phương thức sản xuất châu Á, sản xuất hàng hóa chậm phát triển .
+ Trong phương thức sản xuất châu Á, tô và thuế kết hợp làm một.
+ Với phương thức sản xuất châu Á, nhân tố về sức mạnh của hiệp tác giản đơn
của những người lao động dưới sự chỉ huy của nhà nước chuyên chế phương Đông
đã tạo nên những công trình xa hoa hay có ích.
+ Tính độc chuyên của phường hội và sự hình thành các đẳng cấp xã hội cũng
được Marx – Engel coi như coi nhẹ một trong những nét đặc thù của phương thức
sản xuất châu Á.
+ Sự duy trì các tôn giáo cổ đại, sự thần thánh hóa thiên nhiên, củng được coi

như một đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á về mặt văn hóa xã hội.
+ Tính trì trệ và tồn tại dai dẳng của phương thức sản xuất châu Á trong các xã
hội phương Đông.
Đó là những nét đặc thù của phương thức sản xuất châu Á mà Mác đã phát hiện
ra. Như vậy là nội hàm của phương thức sản xuất châu Á đã được phát triển với
những nét riêng biệt của nó.
Engel tuy đồng ý với Marx về nội dung của phương thức sản xuất châu Á,
nhưng không sử dụng khái niệm này. Trong tác phẩm chống Đuyrinh, Engel đã phát
triển tư tưởng phương thức sản xuất châu Á của Marx, nhấn mạnh đến tính chất bình
quân công xã, bình đẳng giữa các thành viên công xã, các công xã nguyên thủy – cơ
sở của Nhà nước thô sơ nhất – Nhà nước chuyên chế phương Đông, chế độ sở hữu
GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung
10
Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với
Phương thức sản xuất Châu Á
công cộng về ruộng đất, chế độ nô lệ gia đình…nhằm làm rõ thêm những nét đặc thù
của phương thức sản xuất châu Á.
Sau này Lê nin đã tiếp tục nghiên cứu và phát triển tư tưởng phương thức sản
xuất châu Á của Marx, Lênin không đi sâu phân tích về nội dung của phương thức
sản xuất châu Á, sự ra đời và tồn tại của nó, mà chỉ vận dụng tư tưởng lý luận này
của Marx – Engel vào việc nhận thức xã hội Nga để tiến hành cách mạng.
Nhìn chung, tư tưởng của hai ông về phương thức sản xuất châu Á đã ra đời
mặt dù còn nhiều chỗ chưa rõ. Nhưng đã cho thấy đó là một quá trình tư duy khoa
học, sâu sắc, thận trọng, nghiêm túc, luôn có sự hoàn thiện, phát triển, bổ sung.
2.1. Phương thức sản xuất châu Á theo quan điểm của các nhà Mácxít
2.1.1. Quan niệm của Marx về phương thức sản xuất châu Á
Để đưa ra được khái niệm về phương thức sản xuất châu Á, Marx đã phải trải
qua một quá trình nghiên cứu lâu dài. Quan điểm của Mác về hình thái kinh tế này
cũng được thể hiện qua nhiều công trình mà Ông nghiên cứu và viết ra.
Từ công trình “Hệ tư tưởng Đức (1845 - 1846), Mác đã phát hiện ra rằng “Sự

phân công lao động cũng đồng thời là những hình thức khác nhau của sở hữu ”. Từ
đây Mác đã tìm thấy 3 hình thức sở hữu đầu tiên :
+ Sở hữu bộ lạc.
+ Sở hữu công xã và sở hữu Nhà nước.
+ Sở hữu phong kiến (hay sở hữu đẳng cấp).
Các hình thức sở hữu đó đều gắn liền với sự xuất hiện của nhà nước.
Trong tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học”, Mác đã phát hiện ra mối quan hệ
giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một phương thức sản xuất.
Mác chỉ rõ : “những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những lực lượng
sản xuất. Do có những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi những phương
thức sản xuất của mình, và do thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của
mình, loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình” .
GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung
11
Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với
Phương thức sản xuất Châu Á
Từ cơ sở lý luận trên, Mác đã đi đến khẳng định sự ra đời và kế tiếp lẫn nhau
giữa các hình thái kinh tế xã hội từ Công xã nguyên thuỷ -> Chiếm hữu nô lệ ->
Phong kiến -> Tư bản chủ nghĩa.
Mặc dù đã đưa ra được mô hình của các hình thái kinh tế lần lược ra đời và tồn
tại trong lịch sử loài người. Nhưng cả Mác và sau đó là Enghen khi nghiên cứu về
phương Đông thì lại không sắp xếp được mô hình kinh tế - xã hội ở đây vào loại
hình thái kinh tế nào của Ông. Bởi vì các xã hội đó có những nét đặc thù riêng.
Đến công trình về “Sự thống trị của Anh ở Ấn Độ (1853)”, Mác và Enghen đã
phát hiện ra những nét đặc thù của xã hội phương Đông là “Nhà nước chuyên chế
phương Đông – chuyên chế châu Á” và “chế độ công xã nông thôn”.
Tiếp đến, trong thư gửi cho Enghen, tháng 6-1853, Mác khẳng định : “Nhà vua
là kẻ sở hữu duy nhất tất cả mọi đất đai trong quốc gia”, và “Tình hình không có chế
độ tư hữu về ruộng đất. Đó là chiếc chìa khoá thực sự ngay cả cho thiên giới phương
Đông” . Quan điểm trên của Mác tiếp tục được ông nhắc đến ở các công trình sau đó

như trong tác phẩm : Những kết quả tương lai của sự thống trị của Anh ở Ấn Độ (7-
1853); Những hình thức có trước sản xuất tư bản chủ nghĩa (viết từ tháng 3-1857 –
tháng 3 - 1858)…
Trong tác phẩm “Những hình thức có trước sản xuất tư bản chủ nghĩa (xuất bản
1976)”, Mác có viết : “Lịch sử châu Á – đó là một thể thống nhất không phân biệt
giữa thành thị và nông thôn” .
Như vậy, đến công trình “Những hình thức có trước sản xuất tư bản chủ nghĩa
(viết từ tháng 3-1857 – tháng 3 – 1858), tư tưởng của Mác đã chín muồi cho sự ra
đời của khái niệm phương thức sản xuất châu Á.
Và đến tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị (1859)”, Mác đã
chính thức đưa ra khái niệm phương thức sản xuất châu Á.
2.1.2. Quan điểm của Lênin về Phương thức Sản xuất châu Á.
GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung
12
Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với
Phương thức sản xuất Châu Á
Sự chuyển biến liên tục về kinh tế - xã hội nằm trong quy luật vận động và phát
triển của lịch sử xã hội loài người. Trong tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học”,
Các Mác đã phát hiện ra mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
trong một phương thức sản xuất rồi chỉ rõ: Những quan hệ xã hội đều gắn liền mật
thiết với những quan hệ sản xuất. Do có lực lượng sản xuất mới liên tục ra đời, nên
loài người đã thay đổi phương thức sản xuất, thay đổi cách kiếm sống và thay đổi
luôn cả những quan hệ xã hội, tạo động lực cho sự thay đổi, phát triển của nền kinh
tế - xã hội. Vì vậy, các hình thái kinh tế - xã hội ra đời rồi lần lượt thay thế nhau từ
Cộng sản nguyên thủy, Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, Tư bản chủ nghĩa, Chủ nghĩa
xã hội và chính đó cũng là kết quả của quá trình chuyển biến, phát triển của nền kinh
tế - xã hội.
Mác và Anghen lại thấy, ở phương Đông, xã hội có những nét đặc thù riêng biệt
mà không thể lấy các hình thái kinh tế - xã hội kể trên để giải thích. Mãi đến năm
1859, trong tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” của Mác nghiên

cứu về phương Đông, khái niệm “Phương thức sản xuất châu Á” chính thức ra đời.
Cũng từ đó bắt đầu nảy sinh nhiều bất đồng giữa các nhà nghiên cứu kể cả phương
Đông lẫn phương Tây khi đề cập đến khái niệm “Phương thức sản xuất châu Á”
Lênin là một nhà Mácxít chính thống, hậu duệ trung thành của Marx và Engels
về khái luận Phương thức Sản xuất châu Á. Mặc dù trong tác phẩm: Nguồn gốc gia
đình, tài sản tư hữu và nhà nước, Engels đã đoạn tuyệt với khái luận Phương thức
Sản xuất châu Á, không làm cho Lênin - vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 – “xa
lánh” khái luận Phương thức Sản xuất châu Á của hai bậc thầy. Lênin đã mặc nhiên
công nhận và tiếp thu khái niệm “Hệ thống châu Á” trong đúng hai thập niên từ
1894 tới 1914.
Sau khi tham gia vào phong trào Dân chủ Xã hội năm 1893, với một thời gian
tương đối ngắn, Lênin đã nghiên cứu lý thuyết của Marx và Engels, và đã chấp nhận
Phương thức Sản xuất châu Á là một trong bốn hình thái kinh tế xã hội đối kháng.
GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung
13
Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với
Phương thức sản xuất Châu Á
Trong tiểu luận: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản tại Nga, công bố năm 1899,
Lênin cũng đã đề cập tới khái niệm “Hệ thống châu Á” khi nhận xét các quan hệ
kinh tế xã hội Nga thời đó. Năm 1900, ông mô tả chính phủ của Trung Hoa cổ
truyền là chính phủ mang tính châu Á. Hai năm sau ông khẳng định tính chất thâm
độc của sự đàn áp châu Á. Trong những năm 1906-1907 ông đã tranh luận gay gắt
với Plechanow, một nhà Mácxít Nga đại diện cho nhóm thiểu số (Menschewiki) và
lập luận rất vững chắc về “Hệ thống châu Á” và đặc tính “bán châu Á” của xã hội
Nga. Năm 1911, ông lại nhấn mạnh đăc thù của “Hệ thống Đông phương”, “Hệ
thống châu Á” và sự “ trễ nải của Đông phương”. Cùng năm đó, khi xảy ra Cách
mạng Tân Hợi, ông lại đề cập tới “đặc thù châu Á” của Trung Hoa cổ truyền và còn
gọi nguyên thủ của Trung Hoa thời ấy là “Tổng thống Á châu”. Trong một cuộc
tranh luận với Rosa Luxemburg năm 1914, ông đã thống nhất về chủ nghĩa chuyên
chế châu Á là một hiện tượng bao hàm mọi khía cạnh kinh tế, chính trị, văn hoá lịch

sử và cả xã hội nữa, và ông còn triển khai thêm rằng một trật tự nhà nước như thế sẽ
rất bền vững ở trường hợp hình thái kinh tế của những quốc gia mang đậm nét phụ
hệ, tiền tư bản và nền kinh tế hàng hoá, cũng như sự phân hoá giai cấp phát triển
không đáng kể.
2.1.3. Các quan điểm về phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam
Từ lâu vấn đề phương thức sản xuất châu Á đã trở thành đề tài nghiên cứu và
tranh luận của giới nghiên cứu Mác xít ở nhiều nước trên thế giới. Nhằm mục đích
làm sáng tỏ chủ nghĩa Mác – Lê nin về sự phát triển của xã hội, lý giải hàng loạt các
vấn đề đang được đặt ra trong lịch sử nhân loại, đó là con đường phát triển và xây
dựng xã hội của các nước Á, Phi, Mỹ la tinh đã và đang thoát ra khỏi ách thống trị
của đế quốc chủ nghĩa, vấn đề phương thức sản xuất châu Á ngày càng thu hút sự
quan tâm của giới nghiên cứu Mác xít ở nhiều nước, các nước xã hội chủ nghĩa, các
nước phát triển phi tư bản và cả các nước tư bản chủ nghĩa.
GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung
14
Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với
Phương thức sản xuất Châu Á
Hàng loạt các cuộc thảo luận về phương thức sản xuất châu Á ở Liên xô (1929 -
1921), (1964-1965), ở Pháp (1962-1963) và nhiều công trình nghiên cứu khác của
các học giả trên thế giới đã chứng minh điều đó.
Tuy nhiên, cho tới nay, các cuộc thảo luận về phương thức sản xuất châu Á vẫn
chưa kết thúc, các ý kiến về phương thức sản xuất châu Á vẫn còn phân tán.
Ở Việt Nam, hàng chục công trình nghiên cứu về phương thức sản xuất châu Á
cũng đã được công bố và in trên các tạp chí khoa học, đặc biệt là trên các số thông
tin khoa học lịch sử về phương thức sản xuất châu Á và Tạp chí nghiên cứu lịch sử
và nhiều công trình nghiên cứu của nhiều học giả hàng đầu như : Nguyễn Hồng
Phong, Nguyễn Lương Bích, Lê Kim Ngân, Trần Quốc Vượng, Văn Tạo, Phan Huy
Lê…Có người thì cho rằng xã hội cổ đại Việt Nam đã tiến thẳng từ cộng sản
Nguyên thủy sang chế độ phong kiến, không qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Cũng có
một số người thì cho rằng xã hội cổ đại Việt Nam là xã hội chiếm hữu nô lệ…

Vậy, vấn đề đặc ra là trong lịch sử Việt Nam có tồn tại phương thức sản xuất
châu Á hay không?. Nếu có thì nó bắt đầu từ khi nào? Và mốc kết thúc của nó là lúc
nào?. Đặc trưng cụ thể của phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam là gì?. Đó là
những vấn đề mà đòi hỏi giới nghiên cứu cần phải làm rõ.
Ở Việt Nam, sau khi miền Bắc được giải phóng hòan tòan (năm 1954), đất nước
ta đối mặt với không ít những khó khăn về kinh tế, chính trị, xã hội…trong khi đó
vấn đề nông dân và nông thôn trở thành vấn đề nổi trội. Cho nên, tìm hiểu làng xã –
nông thôn Việt Nam hiện nay cái gì là do lịch sử xa xưa để lại kể cả mặt tích cực và
tiêu cực, đều là bổ ích cho việc cải tạo và xây dựng chủ nghãi xã hội.
Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội cho phù hợp với đặc
điểm của nước ta thì việc nghiên cứu về phương thức sản xuất châu Á nói chung và
phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam nói riêng là rất quan trọng. Để từ đó chúng
ta có thể tìm ra được những di sản tích cực và tiêu cực của phương thức sản xuất
châu Á và đề ra những biện pháp khắc phục hiệu quả.
GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung
15
Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với
Phương thức sản xuất Châu Á
Nghiên cứu về phương thức sản châu Á, đó là nhiệm vụ đặt ra để nhận thức lịch
sử, phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước còn mang nhiều tàn
dư của xã hội phương đông cổ đại. Để từ đó có được đánh giá một cách khoa học và
có thái độ, biện pháp xử lý đúng mức. Không nhưng thế, nhiệm vụ đó còn góp phần
làm phong phú học thuyết Mác – Lênin về con đường phát triển xã hội từ vị trí một
nước phương Đông của mình.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, vào những năm 1959 – 1960 nhiều cuộc hội
thảo khoa học được mở ra và gây nhiều tranh cải sôi nổi. Bên cạnh cuộc thảo luận về
vấn đề có hay không có chế độ chiếm hữu nô lệ ở Việt Nam, còn xuất hiện công
trình nghiên cứu về xã thôn Việt Nam và tiếp theo là hàng loạt luận văn, công trình
mang tính chất thông tin, hoặc trực tiếp đề cập đến vấn đề phương thức sản xuất
châu Á, về công xã nông thôn, đặc biệt từ năm 1968 trở đi, vấn đề này được đề cập

rộng rãi và có hệ thống.
Trong các cuộc thảo luận cũng như trong các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
từ những năm 60 tới nay, vấn đề mà được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều nhất
là có hay không có phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam?
Nếu có thì thời điểm bắt đầu và kết thúc của nó là khi nào? Từ những hoạt
động khoa học trên, ta thấy ở Việt Nam xuất hiện nhiều tác giả đề cập đến vấn đề
phương thức sản xuất châu Á và và đã đưa ra được những luận điểm cụ thể. Ngoài
Nguyễn Hồng Phong và Nguyễn Lương Bích từng xuất hiện từ thời kỳ trước ta thấy
còn có Phan Huy Lê với các tác phẩm “Xã hội thời Hùng Vương”; Lê Kim Ngân với
bài “Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý Trần”; Đặng Phong với bài “Ruộng công
thời phong kiến ở Việt Nam và vấn đề phương thức sản xuất châu Á”. Vũ Huy Phúc
với tác phẩm “Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX”. Trần Quốc
Vượng với tác phẩm “Thế kỷ X - Việt Nam – Văn hoá”….Bên cạnh những hoạt
động nghiên cứu ở trong nước, thì ở nước ngoài như : ở Pháp tác giả Lê Thành Khôi
GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung
16
Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với
Phương thức sản xuất Châu Á
cũng tham gia nghiên cứu với tác phẩm “Góp phần nghiên cứu phương thức sản xuất
châu Á : Nước Việt Nam cổ đại”….
Qua những tìm hiểu của bản thân tôi về phương thức sản xuất châu Á ở Việt
Nam, tôi nêu lên những bước phát triển và kết quả thu được trong quá trình nghiên
cứu về phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam một cách khái quát.
Từ sau năm 1959, hàng loạt các vấn đề về lịch sử Việt Nam đã được nghiên
cứu, trong đó vấn đề lịch sử cổ đại và truyền thống dân tộc được đề cập đến một
cách khá tích cực. Trong giới nghiên cứu bấy giờ, một trong những người đầu tiên
bàn về vấn đề này là Nguyễn Hồng Phong. Dưới góc độ dân tộc học, Nguyễn Hồng
Phong đã viết tác phẩm “xã thôn Việt Nam” (1959). Với tác phẩm này, mặc dù
không nhắc đến phương thức sản xuất châu Á nhưng tác giả đã đề cập đến nội dung
cơ bản của phương thức sản xuất châu Á là “chú trọng nghiên cứu về những dấu vết

của tổ chức xã hội nguyên thuỷ - công xã thị tộc và công xã nông thôn còn tồn tại
trong xã thôn Việt Nam trong cơ sở kinh tế cũng như trong tổ chức xã hội và ý thức
tư tưởng” . Và khẳng định rằng : “đặc điểm của xã hội phương Đông cổ đại là sự tồn
tại rất lâu của công xã nông thôn…”. Còn ở Việt Nam, Ông cũng khẳng định rõ :
“tới thời Pháp thuộc, trước cách mạng Tháng 8. Trong xã thôn ở Việt Nam vẫn còn
tồn tại rất nhiều di tích của xã hội nguyên thủy, cụ thể là những di tích của công xã
thị tộc và công xã nông thôn, nhất là công xã nông thôn” .
Qua tác phẩm Xã thôn Việt Nam, ta thấy từ năm 1959 đặc điểm của xã hội
phương Đông cổ đại nói chung, của Việt Nam nói riêng, được nhìn nhận dưới ánh
sáng của lý thuyết phương thức sản xuất châu Á và được đề cập một cách cơ bản.
Với sự khẳng định phương thức sản xuất châu Á đã từng tồn tại trong lịch sử xã
hội Việt Nam, Nguyễn Hồng Phong đã nêu lên được những vấn đề cơ bản mang tính
chất khởi đầu cho việc thảo luận về phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam.
Sau khi tác phẩm Xã thôn Việt Nam ra đời một năm, ở Việt Nam một cuộc thảo
luận về chế độ chiếm hữu nô lệ được mở ra. Trong cuộc thảo luận này, vấn đề có
GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung
17
Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với
Phương thức sản xuất Châu Á
hay không có chế độ chiếm hữu nô lệ ở Việt Nam tiếp tục được thảo luận. Những
nhà nghiên cứu đã cố gắn vận dụng học thuyết Mácxít về 5 hình thái kinh tế xã hội
để lý giải vấn đề này, để làm sáng tỏ đặc điểm của xã hội Việt Nam Cổ đại. Mặc dù
phương thức sản xuất châu Á không được trực tiếp đề cập đến, nhưng qua kết quả
thảo luận ngiều người đã sớm phát hiện ra rằng ở phương Đông Cổ đại, cụ thể là
trong lịch sử Việt Nam Cổ đại quá trình phát triển xã hội có nhiều nét đặc thù mà sơ
đồ 5 hình thái kinh tế không bao quát nổi.
Đến đây, sự lúng túng, bế tắc của việc áp dụng lý thuyết sơ đồ 5 hình thái kinh
tế vào lý giải lịch sử xã hội Việt Nam Cổ đại đã thôi thúc giới nghiên cứu đi sâu hơn
nữa để tìm ra một chìa khoá để giải đáp về xã hội Việt Nam cổ đại.
Trên cơ sở kế thừa những vấn đề cơ bản về phương thức sản xuất châu Á mà

Nguyễn Hồng Phong đã nêu lên, Nguyễn Lương Bích là người đã mở đầu cho việc
thảo luận về phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam. Với tác phẩm “phương thức
sản xuất châu Á là gì?” đăng liên tiếp trong 2 số Nghiên cứu lịch sử vào năm 1963.
Trong tác phẩm này, tác giả đã giành nhiều cho việc giới thiệu, thuyết minh về
phương thức sản xuất châu Á. Mặc khác, ông còn nêu lên tầm quan trọng của việc
nghiên cứu phương thức sản xuất châu Á là : “giải quyết được vấn đề phương thức
sản xuất châu Á, tức là thuyết minh được một quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác
về lịch sử châu Á, đồng thời giải quyết được một phần những khó khăn, mắc míu
trong vấn đề phân kỳ lịch sử Việt Nam” . Nguyễn Lương Bích cho rằng phương thức
sản xuất châu Á “là chế độ công xã nông thôn ở châu Á mà Mác đã nhấn mạnh là
một chế độ đặt biệt ở châu Á” . Cuối cùng, Ông khẳng định : “căn cứ vào sự thật lịch
sử, chúng ta có thể thừa nhận : ở Việt Nam đã có phương thức sản xuất châu Á và
phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam đã tồn tại cho đến trước khi Pháp xâm
lược…” .
Tuy những kiến giải của Nguyễn Lương Bích về phương thức sản xuất châu Á
chưa phải đã được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát lịch sử cụ thể của xã hội
GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung
18
Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với
Phương thức sản xuất Châu Á
Việt Nam cổ đại nhưng đã đánh dấu một mốc quan trọng đó là lần đầu tiên phương
thức sản xuất châu Á được đề cập đến một cách trực diện. Và đây cũng là điều được
giới nghiên cứu trong và ngoài nước chú ý quan tâm.
Sau công trình nghiên cứu của Nguyễn Lương Bích cũng đã có hàng loạt các
cuộc thảo luận về phương thức sản xuất châu Á diễn ra ở Hà Nội vào năm 1964,
1965,…Nhưng nhìn chung, cuộc thảo luận cũng chỉ dừng lại ở những kết luận mang
tính chất thông tin, thảo luận chung về phương thức sản xuất châu Á.
Như vậy, trong những năm 59, 60 ở Việt Nam công tác nghiên cứu về phương
thức sản xuất châu Á đã đạt được một số thành tựu cơ bản sau :
+ Bước đầu hình thành nên các thông tin về phương thức sản xuất châu Á.

+ Khẳng định khái niệm phương thức sản xuất châu Á và xác định nhiệm vụ cần
phải nghiên cứu khái niệm đó nhằm làm sáng tỏ học thuyết Mác Lênin, góp phần
vào việc nhận thức lịch sử Việt Nam Cổ Trung đại, phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
+ Khẳng định sự tồn tại của công xã nông thôn và chế độ ruộng công chia định
kỳ là đặc điểm của xã hội phương Đông Cổ đại và cũng là đặc điểm của xã hội Việt
Nam. Đặc điểm này còn tồn tại cho đến trước cách mạng tháng Tám ở Việt Nam.
Trong tập thông tin khoa học lịch sử năm 1968 – 1970, một số nhà sử học như
Trương Hữu Quýnh, Hòang Hưng, Nguyệt Linh, Ngô Văn Hòai…Qua quá trình
nghiên cứu về phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam cũng khẳng định rằng ở
Việt Nam có tồn tại hình thái phương thức sản xuất châu Á.
Nhìn chung, qua các hội nghị khoa học, các công trình của nhiều nhà nghiên
cứu ở Việt Nam, những vấn đề đặc điểm của lịch sử Việt Nam, quá trình phát triển
của xã hội Việt Nam, một phần đã được nhìn nhận, soi rọi dưới sánh sáng của lý
thuyết phương thức sản xuất châu Á.
Khi bàn về vấn đề phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam đa số các nhà
nghiên cứu đều khẳng định có sự tồn tại phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam từ
GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung
19
Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với
Phương thức sản xuất Châu Á
rất sớm. Tuy nhiên, xét riêng về móc chấm dứt của phương thức sản xuất châu Á ở
Việt Nam lại chưa có sự thống nhất, thậm chí còn gây ra nhiều tranh cải trong giới
sử học.
Khi bàn về mốc chấm dứt của phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam , trong
tham luận “Sự phát triển của xã hội Việt Nam các thế kỷ X – XV (vài nét đặc thù
hình thái xã hội)” Nguyễn Hồng Phong đã viết : “Tác giả luận văn này và một số tác
giả khác trong viện sử học khẳng định rằng cho đến thế kỷ XV, xã hội Việt Nam
thuộc phạm trù hình thái xã hội châu Á” .
Cũng là một trong những người quan tâm nghiên cứu về phương thức sản xuất

châu Á ở Việt Nam, và cũng là người có cùng quan điểm với Lê Hồng Phong về vấn
đề phương thức sản xuất châu Á. Lê Kim Ngân, vào các năm 1974 – 1975, là một
trong những người tham gia nghiên cứu đề tài “Nông thôn Việt Nam” và qua nhiều
công trình nghiên cứu khác. Cho đến năm 1976, trong hội nghị khoa học về xã hội
Việt Nam thời Lý Trần, Lê Kim Ngân mới trình bày cụ thể quan điểm của mình về
phương thức sản xuất châu Á. Lê Kim Ngân cho rằng nền kinh tế công xã ở thê kỷ X
– XI nằm trong phạm trù phương thức sản xuất châu Á. Xã hội đó gồm hai giai cấp
cơ bản : giai cấp nông dân công xã là giai cấp bị bốc lột và giai cấp quý tộc là giaic
ấp hưởng sản phẩm thặng dư của công xã. Tác giả đi đến kết luận : “kết cấu kinh tế
của xã hội Việt Nam ở thế kỹ X-XII là kết cấu kinh tế Á Châu tiền phong kiến”.
Mặc khác, tác giả còn cho rằng xã hội Việt Nam chuyển sang giai đọan Á Châu
phong kiến hóa mạnh mẽ vào thế kỷ XIV. Mặc dù quan điểm này của Lê Kim Ngân
mang tính chất tiến bộ. Nhưng vẫn gây ra nhiều tranh cải của nhiều khuynh hướng
khác nhau.
Cũng bàn về phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam, từ những năm đầu 70,
trong tác phẩm nghiên cứu về “ Xã hội thời Hùng Vương”, sau khi phân tích tình
hình của sản xuất, quá trình phân hoá xã hội, Phan Huy Lê đã nhận xét : thời Hùng
Vương là “một xã hội có giai cấp sơ kỳ với những nét đặc trưng của hình thái Á
GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung
20
Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với
Phương thức sản xuất Châu Á
Châu” . Ngoài ra ông còn khẳng định : Việt Nam từ chế độ công xã nguyên thủy
bước vào thời kỳ phương thức sản xuất châu Á tiến thẳng lên chế độ phong kiến chứ
không qua giai đọan chiếm hữu nô lệ. Quan điểm này của Phan Huy Lê tiếp tục
được ông bảo vệ trong các công trình nghiên cứu sau đó như : “Về bản chất của nền
văn hoá truyền thống Việt Nam” được in trong tạp chí Cộng sản số 11- 1979; trong
Tham luận tại hội nghị sử học quốc tế năm 1980…
Mặc dù tác giả chưa đưa ra được một mốc thời gian cụ thể nhưng tác giả đã cho
rằng sau chế độ công xã nguyên thuỷ Việt Nam bước vào xã hội có giai cấp sơ kỳ

mang đặc trưng “hình thái Á châu” hay phương thức sản xuất châu Á.
Nghiên cứu lịch sử Việt Nam Cổ đại từ gốc độ văn hóa – văn minh. Trong tác
phẩm “Về truyền thống dân tộc” Trần Quốc Vượng đã đề cập đến “một hậu quả của
phương thức sản xuất châu Á ngự trị quá lâu trong xã hội Việt Nam” . Tác giả cho
rằng, xã hội Việt Nam từ thế kỷ XIX trở về trước là “một xã hội tiểu nông truyền
thống nằm trong khung cảnh của một phương thức sản xuất châu Á” . Những luận
điểm này được tác giả tiếp tục bảo vệ trong các bài viết sau đó như : Tham luận “thế
kỷ X - Việt Nam – Văn hoá (1981)…
Khi nghiên cứu về phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam, Văn Tạo khẳng
định rằng : “Trong lịch sử xã hội Việt Nam có phương thức sản xuất châu Á tồn tại
cho đến thế kỷ XII. Thế kỷ này coi như là sự giao thời giữa phương thức sản xuất
châu Á chuyển sang xã hội phong kiến Mãi cho đến thế kỷ XIII, khi nhà nước
chính thức ban bố chính sách cho các làng xã bán công điền (1254) thì sự chuyển
gaio giai đọan mới chính thức được thực hiện”.
Như vậy, khi bàn về phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam thì có rất nhiều
quan điểm khẳng định rằng có sự tồn tại phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam
và nó như là một phương thức sản xuất riêng biệt.
Tuy nhiên, không phải ai cũng tán thành quan điểm đó. Một số nhà nghiên cứu
không thừa nhận phương thức sản xuất châu Á như là một phương thức sản xuất
GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung
21
Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với
Phương thức sản xuất Châu Á
riêng biệt ở Việt Nam. Tiêu biểu ở đây là Đặng Phong. Qua tác phẩm “Ruộng công
thời phong kiến việt Nam và vấn đề phương thức sản xuất châu Á” được in liên tiếp
hai số trên tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 5 và số 6 năm 1976. Đặng phong đã nghiên
cứu ruộng công của làng xã Việt Nam từ nguồn gốc và sự chuyển biến của nó, tính
chất và chế độ khai thác đến quyền sở hữu và quan hệ sở hữu, quan hệ sản xuất.
Trên cơ sử phân tích địa tô và quyền sở hữu đó, Đặng Phong đi tới kết luận về một
chế độ đồng sở hữu lưỡng tính trên ruộng công thời phong kiến : Nhà nước phong

kiến và nông dân làng xã là hai chủ thể khác nhau về bản chất, đối lập nhau, cùng có
quyền sở hữu trên ruộng công. Từ việc phân tích về chế độ sở hữu trên ruộng công
và thừa nhận đặc điểm cơ bản của phương thức sản xuất châu Á là sự tồn tại phổ
biến của ruộng công, Đặng Phong cho rằng : “Trong chế độ đồng sở hữu lưỡng tính
trên ruộng công, bao giờ ta cũng thấy xã hội được cấu trúc bằng cách kết hợp hình
thức công xã cổ xưa với một hình thức nào đấy của chế độ bốc lột, chế độ nô lệ, chế
độ nông nô, chế độ địa chủ tá điền, hoặc là pha tạp của nhiều chế độ đó” . Đặng
phong đi đến một kết luận : “cái gọi là phương thức sản xuất châu Á cũng vậy, nó
vừa có tính chất riệng biệt, vừa không có tính riêng biệt”.
Từ khía cạnh kinh tế học, theo quan điểm của Đặng Phong : “Phương thức sản
xuất châu Á chỉ là một dạng hoặc là một đặc điểm của chế độ phong kiến Việt Nam,
không phải là một phương thức sản xuất độc lập, riêng biệt”.
Cùng quan điểm với Đặng Phong, Lê Thành Khôi một học giả người Việt ở
Pháp cũng đã phủ định sự tồn tại của phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam. Với
tác phẩm “Góp phần nghiên cứu phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam Cổ đại”
Lê Thành Khôi muốn góp phần đi sâu thảo luận vấn đề phương thức sản xuất châu Á
ở Việt Nam. Lê Thành khôi cho rằng ở Việt Nam Cổ đại không có những nét cổ điển
của chế độ “phong kiến”. Theo Lê Thành Khôi : “Nước Việt Nam cổ đại không thể
gọi là phong kiến vì không có chư hầu và lãnh chúa, không có tổ chức xã hội và
chính trị dựa trên một hệ thống những phụ thuộc cá nhân, không có phân chia quyền
GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung
22
Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với
Phương thức sản xuất Châu Á
lực giữa đông đảo bọn phong kiến” . Lê Thành Khôi còn nhấn mạnh Nước Việt Nam
cổ đại cũng “còn xa mới xác nhận sự ứng dụng khái niệm phương thức sản xuất
châu Á, nó còn phản bác lại một số quan điểm thường được gán ghép cho nó, đặt
biệt là sự vắng mặt của tư hữu ruộng đất và cũng còn vắng mặt các giai đọan xã
hội”. Từ sự bác bỏ phương thức sản xuất châu Á, Lê Thành Khôi đi đến kết luận :
“theo ý chúng tôi, tốt hơn là nên bỏ nó đi và xây dựng một khái niệm mới theo mức

độ cho phép của việc đi sâu phân tích các xã hội ngoài châu Âu” . Lê Thành Khôi đã
phủ định hoàn toàn khái niệm về phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam.
Như vậy, vấn đề phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam đã được nghiên cứu
và cũng đã gây ra không ít cuộc tranh cải khá gây gắt. Qua quá trình nghiên cứu đó
của nhiều học giả Việt Nam từ những năm 1968 đến nay ta thấy nổi lên 3 quan điểm
cơ bản sau :
+ Khẳng định có sự tồn tại của phương thức sản xuất châu Á trong lịch sử Việt
Nam.
Về thời gian tồn tại của phương thức sản xuất châu Á ở việt Nam, có ý kiến cho
rằng đỉnh cao của nó là giai đoạn từ thế kỷ X – XI. Và từ thế kỷ XII – XIII xã hội
Việt Nam chuyển sang giai đoạn phong kiến. Lại có ý cho rằng phương thức sản
xuất châu Á tồn tại trong lịch sử Việt Nam từ thời Văn Lang – Âu Lạc đến thế kỷ X.
+ Khẳng định khái niệm phương thức sản xuất châu Á nhưng không coi đó là
một phương thức sản xuất riêng biệt mà chỉ coi đó là đặc điểm, là một dạng đặc thù
của chế độ phong kiến trong lịch sử Việt Nam.
+ Phủ định khái niệm phương thức sản xuất châu Á và cho rằng lịch sử Việt
Nam cổ đại không dung nạp được khái niệm này.
Đa số các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận mốc khởi đầu của phương thức sản
xuất châu Á ở Việt Nam là bắt đầu từ khi giải thể của chế độ Công xã nguyên thủy.
Còn về mốc kết thúc thì lại có nhiều quan điểm khác nhau; có người cho là thế kỷ
XI, có người cho là thế kỷ XII, có ý kiến cho là thế kỷ XV và cũng có người cho là
GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung
23
Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với
Phương thức sản xuất Châu Á
từ thế kỷ XIX trở về trước xã hội Việt Nam truyền thống vẫn “nằm trong khung
cảnh của phương thức sản xuất châu Á”.
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về phương thức sản xuất châu Á ở Việt
Nam, cũng như mốc khời đầu và kết thúc của nó. Nhưng nhìn chung đại đa số tác
giả đều thừa nhận có sự tồn tại của phương thức sản xuất châu Á trong lịch sử xã hội

Việt Nam với tư cách là một phương thức sản xuất độc lập.
Theo quan điểm của tôi, tôi cho rằng phương thức sản xuất châu Á cũng đã
từng tồn tại trong lịch sử Việt Nam. Về mốc khởi đầu của nó theo tôi cũng xuất hiện
khi chế độ công xã nguyên thủy tan rã. Còn về mốc kết thúc của phương thức sản
xuất châu Á ở Việt Nam, tôi đồng tình với ý kiến của Văn Tạo là xã hội Việt Nam
có tồn tại phương thức sản xuất châu Á cho đến thế kỷ XII. Và đến thế kỷ XIII, khi
nhà nước chính thức ban bố chính sách cho các làng xã bán công điền thành tư điền
thì sự chuyển giai đọan chính thức được thực hiện.
Tôi không đồng ý với ý kiến cho rằng phương thức sản xuất châu Á đã tồn tại ở
Việt Nam đến thế kỷ XIX của một số học giả. Bởi vì theo dòng lịch sử, thì nước ta
đã trải qua một thời kỳ phong kiến rất lâu. Nhiều công trình nghiên cứu cũng đã đề
cập về vấn đề này. Đỉnh cao của chế độ phong kiến ở Việt Nam là vào thế kỷ XV
dưới triều Lê Sơ và suy tàn vào cuối thời nhà Nguyễn. Đó là sự thật mà lịch sử đã
ghi nhận.
Nếu nói là phương thức sản xuất châu Á đã tồn tại ở Việt Nam cho đến thế kỷ
XIX thì vô hình chung chúng ta đã phủ nhận và xóa bỏ đi cả một thời kỳ lịch sử lâu
dài của dân tộc, bỏ đi cả một thời kỳ mà phương thức sản xuất phong kiến đã phát
triển và thậm chí còn cực thịnh trong thời gian lâu dài trong lịch sử dân tộc.
Tôi chỉ thừa nhận là phương thức sản xuất châu Á vẫn còn tồn tại dai dẳng ở
Việt Nam đến thế kỷ XIX, nhưng theo tôi đó chỉ là những tàn dư không điển hình
của phương thức sản xuất châu Á mà thôi. Thực tế, qua các thời kỳ khác nhau, đều
có sự tồn tại của nhiều phương thức sản xuất đan xen nhau.
GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung
24
Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với
Phương thức sản xuất Châu Á
Như đã nói ngay từ đầu, lịch sử dân tộc ta có nét đặc thù là khi chuyển từ
phương thức sản xuất xã hội này sang phương thức sản xuất xã hội khác đều không
qua các cuộc cách mạng triệt để nên các di sản từ cổ đại đến cận đại cứ tồn tại một
cách dai dẳng, đan xen, gối cạnh lẫn nhau, hoặc là chồng chất lên nhau. Chính vì lẽ

đó, khi cho rằng phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam từ thế kỷ XIII đến thế kỷ
XIX cũng không phải là đã chấm dứt hẳn mà nó còn tồn tại với giá trị là tàn dư, kéo
dài và đan xen lẫn nhau, nó lẫn lộn với phương thức sản xuất phong kiến mà thôi.
Thậm chí ngay cả ngày nay, phương thức sản xuất châu Á vẫn còn tồn tại ở Việt
Nam. Và cũng chính vì lẽ đó mà có thể nói phương thức sản xuất châu Á vẫn còn
tồn tại dai dẳn trong lịch sử Việt Nam.
Nhiệm vụ của chúng ta ngày nay là nghiên cứu về nó để làm sao tìm ra được
những hạn chế của nó, gây nên sự trì trệ trong xã hội Việt Nam để từ đó có được
phương án giải quyết thỏa đáng.
II. Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam cổ trung đại
2.1. Thời kỳ Hùng Vương
2.1.1. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội và diễn biến chính trị
a. Điều kiện kinh tế - xã hội
Thời Hùng Vương với sự tiến bộ của công cụ sản xuất đã thúc đẩy nền kinh tế
ngày càng phát đạt đến một trình độ khá cao. Nền kinh tế bao gồm nhiều ngành,
nghề trong đó nông nghiệp trồng lúa nước đóng vai trò chủ đạo kinh tế phát triển tạo
nên bước chuyển biến quan trọng trong quan hệ sản xuất – xã hội, đưa đến sự phân
công lao động trong xã hội.
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, sự phân công lao động xã hội giữa nông
nghiệp và thủ công nghiệp tạo nên sự trao đổi sản phẩm và các nguyên liệu giữa các
địa phương ngày càng mở rộng dưới thời Hùng Vương tạo điều kiện thuận lợi cho
việc tăng thêm nguồn của cải xã hội. Những của cải chung của xã hội dần dần bị một
số người tìm cách chiếm đoạt biến thành của riêng. Chế độ tư hữu tài sản ra đời và
ngày càng phát triển theo sự phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời dẫn đến sự chuyển
GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung
25

×