Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN có THỂ áp DỤNG đối với WEBSITE bán HÀNG TRỰC TUYẾN tại VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.97 KB, 33 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (N03)
CHỦ ĐỀ: HÃY TRÌNH BÀY CÁC PHƯƠNG THỨC
THANH TOÁN CÓ THỂ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI
WEBSITE BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT
NAM HIỆN NAY.
Huế, ngày 14 tháng 03 năm 2014

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ
4
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
TMĐT Thương mại điện tử
TTTT Thanh toán trực tuyến
TTĐT Thanh toán điện tử
VĐT Ví điện tử
CTTTT Cổng thanh toán trực tuyến
TĐT Tiền điện tử
5
MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của Internet và nhu cầu trao đổi hàng hóa ngày càng cao thì
thương mại điện tử cũng dần xuất hiện và phát triển một cách mạnh mẽ trên thế giới. Tuy
nhiên tại Việt Nam, thương mại điện tử chỉ thực sự phát triển trong vòng 3-4 năm trở lại
đây với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các website bán hàng trực tuyến.
Đến cuối năm 2005, Việt Nam đã có khoảng 20.000 website của các doanh nghiệp và
các website sàn giao dịch B2B (marketplace), các website rao vặt, các siêu thị trực tuyến
B2C đua nhau ra đời. Các website này bắt đầu sơ khai với các hình thức quảng bá sản
phẩm trên website, tạo giỏ hàng và hỗ trợ khách hàng trực tuyến. Còn một khâu quan
trọng trong thương mại điện tử là thanh toán vẫn chỉ là thanh toán truyền thống, giao


hàng và nhận tiền tại nhà hoặc văn minh hơn là chuyển khoản qua ngân hàng, thanh toán
qua bưu điện. Ngày nay khi thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới thì
phương thức thanh toán trực tuyến đang được áp dụng khá phổ biến tại nhiều nước trên
thế giới; trong khi đó tại Việt Nam các ứng dụng này còn đang ở giai đoạn đầu. Thanh
toán điện tử của Việt Nam chỉ mới thực sự bắt đầu những bước đi đầu tiên từ cuối năm
2006, đầu năm 2007 khi mà một loạt các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cổng thanh toán
điện tử Payment Gateway ra đời như OnePay, SmartLink, Vietpay, Paynet, Mobivi,
Fibo…
Các phương thức thanh toán mới ra đời đã đem lại sự thuận tiện, nhanh chóng và tiết
kiệm cho cả các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Bên cạnh các phương thức thanh toán
điện tử truyền thống như chuyển khoản, ATM, POS hay thư đảm bảo còn có các hình
thức khác như thanh toán mobile internet đang ngày càng phát triển và phổ biến ở các
nước trên thế giới.
Tại Việt Nam, việc mua sắm trực tuyến cũng trở nên thật dễ dàng với việc đẩy mạnh
áp dụng các hình thức thanh toán tiện lợi và linh hoạt hơn. Các phương thức thanh toán
đang được áp dụng tại các website bán hàng trực tuyến hiện nay bao gồm trả tiền mặt khi
giao hàng, chuyển khoản qua ngân hàng, gửi tiền qua bưu điện hoặc chuyển qua hệ thống
chuyển tiền quốc tế, thanh toán trực tuyến.
Trang 6
1. Tình hình phát triển của thương mại điện tử và các phương thức thanh toán:
1.1. Tình hình phát triển thương mại điện tử cùng với thanh toán điện tử tại Việt
Nam:
Thương mại điện tử tại Việt Nam mới bắt đầu manh nha từ những năm giữa thập kỷ
2000 với website của các doanh nghiệp bán lẻ và một số ít các sàn giao dịch TMĐT chủ
yếu để giới thiệu sản phẩm chứ không để giao dịch mua bán do chưa có công cụ TTTT an
toàn và hiệu quả.
Vào cuối năm 2006 – đầu năm 2007 khi hàng loạt các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
TTTT ra đời như OnePay và SmartLink thì TTĐT của VIệt Nam chỉ mới thực sự bắt đầu
những bước đi đầu tiên. OnePay và SmartLink là hai cổng TTTT đầu tiên tại Việt Nam
chỉ phục vụ các doanh nghiệp ký hợp đồng có đóng phí cài đặt (khoảng 2 triệu VNĐ/lần),

phí duy trì (khoảng 1 triệu VNĐ/tháng) và đặt cọc ký quỹ phòng chống rủi ro (đến vài
chục triệu VNĐ hoặc 15% doanh số bán hàng trong 6 tháng). Các rào cản này làm cho
việc chấp nhận thanh toán trực tuyến trong giai đoạn 2006-2008 trở nên xa xỉ chỉ phù hợp
với số ít các website vừa và lớn, chưa thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT. Đến
cuối năm 2008, đầu năm 2009 NgânLượng.vn ra đời dưới sự hỗ trợ của công ty mẹ là tập
đoàn PeaceSoft Group thực hiện chức năng TTTT vào Website bán hàng hoàn toàn miễn
phí. Kéo theo đó là sự xuất hiện ngày một nhiều các phương thức thanh toán điện tử mới
được áp dụng tại các trang web bán hàng trực tuyến ở Việt Nam như: ví điện tử, SMS
banking, các loại thẻ thanh toán trực tuyến… đã góp phần thúc đẩy quá trình ứng dụng
TMĐT vào việc thực hiện các giao dịch của doanh nghiệp.
Giúp cho TMĐT ở Việt Nam có những bước phát triển mới trong những năm gần
đây.
1.2. Các phương thức thanh toán trực tuyến:
Khi ghé thăm một số trang web mua bán, người tiêu dùng tại Việt Nam hiện có thể
thực hiện thanh toán bằng nhiều hình thức. Các phương thức thanh toán đang được áp
Trang 7
dụng gồm trả tiền mặt khi giao hàng, chuyển khoản qua ngân hàng, gửi tiền qua bưu điện
hoặc chuyển qua hệ thống chuyển tiền quốc tế, thanh toán trực tuyến.
1.2.1. Các phương thức thanh toán truyền thống:
Do sự phát triển của thương mại điện tử ở nước ta còn ở giai đoạn đầu và với một thị
trường mà 97% giao dịch thanh toán vẫn dùng tiền mặt thì hình thức thanh toán truyền
thống được áp dụng khá phổ biến tại các website bán hàng trực tuyến lớn ở Việt Nam. Đó
là phương thức thanh toán được áp dụng bằng cách giao hàng và nhận tiền tại nhà, chuyển
khoản qua ngân hàng hay gửi tiền qua bưu điện…
1.2.1.1. Trả tiền mặt khi giao hàng:
Đây vẫn là hình thức thanh toán chủ yếu khi mua hàng qua các trang web vì đảm bảo
độ an toàn, khách hàng nhận đúng hàng đã đặt mua thì mới trả tiền.

Hình 1: Thanh toán trực tiếp (Nguồn: Internet 07/03/2014)
1.2.1.2. Chuyển khoản ngân hàng:

Thông qua ATM hoặc giao dịch trực tiếp tại ngân hàng, chủ tài khoản chuyển khoản
sang tài khoản của người bán một số tiền trước khi nhận hàng.
Trang 8
Hình 2: chuyển khoản ngân hàng (Nguồn: Internet 07/03/2014)
1.2.1.3. Gửi tiền qua bưu điện hoặc hệ thống chuyển tiền quốc tế:
Trong trường hợp người mua hoặc người bán ở cách xa, lại không có tài khoản ngân
hàng thì có thể dùng cách này. Tuy nhiên sẽ tốn một khoản phí chuyển tiền; tùy dịch vụ
của từng ngân hàng, mức phí có thể là vài chục nghìn đồng.
Hình 3: thanh toán qua bưu điện (Nguồn: Internet 07/03/2014)
1.2.2. Các phương thức thanh toán trực tuyến:
Nhu cầu thương mại, kinh doanh trong cuộc sống chưa bao giờ là đủ. Từ khi Internet
ra đời, đã tạo thuận lợi cho rất nhiều người, doanh nghiệp nhỏ lẻ có thể vươn ra môi
trường quốc tế để mua bán trao đổi hàng hóa qua mạng (thương mại điện tử) với mức chi
Trang 9
phí vừa phải hoặc có thể nói là khá thấp. Các loại tài khoản sử dụng để thanh toán trực
tuyến bắt đầu ra đời.
Cùng sự phát triển và hội nhập quốc tế thương mại điện tử ở Việt Nam trong những
năm gần đây đã có những bước tiến đáng kể. Các phương thức thanh toán mới ra đời ngày
càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đảm bảo sự tiện lợi, nhanh chóng
và hiệu quả trong quá trình giao dịch, tiết kiệm chi phí tối ưu cho doanh nghiệp lẫn người
tiêu dùng. Bên cạnh các phương thức thanh toán điện tử truyền thống như chuyển khoản,
ATM, POS, trả tiền mặt khi giao hàng… thì các phương thức thanh toán trực tuyến đang
được các doanh nghiệp tại Việt Nam đưa vào áp dụng. Tuy thanh toán điện tử ở nước ta
chỉ mới thực sự bắt đầu phát triển từ năm cuối 2006, đầu năm 2007.
Tình hình phát triển của thanh toán điện tử tại Việt Nam trong những năm gần đây:
Biểu đồ 1: Tỷ lệ tiền mặt lưu thông trong tổng phương tiền thanh toán (Nguồn: tổng
hợp báo cáo Ngân hàng Nhà nước)
Trang 10
Theo các số liệu nêu trên thì tỉ lệ tiền mặt lưu thông giảm dần nhờ việc ứng dụng
ngày càng phổ biến của các phương thức TTTT.

Biểu đồ 2: Số lượng máy ATM và POS (Nguồn: tổng hợp báo cáo của Ngân hàng
Nhà nước)
Và số lượng máy ATM và POS dùng để phục vụ cho quá trình giao dịch ngày một
tăng cao.
Đều đó chứng tỏ, Việt Nam đang có những bước phát triển đáng kể trong việc thực
hiện giao dịch bằng thanh toán điện tử.
Thanh toán điện tử là việc thanh toán tiền thông qua các thông điệp điện tử thay cho
việc trao tay tiền mặt.
Trang 11
Các phương thức thanh toán trực tuyến đang được áp dụng trên thế giới: Thẻ thanh
toán ( thẻ tín dụng, thẻ mua hàng, thẻ ghi nợ), thẻ thông minh, ví điện tử, tiền điện tử, séc
điện tử, SMS banking, thư tín dụng điện tử, cổng thanh toán trực tuyến…
Các hình thức thanh toán điện tử có thể áp dụng ở Việt Nam:
1.2.2.1. Thẻ thanh toán:
Trong các phương tiện thanh toán điện tử thì thẻ thanh toán được coi là phương tiện
phổ biến nhất gồm: thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và thẻ mua hàng.
• Thẻ tín dụng – Credit card: thẻ cho phép chủ thẻ chi tiêu tới một hạn mức tín dụng nhất
định. Thanh toán bằng thẻ tín dụng chiếm khoàng 90% tổng giá trị các giao dịch qua
mạng Internet. Chấp nhận thanh toán qua thẻ tín dụng giúp các doanh nghiệp xây dựng
được niềm tin với khách hàng, nâng cao doanh thu bán hàng do cung cấp giải pháp thanh
toán tiện lợi và tiết kiệm cho doanh nghiệp.
Để chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng, doanh nghiệp cần đảm bảo tính bảo mật
qua mạng đối với các thông tin thanh toán thông qua giao thức SSL và SET. Tiếp theo,
doanh nghiệp cần có Tài khoản chấp nhận thanh toán điện tự (Merchant Account) và cổng
thanh toán điện tử (Payment Gateway).
Trang 12
Hình 4: Thẻ tín dụng (Nguồn: Internet 07/03/2014)
Hình 5: Quy trình thanh toán điện tử bằng thẻ tín dụng qua mạng (Nguồn: Giáo trình
TMĐT)
• Thẻ ghi nợ - Debit card: thẻ chi tiêu dựa trên số dư tài khoản thẻ hay tài khoản tiền gửi.

Trang 13
Khi quá trình thanh toán được thực hiện bằng thẻ ghi nợ, tiền trong tài khoản của
người mua ngay lập tức sẽ được rút ra sau khi giao dịch được ấn định. Thuận lợi đối với
người bán, họ có thể biết người mua có tiền để mua hàng thực sự hay không. Còn đối với
người mua, việc thanh toán sẽ được thực hiện ngay lập tức cho từng giao dịch.

Hình 6: Quy trình thanh toán bằng thẻ ghi nợ (Nguồn: Ecommerce, Turban, 2006)
Hình 7: thẻ ghi nợ (Nguồn: Internet 07/03/2014)
• Thẻ mua hàng – Charge card: chi tiêu và thanh toán các khoản chi tiêu đó định kỳ thường
vào cuối tháng. Dùng cho nhân viên các công ty, chỉ được dùng để mua các mặt hàng
thông dụng như văn phòng phẩm, máy tính, bảo trì máy móc,…
Trang 14
Quy trình vận hành của thẻ mua hàng tương tự như các loại thẻ khác khi mua hàng
trực tuyến hoặc thông thường. Lợi ích chính của thẻ mua hàng là tính hiệu quả do doanh
nghiệp không phải thanh toán cho từng giao dịch nhỏ lẻ và dễ dàng tổng hợp các hóa đơn
thanh toán để thanh toán gộp cho ngân hàng vào cuối kỳ thông qua phương thức chuyển
tiền điện tử.
Hình 8: Thẻ mua hàng (Nguồn Internet 07/03/2014)
1.2.2.2. Thẻ thông minh – smart card:
Là thẻ có gắn bộ vi xử lý (chip). Bộ vi xử lý này có thể kết hợp thêm một thẻ nhớ,
cũng có trường hợp trên thẻ thanh toán chỉ gắn thêm thẻ nhớ mà không có phần lập trình
nào kèm theo.
Thẻ thông minh hiện đang được ứng dụng rộng rãi vì các ứng dụng phong phú của
nó, trong đó có những ứng dụng điển hình liên qua đến thanh toán điện tử như:
+ Thẻ dịch vụ khách hàng: sử dụng thẻ thông minh để định ra những khách hàng
trung thành và cấp những quyền ưu tiên nhất định cho chủ thẻ.
Ví dụ: Thẻ hội viên vàng của Vietnam Airlines…
Trang 15
+ Ứng dụng trong ngành tài chính: các tổ chức tài chính, hiệp hội thanh toán và các
nhà phát hành thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ,… đều đang sử dụng thẻ thông minh để mở rộng

các dịch vụ thanh toán bằng thẻ thanh toán.
+ Thẻ công nghệ thông tin: các nhà phát hành thẻ sẽ tận dụng chức năng an toàn của
thẻ thông minh để mở rộng từ thế giới thẻ hiện vật sang thế giới ảo.
+ Thẻ Y tế và phúc lợi xã hội: nhiều nước với hệ thống chăm sóc y tế quốc gia đang
đánh giá và ứng dụng thẻ thông minh để giảm các chi phí liên quan tới việc thực hiện các
dịch vụ y tế và phúc lợi xã hội.
Ví dụ: VietinBank đã phối hợp với ngành y tế xây dựng thành công giải pháp sử dụng
thẻ thông minh để quản lý khám chữa bệnh và thanh toán viện phí.
Tuy nhiên tại Việt Nam, việc ứng dụng thẻ thông minh trong thực hiện các giao dịch
điện tử của các website bán hàng trực tuyến vẫn còn hạn chế và chưa phát triển. Hầu như
chưa có doanh nghiệp nào bán hàng sử dụng hình thức thanh toán kiểu này.
1.2.2.3. Ví điện tử - E-Wallet:
Là một phần mềm trong đó người sử dụng có thể lưu trữ số thẻ tín dụng và các thông
tin các nhân khác. Khi mua hàng trên mạng, người mua hàng chỉ đơn giản kích vào ví
điện tử, phần mềm sẽ tự động điền các thông tin khách hàng cần thiết để thực hiện việc
mua hàng.
Trang 16
Hình 9: ví điện tử (Nguồn: Internet 07/03/2014)
Ví điện tử là một tài khoản điện tử tạo lập trên một vật mang tin (như chip điện tử,
sim điện thoại di động, dữ liệu điện tử,…) nhằm lưu trữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo
bằng giá trị tiền mặt tương đương với số tiền được chuyển từ tài khoản tiền gửi thanh toán
của khách hàng hoặc bằng các hình thức khác vào tài khoản tiền gửi ký quỹ của tổ chức
cung ứng dịch vụ ví điện tử tại các ngân hàng để thực hiện các giao dịch thanh toán.
Hình 10: thanh toán qua ví điện tử (Nguồn: Giáo trình Thanh toán trực tuyến thực
trạng và tiềm năng – Mr. Trần Việt Vĩnh)
Tính từ năm 2009 tới nay, nhiều dịch vụ ví điện tử đã ra đời như VietUnion (Payoo),
MobiVi, Smartlink, VNPay, VinaPay và M-Service, VTC Pay. Sau một thời gian các dịch
vụ này đi vào hoạt hàng triệu ví điện tử đã được mở, trong đó Payoo (của VietUnion) với
hơn 32.000 ví, tiếp đó là VNPay với hơn 30.000 ví và MobiVi trên 7.000 ví và cao nhất là
VTC Pay với gần 1 ví.

Tính đến năm 2013, VTC Pay vẫn dịch vụ Ví điện tử có giá trị giao dịch lớn nhất trên
thị trường với tổng giá trị giao dịch 4 triệu đô la mỗi tháng. Sở dĩ có được thành công này
là do chiến lược song hành phát triển thương mại điện tử và thanh toán điện tử của VTC,
Trang 17
chính các website thương mại điện tử như Thanh toán cước 365, Gmua…do VTC phát
triển đã mang lại tập khách hàng đông đảo với giá trị giao dịch lớn cho VTC Pay. Hiện
nay, sử dụng Ví điện tử VTC Pay, người dùng đã có thể mua hàng online nhanh chóng,
giá rẻ tại nhiều website đồng thời có thể mua hàng tại các máy bán hàng tự động không sử
dụng tiền mặt của VTC, thậm chí có thể làm từ thiện.
1.2.2.4. Tiền điện tử - Digital cash:
Hình 11: tiền điện tử Bitcoin (Nguồn: Intermet 07/03/2014)
Là một hệ thống chip điện tử (IC chip) lưu trữ giá trị trả trước. IC chip này có thể
được cài trên thẻ hoặc điện thoại di động. Máy tính chủ của hệ thống lưu trữ thông tin về
giá trị để khách hàng có thể rút được tiền khi mất thẻ. Tiền điện tử có thề được sử dụng để
thanh toán một cách linh hoạt khi mua sắm hàng hóa hoặc dịch vụ.
Tiền điện tử rất thuận tiện cho việc thanh toán các giao dịch nhỏ và diễn ra thường
xuyên.
Trang 18
Ví dụ: Tiền điện tử có thể sử dụng dễ dàng để mua vé và soát vé tự động tại các hệ
thống giao thông công cộng như tàu điện ngầm và xe buýt
Hình 12: Quy trình thanh toán bằng tiền điện tử (Nguồn: Giáo trình TMĐT)
1.2.2.5. Séc điện tử:
Séc điện tử là phiên bản điện tử hoặc yêu cầu xuất trình điện tử đối với séc giấy thông
thường. Séc điện tử chứa các thông tin tương tự như séc thường và có thể sử dụng trong
mọi trường hợp và séc giấy có thể sử dụng với khung pháp lý điều chỉnh tương tự nhau
1.2.2.6. Qua Telco, SMS, thẻ cào, tài khoản:
nhắn tin SMS , thẻ cào nạp tiền, tài khoản điện thoại
Trang 19
Hình 13: Thanh toán qua điện thoại di động (Nguồn: Bài giảng thương mại điện tử)
1.2.2.7. Ngân hàng internet/mobile banking, ATM:

mobile/SMS banking internet banking

Hình 14: Internet Banking (Nguồn: giáo trình thương mại điện tử)
Trang 20
1.2.2.8. Cổng thanh toán trực tuyến:
Cổng TTTT được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu an toàn và tiện lợi. Chúng giữ chức
năng trung gian giữa người bán và người mua với khả năng bảo mật thông tin cho người
dùng rất là cao.
Các cổng thanh toán trực tuyến lớn tại Việt Nam:
Hình 15: cổng thanh toán trực tuyến (Nguồn: giáo trình thương mại điện tử)
Hình 16: NgânLượng.vn (Nguồn: Internet - 07/03/2014)
Trang 21
Hình 17: BaoKim.vn (Nguồn: internet - 07/03/2014)
Trang 22
Hình 18: Cổng thanh toán Payoo (Nguồn: Ineternet - 07/03/2014)
Hình 19: Cổng thanh toán Onepay (Nguồn: Internet - 07/03/2014)
Trang 23
Hình 20:Cỏng thanh toán SmartLink (Nguồn: Internet - 07/03/2014)
2. Các website bán hàng trực tuyến lớn tại Việt Nam và phương thức thanh toán
được áp dụng:
Top các website được đánh giá là sôi động nhất trong thị trường mua bán trực tuyến
tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại, bao gồm các website là Diễn đàn mua bán, Rạo
vặt, Groupon, Sàn giao dịch TMĐT v.v với các phương thức thanh toán phong phú, đa
dạng và thuận tiện.

www.chodientu.vn – sàn giao dịch TMĐT theo mô hình C2C, B2C được nhắc đến
như eBay của Việt Name. Xây dựng trên nền tảng công nghệ E4Portal, chợ điện tử được
VINASA và Bộ Bưu chính – Viễn thông (MPT) đánh giá và xét gắn 1 trong 3 biểu tượng
Trang 24
5 sao khẳng định đẳng cấp quốc tế của một giải pháp CNTT thuần Việt. Chợ điện tử đã

gặt hái được rất nhiều thành công về mặt tài chính và giải pháp công nghê như Giải pháp
TMĐT tiêu biểu Nhất 2006, cúp “Sao Khuê”, Sao Vàng Đất Việt”, nằm trong top website
thương mại điện tử tiêu biểu do www.trustvn.gov.vn bình chọn…
Phương thức thanh toán được Chodientu.vn áp dụng:
- Số dư ví điện tử - thanh toán qua cổng thanh toán trực tuyến
NgânLượng.vn
Bạn hãy thanh toán số tiền bằng đúng số tiền trên hóa đơn của mình qua
NgânLượng.vn. NgânLượng.vn sẽ đóng vai trò chuyển tiền trung gian giữa người bán và
người mua. Với hình thức này bạn sẽ được NgânLượng.vn bảo đảm giao dịch của mình.
- Thanh toán qua hệ thống các ngân hàng
Bạn có thể chuyển khoản cho người bán qua hệ thống internet banking, hệ thống
ATM, hoặc nộp tiền tại ngân hàng.
- Người mua đến nộp tiền mặt tại văn phòng Chợ điện tử
Với dịch vụ này, giao dịch của người mua sẽ được đảm bảo bởi Chodientu.vn
- Thanh toán tiền mua hàng tại nhà
Với dịch vụ này, bạn sẽ được hỗ trợ thu tiền tại nhà các giao dịch nạp tiền vào tài
khoản và thanh toán hóa đơn mua hàng cho bất kì giao dịch mua bán thông qua ví điện tử
NganLuong.vn
- Tự thỏa thuận với người bán
Bạn và người bán tự thỏa thuận để có cách mua sản phẩm thuận tiện nhất cho cả 2
bên.

Trang 25

×