Tải bản đầy đủ (.ppt) (15 trang)

slide bài giảng phương pháp định giá trực tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.1 KB, 15 trang )

1
Phương pháp định giá trực tiếp
2
Mục tiêu:

Giúp học viên hiểu và vận dụng được các phương pháp định giá trực
tiếp (SP):

Hiểu rõ Phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) và Phương pháp
mô hình hoá lựa chọn (CM).
3
3.1. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM – Contingent
Valuation Method)
3.1.1. Đối tượng
CVM là phương pháp định giá trực tiếp, do đó nó đo lường được cả
giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng. Như vậy, đối tượng của
CVM chính là giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng trong tổng giá trị
kinh tế.
4
3.1.2. Bản chất của CM & CVM
(1) Quan sát hành vi của người ta xem người ta xử sự thế nào đối với
hoạt động bảo tồn này. Từ đó suy ra mức sẵn lòng trả của họ.
(2) Trực tiếp hỏi đối tượng (đối tượng được hỏi ở đây được chọn một
cách ngẫu nhiên) xem họ sẵn lòng trả bao nhiêu cho hoạt động bảo
tồn ĐDSH này.
+ “Ngẫu nhiên” vì chúng ta gặp đối tượng phỏng vấn một cách ngẫu
nhiên (không chỉ định trước).
Xây dựng thị trường mô phỏng
5

Điều cần lưu ý đối với CVM là: khác với TCM, kết quả thu được từ


CVM phụ thuộc vào điều mà người được phỏng vấn nói rằng họ
mong muốn hoặc có thể làm, chứ không nhất thiết là những gì họ
làm hoặc sẽ làm.

Vì vậy, vấn đề đặt ra là liệu những gì người được phỏng vấn nói có
thực sự trùng với điều mà họ làm hay không. Sự cách biệt giữa nói
và làm cần được các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý trong khi thiết
kế bảng hỏi để có được các giải pháp tốt nhất nhằm giảm thiểu đến
mức tối đa khoảng cách đó.
3.1.2. Bản chất của CVM (tt)
6

Thông thường, WTP được định nghĩa như là lượng tiền lấy đi từ thu
nhập của một người trong khi giữ mức hữu dụng của anh ta không
đổi:
V(y – WTP,p,q1;Z) = V(y,p,q0,Z) (1)
Trong đó V là ký hiệu của hàm hữu dụng gián tiếp, y là thu nhập, p
là vectơ của các giá mà cá nhân phải trả, q0 và q1 là các mức thay
thế của hàng hoá hay chỉ số về chất lượng (với q1>q0, trong đó q1
hướng tới sự cải thiện chất lượng môi trường). Z là vectơ các thuộc
tính của cá nhân.
3.1.2. Bản chất của CVM (tt)
7
3.1.3. Một số cách đặt câu hỏi để biết được mức sẵn lòng chi trả của
các đối tượng có liên quan
Ví dụ: Bạn đang đi điều tra về một chủ đề là: “Sử dụng năng lượng
sạch”. Chương trình này giới thiệu việc sử dụng năng lượng tái chế
và trồng cây xanh.
(1)Câu hỏi dạng Đóng - Mở về sự sẵn lòng trả (Open – ended
willingness to pay)

Ví dụ: Bạn sẵn lòng trả tối đa bao nhiêu để chương trình này đi vào hoạt
động? (Xin điền số lượng vào bên dưới)
VND/ tháng
Hạn chế: Có thể tạo ra sự thiên lệch chiến lược.
Tỷ lệ trả lời không lớn; tỷ trọng các giá trị lớn (nhỏ) không hợp lý.
8
(2) Câu hỏi dạng có/ không (Dichotomous choice)
Ví dụ1: giả sử có 5 nhóm được hỏi các mức giá khác nhau (các mức
giá này được xác định thông qua phỏng vấn thử), từ nhóm 1 đến nhóm
5, các mức giá lần lượt là 1.000 đồng, 5.000 đồng, 10.000 đồng,
15.000 đồng, 25.000 đồng.
Ứng dụng vào ví dụ về năng lượng sạch ở trên, ta có thể hỏi:
Gia đình bạn có sẵn lòng trả 10.000 đồng hàng tháng để chương trình
này có thể thực hiện không? (Xin khoanh tròn vào một câu trả lời sau)
1. Có; 2. Không
Hạn chế: Không thu được WTP tối đa
3.1.3. Một số cách đặt câu hỏi để biết được mức sẵn lòng
chi trả của các đối tượng có liên quan (tt)
0 500 1.000 1.500 2.000
2.500 3.000 4.000 5.000 6.000
8.000 10.000 14.000 19.000 25.000
35.000 45.000 55.000 >55.000 Mức khác
9
(3) Câu hỏi dạng thẻ thanh toán (Payment card)

Ví dụ: Gia đình bạn sẵn lòng trả tối đa bao nhiêu để chương trình
này được thực hiện (đồng/tháng)
(khoanh tròn mức TỐI ĐA mà gia đình bạn có thể trả hàng tháng)

3.1.3. Một số cách đặt câu hỏi (tt)

10
(4) Câu hỏi dạng “Trò đấu thầu” (Bidding Game)
Ví dụ 1: chúng ta có thể đặt câu hỏi “Bạn có sẵn lòng trả 10.000
(đồng) cho hoạt động này không?”, giả sử câu trả lời là có. Chúng ta
sẽ tiếp tục câu hỏi trên nhưng nâng mức giá lên, “Bạn có sẵn lòng trả
15.000 (đồng) cho hoạt động này không?”, giả sử câu trả lời là có. Ta
tiếp tục hỏi câu hỏi tương tự trên, nhưng đưa ra mức giá cao hơn,
“Bạn có sẵn lòng trả 25.000 (đồng) cho hoạt động này không?”, giả
sử câu trả lời là không. Từ đó, hỏi tiếp các mức giá nhỏ hơn 25.000
(đồng) để biết mức không sẵn lòng trả gần nhất.
Hạn chế: kết quả của dạng câu hỏi này có thể bị thiên lệch do điểm
xuất phát (chọn mức giá khởi đầu).
3.1.3. Một số cách đặt câu hỏi (tt)
Thuộc tính
Các lựa chọn
Lựa chọn A (Sử dụng dịch vụ
cải thiện chất lượng nước)
Lựa chọn B (giữ nguyên
hiện trạng)
1. Chất lượng nước Có thể uống trực tiếp từ vòi –
chất lượng cao
Cần phải đun sôi và lọc nước
trước khi uống - chất lượng
thấp
2. Áp lực nước Áp lực nước mạnh Áp lực nước yếu
3. Tổng chi phí hoá đơn nước hàng
tháng của hộ gia đình
140.000 đồng 40.000 đồng
11
Ví dụ : Để tiến hành đánh giá giá trị của dịch vụ cải thiện chất lượng

nước, người ta xác định các thuộc tính của hoạt động cải thiện chất
lượng nước và một số biến có liên quan. Từ đó, người ta thiết kế và
đưa ra các bộ lựa chọn như sau:
Chọn một lựa chọn: A B
CM
Các thuộc tính Lựa chọn A Lựa chọn B Lựa chọn C
1. Đất rừng tự nhiên
Bảo vệ 500 ha bảo vệ 100 ha bảo vệ 700 ha
2. Vùng đất hoang
bảo vệ 1.200 ha bảo vệ 600 ha Không bảo vệ
3. Vùng đất thấp và đất đồng cỏ
bảo vệ 200 Không bảo vệ bảo vệ 300 ha
4. Chi phí/ hộ gia đình (thông qua
thuế)
25$ 5$ 15$
12
Xếp hạng các lựa chọn theo ưu tiên của bạn: 1 2 3
Ví dụ 1: Chúng ta đang nghiên cứu về hàng hoá môi trường là “bảo vệ
môi trường sống của các loài động vật hoang dã trên các trang trại” ở
Bắc Âu. Hãy xếp hạng các lựa chọn thay thế dưới đây theo sở thích
của bạn (với 1: thích nhất, 2: thích thứ 2, 3: ít thích nhất). Lưu ý rằng,
với mỗi câu trả lời, gia đình bạn sẵn lòng trả một khoản thuế tương
ứng.
CM
13
Các thuộc tính Lựa chọn
1. Đất rừng tự nhiên (được bảo vệ)
bảo vệ 500 ha
2. Vùng đất hoang (được bảo vệ)
bảo vệ 1200 ha

3. Vùng đất thấp và đất đồng cỏ (được bảo vệ)
bảo vệ 200 ha
4. Chi phí/ hộ gia đình (thông qua thuế)
25$
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Hãy chọn một ô duy nhất trên thước đo sau: (đánh dấu X vào ô lựa chọn)
Ít yêu thích
nhất
Rất yêu
thích
Ví dụ 1: minh hoạ câu hỏi dạng sắp xếp ngẫu nhiên (Contingent
Rating). Sử dụng một thước đo dưới đây, hãy chỉ ra rằng bạn thích
lựa chọn chính sách sau đây đến mức độ nào?
CM (tt)
14
Các bước thực hiện phương pháp CM
Nghiên cứu CM gồm những bước như sau:
Bước 1: Xác định bối cảnh chính sách
Bước 2: Lựa chọn và xác định thuộc tính
Bước 3: Xác định các cấp độ của thuộc tính
Bước 4: Thiết kế bảng hỏi
Bước 5: Phát triển thiết kế thí nghiệm
Bước 6: Điều tra phỏng vấn
Bước 7: Phân tích các kết quả
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ENV 2A8Y: Economic of the environment. ENV M521:
Introduction to the economics of the environment. Topic 6(v)
Monetary valuation of the environmental preferences. The contigent
valuation (CV) method.

2. J.A. Sinden – D.J.Thampapillai - Trần Võ Hùng Sơn (Chủ nhóm
biên dịch), 2003, Nhập môn Phân tích lợi ích chi phí, NXB Đại Học
Quốc Gia TP Hồ Chí Minh
3. Jeff Benett – 2005 - A step-by-step - Australian National University,
Canberra.
4. Bateman, I.J, Carson, R, Day, B., Hanemann, N, Hett, T. Hanley,
N., Jones-Lee, M. Loomis,G., Mourato, S., Ece Ozdemiroglu. 2004.
Economic Valuation with Stated Preference Techniques: A Manual.
Edward Elgar Publishing. UK.

×