Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên cứu xác định một số chỉ tiêu sinh trưởng, sinh sản và bệnh thường gặp ở lợn rừng nuôi theo hình thức bán hoang dã tại tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 79 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



VŨ TRUNG ANH

NGHIÊN CỨU XÁC ðỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU
SINH TRƯỞNG, SINH SẢN VÀ BỆNH THƯỜNG GẶP
Ở LỢN RỪNG NUÔI THEO HÌNH THỨC
BÁN HOANG DÃ TẠI TỈNH YÊN BÁI


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành : THÚ Y
Mã số : 60.62.50

Người hướng dẫn khoa học : TS. VŨ NHƯ QUÁN


HÀ NỘI - 2012

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


i


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và qua các thông tin trích dẫn trong luận văn này ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.

















Tác giả luận văn


Vũ Trung Anh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………



ii
LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, cho phép tôi ñược bày tỏ lòng
biết ơn chân thành nhất ñến TS Vũ Như Quán – người hướng dẫn khoa học, về
sự giúp ñỡ một cách nhiệt tình và ñầy tinh thần trách nhiệm ñối với tôi trong
suốt quá trình thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Lời cảm ơn chân thành của tôi cũng xin gửi tới các thành cô trong bộ
môn Ngoại – Sản – Khoa Chăn nuôi thú y, Viện ñào tạo sau ñại học, Trường
ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
Cho phép tôi ñược bày tỏ lời cảm ơn tới các trang trại chăn nuôi lợn rừng
trên ñịa bàn tỉnh Yên Bái về sự giúp ñỡ và tạo mọi ñiều kiện thuận lợi trong quá
trình thu thập các số liệu làm cơ sở cho ñề tài này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia ñình, bạn bè, người thân ñã ñộng
viên giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu ñể ñạt ñược kết quả
nghiên cứu ngày hôm nay.

Tác giả luận văn

Vũ Trung Anh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


iii
MỤC LỤC
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi

Danh mục hình vii
Danh mục viết tắt viii
1.

MỞ ðẦU 1

1.1.

ðặt vấn ñề 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu 3

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 3

2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1.

ðiều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Yên Bái 4

2.1.1.

ðiều kiện tự nhiên 4


2.1.2.

ðiều kiện kinh tế - xã hội 6

2.2.

Một vài ñặc ñiểm sinh học của lợn rừng 6

2.3.

Sơ lược về tình hình chăn nuôi lợn rừng trên thế giới và Việt Nam 10

2.3.1.

Sơ lược tình hình chăn nuôi lợn rừng trên thế giới 10

2.3.2.

Tình hình chăn nuôi lợn rừng tại Việt Nam 12

2.3.3.

Một số giống lợn rừng hiện có tại Việt Nam 13

2.4.

Những ñặc ñiểm sinh lý sinh sản 14

2.4.1.


Sự thành thục về tính 14

2.4.2.

Chu kỳ tính 14

2.4.3.

Cơ chế ñộng dục 18

2.4.4.

Thời ñiểm phối giống thích hợp 19

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


iv
2.4.5.

Một số yếu tố ảnh hưởng ñến khả năng sinh sản của gia súc cái… 19

2.4.6.

Một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái 24

2.5.

ðặc ñiểm sinh trưởng phát dục của lợn và những yếu tố ảnh hưởng 26


2.5.1.

ðặc ñiểm sinh trưởng phát dục 26

2.5.2.

Các chỉ tiêu ñánh giá sinh trưởng 26

2.5.3.

Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của lợn thịt 27

3.

ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

3.1.

ðối tượng nghiên cứu 30

3.2.

Nội dung nghiên cứu 30

3.2.1.

Nghiên cứu xác ñịnh một số chỉ tiêu sinh sản ở lợn rừng 30

3.2.2.


Nghiên cứu xác ñịnh một số chỉ tiêu sinh trưởng ở lợn rừng 30

3.2.3.

Nghiên cứu xác ñịnh một số bệnh thường gặp ở lợn rừng 30

3.3.

Phương pháp nghiên cứu 30

3.4.

Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu 32

4.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33

4.1.

Tình hình chăn nuôi lợn rừng tại tỉnh Yên Bái 33

4.1.1.

Số lượng trang trại 33

4.1.3.

Phương thức chăn nuôi 35


4.1.4.

Các loại thức ăn 37

4.1.5.

Vệ sinh phòng bệnh 38

4.2.

Kết quả nghiên cứu xác ñịnh một số chỉ tiêu sinh sản 38

4.2.1.

Tuổi thành thục về tính của lợn rừng 38

4.2.2.

Tuổi phối giống lần ñầu của lợn rừng 41

4.2.3.

Tuổi ñẻ lứa ñầu của lợn rừng 43

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


v
4.2.4.


Thời gian mang thai của lợn rừng 45

4.2.5.

Số con trên ổ, trọng lượng sơ sinh, trọng lượng lợn con sau cai sữa . 47

4.2.6.

Thời gian ñộng dục trở lại của lợn rừng nái 51

4.3.

Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng 52

4.4.

Kết quả theo dõi một số bệnh thường gặp ở lợn rừng 56

4.4.1.

Bệnh thường gặp ở lợn con theo mẹ 56

4.4.2.

Bệnh thường gặp ở ñàn lợn choai (từ cai sữa ñến xuất bán) 58

4.4.3.

Bệnh thường gặp ở ñàn lợn trưởng thành 60


4.4.4.

Bệnh thường gặp ở ñàn lợn nái sinh sản 62

5.

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 64

5.1.

Kết luận 64

5.2.

ðề nghị 65






Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


vi
DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang



Bảng 4.1 Tuổi thành thục về tính của lợn rừng (n = 215) 39

Bảng 4.2 Tuổi phối giống lần ñầu của lợn rừng (n = 215) 41

Bảng 4.3 Tuổi ñẻ lứa ñầu của lợn rừng (n = 201) 44

Bảng 4.4 Thời gian mang thai của lợn rừng (n =244) 45

Bảng 4.5 Số con/ổ, khối lượng lợn con sơ sinh và sau cai sữa…………… 49
Bảng 4.6 Thời gian ñộng dục trở lại cảu lợn nái sau ñẻ (n = 214) 51

Bảng 4.7 Khối lượng của lợn rừng qua các tháng nuôi (n = 100) 53

Bảng 4.8 Sinh trưởng tuyệt ñối của lợn rừng qua các tháng nuôi (g/con/ngày)
(n = 100 con) 55

Bảng 4.9 Một số bệnh thường xảy ra trên ñàn lợn choai 58

Bảng 4.10 Một số bệnh thường gặp trên ñàn lợn trưởng thành theo dõi 60

Bảng 4.11 Một số bệnh sản khoa ở lợn rừng nái sinh sản (n = 65) 62


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


vii
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang


Hình 4.1 Chuồng nuôi nhốt ñược lợp bằng lá cọ 36

Hình 4.2 Chuồng nuôi ñược xây dựng kiên cố 36

Hình 4.3 Khu vực chăn thả lợn dưới tán cây ăn quả ñược rào bằng lưới B40 37

Hình 4.4 Lợn ñược cho ăn cây cỏ voi 37

Hình 4.5 Lợn ñược cho ăn bắp ngô khô 38

Hình 4.6 Tuổi thành thục về tính của lợn rừng 39

Hình 4.7 Lợn rừng cái ñã thành thục về tính 40

Hình 4.8 Tuổi phối giống lần ñầu của lợn rừng 42

Hình 4.9 Lợn nái ñang mang thai lứa ñầu 43

Hình 4.10 Tuổi ñẻ lứa ñầu của lợn rừng 44

Hình 4.11 Thời gian mang thai 46

Hình 4.12 Lợn con mới sinh ñược 7 ngày tuổi 48

Hình 4.12 Lợn rừng con với những sọc dưa ñiển hình 50

Hình 4.13 Thời gian ñộng dục lại của lợn nái sau ñẻ 51

Hình 4.14 Khối lượng lợn rừng qua các tháng 53


Hình 4.15 Lợn rừng khi ñược 2 tháng tuổi 54

Hình 4.16 Sinh trưởng tuyệt ñối của lợn rừng qua các tháng nuôi 55

Hình 4.17 Lợn rừng ñược cho ăn thức ăn thô xanh 56

Hình 4.18 Tỷ lệ các bệnh thường gặp trên ñàn lợn con theo mẹ 57

Hình 4.19 Một số bệnh thường xảy ra trên ñàn lợn choai theo dõi 59

Hình 4.20 Một số bệnh thường gặp ở lợn rừng trưởng thành 60

Hình 4.21 Tỷ lệ một số bệnh sản khoa ở lợn rừng nái sinh sản 62

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


1
1. MỞ ðẦU

1.1. ðặt vấn ñề
Trong xu thế chung của hội nhập kinh tế thế giới, song song với công
nghiệp hóa, hiện ñại hóa thì phát triển nông nghiệp vẫn ñóng một vai trò quan
trọng không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân. Việt Nam là một nước có nền
văn minh lúa nước phát triển từ xa xưa, nông nghiệp càng thể hiện rõ vị thế của
mình. ðánh giá ñúng vai trò của nông nghiệp, trong suốt những năm vừa qua,
ðảng và Nhà nước ta ñã không ngừng ñưa ra những chính sách phát triển ngành
nông nghiệp theo hướng bền vững. Nhờ ñó mà ngành nông nghiệp ñã ñạt những
thành tựu to lớn, ñã và ñang góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và
phát triển ñất nước, ñảm bảo an ninh lương thực trong thời kỳ hiện nay.

Trong nông nghiệp, ngành chăn nuôi ñóng vai trò quan trọng, trong ngành
chăn nuôi, không thể không kể ñến vai trò hàng ñầu của chăn nuôi lợn. Từ xưa,
con người ñã biết thuần hóa một số ñộng vật thành vật nuôi phục vụ cho mục
ñích sản xuất của mình, trong số ñó có lợn. Lợn rừng, theo tài liệu của nhiều
nước, nó vốn chính là thủy tổ của các giống lợn nhà hiện nay. Từ 2.500 năm
trước, con người ñã có những hiểu biết và khai thác lợn rừng, thuần hóa và bắt
ñầu ñưa chúng vào hệ thống vật nuôi. Ở nước ta, những năm trước ñây, do nhu
cầu thực phẩm của người dân còn chưa cao, chủ yếu thiên về số lượng. ðể ñáp
ứng nhu cầu ñó thì người chăn nuôi lợn chủ yếu tập trung vào nhập và nuôi một
số giống lợn ngoại (Yorkshire, Landrace, Duroc,…), lai tạo ñể cải tạo ñàn lợn
nội có năng suất thấp. Những năm gần ñây ñời sống vật chất và tinh thần của
người dân ngày càng ñược nâng cao thì nhu cầu về thực phẩm sạch, có chất
lượng tốt ngày càng lớn. Vì vậy, nghề chăn nuôi lợn rừng và lợn bản ñịa cũng
ngày càng phát triển ñem lại lợi nhuận khá cao cho một số hộ chăn nuôi.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


2
Tình hình dịch bệnh trên ñàn gia súc, gia cầm trong những năm gần ñây
diễn biến phức tạp, các hộ chăn nuôi ñiêu ñứng vì dịch bệnh như tai xanh, bệnh
cúm lợn, bệnh cúm gia cầm,… Cùng với ñó giá cả thức ăn gia súc, thuốc thú y
ngày càng tăng cao thì một hướng sản xuất chăn nuôi mới vừa ñáp ứng ñược
nhu cầu thị trường lại vừa giảm chi phí ñầu vào cho người chăn nuôi lợn ñó
chính là nuôi lợn rừng và các giống lợn ñịa phương. Lợn rừng có chất lượng thịt
thơm ngon ñặc trưng, bì giòn, ít mỡ, hàm lượng cholesterol thấp ñược người tiêu
dùng ưa chuộng. Không những thế, lợn rừng còn có sức chống chịu tốt, ít bệnh
tật. Hơn nữa nguồn thức ăn của lợn rừng có thể ñược tận dụng từ những sản
phẩm phụ trong sản xuất nông nghiệp ñịa phương, sẵn có và chi phí thấp.
Nghề chăn nuôi lợn rừng ñã xuất hiện tại nước ta từ khoảng năm 2001 và
phát triển mạnh mẽ từ năm 2005 ñến nay. Bắt nguồn từ người dân vùng núi của

tỉnh Bình Phước tự thuần hoá và chăn nuôi, lai tạo với các giống bản ñịa khác tại
ñịa phương. Sau ñó từ những kết quả tự phát trên, nghề chăn nuôi lợn rừng ñã phát
triển khá nhanh trên phạm vi cả nước, ñặc biệt là các tỉnh miền núi có nhiều ñiều
kiện về ñất ñai rộng rãi cũng như nguồn thức ăn dồi dào.
Ở nước ta hiện nay các thông tin khoa học về lợn rừng vẫn chưa nhiều. Vì
vậy, ñể có những số liệu khoa học về sinh lý sinh trưởng, sinh sản, sự thích nghi
và các bệnh thường gặp của lợn rừng thì cần có thêm những nghiên cứu sâu hơn
nữa về loài lợn rừng ñể có thể phát triển bền vững ñàn lợn rừng góp phần bảo vệ
nguồn gen cũng như ña dạng giống vật nuôi.
Chăn nuôi lợn rừng ñược ñánh giá là một hướng ñi có triển vọng mang lại
hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, cũng như các loài gia súc khác, chăn nuôi lợn
rừng theo các hình thức khác nhau cũng gặp phải những khó khăn như: tình hình
dịch bệnh, năng suất sinh trưởng, sinh sản chưa cao. ðó chính là những khó
khăn do chưa có những nghiên cứu sâu và việc ứng dụng những tiến bộ khoa
học trong chăn nuôi lợn rừng chưa ñược áp dụng rộng rãi.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


3
ðể có thêm các thông tin, tư liệu làm cơ sở khoa học về sinh lý sinh
trưởng, sinh sản, các bệnh thường gặp và khả năng thích nghi với ñiều kiện chăn
nuôi theo hình thức bán hoang dã chúng tôi thực hiện ñề tài: “Nghiên cứu xác
ñịnh một số chỉ tiêu sinh trưởng, sinh sản và bệnh thường gặp ở lợn rừng
nuôi theo hình thức bán hoang dã tại tỉnh Yên Bái”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác ñịnh một số chỉ tiêu sinh trưởng của ñàn lợn rừng nuôi theo hình thức
bán hoang dã tại tỉnh Yên Bái.
Xác ñịnh một số chỉ tiêu sinh sản của ñàn lợn rừng nuôi theo hình thức
bán hoang dã tại tỉnh Yên Bái.
Xác ñịnh ñược một số bệnh thường gặp trên ñàn lợn rừng ở các lứa tuổi

khác nhau.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
Kết quả nghiên cứu về một số chỉ tiêu sinh trưởng, sinh sản và bệnh
thường gặp ở ñàn lợn rừng trong ñiều kiện nuôi bán hoang dã tại ñịa bàn tỉnh
Yên Bái là tư liệu cho người chăn nuôi, nhà chuyên môn ñề ra phương pháp
quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng lợn rừng sinh sản cũng như thương phẩm ñạt hiệu
quả cao mà vẫn giữ ñược những phẩm chất quý báu như lợn rừng ngoài tự
nhiên.






Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.4. ðiều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Yên Bái
1.4.1. ðiều kiện tự nhiên
* Vị trí ñịa lý
Yên Bái là tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc, nằm giáp ranh
giữa hai vùng Tây Bắc và ðông Bắc, có vị trí ñịa lý kinh tế thuộc vùng ðông
Bắc của nước ta, ñồng thời là cửa ngõ của vùng Tây Bắc, là ñầu mối giao thông
giữa ðông Bắc và Tây Bắc, giữa cửa khẩu Lào Cai và Hà Nội. Yên Bái có
688.292,2 ha diện tích ñất tự nhiên. Trong ñó: Diện tích ñất nông nghiệp là
67.278,3 ha, chiếm 9,78%; diện tích ñất lâm nghiệp là 264.065 ha, chiếm
38,36%; diện tích ñất chuyên dùng là 28.718 ha, chiếm 4,17% và các loại ñất
khác chiếm 47,69%.

Yên Bái nằm trải dọc theo ñôi bờ sông Hồng, trong tọa ñộ ñịa lý từ 21
0

19’ 45” ñến 22
0
17’ 52” vĩ ñộ Bắc và từ 103
0
52’ 59” ñến 105
0
05’ 48” kinh ñộ
ñông. Tỉnh có ranh giới hành chính như sau:
- Phía bắc giáp tỉnh Lào Cai.
- Phía bây giáp các tỉnh Sơn La và Lai Châu.
- Phía ñông giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang.
- Phía nam giáp tỉnh Phú Thọ.
Tỉnh Yên Bái có 9 ñơn vị hành chính trực thuộc tỉnh bao gồm: 1 thành
phố, 1 thị xã và 7 huyện lỵ. Trong toàn tỉnh có 181 xã, phường và thị trấn. Hiện
toàn tỉnh có 70 xã vùng cao và 70 xã ñặc biệt khó khăn, trong ñó có 55 xã vừa là
xã vùng cao vừa là xã ñặc biệt khó khăn.
Nhờ có vị trí ñịa lý khá thuận lợi như vậy nên những năm qua Yên Bái ñã
ñạt ñược những thành tích nhất ñịnh trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội.
Vị trí ñịa lý thuận lợi ñó cũng ñã tạo ñiều kiện cho nhân dân tỉnh Yên Bái có
ñiều kiện giao thương, trao ñổi văn hóa với các dân tộc anh em khác ở các tỉnh
bạn xung quanh.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


5
* ðặc ñiểm khí hậu
Yên Bái có ñặc trưng của khí hậu nhiệt ñới gió mùa, nhiệt ñộ trung bình

trong năm dao ñộng từ 22 - 23
0
C, lượng mưa trung bình từ 1.500 - 2.200
mm/năm, ñộ ẩm trung bình từ 83 - 87 %. Tỉnh có ñặc ñiểm ñịa hình nhiều núi cao
và bị chia cắt mạnh, tạo ra các tiểu vùng khí hậu ñặc thù.
- Tiểu vùng Mù Cang Chải: Có ñộ cao trung bình trên 900m, nhiệt ñộ trung
bình khoảng 18 - 20
0
C, lượng mưa trung bình dao ñộng từ 1.800 - 2.000 mm, ñộ
ẩm trung bình khoảng 80 %. Về mùa ñông, nhiệt ñộ có khi giảm xuống tới 0
0
C.
ðiều kiện khí hậu này cho thấy tiểu vùng này thích hợp cho việc phát triển các
loại ñộng, thực vật vùng ôn ñới.
- Tiểu vùng Tây Nam Văn Chấn - Trạm Tấu: Có ñộ cao trung bình 800 m,
nhiệt ñộ trung bình khoảng 18 - 20
0
C, lượng mưa trung bình là 1.200 - 2.000
mm, ñộ ẩm trung bình là 84 %. Phía Bắc mưa nhiều, phía Nam mưa ít, theo
thống kê vùng phía Nam cũng là vùng mưa ít nhất trong toàn tỉnh. Các ñiều kiện
khí hậu của vùng ñược ñánh giá là khá thích hợp cho việc phát triển các loại
ñộng, thực vật á nhiệt ñới và ôn ñới.
- Tiểu vùng Văn Chấn - Tú Lệ: Có ñộ cao trung bình 200 - 400 m, nhiệt
ñộ trung bình khoảng 21 - 32
0
C, lượng mưa trung bình từ 1.400 - 1.600 mm, ñộ
ẩm trung bình dao ñộng xung quanh 83 %. ðiều kiện khí hậu tiểu vùng phù hợp
cho phát triển các loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả
có múi, có cùi,
- Tiểu vùng Nam Trấn Yên - Văn Yên - Yên Bái - Ba Khe: Có ñộ cao trung

bình trên dưới 70 m, nhiệt ñộ trung bình năm ñạt khoảng 23 - 24
0
C, lượng mưa
trung bình dao ñộng từ 1.800 - 2.200 mm, ñộ ẩm trung bình biến ñộng từ 83 -
87 %. Tiểu vùng này có mưa phùn nhiều nhất tỉnh. ðặc ñiểm khí hậu tiểu vùng
phù hợp cho phát triển cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn
quả,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


6
- Tiểu vùng Lục Yên - Yên Bình: Có ñộ cao trung bình 300 m, nhiệt ñộ trung
bình năm ñạt khoảng 20 - 23
0
C, lượng mưa trung bình dao ñộng từ 1.800 - 2.000
mm, ñộ ẩm trung bình khoảng 87 %. Một trong những thuận lợi của tiểu vùng này
là có diện tích mặt nước rộng nhất tỉnh, với hồ Thác Bà có tổng diện tích mặt nước
vào khoảng 19.050 ha. ðặc trưng khí hậu tiểu vùng phù hợp cho phát triển cây
lương thực, thực phẩm, cây lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; ngoài ra còn thuận lợi
cho phát triển các ngành thương mại và du lịch.
1.4.2. ðiều kiện kinh tế - xã hội
Theo kết quả tổng hợp sơ bộ Tổng ñiều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, dân
số toàn tỉnh là 752.868 người. Mật ñộ dân số trung bình là 109 người/km
2
, tập
trung ở một số khu ñô thị như thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và các thị trấn huyện
lỵ.
Theo số liệu ñiều tra, trên ñịa bàn tỉnh Yên Bái có tới 30 dân tộc sinh
sống, trong ñó có 7 dân tộc có dân số trên 10.000 người, 2 dân tộc có từ 2.000 -
5.000 người, 3 dân tộc có từ 500 - 2.000 người. Trong ñó người Kinh chiếm

49,6%, người Tày chiếm 18,58%, người Dao chiếm 10,31%, người Hmông
chiếm 8,9% người Thái chiếm 6,7%, người Cao Lan chiếm 1%, còn lại là các
dân tộc khác.
Tổng sản lượng lương thực có hạt ñạt 250.953 tấn, trong ñó sản lượng
thóc ñạt 186.640 tấn. Diện tích chè trồng mới và cải tạo ñạt trên 220 ha; sản
lượng chè búp tươi ñạt 85.946 tấn. ðàn gia súc tăng 4,63%. Diện tích rừng trồng
mới ñạt 14.600 ha, trong ñó rừng trồng tập trung là 14.184 ha.
Giá trị sản xuất công nghiệp ñạt 2.850 tỷ ñồng. Tổng kim ngạch xuất khẩu
ñạt 28,25 triệu USD.
1.5. Một vài ñặc ñiểm sinh học của lợn rừng
Trong lịch sử phát triển sản xuất nông nghiệp của loài người thì lợn rừng
là một trong những loài ñộng vật ñược thuần hóa sớm nhất. Chúng chính là
nguồn gốc của các giống lợn hiện ñang ñược phổ biến ở nhiều nước.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


7
Lợn rừng có khả năng thích nghi cao với các vùng miền khí hậu nên
chúng phân bố khá rộng, suốt từ châu Âu, châu Mỹ, châu Phi ñến châu Á ñều có
thể bắt gặp lợn rừng cho dù chúng có sự sai khác về ngoại hình như màu sắc,
hình dáng, chiều cao, cân nặng,… vì chịu ảnh hưởng của ñiều kiện ngoại cảnh
(môi trường, thức ăn,…).
Lợn rừng châu Âu có tầm vóc to lớn hơn nhiều so với lợn rừng châu Á.
Trong khi lợn rừng châu Á chỉ có thể cao 65-70cm, dài 120-140cm, nặng 100-
150kg thì lợn rừng châu Âu có thể cao tới 90-100cm, dài 150-160cm, nặng tới
200-350kg.
Pantanal, một vùng ñất ẩm ướt ở phía Nam lòng chảo Amazon là quê
hương của nhiều giống lợn rừng châu Á. Nuôi lợn rừng ñược bác sỹ thú y Carlos
Nocera khởi xướng ở Braxin từ năm 1997. Hiện nay Braxin ñã thuần hóa ñược 2
giống lợn rừng thương mại thuần chủng, song Bộ Môi trường Braxin lại cấm

nhập lợn rừng châu Âu và các giống có liên quan nên sự lựa chọn tốt nhất cho
người chăn nuôi ở Braxin là nuôi lợn rừng thuần ở ñịa phương và lợn lòi Pecari
với 2 chủng khoang cổ và ñốm trắng.
Tập tính
 Sống bầy ñàn
Trong thiên nhiên, lợn rừng thường thích sinh sống thành bầy ñàn, ñàn
nhỏ gồm 5 - 6 con, ñàn lớn gồm 10 - 50 con. Trong 1 ñàn có thể có nhiều thế hệ
chung sống với nhau. Tuy nhiên, lợn ñực sống chung ñàn thường chỉ tập trung
nhiều trong mùa phối giống. Lợn rừng có khoảng 10 kiểu kêu ñể liên lạc trong
bầy báo hiệu về nguồn thức ăn, tình hình lãnh thổ, kẻ thù, tìm bạn tình, tìm con,
tìm mẹ,…
Những con ñực to khỏe, khả năng tự vệ và kiếm ăn tốt thì thường tách ñàn
sống một mình ñược gọi là lợn ñộc.
Lợn rừng cũng giống như nhiều loài ñộng vật sống bầy ñàn khác, thường
liên hệ với nhau bằng âm thanh và tôn trọng con ñầu ñàn.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


8
Lợn rừng sống bầy ñàn thường có tập tính cọ xát thân mình vào nhau
nhằm tạo mối quan hệ thân thiện, tăng sự tự tin, tính ñoàn kết, sức mạnh tập thể
và cảm giác an toàn trong bầy.
Mặt khác, sự cọ xát còn ñể cảm nhận sự giống nhau về mùi quen của ñàn
và phân biệt với kẻ lạ xâm nhập vào bầy.
Cũng giống như các ñộng vật sống bầy ñàn khác, lợn rừng cũng có sự
giao tranh giữa các con ñực ñể bảo vệ lãnh thổ và giành quyền giao phối với con
cái. Hình thức ñấu tranh cùng loài này có nghĩa tích cực cho việc chọn lọc
những cặp bố mẹ tốt nhất, khỏe mạnh nhất ñể ñảm bảo sức sống cao nhất cho
thế hệ sau.
Trong cuộc sống hoang dã ñầy nguy hiểm và biến ñộng thì hình thức ñấu

tranh cùng loài ngay từ khi còn nhỏ cũng là ñể lựa chọn những con khỏe mạnh
nhất tồn tại cùng bầy, loại thải những cá thể yếu ớt ra khỏi quần thể ñể ñảm bảo
nguồn thức ăn và khả năng kiểm soát môi trường sống của bầy.
Vì vậy, ngay từ nhỏ, lợn rừng con cũng có tập tính cạnh tranh bầu vú mẹ
(mỗi vú mẹ chỉ dành cho một con lợn nhất ñịnh cho ñến khi cạn sữa) và không
gian sống cho mình.
 Các tập tính khi ñối phó với kẻ thù
Lợn rừng là loài ñộng vật có linh tính và nhanh nhẹn. Chúng có khả năng
khứu giác phi thường. ðây là loại vũ khí mà chọn lọc tự nhiên ñã giữ lại ñể bảo
ñảm an toàn cho chúng khi kiếm ăn trong rừng khi mà thính giác của lợn rừng
không ñược tốt cho lắm. Khi nghe hoặc cảm nhận, nghi ngờ ñiều gì ñó có thể
gây nguy hiểm cho ñàn lập tức chúng phát ra tín hiệu cho nhau im lặng ñể kẻ
thù không phát hiện ra chúng mà bỏ ñi.
Trường hợp kẻ thù ñến ñược gần nơi ẩn nấp, chúng cùng nhau kêu thật to
ñể uy hiếp kẻ thù và chạy thật nhanh vào rừng sâu. Khi cảm thấy an toàn, chúng
lại cùng nhau ñứng lại, dũi ñất kiếm ăn bình thường.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


9
Chúng cũng có khả năng ghi nhớ rất tốt về những nguy hiểm mà chúng
thoát ñược. Thông thường, khi ñã thoát ñược một kiểu bẫy hoặc cuộc săn nào ñó
thì con lợn rừng không bao giờ mắc lại bẫy hoặc kiểu săn ñó nữa.
Vì thế, săn lợn rừng hiện vẫn là một môn thể thao ñược ưa thích ở nhiều
nước và khá thách thức ñối với các thợ săn mới vào nghề bởi tính tinh ranh của
lợn rừng.
Khi phải ñối phó với kẻ thù, chúng thường dựng ñứng lông bờm, ngẩng
cao ñầu, giơ nanh ñể dọa nạt kẻ thù.
Với lợi thế chân cao, gọn lợn rừng chạy nhanh gần bằng nai. Không
những chạy nhanh ñược ở trên cạn, chúng còn bơi rất giỏi.

Lợn rừng duy trì tập tính thích ngâm mình trong bùn lầy ñể tránh các
bệnh ngoài da, nắng nóng và sự tấn công của ve, rận, ruồi, muỗi,
Bình thường lợn rừng không phải là loài ñộng vật hung dữ như hổ, báo,
sư tử; trước nguy hiểm chúng thường im lặng ñể nghi bình kẻ thù, không ñược
thì tháo chạy chứ ít khi chúng tấn công ngay. Song khi cùng ñường hoặc khi bị
thương ñau ñớn làm chúng tức giận thì chúng trở thành con vật khá hung dữ và
sẵn sàng quay lại chiến ñấu ñến cùng với kẻ thù.
Nắm bắt ñược các tập tính này, trong khi thuần dưỡng lợn rừng, người
chăn nuôi nên tạo môi trường tự nhiên và tiếp xúc, làm quen từ từ, tránh ñể lợn
rừng bị kích ñộng ñột ngột.
Một tập tính nữa tuy ñơn giản nhưng là một trong các ñặc ñiểm dễ thấy ñể
phân biệt lợn nhà và lợn rừng thuần là ñuôi dài và luôn ve vẩy. Tập tính vẩy
ñuôi liên tục của lợn rừng là ñặc ñiểm giúp cho lợn rừng tránh bị ve, muỗi ñốt
hoặc khi bị các côn trùng tấn công từ phía sau.
 Các tập tính kiếm ăn
Lợn rừng là loài ñộng vật ăn tạp, chúng ăn từ các loại rau cỏ, hoa quả rơi
rụng xuống ñất, củ rễ, thực vật, nấm, khoai, măng, ngô, dứa, lạc, các loại cỏ ñến
các thức ăn ñộng vật như mối, rắn, chuột, kiến, gián, dế, cuốn chiếu, ếch, nhái,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


10
thằn lằn, kỳ nhông, trứng chim làm tổ trên mặt ñất, thậm chí cả xác ñộng vật
mới chết,… ðối với lợn rừng châu Âu thì món ăn ưa thích của chúng là những
quả sồi rụng, hạt mai châu và quả bồ ñào nên người ta thường săn ñược chúng ở
những rừng sồi sai quả.
Nếu khu vực chúng sống có nhiều thức ăn thì chúng chỉ loanh quanh
trong lãnh thổ khoảng từ vài chục m
2
ñến vài trăm m

2
có khi lến tới vài nghìn
m
2
. Nếu thức ăn bị cạnh tranh nhiều bởi hươu, nai,… thì chúng có thể ñi kiếm
ăn trong vòng bán kính lớn hơn nhưng không có tập tính di cư. Chúng có thể di
chuyển bằng nhiều hình thức vận ñộng như ñi chậm, ñi nước kiệu, phi nước ñại
và bơi.
Lợn rừng có tập tính tham ăn, thích tranh ăn, thích ñi kiếm ăn lúc sáng
sớm, lúc chạng vạng tối và ban ñêm, còn ban ngày chúng thường ẩn nấp vào
rừng rậm hoặc những nơi yên tĩnh, kín ñáo.
Lợn rừng thường ñào rễ cây và các côn trùng trong ñất ñể ăn. Dũi, ñào,
bới ñất là hành ñộng kiếm ăn của lợn rừng.
1.6. Sơ lược về tình hình chăn nuôi lợn rừng trên thế giới và Việt Nam
1.6.1. Sơ lược tình hình chăn nuôi lợn rừng trên thế giới
Theo tài liệu trường ðại học University of Michichan Museum of
Zoology (2006), Lợn rừng có tên khoa học là Sus scrofa (Common Wild Pig),
tên latinh là Linnaeus. Lợn rừng có 21 phụ loài, có nguồn gốc từ Châu Âu, Châu
á và Bắc Phi. Tuy nhiên theo chân con người, lợn rừng ñã có mặt nhiều nơi trên
thế giới. Lợn rừng chính là tổ tiên của các giống lợn nhà ngày nay.
Theo nghiên cứu của Trung tâm hợp tác nghiên cứu Quốc tế phát triển
nông nghiệp của Pháp thì lợn rừng có tới 36 giống, phân bố ở hầu khắp các lục
ñịa trên thế giới. Phân bố chủ yếu ở các vùng Bắc Phi, Châu Âu, phía Nam nước
Nga, Trung Quốc, vùng Trung ðông, Ấn ðộ, Sri Lanka, Indonesia, Ai cập,
Sudan, Hoa Kỳ, Australia, New Zealand và các ñảo thuộc vùng biển Nam Thái
Bình Dương.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


11

Lợn rừng là loài ñộng vật hoang dã có nhiều ưu ñiểm: chất lượng thịt
thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng, tỷ lệ nạc cao,… Do ñó, hiện nay nhu cầu của
người tiêu dùng ñối với thịt lợn rừng ngày càng cao. Nguồn cung cấp thì lại có
hạn do số lượng lợn rừng ngoài tự nhiên còn rất ít. Mặt khác, lợn rừng là ñộng
vật hoang dã nên việc săn bắn lợn rừng khá khó khăn và bị cấm ở nhiều quốc
gia. ðể ñáp ứng nhu cầu trên, từ những năm 1990, các nhà khoa học trên thế
giới ñã tập trung nghiên cứu ñể có thể ñưa lợn rừng hoang dã thành ñối tượng có
thể nuôi thương phẩm.
ghiên cứu của các nhà khoa học ñó tập trung vào một số vấn ñề chủ yếu
sau:
- Nghiên cứu giống lợn rừng thuần.
- Nghiên cứu thuần hóa lợn rừng.
- Nghiên cứu lai tạo, nhằm lai giữa lợn ñực rừng với những giống lợn bản
ñịa ñể tạo ra con lai gần giống lợn rừng.
- Nghiên cứu nuôi thương phẩm lợn rừng và lợn rừng lai.
Trên thế giới nhiều nước ñã thuần hóa ñược lợn rừng ñể ñưa và hệ thống
chăn nuôi những con vật nuôi ñặc sản của họ, với công nghệ cao và quy trình
chăn nuôi ñồng bộ. Hơn một thập kỷ trở lại ñây, vấn ñề nuôi lợn rừng, lợn rừng
lai phát triển rất mạnh mẽ, ñem lại giá trị kinh tế cao cho nhiều quốc gia như:
Trung Quốc, Ấn ðộ, Sri Lanka, Ai Cập, Australia, New Zealand.
Tại khu vực ðông Nam Á, Thái Lan là quốc gia ñi tiên phong trong lĩnh
vực thuần hóa và ñưa lợn rừng vào chăn nuôi thương phẩm. Theo Kvisna Keo
Sưa Um và Phira Krai Xeng Xri (2005) thì việc nuôi lợn rừng xuất hiện tự phát
ở Thái lan từ những năm 2000 và không bị cấm ñoán do lợn rừng không thuộc
ñối tượng bị cấm tại quốc gia này. Việc thuần hóa cũng bắt ñầu từ những nông
dân vùng gần biên giới Thái Lan và Miến ðiện. Hiện nay, nghề nuôi lợn rừng
tại Thái Lan rất phát triển. Lợn rừng ñược chăn nuôi trên quy mô lớn, quy trình
kỹ thuật chuẩn hóa ñem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân Thái Lan. Việc
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………



12
chăn nuôi lợn rừng ở quốc gia này không những ñã ñáp ứng ñược nhu cầu trong
nước, mà còn mở rộng xuất khẩu sang các quốc gia khác, trong ñó có Việt Nam.
Nguồn giống và tư liệu kỹ thuật chăn nuôi lợn rừng tại Việt Nam chủ yếu bắt
nguồn từ nước bạn Thái Lan.
1.6.2. Tình hình chăn nuôi lợn rừng tại Việt Nam
Nghề chăn nuôi lợn rừng tại Việt Nam xuất hiện chưa lâu, mới cách ñây
trên dưới 10 năm, song ý tưởng thuần dưỡng lợn rừng ñể nuôi lấy thịt và sinh
sản thì ñã có khá sớm vào khoảng thập niên 90 của thế kỷ trước. Phát hiện ñược
những ñặc ñiểm nổi trội của lợn rừng, những nhà kinh doanh ñặc sản ñã nảy ra ý
ñịnh thuần dưỡng những con lợn rừng săn bắn ñược ngoài tự nhiên, nhưng hầu
hết ñều không thành công.
Cho ñến tận những năm 2000, việc thuần dưỡng lợn rừng bước ñầu ñã có
những thành công nhất ñịnh trên những con lợn rừng săn bắt ñược, chủ yếu là
lợn ñực. Thông qua lai tạo, con lai F2 của lợn rừng với lợn ñịa phương có sọc
vàng dưa giống của lợn rừng nên ñược coi là lợn rừng.
Theo tài liệu của Võ Văn Sự (2010), tính ñến cuối năm 2009, có khoảng
26 trang trại nuôi lợn rừng lớn với quy mô trên 100 nái, chủ yếu tập trung ở phía
Nam. Trang trại quy mô lớn nhất là trang trại của công ty trách nhiệm hữ hạn
Khánh Gia – Bình Phước với quy mô trên 200 nái, các trang trại khác có quy mô
nhỏ hơn khoảng trên dưới 100 con. Trên cả nước ước tính cho tới tháng 8 năm
2009, tổng ñàn lợn rừng nái sinh sản khoảng 1600 con. Các trang trại/hộ chăn
nuôi lợn rừng với quy mô nhỏ khoảng từ 10-20 nái nằm rải rác trong cả nước.
Hiện nay, các tỉnh khu vực phía Bắc, nhất là những tỉnh vùng cao nhiều ñồi núi
ñã bắt ñầu xuất hiện những trang trại nuôi lợn rừng với quy mô nhỏ (ví dụ: Trại
ông Thân ở Sơn La, trại Công ty Covi ở Phú Thọ,…).
Tại Việt Nam hiện nay các nhà khoa học cũng ñang theo ñuổi ñầu tư
nghiên cứu, phát triển với hy vọng tạo dựng ngành chăn nuôi lợn rừng có hiệu
quả nhằm ñáp ứng nhu cầu thị trường. ðược sự quan tâm và hỗ trợ của Chính

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


13
phủ Việt Nam, Viện Chăn nuôi phối hợp với các nhà khoa học chuyên ngành
ðộng vật rừng ñã tập trung nghiên cứu về lợn rừng và ñã ñạt ñược một số thành
công nhất ñịnh trong việc thuần hóa và lai tạo lợn rừng cũng như xây dựng
những quy trình kỹ thuật về thuần hóa, nhân giống và nuôi thương phẩm lợn
rừng, lợn rừng lai. Những nghiên cứu này ñã góp phần rất lớn trong việc cung
cấp thông tin cho người dân nhằm ñưa những quy trình kỹ thuật này vào thực
tiễn, nhân rộng những mô hình nuôi lợn rừng và lợn rừng lai có hiệu quả.
1.6.3. Một số giống lợn rừng hiện có tại Việt Nam
Theo Võ Văn Sự (2010), ở Việt Nam, một số các giống/dòng lợn rừng
ñang ñược nuôi phổ biến ñó là:
- Giống lợn rừng Thái Lan mặt dài: Lợn con trước 3 tháng tuổi có sọc dưa
ñen – vàng trên thân. Có 7 sọc ñen và 6 sọc vàng. Sống lưng sọc ñen. Lợn càng
thuần sọc càng rõ, liên tục không ñứt quảng, ñều. Sau 3 tháng tuổi sọc vàng biến
mất, nhưng lông toàn thân cũng thay ñổi sang dạng nâu – bạc – mốc. Hai má có
lông bạc. Lợn trưởng thành có lông bờm, lợn ñực có răng nanh khá phát triển.
Thân hình mảnh, chân cao, phía trước cao hơn phía sau.
- Giống lợn Thái Lan mặt ngắn: ðặc ñiểm là to con, màu ñen, thân tròn, ñẻ
nhiều con. Loại này tương ñối giống với con lai giữa lợn rừng Việt Nam hoặc
lợn rừng Thái Lan lai với các giống lợn ñen ở vùng cao.
- Giống lợn rừng Việt Nam: Lợn con lợn rừng Việt Nam (dưới 3 tháng tuổi)
có các sọc rõ, ñậm hơn, liền mạch hơn. ðến lúc trưởng thành lợn rừng Việt Nam
có thân hình mảnh mai, xù xì, cao hơn, tuy nhiên rất khó phân biệt với lợn rừng
Thái Lan. Lợn rừng Việt Nam cũng có tỉ lệ nạc cao hơn hẳn, lớp nạc nằm ngay
dưới da.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………



14
1.7. Những ñặc ñiểm sinh lý sinh sản
1.7.1. Sự thành thục về tính
Gia súc phát triển ñến một giai ñoạn nhất ñịnh thì có biểu hiện về tính
dục. Con ñực có khả năng sinh ra tinh trùng, con cái có khả năng sinh ra tế bào
trứng. Khi ñấy gọi là gia súc ñã thành thục về tính.
Theo Cù Xuân Dần và cs (1996), một cá thể ñược coi là thành thục về
tính nếu như bộ máy sinh dục ñã căn bản hoàn thiện. Dưới sự ñiều khiển của
thần kinh thể dịch con vật ñã có phản xạ sinh dục. Những dấu hiệu ñầu tiên của
tuổi thành thục về tính ñối với con cái là buồng trứng ñã có noãn bào chính, có
trứng rụng và trứng có khả năng thụ tinh, tử cung con cái cũng có biến ñổi phù
hợp cho việc mang thai và sinh ñẻ.
Theo Phạm Hữu Doanh và cs (1994), Sự thành thục về tính của gia súc
thường ñến sớm hơn sự thành thục về thể vóc. Vì vậy, trong chăn nuôi cần quan
tâm ñến vấn ñề này, nhất là nuôi gia súc sinh sản, nên phối giống cho vật nuôi
khi ñã thành thục cả về tính và thể vóc, tức là bỏ qua 1 – 2 chu kỳ ñộng dục ñầu
tiên.
Sự thành thục về tính có ý nghĩa rất lớn với quá trình sinh sản, gia súc chỉ
có thể bước vào giai ñoạn sinh sản khi ñã thành thục về tính, tùy theo các loài
gia súc khác nhau mà có sự thành thục về tính khác nhau. Theo Bidanel J.P.,J.
Gruand and C.Legault (1996), tuổi thành thục về tính của lợn dao ñộng trong
khoảng 5 ñến 8 tháng. Sự thành thục về tính của gia súc ñược ñặc trưng bởi
hàng loạt những thay ñổi bên trong và bên ngoài cơ thể, ñặc biệt là sự thay ñổi
bên trong cơ quan sinh dục. Cùng với sự biến ñổi bên trong cơ quan sinh dục là
sự biến ñổi bên ngoài mang tính chất quy luật, nó ñặc trưng cho từng loài gia
súc.
1.7.2. Chu kỳ tính
Khi gia súc cái thành thục về tính, cứ sau mỗi khoảng thời gian nhất ñịnh,
cơ quan sinh dục của nó có những biến ñổi ñặc biệt kèm theo ñó là sự rụng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


15
trứng và ñộng dục. Hiện tượng này lặp ñi lặp lại một cách có chu kỳ gọi là chu
kỳ ñộng dục hay chu kỳ tính. Chu kỳ này xuất hiện khi cơ thể cái thành thục về
tính và kết thúc khi già yếu. Thời gian của một chu kỳ ñược tính từ lần rụng
trứng trước tới lần sau.
Chu kỳ tính ở những loài khác nhau là khác nhau và ở giai ñoạn ñầu mới
thành thục về tính thì chu kỳ chưa ổn ñịnh mà phải 2 – 3 chu kỳ tiếp theo mới ổn
ñịnh.
Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002), thì chu kỳ tính của lợn có thể dao
ñộng từ 18 ñến 22 ngày. Chu kỳ tính của lợn thông thường là 21 ngày.
Các giai ñoạn của chu kỳ tính
Chu kỳ tính ñược chia thành 4 giai ñoạn: Giai ñoạn trước ñộng dục, giai
ñoạn ñộng dục, giai ñoạn sau ñộng dục và giai ñoạn yên tĩnh.
 Giai ñoạn trước ñộng dục
ðây là giai ñoạn ñầu tiên của chu kỳ tính, kéo dài 1 – 2 ngày, là thời gian
chuẩn bị ñầy ñủ cho ñường sinh dục của lợn cái ñón nhận tinh trùng, cũng như
ñảm bảo các ñiều kiện cho trứng và tinh trùng gặp nhau ñể thụ thai.
Trong giai ñoạn này có sự thay ñổi cả về trạng thái cơ thể cũng như trạng
thái thần kinh. Ở giai ñoạn này các nang trứng phát triển mạnh, thành thục và
nổi rõ trên bề mặt buồng trứng, kích thước nang trứng thay ñổi rất nhanh, ñầu
giai ñoạn này nang trứng có ñường kính là 4 mm, cuối giai ñoạn nang trứng có
ñưỡng kính 10-12mm. Các tế bào vách ống dẫn trứng tăng cường sinh trưởng,
số lượng lông nhung tăng, ñường sinh dục bắt ñầu sung huyết, hệ thống tuyến,
âm ñạo tăng tiết dịch nhầy, niêm dịch ở cổ tử cung tiết ra làm cổ tử cung hé mở.
Các nang trứng chín, tế bào trứng tách khỏi nang trứng. Tử cung co bóp mạnh,
cổ tử cung mở ra, niêm dịch chảy nhiều. Con vật bắt ñầu xuất hiện tính dục, âm
hộ sưng lên, hơi mở có màu hồng tươi, cuối giai ñoạn có dịch nhờn chảy ra. Do

hàm progesteron giảm xuống ñột ngột nên con vật giảm ăn, hay kêu rống, thích
nhảy lên lưng con khác nhưng không cho con khác nhảy lên lưng mình.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


16
Nang trứng phát triển cả về khối lượng và chất lượng, nổi rõ trên bề mặt
buồng trứng và tăng tiết oestrogen.
Hàm lượng oestrogen tăng cao trong máu sẽ kích thích cơ quan sinh dục
biến ñổi: Tế bào vách ống dẫn trứng tăng sinh có nhiều lông nhung ñể ñón trứng
rụng, vách ñường sinh dục sung huyết nhẹ, màng nhầy tử cung, âm ñạo tăng sinh,
mạch quản tăng cường cung cấp máu nhiều hơn. Các tuyến sinh dục phụ (tuyến
nhờn âm ñạo, các tuyến cổ tử cung) tăng tiết chất nhầy ñể bôi trơn ñường sinh dục
và tiết niêm dịch kích thích cổ tử cung hé mở. Sau ñó nang trứng dần chín, tế bào
trứng bắt ñầu thoát ra khỏi nang trứng, con vật bắt ñầu xuất hiện tính dục. Giai
ñoạn này nồng ñộ LH ñạt thấp nhất trong máu, PgF2α dần tăng cao và ñạt ñỉnh
trước 5 ngày ñộng dục, kéo dài 3-4 ngày rồi giảm.
 Giai ñoạn ñộng dục
ðây là giai ñoạn tiếp theo và thường kéo dài từ 2-3 ngày, tính từ khi tế
bào trứng tách khỏi nang trứng. Giai ñoạn này các biến ñổi của cơ quan sinh dục
rõ nét nhất, niêm mạc âm hộ sung huyết, phù thũng rõ rệt và chuyển sang màu
mận chín, niêm dịch từ âm ñạo chảy ra nhiều, keo ñặc hơn, nhiệt ñộ âm ñạo tăng
từ 0,3-0,7
0
C, pH hạ hơn trước. Con vật biểu hiện hưng phấn cao ñộ, ñứng ngồi
không yên, phá chuồng, ăn uống giảm, hoặc bỏ ăn, kêu rống, ngẩn ngơ, thích
nhảy lên lưng con khác hoặc ñể con khác nhảy lên lưng mình. Ở giai ñoạn này,
lợn nái thích gần lợn ñực, khi gần lợn ñực thì luôn ñứng ở tư thế sẵn sàng chịu
ñực (ñuôi cong lên và lệch sang một bên, 2 chân sau dạng ra và hơi khụy
xuống,…).

Ở giai ñoạn này, nếu tế bào trứng gặp tinh trùng và xảy ra quá trình thụ
tinh tạo thành hợp tử thì chu kỳ sinh dục dừng lại, gia súc cái ở vào giai ñoạn có
thai, ñến khi ñẻ xong một thời gian nhất ñịnh, tùy loài gia súc thì chu kỳ sinh
dục mới bắt ñầu lại. Quá trình trên nếu không xảy ra thì lợn sẽ chuyển sang giai
ñoạn tiếp theo của chu kỳ tính.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


17
Giai ñoạn ñộng dục gồm có 3 thời kỳ liên tiếp nhau là: hưng phấn, chịu
ñực và hết chịu ñực. ðộng dục là thời kỳ quan trọng nhất nhưng thời gian lại
ngắn.
Theo Cù Xuân Dần và cs (1995), thì giai ñoạn ñộng dục ở lợn kéo dài 2 –
3 ngày.
Lượng oestrogen tiết ra ñạt ñỉnh cao nhất gây hưng phấn mạnh mẽ toàn
thân. Bình thường hàm lượng oestrogen trong máu ñạt 64mg%, khi ñộng dục ñạt
tới 112mg%.
Các biểu hiện của cơ quan sinh dục: Âm hộ sung huyết, tấy sưng và
chuyển từ màu hồng nhạt sang màu ñỏ, càng tới thời ñiểm rụng trứng thì âm hộ
càng sẫm màu.
Các biểu hiện về thần kinh: Con vật hưng phấn, ít ăn, ít uống, thích cà
khịa con khác, hay nhảy lên lưng con khác, kỳ ñầu còn chưa cho con ñực nhảy
nhưng kỳ sau thì mê ì chịu ñực, mắt ñờ ñẫn nhìn xa xăm.
Thời ñiểm rụng trứng xảy ra sau ñộng dục 24-30 giờ, thời gian trứng rụng
kéo dài 10-15 giờ nên khi phối giống ta nên phối 2 lần thì hiệu quả phối sẽ cao
hơn. Khi trứng rụng thì thân nhiệt sẽ tăng 0,8-1,2
0
C, nhịp tim cũng tăng.
Sau 48 giờ buồng trứng của con cái nhỏ lại, nhăn nheo, ñường kính buồng
trứng lúc này chỉ còn 5-6 mm và chuyển từ màu ñỏ tươi sang màu ñỏ tím.

Nếu trứng rụng mà ñược thụ tinh thì con vật bước vào thời kỳ chửa. Nếu
không ñược thụ tinh thì sẽ bước sang giai ñoạn sau ñộng dục.
 Giai ñoạn sau ñộng dục
Giai ñoạn này kéo dài khoảng 2 ngày, toàn bộ cơ thể nói chung và cơ
quan sinh dục nói riêng dần trở lại trạng thái sinh lý bình thường. Trên buồng
trứng thể hồng chuyển thành thể vàng, ñường kính lên tới 7-8 mm và bắt ñầu tiết
progesteron tác ñộng lên vùng dưới ñồi theo cơ chế ñiều hoà ngược làm giảm
tiết oestrogen, từ ñó làm giảm sự hưng phấn thần kinh, con vật dần chuyển sang
trạng thái yên tĩnh, chịu khó ăn uống hơn, niêm mạc toàn bộ ñường sinh dục

×