i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC
LÊ CHI LAN
TÁC ĐỘNG CỦA YÊU CẦU
TỪ NGƢỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐẾN
CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH KINH TẾ
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẠI MỘT SỐ TRƢỜNG ĐƢỢC
CHỌN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)
Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
Mã số: 62140120
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC
Hà Nội – Năm 2014
ii
Công trình được hoàn thành tại Viện Đảm bảo chất lượng giáo
dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Văn Quyết
TS. Hoàng Thị Xuân Hoa
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp cơ sở chấm luận án
tiến sĩ họp tại
vào hồi giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây tình trạng sinh viên các trường đại học, cao
đẳng sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm hoặc làm việc
không phù hợp với chuyên môn đào tạo có xu hướng tăng lên. Theo
số liệu khảo sát của dự án giáo dục đại học về việc làm của sinh viên
tốt nghiệp, năm 2011 trong 200.000 sinh viên ra trường hàng năm
chỉ có 30% đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động, 45%
- 62% sinh viên tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp, trong đó chỉ có
30% làm đúng ngành nghề đào tạo [Trần Anh Tài, 2009].
Bên cạnh đó, theo thống kê của Bộ Giáo dục và đào tạo, trong
tổng số 416 trường tuyển sinh năm 2011 có 248 trường (chiếm tỉ lệ
59,62%) tuyển sinh một trong bốn ngành: Kinh tế, Quản trị kinh
doanh, Tài chính-Ngân hàng, Kế toán. Bình quân trong ba năm
(2009-2011), số thí sinh đăng ký vào bốn ngành này chiếm xấp xỉ
41% so với tổng số hồ sơ đăng ký dự thi. Sự mất cân đối cơ cấu
ngành nghề nghiêng hẳn về khối ngành kinh tế. Với tốc độ tăng
trưởng kinh tế như hiện nay, nếu nhân lực được đào tạo không đáp
ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động về số lượng và chất
lượng sẽ dẫn lãng phí rất lớn về nguồn nhân lực.
Trong quá trình hội nhập quốc tế, giáo dục là một trong những
lĩnh vực chịu tác động mạnh của quá trình toàn cầu hóa. Phát triển
đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội là một vấn đề cần
thiết. Vì vậy, chương trình đào tạo phải gắn kết chặt chẽ với yêu cầu
của người sử dụng lao động là một quy luật tất yếu. Xuất phát từ
những lý do trên nghiên cứu sinh đã chọn đề tài nghiên cứu “Tác
động của yêu cầu từ người sử dụng lao động đến chương trình đào
2
tạo đại học khối ngành kinh tế (Nghiên cứu trường hợp tại một số
trường được chọn tại thành phố Hồ Chí Minh)”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án tập trung vào các vấn đề sau:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan đến yêu cầu của người
sử dụng lao động và chương trình đào tạo
Phân tích thực trạng yêu cầu của người sử dụng lao động. Bên
cạnh đó, tìm hiểu sự thay đổi chương trình đào tạo khối ngành kinh
tế trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2013.
Tìm ra cơ chế và đánh giá tác động của yêu cầu từ người sử
dụng lao động đến chương trình đào tạo đại học khối ngành kinh tế.
Xem xét sự khác nhau về tác động của yêu cầu từ người sử dụng lao
động đến chương trình đào tạo đại học khối ngành kinh tế của trường
công lập và ngoài công lập.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Yêu cầu của người sử dụng lao động tác động như thế nào đến
cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo đại học khối ngành kinh tế
trên địa bàn nghiên cứu (khu vực thành phố Hồ Chí Minh)?
Mức độ tác động của yêu cầu từ người sử dụng lao động đến
việc thay đổi chương trình đào tạo đại học khối ngành kinh tế của
trường công lập và ngoài công lập trên địa bàn nghiên cứu thế nào?
4. Giả thuyết nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, các giả thuyết đặt ra là:
Yêu cầu từ người sử dụng lao động tác động mạnh đến cấu trúc
và nội dung của chương trình đào tạo đại học khối ngành kinh tế.
Yêu cầu từ người sử dụng lao động tác động mạnh đến nội
dung và cấu trúc của chương trình đào tạo đại học khối ngành kinh tế
của trường ngoài công lập hơn trường công lập.
3
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Tác động của yêu cầu từ người sử dụng lao động đến chương
trình đào tạo đại học khối ngành kinh tế.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: nghiên cứu tại khu vực thành phố Hồ Chí
Minh, gồm 6 trường đại học trong đó 3 trường công lập và 3 trường
ngoài công lập có đào tạo trình độ đại học khối ngành kinh tế. Khảo
sát 3 ngành đào tạo: Ngành Kế toán, ngành Quản trị Kinh doanh và
ngành Tài chính Ngân hàng.
Về thời gian: Dữ liệu dùng để thực hiện luận án được thu thập
từ khoảng thời gian 2007 – 2013. Phiếu khảo sát được thực hiện
trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2013.
Về nội dung và hướng tiếp cận nghiên cứu của luận án: xem
xét sự thay đổi của chương trình đào tạo khối ngành kinh tế ở khía
cạnh cấu trúc và nội dung dưới tác động từ phía người sử dụng lao
động. Nghiên cứu là dùng phương pháp hồi cố các dữ liệu từ nhiều
nguồn thông tin, phỏng vấn sâu các đối tượng có liên quan.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính
Sử dụng các số liệu thống kê thu thập từ các nguồn có sẵn, kết
hợp với việc sử dụng phương pháp chuyên gia, trưng cầu ý kiến của
người sử dụng lao động và người phát triển chương trình đào tạo.
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng
Thống kê số liệu về yêu cầu của người sử dụng lao động qua
thông tin tuyển dụng trong giai đoạn 2007 – 2013.
Thống kê sự thay đổi của chương trình đào tạo khối ngành kinh
tế trong giai đoạn 2007 – 2013.
4
Thống kê và phân tích dữ liệu nghiên cứu bằng bảng hỏi kích
thước mẫu là: 180 nhà quản lý, giảng viên và các chuyên gia; 126
người sử dụng lao động.
7. Những đóng góp mới của luận án
7.1. Về phƣơng diện học thuật
Hệ thống hóa những nghiên cứu có liên quan. Xây dựng khung
lý thuyết nghiên cứu tác động của yêu cầu từ người sử dụng lao động
đến chương trình đào tạo.
7.2. Về phƣơng diện thực tiễn
Khẳng định yêu cầu của người sử dụng lao động có tác động
đến chương trình đào tạo khối ngành kinh tế, đưa đến chương trình
đào tạo đã thay đổi cấu trúc và nội dung.
7.3. Về phƣơng pháp nghiên cứu
Kết hợp giữa nghiên cứu hàn lâm với nghiên cứu ứng dụng thực
tiễn, qua đó xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu với các nhân
tố tác động đến chương trình đào tạo
8. Cấu trúc của luận án
Đề tài nghiên cứu gồm: mục lục, danh mục các bảng và hình,
phần mở đầu, phần nội dung, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo.
Trong phần nội dung của luận án được bố cục 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu.
Chương 3: Quy trình tổ chức và thiết kế nghiên cứu.
Chương 4: Sự thay đổi chương trình đào tạo khối ngành kinh tế
tại các cơ sở đào tạo đại học ở thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận
dựa trên sản phẩm đầu ra.
Chương 5: Đánh giá tác động của yêu cầu từ người sử dụng lao
động đến chương trình đào tạo đại học khối ngành kinh tế.
5
Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
1.1. Các nghiên cứu về yêu cầu của ngƣời sử dụng lao động
1.1.1. Nghiên cứu về khả năng làm việc của sinh viên tốt nghiệp
Các nghiên cứu chủ yếu liên quan đến việc tăng cường khả năng
làm việc của sinh viên tốt nghiệp.
Một số tác giả đã đưa mô hình lý thuyết về khả năng làm việc
(1) Mô hình CPS của Fugate và các cộng sự (2004)
(2) Mô hình USEM của Yorke và Knight (2006)
(3) Mô hình CareerEDGE của Dacre Pool & Peter Sewell (2007)
1.1.2. Nghiên cứu về năng lực của sinh viên tốt nghiệp
Liên quan đến các khía cạnh:
- Các kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức cần thiết của sinh
viên tốt nghiệp và năng lực thích ứng với môi trường xã hội.
- Tính chủ động trong công việc và năng lực giải quyết vấn đề
một cách sáng tạo: tác giả Zehrer (2009),
- Năng lực trình bày, năng lực tư duy, năng lực quản lý, năng lực
giải quyết vấn đề,
- Mô hình năng lực của sinh viên tốt nghiệp được cấu tạo dựa trên
3 thành tố cơ bản đó là: Kiến thức, kỹ năng và thái độ.
1.2. Các nghiên cứu liên quan đến chƣơng trình đào tạo
1.2.1. Nghiên cứu về xây dựng và phát triển chương trình đào tạo
- Lý thuyết phát triển chương trình đào tạo: mô hình của Ralph
W.Tyler (1949), mô hình của Taba (1962) , Oliva (1982).
- Đánh giá chương trình đào tạo: Kirkpatrick (1998), Carter Mc
Namara (1998), Phạm Văn Lập (1998),
- Cách thức xây dựng và phát triển chương trình đào tạo: Lê Viết
Lâm, Lâm Quang Thiệp (2003), Lê Đức Ngọc (2003), Trần Khánh
6
Đức (2004), … Xây dựng chương trình đào tạo gắn lý thuyết và thực
hành Goldberg (2012)…
1.2.2. Nghiên cứu về nhu cầu đổi mới chương trình đào tạo
- Đổi mới chương trình đào tạo như: tác giả Phạm Văn Quyết
(2005), Ngô Tứ Thành (2010), Ngô Xuân Bình (2011)
- Chương trình đào tạo cần bổ sung những kiến thức, kỹ năng
chuyên môn và tác phong công nghiệp, kỹ năng mềm, kỹ năng ứng
xử, … Trần Văn Tùng (2011), Nguyễn Khắc Bình (2012).
- Phát triển chương trình đào tiếp cận theo xu thế phát triển của
thế giới như: tác giả Trần Văn Nam (2012), Võ Đăng Bình (2014).
- Mô hình đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo và đối sánh
chất lượng các chương trình đào tạo của Việt Nam với các trường đại
học trong khu vực như tác giả: Nguyễn Quý Thanh (2014).
1.3. Các nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa yêu cầu của
ngƣời sử dụng lao động và chƣơng trình đào tạo
1.3.1. Nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và người
sử dụng lao động
- Hình thành kỹ năng chuyên môn và phát triển năng lực của sinh
viên tốt nghiệp như: Fugate (2004), Van der Heijde (2006), Fugate &
Kinicki (2008), Hallier (2009).
- Mối quan hệ giữa trường đại học và người sử dụng lao động qua
khả năng làm việc của sinh viên tốt nghiệp như: Havey (2002).
- Ở Việt Nam, nhiều tác giả đã nghiên cứu vấn đề mối quan hệ
hợp tác giữa nhà trường và người sử dụng lao động như: Trịnh Thị
Hoa Mai (2008), Phùng Xuân Nhạ (2008), Nguyễn Văn Anh (2009),
Trần Ngọc Trình (2012), Nguyễn Thanh Sơn (2013)…
- Nghiên cứu về chất lượng sinh viên tốt nghiệp như: Nghiên cứu
mức độ đáp ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế tại
7
địa bàn Hà Nội của tác giả Ngô Thị Thanh Tùng (2009); Đánh giá
chất lượng đào tạo ngành kinh tế của trường đại học Kinh tế thành
phố Hồ Chí Minh của tác giả Phạm Thị Diễm (2009); Nghiên cứu về
chất lượng đào tạo tại Khoa Kế toán Tài chính, Trường đại học Kinh
tế Huế của tác giả Lại Xuân Thủy và Phan Thị Minh Lý (2011)
1.3.2. Nghiên cứu về sự thay đổi mục tiêu và cách thức đào tạo
- Đổi mới giáo dục đại học hiện nay đã có những thay đổi trong
quản lý, công khai chất lượng; đào tạo gắn với nhu cầu xã hội như:
Nguyễn Khắc Bình (2012)…
- Hệ thống giáo dục đại học cần thay đổi mục tiêu và cách thức
đào tạo để đáp ứng nhu cầu nhân lực đa dạng: Võ Đăng Bình (2013).
- Thiết lập cơ chế thông tin hiệu quả cho mối quan hệ cung cầu
giữa giáo dục đại học và thị trường lao động: Lê Đình Sơn, (2014).
1.3.3. Nghiên cứu về việc đào tạo theo nhu cầu xã hội, tiếp cận CDIO
- Gắn đào tạo với nhu cầu xã hội là tiền đề quan trọng trong
việc thực hiện đổi mới giáo dục đại học như: tác giả ĐàoVăn Hòa
(2008), tác giả Nguyễn Chí Hòa, Ngọ Thị Hoa (2010), tác giả Đào
Trọng Thi (2011), tác giả Nguyễn Thị Tuyết Chinh (2011) …
- Các vấn đề có liên quan đến chuẩn đầu ra theo cách tiếp cận
CDIO nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội như: tác giả Cao Thị Việt
Hương (2012) và Đoàn Ngọc Khiêm (2012)…
Kết luận chƣơng 1
Quá trình hội nhập quốc tế, thị trường lao động rất cần nguồn
nhân lực chất lượng cao, vì vậy việc thay đổi chương trình đào tạo
trong những năm qua là một quy luật tất yếu. Tuy nhiên, việc thay
đổi này có phải do yêu cầu của người sử dụng lao động vẫn còn là
vấn đề chưa được nghiên cứu, đặc biệt là ở Việt Nam.
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
8
2.1. Các khái niệm và cơ sở lý luận
2.1.1. Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo đại học khối ngành kinh tế là một bản kế
hoạch tổng thể về quá trình đào tạo dành cho sinh viên khối ngành
kinh tế, trình độ đại học. Bản kế hoạch này có cấu trúc và nội dung
cụ thể đặc trưng riêng ở từng ngành học.
2.1.1.1. Sự thay đổi quy định liên quan đến chƣơng trình đào tạo
- Luật giáo dục năm 2005, sửa đổi và bổ sung năm 2009.
- Luật giáo dục năm 2012, nhiều quy định về giáo dục đại học
đã chỉnh sửa và thay đổi. Sự thay đổi khá mạnh mẽ trong Luật giáo
dục năm 2012 là không đề cập đến chương trình khung
2.1.1.2. Cấu trúc của chƣơng trình đào tạo
Sự thay đổi trong cấu trúc chương trình đào tạo liên quan đến
sự khác biệt trong khối lượng kiến thức của các nhóm môn học thuộc
khối kiến thức đại cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
của từng ngành đào tạo.
2.1.1.3. Nội dung của chƣơng trình đào tạo
Sự thay đổi trong nội dung của chương trình đào tạo liên quan
đến sự khác biệt về mục tiêu đào tạo và sự bổ sung các kỹ năng
thuộc các khối kiến thức hoặc sự thay đổi như thêm, bớt các môn học
trong chương trình đào tạo.
2.1.2. Yêu cầu của người sử dụng lao động
Yêu cầu của người sử dụng lao động là: “Những đòi hỏi hay
những mong đợi về năng lực của sinh viên tốt nghiệp. Yêu cầu của
người sử dụng lao động thể hiện thông qua các thông tin tuyển dụng
hoặc trao đổi ý kiến qua các hoạt động có liên quan đến quá trình đào
tạo như: đóng góp ý kiến hoặc phản hồi về chất lượng của sinh viên
9
tốt nghiệp hoặc qua mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và người
sử dụng lao động…”.
2.1.3. Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng của sinh viên tốt nghiệp được tích lũy trong quá
trình đào tạo bao gồm phẩm chất và năng lực (trí lực, tâm lực, thể
lực, kỹ năng nghề nghiệp) đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội
trong phạm vi quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương hay ngành.
2.2. Vai trò của giáo dục đại học và vai trò của chƣơng trình đào
tạo trong giáo dục đại học
2.2.1. Vai trò của giáo dục đại học
Vai trò của giáo dục đại học là cung cấp những kiến thức, kỹ
năng và thái độ cho người học để sau khi tốt nghiệp người học đạt
được những mục tiêu của ngành nghề và có thể tham gia vào các
công việc của xã hội có liên quan đến ngành nghề đã đào tạo.
2.2.2. Vai trò của chương trình đào tạo trong giáo dục đại học
Chương trình đào tạo giữ vai trò then chốt trong đào tạo nguồn
nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc rất nhiều vào chất
lượng chương trình đào tạo.
2.3. Cơ sở thực tiễn của nghiên cứu
2.3.1. Mối quan hệ giữa chương trình đào tạo và yêu cầu của người sử
dụng lao động
Hiện nay, theo quan điểm của thế giới, chương trình đào tạo
cần được xây dựng tiếp cận CDIO, mô hình CDIO dựa trên chuẩn
đầu ra của mỗi ngành nghề và chuẩn đầu ra này được xác định dựa
trên yêu cầu của người sử dụng lao động nhằm gắn đào tạo với sử
dụng nguồn nhân lực.
Thực tế hiện nay về phía người sử dụng lao động cần tuyển
dụng sinh viên tốt nghiệp có năng lực, về phía cơ sở giáo dục đại học
10
là đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
Chương trình đào tạo và yêu cầu của người sử dụng lao động
có mối quan hệ với nhau thông qua nội dung chương trình đào tạo.
2.3.2. Các yếu tố tác động đến chương trình đào tạo
Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến chương trình
đào tạo như: thông tin tuyển dụng, các yêu cầu của người sử dụng
lao động trao đổi khi tham gia vào quá trình đào tạo như: Tiếp nhận
sinh viên thực tập, các buổi nói chuyện chuyên đề, đóng góp ý kiến
về chuẩn đầu ra
Các yếu tố bên trong ảnh hưởng gián tiếp đến chương trình
đào tạo như: yêu cầu của khoa học chuyên ngành, định hướng phát
triển đào tạo của nhà trường, đội ngũ giảng viên, điều kiện cơ sở vật
chất…
Mô hình lý thuyết nghiên cứu được khái quát theo hình 2.6:
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chương 2 đã trình bày một số khái niệm cơ bản có liên
quan đến nghiên cứu. Qua cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu,
khung lý thuyết cơ bản được đề xuất để nghiên cứu yêu cầu của
người sử dụng lao động tác động đến chương trình đào tạo.
Chƣơng 3. QUY TRÌNH TỔ CHỨC VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
11
3.1. Phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu
3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin
3.1.1.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu
Phân tích các nghiên cứu trong và ngoài nước, thu thập và phân
tích các mẫu tuyển dụng, một số chương trình đào tạo của khối
ngành kinh tế ở các cơ sở đào tạo đại học thành phố Hồ Chí Minh…
3.1.1.2. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc
Đối tượng: cán bộ quản lý, giảng viên có tham gia xây dựng
chương trình đào tạo, người sử dụng lao động và một số chuyên gia
trong lĩnh vực giáo dục.
3.1.1.3. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi
3.1.1.4. Phƣơng pháp thống kê
- Thống kê theo cấu trúc và nội dung các chương trình đào tạo
để tìm hiểu sự thay đổi trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2013.
- Thống kê những yêu cầu tuyển dụng của người sử dụng lao
động đối với sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế trên mẫu tuyển dụng
lao động, ý kiến khảo sát thu thập được từ người sử dụng lao động và
cán bộ quản lý, giảng viên.
- Tính các hệ số tương quan, kiểm định giả thuyết thống kê…đo
lường, so sánh và đánh giá mức tác động của các biến số tác động
trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thay đổi chương trình đào tạo.
3.1.2. Mẫu nghiên cứu
- Mẫu được chọn để phỏng vấn 17 người; Mẫu khảo sát dùng
cho khảo sát sơ bộ 58 người; Mẫu khảo sát nghiên cứu chính thức
gồm 126 nhà doanh nghiệp có sử dụng sinh viên tốt nghiệp và 180
nhà quản lý, giảng viên và các chuyên gia.
3.2. Quy trình tổ chức nghiên cứu
12
3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ
3.2.2. Nghiên cứu chính thức
3.2.2.1. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn
Tìm hiểu sự thay đổi của chương trình đào tạo đại học khối
ngành kinh tế; thăm dò ý kiến người sử dụng lao động và cán bộ
quản lý, giảng viên có tham gia xây dựng chương trình đào tạo
3.2.2.2. Giai đoạn xử lý và đo lƣờng, đánh giá
3.3. Các biến số sử dụng trong nghiên cứu
- Biến số độc lập: yêu cầu của người sử dụng lao động.
- Biến số phụ thuộc: chương trình đào tạo.
- Biến số quan sát: các yếu tố bên trong và bên ngoài có liên
quan đến quá trình đào tạo.
3.4. Nghiên cứu thử và hoàn thiện công cụ
3.4.1. Mục đích của phiếu khảo sát
Thu thập các ý kiến của người sử dụng lao động và cơ sở đào
tạo về các vấn đề có liên quan yêu cầu của người sử dụng lao động
và sự thay đổi chương trình đào tạo trong giai đoạn 2007 – 2013.
3.4.2. Cơ sở xây dựng phiếu khảo sát
3.4.2.1. Sự thay đổi cấu trúc chƣơng trình đào tạo
Thay đổi khối lượng kiến thức giáo dục đại cương và kiến
thức giáo dục chuyên nghiệp, và khối lượng kiến thức của một số
nhóm môn học.
3.4.2.2. Sự thay đổi nội dung chƣơng trình đào tạo
Có sự bổ sung thêm kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, có sự lồng
ghép hay tích hợp thêm đạo đức nghề nghiệp. Có sự gia tăng thêm
một số kỹ năng mềm, nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng sử dụng
phần mềm về kế toán, công nghệ xử lý số liệu ….
3.4.3. Quy trình xây dựng phiếu khảo sát
13
3.4.3.1. Xác định mục đích, phạm vi, đối tƣợng cần khảo sát.
3.4.3.2. Dự thảo phiếu khảo sát và đƣa vào thử nghiệm
3.4.4. Cấu trúc phiếu khảo sát
Có 2 loại phiếu khảo sát: (1) Dùng cho người sử dụng lao động
và (2) Dùng cho chuyên gia, cán bộ quản lý, giảng viên.
3.4.4.1. Dùng cho ngƣời sử dụng lao động
Bảng khảo sát gồm 9 câu hỏi, gồm 3 nội dung chính.
3.4.4.2. Dùng cho chuyên gia, cán bộ quản lý và giảng viên
Bảng khảo sát gồm 6 câu hỏi, gồm 4 nội dung chính.
3.4.5. Kết quả thử nghiệm
Tổng số 58 phiếu gồm: 28 phiếu dành cho người sử dụng lao
động và 30 phiếu dành cho cán bộ quản lý, giảng viên, chuyên gia
3.4.5.1. Phân tích số liệu điều tra khảo sát
Nhập số liệu khảo sát bằng phần mềm Excel. Mã hóa các thông
tin và nhập vào phần mềm SPSS và để tính độ tin cậy của phiếu.
3.4.5.2. Kết quả phân tích và hoàn thiện phiếu khảo sát
Phiếu khảo sát người sử dụng lao động có độ tin cậy của toàn
phiếu gồm 21 chỉ số đo có độ tin cậy 0.86; Phiếu khảo sát cán bộ
quản lý, giảng viên có độ tin cậy có độ tin cậy 0.85.
Kết luận chƣơng 3
Để đánh giá tác động từ yêu cầu của người sử dụng lao động
đến chương trình đào tạo đại học khối ngành kinh tế, nghiên cứu đề
xuất 4 giả thiết trong đó có 2 giả thiết chính (H1, H2) về mức độ tác
động từ yêu cầu của người sử dụng lao động đến chương trình đào
tạo và 2 giả thiết phụ (P1,P2) liên quan đến sự khác biệt về tác động
từ yêu cầu của người sử dụng lao động đến chương trình đào tạo giữa
khối trường công lập và ngoài công lập.
14
Chƣơng 4. SỰ THAY ĐỔI CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
KHỐI NGÀNH KINH TẾ TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO TIẾP CẬN DỰA TRÊN
SẢN PHẨM ĐẦU RA
4.1. Thay đổi chƣơng trình đào tạo khối ngành kinh tế theo chuẩn
đầu ra tại các cơ sở đào tạo đại học ở thành phố Hồ Chí Minh
Việc thay đổi chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra của các
trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh là thực hiện theo chỉ đạo
của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 2010. Mặt khác, trong quy trình
thay đổi chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra cần có sự phản hồi
các ý kiến của các bên liên quan như: sinh viên, người sử dụng lao
động, cán bộ giảng viên,…Do đó việc thay đổi chương trình đào tạo
theo chuẩn đầu ra của trường đại học mang tính tất yếu nhằm mục
tiêu đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động.
4.2. Yêu cầu chung của ngƣời sử dụng lao động về đào tạo cử
nhân khối ngành kinh tế
Theo sự chuyển dịch nền kinh tế, yêu cầu của xã hội ngày càng
cao vì vậy yêu cầu của người sử dụng cũng có sự gia tăng và thay đổi
rõ rệt. Thống kê 300 mẫu tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp khối ngành
kinh tế, thu thập từ giai đoạn năm 2007 đến năm 2013, cho thấy yêu
cầu của người sử dụng có sự thay đổi khá rõ rệt. Trong quá trình hội
nhập quốc tế xã hội rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao, yêu cầu
của người sử dụng đối với sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế gồm:
Kiến thức chuyên môn, kiến thức ngành nghề, khả năng ngoại ngữ,
tin học, kỹ năng nghiên cứu, làm việc độc lập, siêng năng, trung
thực, thích ứng với sự thay đổi của xã hội…
15
4.3. Những thay đổi về cấu trúc và nội dung chƣơng trình đào tạo
tại các cơ sở đào tạo đại học ở thành phố Hồ Chí Minh
4.3.1. Trường Đại học A
Thay đổi về mục tiêu đào tạo có sự cập nhật của chuẩn đầu ra.
Ngoài ra, chương trình đào tạo mới có sự đòi hỏi về chuẩn tin học và
ngoại ngữ (Toeic 450).
4.3.2. Trường Đại học B
Khối kiến thức đại cương giảm, tăng cường khối kiến thức
chuyên nghiệp. Tăng cường thêm kỹ năng ngoại ngữ và tin học, tích
hợp các kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu.
4.3.3. Trường Đại học C
Giảm khối lượng kiến thức giáo dục đại cương và tăng cường
khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Gia tăng khối lượng môn học
có liên quan đến khoa học xã hội, ngoại ngữ tin học, tăng cường kiến
thức cơ sở khối ngành và chuyên ngành
4.4. Chƣơng trình đào tạo của một số trƣờng ngoài công lập
4.4.1. Trường Đại học D
Chương trình đào tạo của trường đại học D có sự thay đổi về
cấu trúc và nội dung. Chuẩn về ngoại ngữ của trường đại học D so
với các trường công lập tương đối cao hơn.
4.4.2. Trường Đại học E
Khối lượng kiến thức giáo dục đại cương tăng lên và giảm đi
khối lượng kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, thêm 2 môn học mô
phỏng kế toán
4.4.3. Trường Đại học F
Số môn học tự chọn được tăng cường nhằm tiếp cận yêu cầu của
người sử dụng lao động. Có thay đổi cấu trúc và nội dung chương
trình đào tạo, tích hợp kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm
16
4.5. Đánh giá chung về xu hƣớng thay đổi của chƣơng trình đào
tạo đại học khối ngành kinh tế tại các cơ sở đào tạo ở thành phố
Hồ Chí Minh
Chương trình đào tạo của ngành kinh tế có sự thay đổi về cấu
trúc và nội dung như: khối lượng khối kiến thức đại cương và khối
kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Khối lượng kiến thức giáo dục
chuyên ngành và kiến thức bổ trợ có sự thay đổi khá nhiều.Tăng
cường các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm, ngoại ngữ, tin học…
Khối trường công lập có xu hướng giảm khối lượng giáo dục
kiến thức đại cương và tăng khối lượng kiến thức giáo dục chuyên
nghiệp, chú trọng kiến thức chuyên ngành, trong khi đó khối trường
ngoài công lập có xu hướng ngược lại và chú trọng tăng kiến thức cơ
bản và cơ sở.
Chương trình đào tạo của ngành kinh tế ở trường công lập và
ngoài công lập có sự tăng cường thêm kỹ năng tin học, ngoại ngữ,
đặc biệt chủ yếu là tiếng Anh. Các môn học ngoại ngữ chuyên ngành
về kinh tế đã được cập nhật và bổ sung vào chương trình đào tạo. Xu
hướng thay đổi chương trình đào tạo ở trường ngoài công lập nhiều
hơn trường công lập.
Kết luận chƣơng 4
Chương trình đào tạo khối ngành kinh tế (Ngành Kế toán,
Ngành Quản trị Kinh doanh, Ngành Tài chính Ngân hàng) có sự thay
đổi. Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo có thay đổi để phù
hợp với yêu cầu của chuẩn đầu ra. Chương trình đào tạo của khối
ngành kinh tế của các cơ sở đào tạo thiết kế theo dạng mođun tạo nên
tính linh hoạt và mềm dẻo hơn. Ngoài ra, hầu hết trong nội dung
chương trình đào tạo khối ngành kinh tế của các cơ sở đào tạo đều có
bổ sung mục tiêu cụ thể của chuẩn đầu ra vào chương trình đào tạo.
17
Chƣơng 5. ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA YÊU CẦU TỪ
NGƢỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐẾN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO
TẠO ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH KINH TẾ
5.1. Thông tin về mẫu khảo sát
5.1.1. Đặc điểm của mẫu khảo sát
Đối tượng khảo sát người tham gia phát triển chương trình đào
tạo. Số lượng: 180 người (96 người thuộc trường công lập và 84
người thuộc trường ngoài công lập).
5.1.2. Biến số, cách tính điểm và độ tin cậy của thang đo
Dựa trên 4 biến số chính với 26 biến số quan sát, có độ tin cậy
Cronbach alpha là: 0.888.
5.2. Ý kiến của ngƣời tham gia phát triển chƣơng trình đào tạo về
xu hƣớng thay đổi chƣơng trình đào tạo
5.2.1. Về quy trình thay đổi chương trình đào tạo
Khi thay đổi chương trình đào tạo các cơ sở đào tạo có khảo sát
yêu cầu của người sử dụng lao động, tham khảo thông tin tuyển dụng
của người sử dụng lao động, và yêu cầu của người sử dụng lao động
tích hợp vào việc thay đổi chương trình đào tạo.
5.2.2. Các hình thức thể hiện yêu cầu từ người sử dụng lao động
Đóng góp về chuyên môn nghiệp vụ; Đóng góp ý kiến về chuẩn
đầu ra; Đóng góp ý kiến về chương trình đào tạo; Cung cấp yêu cầu
nghiệp vụ chuyên môn; Tập huấn nghiệp vụ chuyên môn…
5.2.3. Vai trò của người sử dụng lao động trong quá trình đào tạo
Cung cấp thông tin và trao đổi ý kiến với nhà trường về yêu cầu
kỹ năng nghiệp vụ cần thiết của nguồn nhân lực và tham gia tập huấn
nghiệp vụ chuyên môn; Tham gia giảng dạy, báo cáo chuyên đề
chuyên môn theo lời mời của cơ sở đào tạo….
18
5.3. Mức độ tác động của yêu cầu từ ngƣời sử dụng lao động đến
chƣơng trình đào tạo
5.3.1. Các yếu tố cùng tham gia tác động đến chương trình đào tạo
Có 5 yếu tố tác động đến việc thay đổi chương trình đào tạo: yêu
cầu về định hướng khoa học chuyên ngành, định hướng phát triển
chương trình đào tạo, yêu cầu của người sử dụng lao động, đội ngũ
giảng viên và điều kiện cơ sở vật chất. Trong đó, yêu cầu của người
sử dụng lao động là yếu tố tác động vượt trội hơn 4 yếu tố còn lại.
5.3.2. Yêu cầu của người sử dụng lao động tác động gián tiếp đến
chương trình đào tạo thông qua các yếu tố bên trong
Yêu cầu của người sử dụng lao động tác động gián tiếp mang tính
tích cực qua các yếu tố bên trong của cơ sở đào tạo, nhưng tác động
này không đáng kể đối với điều kiện cơ sở vật chất.
5.3.3. Yêu cầu của người sử dụng lao động tác động trực tiếp đến
chương trình đào tạo
5.3.3.1. Tƣơng quan giữa thông tin tuyển dụng với chƣơng trình
đào tạo
Yêu cầu tuyển dụng có sự tương quan khá cao đến việc thay đổi
chương trình đào tạo cụ thể: Thông tin tuyển dụng (r = 0.721), thay
đổi chương trình đào tạo theo kiểu mođun (r = 0.329).
5.3.3.2. Tƣơng quan giữa việc phản hồi chất lƣợng sinh viên tốt
nghiệp với chƣơng trình đào tạo
Sự phản hồi của người sử dụng lao động có mối tương quan với
thay đổi khối kiến thức giáo dục đại cương (r = 0.533), sự thay đổi
khối lượng kiến thức chuyên môn, mức độ tương quan (r =0.936)
5.3.3.3. Tƣơng quan giữa việc cung cấp các yêu cầu nghiệp vụ
chuyên môn với chƣơng trình đào tạo
Mối tương quan cao > 0.42 đối với việc thay đổi khối kiến thức
19
đại cương và khối kiến thức chuyên ngành. Sự thay đổi khối lượng
kiến thức tự chọn có tương quan rất cao (r = 0.874).
5.3.3.4. Tƣơng quan giữa việc tham gia tập huấn nghiệp vụ
chuyên môn với chƣơng trình đào tạo
Người sử dụng lao động tham gia tập huấn có tương quan với
việc thay đổi khối lượng kiến thức bổ trợ ( r = 0.687). Tăng cường kỹ
năng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng ngoại ngữ, tin học,…và thay
đổi cách đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực người học (r > 0.281).
5.3.3.5. Tƣơng quan giữa đóng góp ý kiến chuẩn đầu ra với
chƣơng trình đào tạo
Sự đóng góp ý kiến về chuẩn đầu ra có tương quan thuận với
việc điều chỉnh khối kiến thức bổ trợ ( r > 0.3), điều chỉnh thời lượng
thực tập nghề nghiệp của sinh viên (r = 0.778)…
5.3.3.6. Tƣơng quan giữa trao đổi ý kiến trong quá trình giao lƣu
với chƣơng trình đào tạo
Ý kiến đóng góp của người sử dụng lao động có tương quan với
việc bổ sung kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ (r = 0.729), kỹ năng
ngoại ngữ (r = 0.409), kỹ năng mềm (r = 0.301), với sự thay đổi mục
tiêu đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực người học (r = 0.343).
5.3.3.7. Mô hình tác động (trực tiếp) từ yêu cầu của ngƣời sử
dụng lao động đến chƣơng trình đào tạo
- Sự thay đổi cấu trúc (khối lượng kiến thức) và nội dung chương
trình đào tạo là do 4 nhân tố tác động từ yêu cầu của người sử dụng
lao động như: thông tin tuyển dụng, các đóng góp ý kiến…
5.3.4. Cơ sở của tác động của yêu cầu từ người sử dụng lao động
Cơ sở đào tạo đánh giá chương trình đào tạo dựa trên căn cứ:
Thông tin tuyển dụng và các ý kiến đóng góp về chuẩn đầu ra, yêu
cầu của người sử dụng trong quá trình hợp tác giao lưu, tham gia tập
20
huấn nghiệp vụ cho sinh viên
5.3.5. Đánh giá mức độ tác động của yêu cầu của người sử dụng lao
động
5.3.5.1. Đánh giá chung về mức độ tác động
Yêu cầu của người sử dụng lao động có tác động mạnh đến việc
thay đổi cấu trúc (r = 0.664) và nội dung chương trình (r = 0.567).
5.3.5.2. Đánh giá chung về mức độ tác động của yêu cầu từ ngƣời
sử dụng lao động đến chƣơng trình đào tạo theo loại hình trƣờng
Về cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo của trường ngoài
công lập thay đổi nhiều hơn trường công lập, độ chênh lệch > 0.38, kết
quả phù hợp với phân tích chương 4. Kiểm định thống kê T-Test có sự
khác biệt trong thay đổi chương trình đào tạo ở 2 loại hình trường.
(1) Xu hướng tác động ở loại hình trường công lập
Sự thay đổi cấu trúc chương trình đào tạo do 4 nhân tố từ yêu
cầu của người sử dụng lao động.
(2) Xu hướng tác động ở loại hình trường ngoài công lập
Sự thay đổi về cấu trúc chương trình đào tạo là do tác động của
21
6 nhân tố. Sự thay đổi về nội dung chương trình đào tạo là do tác
động của 4 nhân tố từ yêu cầu của người sử dụng lao động.
Đối chiếu với kết quả chương 4 cho thấy 4 giả thiết được ra gồm
2 giả thiết chính H1, H2 và 2 giả thiết phụ được chấp nhận, vì vậy có
thể kết luận rằng người sử dụng lao động đã có những tác động mạnh
trong việc thay đổi chương trình đào tạo.
5.4. Các giải pháp thay đổi và phát triển chƣơng trình đào tạo
theo hƣớng tiếp cận yêu cầu của ngƣời sử dụng lao động
5.4.1.1. Giải pháp 1: Tăng cƣờng mối quan hệ giữa yêu cầu của
ngƣời sử dụng lao động và chƣơng trình đào tạo
Mối quan hệ giữa yêu cầu của người sử dụng lao động và
chương trình đào tạo thông qua: Chuẩn đầu ra và mối quan hệ giữa
nhà trường và người sử dụng lao động.
5.4.1.2. Giải pháp 2: Phát triển chƣơng trình đào tạo tiếp cận yêu
cầu của ngƣời sử dụng lao động
Việc thiết kế và thay đổi chương trình đào tạo cần gắn kết với
các tiêu chuẩn nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của người sử
dụng lao động. Giải pháp thay đổi chương trình đào tạo tiếp cận yêu
cầu người sử dụng lao động được đề xuất cụ thể như sau: Tích hợp
các kỹ năng, nghiệp vụ; kỹ năng làm việc và quản lý; tính sáng tạo
và giải quyết vấn đề; đạo đức nghề nghiệp; Thay đổi nội dung
chương trình đào tạo tiếp cận yêu cầu của người sử dụng lao động
5.4.1.3. Giải pháp 3: Giải pháp triển khai chƣơng trình đào tạo
Chấp nhận đối tượng ngoài sinh viên đăng ký môn học theo nhu
cầu.Đảm bảo tính liên thông giữa các chương trình đào tạo theo học
chế tín chỉ với tính giao thoa và tính tiến hóa.
Kết luận chƣơng 5
Nghiên cứu đã kiểm định và chấp nhận 4 giả thiết được ra.
22
KẾT LUẬN
Trong nghiên cứu này có liên quan đến 2 đối tượng là: yêu cầu
của người sử dụng lao động và chương trình đào tạo, vì vậy nghiên
cứu tập trung vào khảo sát 2 đối tượng trên, kết quả của nghiên cứu
tác động của yêu cầu từ người sử dụng lao động đến chương trình
đào tạo theo 2 cơ chế như sau:
(1) Tác động gián tiếp qua những yếu tố bên trong của cơ sở
đào tạo như: yêu cầu của khoa học chuyên ngành, định hướng phát
triển của nhà trường, đội ngũ giảng viên và điều kiện cơ sở vật chất.
(2) Tác động trực tiếp bằng những hình thức như: thông tin
tuyển dụng, đóng góp ý kiến chuẩn đầu ra, cung cấp những yêu cầu
về nghiệp vụ chuyên môn, tham gia tập huấn nghiệp vụ chuyên môn,
trao đổi ý kiến qua các buổi hội thảo, ngày hội việc làm…
Sự thay đổi chương trình đào tạo đại học khối ngành kinh tế tại
cơ sở đào tạo theo hướng tiếp cận thực tiễn. Chương trình đào tạo có
sự thay đổi về cấu trúc như: Thay đổi khối lượng kiến thức giáo dục
đại cương, kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, kiến thức cơ sở ngành,
kiến thức chuyên ngành. Các môn học tự chọn và bắt buộc có sự thay
đổi, đặc biệt là ở khối ngoài công lập. Cấu trúc của chương trình đào
tạo có bổ sung chuẩn đầu ra vào phần mục tiêu cụ thể của ngành.
Chương trình đào tạo có sự thay đổi về nội dung như: bổ sung thêm
về nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng mềm bằng cách trực tiếp hoặc
gián tiếp như: tổ chức khóa học kỹ năng mềm, các khóa học chuyên
đề. Đặc biệt, có sự tăng cường thêm kỹ năng ngoại ngữ và tin học.
Một phát hiện trong nghiên cứu thực tế là xu hướng thay đổi
chương trình đào tạo khối ngành kinh tế của trường công lập và
ngoài công lập có sự khác nhau, trường công lập thì gia tăng khối
kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, còn trường ngoài công lập thì gia
23
tăng khối lượng kiến thức giáo dục đại cương. Ngoài ra, yêu cầu
ngoại ngữ, tin học của trường ngoài công lập có xu hướng tăng nhiều
hơn trường công lập. Khối lượng kiến thức cơ sở ngành ở ngoài công
lập có xu hướng giàm và tăng khối lượng kiến thức chuyên ngành.
Kết quả đánh giá tác động như sau:
+ Yêu cầu của người sử dụng lao động có tác động mạnh đối
với việc thay đổi cấu trúc của chương trình đào tạo qua hình thức yêu
cầu tuyển dụng, phản hồi chất lượng sinh viên tốt nghiệp, cung cấp
nghiệp vụ chuyên môn cần thiết, tham gia tập huấn chuyên môn và
đóng góp chuẩn đầu ra…
+ Yêu cầu của người sử dụng lao động có tác động đến nội dung
chương trình đào tạo nhưng mức độ chưa cao. Điều này cho thấy
chương trình đào tạo chỉ thay đổi nhiều về mặt khối lượng kiến thức,
còn việc bổ sung các kỹ năng chưa nhiều, việc thay thế hoặc bổ sung
các môn học mới còn ít.
+ Ngoài ra, khối trường ngoài công lập thì yêu cầu của người sử
dụng lao động có tác động đến chương trình đào tạo khối ngành kinh
tế mạnh hơn khối trường công lập.
+ Yêu cầu của người sử dụng lao động tác động đến khối ngành
kinh tế bằng 2 cách trực tiếp và gián tiếp thông qua các hoạt động
như: (1) Hình thức gián tiếp là tác động vào yếu tố bên trong nhà
trường từ đó làm thay đổi chương trình đào tạo; (2) Hình thức trực
tiếp là qua thông tin tuyển dụng, Đóng góp ý kiến về chương trình
đào tạo hoặc chuẩn đầu ra, …
Mặt khác, 4 giả thiết đưa ra phục vụ cho việc nghiên cứu qua
kiểm định được chấp nhận với mức ý nghĩa cao. Tuy nhiên, Đóng ý
kiến về chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo và ý kiến trao đổi của
người sử dụng lao động qua việc tiếp nhận sinh viên thực tập và