Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Quản lý phát triển chương trình đào tạo Đại học ngành Kiến trúc công trình của Đại học Kiến trúc Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 103 trang )



1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC





ĐỖ THỊ PHƯƠNG LIÊN






QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH
KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH CỦA ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI




LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 05



Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Đức Chính






HÀ NỘI – 2012



i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


CTĐT Chương trình đào tạo
CTGD Chương trình giáo dục
ĐHKTHN Đại học Kiến trúc Hà Nội
PTCTGD Phát triển chương trình giáo dục
QLĐT Quản lý đào tạo
QLPTCTGD Quản lý phát triển chương trình giáo dục


ii
DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1. Chương trình Khung Đào tạo đại học ngành Kiến trúc công
trình của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội 54
Bảng 3.1. Kết quả Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của những biện
pháp quản lý Phát triển chương trình đào tạo ngành Kiến trúc công trình
của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội 88



iii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Chu trình quản lý 10
Sơ đồ 1.2. Mô hình Phát triển chương trình giáo dục 22
Sơ đồ 1.3. Chu trình Thiết kế cơ bản một chương trình giáo dục 27
Sơ đồ 1.4. Mô hình Quản lý phát triển chương trình giáo dục 32
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội 43
Sơ đồ 2.2. Các bước Quản lý xây dựng và đánh giá chương trình đào tạo
ngành Kiến trúc công trình tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội 64
Sơ đồ 3.1.Quy trình Quản lý phát triển chương trình đào tạo đại học
ngành Kiến trúc công trình ở Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội 74



















iv
MỤC LỤC

Trang
Lời cảm ơn
i
Danh mục viết tắt
ii
Danh mục các bảng
iii
Danh mục các sơ đồ
iv
Mục lục
v
MỞ ĐẦU
1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC,
PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC


6
1.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu về chương trình giáo dục,
phát triển và quản lý phát triển chương trình giáo dục

6
1.2. Các khái niệm cơ bản về đào tạo và quản lý
7

1.2.1. Đào tạo
7
1.2.2. Quản lý
7
1.2.3. Chức năng quản lý
8
1.2.4.Biện pháp quản lý
10
1.2.5. Đánh giá hiệu lực quản lý
11
1.3. Chương trình giáo dục
11
1.3.1. Định nghĩa Chương trình giáo dục và các thành phần của nó
11
1.3.2. Một số cách tiếp cận trong thiết kế chương trình giáo dục
16
1.4. Phát triển chương trình giáo dục
19
1.4.1. Phân tích nhu cầu
22
1.5. Quản lý phát triển chương trình giáo dục
31
1.6. Các nhân tố tác động tới phát triển và quản lý phát triển chương
trình giáo dục

37
1.6.1. Hội nhập
37
1.6.2. Sự phát triển của khoa học công nghệ
38

1.7. Những yêu cầu trong đào tạo ngành Kiến trúc công trình trong giai
đoạn mới

38
Tiểu kết chương 1
40


v
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ PHÁT
TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH KIẾN
TRÚC CÔNG TRÌNH CỦA ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI


41
2.1. Khái quát về Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
41
2.1.1. Lịch sử ra đời và tiến trình phát triển
41
2.1.2. Sứ mạng của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
41
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
41
2.1.4. Về cơ sở vật chất, học liệu và thiết bị dạy học
44
2.2. Các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ
45
2.2.1.Công tác đào tạo
45
2.2.2. Công tác nghiên cứu khoa học

48
2.2.3. Quan hệ quốc tế
49
2.3. Các ngành đào tạo và nét đặc thù trong công tác đào tạo ngành Kiến
trúc công trình

50
2.3.1. Các ngành đào tạo
50
2.3.2. Đặc thù trong đào tạo ngành Kiến trúc công trình
51
2.4. Chương trình và quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Kiến
trúc trong những năm gần đây

53
2.4.1. Chương trình đào tạo ngành kiến trúc công trình hiện hành
53
2.4.2. Công tác quản lý Phát triển Chương trình đào tạo ngành Kiến trúc
công trình trong những năm gần đây

60
2.4.3. Đánh giá công tác quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành
Kiến trúc công trình

63
2.5. Đánh giá chung thực trạng quản lý phát triển chương trình đào tạo
ngành Kiến trúc công trình của Đại học Kiến trúc Hà Nội

65
2.5.1. Điểm mạnh

65
2.5.2. Điểm yếu
66
Tiểu kết chương 2
68
Chƣơng 3 : BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƢƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH KIẾN TRÚC CÔNG
TRÌNH CỦA ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI


69
3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp
69


vi
3.1.1. Nguyên tắc xây dựng chương trình đào tạo
69
3.1.2. Hệ mục tiêu trong giáo dục đại học
70
3.1.3. Chuẩn đầu ra của ngành đào tạo đại học
71
3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo đại
học ngành Kiến trúc công trình của Đại học Kiến trúc Hà Nội

71
3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện ban phát triển chương trình đào tạo
71
3.2.2. Xây dựng quy trình quản lý phát triển chương trình đào tạo đại học
ngành Kiến trúc công trình


73
3.2.3. Tổ chức thí điểm chương trình
83
3.2.4. Tổ chức đánh giá và đào tạo chính thức
84
3.2.5. Bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý
86
3.3. Khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất
87
3.3.1. Mô tả cách thức khảo sát
87
3.3.2. Kết quả khảo sát
88
3.3.3. Nhận xét
88
Tiểu kết chương 3
88
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
90
1. Kết luận
91
2. Khuyến nghị
91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
92
PHỤ LỤC
95



vii
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt gần 60 năm qua, chương trình giáo dục ở các cấp học, bậc
học trong nền giáo dục của ta được biên soạn, thực thi, v.v… trên cơ sở kế
thừa các chương trình giáo dục có trước đó, rồi cải tiến, cập nhật, nâng cao
cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, khoa học – công nghệ của giai
đoạn sau. Các nhà giáo dục đã đưa vào chương trình giáo dục những tư tưởng
lớn, những tác phẩm có giá trị, các phát minh khoa học, những sự kiện chính trị
xã hội to lớn v.v… với mong ước truyền lại cho các thế hệ sau những thành tựu
to lớn của nhân loại trong tất cả các lĩnh vực của đời sống con người. Những
chương trình đó đã giúp đào tạo ra những lớp người hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ của mình ở những giai đoạn lịch sử khác nhau của đất nước.
Tuy nhiên, chỉ trong vòng những năm đầu tiên của thế kỷ 21, những
điều chúng ta tích luỹ được trong nhiều năm qua dường như không đủ để giải
thích được những điều đang và sẽ diễn ra. Giáo dục cũng không nằm ngoài xu
thế thay đổi mạnh mẽ đó. Đây cũng chính là đặc điểm của giáo dục trong giai
đoạn hiện nay. Các nhà giáo dục đang bị choáng ngợp trước những thay đổi to
lớn do con người tạo ra trong mọi lĩnh vực, và không biết lựa chọn những yếu
tố gì để truyền đạt cho con cháu mai sau.
Để đáp ứng với những thay đổi to lớn và nhanh chóng trong kỉ nguyên
quá độ lên nền kinh tế tri thức, kỷ nguyên thông tin, triết lí giáo dục trong thế
kỉ 21 cũng có những thay đổi mạnh mẽ, hướng tới “một xã hội học tập”, “học
thường xuyên, suốt đời” dựa trên 4 trụ cột “học để biết, học để làm, học để
cùng chung sống, học để làm người”, giáo dục không còn chủ yếu là đào tạo
kiến thức và kĩ năng mà chủ yếu là rèn luyện năng lực – năng lực nhận thức,
năng lực hành động, năng lực giao tiếp và truyền thông, năng lực quản lý và
lãnh đạo. Bản tuyên ngôn toàn cầu về giáo dục đại học của Liên hợp quốc
khẳng định: Thế kỷ 21 “có một nhu cầu chưa từng thấy về sự đa dạng, phong



viii
phú trong giáo dục đại học cũng như những nhận thức ngày càng cao về tầm
quan trọng sống còn của giáo dục đại học đối với sự phát triển kinh tế và văn
hoá của xã hội”. Giáo dục nói chung trong đó có giáo dục đại học và chuyên
nghiệp của thế giới đang phát triển nhanh chóng theo những xu hướng rõ rệt:
đại chúng hoá, thị trường hoá, đa dạng hoá và quốc tế hoá, cùng những quan
niệm mới, yêu cầu mới về vấn đề có tính sống còn đối với bất kì mô hình cải
cách giáo dục nào – đó là chất lượng giáo dục. Vì thế, ngày nay, hơn bao giờ
hết, tất cả các quốc gia đang đứng trước những thách thức to lớn là lựa chọn
các giải pháp phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các
cấp học, bậc học – nơi cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng những đổi thay to
lớn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
“Chất lượng đào tạo bắt đầu từ việc thiết kế một chương trình giáo
dục” – Terengini và Pascarela (1994)
Rõ ràng là chất lượng của giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói
riêng bắt đầu từ việc thiết kế một chương trình. Là sản phẩm của thời đại,
chương trình vừa là công cụ để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho thời đại,
vừa là thước đo trình độ phát triển kinh tế xã hội, và cũng là thước đo trình độ
phát triển của khoa học giáo dục trong thời đại mà nó phục vụ.
Đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, giáo dục nói
chung, giáo dục đại học và chất lượng của nó nói riêng càng trở lên quan
trọng hơn. Ở đây, giáo dục đại học phải được xem là chìa khoá mở cửa vào
tương lai, việc không quan tâm đến giáo dục đại học và chất lượng của nó
đồng nghĩa với việc tự tước bỏ một phương tiện cốt yếu nhất để phát triển
quốc gia. Chính vì vậy, các quốc gia đang hết sức quan tâm đến mục tiêu, mô
hình, qui mô, chất lượng của giáo dục đại học.
Đảng và Nhà nước ta coi phát triển giáo dục và khoa học công nghệ là
“quốc sách hàng đầu”, và giáo dục đại học được xem là “quốc sách kép” vì
nó thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ là “đào tạo và nghiên cứu khoa học”.



ix
Mục tiêu phát triển giáo dục đại học đến năm 2020 trong Đề án đổi
mới giáo dục đại học Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là:
“đến năm 2020, giáo dục đại học phải có bước tiến cơ bản về chất lượng và
quy mô đáp ứng nhu cầu nhân lực cả về chất lượng và số lượng cho sự
nghiệp phát triển kinh tế xã hội và nâng cao tiểm năng trí tuệ, tiếp cận trình
độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, nâng một số trường đại học lên
đẳng cấp quốc tế, góp phần quan trọng vào việc nâng cao sức cạnh tranh của
nguồn nhân lực và nền kinh tế đất nước”.
Trong số nhiều nhiệm vụ và giải pháp đổi mới giáo dục đại học, có
giải pháp đổi mới nội dung, phương pháp và quy trình đào tạo: “cơ cấu lại
khung chương trình, bảo đảm sự liên thông của các cấp học, giải quyết tốt
mối quan hệ về khối lượng kiến thức và thời lượng học tập giữa các môn
giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả đào tạo
từng môn học Triển khai đổi mới phương pháp đào tạo
Tác giả luận văn hiện công tác tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, và
Kiến trúc công trình là ngành đào tạo quan trọng và là thế mạnh của Nhà trường.
Chính vì những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản lý Phát
triển chương trình đào tạo đại học ngành Kiến trúc công trình của Trường
Đại học Kiến trúc Hà Nội đáp ứng yêu cầu xã hội” làm đề tài luận văn thạc
sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý phát triển chương trình giáo
dục và nghiên cứu lý luận về chương trình giáo dục, phát triển và quản lý
phát triển chương trình giáo dục, đề xuất một số biện pháp quản lý phát triển
chương trình đào tạo đại học đối với ngành Kiến trúc công trình tại Trường
Đại học Kiến trúc Hà Nội đáp ứng yêu cầu xã hội.



x
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
a. Nghiên cứu lý luận về chương trình giáo dục, phát triển và quản lý
phát triển chương trình giáo dục.
b. Khảo sát thực trạng về quản lý phát triển chương trình đào tạo đại học
ngành Kiến trúc công trình tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
c. Đề xuất giải pháp đổi mới quản lý phát triển chương trình đào tạo đại
học ngành Kiến trúc công trình tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đáp ứng
yêu cầu xã hội.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Phát triển chương trình đào tạo đại học ngành
Kiến trúc ở Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Đối tượng nghiên cứu: Quản lý phát triển chương trình đào tạo đại học
ngành Kiến trúc công trình ở Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phát triển chương trình giáo dục gồm nhiều nội dung phức tạp. Luận
văn chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu quản lý phát triển chương trình đào tạo
đại học ngành Kiến trúc công trình – Đây là ngành đào tạo truyền thống của
Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội và cũng là ngành đào tạo giúp Nhà trường
khẳng định vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực Xây dựng trong cả nước và khu vực
Đông Nam Á.
6. Giả thuyết khoa học
Thực hiện tốt “Quản lý phát triển chương trình đào tạo đại học ngành
Kiến trúc của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội theo một quy trình khoa
học, tiên tiến” sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo của
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích tổng hợp hệ thống hoá các tài liệu khoa học, các văn bản liên

quan đến quản lý phát triển chương trình giáo dục để xây dựng cơ sở lý luận
của đề tài

×