Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quy hoạch tài nguyên nước thành phố Long Xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 26 trang )

Quy hoạch tài nguyên nước thành phố Long Xuyên

GVGD: Trần Ngọc Châu Trang 1

MỞ ĐẦU
Nước là tài nguyên thiên nhiên quý giá, là thành phần thiết yếu của sự sống và
môi trường. Nước không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của thế giới sinh vật
và nhân loại trên Trái Đất. Nước quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất
nước, mặt khác nước cũng có thể gây hoại cho con người và môi trường. Tài
nguyên nước là nguồn tài nguyên vừa hữu hạn, vừa vô hạn.
Ngày nay cùng với tốc độ phát triển kinh - tế xã hội và gia tăng dân số một
cách mạnh mẽ nguồn tài nguyên nước đang đứng trước nguy cơ suy thoái cạn kiệt.
Sự suy thoái tài nguyên nước cùng với sự gia tăng nhiễm nước khiến cho nguồn
nước sạch đang ngày một giảm sút rất nhanh chóng tại nhiều nơi. Nước là một
nguồn tài nguyên có thể tái tạo nhưng dễ bị tổn thương nếu khai thác sử dụng không
hợp lý. Do đó vấn đề bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên nước là vấn đề rất cấp
thiết hiện nay. Bên cạnh đó nước còn là một tài nguyên có giá trị kinh tế nên trong
sử dụng phải coi trọng giá trị kinh tế của tài nguyên nước.


















Quy hoạch tài nguyên nước thành phố Long Xuyên

GVGD: Trần Ngọc Châu Trang 2

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ LONG XUYÊN
1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Long Xuyên (TPLX)
1.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới, đơn vị hành chính
a. Vị trí địa lý

Hình 1.1: Vị trí địa lý thành phố Long Xuyên
Long Xuyên cách thủ đô Hà Nội 1950 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ
Chí Minh (Sài Gòn cũ) 190 km về phía Tây Nam, cách biên giới Campuchia 45 km
đường chim bay và cách thành phố Cần Thơ 60 km (theo trục Quốc lộ 91). Có diện
tích tự nhiên 11.542,97 ha, bằng 3,26% diện tích của tỉnh.
Tọa độ địa lý được xác định từ: 10
0
18’39’’ đến 10
0
26’33’’ vĩ độ Bắc,
105
0
21’38’’ đến 105
0
29’48’’ kinh độ Đông.
b. Ranh giới hành chính

 Tây Bắc giáp huyện Châu Thành, đường ranh giới dài 12,446 km.
 Đông Bắc tiếp giáp với huyện Chợ Mới.
 Tây giáp huyện Thoại Sơn với chiều dài đường ranh giới là 10,054 km.
 Nam giáp quận Thốt Nốt của thành phố Cần Thơ.
c. Đơn vị hành chính
Quy hoạch tài nguyên nước thành phố Long Xuyên

GVGD: Trần Ngọc Châu Trang 3

Long Xuyên có 13 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 11 phường: Bình
Đức, Bình Khánh, Đông Xuyên, Mỹ Bình, Mỹ Hòa, Mỹ Long, Mỹ Phước, Mỹ
Quý, Mỹ Thạnh, Mỹ Thới, Mỹ Xuyên và 2 xã là Mỹ Hòa Hưng, Mỹ Khánh.
Năm 2009, Chính phủ đã công nhận TPLX là đô thị loại II trực thuộc tỉnh An
Giang.
1.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn
a. Địa hình
Địa hình của TPLX tương đối bằng phẳng, có độ cao trung bình từ 1,1m –
2,5m theo hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Khu vực có độ cao cao
nhất thuộc nội ô thành phố (gồm các phường Mỹ Bình, Mỹ Long và khu vực ven
quốc lộ 91) dao động trong khoảng từ 2,2m – 3m.
Với địa hình bằng phẳng, chênh lệch thấp về độ cao, Long Xuyên có nhiều
thuận lợi trong phát triển các ngành như: xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch,
nuôi trồng thủy sản,…
b. Khí hậu thời tiết
TPLX nói riêng và tỉnh An Giang nói chung nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa, nền nhiệt tương đối cao và ổn định, lượng mưa nhiều và phân bố theo
mùa.
Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình 9 tháng đầu năm 2012 ở An Giang vào khoảng 27,9
0

C
tăng nhẹ so với năm 2011 (năm 2011 là 27,5
0
C), nhiệt độ cao nhất là 36
0
C xuất hiện
trong tháng 3 và thấp nhất là 22
0
C trong tháng 01.
Bảng 1.1: Nhiệt độ trong 9 tháng đầu năm 2012 của tỉnh An Giang
Tháng
Nhiệt độ cao nhất
(
0
C)
Nhiệt độ trung
bình(
0
C)
Nhiệt độ thấp
nhất(
0
C)
1
32,6
26,6
22,1
2
33,7
26,8

22,0
3
36,0
28,1
23,9
4
35,7
28,7
23,1
5
35,0
28,5
23,6
6
34,3
28,4
23,7
Quy hoạch tài nguyên nước thành phố Long Xuyên

GVGD: Trần Ngọc Châu Trang 4

7
34,9
27,9
23,5
8
35,0
28,5
24,4
9

33,5
27,4
23,5
(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn An Giang)
Lượng bốc hơi và độ ẩm không khí
Tổng lượng bốc hơi trong 9 tháng đầu năm 2012 vào khoảng 870,7mm, lượng
bốc hơi cao xảy ra trong tháng 8 lên đến 127,8mm và thấp nhất vào tháng 9 là
76,1mm. Độ ẩm trung bình vào khoảng 80,9% độ ẩm cao nhất vào tháng 9, thấp
nhất vào tháng 4 và tháng 8.
Bảng 1.2: Lượng bốc hơi và độ ẩm không khí trung bình 9 tháng đầu năm 2012 tại thành
phố Long Xuyên
Tháng
Lượng bốc hơi (mm)
Độ ẩm không khí (%)
1
85,4
81
2
81,0
81
3
102,8
79
4
100,8
78
5
89,5
83
6

108,4
80
7
98,9
82
8
127,8
78
9
76,1
86
(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn An Giang)
Mưa
Sự thay đổi lượng mưa trong 9 tháng đầu năm tương đối phức tạp. Lượng mưa
trung bình tại trạm Long Xuyên vào khoảng 141,8 mm/ 9 tháng năm 2012, cao nhất
vào tháng 9 (đạt 333,4 mm) và thấp nhất vào tháng 1 (đạt 4,6m).




Quy hoạch tài nguyên nước thành phố Long Xuyên

GVGD: Trần Ngọc Châu Trang 5

Bảng 1.3: Lượng mưa trung bình 9 tháng đầu năm 2012 tại trạm TPLX
Tháng
T1
T2
T3
T4

T5
T6
T7
T8
T9
Lượng
mưa TB
(mm)
4,6
31,6
114,0
77,0
225,9
155,2
128,1
206,5
333,4
(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn An Giang)
Nắng
Tổng số giờ nắng trong 9 tháng đầu năm 2012 khoảng 1710 giờ nắng. Tháng
có giờ nắng cao nhất là tháng 3 (236 giờ), thấp nhất là tháng 9 có số giờ nắng 130,7
giờ.
Bảng 1.4: Số giờ nắng trong 9 tháng đầu năm 2012
Tháng
T1
T2
T3
T4
T5
T6

T7
T8
T9
Số giờ
nắng
187
218,5
236
212,9
188,2
165,1
167,6
204
130,7
(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn An Giang)
c. Chế độ thủy văn
TPLX có mạng lưới giao thông thủy phát triển, bao gồm hệ thống sông, rạch
tự nhiên và các tuyến kênh phục vụ cho công tác tưới tiêu trong nông nghiệp và vận
tải. Trong đó sông Hậu và rạch Long Xuyên là hai tuyến chủ đạo, hai tuyến sông
này tạo nên một mạng liên thông về vân tải thủy khá thuận lợi.
Sông Hậu: bắt nguồn từ thượng lưu sông Mê Kông (thuộc Vương quốc
Campuchia) chảy qua tỉnh An Giang (tại huyện An Phú) chia thành hai nhánh sông
Tiền và sông Hậu) đổ về Long Xuyên, sau đó đi qua các tỉnh như Đồng Tháp, Cần
Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng và Trà Vinh trước khi đổ ra biển theo cửa Định An, tạo
thành một hệ thống giao thông thủy liên kết giữa các tỉnh với nhau.
Rạch Long Xuyên: là rạch tự nhiên lớn nhất của tỉnh An Giang, khởi nguồn từ
sông Hậu, tại phường Mỹ Bình, TPLX, chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, tiếp
nối với kênh Thoại Hà, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn. Rồi theo kênh này đổ ra
biển ở cửa Rạch Giá tạo thành một tuyến đường giao thông thủy xuyên suốt từ
TPLX đến thành phố Rạch Giá.



Quy hoạch tài nguyên nước thành phố Long Xuyên

GVGD: Trần Ngọc Châu Trang 6

Bảng 1.5: Mực nước tại trạm Long Xuyên trong 9 tháng đầu năm 2012
Tháng
Max (cm)
Min (cm)
1
187
-2
2
173
-13
3
166
-44
4
151
-70
5
134
-78
6
154
-59
7
172

-27
8
198
0
9
224
77
(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn An Giang)

Hình 1.2: Bên Rạch Long Xuyên
Quy hoạch tài nguyên nước thành phố Long Xuyên

GVGD: Trần Ngọc Châu Trang 7

1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Long Xuyên (trong 9 tháng đầu năm
2012)
1.2.1. Lĩnh vực kinh tế
Trong 9 tháng đầu năm tình hình kinh tế tiếp tục khôi phục và phát triển với
tốc độ tăng trưởng đạt 9,35% (cùng kỳ là 10,05%), trong đó khu vực thương mại -
dịch vụ tăng 12,31% (cùng kỳ là 13,5%); công nghiệp – xây dựng tăng 5,18% cùng
kỳ là 5,41%); nông nghiệp -2,48% (cùng kỳ là -0,08%).
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng định hướng: thương mại – dịch vụ
chiếm tỷ trọng 72,70%; công nghiệp – xây dựng 24,77% và nông nghiệp 2,53%.
a. Thương mại – Dịch vụ
Hoạt động thương mại phát triển mạnh, lượng hàng hóa trên thị trường rất
phong phú, đa dạng, lưu thông thông suốt, phục vụ nhu cầu mua sắm và tiêu dùng.
Thị trường giá cả nhìn chung có tăng, tuy nhiên không có tình trạng tăng cao đột
biến.
Sản lượng vận chuyển hàng hóa, hành khách trong 9 tháng cũng tương đối ổn
định và có tăng vào những mùa thu hoạch nông nghiệp hoặc những dịp tựu trường,

nghĩ lễ,…
Các chợ trên địa bàn tiếp tục được đầu tư, nâng cấp và đang dần đi vào ổn
định: chợ Long Xuyên đang tiếp tục thi công khu nông sản thực phẩm; chợ Mỹ Quý
Hình 1.3: Chợ nổi Long Xuyên

Hình 1.4: Khu lưu niệm Bác Tôn

Quy hoạch tài nguyên nước thành phố Long Xuyên

GVGD: Trần Ngọc Châu Trang 8

đã hoàn thành 2 công trình xây dựng mái che 2 bên nhà lồng khu bách hóa, hoàn
thành gia cố mái che chợ Cái Sắn, chợ đêm Long Xuyên tiếp tục được Công ty
TNHH TMDV Rồng Mekong đầu tư thêm 2 năm, với 128 lô ( trong đó 111 lô khu
thương mại dịch vụ, 17 lô ăn uống).
b. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Hoạt động sản xuất CN-TTCN phát triển ổn định. Giá trị sản xuất 9 tháng đầu
năm đạt 1.224,667 tỷ đồng (giá cố định năm 1994), thấp hơn 3,23% so cùng kỳ năm
2011. Một số ngành nghề có chiều hướng tăng trưởng như chế biến lương thực,
thực phẩm, thủy hải sản đông lạnh xuất khẩu; sửa chữa cơ khí, hàn tiện, sản xuất
nước chấm,…
Trong 9 tháng đầu năm thành phố có 33 cơ sở mới thành lập với tổng vốn đầu
tư là 2,082 tỷ đồng, thu hút được 170 lao động. Có 21 doanh nghiệp, cơ sở đầu tư
đổi mới, mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng với số tiền 6,87 tỷ đồng.
c. Sản xuất nông nghiệp
Tổng diện tích gieo trồng là 11.792,08. Trong đó cây lúa chiếm 11.207,68 ha
(đạt 98,96%) so kế hoạch, đạt 99,4% so cùng kỳ), năng suất bình quân cả năm ước
đạt 6,57 tấn/ha cao hơn kế hoạch 0,08 tấn/ha và giảm 0,06% tấn/ha so cùng kỳ; cây
màu 584,4 ha (đạt 80% so kế hoạch, đạt 85,3% so cùng kỳ).
1.2.2. Lĩnh vực văn hóa - xã hội

a. Giáo dục
Trong 9 tháng đầu năm, các kế hoạch, chương trình trọng điểm được quan tâm
thực hiện nên kết quả đạt được tương đối khả quan. Kết quả năm học 2011-2012, tốt
nghiệp Tiểu học đạt 99,7%, Trung học cơ sở đạt 99,5% và Trung học phổ thông đạt
99%.
Hằng năm, thành phố đều duy trì và nâng chất kết quả phổ cập giáo dục ở các
cấp học. Hiện 13/13 phường, xã của thành phố được công nhận hoàn thành phổ cập
giáo dục với tỷ lệ bình quân đạt 90%. Hiện nay thành phố có 13 trường được công
nhận chuẩn Quốc gia (02 trường mẫu giáo, 07 trường tiểu học và 04 trường trung
học cơ sở), tiếp tục xây dựng thêm 4 trường đạt chuẩn Quốc gia; Chất lượng giáo
dục ở các cấp học của thành phố là vấn đề được quan tâm hàng đầu nên kết quả đào
tạo của thành phố luôn đạt mức cao. Đội tuyển học sinh giỏi của thành phố đạt
nhiều giải cao khi tham gia các kì thi cấp tỉnh và quốc gia (01 trường được nhận cờ
thi đua của Chính phủ và 01 học sinh cấp 2 đạt giải nhì kỳ thi trạng nguyên tương
lai cấp quốc gia).
Quy hoạch tài nguyên nước thành phố Long Xuyên

GVGD: Trần Ngọc Châu Trang 9

Trường đại học An Giang nằm trên địa bàn TPLX, là trung tâm đào tạo đại
học đa ngành (kinh tế, kỹ thuật), đồng thời là trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và
chuyển giao công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH tỉnh An Giang, Đồng
Tháp, Kiên Giang và các tỉnh lân cận. Hàng năm trường đào tạo hơn 5.000 cán bộ
trình độ đại học và dưới đại học.
b. Y tế
Theo thống kê đến thời điểm hiện nay địa bàn TPLX có 19 cơ sở y tế hoạt
động (17 cơ sở công lập), với 1.370 giường, trong đó có 04 bệnh viện đa khoa (02
bệnh viện đa khoa ngoài công lập), 02 bệnh viện chuyên khoa, 13 trạm y tế phường,
xã.
Ngành y tế của thành phố quản lý 01 bệnh viện đa khoa, 01 trung tâm y tế và

13 trạm y tế phường, xã với quy mô 2100 giường. 100% trạm y tế có bác sĩ. 13/13
trạm y tế đạt chuẩn quốc gia y tế xã và đạt chuẩn tiên tiến về y học cổ truyền.
Ngành y tế thành phố đang được tiếp tục đầu tư xây dựng: nâng cấp và mở
rộng bệnh viện Long Xuyên với quy mô 80 giường, đáp ứng tỷ lệ 50 giường
bệnh/10.000 dân; nâng cấp cho 05 trạm y tế xuống cấp là Mỹ Quý, Đông Xuyên,
Binh Đức, Mỹ Thới, Mỹ Thạnh; đang lập hồ sơ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý
nước thải y tế cho 07 trạm y tế chưa có hệ thống này từ nguồn ngân sách thành phố;
còn xã Mỹ Khánh, Mỹ Hòa Hưng nằm trong dự án xây dựng nông thôn mới sẽ được
kinh phí TW hỗ trợ.
c. Dân số - Lao động
Dân số
Với dân số ước tính khoảng 291.208 người trên địa bàn, công tác Dân số - kế
hoạch hóa gia đình tiếp tục được đẩy mạnh và duy trì tốt: xu thế giảm sinh, tỷ lệ vợ
chồng sử dụng biện pháp tránh thai là 85,3%, tỷ lệ sinh con lần ba 4,4%, tỷ lệ tăng
dân số tự nhiên là 1,05%.
Dân cư của thành phố phân bố không đông đều giữa các đơn vị hành chính
phường, xã, tập trung mật độ cao chủ yếu ở nội thị và các vùng ven đô. Mật độ dân
số cao nhất là phường Mỹ Xuyên và Mỹ Long, thấp nhất là xã Mỹ Hòa Hưng.
Lao động
Dân số trong độ tuổi lao động của TPLX năm 2011 là 197.272 người, chiếm
70,44% tổng dân số. Dân số lao động của khu vực nội thị là 175.264 người, chiếm
88,84% .

Quy hoạch tài nguyên nước thành phố Long Xuyên

GVGD: Trần Ngọc Châu Trang 10

CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG NƯỚC TPLX
2.1. Hiện trạng môi trường nước

2.1.1. Hiện trạng môi trường nước mặt
TPLX có mạng lưới giao thông thủy phát triển, bao gồm hệ thống sông, kênh,
rạch tự nhiên và các tuyến kênh phục vụ cho công tác tưới tiêu trong nông nghiệp
và vận tải. Trong đó sông Hậu và rạch Long Xuyên là hai tuyến chủ đạo, hai tuyến
sông này tạo nên một mạng liên thông về vận tải thủy khá thuận lợi, tạo trục cảnh
quan quan trọng của thành phố. Ngoài hai sông rạch chính này trong khu vực thành
phố còn có 1 số kênh rạch khác như: Rạch Cần Xây, Rạch Gòi Lớn, Rạch Gòi Bé,
Rạch Cái Dung, Rạch Cái Sao, Rạch Bà Bầu, Rạch Ông Mạnh và Rạch Mương
Khai.
Theo ghi nhận từ các kết quả phân tích, nghiên cứu về chất lượng môi trường
nước mặt của Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật tài nguyên – Môi trường An Giang
và Phòng tài nguyên môi trường thành phố thì:
 Qua 03 đợt quan trắc chất lượng nước sông Hậu trong năm 2012 cho thấy, vẫn
còn vài thông số vượt giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008 (cột A2) như TSS,
BOD
5
, PO
4
3-
và Coliforms giá trị trung bình hằng năm (2010, 2011, 2012) của các
thông số quan trắc còn lại đều biến động không nhiều và hầu hết đều đạt quy chuẩn,
riêng TSS tăng mạnh và vượt quy chuẩn, DO được cải thiện dần qua các năm, hàm
lượng vi sinh trong 2 năm gần đây cũng rất biến động và cao hơn so với quy chuẩn.
Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt sông Hậu tại các vị trí liên tục cũng cho thấy
hầu hết đều có giá trị các chất ô nhiễm cao hơn năm 2011. Điều đó cho thấy chất
lượng nước trên sông Hậu chịu sự tác động rất lớn từ thượng nguồn, các hoạt động
lưu thông thủy nội địa, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp và hoạt động sinh
hoạt của người dân.
 Chất lượng nước mặt kênh, rạch nội ô TPLX đã có những diễn biến phức tạp
nhất trong tháng 6 và tháng 9, chất lượng nước kênh, rạch chịu ảnh hưởng rất lớn

bởi hàm lượng vi sinh, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ và photpho (tồn tại dưới dạng
PO
4
3-
). Nhìn chung, ngoài tác động từ các loại chất thải sinh hoạt, tác động từ sản
xuất nông nghiệp, giao thông thủy, hoạt động nuôi trồng thủy sản, những con kênh
rạch trong nội ô còn chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chế độ thủy văn của khu vực.
2.1.2. Hiện trạng môi trường nước ngầm

Quy hoạch tài nguyên nước thành phố Long Xuyên

GVGD: Trần Ngọc Châu Trang 11


Hình 2.1: Hiện trạng sử dụng nước ngầm của người dân TPLX
Toàn tỉnh An Giang hiện khai thác nước ngầm với lưu lượng 29.651 m
3
/ngày
vì thế có thể xây dựng các nhà máy cung cấp nước ngầm công suất từ trên 3.000
m
3
/ngày đến 10.000 m
3
/ngày, tại khu vực TPLX và phía Nam huyện Chợ Mới.
Qua kết quả điều tra 297 hộ dân sử dụng nước ngầm trên địa bàn TPLX thì có
2 hộ khoan 2 giếng khoan, tổng số lỗ khoan là 299 giếng. Trong đó, 290 giếng
khoan đang đước khai thác sử dụng (chiếm 97%). Phường khai thác giếng khoan
nhiều nhất là phường Bình Đức có 76 giếng khoan (chiếm 26,2%), kế đến là xã Mỹ
Hoà Hưng (chiếm 18,3%). Phường có số lượng giếng khoan ít nhất là phường Mỹ
Bình với 3 giếng khoan (chiếm 1%). Ngoài ra, có 2 phường không khoan giếng đó

là phường Mỹ Long và phường Đông Xuyên.

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp số lượng giếng khoan được điều tra ở địa bàn TPLX
STT
Xã, phường
Số lượng giếng
Còn sử
dụng
Tỷ lệ (%)
Tạm ngưng
sử dụng
Tỷ lệ (%)
1
Bình Đức
76
26,2
1
11,1
60.20%
13%
6%
10%
8%
1.70%
0.40%
0.70%
Hiện trạng sử dụng nước ngầm của người
dân Thành Phố Long Xuyên
Sinh hoạt
Chăn nuôi

Tưới cây
Sinh hoạt, chăn
nuôi
Sinh hoạt, tưới
cây
Rửa sàn
Làm mát hệ thống
Rửa chợ
Quy hoạch tài nguyên nước thành phố Long Xuyên

GVGD: Trần Ngọc Châu Trang 12

2
Bình Khánh
16
5,5
0
0,0
3
Mỹ Bình
3
1,0
0
0,0
4
Mỹ Long
0
0,0
0
0,0

5
Mỹ Xuyên
20
6,9
1
11,1
6
Đông Xuyên
0
0,0
0
0,0
7
Mỹ Hoà
34
11,7
2
22,2
8
Mỹ Khánh
13
4,5
1
11,1
9
Mỹ Phước
25
8,6
0
0,0

10
Mỹ Quý
8
2,8
0
0,0
11
Mỹ Thới
27
9,3
1
11,1
12
Mỹ Thạnh
15
5,2
0
0,0
13
Mỹ Hoà
Hưng
53
18,3
3
33,3
Tổng cộng
290
100
9
100


Hiện nay có 9 giếng ở xã Mỹ Hoà Hưng, xã Mỹ Khánh, phường Mỹ Hoà, Mỹ
Thới, Bình Đức, Mỹ Xuyên đã ngưng sử dụng vì nước giếng bị nhiễm phèn nặng.
Chất lượng nước giếng trên địa bàn TPLX chủ yếu bị ảnh hưởng bởi độ cứng,
vi sinh cao. Trong đó, mức độ ô nhiễm vi sinh báo động lên đến hàng nghìn lần so
với quy chuẩn.
2.1.3. Hiện trạng nước thải công nghiệp
Bảng 2.2: Kết quả quan trắc chất lượng nước cụm công nghiệp Mỹ Quý
T
T
Thông số
Tháng 3
Tháng 6
Tháng 9
QCVN
08:2008
(cộtA1)
QCVN
40:2011
(cột A)
2011
2012
2011
2012
2011
2012
1
Nhiệt độ
30,1
30,7

29,6
29,7
29
28,4
-
40
2
pH
5,5
7,48
7,88
7,56
6,76
6,96
6 – 8,5
6- 9
Quy hoạch tài nguyên nước thành phố Long Xuyên

GVGD: Trần Ngọc Châu Trang 13

3
COD
(mg/l)
8
11
8
51
35
12
10

75
4
BOD
5
(mg/l)
6
7
5
33
25
8
4
30
5
TSS (mg/l)
48
15
33
26
36
35
20
50
6
Dầu mỡ
khoáng
(mg/l)
KPH
0,36
KPH

0,31
KPH
0,25
-
5
7
Coliforms
46.000
7.500
46.000
7.000
15.000
23.000
2.500
3.000
8
Amoni
(mg/l)
1,81
1,05
0,405
KPH
5,69
3,15
0,1
5
9
Cl
2
(mg/l)

KPH
KPH
0,04
KPH
KPH
KPH
-
1
1
0
S
2-
(mg/l)
0,086
KPH
KPH
KPH
KPH
0,048
-
0,2
(Nguồn: Kết quả quan trắc môi trường tỉnh An Giang năm 2012)
Ghi chú: “-” Quy chuẩn không quy định; KPH: Không phát hiện
Kết quả quan trắc chất lượng nước khu vực KCN Mỹ Quý cho thấy:
 Theo quy chuẩn Việt Nam 08:2008 (cột A1) qua 3 đợt quan trắc, chất lượng
nước bị ô nhiễm chủ yếu bởi COD, BOD
5
, TSS (tháng 6, 9), Coliforms, Amoni
(tháng 3, 9).
 Theo QCVN 40:2009 (cột A), nước bị nhiễm vi sinh từ 2,3 – 7,7 lần, riêng

tháng 6 bị nhiễm hữu cơ nhẹ (BOD
5
= 33mg/l).
So với cùng kỳ năm 2011 cho thấy, tháng 3 và tháng 6 có hầu hết hàm lượng
các thông số quan trắc đều tăng trừ TSS, Coliforms, Amoni, S
2-
, (tháng 3) và Cl
2

(tháng 6) là giảm; riêng tháng 9 hầu hết hàm lượng các thông số quan trắc đều giảm
trừ dầu mỡ khoáng, Coliforms và S
2-
là tăng
2.1.4. Hiện trạng nước thải khu vực đô thị TPLX
Theo “Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường TPLX năm 2012” của
Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật tài nguyên – Môi trường An Giang thì đã thu mẫu
nước ở các vị trí NT2 (MP) - Gần cống thải trên rạch Tầm Bót ( đoạn trường
ĐHAG), NT3 (MP) - Gần cống thải trên rạch Tầm Bót (đoạn đường Trần Hưng
Đạo), NT4 (BK) – Gần cống thải khu dân cư Sao Mai trên rạch Tổng Hợi, MH3
(TĐ-ĐT) – LX- Khu vực đô thị TPLX ảnh hưởng trên sông Hậu, NT1 (TĐ-ĐT) -
Quy hoạch tài nguyên nước thành phố Long Xuyên

GVGD: Trần Ngọc Châu Trang 14

LX - Khu đô thị gần cầu Duy Tân, NT2 (TĐ-ĐT) - LX - Khu đô thị chợ Long
Xuyên, NT3 (TĐ-ĐT) -LX - Khu đô thị đầu ra rạch Cái Sơn và NT4 (TĐ-ĐT)- LX -
Khu đô thị gần cầu Cái Sơn.
Bảng 2.3 : Kết quả trung bình quan trắc chất lượng nước khu vực đô thị
Thông số
Tháng 3

Tháng 6
Tháng 9
QCV
N
08:20
08
QCV
N
14:20
08
2010
2011
2012
2010
2011
2012
2010
2011
2012
pH
7,16
7,31
7
7,504
7,28
7,01
6,52
6,67
6,83
6-8,5

5-9
TSS
30,4
43,6
24,76
31,6
23,29
36,63
45,6
47,29
56,63
20
50
COD
26,8
30
14,63
44,4
21,71
56,63
17,2
17,29
20,88
10
-
BOD5
16,2
19,6
9,88
24,6

12,71
36,38
10
12
13,25
4
30
Tổng dầu
mỡ
0,13
2,33
1,82
2,83
1,58
1,62
2,58
1,43
1,62
0,01
-
Coliform
s
574
106080
30050
1885320
162285,71
389500
138980
39628,57

98825
2500
3000
Ghi chú: “ – ” Quy chuẩn không qui định
Kết quả quan trắc nước đô thị TPLX qua 3 đợt cho kết quả như sau:
 Theo QCVN 08:2008 (A1), hầu hết các thông số quan trắc đều bị ô nhiễm,
trong đó đáng chú ý nhất là tổng dầu mỡ (vượt quy chuẩn từ 13 – 283 lần) và
coliforms (vượt quy chuẩn từ 12, 02 – 754,13 lần), các thông số khác cũng vượt giới
hạn chuẩn nhiều lần như TSS (1,16 – 2,83 lần), COD (1,46 – 5,66 lần), BOD
5
(2,47
– 9,1 lần).
 Theo QCVN 14:2008 (A), nước TPLX bị ô nhiễm vi sinh (Coliforms vượt giới
hạn quy chuẩn từ 10,02 – 628,44 lần). Ngoài ra còn bị ô nhiễm nhẹ bởi BOD
5

(tháng 6) và TSS (tháng 9).
So sánh kết quả quan trắc năm 2012 với cùng kỳ năm 2010 và 2011 cho thấy,
hàm lượng các thông số TSS, COD và BOD
5
giảm trong tháng 3 và tăng trong
tháng 6 và tháng 9. Riêng hàm lượng thông số tổng dầu mỡ và Coliforms có tháng 3
tăng, tháng 6 và tháng 9 giảm so với năm 2010 và ngược lại tháng 3 giảm, tháng 6
và tháng 9 tăng so với năm 2011.
2.2. Nhận dạng các khía cạnh môi trường
 Khí thải.
 Nước thải ( nước thải sinh hoạt, nước thải từ các KCN, nước thải từ các cơ sở
sản xuất ngoài khu - cụm công nghiệp,…).
 Chất thải (chất thải rắn, rác thải sinh hoạt, chất thải đô thị, CTNH. . .).
 Ô nhiễm đất.

 Sử dụng nguyên liệu, tài nguyên thiên nhiên.
Quy hoạch tài nguyên nước thành phố Long Xuyên

GVGD: Trần Ngọc Châu Trang 15


CHƯƠNG 3
DỰ BÁO XU THẾ BIẾN ĐỔI TÀI NGUYÊN NƯỚC MÔI TRƯỜNG GIAI
ĐOẠN 2010-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2020
3.1. Dự báo về tải lượng ô nhiễm do hoạt động công nghiệp, nước thải công
nghiệp
3.1.1. Dự báo về dân số
Dân số của TPLX hiện nay ước tính khoảng 291.208 người (năm 2011).
Theo Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát KT-XH tỉnh An Giang đến năm
2020 của Thủ tướng chính phủ, tốc độ tăng dân số bình quân trong giai đoạn giai
đoạn 2011 - 2020 là 0,4 - 0,45%. Do đó dự báo dân số của TPLX giai đoạn 2011 -
2020 là khoảng 292.446 người.
3.1.2. Dự báo về tải lượng ô nhiễm do chất thải sinh hoạt
a) Tải lượng nước thải sinh hoạt
 Lưu lượng
Với nhu cầu sử dụng nước của người dân như hiện nay, lượng nước trung bình
mỗi người sử dụng trong 1 ngày khoảng từ 80 – 120 lít. Dự báo tổng lượng nước
cấp trung bình của thành phố trong giai đoạn 2010 – 2020 là 29. 245 m
3
/ngày. Với
lượng nước thải bằng 80% lượng nước cấp (theo WHO), dự báo tổng lượng nước
thải sinh hoạt toàn thành phố trong giai đoạn 2010 – 2020 là 23.396 m
3
/ngày.
 Tải lượng ô nhiễm

Bảng 3.1: Công thức tính tải lượng ô nhiễm đối với các thông số ô nhiễm
STT
Hệ số tải lượng
(g/người.ngày)
Tải lượng (tấn/ngày)
Tải lượng dự báo
đến năm 2020
1
45-54
BOD
5
= dân số * 50.10
-6

14,62
2
1,6-1,9* BOD
COD = BOD
5
* 1,8.
26,32
3
170-220
TS = dân số * 200.10
-6

58,49
4
70-145
SS = dân số * 120.10

-6

35,09
5
6-12
Tổng N= dân số * 9.10
-6

2,63
6
0,8-4
Tổng P= dân số * 3.10
-6

0,88
Quy hoạch tài nguyên nước thành phố Long Xuyên

GVGD: Trần Ngọc Châu Trang 16

7
106-1010
Tổng vi khuẩn= dân số * 10
8

2,92.10
13

b) Tải lượng rác thải sinh hoạt
Dựa vào chỉ số phát thải chất thải rắn ở các nước đang phát triển của WHO, lượng
chất thải rắn phát sinh của thành phố Long Xuyên dự đoán khoảng 0,6

kg/người/ngày ( giai đoạn 2010 -2015) và 0,7 kg/người/ngày (giai đoạn 2016-2020).
Lượng rác thải sinh hoạt của toàn thành phố được dự đoán trong như sau:
Lượng rác = dân số*hệ số/10
3

Bảng 3.2 : Dự báo lượng rác thải sinh hoạt thành phố Long Xuyên đến năm 2020
STT
Giai đoạn
Dân số
Tải lượng rác thải
(tấn/ngày)
1
2010 – 2015
292446
175,5
2
2016 – 2020
204,7
3.1.3. Dự báo về tải lượng do hoạt động công nghiệp
a) Tải lượng nước thải công nghiệp
 Lưu lượng
TPLX có 3 cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) là Mỹ Quý,
Tây Huề 1 và Tây Huề 2 với tổng diện tích là 135 ha. Tính trung bình 1 ha cần cung
cấp 50m
3
nước thì tổng lượng nước cần cho các khu công nghiệp hiện nay ở TPLX
là 6.750 m
3
/ngày.
Với lượng cấp nước như vậy ước tính lượng nước thải hiện nay khoảng 5.400

m
3
/ngày. Dự báo trong giai đoạn 2015 – 2020 khi số lượng các khu công nghiêp gia
tăng, lượng nước thải hằng ngày từ hoạt động công nghiệp ở TPLX là rất lớn.
 Tải lượng ô nhiễm
Xét trên 3 thông số phổ biến là: BOD
5
, COD và SS. Với lượng nước thải đầu
vào khoảng 5.400 m
3
/ngày, tải lượng các chất ô nhễm dự tính đến năm 2020 như
sau:
Bảng 3.3: Tải lượng các chất ô nhễm dự tính đến năm 2020
STT
Thông số
Nồng độ trung bình
(mg/l)
Tải lượng ô nhiễm
(tấn/ngày)
1
SS
222
1.2
2
BOD
5

137
0,7
3

COD
319
1,7
Quy hoạch tài nguyên nước thành phố Long Xuyên

GVGD: Trần Ngọc Châu Trang 17

Trong đó:
 Nồng độ trung bình được xác định bằng sự tính toán chung đối với các loại
nước thải công nghiệp.
 Tải lượng các chất ô nhiễm được tính bằng công thức:
Tải lượng ô nhiễm = 5400* (Nồng độ trung bình.10
-6
)
b) Tải lượng chất thải công nghiệp
TPLX có 3 cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) là Mỹ Quý,
Tây Huề 1 và Tây Huề 2 với tổng diện tích là 135 ha. Theo WHO thì hệ số phát thải
trung bình của khu công nghiệp là 104 tấn/ha/năm, trong đó 20% là chất thải nguy
hại. Do đó lượng rác thải sản xuất dự đoán năm 2020 là 14040 tấn/năm, trong đó có
2808 tấn/năm chất thải nguy hại.
3.2. Đánh giá tác động và biến đổi môi trường nước từ các dự báo tải lượng
chất thải sinh hoạt và công nghiệp
3.2.1. Đối tượng tác động
 Nước thải sinh hoạt.
 Nước thải công nghiệp từ các cơ sở ngoài khu công nghiệp.
 Rác thải sinh hoạt của người dân sống gần kênh, rạch.
 Nước thải từ các khu và cụm công nghiệp.
3.2.2. Đánh giá tác động
a. Đối với nước thải sinh hoạt
Lưu lượng nước thải toàn thành phố ước tính khoảng 23.396 m

3
/ngày vào năm
2020. Nước thải sinh hoạt nếu không được xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường
sẽ làm ô nhiễm nguồn nước mặt về các yếu tố như vi sinh, hữu cơ, mùi và màu sắc.
Hiện nay, TPLX vẫn chưa có nhà máy xử lý nước sinh hoạt tập trung, phần
lớn nước thải sinh hoạt thoát chung với hệ thống thoát nước mưa hoặc thoát nước
trực tiếp ra các sông, rạch gần nhất. Với thực trạng như hiện nay nếu không có biện
pháp xử lý, nước thải sinh hoạt sẽ là đối tượng chính gây ô nhiễm nghiêm trọng đến
nguồn nước mặt tại TPLX.
b. Đối với nước thải công nghiệp từ các cơ sở ngoài KCN
Nước thải này là đối tượng rất khó kiểm soát do sự phân tán không tập trung,
đặc biệt là xen lẫn trong các khu vực dân cư. Vì vậy khả năng trộn lẫn nước thải sản
xuất và nước thải sinh hoạt khu vực khá cao. Ảnh hưởng của đối tượng này không
chỉ gây ô nhiễm môi trường nước, hệ thuỷ sinh mà còn gây tác hại đến sức khoẻ con
người.
Quy hoạch tài nguyên nước thành phố Long Xuyên

GVGD: Trần Ngọc Châu Trang 18


c. Nước thải các khu và cụm công nghiệp
Nước thải từ các cơ sở sản xuất chỉ được thu gom tập trung nhưng không được
xử lý tập trung. Nước thải này là hỗn hợp từ các nước thải nhiều loại hình sản xuất
khác nhau nên sẽ phức tạp về thành phần, tính chất. Vì vậy độ độc hại càng cao.
d. Rác thải sinh hoạt của dân dọc theo sông, kênh rạch
Không ít dân cư sống gần hay dọc theo các kênh rạch, sông ngòi. Do đó một
khi phát triển không tốt hê thống thu gom thích hợp, môi trường nước mặt sẽ là đối
tượng chính tiếp nhận lượng rác thải sinh hoạt từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của
dân địa phương.





















Quy hoạch tài nguyên nước thành phố Long Xuyên

GVGD: Trần Ngọc Châu Trang 19

CHƯƠNG 4
ĐỀ XUẤT QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, KHAI
THÁC, SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC THÀNH PHỐ LONG
XUYÊN ĐẾN NĂM 2015 - ĐINH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
4.1. Quan điểm, định hướng đến năm 2020
4.1.1. Quan điểm
Quản lý và khai thác tài nguyên nước phục vụ phát triển KT-XH theo hướng

tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.
Phát huy trách nhiệm của toàn xã hội trong công tác bảo vệ tài nguyên nước,
đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả các hoạt động xã hội hóa về khai thác và bảo vệ
tài nguyên nước.
Tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước vê tài nguyên nước.
4.1.2. Định hướng đến năm 2020
Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước, đảm bảo cân bằng sinh
thái, góp phần phát triển bền vững kinh tế xã hội.
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp qui đồng bộ và chính sách hỗ trợ phòng
ngừa ô nhiễm suy thoái và sự cố môi trường.
Tăng cường biện pháp quản lý và xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở các
cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất ngoài cụm công nghiệp trên địa bàn thành
phố.
Giải quyết cơ bản tình trạng suy thoái môi trường nước ở các khu dân cư đô
thị và nông thôn, các hộ dân sống dọc tuyến sông, kênh, rạch.
Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và kiến thức về môi
trường cho cộng đồng, đồng thời có biện pháp giáo dục đối với mọi tầng lớp trong
xã hội, đưa giáo dục môi trường vào tất cả các cấp học.
4.2. Mục tiêu bảo vệ môi trường của TPLX đến năm 2020
4.2.1. Mục tiêu
a. Mục tiêu chung
Kết hợp hài hòa giữa phát triển KT-XH với bảo vệ tài nguyên và môi trường
nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
Quy hoạch tài nguyên nước thành phố Long Xuyên

GVGD: Trần Ngọc Châu Trang 20

Khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo
đảm cân bằng sinh thái ở mức cao, kết hợp với bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh
học.

Hạn chế dần mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái
môi trường đang tồn đọng và từng bước cải thiện chất lượng môi trường.
Chủ động phòng, chống và giảm thiểu các sự cố môi trường; khắc phục có hiệu
quả các tác hại do sự cố môi trường và thiên tai gây ra.
Từng bước nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cộng đồng về bảo
vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Từng bước nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực tài
nguyên và môi trường.
Tổ chức thực hiện các các chương trình, dự án trọng điểm: Các dự án, nhiệm
vụ cấp bách về bảo vệ tài nguyên - môi trường giai đoạn 2010 - 2020
b. Mục tiêu cụ thể
Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường
Năm 2011 xây dựng chương trình tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và
trách nhiệm bảo vệ môi trường cho mọi người với nhiều hình thức đa dạng.
Xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường với sự tham gia của chính quyền
và cộng đồng người dân.
Kết hợp hài hòa giữa phát triển KT-XH với bảo vệ tài nguyên và môi
trường
Từ năm 2011, tất cả các quy hoạch ngành và quy hoạch tổng thể phát triển
KT-XH tỉnh An Giang đến năm 2020 phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến
lược.
Trong năm 2011 lập và triển khai các quy hoạch: Khai thác và sử dụng tài
nguyên nước tỉnh An Giang thích ứng biến đổi khí hậu; Bảo tồn đa dạng sinh học
trên địa bàn tỉnh An Giang.
Hạn chế dần mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng ô nhiễm,
suy thoái môi trường đang tồn đọng trong khu dân cư
Từng bước đầu tư cải tạo, nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật về bảo
vệ môi trường tại các đô thị, cụm tuyến dân cư nông thôn. Trong đó, ưu tiên cải tạo
hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt:
Quy hoạch tài nguyên nước thành phố Long Xuyên


GVGD: Trần Ngọc Châu Trang 21

 Từ nay đến năm 2015 cải tạo, nâng cấp các hệ thống thoát nước và xây dựng
hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt các đô thị của TPLX; từ năm 2015 đến năm 2020
tiếp tục mở rộng cho các thị trấn, các cụm tuyến dân cư và trung tâm của các xã.
 Tỷ lệ dân cư đô thị được dùng nước sạch đến năm 2020 đạt 100%; Từ nay đến
năm 2015 tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch theo quy chuẩn của Bộ Y tế là
60% (cả các xã thị trấn vùng đồng bằng và vùng núi) và đến năm 2020 là 90%.
Đối với các hoạt động sản xuất công nghiệp
Từ năm 2011, tất cả các khu, cụm công nghiệp hiện hữu phải có hệ thống xử
lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn môi trường; Các khu, cụm công nghiệp tập
trung xây dựng mới phải có nội dung cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường, vành đai
cây xanh xung quanh và hoàn thành trước khi tiếp nhận dự án đầu tư; Thành lập tổ
chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường.
Đối với các hoạt động ngành nông nghiệp
Từ năm 2011 trở đi, hoạt động chăn nuôi gia súc gia cầm và thủy sản phải có
hệ thống xử lý chất thải, nước thải đạt quy chuẩn, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Đối với các hoạt động du lịch, dịch vụ, thương mại, y tế
Đến năm 2015 phải hoàn thiện cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường: thoát
nước và xử lý nước thải, hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn, cây xanh,
4.2.2. Vấn đề bảo vệ môi trường nước trong việc phát triển và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế
Để tăng trưởng kinh tế không có con đường nào khác là phải tiến hành công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước được Đảng ta khẳng định: đảm bảo sự tăng trưởng nhanh và lâu bền của kinh
tế và gắn liền với việc xử lý tốt các vấn đề công bằng xã hội, tiến bộ xã hội, môi
trường và sinh thái.
Nghị quyết Trung ương khóa VIII cũng khẳng định: ”Phát triển khoa học công
nghệ gắn liền với bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển KT-

XH nhanh và bền vững”.
Phát triển kinh tế trên sự hủy hoại môi trường cũng đồng nghĩa với việc tự giết
chết chính mình. Do vậy mục tiêu phát triển KT-XH phải làm sao vừa đáp ứng được
yêu cầu tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo vấn đề môi trường bền vững. Chính vì thế
TPLX cần phải thực hiện tốt các vấn đề sau trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
a. Về công nghiệp
Quy hoạch tài nguyên nước thành phố Long Xuyên

GVGD: Trần Ngọc Châu Trang 22

Với 3 khu CN-TTCN Tây Huề 1 với diện tích 55 ha, cụm CN-TTCN Mỹ Quý
diện tích 19 ha và cụm CN-TTCN Tây Huề 2 diện tích 61 ha. Cần khuyến cáo chính
sách thu hút đầu tư các ngành CN-TTCN ít gây ô nhiễm môi trường:
 Công nghiệp điện, điện tử, cơ khí, thiết bị dụng cụ y tế, kính quang học, sản
xuất thuốc y tế.
 Công nghiệp cơ khí, sửa chữa, sản xuất động cơ gồm sửa chữa cơ khí; sửa
chữa và lấp ráp máy tàu; chế tạo linh kiện rời; sản xuất động cơ tủ lạnh, máy điều
hòa; máy nông nghiệp; thép từ phế liệu; đồ dùng từ sản phẩm kim loại.
 Công nghiệp dệt may, da giày, đồ da với các sản phẩm chủ đạo là các sản
phẩm dệt nhuộm, quần áo may sẵn, túi xách,
Phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đối với tất cả các dự án,
công trình đầu tư, tiềm ẩn khả năng gây ô nhiễm môi trường trên diện tích rộng, dễ
gây ra sự cố hay khó khống chế ô nhiễm môi trường. Đối với các dự án có quy mô
nhỏ thì bắt buộc phải tiến hành làm cam kết bảo vệ môi trường.
Thông qua thẩm định báo cáo ĐTM và cam kết môi trường, lựa chọn các dự
án đầu tư với trang thiết bị sản xuất sạch hơn, ít hoặc không có chất thải. Bởi vì
chọn các quá trình công nghệ sạch hơn không chỉ giảm chi phí kiểm soát mà còn
làm cho sản xuất có hiệu quả hơn, tăng lợi nhuận, tiết kiệm nhiên liệu và năng
lượng.

Tăng cường công tác hậu kiểm tra ĐTM đối với các dự án đầu tư trước khi đi
vào hoạt động. Tăng cường giám sát, quan trắc sự phát thải cũng như tuân thủ các
quy định về bảo vệ môi trường theo ĐTM của các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh trên địa bàn nhằm kiểm soát, khống chế ô nhiễm môi trường gắn quy hoạch
phát triển KT-XH với quy hoạch môi trường, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa phát
triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
b. Về nông nghiệp
Cần có các biện pháp thu gom và xử lý chất thải rắn hữu cơ và các loại chất
thải rắn được đánh giá là nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp (vỏ,
chai, lọ của các loại hoá chất bảo vệ thực vật).
Cải thiện môi trường nước mặt, khắc phục tình trạng sử dụng các loại phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật không hợp lý trong nông nghiệp nhằm hạn chế tối đa
tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm do dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật.
Duy trì chất lượng môi trường tại các vùng nông thôn.
c. Về hệ thống thoát nước thải đô thị
Quy hoạch tài nguyên nước thành phố Long Xuyên

GVGD: Trần Ngọc Châu Trang 23

Hệ thống thoát nước trên địa bàn TPLX chủ yếu phục vụ cho thoát nước mưa
và thoát nước bẩn. Tại khu vực nội thành, hệ thống thoát nước khá hoàn chỉnh với
hệ thống cống chung (nước mưa và nước bẩn chảy chung) tổng chiều dài hệ thống
cống là 263,5km với 9.203 hố ga, mật độ cống thoát nước là 3,33km/km2. Cống
thoát nước chủ yếu là cống bê tông dạng tròn có đường kính 𝜑400 − 𝜑2.000; tại
các khu vực chợ và các khu phố nội ô cũ có một số tuyến mương đắp đang phục vụ
thoát nước trong khu vực.
Hiện tại TPLX chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt. Phần
lớn nước thải sinh hoạt thoát chung với hệ thống thoát nước mưa hoặc thoát nước
trực tiếp ra các sông, rạch gần nhất. Hiện tại công tác quản lý hệ thống thoát nước ở
Long Xuyên do Ban công trình đô thị TPLX đảm nhiệm. Việc tổ chức thoát nước ở

TPLX chỉ dừng lại ở mức độ đảm bảo năng lức thoát nước cho các tuyến cống hiện
có, đảm bảo khơi thông dòng chảy, nạo vét định kỳ hệ thống thoát nước chung cho
nên công tác quản lý vận hành cũng khá đơn giản.
Cần đầu tư xây dựng mới một hệ thống thoát và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn
để năm 2015 hoàn chỉnh các tiêu chí đô thị loại II và phấn đấu được công nhận đô
thị loại I vào năm 2020.
4.2.3. Vấn đề nâng cao nhận thức môi trường
Xây dựng chương trình tuyên truyền, giáo dục cho mọi người nhận thức và
thực hiện đầy đủ các yêu cầu, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tiết
kiệm tài nguyên; đóng góp nguồn lực và tài chính cho việc đầu tư và vận hành các
hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn sinh hoạt cụ thể tiến tới thu phí xử lý rác thải,
nước thải; Phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trong đó, chia ra theo các nhóm đối tượng tuyên truyền: học sinh, phụ nữ, thanh
niên, nông dân, công nhân, doanh nghiệp, cán bộ công chức, với nhiều hình thức
tuyên truyền khác nhau như:
 Biên soạn và xuất bản các ấn phẩm, sổ tay, tập huấn; Lồng ghép nội dung bảo
vệ môi trường vào hoạt động của các tổ dân phố, khu phố, họp dân.
 Triển khai các ngày lễ môi trường hàng năm, phổ cập thông tin môi trường
bằng cách tăng cường đưa tin, hình ảnh, phóng sự, trò chơi về môi trường lên các
phương tiện truyền thông tại địa phương,…
 Xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường với sự tham gia của chính quyền và
cộng đồng người dân, hướng dẫn kỹ thuật về bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý
các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Quy hoạch tài nguyên nước thành phố Long Xuyên

GVGD: Trần Ngọc Châu Trang 24

 Thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng
kiến và kinh nghiệm hay về các cá nhân, tổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệ môi
trường trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến và nhân rộng.

Hình 4.1: Khai thông rạch Cái Sơn hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5/6/2011

























Quy hoạch tài nguyên nước thành phố Long Xuyên

GVGD: Trần Ngọc Châu Trang 25


CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Thông qua kết quả quan trắc, ta rút ra được một số kết luận sau
Đối với nước mặt
Chất lượng nước mặt trên sông Hậu trên địa bàn thành phố Long Xuyên trong
năm 2011 tuy đã được cải thiện hơn so với năm 2010 nhưng đa phần các thông số
quan trắc như: BOD
5
, PO
4
3-
,TSS, tổng Coliforms vẫn còn vượt giới hạn cho phép
theo QCVN 08:2008 (cột A1), đồng thời hàm lượng DO vẫn còn thấp hơn quy
chuẩn. Nguyên nhân là do chịu ảnh hưởng trực tiếp của các hoạt động lưu thông
thủy, ảnh hưởng của lũ và các tác động từ làng bè nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, vô
số các nguồn thải từ phía thượng nguồn đổ về cũng góp phần gây ô nhiễm nước mặt
do đó cần phải đánh giá một cách đầy đủ hiện trạng xả thải vào nguồn tiếp nhận trên
đoạn sông này.
Chất lượng nước mặt của các kênh, rạch nội đồng biến động rất phức tạp, hầu
hết các thông số quan trắc đều có nồng độ tăng so với năm 2010 và vượt giới hạn
cho phép về BOD
5
, TSS, PO
4
3-
, Coliforms, riêng DO thấp hơn năm 2010. Kết quả
quan trắc đã phản ánh đúng với thực tế là khả năng hòa tan oxy vào nước mặt ở các
kênh, rạch nội đồng thường thấp, chất rắn lơ lửng và Coliforms tương đối cao một
phần do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ thủy văn sông Hậu cũng như những tác

động của các hoạt động giao thông thủy, sản xuất nông nghiệp và những biến động
bất thường của lũ.
Đối vối nước ngầm
Chất lượng nước bị ô nhiễm bởi độ cứng và hàm lượng vi sinh cao.
Đối với nước thải công nghiệp
Chất lượng nước đã bị ô nhiễm bởi hầu hết các thông số, đáng kể nhất là các
thông số như: chất rắn lơ lửng TSS, chất hữu cơ COD và BOD
5
và Coliforms.
Đối với nước thải khu vực đô thị
Chất lượng nước chủ yếu bị ô nhiễm vi sinh và tổng dầu mỡ và ô nhiễm nhẹ
bởi các thông số TSS, COD, BOD
5
.
5.2. Kiến nghị
Trước diễn biến môi trường nước như đã nêu nếu không có giải pháp hỗ trợ
kịp thời thì môi trường nước TPLX đến năm 2020 được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng
mạnh từ nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Vấn đề ngày càng trở nên

×