Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

ảnh hưởng của cơ chế tỷ giá và tự do hoá tài khoản vốn đến chính sách tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.48 KB, 19 trang )

Thảo luận Tiền tệ ngân hàng
Thảo luận lý thuyết tiền tệ
Đề bài: Ảnh hưởng của cơ chế tỷ giá và tự do hoá tài khoản vốn đến chính sách
tiền tệ.
I- Tỷ giá hối đoái
1.Khái niệm :
Tỷ giá hối đoái là giá cả của đồng tiền nước này hể hiện bằng đồng tiền
nước khác. Tỷ giá chính là sự so sánh giá trị đồng tiền giữa các nước với nhau.
Tỷ giá có vai trò quan trọng khi được sử dụng như công cụ so sánh sức mua
của các đồng tiền, qua đó mà so sánh giá cả, gớa thành sản phẩm và năng suất lao
động giữa hai quốc gia. Tỷ giá còn được sử dung như công cụ để kích thích XNK
nhằm đạt được các mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế và cuối cùng thông qua tỷ giá
thu nhập trong các hoạt động kinh tế đối ngoại được điều tiết một cách có hiệu
quả.
2.Các chế độ tỷ giá :
Cơ chế tỷ giá có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả của cs tiền tệ. Mức độ
ảnh hưởng này lại phụ thuộc vào môi trường áp dụng cơ chế tỷ giá: Khả năng và
mức độ hoàn hảo của hiện tượng di chuyển vốn giữa các quốc gia, khả năng và
chính sách thực hiện các hoạt động can thiệp triệt tiêu cũng như kĩ năng dự báo
trong quá trình điều tiết vĩ mô.
Về mặt lý thuyết có thể nêu ra ba loại chế độ tỷ giá, mức độ can thiệp của
NHTW trên thị trường ngoại hối trong từng chế độ tỷ giá là khác nhau
2.1.Chế độ tỷ giá cố định.
Chế độ tỷ giá cố định là chế độ tỷ giá mà trong đó NHTW buộc phải can
thiệp trên trường ngoại hối để duy trì tỷ giá cố định( tỷ giá trung tâm) do NHTW
xác định trong một biên độ hẹp đã định trước.
* Ưu điểm:
- Tỷ giá ổn định góp phần ổn định giá cả và nền kinh tế.
- Hạn chế được rủi do về biến động tỷ giá từ đó thúc đẩy dầu tư vào thương mại
quốc tế.
- Hạn chế được tình trạng đầu cơ ngoại tệ gây bất ổn nền kinh tế.


* Hạn chế:
- Có thể sai lệch với tỷ giá được xác định dựa trên các thông số cơ bản: tỷ lệ lạm
phát, lãi suất, tăng trưởng kinh tế do đó tác động tiêu cực đối với nền kinh tế.
- Dự trữ quốc tế của NHTW có thể bị cạn kiệt do phải bán ngoại tệ để giữ tỷ giá
ổn định.
Nhóm Alpha- Lớp KTCK8- Học viện Ngân hàng
1
Thảo luận Tiền tệ ngân hàng
- NHTW không chủ động được trong việc thực hiện cs tiền tệ, bị chi phối bởi các
yếu tố bên ngoài cs tiền tệ trở nên kém hiệu quả.
2.2. Chế độ tỷ giá thả nổi tự do .
Trong chế độ này tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quan hệ cung
cầu trên thị trường ngoại hối mà không có sự can thiệp của NHTW. Sự biến động
của tỷ giá luôn phản ánh những thay đổi cung cầu trên thị trường ngoại hối,
NHTW tham gia thị trường ngoại hối với tư cách là một thành viên bình thường,
có thể mua vào hay bán ra một đồng tiền nhất định để phục vụ cho mục đích hoạt
động của chính phủ chứ không phải can thiệp ảnh hưởng lên tỷ giá hoặc để tỷ giá
cố định.
* Ưu điểm:
- NHTW không phải quan tâm đến tình trạng của cán cân thanh toán quốc tế, cán
cân thanh toán sẽ tự điều chỉnh để đạt trạng thái cân bằng.
- Đảm bảo tính độc lập của cs tiền tệ, không chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên
ngoài.
- Làm cho nền kinh tế trở nên độc lập, cho phép các nền kinh tế thích nghi được
ảnh hưởng của các cú sốc về giá cả bên ngoài.
*Hạn chế:
Tỷ giá biến động sẽ gây rủi ro cho hoạt động kinh tế quốc tế.
2.3.Cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý.
Chế độ tỷ giá thả nổi là chế độ mà trong đó tỷ giá biến động theo quan hệ
cung cầu trên thị trường và NHTW có tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối

nhằm ảnh hưởng lên tỷ giá nhưng NHTW không cam kết duy trì một tỷ giá cố
định hay biên độ dao động xung quanh tỷ giá trung tâm.
* Ưu điểm:
Tương đối ổn định do đó góp phần ổn định kinh tế thúc đẩy các quan hệ
kinh tế quốc tế đảm bảo tính độc lập tương đối của cs tiền tệ, hạn chế được những
ảnh hưởng do các cú sốc từ bên ngoài đến nền kinh tế.
* Hạn chế:
NHTW phải có một lượng ngoại tệ đủ mạnh để can thiệp vào thị trường khi
cần thiết và phải xác định được mức độ can thiệp phù hợp nếu không sẽ trở thành
chế độ tỷ giá cố định.
3.Hiệu quả của CSTT trong các chế độ tỷ giá.
3.1. Hiệu quả của CSTT trong chế độ tỷ giá cố định .
* Trong điều kiện vốn di chuyển hoàn hảo.
Nhóm Alpha- Lớp KTCK8- Học viện Ngân hàng
2
Thảo luận Tiền tệ ngân hàng

Cán cân thanh toán quốc tế (PB) thăng bằng ở mức ls trong nước bằng mức
ls quốc tế (cán cân thanh toán quốc tế nhạy cảm với ls).
Khi NHTW thực hiện cs tiền tệ mở rộng đường LM dịch chuyển sang phải(
LM
1
-> LM
2
) làm cho lãi suất trong nước(i) giảm(i
1
->i
2
) nhu cầu được đầu tư và
sản lượng tăng.Nhưng i giảm khiến cho mức ls trong nước nhỏ hơn mức ls quốc tế

(i*). Trong điều kiện vốn hoàn hảo, vốn trong nước di chuyển ra bên ngoài làm
cán cân vốn và cán cân thanh toán quốc tế bội chi. Đồng thời thu nhập trong nước
tăng khiến cầu NK tăng,làm cho cán cân thương mại và thanh toán yếu đi. Dưới
chế độ tỷ giá cố định,NHTW phải can thiệp vào thị trường ngoại hối ,bán ngoại tệ
để tăng cung ngoại tệ.
KQ: dự trữ quốc tế giảm,lượng tiền cung ưng MS giảm,đường LM d/c về LM
1

với mức ls i
1
=i*,sản lượng Y
1
->cs tiền tệ mở rộng không hiệu quả
*Trong điều kiện ci chuyển vốn không hoàn haỏ
Cán cân thanh toán quốc tế dốc lên, i>i*: kích thích vốn d/c vào, đường PB
nhạy cảm một phần với ls.
Nhóm Alpha- Lớp KTCK8- Học viện Ngân hàng
3
LM
2
LM
1
PB
i
1
=i
*
i
2
i

Thảo luận Tiền tệ ngân hàng

Giả sử tại A nền kinh tế cân bằng ở(i*,Y
1
)
Khi NHTW tăng MS,đường LMd/c phải, điểm cân bằng mới là C .Sản lượng
Y tăng làm kích thích NK, cc thương mại yếu đi, i giảm, kích thích vốn d/c
ra nước ngoài nhiều nhưng chậm hơn so với đk vốn hoàn hảo làm cc vốn yếu đi.
KQ: Cán cân thanh toán quốc tế bội chi làm MS giảm dần, LM d/c về vị trí ba.
n đầu->CCTT không hiệu quả trong dài hạn.
3.2.Hiệu quả của CSTT dưới chế độ tỷ giá thả nổi .
*Trong điều kiện di chuyển vốn hoàn hảo.
Khi NHTW tăng MS,đường LM dc phải làm cho sản lượng tăng từ Y1-
>Y2,ls trong nước giảm và i<i*, dãn đến cầu nội tệ giảm, cầu ngoại tệ tăng, đồng
bản tệ giảm giá, cầu hàng hóa tăng, tư đó cải thiện cán cân thương mại. Đồng thời
đường IS dc phải và Y tăng Y
2
.
Kết quả:
Dưới chế độ tỷ giá thả nổi, việc thực hiện cctt là dc cả hai đường IS, LM-
>CSTT rất có hiệu quả.
Nhóm Alpha- Lớp KTCK8- Học viện Ngân hàng
4
IS
BP
LM
2
LM
1
A

C
Y2Y
1
GDP
LS
Thảo luận Tiền tệ ngân hàng
*Trong điều kiện vốn không hoàn hảo.
Nhóm Alpha- Lớp KTCK8- Học viện Ngân hàng
PB
LM
1
LM
2
IS
1
IS
2
E
F
i
*
Y
3
Y2Y1
Y
i
Y
i
PB
LM

2
LM
1
IS
E
F
i
i
*
5
Thảo luận Tiền tệ ngân hàng
Khi MS tăng, đường LM dc phải làm ls trong nước i giảm,sản lượng Y
tăng, điểm cân bằng từ E đến F với mức ls thấp hơn, ngăn cản dòng vốn từ ngoài
vào, giảm giá nội tệ,cỏn cân thanh toán mất cân đốiKQ: CSTT đạt hiệu quả thấp
hơn so với trong đk hoàn hảo.
II- ảnh hưởng của cơ chế tỷ giá đến CSTT của Việt Nam
Sau khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997, Việt Nam đã lựa chọn
cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết. Chúng ta đã từ bỏ cơ chế tỷ giá neo mềm, theo
đó tỷ giá thị trường được giao dịch quanh tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà
nước (NHNN)cụng bố và một biên độ được ấn định sẵn. Việc thay thế tỷ giá chính
thức bằng tỷ giá bình quân liên ngân hàng cho thấy, lần đầu tiên tỷ giá do NHNN
công bố phản ánh mức tỷ giá do thị trường quyết định. NHNN tham gia vào thị
trường liên ngân hàng bằng hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường này. Hành
động đó thực chất là được soi đường bởi một “tỷ giá mục tiờu”. Tỷ giá mục tiêu là
mức tỷ giá phản ánh chính xác các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của các quốc gia,
là mức tỷ giá mà tại đó các nguồn lực tài chính được phân bổ một cách có hiệu
quả nhất. Khả năng tính toán tỷ giá mục tiêu cho nền kinh tế và mức độ tin cậy của
những tính toán này có ý nghĩa quyết định đối với vai trò điều tiết của NHNN
trong phạm vi cơ chế tỷ giá đã lựa chọn.
Trong CSTT, chính sách tỷ giá có vai trò lớn, tác động trực tiếp đến cán cân

thanh toán quốc tế và tiềm lực tài chính trong quan hệ kinh tế đối ngoại.
Về cs tỷ giá , có thể xem xét sự ảnh hưởng của cs này đến mục tiêu cân
bằng kinh tế đối ngoại của VN qua các giai đoạn:
1- Giai đoạn 1989-1991:
Tỷ giá hối đoái của VN từ chế độ đa tỷ giá chuyển sang chế độ tỷ giá thống
nhất được xác định theo cơ chế thị trường có điều tiết của Nhà nước. Tỷ giá hối
đoái danh nghĩa được điều chỉnh theo sát diễn biến của lạm phát đã làm cho tỷ giá
hối đoái thực tế ổn định, nờn đó cú những tác động tích cực đến việc khôi phục cả
cân đối bên trong và bên ngoài nền kinh tế, từng bước nâng cao sức cạnh tranh của
hàng hóa nội địa, thúc đẩy XK phát triển, do đó làm tăng nguồn cung ngoại tệ,
giảm dần thâm hụt cán cân thương mại và cán cân thanh toán qua các năm. Cùng
với việc thắt chặt cung tiền, cắt giảm chi tiêu Chính phủ, hạn chế tín dụng, tăng lãi
suất và những cs kinh tế khỏc đó chặn đứng được lạm phát, đưa nền kinh tế VN
thoát khỏi suy thoái và bước vào thời kỳ phát triển.
2- Giai đoạn 1992-1997:
Nhóm Alpha- Lớp KTCK8- Học viện Ngân hàng
6
Thảo luận Tiền tệ ngân hàng
Chính sách tỷ giá hối đoái được điều chỉnh để thu hút vốn đầu tư nước
ngoài và chống lạm phát. Để thực hiện mục tiêu chống lạm phát, cs tỷ giá được
điều hành cố gắng duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Vì vậy, nếu
so sánh chỉ số CPI của Mỹ và CPI của VN, các nhà kinh tế tính toán cho rằng tỷ
giá hối đoái thực tế đã bị giảm tới hơn 20%.
Sự ổn định tỷ giá hối đoái danh nghĩa những năm này đã tạm thời góp phần
tích cực vào kiềm chế lạm phát thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế trên 8% một năm. Tuy nhiên, việc duy trí tỷ giá hối đoái danh nghĩa gần
như cố định trong điều kiện lạm phát đã được kiềm chế song vẫn cao hơn lạm phát
của Mỹ và các nước có quan hệ thương mại chủ yếu của VN, đồng thời đồng USD
có xu hướng tăng giá từ 1995 đã làm cho VND có xu hướng ngày càng bị đánh giá
cao hơn thực tế điều này đã tạo ra và tích lũy những nhân tố gây mất ổn định và

kìm hãm sự phát triển kinh tế.
Do tỷ giá hối đoái giảm xuống VND được đánh giá cao đã làm suy giảm
sức cạnh tranh quốc tế của hàng hóa và dịch vụ VN, làm cán cân thương mại và
cán cân thanh toán chuyển từ trạnh thái thặng dư năm 1991-1992 sang trạng thái
thâm hụt, bắt đầu tích lũy sự mất cân đối bên ngoài và dần chuyển sang mất cân
đối ổn định, mất cân đối bên trong nền kinh tế. Bởi vì, về bản chất, tỷ giá hối đoái
không chỉ tác động đến những vấn đề kinh tế đối ngoại mà còn tác động đến
những vấn đề đối nội thông qua sự tác động của tỷ giá đến thị trường tiền tệ và thị
trường vốn.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa ổn định đã có tác dụng tích cực trong việc thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng do ngoại tệ được đánh giá rẻ nờn đó
khuyến khích các nhà đầu tư vay ngoại tệ để đầu tư vào các ngành sử dụng nhiều
vốn và nguyên liệu nhập khẩu- một nguồn lực được coi là khan hiếm ở VN. Điều
này đã đi ngược với chiến lược phát triển kinh tế dựa trên cơ sở khai thác các
nguồn lực sẵn có và những lợi thế so sánh của đất nước , đó là nguồn lực lao động.
Việc phá giá đồng NDT 50% năm 1994 của Trung Quốc đã tác động tiêu
cực tới tỷ giá hối đoái giai đoạn này, hàng hóa dịch vụ của Trung Quốc quá rẻ đã
tràn ngập thị trường VN qua con đường buôn bán mậu dịch và buôn lậu gây khó
khăn cho sản xuất trong nước và làm tăng nhập siêu của VN từ TQ.
3- Giai đoạn từ 1997 đến trước ngày nay:
* Giai đoạn từ 1997 đến trước WTO:
Chính sách tỷ giá hối đoái được điều hành nhằm chống đỡ tác động của
cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực và khắc phục tình trạng VND thời gian
trước đó.
Nhóm Alpha- Lớp KTCK8- Học viện Ngân hàng
7
Thảo luận Tiền tệ ngân hàng
cuộc khủng hoảng tiền tệ tài chính Đông Nam ỏ đã làm cho một loạt đồng tiền các
nước trong khu vực giảm giá mạnh so với đồng USD và VND điều đó có nghĩa là
VND lại bị đánh giá cao hơn nữa làm cho xuất khẩu của VN giảm sút một cách

nhanh chóng. Tuy thị trường tài chính của VN chưa phát triển đầy đủ và mở cửa
nên không bị kéo ngay vào làn sóng của cuộc khủng hoảng nhưng chính phủ và
NHNN VN đã nhận thấy tính chất nghiêm trọng của việc ổn định chế độ tỷ giá
danh nghĩa. Vì vậy tháng 10 năm1997 NHNN đã quyết định mở rộng biên độ giao
dịch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá giá giao dịch tại các thị trường liên ngân
hàng(+) (-) 5% lên tới (+) (-) 10% làm cho tỷ giá của thị trường tăng mạnh, việc
điều chỉnh này có tác động tích cực tới xuất khẩu và nhập khẩu của VN, giảm
nhập siêu trong các năm 1997- 1999 cán cân tài khoản vãng lai và cán cân thanh
toán cũng giảm dần thâm hụt mặc dù đầu tư nước ngoài suy giảm mạnh trong các
năm này.
Ngược lại điều chỉnh tỷ giá như trên có tác động tiêu cực đến nền kinh tế
làm tăng thờm gỏnh nợ nước ngoài của cả chính phủ và của cả doanh nghiệp có
vốn nước ngoài, giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài đõy chớnh là cái giá phải trả khi
lựa chọn chính sách tỷ giá thiên về cố định bằng cách duy trì tỷ giá danh nghĩa quỏ
lõu.
Để trỏnh cỏc hậu quả tương tự, chính sách tỷ giá phải được điều chỉnh linh
hoạt, phản ánh đúng quan hệ cung cầu về ngoại hối, sở thích người tiêu dùng, lạm
phát để chống đỡ được các cú sốc của nền kinh tế, vì vậy, từ năm 1999 NHNN
chấm dứt công bố tỷ giá chính thức mà chỉ thông báo tỷ giá giao dịch bình quân
liên ngân hàng, đồng thời biên độ giao dịch cũng giảm xuống (+) (-) 0,1%. Việc
can thiệp của nhà nước đối với tỷ giá được thông qua hoạt động chủ yếu mua bán
ngoại hối của NHNN trên thị trường ngoại hối, xóa bỏ phương thức quản lý mang
nặng tính chất hành chính chủ quan trước đây. Từ đó, việc tỷ giá được hình thành
theo cơ chế thị trường bám sát sự biến động của thị trường thế giới đã phản ánh sát
quan hệ kinh tế quốc tế giữa đồng nội tệ và ngoại tệ nờn đó cải thiện cơ bản cán
cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế của đồng VN.
Một yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống tài chính tiền tệ ở Vn. đó là
việc thả nổi đồng nhân dân tệ sau khi TQ ra nhập WTO năm 2001, vấn đề này
được nhìn nhận trên ba khía cạnh:
+ Quan hệ thương mại giữa VN và TQ ngày càng tăng, kim ngạch thương

mại hai chiều giữa VN và TQ năm 2004 đạt 7,2 tỷ và TQ đã trở thành đối tác xuất
khẩu lớn nhất vào VN chiếm xấp xỉ 15%, kim ngạch nhập khẩu và thâm hụt
thương mại của VN đạt 1,7 tỷ so với 2003 là 1,4 tỷ USD.
Nhóm Alpha- Lớp KTCK8- Học viện Ngân hàng
8
Thảo luận Tiền tệ ngân hàng
+ Đầu tư trực tiếp của TQ vào VN tăng nhanh: năm 2003 chiếm 10,3%
tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào VN; năm 2004 chiếm 14,4%.
+Tỷ trọng vốn vay TQ của VN còn thấp nhưng đã gia tăng mạnh từ xấp xỉ
3% năm 2003 đến 8% năm 2004, điều đó cho thấy ảnh hưởng kinh tế TQ đối với
VN ngày càng lớn và quan hệ kinh tế, thương mại đã có dáng dấp quan hệ kinh tế
Bắc- Nam.
Việc TQ mở rộng biên độ tỷ giá hối đoái ở mức độ nhỏ thì về thương mại
sẽ có tác dụng cải thiện thâm hụt thương mại của VN nhưng mức độ không lớn do
sức cạnh tranh mạnh của hàng hóa TQ với chi phí thấp và lợi thế hơn nhiều so với
hàng hóa VN, mặt khác do cơ cấu hàng xk và nk của TQ vào VN cũng khác
nhau( TQ xk hàng công nghiệp còn VN xk hàng nông sản), trong quan hệ hai
chiều cho nên tác động tích cực của việc tăng giá nhân dân tệ không bù đắp lợi thế
và sức bán của hàng TQ.
Tuy TQ là một quốc gia lớn và ảnh hưởng kinh tế TQ đối với nền kinh tế
VN ngày càng mạnh nhưng trước mắt đồng nhân dân tệ chưa phải đồng tiền mạnh
và chưa sử dụng làm phương tiện thanh toán của VN, do vậy dự trữ của đồng
NDT trong hệ thống ngân hàng VN là không đáng kể, thanh toán chính ngạch của
VN đối với TQ qua hệ thống ngân hàng vẫn chủ yếu bằng đồng USD và EUR.
Trên thực tế mức độ điều chỉnh NDT không lớn sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến
thị trường tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng của VN. Mặt khác
sự lên giá của NDT có thể hỗ trợ sự giải quyết thâm hụt kép của Mỹ hiện nay, điều
này mới có ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ VN, đặc biệt trong điều kiện thâm hụt
thương mại của VN đối với phần còn lại của thế giới là khá lớn và tình trạng USD
hóa chưa được xử lý triệt để.

Tuy nhiên việc TQ tăng giá NDT sẽ không dẫn đến việc điều chỉnh các
định hướng chiến lược về tài chính tiền tệ VN. Về căn bản định hướng này đã tính
đến bối cảnh kinh tế quốc tế tăng trưởng tương đối cao và ổn định trong đó có yếu
tố TQ.
* Giai đoạn sau khi ra nhập WTO:
Sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO, VN hội nhập kinh tế
quốc tế với tốc độ nhanh hơn và mức độ lớn hơnsong VN cũng phải đối mặt với
việc xử lý nguồn ngoại tệ ồ ạt đổ vào VN. Nguyên nhân là do vốn đầu tư gián tiếp
vào thị trường chứng khoán, tính đến đầu năm 2007 nguồn vốn đầu tư đã lên tới
4,5 tỷ USD; do nguồn kiều hối chuyển về nước năm 2005 là 4 tỷ, năm 2006 tăng
lên 5,2 tỷ và dự báo năm 2007 đạt 6 tỷ; do các nguồn đầu tư trực tiếp FDI và
nguồn vốn ODA, cụ thể chỉ riêng vốn FDI: năm 2006 đạt 10,2 tỷ USD, riêng 9
Nhóm Alpha- Lớp KTCK8- Học viện Ngân hàng
9
Thảo luận Tiền tệ ngân hàng
tháng đầu năm 2007 đạt 9,6 tỷ; Ngoài ra còn do lượng khách du lịch, người nước
ngoài vào VN tăng mạnh mang theo một lượng lớn ngoại tệ vào chi tiêu tại VN.
Trong xu thế mở cửa mạnh mẽ và hội nhập với kinh tế thế giới việc vốn
ngoại tệ chuyền nhiều vào VN là một điều đáng mừng vì góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động góp
phần tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia. Song vấn đề đặt ra trong điều hành CSTT của
NHNN VN đó là thực hiện mục tiêu điều hành tỷ giá và kiềm chế lạm phát.
Con số được công bố cho hay trong 6 tháng đầu năm 2007 NHNN đã tung
ra 112.000 tỷ đồng để mua vào trên 7 tỷ USD. Mặc dù vậy, hiện nay do áp lực
cung ngoại tệ trên thị trường rất lớn nờn cú một số ý kiến cho rằng NHNN đang
bắt các NHTM “ụm USD” nghĩa là không mua ngoại tệ làm cho tỷ giá VND/USD
đang giảm tác động không tốt đến xk. Thực tế trong các chiến lược kinh doanh
hiện nay của các ngân hàng thương mại khách hàng bán ngoại tệ cho ngân hàng
chủ yếu là các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ vì thế để giữ chân dn NHTM
bằng mọi cách sẽ phải mua tối đa số ngoại tệ mà khách hàng truyền thống bán cho

mình. Song mua rồi phải bán ra nếu không sẽ vi phạm “vượt trạng thái ngoại tệ”
theo quy định của NHNN. Thế nên trong bối cảnh VND/USD có xu hướng giảm
việc giữ ngoại tệ quỏ lõu chắc chắn sẽ bị thua lỗ. Hơn thế nhu cầu mua ngoại tệ
cũng chỉ giới hạn theo nhu cầu của các dn bởi các NHTM khác trong hệ thống
cũng đang dư thừa ngoại tệ. Do vậy, các NHTM chỉ còn một hướng là bán ngoại
tệ cho NHNN với tư cách là “người mua bán cuối cựng”trrờn thị trường ngoại hối
liên ngân hàng. Song NHNN mua ngoại tệ còn tùy thuộc vào quy mô dự trữ ngoại
tệ, chỉ tiêu cung ứng VND ra lưu thông và mục tiêu điều hành tỷ giá.
Vì vậy, NHNN chậm mua USD của các NHTM nên ý kiến cho rằng NHNN
đang bắt NHTM “ụm USD” đứng trên góc độ thị trường liên ngân hàng là hoàn
toàn có cơ sở. Đồng thời cung USD tăng mạnh làm cho tỷ giá trên thị trường diễn
ra nghịch lý: tỷ giá mua ngoại tệ của NHTM bằng tỷ giá bán ngoại tệ của chính
ngân hàng đó; tỷ giá mua bán ngoại tệ của NHTM thấp hơn tỷ giá của NHNN
công bố và có thời điểm cao hơn tỷ giá trên thị trường tự do, cụ thể: tỷ giá mua
ngoại tệ của các NHTM hiện nay chỉ là 16.082VND/USD, tỷ giá bán là
16.085VND/USD; đồng thời so với tỷ giá mua bán cách đây một năm của các
NHTM thì hầu như không tăng, chỉ tăng 0,19%: năm 2006 tỷ giá mua của NHTM
là 16.055VND/USD, tỷ giá bán là 16.057VND/USD.
Trước diễn biến của thị trường ngoại tệ phó thủ tướng thường trực Chính
phủ Nguyễn Sinh Hựng đó cú văn bản chỉ đạo NHNN tiếp tục mua USD vào quỹ
Nhóm Alpha- Lớp KTCK8- Học viện Ngân hàng
10
Thảo luận Tiền tệ ngân hàng
dự trữ ngoại tệ quốc gia. Song khối lượng mua và tiến độ mua thế nào là con số bí
mật trong điều hành chính sách tiền tệ.
Tóm lại chính sách tiền tệ với những đổi mới hoàn thiện công cụ của nó, cụ
thể là chế độ tỷ giá đã tác động tích cực tới quá trình phát triển kinh tế ở VN trong
những năm qua. Cùng với chính sách tài chính đã duy trì sự ổn định tăng trưởng
của nền kinh tế, vượt qua ảnh hưởng tiêu cực của những tác động của cuộc khủng
hoảng tài chính tiền tệ tạo cơ sở vững chắc cho VN mở cửa hội nhập trong quá

trình toàn cầu hóa.
II. Ảnh hưởng của tự do hóa tài khoản vốn đến chính sách tiền tệ
1. Tài khoản vốn, tự do hóa tài khoản vốn và sự tác động của tự do hóa tài
khoản vốn đối với sự phát triển nền kinh tế của một quốc gia.
• Tài khoản vốn
Tài khoản vốn còn được gọi là cán cân thanh toán của một quốc gia. Tài khoản
vốn (còn gọi là cán cân vốn) là một bộ phận của cán cân thanh toán của một quốc
gia. Nó ghi lại tất cả những giao dịch về tài sản (gồm tài sản thực như bất động sản
hay tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ) giữa người cư trú trong nước
với người cư trú ở quốc gia khác. Khi những tuyên bố về tài sản nước ngoài của
người sống trong nước lớn hơn tuyên bố về tài sản trong nước của người sống ở
nước ngoài, thì quốc gia có thặng dư tài khoản vốn (hay dòng vốn vào ròng). Theo
quy ước, dòng vốn vào ròng phải bằng thâm hụt tài khoản vãng lai. Từ những hiểu
biết cơ bản của tài khoản vốn thì ta có thể thấy rằng: Tài khoản vốn đóng vai trò
quan trọng, tác động một cách trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động xuất, nhập
khẩu của một quốc gia. Đồng nghĩa với việc áp dụng tài khoản vốn vào đơn giản
là việc thực hiện thanh toán các hợp đồng kinh tế và hàng loạt các tiện ích do dịch
vụ này mang lại thì không chỉ dừng lại ở việc áp dụng tài khoản vốn mà còn phải
tiến tới tự do hóa tài khoản vốn để đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu ngày càng
cao và tiết kiệm thời gian trong giao dịch kinh tế không chỉ trong một quốc gia mà
cũn trờn toàn thế giới.
• Tự do hóa tài khoản vốn
Trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì tự
do hoá tài khoản vốn là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong nền kinh tế thị
trường và trong quá trình hội nhập giữa các nền kinh tế. Về tổng quan, tự do hoá
Nhóm Alpha- Lớp KTCK8- Học viện Ngân hàng
11
Thảo luận Tiền tệ ngân hàng
tài khoản vốn là quá trình giảm thiểu và dỡ bỏ dần các biện pháp hạn chế giao
dịch vốn ở thị trường, giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ vào các

quyết định phát hành và đầu tư vốn trên thị trường chứng khoán, là việc cho phép
rộng rãi các ngân hàng và các nhà đầu tư nước ngoài tham gia các giao dịch
chứng khoán ở thị trường trong nước, là quá trình dỡ bỏ kiểm soát các luồng vốn
vào và luồng vốn ra khỏi nền kinh tế.
Về thực chất, Tự do hóa tài khoản vốn là việc cho tự do tiến hành chuyển đổi
các tài sản tài chính trong nước thành tài sản tài chính ở nước ngoài và ngược lại
theo tỷ giá hối đoái do thị trường quy định.
Để đáp ứng những nhu cầu trờn thỡ tự do hóa tài khoản vốn được xem xét trên
một số lĩnh vực sau:
- Khả năng chuyển đổi tiền tệ đối với các giao dịch qua tài khoản vãng lai;
- Các luồng vốn vào các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), bao gồm vấn đề
chuyển tiền và rút vốn của quỹ đầu tư, trả cổ tức, thanh toán hoàn trả các khoản
vay trực tiếp với nước ngoài của các dự án FDI;
- Các luồng vốn vào được đầu tư theo danh mục qua TTCK (Portfolio investment
inflows), bao gồm vấn đề chuyển tiền vào và rút vốn ra, về vay nợ, cổ phần, cho
vay ngoại tệ đối với công dân nước sở tại;
- Luồng vốn FDI ra nước ngoài, bao gồm cả việc mua sắm của các công dân nước
sở tại;
- Luồng vốn ra được đầu tư theo danh mục qua TTCK (Portfolio investment
outflows), vấn đề sở hữu trái phiếu bằng đồng nội tệ của người nước ngoài và
luồng vốn ra của các khoản vay bằng ngoại tệ;
- Tất cả các hạn chế còn duy trì đối với các giao dịch tài chính qua biên giới của
công dân nước sở tại.

Một trong những nội dung của tự do hóa tài khoản vốn là tự do hoá thương
mại dịch vụ tài chính, đặc biệt là dịch vụ chứng khoán là vấn đề mang tính chất
thời sự bởi tất cả sự phỏt trớển bền vững, ổn định hay suy thoái của nền kinh tế
của một quốc gia đều thể hiện qua sự hoạt động của thị trường chứng khoán của
nước đó.
Trong thời gian qua để hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực cũng như thế

giới, Việt Nam đã từng bước tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế như
ASEAN.Theo như dự kiến dến năm 2015 sẽ thành lập khu vực cộng đồng chung
Nhóm Alpha- Lớp KTCK8- Học viện Ngân hàng
12
Thảo luận Tiền tệ ngân hàng
ASEAN nên vấn đề tự do hóa tài khoản vốn càng trở nên cấp thiết. Vấn đề tự do
hóa tài khoản vốn ở nước ta đến năm 2020 sẽ được áp dụng trước tiên vào một số
dịch vụ sau: Dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ có liên quan đến bảo hiểm; Dịch vụ
ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác, đồng thời chúng ta cũng xác định các
phân ngành dịch vụ cho phép tự do hoá ngay , tự do hoá với lộ trình trung hạn và
các phân ngành dịch vụ cần lộ trình tự do hoá dài hạn .
• Sự tác động của việc tự do hóa tài khoản vốn đến sự phát triển nền
kinh tế của một quốc gia
Hiện nay các hoạt động hợp tác về tự do hoá tài khoản vốn không đưa ra
những cam kết cụ thể về mặt thời gian và mức độ tự do hoá của từng nội dung
trong chính sách quản lý tài chính vốn. Ở nhiều nước đang phát triển, hệ thống
pháp luật chưa chặt chẽ và cơ chế quản lý còn nhiều yếu kém nên những chuyển
đổi trong xu hướng mới đơn giản là trong phương thức thanh toán chẳng hạn thì
thường bị hạn chế nghiêm ngặt bởi hàng loạt quy chế các cơ chế quản lý tài khoản
vốn và kiểm soát các luồng vốn vào và luồng vốn ra của nền kinh tế phản ánh trực
tiếp mức độ tự do hoá thị trường vốn của quốc gia đó. Mục đích của sự hạn chế
này là để giữ tiết kiệm ở lại trong nước và phục vụ cho đầu tư trong nước, tránh để
nền kinh tế của đất nước bị ảnh hưởng bởi những cú sốc từ bên ngoài. Tuy nhiên,
từ thập niên 1970 và thập niên 1980, ngày càng nhiều quốc gia nhận ra rằng chỉ
tiết kiệm trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu tài chính cho đầu tư trong
nước. Vì thế, họ đã huy động cả tiết kiệm ngoài nước dưới hình thức cho phép đầu
tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp. Khi chiều chuyển đổi tài sản tài chính
ở nước ngoài thành tài sản tài chính ở trong nước được chấp nhận, tự nhiên các
nước này bị đòi hỏi phải chấp nhận cả chiều ngược lại với lý do là để bảo vệ lợi
ích của các nhà đầu tư nước ngoài. Đõy chớnh là tự do hóa tài khoản vốn. Tự do

hóa tài khoản vốn làm cho vốn tự do luân chuyển qua biên giới quốc gia. Nú giỳp
cho nền kinh tế quốc gia trở nên linh hoạt hơn, hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu
vực và thế giới. Song, nó cũng làm cho nền kinh tế quốc gia trở nên dễ bị tổn
thương hơn. Trước những lợi ích do việc thực hiện tự do hóa tài khoản vốn mang
lại thì nước ta ngay những ngày đầu năm 2007, các tín hiệu liên tục được phát ra
như: công bố Nghị định hướng dẫn Pháp lệnh Ngoại hối với nhiều cởi mở cho
dòng vốn ra-vào; nới rộng biên độ dao động tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô la
Mỹ; sẽ tăng tỷ lệ được phép sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh
nghiệp trong nước cho thấy Việt Nam dường như đang đẩy nhanh tiến trình tự
do hóa tài khoản vốn và thực hiện một cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn.
Nhóm Alpha- Lớp KTCK8- Học viện Ngân hàng
13
Thảo luận Tiền tệ ngân hàng
Động thái này chắc chắn được nhiều chuyên gia kinh tế mà trước tiên là IMF
khuyến khích, thậm chí là thúc giục vỡ phớa ủng hộ cho rằng điều đó sẽ có lợi cho
nền kinh tế. Tuy nhiên, những người phản đối lại cho rằng dòng vốn ra - vào tự do
với tỷ giá không được kiểm soát dễ làm tổn thương đến nền kinh vốn nhỏ và mỏng
manh của Việt nam.
Trước hết, có lẽ cần nhìn vào các con số dự báo để tìm hiểu tình hình tài chính
của Việt Nam. Thứ nhất, về dòng vốn chảy vào và chảy ra theo tính toán của IMF
(2006) thì giai đoạn 2002-2010 sẽ có khoảng 34,2 tỉ đô la đổ vào Việt Nam thông
qua tài khoản vốn, trong đó phần lớn là vốn đầu tư trực tiếp. Tổng nợ vay của Việt
Nam vào năm 2010 sẽ khoảng 28,8 tỉ đô la, tăng thêm 9 tỉ đô la so với cuối năm
2006, bằng 39,5% GDP. Con số này chỉ thấp hơn tỷ lệ nợ tư nhân nước ngoài của
Thái Lan vào 1996, năm trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính, là 1,5%. Nhưng
rất may Việt Nam chủ yếu là Chính phủ vay dài hạn với số phải trả vào năm cao
nhất chỉ là 3.9 tỉ $ nên không có áp lực lớn lắm. Điều cần chú ý là trong ước tính
của IMF không thể hiện rừ dũng vốn đầu tư gián tiếp. Nếu tài khoản vốn thông
thoáng, thị trường chứng khoán phình to thì đây là một ẩn số hai mặt. Do vậy, khi
dòng vốn đi vào nhiều, nếu Việt Nam có thể điều khiển tốt để chúng chảy vào nơi

tạo ra giá trị gia tăng với suất sinh lợi cao thì điều chắc chắn là nền kinh tế sẽ tốt
lên và khủng hoảng rất khó xảy ra. Ngược lại, nếu nguồn lực cứ đem đổ vào các
dự án kiểu “đào đường lên rồi lấp xuống” hay dùng để nuôi những “con voi trắng”
(những doanh nghiệp khổng lồ nhưng không làm ra lói) thỡ những rắc rối đối với
nền kinh tế là điều không tránh khỏi cho dù có mở hay đóng nền kinh tế. Nhìn
chung, khả năng đảo ngược dòng vốn như Thái Lan năm 1997, năm xảy ra khủng
hoảng, dòng vốn nước ngoài tháo chạy, là rất khó xảy ra đối với Việt Nam trong
vòng 5 năm tới.
Thứ hai, về áp lực đối với tỷ giá. Theo kế hoạch ngoại thương đã được phê
duyệt thì đến năm 2010, Việt Nam sẽ cân bằng xuất khẩu và nhập khẩu. Với kinh
nghiệm ở các nước thì điều này có thể khả thi, chí ít thì tỷ lệ thâm hụt cũng được
thu hẹp lại. Nếu không có những cú sốc bất ngờ thì áp lực để giảm giá mạnh đồng
tiền Việt Nam là rất khó xảy ra. Ngược lại, liệu có áp lực tăng giá đồng Việt Nam?
Khả năng này cũng có thể khi mà dòng vốn đổ vào nhiều làm cho cung ngoại tệ và
cầu tiền đồng gia tăng. Nếu điều này xảy ra sẽ bất lợi cho xuất khẩu nói riêng và
nền kinh tế nói chung. Quả bóng lúc này nằm trong chân Ngân hàng Nhà nước.
Nhóm Alpha- Lớp KTCK8- Học viện Ngân hàng
14
Thảo luận Tiền tệ ngân hàng
Lúc này không còn là vấn đề tỷ giá, vấn đề tài khoản vốn mà nó đã là bức tranh
rộng hơn về chất lượng tăng trưởng.
Việc nới lỏng tài khoản vốn và áp dụng một cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn là điều
có lợi thực sự cho Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ nên tự do hóa tài khoản vốn khi cỏc
khõu khỏc đó được chuẩn bị xong. Nếu các chính sách được điều hành dựa trên
dòng chảy và các quy luật thị trường sẽ góp phần cho tăng trưởng và phát triển bền
vững.
Rõ ràng, lợi ích của việc tự do hoá thị trường vốn là rất lớn do đa dạng hoá
được nhiều luồng vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, quá trình tự do
hoá thị trường vốn cũng chứa đựng những khả năng tiềm ẩn về rủi ro và nguy cơ
khủng hoảng.Tự do hóa tài khoản vốn đây rõ ràng là một dòng hết sức nhạy cảm.

Nếu không thiết lập được những cơ chế và công cụ để hạn chế những tác động bất
lợi của tự do hoỏ dũng vốn, có khả năng sẽ xảy ra những hậu quả khôn lường cho
nền kinh tế. Bài học nhãn tiền là cuộc khủng khoảng tài chính kinh tế ở khu vực
Đông Á, mà một trong những tác nhân chính là các nước đã mở cửa tài khoản vốn
mà không có đầy đủ các biện pháp phát hiện, ngăn ngừa, và giải quyết các tác
động xấu một khi xảy ra.
trong lĩnh vực này là yêu cầu bức thiết đối với các cơ quan chức năng của Việt
Nam.Tham gia tích cực và hiệu quả các chương trình hợp tác khu vực và quốc tế
đối với lĩnh vực tự do hoá thị trường vốn sẽ giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình
hội nhập nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Trong lĩnh vực tài khoản vốn thì
phải làm sao thu hep khoảng cách giữa thị trường vốn ở nước ta với các nước
trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên trong kinh tế chúng ta không nên quá thận
trọng vì đôi khi như thế nền kinh tế sẽ kém năng động và linh hoạt đối với những
sự thay đổi của thị trường đồng thời cũng sẽ đánh mất nhiều cơ hội tốt dẫn đến sự
quá thận trọng sẽ trở nên không tốt. Hy vọng rằng với ngày càng nhiều chính sách
đổi mới phù hợp với điều kiện kinh tế trong và ngoài nước thì tất cả các tác động
hạn chế trên là chỉ trong ngắn hạn chúng ta sẽ khắc phục dần để phục vụ tốt hơn
mục tiêu phát triển đất nước trong dài hạn.
• Bài học về tự do hóa tài khoản vốn tại Thái Lan
Nhóm Alpha- Lớp KTCK8- Học viện Ngân hàng
15
Hoàn thiện khung pháp lý, xây dựng các tiêu chí quản lý thận trọng và nâng
cao năng lực quản lý nhà nước
Thảo luận Tiền tệ ngân hàng
Việt Nam có thể học được những bài học kinh nghiệm lớn từ cuộc khủng
hoảng tài chính châu Á năm 1997 tại nước láng giềng Thái Lan sau đó lan
sang một loạt các nước Đông nam Á khác.
Thái Lan được xem là nơi châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính tiền
tệ tại châu Á vào năm 1997-1998. Lúc đó, nhiều người không tin điều tồi tệ
như vậy lại có thể xảy ra.

Tuy nhiên, sau khi có đủ thời gian suy nghĩ, có thể thấy rằng khủng hoảng
là điều tất yếu và một trong những nguyên nhân chính là do các nước trong khu
vực đã quá vội vã trong việc tự do hóa tài khoản vốn và áp dụng cơ chế cố định
tỷ giá khi mà nền kinh tế chưa thực sự ổn định, khu vực tài chính ngân hàng
còn bộc lộ nhiều yếu kém cộng với những cải cách khác chưa được thực hiện
theo tiến trình tự do hóa tài chính nêu trên.
Ở Thái Lan, khi tài khoản vốn được tự do cộng với kỳ vọng quá lớn của
các nhà đầu tư và sự lỏng lẻo trong việc kiểm soát các khoản nợ vay đã làm
cho dòng vốn ồ ạt chảy vào. Chỉ trong 10 năm từ 1987-1996, đó cú đến 100 tỷ
đụla được đổ vào Thái Lan.
Nghiêm trọng hơn, trên 70% số tiền này là vốn vay với hơn nửa là vay
ngắn hạn do các tổ chức tài chính, nhất là các công ty tài chính trong nước vay
để đầu tư dài hạn và bất động sản chiếm một tỷ trọng không nhỏ (Alba 1999).
Thêm vào đó, với tỷ giá được giữ gần như cố định ở mức 25 Baht ăn 1 đụla
quỏ lõu khi mà thâm hụt thương mại kéo dài đã làm cho áp lực giảm giá đồng
Baht ngày càng gia tăng.
Những chỉ số kinh tế vĩ mô đẹp mắt tồn tại trong thời gian dài như: tốc độ
tăng trưởng bình quân 9,5%, thất nghiệp được giữ ở con số dưới 2%, dự trữ
ngoại hối tăng bình quân 26,2% với 35 tỷ đụ-la được mua thêm, trong khi tốc
độ tăng cung tiền chỉ là 18,7% và tỉ lệ lạm phát bình quân 4,7%, năm cao nhất
chỉ là 6% , dường như đã đánh lừa được mọi người.
Tuy nhiên, điều gì phải đến đã đến. Áp lực của những khoản nợ đến hạn,
áp lực của thâm hụt ngoại thương liên tục đã vượt quá sức chịu đựng của nền
kinh tế, nhu cầu ngoại tệ gia tăng đột biến. Mặc dù đã bán ra gần 15 tỷ đụla
trong gần 40 tỷ dự trữ ngoại hối, nhưng Thái Lan đã không đủ sức giữ được tỷ
giá. Đồng baht bị phá giá và khủng hoảng xảy ra với những hậu quả khôn
lường.
Sau cuộc khủng hoảng này, tuy có một số biện pháp xiết chặt, nhưng nhìn
chung tài khoản vốn vẫn coi như được tự do cộng với một cái mới là tỷ giá
Nhóm Alpha- Lớp KTCK8- Học viện Ngân hàng

16
Thảo luận Tiền tệ ngân hàng
được thả nổi. Điểm đáng chú ý nhất của Thái Lan là sau khi phá giá đồng Baht,
thặng dư thương mại ngày càng gia tăng. Hơn thế nữa, dòng vốn nước ngoài
đang quay trở lại ngày một nhiều hơn. Hệ quả tất yếu của điều này là áp lực
tăng giá đồng tiền trong nước tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu.
2.Ảnh hưởng của tự do hóa tài khoản vốn đến chính sách tiền tệ
• Ảnh hưởng của tự do hóa tài khoản vốn trong cơ chế tỷ giá cố định
Khi vốn di chuyển hoàn hảo
Trong điều kiện vốn di chuyển hoàn hảo, cán cân thanh toán quốc tế thăng
bằng ở mức lãi suất trong nước bằng mức lãi suất quốc tế ( cán cân thanh
toán quốc tế nhạy cảm với lãi suất).
Khi ngân hàng TW thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, đường LM dịch
chuyển sang phải làm cho i giảm nhu cầu đầu tư tăng và sản lượng cũng tăng.i
< i*.
Nhóm Alpha- Lớp KTCK8- Học viện Ngân hàng
PB
A
i
1
=i
*
i
2
Y
i
17
Thảo luận Tiền tệ ngân hàng
Trong chế độ tỷ giá cố định NHTW buộc phải mua hay bán ngoại tệ,trực
tiếp tác động đến cung cầu ngoại tệ nhằm giới hạn tỷ giá trong biên độ đã

định.Để can thiệp NHTW phải có nguồn dự trữ ngoại hối đủ mạnh.
Khi cầu ngoại tệ tăng tỷ giá tăng,NHTW phải bán ngoại tệ để tăng cung
ngoại tệ và đưa giá ngoại tệ về tỷ giá trung tõm.Để duy trì tỷ giá trung tâm
đú,lượng ngoại tệ đã phải tăng lên nghĩa là NHTW phải bán một lượng ngoại
tệ,do đó dự trữ ngoại tệ giảm,lượng tiền trung ương (MB) và tiền cung ứng
(MS) giảm ảnh hưởng đến việc tực hiện chính sách tiền tệ.MS giảm có thể dẫn
đến giảm phỏt.Để trỏnh hậu quả giảm phát NHTW phải tiến hành các hoạt động
“can thiệp triệt tiờu” (ví dụ mua chứng khoán trên thị trường mở để tăng MB và
MS)
Khi cung ngoại tệ tăng NHTW can thiệp trên thị trường ngoại hối theo
chiều hướng ngược lại.NHTW mua ngoại tệ trên thị trường ngoại hối,làm cầu
ngoại tệ tăng,tỷ giá trở về mức cố định.Dự trữ ngoại tệ tăng,lượng tiền trung
ương và lượng tiền cung ứng tăng,MS tăng có thể dần đến lạm phỏt,do vậy,co
thể can thiệp vô hiệu húa.Trong trường hợp không thể can thiệp nghĩa là trong
trường hợp tự do hóa tài khoản vốn NHTW phải điều chỉnh tỷ giá trung
tõm,phỏ giỏ hoặc nâng giá.
• Ảnh hưởng tự do hóa tài khoản vốn trong chế độ tỷ giá thả nổi tự do
Trong chế độ này,tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quan hệ cung
cầu trên thị trường ngoại hối mà không có sự can thiệp của NHTW.NHTW
tham gia vào thị trường ngoại hối với tư cách như một thành viên bỡnh
thường,cú thẻ mua hay bán ra một đồng tiền nhất định để phục vụ cho mục đích
của Chính phủ chứ không nhằm mục đích can thiệp ảnh hưởng lên tỷ giá hoặc
để tỷ giá cố định.
Vì vậy tự do hóa tài khoản vốn cũng không làm ảnh hưởng tới việc thực
hiện chính sách tiền tệ của chính phủ.
• Ảnh hưởng tự do hóa tài khoản vốn trong chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý
Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý là chế độ mà trong đó tỷ giá biến động
theo quan hệ cung cầu trên thị trường va NHTW có tiến hành can thiệp trên thị
trường ngoại hối nhằm ảnh hưởng lên tỷ giá nhưng NHTW không cam kết duy
trì một tỷ giá cố định hay một biên độ dao động nào xung quanh tỷ giá trung

tõm.Vỡ vậy trong chế độ này tự do hóa tài khoản vốn ảnh hưởng trực tiếp tới
việc thực hiện chính sách tiền tệ cua chính phủ.
thảo luận
MÔN LÝ THUYẾT TIỀN TỆ
Nhóm Alpha- Lớp KTCK8- Học viện Ngân hàng
18
Thảo luận Tiền tệ ngân hàng
Đề tài :
ẢNH HƯỞNG CỦA CƠ CHẾ TỈ GIÁ VÀ TỰ DO HOÁ
TÀI KHOẢN VỐN ĐẾN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Nhóm Alpha- Lớp KTCK8- Học viện Ngân hàng
19

×