Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Tự do hóa tài khoản vốn và ổn định khu vực tài chính ở Việt Nam.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (630.61 KB, 36 trang )


Học viện Ngân hàng
----------


ĐỀ TÀI
“Tự do hóa tài khoản vốn và ổn định khu vực tài chính ở
Việt Nam”
GV hướng dẫn: Cô Đào Minh Ngọc
Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề tự do hóa tài chính từng bước hội nhập kinh tế
khu vực và thế giới không còn là sự lựa chọn của bất kỳ một quốc gia nào, mà nó
đang là xu thế tất yếu bắt buộc các quốc gia phải thực hiện để đưa nền kinh tế
của quốc gia mình đi vào quỹ đạo chung của kinh tế thế giới. Do đó, để đưa nền
kinh tế Việt Nam phát triển kịp với các quốc gia trong khu vực thì một trong
những vấn đề quan trọng là từng bước cải cách hệ thống tài chính, hoàn thiện hệ
thống ngân hàng theo hướng hội nhập.
Để mọi người có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề này nhóm chúng em đã
tìm hiểu,nghiên cứu chủ đề:”Tự do hóa tài khoản vốn và ổn định khu vực tài
chính ở Việt Nam” dựa vào các tài liệu và các trang web sau:
1) Giáo trình tài chính học
2)
3)
4) (cổng thông tin của Bộ kế hoạch va đầu tư)
5) (cổng thông tin của Bộ Tài Chính)
6)
7)
Chúng em xin trình bày bài nghiên cứu của cả nhóm dưới đây!
Bài nghiên cứu của chúng em chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu xót,mong cô
góp ý để chúng em hoàn thiện hơn!
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Phần I:Lý thuyết chung


I. Kiềm chế tài chính
 Kiềm chế tài chính là khái niệm để chỉ luật và chính sách của chính phủ
hoặc những biện pháp phi thị trường nhằm ngăn chặn các tổ chức trung gian tài
chính của một kinh nền kinh tế vận hành tối đa năng lực.
 Các chính sách dùng trong việc kiềm chế tài chính bao gồm: trần lãi
suất, yêu cầu về tỷ lệ thanh khoản, nhu cầu dự trữ cao của các ngân hàng, kiểm
soát vốn, ngăn chặn giới hạn việc gia nhập khu vực tài chính , trần tín dụng hoặc
những biện pháp hạn chế phân phối tín dụng, quyền sở hữu hoặc chi phối nhà nước
đối với các ngân hàng.
 Tác động của kiềm chế tài chính
Kiềm chế tài chính dẫn đến việc phân phối kém hiệu quả ngồn vốn, làm tăng
chi phí tài chính trung gian và tỷ lệ lãi từ tiết kiệm thấp, rõ ràng trên lý thuyết điều
đó làm cản trở sự phát triển.Những phát hiện dựa trên kinh nghiệm về tính hiệu
quả của việc xóa bỏ kiềm chế tài chính, ví dụ tự do hóa tài chính đã ủng hộ quan
điểm này.
Những ảnh hưởng không tốt từ kiềm chế tài chính lên sự phát triển của nền
kinh tế không hiển nhiên có nghĩa là những quốc gia nên lựa chọn chính sách phát
triển thị trường tài chính tự do và loại bỏ tất cả nguyên tắc và sự kiểm soát đã tạo
nên kiềm chế tài chính. Nhiều nước đang phát triển đã giải phóng thị trường tài
chính trải qua những cuộc một phần vì những cú sốc bên ngoài do tự do tài chính
gây ra. Tự do tài chính có thể tạo ra bất ổn trong ngắn hạn và tăng trưởng trong dài
hạn (Kaminsky and Schmukler, 2002). Đồng thời, do thị trường không hoàn hảo và
tính bất đối xứng của thông tin, việc xóa bỏ tất cả quy định tài chính công cộng có
thể không tạo ra một môi trường tối ưu cho phát triển tài chính. Một biện pháp thay
thế đối với việc giám sát tài chính có thể là một hệ thống các quy định mới nhằm
đảm bảo cạnh tranh và những quy định cũng như việc giám sát cẩn trọng.
II.Tự do hóa tài chính
 Khái niệm về tự do hóa tài chính:
Tự do hóa tài chính là quá trình giảm thiểu và cuối cùng là hủy bỏ sự kiểm
soát của nhà nước đối với hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia làm cho hệ

thống này hoạt động tự do hơn và hiệu quả hơn theo qui luật thị trường
 Bản chất của tự do hóa tài chính:
Bản chất của tự do hóa tài chính là hoạt động tài chính theo cơ chế nội tại
vốn có của thị trường chuyên vai trò điều tiết tài chính từ chính phủ sang thi trường
,muc tiêu là tìm ra sự phối hợp có hiệu quả giữa nhà nước và thị trường trong việc
thưc hiện các mục tiêu nhiệm vụ kịnh tế xã hội .do đó kết quả của tự do hóa tài
chính thường được thể hiện bằng tỷ số giữa tiền mở rộng trên thu nhập quốc dân
 Nội dung của tự do hóa tài chính
 Cải cách hệ thống tài chính
 Loại bỏ tín dụng chỉ định với lãi suất thấp
 Cổ phần hóa các NHTM nhà nước
 Tháo dỡ những quy định liên quan đến đồng ngoại tệ và nới lỏng hàng
rào chình thức để hợp nhất thị trường
 Thực hiện đồng tiền chuyển đổi và đẩy mạnh tự do hóa tài khoản vốn với
nhiều cấp độ khác nhau
 Tác động của tự do hóa tài chính lên nền kinh tế
1.1. Tự do hoá tài chính tác động đến quá trình chuyển tiết kiệm cho đầu

Tự do tài chính sẽ đẩy mạnh việc sử dụng vốn nhàn rỗi của tư nhân vào tiến
trình đầu tư, bởi vì khi đó, các ràng buộc về thủ tục vay vốn sẽ được đơn giản hoá,
lãi suất huy động tương đối thấp do sự cạnh tranh của các tổ chức đầu tư tài chính.
Tuy nhiên, một nhược điểm nổi bậc của quá trình luân chuyển tiền tệ là không thể
chuyển hết toàn bộ số tiền tiết kiệm huy động được cho đầu tư, mà nó bị tiêu hao
cho các giao dịch phát sinh và còn đọng lại trong các tổ chức kinh doanh tài chính
(dưới dạng dự trữ bắt buộc, tiền mặt chờ luân chuyển...). Hơn nữa, tự do hoá tài
chính bằng hình thức mở rộng các chi nhánh của các ngân hàng thương mại và
giảm lượng dự trữ bắt buộc sẽ kích thích sự cạnh tranh trong khu vực kinh doanh
tài chính, điều này làm giảm các khoản chi phí giao dịch, chi phí quản lý và đặc
biệt là giảm sự khác biệt giữa lãi suất cho vay và lãi suất vay vốn. Chính điều này
làm tỷ trọng tiền tiết kiệm dành cho đầu tư (f) ngày càng gia tăng

1.2. Tự do hoá tài chính góp phần nâng cao hiệu quả việc phân bổ nguồn
lực đầu tư
Bằng cách chuyển nguồn vốn vào các dự án đầu tư có khả năng sinh lời cao,
tự do hoá tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả vốn đầu tư
toàn xã hội. Quá trình tự do hoá tài chính đòi hỏi các tổ chức tín dụng phải làm
việc thật sự cật lực nhằm xác định những dự án nào là những dự án mang lại khả
năng sinh lợi cao, để quyết định việc cho vay vốn trong khoảng thời gian ngắn nhất
với thủ tục nhanh gọn nhất. Như vậy, do áp lực cạnh tranh ngày càng tăng, các
định chế tài chính ngày càng nâng khả năng làm việc. Kết quả là việc đánh giá,
thẩm định dự án được thực hiện nghiêm túc và đạt hiệu quả cao hơn. Chính vì vậy,
vốn đầu tư có thể được đưa vào những dự án mang tính sinh lợi và có hiệu quả cao.
Hơn nữa, quá trình tự do tài chính sẽ giúp cho các cá nhân dễ dàng tiếp cận được
các nguồn tín dụng. Thông qua việc kinh doanh hoặc học tập bằng các nguồn tín
dụng vay mượn được, mỗi cá nhân có thể nâng cao kiến thức của mình. Ngoài ra,
hiệu ứng lan tỏa (spillover/external effects) về “vốn tri thức” sẽ làm cho mặt bằng
kiến thức của xã hội không ngừng nâng cao. Chính vì vậy, chất lượng nguồn nhân
lực của xã hội được cải thiện một cách đáng kể.
1.3. Tự do hoá tài chính và tiết kiệm
Việc tự do hoá tài chính sẽ đảm bảo cho lãi suất thực được dương bởi vì sự
cân bằng giữa cung và cầu vốn trên thị trường tài chính. Do sự tự điều chỉnh bởi
quy luật cung và cầu, lãi suất tiền gửi vào trong các tổ chức tín dụng loại trừ đi tốc
độ lạm phát sẽ luôn luôn dương, khi đó người cho vay sẽ an tâm hơn khi gửi tiền
vào các tổ chức tín dụng. Chính vì điều này sẽ thu hút vốn nhàn rỗi trong dân
chúng, kết quả là làm gia tăng tín dụng cho các dự án đầu tư, kích thích tăng
trưởng kinh tế.
1.4 tự do hóa tài chính gây bất ổn vĩ mô
Dòng vốn chảy vào làm nâng giá nội tệ
 tăng lợi nhuận khu vực phi ngoại thương
 lợi nhuận khu vực ngoại thương giảm
 tăng thâm hụt tài khoản vãng lai tài trợ bằng nước ngoài

 dẫn đến: bong bóng tài sản, thâm hụt thương mại, lạm phát, chính sách
tiền tệ thiếu tự chủ
1.5 tự do hóa tài chính làm giảm chi phí giao dịch
Tự do hoá tài chính sẽ làm tăng thêm chất lượng các dịch vụ tài chính được
cung cấp (do sự độc quyền bị loại bỏ). Người tiêu dùng có thể được hưởng những
sản phẩm dịch vụ mới, đa dạng, tiện ích với chi phí và thời gian ít nhất.
Tự do hoá các dịch vụ tài chính đem đến nhiều cơ hội cho việc chuyển giao
công nghệ và làm giảm thiểu chi phí giao dịch
1.6 Làm cải thiện tính minh bạch
“Tự do hóa” tài chính là quá trình nới lỏng những hạn chế về các quyền
tham gia, cũng như tiếp cận dịch vụ trên TTTC cho các bên kiếm tìm lợi ích trong
phạm vi kiểm soát được của Pháp Luật. Tự do hóa tài chính do đó trước hết luôn
gắn chặt với năng lực minh bạch và khả năng kiểm soát khả năng thanh tra giám
sát các dòng chu chuyển vốn trong nền kinh tế cũng như chu chuyển vốn giữa
trong nước với nước ngoài của NHTW để thúc đẩy nền kinh tế nói chung, các chủ
thể kinh tế nói riêng ngày càng phát triển một cách vững chắc. Điều đó cũng có
nghĩa: không thể có cái gọi là tài chính tự do hoàn toàn ở bất kỳ quốc gia hay tổ
chức kinh tế quốc tế nào.
 Phân loại :
• Tự do thị trường tài chính trong nước gồm:
- Thị trường tiền tệ: là thị trường chỉ có những công cụ ngắn hạn (kỳ hạn
thanh toán dưới một năm) được mua bán. Hàng hóa mua bán trên thị trường tiền tệ
có tính thanh khoản rất cao. Chứng khoán ngắn hạn có giao động giá trị nhỏ hơn
với các chứng khoán dài hạn, do vậy chúng là những khoản đầu tư an toàn.
- Thị trường vốn: là thị trường trong đó diễn ra việc mua bán các công cụ nợ
dài hạn như cổ phiếu, trái phiếu
Thị trường vốn gồm ba bộ phận:
+ thị trường cổ phiếu – chiếm tỷ lệ lớn trong thị trường vốn
+ Các khoản vay thế chấp
+ Thị trường trái phiếu dài hạn của các công ty

• Tự do hóa tài khoản vốn
 Là việc cho tự do tiến hành chuyển đổi các trong nước thành tài sản tài
chính ở nước ngoài và ngược lại theo quy định. Tức là tháo dỡ những ràng buộc:
+ Đối với người không cư trú đầu tư vào thị trường tài chính trong nước
+ Đối với người cư trú đầu tư ra thị trường quốc tế
 Kết cấu tài khoản vốn
+Nguồn vốn FDI
+Nguồn vốn PI
+Vay nợ
 Ích lợi của việc tự do hóa TKV
+Lợi ích tĩnh: Tái phân bổ vốnđầu tư từ nước giàu về vốn nhưng có suất
sinh lợi thấp sang nước nghèo về vốn nhưng có suất sinh lợi cao.
+Lợi íchđộng: Tạo ra cơ hội đa dạng hóa rủi ro (tài sản trong nước có thể
được kết hợp trong một danh mục đầu tư quốc tế rộng lớn), từ đó giảm chi phí vốn
cho các doanh nghiệp trong nước
 Bất cập:dẫn đến hiện tượng”Bay hơi TKV”
Tự do hóa + Chính sách tiền tệ tồi = Bay hơi
Chính sách kinh tế tồi:
- Bội chi ngân sách nhà nước cao
- Lạm phát cao
- Đồng tiền định giá thực cao
- Các định chế yếu kém
Nếu bội chi ngân sách quá cao sẽ dẫn đến tình trạng thâm hụt NSNN, để bù
đắp thâm hụt phải huy động từ nguồn vay trong nước và vay nợ nước ngoài, làm
cho khoản nợ phải trả hàng năm tăng lên trong tổng chi ngân sách. Kết quả là đưa
đến kích thích tiêu dùng quá lớn thì ở chu kỳ sau sẽ tăng tỷ lệ lạm phát mà lạm
phát cao lại làm giảm đầu tư và hệ quả tất yếu là giảm mục tiêu tăng trưởng.
Đồng tiền định giá thực cao, sẽ làm cho khối lượng xuất khẩu giảm, và tăng
khối lượng nhập khẩu, làm giảm vị thế cạnh tranh thương mại quốc tế của quốc gia
Tự do hóa tài chính trong điều kiện các định chế yếu kém là một tình trạng

rất nguy hiểm cho nền kinh tế, xác suất rất lớn có khủng hoảng tài chính
Phần II:Thực trạng tự do hóa thị trường vốn
và tài chính
I. Tự do hóa tài khoản vốn
Từ đầu năm 2007 đến nay sau khi VN trở thành thành viên WTO thì tốc độ
gia tăng đầu tư nước ngoài vào VN cũng như việc VN đầu tư ra nước ngoài đã rất
mạnh trở lại so với những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước và ở qui mô cao
hơn.chúng ta sẽ cùng nhìn lại từng bước phát triển của việc tự do hóa tài khoản
vốn của Việt nam.
A. Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và vay nợ
ODA
1) Đối với FDI
a. Tình hình thu hút và thực hiện
• Từ Năm 2000-2008
-Số liệu đăng ký FDI và giải ngân FDI từ năm 2000 đến 2008
TÌNH HÌNH FDI TỪ NĂM 2000 ĐẾN
2008 (ĐVT:Triệu đồng)
Năm Số dự án Đăng ký Giải ngân
2000 391 2838.9 2413.5
2001 555 3142.8 2450.5
2002 808 2998.8 2591.0
2003 791 3191.2 2650.0
2004 811 4547.6 2852.5
2005 970 6839.8 3308.8
2006 987 12004.0 4100.1
2007 1544 21347.8 8300.0
2008 1171 64011.0 11500.0
(theo số liệu của bộ kế hoạch và đầu tư)
* Đồ thị biểu diễn số FDI đăng ký và FDI giải ngân: cột bên trái là
DI đăng ký, cột bên phải là FDI giải ngân


- Giai đoạn 2000-2008:Tổng số vốn đăng ký 120,9 tỷ USD, tổng số giải
ngân 40,16 tỷ USD. Tỷ trọng giải ngân 33%.
Theo số liệu và đồ thị biểu diễn, FDI giai đoạn 2000-2005 có giá trị đăng
ký thấp, nhưng tỷ trọng giải ngân khá cao (69%). Trong khi giai đoạn 2006-2008
cơ mức đăng ký cao, giá trị giải ngân tuyệt đối cũng cao nhưng tỷ trọng giải ngân
so với đăng ký lại rất thấp (25%)
Nguyên nhân: Việt Nam đang trong giai đọan mở cửa => tốc độ FDI phụ
thuộc vào lộ trình hội nhập quốc tế. Giai đoạn đầu, FDI chủ yếu vào các ngành
thương nghiệp, công nghiệp nhẹ do đó FDI đăng ký thấp nhưng tỷ trọng FDI giải
ngân cao.
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
35000
40000
45000
50000
55000
60000
65000
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
-Giai đoạn 2006-2008, hội nhập trở thành nhu cầu bức xúc của Việt nam và
thế giới =>tốc độ hội nhập cao =>lượng vốn đăng ký nhiều. Tuy nhiên cơ cấu FDI
vào các ngành công nghiệp lớn, thời gian triển khai dự án dài, cộng với khả năng
quản lý dòng vốn FDI của chính phủ chưa đáp ứng được tốc độ phát triển FDI

=>Giải ngân chậm là 1 tất yếu
• Năm 2009-2010
Theo Cục Đầu tư Nước ngoài (FIA) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong
năm 2009, Việt Nam có 839 dự án đầu tư nước ngoài đăng ký mới và xin tăng vốn,
với tổng vốn 21,48 tỉ USD, giải ngân xấp xỉ 10 tỉ USD, chỉ bằng 30% và 87% so
với năm 2008. Tuy nhiên, đây là cũng là con số khả quan trong bối cảnh khủng
hoảng kinh tế.
Đến tháng 7/2010, vốn FDI đăng ký đạt khoảng 700 triệu USD, nâng tổng số
vốn cam kết 7 tháng đầu năm lên mức 9.13 tỷ USD, giảm 31.8% so với cùng kỳ
năm trước. Con số này còn cách khá xa mục tiêu thu hút vốn FDI năm 2010 ở mức
khoảng 22-25 tỷ USD. Vốn giải ngân FDI trong 7 tháng đạt 6.4 tỷ USD, tăng 1.6%
so với cùng kỳ năm trước.
FDI đăng ký và giải ngân
theo tháng
FDI qua từng năm
Nguồn: TCTK Nguồn: TCTK và Vietstock dự báo
Nhận định: Dòng vốn FDI đăng ký giảm khá mạnh cho thấy tiềm năng thu
hút vốn FDI Việt Nam đang giảm dần. Trong 3 năm gần đây Việt Nam thu hút
những dự án hàng tỷ USD nhưng hiệu quả thực sự chưa cao
Nhìn chung, lượng FDI vào Việt Nam ngày càng tăng dần cả về số vốn đăng
kí và số vốn thực hiện. Sở dĩ như vậy vì Việt nam đã xây dựng những lợi thế riêng
cho mình để trở thành một địa điểm hấp dẫn đầu tư đối với các nhà đầu tư nước
ngoài. Bằng chứng là theo tập đoàn tài chính đầu tư Goldman Sachs (Hoa Kỳ), Việt
Nam nằm trong nhóm 11 nước (N-11) có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới
trong năm 2010, mở ra những cơ hội cho các nhà đầu tư và là địa chỉ đầu tư tốt cho
các nhà đầu tư thế giới trong các năm tiếp theo…Đặc biệt, theo nhận định của các
chuyên gia, lượng FDI vào các ngành công nghiệp ngày càng giảm trong khi vào
các ngành dịch vụ, y tế, các ngành công nghệ cao.. lại tăng mạnh. Theo số liệu của
Cục Đầu tư nước ngoài, cơ cấu vốn FDI đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong giai đoạn
từ năm 2001 đến 2009. Nếu như năm đầu của thế kỷ này, vốn FDI đầu tư vào lĩnh

vực công nghiệp và xây dựng chiếm tới 85%, thì tới năm vừa qua, khu vực này chỉ
còn chiếm 22% tổng vốn đầu tư. Trong khi đó, vốn FDI vào lĩnh vực dịch vụ có xu
hướng ngược chiều, khi tăng từ 7% lên 77%, cũng trong cùng giai đoạn với các con
số thống kê kể trên.
b.Tác động của FDI đối với VN:
b1)Tích cực:
 Về kinh tế:
● Nông nghiệp:
i, FDI góp phần chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại,
đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm.
Các dự án FDI đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn, nâng cao giá trị xuất khẩu
cho nông sản Việt Nam, trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh và áp dụng các
công nghệ mới, công nghệ cao, có khả năng cạnh tranh khi tham gia hội nhập. Với
758 dự án đã và đang triển khai, lĩnh vực FDI trong nông nghiệp đem lại doanh thu
hàng năm khoảng 312 triệu USD, xuất khẩu trên 100 triệu USD/năm và tăng mạnh
trong thời gian gần đây.
ii, Các dự án đầu tư FDI vào nông nghiệp tuy không lớn nhưng đã tạo ra
công ăn việc làm, thu nhập ổn định.
Các dự án FDI vào nông nghiệp giúp hàng vạn hộ nông dân tham gia lao
động tạo nguồn nguyên liệu thường xuyên cho dự án hoặc theo mùa vụ (trồng mía
đường, khoai mì…, góp phần quan trọng thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo.
●Công nghiệp:
Đầu tư FDI đem đến cho nền công nghiệp nước ta nhiều lợi ích:
i, Đầu tư nước ngoài đã đóng góp đáng kể vào giá trị sản lượng công
nghiệp, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng công nghiệp của cả nước.
Vai trò của đầu tư nước ngoài trong cơ cấu công nghiệp cả nước đang ngày
càng được củng cố. Điều này được thể hiện thông qua tỷ trọng của đầu tư nước
ngoài trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng dần từ 16,9% (1991) lên 23,65%
(1995), 26,5% (1996) lên tới 41,3% năm 2000, và 36,4% (2006) và 43,8% giá trị

sản lượng công nghiệp (2007) tương đương với khu vực doanh nghiệp nhà nước.
Tốc độ tăng trưởng cao của khu vực công nghiệp có vốn FDI đã đóng góp đáng kể
vào việc nâng cao tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp.
ii, Việc đầu tư nước ngoài trong công nghiệp phát triển nhanh cũng đã tạo
ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh, góp phần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu,
đổi mới và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước.
Khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp cũng được nâng cao thông
qua việc áp dụng các công nghệ, máy móc và thiết bị sản xuất hiện đại, phương
pháp quản lý tiên tiến từ các dự án FDI, tạo điều kiện ra đời và thay đổi diện mạo
của nhiều ngành công nghiệp như khai thác dầu khí, sản xuất, lắp ráp ôtô, điện tử
và công nghệ thông tin, thiết bị kỹ thuật điện và điện gia dụng, chế biến thực phẩm
và đồ uống, các ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực như dệt may, giày dép... thu
hút hàng hàng trăm ngàn lao động...
Ngoài ra, đầu tư nước ngoài trong ngành công nghiệp đã gián tiếp đào tạo
cho Việt Nam một đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, được tiếp xúc với công
nghệ mới, cũng như các kỹ năng quản lý tiên tiến, kỷ luật công nghiệp chặt chẽ.
● Dịch vụ:
FDI vào Việt Nam ngày càng nhiều va dòng vốn đang có sự chuyển
dịch cơ cấu “chảy” mạnh vào lĩnh vực dịch vụ.
Tổng vốn đăng kí vào dịch vụ chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước
trong năm 2007 vừa qua, trong đó tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động sản,
bao gồm: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ
tầng khu công nghiệp (42% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong khu vực dịch vụ), du
lịch-khách sạn (24%), giao thông vận tải-bưu điện (18%).
Với việc Việt Nam gia nhập WTO, cộng thêm với việc đời sống nhân dân
Việt Nam ngày càng được nâng cao, việc đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ đang thu hút
sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư quốc tế.
 Về mặt xã hội:
Các dự án FDI đa góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, tăng xuất
khẩu qua đó cải thiện cán cân thương mại. Hơn nữa, việc thực hiện dự án FDI còn

tạo ra việc làm cho người lao động của Việt Nam, giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp.
Không chỉ có vậy, các lao động làm trong khu vực có vốn FDI còn được hưởng

×