Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

chỉ số tăng giá hàng tiêu dùng và giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.87 KB, 16 trang )

Tiểu luận NHTW
A.Lời nói đầu

Chỉ số giá cả hàng tiêu dùng trên thị trường xã hội của cả năm 2004 ở nước ta
theo đề nghị của Chính phủ và được Quốc hội thông qua không vượt quá 5%,
nhưng tính đến tháng 6/2003 con số này đã là 7,2%. Mức độ tăng này đã thu hút sự
quan tâm lớn của đông đảo người dân, các doanh nghiệp, nhà lập chính sách bởi
đi kèm theo nó là lo ngại về mức độ lạm phát, những tác động đến đời sống người
hưởng lương, người sản xuất, chi phí kinh doanh, nhu cầu vốn đầu tư và hiệu qủa
của dự án
Trước những diễn biến phức tạp về sự tăng giá trên, hiện nay đang có 2 quan
điểm trái ngược nhau về vấn đề này. Một số cơ quan quản lý, đặc biệt là NHNN
và một số nhà nghiên cứu cho rằng, hiện tượng tăng giá vừa qua chỉ mang tính cục
bộ, nhất thời và không nên nhầm lẫn giữa chỉ số giá tiều dùng(CPI) và chỉ số lạm
phát cơ bản. Nhưng bên cạnh đó cũng lại có ý kiến cho rằng chỉ số giá ở mức 7,2%
trong 6 tháng đầu năm là dấu hiệu của sự lạm phát. Vậy vấn đề ở đây là gì và Ngân
hàng Nhà nước(NHNH) cần phải có những giải pháp như thế nào để điều hành
chính sách tiền góp phần ổn định kinh tế vĩ mô?
Để trả lời một cách rõ ràng hơn câu hỏi trên, sau một thời gian học tập nghiêm
túc trên lớp và nghiên cứu tình hình trên em đã quyết định tìm hiểu thêm về vấn đề
này. Với đề tài: ”Chỉ số tăng giá hàng tiêu dùng và giải pháp điều hành chính
sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương”.
Tuy rất cố gắng trong việc nghiên cứu nhưng bài viết của em chắc là không
thể tránh khỏi nhứng thiếu sót va sai lầm, những quan điểm còn mang tính cá
nhân. Vì vậy rất mong được sự nhận xét của thầy(cô) để bài viết của em được hoàn
thiện hơn.
1
Tiểu luận NHTW
B.Nội dung
I. Diễn biến giá cả trong 6 tháng đầu năm 2004.
1.Tình hình chung.


Như đã nói ở trên, trong 6 tháng đầu năm tình hình giá cả biến động hết sức
phức tạp. Chỉ số giá tiêu dùng sau 6 tháng đã là 7.2%, con số này còn có thể tăng
tiếp trong thời gian tới. Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế thì với tình hình
hiện nay con số này có thể lên tới 9-10%. Việc giá cả mặt hàng tăng lên trong thời
gian qua tập trung vào một số mặt hàng quan trọng như: Giá thuốc, giá xăng dầu,
giao thông vận tải, lương thực thực phẩm Việc những mặt hàng này tăng giá đã
ảnh hưởng trực tiệp đời sống của nhân dân nhất là những người làm công ăn lương.
Bên cạnh đó việc tăng giá cũng làm đau đầu các NHTM trong việc huy động tiền
gửi Đứng trước tình hình trên, thực tế trong thời gian qua cho thấy, NHNN đã có
những giải pháp điều hánh chính sách tiền tệ linh hoạt thận trọng, tỷ giá được điều
hành linh hoạt, bám sát cung cầu ngoại tệ trên thị trường, góp phần duy trì ổn định
tiền tệ, ổn định lãi suất, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Nhưng trong bối cảnh chỉ
số giá tiêu dùng tăng cao như hiện nay thì NHNN cần phải phân tích một cách cụ
thể các nhân tố ảnh hưởng tới việc tăng giá tiêu dùng để việc đưa ra và thực hiện
các công cụ chính sách tiền tệ của NHNN đạt hiệu qủa cao nhất.
2.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tác động đến chỉ số giá tiêu dùng trong 6
tháng đầu năm.
2.1>Nhân tố khách quan.
Về nhân tố khách quan tác động làm CPI tăng đột biến trong thời gian qua là do
dịch cúm gia cầm xâỷ ra trên diện rộng cùng thời gian những tháng tết Nguyên đán
đã có tác động cộng hưởng làm tăng chỉ số CPI chung của tháng 1 và 2 năm 2004
lên cao nhất trong các tháng(4,1%). Dịch cúm gia cầm làm thiếu hụt khoảng 20-
25% nguồn cung ứng thực phẩm trong nhiều tháng liền, trong khi nhu Cầu thực
phẩm dịp tết tăng cao dẫn đến một loạt các sản phẩm thay thế tăng lên như: thịt bò,
cá, thịt lợn Bên cạnh đó, hạn hán và rét đậm kéo dài ở nhiều nơi làm giảm nguồn
cung ứng lương thực, thực phẩm; nhu Cầu lương thực, thực phẩm của thế giới tăng
2
Tiểu luận NHTW
đã làm tăng giá lúa gạo trong nước, một số mặt hàng khác tăng đáng chú ý nữa là:
cà phê nhân, cao su, hạt điều Cũng phải nói rằng nhóm hàng lương thực thực

phẩm có mức tăng gía cao nhất và có quyền số lớn nhất 47,9% trong rổ hàng hoá
CPI đã chi phối lớn đến sự gia tăng của chỉ số giá chung. Nhưng việc giá cả lương
thực thực phẩm tăng lên lại là điều đáng mừng đối với người nông dân, tạo sự phấn
khởi mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận và tăng thu nhập cho họ, giảm
bớt khoảng cách “giá cánh kéo” mà lâu nay dư luận hết sức quan tâm. Hay nói
cách khác, các mặt hàng lương thực, thực phẩm lâu nay ở mức giá quá thấp thì nay
tình hình giá được lập lại trật tự. Giá xuất khẩu tăng cũng đem lại lợi Ých cho cả
nhà sản xuất, nhà xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế. Đây là xu
hướng đáng mừng cho người nông dân và sản xuất nông nghiệp.
Trong số các nhóm mặt hàng tăng giá nhiều nhất và đáng quan tâm nhất, đó là
nhóm mặt hàng dược phẩm- y tế tháng 3/2004 tăng tới 3,1% và cả quý I-2004 tăng
4,3%. Nhóm mặt hàng này tăng cao, chủ yếu do các loại thuốc nhập ngoại, thuốc
đặc trị tăng cao bởi các nhà phân phối, làm cho mặt bằng giá thuốc chữa bệnh và
vật phẩm y tế tăng, chi phí khám chữa bệnh tăng. Theo báo cáo của Thanh tra Bé
Y tế được công bố mới đây, thì tính chung 321 mặt hàng thuốc chữa bệnh đã tăng
giá từ 20% đến 285% trong 5 tháng đầu năm, trong đó có 211 loại thuốc nhập
ngoại và 110 loại thuốc sản xuất trong nước. Tổng hợp có 5 nguyên nhân gây lên
tình trạng đó. Trên 50% số nguyên liệu sử dụng cho sản xuất thuốc trong nước
phải nhập khẩu, giá nhập khẩu phải tăng cao, nhất là nhập khẩu phải thanh toán
bằng EURO và Yên Nhật từ hai thị trường này. Cả nước chỉ có 60 doanh nghiệp
được phép được nhập khẩu thuốc chính thức, nên nhiều doanh nghiệp khác phải
nhập uỷ thác với chi phí tăng thêm từ 0,8%-1.2%. Hải quan áp dụng mã thuế nhập
khẩu không chính xác, khiến mức thuế phải nộp cao so với quy định. Các Công ty
nhập khẩu độc quyền một số mặt hàng thuốc quý hiếm tính cả chi phí quảng cáo
tiếp thị vào giá thuốc. Mốt số doanh nghiệp Nhà nước có chức năng nhập khẩu
thuốc chỉ đơn thuần làm thủ tục và giao toàn bộ lô hàng cho các công ty TNHH để
các công ty này chủ động”làm giá”. Tình hình giá thuốc tăng đã gây ra lo lắng cho
người dân, nhất là những người phải điều trị bệnh tật, ốm đau. Có thể nói rằng việc
3
Tiểu luận NHTW

tăng giá này chủ yếu từ yếu tố nhập khẩu nhưng một yếu tố khác được “đổ tôị cho
khách quan “ hoàn toàn có thể kiểm soát được đối với các nhà cung ứng, đặc biệt
là không thể chấp nhận tình trạng vô lý để họ bán với giá quá cao so với thuốc
cùng loại bán ở các nước trong khu vực. Điều này tuỳ thuộc vào nỗ lực chủ quan,
với các biện pháp kiên quyết của cơ quan quản lý Nhà nước và chuyên ngành.
Ngoài ra gía sắt thép tăng mạnh, còn giá xi măng cũng đang bị sức Ðp tăng,
nên chỉ số gí của nhóm mặt hàng vật liệu xây dựng tháng 3/2004 tăng 2,1%, cả
quý
I tăng 4,4%. Giá vật liệu xây dựng, tập trung là gía sắt thép, các vật liệu khác có
liên quan, các mặt hàng nhựa sử dụng trong xây dựng tiếp tục tăng cao, tạo tâm lý
lo lắng cho các chủ đầu tư xây dựng cơ bản, cho các nhà thầu thi công xây lắp. Bởi
vì khi ký hợp đồng thì mức giá còn thấp, nay chi phí dự án tăng cao. Một số dự án
tạm thời phải đình hoãn thi công bởi vì chi phí tăng vọt so với dự toán ban đầu. Giá
này tăng do giá nhập khẩu tăng, nên ngoài ý muốn chủ quan của nước ta. Chính
phủ chỉ có thể điều tiết bằng cách giảm thuế nhập khẩu. Biện pháp này đã và đang
được thực hiện. Về lâu dài rõ ràng là cần mở rộng sản xuất thép, phôi thép, ống
thép, nguyên liệu nhựa trong nước, tạo thế chủ động cho nền kinh tế nước ta và
giảm kim ngạch nhập khẩu mặt hàng sắt thép.
2.2>Nhân tố chủ quan.
Về các nhân tố chủ quan là Chính phủ tăng cước phí vận chuyển hàng không
8%, vận chuyển đường sắt 10% nhằm thực hiện chính sách hoà đồng giá vé giữa
hành khách quốc tế và nôị địa, công tác điều hành giá cả, quản lý thị trường có
thiếu sót như chậm điều chỉnh thuế nhập khẩu sắt thép, tình trạng đầu cơ, độc
quyền trong việc phân phối tân dược nhập khẩu làm cho giá bán các mặt hàng này
tăng cao. Nhu cầu tiêu dùng xã hội tăng , thể hiện ở mức tổng mức bán lẻ hàng hoá
và dịch vụ xã hội tăng 16%, cao hơn hẳn so với mức 10,7% của cùng kỳ năm
ngoái. Yếu tố tâm lý cũng là nguyên nhân chủ quan có tác động lớn đến tăng giá
như: dự kiến cải cách tiền lương, dự đoán giá cả sẽ tăng; việc thông tin tuyên
truyền trên các phương tiện thông tin theo hướng chỉ đưa tin mét chiều, đưa tin mặt
4

Tiểu luận NHTW
tiêu cực, thiếu giải thích nguyên nhân khách quan và mặt tích cực của sự tăng giá
đã gây nên tâm lý lo ngaị trong nhân dân và tạo kỳ vọng tăng giá.
2.3>Nhân tố tiền tệ.
Theo lý thuyết thì mức giá tăng thì tổng phương tiện thanh toán(TPTTT) có
ảnh hưởng trực tiếp đến CPI và lạm phát, tính cả độ trễ về thời gian. Nhưng qua
xem xét số liệu về TPTTT và chỉ số CPI trong 10 năm qua ở Việt Nam cho thấy
TPTTT tăng không nhiều, không co tính đột biến và mối liên hệ này không rõ
ràng, đôi khi còn ngược chiều:có khi TPTTT tăng cao nhưng chỉ số CPI lại tăng
thấp hoặc như năm 1998, TPTTT có mức tăng thấp nhất trong các năm(20,33%)
thì chỉ số CPI lại tăng cao(9,2%). Số liệu tăng trưởng TPTTT, tiền gửi, dư nợ tín
dụng đến cuối tháng 6 năm 2004 so với tháng 12 năm 2003 đều thấp hơn tôc độ
tăng cùng kỳ năm 2003, nhưng CPI lại tăng 7,2%, cao hơn mức tăng cùng kỳ năm
2003 là 2,1%.
Nhưng việc phát đưa một số đồng tiền mới, có mệnh giá lớn vào lưu thông
không chỉ làm thay đổi cơ cấu loại tiền trong lưu thông mà còn gây tác động tâm lý
tới người dân.(Mặc dù trong nhiều lần phát biểu trước các phương tiện thông tin
đại chúng, Thống đốc NHNH Việt Nam-Lê Đức Thuý đã nói việc phát hành tiền
mới ra lưu thông phải là tăng lượng cung tiền mà chỉ là thay đổi loại tiền để phục
vụ cho việc lưu thông dễ dàng hơn và ngăn chặt nạn tiền giả). Nhưng dù sao việc
phát hành tiền vào thời điểm này Ýt nhiều cũng ảnh hưởng tới tâm lý người dân.
Qua phân tích những nhân tố trên đây cho thấy, CPI 6 tháng năm 2004 tăng đột
biến không phải bắt nguồn chủ yếu từ nhân tố tiền tệ và việc điều hành chính sách
tiền tệ mà từ các nhân tố chủ quan , khách quan và cả yếu tố tâm lý nữa.
II.Ảnh hưởng của sự tăng giá đến việc huy động vốn của NHTM.
Việc tăng giá ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân, đặc biệt là những
người làm công ăn lương thì chúng ta đã thấy rất rõ. Nhưng việc tăng giá trong
thời gian qua cũng ảnh hưởng tới việc huy động vốn của ngân hàng bởi 80% lượng
tiền gửi ở các ngân hàng là tiền gửi tiết kiệm, do đó rất nhạnh cảm với chỉ số giá.
Lãi suất là giá sử dụng vốn được được hình thành trên cơ sở cung câu vốn và chỉ

5
Tiểu luận NHTW
số lạm phát. Diễn biến trong thời gian qua cho thấy cả hai yếu tố này đang dịch
chuyển theo hướng đẩy lãi suất đi lên. Và việc chạy đua lãi suÊt giữa các ngân
hàng lại chuẩn bị “nóng” lên trong thời gian tới.
Ngày 1/6/2004, NHTM cổ phần các DN ngoài quốc doanh(VP Bank) bắt đầu
châm ngòi cho cuộc đua tăng lãi suất bằng việc tăng lãi suất thêm 0,01%/tháng đối
với tiền gửi nội tệ của các kì hạn từ 3 tháng trở lên; lãi suất tiền gửi USD tăng thêm
0,1%/năm đối với các kì hạn từ 6 tháng trở lên. Sau sự kiện này, áp lực tăng lãi
suất tiền gửi chính thức bùng phát. Ngân hàng NNPTNT Việt Nam quyết định tăng
lãi suất với mức cao hơn, tức là tăng thêm 0,02%/tháng so với mức lãi suất trước
đó. Mức lãi suất này của Ngân hàng NNPTNT Việt Nam được đánh giá là góp
phần làm “nóng” thêm tình hình nhạy cảm về lãi suất hiện nay, bởi đây là ngân
hàng có quy mô lơn nhất, tới 1800 chi nhánh trong toàn quốc, chiếm trên 1/3 thị
phần huy động vốn và cho vay toàn ngành ngân hàng. Trên thị trường tiền tê, tập
trung là thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc Nhà nước, lãi suất cũng có xu hướng
tăng khá. Nếu như trong các tháng đầu năm 2004 lãi suất trúng thầu ở mức
5,5%/năm, thì từ đầu tháng 4/2004 đã tăng lên 5,6-5,8%/năm. Thêm vào đó, tình
hình vốn khả dụng của các NHTM cũng khẩn trương hơn.
Diễn biến lãi suất càng thêm “nóng” khi Cụ Dự trữ Liên bang Mỹ(FED) tăng
lãi suất thêm 0,25% từ ngày 1/7/2004. Nhiều ý kiến cho rằng đây là cơ hội để các
NHTM trong nước điều chỉnh lãi suất cả VND lẫn USD cho phù hợp. Một số
NHTM trong nước tuyên bố tăng lãi suất tiền gửi USD, nhưng mức bao nhiêu còn
phụ thuộc vào diễn biễn trên thị trường thế giới. Lãi suất USD tăng sẽ dẫn đến
những thay đổi trên thị trường tiền tệ theo những kịch bản đã được dự đoán trước,
diễn ra đồng thời và tác động qua lại lẫn nhau. Trường hợp thứ nhất: chênh lệch lãi
suất giữa lãi suất USD và VND bị thu hẹp. Người giữ USD được lãi nhiều hơn.
Xu hướng dịch chuyển từ VND sang gửi USD sẽ tăng lên, tiền gửi VND sẽ bị
giảm đi. Muốn giữ được vốn VND, các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất VND.
Khi đó, doanh nghiệp sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên do phải chịu lãi suất

vay cao. Đây là điều NHNH không muốn xảy ra . Trường hợp thứ hai, lãi suất cho
vay bằng USD tăng theo lãi suất huy động. Khi Êy, doanh nghiệp có thể chuyển
6
Tiểu luận NHTW
sang vay bằng VND. Trong khi đó cung VND thì lại đi theo chiều ngược lại vì
người gửi chuyển dần sang USD. Cả hai tình huống trên đều dẫn đÕn một kết quả:
tiếp theo lãi suất USD, lãi suất VND sẽ tăng. Hầu hết các ngân hàng đều nói rằng
thà thế còn hơn là tiền không gửi vào ngân hàng.
Có thể khẳng định rằng, sức Ðp và xu hướng tăng lãi suất hiện nay là có thực.
Tình hình này có nguyên nhân quan trọng đầu tiên là diễn biễn tâm lý trong dân
chúng trứơc những bình luận và thông tin đưa ra lo ngại về chỉ số tăng giá hàng
tiêu dùng cũng như về lạm phát. Nguyên nhân tiếp theo là nhu cầu vốn đầu tư, vốn
cho sản xuất kinh doanh và phát triển dịch vụ của các thành phần kinh tế đang sôi
nổi hơn. Bên cạnh đó, nhiều khoản vay đầu tư vào các nhà máy mía đường, vào
xây dựng cơ bản, vào làm đường giao thông đang bị nợ đọng hoặc có nguy cơ quá
hạn; chất lượng tín dụng một số khoản vay khác còn nhiều hạn chế, làm cho việc
thu hồi vốn không đúng thời hạn, không bổ sung được nguồn vốn để tái cho vay.
Thêm nữa, hiện nay người dân cũng có nhu cầu đầu tư khác nhau, nhất là đầu tư
vào nhà ở, đất đai, vận hành doanh nghiệp và người nông dân đầu tư cho các nhu
cầu sản xuất trong điều kiện thị trường nông phẩm, thuỷ hải sản được giá Một
nguyên nhân khác cũng cần được nhắc lại là việc FED tăng lãi suất chủ đạo đồng
USD. Trong bối cảnh như vậy, nếu như tiếp tục có những bình luận đồng nhất giữa
chỉ số tăng giá hàng tiêu dùng và lạm phát , tạo ra diễn biến không thuận lợi trong
dân chúng; nếu như các NHTM không tự kiềm chế mà cạnh tranh đua nhau tăng
lãi suất như đã từng xảy ra cung kỳ năm ngoái; không kiểm soát các khoản vay đầu
tư vào bất động sản, vào xây dựng cơ bản và kiểm soát chất lượng tín dụng, thì tất
cả sẽ tiếp tục tạo sức Ðp tăng mặt bằng chung về lãi suất huy động vốn, gây sức
Ðp lan truyền tăng lãi suất cho vay. Tác động này là hết sức bất lợi, bởi vì lãi suất
cho vay hiện nay của các NHTM và các tổ chức tín dụng đã lên tới trên dưới
10%/năm, đang được người sử dụng vốn cho là khá cao. Tác động tiếp theo là ảnh

hưởng đến tốc độ tăng trưởng, cũng như chất lượng tăng trưởng kinh tế theo mục
tiêu đã định.
7
Tiểu luận NHTW
III.Tình hình điều hành Chính sách tiền tệ của NHNN trước những biến động
về giá trong 6 tháng đầu năm 2004.
Phải khẳng định rằng chỉ số giá trong thời gian qua biến động mạnh không
phải do nguyên nhân điều hành chính sách tiền tệ. Mặc dù con sè 7,2% trong 6
tháng đầu năm đã vượt so với 5% về chỉ tiêu lạm phát trong năm 2004. Trước kia,
chóng ta thường quan niệm rằng khi giá cả các mặt hàng trên thị trường tăng lên
với chỉ số dương so với năm trước, tức là có lạm phát tiền tệ, ngược lại chỉ số giá
cả âm là đang diễn ra tình trạng thiểu phát. Vậy có nên đồng nhất giữa chỉ số giá
tiêu dùng và lạm phát? Đây là vấn đề đang được tranh luận rất gay gắt. Nó ảnh
hưởng tới việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNH.
Nói về vấn đề này, Tiến sỹ người Đức Andreas Hauskrech cho rằng: Việc chỉ
số giá tăng trong thời gian qua không có gì lo ngại. Chỉ số CPI tăng không liên
quan gì đến chính sách tiền tệ và vì vậy không cần xử lý gì về CSTT. Điều cần
thiết ở đây là Việt Nam nên xây dựng lạm phát cơ bản(core inflation). (Lạm phát
cơ bản được xác định trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng nhưng đã loại trừ đi những
yếu tố mùa vụ và những yếu tố bị chi phối mạnh bởi sự mất cân đối tạm thời về
cung-Cầu. Nếu như Việt Nam áp dụng tính lạm phát cơ bản thì mức tăng giá cả
trong 6 tháng đầu năm 2004 chỉ khoảng 2,75%. Như vậy một lần nữa có thể khẳng
định việc điều hành CSTT của NHNN trong thời gian qua là hợp lý!
Trên cơ sở phân tích đánh giá các nguyên nhân cũng như diễn biến chỉ số giá
tiêu dùng những tháng đầu năm, NHNN đã đề nghị và Chính phủ cũng thấy rằng
cần phải đánh gía đúng xu hướng lạm phát, có nghĩa là phải xác định được lạm
phát cơ bản. Bên cạnh đó, qua theo dõi các diễn biến tiền tệ cho thấy tốc độ huy
động tiền gửi ngoại tệ của các TCTD tăng cao hơn so với tốc độ huy động tiền gửi
bằng VND; chỉ số giá tiêu dùng tăng cao có tác động nhất định đến tâm lý người
dân, khiến cho người dân có xu hướng muốn gửi ngoại tệ hơn VND; tốc độ tăng

trưởng huy động vốn của các TCTD nhìn chung chưa tương xứng với tốc độ tăng
trưởng tín dụng. Với thực tế trên, NHNN xác định cần tập trung vào việc kiểm soát
tốc độ tăng trưởng tín dụng để góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng bền vững.
Cho đến nay, quan điểm của Chính phủ cũng như của NHNN là điều hành chính
8
Tiểu luận NHTW
sách tiền tệ thận trọng linh hoạt theo hướng kiểm soát chặt chẽ tiền tệ, tín dụng,
chú trọng đến việc đảm bảo tăng trưởng tín dụng một cách hiệu qủa vào những khu
vực, lĩnh vực có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, quan tâm đến chất lượng và
hiệu quả của hoạt động tín dụng. Trên cơ sở đó, điều hành CSTT đã thực hành tốt
các giải pháp đề ra, điều hành tốt các công cụ cũng như các giải pháp hỗ trợ, đạt
được kết quả tốt.
Công cụ nghiệp vụ thị trường mở từng bước trở thành công cụ CSTT chủ yếu
và tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, đã có tác động tốt điều hoà vốn khả dụng
của các ngân hàng thương mại, cân đối cung Cầu vốn trên thị trường và từ đó định
hướng lãi suất của các tổ chức tín dụng trên thị trường( lãi suất nghiệp vụ thị
trường mở giao động ở mức thấp: kỳ hạn 1 tháng từ 3,25-3,65%/năm; kỳ hạn 2
tháng từ 3,5-3,8%/năm). Trong bối cảnh CPI tăng cao, việc điều hành lãi suất của
NHNN có một ý nghĩa rất quan trọng để bình ổn lãi suất thị trường, cụ thể các
mức lãi suất do NHNN công bố từ đầu năm đến nay được ổn định: lãi suất cơ bản
7,5%/năm (0,625%/tháng); lãi suất tái cấp vốn :5%/năm; lãi suất chiết
khấu:3%/năm. Đồng thời, các mức tỷ lệ dự trữ bắt buộc được duy trì từ tháng
8/2003 đến 30/6/2003 ở mức thấp là nhằm khuyến khích các tổ chức tín dụng huy
động vốn trung dài hạn và mở rộng cho vay góp phần tăng trưởng kinh tế. Nhưng
cuối tháng 6 vừa qua, thống độc NHNN quyết định điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt
buộc đối với tiền gửi bằng VND và ngoại tệ được xem là giải pháp có tác động rõ
nét hơn cả đối với mục tiêu kiểm soát tăng trưởng tín dụng để qua đó thực hiện
mục tiêu kiểm soát kiểm soát lạm phát và góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững.
Đồng thời, việc tăng tỷ lệ DTBB bằng ngoại tệ cũng nhằm xu hướng chuyển dịch
từ tiền gửi VNĐ sang ngoại tệ do tâm lý người dân lo ngại VND mất giá. Về thực

chất, việc tăng tỷ lệ DTBB có tác động đến chi phí hoạt động của các TCTD . Tuy
nhiên, để đưa ra quyết định nêu trên , NHNN đã cân nhắc đến tác động nhiều mặt
của giải pháp. Và thực tế việc điều chỉnh tăng tỷ lệ DTBB của NHNN đã được
thực hiện đồng thời với việc thay đôỉ phương thức trả lãi đối với tiền gửi DTBB.
Cụ thể NHNN thực hiện trả lãi đối với tiền gửi DTBB bằng VND với mức lãi suất
0,1%/tháng, đồng thời không thực hiện trả lãi tiền gửi vượt DTBB bằng VND của
9
Tiểu luận NHTW
TCTD tại NHNN nhằm hỗ trợ một phần chi phí hoạt động cho các TCTD do tăng
tỷ lệ DTBB bằng VND, và khuyến khích các TCTD sử dụng triệt để nguồn vốn,
tránh tăng lãi suất huy động dẫn đến dư thừa vốn không cần thiết ảnh hưởng đến
mục tiêu tăng trưởng kinh tế , cũng như khả năng sinh lời của TCTD.
Tỷ giá giữa VND và USD biến động không nhiều, tỷ giá bình quân thị trường
ngoại tệ liên ngân hàng 6 tháng tăng 0,45% so với cuối năm 2003, thấp hơn mức
tăng 6 tháng đầu năm 2003 (0,62%). Tỷ giá trên thị trường tự do tăng 0,2%. Việc
xuất hiện dấu hiệu tăng giá trở lại của USD so với các đồng tiền chủ chốt và việc
tăng lãi suất của Fed đã tạo nên áp lực để USD tăng giá so với VND. Nhưng do
chênh lệch lãi suất VND lớn hơn USD hiện khá cao và theo hướng có lợi cho VND
nên sự dịch chuyển từ VND sang USD tuy có xuÊt hiện nhưng không lớn. Việc
can thiệp của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường ngoại hối vào những thời gian
thích hợp vơí liều lượng vừa đủ, mặt khác không ngừng hoàn thiện các công cụ
phòng ngừa rủi ro tỷ giá như chỉnh sửa các quy định về tỷ giá kỳ hạn theo hướng
ngày càng tự do hoá để chu chuyển ngoại tệ đạt đến trạng thái cân bằng. Cơ chế tỷ
giá thả nổi có kiểm soát dựa trên rổ tiền tệ đã phát huy lợi thế cho xuất nhập khẩu
mà vẫn không để nhập khẩu gặp khó khăn.
Tóm lại, việc điều hành CSTT của NHNN 6 tháng đầu năm đã đạt kết quả tốt
như nhiều năm trước đây, góp phần duy trì sự ổn định tiền tệ, ổn định của lãi suất,
tỷ giá , góp phần bình ổn kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các giải
pháp điều hành CSTT của NHNN trong 6 tháng qua đã có tác động làm giảm áp
lực tăng lãi suất chưa thật cần thiết trên thị trường tiền tệ do ảnh hưởng của yếu tố

tăng giá.
IV.Dự báo tình hình diễn biến giá cả, lạm phát và giải pháp điều hành CSTT
6 tháng cuối năm 2004.
1.Dự báo diễn biến giá cả nửa cuối 2004.
Trong thời gian tới, một số yếu tố có thể tác động làm tăng chỉ số CPI như: trên
thị trường quốc tế còn có nhiều biến động bất ổn về chính trị dẫn đến sự biến động
bất thường về giá cả, nhất là giá dầu mỏ, giá vàng. Trong nước dự kiến viếc cải
10
Tiểu luận NHTW
cách tiền lương, Nhà nước đã tăng giá xăng dầu nhằm xoá bỏ bao cấp bù lỗ, cân
bằng với gía xăng dầu trên thế giới nhất là các nước trong khu vực, Fed tăng lãi
suất cũng như khả năng lên giá của đồng USD; Khả năng bão lũ miền trung, lũ lụt
đồng bằng sông Cửu long, dịch cúm gia cầm có nguy cơ tái phát trong nước và một
số nước có khả năng tác động xấu đến tình hình sản xuất nông nghiệp; những
tháng cuối năm theo tính thời vụ ở nước ta, giá có thể tăng vào các tháng của Quý
IV do nhu Cầu cho sản xuất và tiêu dùng tăng. Tuy nhiên, cũng có một số yếu tố
tác động làm giảm chỉ số giá tiêu dùng trong thời gian tới như: thu hoạch vụ lúa hè
thu ở miền Bắc và miền Nam sẽ tăng cung về lương thực, giá một số mặt hàng trên
thế giới giảm sẽ làm gía trong nước giảm; việc cắt giảm thuế theo lộ trình hội nhập
kinh tế khu vực và quốc tế sẽ tác động làm giảm giá thị trường trong nước.
Từ những dự báo về tác động của tình hình kinh tế, giá cả trên thế giới và
trong nước như trên, dự báo chỉ số CPI vẫn còn tiếp tục tăng, tuy nhiên vẫn ở mức
độ kiểm soát được, các cân đối vĩ mô vẫn được quản lý, điều hành tốt, lạm phát
vẫn được kiểm soát, tỷ lệ lạm phát sau khi đã loại bỏ các yếu tố gây đột biến tăng
CPI sẽ vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với CPI. Tuy nhiên NHNN vẫn phải thận
trọng, phân tích kỹ lưỡng, đưa ra những giải pháp thích hợp để điều hành tốt CSTT
6 tháng cuối năm 2004.
2.Giải pháp điều hành CSTT 6 tháng cuối năm 2004.
2.1>Quan điểm điều hành.
Thực tế hiện điều hành chính sách tiền tệ theo hướng linh hoạt và thận trọng

hơn, kiểm soát tiền tệ chặt chẽ, nhằm ổn định tiền tệ, ổn định lãi suất và kiểm soát
lạm phát để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trường hợp có nhiều yếu tố bất
lợi làm lạm phát tăng vượt khỏi tầm kiểm soát thì sẽ áp dụng kịp thời các giải pháp
thắt chặt tiền tệ nhằm giữ ổn định kinh tế vĩ mô để tăng trưởng bền vững. Tuy
nhiên, việc thắt chặt tiền tệ cần thận trọng có cân nhắc đến tác động của nó tới nền
kinh tế. Ví dụ khi tăng lãi suất cho vay tăng, làm chi tăng phí sản xuất, đẩy giá lên
cao, gây khó khăn cho các doanh nghiệp và sẽ tác động hạn chế đến việc thực hiện
mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
11
Tiểu luận NHTW
2.2>Về điều hành cung ứng tiền.
Điều hành cung ứng tiền theo chỉ tiêu được Chính phủ phê duyệt từ đầu nằm
trên cơ sở theo dõi sát các biến động trên thị trường quốc tế và trong nước để có
những giải pháp điều hành cung ứng tiền mua ngoại tệ khi thị trường có nguồn,
không coi tăng dự trữ là một mục tiêu nhất thiết phải đáp ứng, giới hạn cung ứng
tiền để tái cấp vốn trong phạm vi chỉ tiêu đã có, chỉ nâng lên khi chỉ số giá thấp.
2.3>Về điều hành các công cụ chính sách tiền tệ.
2.3.1>Về nghiệp vụ thị trường mở.
Nghiệp vụ thị trường mở cần được tiếp tục sử dụng như một công cụ chủ đạo
trong việc điều tiết tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất nghiệp vụ thị trường
mở được điều hành phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ. Đồng thời, hoàn chỉnh
thủ tục lưu ký trái phiếu Chính phủ tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước để tạo
điều kiện mở rộng khả năng tham gia nghiệp vụ thị trường mở của các thành viên.
2.3.2>Về điều hành lãi suất.
Nếu chỉ số gía tiêu dùng tiếp tục có chiều hướng tăng bất lợi thì sẽ xem xét
điều chỉnh các mức lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố như lãi suất tái cấp
vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất cơ bản ở thời điÓm thích hợp. Trong tình hình
hiện nay, mặc dụ chỉ số CPI có tăng cao, lãi suất thực của tiền gửi VND so với CPI
hiện tại có giảm nhưng lãi suất thực hiện của tiền gửi VND vẫn cao hơn nhiều so
với tiền gửi USD do tỷ giá và lãi suất USD ở mức thấp. Xét cả vÒ trung hạn và dài

hạn thì lãi suất tiền gửi VND vẫn cao hơn nhiều so với mức tăng CPI nên người
gửi VND vẫn có lợi. Vì vậy, các NHTM chưa cần thiết phải tăng lãi suất huy động,
đặc biệt là các NHTM Nhà nước đang có lợi thế về huy động vốn với giá rẻ, thị
phần tín dụng lớn nên việc tăng lãi suất của các ngân hàng này sẽ tác động không
tốt đến thị trường. Việc tăng lãi suất huy động trong điều kiện hiện nay sẽ chưa có
tác dụng tăng trưởng nguồn vốn huy động và cũng sẽ không có tác dụng làm giảm
giá hàng tiêu dùng, mà có thể tác động ngược lại là sẽ làm tăng lãi suất cho vay,
dẫn đến tăng chi phí sản xuất , tăng giá cả, hạn chế việc thực hiện mục tiêu tăng
12
Tiểu luận NHTW
trưởng kinh tế . Các NHTM cần khai thác các điều kiện thuận lợi khác còn tiềm
tàng trong huy động vốn, tham gia mạnh trên thị trường tiền tệ thông qua nghiệp
vụ tiền tệ như thị trường mở, hoán đổi ngoại tệ, tái cấp vốn, chiết khấu, đồng thời
phải kiểm soát sự gia tăng của tín dụng kém hiệu quả nhằm đảm bảo cân đối vốn
khả dụng.
2.3.3>Về nghiệp vụ chiết khÊu.
Điều hành linh hoạt theo tổng hạn mức chiết khấu đã có. Đồng thời, Ngân
hàng Nhà nước thực hiện phân bổ hạn mức chiết khấu cho tất cả các ngân hàng
thương mại.
2.3.4>Về công cụ dự trữ bắt buộc và hoán đổi ngoại tệ.
Thực hiện kết hợp đồng bé, linh hoạt với các công cụ khác phù hợp với diễn
biến của thị trường. Điều chỉnh một bước dự trữ bắt buộc để hạn chế độ nở của tiền
và giữ mức tăng trưởng tín dụng cả năm không vượt quá 25% như kế hoạch đề ra,
đồng thời hạn chế chuyển dịch từ VND sang ngoại tệ.
2.3.5>Về điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối.
Tỷ giá được điều hành linh hoạt, thận trọng, bám sát cung cầu vốn trên thị
trường, theo nguyên tắc giữ ổn định, không để xảy ra những đột biến, phối kết hợp
với các công cụ khác nhằm ổn định tiền tệ và ổn định kinh tế vĩ mô. Đồng thời, để
tăng chu chuyển ngoại tệ cho nền kinh tế và tăng cường vai trò điều tiết của Ngân
hàng Nhà nước trên thị trường ngoại hối, cần thực hiện chỉnh sửa các văn bản về

giao dịch hối đoái và hoàn thiện Nghị định 63 về quản lý ngoại hối.
2.3.6> Về việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng.
Việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng phải kết hợp đồng bộ các giải pháp điều
hành CSTT của NHNN với các giải pháp của các TCTD: Mức tăng trưởng tín
dụng có tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế nhưng đồng thời lại có ảnh hưởng
tới sự gia tăng lạm phát, nên việc tăng trưởng tín dụng có tác động mạnh đến tăng
13
Tiểu luận NHTW
trưởng kinh tế nhưng đồng thời lại có ảnh hưởng tới sự gia tăng lạm phát, nên việc
tăng trưởng tín dụng cần ở mức đảm bảo đáp ứng vốn cho tăng trưởng kinh tế như
dự kiến đầu năm là phù hợp. Các TCTD cần hạn chế việc tăng nhanh tài sản có ảnh
hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và thực hiện nghiêm túc các tỷ lệ an toàn,
thực hiện nguyên tắc tín dụng an toàn và hiệu qủa; việc mở rộng mạng lưới chi
nhánh cần được thực hiện một cách thận trọng tránh tình trạng tăng dư nợ kém
hiệu quả. Đặc biệt các TCTD cần hết sức thận trọng đối với việc cho vay đầu tư bất
động sản hoặc cho vay thế chấp bằng bất động sản do giá bất động sản đã quá cao
và có thể biến động và ngược lại.
C. Kết luận

Tóm lại, hiện tượng chỉ số giá cả tiêu dùng trong 6 tháng đầu năm 2004 tăng
nguyên nhân chủ yếu nằm ngoài yếu tố tiền tệ. Việc điều hành chính sách tiền tệ
của NHNN trong thời gian qua là thận trọng, linh hoạt, tỷ giá được điều hành linh
hoạt góp phần duy trì ổn định tiền tệ, ổn định lãi suất
Nhưng 6 tháng cuối năm 2004, diễn biến giá cả sẽ còn rất phức tạp, chỉ số giá
tiêu dùng chắc là sẽ không dừng ở con sè 7,2% như 6 tháng đầu năm. Chính vì vậy
để hạn chế lạm phát cũng như phấn đấu đạt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế từ 7,5%-
8% thì phải có sự cộng tác của nhiều ban ngành cũng như của NHNN. Do đó, việc
phân tích, dự báo tình hình 6 tháng cuối năm rất quan trọng. Nó giúp cho NHNN
đưa ra được biện pháp tích cưc cũng như các công cụ chính sách tiền tệ một cách
có hiệu quả nhất.

Trên đây là phần trình bày dự án môn học NHTW của em. Em cảm thấy rất
vui vì sau một thời gian nghiên cứu về vấn đề trên em đã hiểu thêm rất nhiều về
kiến thức môn học cũng như kiến thức thực tiễn ở ngoài. Đó là những kiến thức vô
14
Tiểu luận NHTW
giá giúp cho em có thể phục vụ công việc sau này. Để có được đề tài trên, ngoài
bản thân tự tìm tòi, nghiên cứu thì sự hướng dẫn, dạy học trên lớp của cô Hà Thị
Sáu cũng giúp em rất nhiều trong việc hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Vũ Thế Anh
Tài liệu tham khảo
1.Giáo trình NHTW-Học viên Ngân hàng
2.Hệ thống công cụ chính sách tiền tệ quốc gia trong nền KTTT-NXB Tài Chính
3.Tạp chí Ngân hàng.Số 5/2004, sè 6/2004, sè 7/2004.
4.Thị trường tài chính tiền tệ. 6,7,8/2004.
5.Tạp chí tài chính 8/2004.
15
Tiểu luận NHTW
MỤC LỤC
A.L i nói uờ đầ 1
B.N i dungộ 2
C. K t lu nế ậ 14
16

×