Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả điều hành chính sách lãi suất.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.65 KB, 36 trang )

Tìm hiểu về cơ chế điều hành và quản lí lãi xuất của Việt Nam hiện nay
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................................................2
SƠ LƯỢC VỀ NỘI DUNG.........................................................................................5
Lãi suất..........................................................................................................................................................8
b.Các yếu tố cấu thành lãi suất cho vay......................................................................................................16
KẾT LUẬN ...............................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................36
Nhóm 1 – Tiền tệ Ngân hàng TCH303.3 Page 1
Tìm hiểu về cơ chế điều hành và quản lí lãi xuất của Việt Nam hiện nay
LỜI NÓI ĐẦU
Lãi suất là một trong những biến số được theo dõi một cách chặt chẽ nhất
trong nền kinh tế, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường. Diễn biến của nó được
đưa tin hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sự dao động của lãi
suất ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định của Chính phủ, cá nhân, doanh nghiệp,
ngân hành cũng như hoạt động của các tổ chức tín dụng và toàn bộ nền kinh tế.
Việt Nam trong hơn 10 năm đổi mới. Những chính sách lãi suất ngân hàng
nhà nước (NHNN) sử dụng đã có tác động mạnh mẽ tới việc huy động vốn và hoạt
động sản xuất kinh doanh của các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp. Để
tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại và thúc đẩy sự phát
triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế đòi hỏi NHNN phải tiếp tục đổi mới
hơn nữa cơ chế điều hành lãi suất.
. Trong cơ chế thị trường, cùng với các nỗ lực kiềm chế lạm phát như cắt
giảm chi tiêu và đầu tư, đẩy mạnh phong trào tiết kiệm... các động thái điều chỉnh
của Ngân hàng Nhà nước với thị trường tiền tệ thông qua công cụ lãi suất rất đáng
chú ý. Đặc biệt, cơ chế quản lý, điều hành lãi suất ở việt nam hiện nay đang được
Đảng,Nhà nước, ngân hàng các doanh nghiệp và các cá nhân quan tâm hàng đầu.
Qua tìm hiểu về thực tiễn quá trình điều hành lãi suất, những vấn đề thời
sự nóng hổi cùng cơ sở những kiến thức đã học về lãi suất, nhóm sinh viên Tài
Chính chúng em quyết định thực hiện và trình bày về đề tài "Tìm hiểu về cơ chế
quản lý, điều hành lãi suất ở Việt Nam hiện nay". Do được thực hiện trong thời


gian ngắn nên có thể bài tiểu luận của nhóm sẽ không tránh khỏi những sai sót,
chúng em rất mong cô giáo góp ý để hoàn thiện.
Nhóm 1 – Tiền tệ Ngân hàng TCH303.3 Page 2
Tìm hiểu về cơ chế điều hành và quản lí lãi xuất của Việt Nam hiện nay
Nhân đây, chúng em xin chân thành gửi lời cám ơn đến cô giáo Nguyễn
Thị Hà Thanh đã giảng dạy và tạo điều kiện cho nhóm chúng em được thực hiện
bài tiểu luận này.
Nhóm 1 – Tiền tệ Ngân hàng
Nhóm 1 – Tiền tệ Ngân hàng TCH303.3 Page 3
Tìm hiểu về cơ chế điều hành và quản lí lãi xuất của Việt Nam hiện nay
Nhóm 1 – Tiền tệ Ngân hàng TCH303.3 Page 4
Tìm hiểu về cơ chế điều hành và quản lí lãi xuất của Việt Nam hiện nay
SƠ LƯỢC VỀ NỘI DUNG
Lãi suất là một trong những vấn đề trung tâm của nền kinh tế. Có một điều mà
chúng ta cần nhận thức rõ là hiện nay đang tồn tại khá nhiều cách hiểu về lãi suất
cũng như tiêu chí để phân loại lãi suất. Tuy vậy, lãi suất, dù được diễn đạt theo
cách nào đi nữa, vẫn đóng 1 vai trò vô cùng quan trọng và có tác động mạnh mẽ tới
nền kinh tế thông qua mức vay nợ và tỷ giá hối đoái.
Trước khi đề cập tới cơ chế quản lí và điều hành lãi suất ở Việt Nam, bối cảnh
áp dụng các cơ chế lãi suất hiện nay cần phải được hiểu rõ. Trong một thời gian dài
từ những năm 80 cho đến năm 2000, lãi suất Việt Nam được duy trì ổn định ở mức
lãi suât thực dương, là giải pháp cho vấn đề lạm phát nhưng chưa giải quyết được
vấn đề giảm phát. Đến đầu năm 2008, nền kinh tế nước ta đã phải chứng kiến sự
biến động mạnh của lãi suất với tần suất điều chỉnh liên tục và gia tăng không
ngừng. Mặc dù đầu năm 2010 ghi nhận được những chuyển biến tăng lãi suất
không tốt, mức lãi suất hiện nay đã có sự ổn định nhất định nhờ sự điều chỉnh kịp
thời của Ngân hàng nhà nước. Trước bối cảnh diễn biến lãi suất như vậy, các cơ
chế quản lí và điều hành lãi suất đúng đắn, hợp lí, và kịp thời là rất cần thiết. Trước
hết chúng ta sẽ tìm hiểu về các cơ chế quản lí và điều hành lãi suất cho vay hiện
nay ở nước ta. Từ giữa tháng 5/2008 đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt

Nam áp dụng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản. Từ ngày 26/2/2010, NHNN đã ban
hành Thông tư số 07, chính thức quy định về việc cho phép các tổ chức tín dụng
Nhóm 1 – Tiền tệ Ngân hàng TCH303.3 Page 5
Tìm hiểu về cơ chế điều hành và quản lí lãi xuất của Việt Nam hiện nay
cho khách hàng vay VND theo lãi suất thỏa thuận, theo đó, các tổ chức tín dụng
được cho vay VND theo lãi suất thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật về
cho vay, trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm của khách hàng
vay. Điểm mới của Thông tư này là từ nay, các NHTM có thể thỏa thuận với khách
hàng để cho vay với lãi suất cao hơn lãi suất trần và nới rộng thời gian cho vay.
Tiếp đó, ngày 9/4, Ngân hàng Nhà nước có Công văn số 2651/NHNN-CSTT yêu
cầu các ngân hàng thương mại cung cấp mức lãi suất cho vay thỏa thuận bằng
VND. Hầu hết các ngân hàng thương mại sẽ áp lãi suất cho vay VND theo cơ chế
thỏa thuận tối đa dưới 15%/năm, cá biệt có trường hợp là18%/năm. Đối với lãi suất
huy động, NHNN chủ trương tạo trần lãi suất huy động dựa theo lãi suất cơ bản.
Ngày 5/11/2010 NHNH đã ra quyết định mới về tăng lãi suất cơ bản, tạo ta khung
pháp lý giúp các ngân hàng hoạch định được lãi suất huy động theo khuôn khổ
pháp lí. Đối với 1 số lãi suất khác, bắt đầu từ ngày 05/11, lãi suất cơ bản bằng đồng
Việt Nam là 9%/năm và mức trần lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam từ
11%/năm hiện hành là 12%/năm từ ngày 8/11/2010. Cũng trong ngày 05/11/2010,
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng ban hành Quyết định về lãi suất tái cấp vốn
(9%/năm), lãi suất tái chiết khấu (7%/năm), lãi suất cho vay qua đêm trong thanh
toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng áp dụng từ ngày 5/11/2010.
Nhóm 1 – Tiền tệ Ngân hàng TCH303.3 Page 6
Tìm hiểu về cơ chế điều hành và quản lí lãi xuất của Việt Nam hiện nay
Tuy nhiên, khi nhìn nhận các cơ chế quản lí và điều hành lãi suất ở Việt Nam
một cách khách quan thì trên thực tế các cơ chế này vẫn còn để lộ ra những hạn
chế chưa khắc phục được bên cạnh những ưu điểm nó mang lại. Trong khuôn khổ
bài tiểu luận, nhóm chúng em cũng xin mạnh dạn đưa ra 1 vài giải pháp để nâng
cao hiệu quả quản lí và điều hành lãi suất ở Việt Nam. Thứ nhất, chúng ta cần tiếp

tục duy trì cơ chế điề hành lãi suất cơ bản kết hợp điều hành linh hoạt các mức lãi
suất khác. Thứ hai, việc thiết lập một hành lang lãi suất thị trường liên ngân hàng
với biên độ chênh lệch khoảng 2% để điều tiết lãi suất thị trường là vô cùng quan
trọng. Cuối cùng, một điều vô cùng quan trọng là làm cho lãi suất thị trường liên
ngân hàng biến động xoay quanh các mức lãi suất chủ đạo của NHNN. Nhưng để
thực hiện được các cơ chế quản lý lãi suât như vậy, NHNN cần phải quản lý chặt
chẽ hệ thống các tổ chức tín dụng thông qua những biện pháp hữu hiệu cụ thể.
Trong thời gian tới đây, lãi suất huy động và lãi suất cho vay đều được dự đoán
sẽ tăng đáng kể. Như vậy, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường tài
chính Việt Nam đòi hỏi phải có những bước tiến mới mạnh mẽ để hạn chế sự gia
tăng đã được dự báo của lãi suất.
Nhóm 1 – Tiền tệ Ngân hàng TCH303.3 Page 7
Tìm hiểu về cơ chế điều hành và quản lí lãi xuất của Việt Nam hiện nay
PHẦN I:
Khái quát chung về lãi suất
Lãi suất
1.1. Một số khái niệm về lãi suất
Lãi suất là một trong những vấn đề hết sức phức tạp. Nó là một công cụ rất
nhạy cảm trong điều hành chính sách tiền tệ của mọi NHTW đặc biệt ở những
nước đang phát triển. Vì vậy, có rất nhiều cách hiểu về lãi suất, trong đó chúng ta
có thể đưa ra một số khái niệm cơ bản về lãi suất như sau:
- Lãi suất là một phạm trù kinh tế khách quan, mang tính chất tổng hợp và đa
dạng. Nó là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi tức phải trả trên tổng số vốn đi vay
trong một thời gian nhất định (năm, quí, tháng, ngày v.v..). Lãi suất được biểu hiện
dưới dạng số tuyệt đối, đó chính là lợi tức tín dụng. Như vậy lợi tức tín dụng là
khoản tiền phải trả cho việc vay mượn quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn trong
một thời gian nhất định.
- Lãi suất là giá cả sử dụng tiền vốn, gắn liền với hoạt động tín dụng ngân
hàng, đồng thời gắn liền với hoạt động kinh tế liên quan đến hoạt động gửi tiền và
vay tiền. Đồng thời, lãi suất còn là công cụ điều hành chính sách tiền tệ của

NHTW mỗi nước.
1.2 Các loại lãi suất tín dụng
a. Căn cứ vào nghiệp vụ ngân hàng
- Lãi suất huy động: là loại lãi suất quy định tỷ lệ lãi phải trả cho các hình
thức nhận tiền gửi của khách hàng.
- Lãi suất cho vay: là loại lãi suất quy định một tỷ lệ mà người đi vay phải
trả cho ngân hàng. Các mức lãi suất cho vay khác nhau được căn cứ vào tỷ suất lợi
nhuận của đối tượng và thời hạn cho vay. Tuy nhiên với ý nghĩa là một công cụ
Nhóm 1 – Tiền tệ Ngân hàng TCH303.3 Page 8
Tìm hiểu về cơ chế điều hành và quản lí lãi xuất của Việt Nam hiện nay
điều tiết vĩ mô nền kinh tế thì nó còn tùy thuộc vào mục tiêu chính trị xã hội của
mỗi quốc gia trong từng thời kì.
=> lãi suất cho vay = lãi suất huy động + chi phí tối thiểu + lợi nhuận kỳ vọng
- Lãi suất chiết khấu là lãi suất áp dụng khi ngân hàng cho khách hàng vay
nợ dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc giấy tờ có giá khác chưa đến hạn
thanh toán của khách hàng.
- Lãi suất tái chiết khấu:là hình thức tái cấp vốn được áp dụng khi ngân hàng
nhà nước tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác cho các tổ
chức tín dụng.
- Lãi suất liên ngân hàng: là mức lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân
hàng, nơi các ngân hàng thực hiện việc cho vay và cho vay lẫn nhau, nó chỉ chính
xác hơn về chi phí vốn vay của ngân hàng và cung cấp vốn trên thị trường.
- Lãi suất cơ bản là lãi suất được các ngân hàng sử dụng làm cơ sở để ấn
định mức lãi suất kinh doanh của mình.
b. Căn cứ vào giá trị của tiền lãi
- Lãi suất danh nghĩa là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ tức là
lãi suất chưa trừ đi tỷ lệ lạm phát.
- Lãi suất thực là lãi suất được điều chỉnh cho đúng theo sức mua của tiền tệ,
do đó nó phản ánh chính xác hơn chi phí thật của việc vay tiền. Theo Fisher, lãi
suất danh nghĩa (i) bằng lãi suất thực (r) cộng với mức lạm phát dự tính:

- Lãi suất thực trả là lãi suất nhà đầu tư thực nhận từ việc cung ứng vốn vay

Nhóm 1 – Tiền tệ Ngân hàng TCH303.3 Page 9
i= r + lạm phát
Tìm hiểu về cơ chế điều hành và quản lí lãi xuất của Việt Nam hiện nay
c. Căn cứ vào tính linh hoạt của lãi suất
- Lãi suất cố định là lãi suất được cố định suốt trong thời kỳ cho vay.
- Lãi suất thả nổi là lãi suất được thả nổi theo lãi suất thị trường trong thời
hạn tín dụng.
d. Căn cứ vào loại tiền cho vay
- Lãi suất nội tệ là lãi suất cho vay và đi vay bằng nội tệ
- Lãi suất ngoại tệ là lãi suất cho vay và đi vay bằng đồng ngoại tệ
1.3 Vai trò của lãi suất
- Ở tầm kinh tế vi mô, lãi suất là cơ sở để cho các cá nhân cũng như các
doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh tế của mình như: chi tiêu hay để dành gửi
tiết kiệm, đầu tư số vốn tích lũy được vào danh mục đầu tư khác…
Lãi suất là công cụ thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại,
lãi suất là giá cả của vốn, do vậy thông qua lãi suất các ngân hàng thương mại sẽ tự
điều chỉnh hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng của mình mà kết
quả cuối cùng là nền kinh tế, các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư được lợi hơn
vì sẽ được hưởng giá rẻ và chất lượng dịch vụ cao.
Lãi suất là công cụ dùng để điều chỉnh các hoạt động đầu tư trong nền kinh
tế, hay nói cách khác, khi các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư có vốn, muốn đầu
tư vào lĩnh vực nào cũng phải lấy lãi suất tín dụng trong nền kinh tế làm cơ sở và
quyết định, ít nhất hiệu quả đầu tư vào các lĩnh vực khác để sinh lời phải có tỷ lệ
lớn hơn hoặc cùng lắm phải bằng lãi suất tín dụng.
- Ở tầm kinh tế vĩ mô, lãi suất lại là một công cụ điều tiết nền kinh tế rất
nhạy bén và hiệu quả. Đó là đòn bẩy kích thích sự tăng trưởng kinh tế, góp phần
thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia: thông qua việc thay đổi mức và
cơ cấu lãi suất trong từng thời kỳ nhất định, nhà nuớc có thể tác động đến quy mô

Nhóm 1 – Tiền tệ Ngân hàng TCH303.3 Page 10
Tìm hiểu về cơ chế điều hành và quản lí lãi xuất của Việt Nam hiện nay
và tỷ trọng các loại vốn đầu tư, do vậy mà có thể tác động đến quá trình điều chỉnh
cơ cấu, đến tốc độ tăng trưởng, sản lượng, tỷ lệ thất nghiệp và tình trạng lạm phát
trong nước.
Lãi suất còn là công cụ để kiềm chế lạm phát rất hữu hiệu thông qua chính
sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Trong trường hợp nền kinh tế có lạm phát,
ngân hàng trung ương sẽ sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất để thu
hút tiền nhàn rỗi trong lưu thông về, nhằm điều hòa lượng tiền trong lưu thông, cân
đối với khối lượng hàng hóa.
- Hơn thế nữa trong nhưng điều kiện nhất định của nền kinh tế mở, chính
sách lãi suất còn được sử dụng như lầ một công cụ góp phần điều tiết đối với các
luồng vốn đi vào hay đi ra đối với một nước, tác động đến tỷ giá và điều tiết sự ổn
định của tỷ giá. Điều này không những tác động trực tiếp đến đầu tư phát triển kinh
tế mà còn tác động đến cán cân thanh toán và các quan hệ thương mại quốc tế của
nước đó đối với nước ngoài.
2. Các nhân tố tác động đến lãi suất
2.1. Sự thay đổi của tổng cầu (viết tắt là GNP)
Khi tổng cầu tăng lên, thì nền kinh tế đòi hỏi phải tăng khối lượng tiền cung
ứng. Trong điều kiện: khối lượng tiền cung ứng (M1 hoặc M2) không thay đổi tức
không có in tiền (nếu tốc độ lưu thông tiền tệ không thay đổi), lúc này cung vốn
đầu tư nhỏ hơn cầu vốn đầu tư sẽ làm cho lãi suất tăng. Và ngược lại Khi tổng cầu
giảm, nếu nhà nuớc chưa kịp có chính sách kích cầu thì trên thị thường tiền tệ cung
tiền sẽ lớn hơn cầu tiền (cung vốn đầu tư lớn hơn cầu vốn đầu tư) sẽ làm cho lãi
suất giảm.
Nhóm 1 – Tiền tệ Ngân hàng TCH303.3 Page 11
Tìm hiểu về cơ chế điều hành và quản lí lãi xuất của Việt Nam hiện nay
2.2. Sự chi tiêu của Chính phủ
Trên thực tế, khi cung cầu tiền tệ trên trị trường đang ổn định, vì mục tiêu
đặt ra Chính phủ tăng hoặc giảm chỉ tiêu đột ngột sẽ làm cầu đầu tư trên thị trường

tăng hoặc giảm theo và lãi suất trên thị thường sẽ bị tác động tăng hoặc giảm.
2.3 Chính sách tiền tệ của Nhà nước
Như ta đã biết chính sách tiền tệ của Nhà nước ban hành là nhằm mục đích
kiểm soát lượng cung ứng tiền tệ, kiểm soát tình trạng lạm phát và các tác động
đến lãi suất để thực hiện các mục tiêu đã định.
2.4. Nhu cầu tiêu dùng và đầu tư
Trong thực tiễn khi nhu cầu tiêu dùng tăng do thu nhập tăng, tiếc kiệm
cao… thì kéo theo lãi suất tăng và ngược lại. Cũng giống như nhu cầu đầu tư, khi
mà người dân đổ xô vào đầu tư kinh doanh kiếm lợi nhuận thì cầu về khối lượng
tiền, tài sản lớn dẫn đến lãi suất tăng. Khi nhu cầu tiêu dùng, đầu tư giảm thì lãi
suất sất giảm xuống.
2.5 Các biện pháp và chính sách của nhà nước
Nhóm các yếu tố này sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự hình thành
lãi suất trên thị trường như chính sách tái chiết khấu, tái cấp vốn của NHNN, chính
sách thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các TCTD, chính sách lãi suất cơ bản
với mục tiêu điều tiết lãi suất thị trường biến động trong một phạm vi cho phép
( lãi suất trần – lãi suất sàn ), sử dụng các công cụ thị trường mở hay ban hành hạn
mức tín dụng đối với từng ngân hàng…
3. Tác động của lãi suất tới nền kinh tế
3.1 Thông qua vay nợ
- Lãi suất tăng làm giảm vay nợ. Cá nhân giảm đi vay và tăng gửi tiết kiệm,
do đó giảm tiêu dùng và tác động tiêu cực tới tổng cầu.
Nhóm 1 – Tiền tệ Ngân hàng TCH303.3 Page 12
Tìm hiểu về cơ chế điều hành và quản lí lãi xuất của Việt Nam hiện nay
- Doanh nghiệp giảm vay mới và do đó giảm đầu tư mới, nên tác động tiêu
cực tới tổng cầu. Mặt khác, lãi suất tăng còn có nghĩa là giá cả các khoản vay hiện
thời của doanh nghiệp tăng, có nghĩa là giá vốn tăng hay chi phí sản xuất tăng.
Điều này làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp có xu hướng
thu hẹp sản xuất; do đó tác động tiêu cực tới tổng cầu. Giãn thợ còn làm giảm thu
nhập của người lao động. Điều này khiến họ giảm tiêu dùng. Tổng cầu lại chịu tác

động tiêu cực.
- Đối với hoạt động vay cầm cố, khi lãi suất tăng người ta sẽ giảm nhu cầu
vay để xây hay mua nhà, do đó đầu tư xây nhà giảm, ảnh hưởng tiêu cực tới tổng
cầu. Nó còn khiến cho việc trả nợ các khoản vay cầm cố hiện thời trở nên khó khăn
hơn khiến người đi vay phải giảm tiêu dùng để còn trả nợ. Tổng cầu vì thế chịu tác
động tiêu cực.
Do đó tăng lãi suất có thể giúp nhà nước kiềm chế lạm phát trong ngắn hạn
và có tác dụng gần như tức thời.
3.2 Thông qua tỷ giá hối đoái
- Lãi suất trong nước tăng tương đối so với lãi suất ở nước ngoài sẽ khiến
cho dòng vốn từ nước ngoài tăng cường chảy vào trong nước. Điều này làm cho tỷ
giá hối đoái giữa nội tệ với ngoại tệ giảm xuống. Xuất khẩu ròng vì thế giảm đi,
khiến cho tổng cầu giảm theo. Và ngược lại khi lãi suất trong nước giảm tương đối
sẽ làm cho tỷ giá hối đoái giữa nội tệ với ngoại tệ tăng lên, điều đó có lợi cho xuất
khẩu.
__________&&&&&&__________
Nhóm 1 – Tiền tệ Ngân hàng TCH303.3 Page 13
Tìm hiểu về cơ chế điều hành và quản lí lãi xuất của Việt Nam hiện nay
PHẦN II:
Cơ chế quản lý và điều hành lãi suất hiện nay ở VN
Trong quá trình hội nhập quốc tế, chúng ta từng bước nới lỏng các rào cản mang tính hành
chính để trả về cho nền kinh tế vận hành theo đúng các quy luật vốn có của nó. Và một trong
những lĩnh vực thể hiện rõ cơ chế này là chính sách điều hành lãi suất huy động vốn và cho vay
của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
I/ Bối cảnh áp dụng các cơ chế lãi suất hiện nay
Trước sự vận động bất lợi của thị trường kinh tế thế giới cũng như thị trường
kinh tế trong nước được thể hiện thông qua mạch máu là thị trường chứng khoán
cộng với tình trạng lạm phát tăng cao ngay từ đầu năm 2008, nền kinh tế nước ta
đã phải chứng kiến sự biến động mạnh của lãi suất. Tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB), lãi suất huy động điều chỉnh 3 lần chỉ trong vòng

10 ngày và tăng lên 12,5%/năm với kỳ hạn 1 tháng. Trong tháng 6-2008, lãi suất
huy động của các ngân hàng thương mại tiến gần tới trần lãi suất cho vay. Ngày
30-6-2008, Ngân hàng Kiên Long áp dụng lãi suất huy động tiền đồng cao kỷ lục
là 20%/năm cho khách hàng gửi tiền kỳ hạn 12 tháng. Hiệu lực không thật rõ ràng
của các nghiệp vụ thị trường mở vào thời kỳ lạm phát gia tăng là tín hiệu sự tồn tại
bẫy thanh khoản trong hệ thống tín dụng tại thời điểm đó.
Vào thời điểm giữa tháng 3-2010, lãi suất cho vay dao động từ 17%-
20%/năm. Có ý kiến cho rằng dường như một kịch bản của năm 2008 đã lặp lại.
Tuy nhiên, với những điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước, cùng với động thái tích
cực của lãi suất huy động vốn cận kề trung tuần tháng 4-2010, những thay đổi rõ
nét hứa hẹn được diễn ra. Khảo sát nhanh ngày 16-4-2010 tại các ngân hàng
thương mại ghi nhận mức lãi suất huy động phổ biến dao động từ 11,5%/năm đến
11,9%/năm. (Khảo sát do Hệ thống Phân tích Kinh tế Vebimo.com thực hiện)
Nhóm 1 – Tiền tệ Ngân hàng TCH303.3 Page 14

×