Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích tình hình phát triển công nghiệp trên địa bàn hưng yên thời kỳ 2000 – 2004 và dự đoán giai đoạn 2005-2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.99 KB, 20 trang )

Báo cáo tổng hợp
Phần I
CƠ CẤU TỔ CHỨC NGÀNH THỐNG KÊ TỈNH HƯNG YÊN
I. Quá trình hình thành và phát triển của cục thống kê Hưng Yên
1. Cục thống kê Hưng Yên hình thành và phát triển.
Trải qua 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, với chiến thắng lịch sử
Điện Biên Phủ (7/5/1954), nhân dân ta đã buộc thực dân Pháp phải ký hiệp
định Giơ-ne-vơ chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam. Thắng lợi đa đã mở
ra một thời kỳ mới hứng của cách mạng Việt Nam: thời kỳ xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc và tiếp tục đấu tranh hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ
ở miền Nam, tiến tới thống nhất nước nhà . Để đáp ứng nhu cầu thông tin về
kinh tế xã hội trong công cuộc khôi phục và xây dựng miền Bắc xã hội chủ
nghĩa, ngày 20 tháng 2 năm 1956 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 695/TTg về việc thành lập Cục thống kê Trung ương trong Uỷ ban kế
hoạch nhà nước, Ban thống kê các tỉnh, thành phố. Phương hướng quản lý
ngành Thống kê trực tuyến (ngang, dọc) từ Trung ương xuống đến Địa
phương.
Thực hiện Quyết định này của Chính phủ, mùa xuân năm 1956 Ban thống
kê Hải Hưng được thành lập.
Năm 1957, thực hiện Nghị quyết số 142/TTg, ngày 08 tháng 4 năm 1957
của Thủ tướng Chính phủ về việc "Đổi tên Ban thống kê thành Chi cục Thống
kê". Kể từ đó ngành thống kê các tỉnh, thành phố có chung tên gọi: Chi cục
Thống kê.
Năm 1963, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà. Để có số liệu kinh tế xã hội càng chất lượng hơn phục vụ công tác
xây dựng chủ nghĩa xã hội, mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước thay đổi, Hội
đồng Bộ trưởng ra Quyết định về vấn đề đổi tên Chi cục Thống kê thành Cục
thống kê. Năm 1976, Chi cục Thống kê Hải Hưng mang tên gọi mới: Cục
thống kê Hải Hưng.
Năm 1992, do tổ chức bộ máy Nhà nước lại thay đổi, đến năm 1993
ngành Thống kê chuyển sang phương thức quản lý ngành ngang (do Uỷ ban


Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
1
Báo cáo tổng hợp
nhân dân trực tiếp lãnh đạo), Cục thống kê Hải Hưng trực thuộc Uỷ ban
nhân dân tỉnh Hải Hưng.
Thực hiện Nghị định 23 của Chính phủ ngành Thống kê lại thay đổi
phương thức quản lý, năm 1995 trở lại theo mô hình tổ chức quản lý ngành dọc
từ trung ương đến tỉnh, huyện (thị).
Ngày 01 tháng 01 năm 1997 thực hiện Quyết định của Quốc hội khoá X
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tỉnh Hưng Yên được tái lập. Cục
thống kê Hưng Yên được thành lập.
Sau 8 năm tái lập, Cục thống kê Hưng Yên đã tranh thủ sự lãnh đạo của
các cấp uỷ Đảng và chính quyền, tranh thủ được sự ủng hộ toàn dân Tổng cục
Thống kê nên để sớm xây dựng cơ sở vật chất, ổn định chỗ làm việc hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Tháng 7 năm 2000 trụ sở Cục
thống kê Hưng Yên khang trang với trang thiết bị hiện đại được khánh thành
và đi vào sử dụng.
2. Giới thiệu chung.
Cục thống kê năm trong mô hình tổ chức ngành dọc của Tổng cục Thống
kê chịu sự lãnh đạo song trùng của Tổng cục Thống kê và UBND tỉnh. Cục
thống kê có con dấu và tài khoản riêng, phần kinh phí hoạt động do Nhà nước
cấp theo chế độ hiện hành.
Cục thống kê Hưng Yên bao gồm: Văn phòng Cục thống kê (6 phòng), 10
phòng thống kê huyện, thị xã.
3. Những thành tựu đạt được.
Từ khi tái lập tỉnh đến nay, dưới ánh sáng của đường lối đổi mới do Đảng
ta khởi xướng và lãnh đạo, cán bộ viên chức ngành Thống kê cả nước nói
chung và ngành Thống kê tỉnh Hưng Yên nói riêng đã từng bước đổi mới toàn
diện cả về nội dung, phương pháp và tổ chức, nên đã thu được nhiều kết quả
đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND cũng

như các cấp, các ngành trong tỉnh và cho Trung ương.
Từ khi tái lập tỉnh đến nay, ngành Thống kê tỉnh Hưng Yên đã cùng với
ngành thống kê cả nước tổ chức thực hiện thành công nhiều cuộc Tổng điều tra
như: Tổng điÒu tra dân số và nhà ở năm 1999; Tổng điều tra nông thôn nông
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
2
Báo cáo tổng hợp
nghiệp năm 2001 và Tổng điều tra các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp
năm 2002. Những năm gần đây, ngành đã tiến hành hàng loạt các cuộc điều tra
chuyên môn như: Điều tra doanh nghiệp hàng năm; Khảo sát mức sống hộ gia
đình; Điều tra các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp; Điều tra toàn bộ cơ
sở sản xuất kinh doanh cá thể vào ngày 01/10 hàng năm; Điều tra giá tiêu
dùng, vật tư, nông sản; Điều tra biến động dân số; Điều tra diện tích, năng suất,
sản lượng các loại cây trồng, thuỷ sản; Điều tra chăn nuôi; Điều tra mẫu hộ cá
thể, doanh nghiệp, Công nghiệp - Thương mại hàng tháng. Ngoài ra, ngành
cùng với các ngành khác tiến hành một số cuộc điều tra quan trọng khác như:
Điều tra lao động viêc làm của Sở Lao động thương binh và xã hội; Điều tra vị
thành niên theo chương trình của Tổng cục thống kê; Mở rộng mẫu điều tra giá
tiêu dùng, vật tư phục vụ địa phương… Thành công của các cuộc Tổng điều tra
và điều tra chuyên đề trong những năm gần đây đã đánh dấu bước trưởng
thành của ngành trên cả 3 phương diện: Thực hiện tốt hơn công tác bảo đảm cả
thông tin kinh tế và thông tin xã hội, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn
để tiếp cận với phương pháp thống kê mới của các nước khối ASEAN, khu
vực Châu Á Thái Bình Dương và của Liên Hợp Quốc; tăng cường khả năng
ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xử lý thông tin và xây dựng các cơ
sở dữ liệu.
4. Một số nhược điểm tồn tại.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành thống kê Hưng Yên còn
một số nhược điểm, tồn tại.
Những ưu điểm chuyÓn biến tiến bộ có mặt chưa vững chắc, kết quả thực

hiện kế hoạch công tác chuyên môn của một số phần việc, một số huyện chậm
chuyển biến và kết quả công tác chung của toàn ngành tiến bộ chưa liên tục.
Chất lượng số liệu thống kê trên một số lĩnh vực có nơi, có lúc còn chậm chễ,
chưa sát với thực tế, do khâu điều tra, thu thập ban đầu chưa đảm bảo phương
pháp, quy trình và phạm vi điều tra; Hệ thống thông tin thống kê chưa đồng bộ,
chưa có nhiều thông tin phản ánh hiệu quả của nền sản xuất xã hội, một số yếu
tố quan trọng còn thiếu hoặc chưa thống nhất về phương pháp tính toán, đã gây
cản trở cho việc đánh giá tình hình và hoạch định chính sách của Trung ương
cũng như của tỉnh.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
3
Báo cáo tổng hợp
Công tác nghiên cứu khoa học, dự báo kinh tế, kiến nghị đề xuất của
ngành chưa làm được nhiều, chất lượng phân tích thống kê trên một số lĩnh
vực chưa cao.
Đội ngũ cán bộ thống kê cơ sở, thống kê xã phường thay đổi, biến động
nhiều, nhưng công tác đào tạo tập huấn chưa được quan tâm, nên đội ngũ trình
độ nghiệp vụ thống kê còn thấp, ảnh hưởng đến chất lượng số liệu điều tra thu
thập thông tin ban đầu ở cơ sở.
II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CỤC THỐNG KÊ.
1. Chức năng.
Cục thống kê là cơ quan trực thuộc Tổng cục Thống kê đặt tại tỉnh để
giúp Tổng cục thống nhất quản lý Nhà nước về công tác Thống kê theo quy
định của pháp luật. Cục thống kê có nhiệm vụ tổ chức thực hiện chương trình
kế hoạch công tác do Tổng cục Thống kê giao và bảo đảm thông tin đáp ứng
yêu cầu quản lý hành chính của UBND địa phương.
Là đơn vị dự toán của Tổng cục có con dấu và tài khoản riêng theo quy
định của Nhà nước.
2. Nhiệm vụ cụ thể của Cục thống kê.
Tổ chức và quản lý thống nhất công tác thống kê ở địa phương: thu thập,

tổng hợp, phân tích số liệu thống kê theo chương trình công tác của Tổng cục
thống kê giao và đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ lãnh đạo địa phương.
Biên soạn, xuất bản Niên giám và các Ên phẩm thống kê, quản lý thống
nhất việc công bố và cung cấp số liệu thống kê theo quy định của Tổng cục
và UBND tỉnh.
Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các ngành, các cấp, các doanh nghiệp
đóng tại địa phương chấp hành chế độ báo cáo và điều tra thống kê theo Pháp
lệnh Kế toán và Thống kê, Nghị định 52/HĐBT ngày 19/02/1992 của Hội đồng
Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực kế toán và thống kê.
Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thống kê địa phương theo các tiêu
chuẩn của ngạch công chức ngành thống kê.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
4
Báo cáo tổng hợp
Lập dự toán kinh phí hàng năm theo hướng dẫn của Tổng cục và tổ chức
thực hiện dự toán khi được duyệt theo đúng mục tiêu, kế hoạch Tổng cục
Thống kê giao, quản lý tài sản, thiết bị, kinh phí lao động của Cục thống kê và
các đơn vị trực thuộc.
Thường xuyên củng cố tổ chức thống kê ở địa phương, tăng cường mối
quan hệ hợp tác giữa Cục thống kê với các cơ sở, ngành có liên quan và
UBND các huyện, thị.
III. MỐI QUAN HỆ CỦA CỤC THỐNG KÊ VỚI UBND TỈNH.
1. Về công tác chuyên môn.
Tổng cục thống kê lập kế hoạch công tác hàng năm và dài hạn cho toàn
ngành và giao kế hoạch đó cho Cục thống kê địa phương, đồng gửi cho
UBND tỉnh để biết và kiểm tra, đôn đốc thực hiện.
Cục thống kê căn cứ vào kế hoạch công tác được Tổng cục giao và những
yêu cầu bảo đảm thông tin đối với địa phương (bao gồm yêu cầu thông tin của
cấp tỉnh, huyện, thị xã) lập kế hoạch công tác hàng năm của địa phương. NÕu

yêu cầu thông tin của địa phương có thể thực hiện được không ảnh hưởng lớn
đến việc hoàn thành công tác chung thì Cục thống kê tự giải quyết và báo cáo
để Tổng cục thống kê biết. Các trường hợp khác Cục thống kê xin ý kiến của
Tổng cục Thống kê và UBND tỉnh thống nhất giải quyết.
UBND tỉnh bảo đảm kinh phí để thu thập những thông tin theo yêu cầu
của địa phương và tạo điều kiện thuận lợi để Cục thống kê hoàn thành nhiệm
vụ được giao.
2. Về quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ và quỹ lương.
Tổng cục thống kê quản lý thống nhất tổ chức, biên chế, cán bộ, quỹ
lương của các Cục thống kê tỉnh. Tổng cục bổ nhiệm, miễn nhiệm Cục trưởng
Cục thống kê (sau khi đã trao đổi ý kiến với UBND tỉnh) và các phó cục
trưởng Cục thống kê và thống kê huyện, thị xã khi chưa được Tổng cục trưởng
Tổng cục thống kê đồng ý.
UBND tỉnh quản lý về mặt hành chính đối với cơ quan thống kê địa
phương theo luật định.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
5
Báo cáo tổng hợp
3. Về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.
Công chức thuộc Cục thống kê tỉnh ngoài việc tham dự các lớp đào tạo,
bồi dưỡng do Tổng cục Thống kê tổ chức còn được UBND địa phương tạo
điều kiện tham dự các lớp đào tạo bồi dưỡng về chủ trương, chính sách các cán
bộ khác tại địa phương.
4. Về kinh phí hoạt động và xây dựng cơ sở vật chất tại địa phương.
Thực hiện theo Thông tư hướng dẫn của liên bộ Tài chính - Tổng cục
Thống kê.
IV. Cơ cấu tổ chức của cục thống kê
Cục thống kê nằm trong mô hình tổ chức ngành dọc của Tổng cục thống
kê. Cục thống kê chịu sự lãnh đạo song trùng của Tổng cục thống kê và UBND
tỉnh Hưng Yên. Cục thống kê có con dấu và tài khoản riêng, phần kinh phí

hoạt động do nhà nước cấp theo chế độ hiện hành.
Cục thống kê bao gồm: Văn phòng cục thống kê 6 phòng và 10 phòng
thống kê huyện, thị xã.
Cục thống kê là cơ quan thẩm quyền riêng Cục trưởng là lãnh đạo
cao nhất, giúp việc cục trưởng còn có các cục phó. Cục trưởng chịu trách
nhiệm trước Tổng cục về toàn bộ hoạt động của thống kê địa phương, các
phó cục trưởng chịu trách nhiệm trước cục trưởng về các lĩnh vực được
phân công.
Cục thống kê Hưng Yên với hệ thống tổ chức bao gồm:
- Phòng tổng hợp thông tin - bộ phận thanh tra.
- Phòng công nghiệp - xây dựng.
- Phòng nông lâm ngư nghiệp.
- Phòng dân số văn xã.
- Phòng tổ chức hành chính.
- Phòng thương mại.
- Phòng thống kê đặt tại huyện, thị.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
6
Báo cáo tổng hợp
Phòng thống kê nghiệp vụ của Văn phòng cục thực hiện kế hoạch thông
tin của Tổng cục thống kê theo chuyên ngành và cung cấp thông tin chuyên
ngành cho lãnh đạo cục.
Phòng thống kê huyện, thị là một phòng của cục thống kê đặt tại địa
phương không phải là đơn vị dự toán ngân sách riêng nhưng có con dấu để
giao dịch về mặt hành chính theo hướng dẫn của Tổng cục thống kê. Phòng
thống kê huyện, thị xã cũng chịu sự lãnh đạo song trùng của cục thống kê và
UBND huyện, thị xã.
Như vậy, cục thống kê Hưng Yên hiện nay có 67 cán bộ cả công chức và
hợp đồng với mô hình gồm 6 phòng, bộ phận thanh tra với tổng số cán bộ hiện
tại là 26 người cả lao động hợp đồng, mỗi huyện, thị có 1 phòng thống kê với

số lượng từ 4 đến 5 cán bộ.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
7
Bỏo cỏo tng hp
S Mễ HèNH T CHC CC THNG Kấ HNG YấN
Trng i Hc Kinh T Quc Dõn
Cục phó 1
Cục trởng
Cục phó 2
Phòng
công
nghiệp
Bộ phận
thanh
tra
Phòng
thơng
mại
Phòng
tổng
hợp
Phòng
TC-HC
(P.HC)
Phòng
nông
nghiệp
Phòng
TC- HC
(P. TC)

Phòng thống kê các huyện, thị xã
Thống kê xã, đối tợng cung
cấp thông tin
Ghi chú: Thông tin chỉ đạo
Thông tin báo cáo
Phòng
Dân số
8
Báo cáo tổng hợp
Nhiệm vô cụ thể của các phòng, bộ phận như sau:
* Khối kinh tế: Gồm các phòng nông-lâm-ngư nghiệp, phòng công
nghiệp xây dựng, phòng thương mại đảm nhận việc tổ chức thu thập các thông
tin thống kê trong lĩnh vực kinh tế, thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn
tỉnh và thực hiện báo cáo, các báo cáo trong lĩnh vực này theo chế độ và yêu cầu
thường xuyên hoặc đột xuất của Tổng cục thống kê và tỉnh uỷ UBND tỉnh
Hướng dẫn thực hiện và đảm bảo duy trì việc thực hiện phương pháp chế độ báo
cáo thống kê, củng cố mạng lưới thống kê chuyên ngành cho cơ sở.
* Khối thống kê xã hội: (có phòng dân số - văn xã) đảm nhận việc tổ
chức thu thập, xử lý các thông tin thống kê trong lĩnh vực dân số, lao động, đào
tạo, giáo dục, văn hoá, đời sống, xã hội, môi trường trên địa bàn tỉnh và thực
hiện các báo cáo trong lĩnh vực này theo chế độ và yêu cầu thường xuyên hoặc
đột xuất của Tổng cục thống kê và tỉnh uỷ UBND tỉnh. Hướng dẫn thực hiện và
đảm bảo phương pháp chế độ, củng cố mạng lưới thống kê chuyên ngành cơ sở.
* Phòng tổng hợp:
- Viết báo cáo nhanh, báo cáo đột xuất và chuyên đề về tình hình phát
triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Lập một số tài khoản chính trong hệ thống tài khoản quốc gia (của địa
phương) hàng năm hoặc nhiều năm.
- Biên soạn niên giám thống kê, quản lý, lưu trữ, củng cố và cung cấp số
liệu thống kê theo quy định của Tổng cục và UBND tỉnh.

- Đảm bảo sự thống nhất khắc phục hiện tượng trùng lặp trong công tác,
chuyên môn có liên quan đến nhiều phòng.
- Lập kế hoạch thống tin, hướng dẫn theo dõi phong trào thi đua
đánh giá kết quả thực hiện chương trình công tác của Cục hàng quý, 6
tháng và năm.
* Bộ phận thanh tra:
Thực hiện chức năng thanh tra thống kê trong ngành, đối với đơn vị cơ sở
trong chấp hành pháp lệnh kế toán thống kê và chế độ về thông tin thống kê,
thực hiện chế độ thanh tra trong việc chi tiêu tài chính trong toàn cục qua đó có
những kiến nghị về biện pháp, chính sách, chế độ trong việc thực hiện pháp lệnh
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
9
Báo cáo tổng hợp
kế toán - thống kê, phương pháp chế độ nghiệp vụ và chế độ chi tiêu xử lý kinh
phí trong ngành.
* Phòng tổ chức - hành chính:
Tham mưu, trợ giúp lãnh đạo trong lĩnh vực tổ chức, cán bộ và tài chính
của đơn vị, đảm bảo phục vụ tốt các điều kiện, thực hiện nhiệm vụ công tác của
các phòng, của cán bộ (cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, kinh phí sử
dụng )
* Phòng thống kê các huyện, thị:
Đảm nhận thu thập và xử lý thông tin theo lãnh thổ, địa bàn huyện, thị
mình để đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp
uỷ chính quyền huyện, thị và kế hoạch của Cục thống kê tỉnh. Đồng thời tham
dự các cuộc họp phổ biến các kế hoạch, chủ trương chính sách hoặc những
vấn đề liên quan đến công tác thống kê do UBND huyện, thị triệu tập.
V. PHÒNG CÔNG NGHIỆP - XÂY DỰNG
1. Nhiệm vô chung.
- Thu thập báo cáo thống kê định kỳ từ các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế và các sở ban ngành và các huyện thị. Từ cơ sở đó tổng

hợp làm báo cáo thống kê phân tích theo chế độ quy định hiện hành của
Tổng cục.
- Tổ chức điều tra thống kê theo chương trình và sự chỉ đạo của Tổng cục.
- Lập kế hoạch điều tra và tổ chức thu thập, xử lý, phân tích số liệu điều tra
theo yêu cầu của UBND địa phương (ngoài kế hoạch của Tổng cục).
- Hướng dẫn, kiểm tra các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và
các sở ban ngành, các phòng thống kê huyện, thị thực hiện báo cáo thống kê và
điều tra thống kê.
2. Bộ máy tổ chức của phòng.
Phòng công nghiệp - xây dựng chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Cục về
các số liệu liên quan đến tình hình sản xuất công nghiệp, xây lắp,
- Trưởng phòng : Phụ trách chung.
- Một chuyên viên, một cán bộ: Phụ trách phần công nghiệp.
- Một cán bộ: Phụ trách phần xây dựng
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
10
Bỏo cỏo tng hp
Mụ hỡnh:
3. Nhim v c th.
K hoch thụng tin hng nm phi thc hin (theo Q ca Tng cc
thng kờ) bao gm:
Thng kờ cụng nghip:
Hng thỏng thu thp cỏc thụng tin t cỏc bỏo cỏo theo ch hin hnh ca
Tng cc thng kờ quy nh t cỏc doanh nghip Nh nc, doanh nghip t
nhõn, cụng ty TNHH, cụng ty c phn, doanh nghip cú vn u t nc ngoi,
Trng i Hc Kinh T Quc Dõn
11
Phòng thống kê
huyện, thị xã
Đối tợng cung cấp

thông tin: Doanh nghiệp,
sở ban ngành
Đối tợng cung cấp
thông tin: thống kê
xã, hộ dân c
Công nghiệp Công nghiệp Xây dựng
Trởng phòng
Chuyên viên 1 Cán bộ1 Cán bộ 2
Ghi chú: Thông tin chỉ đạo
Thông tin báo cáo
Báo cáo tổng hợp
các huyện, thị xã rồi tổng hợp gửi báo cáo về Tổng cục vào ngày 15 - 17 hàng
tháng
- Biểu 01 a CN - T: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định.
- Biểu 01 b CN - T: Gía trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế.
- Biẻu 02 CN - T: Sản phẩm công nghiệp chủ yếu tháng.
Đồng thời gửi cho phòng Tổng hợp 01 bộ để phòng Tổng hợp, tổng hợp
tình hình kinh tế xã hội.
 Xây dựng phương án điều tra định kỳ hàng năm cho cuộc điều tra công
nghiệp mẫu tháng cho các huyện, thị xã và rà soát danh sách các cơ sở sản xuất
công nghiệp. Chọn cơ sở mẫu theo phương án của Tổng cục quy định gửi xuống
từng huyện, thị xã.
 Kết hợp với chế độ báo cáo của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế và biểu tổng hợp của các huyện, thị xã rồi xử lý lập báo cáo tổng hợp gửi
về Tổng cục theo mẫu biểu:
Biểu 03 a CN - T: Giá trị sản xuất chia theo ngành công nghiệp và loại hình
tổ kinh tế theo giá cố định.
Biểu 03 b CN - T: Giá trị sản xuất chia theo ngành công nghiệp và loại hình
tổ kinh tế theo giá thị trường.
- Biểu 04 CN - T: Sản phẩm công nghiệp chủ yếu năm.

- Biểu 05 CN - T: Lao động chia theo ngành công nghiệp và loại hình kinh
tế.
- Biểu 06 CN - T: Số lượng doanh nghiệp chia theo ngành công nghiệp và
loại hình kinh tế.
- Biểu 07 CN - T: Kết quả điều tra công nghiệp cá thể đến 1/12 (cơ sở và
lao động).
- Biểu 08 CN - T: Kết quả điều tra công nghiệp cá thể đến 1/12 (nguồn vốn
tài sản )
- Biểu 09 CN - T: Suy rộng kết quả điều tra công nghiệp cá thể theo điểm
1/12 (doanh thu nộp ngân sách)
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
12
Báo cáo tổng hợp
- Biểu 10 CN - T: Suy rộng kết quả điều tra công nghiệp cá thể theo điểm
1/12 (chi phí sản xuất).
- Biểu 11 CN - T: Giá trị sản xuất, Chi phí trung gian, giá trị tăng thêm của
công nghiệp cá thể năm.
Từ kết quả tổng hợp viết phân tích đánh giá về tình hình sản xuất công
nghiệp của tỉnh trong năm.
Hướng dẫn điều tra một số làng nghề sản xuất truyền thống làm căn cứ cho
địa phương có kế hoạch xây dựng các chiến lược lâu dài
- Phân tích và dự báo tình hình phát triển sản xuất công nghiệp hàng năm
và nhiều năm hoặc phân tích chuyên đề về sản xuất công nghiệp.
- Cung cấp số liệu cho cơ sở, ban ngành liên quan, các đơn vị lập dự án xây
dựng khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất mới.
- Hướng dẫn giúp đỡ và thường xuyên kiểm tra đôn đốc các địa phương,
đơn vị thực hiện đúng chế độ báo cáo và điều tra thống kê, chấp hành nghiêm
chỉnh kế toán thống kê của Nhà nước thuộc phạm vi bộ phận phụ trách.
- Kết hợp với một số ngành triển khai chế độ, nghị định của Chính phủ
xuống các doanh nghiệp công nghiệp và lập báo cáo kiểm tra hướng dẫn công

tác thống kê công nghiệp tại cơ sở về Tổng cục thống kê.
- Phối hợp với Chánh thanh tra Cục thực hiện thanh tra nghiệp vụ ở các
doanh nghiệp, các phòng thống kê huyện, thị xã trong lĩnh vực chế độ báo cáo
công nghiệp.
 Thống kê xây lắp và khảo sát thiết kế quy hoạch xây dựng.
Hàng tháng thu thập các chế độ báo cáo thống kê về hoạt động sản xuất
xây lắp từ các doanh nghiệp, Sở, ban ngành các công trình dự án các phòng
thống kê huyện, thị xã rồi tổng hợp phân tích so sánh và báo cáo gửi lên Tổng
cục vào ngày 17 hàng tháng theo biểu mẫu:
Biểu 06 XL - T: Giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá hiện hành quý.
Hàng năm tiến hành cuộc điều tra định kỳ thu thập một số chỉ tiêu về vốn
đầu tư và phát triển nhằm đánh giá quy mô đầu tư phân theo các khoản mục đầu
tư, theo nguồn vốn, theo thành phần kinh tế và theo từng huyện, thị xã
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
13
Báo cáo tổng hợp
Biểu tổng hợp báo cáo năm gồm có:
Biểu 07 XL - T: Giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá hiện hành.
Biểu 08 XL - T: Nhà ở xây dựng hoàn thành trong năm.
Biểu 09 XL - T: Số lượng do xây lắp hạch toán độc lập có đến 31/12
 Làm số liệu lịch sử hàng năm và nhiều năm trong lĩnh vực của mình.
 Kết hợp cùng với Chánh thanh tra Cục, thanh tra và kiểm tra hướng dẫn
các đơn vị thuộc lĩnh vực xây dựng
Phần II
TÊN ĐỀ TÀI DỰ KIẾN
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN
ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG
YÊN GIAI ĐOẠN 2000- 2004 VÀ DỰ ĐOÁN GIAI ĐOẠN 2005 - 2006.
Lời nói đầu
Hưng Yên nằm ở tả ngạn sông Hồng, thuộc châu thổ đông bắc Bắc Bộ,

phía đông giáp Hải Dương, phía nam giáp Thái Bình, phía tây nam giáp Hà
Nam, phía tây giáp thị xã Hà Đông (Hà Tây), phía tây bắc liền kề via Thủ đô Hà
Nội, phía bắc giáp với Bắc Ninh. Đây là vùng đất phù sa màu mỡ và có truyền
thống văn hiến hứng của nước ta.
Được hình thành vào năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), Hưng Yên gồm 2
phủ: Khoái Châu (Đông Yên, Kim Động, Ân Thi, Phù Cừ) hứng của trấn Sơn
Nam và Tiên Hưng (Thần Khê, Hưng Nhân, Duyên Hà, Tiên Lữ) hứng của trấn
Nam Định vốn là khu vực thuộc bộ Dương Tuyền thời Hùng Vương, huyện Chu
Diên Thời Bắc thuộc, phủ Thái Bình thời Ngô, Đinh và Tiền Lê, Khoái Lộ rồi
Khoái Châu và Đằng Châu thời Lý, lé Long Hưng và lộ Khoái thời Trần. Dưới
thời thuộc Minh, vùng đất này thuộc phủ Kiến Xương.
Sau nhiều thay đổi, đến cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn, phủ Khoái Châu
thuộc Trấn Sơn Nam Thượng (Hưng Yên, Thái Bình) còn phủ Tiên Hưng thuộc
trấn Sơn Nam Hạ (Nam Định). Như vậy, trước khi thực dân Pháp xâm lược
nước ta, Hưng Yên là một tỉnh nằm ở cả hai phía hứng của sông Luộc.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
14
Báo cáo tổng hợp
Hưng Yên là một tỉnh đồng bằng không có núi, biển nhưng nhiều sông
ngòi. Sông Hồng chảy qua địa phận của tỉnh dài xấp xỉ 60 km. Sông Luộc là một
nhánh của sông Hồng chảy qua Hưng Yên 21 km. Sông Tử Duơng còn gọi là
sông Nghĩa Trụ, chảy đến giữa tỉnh thì chia làm hai chi lưu Hoan Ái và Thổ
Hoàng rồi đổ vào sông Văn Trương(Thanh Miện - Hải Dương). Sông Cửu Yên-
dòng cũ đã bị bồi lấp, dòng mới từ phía đông huyện Phù Cừ đến phía đông
huyện Ân Thi, qua cầu Sặt sang Hải Dương. Sông Kim Ngưu từ xã Vĩnh Xá
(Kim Động) chảy qua sông Hồng. Bên cạnh hệ thống sông tự nhiên, Hưng Yên
còn có một hệ thống mương, máng phục vụ cho công tác thuỷ lợi, tiêu biểu là
công trình đại thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải được khởi công từ năm 1956 đã hoà
cùng hệ thống sông ngòi trước đó tạo thành một hệ thống thuỷ nông, giao thông
phong phó.

Hưng Yên là một vùng quê văn hoá với nhiều tiềm năng và truyền thống
văn hoá dân tộc, có diện tích 923,09 km
2
với dân số trung bình năm 1997 là
1.052 nghìn người, từ năm 2000 - 2004 là 1.101 nghìn người và mật độ dân số
năm 1997 là 1.140 người/km
2
, năm 2000 - 2004 mật độ dân số trung bình là
1.199 người/km
2
. Là khu vực tập trung nhiều di tích lịch sử nổi tiếng, toàn tỉnh
có hơn 800 di tích lịch sử và văn hoá, trong đó có 105 di tích được xếp hạng
cùng ngàn tài liệu và hiện vật cổ có giá trị. Đặc biệt có khu di tích Phố Hiến, khu
di tích Chùa Chuông, khu di tích Chử Đồng Tử - Tiên Dung (Đa hoà - Dạ trạch),
khu tưởng niệm lương y Hải Thượng Lãn Ông là nguồn tài nguyên du lịch văn
hoá của tỉnh.
Cùng với sự chuyển mình của cả nước, trong những năm qua tình hình
kinh tế - xã hội của tỉnh thực sự khởi sắc. Nền kinh tế nhiều thành phần phát
triển với nhiều hình thức đa dạng, khơi dậy nhiều nguồn lực sản xuất kinh
doanh phát triển. Các cơ sở hạ tầng được quy hoạch, đã và đang tạo được những
bước phát triển cao. Bộ mặt đô thị, nông thôn và đời sống nhân dân có nhiều
thay đổi tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển theo đúng mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ
Hưng Yên đề ra:
- Năm 1997: Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn tỉnh đạt 2.581,2 tỷ đồng
(giá hiện hành); Giá trị sản xuất công nghiệp 613,9 tỷ đồng (giá cố định), giá trị
sản xuất nông nghiệp 1810 tỷ đồng.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
15
Báo cáo tổng hợp

- Năm 2000: Tổng sản phẩm trong tỉnh theo giá thực tế 4.108 tỷ đồng,
theo giá cố định 2.350 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định
2.350 tỷ đồng, giá trị sản xuất nông nghiệp (giá cố định) 2.138 tỷ đồng.
- Năm 2001: Tổng sản phẩm trong tỉnh theo giá thực tế 4.508 tỷ đồng,
theo giá cố định 3.303 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định
2.831 tỷ đồng.
- Năm 2002: Tổng sản phẩm trong tỉnh theo giá thực tế 5.056 tỷ đồng,
theo giá cố định 3.703 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp (giá 1994) 3.525 tỷ
đồng.
- Năm 2003: Tổng sản phẩm trong tỉnh theo giá thực tế 5.685 tỷ đồng,
theo giá cố định 4.165 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định) 4.555
tỷ đồng.
Mét trong những lĩnh vực có tác động mạnh nhất tới sự phát triển kinh tế
xã hội, nâng cao năng suất lao động, nâng cao trình độ khoa học công nghệ
trong nền kinh tế quốc dân, là lĩnh vực sản xuất công nghiệp, đặc biệt khu vực
công nghiệp quốc doanh đã và đang là vấn đề quan tâm của các cấp quản lý.
Hàng năm công nghiệp quốc doanh tạo ra khối lượng giá trị sản xuất lớn, sản
xuất ra nhiều sản phẩm chủ yếu cho nền kinh tế đóng góp một phần đáng kể vào
Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, khi nền kinh tế thay đổi bước sang nền kinh tế
thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, thay đổi bước sang nền kinh tế
song song cùng tồn tại và cạnh tranh lẫn nhau thì các doanh nghiệp công nghiệp
quốc doanh bắt đầu gặp nhiều khó khăn cần phải khắc phục.
Trước những vấn đề trên, để góp phần thúc đẩy sự phát triển của khu vực
này cần phải phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và dự đoán sự
tăng trưởng của nó trong tương lai. Phân tích dãy số thời gian là một trong
những phương pháp phân tích quan trọng nhằm phân tích đặc điểm của sự biến
động hiện tượng qua thời gian, từ đó làm cơ sở cho những quyết định quản lý vĩ
mô cũng như vi mô. Với mục đích đó cho nên trong thời gian thực tập tại Cục
thống kê Hưng Yên em đã chọn và viết đề tài: “Vận dụng phương pháp dãy số
thời gian đẻ phân tích tình hình phát triển công nghiệp trên địa bàn Hưng

Yên thời kỳ 2000 – 2004 và dự đoán giai đoạn 2005-2006” nhằm đánh giá tình
hình tăng trưởng phát triển công nghiệp quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên,
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
16
Báo cáo tổng hợp
từ đó rót ra những nhận xét và kiến nghị góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng công
nghiệp quốc doanh của tỉnh.
Báo cáo được hoàn thành gồm 3 chương:
 Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về công nghiệp.
 Chương II: Những vấn đề lý luận về phương pháp dãy số thời gian.
 Chương III: Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích tình
hình phát triển của công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2000 - 2004
và dự đoán giai đoạn 2005 - 2006.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
17
Báo cáo tổng hợp
Chương I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP QUỐC DOANH
I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA CÔNG NGHIỆP.
1. Khái niệm công nghiệp.
2. Đặc trưng của sản xuất công nghiệp.
II. Vị trí - vai trò của công nghiệp.
1. Vị trí của công nghiệp trong nền kinh tế.
2. Vai trò hứng của công nghiệp.
Chương II
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DÃY SỐ THỜI GIAN
I. KHÁI NIỆM VỀ DÃY SỐ THỜI GIAN.
1. Khái niệm, kết cấu và tác dụng của dãy số thời gian.
2. Phân loại dãy số thời gian.
3. Yêu cầu đối với dãy số thời gian.

II. CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN.
1. Mức độ trung bình theo thời gian.
2. Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân.
3. Tốc độ phát triển.
4. Tốc độ tăng (hoặc giảm).
5. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm).
III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CƠ
BẢN CỦA HIỆN TƯỢNG.
1. Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian.
2. Phương pháp số trung bình trượt (di động).
3. Phương pháp hồi quy.
4. Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
18
Báo cáo tổng hợp
IV. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DỰ ĐOÁN THỐNG KÊ NGẮN HẠN TRÊN
CƠ SỞ DÃY SỐ THỜI GIAN.
1. Một số vấn đề chung về dự đoán thống kê.
2. Một số phương pháp đơn giản để dự đoán thống kê ngắn hạn.
2.1. Dự đoán dựa vào phương trình hồi quy.
2.2. Dự đoán dựa vào lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân.
2.3. Dựa đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân.
2.4. Dự đoán dựa vào phương pháp san bằng mũ.
2.5.Dự đoán dựa vào mô hình tuyến tính ngẫu nhiên.
Chương III
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN
ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP QUỐC
DOANH
TRÊN ĐỊA BÀN HƯNG YÊN 2000 - 2004 VÀ DỰ ĐOÁN GIAI ĐOẠN
2005 - 2010.

I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH HƯNG YÊN.
1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.
- Vị trí địa lý
- Thời tiết và khí hậu.
- Dân số lao động.
2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hưng Yên .
II. Thực trạng công nghiệp quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
1. Những thành tựu đạt được.
- Về nhịp độ phát triển.
- Sản phẩm chủ yếu.
- Nộp ngân sách.
2. Những khó khăn tồn tại.
III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP QUỐC DOANH
HƯNG YÊN THỜI KỲ 2000 - 2004.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
19
Báo cáo tổng hợp
1. Phân tích số cơ sở và lao động sản xuất công nghiệp.
2. Phân tích tình hình sản xuất của khu vực công nghiệp.
3. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm công nghiệp tỉnh Hưng Yên.
4. Phân tích quy mô vốn đầu tư cho công nghiệp.
5. Phân tích xu thế phát triển của một số sản phẩm chủ yếu khu vực
công nghiệp.
6. Phân tích sự biến động của chỉ tiêu giá trị sản xuất qua thời gian.
7. Phân tích sự biến động của chỉ tiêu doanh thu.
IV. DỰ ĐOÁN CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP QUỐC
DOANH VÀ DOANH THU CÔNG NGHIỆP QUỐC DOANH GIAI ĐOẠN
2005 - 2006.
1. Dự đoán chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp quốc doanh.
2. Dự đoán chỉ tiêu doanh thu công nghiệp quốc doanh.

V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ.
KẾT LUẬN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
- Quyết định số 695/TTg ngày 20/2/1956 về việc thành lập cục thống kê
Hưng Yên.
- Nghị định 23/CP của thủ tướng chính phủ về “Tổ chức, chức năng
nhiệm vụ của ngành thống kê”.
- Bài giảng lý thuyết thống kê.
- Bài giảng thống kê công nghiệp.
- Báo cáo chính thức cuối năm về giá trị sản xuất hứng của Cục thống kê
hy.
- Giáo trình lý thuyết thống kê.
- Giáo trình thống kê công nghiệp.
- Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên năm 2004.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
20

×