Phần I: Đặt vấn đề
1. Lí do chọn đề tài.
Nâng cao chất lượng dạy và học môn Giáo dục công dân là một yêu cầu cơ bản và
quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Giáo dục công dân có
vai trò to lớn trong việc trang bị cho học sinh THPT- Những chủ nhân tương lai của
đất nước một cách tương đối có hệ thống những kiến thức phổ thông, cơ bản thiết
thực của triết học duy vật biện chứng, của lí luận chủ nghĩa xã hội và thời đại, về
Nhà nước và pháp luật, về đạo đức và lối sống có đạo đức, những quan điểm xây
dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, con người ấm no, hạnh phúc. Đồng
thời môn học bước đầu hình thành và bồi dưỡng tư tưởng khoa học và cách mạng,
phương pháp tư duy biện chứng trong cách phân tích, đánh giá thế giới hiện thực,
nhất là hiện tượng xã hội luôn luôn vận động và biến đổi nhanh chóng đầy phức
tạp. Đa dạng sự hình thành đúng dắn về tư tưởng chính trị, đạo đức của mỗi người
công dân và cộng đồng xã hội. Văn kiện Đại hội VII chỉ rõ: : “Xác định rõ hơn mục
tiêu thiết kế nội dung, chương trình đổi mới phương pháp giáo dục, đào tạo, lựa
chọn những nội dung có tính cơ bản, hiện đại. Tăng cường giáo dục công dân, giáp
dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo
đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc, ý chí vươn lên vì
tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước. Từng bước áp dụng các phương
pháp tiên tiến và hiện đại vào quá trình đào tạo… ”
Quán triệt nhiệm vụ đó ngành giáo dục và đào tạo thường xuyên quan tâm, nâng
cao trình độ đội ngũ giáo viên, thực hiện đổi mới nội dung và phương pháp giảng
dạy các môn của trường phổ thông, trong đó bộ môn giáo dục công dân từng bước
được coi trọng.
Song để làm được điều đó người giáo viên phải biết sử dụng khéo léo các phương
pháp dạy học, trong đó có vận dụng tri thức liên môn vào giảng dạy triết học. Vậy
cần vân dụng tri thức liên môn như thế nào để đạt hiệu quả cao ?
Để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn giáo dục công dân tôi
thực hiện đề tài : “Áp dụng tri thức liên môn trong giảng dạy triết học” Lớp 10.
2.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2.1 Thực trạng.
Hồ Chí Minh nói “Lí luận rất cần thiết, nhưng nếu học tập không đúng thì sẽ
không có kết quả. Do đó trong học tập lí luận chúng ta cần nhấn mạnh: Lí luận phải
liên hệ với thực tiễn, thống nhất giữa lí luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản
của chủ nghĩa Mác Lê Nin. Thực tiễn không có lí luận hướng dẫn thì thực tiễn mù
quáng. Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông.”
1
Trong những năm qua do yêu cầu khách quan của sự phát triển khoa học giáo dục,
việc nâng cao chất lượng dạy và học đã có sự cải tiến về nội dung và phương pháp
dạy học nhằm đạt hiệu quả cao như phương pháp dạy học nêu vấn đề, lấy học sinh
làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực chủ động lĩnh hội kiến thức của học
sinh, phương pháp trực quạn đàm thoại…đã mang lại hiệu quả đáng mừng. Tuy
nhiên nhiều người nhận thức rằng môn Giáo dục công dân chỉ là môn phụ không
thi tốt nghiệp, đội ngũ giáo viên còn non trẻ chưa có bề dày. Đội ngũ giáo viên một
số chưa được đào tạo chính quy chuyên nghiệp mà là kiêm nhiệm với môn giáo
dục công dân, một số thuyên chuyển từ môn Lịch sử, Ngoại ngữ, Văn học sang
dạy (đặc biệt là ở cấp 2) nên họ không có đủ thời gian đầu tư và cải tiến phương
pháp dạy học cũng từ đó họ đánh mất vị trí của môn mình trong quan hệ với môn
khác trở thành “ môn phụ ”.
2.2 Kết quả của thực trạng trên.
Chúng ta biết rằng môn giáo dục công dân, một khoa học được khái quát từ thành
tựu khoa học khác của hoạt động vật chất và tinh thần của con người sẽ luôn được
bổ sung những tri thức mới về triết học, về sự phát triển của xã hội và đời sống xã
hội, về đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, về đạo đức và pháp luật.
Tri thức của triết học là loại tri thức có tính chất khái quát hóa, trừu tượng hóa rất
khó. Song những tri thức đó lại bắt nguồn từ thực tiễn đời sống và phục vụ đời
sống. Vì vậy khi học tập nghiên cứu triết học cần phát huy tính tích cực trong suy
nghĩ và hành động, đặc biệt là phải luôn liên hệ tri thức triết học với các môn khoa
học khác.
Tuy nhiên do nhận thức không đúng vai trò nhiệm vụ của bộ môn giáo dục công
dân nên giáo viên lên lớp bằng phương pháp thuyết trình, giáo viên đọc, học sinh
ghi hoặc “phát thanh sách giáo khoa” học sinh chỉ học thuộc lòng kiến thức được
truyền thụ, làm như vậy không tuân thủ khoa học hiện đại lấy học sinh làm trung
tâm nên mang lại hiệu quả thấp. Học sinh nhận thức mơ màng đặc biệt là tri thức
triết học.
Với đặc trưng của bộ môn Giáo dục công dân trong nhà trường THPT là cung cấp
cho học sinh những hiểu biết cơ bản, phù hợp với lứa tuổi học sinh về các giá trị
đạo đức, pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng, hình thành và phát triển ở các
em tình cảm, niềm tin, những hành vi thói quen phù hợp với các giá trị đã học, giúp
cho học sinh có sự thống nhất cao giữa ý thức và hành vi. Vì vậy khi giờ lên lớp
không sử dụng phương pháp vận dụng tri thức liên môn vào giảng dạy mà chỉ
dung phương pháp đơn thuần giáo viên hỏi và học sinh trả lời tôi thấy học sinh tiếp
thu bài một cách cứng nhắc, tiết học trầm, học sinh thấy nặng nề, mệt mỏi, bài
giảng không sinh động, học sinh không hứng thú học. Việc học sinh ghi nhiều, thụ
đông trong việc tiếp thu tri thức nên việc nắm bài không được tốt, vân dụng vào
làm bài tập còn hạn chế, kết quả không cao. Do vậy kiến thức của học sinh thiếu
2
tính hệ thống, thiếu vững chắc, học sinh chỉ nói lại những điều giáo viên đã cho ghi
và ở trong sách giáo khoa. Điều quan tọng là không phát huy được tính tích cực,
chủ động của học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức. Sau khi dạy xong bài 3 “ Sự
vận động và phát triển của thế giới vật chất” ở lớp 10C1, 10C2, 10C3, 10C4, tôi đã
làm phiếu trắc nghiệm học tập: cho học sinh xác định các hình thức vận động và
phân biệt khái niệm vận động trong triết học và vận động theo cách hiểu thông
thường. Qua kiểm tra kết quả:
Lớp 10C1 Tỉ lệ
%
10C2 Tỉ lệ
%
10C3 Tỉ lệ
%
10C4 Tỉ lệ
%
Sĩ số 53 48 50 53
Số HS
đạt giỏi
1 2 0 0 2 4 1 2
Số HS
đạt khá
14 26 10 21 19 38 18 34
Số HS
đạt TB
26 49 24 50 18 36 27 51
Số HS
đạt yếu
12 23 14 29 11 22 8 13
3. Mục đích, phạm vi, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu.
Phương pháp vận dụng tri thức liên môn tgong giảng dạy triết học môn Giáo dục
công dân lớp 10 nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo và sự hứng thú cho học sinh
trong những giờ học môn Giáo dục công dân.
Phạm vi, đối tượng nghiên cứu .
Phần thứ nhất: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa
học môn Giáo dục công dân 10.
Học sinh lớp 10.
Nhiệm vụ nghiên cứu.
Thông qua phương pháp vận dụng tri thức liên môn vào giảng dạy môn Giáo dục
công dân lớp10 để cho giờ học của học sinh đạt hiệu quả cao nhất, học sinh hứng
thú học tập.
3
Phần II: Nội dung.
1 Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn.
1.1 Cơ sở lí luận.
Nhiệm vụ dạy và học là nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường. Vậy làm thế nào để
hoạt động dạy và học đạt hiệu quả cao nhất đang là vấn đề đặt ra đối với các nhà
quản lí, những người làm công tác giáo dục. Từ năm 2000, việc thay đỏi nội dung
chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực,
chủ động, tự giác của học sinh trong học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập.
Đặc biệt năm học 2008- 2009 với chủ đề năm học do Bộ giáo dục và đào tạo đề ra
là: “ Năm học ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới công tác quản lí tài chính.
Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.”
Với đặc trưng của mônGDCD ở trường THPT là trang bị cho học sinh những kiến
thức cơ bản về các giá trị đạo đức, pháp luật, đường lối, chủ trương , chính sách của
đảng. Trên cơ sở đó hình thành, phát triển cho học sinh ý thức, hành vi của người
công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chương trình môn Giáo dục công dân ở trường THPT được xây dựng trên cơ sở
các môn khoa học cơ bản như: Đạo đức học, Luật học, và đường lối chủ trương,
chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Môn Giáo dục công dân còn tích hợp nhiều nội dung giáo dục xã hội cần thiết cho
các công dân trẻ tuổi như: giáo dục kỹ năng sống, giáo dục môi trường, giáo dục
giới tính- sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục phòng tránh HIV/AIDS.
Chương trình môn Giáo dục công dân đảm bảo cân đối, hài hòa giữa yêu cầu trang
bị kiến thức với rèn luyện kỹ năng, hành vi, phát triển thái độ tích cực cho học sinh.
Môn Giáo dục công dân không những trang bị cho học sinh kiến thức phổ thông, cơ
bản, phù hợp với lứa tuổi học sinh về các giá trị đạo dức, pháp luật, lối sống mà còn
hình thành phát triển ở các em những tình cảm, niềm tin, những hành vi và thói
quen phù hợp với những giá trị đã học, giúp học sinh có sự thống nhất cao giữa ý
thức và hành vi.
Với những đặc trưng trên nên việc đổi mới dạy học môn giáo dục công dân cần
thực hiện theo các định hướng sau:
Dạy học thông qua các hoạt động, dạy học hợp tác, dạy học dựa trên cách tiếp cận
kỹ năng sống, dạy học gắn với thực tiễn cuộc sống học sinh.
Việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học môn Giáo
dục công dân nói riêng là vấn đề bức xúc ở các nhà trường hiện nay. Nó càng trở
thành mối quan tâm của các nhà sư pham. Mục đích của việc đổi mới phương pháp
dạy học là phát huy vai trò chủ thể của học sinh, khả năng tư duy, sáng tạo trong
4
hoạt động học của học sinh.Vận dụng tri thức liên môn vào phần thứ nhất: công
dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa hoc- phần triết học
GDCD 10 giúp học sinh hứng thú học tập, tránh sự nhàm chán, khô khan khi học
các kiến thức về triết học.
1.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề.
Môn Giáo dục công dân từ trước đến nay vẫn bị coi là môn phụ, nên trong quá trình
học tập học sinh không quan tâm, không trú trọng.
Trong quá trình học, học sinh có thói quen là tiếp nhận tri thức do giáo viên truyền
thụ một cách thụ động nên học sinh quen tính dựa dẫm, lười suy nghĩ, hoặc có phát
biểu thì lấy nội dung có sẵn trong sách giáo khoa để trả lời, hoặc phó mặc cho giáo
viên.
2 Các giải pháp thực hiện.
2.1 Quan niệm về vận dung tri thức liên môn trong giảng dạy triết học.
Vân dụng tri thức liên môn là phương pháp giáo viên sử dụng các tri thức
của khoa học cơ bản ( khoa học tự nhiên, khoa học xã hội ) vào bài giảng triết học.
Tại sao giảng triết học cần phải vận dụng tri thức của khoa học cơ bản ?
Dựa vào mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên, các khái niệm, các quy
luật, các nguyên lí triết học đều được khái quát từ khoa học tự nhiên.
Hệ thống tri thức của khoa học tự nhiên đã chứng minh cho các nguyên lí triết học
là đúng đắn.
Ví dụ: Nguyên lí “Vận động của triết học đã được khái quát từ những hình thức vận
động cơ bản của lĩnh vực vật chất.”
- Vận đông cơ học.
- Vận động vật lí.
- Vận động hóa học.
- Vận động sinh học
- Vân động xã hội.
Triết học đưa ra nguyên lí “ vận động ” không thể không khái quát từ thực tiễn của
các ngành khoa học cơ bản. Những hình thức vận động cụ thể của nguyên tử, điện
tử, các vật thể vĩ mô, các vật thể chất rắn, chất lỏng, chất khí, vận động của các cơ
thể sống, thực vật, động vật… tất cả đều là những tư liệu quan trọng cho triết học
khái quát.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử có liên quan đến nhiều khoa học xã hội.
Những nguyên lí và quy luật của triết học duy vật lịch sử được khái quát từ những
tư liệu cụ thể của khoa học xã hội. Do đó khi giảng các nguyên lí của duy vật lịch
sử không thể không dựa vào khoa học xã hội.
Ví dụ: Nguyên lí của sự phát triển các hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử.
Giảng nguyên lí này phải dựa vào môn lịch sử phát triển của các chế độ xã hội loài
người như thế nào. Dựa vào môn Kinh tế học, Địa lí kinh tế và kinh tế cụ thể để
5
nêu lên sự biến đổi vật chất của các xã hội, trong đó có phưng thức sản xuất là quan
trọng.
2.2 Phương pháp vận dụng tri thức liên môn như thế nào ?
Vận dụng tri thức của các khoa học cụ thể vào triết học đòi hỏi phải có sự chuẩn bị
chu đáo vì đây là đưa một loai tri thức khác vào để minh họa, chứng minh cho một
luận điểm của triết học. Nếu chọn tri trức đó không phù hợp sẽ có hại cho bài
giảng.
Vậy cần phải làm gì ?.
Ví dụ: Giảng khái niệm vật chất, vận động, không gian, thời gian có liên quan tới :
+ Vật lí học.
- Cấu trúc của nguyên tử, điện tử, hạt nhân nguyên tử nhắm giải thích vật chất là vô
cùng quan trọng, nguyên tử chưa phải là phần tử bé nhất vì trong đó còn có những
hạt proton, elêctrong và nơtrong.
- Vận động của vật chất phải dựa vào các dạng vận động của các cơ thể ở các lĩnh
vực vật chất.
+ Cơ học: Sự di chuyển trong không gian, thời gian của vật thể.
+ Vật lí học : sức hút, súc đẩy, sự giản nở, sự bay hơi, sự đông đặc, vận động của
nguyên tử, vận động của trái đất, các hành tinh.
+ Hóa học: sự hóa hợp của các chất vô cơ, sự phân giải các chất.
+ Sinh học : Sự đồng hóa, dị hóa, sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường, sự đột
biến gien…
+ Xã hội học : Sự vận động của lực lượng sản xuất trong đó có công cụ lao động
biến đổi từ thô sơ đến hiện đại.
Giảng các quy luật cơ bản của phép biện chứng cũng đưa ra các tri thức cụ thể để
minh họa:
Quy luật mâu thuẫn:
+Toán học: mâu thuẫn số âm và số dương
Phép nhân và phép chia
+ Vật lí học: mâu thuẫn sức hút và sức đẩy.
Mâu thuẫn giữa điện âm và điện dương.
+ Hóa học: mâu thuẫn giữa sự hóa hợp và phân giải.
+ Sinh học: mâu thuẫn giữa di truyền và biến dị
Mâu thuẫn giữa đồng hóa và dị hóa.
+ Xã hội: mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản
Mâu thuẫn giữa thống trị và bị trị.
Mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dung.
Mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất.
Quy luật lượng đổi chất đổi.
Vận dụng tri thức liên môn:
6
- Toán học: Sự tăng lên về số lượng (bằng con số) đến một giới hạn nhất định
(độ) thì sẽ có sự biến đổi về chất.
Sự thay đổi các đại lượng trong hình học cũng tạo nên sự biến đổi về chất. Ví dụ:
hình chữ nhật chiều dài 20cm, chiều rộng 10cm người ta tăng và giảm chiều rộng
theo hai phía. Nếu tăng chiều rộng từ 10cm lên 20cm thì hình chữ nhật sẽ trở thành
hình vuông, chất mới là hình vuông. Nếu giảm chiều rộng từ 10cm xuống 0cm nó
sẽ biến thành đường thẳng, chất mới là đường thẳng.
- Quá trình học ngoại ngữ chính là quá trình tích lũy về lượng (tích lũy từ ngữ)
chuẩn bị cho sự nhảy vọt, biến đổi về chất.
- Hóa học:
O +O → O
2
(Oxi)
O
2
+ O → O
3
(Ozon)
C
2
H
4
+ H
2
→ C
2
H
6
(etan)
C
3
H
6
+ H
2
→ C
3
H
8
(propan)
C
4
H
8
+ H
2
→ C
4
H
10
(butan)
Lịch sử:
Phong trào cách mạng Việt Nam qua các cao trào (1930-1931); (1939-1945); 1954
chiến thắng và hòa bình ở miền Bắc, năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất
đất nước. Đó là quá trình phát triển liên tục về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất.
Giảng về nguyên lí sự phát triển của thế giới.
Vận dụng các tri thức liên môn để minh hạo cho sự phát triển của thế giới.
Cơ sở tự nhiên như:
+ Thuyết thiên văn: sự hình thành của vũ trụ.
+ Thuyết cấu tạo nguyên tử.
+ Thuyết tế bào.
+ Thuyết Oparin về hình thành sự sống.
+ Thuyết tiến hóa sinh vật của Đac Uyn về quá trình tiến hóa của sinh vật tuân theo
các quy luật:
- Biến dị và di truyền.
- Chọn lọc tự nhiên.
- Chọn lọc nhân tạo.
- Sự đột biến gien.
+ Quá trình lao động chuyển hóa từ vượn thàng người: Nguồn gốc của loài người:
từ loài vượn. Mốc đánh dấu vượn trở thành người là: xuất hiện hai bàn tay, từ đó
con người đã có sự biến đổi về chất. Với hai bàn tay đó con người đã tạo ra công cụ
sản xuất tác động vào thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của
mình. Sau đó xuất hiện ngôn ngữ ( tín hiệu thứ hai) óc con người phát triển đã làm
tăng khả năng khai thác và cải biến giới tự nhiên.
7
+ Phê phán quan điểm duy tâm tôn giáo.
- Các truyện thần thoại Trung Hoa: Chuyện “ Bàn Cổ ”. Bàn Cổ tạo ra đất, Phục
Hi tạo ra muôn loài vật. Nữ Oa nặn đất sét và thổi linh hồn vào đó, tạo ra con
người.
- Thần thoại Hi Lạp.
Thần “Giép” dùng đất sét năn ra con người, thần “A phi na” tạo ra sự sống và muôn
vật.
- Thần thoại Ai Cập.
Thần “ Khô Man ” cũng lấy đất sét nặn ra con người.
- Kinh thánh Thiên Chúa Giáo: Chúa tạo ra trời, đất, sông, biển, núi non, các loài
vật, con người trong 7 ngày. Nặn ra người dàn ông đầu tiên là Ađam. Sau đó lấy
xương sườn của Ađam tạo ra người đàn bà là Eva. Sau đó họ sinh con đẻ cái trên
mảnh đất đầy hoa và lương thực.
Cơ sở xã hội như:
+ Lịch sử phát triển của các phương thức sản xuất từ thô sơ đến hiện đại.
- Công cụ lao động bằng đá.
- Công cụ bằng sắt, đồng, hợp kim.
- Cối xay bằng sức gió.
- Cối xay bằng máy hơi nước.
- Công cụ bằng phương tiện nguyên tử, điện tử, tin học.
2 Những biện pháp tổ chức thực hiện.
- Phải xác định rõ chủ đề của bài giảng có liên quan tới loại tri thức khoa học cụ
thể nào ?
Tri thức khoa học cụ thể đó bản thân người giáo viên đã có và cái chưa có cần trang
bị mới.
- Khi trích dẫn các tư liệu khoa học cụ thể phải có nguồn trích chính xác. Mức
độ sử dụng tri thức cụ thể vừa phải ( không quá nhiều và cũng không quá ít). Dùng
đúng chỗ và đúng lúc.
- Tránh khuynh hướng dài dòng quá say sưa đi vào các chi tiết sẽ làm loãng
những kiến thức cần cung cấp cho học sinh. Đối các tri thức học sinh chưa học cần
phải tránh để khỏi gây sự phức tạp cho bài giảng.
- Cần có những thông tin mới, hiện đại, tính cập nhật, tính thời sự nhằm hấp dẫn
đối tượng.
Tóm lại: phương pháp vận dụng tri thức liên môn là phương pháp mới hiện nay đối
với triết học. Sử dung phương pháp đó có cơ sở khoa học của nó, chứ không phải
sự áp đặt, sự “tùy tiện” ngẫu hứng. Sử dụng phương pháp này có hiệu quả đối với
bài giảng. dung phương pháp vận dung tri thức liên môn là phương tiện đi đến nội
dung.
8
Phần 3 Kết luận.
Kết quả nghiên cứu.
Trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng phương pháp vận dụng tri thức tri thức
liên môn vào giảng dạy triết học ở các lớp 10C1, 10C2, 10C3, 10C4 tôi thấy bài
giảng sinh động, không cứng nhắc, học sinh tích cực tham gia ý kiến xây dựng bài
theo hướng chủ động, không khí thoải mái học sinh bớt đi mệt mỏi khi học các kiến
thức về triết học, khắc phục được tình trạng độc thoại của giáo viên, giờ học với sự
định hướng, hướng dẫn của giáo viên, học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức bài
học, tiếp thu bài học nhanh, củng cố khắc sâu đơn vị kiến thức đã học, học sinh
hứng thú học. khắc phục được tính lười, ỷ lại của học sinh, kiến thức được hình
thành có hệ thống, vững chắc bởi đó là kiến thức do các em tìm ra. Tránh khuynh
hướng về tuyên truyền thuyết minh có phần coi nhẹ tri thức của môn học, sự thiên
lệch này có ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục.
Kết quả cụ thể: Sau khi dạy xong bài 3 “ Sự vận động và phát triển của thế giới vật
chất” ở lớp 10C4, 10C5, 10C6, 10C7, tôi đã làm phiếu trắc nghiệm học tập: cho
học sinh xác định các hình thức vận động và phân biệt khái niệm vận động trong
triết học và vận động theo cách hiểu thông thường. Qua kiểm tra kết quả:
Lớp 10C4
Tỉ lệ
%
10C5
Tỉ lệ
%
10C6
Tỉ lệ
%
10C7 Tỉ lệ %
Sĩ số 53 48 50 53
Số HS
đạt giỏi
3 6 2 4 4 8 4 9
Số HS
đạt khá
18 34 14 29 19 38 20 38
Số HS
đạt TB
27 51 28 58 22 44 25 47
Số HS
đạt yếu
5 9 4 8 5 10 4 6
Với đặc trưng của bộ môn Giáo dục công dân là dạy học phải gắn với thực tế cuộc
sống, với những vấn đề của xã hội. tri thức của triết học là loại tri thức có tính chất
khái quát hóa, trừu tượng hóa rất cao. Song những tri thức đó lại bắt nguồn từ thực
tiễn đời sống và phục vụ dời sống. Vì vậy khi học tập, nghiên cứu cần phát huy
9
tính tích cực trong suy nghĩ và hành động. Để làm được điều đó cần phải có sự
chuẩn bị chu đáo vì đây là đưa loại tri thức khác vào để minh họa, chứng minh cho
luận điểm của triết học. Nếu chọn tri thức không phù hợp sẽ có hại cho bài giảng
đồng thời để phát huy tối đa mặt tích cực của phương pháp, cần sử dung tri thức
khoa học cụ thể, vừa phải, đúng lúc, đúng chỗ
Áp dụng phương pháp vận dụng tri thức liên môn trong giảng dạy triết học là bước
chuyển biến tích cực. Nó đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục
và đào tạo theo tinh thần của văn kiện đại hội Đảng lần thứ VII đặt ra cho ngành
giáo dục. Vì thế đòi hỏi sự cố gắng cùa cả ngành giáo dục và đào tạo, của các thầy
cô giáo đang trực tiếp giảng dạy bộ môn này. Muốn đưa bộ môn Giáo dục công
dân tìm thấy xứng đáng thì mỗi cá nhân chúng ta góp phần nhỏ bé cùa mình vào
việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn.
Trên đây là kinh nghiệm của bản thân về sử dụng tri thức liên môn trong giảng dạy
triết học, môn giáo dục công dân 10, những kinh nghiệm này được đúc rút từ thực
tế bộ môn và thông qua các tiết dự giờ của đồng nghiệp cũng như trong các buổi
sinh hoạt chuyên môn. Rất mong được sự đóng góp của các đồng chí, đồng nghiệp.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Trần Thị Hiền
10
Mục lục.
PhầnI. Đặt vấn Trang1
1. Lí do chọn đề tài Trang 1
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Trang 1
2.1 Thực trạng Trang 1
2.2 Kết quả của thực trạng trên Trang 2- 3
3 Mục đích, phạmvi, đối tượng nghiên cứu Trang 3- 4
Phần II Nội dung trang 4
1 Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn trang4
1.1 Cơ sở lí luận trang 4- 5
1,2 Cơ sở thực tiễn trang 5
2. Các giải pháp thực hiện. Trang 5
2.1. Quan niệm về vận dung tri thức liên môn… Trang 5
2.2.Phương pháp vận dụng tri thức liên môn … Trang 5- 8
3. Những biện pháp tổ chức thực hiện Trang 8
C Kết luận Trang 8- 10
11
Tài liệu tham khảo
- Sách giáo khoa, GDCD 10 của Nhà xuất bản giáo dục.
- Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD 10 của nhà xuất bản Đại học
sư phạm
- Bồi dưỡng thường xuyên chu kì III.
- Một số phương pháp dạy học của Nhà xuất bản Đại học sư phạm
12