HIỆU QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA VIỆC SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY
TRONG DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ THBT
A . ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghị quyết của Ban chấp hành TW Đảng lần thứ 4, khoá VI ( 1/1993)
đã đề ra nhiệm vụ “ đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học”. Kể
từ đó đến nay, đổi mới phương pháp dạy học trở thành nhiệm vụ thường
xuyên và luôn được quan tâm ở tất cả các cấp học.
Vì sao phải đổi mới phương pháp dạy học? Như chúng ta đã biết
trong những năm gần đây nền khoa học kỹ thuật và công nghệ thế giới phát
triển như vũ bão. Các sản phẩm của khoa học ra đời từng ngày, từng giờ. Nếu
không cập nhật được sẽ trở thành lạc hậu. Nhà trường là cái nôi của tri thức
nhưng không bao hàm tất cả những tri thức mà học sinh cần có. Chính vì vậy
vượt trên những kiến thức sách vở nhà trường là nơi cung cấp cho các em
phương pháp để tiếp cận tri thức mới. Một “ phương pháp học tập tốt” mới là
từ khoá để mở cánh cửa bí mật của kho tàng tri thức nhân loại. Vậy nên, đổi
mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tao
của học sinh trong học tập là việc làm cần thiết. Hãy đặt học sinh vào vị trí
trung tâm của quá trình dạy học để các em tự mình vén lên bức màn bí mật
của tri thức.
Một phương pháp dạy học tốt là gì? Giáo viên đóng vai trò định hướng và
điều khiển quá trình lĩnh hội tri thức, học sinh chủ động trong việc nắm bắt,
tiếp thu, lĩnh hội tri thức mới. Trong quá trình học tập của học sinh Phương
pháp học tập và thái độ học tập chính là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và
mang tính chất quyết định đến kiến thức và kỹ năng của mỗi học sinh. Để
hươngr ứng phong trào “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
giáo viên hãy định hướng cho các em để các em cùng học, cùng chơi. Hãy tạo
cho các em các nhóm học tâp và hãy tạo cho các em niềm say mê, hứng thú,
chủ động, tích cực trên con đường đi tìm tri thức mới.
Vật lý học là cơ sở của nhiều ngành kỹ thuật quan trọng, sự phát triển
của khoa học Vật lý gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại, trực tiếp với sự
tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Vì vậy, những hiểu biết và nhận thức Vật lý có
giá trị lớn trong đời sống và trong sản xuất, đặc biệt trong công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngày nay việc nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những vấn đề
được quan tâm hàng đầu trong xã hội. Trong bối cảnh toàn ngành Giáo Dục
và Đào Tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng
phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập mà
phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo,
tổ chức họat động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt được mục tiêu
dạy học.
1
Nghị quyết TW 2 khóa VII đó khẳng định “phải đổi mới phương pháp giáo
dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy
sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và
phương tiện hiện đại của quá trinh dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự
học, tự nghiên cứu cho học sinh…”
Luật Giáo dục, điều 24.2 “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với từng đặc
điểm của từng lớp học, môn học ; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện
kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Năm học 2011 – 2012 là năm học Bộ giáo dục và đào tạo tiếp tục đổi mới
phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung, chất
lượng dạy học môn vật lí nói riêng. Một trong những phương pháp dạy học
mới và hiện đại nhất được đưa vào là dạy học bằng “ bản đồ tư duy” (BĐTD)
– Một phương pháp dạy học mới đang được rất nhiều nước trên thế giới áp
dụng. Trong năm học vừa qua, Bộ giáo dục cũng đã tổ chức đợt tập huấn về
phương pháp học tập mới này cho cấp THPT và THBT. So sánh với một
phương pháp dạy học cũ phương pháp “ Sơ đồ cây” - Một phương mang lại
hiệu quả rất cao cho quá trình dạy học. Bản thân tôi nhận thấy phương pháp
này có nhiều ưu điểm vượt trội. Cộng với việc tìm hiểu kết quả của việc ứng
dụng phương pháp ở 2 cấp học đã được Bộ giáo dục phổ biến rộng dãi là TH
và THCS . Tôi đã mạnh dạn đưa phương pháp dạy học mới này vào quá trình
dạy học trong suốt năm học vừa qua, tôi nhận thấy phương pháp này rất có
hiệu quả trong công tác giảng dạy và học tập. Bước đầu đã giảm bớt được tâm
lí ngại học môn Vật lí, khơi gợi cho học sinh tình yêu và sự hứng thú đối với
môn học, đồng thời mang đến cho các em cái nhìn mới, tư duy mới về môn
học và đặc biệt là hình thành hệ thống tư duy lôgic trong cuộc sống.
Bản đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng
và đào sâu các ý tưởng, là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu
tả nó là một kỹ thuật hình hoạ với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường
nét,màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp
con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não.
Bản đồ tư duy giúp học sinh có được phương pháp học hiệu quả hơn. Việc
rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng
cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số
học sinh học rất chăm chỉ nhưng kết quả chưa tốt, các em thường học bàinào
biết bài đấy, học phần sau quên phần trước và không biết liên kết các kiến
thức với nhau, không biết vận dụng ccs kiến thức đã học trước đó vào những
phần sau. PHần lớn học sinh khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết
cách tự ghi chép để ghi nhớ thông tin, ghi nhớ kiến thức trọng tâm vào “ bộ
nhớ” của mình.
Sử dụng thành thạo bản đồ tư duy trong dạy học sẽ giúp học sinh có được
phương pháp học, tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy
2
Bản đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực. Một số kết quả
nghiên cứu cho thấybộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu, và in đậm cái
mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy,
việc sử dụng BĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa
tiềm năng của bộ não. Kết quả, sau mỗi giờ học các em học tập sôi nổi, hào
hứng, nắm tương đối chắc kiến thức trọng tâm, nhiều em có chất lượng bài
kiểm tra tốt, có ý thức rèn luyện năng lực sử dụng BĐTD bước đầu để hỗ trợ
học tập môn.
Vậy thế nào là phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy?
Cách sử dụng bản đồ tư duy trong một tiết học thế nào cho hiệu quả
Đó là những vấn đề tôi muốn được chia sẻ cùng các đồng nghiệp trong
sáng kiến kinh nghiệm này.
II. THỰC TRẠNG
1. Thực trạng học vật lí ở trường phổ thông
Thực trạng học môn vật lí ở trường phổ thông. Từ xưa đến nay học
trò vẫn hay có câu “ khó như lí” vậy vật lí khó vì đâu? Trong giáo dục không
có một văn bản nào quy định môn học nào là khó, môn học nào là dễ. Mà mỗi
môn có phương pháp nghiên cứu đặc thù. Bản thân học sinh thường nhận thấy
vật lí khó là do vật lí là môn khoa học thực nghiệm hầu hết các kết kuận của
vật lí đều rút ra từ thực nghiệm. Mà không phải thí nghiệm nào cũng mang
lên lớp để biểu diễn. Vậy nên muốn học tốt môn vật lí đòi hỏi học sinh phải
có một quá trình tích luỹ lâu dài. Thí nghiệm không phải là cái gì xa xôi mà
nó chính là những hiện tượng diễn ra hàng ngày trước mắt ta. Phải biết gom
nhặt kiến thức từ thực tế . Nhưng với cách sống buông thả xa dời thực tế như
một bộ phận học sinh hiện nay thì vật lí lại càng là cái gì đó thực sự xa vời
đối với các em.
Học sinh học vật lí chỉ mang tính chất đối phó. Các em tự biến mình
thành những cỗ máy áp dụng công thức với tâm lí “ trắc nghiệm chỉ cần đúng
đáp số là đủ” dẫn đến một bộ phận không ít học sinh mặc dù làm ra đáp số
nhưng khi yêu cầu giải thích thì nói sai về bản chất. Với cách học vật lí như
vạy thì dù các em có giải được bao nhiêu bài tập đi nữa các em cũng không
thể áp dụng được vật lí vào cuộc sống. Đối với một môn khoa học thực
nghiệm mà lại không tìm thấy được tiếng nói đồng điệu giữa kiến thức và
thực tiễn thì học phỏng có ích gì?
Trước thực trạng trên, đổi mới phương pháp dạy học là việc làm cần thiết.
Hãy tạo cho các em cảm giác hứng thú khi đến trường theo đúng khẩu hiệu “
mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Hãy tạo cho các em không khí vui
tươi trong từng tiết học. Hãy đặt các em vào vị trí trung tâm, khơi gợi, kích
thích tính tích cực chủ động sáng tạo của các em trong quá trình nhận thức.
Hãy tạo điều kiện để các em làm việc. chỉ có làm việc mới đưa quá trình học
của các em đến đựợc với thực tiễn để các em thấy được ý nghĩa thực tiễn của
việc học.
3
2. Nguyên nhân
* Hoạt động dạy của giáo viên
- Các thầy cô giáo đã có nhiều cố gắng trong việc tìm hiểu để nắm bắt và thực
hiện yêu cầu đổi mới của chương trình, sách giáo khoa, về phương pháp dạy
học, phương pháp kiểm tra đánh giá, sử dụng thiết bị Tuy nhiên chỉ thực
hiện theo hình thức, phong trào. Trong giảng dạy vẫn nặng về thuyết trình,
diễn giảng (vì sợ học sinh không hiểu) khiến giờ học nặng nề, chưa hấp dẫn
lôi cuốn học sinh, một số giáo viên ngại khó, chưa tổ chức cho các em làm thí
nghiệm, thực hành để các em phát hiện, khám phá tri thức; việc hướng dẫn
phương pháp tự học cho học sinh vẫn chưa được giáo viên quan tâm đúng
mức.
- Một số giáo viên tuy nắm được chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình
các môn học, nhưng do chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của chuẩn
kiến thức và không bám sát chuẩn trong giảng dạy, nên dẫn đến tình trạng quá
tải đối với học sinh trong học tập, kiểm tra, đánh giá kết quả. Làm cho học
sinh đã yếu càng yếu thêm.
- Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy, một số thầy cô chưa có khả năng bao
quát, quản lý hết các đối tượng học sinh. Chưa tận dụng có hiệu quả thời
lượng giảng dạy trên lớp. Trong kiểm tra đánh giá cũng chậm đổi mới, chưa
có biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế học sinh yếu kém và tạo sự hứng thú cho
học sinh học tập.
- Trong hoạt động dạy chưa sát đối tượng, liên hệ thực tế đia phương và phát
huy tính tích cực của học sinh.
* Hoạt động học của học sinh
- Chất lượng đầu vào của học sinh THBT thấp, lỗ hổng kiến thức lớn, do vậy
các em thiếu tự tin, tư tưởng luôn trông chờ vào ngoại lực. Biểu hiện ở chỗ ỷ
lại vào thầy quá nhiều, rụt rè và sợ phát biểu sai; khả năng tiếp thu và tái hiện
kiến thức chậm. Do vậy, nếu giáo viên không khích lệ, tạo điều kiện thì các
em rất thụ động.
- Một số học sinh lười học, mải chơi cộng thêm vào đó là sự xao nhãng của
các bậc phụ huynh khiến các em lao vào các trò giải trí như bi a , điện tử mà
quên đi nhiệm vụ học tập của mình.
3. Kết quả kiểm tra chất lượng năm học 2010 – 2011
Tỉ lệ (% ) Lớp 11A1 Lớp 12A2 Tỉ lệ trung bình
Khá, giỏi 13 17 15
Trung bình 64 62 63
Yếu, kém 23 21 22
4
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
1. Bản chất phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy
BĐTD là phương pháp dạy học tổ chức và phát triển tư duy giúp người
học chuyển tải thông tin vào bộ não rồi được thông tin ra ngoài bộ não một
cách dễ dàng, đồng thời là phương tiện ghi chép sáng tạo và hiệu quả, mở
rộng , đào sâu và kết nối các ý tưởng, bao quát được các ý tưởng trên phạm vi
sâu rộng
Dạy học bằng Bản đồ tư duy – là một giải pháp góp phần đổi mới cơ bản
giáo dục
2. BĐTD tận dụng được các nguyên tắc của trí nhớ siêu đẳng
Sự hình dung: BĐTD có rất nhiều hình ảnh để bạn hình dung về kiến thức
cần nhớ. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của trí nhớ siêu
đẳng. Đối với bộ não, BĐTD giống như một bức tranh lớn đầy đủ hình ảnh
mầu sắc hơn là một bài học khô khan, nhàm chán.
Sự liên tưởng, tưởng tượng : BĐTD hiển thị sự liên kết giữa các ý tưởng
một cách rất rõ ràng.
Làm nổi bật sự việc: Thay cho những từ ngữ tẻ nhạt đơn điệu , sơ đồ
BĐTD cho phép giáo viên và học sinh làm nổi bật các ý tưởng trọng tâm bằng
việc sử dụng những màu sắc, kích cỡ, hình ảnh đa dạng. Hơn nữa việc sử
dụng BĐTD sử dụng rất nhiều màu sắc khiến giáo viên và học sinh phải vận
dụng trí tưởng tượng sáng tạo đầy phong phú của mình. Nhưng không chỉ là
bức tranh đầy màu sắc sặc sỡ thông thường, BĐTD giúp tạo ra một bức tranh
mang tính lí luận, liên kết chặt chẽ về những gì được học.
3. BĐTD sử dụng cả hai bán cầu não cùng một lúc
BĐTD thực sụ giúp bạn tận dụng các chức năng của cả não trái và não
phải khi học. Đây chính là công cụ học tập vận dụng được sức mạnh cả bộ
não. Nừu vận dụng đúng cách, nó sẽ hoàn toàn giải phóng được những năng
lực tiềm ẩn trong bạn, đưa bạn lên một đẳng cấp mới, đẳng cấp của một tài
năng thực thụ hay thậm chí của một thiên tài.
II. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sử dụng BĐTD để hỗ trợ quá trình dạy học bài mới ( có sự hỗ trợ của
máy chiếu)
a. Giáo viên sử dụng BĐTD để dạy bài mới.
Giáo viên đưa ra một “ từ khoá ” để nêu kiến thức của bài mới rồi yêu
cầu học sinh vẽ BĐTD bằng cách đặt câu hỏi, gợi ý cho các em để các em tìm
ra các từ liên quan đến “ từ khoá ” và từ đó hoàn thiện BĐTD. Qua đó học
sinh sẽ nắm được kiến thức bài học một cách dễ dàng.
Ví dụ 1: Khi dạy bài “ Dao động điều hoà ” – Môn Vật lí lớp 12.
Giáo viên cho từ khóa là “ Dao động điều hoà ”. Đây là một khái niệm
hoàn toàn mới đối với học sinh, do đó giáo viên sẽ nêu cho học sinh nhánh
cấp 1. Sau đó, giáo viên chia học sinh theo nhóm ( 2 bàn một nhóm ), bằng
5
các câu hỏi gợi ý yêu cầu các nhóm bổ sung các nhánh cấp 2, cấp 3 để hoàn
thiện bản đồ tư duy (có sự hỗ trợ của máy chiếu).
Sau khi các nhóm hoàn thiện BĐTD, giáo viên yêu cầu đại diện của 1
hoặc 2 nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung. Giáo viên kết luận theo
hướng chuẩn kiến thức, không áp đặt cách trình bày. Qua đó học sinh chiếm
lĩnh kiến thức chủ động, nhẹ nhàng, đồng thời kích thích hứng thú học tập của
các em.
Sơ đồ minh hoạ
Dao động điều hoà
6
Ví dụ 2: Khi học bài “ Con lắc lò xo ” – Môn vật lí lớp 12.
Giáo viên cho từ khoá “ Con lắc lò xo ” định hướng để học sinh
xác định nhánh cấp 1. Sau đó chia nhóm theo đơn vị bàn và dùng các câu hỏi
gợi ý để các nhóm vẽ tiếp các nhánh cấp 2, cấp 3 và hoàn thiện bản đồ tư
duy (có sự hỗ trợ của máy chiếu).
Sau khi các nhóm đã hoàn thiện xong, yêu cầu đại diện của 2 nhóm
cùng lúc lên trình bày trên 2 nửa bảng. Sau đó cho các nhóm khác nhận xét ,
góp ý. Giáo viên chốt lại kiến thức của bài trên tinh thần động viên, khích lệ
các cách trình bày sáng tạo. Học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, hào hứng
và có niềm yêu thích phương pháp mới.
Sơ đồ minh hoạ
Con lắc lò xo
7
b. Học sinh dùng BĐTD để phát huy tính tự học
Đối với những bài thiên về ứng dụng, vận dụng , để giảm thời gian
nghiên cứu bài mới, giành thời gian cho vận dụng và liên hệ, giáo viên có thể
dùng hệ thống câu hỏi định hướng để học sinh tự xây dựng BĐTD ở nhà. Đến
tiết học giáo viên có thể gọi một số em lên trình bày, sau đó cho các em khác
nhận xét bổ sung. Giáo viên chốt lại kiến thức của bài học. Thời gian còn lại
cho học sinh vận dụng, liên hệ thực tế để nâng cao hiệu quả của tiết dạy.
Ví dụ 1: Khi dạy bài “ Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức ”- Môn vật lý
lớp 12.
Đây là bài kiến thức không khó nhưng lại có nhiều ứng dụng và liên hệ
thực tế. Vì vậy chúng ta sẽ phát huy khả năng tự học của các em bằng cách
dung hệ thống câu hỏi định hướng để học sinh vẽ BĐTD ở nhà, lên lớp sau
khi chốt lại kiến thức của bài ta sẽ giành nhiều thời gian để liên hệ thực tiễn.
Khi đã gắn kết được kiến thức và thực tiễn các em sẽ các em sẽ thấy được ý
nghĩa của việc học. Sau bài học học sinh vừa tự chiếm lĩnh được tri thức, vừa
vận dụng được vào thực tiễn sẽ tạo cho các em niềm đam mê đối với môn học
và hứng thú với phương pháp học tập mới.
Hệ thống kiến thức bài học bao gồm: (sử dụng máy chiếu).
Dao động tát dần: thế nào là dao động tát dần? Giải thích và ứng dụng
Dao động duy trì: thế nào là dao động duy trì? Cách duy trì, ứng dụng.
Dao động cưỡng bức: thế nào là dao động cưỡng bức? Đặc điểm.
Hiện tượng cộng hưởng: định nghĩa, điều kiện, ứng dụng.
Sơ đồ minh hoạ
Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức
8
Ví dụ 2: : Khi học bài “ Tổng hợp hai dao động điều hoà cùng
phương, cùng tần số”. Đây là bài thiên nhiều về vận dụng vì vậy để có thời
gian cho học sinh vận dụng kiến thức của bài để tìm phương trình dao động
tổng hợp, giáo viên cho học sinh vẽ BĐTD ở nhà theo các nội dung:
Véc tơ quay: biểu diễn một dao động điều hoà bằng một vectơ quay.
Phương pháp giản đồ Fre-nen: thế nào là phương phap giản đồ Fre-nen?
Kết quả của việc tổng hợp hai dao động điều hoà cung phương cùng tần số.
Sau khi học học sinh trình bày, góp ý, giáo viên chốt kiến thức cơ bản
học sinh.
( dùng máy chiếu)
Học sinh tự mình chiếm lĩnh tri thức và vận dụng được bài học sẽ tạo tâm lý
hào hứng, phấn khởi cho các em.
Sơ đồ minh hoạ
Tổng hợp hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số
9
2. Sử dụng BĐTD trong ôn tập, luyện tập kiểm tra định kỳ
Với phương pháp kiểm tra dặc thù của bộ môn ( kiểm tra bằng trắc
nghiệm) các câu hỏi nằm dàn trải ở các bài, trong khi số lượng tiết ôn tập và
bài tập là có hạn. Chính vì thế, để phát huy tối đa hiệu quả của những tiết này
chúng ta sẽ giành chúng lại đến cuối chương.
a. Về lý thuyết.
Ví dụ khi nghiên cứu về chương “ Dao động cơ ”. Giáo viên đưa ra từ
khoá
“ Dao động cơ ” sau đó giáo viên định hướng nhánh cấp 1. Sau đó chia nhóm
học tập theo đơn vị xã và yêu cầu các nhóm dùng hệ thống các câu hỏi gợi ý
có sẵn ở từng bài học vẽ tiếp các nhánh cấp 2, cấp 3 và hoàn thiện SĐTD
về hệ thống lý thuyết của chương trên bìa cứng hoặc bảng phụ.
Sau khi các nhóm hoàn thiện tác phẩm của mình, yêu cầu đại diện 2
nhóm treo BĐTD của nhóm mình lên và trình bày, các nhóm khác góp ý.
Giáo viên chốt lại kiến thức và đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm. Học
sinh tự mình hệ thống lại kiến thức sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và hứng thú với môn
học hơn.
Sơ đồ minh hoạ (Sử dụng máy chiếu từng phần)
Hệ thống lý thuyết chương “ Dao động cơ ”
10
b. Về bài tập
Ví dụ khi nghiên cứu về chương “ Dao động cơ ”. Giáo viên đưa ra từ khoá
“ Dao động cơ ” sau đó giáo viên định hướng nhánh cấp 1, sau đó dùng các
câu hỏi có tính chất gợi mở để học sinh xây dựng tiếp nhánh cấp 2, cấp
3 và hoàn thiện BĐTD.
Sau khi hoàn thiện BĐTD giáo viên đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm tính
toán, học sinh sẽ sử dụng ngay BĐTD vừa xây dựng để giải và trả lời các câu
hỏi của giáo viên. Sau 1 tiết học, học sinh có thể giải được nhiều dạng bài tập,
phát triển tư duy của học sinh một cách tối đa đồng thời tạo ra niềm đam mê,
hứng thú đối với môn học.
Sơ đồ minh hoạ
Các dạng bài tập thường gặp chương “ Dao động cơ ”
11
3. Giáo viên sử dụng BĐTD trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
Ví dụ ta xét chương “ Dao động cơ ” . Các dạng bài tập về con lắc đơn
và con lắc lò xo chiếm hầu hết các dạng trong đề thi học sinh giỏi mà các
dạng bài tập về con lắc đơn luôn được xem là hóc búa đối với học sinh, trong
đó điển hình là dạng bài tập về sự thay đổi chu kỳ của con lắcđơn. Giáo viên
sẽ đưa ra từ khoá “ bài tập về sự thay đổi chu kỳ của con lắc đơn ”. Bằng các
câu hỏi định hướng, gợi mở học sinh sẽ xây dựng các nhánh cấp 1, cấp 2, cấp
3 và hoàn thiện BĐTD.
Sau khi hoàn thiện BĐTD, giáo viên đưa ra cho học sinh hệ thống các
bài tập về sự biến thiên chu kỳ của con lắc đơn để học sinh vận dụng chính
những công cụ mình vừa góp phần tạo ra vào để giải quyết bài toán. Sau tiết
học, học sinh sẽ có hệ thông phương pháp logic, đầy đủ và hứng thú với việc
học tập.
Sơ đồ minh hoạ
Bài tập về “ sự biến thiên chu kỳ của con lắc đơn ”
C. KẾT LUẬN
12
C. KẾT LUẬN
I.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Học sinh dễ nắm được trọng tâm của vấn đề
- Đỡ tốn thời gian ghi chép hơn so với kiểu ghi chép cũ
- Cải thiện sức sáng tạo và trí nhớ, nắm bắt cơ hội khám phá tìm hiểu
- Hoàn thiện bộ não, tiếp thu linh hoạt và hiệu quả
- Giúp người học tự tin vào khả năng của mình
- Trong giảng dạy và học tập: tạo hứng thú cho học sinh, mối quan hệ thầy
trò bạn bè thân thiện hơn, học sinh hiểu và nhớ lâu vấn đề hơn
- Tuy nhiên, vẫn còn một số ít học sinh do ý thức học tập kém nên kết quả
học tập chưa tốt.
Kết quả kiểm tra chất lượng cuối năm học 2011 – 2012
Tỉ lệ (% ) Lớp 11A1 Lớp 12A2 Tỉ lệ trung bình
Khá, giỏi 17,3 19,6 18,5
Trung bình 78,9 76,1 77,5
Yếu, kém 3,8 4,3 4,0
II.BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Sử dụng thành thạo và hiệu quả BĐTD sẽ mang lại nhiều kết quả tốt
và đáng khích lệ trong phương pháp học tập và giảng dạy của giáo viên. Tuy
nhiên, phải tránh tư tưởng tuyệt đối hoá phương pháp dạy học này. Vật lý là
một môn khoa học thực nghiệm vì vậy trong quá trình dạy học người dạy phải
luôn chú ý đến đặc thù của bộ môn để đưa ra phương pháp dạy học phù hợp
với từng bài, từng chương.
Sử dụng BĐTD trong quá trình dạy học sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu
ta biết kết hợp linh hoạt với các phương pháp dạy học khác như: tạo nhóm
học tập, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
III. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ.
1. Đối với học sinh: cần xác định nghiêm túc về năng lực, ý thức, thái độ và
động cơ học tập.
2. Đối với giáo viên: không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức cả về chuyên
môn và nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu về đổi mới chất lượng giáo dục.
3. Đối với các cấp lãnh đạo: tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên có thể cống
hiến hết tâm huyết và tài năng cho ngành giáo dục.
Đề tài "HIỆU QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA VIỆC SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY
TRONG DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ THBT"
bước đầu được áp dụng tại Trung Tâm KTTH – HN Thọ Xuân nên không
tránh khỏi những hạn chế của người viết nội dung này. Tôi rất mong nhận
được sự góp ý chân tình của đồng nghiệp, của các cấp quản lý giáo dục để đề
tài có tác dụng thiết thực hơn trong thực tiễn. Để góp phần nâng cao chất
lượng dạy học môn vật lí cấp THPT nói chung hệ GDTX nói riêng.
Xin chân trọng cảm ơn!
Thọ xuân, tháng 5 năm 2012
13
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 01
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 01
II- THỰC TRẠNG 03
1,Thực trạng học Vật lý ở trường phổ thông 03
2,Nguyên nhân 04
3,Kết quả kiểm tra chất lượng năm học 2010-2011 04
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 05
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ 05
1, Bản chất phương pháp dạy học bằng BĐTD 05
2, BĐTD tận dụng được các nguyên tắc của trí nhớ siêu đẳng 05
3, BĐTD sử dụng cả hai bán cầu não cùng một lúc 05
II- GI ẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 05
1,Sử dụng BĐTD để hổ trợ quá trình dạy học bài mới 05
2, Sử dụng BĐTD trong ôn tập, luyện tập kiểm tra định kỳ 10
3,Giáo viên Sử dụng BĐTD trong công tác BDHSG 12
C. K ẾT LUẬN 13
I -KẾT QỦA ĐẠT ĐƯỢC
II- BÀI HỌC KINH NGHIỆM
III- ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
1, Đối với HS
2, Đối với GV
3, Đối với các cấp lãnh đạo
14