Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

phân tích và hoàn thiện công tác quản lý vốn lưu động tại công ty đóng tàu phà rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.32 KB, 50 trang )

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MỞ ĐẦU
Việt Nam chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị
trường theo định hướng XHCN từ năm 1986. Cơ chế mới đã mở ra nhiều cơ hội và
những thách thức mới đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và với từng doanh
nghiệp nói riêng. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường này, để tiến hành bất kỳ hoạt
động SXKD, chủ thể kinh tế nào cũng cần phải chủ động về vốn, vốn là yếu tốt cực kỳ
quan trọng trong mọi hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế của bất kỳ một quốc gia nào.
Trước kia trong cơ chế bao cấp, các doanh nghiệp được Nhà nước cấp phát vốn,
lãi Nhà nước thu, lỗ Nhà nước bù. Do đó các doanh nghiệp không quan tâm đến hiệu
quả SXKD cũng như hiệu quả sử dụng vốn. Ngày nay khi tham gia vào nền kinh tế thị
trường, các doanh nghiệp phải tự đối mặt với sự biến động của thị trường, với sự cạnh
tranh khốc liệt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Muốn có được hiệu quả cao
trong SXKD, tăng sức cạnh tranh của mình các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp
để huy động và sử dụng vốn sao cho hợp lý.
Xuất phát từ những vấn đề bức xúc nêu trên và qua thời gian thực tập tại Công
ty Đóng Tàu Phà Rừng. Em quyết định lựa chọn đề tài: "Phân tích và hoàn thiện
công tác quản lý vốn lưu động tại Công ty Đóng Tàu Phà Rừng " làm đề tài thực tập
của mình.
Đề tài của em gồm 3 chương:
Chương I: Vốn lưu động và sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý vốn
lưu động.
Chương II: Phân tích thực trạng công tác quản lý vốn lưu động tại Công ty
Đóng Tàu Phà Rừng.
Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý vốn lưu động
tại Công ty Đóng Tàu Phà Rừng.

Sinh viên: Ngô Quang Đức
1
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG I: VỐN LƯU ĐỘNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN


CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG
1.1. Vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng tới kết cấu vốn lưu động trong
doanh nghiệp.
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại vốn lưu động.
1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm.
Trong nền kinh tế quốc dân, mỗi doanh nghiệp được coi như một tế bào của nền
kinh tế với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo
ra các sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ cung cấp cho xã hội. Doanh nghiệp có thể
thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu
thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ trên thị trường nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải có tư
liệu sản xuất, đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất
kinh doanh là quá trình kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ.
Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh
doanh luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ
một lần vào giá trị sản phẩm và được bù đắp khi giá trị sản phẩm được thực hiện. Biểu
hiện dưới hình thái vật chất của đối tượng lao động gọi là tài sản lưu động, TSLĐ của
doanh nghiệp gồm TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông.
TSLĐ sản xuất gồm những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất
được liên tục, vật tư đang nằm trong quá trình sản xuất chế biến và những tư liệu lao
động không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định. Thuộc về TSLĐ sản xuất gồm: Nguyên
vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, sản phẩm dở dang, công cụ
lao động nhỏ.
TSLĐ lưu thông gồm: sản phẩm hàng hoá chưa tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn
trong thanh toán.
Quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn gắn liền với quá trình lưu thông.
Trong quá trình tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tài sản lưu động sản
xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn chuyển hoá lẫn nhau, vận động không ngừng
làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục trong điều kiện nền kinh tế hàng
hoá - tiền tệ. Để hình thành nên tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu

Sinh viên: Ngô Quang Đức
2
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
thông, doanh nghiệp cần phải có một số vốn thích ứng để đầu tư vào các tài sản ấy, số
tiền ứng trước về những tài sản ấy được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.
Như vậy, vốn lưu động của các doanh nghiệp sản xuất là số tiền ứng trước về
tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp diễn ra liên tục nên vốn lưu động cũng vận động liên tục, chuyển hoá từ hình
thái này qua hình thái khác. Sự vận động của vốn lưu động qua các giai đoạn có thể
mô tả bằng sơ đồ sau:
T
T-H-SX-H’- T’
Δ T
Đối với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực lưu thông, quá trình vận động của vốn lưu
động theo trình tự sau:
T
T – H – T’
Δ T
Sự vận động của vốn lưu động trải qua các giai đoạn và chuyển hoá từ hình thái
ban đầu là tiền tệ sang các hình thái vật tư hàng hoá và cuối cùng quay trở lại hình thái
tiền tệ ban đầu gọi là sự tuần hoàn của vốn lưu động. Cụ thể là sự tuần hoàn của vốn
lưu động được chia thành các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1(T-H): khởi đầu vòng tuần hoàn, vốn lưu động dưới hình thái tiền
tệ được dùng để mua sắm các đối tượng lao động để dự trữ cho sản xuất. Như vậy ở
giai đoạn này vốn lưu động đã từ hình thái tiền tệ chuyển sang hình thái vốn vật tư
hàng hoá.
- Giai đoạn 2(H-SX-H’): ở giai đoạn nay doanh nghiệp tiến hành sản xuất ra sản
phẩm, các vật tư dự trữ được đưa dần vào sản xuất. Trải qua quá trình sản xuất các sản
phẩm hàng hoá được chế tạo ra. Như vậy ở giai đoạn này vốn lưu động đã từ hình thái

vốn vật tư hàng hoá chuyển sang hình thái vốn sản phẩm dở dang và sau đó chuyển
sang hình thái vốn thành phẩm.
- Giai đoạn 3:(H’-T’): doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ sản phẩm và thu được
tiền về và vốn lưu động đã từ hình thái vốn thành phẩm chuyển sang hình thái vốn tiền
tệ trở về điểm xuất phát của vòng tuần hoàn vốn. Vòng tuần hoàn kết thúc. So sánh
Sinh viên: Ngô Quang Đức
3
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
giưa T và T’, nếu T’ >T có nghĩa doanh nghiệp kinh doanh thành công vì đồng vốn
lưu động đưa vào sản xuất đã sinh sôi nảy nở, doanh nghiệp bảo toàn và phát triển
được VLĐ và ngựo lại. Do quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến
hành thường xuyên liên tục nên vốn lưu động của doanh nghiệp cũng tuần hoàn không
ngừng, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ gọi là sự chu chuyển của vốn lưu động. Do sự
chu chuyển của vốn lưu động diễn ra không ngừng nên trong cùng một lúc thường
xuyên tồn tại các bộ phận khác nhau trên các giai đoạn vận động khác nhau của vốn
lưu động. Khác với vốn cố định, khi tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh,
vốn lưu động luôn thay đổi hình thái biểu hiện, chu chuyển giá trị toàn bộ một lần vào
giá trị sản phẩm và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm.
1.1.1.2. Phân loại vốn lưu động.
Để quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cần phải tiến hành phân loại vốn
lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Thông thường có những cách
phân loại sau đây:
* Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh
doanh.
Theo cách phân loại này vốn lưu động của doanh nghiệp có thể chia thành 3
loại:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị các khoản nguyên
vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ.
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở

dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển.
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm các khoản giá trị thành phẩm,
vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc, đá quý ); các khoản vốn đầu tư ngắn hạn(đầu tư chứng
khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn ) các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn;
các khoản vốn trong thanh toán(các khoản phải thu, các khoản tạm ứng ).
Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động trong từng
khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu vốn lưu
động hợp lý sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất.
* Phân loại theo hình thái biểu hiện.
Theo cách này vốn lưu động có thể chia thành hai loại:
Sinh viên: Ngô Quang Đức
4
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Vốn vật tư, hàng hoá: là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng
hiện vật cụ thể như nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành
phẩm
- Vốn bằng tiền: bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi
ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Cách phân loại này giúp cho các doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn kho
dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
* Phân loại theo quan hệ sở hữu.
Theo cách này người ta chia vốn lưu động thành 2 loại:
- Vốn chủ sở hữu: là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp,
doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt. Tuỳ
theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở
hữu có nội dung cụ thể riêng như: vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước; vốn do chủ
doanh nghiệp tư nhân tự bỏ ra; vốn góp cổ phần trong công ty cổ phần; vốn góp từ các
thành viên trong doanh nghiệp liên doanh; vốn tự bổ sung từ lợi nhuận doanh
nghiệp
- Các khoản nợ: là các khoản vốn lưu động được hình thành từ vốn vay các

nhân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác; vốn vay thông qua phát hành
trái phiếu; các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán. Doanh nghiệp chỉ có quyền sử
dụng trong một thời hạn nhất định.
Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được hình
thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay các khoản nợ. Từ đó có các quyết định
trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn, đảm bảo an ninh tài
chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp.
* Phân loại theo nguồn hình thành.
Nếu xét theo nguồn hình thành vốn lưu động có thể chia thành các nguồn như
sau:
- Nguồn vốn điều lệ: là số vốn lưu động được hình thành từ nguồn vốn điều lệ
ban đầu khi thành lập hoặc nguồn vốn điêù lệ bổ sung trong quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này cũng có sự khác biệt giữa các loại hình
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
Sinh viên: Ngô Quang Đức
5
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Nguồn vốn tự bổ sung: là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung trong quá
trình sản xuất kinh doanh như từ lợi nhuận của doanh nghiệp được tái đầu tư.
- Nguồn vốn liên doanh, liên kết; là số vốn lưu động được hình thành từ vốn
góp liên doanh của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh. Vốn góp liên doanh có
thể bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật là vật tư, hàng hoá theo thoả thuận của các bên
liên doanh.
- Nguồn vốn đi vay: vốn vay của các ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín
dụng, vốn vay của người lao động trong doanh nghiệp, vay các doanh nghiệp khác.
- Nguồn vốn huy động từ thị trường vốn bằng việc phát hành cổ phiếu, trái
phiếu.
Việc phân chia vốn lưu động theo nguồn hình thành giúp cho doanh nghiệp
thấy được cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong kinh doanh của
mình. Từ góc độ quản lý tài chính mọi nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụng của nó. Do

đó doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm thấp chi phí sử dụng
vốn của mình.
* Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn.
Theo cách này nguồn vốn lưu động được chia thành nguồn vốn lưu động tạm
thời và nguồn vốn lưu động thường xuyên.
- Nguồn vốn lưu động tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn chủ yếu để
đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời về vốn lưu động phát sinh trong quá trình
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay
ngắn hạn ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác.
- Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn có tính chất ổn định nhằm
hình thành nên TSLĐ thường xuyên cần thiết.
Chúng ta có thể khái quát như sau:
TSLĐ tạm thời Nguồn tạm thời
-TSLĐ thường xuyên cần thiết
-TSCĐ
Nguồn thường xuyên
Việc phân loại nguồn vốn lưu động như trên giúp cho người quản lý xem xét
huy động các nguồn vốn lưu động một cách phù hợp với thời gian sử dụng để nâng
cao hiệu quả tổ chức và sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp mình. Ngoài ra nó còn giúp
cho nhà quản lý lập các kế hoạch tài chính hình thành nên những dự định về tổ chức
Sinh viên: Ngô Quang Đức
6
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
nguồn vốn lưu động trong tương lai, trên cơ sở xác định quy mô, số lượng VLĐ cần
thiết để lựa chọn nguồn vốn lưu động này mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh
nghiệp.
1.1.2. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng tới kết cấu vốn lưu động.
* Kết cấu vốn lưu động.
Kết cấu VLĐ phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động trong
tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp.

VLĐ là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, vấn đề tổ chức quản lý, sử
dụng vốn lưu động có hiệu quả sẽ quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của
doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay. Doanh nghiệp sử
dụng vốn lưu động có hiệu quả, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tổ chức
được tốt quá trình mua sắm dự trữ vật tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phân bổ hợp
lý vốn trên các giai đoạn luân chuyển để vốn luân chuyển từ loại này thành loại khác,
từ hình thái này sang hình thái khác, rút ngắn vòng quay của vốn.
Để quản lý vốn lưu động được tốt cần phải phân loại vốn lưu động. Có nhiều
cách phân loại vốn, mỗi cách phân loại có tác dụng riêng phù hợp với yêu cầu của
công tác quản lý. Thông qua các phương pháp phân loại giúp cho nhà quản trị tài
chính doanh nghiệp đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn của những kỳ trước, rút
ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý kỳ này để ngày càng sử dụng
hiệu quả hơn vốn lưu động. Cũng như từ các cách phân loại trên doanh nghiệp có thể
xác định được kết cấu vốn lưu động của mình theo những tiêu thức khác nhau.
Trong các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu vốn lưu động cũng không giống
nhau. Việc phân tích kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức phân
loại khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về số vốn lưu
động mà mình đang quản lý và sử dụng. Từ đó xác định đúng các trọng điểm và biện
pháp quản lý vốn lưu động có hiệu quả hơn phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh
nghiệp.
* Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động.
Có ba nhóm nhân tố chính ảnh hưởng tới kết cấu VLĐ của doanh nghiệp.
- Các nhân tố về mặt cung ứng vật tư như: khoảng cách giữa doanh nghiệp với
nơi cung cấp; khả năng cung cấp của thị trường; kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư
được cung cấp mỗi lần giao hàng; đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tư cung cấp.
Sinh viên: Ngô Quang Đức
7
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Các nhân tố về mặt sản xuất như: đặc điểm, kỹ thuật, công nghệ sản xuất của
doanh nghiệp; mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo; độ dài của chu kỳ sản xuất;

trình độ tổ chức quá trình sản xuất.
- Các nhân tố về mặt thanh toán như: phương thức thanh toán được lựa chọn
theo các hợp đồng bán hàng; thủ tục thanh toán; việc chấp hành kỷ luật thanh toán
giữa các doanh nghiệp.
1.2. Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý vốn lưu động ở các doanh
nghiệp.
1.2.1. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý lưu động trong doanh
nghiệp.
VLĐ đóng một vai trò rất quan trọng trong hợp đồng sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Trong cùng một lúc, VLĐ được phân bổ trên khắp các giai đoạn luân
chuyển và biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau. Để đảm bảo cho quá trình sản
xuất được tiến hành thường xuyên liên tục, đòi hỏi doanh nghiệp phải có đủ VLĐ vào
các hình thái đó, để cho hình thái đó có được mức tồn tại tối ưu và đồng bộ với nhau
nhằm tạo điều kiện cho việc chuyển hoá hình thái của vốn trong quá trình luân chuyển
được thuận lợi. Do sự chu chuyển của VLĐ diễn ra không ngừng nên thiếu vốn thì
việc chuyển hoá hình thái sẽ gặp khó khăn, VLĐ không luân chuyển được và quá trình
sản xuất do đó bị gián đoạn.
Quản lý VLĐ là một bộ phận trọng yếu của công ty quản lý tài chính doanh
nghiệp. Quản lý VLĐ không những đảm bảo sử dụng VLĐ hợp lý, tiết kiệm mà còn có
ý nghĩa quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và thanh
toán công nợ một cách kịp thời. Do đặc điểm của VLĐ là luân chuyển nhanh, sử dụng
linh hoạt nên nó góp phần quan trọng đẩm bảo sản xuất và luân chuyển một khối
lượng lớn sản phẩm. Vì vậy kết quả hoạt động của doanh nghiệp là tốt hay xấu phần
lớn là do chất lượng của công tác quản lý VLĐ quyết định.
Quan niệm về tính hiệu quả của việc sử dụng VLĐ phải được hiểu trên hai khía
cạnh:
+ Một là, với số vốn hiện có có thể cung cấp thêm một số lượng sản phẩm với
chất lượng tốt, chi phí hạ nhằm tăng thêm lợi nhuận doanh ntghiệp.
Sinh viên: Ngô Quang Đức
8

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ Hai là, đầu tư thêm vốn một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất kinh
doanh nhằm tăng doanh số tiêu thụ với yêu cầu bảo đảm tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn
hơn tốc độ tăng vốn.
Hai khía cạnh đó cũng chính là mục tiêu cần đạt tới trong công tác quản lý và
sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng.
Mỗi doanh nghiệp như một tế bào của nền kinh tế, vì vậy nền kinh tế muốn phát
triển thì doanh nghiệp hoạt động phải có hiệu quả. Như đã phân tích ở trên, sử dụng
hiệu quả VLĐ là một nhân tố tích cực nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Do đó, không thể phủ nhận vai trò của việc nâng cao hiệu
quả sử dụng VLĐ đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Trên thực tế những năm vừa qua, hiệu qủa sử dụng vốn nói chung và VLĐ nói
riêng của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước đạt thấp. Nguyên
nhân chính là các doanh nghiệp chưa bắt kịp với cơ chế thị trường nên còn nhiều bất
cập trong công tác quản lý và sử dụng vốn.
Mặt khác, hiệu quả sử dụng VLĐ là chỉ tiêu chất lượng phản ánh tổng hợp
những cố gắng, những biện pháp hữu hiệu về kĩ thuật, về tổ chức sản xuất, tổ chức
thúc đẩy sản xuất phát triển. Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là đảm bảo với số vốn
hiện có, bằng các biện pháp quản lý và tổng hợp nhằm khai thác để khả năng vốn có
thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp.
Lợi ích kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng một cách hợp lý,
hỉệu quả từng đồng VLĐ nhằm làm cho VLĐ được thu hồi sau mỗi chu kỳ sản xuất.
Việc tăng tốc độ luân chuyển vốn cho phép rút ngắn thời gian chu chuyển của vốn, qua
đó, vốn được thu hồi nhanh hơn, có thể giảm bớt được số VLĐ cần thiết mà vẫn hoàn
thành được khối lượng sản phẩm hàng hoá bằng hoặc lớn hơn trước. Nâng cao hiệu
quả sử dụng VLĐ còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm chi phí sản xuất, chi phí
lưu thông và hạ giá thành sản phẩm.
Hơn nữa, mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là thu được
lợi nhuận và lợi ích xã hội chung nhưng bên cạnh đó một vấn đề quan trọng đặt ra tối
thiểu cho các doanh nghiệp là cần phải bảo toàn VLĐ. Do đặc điểm VLĐ lưu chuyển

toàn bộ một lần vào giá thành sản phẩm và hình thái VLĐ thường xuyên biến đổi vì
vậy vấn đề bảo toàn VLĐ chỉ xét trên mặt giá trị . Bảo toàn VLĐ thực chất là đảm bảo
cho số vốn cuối kỳ được đủ mua một lượng vật tư, hàng hoá tương đương với đầu kỳ
Sinh viên: Ngô Quang Đức
9
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
khi giá cả hàng hoá tăng lên, thể hiện ở khả năng mua sắm vật tư cho khâu dự trữ và
tài sản lưu động định mức nói chung, duy trì khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ còn giúp cho
doanh nghiệp luôn có được trình độ sản xuất kinh doanh phát triển, trang thiết bị, kỹ
thuật được cải tiến. Việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến công nghệ hiện đại sẽ tạo ra khả
năng rộng lớn để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra
sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. Đặc biệt khi khai thác được các nguồn
vốn, sử dụng tốt nguồn vốn lưu động, nhất là việc sử dụng tiết kiệm hiệu quả VLĐ chi
phí về lãi vay.
Từ những lý do trên, cho thấy sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác quản
lý vốn lưu động trong các doanh nghiệp. Đó là một trong những nhân tố quyết định
cho sự thành công của một doanh nghiệp, xa hơn nữa là sự tăng trưởng và phát triển
của nền kinh tế.
1.3. Một số biện pháp tăng cường công tác tổ chức quản lý vốn lưu động.
Việc tổ chức quản lý vốn lưu động chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố khác
nhau. Để phát huy những nhân tố tích cực đòi hỏi nhà quản trị phải nắm bắt được
những nhân tố chủ yếu tác động đến công tác tổ chức quản lý vốn lưu động.
1.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức quản lý vốn lưu động.
* Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức quản lý vốn lưu động.
Nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nợ
phải trả. Do đó việc tổ chức quản lý vốn lưu động cũng chịu ảnh hưởng của hai nguồn
này.
- Nguồn vốn chủ sở hữu: là số VLĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp,
doanh nghiệp có đầy đủ quyền chiếm hữu, chi phối và định đoạt. Nguồn vốn này có lợi

thế rất lớn vì doanh nghiệp được quyền chủ động sử dụng một cách linh hoạt và không
chịu chi phí sử dụng vốn. Vì thế, nếu doanh nghiệp tổ chức khai thác triệt để nguồn
vốn này sẽ vừa tạo ra được một lượng vốn cung ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh,
lại vừa giảm được một khoản chi phí sử dụng vốn không cần thiết do phải đi vay từ
bên ngoài, đồng thời nâng cao được hiệu quả đồng vốn hiện có.
- Nợ phải trả: là các khoản VLĐ được hình thành từ vốn vay các ngân hàng
thương mại và các tổ chức tài chính khác, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu, các
khoản nợ khách hàng chưa thanh toán. Trong nền kinh tế thị trường, ngoài vốn chủ sở
Sinh viên: Ngô Quang Đức
10
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
hữu doanh nghiệp còn huy động các khoản nợ phải trả để đáp ứng nhu cầu vốn lưu
động của mình. Việc huy động các khoản nợ phải trả không những đáp ứng kịp thời
VLĐ cho sản xuất kinh doanh mà còn tạo cho doanh nghiệp một cơ cấu vốn linh hoạt.
Tuy nhiên, việc cân nhắc lựa chọn hình thức thu hút VLĐ tích cực lại là nhân tố quyết
định trực tiếp đến hiệu quả của công tác tổ chức VLĐ. Nếu doanh nghiệp xác định
chính xác nhu cầu VLĐ, lựa chọn phương án đầu tư vốn có hiệu quả, tìm được nguồn
tài trợ thích ứng sẽ đem lại thành công cho doanh nghiệp. Ngược lại nợ vay sẽ trở
thành gánh nặng rủi ro đối với doanh nghiệp.
1.3.2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh việc tổ chức quản lý vốn lưu động
trong doanh nghiệp.
Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp nhà nước cũng như mọi doanh nghiệp
khác đều bình đẳng trước pháp luật, phải đối mặt với cạnh tranh, hoạt động vì mục tiêu
lợi nhuận, tự chủ về vốn. Do đó, việc tổ chức quản lý vốn sản xuất kinh doanh nói
chung và vốn lưu động nói riêng là vấn đề quan trọng và cần thiết. Để tổ chức quản lý
vốn lưu động, các doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt một số biện pháp sau:
* Thứ nhất, phải xác định chính xác số VLĐ cần thiết cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra kế hoạch tổ chức huy động VLĐ đáp ứng
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho hoạt động sản xuất
kinh doanh được thuận lợi, đồng thời tránh tình trạng ứ đọng vốn, thúc đẩy VLĐ luân

chuyển nhanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ thường xuyên, cần thiết để đảm bảo cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp được tiến hành liên tục, tiết kiệm và có
hiệu quả kinh tế cao. Trong điều kiện các Doanh nghiệp chuyển sang thực hiện hạch
toán kinh tế theo cơ chế thị trường, mọi nhu cầu về VLĐ cho sản xuất kinh doanh các
Doanh nghiệp đều phải tự tài trợ thì việc xác định đúng nhu cầu VLĐ sẽ giúp Doanh
nghiệp:
- Tránh được tình trạng ứ đọng vốn, sử dụng vốn hợp lý và tiết kiệm, nâng cao
hiệu quả sử dụng VLĐ.
- Không gây nên sự căng thẳng giả tạo về nhu cầu vốn kinh doanh của Doanh
nghiệp
- Là căn cứ quan trọng cho việc xác định các nguồn tài trợ nhu cầu VLĐ của
Doanh nghiệp.
Sinh viên: Ngô Quang Đức
11
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tuy nhiên nhu cầu VLĐ của Doanh nghiệp là một đại lượng không cố định và
chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như:
- Quy mô sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ
- Sự phát triển của giá cả các vật tư, hàng hóa mà Doanh nghiệp sử dụng trong
sản xuất.
- Chính sách, chế độ về lao động và tiền lương được người lao động trong
Doanh nghiệp.
- Trình độ tổ chức, quản lý sử dụng VLĐ của Doanh nghiệp trong quá
trình dự trữ sản xuất, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
* Thứ hai, lựa chọn hình thức thu hút VLĐ. Tích cực tổ chức khai thác triệt
để các nguồn VLĐ bên trong doanh nghiệp, vừa đáp ứng kịp thời vốn cho nhu cầu VLĐ
tối thiểu cần thiết một cách chủ động, vừa giảm được một khoản chi phí sử dụng vốn cho
doanh nghiệp. Tránh tình trạng vốn tồn tại dưới hình thái tài sản không cần sử dụng, vật
tư hàng hoá kém phẩm chất mà doanh nghiệp lại phải đi vay để duy trì sản xuất với lãi

suất cao, chịu sự giám sát của chủ nợ làm giảm hiệu quả SXKD
Sinh viên: Ngô Quang Đức
12
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN LƯU
ĐỘNG TẠI CÔNG TY ĐÓNG TÀU PHÀ RỪNG
2.1. Tổng quan về công ty Đóng tàu Phà Rừng
o Tên đầy đủ : Công ty TNHH nhà nước một thành viên đóng tàu Phà Rừng
o Gọi tắt là : Công ty đóng tàu Phà Rừng
o Tên tiếng Anh: Pharung shipyard company Limited
o Tên viết tắt: PRSY
o Địa chỉ: Thị trấn Minh Đức - Thuỷ nguyên - Hải Phòng - Việt Nam.
o Điện thoại: 84-031.3875128/3875066 - Fax: 84-031.875067
o Email: - Website: www.pharungyard.com.vn
o Tài khoản giao dịch: 01.04229.0101.6 - Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam
o Mã số thuế: 0200159277
o Diện tích đất sử dụng: 45 ha - Diện tích đất xây dựng: 40 ha
o Thành Lập: Ngày 25 Tháng 03 năm 1984
o Hiện nay tổng giám đốc: Ông Nguyễn Văn Học
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân của Công ty Đóng tàu Phà Rừng là Công ty sửa chữa tàu biển Phà
Rừng đó là một công trình hợp tác Việt Nam - Phần Lan được thành lập theo quyết
định số 622/QĐ/ TCCB- LĐ cấp ngày 5 tháng 4 năm 1993 của Bộ Giao thông vận tải
và nghị định số 33/CP ngày 17/05/1996 của Chính phủ về việc phê chuẩn Điều lệ và tổ
chức hoạt động của Tổng công ty Công nghệp tàu thuỷ Việt Nam. Công ty sửa chữa
tàu biển Phà Rừng được thiết kế, xây dựng, lắp đặt hướng dẫn khai thác với sự giúp đỡ
của Chính phủ Phần Lan và các chuyên gia Phần Lan.
Sau khi thành lập đi vào hoạt động Công ty không ngừng phát triển cả về quy
mô và chất lượng. Từ chỗ, ban đầu lĩnh vực hoạt động chính của Công ty là cung cấp
dịch vụ sửa chữa do nhu cầu đóng mới tàu thuỷ trên thị trường ngày càng lớn và nhu

cầu không ngừng phát triển của công ty nên năm 2002 công ty đã chuẩn bị cho chiến
lược đóng mới các phương tiện tàu thuỷ. Để phù hợp với nền kinh tế thị trường, xu thế
hội nhập và chiến lược phát triển lâu dài Công ty nên năm 2005 Công ty được chuyển
đổi thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Đóng tàu Phà Rừng ( gọi tắt là
Sinh viên: Ngô Quang Đức
13
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Công ty Đóng tàu Phà Rừng) theo quyết định số 152/2004/ QĐ – TTg ngày 16/8/2004
của thủ tướng Chính Phủ.
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ - lĩnh vực hoạt động của công ty
2.1.2.1. Chức năng nhiệm vụ
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới nhất số 0204000031 ngày
12/09/2005 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng cấp với nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh của Công ty bao gồm:
o Sửa chữa tàu biển, dịch vụ hàng hải, tổ chức kinh doanh vận tải đường
bộ.
o Gia công lắp đặt các linh kiện thép, phá dỡ tàu cũ.
o Kinh doanh vật tư, máy móc thiết bị, phụ tùng, phụ kiện công nghiệp tàu thuỷ
và dân dụng.
o Đóng mới các phương tiện tàu thuỷ , bốc xếp hàng hoá tại tàu.
o Kinh doanh sắt thép phế liệu.
o Vận tải biển và các nghành, nghề theo quy định của pháp luật.
2.1.2.2. Lĩnh vực hoạt động
o Tư vấn thiết kế, kinh doanh, tổng thầu đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ, thiết
bị,phương tiện nổi.
o Sản xuất, kinh doanh thép đóng tàu, thép cường độ cao, cáp thép, cáp điện; chế
tạo kết cấu thép dàn khoan, container; sản xuất, lắp đặt thiết bị nội thất tàu thuỷ.
o Sản xuất, kinh doanh, lắp ráp động cơ diezel, máy tàu thuỷ, máy xây dựng, các
thiết bị cơ khí, thiết bị điện tàu thuỷ, điện công nghiệp, điện lạnh, điện tử.
o Thiết kế, sản xuất, kinh doanh: vật liệu thiết bị hàn; thiết bị nâng, hạ và các loại

máy công cụ khác.
o Đúc các sản phẩm kim loại đen, kim loại màu; chế tạo van các loại phục vụ cho
công nghiệp và dân dụng.
o Xuất, nhập khẩu, kinh doanh vật tư, máy móc, thiết bị cơ khí phục vụ ngành
công nghiệp và đóng tàu, khí hoá lỏng LPG, nhiên liệu.
o Đại lý, kinh doanh vận tải hàng hoá, xăng dầu các loại trong nước và quốc tế
bằng đường sông và đường biển; dịch vụ hàng hải; môi giới mua bán tàu biển; dịch vụ
Sinh viên: Ngô Quang Đức
14
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
cảng và bến cảng, bốc xếp hàng hoá, kho bãi; dịch vụ hoa tiêu hàng hải, lai dắt, sửa
chữa tàu biển, cung ứng và vệ sinh tàu biển.
o Trục vớt và cứu hộ tàu thuyền; sản xuất, cung ứng các thiết bị cứu sinh, cứu hộ.
o Hoạt động tài chính, chứng khoán.
o Tư vấn, thiết kế và xây dựng các công trình công nghiệp - dân dụng, công trình
ngành Hàng hải, cầu, đường, toà nhà cao ốc, khu đô thị và nhà ở; xây dựng các công
trình điện, điện tử, thuỷ lợi, hạ tầng khu công nghiệp du lịch; sản xuất, kinh doanh các
loại vật liệu xây dựng; kinh doanh nạo vét luồng lạch, san lấp, tạo bãi mặt bằng xây
dựng.
o Các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Đóng tàu Phà Rừng
Công ty tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp theo mô hình trực tuyến chức
năng. Và được thể hiện bằng sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT
Các phân xưởng
Phân
xưởng
máy
Phân
xưởng

ụ đà
Phân
xưởng
bài trí
Phân
xưởng
vỏ 1
Phân
xưởng
vỏ 2
Phân
xưởng
vỏ 3
Phân
xưởng
vỏ 4
Phân
xưởng
ống
Phân
xưởng
điện
Đội cơ
giới
Đốc
công
Đốc
công
Đốc
công

Đốc
công
Đốc
công
Đốc
công
Đốc
công
Đốc
công
Đốc
công
Đốc
công
Sinh viên: Ngô Quang Đức
15
Phó tổng GĐ sản xuất
Phó tổng GĐ sản xuất
Phòng sản xuất
Phòng sản xuất
Chủ nhiệm công trình
Chủ nhiệm công trình
Các
Các


tổ
tổ



sản
sản


xu
xuất
Các
Các


tổ
tổ


sản
sản


xu
xuất
Các
Các


tổ
tổ


sản
sản



xu
xuất
Các
Các


tổ
tổ


sản
sản


xu
xuất
Các
Các


tổ
tổ


sản
sản



xu
xuất
Các
Các


tổ
tổ


sản
sản


xu
xuất
Các
Các


tổ
tổ


sản
sản


xu
xuất

Các
Các


tổ
tổ


sản
sản


xu
xuất
Các
Các


tổ
tổ


sản
sản


xu
xuất
Tổng giám đốc
Tổng giám đốc

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
C
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Đóng tàu Phà Rừng
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
o Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong nhà máy và chịu trách
nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Giám đốc trực tiếp
phụ trách phòng tổ chức cán bộ lao động, phòng kinh doanh, phòng tài chính kế toán.
o Phó giám đốc sản xuất có nhiệm vụ giúp giám đốc tổ chức thực hiện kế hoạch
sản xuất tại nhà máy: kế hoạch sửa chữa tàu, sản xuất kiện thép,phá dỡ, đóng mới…
o Phó giám đốc kỹ thuật nội chính: giúp giám đốc tổ chức thực hiện kế hoạch sửa
chữa thiết bị nội bộ, bảo vệ an toàn cho nhà máy. Trực tiếp phụ trách phòng khoa học
kỹ thuật có điện, văn phòng giám đốc, phòng bảo vệ…
o Phòng kinh doanh: có chức năng đổi mới công nghệ, đầu tư chiều sâu, mở rộng
quy mô và phát triển của nhà máy, tìm kiếm thị trường.
o Phòng vật tư: giúp GĐ lập và thực hiện kế hoạch mua sắm vật tư, thiết bị, phụ
tùng phục vụ cho nhu cầu sản xuất, sửa chữa thiết bị nội bộ và dự trữ tại kho.
o Phòng tài chính kế toán: giúp GĐ trong lĩnh vực thống kê kế toán tài chính.
o Phòng sản xuất: Chịu trách nhiệm trong khâu sản xuất, sửa chữa tàu biển.
o Phòng chất lượng: Kiểm tra giám sát quản lý chất lượng sửa chữa, máy móc
thiết bị. Xây dựng tiêu chuẩn hoá chất lượng sản phẩm, kiểm định dụng cụ đo lường
của nhà máy.
o Phòng tổ chức cán bộ lao động: Tổ chức bộ máy quản lý, điều hành sản xuất,
quản lý, quy hoạch, tiêu chuẩn hoá cán bộ. Thực hiện chế độ với cán bộ công nhân
viên, tham mưu bố trí sử dụng lao động.
o Phòng kỹ thuật cơ điện: Quản lý lập kế hoạch bảo quản, sửa chữa thiết bị nội
bộ, xây dựng các định mức cần thiết để sản xuất. Đưa ra những cải tiến về khoa học kỹ
thuật vào Nhà máy.
o Văn phòng Giám đốc: Tổng hợp tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
Nhà máy, mua sắm thiết bị, văn phòng phẩm, tiện nghi làm việc co các đơn vị, công
tác y tế, quản lý văn phòng làm việc, khu tập thể của Nhà máy.

Sinh viên: Ngô Quang Đức
16
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
o Trường công nhân kỹ thuật : Đào tạo theo yêu cầu của Nhà máy.
Sinh viên: Ngô Quang Đức
17
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.1.4.1.Tổ chức phân hệ sản xuất
Khách hàng gửi đến Công ty bảng kê các hạng mục phải sửa chữa cho một con
tàu cụ thể. Có yêu cầu về thời gian, chủng loại vật tư thiết bị và yêu cầu phải lập hồ sơ
dự thầu gửi cho khách hàng.
Sau khi Công ty trúng thầu, phòng kinh doanh giúp Giám đốc ký hợp đồng sửa
chữa tàu với khách hàng. Sau đó khách hàng đưa tàu vào Công ty để sửa chữa. Công
ty phải mời công ty hoa tiêu, cử hoa tiêu viên đưa tàu vào luồng, vào cầu tàu Công ty.
o Dưới sự điều hành chỉ đạo của phó Giám đốc sản xuất, phòng sản xuất cử ra
một kỹ thuật viên làm chủ nhiệm công trình đồng thời cử một hoặc hai kỹ thuật viên
giúp chủ nhiệm công trình làm công việc chuẩn bị sản xuất như: Khảo sát các hạng
mục phải sửa chữa để xác định khối lượng cụ thể để tính ra nhu cầu vật tư lao động
cần thiết. Sau đó chủ nhiệm công trình lập ra biểu đồ tiến độ thi công, phòng kinh
doanh cũng cử ra một chuyên viên theo dõi sửa chữa để tính giá thành thực của chủ
tàu.
o Dưới sự chỉ đạo của Phó giám đốc sản xuất, phòng sản xuất kết hợp với 5 phân
xưởng cử ra các đốc công cho từng hạng mục phải sửa chữa như: đốc công vỏ, đốc
công máy, đốc công điện tàu, đốc công bài trí, đốc công gia công . . . Đốc công có
nhiệm vụ giúp quản đốc phân xưởng nhận việc do chủ nhiệm công trình giao cho và
phân phối việc cho từng tổ hoặc nhóm công nhân cùng với quỹ tiền lương tương ứng
cho mỗi loại công việc.
Những phần việc mà Công ty không có khả năng sửa chữa, nếu chủ thầu yêu
cầu Công ty nhận thuê đơn vị có khả năng. Chủ nhiệm công trình đề nghị phòng kinh

doanh ký hợp đồng thuê các đơn vị bên ngoài vào cùng làm .
Chủ nhiệm công trình có quyền cao nhất trên con tầu mà mình phụ trách sửa
chữa. Yêu cầu phòng vật tư mua sắm vật tư cấp phát kịp thời đầy đủ, đúng phẩm cấp
quy cách. Yêu cầu phân xưởng có điện cung cấp điện, nước, khí nén, khí hoá lỏng
phòng bảo vệ phòng chống cháy nổ trong quá trình sửa chữa.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, biểu đồ tiến độ đã đề ra hàng ngày chủ nhiệm
công trình, đốc công nhóm thợ tiến hành các công việc sửa chữa. Một hạng mục sửa
chữa xong đốc công mời phòng chất lượng về để kiểm tra chất lượng sản phẩm. Sau
đó người giám sát kỹ thuật của chủ tầu nhiệm thu khối lượng, chất lượng. Sau đó đăng
Sinh viên: Ngô Quang Đức
18
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
kiểm viên - người của chi cục đăng kiểm Hải Phòng làm chức năng kiểm tra, giám sát
kỹ thuật. Chủ nhiệm công trình đến cùng ký vào biên bản nghiệm thu hạng mục.
Chủ nhiệm công trình tập hợp tất cả các biên bản nhiệm thu khối lượng đã được
chủ tầu xác nhận, giao cho chuyên viên tính giá của phòng kinh doanh để tính giá sửa
chữa. Sau khi quyết toán sửa chữa, được chủ tầu và nhà máy ký xác nhận, phòng kinh
doanh lập hồ sơ quyết toán sửa chữa tàu.
Phòng kế toán tài chính có nhiệm nhiệm vụ tiếp nhận hoá đơn sửa chữa nghiên
cứu kỹ điều khoản thanh toán để tạm ứng tiền của chủ thầu phục vụ cho việc mua vật
tư thiết bị cho sửa chữa. Khi nhận được hồ sơ quyết toán thì lập hoá đơn gửi cho khách
hàng và đôn đốc thu tiền theo điều khoản thanh toán của khách hàng đã cam kết.
Sinh viên: Ngô Quang Đức
19
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.1.4.2. Đặc điểm về kỹ thuật công nghệ
Giới thiệu tóm tắt về quy trình công nghệ sửa chữa tàu.
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ quy trình công nghệ
Công việc phải hoàn thành trong dock trước khi hạ thuỷ.
Công việc có thể tiếp tục hoàn thành sau khi tàu ra khỏi dock.

Sinh viên: Ngô Quang Đức
Đưa tàu vào dock chìm
Khảo sát, lập khối lượng
sửa chữa.
Kho vật tư phụ tùng
Chuẩn bị nguyên vật liệu,
thiết bị phụ tùng
Bộ phận
sửa
chữa
phần vỏ
tàu
Bộ phận
sửa chữa
phần
máy tàu
Bộ phận
sửa
chữa
van ống
và bơm
Bộ phận
S/c điện
và nghi
khí
hàng hải
Bộ phận
làm sạch,
sơn và S/c
nội thất tàu

Tàu nằm dock 10- 12 ngày
Hạ thuỷ
Hoàn thiện công việc
sửa chữa tại cầu
Thử nghiệm, nghiệm thu, bàn
giao
20
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.1.4.3. Quy mô doanh nghiệp
Công ty thành lập chín phòng ban, năm phân xưởng, một trường công nhân kỹ
thuật, ba chi nhánh và tham gia góp vốn thành lập công ty liên doanh Baikal với công
ty cổ phần sản xuất thương mại viễn thông( Nga). Ngoài ra Công ty còn có hợp tác
kinh doanh với công ty Montreantanker (Canada) thành lập hợp doanh “ Ngôi sao
châu Á” để sửa chữa tàu.
Hiện tại Công ty có 3291 CBCNV. Trong đó có 390 kỹ sư, cử nhân được đào
tạo trong nước và nước ngoài. Công ty có trên 300 công nhân được đào tạo từ 2 đến 3
năm về công nghệ đóng mới tàu biển tại Nhật bản. Số người có trình độ Đại học và
cao đẳng là 353 người, trung học chuyên nghiệp có 51 người, còn lại là công nhân kỹ
thuật có tay nghề.
Vốn điều lệ: 86.966.342.121 VND
Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển của Đảng, Nhà nước và của Tập
đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, Công ty đang thực hiện dự án xây dựng Công ty
Đóng tàu Sông Giá có thể đóng tàu trọng tải đến 100.000 tấn, xây dựng cụm công
nghiệp Vinashin Đình Vũ bao gồm hệ thống cảng biển và khu công nghiệp phụ trợ,
xây dựng nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàu tại Yên Hưng - Quảng Ninh
2.1.4.4. Tình hình vật tư
Nguyên vật liệu Nhà máy tự tìm kiếm các đối tác để ký các hợp đồng lớn, đảm
bảo về số lượng, chất lượng nguyên vật liệu theo yêu cầu. Các khâu nhập vào và xuất
ra của Nhà máy đều phải thông qua kiểm kê định kỳ về quy cách chất lượng. Công tác
định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong lúc sửa chữa và đóng mới cũng đang được

quan tâm để tránh tình trạng lãng phí nguyên vật liệu đầu vào góp phần hạ giá thành
sửa chữa và đóng mới. Loại vật tư chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là tôn tấm và thép hình
các loại, hàng năm công ty sử dụng trung bình 600 – 800 tấn. Giá trị vật tư phục vụ
sửa chữa và đóng mới hàng năm Công ty phải mua từ 20 – 25 tỷ đồng. Do đặc thù của
vật tư sửa chữa , đóng mới rất dạng và phải nhập khẩu nên công tác dự trữ vật tư được
Công ty coi trọng. Công ty có hệ thống kho tàng tốt đảm bảo cho việc bảo quản và
kiểm soát các vật tư dự trữ một cách khoa học. Giá trị vật tư dự trữ khoảng 6- 7 tỷ
đồng.
Nguyên liêu, vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
bao gồm các loại sau:
Sinh viên: Ngô Quang Đức
21
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
o Vật liệu chính gồm: Tôn tấm, thép, kim loại đen, kim loại mầu, sơn tàu biển,các
loại hoá chất, xăng, dầu mỡ, que hàn, gỗ, sơn
o Vật liệu phụ : Ôxy, gas, C2H2, khí CO2, bu lông êcu, ốc vít, thanh răng, cút,
các loại bìa, cao su, các loại dây điện, dây kim loại, dây nilon…
2.1.4.5. Đặc điểm về sản phẩm và quản lý chất lượng
 Đặc điếm về sản phẩm
Sản phẩm: Loại hình sản xuất của Công ty là sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt
nhỏ theo đơn đặt hàng nên quy trình công nghệ phức tạp liên tục vì công nghệ sữa
chữa tàu, đóng tàu phải qua nhiều công đọan, tính đồng bộ trong sản xuất cao, yêu cầu
về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm ở trình độ cao và phức tạp vì sản phẩm hoạt động
trên biển cả đòi hỏi phải có sự an toàn cao trong sử dụng.
 Quản lý chất lượng sản phẩm
Công ty đã xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001-2000 có hiệu lực và hiệu quả, đã được DET NOSKE VERITAS
(DNV) đánh giá cấp chứng chỉ từ năm 2000.
2.1.4.6. Tình hình tài chính
Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty

Để đánh giá hiệu quả quản lý vốn lưu động tại doanh nghiệp và có những giải pháp
đúng đắn, người ta căn cứ vào tình hình tài chính và kết quả kinh doanh có liên quan
đến hiệu quả quản lý vốn lưu động như tổng tài sản, nguồn vốn, quy mô vốn chủ sở
hữu, doanh thu, lợi nhuận… của doanh nghiệp.
Trong 2 năm 2009,2010 Công ty đóng tàu Phà Rừng đã đạt được một số kết quả cụ
thể như sau:
- Bảng sau đây sẽ cho ta thấy cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty thay đổi như
thế nào qua các năm.
Sinh viên: Ngô Quang Đức
22
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Bảng 01 : Kết cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
Tổng tài sản 4.200.726.639.219 4.421.840.255.915
TSLĐ và đầu tư ngắn
hạn
2.371.654.205.584 2.676.260.295.463
TSCĐ và đầu tư dài hạn 1.829.072.433.635 1.745.579.960.452
Tổng nguồn vốn 4.200.726.639.219 4.421.840.255.915
Nợ phải trả 3.689.647.145.840 3.912.198.511.031
Nguồn vốn chủ sở hữu 511.079.493.379 509.641.744.884
(Nguồn: Trích trong báo cáo tài chính 2 năm 2009 - 2010)
- Kết quả kinh doanh của Công ty:
Bảng 02: Kết quả kinh doanh của Công ty
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
Tổng doanh thu 1,153,721,044,000 799,798,562,427
Doanh thu thuần 1,132,057,209,000 785,133,600,514
Lợi nhuận sau thuế 8,430,836,000 5,968,198,378

(Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2009 - 2010)
Qua những số liệu trên cho ta tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công
ty biến chuyển theo chiều hướng tiêu cực. Doanh thu thuần của Công ty năm 2010 so
với năm 2009 giảm 30.65% Lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm mạnh qua 2 năm.
Đây là những biểu hiện cho thấy tình hình kinh doanh giảm sút của Công ty trong
những năm gần đây. Kết quả này phản ánh một phần hiệu quả sử dụng vốn lưu động
tại Công ty.
2.1.4.7. Phương hướng phát triển trong những năm tới
Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển của Đảng, Nhà nước và của Tập
đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, Công ty đang thực hiện dự án xây dựng Công ty
Đóng tàu Sông Giá có thể đóng tàu trọng tải đến 100.000 tấn, xây dựng cụm công
nghiệp Vinashin Đình Vũ bao gồm hệ thống cảng biển và khu công nghiệp phụ trợ,
xây dựng nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàu tại Yên Hưng - Quảng Ninh
Hiện tại Công ty đóng tàu Phà Rừng bao gồm công ty mẹ, 5 công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên, 5 công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Công ty, một
trường dạy nghề. Trong thời gian tới số lượng các đơn vị thành viên sẽ là gần 20 đơn
Sinh viên: Ngô Quang Đức
23
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
vị. Công ty Đóng tàu Phà Rừng sẽ trở thành Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Phà
Rừng.
2.1.5. Đặc điểm về lao động của công ty
Hiện tại Công ty có 2946 CBCNV. Trong đó có 390 kỹ sư, cử nhân được đào
tạo trong nước và nước ngoài. Công ty có trên 300 công nhân được đào tạo từ 2 đến 3
năm về công nghệ đóng mới tàu biển tại Nhật bản. Số người có trình độ Kỹ sư, cử
nhân là 156, cao đẳng 9 người còn lại là công nhân kỹ thuật có tay nghề.
Biểu đồ cơ cấu lao động công ty đóng tàu Phà Rừng:
Stt Chỉ tiêu Năm 2009 2010
1 Chỉ tiêu chung 3291 2946
2 Cơ cấu về giới tính

Nam 3101 2779
Nữ 191 167
3 Theo cơ cấu quản lý hành chính
Khối quản lý 350 329
Phân xưởng vỏ 1 422 312
Phân xưởng vỏ 2 227 155
Phân xưởng vỏ 3 433 305
Phân xưởng vỏ 4 342 175
Phân xưởng máy 131 111
Phân xưởng ống 311 231
Phân xưởng ụ dà 139 113
Phân xưởng bài trí 484 359
Phân xưởng cơ điện 167 143
Phân xưởng điện tàu thủy 137 90
Đội cơ giới 148 116
4 Trình độ
Đại học 196 156
Cao đẳng 12 9
Công nhân bậc 1+2+3 2616 2309
Công nhân bậc 4 172 189
Công nhân bậc 5 164 175
Công nhân bậc 6 86 69
Công nhân bậc 7 45 39
Từ bảng trên ta thấy số lượng lao động biến đổi theo từng năm, cụ thể là năm
2010 giảm 345 người tương ứng với 10.5%. Nguyên nhân là do thực hiện chủ trương
cắt giảm và hoàn thiện, bố trí sắp xếp lại lao động của công ty để nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh, đáp ứng được tình hình sản xuất mới. Do đó không còn cách nào
khác là công ty phải thực hiện bố trí sắp xếp lại cho phù hợp nhằm tìm ra được những
Sinh viên: Ngô Quang Đức
24

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
người đạt yêu cầu và bên cạnh đó công ty cũng cố gắng giải quyết các chế độ cho
người lao động đối với người nằm trong diện bị giảm biên chế. Đó chính là lý do mà
tại sao số lao động năm 2010lại giảm so với năm 2009.
Vì đặc thù của công ty là sửa chữa và đóng tàu nên tỷ trọng nữ ở công ty như
vậy là tương đối ổn định chiếm 6.15% năm 2009 và chiếm 6% năm 2010. Đội ngũ cán
bộ công nhân viên nữ này được bố trí làm việc ở những vị trí phù hợp với khả năng,
năng lực cũng như điều kiện của họ.
Số lượng khối quản lý năm 2009 chiếm 350 người chiếm 10.6% tổng lao động.
năm 2010 chiếm 329 người chiếm 11.1% tổng lao động.
2.2. Thực trạng quá trình tổ chức quản lý vốn lưu động tại Công ty Đóng Tàu
Phà Rừng.
2.2.1. Kết cấu vốn kinh doanh của Công ty và nguồn hình thành vốn kinh doanh.
2.2.1.1. Kết cấu vốn kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải tự hạch toán một cách độc
lập, lấy thu bù chi. Vì vậy tổ chức quản lý vốn kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng
được Công ty quan tâm và coi đây là một trong những vấn đề hàng đầu trong công tác
quản lý tài chính doanh nghiệp.
Tính đến ngày 31/12/2010 tổng số vốn kinh doanh của Công ty là:
4.421.840.255.915 (đồng), trong đó:
- Vốn cố định là: 1.745.597.960.452 (đồng), chiếm tỷ trọng 39,47% trong tổng
vốn kinh doanh của Công ty.
- Vốn lưu động là: 2.676.260.295.463 (đồng), chiếm tỷ trọng 60,53% trong tổng
vốn kinh doanh của Công ty.
2.2.1.2. Nguồn hình thành vốn kinh doanh.
Qua xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Đóng Tàu Phà Rừng
năm 2009 - 2010 cho thấy tổng số vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh là
4.421.840.255.915 (đồng), trong đó vốn cố định là 1.745.597.960.452 (đồng); vốn lưu
động là 2.676.260.295.463 (đồng). Số vốn này được hình thành từ hai nguồn:
- Nguồn vốn chủ sở hữu: 509.641.744.884 đồng.

- Nợ phải trả : 3.912.198.511.031 đồng.
Sinh viên: Ngô Quang Đức
25

×