Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

báo cáo thực tập quy chế tổ chức điều hành sản xuất trên giàn cntt №-2 xí nghiệp khai thác dầu khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 56 trang )

XÍ NGHIỆP KHAI THÁC DẦU KHÍ
Xí nghiệp Khai thác dầu khí được thành lập vào ngày 13/02/1987, là một đơn vị cơ
sở trực thuộc Xí nghiệp liên doanh “Vietsovpetro”.
Hơn 20 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển, đến nay Xí nghiệp có gần 1500
CBCNV, bao gồm Tiến sỹ, thạc sỹ, kỹ sư, công nhân. Trong đó tỷ lệ người Việt
Nam là 85%, phía Nga là 15%. Xí nghiệp hiện đang quản lý một số cơ sở vật chất
quan trọng như: 13 giàn khai thác cố định, 14 giàn nhẹ, 2 giàn công nghệ trung
tâm, 2 giàn bơm ép nước, 3 tàu chứa dầu với tổng sức chứa 476,000 DWT và
257km đường ống dẫn dầu khí ngầm dưới biển. Ngoài ra, tại Xí nghiệp có các cơ
sở phục vụ sản xuất và dịch vụ cho các công trình biển, như Căn cứ dịch vụ sản
xuất, xưởng Đo lường tự động hoá, đội Khảo sát giếng khoan và hệ thống kho bãi
hiện đại.
Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong lao động sản
xuất chính là yếu tố đảm bảo sự thành công của Xí nghiệp trong những năm qua.
Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn tới, xí
nghiệp đang tích cực tham gia mạnh mẽ vào các công tác dịch vụ ra bên ngoài.
Hiện nay xí nghiệp đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 do
Công ty DNV chứng nhận.
QUY CHẾ TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT TRÊN
GIÀN CNTT №-2
1
I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA GIÀN CNTT №-2:
1.1. Khái niệm chung:
- Giàn công nghệ trung tâm số 2 bao gồm giàn xử lý công nghệ trung tâm và
các giàn nhẹ BK-1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 10 là các bộ phận cấu thành của XNKT.
- Giàn CNTT №-2 chịu sự lãnh đạo của giám đốc và phó giám đốc thứ nhất
XNKTDK.
1.2. Nhiệm vụ và chức năng cơ bản của giàn CNTT №-2:
1.2.1. Nhiệm vụ chính của giàn:
- Thực hiện kế hoạch khai thác và xử lý dầu.
- Đảm bảo thực hiện các biện pháp thu gom khí đồng hành và cung cấp cho


giàn nén khí trung tâm và khí nhiên liệu cho giàn bơm ép nước.
- Đảm bảo nhận nước theo chế độ công nghệ vào các giếng từ giàn PPD-
40000 để duy trì áp suất vỉa.
1.2.2. Nhiệm vụ chính trên giàn CNTT №-2: thực hiện theo các bước sau:
- Tổ chức hoàn thiện quy trình khai thác cho các giếng và các đối tượng liên
quan, để chúng làm việc liên tục phù hợp với chế độ công nghệ và quy trình vận
hành công nghệ.
- Đảm bảo thực hiện kế hoạch sản xuất khai thác dầu, khí, kế hoạch bơm ép
nước vào vỉa, kế hoạch thu gom-xử lý dầu. Thực hiện kịp thời và có chất lượng các
công việc, dự kiến những biện pháp tổ chức kỹ thuật cho XNKTDK.
- Thực hiện các yêu cầu về an toàn chống phun, an toàn phòng chống cháy nổ
và các điều kiện an toàn lao động phù hợp với tiêu chuẩn và pháp lệnh hiện hành.
- Đảm bảo phối hợp công việc giữa giàn CNTT №-2 với giàn PPD-40000,
giàn nén khí trung tâm và các giàn trên công trình biển liên quan đến công việc của
giàn.
- Tuân thủ quy định về vệ sinh an toàn biển. Chấp hành tốt công ước về ngăn
chặn ô nhiễm môi trường biển từ các hoạt động trong khai thác dầu khí và các chất
độc hại khác. Đảm bảo thực hiện biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường xung
quanh.
2
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ các trang thiết bị an toàn phòng chống cháy nổ,
thiết bị cứu sinh cá nhân và tập thể trên giàn CNTT №-2 và các BK.
- Thực hiện biện pháp hoàn thiện công nghệ sản xuất, lao động. Đề xuất áp
dụng hợp lý hóa sản xuất và chi phí. Áp dụng và thử nghiệm các kỹ thuật mới và
công nghệ tiên tiến trong khkai thác, vận chuyển xử lý dầu-khí và duy trì áp suất
vỉa.
- Đảm bảo các điều kiện sinh hoạt cho CBCNV trên giàn và BK và CBCNV
đến công tác đúng với tiêu chuẩn và quy chế ban hành. Để đạt được những chức
năng – nhiệm vụ trên giàn cần phải thực hiện:
+ Tạo môi trưởng làm việc đoàn kết, giúp đỡ, sáng tạo trong lao động.

+ Thường xuyên nâng cao tay nghề cho CBCNV, Học tập, áp dụng những kỹ
thuật mới, kinh nghiệm của những người đi trước để nâng cao chuyên môn của bản
thân.
+ Lập kế hoạch hoạt động đúng đắn, sát thực tế.
II. SƠ ĐỒ VÀ QUY CHẾ TỔ CHỨC
2.1. Giới thiệu về nguồn nhân lực trên giàn CNTT №-2:
- Theo biên chế của giàn tổng số CBCNV làm việc trên giàn thuộc các bộ
phận và các BK là 208 người được chia làm hai ca. Tất cả CBCNV làm việc trên
giàn đều được trải qua các khóa đạo tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp
đúng chuyên môn với công việc mình đảm nhiệm.
- Ngoài ra trên giàn thường xuyên còn có nhân lực của các đơn vị, nhà thầu
trong và ngoài XNLD đến thực hiện các công việc bảo dưỡng-sửa chữa-kiểm định
các máy móc thiết bị công nghệ và kết cấu kim loại….
2.2. Sơ đồ tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận:
2.2.1. Sơ đồ tổ chức:
Sơ đồ tổ chức trên giàn được phân chia thành hai nhóm riêng biệt: Nhóm
thuộc biên chế của XNKTDK và nhóm thuộc biên chế của các đơn vị trong và
ngoài XNLDDK “Vietsovpetro”.
3
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
4
Giàn
trưởng
Giàn phó
Giàn phó
biển
Giàn phó
cơ khí
Kỹ sư
trưởng tự

động hóa
Giàn phó
BK
Phiên dịch
quản trị
Thủy thủ
trưởng
Kỹ sư
trưởng cơ khí
Đốc công
khai thác BK
Kỹ sư
trưởng công
nghệ
Giàn
trưởng
Giàn
phó
Đội
trưởng
điện
Thông
tin
Bác sỹ
Khí
tượng
Kỹ sư
an toàn
Nhà
thầu phụ

- Trưởng các bộ phận có quyền dừng các công việc của nhân viên dưới quyền
khi vi phạm các quy chế về an toàn, quy trình vận hành thiết bị - công nghệ và có
quyền đề xuất với lãnh đạo đạo giàn.
- Tất cả CBCNV công tác trên giàn đều phải tuân thủ theo quy chế chức danh
và quy chế công nhân viên của đơn vị chủ quản, tuy nhiên để nhiệm vụ sản xuất
đạt được hiệu quả, an toàn thì các bộ phận trên giàn phải thực hiện những chức
năng nhiệm vụ cụ thể như sau:
 Bộ phận vận hành công nghệ:
- Trưởng bộ phận là các kỹ sư trưởng công nghệ chịu sự điều hành trực tiếp
từ giàn trưởng (giàn phó) công nghệ, ngoài ra do mối liên hệ chặt chẽ đến
công nghệ xử lý trên giàn với các BK nên KSTCN còn chịu sự chi phối bởi
giàn phó BK.
- Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chính của giàn CNTT là vận hành an toàn,
hiệu quả hệ thống công nghệ xử lý dầu, khí, bơm ép nước. Đảm bảo phối
hợp tốt với các BK về vận hành công nghệ.
- Quản lý và khai thác an toàn hệ thống thiết bị công nghệ trên giàn.
- Đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ trên các bloc công nghệ.
 Bộ phận BK:
- Trưởng bộ phận là giàn phó phụ trách BK chịu sự điều hành trực tiếp từ
giàn trưởng (giàn phó) công nghệ.
- Đốc công BK chịu sự điều hành từ giàn phó phụ trách BK về tổ chức sản
xuất an toàn, sự điều hành từ kỹ sư trưởng công nghệ về các vấn đề liên
quan đến vận hành công nghệ khai thác, thu gom, xử lý dầu khí và bơm ép
nước.
 Bộ phận đo lường tự động hóa:
- Trưởng bộ phận là kỹ sư trưởng tự động hóa, chịu sự điều hành trực tiếp từ
giàn trưởng (giàn phó) công nghệ, ngoài ra do mối liên hệ chặt chẽ đến công
nghệ xử lý trên giàn với các BK nên kỹ sư trưởng tự động hóa còn chịu sự
chi phối từ giàn phó phụ trách BK.
5

- Đảm bảo tình trạng làm việc và khai thác có hiệu quả hệ thống đo lường và
tự động hóa trên giàn và các BK.
- Quản lý và duy trì tình trạng kỹ thuật hoàn hảo của các dụng đo; của hệ
thống chỉ báo, truyền dẫn tín hiệu; tín hiệu báo cháy, báo khí, báo khói trên
giàn và các BK.
- Quản lý và duy trì tình trạng kỹ thuật hoàn hảo của các tủ điều khiển và
đường ống thủy lực của hệ thống van an toàn các giếng khai thác dầu.
 Bộ phận cơ khí:
- Trưởng bộ phận là giàn phó cơ khí, chịu sự điều hành trực tiếp từ giàn
trưởng (giàn phó) công nghệ, chức năng và nhiệm vụ :
- Đảm bảo việc đăng kiểm và nhận giấy phép sử dụng đối với các bình chịu
áp lực, chai chứa khí, các thiết bị nâng trên giàn và trên các BK.
- Quản lý và đảm bảo tình trạng làm việc của hệ thống thiết bị cơ khí, công
nghệ:
+ Hệ thống các bình chịu áp lực và các van an toàn bảo vệ bình.
+ Đường ống công nghệ, các liên kết mặt bích và các van trên đường
ống.
+ Các loại máy bơm.
 Bộ phận công tác biển và an toàn lao động:
- Trưởng bộ phận là giàn phó biển, chịu sự điều hành trực tiếp từ giàn trưởng
(giàn phó) công nghệ, chức năng và nhiệm vụ :
- Hướng dẫn và giám sát việc chấp hành các quy định kỹ thuật an toàn lao
động và bảo vệ môi trường của tất cả CBCNV trên giàn.
- Bảo quản các phương tiện cứu sinh, cứu hỏa và các phương tiện chống cháy
đảm bảo chúng ở trạng thái hoàn hảo và sẵn sàng làm việc khi có sự cố.
- Vận chuyển an toàn hàng hóa trên giàn, hàng hóa lên-xuống từ tàu dịch vụ.
- Đảm bảo an toàn cho máy bay cất và hạ cánh trên giàn.
- Thực hiện công tác giám định, đăng ký, sửa chữa các phương tiện cứu sinh,
cứu hỏa và thiết bị hàng hải trên giàn và trên các BK.
 Bộ phận kỹ thuật điện ( Thuộc xí nghiệp sửa chữa cơ điện ):

6
- Trưởng bộ phận là đội trưởng cơ điện ( hoặc người thay thế đội trưởng cơ
điện ), chịu sự điều hành trực tiếp từ giàn trưởng (giàn phó) công nghệ về
công tác tổ chức sản xuất. Công tác chuyên môn do sự điều hành từ lãnh đạo
XNSCCĐ, có chức năng và nhiệm vụ :
- Quản lý, khai thác hệ thống máy phát điện, hệ thống truyền tải – cung cấp
điện, hệ thống nguồn ắc quy, UPS và các thiết bị điện trên giàn và BK.
- Đảm bảo an toàn tình trạng làm việc của các thiết bị điện.
 Quản trị phiên dịch:
- Chịu sự điều hành trực tiếp từ giàn trưởng (giàn phó) công nghệ và thực
hiện các chức năng sau:
- Tổ chức việc tiếp đón các đoàn khách thăm quan giàn và tổ chức các sinh
hoạt văn hóa cộng đồng cho tập thể CBCNV trên giàn.
- Đặt máy bay về bờ cho CBCNV và các bộ phận trên giàn, BK.
 Nhân viên công nghệ thông tin:
- Đảm bảo thông tin trên giàn và hệ thống loa thông báo được thông suốt.
- Nhận các thông tin từ bờ và thông báo cho các bộ phận công tác trên giàn.
- Nhận và gửi các thông tin từ bờ hay các nơi khác đến, các thông tin gửi đi.
- Nhận kế hoạch máy bay, đảm bảo liên lạc thường xuyên với máy bay và tàu
dịch vụ trong quá trình chuận bị tiếp cận và rời giàn.
- Tham gia trong quá trình thực tập báo động và xử lý các sự cố trên giàn.
 Bác sỹ:
- Đảm bảo khám chữa bệnh và cấp thuốc cho CBCNV làm việc trên giàn,
cung cấp thuốc cho các BK.
- Đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thức ăn, đồ uống và vệ
sinh trong khu vực nhà ở và những nơi sinh hoạt khác. Kiểm tra chất lượng
thực phẩm đưa vào sử dụng hàng ngày, thực phẩm nhận từ bờ ra giàn và các
giầy tờ liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tham gia trong nhóm cấp cứu ban đầu khi xẩy ra trường hợp tai nạn hay
trong quá trình thực tập báo động.

 Kỹ sư ban an toàn và bảo vệ môi trường:
7
- Kiểm tra việc chấp hành các quy phạm về an toàn phòng chống cháy nổ,
phun trào dầu khí, quy chế bảo hộ lao động và quy chế an toàn bảo vệ môi
trường đối với các bộ phận và CBCNV làm việc trên giàn.
- Hướng dẫn an toàn, bảo hộ lao động cho CBCNV nhà thầu đến giàn làm
việc theo chuyên môn của mình.
- Tham gia chính vào nhóm tổ chức chữa cháy, chống phun trào dầu khí của
giàn và các thực tập báo động.
- Kiểm tra các điều điện cho phép, ký thỏa thuận vào giấy phép sinh lửa, giấy
phép nguy hiểm khí hoặc giấy phép tiến hành công việc khác thuộc thẩm
quyền và trách nhiệm của mình.
- Được quyền dừng tạm thời công việc đối với các cá nhân hay tập thể nếu vi
phạm những quy tắc về an toàn.
 Nhân viên khí tượng thủy văn:
- Cung cấp thông tin về thời tiết cho giàn.
I. CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TRÊN CÔNG TRÌNH
DẦU KHÍ BIỂN Ở XNLD “VIETSOVPETRO”
Quy định chung:
- Về phương diện PCCC thì công trình dầu khí biển là công trình có mức
độ nguy hiểm cao. Công nhân viên của công trình biển và những người
có mặt tạm thời ở đó phải tuân thủ tuyệt đối chế độ phòng cháy và thực
hiện tất cả các biện pháp để đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ cho
tất cả chế độ vận hành của công trình.
- Mỗi một công trình biển phải được trang bị các thiết bị và phương tiện
chữa cháy phù hợp với các tài liệu tiêu chuẩn và thiết kế.
- Hệ thống và thiết bị chữa cháy trên công trình dầu khí biển gồm các
phương tiện chữa cháy tự động, hệ thống chữa cháy, thiết bị báo cháy,
thiết bị và dụng cụ chữa cháy, thiết bị bảo vệ, thiết bị bảo vệ cũng như tất
cả các thiết bị liên quan tới an toàn PCCC trên công trình cần phải được

gữi thường xuyên ở trạng thái làm việc, kiểm tra và thử nghiệm kịp thời.
8
1.2. Thiết bị chữa cháy trên giàn:
 Thiết bị chữa cháy bằng nước:
- Các giàn khoan cố định thuộc XNLDDK Vietsovpetro được
lắp đặt hệ thống máy bơm nước cứu hỏa, bơm nước từ dưới
biển lên. Hệ thống này được đặt ở gầm blốc 8, gồm 05 máy
bơm điện ly tâm chìm loại ЭЦВ, Plueger, Aturia, KSB (gồm
03 máy bơm loại ЭЦВ-12, 02 máy bơm loại ЭЦВ-10), áp suất
làm việc cuả hệ thống khoảng 8-10 at
Hệ thống bơm cứu hỏa trên các giàn khoan biển thuộc
XNLDDK Vietsovpetro được dùng với mục đích:
- Cung cấp nước cứu hoả cho toàn giàn
- Cung cấp nước làm mát hệ thống máy phát năng lượng trên
giàn
- Cung cấp nước làm mát hệ thống máy điều hoà trung
tâm…
- Cung cấp nước ép vỉa (đối với các giàn chưa nối với hệ
thống bơm ép của mỏ)
- Cung cấp nước bơm rửa hệ thống công nghệ, rửa giếng,
dập giếng, nước vệ sinh blốc nhà ở và cung cấp nước cho
những yêu cầu công việc khác…
- Cung cấp nước cho hệ thống phun mưa các bình tách,
khu vựa thiết bị miệng giếng, khu vực các bể chứa dầu
diezen, khu vực bloc nhà ở.
 Thiết bị chữa cháy bằng bọt:
- Trên trạm tại vị trí dễ thấy phải treo sơ đồ hệ thống chữa cháy bằng
bọt có chỉ rõ các thiết bị khởi động, các khu vực bố trí các lăng phun bọt và
các khu vực được bảo vệ, đồng thời treo quy trình vận hành trạm bọt.
 Thiết bị chữa cháy bằng khí:

9
- Nhiệt độ bên trong trạm CO
2
không được vượt quá 40
0
C. Tất cả các van
trong trạm phải có biển báo ghi rõ van hoặc thiết bị này dùng để bảo vệ
cho khu nào, phòng nào…
- Trên trạm tại vị trí dễ thấy phải treo sơ đồ hệ thống chữa cháy có chỉ rõ
các thiết bị khởi động, các khu vực được bảo vệ, đồng thời phải có quy
trình hướng dẫn cách thức vận hành hệ thống chữa cháy.
 Bình chữa cháy:
- Việc lựa chọn loại và tính toán số lượng cần thiết các bình chữa cháy trên
giàn phải thực hiện , phụ thuộc vào khả năng dập cháy, diện tích giới
hạn, nhóm đám cháy của chất cháy trong khu vực được bảo vệ.
- Trên công trình biển XNLD “Vietsovpetro” sử dụng 3 loại bình chữa
cháy sau: CO
2
, bột hóa học và bọt hòa không khí.
- Bình chữa cháy CO
2
dùng để chữa cháy các đám cháy nhóm: B, C, E.
- Bình chữa cháy bột hóa học dùng để dập đám cháy nhóm: B, C.
- Bình chữa cháy bọt hòa không khí dùng để dập đám cháy nhóm: A, B.
I. CÁC PHƯƠNG TIỆN BẢO HỘ TRANG BỊ CHO CÔNG NHÂN VÀ
CÁN BỘ THUỘC NGHÀNH KHAI THÁC DẦU KHÍ TRÊN GIÀN
- Quần áo, giầy ủng và các phương tiện bảo vệ cá nhân khác chỉ được cấp
pháp cho công nhân và cán bộ kỹ thuật thuộc các ngành nghề và các chức
danh đã được quy định trong “Những tiêu chuẩn cấp pháp quần áo, giầy
ủng bảo hộ lao động và các phương tiện bảo vệ cá nhân khác cho

CBCNV XNLD Việt-Xô” hiện đang công tác tại XNLD.
- Việc cấp phát quần áo, giầy ủng và các phương tiện bảo vệ cá nhân khác
cho công nhân và cán bộ kỹ thuật được tiến hành tại xí nghiệp dịch vụ và
đồng bộ hóa thiết bị trên cơ sở nhu cầu của xí nghiệp ghi theo mẫu quy
định và phù hợp với tiêu chuẩn và thời hạn sử dụng.
- Trang bị bảo hộ lao động được cấp phát cho công nhân và cán bộ kỹ
thuật phải tốt và thuận lợi khi sử dụng.
- Trong thời gian làm việc công nhân và cán bộ kỹ thuật nhất thiết phải sử
dụng quần áo bảo hộ đã được cấp pháp. Đơn vị phải theo dõi kiểm tra để
10
mọi người chấp hành đúng quy định và cũng không cho phép công nhân
và cán bộ kỹ thuật khi làm việc sử dụng quần áo sai quy cách, không
thuận lợi, không được sửa chữa.
- Cán bộ kỹ thuật và công nhân được nhân được nhận các trang thiết bị bảo
hộ theo tiêu chuẩn hiện hành của XNLD.
- Đơn vị nhất thiết phải đảm bảo cung cấp đúng thời hạn quy định các
trang thiết bị bảo hộ và phải thử nghiệm, kiểm tra tình trạng thiết bị bảo
hộ ( mũ che tai chống ồn cho thợ điezen, găng tay cách điện, dây an
toàn…). Sau khi kiểm tra cần phải đánh dấu cặp chì niêm phong để biết
lần thử tiếp theo.
- Sau khi kết thúc công việc, cán bộ kỹ thuật và công nhân không được
phép mang trang thiết bị bảo hộ lao động ra ngoài xí nghiệp. Để bảo quản
trang bị bảo hộ lao động cho mọi người, đơn vị phải có những yêu cầu về
tiêu chuẩn vệ sinh phù hợp đặc biệt là các trang thiết bị nhà ở.
II. CÁC LOẠI THIẾT BỊ MIỆNG GIẾNG:
- Thiết bị miệng giếng dùng để :
- Treo và giữ các cột ống chống khai thác trên miệng giếng.
- Hướng dòng chất lỏng từ hệ thống đường ống bơm ép qua thiết bị miệng
vào ống khai thác đi vào vỉa.
- Tạo đối áp trên miệng giếng.

- Đo áp suất trong khoảng không vành xuyến giữa cột ống khai thác và cột
ống chống khai thác, đồng thời đo áp suất ở ngoài khoảng không giữa
các ống chống.
- Thực hiện các thao tác kỹ thuật khi tiến hành khảo sát giếng và sửa chữa
giếng, các thao tác kỹ thuật khác.
- Tiến hành các quy trình công nghệ như theo dõi áp suất, xả áp suất.
• Thiết bị miệng giếng được tạo thành từ các chi tiết sau :
- Đầu ống chống ( thân ).
- Bộ klin ( packer ) dùng để treo cột ống chống.
- Bộ gioăng làm kín.
11
- Van chặn.
- Đồng hồ kiểm tra áp lực.
- Phần xả “ Cây thông ”.
• Tác dụng:
Đầu giếng dùng để liên kết các đầu phía trên của cột ống chống tại miệng giếng
và làm kín khoảng không ngoài ống chống.
-Cây thông được cấu thành bởi các chạc ba, chạc tư, các van chặn và bộ
đầu
treo cần khai thác.
-Phải tiến hành ép thử cây thông sau khi liên kết các đường ống công nghệ
khai thác. Tất cả quá trình bơm ép phải có mặt đại diện ban chống phun.
-Cây thông phun được dùng để kiểm tra và kiểm soát quá trình giếng làm
việc, để đóng giếng khi cần thiết.


- Hướng dòng sản phẩm từ vỉa lên mặt đất, hướng dòng nước bơm ép đi
vào vỉa.



- Qua cây thông ta tiến hành các quy trình công nghệ với nhiều mục đích
khác nhau khi sử dụng giếng khoan.
- Cây thông là một trong những thiết bị chính của các thiết bị khai thác, cho
nên phải thử độ bền vững của nó bằng áp suất làm việc tối đa.
Cây thông có thể phân loại theo cấu trúc hoặc khả năng chịu lực.
• Theo áp suất làm việc
• Theo kích thước đường thoát trung tâm
• Theo kết cấu của cây thông và số lượng cột cần khai thác thả xuống
giếng
• Theo hình dạng của các cơ cấu chặn.
Các loại cây thông hiện đang sử dụng ở XNLD:
• IKS 100/80 x 350 at.
• IKS 80/50 x 350at.
12
13
III. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA VAN AN TOÀN
TRUNG TÂM LẮP TRÊN CÁC CÂY THÔNG:
• Cấu tạo
14
15
• Nguyên lý làm việc:
- Van an toàn thủy lực lắp đặt ở miệng giếng tham gia vào thành phần của
cây thông khai thác và dùng để đóng mở đường thoát trung tâm của cây
thông.
- Khi quay tay vặn van ngược chiều kim đồng hồ đến điểm dừng, lúc đó
van mở hoàn toàn và lúc này van an toàn không điều khiển bằng thủy lực
được.
- Van an toàn trung tâm hoạt động theo nguyên tắc khi bơm dầu thủy lực
vào xi lanh của van với áp suất tương ứng đẩy piston, nén lò xo lại thì
van mở. Khi giảm áp suất trong xi lanh thủy lực lò xo sẽ bung ra đẩy

piston về vị trí ban đầu van đóng.
IV. CÁC BƯỚC CÔNG VIỆC THAY CÔN VÀ VẬN HÀNH THIẾT BỊ
MIỆNG GIẾNG
• CÔNG VIỆC THAY CÔN:
- Bật công tắc SS-3 trên trạm TSK về vị trí OFF.
- Khóa van chặn đường điều khiển sau côn.
- Đóng van chặn trên nhánh làm việc của thiết bị miệng giếng.
- Đóng van chặn vào cụm ma nhi phôn.
- Mở van xả áp suất trên đường ống về bể chứa dầu thải bằng áp suất khí
quyển.
- Tháo nắp chụp ổ côn và dùng dụng cụ chuyên dùng để tháo và nắp côn.
Sau đó tiến hành ngược lại quá trình trên.
• Vận hành thiết bị miệng giếng:
16
V1
V2 V3
V4
V5
V6
V
7
- Khi mở giếng: Các van V1, V3, V4, V5 ở trạng thái mở, từ từ mở van
V2.
- Khi đóng giếng: Các van V6, V7 ở trạng thái đóng. Từ từ đóng van V2.
V. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ TRÊN GIÀN VÀ CÁC KÝ HIỆU TRÊN SƠ
ĐỒ
VI. TÍNH NĂNG, TÁC DỤNG VÀ CẤU TẠO CỦA THIẾT BỊ CÔNG
NGHỆ
6.1 BÌNH 100m
3

:
- Bình chịu áp lực C2 hay còn gọi là bình 100 M
3
có chức năng nhiệm vụ là
nhận Dầu và một lượng Khí nhỏ từ bình C1, C3, C4 và từ đường xả tại BM-1,2 ,
tách Dầu và Khí cấp II trong hệ thống công nghệ Khai thác Dầu khí. Bình tách C2
được lắp đặt tại BM-03 của các MSP thuộc XNKTDK. Lượng Dầu sau khi tách sẽ
được các máy bơm dầu bơm vào đường ống vận chuyển Dầu chung. Khí thấp áp từ
bình C1 sẽ được đốt tại fakel của giàn.
- Những đặc tính cơ bản của bình tách C2 (100 M
3
) là :
- Áp suất làm việc cho phép của bình: P = 6 kG/cm2
- Áp suất thử thủy lực của bình C2: Pttl = 9 kG/cm2
17
- Áp suất làm việc của van an toàn: Pvat = 6,9 KG/cm2
- Dung tích của bình: V = 100 m3
- Nhiệt độ thành lớn nhất: T = 200
o
C.
6.2 BÌNH TÁCH НГС:
18
- Bình chịu áp lực C1 hay còn gọi là bình tách НГС có chức năng nhiệm
vụ là nhận trực tiếp sản phẩm ( Dầu, khí, nước, v.v.) từ các giếng khai thác qua
đường thu gom tại BM-1,2 , qua van SDV-502 vào bình tách Dầu và Khí “cấp I”
trong hệ thống công nghệ khai thác.
- Bình tách C1 được lắp đặt tại BM-03 của các Giàn cố định MSP thuộc
XNKTDK.
- Dầu sau khi được tách cấp I ở bình C1 sẽ được đẩy tiếp sang bình C2 để
tách cấp II . Dầu sau khi tách cấp II tại bình C2 sẽ được các máy bơm dầu bơm

sang các giàn công nghệ trung tâm 2 và 3 để tách nước rồi mới bơm đi tàu chứa
dầu hoặc cũng có thể bơm thẳng từ MSP đi tàu chứa. Lượng khí đồng hành sau khi
tách cấp I tại bình C1 sẽ được đưa vào hệthống thu gom chung và đưa sang các
Giàn nén (Giàn nén Trung tâm – CCP hoặc Giàn nén Nhỏ – CGCS). Khí nén cáo
áp được vận chuyền về bờ, một phần được sử dụng để khai thác các giếng bằng
phương pháp GASLIFT.
- Những đặc tính cơ bản của bình tách C1 là :
- Áp suất làm việc cho phép của bình: P = 22 kG/cm
2
- Áp suất thử thủy lực của bình C1: Pttl = 27,5 kG/cm
2
- Áp suất làm việc của van an toàn: Pvat = 25 KG/cm
2
19
6.3 BÌNH ĐO:
- Bình chịu áp lực C3 hay còn gọi là bình đo được lắp ở Bloc-4 của giàn
MSP, dùng để tách dầu và khí, đo lưu lượng dầu và khí của từng giếng khai thác.
Bình C3 là bình tách dầu khí cấp I là bình tách đứng, nhận Dầu lẫn Khí từ các
giếng cần đo, qua cụm phân dòng của giếng đó đi xuống đường đo phía dưới tại
Bloc-1,2 rồi đi vào bình đo. Dầu sau khi được tách cấp I ở bình C3 sẽ đi qua đồng
hồ đo lưu lượng dầu và sau đó được đẩy tiếp sang bình C2 để tách cấp II. Lượng
khí đồng hành sau khi tách cấp I tại bình C3 sẽ được đưa qua đồng hố để đo lưu
lượng khí rồi đi qua bình C1 để vào hệ thống thu gom chung hoặc đốt ở fakel của
giàn.
- Những đặc tính cơ bản của bình tách C3 là :
20
- Áp suất làm việc cho phép của bình P = 16 kG/cm
2
- Áp suất thử thủy lực của bình C1 Pttl = 20 kG/cm
2

- Áp suất làm việc của van an toàn Pvat = 18,4 KG/cm
2
.
VII. CẤU TẠO VÀ VẬN HÀNH TỦ TSK:
7.1 CẤU TẠO:
-Tổ máy này bao gồm có :
+ Mạch áp suất thấp dùng để điều khiển van bảo hiểm đặt ở miệng giếng.
+ Mạch áp suất cao dùng để điều khiển van bảo hiểm ở dưới sâu
+ Hệ thống điều khiển để phát hiện sự thay đổi áp suất trong đường ống khai
thác.
7.1.1 Mạch áp suất thấp:
21
- Mạch này gồm có động cơ điện, bơm, van xả, rơle áp suất, van điện từ,
bình dự trữ áp lực, bơm tay.
 Áp suất thủy lực do bơm dầu (P-1) tru yền động bằng động cơ điện
tạo nên nguồn động lực để điều khiển các van bảo hiểm.Áp suất tối đa
P=125 atm được xác định bằng van xả (RE-1). Giá trị của áp suất
được chỉ trên áp kế (G-L).
 Để duy trì áp suất trong mạch áp suất thấp ở phạm vi từ P=90-120 atm
có các rơle áp suất,các rơle áp suất này điều khiển giới trên và giới
hạn dưới của áp suất.
- Bình dự trữ áp lực được lắp đặt để bổ xung cho sự thất thoát áp suất thủy
lực do dầu bị rò rỉ ra khỏi mạch.
7.1.2 Mạch áp suất cao :
-Mạch này gồm có động cơ điện, bơm, van xả, rơle áp suất, van điện từ,
bình dự trữ áp lực, bơm tay.
 Áp suất thủy lực do bơm dầu (P-2) truyền động bằng động cơ điện tạo
nên nguồn động lực để điều khiển các van bảo hiểm sâu. Để duy trì áp
suất trong mạch áp suất cao ở phạm vi 380-450 atm có các rơle áp
suất, những rơle này điều khiển giới hạn cực đại trên và dưới của áp

suất.
 Bình dự trữ áp lực được lắp đặt để bổ xung cho sự thất thoát áp suất
thủy lực do dầu bị rò rỉ ra khỏi mạch.
7.1.2.1 Hệ thống tín hiệu điều khiển:
-Hệ thống bao gồm các rơle áp suất, các van thử, các van ngược tác động
nhanh.
 Rơle áp suất được lắp đặt để phát hiện sự thay đổi áp suất ở đường
ống khai thác.
 Van thử (TV) được dùng để thay đổi phạm vi thử được thiết lập của
áp suất, bơm thử có thể tháo dỡ ra được (TP).
 Ở đầu ra của đường điều khiển từ phía đường ống khai vào có đặt 1
màng ngăn để tạo áp suất thủy lực.
22
 Để cho dầu mỏ khai thác không bị chảy ra ngoài khi đường ống điều
khiển bị hư hại ở về phía thiêt bị giếng có lắp van ngược tốc độ nhanh.
7.2 VẬN HÀNH TỦ:
 Áp suất dầu, nhớt chỉ trên đồng hồ:
− Của đồng hồ áp suất thấp G1=90÷120 bar
− Của đồng hồ áp suất cao G2=250÷320 bar
 Để điều khiển các van an toàn miệng và van bảo hiểm sâu phải mở
các van V5 và V6.
 Tại chế độ làm việc bình thường các chuyển mạch SS-1,SS-2, SS-3 để ở vị
trí “ON “điều này tương ứng với chế độ làm việc tự động.
 Rơ le áp suất Pilot PS-3 đã được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu công
nghệ, thường đặt:
− Áp suất nhỏ nhất P min = 5 bar.
− Áp suất lớn nhất P max = 35÷40 bar.
 Các van cân bằng ngược tốc độ VCB-1,VCB-2 phải ở vị trí đóng.
7.2 VẬN HÀNH TỦ TSK:
7.2.1 Mở các van bảo hiểm ở chế độ làm việc bình thường .

 Kiểm tra thông số của giếng: Áp suất trong và ngoài cần .Van nhánh trước
côn trên cây thông phải đóng,vị trí ty van của van an toàn miệng ở vị trí
đóng (Ty ra hết ).
 Đưa chuyển mạch SS-3 sang vị trí điều khiển bằng tay (vị trí OFF).
 Ấn nút giải trừ RPB-4.
 Kiểm tra xem các van bảo hiểm ở miệng và van sâu có đóng không .
 Mở các van cân bằng ngược tốc độ VCB-1.
 Mở chậm các van V-5 để mở các van an toàn miệng giếng . Giá trị áp suất
đồng hồ G-1 phải nằm trong khoảng P=90÷120 BAR.
 Mở các van cân bằng ngược tốc độ VCB-2
 Bằng các xung ngắn “mở +đóng” van chặn V-6 . Giá trị áp suất đồng hồ G-
2 phải nằm trong khoảng P=250÷320 bar.
23
− Khi van bảo hiểm sâu mở sẽ xuất hiện áp suất ở miệng giếng .Kiểm tra và
mở giếng, các thông số của giếng như trước là được.
 Đóng các van cân bằng ngược tốc độ VCB-1 và VCB-2 .
 Đưa chuyển mạch SS-3 về vị trí “ON” .Xác định xem giá trị áp suất dầu
trên đồng hồ G-PL và G-HL có nằm trong khoảng công tác không ?
7.2.2 Đóng các van bảo hiểm ở ché độ làm việc bình thường .
 Đưa chuyển mạch SS-3 về vị trí “OFF”.
 Ấn nút PB-3 và giữ nó (không nhả nút ấn) trong khoảng 60÷90 giây .Khi
đó giá trị áp suất trên G-1 của đường thấp áp phải giảm về 0.
 Không nhả nút ấn, đóng van V-5 khi đó giá trị áp suất của G-1 không được
tăng.
 Ấn nút PB-4 và giữ nó (không nhả nút ấn) trong khoảng 60÷90 giây. Khi
đó giá trị áp suất trên G-2 của đường thấp áp phải giảm về 0.
 Không nhả nút ấn, đóng van V-6 khi đó giá trị áp suất của G-2 không được
tăng
− Kiểm tra áp suất miệng. Khi đó bằng áp suất bình tách. Đóng van nhánh khi
đó áp suất miệng không tăng là van kín.

7.2.3 Đóng van có sự cố .
 Để đóng van sự cố: nhấn nút PB-10 khi đó van an toàn miệng đóng lại, sau
đó 90÷120 giây thí van bảo hiểm sâu được đóng lại .( Giá trị áp suất của G-
1 và G-2 giảm về 0)
 Để đóng sự cố toàn trạm -Ấn nút PB-9 khi đó tất cả các giếng đấu với trạm
sẽ được đóng lại.
7.3 SƠ ĐỔ THỦY LỰC TỦ TSK:
24
VIII. TÍNH NĂNG, CẤU TẠO VÀ CÁC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA
CÁC LOẠI MÁY BƠM DẦU TRÊN GIÀN
8.1 MÁY BƠM LOẠI NPS:
Hệ thống máy bơm dầu được lắp đặt tại block modul 3 trên các giàn cố định
MSP Mỏ Bạch Hổ để bơm & trung chuyển dầu theo đường ống thu gom chung
tới tầu chứa dầu
− Máy bơm dầu loại NPS là loại bơm ly tâm thông dụng thường được lắp đặt
tại các giàn MSP để bơm trực tiếp dầu sau khi tách khí đi sang tàu chứa. Đây là
loại bơm ly tâm do Liên Xô chế tạo có nhiều ưu điểm về đặc tính kỹ thuật như:
Bơm NPS-65/35-500 là loại bơm có lưu lượng bơm 65 (35) mét khối một giờ,
áp suất làm việc cao nhất là 50 atmốtphe, sử dụng cho tầm cự ly xa (tổn hao
thủy lực lớn), hệ thống bảo vệ máy bơm bằng các bộ cảm biến về nhiệt và áp
25

×