Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết nấm fusarium oxysporum đến sinh trưởng, phát triển và tính chống chịu nấm bệnh của một số dòng cẩm chướng đột biến trong môi trường in vitro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



NGUYỄN THỊ PHƯƠNG ANH


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH CHIẾT NẤM

Fusarium oxysporum ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ
TÍNH CHỐNG CHỊU NẤM BỆNH CỦA MỘT SỐ DÒNG

CẨM CHƯỚNG ðỘT BIẾN TRONG MÔI TRƯỜNG IN VITRO



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP



Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số : 60.62.01



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Lý Anh





HÀ NỘI - 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất cứ một luận văn nào.
Tôi cũng xin cam đoan mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn đã được cám
ơn và mọi thông tin trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 17 tháng 09 năm 2012
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Phương Anh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng của
bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và động viên của thầy cô, gia
đình và bạn bè.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn cô PGS.TS. Nguyễn Thị Lý Anh -
Viện trưởng Viện Sinh học Nông nghiệp - Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà

Nội, đã tận tình hướng dẫn, quan tâm và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Bên cạnh đó tôi xin cảm ơn thầy TS. Hà Viết Cường - Giám đốc Trung tâm
nghiên cứu bệnh cây nhiệt đới, trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã tận tình
quan tâm, giúp đỡ tôi trong việc giải đáp những vấn đề thắc mắc về chủng nấm
Fusarium oxysporum.
Tôi cũng xin cảm ơn toàn thể cán bộ công nhân viên Viện Sinh học Nông
nghiệp Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
tốt cho tôi trong suốt quá trình thực tập.
Cuối cùng tôi xin gửi lời biết ơn tới gia đình và bạn bè đã quan tâm, động
viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 17 tháng 09 năm 2012
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Phương Anh



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii


MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH vii

DANH MỤC ẢNH viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1.1. Đặt vấn đề 1

1.2.1 Mục đích 2

1.2.2 Yêu cầu 2

1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

1.3.1 Ý nghĩa khoa học 3

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1. Giới thiệu chung về cây cẩm chướng 4

2.1.1 Phân loại thực vật 4


2.1.2 Nguồn gốc 4

2.1.3 Đặc điểm thực vật học của cây hoa cẩm chướng 4

2.1.4 Yêu cầu ngoại cảnh của hoa cẩm chướng 5

2.1.5 Tình hình sản xuất hoa cẩm chướng trong và ngoài nước 6

2.2. Giới thiệu chung về nấm Fusarium oxysporum 10

2.2.1 Phân loại 10

2.2.2 Đặc điểm chung 10

2.2.3 Môi trường sống 12

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv

2.2.4 Cách thức xâm nhập và enzyme ngoại bào của nấm Fusarium nói
chung và Fusarium oxysporum nói riêng 12

2.3. Tình hình bệnh hại do nấm Fusarium oxysporum gây ra 14

2.3.1 Tình hình gây bệnh của nấm Fusarium oxysporum đối với các cây
trồng nói chung 14

2.3.2 Tình hình gây bệnh và một số nghiên cứu về ảnh hưởng của nấm
Fusarium oxysporum đến cây cẩm chướng 16


PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

3.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 20

3.1.1 Vật liệu nghiên cứu 20

3.1.2 Đối tượng nghiên cứu 20

3.1.3 Địa điểm nghiên cứu 21

3.1.4 Thời gian nghiên cứu 21

3.2. Nội dung nghiên cứu 21

3.3. Phương pháp nghiên cứu 23

3.3.1 Phương pháp thu dịch nuôi cấy nấm Fusarium oxysporum 23

3.3.2 Phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật 25

3.3.3 Phương pháp lây nhiễm nhân tạo 25

3.3.4 Phương pháp đánh giá tính chống chịu nấm bệnh
Fusarium oxysporum 26

3.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm 27

3.5. Các chỉ tiêu theo dõi đánh giá 27


3.6. Phương pháp xử lý số liệu 28

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29

4.1. Nuôi cấy và tách chiết dịch nấm Fusarium oxysporum gây bệnh trên
cây cẩm chướng 29

4.2. Ảnh hưởng của dịch nuôi cấy nấm Fusarium oxysporum đến khả năng
sống, sinh trưởng in vitro của các dòng cẩm chướng nghiên cứu 31

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v

4.2.1 Chu kỳ I 31

4.2.2 Chu kỳ II 46

4.3 Ảnh hưởng của dịch nuôi cấy nấm Fusarium oxysporum đến khả năng
ra rễ in vitro của các dòng cẩm chướng nghiên cứu 59

4.3.1 Ảnh hưởng của dịch nuôi cấy nấm Fusarium oxysporum đến khả
năng sinh trưởng và phát triển của các dòng cẩm chướng nghiên cứu đã
nuôi cấy qua 2 chu kỳ trên môi trường ra rễ 61

4.3.2 Ảnh hưởng của dịch nuôi cấy nấm Fusarium oxysporum đến khả
năng ra rễ in vitro của các dòng cẩm chướng nghiên cứu đã qua nuôi cấy 63

4.4 Lây nhiễm nhân tạo ngòai vườn ươm 68


PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68

5.1 Kết luận 68

5.2 Kiến nghị 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

PHỤ LỤC 74


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Một số đặc điểm hình thái của nấm gây bệnh trên môi trường
PDA đặc sau 7 ngày nuôi cấy 29
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy đến sinh trưởng của nấm 30
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của dịch nuôi cấy nấm Fusarium oxyspoum
đến khả năng sống của các dòng cẩm chướng nghiên cứu 32
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của nồng độ dịch nấm đến động thái tăng trưởng số
chồi của các dòng cẩm chướng nghiên cứu qua các tuần 36
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của nồng độ dịch nấm đến động thái tăng trưởng số
lá của các dòng cẩm chướng nghiên cứu qua các tuần 38
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của nồng độ dịch nấm đến động thái tăng trưởng
chiều cao của các dòng cẩm chướng nghiên cứu qua các tuần 40
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của dịch nuôi cấy nấm Fusarium oxyspoum đến sự
sinh trưởng của các dòng cẩm chướng nghiên cứu 42

Bảng 4.8 Ảnh hưởng của dịch nuôi nấm Fusarium oxyspoum đến khả năng
sống của các dòng cẩm chướng nghiên cứu ở chu kỳ II 46
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của nồng độ dịch nấm đến động thái tăng trưởng
số chồi của các dòng cẩm chướng nghiên cứu qua các tuần 50
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của nồng độ dịch nấm đến động thái tăng trưởng
số lá của các dòng cẩm chướng nghiên cứu qua các tuần 52
Bảng 4.11 Ảnh hưởng của nồng độ dịch nấm đến động thái tăng trưởng
chiều cao chôi của các dòng cẩm chướng nghiên cứu qua
các tuần 54
Bảng 4.12 Ảnh hưởng của dịch nuôi cấy nấm Fusarium oxyspoum đến sự
sinh trưởng của các dòng cẩm chướng nghiên cứu ở chu kỳ II 56
Bảng 4.13 Ảnh hưởng của dịch nuôi cấy nấm Fusarium oxysporum đến khả
năng sống và sinh trưởng của các dòng cẩm chướng trên môi
trường ra rễ 62
Bảng 4.14 Ảnh hưởng của dịch nuôi cấy nấm Fusarium oxysporum đến khả
năng ra rễ của các dòng cẩm chướng nghiên cứu 64
Bảng 4.15 Ảnh hưởng của dịch nấm Fusarium oxysporum đến sinh trưởng,
phát triển của các dòng cẩm chướng nghiên cứu trong điều kiện
vườn ươm 64
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Đặc điểm bào tử của nấm Fusarium oxysporum 11
Hình 2.2 Bệnh do các loại nấm Fusarium gây ra 15
Hình 3.1 Các dòng, giống cẩm chướng nghiên cứu 20
Hình 4.1 Khuẩn lạc của nấm Fusarium oxysporum 29
Hình 4.2 Biểu đồ so sánh khả năng sống và sinh trưởng in vitro của các dòng

cẩm chướng nghiên cứu ở chu kỳ I theo % so với đối chứng không
bổ sung dịch nấm (sau 4 tuần) 33
Hình 4.3 Đồ thị mô tả động thái tăng trưởng số chồi TB/ mẫu (chồi) của các
dòng cẩm chướng nghiên cứu trên môi trường nuôi cấy có bổ sung
dịch nấm Fusarium oxysporum ở các nồng độ khác nhau (chu kỳ I) 37
Hình 4.4 Đồ thị mô tả động thái tăng trưởng Số lá TB/chồi (lá) của các dòng
cẩm chướng nghiên cứu trên môi trường nuôi cấy có bổ sung dich
nấm Fusarium oxysporum ở các nồng độ khác nhau (chu kỳ I) 39
Hình 4.5 Đồ thị mô tả động thái tăng trưởng số lá TB/chồi (lá) của các dòng
cẩm chướng nghiên cứu trên môi trường nuôi cấy có bổ sung dich
nấm Fusarium oxysporum ở các nồng độ khác nhau (chu kỳ I) 41
Hình 4.6 Biểu hiện của cây cẩm chướng khi nuôi cấy trong môi trường bổ
sung dịch nấm Fusarium oxysporum 45
Hình 4.7 Biểu đồ so sánh khả năng sống và sinh trưởng in vitro của các dòng
cẩm chướng nghiên cứu ở chu kỳ II theo % so với đối chứng không
bổ sung nồng độ dịch nấm (sau 4 tuần) 49
Hình 4.8 Đồ thị mô tả động thái tăng trưởng số chồi TB/ mẫu (chồi) của các
dòng cẩm chướng nghiên cứu trên môi trường nuôi cấy có bổ sung
dịch nấm Fusarium oxysporum ở các nồng độ khác nhau (chu kỳ II) 51
Hình 4.9 Đồ thị mô tả động thái tăng trưởng Số lá TB/chồi (lá) của các dòng
cẩm chướng nghiên cứu trên môi trường nuôi cấy có bổ sung dich
nấm Fusarium oxysporum ở các nồng độ khác nhau (chu kỳ II) 53
Hình 4.10 Đồ thị mô tả động thái tăng trưởng chiều cao (cm) của các dòng cẩm
chướng nghiên cứu trên môi trường nuôi cấy có bổ sung dịch nấm
Fusarium oxysporum ở các nồng độ khác nhau (chu kỳ II) 55
Hình 4.11 Biểu đồ so sánh khả năng tạo cây hoàn chỉnh và sinh trưởng in vitro
của các dòng cẩm chướng nghiên cứu trên môi trường ra rễ có bổ
sung dịch nấm theo % so với đối chứng (sau 4 tuần nuôi cấy) 66
Hình 4.12 Lây nhiễm nhân tạo các dòng cẩm chướng đã được chọn lọc ở thí
nghiệm 3 (sau 4 tuần) 65

Hình 4.13 Biểu đồ so sánh khả năng sống và sinh trưởng của các dòng cẩm
chướng nghiên cứu khi lây nhiễm nhân tạo theo nồng độ nấm (sau 4
tuần) 66

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii

DANH MỤC ẢNH

Ảnh 4.1 Chồi các dòng cẩm chướng nghiên cứu ở chu kỳ I theo dòng cây (sau
4 tuần nuôi cấy)
Ảnh 4.2 Chiều cao của từng dòng cẩm chướng nghiên cứu ở chu kỳ I theo
dòng cây (sau 4 tuần nuôi cấy)
Ảnh 4.3 Chồi các dòng cẩm chướng nghiên cứu ở cu kỳ I theo nồng độ bổ sung
dịch nấm (sau 4 tuần nuôi cấy)
Ảnh 4.4 Chồi các dòng cẩm chướng nghiên cứu ở chu kỳ II theo dòng cây (sau
4 tuần nuôi cấy)
Ảnh 4.5 Chiều cao của từng dòng cẩm chướng nghiên cứu ở chu kỳ II theo
dòng cây (sau 4 tuần nuôi cấy)
Ảnh 4.6 Chồi các dòng cẩm chướng nghiên cứu ở chu kỳ II trên các môi
trường nồng độ khác nhau của dịch nấm (sau 4 tuần nuôi cấy)
Ảnh 4.7 Các dòng cẩm chướng nghiên cứu trên môi trường ra rễ thí nghiệm 3
(sau 4 tuần nuôi cấy)
Ảnh 4.8 Chiều cao cây hoàn chỉnh của các dòng cẩm chướng nghiên cứu trên
môi trường ra rễ bổ sung dịch nấm với các nồng độ khác nhau
Ảnh 4.9 Chồi các dòng cẩm chướng nghiên cứu ở chu kỳ III trên các môi
trường nồng độ khác nhau của dịch nấm (sau 4 tuần nuôi cấy)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CT: Công thức
Đ/C: Đối chứng
MS: Môi trường Murashige and Skoog
NXB: Nhà xuất bản
α NAA: α- Napthaleneaxetic axid
DNA: Acid deoxyribonucleocid
CLA: Carnation Leaf-Piece Agar
PDA: Potato Dextrose Agar
TB: Trung bình
PCR: Polymerase chain reaction
RAPD: Random Amplification of Polymorphic DNA
GFP: Green Fluorescent Protein
DsRedFP: Red Fluorescent Protein
EMS: Ethylmethane Sulphomate









Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1


PHẦN I: MỞ ðẦU

1.1. ðặt vấn ñề
Guồng quay của lịch sử đang từng ngày thay đổi nhanh chóng theo hướng
ngày càng hiện đại và sung túc hơn thì cuộc sống tinh thần của con người cũng
ngày càng phong phú và đang dạng hơn. Cuộc sống tinh thần của con người phát
triển theo hướng yêu thích và tìm tòi cái đẹp của cuộc sống, trong đó có thú chơi
hoa tao nhã và tinh tế. Mỗi loài hoa có những ý nghĩa và vẻ đẹp riêng có thể kể
đến như ly, hồng, lan và không thể không kể đến loài hoa cẩm chướng.
Hoa cẩm chướng còn có tên gọi là hoa phăng là nhóm hoa cắt cành phổ
biến không kém hoa hồng, hoa cúc trên thế giới. Hiện nay, trên thế giới có
khoảng hơn 300 loài với rất nhiều giống lai khác nhau, và được trồng phổ biến ở
rất nhiều nước trên thế giới như Italia, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc , ở nước ta
chúng cũng được trồng ở nhiều địa phương như: Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng,
Đà Lạt, Sapa [10].
Hiện nay ở nước ta trồng hoa cẩm chướng cho hiệu quả kinh tế cao, tuy
nhiên cũng như trồng các loài hoa khác những bất thuận về điều kiện tự nhiên
cũng như sâu bệnh hại luôn là những bất cập đặt ra khi trồng cẩm chướng. Nước
ta sở hữu một nền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên khi trồng cẩm chướng
chúng rất dễ dàng bị nhiều loài sâu bệnh tấn công, trong đó phải kể đến bệnh
héo rũ do nấm Fusarium oxysporum gây nên.
Nấm Fusarium oxysporum f.sp dianthi là loài gây hại cho các vùng trồng hoa
cẩm chướng ở Italy, Israel, Colombia, Hà Lan, Nhật Bản…[15]. Nguồn bệnh
của loài nấm này thường bảo tồn chủ yếu là dạng hạch nấm, sợi nấm và hậu bào
tử ở trong đất và trong tàn dư cây bệnh, do vậy, việc phòng trừ nấm bệnh cho
cây gặp rất nhiều khó khăn và thường phải sử dụng các biện pháp xử lý đất
trồng bằng các loại hoá chất độc hại như methyl bromide để xử lý (50-70gr/m
2
),

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2

hay foocmon nó gây nên vấn nạn về ô nhiễm môi trường. Vì vậy, để giải quyết
triệt để vấn đề này cần tạo ra các giống chống chịu với nấm bệnh này. Một trong
những phương pháp sàng lọc là sử dụng phương pháp in vitro với việc bổ sung
các độc tố của tác nhân gây bệnh vào môi trường nuôi cấy nhằm rút ngắn thời
gian sàng lọc, chi phí và không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về nấm Fusarium trên nhiều đối tượng
cây trồng khác nhau tuy nhiên những vấn đề này ở Việt Nam còn tương đối mới
mẻ đặc biệt trên đối tượng hoa cẩm chướng. Do đó, việc nghiên cứu ảnh hưởng
của nấm Fusarium oxysporum đến sinh trưởng phát triển của các dòng cẩm
chướng sẽ là cơ sở để có thể chọn lọc và tạo ra được dòng hoa cẩm chướng có
đặc tính tốt và có khả năng chống chịu nấm bệnh Fusarium oxysporum.

Dựa trên cơ sở đó tôi tiến hành nghiên cứu để tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng
của dịch chiết nấm Fusarium oxysporum ñến sinh trưởng, phát triển và tính
chống chịu nấm bệnh của một số dòng cẩm chướng ñột biến trong môi trường
in vitro”.
1.2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
1.2.1 Mục ñích
Xác định được ảnh hưởng của nấm Fusarium oxysporum đến sinh trưởng
phát triển của các dòng cẩm chướng đột biến trong điều kiện in vitro làm cơ sở
cho việc đánh giá khả năng chống chịu nấm bệnh của chúng.
1.2.2 Yêu cầu
- Tách chiết được dịch nuôi cấy nấm bệnh Fusarium oxysporum.
- Đánh giá được sự sinh trưởng phát triển của các dòng cẩm chướng
nghiên cứu trên môi trường chứa dịch nấm bệnh Fusarium oxysporum ở các
nồng độ khác nhau qua 2 chu kỳ nuôi cấy.

- Xác định được khả năng ra rễ in vitro của các dòng cẩm chướng sàng lọc
được khi nuôi cấy trên môi trường ra rễ chứa dịch nấm bệnh Fusarium
oxysporum ở các nồng độ khác nhau.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3

- Đánh giá được khả năng chống chịu nấm bệnh của các dòng cẩm
chướng được sàng lọc trong vườn ươm.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
Ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô để phát hiện được tương tác giữa dịch
nấm bệnh Fusarium oxysporum với sự sinh trưởng, phát triển của các dòng cẩm
chướng đột biến trong điều kiện in vitro. Các kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp
những dữ liệu cơ bản làm cơ sở để đánh giá khả năng chống chịu bệnh của các
dòng cẩm chướng nghiên cứu.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Cung cấp thêm một phương thức hiệu quả để sàng lọc nguồn nguyên liệu
có khả năng chống chịu nấm bệnh Fusarium oxysporum phục vụ công tác chọn
tạo giống cẩm chướng.














Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Giới thiệu chung về cây cẩm chướng
2.1.1 Phân loại thực vật
Cây cẩm chướng, hay còn gọi là hoa Phăng, có tên tiếng Anh: Carnation, có
tên khoa học là Dianthus caryophyllus. L, thuộc chi: Dianthus, họ:
Caryophyllaceae, bộ: Sentrospenmea ( Nguyễn Xuân Linh, 1999) [7].
2.1.2 Nguồn gốc
Hoa cẩm chướng có nguồn gốc ở Địa Trung Hải, được bắt đầu nuôi trồng từ
thế kỷ XVI. Năm 1750, các nhà làm vườn Pháp lần đầu tiên đã tạo ra giống cẩm
chướng Remontant, cây cao, ra hoa nhiều lần trong năm. Đến 1846, họ đã nuôi
trồng được rất nhiều giống cẩm chướng hoang dại và điều khiển chúng ra hoa
quanh năm. Năm 1852, cây cẩm chướng từ châu Âu được nhập vào Mỹ. Tại đây
hàng trăm giống hoa cẩm chướng mới với các hình dạng và màu sắc khác nhau
đã được tạo ra, trong đó các giống như North, Berwick, Maine và William Sim
đã trở thành những giống hàng đầu. Từ những giống này, người ta đã gây đột
biến và lai tạo ra rất nhiều giống cẩm chướng khác nhau trong đó có các giống
thuộc dòng Sim nổi tiếng nhất và được trồng khắp nơi trên thế giới [3].
Ở Việt Nam, hoa cẩm chướng được người Pháp đưa vào trồng từ đầu thế kỷ
XIX, chủ yếu trồng ở những nơi có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, SaPa. Những
năm gần đây, cẩm chướng đã được trồng ở nhiều vùng trong cả nước [2].
2.1.3 ðặc ñiểm thực vật học của cây hoa cẩm chướng
* Rễ cẩm chướng

Cẩm chướng có bộ rễ chùm, có rất nhiều nhánh phát triển mạnh để hút
nước, dinh dưỡng. Chiều dài của rễ 15-20 cm, phân bố tập trung ở tầng đất
mặt 20 cm, một số ít có khả năng ăn sâu tới 40 – 45 cm. Ở trạng thái bình
thường rễ và tán cây tỷ lệ tương đương. Nếu đất quá nhiều phân, nhiều nước
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

rễ sẽ sinh trưởng không tốt. Nhiệt độ đất cao cũng ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng, phát triển của rễ.
* Thân cẩm chướng
Thân thảo, thân thẳng đứng, phân nhánh nhiều, chiều cao cây khoảng 30 –
100 cm (tùy theo giống) và nửa hóa gỗ. Thân rất dễ gẫy ở đốt. Các đốt cẩm
chướng thường gẫy khúc. Thân thường có màu xanh nhạt, bao phủ một lớp
phấn trắng xung quanh, có tác dụng chống thoát hơi nước và bảo vệ cây khỏi
sâu bệnh.
* Lá cẩm chướng
Lá kép mọc từ đốt thân, lá mọc đối. Phiến lá dày hình lưỡi mác, mép lá trơn.
Mặt lá nhẵn không có độ bóng. Trên mặt lá có phủ một lớp phấn trắng, mỏng và
mịn có tác dụng làm giảm thoát hơi nước. Tốc độ sinh trưởng của lá phụ thuộc
vào thời tiết: mùa xuân, mùa hè thường 4-5 ngày, mùa thu, mùa đông từ 7-10
ngày ra một đôi lá.
* Hoa cẩm chướng
Có 2 dạng hoa chính: hoa chùm và hoa đơn. Cánh hoa có thể xếp làm 2 loại:
hoa đơn hoặc hoa kép. Hoa đơn mọc từng chiếc một, hoa chùm có nhiều hoa
trên một cành. Hoa nằm trên đầu cành và có nhiều màu sắc hoa khác nhau. Ngay
cả trên một hoa cũng có thể có 2-3 màu khác nhau. Hoa đẹp, có mùi thơm thoang
thoảng. Nụ hoa có đường kính 2-2,5 cm. Khi hoa nở hoàn toàn có đường kính 6-7
cm. Chiều cao bông hoa (tính từ đốt trên cùng của cành) khoảng 4 – 7,5 cm.
* Hạt cẩm chướng

Hạt cẩm chướng nhỏ, nằm trong quả. Mỗi quả thường có từ 300 – 600 hạt.
2.1.4 Yêu cầu ngoại cảnh của hoa cẩm chướng
* Ánh sáng
Cường độ ánh sáng thích hợp là 1500 – 3000 lux, tối thích: 2000 – 2500 lux.
Trong quá trình phát triển, nếu cường độ chiếu sáng càng cao (> 3000lux) cây sẽ
ra hoa sớm, nếu cường độ ánh sáng thấp (<1000lux) quá trình ra hoa sẽ muộn.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6

* Nhiệt ñộ
Cẩm chướng là cây ôn đới nên thích hợp với khí hậu mát mẻ. Nhiệt độ thích
hợp từ 10 – 15
o
C, nhiệt độ tối ưu là 19 – 20
o
C. Trong khoảng nhiệt độ từ 10 –
15
o
C cây vẫn sinh trưởng bình thường và cho chất lượng hoa tương đối tốt. Nếu
nhiệt độ vượt quá 30
o
C hoặc dưới 10
o
C thì cây sinh trưởng kém, thân, lá, hoa
nhỏ, sản lượng và chất lượng hoa giảm, tuổi thọ ngắn.
* Nước
Hàm lượng nước trong lá cẩm chướng chiếm khoảng 70 – 80%, trong cành
68 – 70%, trong rễ 80%. Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với cây trồng
nói chung và cây hoa cẩm chướng nói riêng. Ẩm độ thích hợp 60 – 70%, ẩm độ

tối thích 70%.
* Không khí
Cẩm chướng ưa khí hậu mát mẻ và thông thoáng. Trồng ở nơi có độ ẩm cao,
kém gió sẽ bị bệnh nhiều.
* ðất ñai
Khoảng 70% số rễ của cẩm chướng tập trung ở tầng đất mặt (0 – 20 cm), yêu
cầu đất đai có kết cấu tơi xốp. Độ pH thích hợp với cây cẩm chướng là từ 6,0-
6,5. Đối với đất liên tục trồng cẩm chướng thì phải khử trùng, tiêu độc hoặc luân
canh vì đất có nhiệu vi sinh vật gây bệnh (Đặng Văn Đông và Đinh Thế Lộc,
2003) [3].
2.1.5 Tình hình sản xuất hoa cẩm chướng trong và ngoài nước
2.1.5.1 Tình hình sản xuất hoa cẩm chướng trên thế giới
Trong số các loại hoa, cẩm chướng là loại hoa được trồng rộng rãi và là
một trong bốn loại hoa cắt cành chủ yếu trên thế giới (chiếm khoảng 17% tổng
sản lượng hoa cắt) (Tạp chí hoa cây cảnh) [6]. Cẩm chướng là loài hoa chủ lực
phối hợp với hoa lay ơn, hoa baby làm thành lãng hoa, bó hoa, vòng hoa, hoa cài
cùng các tác phẩm nghệ thuật trong ngày lễ, ngày tết, dịp sinh nhật…
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7

Với sự đa dạng về màu sắc và hương thơm cẩm chướng mang đến cho
người ta cảm giác khoẻ khoắn, ấm áp và lành mạnh. Vì vậy các nước trồng
nhiều hoa đều có trồng loại hoa này.
Ở Kenya, diện tích trồng hoa cẩm chướng chủ yếu tập trung ở Ritf
Valley. Cây cẩm chướng cảnh được trồng ngoài đồng không bảo vệ ở độ cao
1800m và cẩm chướng thường được trồng trong nhà plastic ở độ cao 2700m so
với mực nước biển [18].
Italia là nước có diện tích trồng hoa cẩm chướng nhiều nhất, năm 1995
sản lượng hoa cắt của nước này đạt 2500 triệu cành.

Ở Hà Lan, tuy diện tích trồng hoa cẩm chướng không bằng diện tích
trồng hoa tulip nhưng sản lượng cũng đạt trên 1800 triệu cành/năm, đứng thứ hai
trên thế giới và có xuất khẩu sang châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản.
Ở Ba Lan, cẩm chướng chiếm 60% sản lượng hoa cắt, mỗi năm nước này
sản xuất được khoảng 400 triệu cành đứng thứ 3 trên thế giới (Đặng Văn Đông
và Đinh Thế Lộc, 2003) [3].
Colombia là nước trồng cẩm chướng cho hoa tốt nhất thế giới và được
gọi là thiên đường của hoa cẩm chướng, chiếm tỷ lệ 40% tổng lượng hoa xuất
khẩu. Với điều kiện tự nhiên rất phù hợp, cây cẩm chướng đã phát triển trên 25
năm, năm 1986 đã có diện tích gần 1000ha, cẩm chướng được trồng trong nhà
che plastic [26].
Ở Thổ Nhĩ Kỳ, hoa cẩm chướng được trồng rộng rãi từ năm 1925,
hiện nay diện tích hoa cẩm chướng chiếm tỷ lệ 21% đứng thứ 2 sau hoa
hồng (24%) [24].
Ở Châu Á, hoa cẩm chướng được trồng nhiều ở Trung Quốc, Malaysia,
Srilanka… Riêng Trung Quốc, hoa cẩm chướng cùng hoa hồng là hai loại hoa
phổ biến nhất. Cẩm chướng chiếm khoảng 25% tổng lượng hoa trên thị trường
tại Bắc Kinh và Côn Minh. Trung tâm sản xuất hoa cẩm chướng tập trung ở Côn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8

Minh và Thượng Hải. Hầu hết các giống của Trung Quốc được nhập từ Israel,
Hà Lan và Đức.
Ixaren có 150 ha hoa cẩm chướng chiếm 7,5% diện tích trồng hoa, mỗi
năm nước này xuất khẩu đạt 119 triệu USD.
Tại Malaysia, sản lượng hoa cẩm chướng đứng thứ 3 sau cây hoa hồng và
hoa cúc, chiếm 9,02% sản lượng hoa. Ở đây hoa cẩm chướng được trồng bao
gồm cả loại hoa chùm và hoa đơn [30].
Ngược lại, ở Philippin, cây cẩm chướng trồng được rất ít và phải nhập

khẩu từ các nước khác. Tỷ lệ nhập khẩu hoa cẩm chướng là 22,05% đứng thứ 2
trong tổng giá trị nhập khẩu hoa chỉ đứng sau hoa cúc (36,98%). Năm 1996,
lượng hoa cẩm chướng nhập khẩu của Philippin từ Hà Lan là 7691kg ( khoảng
620000 cành), từ Malaysia 5097kg (khoảng 260000 cành), từ Autralia 638kg
(khoảng 32000 cành) và New Zealand 80kg (khoảng 4000 cành) (Teresita L.
Rosario (1998).
Tại Srilanka, hoa cẩm chướng là cây hoa ôn đới quan trọng nhất. Hoa
cẩm chướng được trồng chủ yếu để xuất khẩu, còn các loại hoa khác chỉ tiêu thụ
được ở nội địa. Hai giống cẩm chướng châu Mỹ và cẩm chướng Địa Trung Hải
của Srilanka rất nổi tiếng trên thị trường thế giới. Một phần diện tích hoa cẩm
chướng khá lớn được trồng trong môi trường bảo vệ hoàn toàn.
2.1.5.2 Tình hình sản xuất hoa cẩm chướng tại Việt Nam
Ở Việt Nam, hoa cẩm chướng được trồng rộng rãi ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà
Lạt, thành phố Hồ Chí Minh. Các vùng chuyên hoa như An Hải (Hải Phòng),
Tây Tựu- Từ Liêm, Phú Thượng – Tây Hồ (Hà Nội) trồng nhiều hoa cẩm
chướng. Trước đây, vào mùa hè, hoa cẩm chướng trên thị trường nước ta chủ
yếu phải nhập từ Côn Minh (Trung Quốc) và Hà Lan, vài năm gần đây, để đáp
ứng nhu cầu thị trường cẩm chướng đã được trồng ở Đà Lạt, Lào Cai, SaPa và
đang dần chiếm lĩnh thị trường trong nước [13].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9

Hiện nay, ở nước ta đã tiến hành trồng được 3 loài Dianthus làm hoa cảnh
tại Đà Lạt là Dianthus barbatus L., D.sinensis L. và D.caryophyllus L.Cây hoa
cẩm chướng phát triển ở vùng có độ cao khác nhau tuy nhiên chất lượng hoa
khác nhau. Vì vậy, tùy thuộc nên phổ biến cho người trồng hoa biết thêm những
đặc điểm về các loài hay giống cẩm chướng này để trồng cho phù hợp [10].
Tại Đà Lạt, diện tích trồng cẩm chướng đạt 50ha chủ yếu trồng trong nhà
che plastic, hàng năm cung cấp từ 100-120 triệu cành cẩm chướng cung cấp cho

thị trường tiêu dùng (Dalat cut flower 2007).
Trồng hoa cẩm chướng sau 3 - 4 tháng đã bắt đầu cho thu hoạch. Một sào
Bắc Bộ trong một vụ cho thu từ 96000 - 120000 bông. Như vậy thâm canh đúng
kỹ thuật thì mỗi vụ phần lãi thu được là 17 - 30 triệu đồng/sào [8].

Trước nhu cầu của thị trường, trong hai năm 2010-2011, Trung tâm Ứng
dụng tiến bộ khoa học tỉnh Hải Dương đã nghiên cứu và triển khai đề tài khoa
học "Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm giống hoa Cẩm chướng Đài Loan
nhập nội và nhân rộng mô hình trồng hoa đồng tiền trên địa bàn tỉnh Hải
Dương". Mô hình này đã đem lại hiệu quả kinh tế rất cao tổng thu trên một sào
Bắc bộ đạt 13,5 triệu đồng.
Đến năm 2011 Cẩm chướng và hoa cúc các loại là 2 mặt hàng được xuất
khẩu nhiều nhất sang thị trường Đài Loan trong 3 tháng qua. Kim ngạch xuất
khẩu hoa cẩm chướng đạt 54,3 nghìn USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ 2010.
Xuất khẩu hoa cúc đạt 24,7 nghìn USD, giảm 18,8% so cùng kỳ [40].
Có thể nói, cẩm chướng là loại hoa có triển vọng sản xuất cũng như
không thể thiếu trong danh mục các loại hoa cắt cành xuất khẩu ở nước ta. Như
vậy có thể thấy cẩm chướng là một loại hoa có tiềm năng phát triển rất lớn, và
có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển ngành sản xuất hoa của nước
ta nói riêng và thế giới nói chung.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10

2.2. Giới thiệu chung về nấm Fusarium oxysporum
2.2.1 Phân loại
Về đặc điểm của nấm C.Booth năm 1977 – 1979 đã chú ý vào bản chất tế bào
phân sinh mà từ đó sinh ra bào tử nhỏ, là một trong những chỉ tiêu đầu tiên để
phân loại nấm trên cơ sở đó ông cho rằng nấm Fusarium oxysporum có số lượng
90 loài. Burgess và cộng sự (1994) đã đưa ra cơ sở phân loại nấm Fusarium

oxysporum gồm 7 chỉ tiêu như sau:
1. Hình thành bào tử lớn
2. Hình thành bào tử nhỏ
3. Hình dạng và kiểu bào tử nhỏ
4. Kích thước của bào tử nhỏ
5. Sự có mặt hay không có mặt của bào tử hậu trên môi trường PGA
6. Đường kính tản nấm trên môi trường PGA.
7. Hình thái tản nấm.
Nấm Fusarium oxysporum ban đầu gồm hơn 100 loài được mô tả dựa trên
kiểm nghiệm về cấu trúc của ổ sinh bào tử lớn là thực vật. Theo phân loại của
Weollenneper Reikinh (1935) số loài giảm xuống còn 65 loài, 55 giống và 22
dạng. Bằng phương pháp cấy truyền đơn bào tử dùng trong hệ thống phân loại
của Synder và Hanser đã bổ sung sự giống và khác nhau giữa các loài Fusarium
oxysporum, Synder và Hanser đã đề nghị giảm số lượng xuống còn 9 loài.
2.2.2 ðặc ñiểm chung
Khi sinh trưởng trên môi trường PDA, môi trường giàu dinh dưỡng cho sợi nấm
phát triển, nấm Fusarium oxysporum thường mọc thành tản thưa hoặc dày, với màu
sắc pha giữa màu trắng và màu tím violet, có khi có màu xanh hoặc xanh đen, Nhìn
chung, các sợi nấm trên không đầu tiên xuất hiện màu trắng, và sau đó có thể thay
đổi nhiều màu sắc khác nhau trong một số điều kiện chúng có thể có màu vàng, màu
kem hoặc màu da cam (Smith et al, 1988). Còn khi sinh trưởng trên môi trường
CLA, môi trường nghèo dinh dưỡng, chúng ta sẽ quan sát thấy các dạng bào tử của
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11

nấm Fusarium oxysporum. Nấm Fusarium oxysporum có 3 kiểu bào tử vô tính bao
gồm: Bào tử lớn (Macroconidia), bào tử nhỏ (Microconidia), bào tử hậu (bào tử vách
dày - Chlamydospores) (Burges và cộng sự, 1999; John và Breet, 2006), (Agrios,
1988). Fusarium oxysporum sinh trưởng rất nhanh 4.5 cm trong vòng 4 ngày [38].



A – B: Macroconidia; C – D: Microconidia; E – F: Microconidia in situ on CLA. A –
D, scale bar = 25 µm;E – F, scale bar = 50 µm [38].
Hình 2.1 ðặc ñiểm bào tử của nấm Fusarium oxysporum
- Bào tử lớn
Bào tử lớn nhiều nhân, ngắn độ dài vừa phải, mảnh mai và mỏng vách, có hình
lưỡi liềm hoặc thân cong, chủ yếu là ba vách ngăn, cơ bản các tế bào có cuống nhỏ,
23-54 x 3-4,5
µ
m [32].
Bào tử lớn được sinh ra từ cuống bào tử, đầu và cuống bào tử lớn thường
thuôn nhọn. Một vài bào tử lớn tách rời không gắn trên cuống bào tử, những tế
bào sinh sản sinh bào tử lớn có dạng thể bình (phialide).
- Bào tử nhỏ
Bào tử nhỏ đơn nhân, đôi khi có 2 vách ngăn, có thể hình elip, hình oval, hình cầu
hay hình trứng, được sinh ra từ các tế bào dạng thể bình hay những cuống bào tử
phân nhánh hoặc không phân nhánh, 5-12 x 2,3-3,5
µ
m. Nấm Fusarium oxysporum
giai đoạn bào tử nhỏ giống bào tử của Cephalosporium.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12

- Bào tử hậu
Bào tử hậu hình tròn hoặc hình trứng, vách dày, nằm tận cùng hoặc giữa
sợi nấm giả. Chúng có thể phát triển đơn hoặc thành chuỗi, khi gặp điều
kiện thuận lợi, chúng tách ra và mọc các ống mầm. Bào tử hậu rất bền và tồn
tại trong thời gian dài, 5-13

µ
m.
Nấm Fusarium oxysporum không có diệp lục, dinh dưỡng dị dưỡng nên sử
dụng các chất hữu cơ sẵn có chủ yếu là các nguồn cacbon, nguồn đạm, nguồn
chất khoáng và vitamin của cây cẩm chướng thông qua tác động của hệ thống
các enzyme nội, ngoại bào, các độc tố để hoàn thành chu kì phát triển của chúng
trên cây trồng. Chu kì phát triển của nấm Fusasium oxysporum cũng giống như
chu kì phát triển của nấm bệnh nói chung là vòng đời bao gồm các giai đoạn
sinh trưởng, phát dục, sinh sản tuần tự kế tiếp nhau theo một trình tự nhất định
để trở lại giai đoạn ban đầu. Giai đoạn ban đầu của quá trình sinh sản là bào tử.
Sau khi bào tử nảy mầm xâm nhập tiến tới giai đoạn sinh trưởng thể dinh dưỡng
(thể sợi) kí sinh phát ra triệu chứng bệnh rồi đến giai đoạn phát dục hình thành
cơ quan sinh sản và tạo ra các bào tử thế hệ mới vô tính tái xâm nhiễm và hữu
tính (Lê Lương Tề, 2007) [11].
2.2.3 Môi trường sống
F. oxysporum có thể được tìm thấy gần như ở khắp mọi nơi. Bản đồ phân bố
cho thấy rằng loại nấm này đã xâm chiếm miền Bắc và Nam Mỹ, Châu Âu,
Châu Phi, Châu Á, và Châu Đại Dương [34].
Đây là một loại nấm phát triển ở mọi môi trường sống, nhiệt độ đất tối
ưu cho nhiễm trùng gốc là 30°C hoặc cao hơn, nhưng lây nhiễm qua hạt
giống có thể xảy ra ở nhiệt độ thấp như 14
0
C [39], mặc dù nó phát triển tối
ưu ở 28°C [35].
2.2.4 Cách thức xâm nhập và enzyme ngoại bào của nấm Fusarium nói
chung và Fusarium oxysporum nói riêng
Giống như các nấm bệnh hại cây trồng khác, nấm Fusarium do không có
diệp lục nên chúng sử dụng các chất hữu cơ sẵn có chủ yếu là các nguồn cacbon,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


13

nguồn đạm, chất khoáng và vitamin của cây lily thông qua tác động của hệ
thống các enzyme nội, ngoại bào, các độc tố để hoàn thành chu kì phát triển của
chúng trên cây trồng. Chu kì phát triển của các nấm bệnh nói chung bao gồm
các giai đoạn sinh trưởng, phát dục sinh sản tiến hành tuần tự kế tiếp nhau theo
một trình tự nhất định để trở lại giai đoạn ban đầu. Giai đoạn ban đầu của chu kì
thường là bào tử. Sau khi bào tử nảy mầm xâm nhập, tiến tới giai đoạn sinh
trưởng thể dinh dưỡng (thể sợi) kí sinh phát ra triệu chứng bệnh rồi tới giai đoạn
phát dục hình thành các cơ quan sinh sản và tạo ra các bào tử thế hệ mới vô tính
tái xâm nhiễm và hữu tính [13].
Nấm xâm nhập vào cây kí chủ bằng sợi nấm hoặc bào tử, nhưng phần lớn
nấm xâm nhập bằng bào tử. Trước khi xâm nhập, bào tử nấm tiếp xúc với bề
mặt ký chủ, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng nảy mầm thành ống mầm xâm
nhập trực tiếp hoặc gián tiếp vào bên trong cây. Trong quá trình xâm nhiễm gây
bệnh nấm luôn tiết ra các enzyme phân hủy vách tế bào như: cutinase, pectinase,
cellulase, hemicelulase, ligninase và các enzyme phân giải vật chất bên trong tế
bào như: Protease, peptidase, amylase, maltase, lipase, phospholipase…
Nhiều loại nấm có thể xâm nhập trực tiếp qua bề mặt nguyên vẹn cây kí
chủ nhờ lực cơ học và enzyme. Một số loại nấm khác sẽ xâm nhập vào cây qua
lỗ mở tự nhiên như khí khổng, thủy khổng, bì khổng. Một số khác có thể xâm
nhập qua các vết thương cơ giới hoặc các vết nứt tự nhiên. Bào tử nấm
Fusarium oxysporum nảy mầm thành ống mầm xâm nhập qua vết nứt hình thành
khi rễ bên nhú ra từ rễ chính.
Năm 1998, các tác giả Skovgaard K. và Rosendahl S. (Đại học Copenhagen) đã
chứng minh nấm Fusarium trong quá trình sống chúng tạo ra 5 enzyme nội bào:
esterase, superoxide dehydrogenase, malate dehydrogenase, dihydrolipoamide
dehydrogenase và succinate dehydrogenase và 4 enzyme ngoại bào: protease,
cellulase, amylase, và lipase [29].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


14

Năm 2002, Ricardo Andrade Barata và cộng sự đã chỉ ra rằng loài Fusarium
oxysporum var.lini sản sinh ra một loại protease kiềm có khả năng thủy phân
Nα-benzoyl-DL arginine nitroanilide. Sau quá trình tinh chế, làm sạch đã xác
định trọng lượng phân tử của protein này là 41 kDa, cũng như các điều kiện tốt nhất
cho enzyme hoạt động là: nhiệt độ 45
0
, pH 8 [28].
Năm 2006, Janaina Nicanuzia và cộng sự đã xác định được những điều
kiện cho sự hoạt động của enzyme lipase (enzyme được ứng dụng trong sản
xuất chất tẩy) do loài F.oxysporum sản sinh ra: pH kiềm, nhiệt độ 50
0
C,
enzyme bị ức chế hoạt động khi có mặt của SDS… Điều này có ý nghĩa rất
lớn vì việc sử dụng enzyme mà vi sinh vật tạo ra trong ngành công nghiệp sản
xuất chất tẩy rửa không những mang lại hiệu quả kinh tế mà còn không gây
hại cho môi trường [21].
2.3. Tình hình bệnh hại do nấm Fusarium oxysporum gây ra
2.3.1 Tình hình gây bệnh của nấm Fusarium oxysporum ñối với các cây
trồng nói chung
F. oxysporum đóng vai trò của một sát thủ thầm lặng - các chủng gây bệnh
của loại nấm này có thể không hoạt động trong 30 năm trước khi trở lại độc tính
và lây nhiễm. F. oxysporum khét tiếng là gây ra một tình trạng gọi là bệnh héo
Fusarium, đó là gây tử vong một cách nhanh chóng cho các cây trồng - bởi thời
gian một cây trồng cho thấy bất kỳ dấu hiệu bên ngoài của nhiễm trùng, nó đã
quá muộn, và cây trồng sẽ chết. Ngoài ra, F. oxysporum không phân biệt đối xử,
nó có thể gây bệnh gần như cho mọi cây trồng nông nghiệp quan trọng [33].
Ngoài ra, bào tử F. oxysporum có thể tồn tại trong không khí trong thời gian

dài .Tóm lại, bệnh héo Fusarium oxysporum là một gánh nặng tài chính cho
người nông dân, điều này làm tăng chi phí sản xuất nông nghiệp mà cuối cùng
làm tăng giá thành sản phẩm.
Bệnh héo cây trồng do nấm Fusarium oxysporum gây ra là một trong những
loại bệnh phổ biến và nguy hiểm gây thiệt hại lớn cho nhiều loại cây trồng. Do phổ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15

ký chủ rộng, nó có thể xâm nhiễm ký sinh gây hại trên nhiều loại cây trồng khác
nhau, trong đó có nhiều loại cây trồng đặc biệt có giá trị như lạc, vừng, cà chua,
khoai tây…(Nguyễn Thị Kim Thoa và cộng sự, 2007) [11].
Các bệnh héo Fusarium do các dạng loài của F. oxysporum gây ra. Mỗi dạng loài
thường chỉ có thể gây héo trên một loài ký chủ. Ví dụ: F. oxysporum f. sp. Lycopersici
héo trên cây cà chua, F. oxysporum f. sp.dianthi héo trên cây cẩm chướng


















Hình 2.2 Bệnh do các loại nấm Fusarium gây ra
a: héo trầm trọng gây chết cây, b: thân cây héo với nhiều khối bào tử sinh màu trắng
trên bề mặt. Héo Fusarium f.sp pisi gây héo đậu Hà Lan, c: các triệu chứng héo trên đồng
ruộng (chú ý các đám cây chết), d: hóa nâu mạch dẫn ở cành bị héo, e: Fusarium f.sp pisi gây
héo đậu Hà Lan, f: quả thể của F. gramjnearum trên thân ngô; Héo Fusarium trên chuối do
Fusarium oxysporum f.sp. cubenseg: các triệu chứng héo trầm trọng, h: các triệu chứng nứt
thân, k: khối bào tử phân sinh Fusarium oxysporum f.sp.zingiberi trên củ gừng [1].
A b

c
D
g
h k
e

f

×