Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Nghiên cứu biện pháp nhân vô tính và ảnh hưởng một số công thức bón phân đến sinh trưởng, phát triển của cây đan sâm tại tam đảo, vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.75 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





NGUYỄN CHÍ ANH



NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP NHÂN VÔ TÍNH VÀ
ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ CÔNG THỨC BÓN PHÂN
ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY
ðAN SÂM TẠI TAM ðẢO - VĨNH PHÚC




LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành : Trồng trọt
Mã số : 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HẠNH HOA


HÀ NỘI - 2012

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………



i

LỜI CAM ðOAN

- Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
này ñã ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ
rõ nguồn gốc ./.

Tác giả luận văn



Nguyễn Chí Anh







Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii

LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành ñược nội dung này, tôi ñã nhận ñược sự chỉ bảo, giúp ñỡ

rất tận tình của TS. Nguyễn Hạnh Hoa, sự giúp ñỡ, ñộng viên của các thầy cô
giáo trong khoa Nông học, Viện ñào tạo Sau ñại học, Trung tâm nghiên cứu
trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội và Trạm nghiên cứu cây thuốc Tam ðảo –
Vĩnh Phúc. Nhân dịp này cho phép tôi ñược bày tỏ lòng biết ơn chân thành và
sâu sắc tới TS. Nguyễn Hạnh Hoa và những ý kiến ñóng góp quý báu của các
thầy cô giáo trong khoa Nông học.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ Trung tâm nghiên cứu trồng và chế
biến cây thuốc Hà Nội và Trạm nghiên cứu cây thuốc Tam ðảo – Vĩnh Phúc
ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia ñình và các bạn ñồng nghiệp ñộng viên,
giúp ñỡ trong quá trình thực hiện luận văn!

Hà Nội, ngày 26 tháng 09 năm 2012
Tác giả luận văn


Nguyễn Chí Anh


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii

MỤC LỤC

Trang
L
ời cam ñoan
i
L

ời cảm ơn
ii
M
ục lục
iii
D
anh mục bảng
vii
D
anh mục hình
ix
D
anh mục chữ viết tắt
x

1. MỞ ðẦU 1
1.1 ðặt vấn ñề 1
1.2 Mục ñích và yêu cầu của ñề tài 3
1.2.1 Mục ñích 3
1.2.2 Yêu cầu 3
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 3
1.3.1 Ý nghĩa khoa học 3
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của ñề tài 4
2.1.1 Cơ sở khoa học của ñề tài 4
2.1.2 Cơ sở khoa học của việc nhân giống 4
2.1.3 Cơ sở khoa học của bón phân 7
2.2 Cơ sở thực tiễn của ñề tài 9
2.3 Nguồn gốc, phân loại và ñặc ñiểm thực vật học 10

2.3.1 Nguồn gốc và phân loại 10
2.3.2 ðặc ñiểm thực vật học 11
2.4 Bộ phận sử dụng làm thuốc, thành phần hóa học 13

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv

2.4.1 Bộ phận sử dụng làm thuốc 13
2.4.2 Thành phần hóa học 13
2.5 Tác dụng dược lý, công dụng và một số ñơn thuốc có ðan sâm 13
2.5.1 Tác dụng dược lý 13
2.5.2 Công dụng của ðan sâm 14
2.5.3 Một số ñơn thuốc có ðan sâm 15
2.6 Một số nghiên cứu xác ñịnh liều lượng phân bón ñối với cây dược liệu 16
2.7 Một số nghiên cứu về thời vụ và sử dụng chất kích thích sinh trưởng
trong nhân giống cây trồng 18
2.8 Tình hình nghiên cứu, sản xuất, tiêu thụ dược liệu ðan sâm trong
nước và trên Thế giới 19
2.8.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ dược liệu ðan sâm trên thế giới 19
2.8.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ dược liệu tại Việt Nam 21
3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.1 Vật liệu, ñịa ñiểm thời gian nghiên cứu 24
3.2 Nội dung nghiên cứu 24
3.3 Phương pháp nghiên cứu 24
3.3.1 Bố trí thí nghiệm 24
3.4 Kỹ thuật trồng áp dụng trong thí nghiệm 28
3.5 Chỉ tiêu theo dõi 28
3.5.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng 28
3.5.2 Các chỉ tiêu năng suất 30

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31
4.1 Ảnh hưởng của các công thức giâm ñến sinh trưởng, phát triển của
cây ðan sâm 31
4.1.1 Ảnh hưởng của bộ phận cây và chiều dài hom giâm ñến các giai ñoạn
hình thành cây mới từ hom giâm cây ðan sâm 31

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v

4.1.2 Ảnh hưởng của bộ phận cây và chiều dài hom ñến tỉ lệ ra rễ của hom
giâm cây ðan sâm 34
4.1.3 Ảnh hưởng của bộ phận cây và chiều dài hom ñến tỷ lệ bật mầm của
hom giâm cây ðan sâm 36
4.1.4 Ảnh hưởng của bộ phận cây và chiều dài hom ñến ñộng thái phát
triển chiều dài mầm của hom giâm cây ðan sâm 38
4.1.5 Ảnh hưởng của bộ phận cây và chiều dài hom giâm ñến tỷ lệ thành
cây của hom giâm cây ðan sâm 40
4.2 Ảnh hưởng của thời vụ ñến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây
ðan sâm nhân giống bằng hom 41
4.2.1 Ảnh hưởng của thời vụ giâm ñến các giai ñoạn hình thành cây mới từ
hom giâm cây ðan sâm nhân giống bằng hom 41
4.2.2 Ảnh hưởng của thời vụ ñến tỷ lệ ra rễ của hom giâm cây ðan sâm 42
4.2.3 Ảnh hưởng của thời vụ ñến tỷ lệ bật mầm của hom giâm cây ðan sâm 44
4.2.4 Ảnh hưởng của thời vụ ñến ñộng thái tăng trưởng chiều dài cành của
cây ðan sâm nhân giống bằng hom 45
4.2.5 Ảnh hưởng của thời vụ ñến tỷ lệ ra rễ và tỷ lệ thành cây của hom
giâm cây ðan sâm 46
4.3 Ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ IAA ñến khả năng sinh trưởng,
phát triển của cây ðan sâm nhân giống bằng hom 47

4.3.1 Ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ IAA ñến các giai ñoạn hình
thành cây mới từ hom giâm cây ðan sâm 47
4.3.2 Ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ IAA ñến tỉ lệ ra rễ của hom giâm
cây ðan sâm 49
4.3.3 Ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ IAA ñến tỷ lệ bật mầm của hom
giâm cây ðan sâm 50
4.3.4 Ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ IAA ñến ñộng thái phát triển
chiều dài mầm của hom giâm cây ðan sâm 51

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi

4.3.5 Ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ IAA ñến tỷ lệ ra rễ và tỷ lệ thành
cây của hom giâm ðan sâm nhân giống bằng tách mầm 52
4.4 Ảnh hưởng của phân bón ñến sinh trưởng phát triển, năng suất của
cây ðan sâm 53
4.4.1 Ảnh hưởng của phân bón ñến các giai ñoạn sinh trưởng phát triển của
cây ðan sâm 53
4.4.2 Ảnh hưởng của phân bón ñến ñộng thái tăng trưởng chiều cao cây
ðan sâm 55
4.4.3 Ảnh hưởng của phân bón ñến ñộng thái tăng trưởng số lá/thân chính
cây ðan sâm 57
4.4.4 Ảnh hưởng của phân bón ñến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây
ðan sâm 58
4.4.5 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón ñến chỉ số diện tích lá của cây
ðan sâm 60
4.4.6 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón ñến khả năng tích lũy chất khô
của cây ðan sâm 61
4.4.7 Ảnh hưởng của phân bón ñến mức ñộ nhiễm sâu bệnh hại trên cây

ðan sâm 63
4.4.8 Ảnh hưởng của phân bón ñến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất dược liệu ðan sâm 64
4.2.9 Ảnh hưởng của phân bón ñến hiệu quả kinh tế dược liệu ðan sâm 66
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 68
5.1 Kết luận 68
5.2 ðề nghị 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
PHỤ LỤC 73



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang


4.1. Ảnh hưởng của bộ phận cây và chiều dài hom giâm ñến các giai
ñoạn hình thành cây mới từ hom giâm cây ðan sâm 33
4.2. Ảnh hưởng của bộ phận cây và chiều dài hom ñến tỉ lệ ra rễ của
hom giâm cây ðan sâm 34
4.3. Ảnh hưởng của bộ phận cây và chiều dài hom ñến tỷ lệ bật mầm
của hom giâm cây ðan sâm 36
4.4. Ảnh hưởng của bộ phận cây và chiều dài hom ñến ñộng thái phát
triển chiều dài mầm của hom giâm cây ðan sâm 38
4.5. Ảnh hưởng của bộ phận cây và chiều dài hom giâm ñến tỷ lệ

thành cây của hom giâm cây ðan sâm 40
4.6. Ảnh hưởng của thời vụ ñến các giai ñoạn hình thành cây mới từ
hom giâm cây ðan sâm nhân giống bằng hom 42
4.7. Ảnh hưởng của thời vụ ñến tỷ lệ hom ra rễ của cây ðan sâm 43
4.8. Ảnh hưởng của thời vụ ñến tỷ lệ bật mầm của hom giâm cây
ðan sâm 44
4.9. Ảnh hưởng của thời vụ ñến ñộng thái tăng trưởng chiều dài cành
của cây ðan sâm nhân giống bằng hom 45
4.10. Ảnh hưởng của thời vụ ñến tỷ lệ ra rễ và tỷ lệ thành cây của hom
giâm cây ðan sâm 46
4.11. Ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ IAA ñến hom giâm cây
ðan sâm 47
4.12. Ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ IAA ñến tỉ lệ ra rễ của hom
giâm cây ñan sâm 49
4.13. Ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ IAA ñến tỷ lệ bật mầm của
hom giâm cây ðan sâm 50

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii

4.14. Ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ IAA ñến ñộng thái phát triển
chiều dài mầm của hom giâm ðan sâm 51
4.15. Ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ IAA ñến tỷ lệ ra rễ và tỉ lệ
thành cây của hom giâm ðan sâm nhân giống bằng tách mầm 52
4.16. Ảnh hưởng của phân bón ñến thời gian sinh trưởng của cây
ðan sâm 54
4.17. Ảnh hưởng của phân bón ñến ñộng thái tăng trưởng chiều cao cây
ðan sâm 55
4.18. Ảnh hưởng của phân bón ñến ñộng thái tăng trưởng số lá/thân

chính cây ðan sâm 57
4.19. Ảnh hưởng của liều lương phân bón ñến một số chỉ tiêu sinh
trưởng của cây ðan sâm 59
4.20. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón ñến chỉ số diện tích lá cây
ðan sâm 60
4.21. Ảnh hưởng của phân bón ñến khả năng tích lũy chất khô ở rễ củ
ðan sâm 61
4.22. Ảnh hưởng của phân bón ñến mức ñộ nhiễm sâu bệnh trên cây
ðan sâm 63
4.23. Ảnh hưởng của phân bón ñến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất dược liệu ðan sâm 64
4.24. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón ñến hiệu quả kinh tế trồng
cây ðan sâm 67

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ix

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang



2.1. ðặc ñiểm hình thái thân, lá, hoa và rễ củ ðan sâm 12
4.1. Ảnh hưởng của thời vụ ñến ñộng thái tăng trưởng chiều dài cành
của cây ðan sâm nhân giống bằng hom 45
4.2. Ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ IAA ñến ñộng thái phát triển
chiều dài mầm của hom giâm ðan sâm 51
4.3. Ảnh hưởng của phân bón ñến ñộng thái tăng trưởng chiều cao cây

ðan sâm 55
4.4. Ảnh hưởng của phân bón ñến ñộng thái tăng trưởng số lá/thân
chính cây ðan sâm 57
4.5. Ảnh hưởng của phân bón ñến khả năng tich lũy chất khô rễ củ cây
ðan sâm 62
4.6. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón ñến năng suất thực thu dược
liệu ðan sâm 65


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

x

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV : Bảo vệ thực vật
DT : Diện tích
BQ : Bình quân
Kg : Kilogram
NXB : Nhà xuất bản
Trñ : Triệu ñồng
Ha : Hécta
CS : Cộng sự
CC1 : Cành cấp 1
TP : Thân phụ
RP : Rễ phụ








Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1

1. MỞ ðẦU

1.1 ðặt vấn ñề
Cây ðan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) hay còn gọi Huyết sâm, Xích sâm là
cây thuốc ñã ñược di thực từ Trung Quốc vào Việt Nam từ những năm 1960. Củ
ðan sâm có màu ñỏ rất ñặc trưng, vị ñắng, tính hơi hàn, vào 2 kinh tâm và can, có
tác dụng trục huyết ứ, hoạt huyết, rút mủ, lên da non, ñiều hòa kinh nguyệt, tăng
cường sức khỏe. Người xưa thường nói “nhất vị ðan sâm, cộng ñồng tứ vật
thang” có nghĩa là một vị ðan sâm có tác dụng bằng 4 vị ñương quy, ñịa hoàng,
xuyên khung, bạch thược vốn là bài thuốc bổ huyết kinh ñiển của ñông y.
Nghiên cứu y học hiện ñại cho thấy ðan sâm ñặc biệt tốt cho tim mạch,
làm giãn mạch và tăng lưu ñộng mạch vành, cải thiện vi tuần hoàn, phòng
chống tích cực tình trạng thiếu máu, làm chậm việc hình thành các mảng xơ
vữa ñộng mạch.
Trung Quốc hàng năm sử dụng lượng ðan sâm rất lớn lên ñến trên 13.000 tấn
ñể sản xuất các viên ðan sâm phức hợp với các thương hiệu thuốc ðông dược nổi
tiếng thế giới như An Cung Ngưu Hoàng Hoàn, Thiên Sứ Hộ Tâm ðan là những
sản phẩm thảo dược ñầu tiên ñược FDA Hoa kỳ chứng nhận ở giai ñoạn IND.
ðan sâm ñược trồng tại nhiều tỉnh ở Trung Quốc, song chất lượng ðan
sâm có khác nhau ở mỗi nơi. ðan sâm trồng ở tỉnh Giang Tô, Hà Nam thường
có giá trị thấp trên thị trường, trồng ở tỉnh Sơn ðông lại có hàm lượng xeton
cao, phenol thấp. Sau khi quy ñịnh tiêu chuẩn hóa dược liệu bắt ñầu có hiệu
lực vào ngày 01/07/2006, nhà thuốc ðồng Nhân ðường Bắc Kinh và một số

xí nghiệp sản xuất ñông dược nhận thấy rằng: nếu chỉ dùng ðan sâm Sơn
ðông thì không thể sản xuất ra ñược sản phẩm thuốc ñạt tiêu chuẩn. Nên hầu
hết các nhà sản xuất ñông dược sử dụng ðan sâm với khối lượng lớn ñều tìm
dùng ðan sâm có cội nguồn từ Tứ Xuyên.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2

Trong lịch sử Trung Quốc, huyện Trung Giang là nơi xuất xứ của ðan sâm
Tứ Xuyên và cũng là nơi có ðan sâm nổi tiếng trên thế giới. ðây cũng là nơi tọa
lạc của công ty cội nguồn ðan sâm New World Tứ Xuyên ngày nay. Công ty
này ñã nghiên cứu và ñưa vào sản xuất cây giống ðan sâm theo quy trình công
nghệ nuôi cấy mô và ươm mầm tạo cây con trong nhà kính, chủ ñộng thúc ñẩy
khả năng tạo mầm ngắn hơn phương thức nảy mầm trực tiếp từ củ và hạt, ñặc
biệt cây nhân giống vô tính chỉ cần 10 tháng có thể cho thu hoạch.
Nhiều công trình nhân giống vô tính từ cây ðan sâm với mục ñích tạo ra giống chất
lượng cao ñã ñược công bố tại Trung Quốc, ðài Loan, Cộng hòa Liên Bang ðức
Tại Việt Nam, cây ðan sâm ñã ñược di thực vào rất lâu, nhưng ñến nay lại
không thấy trồng ở Việt Nam nữa và chỉ còn duy nhất Viện Dược liệu trong
ñó có Trạm nghiên cứu cây thuốc Tam ðảo, Trạm nghiên cứu trồng cây thuốc
SaPa còn lưu giữ và phát triển.
Theo báo cáo tại Hội nghị Dược liệu toàn quốc năm 2003 về Phát triển
dược liệu bền vững trong thế kỷ 21, trên thị trường dược liệu Việt Nam
nguyên liệu cây thuốc ðan sâm phải nhập khẩu 100% từ Trung Quốc. Trong
danh mục dược liệu nhập khẩu của năm 2001 và 2002, chỉ riêng chi nhánh
công ty Nam Hà tỉnh Lạng Sơn ñã nhập khẩu lên tới trên 50 tấn dược liệu ðan
sâm mỗi năm. Nếu như, trong nước tự sản xuất ñược loại dược liệu quý này,
thì ngành dược liệu không những sẽ chủ ñộng ñược nguồn nguyên liệu sản
xuất thuốc, mà còn tiết kiệm ñược một khoản ngoại tệ ñáng kể, ñồng thời góp

phần làm tăng thu nhập cho người nông dân.
Vấn ñề bức xúc ñược ñặt ra là người trồng dược liệu cần có nguồn cung
cấp giống tốt một cách chủ ñộng, sạch sâu bệnh và ñảm bảo chất lượng Từ
thực tế ñó chúng tôi tiến hành ñề tài: “Nghiên cứu biện pháp nhân vô tính và
ảnh hưởng một số công thức bón phân ñến sinh trưởng, phát triển của cây
ðan sâm tại Tam ðảo – Vĩnh Phúc”.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3

1.2 Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
1.2.1 Mục ñích
Xác ñịnh phương thức nhân giống vô tính phù hợp ñối với cây ðan sâm.
Xác ñịnh ñược công thức bón phân có ảnh hưởng tốt nhất tới sinh trưởng,
phát triển của cây ðan sâm tại Tam ðảo – Vĩnh Phúc.
1.2.2 Yêu cầu
- ðánh giá ảnh hưởng của các công thức nhân vô tính ñến sinh trưởng,
phát triển của cây ðan sâm.
- ðánh giá ảnh hưởng của các thời vụ nhân giống vô tính ñến sinh
trưởng, phát triển của cây ðan sâm.
- ðánh giá ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ IAA ñến khả năng sinh
trưởng, phát triển của cây ðan sâm.
- ðánh giá ảnh hưởng của một số công thức phân bón ñến sinh trưởng
phát triển của cây ðan sâm.
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài bổ sung các thông tin về nhân giống và
bón phân cho cây ðan sâm, là tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy,

nghiên cứu khoa học, chỉ ñạo sản xuất.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Xác ñịnh ñược công thức tách mầm tốt nhất cho cây ðan sâm ñể tăng
hệ số nhân giống.
- Xác ñịnh ñược thời vụ tách mầm tốt nhất cho cây ðan sâm ñể tăng hệ
số nhân giống.
- Xác ñịnh ñược nồng ñộ chất kích thích ra rễ IAA tốt nhất cho cây ðan
sâm ñể tăng hệ số nhân giống.
- Xác ñịnh liều lượng phân bón hợp lý nhất sẽ góp phần tăng năng suất
cây ðan sâm, tăng hiệu quả kinh tế trên ñơn vị diện tích.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của ñề tài
2.1.1 Cơ sở khoa học của ñề tài

Cây ðan sâm ñã ñược di thực vào Việt Nam từ những năm 1960 từ
Trung Quốc. Cây tỏ ra rất thích nghi với ñiều kiện khí hậu vùng núi cao có
nhiệt ñộ trung bình trong năm khoảng 15,5
0
C như ở trại thuốc SaPa, Tam
ðảo. Cây sinh trưởng khá tốt và ñã ra hoa, cho thu hạt và cho thu dược liệu.
Song do số lượng giống ít, nên chưa ñược tổ chức thực nghiệm chính quy và
chưa có báo cáo khoa học về công tác di thực.
ðan sâm phân bố chủ yếu ở vùng ôn ñới ẩm, cận nhiệt ñới và nhiệt ñới,
là cây ưa ẩm, thích hợp trồng trên ñất phù sa, nhiều mùn. Tam ðảo thuộc

vùng núi phía Bắc có ñộ cao trung bình 960 m so với mực nước biển, nhiệt ñộ
ôn hòa trong năm trung bình từ 15,0ºC ñến 22,0ºC, lượng mưa trung bình
hàng năm là 1500 mm rất thích hợp cho cây ðan sâm sinh trưởng, phát triển,
có thể phát triển thành vùng sản xuất giống và dược liệu chất lượng tốt.
Do vậy, thực hiện ñề tài tại Tam ðảo là hoàn toàn có cơ sở khoa học.
2.1.2 Cơ sở khoa học của việc nhân giống
2.1.2.1 Nhân giống hữu tính
Nhân giống hữu tính ở thực vật là phương thức nhân giống từ hạt.
ðây là phương pháp phổ biến và cho hệ số nhân giống cao, tuy nhiên do có
sự tái tổ hợp nhiễm sắc thể cho nên ở thế hệ cây con có sự phân ly lớn về
mặt di truyền.
Hiện nay, trong chọn giống cây trồng các nhà chọn giống ñã kết hợp
các tính trạng ưu thế của cây bố và cây mẹ ñể tạo ưu thế lai ở thế hệ con cái
nhằm ñáp ứng các tính trạng mong muốn của con người [17].
2.1.2.2 Nhân giống vô tính
Các phương pháp nhân giống vô tính truyền thống gồm có

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

* Nhân giống bằng phương pháp chiết
Là phương pháp tạo ra các cá thể mới thường là trên thân cây trước khi
tách ra khỏi cây mẹ.
Ưu ñiểm của phương pháp này là cành con ñược cây mẹ cung cấp ñầy
ñủ nước và chất dinh dưỡng, ñặc biệt là Carbonhydrat, protein, phytohrmon
trước khi có thể tự nuôi sống mình.
Nhược ñiểm là hệ số nhân giống thấp.
* Nhân giống bằng phương pháp giâm
Là sự tạo ra cây con từ một ñoạn rễ, rễ củ, thân hoặc lá sau khi tách

khỏi cây mẹ.
Phương pháp này thường có hệ số nhân giống cao hơn so với phương
pháp chiết nhưng phải ñảm bảo các ñiều kiện nội tại và ngoại cảnh cho quá
trình ra rễ và tái tạo mầm.
* Nhân giống bằng phương pháp ghép
Là sự liên kết hai bộ phận cành ghép và gốc ghép của hai cá thể khác
nhau (thường áp dụng cho cây thân gỗ) cây ghép thường có ưu thế của cả gốc
ghép và cành ghép.
Hạn chế của phương pháp này là chỉ thực hiện trong phạm vi các thân
gỗ có sinh trưởng thứ cấp (cây hạt trần và cây hai lá mầm), cây một lá mầm
gần như không ghép ñược. Thậm chí các cây ñể ghép còn phải gần nhau về
mặt phân loại thì tỷ lệ thành công mới cao. Ngoài ra việc lựa chọn ñược gốc
ghép phù hợp không phải bao giờ cũng dễ dàng và thời gian chăm sóc cây
trong vườn ươm thường kéo dài.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngày nay con người ñã
phát triển thêm hình thức nhân giống vô tính mới, ñó là phương pháp nuôi cấy
mô (in vitro). Với việc sử dụng một phần mô nhỏ của cơ thể thực vật, các nhà
khoa học có thể tạo ra một lượng giống lớn.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6

Ưu ñiểm của phương pháp này là nhân nhanh kịp thời một số lượng lớn
cây phục vụ nhu cầu của con người và có thể cho nhiều giống sạch bệnh. Tuy
nhiên phương pháp này ñòi hỏi ñiều kiện kỹ thuật cao và chí phí cao vì vậy
chỉ ứng dụng ñối với những ñối tượng cây trồng ñặc biệt (Thảo dược quý
hiếm, các loài hoa quý). [17].
Theo Xin Hua China cho biết hiện nay, ðan sâm ñã ñược công ty cội nguồn

ðan sâm New World Tứ Xuyên Trung Quốc trồng và phát triển nguồn giống chất
lượng tốt bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật và nhiều công trình
nghiên cứu nhân giống ðan sâm với mục ñích tạo ra giống chất lượng cao. Cũng
theo Xin Hua China còn cho biết thêm năng suất cao sản của ðan sâm hiện nay
ñạt 300 – 400 kg/mẫu Trung Quốc tương ñương 4500 – 6000 kg/ha với tỷ lệ chất
khô ñạt 30%. Ở hầu hết các cùng sản xuất ðan sâm tại Trung Quốc ñều trồng
bằng củ vào màu xuân và chỉ cần 10 tháng là có thể cho thu hoạch [31,32].
Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam có nhiều thuận lợi, cũng có nhiều
thử thách, sau khi tham gia và thực thi chính sách khu vực mậu dịch tự do
ASIAN (AFTA), và thực hiện nghĩa vụ cam kết trong các chương trình ưu ñãi
thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của AFTA, nhất là từ khi nước ta hội
nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Bối cảnh trên ảnh hưởng ngày
một mạnh tới nông nghiệp, cũng như tới công nghiệp và dịch vụ. Những ảnh
hưởng này vừa tích cực do tiến bộ của khoa học và công nghệ, vừa có thể tiêu
cực nếu nước ta không vượt ñược hàng rào kỹ thuật. Bằng chứng là trái cây
nhập khẩu lấn sân thị trường trong nước do chất lượng và giá bán thấp hơn và
một số mặt hàng dược liệu hầu như phải nhập từ các nước khác như Cam
thảo, ðương quy, ðan sâm Việt Nam ñang gắng vượt qua những thử thách
ñể có lợi thế trong cạnh tranh ở thị trường quốc tế cũng như trong nước.
Giống ñược coi như một trong những trợ thủ ñắc lực nhất giúp người
sản xuất, ñặc biệt là người nông dân tăng nhanh hơn hàm lượng chất xám
trong nông sản[ 3].
Do vậy, thực hiện ñề tài tại Tam ðảo là hoàn toàn có cơ sở khoa học

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7

2.1.3 Cơ sở khoa học của bón phân
Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng là lượng chất dinh dưỡng mà cây

cần qua các thời kỳ sinh trưởng ñể tạo nên một năng suất kinh tế tối ña.
ðối với thực vật nói chung và cây trồng nói riêng thì Nitơ có vai trò
sinh lý ñặc biệt quan trọng ñối với sinh trưởng phát triển và hình thành năng
suất. Nitơ có mặt trong rất nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng có vai trò quyết
ñịnh trong quá trình trao ñổi chất và năng lượng, ñến các hoạt ñộng sinh lý của cây.
Cây trồng rất nhạy cảm với phân ñạm. Phản ứng trước tiên khi bón
phân ñạm là cây sinh trưởng mạnh, tăng trưởng nhanh về chiều cao, diện tích
lá, ñẻ nhánh nhiều, tăng sinh khối nhanh, các hoạt ñộng sinh lý cũng ñược xúc
tiến như quang hợp, hô hấp, dinh dưỡng khoáng và kết quả cuối cùng là
năng suất cây trồng tăng [17].
Mỗi thời kỳ sinh trưởng, cây trồng cần lượng ñạm khác nhau. Hầu hết
các loại cây trồng có nhu cầu về ñạm ở giai ñoạn ñầu lớn hơn ở giai ñoạn sau.
Trong giai ñoạn ñầu của sự phát triển thân lá, tốc ñộ tăng trưởng của tế bào rất
nhanh, tiếp ñó là giai ñoạn ổn ñịnh về số lá, diện tích lá. Khi cây chuyển từ
giai ñoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang giai ñoạn sinh trưởng sinh thực thì nhu
cầu ñạm của cây bắt ñầu giảm ñi.
Bón ñạm cho cây trồng cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính chất
ñất, loại phân bón Nếu ñất có thành phần cơ giới nặng có thể bón tập trung
một lượng ñạm lớn ở dạng amôn. Nếu ñất có thành phần cơ giới nhẹ thì cần
bón rải ra theo nhu cầu của cây. Bón ñạm cần quan tâm ñến loại phân bón và
ñặc ñiểm của chúng, mặt khác cũng cần quan tâm ñến ñặc ñiểm và tình hình
phát triển của cây trồng trước. Bón lượng ñạm không hợp lý có ảnh hưởng rất
nghiêm trọng ñến sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất cây trồng.
Cây sinh trưởng quá mạnh, thân lá tăng trưởng nhanh mà các yếu tố của mô
cứng(cương mô) kém hình thành nên cây rất yếu và gây nên hiện tượng lốp ñổ,
giảm năng suất nghiêm trọng. Ngược lại thiếu ñạm làm cho cây sinh trưởng
kém, giảm sút hoạt ñộng quang hợp và tích luỹ, giảm năng suất nghiêm trọng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


8

Cây trồng yêu cầu lân thấp hơn ñạm. Lân là yếu tố quan trọng mà cây
cần trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, nhất là ở giai ñoạn
ñầu. Do ñó lân thường ñược bón lót trước khi trồng. Lân có vai trò rất quan
trọng ñối với cây trồng nói chung và cây ðan sâm nói riêng. Khi bón ñủ lân,
biểu hiện trước hết là cây sinh trưởng tốt, hệ thống rễ phát triển, xúc tiến hình
thành cơ quan sinh sản , tiến hành trao ñổi chất và năng lượng mạnh mẽ, xúc
tiến các hoạt ñộng sinh lý ñặc biệt là quang hợp và hô hấp Kết quả là tăng
năng suất cây trồng[17].
Lân có vai trò tăng khả năng hút ñạm, hạn chế tác hại của việc bón thừa
ñạm, chống lốp ñổ, rút ngắn thời gian sinh trưởng một cách hiệu quả. Giúp
cây tăng khả năng chống chịu với ñiều kiện ngoại cảnh bất thuận.
Do ñó thiếu lân sẽ làm rối loạn quá trình sinh lý, sinh hoá trong cây
như: Cây nhỏ, dáng mảnh khảnh, lá hẹp, mặt lá có những chấm nâu. Nếu
thiếu lân nghiêm trọng sẽ dẫn tới thân cây có màu ñỏ, rễ có màu nâu, giảm
năng suất và chất lượng của cây trồng. Thừa lân không có biểu hiện gây hại
như thừa ñạm.
Vai trò sinh lý của kali ñối với cây là cực kỳ quan trọng, kali ñiều chỉnh
các hoạt ñộng trao ñổi chất và các hoạt ñộng sinh lý của cây. Kali có tác dụng
ñiều chỉnh các ñặc tính lý hoá của keo nguyên sinh chất và từ ñấy ảnh hưởng
ñến tốc ñộ và chiều hướng của các quá trình xảy ra trong tế bào. Kali ñiều
chỉnh sự ñóng mở khí khổng và dòng vận chuyển các chất hữu cơ trong mạch
libe nên kali có ý nghĩa quan trọng trong tăng năng suất kinh tế và phẩm chất
sản phẩm. Kali làm tăng tính chống chịu của cây ñối với ñiều kiện ngoại cảnh
bất thuận như tính chống bệnh, tính chống chịu hạn, nóng…
Thiếu kali cây có biểu hiện về hình thái rất rõ là lá ngắn, hẹp, xuất hiện
các chấm ñỏ, lá bị khô rồi héo rũ vì mất sức trương. Thiếu kali làm giảm khả
năng chống chịu của cây trồng và giảm năng suất kinh tế rõ rệt.[17]



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9

Bón phân kali vào giai ñoạn cây trồng hình thành cơ quan kinh tế sẽ
làm tăng quá trình vận chuyển các chất hữu cơ tích luỹ về cơ quan dự trữ nên
sẽ làm tăng năng suất kinh tế. Bón phân kali sẽ phát huy hiệu quả của phân
ñạm và lân. Vì vậy, việc bón tỷ lệ cân ñối giữa N: P: K là kỹ thuật bón phân
hiệu quả nhất ñối với các cây trồng [17].
2.2 Cơ sở thực tiễn của ñề tài
Cây thuốc quý ðan sâm ñã từng ñược di thực vào Việt Nam, nhưng ñến
nay lại không còn thấy trồng ở Việt Nam nữa, phần do giống thoái hóa, phần do
giống ñã mất. Theo báo cáo tại Hội nghị Dược liệu toàn quốc 2003 về phát triển
dược liệu bền vững trong thế kỷ 21, thì trên thị trường dược liệu Việt Nam, cây
thuốc trên phải nhập khẩu 100% từ Trung Quốc. Trong danh mục nhập khẩu của
năm 2001, 2002 chỉ riêng chi nhánh công ty Nam Hà tỉnh Lạng Sơn ñã nhập
khẩu tới trên 50 tấn dược liệu ðan sâm mỗi năm. Nếu như trong nước tự sản
xuất ñược loại dược liệu quý này, thì ngành dược liệu không những chủ ñộng
ñược nguồn dược liệu sản xuất thuốc, mà còn tiết kiệm ñược một khoản ngoại tệ
ñáng kể, ñồng thời góp phần tăng thu nhập cho người nông dân.
Vấn ñề bức xúc ñược ñặt ra là làm thế nào ñể chúng ta có ñược nguồn
giống tốt, giống sạch bệnh, giống chất lượng cao, không ñể lặp lại các giống cây
thuốc quý bị mất giống, thoái hóa giống như trước ñây ðồng thời, ñáp ứng
ñược nguồn giống nhanh cho sản xuất dược liệu ðan sâm tại chỗ, khôi phục
truyền thống chế biến dược liệu của các làng nghề.
ðối với cây ðan sâm ñất trồng cần chọn ñất phù sa, ñất thịt nhẹ, tơi xốp,
nhiều màu, cao ráo, thoát hơi nước. Sau khi cày bừa kỹ, cần lên luống cao 20
– 25cm, rộng 90 – 120 cm, rãnh phải dốc ñể thoát nước. Dùng 15 – 20 tấn
phân chuồng ủ với 1,4 – 2,8 tấn tro bếp, 270 kg supe lân ñể bón lót cho một

heta. Tốt nhất, nên bón theo hốc ñể tiết kiệm phân và hạn chế cỏ dại. Hốc
ñược chuẩn bị với khoảng cách 30x30 cm. Sau ñó ñặt mầm giống, lấp ñất và
tưới giữ ẩm. ðan sâm thường trồng trên ñất tốt, ñủ ẩm nên cỏ dại mọc nhiều.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10

Vì vậy, cần thường xuyên làm cỏ, xới xáo cho ñất tơi xốp, thông thoáng. Chú
ý về sau càng phải xới mạnh, cần bón thúc 2- 3 lần, mỗi lần dùng 80 – 100kg
ure pha loãng ñể tưới cho mỗi heta, lần nọ cách lần kia 25 – 30 ngày [15].
Theo cuốn kỹ thuật trồng cây thuốc của Viện dược liệu xuất bản năm
1976 cho biết ðan sâm sinh trưởng trong thời gian từ 10 – 12 tháng, do ñó
cần phải bón phân nhiều mới có sản lượng cao. Chủ yếu là bón phân chuồng
hoai mục với số lượng 20 – 40 tấn, 200kg phân ñạm, 300kg supe lân và 300
kg phân kali, toàn bộ phân này ñều dùng ñể bón lót một lần, trước khi ñặt
mầm giống, còn phân ñạm ñể bón thúc [22].
Do vậy, chúng tôi thực hiện ñề tài: “Nghiên cứu biện pháp nhân vô tính
và ảnh hưởng một số công thức bón phân ñến sinh trưởng, phát triển của cây
ðan sâm tại Tam ðảo – Vĩnh Phúc” là hoàn toàn có cơ sở, phù hợp và ñáp ứng
ñược nhu cầu của thực tiễn sản xuất.
2.3 Nguồn gốc, phân loại và ñặc ñiểm thực vật học
2.3.1 Nguồn gốc và phân loại
ðan sâm là cây nguyên sản của Trung Quốc, Nhật Bản. Ở Trung Quốc
ðan sâm ñược trồng nhiều ở các tỉnh như Giang Tô, Hà Nam, Sơn ðông,
nhưng tốt nhất là Tứ Xuyên Trung Quốc, cây cũng ñược trồng ở Nhật Bản,
Triều Tiên và ðức. [8]
ðan sâm ñã ñược di thực vào Việt Nam khoảng những năm 1960. Cây
ñược nhập trồng ở Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Nội và một số vườn thuốc. Hiện
nay, ðan sâm ñang ñược chú ý phát triển ñể nhân rộng tại Trạm Tam ðảo,

SaPa và Trung tâm nghiên cứu trồng chế biến cây thuốc Hà Nội.[8]
Về vị trí phân loại thực vật: Cây ðan sâm có tên khoa học là Salvia
miltiorrhiza Bunge thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae, bộ Hoa môi - Lamiales,
phân lớp Cúc - Asteridae, lớp 2 lá mầm - Dicotyledones, ngành Hạt kín -
Angiospermae. [4 ,8]


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11

2.3.2 ðặc ñiểm thực vật học
ðan sâm là cây thảo sống lâu năm. Rễ nhỏ, dài, hình trụ, ñường kính
0,5-1,5 cm, màu ñỏ nâu (nên còn có tên là Xích sâm, Huyết sâm, Hồng căn).
Thân cao từ 40 ñến 80cm, có 4 cạnh và có lông mềm màu vàng nhạt. Lá kép
lông chim lẻ, mọc ñối. Mỗi lá kép có từ 3 ñến 5 lá chét, ñôi khi có 7 lá chét.
Lá chét hình tròn trứng hoặc trái xoan, dài từ 2 ñến 7cm, rộng từ 0,8 ñến 5cm,
gốc tròn, ñầu nhọn, mép có răng cưa tròn, hai mặt phủ lông trắng mềm, dày
hơn ở mặt dưới, gân lá chằng chịt thành mạng lưới, làm phiến lá như bị rộp
lên, lá chét tận cùng lớn hơn, cuống lá dài [8].
Hoa mọc thành chùm ở ñầu cành, dài 10-15cm, với 6 vòng hoa, mỗi
vòng có từ 3 ñến 10 hoa, thường là 5 hoa. Hoa hình môi nhỏ màu ñỏ tím nhạt;
ñài chia hai môi, môi trên nguyên, môi dưới xẻ 2 thùy; tràng 2 môi, môi trên
dài hơn ống tràng và cong hình lưỡi liềm, môi dưới xẻ ba thùy; 2 nhị ở môi
dưới, bầu có vòi dài. Quả bế nhỏ, ñầu tù, dài 3 mm, rộng 1,5mm, khi chín có
màu ñen. Mùa hoa tháng 5 – 8, quả tháng 8 – 9 [4,8].











Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12







Hình 2.1. ðặc ñiểm hình thái thân, lá, hoa và rễ củ ðan sâm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13

ðan sâm nhân giống chủ yếu bằng hom, củ. ðã có nghiên cứu trồng
sản xuất hạt giống ðan sâm ở Tam ðảo, Sapa, nhưng chưa có kết quả. Theo
kinh nghiệm của Trung Quốc thì ðan sâm chủ yếu nhân giống bằng củ, nuôi
cấy mô tế bào thực vật.[ 8]
2.4 Bộ phận sử dụng làm thuốc, thành phần hóa học
2.4.1 Bộ phận sử dụng làm thuốc
Rễ ðan sâm phơi hay sấy khô
2.4.2 Thành phần hóa học

Trong rễ củ ðan sâm có Phenol và acid phenolic: danshensu, acid
rosmarinic, acid rosmarinic methyl ester, các acid salvianolic A, B, C, G, acid
lithospermic, acid lithospermic dimethyl ester, các hợp chất diterpen:
Miltiron, salviol, Ro 09 – 0680, feruginol, dehydromiltiron, miltiodiol,
miltionon và các tannin, vitamin E [2]. Ngoài ra trong rễ củ ðan sâm còn có 3
chất seton có tinh thể như Tanxinon I (C
18
H
12
O
3
) có ñộ chảy 231
0
C, tinh thể
màu ñỏ nâu, thêm vào axit sulfurique sẽ cho màu xanh lam.
Tanxinon II (C
19
H
20
O
3
) có ñộ chảy 216
o
C, tinh thể màu ñỏ, thêm axit
clohydric vào sẽ cho màu xanh.
Tanxinon III. Công thức (C
19
H
20
O

3
) có ñộ chảy 182
o
C, tinh thể màu ñỏ,
thêm axit clohydric sẽ cho màu nâu. Ngoài ra còn có chất tinh thể màu vàng
criptotanxinon (Kryptotanshinon) (C
19
H
20
O
3
) với ñộ chảy 101
o
C.
[1]
2.5 Tác dụng dược lý, công dụng và một số ñơn thuốc có ðan sâm
2.5.1 Tác dụng dược lý
ðan sâm có tác dụng làm giãn ñộng mạch vành, khiến lưu lượng máu
của ñộng mạch vành tăng rõ, cải thiện chức năng tim, hạn chế nhồi máu cơ
tim. Trên thực nghiệm chuột nhắt hay chuột lớn thuốc ñều có tác dụng tăng
hoặc kéo dài tỷ lệ sống trong ñiều kiện thiếu oxy.
Thuốc có tác dụng cải thiện tuần hoàn ngoại vi, chống ñông máu. Có
tác dụng hạ huyết áp. Trên thực nghiệm thỏ gây xơ mỡ mạch, thuốc có tác
dụng làm giảm triglicerit của gan và máu.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14

Thuốc có tác dụng kháng khuẩn, an thần, ức chế sự phát triển của tế

bào ung thư trên chuột thực nghiệm.
Cao ðan sâm có tác dụng hạ sốt ở thỏ, chống viêm ở chuột cống trắng có
viêm khớp nhiễm khuẩn và ở chuột nhắt trắng có viêm tai gây bởi dầu ba ñậu.
Tanshinon II natri sulfonat có tác dụng in vitro ổn ñịnh màng hồng cầu,
làm tăng sức kháng của hồng cầu ñối với sự tan huyết gây bởi dung dịch
nhược trương, nhiệt lượng, pH thấp hoặc saponin.
Chất acid 3,4 - dihydroxyphenyllactic (danshensu) trong rễ ðan sâm
gây giãn ñộng mạch vành lợn cô lập, và ñối kháng với ñáp ứng co mạch gây
bởi morphin và propranolol. Những tương tác này có tầm quan trọng thực tiễn
khi có thể dung morphin hoặc propranolol phối hợp với danshensu ñể ñiều trị
cơn ñau thắt ngực nặng [16].
2.5.2 Công dụng của ðan sâm
Trừ ứ ñọng, sinh tân dịch mới, hoạt huyết ñiều kinh, chuyên trị bệnh
yểu vàng chứng tạng táo và thanh tâm trừ phiến, chấn tĩnh ngừng ñau, an
thần, trị kinh nguyệt không ñều, gan sơ cứng hóa.
ðan sâm có tác dụng giúp ích cho tiêu hóa, sau khi ñến ruột mọi thứ tự
phân giải và ñược ruột hấp thụ, sau khi vào máu có thể xúc tiến huyết dịch
tuần hoàn, khiến hồng cầu sản sinh tốt hơn, làm tăng thêm tế bào mới, nên
dùng làm thuốc thông kinh cường tráng, và làm thuốc chủ yếu cho phụ khoa.
ðan sâm ñược dùng chữa bệnh tim, tâm hư phiền nhiệt, hồi hộp khó
chịu, kinh nguyệt không ñều, bế kinh, bụng dưới kết hòn cục, phong thấp các
khớp sưng ñau, thần kinh suy nhược, nhức ñầu, mất ngủ, chấn thương sai
khớp, mụn ñộc, ghẻ lở. Ngoài ra còn dùng chữa vàng da, chảy máu tử cung…
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, ðan sâm là thuốc tăng cường tuần
hoàn máu, làm hết ứ máu, chữa rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, ñau kinh, ñau
nhói ở ngực và bụng, viêm ñau khớp cấp, nhiễm khuẩn da…[14,21]

×