Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm vật lý 10, 11, 12: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.35 KB, 23 trang )

Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT thừa Lưu
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.Lý do chọn đề tài:
Lịch sử phát triển của giáo dục đã chứng kiến sự hình thành, phát triển của giáo dục
gia đình, giáo dục xã hội và những đóng góp của từng nhân tố đối với sự phát triển cá nhân
và xã hội. Dạy học được xem là con đường giáo dục cơ bản nhất để thực hiện mục đích của
quá trình giáo dục tổng thể, trong đó tự học là phương thức cơ bản để người học có được
những hệ thống tri thức phong phú và thiết thực.
Ngày nay, sự sáng tạo mới tri thức đòi hỏi mỗi một con người phải tự học, tự đào tạo
và có năng lực tự học sáng tạo. Để thực hiện được yêu cầu này đòi hỏi nhà trường phổ thông
phải góp phần đắc lực vào việc chuẩn bị nền tảng vững chắc cho sự ra đời của những thế hệ
nhân tài kiểu mới có ý thức, năng lực sáng tạo, vốn tri thức cần thiết cộng với khả năng xử lý
thông tin để tiếp thu những cái mới. Nhưng nhà trường dù tốt đến mấy cũng không thể đáp
ứng nhu cầu phong phú và đa dạng trong cuộc sống của người học. Do đó, chỉ có tự học mới
mang lại sự đa dạng kiến thức đáp ứng với yêu cầu của xã hội hiện đại.
Bàn về vấn đề tự học, tự sáng tạo của học sinh (HS), Nghị quyết Trung ương 2 khóa
VIII đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ
một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy, sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các
phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và
thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”.
Trong khoản 2, Điều 5, chương I của Luật giáo dục nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam (2009) đã xác định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả
năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
Thực tiễn cho thấy tự học là hoạt động tất yếu gắn liền với quá trình học tập. Nhưng
thái độ, kỹ năng, phương pháp tự học của từng HS là khác nhau dẫn đến chất lượng học tập
cũng khác nhau. Do đó, nâng cao năng lực tự học cho HS là một việc làm cần thiết và quan
trọng của các nhà trường. Hoạt động học tập là một thành tố của quá trình dạy – học. Cho nên
phương pháp dạy học, nội dung dạy học, điều kiện và môi trường dạy học ảnh hưởng đến quá
trình học tập và năng lực tự học của HS. Cho nên trong quá trình quản lý dạy – học phải
Nguyễn Hoàng Ngọc Trang 1


Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT thừa Lưu
hướng đến mục tiêu quan trọng là quản lý hoạt động tự học (HĐTH) nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục của nhà trường.
Trên thực tế, hiện nay ở trường THPT Thừa Lưu có nhiều học HS thực hiện tự học
không đúng mục đích, đầu tư thời gian cho những trò chơi vô bổ như game online, chat,
Sự biểu hiện yếu kém trong nhận thức, thái độ cũng như kỹ năng, phương pháp và năng lực
tự học. Bên cạnh đó, việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên (GV) chưa đáp ứng
với yêu cầu đổi mới của giáo dục trung học phổ thông (THPT). Những ảnh hưởng chủ quan
về nhận thức và tay nghề của đội ngũ GV, về ý thức trách nhiệm của gia đình và HS cần phải
được phân tích nhằm xây dựng các biện pháp thích hợp, giải quyết tốt các mâu thuẩn giữa lý
luận và thực tiễn về phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng
tạo nhằm nâng cao năng lực tự học cho HS.
Xuất phát từ vai trò, vị trí của bản thân và nhu cầu HĐTH hiện nay của HS THPT
Thừa Lưu. Tôi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng
cao chất lượng tự học của học sinh trường THPT Thừa Lưu”, với mong muốn góp phần
xây dựng các biện pháp, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về học tập của HS, giảng dạy của GV
và công tác quản lý trường THPT Thừa Lưu.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn quản lý dạy học và thực trạng HĐTH của HS
trường THPT Thừa Lưu, xác lập các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của HS.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình quản lý đối với HĐTH của HS trường THPT Thừa Lưu.
Chủ thể quản lý HĐTH gồm Ban giám hiệu (BGH), Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên
chủ nhiệm (GVCN), giáo viên bộ môn (GVBM), Cha mẹ học sinh (CMHS) và sự phối hợp
các tổ chức chính trị - xã hội ở các địa phương có HS đang học tại trường THPT Thừa Lưu.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý hoạt động tự học nhằm nâng cao chất lượng tự học của HS
trường THPT Thừa Lưu.
Nguyễn Hoàng Ngọc Trang 2

Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT thừa Lưu
II.NỘI DUNG
1. Những lý luận làm cơ sở khoa học cho việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này:
Nói đến học tập là nói đến hình thức dạy - học và tự học. Việc học phải đi đôi với việc
dạy và việc dạy phải hướng đến người học, đó là quá trình tương tác giữa GV và HS. Xét cho
cùng, trong quá trình dạy học là giúp HS tự học để hoàn thiện và phát triển nhân cách của cá
nhân nhằm đáp ứng với các chuẩn mực và nhu cầu trong sự phát triển chung của thời đại. Tự
học gắn với cuộc đời của mỗi con người. Một số nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục đã
đề cập đến vấn đề tự học dưới nhiều hình thức khác nhau.
1.1. Trên thế giới
- Ngay từ thời cổ đại, Khổng Tử (551 - 479 TCN), Aristot là các nhà sư phạm kiệt xuất
đã cho rằng: Dạy và học là phải trên cơ sở phát huy tính tích cực nhận thức của HS và đòi hỏi
HS phải biết kết hợp với suy nghĩ, biết năng động trong học tập. Cần cố gắng gợi mở để HS tự
học trong hoạt động học tập của mình.
- Đến thời cận đại, nhà sư phạm lỗi lạc người Tiệp Khắc J. A. Komenxky (1592 -
1670) đã khẳng định: “Không có khát vọng học tập thì không thể trở thành tài năng”. Năm
1657, ông đã hoàn thành tác phẩm “Khoa sư phạm vĩ đại” trong đó nêu rõ: “Việc học hành,
muốn trau dồi kiến thức vững chắc không thể làm một lần mà phải ôn đi ôn lại, có bài tập
thường xuyên phù hợp với trình độ”.
- Trong giai đoạn hiện đại, các nhà giáo dục học đi sâu nghiên cứu khoa học giáo dục
và đã khẳng định vai trò to lớn của tự học. J.J.Rousseau (1712 – 1778) khi xây dựng quan
điểm dạy học cũng cho rằng: “cần hướng cho học sinh tự nắm lấy kiến thức bằng cách tự tìm
hiểu, tự khám phá, tự tìm tòi và sáng tạo, ”
- Như vậy, tự học như là một phương thức để con người lĩnh hội tri thức của nhân loại.
Từ những thập niên 30 – 40 của thế kỷ XX, trong cuốn “Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo” nhà
sư phạm nổi tiếng Makiguchi Cho rằng “Giáo dục xét như một quá trình hướng dẫn tự học,
động lực của nó là kích thích người học sáng tạo ra giá trị để đạt tới hạnh phúc của bản thân và
của cộng đồng”.
Nguyễn Hoàng Ngọc Trang 3
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT thừa Lưu

1.2. Ở Việt Nam
- Truyền thống hiếu học và tự học đã được khẳng định qua các vị khoa bản như
Nguyễn Du, Chu Văn An, Lê Quý Đôn Các thế hệ cha ông chúng ta đã vươn lên chiếm lĩnh
đỉnh cao tri thức bằng nổ lực học tập và tự học.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam là một tấm gương
sáng về tinh thần tự học và tự rèn luyện. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (1947), khi nói
về công tác huấn luyện cán bộ, Bác Hồ đã căn dặn: “Về cách học, phải lấy tự học làm cốt. Do
thảo luận và chỉ đạo thêm vào”. Tư tưởng của Người về giáo dục đã được vận dụng, quán triệt
trong các Nghị quyết của Đảng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ II – Ban Chấp hành Trung ương
(BCH TW) Đảng khoá VIII đã khẳng định: “Đổi mới phương pháp dạy học… nâng cao khả
năng tự học, tự nghiên cứu của người học”, “Phát triển phong trào tự học, tự đào tạo thường
xuyên, rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên ”.
- Khi phát biểu chỉ đạo đối với ngành giáo dục, Nguyên Tổng bí thư Trung ương Đảng
Đỗ Mười đã nhấn mạnh: Tự học – tự đào tạo là con đường phát triển suốt đời của mỗi
người trong điều kiện kinh tế xã hội nước ta hiện nay và cả mai sau; đó cũng là truyền
thống quý báu của người Việt Nam. Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng cao khi
tạo ra năng lực tự học, sáng tạo của người học, khi biến được quá trình giáo dục thành quá
trình tự giáo dục.
Như vậy, từ lâu tự học đã được bàn luận và quan tâm của rất nhiều nhà khoa học, quản
lý giáo dục.
2. Cơ sở thực tiễn về HĐTH của HS ở trường THPT Thừa Lưu:
Đa số học sinh trường THPT Thừa Lưu còn những hạn chế sau:
– Chất lượng tuyển vào lớp đầu cấp quá thấp về học tập.
– Thói quen thụ động trong quá trình học tập, quen nghe, ghi, chép, nhớ và tái hiện lại
những gì giáo viên nói.
– Do chưa hình thành kỹ năng, phương pháp tự học, nên kiến thức của hầu hết HS tỏ ra
hẫng hụt ngay từ đầu năm học, không nắm được các kiến thức đã học một cách hệ thống và
khoa học và hầu như không vận dụng được kiến thức.
Nguyễn Hoàng Ngọc Trang 4
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT thừa Lưu

– Giai đoạn chuẩn bị hoạt động tự học (lập kế hoạch, xác định mục đích nhiệm vụ tự
học, tiến trình và thời gian cho hoạt động tự học) đa số HS không thực hiện được.
2.1. Khảo sát thực trạng nhận thức về vai trò, ý nghĩa của tự học; việc lập kế hoạch tự học
và tiến trình tự học của HS; sử dung phương pháp tự học.
Thông qua khảo sát nhận thức về vai trò, ý nghĩa của tự học đối với tổ trưởng chuyên
môn (TTCM), GV và HS ở ba khối để tính điểm trung bình và theo bảng sau:
Bảng 2.1. Nhận thức về vai trò, ý nghĩa của tự học
TT Vai trò, ý nghĩa của tự học
Điểm TB Thứ bậc
TTCM GV HS CBQL GV HS
01 Nắm chắc, hoàn thiện và hiểu sâu kiến
thức
7,8 7,5 6,6 8 6 5
02 Nâng cao tính tích cực hoạt động trí tuệ,
phát huy trí thông minh
7,5 7,1 6,4 9 8 6
03 Mở rộng vốn hiểu biết, tự bổ sung kến
thức và phát triển toàn diện con người
6,7 6,2 4,6 10 9 8
04 Phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập,
sáng tạo, tự giác trong học tập.
8,7 8,9 8,7 1 1 1
05 Nâng cao khả năng phân tích, tổng hợp,
khái quát
8,2 8,3 7,2 5 3 3
06 Nâng cao khả năng vận dụng kiến thức
vào bài tập, vào thực tế
8.5 8,1 8,2 3 4 2
07 Nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập và
có kết quả cao trong kiểm tra, thi cử

8,6 8,6 6,7 2 2 4
08 Hình thành tính kỷ luật tự giác và rèn
luyện phong cách làm việc khoa học.
7.9 7,6 5,1 7 5 7
09 Chuẩn bị những khả năng để học tập suốt
đời.
8,4 6,1 3,9 4 10 10
10 Hình thành, biến đổi và phát triển nhân
cách.
8,1 8,1 4,2 6 7 9
Qua bảng 2.1 cho thấy giữa CBQL, GV và HS nhận thức về vai trò, ý nghĩa của
HĐTH ở các mức độ đều có sự đồng nhất về thứ bậc khi cho điểm. Trong đó, tự học nhằm
phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo, tự giác trong học tập được CBQL, GV và
HS cho rằng là quan trọng hàng đầu (xếp vị thứ 1).
Nguyễn Hoàng Ngọc Trang 5
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT thừa Lưu
Nhưng vẫn còn một số vai trò và ý nghĩa của tự học là còn đánh giá thấp như: nâng
cao tính tích cực hoạt động trí tuệ, phát huy trí thông minh; Mở rộng vốn hiểu biết, tự bổ sung
kến thức và phát triển toàn diện con người; Chuẩn bị những khả năng để học tập suốt đời;
Hình thành, biến đổi và phát triển nhân cách. Điều này cho thấy sự quan tâm đến giáo dục
toàn diện cho HS thông qua hình thức tự học chưa đúng mức.
2.2. Khảo sát thực trạng của giai đoạn chuẩn bị hoạt động tự học (lập kế hoạch, xác
định mục đích nhiệm vụ tự học, tiến trình và thời gian cho hoạt động tự học)
HĐTH chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi HS biết cách quản lý HĐTH của mình
thông qua việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học, có nghĩa là phải lượng hóa cho được
thời gian tự học tương ứng với từng nhiệm vụ học tập của bản thân.
2.2.1. Thực trạng việc lập kế hoạch tự học của học sinh
Muốn mang lại hiệu quả cao trong học tập, điều quan trọng nhất là phải chọn đúng
trọng tâm công việc, phải lập kế hoạch học tập hợp lý của từng HS. Nội dung cần học thì
nhiều mà sức lực con người và thời gian thì có hạn. Do đó, học tập không theo kế hoạch sẽ

không có hiệu quả. Mỗi HS phải tự xác định cho mình học cái gì là chính, là quan trọng nhất
và có tác động đến mục đích. Khi xác định được trọng tâm, cần phải sắp xếp việc học cho
hợp lý về nội dung và thời gian học là rất quan trọng. Nhưng trong thực tế, hầu như HS ở
trường THPT Thừa Lưu ít chú ý nên có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tự học nói riêng và kết
quả học tập nói chung.
Để tìm hiểu thực tế về việc lập kế hoạch tự học của HS, bản đã tiến hành điều tra, quan
sát, trò chuyện, trao đổi, thống kê với một số HS và GV. Kết quả nhận được:
*Ý kiến tự đánh giá của HS: Có 72% HS tự nhận là có lập kế hoạch tự học; trong đó:
- Có đến 81% HS tự làm kế hoạch.
- Còn lại 19% HS có sự giúp đỡ của GV, lớp, cha, mẹ, anh, chị.
*Ý kiến của GV: Có 37,8% GV cho rằng HS có lập kế hoạch tự học. Trong đó:
- HS lập kế hoạch tự học từng ngày: 74%
- HS lập kế hoạch tự học từng tuần: 22,5%
- HS lập kế hoạch tự học từng tháng: 0%
Nguyễn Hoàng Ngọc Trang 6
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT thừa Lưu
- HS lập kế hoạch tự học từng học kỳ: 2%
- HS lập kế hoạch tự học từng năm học: 1,5%
Về mức độ thực hiện kế hoạch đó:
- Thực hiện 100% kế hoạch đã vạch ra: 2,1%
- Thực hiện 70% kế hoạch đã vạch ra: 28,9%
- Thực hiện 50% kế hoạch đã vạch ra: 42%
- Chưa thực hiện: 27%
Qua ý kiến GV và tự đánh giá của HS cho thấy có sự chênh lệch về việc HS có lập kế
hoạch tự học hay không lập kế hoạch.
Hầu như các em nhận thức được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tự học, nhưng
các em chưa có kỹ năng lập kế hoạch tự học. Do đó, hướng dẫn và rèn luyện kỹ năng lập kế
hoạch tự học cho HS là một vấn đề mà GVBM và GVCN cần quan tâm.
2.2.2. Thực trạng về hình thức tự học ngoài giờ lên lớp
Qua điều tra có 74% HS tự học một mình. Trong đó có một số tự học theo ngẫu hứng,

một số có vạch kế hoạch học môn gì và nội dung tự học do chính bản thân tự xác định. Tự
học theo hình thức này có rất nhiều em gặp nhiều câu hỏi không trả lời được và mất nhiều
thời gian để tìm câu trả lời, có lúc bế tắc, gián đoạn việc tự học và không hứng thú.
Có 53% HS học theo nhóm bạn, thảo luận những vấn đề về môn học mà cá nhân
không tự giải quyết được. Hình thức này đã mang lại hiệu quả và phát huy cao tính tổ chức,
kỹ luật. Kết quả mang lại là các bạn trong nhóm hiểu sâu hơn, nhớ lâu hơn các vấn đề cần
giải quyết của bài học cũng như rèn luyện được tính độc lập, tự chủ và hợp tác nhóm.
Thực tế cho thấy HS có thói quen ngày mai học môn gì thì hôm nay học môn đó, chứ
chưa xếp lịch tự học hợp lí, không có mục đích đặt ra từ trước, không có ý chí tự mình phải
khép vào khuôn khổ thực hiện việc học tập, thích thì học và không thích thì thôi. Điều này ảnh
hưởng lớn đến chất lượng tự học của HS.
2.2.3. Thực trạng về tiến trình thực hiện hoạt động tự học và thời gian tự học
Bảng 2.2. Đánh giá thực trạng tiến trình tự học
Nguyễn Hoàng Ngọc Trang 7
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT thừa Lưu
TT Tự học của HS được tiến hành Mức độ
Thường xuyên
Không
thường xuyên
Không bao
giờ
SL % SL % SL %
1 Học vào lúc sáng sớm 540 40 662 49 148 11
2 Học vào lúc rãnh rỗi 1053 78 162 12 135 10
3 Học vào lúc đêm khuya 135 10 810 60 405 30
4 Học khi chuẩn bị kiểm tra và thi 1148 85 175 13 27 2
5 Ngày sau có giờ, có bài liên quan 878 65 378 28 94 7
Qua bảng khảo sát 2.2, chúng ta thấy rằng có đến 85% HS sử dụng thời gian tự học khi
chuẩn bị cho kiểm tra, thi cử; có đến 78% tự học khi rãnh rỗi và 65% tự học khi ngày sau có
giờ, bài liên quan là thường xuyên. Bên cạnh đó, có đến 10% là không bao giờ học lúc rãnh

rỗi và 2% không bao giờ học khi chuẩn bị thi và kiểm tra. Điều này cho thấy một số em hầu
như không có ý thức tự học ngoài giờ lên lớp và không có sự quan tâm nhắc nhỡ của mọi
người trong gia đình.
Qua trao đổi với một số GV, đa số cho rằng việc sử dụng quỹ thời gian cho HĐTH
hiện nay là chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra trong qua trình đổi mới phương pháp dạy học. Việc
dạy thêm, học thêm của một số bộ môn do nhiều nguyên nhân khác nhau đã lấy đi nhiều thời
gian của các em, nên quỹ thời gian còn lại là rất ít chỉ đủ để xem lại lý thuyết bài cũ, bên cạnh
đó thì một số em chỉ biết giải trí chơi đùa qua phim ảnh, internet và có chăng tự học chỉ đủ
để nhằm đối phó với kiểm tra và thi cử.
+ Những HS khá, giỏi thì việc tự học ở nhà cũng như trên lớp hay học thêm đều đạt
mức độ khá tốt. Khả năng vận dụng tư duy chỉ tập trung ở các em có học lực giỏi. Tính tự lập
trong học tập của các em là rất cao, biết cách tự học trong mọi hoàn cảnh, chịu khó suy nghĩ
và tích cực học tập.
+ Đa phần HS còn thụ động, không chịu khó suy nghĩ, thời gian dành cho học thêm
quá nhiều mà lại không tích cực trong học tập. Nhiều HS chạy theo phong trào học thêm với
bạn bè nhưng không có mục đích, không tự mình vận dụng trí tuệ, tri thức để giải quyết các
bài tập cũng như không có thời gian để hấp thu bài giảng trên lớp. Sự ỷ lại trong học tập nhờ
vào học thêm ở các thầy cô, mong muốn trúng tủ khi kiểm tra đạt điểm cao mà không quan
Nguyễn Hoàng Ngọc Trang 8
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT thừa Lưu
tâm đến HĐTH của bản thân. Điều này, làm cho các em không nắm chắc kiến thức, sự hỏng
kiến thức càng ngày càng tăng lên.
2.3. Khảo sát thực trạng về hoạt động tự học của học sinh
2.3.1. Thực trạng về phương pháp tự học
Sử dụng phiếu hỏi 1350 HS và trao đổi trực tiếp với một số HS:
Bảng 2.3. Mức độ sử dụng phương pháp tự học của học sinh
TT
Mức độ sử dụng Thường
xuyên
Thỉnh

thoảng
Chưa bao
giờ
SL % SL % SL %
1 Đọc tài liệu thao khảo và sách giáo khoa 1153 85,4 197 14,6 0 0
2 Học thuộc lòng bài giảng 1165 86,3 185 13,7 0 0
3 Vận dụng kiến thức để giải bài tập 408 30,2 707 52,4 235 17,4
4 Hệ thống hóa và khái quát hóa kiến thức 209 15,5 817 60,5 324 24
5 Làm đề cương và học theo đề cương 225 16,7 909 67,3 216 16
6 Tự kiểm tra, đánh giá quá trình tự học 186 13,8 681 50,4 483 36,8
Qua bảng điều tra 2.3 cho thấy rằng, hầu hết HS đều biết sử dụng phương pháp tự học
theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, các phương pháp được sử dụng thường xuyên nhiều nhất
là học thuộc lòng bài giảng trước khi lên lớp chiếm đến 86,3% và tất cả các môn HS đều học
thuộc lòng mà không vận dụng tư duy trong tự học. Phương pháp đọc tài liệu tham khảo và
SGK thường xuyên chiếm tỷ lệ 85,4% và HS cho rằng tất cả các môn học đều chứa dung lượng
kiến thức nhiều trong lúc thời lượng của môn học trên lớp không tiếp thu đầy đủ được. Bên
cạnh đó, sự phân ban, phân hóa, môn học tự chọn và cách viết SGK của các ban rất khác nhau
khó hiểu. Đối với phương pháp vận dụng kiến thức để giải bài tập có 30,2% HS thường xuyên
thực hiện, nhưng tìm hiểu một số HS thì chỉ tập trung làm bài tập ở trong SGK theo yêu cầu
của GV mà chưa làm thêm các bài tập ở sách bài tập.
Kết quả điều tra cho thấy việc sử dụng các phương pháp vận dụng kiến thức để giải bài
tập, hệ thống hóa và khái quát hóa kiến thức, làm đề cương và học theo đề cương, tự kiểm tra
và đánh giá kết quả tự học chỉ sử dụng thỉnh thoảng. Những phương pháp này chỉ được sử
dụng chủ yếu khi kiểm tra 1 tiết, thi học học kỳ và một số em là chưa bao giờ sử dụng các
phương pháp này chiếm 16%. Điều này cho thấy sự hứng thú trong học tập của một số đông
Nguyễn Hoàng Ngọc Trang 9
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT thừa Lưu
HS chưa chú trọng, chưa chịu khó động não, tìm tòi trong quá trình tự học, không phát huy
tính tích cực và chủ động trong học tập. Đặc biệt chưa biết phân tích, tổng hợp các vấn đề của
bài học để nắm lấy cốt lỏi, trọng tâm qua từng bài học.

Qua trao đổi một số HS có học lực khá trở lên các em đưa ra một số nhận định:
- Đối với các môn tự nhiên thì GV giảng dạy yêu cầu tự học cao quá nên phải đi học
thêm và không còn thời gian để tự học.
- Đối với các môn xã hội thì chỉ cần học thuộc bài trước khi đến lớp và soạn bài như
SGK là đủ và chỉ học đối phó khi chưa có điểm miệng mà thôi.
Còn đối với những HS trung bình – yếu thì các em do hỏng kiến thức, trong khi lên lớp thì
GV chỉ tập trung hoàn thành tiết dạy mà chưa có sự động viên khuyến khích cũng như giúp
đỡ. Nên không có hứng thú trong từng môn học và không quan tâm đến kết quả học tập của
mình.
Qua trao đổi, mạng đàm với một số GV hầu hết cho biết HS có học bài ở nhà, làm bài
theo yêu cầu của GV nhưng chỉ nhằm đối phó khi kiểm tra. Phần lớn HS chỉ học thuộc những
phần mà được ghi chép ở trong vở hay trong SGK. Những vấn đề yêu cầu cần mở rộng về
phân tích, tổng hợp hay vận dụng kiến thức để chứng minh diễn giải một vấn đề thì HS lúng
túng, chỉ có vài em có được khả năng này. Tất cả các bộ môn học thì HS chỉ có thói quen học
thuộc lòng. Phần lớn HS chưa gắn kết giữa lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào thực hành bộ
môn. Các hoạt động tự nghiên cứu ít được HS sử dụng.
* Từ thực trạng này, giáo viên cần phải có những yêu cầu học sinh một số quy định về
học tập bộ môn nhằm từng bước xây dựng nền nếp và thói quen tự học. Những quy định về
nếp tự học có khá nhiều. Ở đây, chỉ đề cập những vấn đề chủ yếu, có tính nguyên tắc, được
coi như tổ chức, phương pháp, biện pháp có ý nghĩa chiến lược lâu dài trong quá trình học tập
của học sinh.
3. Nội dung đề tài:
3.1. Vấn đề cần đặt ra:
Với yêu cầu cấp thiết: Làm sao xây dựng học sinh tự học linh hoạt, sáng tạo, giúp các em
có cách tự học, tự nghiên cứu để đạt kết quả tốt. Do đó, với tư cách quản lý của nhà trường tôi chỉ
Nguyễn Hoàng Ngọc Trang 10
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT thừa Lưu
tập trung và một số biện pháp quản lý của HT đối với các hoạt động hình thành phương pháp và
kỹ năng tự học cho HS trường THPT Thừa Lưu.
Trong từng tiết học, nhiệm vụ của học sinh là phải tập trung học tập, phối hợp chặt chẽ với

giáo viên xây dựng nếp tự học, ý thức học tập để cảm nhận một cách nhanh và tự tin trước lớp.
Mạnh dạn đóng góp ý kiến, suy nghĩ của mình và tiết học sinh động. Để phát huy nếp tự học của
học sinh trong giờ học chính khóa, phụ đạo, mỗi giáo viên phải thiết kế điều hành giờ dạy có
khoa học logic theo hướng chủ động khám phá của HS, chính bản thân giáo viên phải chủ động
và sáng tạo để khơi dậy sự hoạt động tích cực, sáng tạo của tất cả học sinh “tự học”. Nói chung
người giáo viên tổ chức thao tác như thế nào để học sinh thực hiện được và vận dụng, chứ không
chỉ đạo chung chung.
Ngoài giờ học chính khóa, cần phải có sự quan tâm động viên của nhà trường – gia đình –
xã hội để các em có sự phân bố thời gian tự học, xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự học
một cách có ý thức và thường xuyên.
3.2. Một số biện pháp thực hiện:
Đây là các biện pháp tác động trực tiếp đến HS nhằm hình thành kỹ năng và phương
pháp tự học. Trong quá trình học tập bao giờ cũng có tự học, nghĩa là tự mình lao động trí óc
để chiếm lĩnh kiến thức. Bước đầu trong tự học thường lúng túng, nhưng chính lúng túng lại
là động lực thúc đẩy HS tư duy để thoát khỏi sự lúng túng và thành thạo lên. Khi đã thành
thạo thì thường phát hiện vấn đề cần phải giải quyết để từ đó hình thành kỹ năng tự chiếm
lĩnh tri thức. Nhân tố quan trọng để tự học đạt được kết quả tốt là hình thành và rèn luyện các
kỹ năng, phương pháp tự học.
*Mục tiêu các biện pháp
Đổi mới công tác quản lý về HĐTH, phát huy vai trò của các tổ chức, tổ chuyên môn,
đội ngũ GV trong hoạt động dạy học, đổi mới phương pháp đánh giá và thực hiện tốt phong
trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, các hoạt động hỗ trợ cho HĐTH
của HS như HĐ NGLL, hướng nghiệp nhằm hình thành các kỹ năng và phương pháp tự học.
Để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình, mỗi HS cần tự rèn luyện
phương pháp tự học. Đây vừa là phương pháp nâng cao hiệu quả học tập, vừa là là mục tiêu
quan trọng trong học tập. Phương pháp tự học sẽ trở thành cốt lõi của phương pháp học tập.
Đồng thời các em cũng rèn luyện các kỹ năng tự học bộ môn mới đạt được hiệu quả cao.
Nguyễn Hoàng Ngọc Trang 11
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT thừa Lưu
Trang bị cho GV nắm vững được hệ thống các kỹ năng, phương pháp tự học. Trên cơ

sở đó có thể vận dụng các kỹ năng trong công tác tự học, tự nghiên cứu một cách khoa học.
Từ nắm vững các kỹ năng tự học, GV hướng dẫn cho HS hình thành và phát triển vững chắc
các kỹ năng tự học. Từ đó HS có thể lựa chọn, phối hợp các phương pháp tự học khoa học để
hoàn thành các nhiệm vụ học tập ở mức độ cao nhất.
Đổi mới phương pháp dạy học là nhằm tích cực hoá HĐTH, phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo và năng lực của HS.
Rèn luyện cho HS có thói quen, phương pháp học, kỹ năng học, biết tự lực phát hiện
vấn đề và giải quyết các vấn đề mà thực tiễn đòi hỏi.
Nâng cao trách nhiệm của GV trong công tác nghiên cứu, đầu tư cho hoạt động dạy
học. Hình thành cho HS động cơ thái độ học tập nghiêm túc, nâng cao trách nhiệm trong học
tập, có ý thức tự giác, nhu cầu và thói quen tự kiểm tra, đánh giá.
Giúp cho HT tổ chức tốt việc tạo ra động lực, kích thích HS tự học, giảm sự quá tải và
căng thẳng về lao động trí óc trong học tập của HS. Hình thành được một môi trường học tập,
thi đua sôi nổi và thúc đẩy nhau cùng tiến bộ.
*Các biện pháp
Biện pháp 1: Đổi mới công tác quản lý về hoạt động tự học của học sinh
- HT điều tra xem xét nguyện vọng của GV, HS, xem xét rõ điều kiện kinh tế gia đình
của HS, điều kiện tổ chức tự học cho HS tại trường và tại gia đinh.
- HT dựa trên cơ sở các quy định trong của văn bản Pháp luật, Điều lệ nhà trường,
Điều lệ Ban đại diện CMHS, quy chế của ngành và thực tiễn điều kiện kinh tế xã hội của địa
phương, thực tiễn của nhà trường để xây dựng một quy định về tự học và quản lý các HĐTH
của HS cho phù hợp.
- HT tổ chức biên soạn các quy định cụ thể. Nêu rõ quyền hạn, trách nhiệm về công
tác quản lý của GV, HS, CMHS và các lực lượng xã hội khác đối với HĐTH của HS; nêu rõ
từng quy định trong giảng dạy, trong học tập về nội dung, phương pháp, thời gian và các điều
kiện phục vụ cho HĐTH.
Nguyễn Hoàng Ngọc Trang 12
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT thừa Lưu
- Tổ chức họp hoặc hội thảo để góp ý về quy định gồm các thành phần: CBQL, GV,
HS, CMHS và đại diện các tổ chức chính trị trong và ngoài nhà trường để chỉnh lý và ban

hành chính thức.
- Phối hợp với công đoàn thường xuyên phát động phong trào thi đua dạy tốt – học tốt
thường xuyên trong từng năm học.
- HT chỉ đạo sự thống nhất trong các các tổ chức nhà trường thực hiện quy định một
cách đồng bộ, khoa học. Thường xuyên thúc đẩy, động viên tổ chức thi đua thực hiện quy
định đã đề ra.
- HT chỉ đạo việc phát huy vai trò của các tổ chuyên môn và tổ chức đoàn thể trong
công tác quản lý các HĐTH.
- HT cần chỉ đạo tăng cường và phát huy năng lực của tổ trưởng chuyên môn, tập
trung hướng dẫn tổ trưởng chuyên môn xây dựng các biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện
nền nếp dạy học của tổ, trong đó chú trọng đến công tác đổi mới phương pháp dạy học,
ƯDCNTT trong dạy học để thực hiện có hiệu quả HĐTH của HS.
- Chỉ đạo công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, thảo luận chuyên đề, thao giảng, rút kinh
nghiệm, trong đó nhấn mạnh đến công tác đổi mới phương pháp dạy của GV, phương pháp
học của HS phải theo hướng dạy – tự học và học – tự học.
- Chỉ đạo đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”. Thành lập đội tự quản để quản lý, theo dõi HĐTH của HS tại
trường và tại nhà.
- Chỉ đạo GVCN là người thay mặt HT tổ chức đánh giá mọi hoạt động của HS, cùng
với GVBM, GVCN chịu trách nhiệm về chất lượng học tập và giáo dục toàn diện của chi
đoàn mình quản lý.
- HT phải thường xuyên tổ chức họp rút kinh nghiệm để xem xét tính hiệu lực, khả thi
của quy định nhằm bổ sung điều chỉnh cho phù hợp tiếp tục tổ chức thực hiện.
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý của tổ trưởng chuyên môn,
GVCN, GVBM trong quản lý HĐTH của HS thông qua kết quả học tập của từng bộ môn, kết
quả các bài kiểm tra định kỳ của HS.
Nguyễn Hoàng Ngọc Trang 13
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT thừa Lưu
Biện pháp 2: Tập huấn cho giáo viên công tác hướng dẫn học sinh kỹ năng,
phương pháp tự học

- Đánh giá thực trạng vận dụng các kỹ năng tự học, phương pháp tự học của HS các nhà
trường hiện nay: kỹ năng xây dựng kế hoạch học tập; kỹ năng đọc sách, tài liệu; kỹ năng ghi
chép tài liệu; kỹ năng giải bài tập nhận thức trong tự học; kỹ năng khái quát hoá, hệ thống hoá;
kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá tự học.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng vận dụng các kỹ năng tự học, phương pháp tự học của
HS, nhà trường xây dựng kế hoạch tập huấn các kỹ năng tự học, phương pháp tự học cho toàn
thể cán bộ GV trong trường.
- Xây dựng kế hoạch hướng dẫn cho HS các kỹ năng tự học ngay trong thời gian hoạt
động đầu khoá, củng cố các kỹ năng tự học cho HS thường xuyên trong năm học.
- Xây dựng các mẫu kế hoạch tự học cụ thể để cung cấp cho toàn thể GV, trên cơ sở
đó GV thống nhất hướng dẫn cho toàn thể HS.
- Phổ biến kế hoạch tập huấn, đồng thời tổ chức tập huấn cho toàn thể GV các kỹ năng
tự học. Triển khai kế hoạch hướng dẫn các kỹ năng tự học cho HS tới toàn thể GV theo các
nội dung:
+ Kỹ năng kế hoạch hoá HĐTH: các bước để xây dựng KHTH (ngày, tuần, tháng, học
kỳ, năm học); quy trình để xây dựng KHTH (thống kê các công việc cụ thể trong thời gian tự
học, phân phối thời gian, xác định mức độ hoàn thành, kiểm tra sự hợp lý của kế hoạch).
+ Kỹ năng làm việc với sách và tài liệu: Nêu các yêu cầu cơ bản khi đọc sách, các
bước tiến hành để đọc sách.
+ Kỹ năng ghi chép tài liệu trong tự học: trích dẫn tài liệu, lập dàn ý, viết đề cương,
tóm tắt thu hoạch.
+ Kỹ năng giải các bài tập nhận thức trong tự học: các bước để giải bài tập.
+ Kỹ năng khái quát hoá và hệ thống hoá trong học tập.
+ Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá HĐTH: các bước tự kiểm tra, đánh giá (nhận thức rõ
mục đích và nội dung cần kiểm tra, đánh giá; nêu rõ các chuẩn ứng với các nội dung cho phù
hợp; đối chiếu khách quan giữa nội dung kiểm tra đánh giá so với chuẩn; tự nhận xét lý do
đạt được, chưa đạt được so với chuẩn).
Nguyễn Hoàng Ngọc Trang 14
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT thừa Lưu
- Hình thức tự kiểm tra (tự mình kiểm tra, HS kiểm tra đánh giá lẫn nhau; GV kiểm

tra, đánh giá và so sánh với kết quả tự kiểm tra đánh giá của HS).
- GV hướng dẫn cho HS về lý thuyết chung đối với từng kỹ năng, đồng thời làm mẫu
đối với từng kỹ năng và yêu cầu HS làm theo mẫu các kỹ năng, kịp thời uốn nắn những sai
sót trong HS.
Biện pháp 3: Tăng cường quản lý đổi mới phương pháp dạy học trên lớp của giáo
viên và phương pháp học tập của học sinh
- Đánh giá thực trạng đổi mới phương pháp dạy học và công tác quản lý đổi mới phương
pháp dạy học của GV trên các khâu trong quá trình dạy học: soạn giáo án, nội dung, phương
pháp, phương tiện sử dụng, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS; mức độ khai thác, sử
dụng phương tiện thiết bị trong dạy học.
- Dự thảo các quy định, hướng dẫn về đổi mới phương pháp dạy học, bám sát với chủ
trương đổi mới của Bộ GD&ĐT cùng với các điều kiện thực tế của nhà trường.
+ Quy định về chuẩn bị cho dạy học: nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án (xác định mục
tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, đồ dùng) gắn với đối tượng HS của trường, chú
trọng đến việc thiết kế bài giảng theo hướng giúp HS tự học thông qua việc thiết kế các câu
hỏi, bài tập để giao nhiệm vụ tự học cho HS ngay trong giờ học trên lớp. Thiết lập hệ thống
các dạng bài tập nhận thức đảm bảo yêu cầu phù hợp với mục tiêu bài học nhằm giúp HS lĩnh
hội tri thức mới, củng cố, mở rộng, đào sâu kiến thức.
+ Quy định về dạy học trên lớp: các khâu thực hiện trong giờ lên lớp bao gồm kiểm tra
kết quả tự học của HS; tổ chức giờ dạy trên lớp theo phương pháp dạy - tự học để nâng cao
năng lực tự học cho HS. Kết thúc mỗi tiết, GV giao nhiệm vụ tự học cho HS tùy theo mức độ
đối với HS khá, giỏi, trung bình, yếu, kém và yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ tự học.
+ Quy định về đổi mới công tác kiểm tra đánh giá: tăng cường việc kiểm tra bài, kết
quả tự học của HS đầu giờ lên lớp thông qua các hình thức kiểm tra miệng, viết (15 phút)
trước khi vào bài mới, nội dung kiểm tra bám sát vào những yêu cầu bài tập, nhiệm vụ tự học
GV đã giao. Việc ra đề và chọn đề kiểm tra 1 tiết, kiểm tra kết thúc học kỳ, năm học cần bố
trí tiết trả bài và giải quyết những vấn đề HS còn thắc mắc.
Nguyễn Hoàng Ngọc Trang 15
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT thừa Lưu
- Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá kết quả việc đổi mới phương pháp dạy học thông

qua các tiêu chí: xếp loại giáo án, chuẩn bị các phương tiện, đánh giá xếp loại giờ lên lớp, kết
quả tự học của HS.
- Tiến hành phổ biến tới toàn thể cán bộ và GV các quy định về đổi mới phương pháp
dạy học, các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Phân công, phân nhiệm rõ ràng quyền hạn và nhiệm vụ của CBQL thuộc các tổ
chuyên môn trong kiểm tra giám sát việc thi hành các quy định về đổi mới phương pháp dạy
học. Tổ chuyên môn trên cơ sở phân cấp xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, tiến hành công tác tự
kiểm tra, tổng hợp kết quả báo cáo Ban giám hiệu tại buổi trực báo.
- Hướng dẫn tổ trưởng chuyên môn các bộ môn thực hiện chức năng và nhiệm vụ để
làm tốt công tác quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của GV.
- Chỉ đạo công tác rút kinh nghiệm thường xuyên theo từng tuần, từng tháng để các tổ
chuyên môn làm tốt hơn công tác tham mưu cho Ban giám hiệu nhà trường trong công tác
quản lý đổi mới phương pháp dạy học.
- Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy định về đổi mới
phương pháp dạy học thông qua kiểm tra giáo án, thời khoá biểu; sổ mượn thiết bị, tài liệu
của thư viện; nhật ký các phòng thiết bị đồ dùng. Đồng thời đột xuất dự giờ để xác định
mức độ thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của từng GV.
- Tổ chuyên môn cần kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các quy định về đổi mới
phương pháp dạy học của GV trong bộ môn mình phụ trách, biểu dương kịp thời những
GV tích cực trong thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
Biện pháp 4: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS
- Đánh giá thực trạng hình thức kiểm tra đánh giá HĐTH hiện nay (lực lượng kiểm tra,
nội dung kiểm tra, kết quả đánh giá). Tập trung kiểm tra đánh giá việc thực hiện và hoàn
thành các nhiệm vụ tự học của HS được GV giao thông qua giờ học chính khoá trên lớp (nội
dung tự học, hệ thống bài tập, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao).
- Xây dựng quy chế phối hợp giữa các lực lượng trong nhà trường trong việc kiểm tra
đánh giá HĐTH, đồng thời phân công trách nhiệm rõ ràng đối với từng lực lượng tham gia
Nguyễn Hoàng Ngọc Trang 16
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT thừa Lưu
kiểm tra đánh giá HĐTH (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, GVCN, GVBM, cán bộ lớp, tổ kiểm

tra, đội cờ đỏ).
- Hướng dẫn phong trào tự quản trong HS, hướng dẫn HS tự tiến hành kiểm tra theo
các hình thức (tự kiểm tra theo kế hoạch cá nhân, kiểm tra giữa các cá nhân trong bàn, giữa
các bàn trong tổ hay giữa các tổ trong lớp).
- Thông qua các giờ lên lớp, GV giao các nhiệm vụ và nội dung tự học để HS thực
hiện trong giờ tự học. Thường xuyên kiểm tra kết quả tự học của mỗi HS trong các giờ lên
lớp để đánh giá mức độ hoàn thành các nhiệm vụ tự học được giao.
- Đổi mới hình thức kiểm tra, thi cử theo công văn 1919 của Sở GD&ĐT để tăng
cường đánh giá chất lượng tự học của HS. Thiết lập ngân hàng đề thi, hướng nội dung đề thi
theo các nội dung chuẩn kiến thức và kỹ năng để học sinh tăng cường tự học. Mỗi bài học,
GV cần thiết lập hệ thống câu hỏi, bài tập yêu cầu tự học đối với HS.
- Căn cứ quy chế đánh giá xếp loại của HS, nhà trường cần xây dựng quy định cho
điểm cụ thể theo hướng tăng cường điểm kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút để kiểm tra việc
soạn bài, chuẩn bị bài ở nhà và việc hoàn thành các nhiệm vụ tự học, nhằm giúp HS cố gắng
tự học để đạt kết quả cao. Tổ chức kiểm tra tại lớp theo các hình thức: trắc nghiệm, ra đề khác
nhau nhằm hạn chế việc quay cóp, sử dụng tài liệu.
- Ban giám hiệu giao cho các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch đổi mới kiểm tra,
đánh giá, tổ chức triển khai tới toàn thể GV và HS. Đồng thời quán triệt tới toàn thể GV: đổi
mới kiểm tra, đánh giá là một nội dung trọng tâm trong đổi mới chương trình, SGK của cấp
THPT, đây là nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng
tự học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
- Kiểm tra việc thiết lập ngân hàng đề kiểm tra của GV qua từng bài lên lớp, qua các
đề GV đã lựa chọn cho HS kiểm tra. Kiểm tra việc thực hiện quy chế cho điểm. Đột xuất dự
giờ GV để kiểm tra việc giao nhiệm vụ học tập và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ học tập
của HS.
Biện pháp 5: Động viên, khuyến khích, kích thích các hoạt động tự học của học
sinh, thực hiện các HĐNGLL hướng vào các điều kiện hỗ trợ hoạt động tự học và thực
hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Nguyễn Hoàng Ngọc Trang 17
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT thừa Lưu

- Đánh giá đúng thực trạng, nhu cầu học tập của từng HS, sự quản lý và động viên của
GVCN, GVBM về qua trình tự học.
- HT xây dựng các biện pháp khuyến khích, động viên, tạo động lực cho mọi thành
viên cùng tham gia, đẩy mạnh HĐTH của HS.
- Xây dựng các mối quan hệ cơ bản giữa dạy và học, giữa thầy và trò, giữa nhà trường
và gia đình, giữa nhà trường và chính quyền địa phương nhằm thực hiện công tác xã hội hóa
giáo dục.
- HT cần phát động các phong trào thi đua học tốt trong hoạt động của nhà trường để
kích thích năng lực tự học và tự khẳng định mình của từng HS. Thi đua sẽ thúc đẩy HS cố
gắng vươn lên trong học tập và lôi cuốn HS khác cố gắng vươn lên để giành được những
thành tích cho cá nhân và tập thể. Không khí thi đua sẽ tạo nên điều kiện tinh thần thuận lợi,
phát huy tính tích cực, tự giác chủ động của HS, đề cao tinh thần trách nhiệm và hình thành
mối quan hệ tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
- Trong quá trình thi đua, GVCN, đoàn thể, tập thể lớp cần động viên tất cả HS tự giác,
tích cực tham gia; đồng thời có theo dõi sơ kết, tổng kết để đánh giá kịp thời.
-Giao trách nhiệm cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xây dưng kế hoạch, thực hiện phong
trào theo từng chủ đề, chủ điểm của tháng, từng học kỳ và từng năm học.
- HT chỉ đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hướng dẫn HS viết báo cáo sau các đợt sinh
hoạt, tham quan, tìm hiểu lịch sử. Giúp các em biết phân tích, tổng hợp, khả năng phán đoán,
đánh giá một vấn đề cũng như đảm bảo tính sâu sắc nhận thức các vấn đề được nghiên cứu.
- Thường xuyên kiểm tra HĐ NGLL. Đánh giá hiệu quả mang lại qua các hoạt động.
Đồng thời thường xuyên thay đổi hình thức thức hoạt động đa dạng, thiết thực và mang lại
hiệu quả cao hơn.
- HT chỉ đạo việc nêu gương những HS có tinh thần tự học tốt, HS nghèo vượt khó,
HS đạt thành tích tốt trong học tập.
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Nguyễn Hoàng Ngọc Trang 18
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT thừa Lưu
Từ những nội dung được nghiên cứu trong đề tài “Một số biện pháp nhằm naangc cao
chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu” bản thân rút ra một số kết luận và đề nghị

như sau:
1. KẾT LUẬN
1.1. Hoạt động tự học có phạm vi và nội dung nghiên cứu rất rộng và phong phú.
HĐTH là yếu tố quan trọng trong quá trình giáo dục, nó quyết định đến chất lượng học tập
của HS cũng như chất lượng giáo dục của nhà trường. Để góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục, việc nghiên cứu và tổ chức HĐTH cho HS THPT ngày càng được quan tâm và cần phải
đẩy mạnh các hình thức tổ chức cụ thể. Hình thành năng lực tự học cho HS bậc THPT có tầm
quan trọng đặc biệt, tạo nền tảng vững chắc để các em tiếp cận giáo dục sau THPT cũng như
tăng cường tính tự lập trong cuộc sống sau này. Do đó, HĐTH là rất quan trọng giúp HS tự
rèn luyện mình nhằm hình thành thói quen tự học suốt đời.
1.2. HS trường THPT Thừa Lưu nhìn chung nhận thức được vai trò và tầm quan trọng
của HĐTH, một số HS đã cố gắng vươn lên trong học tập bằng con đường tự học. Tuy nhiên,
vẫn còn rất nhiều HS chưa có thói quen tự học, một số GV và CMHS cũng chưa nhận thức
đúng về quan điểm tự học. Nhiều HS chưa có kỹ năng và phương pháp tự học, chưa làm chủ
được HĐTH, còn học theo cách thụ động, đối phó và không có hiệu quả. Do đó, nhiệm vụ bồi
dưỡng cho HS ý thức say mê, trách nhiệm cao trong học tập, có được các phương pháp tự học
khoa học, biết cách lập kế hoạch tự học, độc lập, sáng tạo trong tư duy là điều rất quan trọng.
Yêu cầu quan trọng đối với cán bộ, GV của nhà trường là cần nhận thức đúng đắn về tự học,
cần phải có tư duy đúng và có kế hoạch tổ chức tự học, coi quản lý HĐTH là một nội dung
trọng tâm của hoạt động quản lý. Đồng thời, thực hiện các biện pháp tổ chức tự học một cách
đồng bộ và sáng tạo, mục tiêu cơ bản là tạo điều kiện, thiết lập môi trường giáo dục để HS
thực hiện tốt nhiệm vụ học tập của mình.
2. ĐỀ NGHỊ
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế
- Cần tổ chức nhiều hội thảo bàn về HĐTH của HS THPT và công tác quản lý HĐTH
đối với HS THPT.
- Có kế hoạch bổ sung, cung cấp kịp thời thiết bị dạy học ngay từ đầu năm học và đầu
tư xây dựng CSVC cho các trường nông thôn để từng bước xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Nguyễn Hoàng Ngọc Trang 19
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT thừa Lưu

2.3. Đối với các nhà trường
- Phải quan tâm giáo dục động cơ ý thức học tập cho HS ngay từ đầu khoá học và
trong suốt năm học nhằm giúp HS ý thức rõ nhiệm vụ học tập.
- Tập huấn cho toàn thể GV về phương pháp dạy - tự học.
- Nghiên cứu cải tiến quy trình đổi mới phương pháp dạy học gắn lý thuyết với thực
tiễn, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
- Huy động toàn bộ các lực lượng trong nhà trường tham gia quản lý HĐTH của HS.
2.4. Đối với cha mẹ học sinh và học sinh
- CMHS thường xuyên quan tâm tạo điều kiện tốt nhất cho con em mình thực hiện tốt
kế hoạch tự học ở nhà. Đừng quá gây áp lực về thành tích học tập.
- HS cần phải xác định đúng đắn mục tiêu, động cơ học tập. Biết tự kiểm tra, đánh giá
HĐTH để tự điều chỉnh và hoàn thiện cá nhân. Biết xây dựng kế hoạch tự học hợp lý, chọn
hình thức tự học phù hợp với điều kiện gia đình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Hoàng Ngọc Trang 20
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT thừa Lưu
1. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Thông báo kết luận của Bộ
Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng
phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, số 242 – TB/TW ngày 15/04/2009. Hà
Nội.
2. Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý Nhà nước về giáo dục, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
3. Đặng Quốc Bảo (2007), Danh nhân Hồ Chí Minh và tư tưởng giáo dục có ý nghĩa thời đại
của Người, Tài liệu bài giảng dành cho lớp cao học Quản lý giáo dục, trường Đại học
Sư phạm – Huế.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Nghị quyết Trung ương II khóa VIII, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
5. Phạm Khắc Chương (1997), Jan Amos Komenxky - Ông tổ của nền sư phạm cận đại, NXB
giáo dục, Hà Nội.
6. Makiguchi (1994), Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo, Trường Đại học tổng hợp thành phố
Hồ Chí Minh và NXB trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Hồ Chí Minh (2001), Về vấn đề học tập, NXB trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
8. N. A Rubikin (Nguyễn Đình Khôi dịch 1995), Tự học như thế nào, NXB Thanh niên, Hà
Nội.
9. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2009), Luật giáo dục, NXB giáo
dục, Hà Nội.
Nguyễn Hoàng Ngọc Trang 21
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT thừa Lưu
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
1. Cấp trường:
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Xếp loại : ________________________
2. Cấp sở:
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________

Xếp loại: ________________________
Nguyễn Hoàng Ngọc Trang 22
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT thừa Lưu
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Khách thể nghiên cứu 3
II. NỘI DUNG 4
1. Những lý luận làm cơ sở khoa học cho việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này
4
2. Cơ sở thực tiễn về HĐTH của HS ở trường THPT Thừa Lưu 5
3. Nội dung đề tài 12
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 21
Nguyễn Hoàng Ngọc Trang 23

×