Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Ảnh hưởng của đô thị hóa đến tình hình quản lý sử dụng đất phường Đại Yên, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 110 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGUYỄN ANH TUẤN


ẢNH HƢỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN TÌNH HÌNH QUẢN LÝ
SỬ DỤNG ĐẤT PHƢỜNG ĐẠI YÊN, THÀNH PHỐ HẠ LONG,
TỈNH QUẢNG NINH



Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Mã số : 60 85 01 03




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Trần Viết Khanh




Thái Nguyên, năm 2012


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
- Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và
chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ trong một công trình khoa học nào.
- Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc
và đúng sự thật.


Tác giả luận văn



Nguyễn Anh Tuấn


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ii
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân,
tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các nhà khoa học, các

thầy, cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình, những ý kiến đóng góp quý báu của
nhiều cá nhân và tập thể để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS. TS: Trần Viết Khanh
ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo bộ
môn Quy hoạch đất đai; Khoa Tài nguyên và Môi trƣờng; Phòng quản lý Đào
tạo Sau đại học - Trƣờng Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Quảng
Ninh, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
và bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thu thập
thông tin, tài liệu, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tác giả luận văn




Nguyễn Anh Tuấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



iii
MỤC LỤC

MỞ ĐẦ U 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2
3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 2
4.  NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 2

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. CƠ SỞ L LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3
1.1.1. Khái niệm, phân loại và chức năng của đô thị 3
1.1.2. Đô thị hoá 8
1.2. THỰC TIỄN QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM 15
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về đô thị hóa trên thế giới và Việt
Nam 15
1.2.2. Tình hình đô thị hoá trên thế giới 16
1.2.3. Tình hình đô thị hóa ở Việt Nam 21
CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 25
2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 25
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu 25
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 25
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 25
2.2.1. Thời gian nghiên cứu 25
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu 25
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 25
2.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long
25
2.3.2. Ảnh hƣởng của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng và sự
biến động đất đai 25
2.3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong quá trình
đô thị hóa 26
2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.4.1. Phƣơng pháp điều tra, thu thập tài liệu 26
2.4.2. Phƣơng pháp phỏng vấn điều tra thực địa 26
2.4.3. Phƣơng pháp chuyên gia 26
2.4.4. Phƣơng pháp thống kê toán học 26

2.4.5. Phƣơng pháp ứng dụng công nghệ GIS 26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



iv
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH
QUAN MÔI TRƢỜNG THÀNH PHỐ HẠ LONG 27
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 27
3.1.2 . Các nguồn tài nguyên 29
3.1.3. Thực trạng môi trƣờng 36
3.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI. 37
3.2.1. Tăng trƣởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 37
3.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 38
3.2.3. Dân số, lao động và việc làm 43
3.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 43
3.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN L, SỬ DỤNG VÀ BIẾN
ĐỘNG ĐẤT ĐAI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở PHƢỜNG
ĐẠI YÊN 48
3.3.1. Quá trình đô thị hóa ở phƣờng Đại Yên 48
3.3.2. Thực trạng công tác quản lý đất đai 51
3.3.3. Hiện trạng sử dụng và biến động đất đai trong quá trình đô thị
hóa ở phƣờng Đại Yên 56
3.3.4. Phân tích, đánh giá biến động các loại đất 61
3.3.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, tính hợp lý của việc sử dụng
đất, những tồn tại trong việc sử dụng đất. 65
3.3.6. Nhận xét chung về công tác quản lý và sử dụng đất đai 69
3.4. ẢNH HƢỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN QUẢN L
VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 71

3.4.1. Ảnh hƣởng của đô thị hóa đối với kinh tế hộ 71
3.4.2. Tác động của đô thị hoá đến sản xuất nông nghiệp 80
3.4.3. Tác động của đô thị hoá đến sản xuất phi nông nghiệp 83
3.5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA 85
3.5.1. Giải pháp về chính sách 85
3.5.2. Giải pháp về lao động - việc làm 85
3.5.4. Giải pháp bảo vệ môi trƣờng 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH
Công nghiệp hóa
CNTB
CTSN
Chủ nghĩa Tƣ bản
Công trình sự nghiệp
ĐCQH
Điều chỉnh quy hoạch
ĐCQHSDĐ
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
HĐH
HĐND

Hiện đại hóa
Hội đồng nhân dân
KCN
Khu công nghiệp
KT-XH
Kinh tế xã hội
NTTS
Nuôi trồng thủy sản
MNCD
Mặt nƣớc chuyên dùng
QH
Quy hoạch
QHSDĐ
Quy hoạch sử dụng đất
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
TT
Thị trấn
TTCN
Trung tâm công nghiệp
UBND
Uỷ ban nhân dân
ĐTH
Đô thị hóa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




vi
DANH MỤC CÁC BẢNG



Bảng 3.1: Biến động đất đai phƣờng Đại Yên trong giai đoạn 2000 – 2005 61
Bảng 3.2: Biến động đất đai phƣờng Đại Yên trong giai đoạn 2005 - 2010 64
Bảng 3.3: Thông tin cơ bản của các hộ điều tra 71
Bảng 3.4: Tình hình biến động đất đai của hộ trƣớc và sau đô thị hoá 73
Bảng 3.5: Tình hình chung của hộ trƣớc và sau ĐTH 75
Bảng 3.6: Nguồn lực của hộ 77
Bảng 3.7: Tác động của đô thị hoá đến sản xuất nông nghiệp 80
Bảng 3.8: Tác động của đô thị hoá đến sản xuất phi nông nghiệp 83


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



1
MỞ ĐẦ U

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đô thị hóa là quy luật khách quan của quá trình phát triển xã hội. Phụ
thuộc vào đặc điểm phát triển của từng quốc gia mà quá trình đô thị hóa ở
mỗi quốc gia sẽ khác nhau. Quá trình này hình thành hệ thống cơ sở hạ
tầng, kinh tế, xã hội, tạo nên các đô thị ở những cấp độ khác nhau. Đô thị
hóa liên quan tới hầu hết các hoạt động của đời sống xã hội. Đi kèm với đô
thị hóa là hàng loạt các thay đổi về kết cấu hạ tầng, hệ thống giao thông,
quy hoạch không gian, mật độ dân cƣ, phƣơng thức sản xuất, đời sống xã

hội,… Kết quả chính của quá trình này tạo nên sự thay đổi đời sống xa hội
theo hƣớng tốt hơn, thuận tiện hơn. Nhƣng quá trình đô thị hóa cũng sẽ có
những tác động không nhỏ tới tập quán sinh hoạt, quan hệ xã hội, môi
trƣờng, cảnh quan, thu hẹp không gian sinh hoạt của con ngƣời.
Quá trình đô thị hóa tất yếu gắn liền với công nghiệp hóa, hiện đại hóa
để hình thành các cơ sở, các khu công nghiệp, các khu thƣơng mại, dịch vụ và
các khu dân cƣ mới. Nhƣ vậy sự hình thành các khu đô thị mới và mở rộng
các đô thị đã có bắt nguồn từ sự tác động của quá trình công nghiệp hoá và
diễn ra song song với quá trình công nghiệp hoá. Nói cách khác, quá trình đô
thị hoá là một quá trình bắt nguồn từ quá trình công nghiệp hoá và gắn liền
với quá trình công nghiệp hoá. Do vậy, có thể khẳng định rằng đô thị hoá là
một quá trình tất yếu và phổ biến của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển.
Nƣớc ta đang bƣớc vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nƣớc theo đƣờng lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng ta, sự hình
thành các đô thị mới và mở rộng các đô thị hiện có là một xu hƣớng tất yếu.
Thành phố Hạ Long đƣợc thành lập năm 1993, theo Nghị định số 102/NĐ
– CP của Chính phủ. Từ khi thành lập, thành phố Hạ Long luôn phát triển và mở
rộng, đến nay Hạ Long đã trở thành một đô thị quan trọng ở vùng đông bắc của
tổ quốc. Năm 2001, theo Nghị định số 51/2001/ NĐ-CP của chính phủ, thành
phố Hạ Long sáp nhập thêm 2 xã Việt Hƣng và Đại Yên của huyện Hoành Bồ.
Việc sáp nhập, mở rộng diện tích đã tạo thêm nguồn lực đô thị hóa và tạo nên
một số đô thị mới. Sự hình thành các khu đô thị mới, các tuyến giao thông mới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



2
những năm qua tại thành phố Hạ Long và sự hình thành các phƣờng xã mới là
xu thế tất yếu để hoà nhập với sự phát triển của đất nƣớc. Đồng thời với đô thị
hoá thì biến động đất đai trong quá trình đô thị hóa cũng là một vấn đề quan

trọng liên quan đến việc sử dụng đất đai hiệu quả. Nhận thức đƣợc tầm quan
trọng đó, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của đô thị hóa đến
tình hình quản lý sử dụng đất phường Đại Yên, thành phố Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình đô thị hóa trên địa bàn thành
phố Hạ Long và sự ảnh hƣởng của đô thị hóa tới biến động đất đai của
phƣờng Đại Yên thành phố Hạ Long.
- Tìm ra những giải pháp nhằm sử dụng đất hiệu quả trong quá trình đô
thị hóa thành phố Hạ Long.
- Góp phần nâng cao đời sống xã hội trong quá trình đô thị hóa tại thành
phố Hạ Long.
3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá sự biến động đất đai trong quá trình đô thị hóa của thành phố
Hạ Long.
- Xác định mối liên quan giữa đô thị hóa và sự biến động đất đai phƣờng
Đại Yên thành phố Hạ Long.
- Các đề xuất và giải pháp nhằm sử dụng đất hiệu quả trong quá trình đô
thị hóa thành phố Hạ Long.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết
thực, luận văn đƣợc nghiên cứu nhằm đánh giá sự ảnh hƣởng của đô thị
hoá tới kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hạ Long, đồng thời đƣa ra
một số giải pháp sử dụng đất hiệu quả, giúp phát triển kinh tế - xã hội, cải
thiện cuộc sống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



3

CHƢƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.1. Khái niệm, phân loại và chức năng của đô thị
1.1.1.1. Khái niệm
Đô thị hóa (urbanization) là quá trình tập trung dân số hình thành
nhanh chóng các điểm dân cƣ đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất đời
sống. Theo khái niệm này có thể hiểu đô thị hóa là quá trình mở rộng các đô
thị hiện có và sự hình thành các đô thị mới. Đô thị hóa đƣợc diễn ra trên cơ sở
phát triển đời sống sản xuất và đời sống. Có thể nói đô thị hóa là bạn đồng
hành của công nghiệp hóa, bởi vì trong tiến trình phát triển đô thị hóa và công
nghiệp hóa luôn tác động với nhau, hỗ trợ nhau. Trong quá trình đô thị hóa,
diễn ra sự biến đổi sâu sắc về một số vấn đề sau:
+ Cơ sở sản xuất: Nếu nhƣ trƣớc khi đô thị hóa diễn ra nền kinh tế chủ
yếu là tự cung tự cấp thì sau đó sẽ là nền kinh tế hoạt động đa dạng hơn.
+ Cơ cấu nghề nghiệp: Cơ cấu nghề nghiệp sẽ có sự thay đổi mạnh theo
hƣóng giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động phi nông ngiệp.
+ Cơ cấu tổ chức hoạt động xã hội: Sau đô thị hóa sẽ có những thay đổi về
cơ cấu tổ chức hoạt động xã hội, mà điều đầu tiên chúng ta nhìn thấy đó là việc
chuyển đổi từ “thôn”, “xóm”, “bản”, thành “phố”, “phƣờng”, “quận”…
+ Cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc và hình thái xây dựng từ dạng
nông thôn sang thành thị, Không gian kiến trúc sẽ trở nên gọn, đẹp, hiện đại
hơn với hệ thống các công trình phúc lợi công cộng, hệ thống giao thông…tạo
ra sự thuận tiện cho sinh hoạt ngƣời dân.
Theo từ điển Bách khoa toàn thƣ: Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị tính
theo tỷ lệ phần trăm dân số đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện
tích một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể đƣợc tính tỷ lệ gia tăng của hai yếu
tố theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó đƣợc gọi là mức đô thị hóa; còn
tính theo cách thứ hai thì đƣợc gọi là tốc độ đô thị hóa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



4
Để so sánh mức độ đô thị hóa giữa các vùng, khu vực với nhau thông
thƣờng ngƣời ta hay dùng tỷ lệ dân số đô thị làm thƣớc đo. Tuy nhiên tỷ lệ
phần trăm dân số đô thị cũng không phản ánh đƣợc đầy đủ mức độ đô thị hóa
của một vùng hay khu vực mà phải xem xét chất lƣợng đô thị hóa.
Ở các nƣớc phát triển chất lƣợng đô thị hóa phát triển theo các nhân tố
chiều sâu, nâng cao chất lƣợng cuộc sống, tận dụng tối đa những lợi ích và
hạn chế tối thiểu những ảnh hƣởng xấu của quá trình đô thị hóa, nhằm hiện
đại hóa cuộc sống và nâng cao chất lƣợng môi trƣờng đô thị.
Ở các nƣớc đang phát triển, hiện tƣợng bùng nổ dân số đô thị bên cạnh
sự yếu kém của công nghiệp đã làm cho quá trình công nghiệp hóa và đô thị
hóa mất cân đối. Sự mâu thuẫn của đô thị và nông thôn càng thêm sâu sắc. Sự
chênh lệch về mức sống đã thúc đẩy dân số nông thôn ra thành thị một cách ồ
ạt, làm cho dân số đô thị tăng lên một cách nhanh chóng, đặc biệt là đô thị
lớn, đô thị trung tâm, tạo nên các điểm dân cƣ đô thị cực lớn, mất cân đối
trong sự phát triển hệ thống dân cƣ.
Theo Gouming Wen, đô thị hóa là một quá trình chuyển đổi mang tính
lịch sử tƣ liệu sản xuất và lối sống của con ngƣời từ nông thôn vào thành phố,
Thƣờng quá trình này đƣợc nhìn nhận nhƣ là sự di cƣ của nông dân nông thôn
đến các đô thị và quá trình tiếp tục của bản thân các đô thị. Trong thực tế quá
trình đô thị hóa là quá trình phức tạp hơn nhiều bởi tiến trình này đã bộc lộ
không ít dấu hiệu của tình trạng quá nóng và những dấu hiệu tiềm ẩn, nhƣ áp
lực gia tăng đối với việc làm và an sinh xã hội. Tình trạng bong bóng xà phòng
trong lĩnh vực bất động sản buộc chính phủ Trung Quốc phải xem xét một cách
thận trọng và từng bƣớc kiểm soát đối với quá trình đô thị hóa.
Theo Toshio Kuroda (Nhật Bản), đô thị hóa trên tổng số dân cƣ trú ở

thành phố hoặc dựa trên quan điểm về các vừng có mật độ dân cƣ đông.
Nghiên cứu thực tế nƣớc Nhật, ông cho rằng đô thị hóa không đơn thuần là
một hiện tƣợng xảy ra sau chiến tranh ở Nhật Bản mà là một quá trình diến
ra từ đầu thế kỷ XX. Sau năm 1945, quá trình đô thị hóa diễn ra ở Nhật
Bản khá rõ do yêu cầu của việc tái thiết nhanh chóng và tăng trƣởng kinh tế
đã đẩy nhanh quá trình phát triển xã hội. Sự di chuyển của một lƣợng lớn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



5
dân số trẻ từ nông thôn ra thành thị, chủ yếu là những ngƣời tản cƣ về. Quá
trình diễn ra đặc biệt nhanh chóng từ cuối thập kỷ 50, đầu thập ký 60 do
ngƣời nhập cƣ mong muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Theo Jung Duk (Hàn Quốc) : đô thị hóa là sự gia tăng dân số chủ yếu từ
nông thôn ra thành thị mà trƣớc đây, thế hệ trẻ rời bỏ nông thôn với mục đích
tìm kiếm việc làm, cơ hội giáo dục và những thú vui, tiện nghi nơi đô thị,
trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa (1967-1975).
Nhƣ vậy, đô thị hoá là quá trình chuyển đổi một khu vực, một vùng nào
đó từ chƣa "đô thị" thành "đô thị". Những vùng, khu vực có thể là vùng ven
đô thị hay ngoại thành, có thể thị trấn, thị tứ khi có cơ hội đô thị hoá, từ đô
thị mở rộng không gian và diện tích cũng nhƣ thu hút luồng di cƣ của dân
không nhất thiết từ đô thị trung tâm mà cả những vùng khác nhất là nông thôn
trong cả nƣớc. Đô thị hoá biểu hiện dễ thấy là sự mở rộng không gian đô thị,
không gian kiến trúc và sự tăng lên của dân nhập cƣ từ nhiều luồng khác nhau
tạo nên sự tập trung dân cƣ lớn trong một thời gian nhất định. Do đó, về mặt
dân cƣ có thể xem đô thị hoá là một quá trình phức tạp bố trí lại dân cƣ, sắp
xếp lại lao động. Đô thị hoá nhanh chóng làm cho đô thị ổn định nhanh lại
phải tiếp tục mở rộng không gian ra vùng ven. Đó là một quá trình liên tục.
Quá trình này chỉ kết thúc khi đô thị đã đi vào ổn định.

Đô thị hóa nông thôn cũng là một phần trong tiến trình đô thị hóa nói
chung. Đô thị hóa nông thôn là việc thay đổi trật tự sắp xếp của một vùng
nông thôn theo các điều kiện của thành phố. Đây là một trong những biện
pháp biến nông thôn thành những nơi làm việc hấp dẫn, có điều kiện áp dụng
những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đáp ứng những nhu cầu về nông sản phẩm
cho xã hội góp phần làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho ngƣời dân. Đô
thị hóa nông dân có ý nghĩa rất lớn: Thứ nhất là tạo việc làm thu hút lao động
dƣ thừa ở nông thôn, giúp ngƣời dân cải thiện cuộc sống. Thứ hai là làm giảm
hiện tƣợng di cƣ vào các thành phố lớn nhƣ vậy là giảm sức ép cho các thành
phố lớn. Thứ ba là tạo ra sự phát triển đồng đều cho đất nƣớc và xóa dần
khoảng cách giữa đô thị và nông thôn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



6
1.1.1.2. Phân loại đô thị
Theo quy định về cấp độ đô thị của Chính phủ (1990), đô thị nƣớc ta chia làm
5 loại sau :
- Đô thị loại 1: là loại đô thị rất lớn, dân số từ 1 triệu ngƣờti trở lên,
mật độ 15.000 ngƣời/km
2
.
- Đô thị loại 2: là loại đô thị lớn, dân số từ 35 vạn đến 1 triệu ngƣời, mật
độ 12.000 ngƣời/km
2
.
- Đô thị loại 3: là đô thị trung bình lớn, dân số từ 10 vạn đến 35 vạn
ngƣời, mật độ 10.000 ngƣời/km
2

.
- Đô thị loại 4: là đô thị trung bình nhỏ, dân số từ 3 vạn đến 10 vạn
ngƣời (vùng núi có thể thấp hơn), mật độ 8000 ngƣời/km
2
.
- Đô thị loại 5: là đô thị loại nhỏ, là trung tâm tổng hợp kinh tế - xã hội,
hoặc trung tâm chuyên ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp có vai trò thúc
đẩy sự phát triển của một huyện. Dân số từ 4 nghìn đến 3 vạn (vùng núi có thể
thấp hơn).
1.1.1.3. Chức năng của đô thị
Tuỳ theo mỗi giai đoạn phát triển mà đô thị có thể có các chức năng
khác nhau, nhìn chung đô thị có mấy chức năng chủ yếu sau:
* Chức năng kinh tế: Đây là chức năng chủ yếu của đô thị. Sự phát
triển kinh tế thị trƣờng đã đƣa đến xu hƣớng tập trung sản xuất có lợi hơn là
phân tán. Chính yêu cầu kinh tế ấy đã tập trung các loại hình xí nghiệp
thành khu công nghiệp và cơ sở hạ tầng tƣơng ứng, tạo ra thị trƣờng ngày
càng mở rộng và đa dạng hoá. Tập trung sản xuất kéo theo tập trung dân cƣ,
trƣớc hết là thợ thuyền và gia đình của họ tạo ra bộ phận chủ yếu của dân cƣ
đô thị.
* Chức năng xã hội: Chức năng này ngày càng có phạm vi lớn dần cùng
với tăng quy mô dân cƣ đô thị. Những nhu cầu về nhà ở, y tế, đi lại là những
vấn đề gắn liền với yêu cầu kinh tế, với cơ chế thị trƣờng. Chức năng xã hội
ngày càng nặng nề không chỉ vì tăng dân số đô thị, mà còn vì chính những
nhu cầu về nhà ở, y tế, đi lại thay đổi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



7
* Chức năng văn hoá: Ở tất cả các đô thị đều có nhu cầu giáo dục và giải

trí cao. Do đó ở đô thị cần có hệ thống trƣờng học, du lịch, viện bảo tàng, các
trung tâm nghiên cứu khoa học ngày càng có vai trò lớn hơn.
* Chức năng quản lý: Tác động của quản lý nhằm hƣớng nguồn lực vào mục
tiêu kinh tế, xã hội, sinh thái và kiến trúc, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, vừa
nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu công cộng, vừa quan tâm đến những nhu
cầu chính đáng của cá nhân. Do đó chính quyền địa phƣơng phải có pháp luật
và quy chế quản lý về đô thị.
1.1.1.4. Chức năng vùng ngoại thành, ngoại thị
Ngoại thành ngoại thị là vành đai chịu tác động ảnh hƣởng trực tiếp của nội
thị và nằm trong giới hạn hành chính thành phố, thị xã. Theo Nghị định
72/2001/NĐ - CP ngày 5/10/2001, vùng ngoại thành, ngoại thị là một
phần đất đai của đô thị nằm trong giới hạn hành chính của đô thị.
Vùng ngoại thành, ngoại thị có các chức năng sau:
Một là, dự trữ đất đai để mở rộng, phát triển nội thành nội thị.
Hai là, sản xuất một phần lƣơng thực, thực phẩm, rau quả tƣơi sống phục
vụ cho nội thành, nội thị.
Ba là, bố trí công trình kỹ thuật đầu nối tập trung mà nội thị không
bí trí đƣợc.
Bốn là, xây dựng mạng lƣới cây xanh, cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ, môi
sinh, môi trƣờng.
1.1.1.5. Vai trò của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Đô thị thƣờng đóng vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, thƣơng mại,
văn hoá của xã hội; là sản phẩm mang tính kế thừa của nhiều thế hệ cả về cơ
sở vật chất kỹ thuật và văn hoá.
Đô thị là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, có vai trò đặc biệt quan
trọng trong quá trình phát triển kinh tế, là điều kiện cho giao thƣơng và sản
xuất phát triển, tạo điều kiện thúc đẩy CNH nhanh chóng. Đô thị tối ƣu hoá
việc sử dụng năng lƣợng, con ngƣời và máy móc, cho phép vận chuyển nhanh
và rẻ, tạo ra thị trƣờng linh hoạt, có năng suất lao động cao. Các đô thị tạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




8
điều kiện thuận lợi phân phối sản phẩm và phân bố nguồn nhân lực giữa các
không gian đô thị, ven đô, ngoại thành và nông thôn. Đô thị có vai trò to lớn
trong việc tạo ra thu nhập quốc dân của cả nƣớc.
Đô thị luôn phải giữ vai trò đầu tàu cho sự phát triển, dẫn dắt các cộng
đồng nông thôn đi trên con đƣờng tiến bộ và văn minh.
1.1.2. Đô thị hoá
1.1.2.1. Khái niệm đô thị hoá
Các nhà khoa học đã nghiên cứu quá trình đô thị hóa (ĐTH) và đƣa
ra một số định nghĩa về đô thị hóa cùng với những quy định về quy mô,
tầm quan trọng và dự báo tƣơng lai của quá trình này.
“Đô thị hoá” đƣợc hiểu theo nghĩa rộng là sự phát triển của thành phố với
những dấu hiệu đặc trƣng về diện tích, dân số, mật độ dân số đô thị. Theo khái
niệm này thì quá trình ĐTH chính là sự di cƣ từ nông thôn vào thành thị. Đó
cũng là quá trình gia tăng tỷ lệ dân cƣ đô thị trong tổng số dân của một quốc gia.
Tuy nhiên, nếu chỉ hạn chế trong cách tiếp cận nhân khẩu học nhƣ trên
thì sẽ không thể nào giải thích đƣợc toàn bộ tầm quan trọng và vai trò của
ĐTH cũng nhƣ ảnh hƣởng của nó tới sự phát triển của xã hội hiện đại. Các
nhà khoa học ngày càng ngả sang cách hiểu ĐTH nhƣ một phạm trù kinh tế -
xã hội, phản ánh quá trình chuyển hoá và chuyển dịch chủ yếu sang phƣơng
thức sản xuất và tiêu dùng, lối sống và sinh hoạt mới - phƣơng thức đô thị.
Đây là một quá trình song song với sự phát triển công nghiệp hóa (CNH) và
cách mạng khoa học công nghệ (CM KHCN)
.

Tóm lại, ĐTH là quá trình biến đổi và phân bố các lực lƣợng sản xuất
trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cƣ, hình thành, phát triển các hình thức

và điều kiện sống theo kiểu đô thị đồng thời phát triển đô thị hiện có theo
chiều sâu trên cơ sở hiện đại hóa (HĐH) cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng quy
mô dân số.
*
Phân loại quá
trình
đô thị hóa
Quá trình ĐTH diễn ra trên thế giới có thể phân chia thành 2 loại:
- Quá trình ĐTH ở các nƣớc đã phát triển: đặc trƣng cho sự phát triển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



9
này là nhân tố chiều sâu và sự tận dụng tối đa những lợi ích, hạn chế những
ảnh hƣởng xấu của quá trình ĐTH. ĐTH diễn ra do nhu cầu công nghiệp phát
triển, mang tính tự nhiên.
- Quá trình ĐTH ở các nƣớc đang phát triển: có đặc trƣng là ĐTH không
đi đôi với CNH (trừ một số nƣớc công nghiệp mới - NIC). Sự bùng nổ dân số
đô thị quá tải không mang tính tự nhiên mà do sức hấp dẫn từ sự cách biệt sâu
sắc về chất lƣợng cuộc sống giữa đô thị và nông thôn.
*
Quá trình ĐTH diễn ra theo 2 xu hướng :
- ĐTH tập trung (ĐTH “hƣớng tâm”): đó chính là sự tích tụ các nguồn
lực tƣ bản và chất xám hình thành nên các trung tâm đô thị công nghiệp tập
trung cao độ, những thành phố toàn cầu nhƣ Tokyo, Seoul, Điều này sẽ dẫn
đến xu hƣớng “CNH co cụm”, khi đó, chỉ những khu vực đô thị trung tâm là
nơi thu hút vốn đầu tƣ, tập trung các hoạt động công nghiệp, trong khi các lĩnh
vực vẫn chỉ là nông thôn và sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ đạo tạo ra
sự đối lập giữa đô thị và nông thôn, đồng thời gây ra mất cân bằng sinh thái.

- ĐTH phân tán (ĐTH “ly tâm”): là xu hƣớng dịch chuyển đầu tƣ và hoạt
động sản xuất công nghiệp từ các lĩnh vực trung tâm ra các vùng ngoại vi, tạo
nên hiệu ứng lan toả, thúc đẩy sự ra đời và hình thành các trung tâm vệ tinh
công nghiệp. Điều này dẫn đến tiến trình „công nghiệ hóa lan tỏa (CNH lan
toả)”, các hoạt động công nghiệp ở đô thị trung tâm có xu hƣớng dịch chuyển
ra ngoại vi để chuyển sang các hoạt động công nghiệp mức cao hơn, hay
chuyên môn hoá các lĩnh vực kinh doanh, thƣơng mại, dịch vụ. Xu hƣớng này
sẽ đảm bảo cân bằng sinh thái, tạo điều kiện việc làm, sinh hoạt và nghỉ ngơi
tốt cho dân đô thị và nông thôn.
1.1.2.2. Tính tất yếu của đô thị hoá
Bất cứ một quốc gia nào, dù là phát triển hay đang phát triển, khi
chuyển biến từ nền kinh tế nông nghiệp lên nền kinh tế công nghiệp bằng con
đƣờng CNH thì đều gắn liền với ĐTH.
Trong lịch sử cận đại, ĐTH trƣớc hết là hệ quả trực tiếp của quá trình
công nghiệp hoá tƣ bản chủ nghĩa (TBCN) và sau này là kết quả của quá
trình cơ cấu lại các nền kinh tế theo hƣớng hiện đại hoá: tăng tỷ trọng của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



10
các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong
cơ cấu và khối lƣợng GDP. Nhìn chung, từ góc độ kinh tế, ĐTH là một xu hƣớng
tất yếu của sự phát triển.
Nhƣ vậy, ĐTH là một quy luật khách quan, phù hợp với đặc điểm tình hình
chung của mỗi quốc gia và là một quá trình mang tính lịch sử, toàn cầu và
không thể đảo ngƣợc của sự phát triển xã hội. ĐTH là hệ quả của sức mạnh
công nghiệp và trở thành mục tiêu của nền văn minh thế giới.
1.1.2.3. Quan điểm về đô thị hoá
Công nghiệp hoá và cùng với nó là ĐTH trở thành xu thế chung của mọi

quá trình chuyển từ nền văn minh nông nghiệp lên nền văn minh công
nghiệp. Vấn đề quan trọng đặt ra là làm gì và bằng cách nào để phát huy tối
đa mặt tích cực của đô thị hoá, đồng thời hạn chế và đi đến thủ tiêu mặt tiêu
cực của nó. Điều này cũng đồng nghiã với việc quá trình đô thị hoá phải gắn
liền với khái niệm “Phát triển bền vững”.
Theo Burger (1998) thì một xã hội phát triển bền vững phải thoả mãn
nhu cầu con ngƣời không chỉ trong giai đoạn hiện tại (kể cả trong quá khứ)
mà còn cho cả tƣơng lai, ngoài ra xã hội đó còn đáp ứng đồng thời cả yêu cầu
phát triển kinh tế lẫn bảo vệ môi trƣờng.
Nhƣ vậy, đô thị hóa phải vừa thúc đẩy sự phát triển kinh tế, vừa phải
đảm bảo môi trƣờng tự nhiên, xã hội trong lành, sự công bằng và tiến bộ xã
hội. Tuy rằng tăng trƣởng kinh tế là yếu tố cần thiết và quan trọng bậc nhất
của quá trình ĐTH song nó vẫn chỉ là một nhân tố, một phƣơng tiện hơn là
một mục tiêu tối thƣợng. Mục tiêu của ĐTH là phải không ngừng nâng cao
chất lƣợng cuộc sống vật chất và tinh thần của con ngƣời, tức là phát triển đô
thị lấy con ngƣời làm trọng tâm.
1.1.2.4. Mối quan hệ giữa quá trình đô thị hoá và quá trình công nghiệp hoá
Đô thị hóa là một quá trình song song với sự phát triển công nghiệp hóa
và cách mạng khoa học kỹ thuật. Quá trình đô thị hóa phản ánh tiến trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nền kinh tế thị trƣờng. Không ai phủ
nhận rằng một quốc gia đƣợc coi là công nghiệp hóa thành công lại không có
tỷ lệ cƣ dân đô thị ngày càng chiếm vị trí áp đảo so với cƣ dân nông thôn. Đó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



11
cũng là lý do mà kinh tế học phát triển đã coi sự gia tăng tỷ lệ cƣ dân đô thị
nhƣ một trong những chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tình trạng “có phát triển” của
nền kinh tế chậm phát triển đang tiến hành công nghiệp hóa hiện nay. Đô thị

hóa trƣớc hết là hệ quả trực tiếp của quá trình công nghiệp hóa và sau này là
hệ quả của quá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo hƣớng hiện đại hóa: tăng tỷ
trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông
nghiệp trong cơ cấu và khối lƣợng GDP.
Đồng thời, trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nƣớc, đô thị hóa giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển
kinh tế, xã hội, văn hoá, đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trƣờng.
ĐTH xúc tiến tối đa công nghiệp hóa.
- Hiện đại hóa đất nƣớc. Sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa muốn
thực hiện thành công cần phải chuyển đổi căn bản cơ cấu kinh tế từ sản xuất
nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp với kỹ thuật cao, thay đổi cơ cấu lao
động. Trƣớc hết có sự tập trung cao các điểm dân cƣ, kết hợp với xây dựng
đồng bộ và khoa học các cơ quan và các xí nghiệp trung tâm Quá trình
này là bƣớc chuẩn bị lực lƣợng ban đầu cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa
đất nƣớc. Khi đó máy móc hiện đại đƣợc đƣa vào sản xuất nhiều hơn kéo
theo việc nâng cao trình độ tay nghề công nhân, đồng thời nâng cao năng lực
cho cán bộ quản lý. Đô thị hóa sẽ đánh dấu giai đoạn phát triển mới của tiến
trình công nghiệp hóa, trong đó, công nghiệp và dịch vụ trở thành lĩnh vực
chủ đạo của nền kinh tế, không chỉ xét về phƣơng diện đóng góp tỷ trọng
trong GDP mà còn cả về phƣơng diện phân bố nguồn lao động xã hội.
Tuỳ theo mỗi giai đoạn phát triển mà đô thị có thể có các chức năng
khác nhau, nhìn chung có mấy chức năng chủ yếu sau.
* Chức năng kinh tế: đây là chức năng chủ yếu của đô thị. Sự phát triển
kinh tế thị trƣờng đã đƣa đến xu hƣớng tập trung sản xuất có lợi hơn là phân
tán. Chính yêu cầu kinh tế ấy đã tập trung các loại hình xí nghiệp thành khu
công nghiệp và cơ sở hạ tầng tƣơng ứng, tạo ra thị trƣờng ngày càng mở rộng
và đa dạng hoá. Tập trung sản xuất kéo theo tập trung dân cƣ, trƣớc hết là thợ
thuyền và gia đình của họ tạo ra bộ phận chủ yếu của dân cƣ đô thị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




12
* Chức năng xã hội: chức năng này ngày càng có phạm vi lớn dần cùng
với tăng quy mô dân cƣ đô thị. Những nhu cầu về nhà ở, y tế, đi lại, là
những vấn đề gắn liền với yêu cầu kinh tế, với cơ chế thị trƣờng. Chức năng
xã hội ngày càng nặng nề không chỉ vì tăng dân số đô thị, mà còn vì chính
những nhu cầu về nhà ở, y tế, đi lại, thay đổi.
* Chức năng văn hoá: Ở tất cả các đô thị đều có nhu cầu giáo dục và giải
trí cao. Do đó ở đô thị cần có hệ thống trƣờng học, du lịch, viện bảo tàng, các
trung tâm nghiên cứu khoa học ngày càng có vai trò lớn hơn.
* Chức năng quản lý: tác động của quản lý nhẳm hƣớng nguồn lực vào
mục tiêu kinh tế, xã hội, sinh thái và kiến trúc, bảo vệ bản sắc văn hoá dân
tộc, vừa nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu công cộng, vừa quan tâm đến
những nhu cầu chính đáng của cá nhân. Do đó chính quyền địa phƣơng phải
có pháp luật và quy chế quản lý về đô thị.
1.1.2.5. Tác động của đô thị hoá
*
Mặt

tích
cực:
Một là, ĐTH thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Sản xuất hàng hóa và dịch vụ
thƣờng đạt hiệu quả cao tại những đô thị lớn - nơi có quy mô mật độ dân số
tƣơng đối lớn với nguồn lao động dồi dào, có quy mô hoạt động kinh tế đủ
lớn do các doanh nghiệp tập trung đông, có hệ thống phân phối rộng khắp trên
một không gian đô thị nhất định. Đồng thời khi kinh tế của các đô thị lớn đạt
tới độ tăng trƣởng cao thì nó sẽ gây ra hiệu ứng lan toả kích thích mạnh tới
tăng trƣởng kinh tế của cả nƣớc.
Hai là, ĐTH đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH,

HĐH. Trong quá trình ĐTH, cơ cấu ngành kinh tế thay đổi theo hƣớng giảm
tỷ trọng của khu vực nông nghiệp và gia tăng nhanh tỷ trọng của khu vực
công nghiệp và dịch vụ. Đối với sản xuất nông nghiệp nói riêng, ĐTH góp
phần làm thay đổi về cơ cấu diện tích gieo trồng và cơ cấu giá trị sản xuất.
Các loại cây có giá trị kinh tế thấp, sử dụng nhiều lao động đang có xu hƣớng
giảm dần diện tích. Các loại cây cần ít lao động hơn và cho giá trị kinh tế cao
hơn đang đƣợc tăng dần diện tích canh tác. Trong tổng giá trị sản xuất của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



13
ngành nông nghiệp thì xu hƣớng chung là giảm dần tỷ trọng của ngành trồng
trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi.
Ba là, ĐTH cải tạo kết cấu hạ tầng. Xu hƣớng ĐTH tạo ra sự tập
trung sản xuất công nghiệp và thƣơng mại, đòi hỏi phải tập trung dân cƣ,
khoa học, văn hóa và thông tin. Những điều kiện đáp ứng nhu cầu đó là sự
phát triển kết cấu hạ tầng, nhà ở, các dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời
sống dân cƣ. Do đó mà hệ thống giao thông vận tải, năng lƣợng, bƣu
chính viễn thông và cấp thoát nƣớc cũng sẽ đƣợc cải tiến về quy mô và chất
lƣợng. Ở nông thôn, việc cải tạo kết cấu hạ tầng đang đƣợc thực hiện với
chủ trƣơng “điện, đƣờng, trƣờng, trạm” tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp và nâng cao đời sống của ngƣời nông dân.
Bốn là, ĐTH nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ. Các đô
thị ngày càng áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật và kỹ năng quản lý tổ chức sản
xuất hiện đại, làm tăng năng suất lao động và nâng cao chất lƣợng sản phẩm.
Trong sản xuất nông nghiệp, quá trình ĐTH cung cấp những cơ sở kỹ
thuật cần thiết cho ngƣời nông dân nhƣ thủy lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới
hóa, sinh học hóa để làm tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm hàng
hoá có chất lƣợng tốt, đảm bảo an toàn lƣơng thực, đáp ứng nhu cầu của công

nghiệp chế biến và thị trƣờng trong ngoài nƣớc.
Năm là, ĐTH góp phần cải thiện đời sống của dân cƣ đô thị và các vùng
lân cận. Nhờ duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao mà các đô thị có thể
tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho ngƣời dân, góp phần quan trọng trong
việc nâng cao thu nhập cho họ. Khi mức thu nhập bình quân ngƣời/ tháng
tăng lên thì nhu cầu chi tiêu đời sống của dân cƣ cũng tăng nhằm thỏa mãn tốt
hơn nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Điều đó cho thấy ĐTH làm mức sống của dân
cƣ đƣợc cải thiện đáng kể, góp phần vào việc thực hiện xóa đói giảm nghèo.
Sáu là, ĐTH cũng đem lại một số tiến bộ về mặt xã hội đó là: nâng tuổi
thọ trung bình, giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dƣỡng,
tăng tỷ lệ dân cƣ dùng nƣớc sạch, phát triển giáo dục, văn hóa,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



14
*
Mặt tiêu cực
:
Bên cạnh những mặt mạnh của ĐTH nhƣ trên thì ĐTH cũng kéo theo
hàng loạt vấn đề tiêu cực khác, đó là:
Thứ nhất, ĐTH thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Quá trình ĐTH
nhanh đã làm cho nhu cầu về sử dụng đất chuyên dùng xây dựng hệ thống cơ
sở hạ tầng và đất đô thị tăng lên rất nhanh. Điều này dẫn đến tình trạng
nuốt chửng những diện tích đất nông nghiệp vốn rất cần thiết cho một đô thị
nhƣ: sản xuất lƣơng thực thực phẩm, tạo mảng không gian xanh có vai trò
“giải độc” cho môi trƣờng sống, tạo khu nghỉ ngơi cho thị dân Đồng thời
sự suy giảm diện tích đất nông nghiệp đã ảnh hƣởng không nhỏ tới việc cải
thiện mức sống của nhiều ngƣời dân ở khu vực ngoại ô vì họ trở nên thiếu
phƣơng tiện lao động và kế sinh nhai truyền thống.

Thứ hai, ĐTH khoét sâu hố phân cách giàu nghèo. Quá trình ĐTH
nhanh đã làm cho hố phân cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cƣ trong
đô thị, giữa nông thôn và thành thị trở nên trầm trọng hơn.
Thứ ba, ĐTH gia tăng tình trạng di dân. Chính sự chênh lệch về mức
sống, điều kiện sống, khả năng tìm kiếm việc làm và cơ hội tăng thu nhập
đã và đang đƣợc coi là những nguyên nhân kinh tế quan trọng nhất thúc đẩy
một bộ phận lớn ngƣời dân rời khỏi khu vực nông thôn để di dân tới thành
thị. Lực lƣợng lao động ở nông thôn chỉ còn lại những ngƣời già yếu và trẻ
nhỏ, không đáp ứng đƣợc những công việc nhà nông vất vả. Cơ cấu lao động
ở nông thôn hoàn toàn bị thay đổi theo hƣớng suy kiệt nguồn lực lao động.
Đồng thời thị trƣờng lao động ở thành thị lại bị ứ đọng.
Thứ tƣ, ĐTH môi trƣờng bị ô nhiễm. Chất lƣợng môi trƣờng đô thị bị
suy thoái khá nặng nề do mật độ dân số tập trung cao, sản xuất công nghiệp
phát triển mạnh làm phát sinh một lƣợng chất thải, trong đó chất thải gây
hại ngày càng gia tăng; bùng nổ giao thông cơ giới gây ô nhiễm môi trƣờng
và tiếng
ồn.
Thứ năm, ĐTH phát sinh các tệ nạn xã hội. Đây chính là mặt trái của
đời sống đô thị hay của cả quá trình ĐTH. Trong khi nhiều khía cạnh tốt đẹp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



15
của văn hóa truyền thống bị mai một, thì lối sống lai căng, không lành mạnh
lại đang ngự trị trong lối sống đô thị hiện nay. Những tệ nạn xã hội phổ biến
nhất hiện nay đều đƣợc phát sinh và phát triển tại các trung tâm đô thị lớn.
Tóm lại, trong công cuộc CNH, HĐH đất nƣớc thì quá trình ĐTH ngày
càng gia tăng Vậy chúng ta phải làm thế nào để quá trình ĐTH phát triển
lành mạnh và bền vững. Tăng trƣởng kinh tế do quá trình này đem lại phải

đƣợc chú trọng đồng thời việc phát triển văn hóa, lấy việc biến động nguồn
nhân lực con ngƣời làm trọng tâm.
1.2. THỰC TIỄN QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về đô thị hóa trên thế giới và Việt Nam
Có nhiều quan điểm khác nhau trong quá trình phát triển đô thị.
Francois Perrous với quan điểm “thuyết kinh tế chủ đạo” hay còn gọi là
“thuyết về các cực tăng trƣởng”. ông cho rằng chỉ ở các trung tâm đô thị
của hai vùng có sự phát triển các ngành công nghiệp, có sức bành trƣớng
mạnh mới có khả năng tăng trƣởng lớn nhất. Nông nghiệp trọng tâm đô
thị ấy là những cực tăng trƣởng. đây chính là quan điểm phát triển đô thị
lấy tăng trƣởng kinh tế làm trọng tâm. Tuy nhiên theo nghiên cứu của
David C. Korkn cần phát triển đô thị lấy con ngƣời làm trung tâm. Ông
cho rằng “phát triển là một tiến trình quá trình qua đó các thành viên của
xã hội tăng đƣợc khả năng cá nhân và định chế của mình để huy động các
nguồn lực, tạo ra những thành quả bền vững và đƣợc phân phối công bằng
nhằm cải thiện chất lƣợng cuộc sống phù hợp với cuộc sống của họ”.
Trong những năm gần đây các ngành khoa học xã hội và nhân văn cũng
đã có những công trình nghiên cứu về ĐTH ở Việt Nam. Đó là các nghiên cứu
về “Tác động kinh tế xã hội và môi trƣờng của quá trình đô thị hoá đối với các
vùng nông thôn xung quanh các đô thị lớn”, nghiên cứu “Tri thức, thái độ hành
vi ứng xử của cộng đồng đối với vấn đề rác thải, môi trƣờng đô thị”, “Phân tích
quá trình đô thị hóa thành phố Hạ Long giai đoạn 2000-2010”, “Ả nh hƣởng
của xu hƣớng đô thị hoá đối với kinh tế hộ nông dân trên địa bàn thành phố
Hạ Long”, "Ảnh hƣởng của đô thị hoá đến biến động hiện trạng sử dụng đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



16
và kinh tế hộ nông dân mất đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hạ Long".

Những đề tài nghiên cứu này đã cấp những cơ sở khoa học cho các cơ
quan liên quan đến việc hoạch định cuộc sống, kế hoạch và quá trình phát
triển đô thị nói trên và cuộc sống, quan hệ phát triển KT-XH nói chung.
Tháng 11/2004, Bộ xây dựng đã tổ chức các hội nghị nhằm trao đổi
chiến lƣợc phát triển đô thị gắn với xoá đói, giảm nghèo ở Việt Nam. đây là
một chiến lƣợc quan trọng mà Việt Nam đang tích cực triển khai thực hiện.
1.2.2. Tình hình đô thị hoá trên thế giới
1.2.2.1. Thời kỳ cổ đại và trung đại
Quá trình đô thị hóa trên thế giới đã diễn ra rất sớm. Từ thời kỳ cổ đại đã
bắt đầu xuất hiện các đô thị lớn nhƣ: Đô thị cổ Ai Cập, Hy Lạp cổ đại, La Mã
cổ đại, văn minh Lƣỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ.
Vào thời kỳ trung đại, các đô thị phát triển mạnh hơn tuy nhiên quy mô
của các thành phố vẫn rất nhỏ, chỉ khoảng 5000 - 10000 ngƣời. Ở châu Á với
chế độ phong kiến kéo dài ảnh hƣởng đên tính chất các đô thị phong kiến.
Tiêu biểu là Trung Quốc, thành phố có quy mô lớn trở thành chỗ ở và thể hiện
uy quyền của các vua chúa phong kiến, là trung tâm văn hóa chính trị văn hóa
của giai cấp thống trị. Thế kỷ XII, các đô thị phát triển do sự xuất hiện của
tiểu thủ công nghiệp, xuất hiện nhiều đô thị cảng và đô thị nằm trên đầu mối
giao thông. Thế kỷ XV, XVI nền văn hóa Phục Hƣng phát triển mạnh kéo
theo sự phát triển của các đô thị ở châu Âu, đặc biệt là Pháp, 
Nói chung đô thị thời kỳ này phát triển chậm, bố cục thành phố lộn xộn,
phát triển tự phát, thiếu quy hoạch và môi trƣờng đô thị không hợp lý.
1.2.2.2. Thời kỳ cận đại
Giữa thế kỷ XVII công nghiệp phát triển thu hút nguồn nhân lực lớn, các
khu nhà mọc lên nhanh chóng bên cạnh các khu vực sản xuất. Các nƣớc công
nghiệp phát triển nhƣ Anh, Pháp, Đức, Mỹ dân số đô thị tƣng lên nhanh chóng.
Thời kỳ này các thành phố phát triển và phân bố không đều do ảnh
hƣởng của phát triển kinh tế. Các thành phố lớn có dân số tập trung cao bao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




17
gồm: New York (5 triệu người), London (gần 5 triệu người), Berlin (trên 4
triệu người).
1.2.2.3. Thời kỳ hiện đại
Đô thị hóa tuy diễn ra rất sớm, tuy nhiên phải phải đến thế kỷ XIX thì nó
mới thực sự bùng nổ. Gần 150 năm trƣớc đô thị hóa bắt đầu diễn ra mạnh mẽ ở
phƣơng Tây rồi lan sang Mỹ vào những năm cuối thế kỷ XIX và lan sang các
nƣớc châu Á vào khoảng thập niên 60 - 70 của thế kỷ XX. Đô thị hóa ở các
nƣớc này đi theo sau quá trình công nghiệp và hiện đại hóa đất nƣớc.
Thời kỳ này, quá trình đô thị hóa đã diễn ra nhanh chóng nhất là sau
chiến tranh thế giới thứ II, việc ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng
khoa học kĩ thuật vào sản xuất làm cho nền kinh tế ở các nƣớc tƣ bản phát
triển mạnh, theo đà đó các đô thị lớn cũng dần đƣợc hình thành và phát triển.
Theo thống kê, vào năm 1990 con số này gần 30%, vào năm 2007 theo thống
kê của liên hợp quốc số ngƣời sống ở thành thị đã vƣợt số ngƣời sống ở nông
thôn. Vào năm 1975 chỉ có 3 thành phố với dân số hơn 10 triệu ngƣời là
Tokyo, New York và Mexico. Đến năm 2005 con số này là 20.
Hiện nay, những khu vực phát triển nhất là những nơi có tỷ lệ đô thị hóa
cao nhất, châu Âu, Bắc Mỹ chiếm vị trí hàng đầu với 3/4 dân số sống ở thành
thị. Các nƣớc phát triển nhƣ Anh, Pháp, Mỹ là những nƣớc phát triển từ rất
sớm, họ đã tận dụng đƣợc các thành tựu trong cuộc cách mạng khoa học kĩ
thuật để thúc đẩy sản xuất làm cho nền kinh tế phát triển mạnh. Quá trình đô
thị hóa của họ theo đó cũng xuất hiện sớm. Tốc độ đô thị hóa cao làm xuất
hiện nhanh các đô thị khổng lồ và làm cho dân số các đô thị tăng nhanh. Các
con rồng châu Á tuy có xuất phát điểm phát triển kinh tế có chậm hơn, do
ngay khi phát triển tốc độ đô thị hóa của họ đƣợc đẩy lên cao nên đến nay
trình độ đô thị hóa của họ cũng có thể sánh ngang với các nƣớc phát triển ở
phƣơng Tây. Ví dụ nhƣ ở Hàn Quốc những năm 1950 chỉ có 18,4 dân số sống

ở đô thị, đến năm 2007 đã tăng lên tới 88%. Ở các nƣớc này dƣờng nhƣ đô thị
hóa đã đạt đến mức bão hòa, tốc độ đô thị hóa tại đây đã bắt đầu giảm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



18
Những nƣớc đang phát triển là những nƣớc có tốc độ đô thị hóa cao nhất.
Điều này thể hiện rõ nhất ở các nƣớc Nam bán cầu, và các nƣớc đang phát
triển ở châu Á. Ở các nƣớc này đang diễn ra quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nƣớc, tốc độ phát triển kinh tế ở mức cao. Sự tập trung phát triển
các đô thị làm chênh lệch mức sống giữa đô thị và nông thôn, đô thị trở thành
một nơi hấp dẫn đối với những ngƣời nghèo ở nông thôn, từ đó hình thành
một luồng di dân từ nông thôn ra thành thị làm cho thành thị ngày càng phình
to ra. Mặt khác tốc độ phát triển kinh tế cao cũng làm hình thành các đô thị
một cách nhanh chóng.
Tốc độ đô thị hóa ở khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng diễn ra mạnh mẽ
nhất trong vòng hai thập kỷ qua. Năm 1990 có 31% dân số sống ở đô thị, đến
năm 2005 tăng lên 41%. Tốc độ đô thị hóa cao biểu hiện rõ nhất là: Ấn Độ,
Trung Quốc, Singapo. Ấn Độ là nƣớc có tốc độ đô thị hóa cao nhất hiện nay,
dự tính đến năm 2050 sẽ có 900 triệu ngƣời sống ở các đô thị chiếm khoảng
55% dân số cả nƣớc (hiện nay là 300 triệu người chiếm 30%)
Mức độ đô thị hóa và tốc độ đô thị hóa ở các nƣớc kém phát triển là rất
thấp. Điều này thể hiện rõ nhất ở các nƣớc châu Phi, khi mà kinh tế còn chậm
phát triển, công cuộc CNH, HĐH còn diễn ra chậm chạp thì việc hình thành
các đô thị mới là vấn đề khó khăn. Đô thị hóa diễn ra ở các nƣớc này chủ yếu
là hiện tƣợng ngƣời dân nông thôn di cƣ ra các đô thị làm cho dân cƣ đô thị
tăng lên. Hiện nay ở châu Phi chỉ mới có một trung tâm đô thị lớn đó là
Cairo.Tiến trình phát triển đô thị đã góp phần to lớn vào sự nghiệp CNH-
HĐH. Song sự bùng nổ đô thị quá tải đã tạo ra hàng loạt vấn đề gay cấn đối

với cuộc sống con ngƣời, tạo ra sự thiếu cân bằng trong phân bố dân cƣ và
vùng lao động theo vùng lãnh thổ, khả năng cung ứng lƣơng thực, thực
phẩm ven đô tiêu hao nhiên liệu, năng lƣợng Nếu trong năm 1990, bình
quân diện tích đất canh tác trên đầu ngƣời ở mức 0,27 ha thì con số này dự
báo sẽ tụt xuống 0,17 ha vào năm 2025. Chiến lƣợc chung của vấn đề đô thị
hiện nay là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×