Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Xác định một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Escherichia Coli trong hội chứng tiêu chảy ở ngựa bạch nuôi tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 105 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



VŨ THỊ ÁNH HUYỀN




XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA VI KHUẨN
ESCHERICHIA COLI TRONG HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở NGỰA
BẠCH NUÔI TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP









Thái Nguyên, năm 2012


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



VŨ THỊ ÁNH HUYỀN




XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA VI KHUẨN
ESCHERICHIA COLI TRONG HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở NGỰA
BẠCH NUÔI TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ


Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 60.62.50


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Quang Tuyên








Thái Nguyên, năm 2012
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo
khoa Sau Đại học, khoa Chăn nuôi Thú y, viện Khoa học sự sống – trƣờng
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa Vi sinh – Bệnh viện Đa khoa Trung
ƣơng Thái Nguyên, viện Công nghệ sinh học Hà Nội và Bộ môn Vi trùng –
Viện Thú y Quốc gia.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn GS.TS. Nguyễn Quang Tuyên đã tạo mọi
điều kiện, giúp đỡ và tận tình hƣớng dẫn để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Hợp tác xã chăn nuôi ngựa bạch
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên; các hộ chăn nuôi ngựa bạch thuộc 3 xã
Thanh Ninh, Kha Sơn và Dƣơng Thành.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ngƣời thân trong gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp luôn động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng nhƣ
trong quá trình thực hiện luận văn này.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2012
Tác giả luận văn


Vũ Thị Ánh Huyền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực, chưa hề sử dụng cho một bảo vệ học vị nào. Mọi thông
tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.


Thái Nguyên, tháng 10 năm 2012
Tác giả luận văn


Vũ Thị Ánh Huyền



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. MỘT SỐ HIỂU BIẾT CHUNG VỀ HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY 3
1.1.1. Khái niệm về hội chứng tiêu chảy 3
1.1.2. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy ở gia súc 3
1.1.3. Bệnh lý lâm sàng của hội chứng tiêu chảy 10
1.1.4. Một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở gia súc 13
1.1.5. Biện pháp phòng trị tiêu chảy cho gia súc 15
1.2. VAI TRÒ CỦA VI KHUẨN E. COLI TRONG HỘI CHỨNG TIÊU
CHẢY 19
1.2.1. Đặc điểm hình thái, cấu trúc của vi khuẩn E. coli 20
1.2.2. Đặc tính sinh vật học của vi khuẩn E. coli 23
1.2.3. Đặc tính gây bệnh của vi khuẩn E. coli 24
1.2.4. Khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn E. coli 30
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC 31
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc 31
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài 33

Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 35
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu 35
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 35
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 35
2.2. Nội dung nghiên cứu 35
2.2.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở ngựa bạch
tại một số xã nuôi tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 35
2.2.2. Phân lập vi khuẩn E. coli từ các mẫu bệnh phẩm ngựa bạch tiêu chảy 35
2.2.3. Xác định một số đặc tính sinh học của vi khuẩn E. coli phân lập đƣợc ở
ngựa bạch 36
2.2.4. Xác định serotype của các chủng E. coli phân lập đƣợc 36
2.2.5. Xác định các yếu tố gây bệnh của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập
đƣợc 36
2.2.6. Xác định độc lực của các chủng E. coli phân lập đƣợc trên động vật thí
nghiệm 36
2.2.7. Xác định tính mẫn cảm với kháng sinh của các chủng E. coli phân lập
đƣợc 36
2.2.8. Thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy ở ngựa bạch 36
2.3. Nguyên vật liệu dùng trong nghiên cứu 36
2.3.1. Mẫu bệnh phẩm 36
2.3.2. Các loại môi trƣờng, hoá chất 36
2.3.3. Động vật thí nghiệm: . 37
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 37
2.4.1. Phƣơng pháp điều tra dịch tễ học 37
2.4.2. Thu thập mẫu và phân lập vi khuẩn 38
2.4.3. Xác định số lƣợng vi khuẩn E. coli trong 1 gam phân ngựa tiêu chảy và
ngựa bình thƣờng 40
2.4.4. Phƣơng pháp xác định serotype kháng nguyên O của các chủng E. coli

phân lập đƣợc 40
2.4.5. Phƣơng pháp xác định các yếu tố gây bệnh của các chủng E. coli phân
lập đƣợc 41
2.4.6. Phƣơng pháp xác định độc lực của các chủng E. coli phân lập đƣợc 45
2.4.7. Phƣơng pháp xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các chủng
E. coli phân lập đƣợc 46
2.4.8. Thử nghiệm một số phác đồ điều trị tiêu chảy ở ngựa bạch 47
2.4.9. Phƣơng pháp xử lý số liệu 48
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 49
3.1. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở ngựa
bạch 49
3.1.1. Tỷ lệ ngựa bạch mắc tiêu chảy và chết tại một số xã thuộc huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên 49
3.1.2. Tỷ lệ ngựa bạch mắc tiêu chảy và chết theo mùa vụ 51
3.1.3. Tỷ lệ ngựa bạch mắc tiêu chảy và chết theo lứa tuổi 53
3.1.4. Kết quả điều tra một số triệu chứng lâm sàng ở ngựa bạch tiêu chảy 56
3.2. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ các mẫu bệnh phẩm ngựa bạch tiêu
chảy 57
3.2.1. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ các mẫu phân ngựa bạch tiêu chảy
và phân ngựa bạch bình thƣờng 57
3.2.2. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ các mẫu bệnh phẩm ngựa bạch
chết do tiêu chảy 59
3.2.3. Kết quả xác định số lƣợng vi khuẩn E. coli trong phân ngựa bạch tiêu
chảy và ngựa bạch bình thƣờng 61
3.3. Kết quả xác định một số đặc tính sinh học của các chủng E. coli phân lập 63
3.4. Kết quả xác định serotype kháng nguyên O của các chủng E. coli phân
lập đƣợc 64
3.5. Kết quả xác định các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli phân lập đƣợc 67
3.5.1. Kết quả xác định khả năng gây dung huyết 67
3.5.2. Kết quả xác định yếu tố bám dính của các chủng E. coli phân lập đƣợc 68

3.5.3. Kết quả xác định độc tố đƣờng ruột (Entrotocin) của các chủng E. coli
phân lập đƣợc bằng phản ứng PCR 69
3.6. Kết quả xác định độc lực của một số chủng E. coli phân lập đƣợctrên
động vật thí nghiệm 71
3.7. Kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm của các chủng E. coli phân lập đƣợc
với một số loại kháng sinh 73
3.8. Kết quả của một số phác đồ điều trị tiêu chảy ở ngựa bạch 76
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 78
1. Kết luận 78
2. Đề nghị 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

AEEC : Adhenicia Enteropathogenic Escherichia coli
BHI : Brain-heart infusion
cs : Cộng sự
EHEC : Entero haemarrhagic
EMB : Eosin Methylene Blue Agar
EPEC : Enteropathogenic Escherichia coli
ETEC : Enterotoxigenic Escherichia coli
HEM : Heamolysin
LT : Heat-Labile toxin
LT1 : Heat-Labile toxin 1
LT2 : Heat-Labile toxin 2
MR : Methyl Red
NB : Ngựa bạch
Nxb : Nhà xuất bản
PCR : Polymerase Chain Reaction
SLT : Shiga-like toxin
ST (a,b) : Heat- Slable toxin (a,b)

ST1 : Heat- Slable 1
Stx2e : Shiga toxin 2e
tr : trang
TT : Thể trọng
VP : Voges Pros Kaver
VT2e : Verotoxin 2e
VTEC : Verotoxigenic Escherichia coli




DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Ký hiệu chuỗi ADN của các cặp mồi dùng để xác định một số yếu tố độc
lực của vi khuẩn APEC và kích cỡ của các sản phẩm sau quá trình điện di 43
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn đánh giá mức độ mẫn cảm và kháng kháng sinh theo
NCCLS (1999) 47
Bảng 3.1: Tỷ lệ ngựa bạch mắc tiêu chảy và chết tại một số xã thuộc huyện
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 49
Bảng 3.2: Tỷ lệ ngựa bạch mắc tiêu chảy và chết theo mùa vụ 51
Bảng 3.3: Tỷ lệ ngựa bạch mắc tiêu chảy và chết theo lứa tuổi 54
Bảng 3.4: Kết quả điều tra một số triệu chứng lâm sàng ở ngựa bạch tiêu chảy 56
Bảng 3.5: Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ các mẫu phân ngựa bạch tiêu
chảy và ngựa bạch bình thƣờng 58
Bảng 3.6: Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ bệnh phẩm ngựa bạch chết do
tiêu chảy 59
Bảng 3.7: Kết quả xác định số lƣợng vi khuẩn E. coli có trong 1 gam phân
của ngựa bạch tiêu chảy và ngựa bạch bình thƣờng 61
Bảng 3.8. Kết quả xác định một số đặc tính sinh hóa của các chủng E. coli
phân lập đƣợc 64

Bảng 3.9: Kế t quả xá c đị nh serotype khá ng nguyên O củ a cá c chủng vi khuẩ n
E. coli phân lậ p đƣợ c 65
Bảng 3.10: Xác định khả năng gây dung huyết của các chủng E. coli phân lập
đƣợc 67
Bảng 3.11: Kết quả xác định kháng nguyên bám dính của các chủng E. coli
phân lập đƣợc 68
Bảng 3.12: Kết quả xác định độc tố đƣờng ruột (Entrotocin) của các chủng vi
khuẩn E. coli phân lập đƣợc 70
Bảng 3.13: Kết quả kiểm tra độc lực của một số chủng E. coli trên chuột bạch 72
Bảng 3.14: Kết quả xác định tính mẫn cảm với kháng sinh của các chủng E.
coli phân lập đƣợc 74
Bảng 3.15: Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị tiêu chảy ở ngựa bạch 77
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Biểu đồ tỷ lệ ngựa bạch mắc tiêu chảy và chết theo mùa vụ…… 53
Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ ngựa bạch mắc tiêu chảy và chết theo lứa tuổi 55
Hình 3.3. Biểu đồ kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ bệnh phẩm ngựa bạch
chết do tiêu chảy 60
Hình 3.4. Biểu đồ kết quả xác định serotype kháng nguyên O của các 66
chủng vi khuẩn E.coli phân lập đƣợc 66
Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ các chủng vi khuẩn E.coli mang các gen 71
quy định sinh tổng hợp các yếu tố gây bệnh 71


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành chăn nuôi nƣớc ta đã và đang chiếm một vị trí quan trọng trong nông
nghiệp nói riêng và trong cơ cấu nền kinh tế nói chung. Các sản phẩm từ chăn
nuôi đã dần đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Chăn nuôi ngựa bạch mang lại nhiều lợi ích nhƣ cung cấp lƣợng thịt lớn
cho thị trƣờng, thịt ngựa là loại thịt đỏ, vị ngọt, có tác dụng bổ gân, chứa
nhiều sắt, kẽm, các chất khoáng và nhiều Vitamin đặc biệt là Vitamin nhóm
B. Ngoài ra, cao xƣơng ngựa bạch rất giàu muối calci, chất keratin và gelatin
khi thuỷ phân cho nhiều acid amin cần thiết giúp duy trì và phát triển tế bào
trong cơ thể.
Ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên nghề chăn nuôi ngựa bạch đã có từ
lâu, chủ yếu là chăn nuôi ngựa bạch lấy thịt với quy mô nhỏ. Những năm gần
đây do nhu cầu của con ngƣời về thực phẩm từ ngựa bạch ngày càng tăn cho
nên việc chăn nuôi đƣợc mở rộng, các hộ không chỉ chăn nuôi ngựa bạch lấy
thịt mà phát triển sang nuôi cả ngựa bạch sinh sản.
Chăn nuôi ngựa bạch không khó với nguồn thức ăn đơn giản, sẵn có tại
địa phƣơng nhƣ: cỏ, ngô, thóc, sắn Tuy nhiên, cùng với phát triển số lƣợng
ngựa bạch đồng thời cũng gia tăng các bệnh ở ngựa nhƣ: bệnh ký sinh trùng,
hội chứng đau bụng ngựa, đặc biệt các bệnh đƣờng tiêu hóa
Bệnh ở hệ tiêu hóa hàng năm gây thiệt hại không nhỏ cho ngành chăn
nuôi ngựa bạch tại địa phƣơng, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở
ngựa bạch nhƣ: sự thay đổi đột ngột của thời tiết khí hậu, thức ăn kém phẩm
chất, nƣớc uống không đảm bảo vệ sinh… hoặc do các loại vi khuẩn
Escherichia coli (E. coli), Salmonella…, vius Rotavirus… gây ra. Trong đó,
vi khuẩn Escherichia coli đƣợc đánh giá là nguyên nhân gây bệnh phổ biến
và quan trọng nhất.

2
Thực tế cho thấy, hiệu quả của các phác đồ điều trị tiêu chảy ở ngựa
bạch còn thấp mà nguyên nhân chủ yếu là sự kháng các loại thuốc của vi
khuẩn. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Xác định
một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Escherichia coli trong hội chứng
tiêu chảy ở ngựa bạch nuôi tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và biện
pháp điều trị”.

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở ngựa bạch nuôi
tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
- Phân lập và xác định vai trò gây bệnh của vi khuẩn E.coli trong hội
chứng tiêu chảy ở ngựa bạch.
- Xây dựng và đề xuất phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy ở ngựa bạch.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đề tài là một công trình nghiên cứu có hệ thống, lý luận gắn liền với
thực tiễn sản xuất, chứng minh vai trò của E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở
ngựa bạch nuôi tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học phục vụ cho các nghiên
cứu tiếp theo nhƣ công tác bào chế các chế phẩm phòng bệnh hiệu quả.
- Kết quả nghiên cứu phác đồ điều trị tiêu chảy cho ngựa bạch có hiệu
quả cao sẽ giúp cho thú y cơ sở, ngƣời chăn nuôi trong phòng và trị bệnh, góp
phần giảm thiệt hại và tăng thu nhập trong chăn nuôi ngựa bạch.

3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. MỘT SỐ HIỂU BIẾT CHUNG VỀ HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY
1.1.1. Khái niệm về hội chứng tiêu chảy
Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý ở đƣờng tiêu hóa,
hiện tƣợng con vật đi ỉa nhiều lần trong ngày, phân có nhiều nƣớc do rối loạn
chức năng tiêu hóa, ruột tăng cƣờng co bóp và tiết dịch (Phạm Ngọc Thạch,
1996) [59].
Thực chất tiêu chảy là một phản ứng tự vệ của cơ thể nhƣng khi cơ thể
tiêu chảy nhiều lần trong ngày (5 đến 6 lần trở lên) và nƣớc trong phân từ
75% trở lên thì gọi là tiêu chảy.
1.1.2. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy ở gia súc

Tiêu chảy ở gia súc là một hiện tƣợng bệnh lý phức tạp gây ra bởi sự
tổng hợp của nhiều yếu tố do tác động của điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là do
các vi sinh vật gây bệnh đƣờng tiêu hóa gây nên sự nhiễm khuẩn, loạn khuẩn,
rối loạn khả năng hấp thu ở đƣờng ruột dẫn đến tiêu chảy.
Theo Blackwell T. E. (1989) [75] tiêu chảy ở vật nuôi là một hiện tƣợng
bệnh lý phức tạp gây ra bởi sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố. Một trong
những nguyên nhân quan trọng là sự tác động bất lợi của ngoại cảnh, gây ra
các stress cho cơ thể. Mặt khác, chăm sóc nuôi dƣỡng kém, chuồng trại không
vệ sinh sạch sẽ, thức ăn, nƣớc uống bị nhiễm khuẩn cũng tạo điều kiện thuận
lợi cho sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là các vi sinh vật
gây bệnh đƣờng tiêu hoá. Từ đó dẫn tới sự nhiễm và gây loạn khuẩn đƣờng
ruột, đây là nguyên nhân đóng vai trò quan trọng trong hội chứng tiêu chảy
Phạm Ngọc Thạch (1996) [59] cho thấy tiêu chảy là một hiện tƣợng
bệnh lý có liên quan đến nhiều yếu tố, có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát,

4
có yếu tố là nguyên nhân thứ phát. Vì vậy, việc phân biệt rạch ròi giữa các
nguyên nhân gây tiêu chảy là rất khó khăn.
Tiêu chảy luôn đƣợc đánh giá là triệu chứng phổ biến trong các dạng
bệnh của đƣờng tiêu hóa, xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi và đặc biệt là ở gia súc
non với biểu hiện triệu chứng là ỉa chảy, mất nƣớc và mất điện giải, suy kiệt,
có thể dẫn đến chết do trụy tim mạch (Radostits O. M., 1997) [109].
Theo Trƣơng Quang và cs (2007) [47] tiêu chảy là một hội chứng gây
ra bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có các yếu tố là nguyên nhân nguyên phát
hoặc thứ phát. Nhƣng dù bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy thì đều
gây hậu quả là viêm nhiễm, tổn thƣơng đƣờng tiêu hóa và cuối cùng là một
quá trình nhiễm trùng.
Trong hội chứng tiêu chảy, bên cạnh những tác động bất lợi của điều
kiện ngoại cảnh, của ký sinh trùng, sự không phù hợp của khẩu phần ăn thì
các vi khuẩn, virus gây bệnh đƣờng ruột cũng là yếu tố đóng vai trò rất quan

trọng trong sự hình thành bệnh.
* Tiêu chảy do môi trường ngoại cảnh
Môi trƣờng ngoại cảnh bao gồm các yếu tố nhƣ nhiệt độ, ẩm độ, điều
kiện về chăm sóc nuôi dƣỡng, vệ sinh chuồng trại, sự di chuyển, thức ăn,
nƣớc uống…
Purvis G.M. và cs (1985) [107] cho biết mầm bệnh nhiễm vào thức ăn,
nƣớc uống và trực tiếp vào cơ thể vật nuôi, khi gặp các điều kiện thuận lợi dễ
tăng sinh số lƣợng và tăng độc lực để gây bệnh.
Khẩu phần ăn cho vật nuôi không thích hợp, trạng thái thức ăn không tốt,
thức ăn kém chất lƣợng nhƣ mốc, thối và nhiễm các tạp chất, các vi sinh vật
có hại dễ dẫn tới rối loạn tiêu hóa kèm theo viêm ruột, ỉa chảy ở gia súc
(Russel A. và cs, 1991 [112], Hồ Văn Nam và cs, 1997) [30].

5
Theo Laval A. (1997) [98] thức ăn thiếu các chất khoáng, vitamin cần
thiết cho cơ thể gia súc, đồng thời phƣơng thức cho ăn không phù hợp sẽ làm
giảm sức đề kháng của cơ thể gia súc và tạo cơ hội cho các vi khuẩn gây ra
hội chứng tiêu chảy.
Hồ Văn Nam và cs, 1997) [30] cho biết khi gia súc bị nhiễm lạnh kéo
dài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm tác dụng thực bào, làm cho
gia súc dễ bị nhiễm khuẩn gây bệnh.
Theo Nguyễn Nhƣ Thanh (2001) [62] môi trƣờng ngoại cảnh là một
trong 3 yếu tố cơ bản gây bệnh dịch, mối quan hệ giữa cơ thể - mầm bệnh - môi
trƣờng là nguyên nhân của sự không ổn định sức khoẻ, đƣa đến phát sinh bệnh.
Theo Bùi Quý Huy (2003) [22] khi gia súc gặp điều kiện ngoại cảnh
không thuận lợi, thay đổi đột ngột về thức ăn, vitamin, protein, thời tiết, vận
chuyển … làm giảm sức đề kháng của con vật, vi khuẩn thƣờng trực sẽ tăng
độ độc và gây bệnh.
Nhƣ vậy, nguyên nhân môi trƣờng ngoại cảnh gây tiêu chảy không
mang tính đặc hiệu mà mang tính tổng hợp. Lạnh và ẩm gây rối loạn hệ thống

điều hòa trao đổi nhiệt của cơ thể con vật, dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi
chất, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, từ đó các mầm bệnh trong đƣờng tiêu
hoá có điều kiện tăng cƣờng độc lực và gây bệnh.
* Tiêu chảy do vi sinh vật
Vi sinh vật bao gồm các loại vi khuẩn, virus, nấm mốc chúng vừa là
nguyên nhân nguyên phát, cũng vừa là nguyên nhân thứ phát gây tiêu chảy.
Tiêu chảy do vi khuẩn
Trong đƣờng ruột của gia súc nói chung luôn có hệ vi khuẩn sinh sống.
Chúng đƣợc chia thành 2 loại cùng tồn tại, trong đó vi khuẩn có lợi lên men
phân giải các chất dinh dƣỡng, giúp cho quá trình tiêu hoá đƣợc thuận lợi và

6
vi khuẩn có hại, khi có điều kiện thì sẽ phát triển nhanh và gây ra hiện tƣợng
loạn khuẩn, hấp thu ở ruột bị rối loạn và hậu quả dẫn đến bị tiêu chảy. Các tác
giả nghiên cứu cho biết vi khuẩn E. coli luôn thƣờng trực trong đƣờng tiêu
hóa của ngựa [122].
Theo Đoàn Thị Băng Tâm (1987) [58] sự xuất hiện của vi khuẩn
Salmonella phụ thuộc vào các điều kiện chăm sóc nuôi dƣỡng.
Phan Thanh Phƣợng (1988) [45] cho biết vi khuẩn Salmonella thƣờng
xuyên có trong đƣờng ruột lợn và trong những điều kiện chăn nuôi, quản lý
làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm, chính vi khuẩn Salmonella trở thành
độc và phát triển mạnh mẽ gây nên viêm ruột, ỉa chảy.
Hiện tƣợng rối loạn tiêu hoá dẫn tới tiêu chảy ở động vật do các vi sinh
vật gây ra thƣờng có những đặc trƣng về biểu hiện bệnh lý riêng của từng loài.
Vi khuẩn E. coli khi gây bệnh cho gia súc non trong giai đoạn bú sữa thƣờng là
tăng tiết nƣớc ở ruột non, đối với giai đoạn sau cai sữa thƣờng gây chứng viêm
ruột thanh dịch hay xuất huyết. Bệnh lý do vi khuẩn Salmonella spp thƣờng
gây rối loạn tiêu hoá và tiêu chảy, viêm hồi, manh và kết tràng có màng giả khi
ở thể cấp tính và mãn tính. Cl. perfringens gây bệnh lý chủ yếu là viêm ruột
cấp tính và kèm theo xuất huyết (Radostits O. M. và cs,1994) [108].

Theo Đào Trọng Đạt và cs (1996) [11] trong số các vi khuẩn đƣờng
ruột gây tiêu chảy thì E. coli chiếm tỷ lệ cao nhất (45,6%).
Lê Văn Tạo (1997) [54] cho biết họ vi khuẩn đƣờng ruột gồm những vi
khuẩn cộng sinh thƣờng trực trong đƣờng ruột. Những vi khuẩn này, muốn từ
vi khuẩn cộng sinh trở thành gây bệnh phải có 3 điều kiện:
- Trên cơ thể vật chủ có cấu trúc giúp cho vi khuẩn thực hiện đƣợc
chức năng bám dính.
- Vi khuẩn phải có khả năng sản sinh các yếu tố gây bệnh, đặc biệt là

7
sản sinh độc tố, trong đó quan trọng nhất là độc tố đƣờng ruột Enterotoxin.
- Có khả năng xâm nhập vào lớp tế bào biểu mô của niêm mạc ruột, từ
đó phát triển nhân lên.
Hồ Văn Nam và cs (1997) [31], Archie H. (2001) [2] đều cho biết vi
khuẩn đƣờng ruột có vai trò không thể thiếu đƣợc trong hội chứng tiêu chảy.
Vi khuẩn Clostridium difficile là một nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy và
viêm đại tràng phổ biến ở ngƣời và động vật (Sawsan T. và cs, 2004) [114].
Theo Feary D.J. và cs (2006) [88] nguyên nhân lây nhiễm của tiêu chảy
là do vi khuẩn Salmonella, E. coli, Clostridium. Vi khuẩn E. coli, salmonella
là nguyên nhân chủ yếu gây tiêu chảy ở ngựa [121].
Glenn S. J. (2007) [90] cho thấy vi khuẩn Clostridium difficile gây ra
hiện tƣợng tiêu chảy, phù nề niêm mạc, ruột xuất huyết ở ngựa và bê.
Theo Nguyễn Văn Sửu và cs (2008) [52] khi xác định tỷ lệ tiêu chảy do
viêm ruột hoại tử tại một số địa phƣơng thuộc tỉnh Thái Nguyên cho biết số
lƣợng vi khuẩn Cl. perfringens ở phân lợn con tiêu chảy trung bình là 21,58
triệu trong 1g phân và ở lợn bình thƣờng là 7,98 triệu.
Phạm Sỹ Lăng (2009) [27] cho biết bệnh tiêu chảy ở lợn do vi khuẩn chủ
yếu có những bệnh sau:
- Bệnh do vi khuẩn E. coli.
- Bệnh hồng lỵ do Treponema hyodysenteriae

- Bệnh do Salmonella.
- Bệnh do Clostridium perfringens.
Tiêu chảy do virus
Nhiều virus gây bệnh đƣờng tiêu hoá làm tổn thƣơng các niêm mạc ruột,
phá huỷ quá trình hấp thu và điều tiết dịch dẫn đến tiêu chảy nặng nhƣ
Coronavirus 1, Coronavirus 2, Rotavirus Bệnh lý xuất hiện chủ yếu là viêm
ruột, viêm kết tràng, manh tràng, tiêu chảy cấp hoặc mãn tính, phân lỏng, màu

8
vàng, đôi khi lẫn máu, tỷ lệ mắc bệnh và chết trong đàn cao.
Radostits O. M . và cs (1994) [108] cho thấy nguyên nhân rối loạn tiêu
hoá và tiêu chảy do Coronavirus 2 gây ra bệnh TGE (Transmissible Gastro
Enteritis) với triệu chứng nôn mửa kèm theo tiêu chảy có nhiều nƣớc, phân
màu vàng hoặc hơi xanh, mùi hôi thối
Theo Phạm Ngọc Thạch (1996) [59] virus cũng là tác nhân gây bệnh tiêu
chảy ở gia súc. Sự xuất hiện của virus đã làm tổn thƣơng niêm mạc ruột, làm
suy giảm sức đề kháng của cơ thể và thƣờng gây ỉa chảy ở dạng cấp tính với
tỷ lệ chết cao.
Rotavirus và Coronavirus là những virus gây tiêu chảy quan trọng ở gia
súc non mới sinh nhƣ nghé, dê, cừu con, lợn con, ngựa con và đặc biệt là bê
do những virus này có khả năng phá huỷ màng ruột và gây tiêu chảy nặng
(Archie H., 2000) [2].
Nguyễn Nhƣ Pho (2003) [36] cho biết Rotavirus và Coronavirus gây bệnh
tiêu chảy chủ yếu cho lợn con trong giai đoạn theo mẹ, với các triệu chứng tiêu
chảy cấp tính, nôn mửa, mất nƣớc với tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao.
Tiêu chảy do nấm mốc
Nấm mốc phát triển trên lƣơng thực, thực phẩm và làm suy giảm hàm
lƣợng các chất dinh dƣỡng của cơ chất, còn sản sinh ra các độc tố. Một số ngũ
cốc nhƣ ngô, lạc, đậu, các loại hạt có dầu thƣờng rất thích hợp cho sự sinh sản
độc tố của nấm mốc.

Dakashinamurthy A. và cs (1991) [78] cho thấy ở trong tự nhiên, các nhà
khoa học đã tìm ra khoảng 240 loài nấm mốc có khả năng sản sinh ra độc tố,
trong đó có trên 20 loài có khả năng gây bệnh có tính chất nghiêm trọng cho
ngƣời và vật nuôi.
Thức ăn khi đƣợc chế biến hoặc bảo quản không đúng kỹ thuật dễ bị
nấm mốc. Một số loài nhƣ Aspergillus, Fusarium … có khả năng sản sinh

9
nhiều loại độc tố, nhƣng quan trọng nhất là nhóm độc tố Aflatoxin (Aflatoxin
B1, B2, G1, G2, M1).
Theo Đậu Ngọc Hào và cs (1995) [17] thức ăn khi chế biến hoặc bảo
quản không đúng kỹ thuật dễ bị nhiễm nấm mốc. Độc tố của nấm mốc rất
nguy hại cho cơ thể động vật, là nguyên nhân của nhiều căn bệnh nguy hiểm
nhƣ huỷ hoại gan, thận và ung thƣ tổ chức. Một trong những loài nấm đƣợc
quan tâm nhiều là Aspergillus do mức độ phân bố rộng rãi trong tự nhiên cùng
với khả năng xâm nhập và phát triển mạnh trong thức ăn.
Theo Lê Thị Tài (1997) [53] độc tố Aflatoxin gây độc cho ngƣời và gia
súc, gây bệnh nguy hiểm nhất cho ngƣời là ung thƣ gan, huỷ hoại gan, độc
cho thận, sinh dục và thần kinh. Aflatoxin gây độc cho nhiều loài gia súc, gia
cầm, mẫn cảm nhất là vịt, gà, lợn.
Sự có mặt của nấm mốc sẽ phá hủy các thành phần, các chất dinh
dƣỡng, gây giảm chất lƣợng thức ăn và dễ gây ra chứng ngộ độc, những biểu
hiện nhƣ ngứa ngáy, lở loét, biến loạn thần kinh và những rối loạn về tiêu hóa
(Nguyễn Hữu Nam, 1999) [32].
Hàm lƣợng Aflatoxin có thể từ 1000 ppb tới vài nghìn ppb. Sự có mặt của
độc tố nấm trong thức ăn chăn nuôi đã làm dẫn đến tăng chi phí thức ăn/1kg tăng
trọng, giảm trọng lƣợng thu đƣợc do chậm lớn, tỷ lệ ốm và chết do các bệnh
đƣờng tiêu hóa và hô hấp cao, giảm sức đề kháng với các bệnh truyền nhiễm
(Đậu Ngọc Hào, 2007) [18].
* Tiêu chảy do ký sinh trùng

Ký sinh trùng đƣờng tiêu hóa cũng là một nguyên nhân gây ra hội chứng
tiêu chảy ở gia súc. Chúng chiếm đoạt chất dinh dƣỡng của vật chủ, tiết độc tố
đầu độc hệ thần kinh… qua đó làm cho sức đề kháng của vật chủ bị giảm
xuống nên dễ mắc các bệnh khác. Ngoài ra, ký sinh trùng trong các cơ quan

10
nội tạng khác nhƣ sán lá gan, sán lá tuyến tụy, ký sinh trùng đƣờng máu…
cũng có tác động xấu đến sức đề kháng và khả năng tiêu hóa của của gia súc
và gây ra hiện tƣợng tiêu chảy.
Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996) [24] phƣơng thức sống ký sinh trong
đƣờng tiêu hóa của các loài giun sán đã làm tổn thƣơng niêm mạc ruột, nhờ đó các
loại mầm bệnh dễ xâm nhập, gây viêm ruột, gây rối loạn quá trình tiêu hóa hấp
thu, kích thích nhu động ruột, gây tiêu chảy và hiện tƣợng nhiễm trùng.
Đặc điểm chủ yếu của tiêu chảy do ký sinh trùng là con vật mắc bệnh
bị tiêu chảy nhƣng không liên tục, có sự xen kẽ giữa tiêu chảy và phân bình
thƣờng, cơ thể thiếu máu, da nhợt nhạt, gia súc kém ăn, thể trạng sa sút.
Theo Đặng Đình Hanh và cs (2002) [15] bệnh giun lƣơn ở ngựa do
loài giun Strongyloides westri ký sinh ở ruột non gây triệu chứng chƣớng
hơi, tiêu chảy.
Giun sán ở đƣờng tiêu hóa có vai trò rõ rệt trong hội chứng tiêu chảy ở
lợn từ sau cai sữa. Ở lợn bình thƣờng và lợn bị tiêu chảy đều nhiễm các loại
giun đũa, giun lƣơn, giun tóc và sán lá ruột, nhƣng ở lợn tiêu chảy nhiễm tỷ lệ
cao hơn và nặng hơn (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2009) [26].
Nhƣ vậy, có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy, nhƣng dù là nguyên
nhân nào thì cuối cùng cũng là quá trình nhiễm khuẩn, vi khuẩn kế phát làm
viêm ruột, tiêu chảy nặng thêm, có thể dẫn đến chết hoặc viêm ruột tiêu chảy
mãn tính.
1.1.3. Bệnh lý lâm sàng của hội chứng tiêu chảy
* Cơ chế sinh bệnh
Cơ chế sinh bệnh của hội chứng tiêu chảy là quá trình rối loạn chức

phận bộ máy tiêu hoá và nhiễm khuẩn. Hai quá trình này có thể diễn ra đồng
thời hoặc cũng có thể quá trình này trƣớc, quá trình này sau và ngƣợc lại,

11
song rất khó khăn khi phân biệt đƣợc từng quá trình.
Khi có một tác nhân bất lợi nào đó tác động làm trạng thái cân bằng của
khu hệ vi khuẩn đƣờng ruột bị phá vỡ, tất cả hoặc chỉ một loài vi sinh vật nào
đó sinh sản quá nhiều sẽ gây hiện tƣợng loạn khuẩn, gây ra sự biến động ở
nhóm vi khuẩn đƣờng ruột. Cũng nhƣ ở nhóm vi khuẩn vãng lai, các vi khuẩn
gây bệnh có cơ hội tăng mạnh cả về số lƣợng và độc lực, các vi khuẩn có lợi
cho quá trình tiêu hóa do không cạnh tranh nổi nên giảm đi, cuối cùng loạn
khuẩn xảy ra, hấp thu bị rối loạn, gây tiêu chảy (Vũ Văn Ngũ, 1975) [35].
Theo Phạm Ngọc Thạch (1996) [59] khi thiếu dịch mật thì tới 60% mỡ
không tiêu hoá đƣợc, gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu và tiêu chảy hoặc việc
giảm hấp thu cũng dẫn đến tiêu chảy.
* Bệnh lý lâm sàng của hội chứng tiêu chảy
Bệnh lý lâm sàng của hội chứng tiêu chảy ở gia súc bao gồm sự biến đổi
về chức năng, tình trạng mất nƣớc và chất điện giải, trạng thái trúng độc của
cơ thể bệnh.
Johnson P.J (1995) [95] cho rằng khi ngựa bị tiêu chảy xuất hiện các
triệu chứng thần kinh, run, lông xù, mệt mỏi và uống nhiều nƣớc.
Sự mất nƣớc kéo theo mất các chất điện giải trong dịch thể, đặc biệt là các
ion nhƣ HCO
3
-
, K
+
, Na
+
, CL

-
… Đồng thời khi gia súc bị rối loạn tiêu hoá thì
cũng làm cản trở đến khả năng tái hấp thu nƣớc. Ở gia súc bị tiêu chảy, nếu
lƣợng dịch mất đi trong đƣờng ruột vƣợt quá lƣợng dịch đƣa vào khi ăn hoặc
uống, thận sẽ cố gắng bù lại bằng cách cô đặc nƣớc tiểu để giảm lƣợng nƣớc
thải ra. Nếu thận không bù đƣợc, mức dịch thể trong tổ chức bị giảm và máu bị
đặc lại. Hiện tƣợng này gọi là mất nƣớc và triệu chứng lâm sàng là con vật yếu,
bỏ ăn, thân nhiệt thấp và có thể trụy tim mắt bị hõm sâu, nhìn lờ đờ, da khô, khi
véo da lên, nếp da chậm trở lại vị trí cũ (Archie H., 2000) [2].
Hiện tƣợng trúng độc xảy ra do thức ăn lên men phân giải sinh độc tố

12
hoặc hệ vi khuẩn đƣờng ruột sinh sôi, sản sinh ra nhiều độc tố. Các độc tố đó
cùng với các sản phẩm của viêm, tổ chức phân huỷ, ngấm vào máu, tác động
vào gan làm chức năng gan rối loạn, gia súc bị trúng độc, đồng thời tác động
cản trở quá trình tiêu hoá tiếp tục gây tiêu chảy nặng hơn, tăng nguy cơ nhiễm
độc máu và gây tử vong.
* Hậu quả trong hội chứng tiêu chảy
Theo Lê Minh Chí (1995) [4] hậu quả trực tiếp và nặng nề của hiện
tƣợng tiêu chảy là sự mất nƣớc và mất các chất điện giải của cơ thể, kéo theo
hàng loạt các biến đổi bệnh lý.
Hiện tƣợng mất nƣớc rất nghiêm trọng và có thể gây chết nếu không
đƣợc điều chỉnh. Gia súc non dự trữ dịch thể tƣơng đối thấp nên đặc biệt mẫn
cảm với sự mất nƣớc. Chính vì vậy, biện pháp phòng chống và bù nƣớc trong
điều trị tiêu chảy luôn luôn cần thiết (Arche H., 2000) [2].
Nguyễn Hữu Nam (2002) [33] cho thấy gia súc khi bị tiêu chảy do khối
thức ăn không tiêu ở ruột làm tăng áp lực thẩm thấu gây hút nƣớc vào trong
lòng ruột. Khi viêm ruột, ngộ độc thức ăn, dịch nhầy của ruột với nƣớc có thể
tăng gấp 80 lần so với bình thƣờng, lƣợng dung dịch trong ruột tăng lên sẽ
kích thích ruột tăng co bóp sinh ra tiêu chảy và mất nƣớc.

Vi khuẩn E. coli xâm nhập vào trong lớp tế bào biểu mô ruột, phát
triển nhân lên làm phá huỷ lớp tế bào gây ra viêm ruột, vi khuẩn sản sinh
độc tố đƣờng ruột (Enterotoxin). Độc tố đƣờng ruột tác động vào quá
trình trao đổi muối, nƣớc ở ruột làm cho nƣớc và chất điện giải không
đƣợc hấp thu từ ruột vào cơ thể mà ngƣợc lại đƣợc thẩm xuất từ cơ thể
vào ruột (Lê Văn Tạo, 2005) [56].
Theo Trần Thị Dân (2006) [6] ảnh hƣởng rõ rệt nhất của sinh lý tiêu
chảy là mất dịch ngoại bào, mất khoảng 15% làm xuất hiện triệu chứng lâm

13
sàng nhƣ giảm huyết áp, tim đập nhanh… và nếu mất tới 30% thì sẽ gây chết.
Nguyễn Quang Tuyên và cs (2007) [70] cho biết: mất nƣớc mà trọng
lƣợng cơ thể giảm 5% thì các dấu hiệu rối loạn bắt đầu xuất hiện. Khi mất 20-
25% lƣợng nƣớc thì rất nguy hiểm vì các rối loạn huyết động và chuyển hoá
đều rất nặng và đã hình thành vòng bệnh lý vững chắc.
Ở ngựa khi mắc bệnh tiêu chảy thƣờng có quá trình nhiễm khuẩn, nên
các triệu chứng thƣờng trầm trọng hơn và hậu quả để lại nặng nề hơn. Bệnh
có thể lây lan và kế phát nhiều bệnh khác, gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi.
1.1.4. Một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở gia súc
Hội chứng tiêu chảy ở gia súc do nhiều nguyên nhân gây ra. Chính vì
vậy, sự xuất hiện của tiêu chảy phụ thuộc vào sự xuất hiện các nguyên nhân
và sự tƣơng tác giữa nguyên nhân với cơ thể gia súc. Các yếu tố nhƣ tuổi gia
súc, mùa vụ, thức ăn, chuồng trại, điều kiện chăm sóc nuôi dƣỡng đều có
ảnh hƣởng đến hội chứng tiêu chảy ở gia súc.
Theo Sarmiento J. I. và cs (1988) [113] gia súc non bị tiêu chảy với tỷ lệ
cao hơn so với gia súc trƣởng thành.
Fairbrother J.M. (1992) [84] cho thấy khi bệnh tiêu chảy xảy ra, thƣờng
gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi. Bệnh thƣờng xuất hiện ở 3 giai đoạn
phát triển của lợn con:
- Giai đoạn sơ sinh (1- 4 ngày tuổi).

- Giai đoạn lợn con theo mẹ (5 - 21 ngày tuổi).
- Giai đoạn lợn sau cai sữa (trên 21 ngày tuổi).
Theo Hoàng Văn Tuấn và cs (1998) [69] trong các cơ sở chăn nuôi,
tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc, vệ sinh thú y,
còn tỷ lệ chết, mức độ trầm trọng của bệnh ở một đàn phụ thuộc vào giai
đoạn mắc bệnh.

14
Bê, nghé bị tiêu chảy tập trung giai đoạn bú sữa mẹ, sau đó tỷ lệ này giảm
dần theo tuổi của bê nghé (Nguyễn Văn Sửu, 2005) [51].
Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy trong một số cơ sở chăn nuôi lợn phụ thuộc
vào điều kiện chăm sóc, vệ sinh thú y ở đó. Còn tỷ lệ chết, mức độ trầm
trọng của bệnh ở một đàn phụ thuộc vào giai đoạn mắc bệnh (Đoàn Thị
Kim Dung, 2004) [7].
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2006) [25] khi nghiên cứu một số đặc
điểm dịch tễ học hội chứng tiêu chảy ở lợn từ sau cai sữa của các hộ chăn nuôi
gia đình tại Thái Nguyên cho biết bệnh tiêu chảy chịu ảnh hƣởng rõ rệt của lứa
tuổi mắc bệnh, các loại thức ăn, nền chuổng và tình trạng vệ sinh thú y.
Về độ tuổi mắc bệnh, tỷ lệ lợn tiêu chảy giảm theo tuổi, cao nhất ở giai
đoạn sau cai sữa đến 2 tháng (13,9%), sau đó giảm dần và chỉ còn 5,55% ở
lợn trên 6 tháng tuổi.
Về thức ăn, lợn nuôi thức ăn tổng hợp dạng viên, không qua chế biến,
mắc tiêu chảy với tỷ lệ 8,96%. Tỷ lệ này tăng lên khi cho thức ăn truyền
thống mang tính tận dụng và ăn rau sống (16,1%).
Điều kiện chuồng trại và vệ sinh cũng có ảnh hƣởng khá rõ rệt đến tỷ
lệ mắc tiêu chảy ở lợn. Lợn nuôi trong nền lát gạch có tỷ lệ tiêu chảy là
9,49%%, tăng lên ở chuồng có nền láng xi măng (12,64%) và cao nhất ở
chuồng nền đất nện (20,37%). Lợn đƣợc nuôi ở điều kiện vệ sinh thú y tốt
tỷ lệ tiêu chảy là 8%, thấp hơn rõ rệt so với nuôi trong điều kiện vệ sinh thú
y kém (20,35%).

Ngoài các vấn đề nêu trên, hội chứng tiêu chảy còn bị ảnh hƣởng bởi các
tác nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn, cầu trùng, giun sán ký sinh đƣờng tiêu
hóa…. Khi ngựa mắc tiêu chảy do các tác nhân vi sinh vật, thƣờng làm tăng
tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết.

×