Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón ở thời kỳ 7 đến 9 lá đến sinh trưởng phát triển của một số giống ngô lai tại Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 197 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGUYỄN THỊ HIẾU



NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ LƢỢNG ĐẠM
BÓN Ở THỜI KỲ 7 - 9 LÁ ĐẾN SINH TRƢỞNG PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI TẠI THÁI NGUYÊN


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60. 62. 01.10


Giáo viên hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lân


THÁI NGUYÊN, 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được công bố.


Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Hiếu


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Khoa sau đại học, Phòng thí nghiệm trung tâm, các thầy giáo, cô
giáo, bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan và gia đình.
Trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS.
Nguyễn thị Lân người hướng dẫn khóa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá
trình hoàn thành luận văn này.
Đồng thời tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các thầy, cô giáo trong
khoa Sau đại học, các thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên ngành, Phòng thí
nghiệm trung tâm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ hoàn
thiện bản luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới tất cả bạn bè, đồng
nghiệp, cơ quan, gia đình và người thân đã
quan tâm động viên tôi trong
suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.


Tôi xin trân trọng cảm ơn./.

Tác giả luận văn


Nguyễn thị Hiếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC

Trang bìa phụ i
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình viii
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu của đề tài 3
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.2. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới và ở Việt Nam 5
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới 5
1.2.1.1. Tình hình nghiên cứu ngô lai trên thế giới 5
1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu mật độ trồng ngô trên thế giới 7

1.2.1.3. Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô trên thế giới 9
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngô tại Việt Nam 18
1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu về giống ngô lai tại Việt Nam 18
1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu mật độ trồng ngô tại Việt Nam 20
1.2.2.3. Tình hình nghiên cứu về lượng phân bón cho ngô tại Việt Nam . 21
1.3. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam 31
1.3.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 31
1.3.2. Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam 33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
1.3.3. Tình hình sản xuất ngô tại Thái Nguyên 35
1.4. Những kết luân rút ra từ tổng quan 37
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 38
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 38
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 38
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 38
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 38
2.3.1. Nội dung nghiên cứu 38
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu 38
2.3.2.1. Bố trí thí nghiệm 38
2.3.2.2. Quy trình kỹ thuật thí nghiệm 40
2.3.2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi 41
2.3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu 45
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 46
3.1. Ảnh hưởng của mật độ đến các giai đoạn và phát dục của một số giống
ngô lai tại vụ xuân năm 2011 - 2012 46
3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian sinh trưởng của một số giống
ngô lai tại vụ xuân năm 2011 - 2012 46

3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của
một số giống ngô lai vụ xuân năm 2011 - 2012 51
3.1.3. Ảnh hưởng của mật độ đến đặc điểm hình thái, sinh lý của một số
giống ngô lai tại vụ xuân năm 2011 - 2012. 52
3.1.4. Mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống đổ của giống ngô vụ
xuân năm 2011 - 2012 59
3.1.5. Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất của các giống ngô vụ xuân năm 2011 - 2012 63
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
3.1.6. Hiệu quả kinh tế của mật độ với 2 giống LVN14 và LVN092 71
3.2. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến sinh trưởng, phát triển của một số
giống ngô lai vụ xuân 2011 - 2012 72
3.2.1. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây của một số giống ngô lai 72
3.2.2. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến diện tích lá của các giống ngô
lai thí nghiệm vụ xuân năm 2011 - 2012 73
3.2.3. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của các giống ngô vụ xuân năm 2011 – 2012 76
3.3. Xác định lượng đạm bón cho ngô vụ xuân trên cơ sở đánh giá tình
trạng dinh dưỡng đạm thông qua màu sắc lá. 85
3.3.1. Tình trạng dinh dưỡng của ngô 85
3.3.2. Xác định lượng đạm bón ở giai đoạn 7 – 9 lá cho ngô vụ xuân trên
cơ sở đánh giá tình trạng dinh dưỡng đạm của cây thông qua LCC 89
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 94
4.1. Kết luận 94
4.1.1. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô
LVN14 và LVN092 trong điều kiện vụ xuân tại Thái Nguyên 94
4.1.2. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất của

giống ngô LVN14 và LVN092 trong điều kiện vụ xuân tại Thái Nguyên 94
4.2. Đề nghị 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô trong giai đoạn sinh trưởng (%) 22
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng của ngô,lúa mì, lúa nước trên thế
giới giai đoạn 2000 - 2009 32
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng của ngô ở Việt Nam giai đoạn 2000
- 2010 33
Bảng 1.4: Diện tích, năng suất, sản lượng ngô ở Thái Nguyên 36
giai đoạn 2000 - 2010 36
Bảng 3.1. Ảnh hưởng mật độ đến các giai đoạn sinh trưởng của các giống 47
ngô thí nghiệm vụ xuân năm 2011 – 2012 47
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của mật độ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của
các giống ngô tham gia thí nghiệm vụ xuân năm 2011 - 2012 51
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của
các giống ngô tham gia thí nghiệm vụ xuân năm 2011 – 2012 53
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của mật độ đến trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao
bắp của các giống ngô tham gia thí nghiệm vụ xuân năm 2011 – 2012 55
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của mật độ đến số lá và diện tích lá của giống ngô tham
gia thí nghiệm vụ xuân năm 2011 – 2012 57
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mật độ đến mức độ nhiễm sâu hại chính của các
giống ngô vụ xuân năm 2011 – 2012 60
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng chống đổ của các giống ngô thí
nghiệm vụ xuân năm 2011 - 2012 62

Bảng 3.8: Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất của
giống ngô LVN14 và LVN092 vụ xuân năm 2011 và năm 2012 65
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất lý thuyết và năng suất thực
thu của giống ngô LVN14 và LVN092 vụ xuân năm 2011- 2012. 69
Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế của mật độ đến giống LVN14 và LVN092 71
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá của một số
giống ngô tham gia thí nghiệm vụ xuân năm 2011 – 2012 74
ĐVT: (m
2
lá/ m
2
đất) 74
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến số bắp/cây của 2 giống ngô
LVN14 và LVN092 vụ xuân 2011 – 2012 76
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến số hàng /bắp của giống LVN14
và giống LVN092 ở vụ xuân năm 2011 – 2012 77
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến số hạt/hàng của giống LVN14
và giống LVN092 ở vụ xuân năm 2011 – 2012 79
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến khối lượng 1000 hạt của giống
LVN14 và giống LVN092 ở vụ xuân năm 2011 – 2012 81
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến năng suất lý thuyết của 2 giống
ngô LVN14 và LVN092 vụ xuân 2011 – 2012 83
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến năng suất thực thu của 2 giống
ngô LVN14 và LVN092 vụ xuân 2011 – 2012 84
Bảng 3.18: Hệ số tương quan giữa hàm lượng đạm trong cây với các yếu tố
cấu thành năng suất của ngô vụ xuân năm 2011 và năm 2012 88
Bảng 3.19. Hệ số tương quan giữa màu sắc lá với hàm lượng đạm trong cây

ngô vụ xuân năm 2011 – 2012. 90
Bảng 3.20. Hệ số tương quan giữa màu sắc lá với yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của ngô vụ xuân năm 2011 – 2012 91
Bảng 3.21. Sử dụng mô hình phân tích tương quan đa biến để dự đoán năng 92
suất ngô vụ xuân ở Thái Nguyên dựa trên màu sắc lá 92
Bảng 3.22. Lượng đạm bón cho ngô vụ Xuân ở Thái Nguyên vào thời kỳ 7 – 9
lá theo tình trạng dinh dưỡng đạm của cây thông qua thang so màu lá 92

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

viii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến động thái tăng trưởng chiều
cao cây ngô vụ xuân năm 2011 và 2012 72
Hình 3.2. Diễn biến hàm lượng đạm trong cây qua các thời kỳ sinh trưởng
của ngô vụ xuân năm 2011 và 2012 86
Hình 3.3. Diễn biến màu sắc lá ngô vụ xuân năm 2011 và 2012 89




















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU


Đ/c
:
Đối chứng
CT
:
Công thức
TGST
:
Thời gian sinh trưởng
NSLT
:
Năng suất lý thuyết
NSTT
:
Năng suất thực thu
FAO
:

Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Thế giới
X11
:
Xuân 2011
X12
:
Xuân 2012






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Cây ngô có tên khoa học là Zea may L, là một trong những cây ngũ
cốc chính, cổ nhất, phổ biến rộng quan trọng góp phần giải quyết vấn đề
lương thực cho 1/3 dân số trên toàn thế giới, thế giới sử dụng (21% sản
lượng ngô làm lương thực). Ở các nước thuộc Trung Mỹ, Nam Á, Châu Phi
sử dụng ngô làm lương thực chính như: Tây và Trung Phi 80%, Bắc Phi
42%, Tây Á 27%, Nam Á 75%, Đông Nam Á và Thái Bình Dương 39%,
Đông Á 30%, một số nước Ấn Độ 90%, ở Philippin 60% với phương thức
rất đa dạng như: Mexico và Trung Mỹ các sản phẩm hạt ngô được nấu với
nước vôi, người Columbia và Venezuela ngô được dùng làm lương thực
chính để ăn hàng ngày .
Ngô là thức ăn giàu năng lượng, là thành phần quan trọng trong thức ăn

hỗn hợp của gia súc và gia cầm vì thành phần chính của cây ngô là tinh bột và
đường chiếm tới 80% trong chất khô nên gia súc, gia cầm tiêu hóa tốt các chất
dinh dưỡng trong hạt ngô. Ở các nước phát triển có nền công nghiệp lớn ngô là
nguồn thức ăn chủ lực, các nước này đã sử dụng 70 - 90% sản lượng ngô cho
chăn nuôi như: Hunggary 97%, Pháp 90%, Mỹ 89%, Rumani 89% Bên cạnh
đó ngô còn được dùng làm thức ăn ủ chua và thức ăn xanh cho gia súc.
Ngoài việc ngô là nguyên liệu chính cho các nhà máy thức ăn gia súc
tổng hợp, ngô còn là nguyên liệu sản xuất rượu cồn, tinh bột, dầu, glucoza,
bánh kẹo… Trong công nghiệp y dược dùng ngô bào chế glucoza, penicillin,
vitamin. Mặt khác dầu ngô làm dầu ăn, xà phòng… Những năm gần đây ngô
còn là cây thực phẩm được ưa chuộng (ngô bao tử) là loại rau cao cấp có giá
trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Hiện nay hoạt động sản xuất Ethanol
đang phát triển mạnh và Mỹ là nước đứng đầu trong công nghệ chế biến.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Ngô được đưa vào trồng ở nước ta khoảng 300 năm trước đây. Trong
những năm gần đây sản xuất ngô không ngừng tăng lên về diện tích và sản
lượng, năm 2000 diện tích 730,2 nghìn ha, sản lượng đạt 2005,9 nghìn tấn
nhưng đến Năm 2010 diện tích tăng lên đáng kể 1617,8 nghìn ha với sản
lượng đạt 8403 nghìn tấn tăng 18,07% về diện tích và 58,70% về sản lượng
[FAO,2012][32]. Chính vì những giá trị của cây ngô và những chính sách
khuyến khích ứng dụng khoa học kỹ thuật của nhà nước ta mà diện tích, năng
suất ngày càng được mở rộng.
Mặc dầu đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng sản lượng ngô
nước ta vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày một tăng
nhanh. Hiện nay, nước ta phải nhập khoảng 600.000 – 800.000 tấn/năm để
làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi. Để đáp ứng nhu cầu về ngô, có
thể giải quyết bằng hai hướng: Một là mở rộng diện tích và đầu tư thâm canh
các giống ngô lai mới có năng suất cao (LVN14, LVN092, LVN99…); hai là

nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật như: bố trí mật độ, lượng phân bón nhằm
nâng cao năng suất và sản lượng ngô.
Thái Nguyên là một tỉnh đại diện cho vùng Trung du và miền núi phía
Bắc có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Nhiều vùng
sản xuất ngô đã trồng bằng các giống ngô lai, nhưng do điều kiện đất đai,
nước tưới, khả năng đầu tư, trình độ của người dân chưa đáp ứng được yêu
cầu thâm canh nên hiệu quả của các giống ngô lai không cao. Trong những
điều kiện như vậy việc nghiên cứu và cải thiện các biện pháp đưa vào sản
xuất có ý nghĩa rất quan trọng. Đặc biệt là việc nghiên cứu mật độ khác nhau
để đưa ra mật độ thích hợp nhằm tăng năng suất giống ngô lai trong cùng điều
kiện diện tích là rất cần thiết.
Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng
cao năng suất và chất lượng ngô và đặc biệt là phân đạm, nhu cầu về đạm của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
ngô biến đổi rất lớn do sự khác nhau về khả năng cung cấp đạm của đất. Vì
vậy bón đạm theo số lượng và số lần định sẵn không tránh khỏi khi thừa, khi
thiếu đạm. Để tăng hiệu quả sử dụng đạm thì liều lượng và thời gian bón cần
được xác định dựa vào tình trạng dinh dưỡng của ngô. Vì hàm lượng đạm
trong thân lá liên quan khá chặt với quang hợp. Sự sinh trưởng và tình trạng
dinh dưỡng đạm của ngô có thể sử dụng để dự đoán năng suất và xác định
lượng đạm cần bón ở giai đoạn tiếp theo.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của mật độ và lượng đạm bón ở thời kỳ 7-9 lá đến sinh trưởng, phát
triển của một số giống ngô lai tại Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định mật độ trồng và lượng đạm thích hợp bón ở giai đoạn 7 - 9 lá
thông qua thang so màu lá cho một số giống ngô lai nhằm nâng cao năng suất
và hiệu quả kinh tế.

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Giúp cho học viên củng cố được những kiến thức đã học, đồng thời gắn
liền với thực tiễn giúp cho mỗi học viên nâng cao được chuyên môn, nắm
được phương pháp và tổ chức tiến hành nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Góp phần tìm ra mật độ trồng và lượng đạm bón thích hợp ở giai đoạn
7 - 9 lá cho một số giống ngô lai có năng suất cao, chất lượng tốt đáp ứng nhu
cầu thị trường trong nước và thị trường thế giới để đưa vào sản xuất đại trà tại
Tỉnh Thái Nguyên cũng như các tỉnh miền núi phía Bắc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Trong những năm gần đây, sản xuất ngô ở nước ta tăng lên nhanh
chóng nhờ sự thúc đẩy của ngành chăn nuôi và công nghiệp chế biến. Đặc
biệt là từ những năm 1990 trở lại đây diện tích, năng suất, sản lượng ngô
tăng lên liên tục nhờ những ứng dụng mới về tiến bộ khoa học kỹ thuật. Việc
sử dụng hiệu quả các giống ngô mới có tiềm năng năng suất cao trong sản
xuất là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố: giống, phân bón, điều kiện khí
hậu, biện pháp canh tác, bảo vệ thực vật… trong đó mật độ và lượng phân
bón là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất và chất
lượng của ngô.
Ngô là cây phàm ăn, yêu cầu bón nhiều phân, trong số các nguyên tố
đa lượng thiết yếu thì đạm được xem là nguyên tố quan trọng nhất cho quá
trình sinh trưởng thân lá, nở hoa và hình thành hạt. Thời kỳ bón có ý nghĩa

lớn trong việc nâng cao hiệu lực của phân đạm và tăng năng suất. Hiện nay
đạm thường được bón vào 3 giai đoạn: 3 – 5 lá, 7 – 9 lá và trước trỗ cờ 10
ngày, trong đó hàm lượng đạm trong thân lá từ giai đoạn 7 – 9 lá đến trỗ cờ
có liên quan chặt với năng suất.
Hiệu lực của đạm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đất đai, khí hậu,
giống (giống ngô lai yêu cầu lượng đạm cao hơn giống thuần). Thực tế, nhu
cầu về đạm của ngô biến đổi rất lớn do sự khác nhau về khả năng cung cấp
đạm của đất. Vì vậy bón đạm theo số lượng và số lần định sẵn theo quy trình
khuyến cáo không tránh khỏi khi thừa, khi thiếu đạm. Để tăng hiệu quả sử
dụng đạm thì liều lượng và thời gian bón đạm cần được xác định dựa vào tình
trạng dinh dưỡng đạm của cây, vì hàm lượng đạm trong lá liên quan chặt với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
khả năng quang hợp và khối lượng chất khô mà ngô tích lũy được. Sự sinh
trưởng và tình trạng dinh dưỡng đạm trong thân lá có thể sử dụng để dự đoán
năng suất và hàm lượng protein trong hạt đồng thời xác định lượng đạm cần
bón ở giai đoạn 7 – 9 lá đến trước khi trỗ 10 ngày. Bón đạm theo tình trạng
dinh dưỡng đạm trong thân lá nâng cao hiệu quả sử dụng đạm, góp phần giảm
thiểu môi trường.
Mật độ cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển
và năng suất của ngô, là một trong những yếu tố cấu thành năng suất. Nếu
trồng với mật độ thấp thì cây sinh trưởng tốt, bắp to, tăng số hạt/bắp nhưng số
lượng cây ít, nên năng suất không tăng. Nếu mật độ cao thì số cây/diện tích
tăng nhưng cây nhỏ, giảm số bắp/cây và hạt/bắp, năng suất không tăng do đó
cần xác định mật độ trồng hợp lý. Để xác định mật độ và khoảng cách trồng
cần căn cứ vào giống, điều kiện đất đai và mùa vụ.
Chính vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của mật độ và lượng
đạm bón vào sản xuất là rất cần thiết để đưa ra mật độ và lượng đạm bón hợp
lý nhằm tăng năng suất và sản lượng ngô.

1.2. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới
1.2.1.1. Tình hình nghiên cứu giống ngô lai trên thế giới
Những nghiên cứu về nguồn gốc cây ngô của Vavilop (1926) đã cho
thấy Mehico và Peru là trung tâm phát sinh và đa dạng di truyền của cây ngô.
Mehico là trung tâm thứ nhất còn Aldet (Peru) là trung tâm thứ hai, nơi đây
cây ngô đã trải qua nhiều quá trình nhanh chóng.
Ngô được người Châu Âu biết đến sau chuyến thám hiểm phát hiện ra
Châu Mỹ của columbus (1942). Ở Châu Mỹ cây ngô được người dân da đỏ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
trồng rộng rãi khắp Châu Lục này làm lương thực để nuôi sống họ.
Năm 1494 cây ngô được đưa về Tây Ban Nha và bắt đầu mang lại nền
văn minh cho Châu Âu. Người Châu Âu nhanh chóng nhận được giá trị lương
thực của cây ngô và trồng rộng rãi vì cây ngô dễ trồng, dễ chăm sóc, thu
hoạch cho năng suất cao, ăn ngon, giá trị dinh dưỡng cao (Lê Huy Hàm và cs,
2009) [7].
Năm 1716, Cottin Matther là người đầu tiên nghiên cứu về giới tính của
cây ngô, ông đã quan sát thấy sự thụ phấn chéo của cây ngô tại
Massachussetes.
Tám năm sau Matther và Paul Dudly đã đưa ra nhận xét về giới tính
của cây ngô cho rằng gió đã giúp cây ngô thụ phấn. Năm 1876 Charler Dawin
quan sát thấy hiện tượng ưu thế lai, ông tiến hành thí nghiệm với hàng loạt
cây giao phối và tự thụ phấn với hàng loạt cây như đậu đỗ, ngô…Ông đã quan
sát thấy sự hơn hẳn của cây giao phấn với cây tự thụ phấn về chiều cao tốc độ
nảy mầm, số quả trên cây và sức chống chịu với điều kiện bất thuận và năng
suất hạt ( Lê Huy Hàm và cs, 2009) [7].
Trong quá trình nghiên cứu về ngô hiện tượng ưu thế lai được các
nhà chọn tạo rất sớm. Mở đầu về sử dụng giống ngô lai trong chọn tạo

giống ngô lai được nhà nghiên cứu Wiliam, Jeannes Beal người Mỹ bắt đầu
nghiên cứu từ năm 1876, ông thu được những cặp lai hơn hẳn bố mẹ về
năng suất từ 10 - 15%.
Năm 1904, nhà khoa học người G.Shull tiến hành tự phối cưỡng bức
ngô để thu được những dòng thuần và tạo ra những giống ngô lai từ dòng
thuần. Ông là người đầu tiên công bố về năng suất cao hơn hẳn của giống ngô
lai đơn so với các giống ngô khác thời bấy giờ.
Những công trình nghiên cứu ngô lai mà Shull nghiên cứu công bố vào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
năm 1908, 1909 đã đánh dấu bước đầu của công tác chọn tạo giống. Ngô lai
đơn đã đem lại năng suất cao cho người trồng ngô tuy nhiên giá thành rất cao
và khả năng thích ứng hẹp cho nên diện tích trồng ngô còn hạn chế, các nhà
nghiên cứu đã tìm cách cải tiến và tìm ra quy trình cải tiến hạt giống mới và
giá thành hạ.
Công tác nghiên cứu lai tạo giống ngô hiện nay đang có những bước
chuyển biến mới, đó là ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo dòng
thuần. Những năm gần đây việc nghiên cứu chọn ra những dòng đơn bội kép
(Double hapoid) bằng nuôi cấy in vitro đã giúp cho công tác chọn tạo dòng
thuần một cách nhanh chóng tiết kiệm được hơn nửa thời gian so việc tạo
dòng thuần bằng phương pháp thông thường. Tạo dòng thuần bằng in vitro có
thể dựa vào kỹ thuật nuôi cấy một trong ba bộ phận sinh sản của ngô bao
phấn, hạt phấn, tách noãn chưa thụ tinh. Gần đây người ta nghiên cứu thành
công trong nghiên cứu tạo mới dòng thuần bằng dùng kich tạo đơn bội (Lê
Huy Hàm và cs, 2009) [7].
1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu mật độ trồng ngô trên thế giới
Tạo giống ngô mật độ cao là một trong những mục tiêu của nhà chọn
tạo giống, bằng nhiều phương pháp người ta đã không ngừng cải thiện được
mật độ trồng ngô trên thế giới. Các giống ngô lai mới hiện nay có khả năng

chịu được mật độ cao gấp 2 - 3 lần các giống ngô được tạo ra cách đây 50
năm và tiềm năng năng suất cao hơn hẳn ( Trần Đức Lương và cs 2000)[12].
Năng suất của Mỹ hơn 40 năm qua tăng 58% do lai đơn, 21% do mật
độ và 5% là nhờ khoảng cách hàng. Mật độ trồng và lượng phân bón được
nghiên cứu nhiều nhất trong các biện pháp canh tác cây ngô. Rất nhiều thí
nghiệm liên quan đến mật độ và phân bón ở nước Mỹ và nhiều khu vực khác
trên thế giới, trước năm 1988 đã đánh giá khá hệ thống trong cuốn sách do
nhà khoa học nổi tiếng thế giới biên soạn: Sprague.G.F. và J.W. Dudley cùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
cộng sự ( Trần Đức Lương và cs 2000)[12].
Người ta đã nghiên cứu khoảng cách hàng 20cm đến 200cm và mật độ
từ 0,5 đến 24 vạn cây/ha. Giai đoạn trước năm 1940 khoảng cách hàng phụ
thuộc vào kích thước của ngô và khoảng cách thuận lợi là 100 - 112cm.
Cùng với việc mở rộng các giống ngô lai và cơ giới hóa, khoảng cách
hàng hẹp và cách đều và trở nên phổ biến hơn. Sticker ở Skanas đã kết luận
rằng: Với cùng mật độ khoảng cách 51cm cho năng suất tăng 5% so với
khoảng cách 102 cm ở điều kiện khô hạn và 6% ở điều kiện tưới (Nguyễn văn
Bào, 1996)[2]. Roman và Cook đã thu được năng suất tăng 14% ở khoảng cách
46cm so với 91cm ở Michangan. Coviller qua 9 thí nghiệm ở Nebraska cho
thấy năng suất tăng 14% ở khoảng cách hàng 51cm so với 102cm (Trần Đức
Lương và cs, 2000)[12]. Trong thí nghiệm ở Dinianna cho thấy năng suất tăng
7% ở khoảng cách 51cm và 4% ở khoảng cách 76 cm so với khoảng cách
102cm (Trương Đích, Phạm Hồng Quảng, Phạm thị Tài, 2002)[6]. Ở Argentina
đã công bố kết quả thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách gieo
35cm và 70cm cùng mật độ 7,6 vạn cây/ha ở 2 giống ngô lai DK636 và DK39
trong hai năm 1996 và 1997 cho thấy trong điều kiện gieo hàng hẹp (35cm)
năng suất hơn hẳn so với khoảng cách truyền thống (Barbiera và cs, 2000)[28]
. Widdicombe và Kurt.D.Thelen đã làm thí nghiệmvới bốn giống khác

nhau về thời gian sinh trưởng, chiều cao cây và khả năng đóng bắp, góc lá ở
vành đai nước Mỹ. Vào năm 1998 - 1999, với mật độ từ 59.000 - 90.000
cây/ha và khoảng cách là 38 cm, 56 cm và 76 cm đã rút ra kết luận: Ở mật độ
38 cm với 90.000 cây/ha đạt năng suất là cao nhất. Kết quả nghiên cứu của
Senner và cộng sự ở trường đại học Nebraska (Hoa Kỳ) cho thấy: Năng suất
cao nhất đạt 14 tấn/ha thu được ở mật độ 9 - 10 vạn cây với khoàng cách 40 –
50 cm. Hiện nay các vùng ngô lớn của Mỹ mật độ trồng phổ biến 8 - 8,5 vạn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
cây/ha với khoảng cách hàng 15, 20, 30 icnh (40, 50, 75cm) nhiều diện tích
trồng hàng kép 7 - 8 inch (Trần Đức Lương và cs, 2000)[12].
Các nghiên cứu ở Liên Xô và Bungari cho thấy năng suất tăng khi tăng
mật độ đến 10 nghìn cây với điều kiện đủ ẩm và đủ dinh dưỡng. Trường hợp
đủ ẩm không bón phân tăng mật độ năng suất càng giảm và mật độ tối ưu
không vượt quá 4,5 vạn cây/ha. Trường hợp bón phân nhưng không đủ ẩm thì
tăng mật độ lên 8 - 9 vạn cây/ha vẫn cho năng suất cao hơn trường hợp đủ ẩm
nhưng thiếu dinh dưỡng. Các trường hợp không đủ ẩm và thiếu dinh dưỡng
thì cho năng suất thấp nhất trong mọi mật độ.
Tại Thái Lan trong năm 1994, 1995 đã có những thí nghiệm với giống
ngô lai DK888 và giống thụ phấn tự do trên đất hai vụ lúa 53.333, 80.000 và
106.000 cây/ha đã cho năng suất cao nhất ở mật độ 80.000 cây/ha và mật độ
thấp nhất 53.333 cây/ha.
Việc tăng năng suất ở hàng rộng so với hàng hẹp được giải thích là do
tiếp nhận năng lượng tốt hơn, giảm bốc hơi nước và hạn chế cỏ dại do sớm
che phủ đất. Denmead đã tính toán rằng với cùng mật độ thì năng lượng cho
quang hợp sẽ lớn hơn 15 - 20% khi giảm khoảng cách từ 102 cm xuống 60
cm. Yao và Shaw thấy rằng tỉ số bức xạ thật ở dưới mặt đất so với trên cây
giảm khi khoảng cách hàng tăng và hiệu xuất sử dụng nước tăng khi diện tích
khoảng cách hàng giảm (Trần Đức Lương và cs, 2000)[12].

1.2.1.3. Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô trên thế giới
Cây ngô là một cây ngũ cốc quang hợp theo chu trình C4, có tiềm năng
năng suất lớn. Trong các biện pháp thâm canh tăng năng suất ngô, phân bón
giữ vai trò quan trọng nhất (Trần Trung Kiên, 2009)[11]. Theo Berzeni và
Gyorff (1985) [29] thì phân bón ảnh hưởng tới 30,7% năng suất ngô còn các
yếu tố khác như mật độ, phòng trừ cỏ dại, đất trồng có ảnh hưởng ít hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
Xayo cho rằng cây ngô hút hầu hết các chất dinh dưỡng trong lớp canh tác
của vỏ trái đất và nguồn dinh dưỡng chủ yếu của cây ngô là từ đất trồng. Hàng
trục tấn nông sản được tạo ra hàng năm, cây ngô đã lấy khỏi đất một lượng
lớn về đạm, lân, kali trên 1ha đất canh tác. Vì vậy để thu được năng suất ngô
cao, ổn định hàng năm cần bổ sung một lượng lớn chất dinh dưỡng thông qua
việc bón phân từ đất.
Sự hút các chất dinh dưỡng thay đổi theo các giai đoạn sinh trưởng,
phát triển của ngô. Dựa vào biến đổi hình thái của cây để xác định nhu
cầu dinh dưỡng từng thời kỳ cho ngô. Viện Kỹ thuật Cây ngũ cốc và Thức
ăn gia súc (Pháp) chia quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô ra làm
4 giai đoạn:
- Giai đoạn tăng trưởng chậm: Từ khi mọc đến khi 7 – 8 lá: Đây là giai
đoạn hình thành và phát triển bộ rễ. Đây cũng là giai đoạn phân hoá tạo bông
cờ. Giai đoạn này lượng dinh dưỡng cây hút không lớn chỉ bằng 1 – 4% tổng
lượng dinh dưỡng so với cả vòng đời cây hút.
Sự hút chất dinh dưỡng ở thời kỳ đầu tuy chậm nhưng rất quan trọng cho
ngô, bao gồm các dạng dễ hấp thu của các hợp chất chứa NPK so với tổng
lượng dinh dưỡng và tổng chất khô đã tích luỹ được. Sau mọc 20 – 30 ngày
ngô tích luỹ được 4% chất khô, 9% lân, 10% đạm, 14% kali; sau 60 ngày:
45% chất khô, 57% lân, 66% đạm, 92% kali.
- Giai đoạn tăng trưởng nhanh: Từ 7 – 8 lá đến sau trỗ 15 ngày: Ở giai

đoạn này các bộ phận trên mặt đất (thân lá) và dưới mặt đất đều tăng
trưởng rất nhanh. Các cơ quan sinh trưởng phát triển mạnh, lượng tinh bột
và chất khô trong bắp tăng nhanh. Đây là giai đoạn cây hấp thu tối đa dinh
dưỡng bằng 75 – 95% tổng lượng dinh dưỡng so với cả vòng đời cây hút.
Thiếu chất dinh dưỡng ở thời kỳ 8 – 11 lá sẽ cản trở sinh trưởng của lá và
giảm từ 10 – 20% năng suất, đặc biệt ở thời kỳ trỗ cờ phun râu cây đòi hỏi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
dinh dưỡng rất gay gắt, nếu thời kỳ này một nửa số lá héo khô lúc này sẽ
làm giảm 25 – 30% năng suất.
- Thời kỳ nở hoa, ngô đã hút gần như toàn bộ số kali cần thiết và lượng
lớn đạm và lân.
- Giai đoạn chín: Quá trình tích luỹ chất khô đã hoàn thành, ngô bắt
đầu mất nước nhanh, các bộ phận sinh trưởng sinh dưỡng chuyển sang màu
vàng. Hầu hết các giống đều cần khoảng 60 ngày để hoàn thành hạt; trong
đó các giống ngắn ngày cần ít hơn, khoảng 35 – 40 ngày trong thời gian
hình thành hạt, mỗi ngày bình quân tạo thành 2,5 – 3% trọng lượng hạt khi
chín hoàn toàn.
Trong giai đoạn chín cây ngô thực hiện các chức năng phân phối lại
lượng dinh dưỡng đã hấp thụ. Lượng dinh dưỡng cây hấp thụ được không chỉ
tích luỹ ở hạt mà còn một lượng lớn ở thân lá.
Để đạt năng suất cao và ổn định, ngô cần được bón phân cân đối, đặc
biệt là giữa các yếu tố NPK. Điều này được chứng minh rất rõ qua các thí
nghiệm bón các tổ hợp phân cho ngô trong suốt 28 vụ của Viện Kali quốc tế
cho thấy chỉ có bón cân bằng NPK năng suất ngô mới cao và ổn định.
Theo Johnson và cs (dẫn theo Trần Trung Kiên, 2009)[11] năng suất
trung bình của các giống ngô lai là 6.838 kg/ha, với liều lượng phân bón: 95N
– 67P
2

O
5
– 20K
2
O kg/ha. Theo Shan (1994) mức bón phân được khuyến cáo
cho ngô ở Đài Loan là 175 kg N + 95 kg P
2
O
5
+ 70 kg K
2
O/ha (Trần Trung
Kiên, 2009)[11].
Theo Sinclair và Muchow (1995) (dẫn theo Trần Trung Kiên, 2009) [11],
hàng thập kỷ gần đây, năng suất ngô tăng lên có liên quan chặt chẽ với mức
cung cấp N cho ngô. Đạm được cây ngô hút với một lượng lớn và đạm có ảnh
hưởng khác nhau rõ rệt đến sự cân bằng cation và anion ở trong cây. Khi cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
hút N – NH
4
+
sự hút các cation khác chẳng hạn như K
+
, Ca
2+
, Mg
2+
sẽ giảm

trong khi sự hút anion đặc biệt là Phosphorus sẽ thuận lợi. Xảy ra chiều
hướng ngược lại, khi cây hút N nitrat (Mengel, 1968) (dẫn theo Arnon, 1974)
[27]. Tùy thuộc vào tuổi của cây, với cây ngô non sự hút amonium-N nhanh
hơn sự hút đạm nitrat, trái lại các cây ngô già dạng đạm hút chủ yếu là đạm
nitrat và có thể chiếm tới hơn 90% tổng lượng đạm cây hút (Coic, 1964) (dẫn
theo Arnon, 1974) [27].
Đạm cũng là thành phần cấu trúc của vách tế bào (William, 1993) (dẫn
theo Trần Trung Kiên, 2009) [11]. Đạm là yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng
của cây và là thành phần của tất cả các protein. Đạm là yếu tố dinh dưỡng
quan trọng nhất để xác định năng suất ngô. Khi thiếu N chồi lá mầm sẽ không
phát triển đầy đủ, sự phân chia tế bào ở đỉnh sinh trưởng bị kìm hãm và kết
quả là giảm diện tích lá, kích thước của cây và năng suất giảm. Phân đạm có
thể tạo ra sự tăng diện tích lá hiệu quả ngay từ đầu vụ và duy trì một diện tích
lá xanh lớn vào cuối vụ để quá trình đồng hóa quang hợp đạt cực đại (Patrick,
2001, Wolfe và CS, 1988) ( dẫn theo Trần Trung Kiên, 2009) [11].
Mức đạm thấp làm giảm số hạt và năng suất hạt (Barbieri và CS, 2000)
[28]. Các giống ngô lai khác nhau có thể sử dụng phân đạm ở mức độ khác
nhau, năng suất cây trồng cao cần phải cung cấp một lượng lớn phân bón, đặc
biệt là đạm (Debreczeni, 2000) (dẫn theo Trần Trung Kiên, 2009)[11].
Năng suất ngô vùng Nhiệt đới thấp hơn năng suất ngô vùng Ôn đới
bởi số hạt/diện tích đất và chỉ số thu hoạch (HI) của ngô Nhiệt đới thấp hơn
ngô của vùng Ôn đới (Goldsworthy và CS, 1974; Fisher và Palamer, 1983)
(Mitsuru, 1994, 1995) (dẫn theo Trần Trung Kiên, 2009) [11]. Nhìn chung,
cây ngô quang hợp theo chu trình C4 và nó phù hợp nhiệt độ cao, người ta
thừa nhận là ngô có thể đạt năng suất chất khô cao ở vùng Nhiệt đới (Evan,
1985) (dẫn theo Mitsuru, 1994) ( Trần Trung Kiên, 2009)[11].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Để đạt được năng suất cao một lượng đạm hữu hiệu phải được cây hút

(Mitsuru và CS, 1991a; 1992; 1994) (dẫn theo Mitsuru, 1994) (Trần Trung
Kiên, 2009)[11]. Từ 50 – 60% đạm trong hạt đã được lấy từ đạm đồng hoá ở
trong lá và thân, trước thời kỳ ra hoa (Crowford và CS, 1982; Mitsuru và
CS, 1991b) (dẫn theo Mitsuru, 1995)( Trần Trung Kiên, 2009) [11].
Poss và Saragoni (1992) nhận thấy rằng 13 – 36 kg N/ha đã bị rửa trôi
bên dưới vùng rễ ngô trong thời kỳ sinh trưởng. Mayers (1988) thông báo
rằng cây ngô chỉ hấp thu 20 – 40% lượng đạm cung cấp trong suốt thời gian
sinh trưởng (dẫn theo Sing và CS, 2004) (Trần Trung Kiên, 2009) [11]. Đạm
cũng rễ bị mất bởi một phần các hợp chất đạm khoáng bị rửa trôi khỏi lớp đất
cày (Misuxtin, Peterburgxki, 1975) (Trần Trung Kiên, 2009)[11].
Năng suất ngô cao chỉ có thể đạt được khi thời gian diện tích lá xanh kéo
dài và tỷ lệ đồng hoá đạm cao sau thời kỳ ra hoa (Mitsuru, 1994) (Trần Trung
Kiên, 2009) [11]. Một số báo cáo về khả năng hút N cũng đã chỉ ra rằng tốc
độ đồng hoá cực đại xảy ra gần giai đoạn phun râu (Hay và CS, 1953;
Hanway, 1962; Mengel và Barber, 1974; Bigeriego và CS, 1979) và kết thúc
vào cuối giai đoạn tung phấn (dẫn theo Mitsuru, 1995) (Trần Trung Kiên,
2009) [11].
Theo Moxolov (1979) (Trần Trung Kiên, 2009)[11], nếu mức dinh
dưỡng nitơ đủ thì kali sẽ xâm nhập vào cây nhiều hơn và sự hút kali mạnh
hơn là nguyên nhân thúc đẩy nhanh chu trình chuyển hoá các hợp chất phốt
pho trong cây.
Theo Uhart và Andrade, 1995 [35], [36], thiếu đạm làm chậm sinh trưởng
của hai giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực, giảm tốc độ
ra lá, hạn chế mạnh đến sự phát triển diện tích lá. Thiếu đạm hạn chế đến hiệu
quả sử dụng bức xạ, nhất là thời kỳ ra hoa, ảnh hưởng đến năng suất bắp tổng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
số. Cũng theo hai tác giả trên việc cung cấp và tích luỹ N ở thời kỳ ra hoa có
tính quyết định số lượng hạt ngô, thiếu N trong thời kỳ này làm giảm khả năng

đồng hoá C của cây, nhất là giai đoạn ra hoa sẽ giảm năng suất hạt.
Dự trữ đạm ở cây ngô có ảnh hưởng rất lớn đối với sự sinh trưởng và
phát triển lá, sự tích luỹ sinh khối và sự tăng trưởng của hạt (Muchow, 1988
(1994) (dẫn theo Thomas và CS, 1995) (Trần Trung Kiên, 2009) [11], ảnh
hưởng về sau của đạm là quan trọng khi đánh giá phản ứng của cây trồng đối
với phân N. Số liệu dẫn ra của Rhoads (1984) (Trần Trung Kiên, 2009) [11] ở
một thí nghiệm ngô tưới nước theo rãnh cho thấy: Năng suất ngô 1.200 kg/ha
khi không bón đạm và 6.300 kg/ha khi bón 224 kg/ha N trên đất chưa bao giờ
trồng ngô và năm trước đó không bón đạm. Ở năm tiếp theo năng suất ngô là
4.400 kg/ha khi không bón đạm và 7.000 kg/ha khi bón N ở mức 224 kg/ha.
Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng vai trò của phân đạm và S đến sự sinh
trưởng, năng suất và chất lượng của giống ngô lai (Cargill 707), tác giả
Hussain và CS, (1999) (Trần Trung Kiên, 2009) [11], cho rằng sự cung cấp
phân bón ở các mức 150N + 30S và 150N + 20S (kg/ha) làm tăng một cách
tương ứng khối lượng chất khô/cây, số hạt/ bắp và khối lượng hạt/ bắp so với
các xử lý khác. Năng suất ngô đạt cao nhất (5,59 tấn/ ha) ở công thức bón
150N + 30S (kg/ha).
Theo Velly và CS (dẫn theo De., 1973) (Trần Trung Kiên, 2009) [11],
khi bón cho ngô với liều lượng: 40 kg N/ha năng suất thu được 12,11 tạ/ha;
80 kg N/ha năng suất thu được 15,61 tạ/ha; 120 kg N/ha năng suất thu được
32,12 tạ/ha; 160 kg N/ha năng suất thu được 41,47 tạ/ha; 200 kg N/ha năng
suất thu được 52,18 tạ/ha.
Smith (1973) (Trần Trung Kiên, 2009)[11], trong trường hợp không bón
đạm năng suất ngô chỉ đạt 1,192kg/ha, còn bón đạm năng suất tăng lên 7,338 kg/ha.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Nghiên cứu của Geus (1967) (Trần Trung Kiên, 2009)[11], bón đạm
quá cao cho cây ngô đã làm tăng sự phát triển thân lá, hạn chế đến năng suất
hạt ngô.

Duque (1998) (Trần Trung Kiên, 2009)[11], nghiên cứu bón phân cho
ngô trên đất đồi chua ở Philippin cho rằng bón phân ở mức 100 kg P
2
O
5
/ha năng
suất ngô đạt 7,016 kg/ha.
Theo Evangelista (1999) (Trần Trung Kiên, 2009)[11], năng suất ngô
tăng lên cùng với việc tăng liều lượng phân, năng suất chỉ bắt đầu giảm
xuống khi bón đạm ở mức 160 kg P
2
O
5
kg/ha.
Đạm có vai trò rất quan trọng trong quá trình nâng cao năng suất ngô
nhưng yêu cầu dinh dưỡng của ngô ở các giai đoạn là khác nhau. Vì vậy
muốn nâng cao năng suất ngô không thể thiếu việc cung cấp đầy đủ kali và
phốt pho bởi vì:
Phốt pho là một thành phần của nhân tế bào và là nguyên tố rất cần thiết
cho quá trình phân chia tế bào, đặc biệt sự phân chia mạnh mẽ mô đỉnh sinh
trưởng. Người ta cũng cho rằng P kích thích sự hình thành rễ cây ngô, trợ
giúp quá trình chín của cây và ảnh hưởng đến sự phát triển của hạt (Arnon,
1974) [27].
Ở giai đoạn cây non của cây ngô, một lượng lân dễ tiêu phát hiện ở trong
đất có vai trò thúc đẩy Nitrat hoá (Pleshkov, 1958) (dẫn theo Arnon, 1974) [27].
Cung cấp đầy đủ P có vai trò trong giai đoạn đầu của sự sinh trưởng khi
mà có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống rễ chưa đủ khả năng hút
lân từ kho dự trữ trong đất (Piere và Polhman, 1933) (dẫn theo Arnon, 1974)
[27]. Thiếu P giai đoạn này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của các bộ
phận sinh sản nguyên thuỷ, sự thiếu hụt không thể bù đắp được bằng việc

cung cấp P muộn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×