Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
VŨ THỊ THÙY DƢƠNG
QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG
TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGOÀI
CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẠ LONG
TỈNH QUẢNG NINH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS -TS PHẠM VIẾT VƢỢNG
THÁI NGUYÊN - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CẢM ƠN
Trong cả quá trình học tập, chọn đề tài cũng nhƣ triển khai thực hiện
hoàn thành luận văn chuyên ngành Quản lý giáo dục, tác giả đề tài “Quản lý
giáo dục môi trường tại các trường Trung học phổ thông ngoài công lập trên
địa bàn Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” luôn nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ, tạo
điều kiện về nhiều mặt; sự hƣớng dẫn chỉ bảo, tƣ vấn nhiệt tình của cán bộ hƣớng
dẫn; các giảng viên trƣờng đại học sƣ phạm Thái Nguyên; của ban giám hiệu các
trƣờng trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hạ Long và
của các đồng nghiệp.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn khoa Sau đại học, khoa Tâm lý - Giáo
dục trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Thái Nguyên, các Thầy Cô giáo đã
tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạo điều kiện
giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu rèn luyện tại nhà trƣờng.
TácJHYHY BV
.0 giả xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí cán bộ quản lý các trƣờng
trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hạ Long đã tạo
điều kiện thuận lợi giúp hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt với tấm lòng biết ơn tác giả xin đƣợc cảm ơn PGS - TS Phạm
Viết Vƣợng, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ, động
viên tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2012
Tác giả
Vũ Thị Thùy Dương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Mục lục ii
Danh mục bảng v
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3
5. Giả thuyết khoa học 4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu 4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬ N CỦA QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÔI
TRƢỜNG TRONG CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌ C PHỔ THÔNG 5
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 5
1.2. Lý thuyết về môi trƣờng 8
1.2.1 Khái niệm 8
1.2.2. Chức năng cơ bản của môi trƣờng 8
1.2.3. Phân loại môi trƣờng 9
1.2.4. Tình trạng môi trƣờng hiện nay 10
1.2.5. Hệ quả của môi trƣờng suy thoái 13
1.3. Lý thuyết về giáo dục môi trƣờng 15
1.3.1. Khái niệm giáo dục môi trƣờng 15
1.3.2 Mục tiêu của giáo dục môi trƣờng cho học sinh 16
1.3.3. Các con đƣờng giáo dục môi trƣờng 16
1.4. Lý thuyết về quản lý giáo dục môi trƣờng 18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
1.4.1. Quản lý 18
1.4.2. Quản lý giáo dục 22
1.4.3. Quản lý giáo dục môi trƣờng 28
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 29
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG
TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG
LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH 30
2.1. Sơ lƣợc về tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hạ Long 30
2.1.1. Sơ lƣợc về tỉnh Quảng Ninh 30
2.1.2. Sơ lƣợc về thành phố Hạ Long 34
2.2. Sơ lƣợc về các trƣờng ngoài công lập của thành phố Hạ Long 38
2.2.1. Trƣờng trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm 40
2.2.2. Trƣờng Văn Lang 41
2.2.3. Trƣờng trung học phổ thông Lê Thánh Tông 43
2.2.4. Trƣờng trung học phổ thông Hạ Long 45
2.3. Thực trạng quản lý giáo dục môi trƣờng ở các trƣờng trung học
phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hạ Long 47
2.3.1. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học tích hợp nội dung giáo
dục môi trƣờng 48
2.3.2. Thực trạng quản lý giáo dục môi trƣờng qua các hoạt động
ngoài giờ lên lớp 57
2.3.3. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phục vụ
cho hoạt động giáo dục môi trƣờng 66
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 69
Chƣơng 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG
TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG
LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẠ LONG, QUẢNG NINH 70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục môi trƣờng tại các
trƣờng trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hạ
Long, Quảng Ninh 70
3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn 70
3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ 70
3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi 71
3.2. Đề xuấ t các biện pháp quản lý giáo dục môi trƣờng ở cá c trƣờng
THPT ngoà i công lậ p trên đị a bà n thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 71
3.2.1. Biện pháp 1: Xây dƣ̣ ng kế hoạ ch giá o dụ c môi trƣờ ng 71
3.2.2. Biện pháp 2: Quản lý chƣơng trình dạy học tích hợp giáo dục
môi trƣờng 75
3.2.3. Biện pháp 3: Phối hợp giữa các lực lƣợng ngoài nhà trƣờng
trong công tác giáo dục môi trƣờng 81
3.2.4. Biện pháp 4: Quản lý sử dụng các hình thức đa dạng trong và
ngoài giờ lên lớp để giáo dục môi trƣờng cho học sinh 83
3.2.5. Biện pháp 5: Phát huy vai trò tự quản và sáng kiến của các
đoàn thể về bảo vệ môi trƣờng 87
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
đề xuất 91
3.3.1. Tổ chức khảo nghiệm 91
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm 91
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Số lƣợng học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hạ Long
trong 3 năm gần đây 38
Bảng 2: Nội dung quản lý của ban giám hiệu về hoạt động dạy giáo
dục môi trƣờng của giáo viên 48
Bảng 3: Các phƣơng pháp kiểm tra của ban giám hiệu về hoạt động
dạy của giáo viên 50
Bảng 4: Nội dung quản lý của ban giám hiệu về chuẩn bị hồ sơ giáo
án đối với giáo viên giảng dạy các môn học có tích hợp giáo
dục môi trƣờng 51
Bảng 5: Nội dung quản lý của ban giám hiệu về việc dự giờ giáo viên
giảng dạy các môn có tích hợp giáo dục môi trƣờng 53
Bảng 6: Nội dung quản lý của ban giám hiệu về sử dụng và bồi dƣỡng
đội ngũ giáo viên về công tác giáo dục môi trƣờng 55
Bảng 7: Nội dung ban giám hiệu quản lý việc đánh giá kết quả học tập
của học sinh 56
Bảng 8: Khảo sát thực trạng quản lý các hoạt động giáo dục môi trƣờng 57
Bảng 9: Kết quả thực hiện phong trào “Tết trồng cây” nhớ ơn Bác Hồ
(năm 2011) 63
Bảng 10: Thực trạng quản lý cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ cho
giáo dục môi trƣờng tại các trƣờng ngoài công lập trên địa
bàn thành phố Hạ Long, Quảng Ninh 67
Bảng 11: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện
pháp quản lý đề xuất 91
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, thiên tai, lũ lụt ngày càng gia tăng ở
Việt Nam và trên thế giới. Các hiện tƣợng bất thƣờng về thời tiết, khí hậu, sự
suy thoái môi trƣờng đang gióng lên hồi chuông báo động đối với nhân loại.
Trƣớc tình hình đó , Đảng và Nhà nƣớc ta rất chú ý đế n công tác bảo
vệ môi trƣờng và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm hƣớng
tới mục tiêu phát triển bền vững. Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị,
ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện
đại hoá đất nƣớc đã xác định quan điểm “Bảo vệ môi trường là một trong
những vấn đề sống còn của nhân loại; là yếu tố đảm bảo sức khỏe và chất
lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh
tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế
quốc tế của nước ta”. Với phƣơng châm “lấy phòng ngừa và hạn chế tác động
xấu đối với môi trường là chính”. Nghị quyết coi tuyên truyền, giáo dục nâng
cao nhận thức là giải pháp số một trong 7 giải pháp bảo vệ môi trƣờng của
nƣớc ta và chủ trƣơng “Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào chương
trình sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc dân, tăng dần thời lượng và
tiến tới hình thành môn học chính khóa đối với các cấp học phổ thông”.[7]
Nhiều công trình nghiên cứu đã nhấ n mạ nh phải đƣa giáo dục môi
trƣờng cho mọ i ngƣờ i ngay từ lúc họ còn ngồi trên g hế nhà trƣờng . Cần tạo
điều kiện cho học sinh làm quen với các khái niệm về môi trƣờng , biết yêu
thích thiên nhiên, biết xót xa trƣớc sự suy thoái môi trƣờng, biết căm ghét
những hành động phá hoại cảnh quan môi trƣờng và tích cực xây dựng một
cuộc sống bền vững.
Giáo dục môi trƣờng trong trƣờng học tại Việt Nam đã đƣợc thực hiện từ
nhiều năm nay với các chƣơng trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã có những kết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
quả đáng khích lệ trong việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi bảo vệ môi
trƣờng sống xung quanh của học sinh. Trƣớc những diễn biến xấu của khí hậu,
những biến đổi nghiêm trọng của môi trƣờng thì nhiệm vụ giáo dục môi truờng lại
càng cần phải chú trọng hơn. Việc giáo dục môi trƣờng không chỉ dừng lại ở việc
tích hợp nội dung vào một số môn học, các hoạt động giáo dục cần có nhiều hình
thức, nhiều chƣơng trình hoạt động thực tế hơn để thu hút mọi ngƣời cùng tham gia.
Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam với diện
tích khá lớn và dân cƣ đông. Trong quy hoạch phát triển kinh tế của đất nƣớc,
Quảng Ninh thuộc vùng kinh tế trọng điểm và là một đỉnh trong tam giác tăng
trƣởng kinh tế Bắc Bộ. Là một tỉnh đƣợc thiên nhiên ƣu đãi có nguồn tài nguyên
thiên nhiên đa dạng thuận lợi cho phát triển kinh tế với đặc điểm tự nhiên giống
nhƣ Việt Nam thu nhỏ gồm: đồi núi, đồng bằng, sông ngòi, biển cả.
Thành phố Hạ Long là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh
Quảng Ninh với thế mạnh là vị trí địa lí thuận lợi, cảnh quan đẹp, tài nguyên
khoáng sản khá phong phú. Đặc biệt thành phố này nằm bên Vịnh Hạ Long
xinh đẹp đƣợc UNESCO hai lần công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và
dự kiến sẽ trở thành một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới do tổ
chức New Open World bình chọn. Do vậy, vấn đề giáo dục để bảo vệ môi
trƣờng càng trở nên cần thiết đối với thành phố Hạ Long.
Trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh có 04 trƣờng trung
học phổ thông ngoài công lập và 05 trƣờng trung học phổ thông công lập với
số lƣợng đông với gần 10.000 học sinh sinh sống trên địa bàn 20 phƣờng.
Các trƣờng ngoài công lập đƣợc xây dựng từ năm 2000 với cơ sở vật chất
khang trang và đáp ứng đủ nhu cầu cho ngƣời học. Đa số học sinh của các
trƣờng là con em của công nhân ngành than, ngƣ dân (đánh bắt và nuôi trồng
thủy hải sản), kinh doanh phục vụ du lịch. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trƣờng
có liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của gia đình các em.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Hiện nay, công tác giáo dục bảo vệ môi trƣờng trong các trƣờng trung
học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hạ Long đã có những
hình thức, nội dung và phƣơng pháp đa dạng. Công tác quản lý giáo dục môi
trƣờng đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng những vẫn còn có những lúng
túng, bất cập chƣa đạt đƣợc các mục tiêu mong muốn.
Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Quản lý giáo dục môi
trường tại các trường Trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh” làm luận văn cao học, với mong muốn góp phần nâng
cao chất lƣợng giáo dục môi trƣờng ở địa phƣơng.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tà i có mụ c đí ch đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục môi trƣờng
cho họ c sinh ở cá c trƣờng trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bà n
thành phố Hạ Long đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng giáo dục môi trƣờng,
phù hợp với thực tiễn của tỉnh Quảng Ninh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý giáo dục môi trƣờng trong
trƣờng trung học phổ thông.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý giáo dục môi truờng
tại các trƣờng trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hạ Long.
- Đề xuất biện pháp quản lý giáo dục môi trƣờng tại các trƣờng trung
học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hạ Long.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu: Giáo dục môi trƣờng trong cá c trƣờng
trung học phổ thông.
4.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý giáo dục môi trƣờng tại
các trƣờng trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hạ Long.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
5. Giả thuyết khoa học
Quản lý giáo dục trong nhà trƣờng bao gồm nhiều nội dung trong đó
có nộ i dung quản lý giáo dục môi trƣờng , nếu ta có những biện pháp phù hợp
với thực tiễn địa phƣơng thì sẽ nâng cao đƣợc nhận thức và thay đổi hành vi
của học sinh trong việc bảo vệ môi trƣờng sống.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: sử dụng tài liệu nghiên cứu từ tháng 1 năm 2009 đến
tháng 1 năm 2012.
- Địa bàn nghiên cứu: tại các trƣờng THPT ngoài công lập trên địa bàn
thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu, văn bản có
liên quan.
- Khái quát các nhận định lý luận sau nghiên cứu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Quan sát thực tế.
- Khảo sát, phân tích thực trạng.
- Tổng kết kinh nghiệm.
- Điều tra bằng phiếu hỏi.
- Xin ý kiến chuyên gia.
7.3. Phương pháp hỗ trợ
- Toán thống kê để xử lý số liệu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬ N CỦA QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG
TRONG CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌ C PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trên thế giới sau chiến tranh thế giới thứ 2, do nhu cầu khôi phục và
phát triển nền kinh tế bị tàn phá, các nƣớc phát triển bắt tay vào khai thác
nguyên liệu để sản xuất, trong quá trình đó ngƣời ta nhận thấy nguồn tài
nguyên thiên nhiên có những biểu hiện cạn kiệt, môi trƣờng xuống cấp, mất
cân bằng sinh thái, khí hậu có những biến dổi lạ thƣờng, khiến nhiều quốc gia
phải quan tâm đến việc bảo vệ môi trƣờng. Cùng với sự quan tâm đó, các nhà
khoa học giáo dục tiến hành nghiên cƣ́ u các vấn đề giá o dụ c môi trƣờ ng và
triể n khai giáo dục trong nhà trƣờ ng.
Ở nƣớc ngoài, từ những năm 60 của thế kỉ XX giáo dục môi trƣờng đã
đƣợc đƣa và o chƣơng trình giá o dụ c ở các trƣờng phổ thông . Một số môn học
liên quan trƣ̣ c tiế p đến môi trƣờng đã đƣợ c xây dƣ̣ ng nhƣ : Tìm hiểu tự nhiên,
Khoa học nông thôn, Địa lý, Sinh thái… Đây đƣợc coi là những cố gắ ng đầu
tiên, rấ t hữu ích cho việc phát triển chƣơng trình giáo dục môi trƣờng sau này.
Tiếp sau thờ i kỳ đó, ở một số nƣớc đã xây dựng chƣơng trình giáo dục
môi trƣờ ng bằng cách khuyến khích họ c sinh sƣ̉ dụ ng kinh nghiệm đã có để
hình thành kiến thức và thay đổi hành vi ứng xử với môi trƣờng. Cách làm
này có lợi cho cả việc bảo vệ môi trƣờng, lẫn phát triển nhận thức và thay đối
hành vi của học sinh.
Những năm tiếp theo giáo dục môi trƣờng đƣợ c vào chƣơng trình dạy
học vớ i hì nh thƣ́ c tích hợp : “các khía cạnh của môi trường vào trong quá
trình giáo dục, pha trộn nội dung có liên quan đến các vấn đề môi trường
khác nhau vào các môn khoa học tự nhiên (Sinh học, Hóa học, Công nghệ )
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
hoặc các môn khoa học xã hội (Địa lý, Lịch Sử, Giáo Dục Công Dân…)” và
đã đem lại những kết quả giáo dục rất tích cực.
Ở Việt Nam ngay từ năm 1962 Bác Hồ đã khai sinh ra “Tết trồng cây”
và phong trào này ngày càng phát triển mạnh mẽ cho đến tận ngày nay. Năm
1991, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có chƣơng trình trồng cây hỗ trợ phát triển
giáo dục - đào tạo và bảo vệ môi trƣờng (1991 - 1995). Trong chƣơng trình
cải cách giáo dục 1986 - 1992 nội dung giáo dục môi trƣờng đã tích hợp vào
một số môn học nhƣ: Địa lý, Hóa học, Sinh học…
Chỉ thị 36 - CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị “tăng cường
công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước” đã coi giáo dục môi trƣờng là giải pháp đầu tiên, cơ bản “thường xuyên
giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và phong trào quần
chúng bảo vệ môi trường” trong đó “cần đưa nội dung bảo vệ môi trường vào
chương trình giáo dục của tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân”.
Luật Bảo vệ môi trƣờng đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27/12/1993 đã thể chế hóa một bƣớc các chủ
trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng và giáo dục
môi trƣờng.
Quyết định số 1363/QĐ - TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tƣớng Chính
phủ phê duyệt đề án “đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo
dục quốc dân” đã xác định rõ các mục tiêu, nội dung, phƣơng thức giáo dục,
đào tạo về bảo vệ môi trƣờng, cụ thể: Đối với giáo dục trung học cơ sở và
trung học phổ thông: trang bị những kiến thức về sinh thái học, mối quan hệ
giữa con ngƣời với thiên nhiên; trang bị và phát triển kỹ năng bảo vệ và gìn
giữ môi trƣờng, biết ứng xử tích cực với môi trƣờng sống xung quanh.
Luật Bảo vệ môi trƣờng (sửa đổi) năm 2005 qui định chi tiết về các
tiêu chuẩn môi trƣờng, đánh giá tác động của môi trƣờng và cam kết bảo vệ
môi trƣờng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Quyết định 3875/BGD - GDTrH ngày 11 tháng 5 năm 2009 của Bộ
Giáo dục và đào tạo hƣớng dẫn việc tích hợp nội dung giáo dục môi trƣờng
vào các môn học cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông:
- Trung học cơ sở: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý, GDCD, Vật Lý, Sinh
học, Công nghệ.
- Trung học phổ thông: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý, GDCD, Vật Lý,
Hóa học, Sinh học, Công nghệ.
Về lĩnh vực nghiên cứu cho đế n nay đã có một số đề tài về giáo dục
môi trƣờng và quản lý giáo dục môi trƣờng nhƣ: "Thực trạng và những biện
pháp giáo dục môi trƣờng cho giáo sinh trƣờng Trung học Sƣ phạm Lai
Châu" của Chẻo A Xoang, l999; "Biện pháp quản lý giáo dục môi trƣờng
của hiệu trƣởng các trƣờng trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng” của
Phan Văn Tánh, 2002…" Xây dựng chƣơng trình tập huấn giáo dục môi
trƣờng cho giáo viên trung học cơ sở” của Hồ Thị Ngọc Hân, 2005; “Khảo
sát nhận thức và hoạt động giáo dục môi trƣờng cho học sinh ở các trƣờng
phổ thông cơ sở” của Đặng Thị Minh Sỹ, 2010 Các đề tài của các tác giả
nói trên với hƣớng nghiên cứu mang tính đặc thù ở từng cơ sở giáo dục.
Riêng ở thành phố Hạ Long Quảng Ninh, cho đến nay chƣa có công
trình nghiên cứu nà o về việc quản lý giáo dục môi trƣờng trong các trƣờng
trung học phổ thông một cách đầy đủ và có hệ thống.
Qua tìm hiểu, phân tích đánh giá công tác quản lý giáo dục môi
trƣờng trong các trƣờng trung học phổ thông, Thực hiện luận văn này chúng
tôi mong muốn tìm ra các biệ n pháp quả n lý phù hợp với đặc điểm tình hình
của các trƣờng trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố
Hạ Long, Quảng Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
1.2. Lý thuyết về môi trƣờng
1.2.1 Khái niệm
Môi trƣờng là khái niệm đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm xác định
làm điểm xuất phát cho quá trình giáo dục môi trƣờng.
Theo định nghĩa của UNESCO (1981) môi trƣờng là toàn bộ các hệ
thống tự nhiên và các hệ thống do con ngƣời tạo ra, có những cái hữu hình
(đô thị, hồ chứa ) và những cái vô hình (tập quán, niềm tin, nghệ thuật ),
trong đó con ngƣời khai thác các tài nguyên thiên nhiên và tạo ra những
những quang cảnh mới nhằm thoả mãn những nhu cầu cuộc sống của mình.
Nhƣ vậy, theo UNESCO môi trƣờng không chỉ là nơi tồn tại, sinh trƣởng và
phát triển, mà còn là “khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự nghỉ
ngơi của con người”.
Luật Môi trƣờng năm 2005 của nƣớc CHXHCN Việt Nam định nghĩa:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật”. [27]
Theo tác giả Phạm Viết Vƣợng: “Môi trường là toàn bộ những yếu tố
vô sinh hay hữu sinh bao quanh trái đất có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh sản,
phát triển và tồn vong của mọi sinh vật, trong đó có con người” [ 28].
Để nền kinh tế phát triển tƣơng xứng với sự gia tăng dân số và nâng cao
chất lƣợng cuộc sống, loài ngƣời không những cần có một nền khoa học -
công nghệ tiên tiến, mà cần có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dồi
dào và cũng cần có một môi trƣờng sống trong sạch, hệ sinh thái ổn định.
1.2.2. Chức năng cơ bản của môi trường
+ Môi trƣờng là không gian sống của con ngƣời và các loài sinh vật.
+ Môi trƣờng là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và
hoạt động sản xuất của con ngƣời.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
+ Môi trƣờng là nơi chứa đựng các chất phế thải do con ngƣời tạo ra
trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
+ Môi trƣờng là nơi làm giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên
tới con ngƣời và sinh vật trên trái đất.
+ Môi trƣờng là nơi lƣu trữ và cung cấp thông tin cho con ngƣời.
Từ các chức năng của môi trƣờng cho thấy bảo vệ môi trƣờng sống là
nhiệm vụ của mọi quốc gia, giáo dục môi trƣờng cho mọi ngƣời trở thành một
nhiệm vụ cấp thiết.
1.2.3. Phân loại môi trường
Tùy theo mục đích nghiên cứu và sử dụng, có nhiều cách phân loại
môi trƣờng khác nhau:
+ Nếu phân loại theo chức năng ta có môi trường tự nhiên, môi
trường xã hội và môi trường nhân tạo:
- Môi trƣờng tự nhiên (Natural Environment): bao gồm các yếu tố tự
nhiên tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con ngƣời và ít nhiều cũng chịu
tác động của con ngƣời nhƣ không khí, đất đai, nguồn nƣớc, sinh vật,
- Môi trƣờng xã hội (Social Environment): là tổng thể các quan hệ xã
hội nhƣ: luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ƣớc định, hƣơng ƣớc, ở các cấp
khác nhau.
- Môi trƣờng nhân tạo (Artifical Environment): là tất cả các yếu tố tự
nhiên, xã hội do con ngƣời tạo nên và chịu sự chi phối của con ngƣời, làm
thành những tiện nghi cho cuộc sống của con ngƣời.
+ Nếu phân loại theo sự sống ta có môi trường vật lý và môi trường
sinh học:
- Môi trƣờng vật lý (Physical Environment): là môi trƣơng bao gồ m
các thành phần vô sinh của tự nhiên nhƣ thạch quyển, thủy quyển, khí quyển.
Môi trƣờng vật lý là môi trƣờng không có sự sống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
- Môi trƣờng sinh học (Bio-Environment): là môi trƣờ ng bao gồ m cá c
thành phần hữu sinh, ở đó có diễn ra sự sống: các hệ sinh thái, các quần thể
thực vật, động vật, vi sinh vật và cả con ngƣời.
Khái niệm môi trƣờng sinh học đã đƣa đến khái niệ m Môi trường
sinh thái (Ecological Environment), là nơi diễ n ra sự sống của sinh vật và của
con ngƣời, để phân biệt với những môi trƣờng không có sinh vật. Tuy nhiên
hầu hết các môi trƣờng đều có sinh vật tham gia, chính vì vậy, nói đến môi
trƣờng là đã đề cập đến môi trƣờng sinh thái. Khi ngƣời ta muốn nhấn mạnh
đến “tính sinh học” và bảo vệ sự sống, ngƣời ta vẫn quen dùng khái niệm môi
trƣờng sinh thái.
+ Nếu phân loại theo thành phần tự nhiên ta có:
- Môi trƣờng đất (Soil Environment)
- Môi trƣờng nƣớc (Water Environment)
- Môi trƣờng không khí (Air Environment)
+ Nếu phân loại theo vị trí địa lý ta có:
- Môi trƣờng ven biển (Coastal Zone Environment)
- Môi trƣờng đồng bằng (Delta Environment)
- Môi trƣờng miền núi (Hill Environment)
+ Nếu phân loại theo khu vực dân cư ta có:
- Môi trƣờng thành thị (Urban Environment)
- Môi trƣờng nông thôn (Rural Environment)
Tuy nhiên, dù bất cứ cách phân loại nào thì cũng đều thống nhất ở một
sự nhận thức chung: Môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta
cơ sở để sống và phát triển.
1.2.4. Tình trạng môi trường hiện nay
Cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, nền kinh tế phát
triển rất nhanh đã đƣa lại mặt trái đó là môi trƣờng bị suy thoái, cụ thể nhƣ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
- Mất cân bằng hệ sinh thái: Hệ sinh thái là cộng đồng sinh vật và môi
trƣờng vô sinh, tồn tại nhƣ một hệ thống đƣợc duy trì trong trạng thái ổn định
tƣơng đối, đó chính là sự cân bằng hệ sinh thái. Tuy nhiên con ngƣời can
thiệp quá mức, hệ sinh thái mất khả năng tự điều tiết và có nguy cơ bị phá
hoại, điều đó sẽ có ảnh hƣởng rất lớn đến môi trƣờng tự nhiên và cuộc sống
của loài ngƣời.
- Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt: Tài nguyên thiên nhiên là một bộ
phận của môi trƣờng, bao gồm những sản vật trong lòng đất, trên mặt đất,
dƣới đáy biển và trong không gian
Trong quá trình công nghiệp hoá, phát triển sản xuất, đặc biệt ở các
quốc gia đang phát triển, để thoả mãn những nhu cầu trƣớc mắt, con ngƣời đã
khai thác tài nguyên quá mức, xâm hại, tàn phá thiên nhiên, phá hoại hệ sinh
thái, làm ô nhiễm môi trƣờng. Chặt rừng khai thác gỗ, đốt phá rừng làm
nƣơng làm mất khả năng giữ nƣớc của rừng đầu nguồn, gây lũ lụt vào mùa
mƣa, hạn hán vào mùa khô, hệ sinh thái bị phá hoại, đất đai bị kiệt quệ, địa
hình bị sói mòn, diện tích hoang hoá, đồi trọc ngày một tăng. Khai thác quá
mức sẽ làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Khí hậu thay đổi: Nhiệt độ trái đất đang tăng dần hàng năm, nƣớc
biển sẽ tăng lên dẫn đến ngập lụt làm mất nơi sinh sống và làm mất đi những
nền văn hoá ở các địa phƣơng này. Sự thay đổi khí hậu có ảnh hƣởng đến
mực nƣớc và nhiệt độ nƣớc ở sông ngòi, hồ, đầm lầy, dẫn tới những thay đổi
lớn của thời tiết làm tăng bệnh tật, nhất là các bệnh truyền nhiễm vào mùa
hè. Nguyên nhân chính của sự thay đổi khí hậu là do nạn phá rừng và các
hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông và sinh hoạt
- Tầng ôzôn bị suy thoái: Ôzôn là lớp khí quyển mỏng, có một đặc
tính cực kỳ quý báu là hấp thụ bức xạ tia cực tím (UV) của mặt trời, ôzôn trở
thành tấm lá chắn bảo vệ con ngƣời và mọi sinh vật. Khi tầng ôzôn suy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
giảm, lƣợng bức xạ của UV tới trái đất tăng lên, làm thay đổi khí hậu toàn
cầu, tác động lên hệ sinh thái, làm giảm năng xuất cây trồng, suy thoái chất
lƣợng không khí, gây ung thƣ da, đục nhân mắt, phá huỷ hệ thống miễn dịch
của con ngƣời, làm giảm và mất cân bằng hệ sinh thái biển
- Tài nguyên đất suy thoái: Do chặt phá rừng, khai hoang mở rộng
diện tích, khai thác các vùng đất ven biển để trồng trọt, cùng với phƣơng
thức canh tác lạc hậu, chăn nuôi động vật không có quy hoạch, sự lạm dụng
phân bón và thuốc trừ sâu, thải rác bừa bãi dẫn đến sự xuống cấp của đất đai.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 1900 triệu ha đất bị thoái hoá.
- Rừng bị khai thác quá mức: Theo thống kê hiện nay 80% diện tích
rừng nguyên sinh trên thế giới đã bị chặt phá hoặc bị xuống cấp. Rừng nhiệt
đới bị giảm diện tích từ 11,8 triệu ha/năm trong thập kỷ 70 lên 15,4 triệu ha
trong thập kỷ 80 với tốc độ khoảng 0,7%/năm. Nguyên nhân của việc chặt
phá rừng là do gia tăng dân số, nghèo đói, phát triển kinh tế không có kế
hoạch, sự đô thị hóa quá nhanh và mở rộng diện tích đất nông nghiệp để
canh tác…
- Mất đa dạng sinh học: Sự phong phú về môi trƣờng tạo nên sự đa
dạng cuả các hệ sinh thái bao gồm rừng nhiệt đới, đồng cỏ, đất ngập nƣớc, các
rạn san hô và rừng ngập mặn Trong những thập kỷ qua, con ngƣời đã khai
thác thiên nhiên quá mức làm hệ sinh thái bị suy thoái một cách trầm trọng,
nhiều loài động thực vật đã trở nên khan hiếm, dẫn đến tuyệt chủng. Đây là
một tổn thất rất lớn trên tất cả các phƣơng diện: kinh tế, khoa học, môi trƣờng
và nhân văn.
- Tài nguyên nƣớc bị ô nhiễm: Tình trạng suy giảm nguồn nƣớc ngọt
trên thế giới cả về chất lƣợng và số lƣợng. Khoảng 20% dân số thế giới sẽ
không có nƣớc sạch để uống và khoảng 50% dân số sống trong điều kiện
nƣớc không đủ vệ sinh. Ô nhiễm nguồn nƣớc sinh hoạt do nƣớc thải công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt. Việc sử dụng chất diệt cỏ, thuốc trừ sâu
và phân bón tràn lan dẫn đến có nhiều chất hóa học xâm nhập vào các nguồn
nƣớc gây ô nhiễm. Việc khai thác quá mức nguồn nƣớc ngầm ảnh hƣởng
đến chất lƣợng nƣớc nhƣ sự nhiễm mặn của vùng nƣớc ngầm ven biển.
- Rác thải độc hại: Rác thải độc hại bao gồm các chất rắn và chất lỏng
có khả năng tồn lƣu và phát tán trong không khí, đất và nƣớc gây ra ô nhiễm
trực tiếp hay gián tiếp cho môi trƣờng sống hoặc lây lan bệnh tật. Theo
thống kê, ở Anh hàng năm thải ra 11 triệu tấn, Pháp 3 triệu tấn, Mỹ 72 triệu
tấn lƣợng thuốc trừ sâu đƣợc sử dụng tại các nƣớc Indonesia, Pakistan,
Srilanka tăng hơn 10% mỗi năm. WHO ƣớc lƣợng rằng mỗi năm có 3% lực
lƣợng lao động nông nghiệp ở các nƣớc đang phát triển bị nhiễm độc thuốc trừ sâu.
- Tài nguyên biển suy thoái: Môi trƣờng tự nhiên ở các vùng ven
biển, bao gồm vùng đầm lầy, vùng cửa sông, vùng rừng ngập mặn đã bị
xuống cấp do quá trình phát triển nông nghiệp và đô thị hoá, các hoạt động
công nghiệp, xây dựng đƣờng xá và hải cảng. Tác động của các hoạt động
của con ngƣời lên môi trƣờng biển thể hiện ở cả ba khía cạnh: ô nhiễm, tăng
nhiệt độ, nâng cao mực nƣớc biển. Nguyên nhân chủ yếu của sự suy thoái tài
nguyên và môi trƣờng biển là do sự khai thác quá mức cá và các sản phẩm
biển khác, đặc biệt là sự phát triển dân số tại các vùng ven biển ngày một gia
tăng; ô nhiễm dầu và sự suy thoái rừng đầu nguồn.
Tất cả các vấn đề nêu trên về môi trƣờng là những đe dọa trực tiếp
tới sự tồn vong của nhân loại, buộc cộng đồng thế giới phải chuyển từ chiến
lƣợc lấy sự tăng trƣởng kinh tế là trọng tâm sang chiến lƣợc phát triển bền vững.
1.2.5. Hệ quả của môi trường suy thoái
Môi trƣờng suy thoái để lại hậu quả nghiêm trọng cho loài ngƣời và
cho chính sự phát triển của thiên nhiên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
+ Đối với sức khỏe con người:
- Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có
con ngƣời. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đƣờng hô hấp, bệnh tim mạch,
viêm vùng họng, đau ngực, tức thở.
- Ô nhiễm nƣớc gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn
uống bằng nƣớc bẩn chƣa đƣợc xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng
nhiễm trong thức ăn nƣớc uống có thể gây ung thƣ. Dầu tràn có thể gây ngứa rộp da.
- Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm, và bệnh mất
ngủ., gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
+ Đối với hệ sinh thái:
- Điôxít lƣu huỳnh và các ôxít nitơ có thể gây mƣa axít làm giảm độ
pH của đất. Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây
trồng. Điều này sẽ ảnh hƣởng đến các cơ thể sống khác trong lƣới thức ăn.
- Khói lẫn sƣơng làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận đƣợc
để thực hiện quá trình quang hợp.
- Các loài xâm lấn có thể cạnh tranh chiếm môi trƣờng sống và làm
nguy hại cho các loài địa phƣơng, từ đó làm giảm đa dạng sinh học. Khí CO
2
sinh ra từ các nhà máy và các phƣơng tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà
kính. Trái Đất ngày một nóng dần lên. Phá hủy dần các khu du lịch tự nhiên
mà nó sẵn có.
Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu đƣợc tổ chức gần đây, các nhà khí
hậu học trên thế giới đã đƣa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái
Đất sẽ tăng thêm 1,5 - 4,50°C nếu nhƣ con ngƣời không có biện pháp hữu
hiệu để khắc phục hiện tƣợng hiệu ứng nhà kính. Bên cạnh đó, nếu nhƣ chúng
ta không ngăn chặn đƣợc hiện tƣợng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm
tới mặt nƣớc biển sẽ dâng lên từ 1,5 - 3,5 m. Có nhiều khả năng lƣợng CO
2
sẽ
tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng
khoảng 3,60°C và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30°C.
Từ đó, chúng ta có thể khẳng định việc bảo vệ môi trƣờng là nhiệm vụ
của tất cả mọi ngƣời. Giáo dục môi trƣờng là nhiệm vụ quan trọng và cần
thiết để xây dựng ý thức, thái độ, hành vi cho lớp ngƣời làm chủ tƣơng lai của
đất nƣớc, đó là học sinh trung học phổ thông.
1.3. Lý thuyết về giáo dục môi trƣờng
1.3.1. Khái niệm giáo dục môi trường
“Giáo dục môi trƣờng là quá trình giá o dụ c phát triển ở ngƣời học sự
hiểu biết và quan tâm trƣớc những vấn đề môi trƣờng bao gồm: kiến thức, thái
độ, hành vi, trách nhiệm và kỹ năng để tự mình và cùng tập thể đƣa ra các
biệ n pháp giải quyết các vấn đề trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài” [4; tr7].
Theo tác giả Phạm Viết Vƣợng: “Giáo dục môi trƣờng là quá trình tác
động làm thức tỉnh mọi ngƣời, trong đó có học sinh, để họ có nhận thức đúng
về môi trƣờng và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trƣờng, hình thành các kỹ năng
bảo vệ môi trƣờng, nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế
- xã hội, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho bản thân, gia đình và
cộng đồng.”
Giáo dục môi trƣờng có các đặc điểm:
- Là một quá trình cần đƣợc bắt đầu từ tuổi mẫu giáo và đƣợc tiếp tục
trong những năm học phổ thông cũng nhƣ trong suốt cuộc đời con ngƣời.
- Giáo dục môi trƣờng là một lĩnh vực liên ngành, cần có sự tham gia
của mọi lực lƣợng xã hội, mọi tổ chức và cá nhân.
- Động viên sự tham gia tích cực của mọi ngƣời tìm biệ n pháp bả o vệ
môi trƣờng là yêu cầu quan trọng của giáo dục môi trƣờng.
- Giáo dục môi trƣờng là sự nghiệp của toàn nhân loại, gắn với trách
nhiệm của mỗi quốc gia, mỗi con ngƣời cụ thể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
1.3.2 Mục tiêu của giáo dục môi trường cho học sinh
+ Về kiế n thứ c: giúp học sinh nắm vững hệ thống ki ến thức cơ bản về
môi trƣờng, về nguồn tài nguyên thiên nhiên, về vai trò của môi trƣờng và tài
nguyên đối với con ngƣời , những tác động của con ngƣời tới môi trƣờng ,
nhƣ̃ ng kiến thức khai thác , sử dụng môi trƣờng mộ t cách bền vững cho các
thế hệ hiện tại và tƣơng lai.
+ Về kỹ năng : giúp học sinh hình thành kỹ năng bảo vệ môi trƣờng ,
phát triển tài nguyên, cân bằng sinh thái, hƣớ ng tớ i việc học tập cách sử dụng
những công nghệ sản xuất mới có hiệu quả và tránh những thảm hoạ từ môi
trƣờng, xoá đói, giảm nghèo, đƣa ra những quyết định đúng đắn trong việ c sử
dụng tài nguyên.
+ Về thá i độ : hình thành cho học sinh ý thức, thái độ, sự quan tâm tới
môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng, ý thức đấu tranh chống lại những vi phạm,
phá hoại môi trƣờng. Tích cực tham gia vào các hoạt động giữ gìn vệ sinh,
sạch sẽ môi trƣờng sống ở nhà, ở trƣờng, thôn xóm, đƣờng phố, chăm sóc
vƣờn hoa, cây cảnh, trồng cây phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên. Có ý
thức tuyên truyền, vận động mọi ngƣời trong gia đình, làng xóm tham gia bảo
vệ môi trƣờng là thể hiện tình yêu quê hƣơng.
1.3.3. Các con đường giáo dục môi trường
Giáo dục môi trƣờng có thể thực hiện bằng nhiều con đƣờng khác nhau:
- Con đường thứ nhất để giáo dục môi trƣờng cho học sinh là thông
qua giảng dạy các môn khoa học, đặc biệt là các môn học có liên quan tới
môi trƣờng nhƣ: Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân bằng cách lồng ghép
tích hợp kiến thức về môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng.
Nội dung giáo dục tích hợp trong các môn học thông qua các chƣơng,
bài cụ thể. Việc tích hợp thể hiện ở 3 mức độ: [17, tr. 22,23]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
+ Mức độ toàn phần: mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của
chƣơng phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của giáo dục môi trƣờng.
+ Mức độ bộ phận: chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung
giáo dục bảo vệ môi trƣờng.
+ Mực độ liên hệ với thực tế địa phƣơng, nhà trƣờng một cách lôgic.
- Con đường thứ hai là tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp, huy động mọi học sinh tham gia bảo vệ môi trƣờng, cụ thể là:
+ Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trƣờng: điều tra, sáng tác (vẽ,
viết ), văn nghệ về chủ đề môi trƣờng.
+ Tổ chức các cuộc hội thảo, tranh luận trong học sinh về môi trƣờng
và bảo vệ môi trƣờng.
+ Tổ chức cho học sinh tham quan vƣờn quốc gia, khu bảo tồn, công
viên, danh lam thắng cảnh, thắng cảnh thiên nhiên nhƣ vịnh Hạ Long, nơi xử
lý rác, các nhà máy, xí nghiệp
+ Tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động thu gom, phế liệu,
xử lý rác thải trong gia đình và nơi công cộng.
+ Tổ chức tết trồng cây, trồng hoa cây cảnh, giữ gìn vệ sinh nơi ở
trong gia đình, nhà trƣờng và địa phƣơng nhân dịp tết trồng cây, ngày Môi
trƣờng thế giới 5/6
+ Thành lập các câu lạc bộ môi trƣờng sinh hoạt theo các chủ đề bảo
vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã, sử dụng năng lƣợng sạch
+ Khen thƣởng các cá nhân và tập thể học sinh thực hiện tốt các quy
định về vệ sinh môi trƣờng.
+ Phê phán, ngăn ngừa những hành vi vô ý thức phá hoại thiên nhiên,
ảnh hƣởng đến cân bằng sinh thái và môi trƣờng sống. Giáo dục môi trƣờng
không chỉ cung cấp hiểu biết về môi trƣờng mà còn đƣợc thực hiện với thái
độ tình cảm với môi trƣờng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
1.4. Lý thuyết về quản lý giáo dục môi trƣờng
1.4.1. Quản lý
1.4.1.1. Khái niệm quản lý
Quản lý là nhân tố không thể thiếu đƣợc trong đời sống và sự phát
triển của xã hội. Loài ngƣời đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển với nhiều hình
thái xã hội khác nhau nên cũng đã trải qua nhiều hình thức quản lý khác nhau.
Các triết gia, các nhà chính trị từ thời cổ đại đến nay đều rất coi trọng vai trò
của quản lý trong sự ổn định và phát triển của xã hội. Nó là một phạm trù tồn
tại khách quan và là một tất yếu lịch sử. Ở mỗi góc độ tiếp cận và hoạt động,
ngƣời ta có thể đƣa ra một quan niệm về quản lý khác nhau.
Hoạt động quản lý bắt nguồn từ phân công lao động của xã hội loài
ngƣời nhằm đạt mục đích, hiệu quả cao hơn, năng xuất cao hơn. Đó chính là
hoạt động giúp cho ngƣời đứng đầu tổ chức phối hợp sự nỗ lực các thành viên
trong nhóm, trong cộng đồng nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Trong quá trình tồn tại và phát triển của quản lý, đặc biệt trong quá
trình xây dựng lý luận về quản lý, khái niệm quản lý đƣợc nhiều nhà lý
luận đƣa ra, nó thƣờng phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động, nghiên cứu của
mỗi ngƣời.
+ Quan niệm về quản lý của một số nhà khoa học Việt Nam:
- Tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt cho rằng: “Quản lý là một
quá trình định hƣớng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt
đƣợc những mục tiêu nhất định” [18].
- Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là quá trình tác động liên
tục có tổ chức, có định hƣớng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý”.
Nhìn chung các tác giả đã nêu quan niệm của mình về quản lý với
những cách tiếp cận khác nhau nhƣng từ những quan niệm đó có thể thấy rõ
đƣợc nội hàm khái niệm quản lý nhƣ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
- Quản lý là một hoạt động lao động có mục đích điều khiển lao động.
- Trong quản lý tồn tại chủ thể quản lý và đối tƣợng quản lý, quan hệ
với nhau bằng những tác động quản lý. Những tác động quản lý chính là
những quyết định quản lý, là những nội dung mà chủ thể quản lý yêu cầu đối
với đối tƣợng quản lý.
- Quản lý là một thuộc tính bất biến nội tại của mọi quá trình lao động
xã hội. Lao động quản lý là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài ngƣời
tồn tại, vận hành, phát triển.
- Quản lý là một hệ thống xã hội trên nhiều phƣơng diện. Điều đó
cũng xác lập rằng quản lý phải có một cấu trúc và vận động trong một môi
trƣờng xác định.
Hoạt động quản lý bao giờ cũng gắn với hoạt động có ý thức của con
ngƣời và toàn xã hội dƣới tác động của hoàn cảnh nhằm định hƣớng sự vận
động và phát triển của đối tƣợng cần quản lý theo một mục đích nhất định.
Khái niệm đó phải bao quát đƣợc tất cả mọi hoạt động của con ngƣời. Đồng
thời khái niệm quản lý cũng nhƣ bất kỳ một khái niệm nào khác cũng phải
xây dựng theo những quy tắc khái niệm và không phạm phải sai lầm có thể có
khi khái niệm sẽ thuộc loại khái niệm chính xác.
Với quan niệm “Quản lý là một hoạt động có mục đích, có tổ chức của
chủ thể tác động vào đối tượng nhằm định hướng đối tượng theo những mục
đích đã đặt ra” chúng ta có thể hiểu khái niệm quản lý bao hàm những khía
cạnh sau:
- Thứ nhất, quản lý là một hoạt động có định hƣớng của chủ thể đối
với đối tƣợng. Hoạt động này đƣợc diễn ra theo hệ thống và luôn có sự tác
động qua lại không ngừng giữa chủ thể và đối tƣợng.
- Thứ hai, khách thể của quản lý không chỉ dừng lại ở sự vật, sự việc
mà bao gồm cả con ngƣời. Đặc biệt, khi đối tƣợng là con ngƣời thì trong quá