Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Con người trong văn xuôi về miền núi của các tác giả trẻ đương đại (Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy và Phạm Duy Nghĩa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.42 KB, 102 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM




CAO THỊ HỒNG VÂN





CON NGƯỜI TRONG VĂN XUÔI VỀ MIỀN NÚI
CỦA CÁC TÁC GIẢ TRẺ ĐƯƠNG ĐẠI
(CAO DUY SƠN, ĐỖ BÍCH THUÝ VÀ PHẠM DUY NGHĨA)



Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số : 60.22.34



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRỊNH BÁ ĐĨNH








Thái Nguyên, 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các
nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố
trong bất cứ một công trình nào khác.
Tác giả luận văn


Cao Thị Hồng Vân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2

LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo,
cán bộ Khoa Ngữ văn, phòng Quản lý và Đào tạo sau Đại học trường Đại
học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi được học tập trong suốt
thời gian qua.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Trịnh Bá Đĩnh, người đã tận
tình hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận
văn.
Lời cuối cùng tôi xin cảm ơn những người thân và bạn bè đã động viên,
khuyến khích tôi hoàn thành tốt khoá học Thạc sĩ này.



Tác giả luận văn


Cao Thị Hồng Vân



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3

i

MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục i

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Lí do chọn đề tài 1

2. Lịch sử vấn đề 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5


3.1. Đối tượng nghiên cứu 5

3.2. Phạm vi nghiên cứu 6

4. Phương pháp nghiên cứu 6
5. Đóng góp của luận văn 6

PHẦN NỘI DUNG 7
Chương 1: QUAN NIỆM VÀ SỰ THỂ HIỆN CON NGƯỜI MIỀN
NÚI TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 7

1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học 7

1.2. Quan niệm và sự thể hiện con người miền núi trong văn xuôi
Việt Nam hiện đại 10

1.2.1. “Người rừng” trong văn xuôi trước 1945 10

1.2.2. Người thay đổi số phận trong văn xuôi từ 1945 đến trước “Đổi
mới” 16

1.2.3. Con người đa diện, đa chiều từ “Đổi mới” đến nay 23

Chương 2: CÁC KIỂU NHÂN VẬT NGƯỜI MIỀN NÚI TRONG
VĂN XUÔI CAO DUY SƠN, ĐỖ BÍCH THUÝ, PHẠM DUY NGHĨA 31

2.1. Con người tha hoá 31

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4


ii

2.2. Con người tâm linh 38

2.3. Nhân vật cô đơn 47

Chương 3: NHỮNG ĐẶC SẮC VỀ NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CON
NGƯỜI MIỀN NÚI TRONG VĂN XUÔI CAO DUY SƠN, ĐỖ BÍCH
THUÝ, PHẠM DUY NGHĨA 57
3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình 57

3.2. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật 62

3.3. Tổ chức cốt truyện thể hiện số phận nhân vật 71

3.4. Thiên nhiên như phương tiện thể hiện nhân vật 79

3.5. Ngôn ngữ thể hiện tính cách nhân vật 84

KẾT LUẬN 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong ngôi nhà văn học hiện đại Việt Nam, văn xuôi miền núi

chiếm một vị thế đặc biệt mà theo nhà văn Ma Văn Kháng thì đây là “đề tài
đầy tính nhân văn” mà mỗi lần “đọc những trang viết thành công về đề tài này
của mình và bạn bè tôi vẫn mê đắm cái hồn cốt nhân ái của nó”. Cái hồn cốt
ấy làm nên một hương vị riêng, một thứ “đặc sản” của núi rừng và do đó “văn
xuôi miền núi chiếm lĩnh được một vẻ đẹp riêng không thay thế được, không
ai bắt chước được” (Phong Lê). Ngoài một số truyện đường rừng ra đời trước
năm 1945, đề tài dân tộc và miền núi trong văn xuôi Việt Nam hiện đại chủ
yếu được hình thành và phát triển sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945. Dưới
ánh sáng của thời đại mới, xứ sở vùng cao quanh năm mây trắng đã trở thành
mối duyên nợ với nhiều cây bút văn chương. Nhiều nghệ sĩ tên tuổi như Nam
Cao, Tô Hoài, Ma Văn Kháng, Nguyễn Tuân đã có những khoảng thời gian
nhất định được chung sống gắn bó để rồi thấu hiểu, từ đó viết nên những
trang văn sinh động về cuộc sống con người miền núi trong thời đại cách
mạng, kháng chiến và công cuộc xây dựng đất nước. Từ sau năm 1975 đặc
biệt là sau những năm Đổi mới, bên cạnh các cây bút tên tuổi, văn xuôi miền
núi còn thu hút sự tham gia của nhiều cây bút trẻ và đã gặt hái được những
thành công nhất định. Có thể thấy trong vòng chưa đầy một thế kỉ hình thành
và phát triển, với sự tham gia đông đảo của các tác giả bao gồm cả người
Kinh và người dân tộc thiểu số, văn học miền núi đã có những đóng góp quan
trọng cho sự vận động phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại.
1.2. Trong đội ngũ đông đảo các nhà văn viết về miền núi, Cao Duy
Sơn, Đỗ Bích Thúy và Phạm Duy Nghĩa được coi là những cây bút tuy còn
trẻ nhưng đã có nhiều tìm tòi khám phá và sớm khẳng định được chỗ đứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6

2

của mình trên văn đàn. Họ khá tiêu biểu cho các cây bút văn xuôi đương đại
viết về miền núi.
Từ mảnh đất Lào Cai xa xôi, Phạm Duy Nghĩa chính thức bước vào

làng văn với Cơn mưa hoa mận trắng (truyện đoạt giải nhất cuộc thi truyện
ngắn 2003-2004 do Tuần báo Văn nghệ và Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp
tổ chức). Cả Ban sơ khảo và chung khảo đều thống nhất cho rằng “đây là một
truyện ngắn vững chãi và cổ điển, đào xới và tôn vinh tính người trong con
người”. Chỉ trong vòng chưa đầy mười năm, Phạm Duy Nghĩa đã lần lượt cho
ra đời bốn tập truyện ngắn có giá trị. Và cùng với luận án tiến sĩ “Văn xuôi
Việt Nam hiện đại về dân tộc và miền núi” được tác giả bảo vệ thành công
năm 2010, Phạm Duy Nghĩa đã trở thành đứa con cưng của nền văn học
đương đại viết về dân tộc và miền núi.
Là nhà văn nữ có nhiều duyên nợ với văn chương, đặc biệt là văn
chương miền núi, Đỗ Bích Thúy sớm trở thành cái tên quen thuộc và được
nhiều người yêu mến. Hai lăm tuổi chị đã đoạt giải nhất cuộc thi truyện ngắn
do Tạp chí Văn Nghệ Quân đội tổ chức với chùm truyện Sau những mùa
trăng, Đêm cá nổi và Ngải đắng ở trên núi. Tiếp đến là tiểu thuyết Bóng của
cây sồi đoạt giải C cuộc thi Sáng tác văn học cho tuổi trẻ 2003-2004 của Nhà
xuất bản Thanh niên và Tuần báo Văn nghệ. Năm 2005, Tiếng đàn môi sau
bờ rào đá của chị đã được đạo diễn Ngô Quang Hải chuyển thể thành công
thành tác phẩm điện ảnh Chuyện của Pao, tác phẩm đoạt giải Cánh diều vàng
của Hội điện ảnh Việt Nam. Với những khởi đầu thành công này, Đỗ Bích
Thúy đã bước đầu định hình là cây bút chuyên tâm với đề tài miền núi - một
đề tài không phải người cầm bút trẻ nào cũng dám lựa chọn.
Trong số những nhà văn là người dân tộc thiểu số Việt Nam, Cao Duy
Sơn được độc giả biết đến với một chất giọng riêng. Tuy mới xuất hiện trên
văn đàn nhưng tác phẩm của anh đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7

3

bạn đọc và đạt được nhiều giải thưởng lớn trong đó phải kể đến tập truyện
ngắn Ngôi nhà xưa bên suối đã giành giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam

năm 2008 và giải thưởng Văn học Đông Nam Á năm 2009. Với quan niệm “
Viết văn là một cuộc viễn du về cội nguồn”, Cao Duy Sơn đã tự hào khi “gọi
được tên quê hương” qua những trang văn của mình.
1.3. Là một giáo viên trẻ làm công tác giảng dạy tại trường Dự bị Đại học
Dân tộc Trung ương - ngôi trường giành cho các con em dân tộc thiểu số ở 19
tỉnh thành phía Bắc, việc tìm hiểu đề tài này còn có ý nghĩa thiết thực lâu dài đối
với bản thân chúng tôi. Giúp chúng tôi hiểu thêm về cuộc sống con người và nền
văn hóa nơi đây, biết gần gũi và gắn bó với học trò miền núi, để những bài giảng
trong cuộc đời đứng lớp của chúng tôi trở nên thật sự có ý nghĩa.
2. Lịch sử vấn đề
- Văn xuôi miền núi vốn là một đề tài hấp dẫn, thu hút được sự quan
tâm lớn của giới văn học, nhất là trong những năm trở lại đây. Điều này được
thể hiện ở đội ngũ sáng tác ngày một đông đảo, số lượng tác phẩm phong phú,
nhiều tác phẩm có giá trị nhất định. Nhiều công trình phê bình nghiên cứu ra
đời, trong đó phải kể đến công trình nhiều tập “Văn học các dân tộc thiểu số
Việt Nam hiện đại” của Lâm Tiến. Ở công trình này tác giả đã đặt ra nhiều
vấn đề như: mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, nghệ thuật văn xuôi,
thành công và cả những hạn chế của văn học dân tộc thiểu số Việt Nam. Công
trình này đã được Nguyên Ngọc đánh giá “là công trình đầu tiên cố gắng phác
một cái nhìn khái quát, toàn diện về toàn bộ nền văn học các dân tộc thiểu số
Việt Nam hiện đại”. Con đường phát triển của văn xuôi miền núi hôm nay lại
là vấn đề được Dương Thuấn quan tâm và đặt ra trong nhiều bài viết như:
“Nét mới của văn học dân tộc và miền núi”; “Nâng cao chất lượng văn học
viết về dân tộc và miền núi là nhiệm vụ quan trọng hiện nay” Ngoài ra còn
có một số bài viết với cái nhìn sắc diện của các nhà nghiên cứu như bài “Văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8

4

xuôi miền núi một thắng lợi mới trong văn học các dân tộc thiểu số” (1972)

của Vũ Minh Tâm, “Sự hình thành văn xuôi” của Giáo sư Phong Lê trong
sách “40 năm văn hoá nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam 1945 - 1985”,
“Về một vài đặc điểm dân tộc qua một số tiểu thuyết miền núi” của tác giả
Đinh Văn Định. Đặc biệt năm 1988 Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc cho in
cuốn “ Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại” gồm các bài viết về
16 nhà văn, nhà thơ dân tộc thiểu số trong đó có 8 cây bút văn xuôi (Triều Ân,
Vi Thị Kim Bình, Nông Minh Châu, Y Điêng, Hoàng Hạc, Vi Hồng, Mã A
Lềnh và Nông Viết Toại) đã cho thấy sự quan tâm của các nhà nghiên cứu đối
với sự phát triển của nền văn xuôi miền núi trong giai đoạn hiện nay.
- Văn xuôi miền núi đương đại cũng được đề cập đến trong nhiều luận
văn nghiên cứu. Năm 2010 nhà văn Phạm Duy Nghĩa đã bảo vệ thành công
luận án tiến sĩ “Văn xuôi Việt Nam hiện đại về dân tộc và miền núi”. Đây là
công trình đầu tiên đã nghiên cứu toàn diện và hệ thống về văn xuôi dân tộc
và miền núi bao gồm cả tác phẩm của người Kinh và người dân tộc thiểu số từ
khi ra đời đến nay, đem lại cái nhìn bao quát, toàn cảnh về một đề tài lớn
trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Khu biệt hơn, tác giả Mai Thị Kim
Oanh với luận văn “Đề tài dân tộc và miền núi trong sáng tác của Đỗ Bích
Thúy và Phạm Duy Nghĩa” đã chỉ ra cách tiếp cận hiện thực đời sống và con
người miền núi trong sáng tác của những nhà văn trẻ mà tiêu biểu là Đỗ Bích
Thúy và Phạm Duy Nghĩa. Nguyễn Minh Trường trong luận văn thạc sĩ Ngữ
văn “Truyện ngắn về đề tài dân tộc miền núi phía Bắc (qua các tác phẩm của
Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thuý và Nguyễn Huy Thiệp)” đã đi sâu tìm hiểu hình
tượng cuộc sống và con người miền núi trong truyện ngắn Cao Duy Sơn và
Đỗ Bích Thuý. Ngoài ra còn có một số luận văn nghiên cứu về những cây bút
trẻ viết về miền núi song chủ yếu ở phương diện nghệ thuật, như: “Nghệ thuật
trần thuật trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy” (Ngô Thị Yên), “Đặc điểm truyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9

5


ngắn Cao Duy Sơn” (Đinh Thị Minh Hảo), “Thế giới nghệ thuật trong truyện
ngắn Cao Duy Sơn (Lý Thị Thu Phương), “Nghệ thuật truyện ngắn Phạm Duy
Nghĩa” (Đoàn Thị Hải Yến)
Qua khảo sát sơ bộ chúng tôi nhận thấy: xung quanh vấn đề dân tộc và
miền núi đã có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu và gặt hái được những
thành công nhất định. Văn xuôi miền núi qua cái nhìn của một số tác giả trẻ
như Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy, Phạm Duy Nghĩa bước đầu cũng đang
được đặt ra. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên biệt về hình
tượng những con người trên vùng rẻo cao trong văn học đương đại. Vì vậy
chúng tôi lựa chọn đề tài “Con người trong văn xuôi về miền núi của các tác
giả trẻ đương đại (Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy và Phạm Duy Nghĩa)”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài khảo sát toàn bộ các sáng tác viết về con người miền núi của ba
nhà văn Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy và Phạm Duy Nghĩa trong đó tập trung
chủ yếu vào một số tác phẩm tiêu biểu sau:
- Tập truyện ngắn Những đám mây hình người - Cao Duy Sơn, Nxb
Văn hóa Dân tộc, 2002.
- Tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối - Cao Duy Sơn, Nxb Văn hóa
Dân tộc, 2007.
- Tập truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá - Đỗ Bích Thúy, Nxb
Công an Nhân dân, 2005.
- Tập truyện ngắn Cơn mưa hoa mận trắng - Phạm Duy Nghĩa, Nxb
Thanh niên, 2007.
-Tập truyện ngắn Đường về xa lắm - Phạm Duy Nghĩa, Nxb Công an
Nhân dân, 2007.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10

6


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu vào những phương diện cơ bản
sau: Một số kiểu nhân vật người miền núi trong sáng tác của Cao Duy Sơn,
Đỗ Bích Thúy và Phạm Duy Nghĩa; những độc đáo về nghệ thuật thể hiện con
người trong tác phẩm của ba nhà văn này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu những phương pháp
sau:
4.1. Phương pháp khảo sát, thống kê.
4.2. Phương pháp phân tích văn bản văn học.
4.3. Phương pháp so sánh.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần khám phá và lí giải những sáng tạo độc đáo, mới
mẻ trong việc xây dựng hình tượng con người miền núi phía Bắc ở các sáng
tác của Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy và Phạm Duy Nghĩa. Từ đó thấy được vị
trí của các nhà văn trẻ viết về miền núi trong nền văn học đương đại.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung
được chia làm ba chương:
Chương 1: Quan niệm và sự thể hiện con người miền núi trong văn
xuôi Việt Nam hiện đại
Chương 2: Các kiểu nhân vật người miền núi trong văn xuôi Cao Duy
Sơn, Đỗ Bích Thúy, Phạm Duy Nghĩa
Chương 3: Những đặc sắc về nghệ thuật thể hiện con người trong văn
xuôi Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy, Phạm Duy Nghĩa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11

7


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1

QUAN NIỆM VÀ SỰ THỂ HIỆN CON NGƯỜI MIỀN NÚI
TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học
Trong nghệ thuật nói chung và trong văn học nói riêng, con người là
đối tượng nhận thức trung tâm, là thước đo cho sự tiến bộ nghệ thuật từ xưa
đến nay, là cái đích để văn học hướng tới. Con người là “hệ quy chiếu ẩn
chìm trong hình thức nghệ thuật” và đóng một vai trò quan trọng trong văn
học. Khi đánh giá thành tựu của một nền văn học hay một xu hướng, một tác
giả, một giai đoạn văn học không thể không quan tâm đến quan niệm nghệ
thuật về con người của nền văn học ấy, giai đoạn ấy, nhà văn ấy.
Quan niệm nghệ thuật về con người là yếu tố cơ bản nhất, then chốt nhất
của một chỉnh thể nghệ thuật chi phối toàn bộ tính độc đáo và hệ thống nghệ
thuật của chỉnh thể ấy. Quan niệm nghệ thuật về con người giúp ta thâm nhập
vào cơ chế tư duy của văn học, khám phá quy luật vận động, phát triển của hình
thức văn học. Đó chính là nội dung ẩn chứa bên trong mỗi tác phẩm biểu hiện.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán,Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên, thì khái niệm quan niệm nghệ thuật về
con người được quan niệm "là nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con
người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể
hiện đời sống với một chiều sâu nào đó.
Là sự miêu tả hữu hạn của thế giới vô hạn là cuộc đời, hình tượng
văn học phải được mở đầu và kết thúc ở đâu đó, con người và cảnh vật
phải được nhìn ở giác độ nào đó. Để tái hiện cuộc sống con người, tác
giả phải hiểu cách họ giao tiếp với nhau, với thế giới và với bản thân,
cách họ sống, hành động và suy nghĩ, điều họ quan tâm và không quan
tâm trong cuộc đời. Tổng hợp tất cả mọi điều đó tạo thành cái mô hình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12


8

nghệ thuật về thế giới và con người bao quát mà tác giả xuất phát để
khắc họa hình tượng của những con người và số phận cụ thể, tổ chức
quan hệ của các nhân vật, giải quyết xung đột, xây dựng kết cấu tác
phẩm. Quan niệm nghệ thuật thể hiện cái giới hạn tối đa trong cách hiểu
thế giới và con người của một hệ thống nghệ thuật, thể hiện khả năng,
phạm vi, mức độ chiếm lĩnh đời sống của nó" [12].
Tiếp thu những quan niệm của lý luận văn học về quan niệm nghệ
thuật, thi pháp học cho rằng quan niệm nghệ thuật về con người “là sự lý
giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy của con người đã được hóa thân thành các
nguyên tắc, phương tiện, biện pháp hình thức thể hiện con người trong
văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân
vật trong đó”.
Xuất phát từ hai góc nhìn: Văn học là nhân học (tức là cách hiểu
về con người, khẳng định con người là đối tượng trung tâm của văn học;
con người có vị trí, vai trò, ý nghĩa đặc biệt trong sáng tạo văn học); Và
con người được xây dựng như thế nào trong văn học, khác biệt gì với
con người tôn giáo, triết học, khoa học, Trần Đình Sử đi đến nhiều nhận
xét quan trọng: "Nghiên cứu quan niệm về con người trong văn học
không giống với việc tìm hiểu con người trong các học thuyết triết học.
Con người trong văn học là sự ý thức về con người, là cách hiểu về con
người và cuộc đời làm cơ sở cho việc sáng tạo ra các hình tượng nghệ
thuật hòa tan trong sự miêu tả các hình tượng sống động. Nhiệm vụ của
người nghiên cứu là vạch ra quan niệm ấy như là các lý bên trong của
hình tượng".Trên tinh thần này, Trần Đình Sử chứng minh trong lịch sử
văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến nay, quan niệm về con người là yếu tố
quan trọng tạo ra tính khu biệt của từng thời đại văn học và của từng tác
giả: Quan niệm nghệ thuật về con người ở thời trung đại là khác biệt với

thời hiện đại; giữa Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ cũng
là khác biệt; giữa Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao không thể
có khuôn khổ thống nhất về con người. Cũng là con người cá nhân, cá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13

9

thể, nhưng thời trung đại tính cá nhân, cá thể được khẳng định trong các
lý tưởng lớn; còn ở thời hiện đại, cá nhân, cá thể của con người được soi
chiếu tương quan của các mối quan hệ của hoàn cảnh xã hội. Phương
diện này, Trần Đình Sử lý giải ở hai góc độ: Thứ nhất, xuất phát từ các
biểu hiện lặp đi lặp lại của nhiều nhân vật, thông qua các yếu tố bền
vững, được tô đậm để tạo nên chúng; thông qua công thức giới thiệu
nhân vật; chân dung nhân vật, ngoại hình, trang phục, hành động, tâm lý,
nội dung. Và tính cách nếu hiểu là lôgic của hình tượng con người thì nó
là yếu tố mang tính quan niệm; Thứ hai "quan niệm nghệ thuật về con
người của nhà văn không phải là bất cứ cách cắt nghĩa có tính phổ quát,
tột cùng mang ý vị triết học, nó thể hiện cái giới hạn tối đa trong việc
miêu tả con người. Mà chỉ trong giới hạn đó mới có khác biệt với các
quan niệm thông thường và mới có tính sáng tạo”.
Quan niệm nghệ thuật về con người tất nhiên cũng mang dấu ấn sáng
tạo của người nghệ sĩ, gắn với cái nhìn đầy tính phát hiện độc đáo của nhà
nghệ sĩ. Và ở mỗi thể loại văn học khác nhau, mỗi thời kì lịch sử khác nhau
lại có những quan niệm khác nhau. Quan niệm nghệ thuật về con người là
hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời sống, là quy chiếu ẩn chìm trong
hình thức nghệ thuật, nó gắn với phạm trù phương pháp sáng tác, phong cách
nghệ thuật, là thước đo của hình thức văn học và là cơ sở của tư duy nghệ
thuật, tạo nên cá tính sáng tạo của nhà văn.
Quan niệm nghệ thuật luôn hướng vào con người trong mọi chiều sâu
của nó, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá giá trị nhân văn

vốn có của văn học. Nhà văn là người suy nghĩ về con người, cho con người,
do đó càng khám phá sâu quan niệm nghệ thuật về con người thì càng đi sâu
vào thực chất sáng tạo và đánh giá đúng thành tựu của nhà văn ấy.
L. Tônxtôi từng ví con người như dòng sông mà “Nước trong mọi con
sông như nhau và ở đâu cũng thế cả nhưng mỗi con sông khi thì hẹp, khi chảy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14

10

xiết, khi thì rộng, khi thì êm, khi thì trong veo, khi thì lạnh, khi thì đục, khi thì
ấm. Con người cũng như vậy. Mỗi con người mang trong mình những mầm
mống của mọi tính chất con người và khi thể hiện tính chất này, khi thể hiện
những tính chất khác và thường là hoàn toàn không giống bản thân mình tuy
vẫn cứ là chính mình”.Ý kiến này vừa chỉ ra tính chất phong phú, phức tạp
của con người với tư cách cá nhân, vừa cho thấy cả tính nhân loại với tư cách
“giống”, “loài” mà tự nhiên nhào nặn. Con người vốn phức tạp như thế cho
nên đòi hỏi quan niệm nghệ thuật về con người luôn có sự thay đổi. Khi quan
niệm nghệ thuật về con người thay đổi thì nó sẽ kéo theo sự thay đổi của toàn
bộ chỉnh thể nghệ thuật. Cho nên khi nghiên cứu tác phẩm văn học chúng ta
phải nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm đó để đi
sâu khám phá, chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật mà nhà văn đó đã thể hiện ở tác
phẩm của mình.
1.2. Quan niệm và sự thể hiện con người miền núi trong văn xuôi Việt
Nam hiện đại
1.2.1. “Người rừng” trong văn xuôi trước 1945
Đầu thế kỷ XX, cùng với quá trình hiện đại hoá nền văn học Việt Nam,
văn học dân tộc và miền núi chính thức ra đời. Với sức hút của một “miền đất
lạ”, một“món lạ” với bao điều kì thú, bí ẩn về một miền đất “ma thiêng nước
độc”, văn học về cuộc sống và con người miền núi đã bắt đầu được các nhà
văn và độc giả quan tâm. Tuy nhiên trước năm 1945 văn xuôi viết về miền núi

mới chỉ có tác phẩm của các văn sĩ người Kinh mà giới nghiên cứu quen gọi
những tác phẩm này là “truyện đường rừng”. Mảng hiện thực mới mẻ, phong
phú và hấp dẫn này đã thu hút sự chú ý của nhiều cây bút với những tác phẩm
gây ấn tượng như của Lan Khai với Truyện đường rừng, Suối đàn, Hồng thầu,
Đỉnh non thần; Thế Lữ với Vàng và máu, Bên đường thiên lôi; Tchya với
Thần hổ, Ai hát giữa rừng khuya; Lưu Trọng Lư với Người sơn nhân; Nhất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15

11

Linh với Lan rừng; Khái Hưng với Tiếng khèn; Nguyễn Tuân có Đỉnh non
Tản; Vũ Bằng với Cô gái Thổ quang khăn đỏ; Vũ Trọng Phụng có Đi săn
khỉ… Những sáng tác của họ đã thực sự mở ra một thời kỳ mới cho “giai
đoạn văn chương rừng núi” (Thế Phong).
Với bút danh “Lâm tuyền khách”, Lan Khai được biết đến với tư cách
là “người mở đường vào thế giới sơn lâm”, là “nhà văn đường rừng chuyên
viết về mạn ngược”, nơi mà anh đã sinh ra, lớn lên và gắn bó máu thịt với
tiếng gọi của rừng thẳm. Thế Lữ vừa là cây bút tiên phong trong phong trào
Thơ mới vừa là nhà văn đường rừng có tên tuổi. Với tác phẩm Vàng và máu,
Thế Lữ đã được nhà nghiên cứu Phan Trọng Thưởng đánh giá là “tác giả đạt
đến đỉnh cao nghệ thuật của loại truyện li kì rùng rợn”. Cùng viết về đề tài
này, Lý Văn Sâm thể hiện rất rõ chất “đường rừng” của vùng núi phía Nam
của Tổ quốc. Vũ Tùng cho rằng “Nếu tính từ tác phẩm truyện đường rừng đầu
tiên là Kon Trô đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy vào tháng 6 năm 1942 đến
truyện vừa Một truyện oan cừu viết vào năm 1954, Lý Văn Sâm có khoảng 12
năm viết truyện đường rừng. Điểm đặc biệt là ông viết truyện đường rừng vào
giai đoạn cuối của thể tài này, khi trên toàn quốc gần như không còn ai viết
truyện đường rừng nữa nhưng vẫn được độc giả hoan nghênh”. Như vậy có
thể thấy đề tài miền núi đã thu hút các cây bút văn xuôi từ cực Bắc đến mảnh
đất phía Nam của Tổ quốc và chỉ trong khoảng non nửa đầu của thế kỷ XX,

truyện đường rừng đã đóng góp cho văn xuôi dân tộc hàng loạt những cây bút
với những tác phẩm tiêu biểu, bước đầu phản ánh sinh động và rõ nét cuộc
sống của những con người vùng cao.
Đi sâu khám phá cuộc sống con người miền núi từ nhiều góc nhìn khác
nhau, các nhà văn giai đoạn này đã cho bạn đọc hiểu thêm về đời sống hết sức
phong phú của đồng bào trong thế giới sơn lâm. Đó là những nếp sinh hoạt
của cộng đồng các dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác, từ người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16

12

Mông trên đỉnh núi cao trong tác phẩm Mọi rợ đến người Tày ở thung lũng
Suối đàn, người Dao trong động Hồng thầu… đều có thói quen làm nương,
phát rẫy, săn bắn, dùng ngựa làm phương tiện giao thông đi lại. Mỗi tác phẩm
còn là một khám phá nghệ thuật về đời sống tâm tư tình cảm của người miền
núi. Đó là câu chuyện tình giữa chàng trai Mai Kham và cô gái Dua, họ yêu
nhau thắm thiết nhưng lại bị tên quan lang phá hoại. Để bảo toàn giá trị của
tình yêu hai người lần lượt kết thúc đời mình bằng lưỡi dao oan nghiệt (Rừng
khuya - Lan Khai). Trong tác phẩm Suối đàn, Lan Khai để cho cô gái Tày
phải tìm đến cái chết vì rơi vào mâu thuẫn vừa không nỡ phụ tình người xưa
tàn tật vừa không dám bội bạc với người đang yêu mình. Người phụ nữ trong
Hồng thầu, Đỉnh non thần (Lan Khai) là những con người yêu đến đau đớn và
tuyệt vọng, chờ đợi người thương cho đến chết như “hòn đá vọng phu”.
Sống giữa một thiên nhiên hoang vu, ghê rợn và đầy rẫy nguy hiểm,
con người càng cảm thấy nhỏ bé và đơn độc hơn bao giờ hết. Thiên nhiên với
sức mạnh kì bí mà con người không thể khám phá và chế ngự được. Trong ấn
tượng của người miền núi, thiên nhiên trở nên vô cùng đáng sợ “Chung quanh
cái thung lũng ấy có một dãy núi đá cao vây kín bốn mặt, y như một bức
tường thành vậy…lối vào thung lũng không có, người ta phải nhân một khúc
suối mà lội ngược dòng mới vào được. Nhưng con đường duy nhất ấy, phải

người nào quen lắm mới vào được. Và chính nó là một cái biểu hiện về sự độc
lập của bọn người trong động” (Hồng thầu - Lan Khai ). Trước một Văn Dú
“hoang vu”, “hiện ra với một vẻ riêng oai linh và màu nhiệm” khiến những
con người sống quanh đó phải “sợ hãi” và “kính nể” như “một vật có tri giác,
có quyền phép làm hại con người” và “Ai nói tới Văn Dú là nói tới một sự gở
lạ” bởi nơi đó “là nơi ẩn chứa những tai hoạ ghê gớm”, “là cái nguồn những
sự khủng khiếp và những chuyện kinh hoàng” (Vàng và máu - Thế Lữ). Tin
rằng có thế giới thần thánh ma quỷ với một sức mạnh khủng khiếp có thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17

13

quyết định mạng sống con người “Thần núi Văn Dú linh thiêng lắm, lại rất
độc ác và hay nghi ngờ…người nào hoặc vô tình, hoặc cả gan đến thần núi là
bị thần bắt và giết đi”.Thậm chí có một thời người ta còn đặt lệ tế thần bằng
một cô gái trẻ đẹp. Cái chết của tên cướp Nùng Khai, của người khách và vô
số người trong hang Văn Dú thực chất là do lòng tham vô đáy của con người
chứ không phải do thần núi gây ra. Không chỉ sợ thần núi, con người còn tin
rằng có thần hổ. Được coi là chúa sơn lâm của rừng thẳm, con hổ luôn là nỗi
ghê sợ của con người. Môtip hổ, thần hổ, hổ hoá người, người hoá hổ xuất
hiện khá nhiều trong các tác phẩm thời kì này.Trong truyện Người hoá hổ,
anh Mèo đen người Hmông có mẹ già tự nhiên hoá hổ, xé xác cháu ăn thịt rồi
chốn vào rừng sâu “mất hết quần áo, toàn thân lông lá mọc đầy”. Đặc biệt
trong tác phẩm Thần hổ, Tchya miêu tả cuộc đấu tranh sinh tồn một mất một
còn giữa một bên là con cháu họ Đèo với một bên là thần hổ qua nhiều thế hệ.
Xưa kia ông tổ của họ Đèo dám phạm đến một con hổ già, làm hắn chột một
mắt và tuyệt đường sinh dục. Sau này thần hổ tìm người họ Đèo để báo thù.
Sự báo thù thật là ghê gớm: tất cả con cháu họ Đèo khi đã sa vào nanh vuốt
hổ, người nào cũng bị móc mất một mắt và bị cắn xé mất hạ bộ. Trong quan
niệm thời đó, con người sống với tự nhiên làm sao thì sẽ được tự nhiên đáp

trả vậy. Thần hổ là câu chuyện về nhân quả và cách ứng xử của con người
trước tự nhiên còn đầy bí hiểm. Trong Ai hát giữa rừng khuya (Tchuya) thế
giới của ma quỷ hiện lên thật ghê rợn trước mắt tôi: “hai con ma, hai cái hồn
uất ức của hai kẻ chịu tử hình, lâu ngày không tiêu đi được tụ lại thành bóng,
hấp thụ mãi khí thiêng của trời đất”.
Có thể thấy trong nhận thức của các nhà văn thời đó, con người miền
núi không tách rời với thế giới tự nhiên hoang sơ, kì bí. Con người là một bộ
phận và chịu lệ thuộc vào tự nhiên. Thế giới người - ma, người - vật, cõi âm -
cõi dương đan cài. Con người chấp nhận chung sống với vùng đất còn vô số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18

14

những điều kì lạ. “Đằng sau câu chuyện li kì, bí hiểm và sự ghê rợn về mối
quan hệ người - mãnh thú, người - ma là dấu vết của một thế giới quan thơ
mộng còn lưu lại, là môtip chủ đề quen thuộc về ân oán, thù hận, về số kiếp
tiền định”.
Sống giữa thiên nhiên hoang sơ, huyền bí, tính cách con người miền
núi cũng mang nét kì dị và đáng sợ :“Trong các giống người mạn ngược, bọn
Hồng thầu này tính đa nghi hơn cả… Mỗi khi đứng trước người lạ, họ thường
có vẻ ngờ vực, lấm lét và sẵn sàng có những cử chỉ bài ngoại một cách gần
như một con thỏ khi thấy người lại gần. Cái thói đa nghi ấy rất nguy hiểm cho
những ai không may lạc vào trong giang sơn của họ” (Hồng thầu). Sự dã man
trong tính cách ấy có khi còn biến thành thú tính khi người vợ Mán của Khôi
đã phẫn uất bóp chết đứa con, vùi xác rồi tự treo cổ lên một cành khế giữa
rừng vì không thấy chồng trở về (Hồng thầu). Một cô gái Thổ vì trả thù cho
người yêu mà dám giết người, dám tới nơi hoang vắng thuyết phục một người
con trai không quen biết ra tận giữa dòng thác vớt xác kẻ thù, quăng cái xác
rồi lao mình vào giữa dòng thác để giữ trọn tình yêu “Trông con mắt lóng
lánh của người con gái, cùng với cái mặt đanh thép kia, tôi tưởng chừng thấy

cái khí chất của núi rừng, của cái tâm hồn Thổ Mán hiện ra” (Đêm trăng).
Đánh giá về một số cây bút tiêu biểu của truyện đường rừng, các nhà
nghiên cứu đã có nhiều ý kiến xung quanh việc mô tả và khắc hoạ tính cách
con người miền núi. Lâm Tiến cho rằng trong truyện đường rừng của Thế Lữ
và Lan Khai người miền núi “chỉ được xuất hiện với dáng hình méo mó, xa lạ,
bí hiểm và kì quái, ngô nghê và man dại”. Vũ Ngọc Phan thì cho rằng “đọc
Lan Khai ta mới thấy nhà tiểu thuyết đưa người ta vào tận rừng thẳm, dắt
người ta một cách thân mật vào các gia đình Thổ, Mán và cho người ta được
thấy những tâm tính kì dị”. Hay Nguyễn Long cho rằng “những nhà văn đó
thường mô tả rừng núi là nơi âm u rùng rợn đầy chết chóc, nơi ma thiêng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19

15

nước độc. Con người ở đây thường chỉ được sống theo bản năng. Hành động
của họ thường được mô tả là táo bạo, rùng rợn. Ngay cả những phong tục tập
quán của người dân tộc cũng được mô tả như một cái gì hết sức kì quái hoặc
là khủng khiếp hoặc là mông muội”. Những ý kiến trên tuy còn thiếu khách
quan và toàn diện trong việc nhìn nhận và đánh giá vai trò của các nhà văn
đường rừng cũng như khả năng phản ánh con người trong tác phẩm của họ,
song cũng đã chỉ ra những nét tính cách chung của con người miền núi giữa
một thiên nhiên hoang dại và kì bí.
Làm nên sức hấp dẫn của loại truyện đường rừng giai đoạn này không
thể không nhắc đến vai trò của các nhân tố kì ảo. Tràn ngập trong các câu
chuyện là những yếu tố mang đầy màu sắc ma quái và kinh dị. Các nhà văn
viết về miền núi giai đoạn này đã rất giỏi trong việc tạo không khí truyện, làm
cho loại truyện đường rừng có một phong cách rất riêng biệt.Trong Ma
thuồng luồng, Lan Khai gợi ra một hình trạng khủng khiếp khi con vật mang
hình hài kì dị từ hang sâu chui lên cưỡng hiếp một anh phù thuỷ người Dao.
Hay trong truyện Đôi vịt con, tác giả miêu tả một chàng trai người Kinh cưới

một cô gái Thổ làm vợ nhưng lại bạc tình bỏ về xuôi, bị gia đình người vợ
dùng thuật chài làm cho tiêu mòn sinh lực, thổ ra huyết rồi chết. Khi vừa tắt
thở thì có “đôi vịt con từ bụng trôi qua cuống họng ra ngoài rồi biến mất”.Viết
về con người miền núi, các tác giả thường quan tâm nhiều đến miêu tả hành
động mà ít chú ý đến nội tâm nhân vật, nếu có cũng chỉ đôi nét về tâm hồn
người phụ nữ. Người miền núi sống sơ giản nên tính cách, ngoại hình và hành
động thống nhất với nhau, ít có nét tâm lí phức tạp như trong các tác phẩm
giai đoạn sau. Ở giai đoạn này các tác giả văn xuôi đường rừng vẫn chịu
nhiều ảnh hưởng của lối tư duy truyện truyền kì Trung đại nên ước lệ là biện
pháp chủ yếu được sử dụng trong miêu tả, đặc biệt là trong miêu tả ngoại hình
nhân vật, chẳng hạn như việc mô tả nhân vật sau đây của Lan Khai: “Dua
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20

16

Phăn nồng thắm như một bông hoa hải đường, dịu dàng như mùi hoa liếp li,
bí mật như một liềm trăng hạ tuần và xa xôi như một cái bóng trong
mộng…”(Rừng khuya).Với những hạn chế nhất định về tư duy văn học, về
quan niệm và cái nhìn nên những sáng tác về miền núi ở giai đoạn này mới
chỉ được coi là sự tiếp bước của truyện truyền kì Trung đại hoặc được xếp vào
loại “tiểu thuyết truyền kì” (Vũ Ngọc Phan), một số tác phẩm nhất là của
Tchya khá gần với truyện cổ tích.
Với sức hấp dẫn riêng ở một vùng hiện thực mới được khai phá, cùng
với biệt tài của các nhà văn đã đưa một số truyện kinh dị đường rừng vào
danh sách “Những tác phẩm vượt thời gian” của Nhà xuất bản Văn học. Nhà
nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thiện đã đề cao vai trò tiên phong mở đường của
Thế Lữ, Lan Khai, Lý Văn Sâm trong đề tài miền núi của văn học dân tộc
“Qua sáng tác, các ông cho thấy mảng đề tài này đã bổ sung cho nhận thức
hướng tới sự chân thật và đúng đắn về cái nhìn đối với cuộc sống và con
người ở miền núi nước ta ngay từ trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945. Cảnh

sắc thiên nhiên hùng vĩ còn nhiều hoang dã của Tây Bắc và Tây Nam Bộ,
những con người của các dân tộc sống cực khổ, tăm tối nhưng tính cách thật
thà, hồn nhiên, bộc trực qua dáng điệu, hành động, nói năng…dưới ngòi bút
ấm áp, tình cảm của các ông, đã vạch lên những đường cày đầu tiên xới lật
một trong những nguồn mạch phong phú của đời sống hiện thực, chứa đựng
những nét đặc sắc của văn học dân tộc”. Sự xuất hiện và thành công của
những nhà văn viết truyện đường rừng trên đã góp phần làm mới, làm phong
phú và hoàn chỉnh diện mạo của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX.
1.2.2. Người thay đổi số phận trong văn xuôi từ 1945 đến trước “Đổi mới”
Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công đã mở ra một thời kì mới
trong lịch sử dân tộc: thời kì độc lập tự do. Đây cũng là thời kì phải đấu tranh
cam go, khốc liệt với hai kẻ thù Pháp và Mĩ để bảo vệ nền hoà bình, giải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21

17

phóng và thống nhất đất nước. Dưới ánh sáng của thời đại mới, nhân dân
miền núi trở thành một bộ phận không thể thiếu trong cuộc cách mạng dân tộc
và con người miền núi cũng trở thành một đối tượng thẩm mĩ vô cùng quan
trọng cho nền văn học cách mạng. Có thể nói, sự phát triển của văn học miền
núi giai đoạn này là sự kế thừa, phát triển của thể loại truyện đường rừng giai
đoạn trước 1945 và được kết tinh ở những cây bút xuất sắc như Nam Cao, Tô
Hoài, Nguyên Ngọc… những nhà văn đã có công “góp phần khai phá, mở
đường cho văn xuôi dân tộc miền núi hình thành và phát triển” (Lâm Tiến).
Nếu như văn xuôi đường rừng trước năm 1945 hình dung con người
miền núi là những “giống người”, “bọn người”, “người mọi” mà sự dã man từ
thời mông muội của loài người dường như vẫn còn rơi rớt lại thì sau năm
1945 cái nhìn đối với con người miền núi đã có sự thay đổi. Từ cái nhìn phiến
diện của “con mắt người Hà Nội” lúc ban đầu về sau Nam Cao đã nhận ra
rằng “Người Mán chẳng có gì đáng sợ…Họ chẳng giết ai và cũng chẳng có gì

là quái gở”. Hơn nữa tác giả nhận ra rằng người Mán tốt và cũng tràn đầy tinh
thần cách mạng “Họ nhịn ăn, giấu cơm đem cho người cách mạng ăn” (Nhật
kí ở rừng). Nhà phê bình Lâm Tiến cho rằng “Với Nhật kí ở rừng, Nam Cao
đã vẽ nên một bức tranh tuy còn đơn giản nhưng rất chân thực, mới mẻ về con
người, cuộc sống của các dân tộc miền núi”.
Là người mở đường xuất sắc của văn xuôi cách mạng về miền núi, sau
Cách mạng Tháng 8 Tô Hoài đến với đồng bào Tây Bắc và đắm mình trong
cuộc sống của các dân tộc miền núi. Ông cùng ăn ở, cùng sinh hoạt với họ,
cùng “ăn thịt ngựa, thịt chó nhạt, ăn rêu đá nướng và bọ hung xào như bà con,
cùng vác củi, thổi sáo, bắt chuột, bắt con rúi và đêm trăng sáng theo thanh
niên Hmông đi “cướp vợ”. Sống với người miền núi, ông thật sự quý họ. Ông
tâm sự: “Tôi thích những người ấy lắm. Cô thì nhận là em. Cô thì nhận là con.
Qua họ, mình biết được người thật, việc thật, người bình thường việc bình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22

18

thường. Vì thế trước kia tôi có biết tí gì về miền núi đâu. Nhưng bây giờ tôi
dám viết về miền núi.Tôi đã viết say sưa về miền núi. Tôi đã để công phu vào
việc học tiếng miền núi và đã tha thiết yêu người miền núi, coi miền núi như
quê hương mình vậy”. Tác phẩm Núi cứu quốc được tác giả viết năm 1948 đã
thể hiện được cảnh sống vất vả, thiếu thốn nhưng giàu ý nghĩa đối với cách
mạng cũng như ý chí quyết tâm chiến đấu của đồng bào miền núi. Tuy nhiên
tác phẩm còn nhiều hạn chế như còn nặng về thể hiện, miêu tả các tài liệu, bề
mặt của hiện thực mà ít đi vào khám phá chiều sâu, bản chất của nó để rồi
“chết chìm trong tài liệu” như nhà văn đã tâm sự. Năm 1960 tập Truyện Tây
Bắc ra đời với ba truyện ngắn là Cứu đất cứu mường, Mường Giơn và Vợ
chồng A Phủ trong đó Vợ chồng A Phủ được đánh giá là “tác phẩm thành
công xuất sắc đầu tiên về miền núi trong văn xuôi cách mạng hiện
đại”(Nguyễn Văn Long). Tập truyện có một vị trí chắc chắn trong văn học

đương đại Việt Nam. Nó mở rộng đề tài sang những vùng núi hẻo lánh còn ít
được nhà văn đào xới. Ở đấy “cảnh và người Tây Bắc hiện ra hài hoà đường
nét, ấm màu sắc, êm ái âm thanh” và tác giả đã thành công trong việc “miêu
tả con người chuyển biến ý thức từ tự phát đến tự giác là một đặc trưng của
ngòi bút Tô Hoài”. Đóng góp của tác giả ở chỗ ông đã nhận thức và đi sâu
vào cuộc đời, thân phận khổ cực của con người miền núi tựa như một trái núi
đè nặng con người từ khi sinh ra cho đến lúc chết, từ kiếp này sang kiếp khác,
trùng điệp nỗi khổ như kiếp trâu ngựa tôi đòi “đời con, đời cháu bao giờ hết
nợ thì thôi” (Vợ chồng A Phủ), để rồi tác giả đi tới cái nhận thức thật đau đớn
và khó hiểu là làm sao con người có thể kéo dài kiếp sống lay lắt và mù mịt
như thế và ý nghĩa cuộc đời con người khi sinh ra là gì? Trăn trở với những
kiếp sống tôi đòi của con người vùng cao, nhất là thân phận của người phụ nữ
miền núi dưới chế độ xưa, Tô Hoài đã thâu tóm cuộc đời người đàn bà miền
núi trong những câu văn ám ảnh “Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23

19

năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp và dù lúc đi hái củi, lúc
xay ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao
giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm vẫn có lúc,
đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi
vào làm việc cả đêm cả ngày”. Dưới sức mạnh của cường quyền và thần
quyền, cuộc đời của con người vùng cao trở nên bi thảm hơn bao giờ hết. Đó
là cô Ảng “mười bảy tuổi phải đem thân đi nâng giấc ông lão sáu mươi”. Một
cô Mị có chồng mà không biết đến hạnh phúc lứa đôi “không có lòng với
nhau mà vẫn phải ở với nhau”. Đi đến tận cùng của cái khổ nhưng nhân vật
của Tô Hoài không gục ngã. Khi ánh sáng cách mạng chiếu sáng khắp các bản
làng miền Tây, cuộc đời mỗi con người đã thay đổi. Bà lão Ảng xúc động
“một đời không biết mặt cái ruộng, cái nương. Bây giờ sắp chết mới được biết

ở lều canh nương thế này”. Mị tìm được hạnh phúc khi đến Phiềng Sa “từ
những hôm ấy Mị mới thật thấy được có chồng”. Ở tiểu thuyết Miền Tây tác
giả đặt ra những vấn đề thiết thực trong buổi đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội
và củng cố chính quyền cách mạng ở vùng cao, qua hệ thống ngôn ngữ diễn tả
được nếp cảm nghĩ của người miền núi - một thứ ngôn ngữ quần chúng được
nâng lên ở một trình độ nghệ thuật mới chứ không lạm dụng tiếng địa
phương. Tuy nhiên theo đánh giá của các nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ, Hà
Minh Đức thì tác phẩm vẫn còn những hạn chế trong việc xây dựng nhân vật
còn nhẹ về đời sống nội tâm, yếu về chiều sâu tính cách. Tác giả mới nêu lên
được những biến đổi về kinh tế và cương vị xã hội chứ chưa đi thật sâu vào
những biến đổi bên trong tâm hồn mỗi con người. Ngoài ra những tác phẩm
Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, Họ Giàng ở Phìn Sa, Nhớ Mai Châu… của Tô Hoài
tiếp tục ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người miền núi qua những
con người thực như Hoàng Văn Thụ, Kim Đồng, Vừ A Dính…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24

20

Xuất hiện ở thập kỷ 60 của thế kỉ XX, Ma Văn Kháng là người tiếp nối
tài năng trong văn xuôi miền núi hiện đại. Các tập truyện như Xa Phủ, Người
con trai họ Hạng, Gió rừng đã được các nhà nghiên cứu đánh giá cao. Ở
những tác phẩm này nhân vật nhìn chung đã mang những nét cá tính sinh
động với mâu thuẫn bao hàm trong tính cách. Liên tục từ những năm 1960
xuất hiện các tác phẩm Rẻo cao (1962) của Nguyên Ngọc; Miền Tây của Tô
Hoài; Mùa mận hậu (1972), Cái móng ngựa (1973) và Bài ca trăng sáng
(1974) của Ma Văn Kháng; Lặng lẽ Sa Pa và Núi đỗ quyên của Nguyễn
Thành Long… Hầu hết các tác phẩm đều viết về sự đổi thay trong suy nghĩ,
nhận thức và hành động của con người miền núi. Họ đã tích cực, chủ động
chuyển mình để trở thành những con người mới làm chủ cuộc đời trong dòng
chảy chung của đất nước và làm nên sự đổi thay mạnh mẽ của làng bản quê

hương mình. Chị San Mẩy (Hương thảo quả) - tổ trưởng tổ đổi công, chủ
nhiệm hợp tác xã; cô Vàng Mỷ (Đường xa) - chiến sĩ thi đua dân quân La Pan
Tẩn; chị Hạng A Cơ (Một khoảng cách) - chủ tịch xã Hồng Ngài; cô giáo
Giàng Thị Xoá (Mùa mận hậu)… là hình ảnh những người phụ nữ Dao,
Hmông hoàn toàn đổi khác. Họ không dễ dàng đầu hàng số phận, không chịu
để cho những định kiến, hủ tục hay những khó khăn trói buộc mình để vươn
lên trong cuộc sống mới. Đảng, cách mạng đã dẫn đường chỉ lối, đã tiếp thêm
sức mạnh để con người miền núi hôm nay thoát khỏi mọi trói buộc của kiếp
sống nô lệ để trở thành con người mới tự do, để cảm nhận được “cuộc đời
mới thật đẹp”, “cuộc đời mới dài rộng quá”, cuộc đời đã cho con người
“những con đường mới, quan hệ mới, những người bạn thân yêu, những đồng
chí thân thiết” (Đường xa).
Bên cạnh các sáng tác về miền núi của người Kinh thì giai đoạn này
cũng đã đánh dấu sự ra đời của nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Năm 1958 xuất hiện tác phẩm văn xuôi đầu tiên của văn học dân tộc thiểu số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25

×