Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Đánh giá kết quả chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006 đến 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (890.33 KB, 95 trang )


1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
o0o




NGUYỄN THỊ HOÀ




ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ
DỤNG TỪ ĐẤT NÔNG NGHIỆP SANG ĐẤT PHI
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
THANH LIÊM – TỈNH HÀ NAM
GIAI ĐOẠN 2006 – 2010



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Mã số : 60 85 01 03


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. LƢƠNG VĂN HINH






Thái Nguyên - 2012

2
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây
dựng kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Việt Nam có hơn 70% dân số
lao động trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. Vì thế việc bảo vệ
và sử dụng bền vững đất nông, lâm nghiệp giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Xác
định được tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách đúng
đắn, phù hợp trong công tác quản lý và khai thác sử dụng tài nguyên đất.
Tuy nhiên, trong điều kiện mở mang đô thị, sự phát triển của các khu công
nghiệp, các khu chế suất, nhà máy sản xuất… đất sản xuất nông nghiệp ở nước ta sẽ
ngày càng giảm. Vấn đề đặt ra là cần phải quy hoạch và bố trí sử dụng đất hợp lý
trên cơ sở tiết kiệm đất đai, hạn chế thấp nhất sự mất đất mà vẫn đảm bảo sự phát
triển ổn định, bền vững.
Kinh tế càng phát triển, quá trình công nghiệp hoá nông thôn được đẩy mạnh
góp phần làm cho đời sống của người dân từng bước được cải thiện. Mặt khác, dưới
áp lực của sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế nông thôn, nhu cầu của người
dân ngày càng nâng cao. Từ đó, xuất hiện nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất
theo xu thế từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.
Hà Nam là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, liền kề với thủ đô Hà Nội, khu
vực có mức tăng trưởng kinh tế khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ
trọng ngành công nghiệp, dịch vụ; giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Để tiếp tục thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn
theo tinh thần Nghị quyết trung ương 5 khoá IX, Hà Nam cần ưu tiên cho đầu tư
xây dựng khu công nghiệp tập trung, phát triển các cụm công nghiệp làng nghề
truyền thống ở nông thôn, kết hợp với việc xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất
hàng hoá, dịch vụ và kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hoàn chỉnh, giảm bớt khoảng
cách giữa thành thị và nông thôn theo hướng đô thị hoá nông thôn. Do vậy, việc
nghiên cứu thực trạng quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất khi thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn để tìm được nguyên nhân và

3
ảnh hưởng của quá trình này đã và đang tác động như thế nào tới quá trình phát
triển nông nghiệp, nông thôn trên các mặt: kinh tế - xã hội - môi trường hướng tới
phát triển bền vững, từ đó đề xuất những giải pháp quản lý, sử dụng đất hợp lý đem
lại hiệu quả cao và bền vững là rất cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết
quả chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên
địa bàn huyện Thanh Liêm – tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006 – 2010”
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
- Đánh giá thực trạng việc chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang
đất phi nông nghiệp giai đoạn 2006 – 2010.
- Đánh giá tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến phát triển
nông nghiệp, nông thôn về các mặt: kinh tế - xã hội - môi trường trên địa bàn huyện
Thanh Liêm.
- Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp theo
hướng bền vững đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa
phương.
2.2. Yêu cầu
- Đề tài nghiên cứu trên cơ sở số liệu điều tra trung thực, chính xác, đảm bảo
độ tin cậy và phản ánh đúng thực trạng sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu.

- Việc phân tích, xử lý số liệu trên cơ sở khoa học, có định tính, định lượng
bằng các phương pháp nghiên cứu thích hợp.
- Đánh giá đúng thực trạng, đề xuất những giải pháp, kiến nghị trong việc sử
dụng đất bền vững trên cơ sở tuân thủ Luật đất đai, Luật bảo vệ Môi trường và một
số Luật có liên quan. Đồng thời việc phát triển phải phù hợp với điều kiện tự nhiên
kinh tế xã hội của địa phương nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, đảm bảo tính ổn
định, bền vững trong quá trình phát triển.

4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Khái niệm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp
1.1.1. Đất nông nghiệp
Theo Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 [7], đất nông nghiệp là
đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm
đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và
đất nông nghiệp khác.
Theo Điều 13, Luật Đất đai 2003 [24], căn cứ vào mục đích sử dụng, đất nông
nghiệp được phân loại như sau:
- Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi,
đất trồng cây hàng năm khác;
- Đất trồng cây lâu năm;
- Đất rừng sản xuất;
- Đất rừng phòng hộ;
- Đất rừng đặc dụng;
- Đất nuôi trồng thuỷ sản;
- Đất làm muối;
- Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ.
1.1.2. Đất phi nông nghiệp

Theo Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 [7], đất phi nông nghiệp
là đất đang được sử dụng không thuộc nhóm đất nông nghiệp; bao gồm đất ở, đất
chuyên dùng, đất tôn giáo, tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất sông, ngòi,
kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng, đất phi nông nghiệp khác.
Theo Điều 13, Luật Đất đai [24], căn cứ vào mục đích sử dụng, đất phi nông
nghiệp được phân loại như sau:
- Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp;
- Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

5
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công
nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho
hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
- Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây
dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi
ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng
các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ.
- Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng.
- Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.
- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.
- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng.
- Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ.
1.1.3. Hiệu quả sử dụng đất
Ngày nay, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành chiến
lược quan trọng có tính toàn cầu. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của nhân loại, bởi nhiều lẽ:
Một là, tài nguyên đất vô cùng quý giá. Bất kỳ nước nào, đất đều là tư liệu sản
xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngành kinh tế quốc
dân. Nói đến tầm quan trọng của đất, từ xa xưa, người Ấn Độ, người Ả-rập, người

Mỹ đều có cách phát ngôn bất hủ: “Đất là tài sản vay mượn của con cháu”. Người
Mỹ còn nhấn mạnh “ đất không phải là tài sản thừa kế của tổ tiên”. Người Ét-xtô-
ni-a, người Thổ Nhĩ Kỳ coi “có một chút đất còn quý hơn có vàng”. Người Hà Lan
coi “mất đất còn tồi tệ hơn sự phá sản”. Gần đây trong báo cáo về suy thoái đất toàn
cầu, UNEP khẳng định “Mặc cho những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vĩ đại, con
người hiện đại vẫn phải sống dựa vào đất”. Đối với Việt Nam, một đất nước với
“Tam sơn, tứ hải, nhất phân điền”, đất càng đặc biệt quý giá.
Hai là, tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng ít ỏi. Toàn lục địa
trừ diện tích đóng băng vĩnh cửu (1.360 triệu héc-ta) chỉ có 13.340 triệu héc-ta có
khả năng canh tác. Trong đó phần lớn có nhiều hạn chế cho sản xuất do quá lạnh,
khô, dốc, nghèo dinh dưỡng, hoặc quá mặn, quá phèn, bị ô nhiễm, bị phá hoại do

6
hoạt động sản xuất hoặc do bom đạn chiến tranh. Diện tích đất có khả năng canh tác
của lục địa chỉ có 3.030 triệu héc-ta. Hiện nhân loại mới khai thác được 1.500 triệu
héc-ta đất canh tác.
Ba là, diện tích tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm do áp
lực tăng dân số, sự phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và các hạ tầng kỹ thuật.
Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người của thế giới hiện nay chỉ còn 0,23
ha, ở nhiều quốc gia khu vực châu Á, Thái Bình Dương là dưới 0,15 ha, ở Việt Nam
chỉ còn 0,11 ha. Theo tính toán của Tổ chức Lương thực thế giới (FAO), với trình
độ sản xuất trung bình hiện nay trên thế giới, để có đủ lương thực, thực phẩm, mỗi
người cần có 0,4 ha đất canh tác.
Bốn là, do điều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con người, hậu quả của
chiến tranh nên diện tích đáng kể của lục địa đã, đang và sẽ còn bị thoái hóa, hoặc ô
nhiễm dẫn tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và nhiều hậu quả nghiêm
trọng khác. Trên thế giới hiện có 2.000 triệu héc-ta đất đã và đang bị thoái hóa,
trong đó 1.260 triệu héc-ta tập trung ở châu Á, Thái Bình Dương. Ở Việt Nam hiện
có 16,7 triệu héc-ta bị xói mòn, rửa trôi mạnh, chua nhiều, 9 triệu héc-ta đất có tầng
mỏng và độ phì thấp, 3 triệu héc-ta đất thường bị khô hạn và sa mạc hóa, 1,9 triệu

héc-ta đất bị phèn hóa, mặn hóa mạnh. Ngoài ra tình trạng ô nhiễm do phân bón,
hóa chất bảo vệ thực vật, chất thải, nước thải đô thị, khu công nghiệp, làng nghề,
sản xuất, dịch vụ và chất độc hóa học để lại sau chiến tranh cũng đáng báo động.
Hoạt động canh tác và đời sống còn bị đe dọa bởi tình trạng ngập úng, ngập lũ, lũ
quét, đất trượt, sạt lở đất, thoái hóa lý, hóa học đất
Năm là, lịch sử đã chứng minh sản xuất nông nghiệp phải được tiến hành trên
đất tốt mới có hiệu quả. Tuy nhiên, để hình thành đất với độ phì nhiêu cần thiết cho
canh tác nông nghiệp phải trải qua hàng nghìn năm, thậm chí hàng vạn năm. Vì vậy,
mỗi khi sử dụng đất đang sản xuất nông nghiệp cho các mục đích khác cần cân nhắc
kỹ để không rơi vào tình trạng chạy theo lợi ích trước mắt [2].

7
1.1.4. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Có nhiều tiêu chí tiếp cận khác nhau về chuyển đổi mục đích sử dụng đất
(CĐMĐSDĐ):
Về mặt nội dung công việc thì CĐMĐSDĐ bao gồm các bước cụ thể sau: thu
hồi đất đai để phục vụ cho các dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy
hoạch; bồi thường, hỗ trợ cho các đối tượng có đất bị thu hồi; giải toả các công
trình, tài sản có trên mặt đất; thực hiện các chính sách tái định cư (TĐC) như: chỗ ở,
việc làm, thu nhập, ổn định cuộc sống; giao đất, cho thuê đất cho các chủ dự án để
họ sử dụng theo các mục đích đã được phê duyệt.
Về mặt mục đích thì CĐMĐSDĐ tạo điều kiện cần thiết cho sự phát triển. Ở
nước ta hiện nay đó là sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ, chuyển
đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả hơn. Xây dựng hệ thống đô thị là xây dựng
những trung tâm kinh tế của một địa phương, một vùng lãnh thổ hay trên phạm vi
cả nước; chuyển từ sản xuất nông nghiệp với năng suất và hiệu quả thấp sang những
ngành nghề mới có năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Nếu tiếp cận theo tiêu chí “tính chất”, thì CĐMĐSDĐ không chỉ đơn thuần là
quá trình mang tính chất kỹ thuật: tạo mặt bằng cho quá trình triển khai xây dựng
công trình…mà đó là một quá trình mang tính kinh tế, chính trị, xã hội rộng lớn.

Như vậy, nhìn một cách tổng quát thì CĐMĐSDĐ là quá trình từ việc Nhà
nước ra các quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã
giao, đến việc giao đất, cho thuê đất cho các chủ đầu tư để sử dụng theo các mục
đích mới và giải quyết hậu quả các vấn đề phát sinh trong quá trình đó bằng các
hình thức và phương pháp thích hợp (bao gồm bồi thường đất, bồi thường và giải
toả các công trình trên mặt đất; TĐC, hỗ trợ, đào tạo giải quyết việc làm mới; hỗ
trợ, ổn định đời sống của người bị thu hồi đất) nhằm mục tiêu thực hiện tốt kế
hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân,
góp phần thực hiện tốt mục tiêu xã hội công bằng, dân chủ, văn minh [19].
1.1.5. Vai trò của đất đai đối với sản xuất công nghiệp
Theo luật đất đai 1993, đất đai là một tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là
tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là

8
địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh
quốc phòng.
Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Không có đất
thì không có một ngành sản xuất nào, không có một quá trình lao động nào diễn ra,
không thể có sự tồn tại của xã hội loài người.
Trong công nghiệp, đất đai là yếu tố đầu vào quan trọng, làm địa điểm, làm cơ
sở của các nhà máy, cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, công trình công nghiệp,
giao thông, thủy lợi Ngành công nghiệp không thể hình thành, hoạt động và phát
triển khi không có đất đai, không có địa điểm hoạt động. Không những thế, đất đai
còn cung cấp một số yếu tố đầu vào trực tiếp cho các ngành công nghiệp như: các
tài nguyên trong lòng đất, trên bề mặt trái đất. Đất đai còn cung cấp một số nguyên
liệu đầu vào gián tiếp cho công nghiệp thông qua các hoạt động sản xuất nông
nghiệp. Đất đai còn là nơi xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt
động của ngành công nghiệp: hệ thống điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc
Sự phát triển nhah chóng của các ngành công nghiệp đòi hỏi mở rộng quy mô, diện
tích cho các nhu cầu này.

1.1.6. Tính tất yếu phải chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp
Khoa học công nghệ ngày nay phát triển nhanh như vũ bão, kinh tế tri thức
đang đi vào cuộc sống, toàn cầu hoá là xu thế tất yếu, công nghiệp hoá là con đường
giúp các nước chậm phát triển rút ngắn thời gian so với các nước đi trước. Công
nghiệp hoá là nhân tố quyết định làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất,
chuyển nền kinh tế từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang phương thức sản xuất
mới, hiện đại nền kinh tế dựa trên nền đại công nghiệp và dịch vụ chất lượng cao.
CNH, HĐH phản ánh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển
mạnh khu vực công nghiệp và dịch vụ; chuyển dịch cơ cấu lao động đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hoá, tăng nhanh lao động làm công nghiệp và dịch vụ, giảm mạnh
lao động làm nông nghiệp. Công nghiệp hoá diễn ra đồng thời với phát triển các
vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế mở, khu công nghiệp tập trung, các trung tâm
dịch vụ lớn. Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp làm thay đổi cơ
cấu sử dụng đất theo hướng thu hẹp dần diện tích đất nông nghiệp, mở rộng diện

9
tích đất phi nông nghiệp. Đất đai được chuyển đổi mục đích sử dụng nhằm đáp ứng
yêu cầu CNH, HĐH sử dụng đất phù hợp điều kiện kinh tế, xã hội của vùng, địa
phương góp phần phát triển mạnh nền kinh tế, xã hội.
Hiện nay, mức độ CNH, HĐH ở nước ta vẫn còn ở mức thấp để trở thành
nước công nghiệp, cơ cấu kinh tế chủ yếu phải là công nghiệp và dịch vụ và kéo
theo nó, đại bộ phận lao động làm việc trong ngành công nghiệp và dịch vụ Năm
2007, lao động làm nông nghiệp ở Việt Nam vẫn chiếm tới 50,2% tổng số lao động.
Vì vậy, đẩy nhanh hơn nữa quá trình CNH, HĐH là một yêu cầu khách quan và cấp
bách nhất của sự phát triển.
CNH, HĐH ở nước ta là quá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển
mạnh công nghiệp và dịch vụ. Để làm được công việc này, tất yếu phải phân bổ lại
các nguồn lực phát triển kinh tế, trong đó, trước hết là nguồn nhân lực, đất đai và
lao động, phải chuyển một bộ phận đất nông nghiệp sang phục vụ cho việc xây
dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, các nhà máy và cơ sở hạ tầng. Như một

quy luật tất yếu, CNH, HĐH kéo theo quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang
đất phi nông nghiệp. Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang ở giai đoạn đầu của quá
trình CNH, HĐH, công nghiệp hoá ở nước ta cũng đang diễn ra theo chiều rộng và
chiều sâu. Trong những năm gần đây và cho đến năm 2020, khi nền kinh tế nước ta
cơ bản trở thành một nền kinh tế công nghiệp, công nghiệp hoá ở nước ta đã và sẽ
tiếp tục diễn ra với quy mô lớn. Một bộ phận đất đai, mà chủ yếu là nông nghiệp sẽ
được chuyển đổi mục đích sử dụng để xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất,
các nhà máy và cơ sở hạ tầng. Đồng thời phải chuyển một bộ phận quan trọng lực
lượng lao động của khu vực nông nghiệp là khu vực có năng suất lao động thấp,
sang khu vực công nghiệp và dịch vụ là những khu vực có năng suất lao động cao hơn.
CNH, HĐH là một quá trình tất yếu đối với bất cứ một dân tộc nào, một quốc
gia nào trong quá trình xây dựng và phát triển. Quá trình công nghiệp hoá cũng là
quá trình biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức
sinh hoạt xã hội với rất nhiều thay đổi diễn ra trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn
hoá. Trong quá trình đó, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang
đất phi nông nghiệp diễn ra mang tính quy luật, góp phần đẩy mạnh CNH – HĐH,

10
công nghiệp, dịch vụ, tăng lượng hàng hoá được sản xuất trong nước, giảm nhập
khẩu những mặt hàng thiết yếu thoả mãn nhu cầu hàng hoá của người dân, xây dựng
các khu công nghiệp, thu hút được hàng trăm dự án đầu tư ở trong và ngoài nước
với hàng chục tỉ USD và hàng ngàn tỷ đồng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đi liền với quá trình
nâng cấp, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và các công trình phục vụ phát triển kinh
tế – xã hội và an ninh quốc phòng, phục vụ lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc gia mà
bắt đầu bằng hệ thống giao thông, tiếp theo đó là hệ thống cấp điện, thoát nước, hệ
thống thông tin liên lạc, trung tâm thương mại, dịch vụ. Tốc độ phát triển các khu
công nghiệp càng nhanh thì hệ thống cơ sở hạ tầng và các công trình công cộng
càng hiện đại.
Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp làm tăng diện tích đất

phi nông nghiệp kéo theo chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp tạo
điều kiện thu hút, giải quyết việc làm ổn định cho hàng triệu lao động với thu nhập
tương đối khá, giúp họ từng bước cải thiện điều kiện và nâng cao đời sống vật chất
cũng như tinh thần của bản thân và gia đình, tăng tỉ lệ lao động trong ngành công
nghiệp, dịch vụ, giảm dần lao động trong ngành nông nghiệp nông thôn. Thực tế
cho thấy các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất đi vào hoạt động thu hút một lượng
lớn lao động vào làm việc trong các xưởng sản xuất. Trước đây lao động trong nông
nghiệp chiếm đến 70%-80% tổng số lao động cả nước, lượng đất nông nghiệp có
hạn, cảnh đất chật người đông, thu nhập cả năm trông chờ vào 2 vụ lúa và phụ
thuộc nhiều vào thời tiết nên cuộc sống rất bấp bênh. Khi vào làm trong các nhà
máy, xí nghiệp thu nhập sẽ ổn định hơn. Họ sẽ được đào tạo trình độ cũng như tay
nghề, tiếp xúc với những phương thức sản xuất mới tiên tiến, mô hình chung làm
tăng trình độ dân trí cho người dân địa phương [22].
1.2. Lý luận về phát triển bền vững và sử dụng đất bền vững
1.2.1. Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển
về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai

11
xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi
quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa riêng để
hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó [17].
1.2.2. Vấn đề sử dụng đất bền vững
Ưu tiên sử dụng đất tốt cho nông nghiệp, dành đất xấu (có khả năng sản xuất
thấp) cho các mục đích phi nông nghiệp. Điều hòa giữa áp lực tăng dân số và tăng
trưởng về kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng đất bền vững. Quản lý hệ thống
nông nghiệp nhằm đảm bảo có sản phẩm tối đa về lâu dài, đồng thời duy trì độ phì
nhiêu đất. Bảo đảm phát triển tài nguyên rừng nhằm thỏa mãn nhu cầu về thương
mại, chất đốt, xây dựng và dân dụng mà không làm mất nguồn nước và thoái hóa

đất. Sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch bảo đảm lợi ích trước mắt cũng như lâu dài
của người sử dụng đất và cộng đồng. Khi phân bố sử dụng đất cho các ngành kinh
tế quốc dân cần sử dụng bản đồ, tài liệu đất và đánh giá phân hạng đất đai mới xây
dựng, nâng cao chất lượng quy hoạch và dự báo sử dụng lâu dài.
Thực hiện chiến lược phát triển đa dạng, khai thác tổng hợp đa mục tiêu: nông
- lâm kết hợp, chăn nuôi dưới rừng, nông - lâm và chăn nuôi kết hợp, nông - lâm -
ngư kết hợp, nông lâm ngư mục kết hợp, nông ngư kết hợp Quản lý lưu vực để
bảo vệ đất và nước, phát triển thủy lợi, giữ vững cân bằng sinh thái nhằm duy trì sự
tác động hỗ trợ lẫn nhau giữa đồng bằng và vùng đồi núi. Phát triển các cây lâu năm
có giá trị kinh tế, thương mại cao và góp phần bảo vệ đất trên vùng đất dốc như:
chè, cà-phê, cao-su, cây ăn quả. Áp dụng quy trình và công nghệ canh tác thích hợp
theo từng vùng, tiểu vùng, đơn vị sinh thái và hệ thống cây trồng. Phát triển ngành
công nghiệp phân bón và nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón thông qua viêc phối
hợp tốt giữa phân bón hữu cơ, vô cơ, phân sinh học, vi lượng, trên cơ sở kết quả
nghiên cứu phân tích đất, đặc điểm đất đai và nhu cầu dinh dưỡng của cây. Trong
canh tác nông nghiệp, cần quan tâm thâm canh ngay từ đầu, thâm canh liên tục và
theo chiều sâu.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách quản lý và bảo tồn tài nguyên đất.
Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ
thuật, giao đất, giao rừng, cho dân vay vốn phát triển sản xuất, thâm canh nhằm xóa

12
đói, giảm nghèo và bảo đảm an toàn lương thực. Phát động quần chúng làm công
tác bảo vệ đất. Đẩy mạnh hợp tác giữa các tổ chức trong nước, khu vực và quốc tế
trong việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án và kế hoạch hành động bảo
vệ và sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững [17].
1.3. Tình hình chuyển đổi đất nông nghiệp của một số nƣớc trên thế giới
1.3.1. Trung Quốc
Trong quá trình phát triển của Trung Quốc, chính sách sử dụng đất nông
nghiệp, chính sách đô thị hóa và công nghiệp hóa đã có những đóng góp quan trọng

vào tăng trưởng kinh tế. Ngay sau khi Cách mạng thành công, Nhà nước Trung
Quốc đã tiến hành cải cách ruộng đất. Đây là một bước vĩ đại công bằng hóa đời
sống nông thôn, 46 triệu ha tước đoạt của địa chủ được chia cho 300 triệu nông
nghèo, tạo nên động lực sản xuất to lớn, đáo ứng nguyện vọng ngàn đời của nông
dân, thu nhập của nông dân tăng dần, thu hẹp khoảng cách với cuộc sống thành thị.
Sau thời kỳ “nhảy vọt”, Trung Quốc theo hướng tập thể hóa đã làm mất đi
hiệu quả của cải cách ruộng đất, đất đai và các tư liệu sản xuất chính mà sinh hoạt
và kinh tế gia đình cũng bị tập thể hóa; đây là thời kỳ bình quân trong thiếu thốn
của nông thôn.
Trong giai đoạn đầu của cải cách kinh tế (từ năm 1978-1984) các chính sách
mới trong nông nghiệp (phi hợp tác hóa) được coi như một bước mới của “cải cách
ruộng đất”. Nông dân được trao quyền sử dụng đất trong 15 năm và quyền này được
phép thừa kế. Thu nhập bình quân nông hộ tăng 10%/năm, nhanh hơn mức thu nhập
của hộ thu gia đình ở thành phố.
Trong giai đoạn thứ hai của cuộc cải cách, hàng loạt các chính sách cải cách
về nông nghiệp được áp dụng: thị trường nông sản tự do hơn, chấm dứt độc quyền
trong kinh doanh phân bón đặc biệt là công nghiệp hương trấn (do địa phương:
huyện, xã, thị trấn quản lý) phát triển mạnh, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho
nông dân. Từ năm 1980-1989 đã tạo được 80 triệu việc làm mới ở nông thôn, thu
nhập của nông dân tăng đều từ 2-3%/năm.
Quá trình chuyển dịch đất nông nghiệp sang các loại đất khác (chủ yếu là đất
công nghiệp và đất ở) của Trung Quốc tăng đã làm cho diện tích đất canh tác ngày

13
càng giảm, diện tích canh tác bình quân đầu người của Trung Quốc chỉ bằng 1/3
mức trung bình trên thế giới. Cạnh tranh giữa sản xuất nông nghiệp và sản xuất
công nghiệp, phát triển đô thị ngày càng nhanh về tài nguyên tự nhiên làm cho giá
thành sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng nhanh; tốc độ tăng thu nhập của nông
thôn giảm dần (từ 3,09% năm 1980 xuống 2,47% năm 1997), ngày càng tụt hậu so
với mức tăng ngày càng nhanh của thu nhập cư dân thành phố. Khoảng cách chênh

lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị ngày càng xa nhau. Năm 1978, cư dân
thành phố chiếm 18% dân số cả nước có thu nhập chiếm 34% tổng thu nhập cả
nước; năm 1996 tỷ lệ dân số thành phố là 28% nhưng chiếm tới 50% thu nhập cả
nước. Thu nhập bình quân đầu người ở 10 thành phố lớn của Trung Quốc từ năm
1997 đến 1999 tăng từ 2.490 USD lên 2.670 USD/năm; trong khi thu nhập bình
quân đầu người ở nông thôn cùng giai đoạn giảm từ 966 USD xuống còn
870 USD/năm.
Đối với đất nông nghiệp, Luật đất đai của Trung Quốc quy định: “Nhà nước
bảo hộ đất canh tác, khống chế nghiêm ngặt chuyển đất canh tác thành phi canh
tác”. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc năm 1994 rất thấp so với thế giới.
Như vậy, mỗi giai đoạn thăng trầm của lịch sử kinh tế, chính trị, xã hội Trung
Quốc đều ẩn chứa sự thành bại bởi tác động của một cơ chế, chính sách về nông
nghiệp nói chung và sử dụng đất nông nghiệp nói riêng. Song, những hậu quả tác
động của quá trình chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất công nghiệp là đất ở đến
đời sống xã hội Trung Quốc là rất lớn. Chính sách “ khống chế nghiêm ngặt
chuyển đất canh tác thành phi canh tác tại Trung Quốc ra đời chậm hơn so với một
số nước trong khu vực song đã thu được nhiều thắng lợi trên con đường công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [25].
1.3.2. Nhật Bản
Nhật Bản là một nước tiến hành cải cách kinh tế sớm nhất ở châu Á, quá độ từ
nền kinh tế phong kiến tiểu nông lên công nghiệp hóa. Như nhiều quốc gia Âu. Mỹ
trước đây, quá trình công nghiệp hóa của Nhật Bản bắt đầu bằng một thời gian dài
tăng trưởng nhanh sản xuất nông nghiệp, nhưng khác là sự tăng trưởng nông nghiệp
của Nhật Bản không gắn với quá trình tái cơ cấu tổ chức sản xuất làm phá sản hàng

14
loạt các hộ tiểu nông, tập trung hóa đất đai vào các trang trại lớn và công ty nông
nghiệp hay mở mang các vùng đất mới. Trải qua một thế kỷ phát triển, Nhật Bản đã
trở thành một quốc gia công nghiệp hiện đại, nhưng đơn vị sản xuất nông nghiệp
chính vẫn là các hộ gia đình nhỏ, mang đậm tính chất của nền văn hóa lúa nước, đặc

điểm này rất giống với Việt Nam.
Trước công cuộc duy tân, như mọi nước châu Á, nền kinh tế của Nhật Bản là
nền nông nghiệp sản xuất nhỏ tiểu nông phong kiến, năng suất thấp, địa tô cao. Như
Việt Nam, Nhật Bản luôn bị giới hạn bởi tài nguyên đất đai ngày càng ít và dân số
ngày càng tăng. Diện tích trung bình 1 hộ nông dân Nhật Bản năm 1878 là 1 ha,
năm 1962 là 0,8 ha. Mặc dù lĩnh vực công nghiệp phát triển rất nhanh nhưng mức
độ thu hút lao động rất hạn chế. Từ năm 1878 đến 1912 là thời kỳ công nghiệp tăng
trưởng nhảy vọt, nhưng tổng số lao động nông nghiệp chỉ giảm rất ít, từ 15,5 triệu
xuống 14,5 triệu người. Công nghiệp tăng trưởng gần như chỉ thu hút phần lao động
thêm ra do tăng dân số tự nhiên.
Giống như các nước đang phát triển, ở thời kỳ đầu công nghiệp hóa, cần có
lương thực cung cấp cho đô thị, giai đoạn chuyển tiếp khi nông sản hàng hóa dư
thừa, nông nghiệp bắt đầu co lại nhanh, Chính phủ Nhật Bản có chủ trương một nền
“kinh tế liên kết”, kiên trì chính sách nông nghiệp phát triển song song công nghiệp
từ thời kỳ công nghiệp hóa thời Minh Trị thế kỷ XIX đến năm 1960. Khi kinh tế
Nhật Bản đạt đến điểm chuyển biến căn bản trong cơ cấu thì nông nghiệp bắt đầu
thu hẹp, chuyển tài nguyên nhanh sang các ngành khác (tỷ lệ lao động nông nghiệp
giảm tới 32% và bắt đầu giảm nhanh, nông nghiệp đóng góp cho GDP còn 13%,
năng suất lao động nông nghiệp tăng chậm lại so với công nghiệp).
Do chính sách phi tập trung hóa công nghiệp, đưa sản xuất công nghiệp về
nông thôn làm cho cơ cấu kinh tế nông thôn thay đổi, tỷ lệ đóng góp của các ngành
phi nông nghiệp trong thu nhập cư dân nông thôn ngày càng tăng (năm 1950 là
29%, năm 1990 là 85%). Năm 1990 phần thu nhập từ phi nông nghiệp cao hơn 5,6
lần phần từ nông nghiệp. Song thu nhập từ nông nghiệp của nông dân khi đó lại cao
gấp 9 lần so với năm 1950 là do Chính phủ trợ giá nông sản (mức hỗ trợ nông dân
tính bình quân theo 01 ha đất nông nghiệp thời kỳ 1997-1999 của Nhật Bản từ

15
10.600-11.800 USD. Đây là mức cao nhất trong các nước OECD). Tính cả thu nhập
từ nông nghiệp và phi nông nghiệp của nông dân khi đó, theo bình quân đầu người

hay bình quân hộ đều cao hơn thu nhập hộ công nhân đô thị.
Về sự gắn kết giữa nông nghiệp, công nghiệp, nông thôn và thành thị của Nhật
Bản, cho rằng: “Một trong những bài học quan trọng nhất trong “sự thần kỳ Nhật
Bản” là sự liên kết hài hòa giữa nông nghiệp, nông thôn với công nghiệp và đô thị
trong quá trình công nghiệp hóa”.
Nhật Bản không như nhiều nước Âu, Mỹ, quá trình chuyển dân ra thành thị
gắn với chuyển đổi tổ chức sản xuất quyết liệt, làm phá sản nông dân, vô sản hóa
lao động’ mà Nhật Bản chuyển dần một cách nhẹ nhàng lao động thừa ra do tăng
dân số tự nhiên ở nông thôn ra thành phố, giữ nguyên kết cấu hộ tiểu nông ở nông
thôn và quan hệ gia tộc, địa phương với người lao động ở đô thị.
Công nghiệp đã tạo nên nhu cầu cao và thị trường ổn định cho nông nghiệp,
thu nhập của người dân Nhật Bản tăng nhanh trong quá trình công nghiệp hóa.
Công nghiệp phát triển tạo nên kết cấu hạ tầng (giao thông, thông tin, đào tạo,
nghiên cứu ) hoàn chỉnh, thúc đẩy nông nghiệp tăng trưởng, tạo nên năng suất đất
đai cao Đồng thời, công nghiệp đã tạo việc làm cho lao động nông thôn rất lớn.
Mặc dù dân số Nhật Bản có mức tăng khá thấp (0,7-1,5%); song, do đất chật nên
sức ép dư thừa lao động luôn là gánh nặng cho việc cải thiện hiệu suất nông nghiệp.
Một mặt phát triển các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động, một mặt Chính
phủ Nhật Bản phân bổ các ngành công nghiệp, các nhà máy về nông thôn.
Cuối những năm của thập kỷ 1960, mức phát triển nhanh của công nghiệp hóa
của Nhật Bản đã thu hút hết lao động dư thừa ở nông thôn. Tuy nhiên, công nghiệp
nặng làm tăng chi phí chống ô nhiễm môi trường, mặt khác, lệ thuộc nước ngoài về
năng lượng, nguyên liệu thì phát triển công nghiệp nặng và hóa chất sẽ không bền
vững; Nhật Bản đã chuyển hướng sang phát triển công nghiệp quy mô nhỏ, thu hút
nhiều chất xám, sử dụng nhiều vốn.
Đến đầu thập kỷ 1970, Nhật Bản hoàn tất công nghiệp hóa và hướng kinh tế
sang dịch vụ hóa, các doanh nghiệp chính của Nhật Bản chuyển sang đầu tư ra nước
ngoài. Năm 1988, Nhật Bản trở thành nước có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới.

16

Tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP dần dần “nhường chỗ” cho công nghiệp
và dịch vụ phát triển; từ đó kết cấu kinh tế Nhật Bản đã chuyển dịch nhanh và vững
chắc sang công nghiệp.
Với chính sách tiết kiệm đất triệt để, chính sách bảo hộ sản xuất nông nghiệp
đồng nghĩa với sự hạn chế tối đa chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất công nghiệp
và đất ở; các cơ chế chính sách uyển chuyển phù hợp với từng giai đoạn phát triển
kinh tế-xã hội của Nhật Bản [25].
1.3.3. Đài Loan
Cải cách ruộng đất ở Đài Loan được tiến hành từ năm 1949-1953 chia làm 3
thời kỳ: thời kỳ đầu nhằm hình thành tầng lớp tá điền chiếm đa số dân cư nông
thôn, nhưng địa tô còn rất cao (khoảng 50-70% sản lượng cây trồng); thời kỳ thứ 2,
Chính phủ bán cho nông dân những mảnh đất công có diện tích nhỏ tịch thu của địa
chủ, 20% nông hộ được nhận đất, chiếm 8% tổng diện tích đất canh tác; thời kỳ thứ
3 là thời kỳ quan trọng nhất, kết thúc năm 1953 với khẩu hiệu “đất cho người cày”,
toàn bộ địa chủ có quy mô vượt quá 2,9 ha được mua lại bằng công trái công cộng.
Công trái này có mức lãi 4% trong thời hạn 10 năm và là cổ phẩn của các doanh
nghiệp Nhà nước. Tổng số diện tích đất mua lại chiếm 14,6% diện tích đất canh tác
của toàn lãnh thổ và được chia cho 195.000 nông dân không có đất (chiếm 28%
tổng số nông hộ toàn lãnh thổ). Khi đó, đại địa chủ ở nông thôn có lượng vốn lớn
chuyển sang đầu tư vào công nghiệp và kinh doanh, hình thành hàng loạt doanh
nghiệp nhỏ ở các thị trấn nông thôn, làm cho kinh tế nông thôn chuyển đổi mạnh.
Cuối những năm 1960, kinh tế nông nghiệp Đài Loan đạt đến điểm huy động
hết lao động sẵn có ở nông thôn. Thu nhập nông hộ được bổ sung một phần lớn từ
thu nhập phi nông nghiệp, chính sách phân phối thu nhập công bằng ở nông thôn
được thực hiện, hiện tượng phân hóa giàu nghèo được giải quyết; cơ giới hóa được
áp dụng rộng rãi trong nông nghiệp, sản lượng nông nghiệp tăng nhanh, xuất khẩu
nông sản phát triển. Đó còn là thời kỳ Đài Loan chuyển nền kinh tế nông nghiệp
sang công nghiệp hóa thành công với việc phát triển khởi đầu từ công nghiệp chế
biến nông sản.


17
Nông thôn là nguồn cung cấp lao động ra thành phố. Trong giai đoạn đầu công
nghiệp hóa, công nghiệp phát triển chậm, Đài Loan thực hiện khẩu hiệu “ly nông
bất ly hương” như Trung Quốc, sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn đã
thu hút hầu hết lao động tăng thêm hàng năm. Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 6,5%/năm
xuống còn thấp hơn 3%/năm và giữ ở mức này cho đến nay. Khi tốc độ công nghiệp
hóa chậm lại (sau năm 1971), kinh tế nông thôn có vai trò điều tiết, giữ lao động
tăng thêm hàng năm ở lại nông thôn. Khi kinh tế tăng trưởng trở lại (cuối thập kỷ
1980) lại thu hút lao động ra thành phố.
Do năng suất lao động nông nghiệp tăng chậm hơn nhiều so với công nghiệp
(72% so với 132% giai đoạn 1952-1970), Đài Loan đã tập trung các nhà máy về
nông thôn, cung cấp tín dụng nông thôn, trợ cấp cho cơ giới hóa nông nghiệp, thu
hút lao động vào các ngành dịch vụ và công nghiệp để tăng nông sản lao động, tăng
thu nhập phi nông nghiệp cho nông thôn. Nhờ đó, đến năm 1972, Đài Loan và một
số nước châu Âu là những nước có nền kinh tế cân bằng thu nhập nhất trên thế giới.
Trong suốt 30 năm công nghiệp hóa (bắt đầu từ năm 1949), Đài Loan tập
trung phát triển cơ sở hạ tầng (hệ thống: giao thông đường bộ, đường sắt, thủy lợi,
thông tin liên lạc, mạng lưới điện ) và hoàn thành vào cuối thập kỷ 1980. Chính
phủ nắm 100% vốn kinh doanh sản xuất điện, thực hiện điện khí hóa toàn quốc. Hệ
thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, cho phép phân bổ sản xuất công nghiệp trên toàn
lãnh thổ. Nhờ đó, phân tán mạnh công nghiệp về nông thôn. Từ đó, giai đoạn năm
1956-1966, tỷ lệ lao động công nghiệp ở thành phố đã giảm từ 43% xuống còn
37%. Vào thời điểm đó, là một hiện tượng hiếm có trên thế giới. Các doanh nghiệp
đầu tư xây dựng nhà máy tại vùng nông thôn được Chính phủ khuyến khích, lại
được thu hút lao động, giá đất đai rẻ. Năm 1971, 61% hàng tiêu dùng công nghiệp
được sản xuất bên ngoài 5 thành phố lớn. Một số lớn nhà máy liên doanh với nước
ngoài được đầu tư để tận dụng nguồn nhân công rẻ. Đây là những yếu tố quyết định
tạo nhiều việc làm ở nông thôn.
Giữa Đài Loan và Trung Quốc, về lịch sử, chung một cội nguồn, song, với
chính sách sử dụng đất khác nhau, các tác động của các chính sách này đã mang lại

hiệu quả hoàn toàn khác nhau. Sự chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất công

18
nghiệp đã được định hướng về nông thôn đã mang lại hiệu quả vô cùng to lớn ngay
trong cả ngắn hạn và dài hạn cho nền kinh tế đất nước.
Thực tế trên đã cho thấy: chính sách phát triển nông nghiệp (trong đó có sử
dụng đất nông nghiệp hay chuyển dịch đất nông nghiệp) thích hợp đã tác động rất
lớn, kích thích sự phát triển kinh tế-xã hội của một quốc gia có xuất phát điểm từ
một nền kinh tế nông nghiệp, ngược lại, sẽ phải gánh chịu một hậu quả nghiêm
trọng cho nền kinh tế-xã hội [25].
1.4. Hệ thống chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc có liên quan đến
chuyển mục đích sử dụng đất.
- Luật đất đai năm 2003 [24] được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 26-11-2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2004.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật đất đai.[10]
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi
thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích an ninh, quốc phòng,
lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng: quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi
ích công cộng. Nghị định này được áp dụng đối với các tổ chức, cộng đồng dân cư,
cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất.
Người bị thu hồi đất, bị thiệt hại tài sản gắn liền với đất bị thu hồi, được bồi thường
đất, tài sản, được hỗ trợ và bố trí tái định cư theo quy định của Nghị định này.
- Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP [4]. Thông tư này hướng dẫn cụ thể và có
thêm một số nội dung về bồi thường đất, bồi thường tài sản, chính sách hỗ trợ, tái
định cư và tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất đối với các trường hợp quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP; hướng dẫn
cách xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại được quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị

định số 197/2004/NĐ-CP; phân loại cụ thể đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá
nhân bị thu hồi đất; vấn đề bồi thường đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây
dựng công trình công cộng, với các cây trồng và vật nuôi; vấn đề trình tự tổ chức

19
thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; vấn đề dự toán chi phí và mức
chi cho công tác tổ chức thực hiện.
- Thông tư 69/2006/TT-BTC ngày 02/08/2006 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ
sung cho Thông tư 116/2004/TT-BTC [6], cụ thể là sửa đổi, bổ sung điểm 3 mục 3
phần I về chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; điểm 3.1 mục 3 phần II về giá đất
để tính bồi thường, chi phí đầu tư vào đất còn lại; mục 2 phần IV về hỗ trợ chuyển
đổi nghề nghiệp và tạo việc làm; mục 3 và mục 4 phần VII về mức chi cho công tác
tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: “Không quá 2% tổng số kinh phí
bồi thường, hỗ trợ của dự án”
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ
sung cụ thể đối với một số trường hợp thu hồi đất; bồi thường, hỗ trợ về đất; trình tự
thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại
[18bb]. Nghị định này được đánh giá là “nhát cắt pháp luật”, tức là tất cả những trường
hợp còn tồn tại chưa giải quyết được trước đây sẽ được giải quyết theo Nghị định số
197/2004/NĐ-CP còn, từ sau đó thì sẽ thực hiện theo Nghị định số 84/2007/NĐ-CP.
- Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ bảy
Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn [1] đã
khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các vấn đề nông nghiệp, nông
dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong thời gian tới cần đẩy nhanh tiến độ quy hoạch sản
xuất nông nghiệp trên cơ sở nhu cầu thị trường và lợi thế từng vùng, sử dụng đất nông
nghiệp tiết kiệm, có hiệu quả, duy trì diện tích đất lúa đảm bảo vững chắc an ninh
lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài. Có cơ chế khuyến khích những tổ chức, cá
nhân tham gia góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thành lập công ty, vào các dự án đầu

tư, kinh doanh khi có đất bị thu hồi. Có chính sách giải quyết tốt vấn đề đất ở, nhà ở,
việc làm cho người bị thu hồi đất; có quy hoạch và cơ chế bảo vệ vững chắc đất trồng
lúa, triển khai công tác quy hoạch xây dựng nông thôn gắn với quy hoạch phát triển đô thị.
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái

20
định cư. Nghị định này quy định về nội dung quy hoạch sử dụng đất các cấp, bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, các căn cứ khi giao đất, cho thuê
đất và chuyển mục đích sử dụng đất.
- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 22 tháng 11 năm 2009 quy định chi tiết
việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Nghị định số 42/2012/NĐ-CP [14] ngày 11 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ
về quản lý và sử dụng đất trồng lúa tại các vùng trồng lúa trên cả nước. Nghị định
này hạn chế tối đa việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào các mục
đích phi nông nghiệp; khuyến khích việc khai hoang mở rộng diện tích đất trồng
lúa, cải tạo đất lúa khác thành đất chuyên trồng lúa nước. Đất chuyên trồng lúa nước
phải được bảo vệ nghiêm ngặt trong kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; chỉ được
điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chuyên trồng lúa nước trong trường
hợp phải chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào các mục đích quốc
phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phải được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền xét duyệt. Nghị định này cũng quy định về các điều kiện chuyển
mục đích sử dụng đất trồng lúa bao gồm: Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất đã được phê duyệt; phải có phương án sử dụng đất tiết kiệm tối đa, thể hiện
trong thuyết minh tổng thể của dự án; đối với các tổ chức, cá nhân được Nhà nước
giao, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa
nước phải có phương án sử dụng lớp đất mặt và bù bổ sung diện tích đất chuyên
trồng lúa nước bị mất do chuyển mục đích sử dụng.
Ngoài ra, còn một số các Nghị định, Thông tư và Chỉ thị khác liên quan.
* Một số văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Hà Nam

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam giai đoạn 2001 – 2010
đã được phê duyệt.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thanh Liêm tỉnh Hà
Nam, giai đoạn 2001 - 2010 đã được phê duyệt.
- Căn cứ điều chỉnh quy hoạch kế hoạch sử dụng đất tỉnh Hà Nam đến năm
2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006-2010 đã được trình Chính phủ phê duyệt
năm 2006.

21
- Kế hoạch phát triển các ngành Nông lâm nghiệp, thủy lợi và nuôi trồng thuỷ
sản của tỉnh Hà Nam và huyện Thanh Liêm, giai đoạn 2006 -2010.
- Kế hoạch phát triển các ngành: Công nghiệp, giao thông, thương mại dịch vụ
- du lịch của huyện Thanh Liêm, giai đoạn 2006 -2010.
- Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện thể hiện trong phương án quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2001- 2010 và Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ huyện Thanh Liêm lần thứ XXV (2006 -2010).
- Các tài liệu, số liệu thống kê, kiểm kê và bản đồ về tình hình sử dụng đất đai,
kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
- Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
của huyện được thể hiện trong niên giám thống kê thời kỳ 2000- 2010, các số liệu
điều tra cơ bản từ cơ sở các phòng, các xã, các ban ngành trong huyện.
1.5. Tình hình chuyển đổi đất nông nghiệp ở Việt Nam
* Thực trạng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp
Không phải là chỉ có ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải
Phòng, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Nam Định… mà ở đâu cũng vậy, cơn lốc đô thị hoá
đang làm co dần diện tích đất cho trồng trọt, cho nông nghiệp. Tuy nhiên, quy mô,
mức độ mỗi nơi có khác nhau.
Là một nước nông nghiệp, Việt Nam có tới hơn 70% số dân là nông dân
nhưng diện tích đất dùng cho sản xuất nông nghiệp rất hạn chế. Theo số liệu thống
kê, Việt Nam có khoảng 9,42 triệu ha đất nông nghiệp với dân số 86 triệu người (số

nông dân ước tính hơn 60 triệu người). Đất giành cho trồng lúa là 4,1 triệu ha, bình
quân mỗi nông dân có khoảng 480 m2 đất canh tác [20].
Trong những năm qua, nhiều diện tích đất đã chuyển làm khu công nghiệp.
Chỉ tính từ năm 2004 đến nay, theo báo cáo của 49 tỉnh, thành phố đã thu hồi gần
750 nghìn ha đất để thực hiện 29 nghìn dự án đầu tư. Điều đáng nói, trong 750
nghìn ha đó thì có tới 80% là đất nông nghiệp. Khoảng 50% diện tích đất nông
nghiệp bị thu hồi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, đây là những khu vực đất màu
mỡ trồng hai vụ lúa một năm. Điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tại 16 tỉnh, thành phố trọng điểm cho thấy, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi

22
chiếm 89%, hầu hết là đất lúa, thuộc diện "bờ xôi ruộng mật". Với diện tích này,
hằng năm sản lượng lúa cả nước có thể giảm hơn một triệu tấn [20].
Đất nông nghiệp bị thu hồi vô tội vạ, đất lúa bị thu hồi làm Khu công nghiệp
(KCN) nhưng nhiều KCN lại để trống. Cơn sốt gạo khiến nhiều người dân Việt
Nam vô cùng hoảng hốt đã trôi qua nhưng những vấn đề đặt ra sau đó lại nóng hơn
bao giờ hết. Đó là vấn đề bảo đảm an ninh lương thực cũng như cuộc sống cho hơn
70% dân số nông nghiệp trong bối cảnh tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá ngày
càng cao. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định trong nhiều năm
qua, diện tích đất nông nghiệp của nước ta từ Nam chí Bắc đang dần bị thu hẹp lại.
Phải khẳng định chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, đô thị hoá, rút bớt khoảng
cách giữa nông thôn và thành thị là đúng đắn nhưng khi thực hiện đã nảy sinh
những bất cập. Trong khi nhiều nông dân không còn đất để sản xuất thì nhiều KCN
lại để trống, gây nên sự lãng phí lớn.
Trong những năm gần đây, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đua nhau xây
KCN. Tỉnh nào cũng có ít nhất một KCN, trong đó nhiều nhất là Long An với 16
KCN chiếm hơn 10 ngàn ha. Thành phố Cần Thơ cũng không thua kém với năm
KCN chiếm 924 ha. Tất cả các khu này đều nằm dọc triền sông Hậu Mới đây, Cần
Thơ đang triển khai mở rộng và xây mới bốn KCN, cũng chạy dọc bờ sông Hậu và
rộng hơn một ngàn ha [23] .

Tại một số tỉnh phía Bắc, tình trạng lấy đất nông nghiệp cũng đang tiếp tục
diễn ra trên quy mô rộng. Chỉ riêng tỉnh Vĩnh Phúc trong 10 năm đã thu hồi hơn
4.000 ha đất nông nghiệp để làm KCN, đô thị và hạ tầng. Từ năm 2000-2008, Bắc
Ninh đã thu hồi tới 7.000 ha đất trồng trọt cho các mục đích sử dụng phi nông
nghiệp. Tại tỉnh Hưng Yên, chỉ trong năm 2007, các huyện Phù Cừ, Tiên Lễ, Kim
Động và thị xã Hưng Yên đã lấy 500 ha đất lúa để xây dựng bốn KCN…[23].
Theo Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, hiện nay Việt Nam là
nước có diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp nhất thế giới, chỉ khoảng
0,12 ha/người. Diện tích đất canh tác của một nông dân Thái Lan cao hơn gấp 2,5
lần nông dân Việt Nam.

23
Bảng 1.1 . Biến động sử dụng đất cả nƣớc giai đoạn 2000 – 2010
Đơn vị tính: 1000 ha
STT
Chỉ tiêu

loại
đất
Hiện trạng
Biến động đất đai qua
các thời kì
Tăng (+), giảm (-)
Năm
2000
Năm
2005
Năm
2010
2001-

2005
2006-
2010
2001-
2010
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)=(5)-
(4)
(8)=(6)-
(5)
(9)=(6)-
(4)

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN

33.121
33.121
33.095

-26
-26
I
ĐẤT NÔNG NGHIỆP
NNP
21.532

24.822
26.226
3.290
1.404
4.694
1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
9.570
9.416
10.126
-154
710
556
1.1
Đất trồng cây hàng năm
CHN
6.760
6.370
6.438
-390
68
-322
1.1.1
Đất trồng lúa
LUA
4.468
4.165
4.120
-303

-45
-348
1.1.2
Đất trồng cây hàng năm còn lại
NHK
2.292
2.205
2.317
-87
112
25
1.2
Đất trồng cây lâu năm
CLN
2.810
3.046
3.689
236
643
879
2
Đất lâm nghiệp
LNP
11.575
14.677
15.366
3.102
689
3.791
2.1

Đất rừng sản xuất
RSX
4.734
5.435
7.432
701
1.997
2.698
2.2
Đất rừng phòng hộ
RPH
5.398
7.173
5.795
1.775
-1.378
397
2.3
Đất rừng đặc dụng
RDD
1.443
2.069
2.139
626
70
696
3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
368

700
690
332
-10
322
4
Đất làm muối
LMU
19
14
18
-5
4
-1
5
Đất nông nghiệp khác
NKH

15
26
15
11
26
II
ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
PNN
2.850
3.227
3.705
377

478
855
1
Đất ở
OTC
443
599
684
156
85
241
1.1
Đất ở tại nông thôn
ONT
371
496
550
125
54
179
1.2
Đất ở tại đô thị
ODT
72
103
134
31
31
62
2

Đất chuyên dùng
CDG
1.072
1.385
1.824
313
439
752
2.1
Đất trụ sởCQ, công trình sự nghiệp
CTS
19
23
20
4
-3
1
2.2
Đất quốc phòng
CQP
192
252
288
60
36
96
2.3
Đất an ninh
CAN
29

49
2.4
Đất SX, KD phi nông nghiệp
CSK
69
151
259
82
108
190
2.5
Đất có mục đích công cộng
CCC
792
930
1.207
138
277
415
3
Đất tôn giáo, tín ngƣỡng
TTN
0
13
15
13
2
15
4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD
94
97
101
3
4
7
5
Đất sông suối và mặt nƣớc
chuyên dùng
SMN
1.143
1.130
1.078
-13
-52
-65
6
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
98
3
4
-95
1
-94
III
ĐẤT CHƢA SỬ DỤNG
CSD
8.739

5.072
3.164
-3.667
-1.908
-5.575
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011) [9]


24
Đất nông nghiệp không chỉ bị lấy làm KCN mà còn được đầu tư xây dựng khu
đô thị sinh thái, sân golf. Tuy nhiên, do không được kiểm soát nên dẫn đến việc
“lạm phát” những dự án vô bổ. Điển hình nhất cũng lại là ở Long An, một tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long với những thửa ruộng ở Đồng Tháp Mười thẳng cánh cò bay.
13 dự án sân golf và 12 dự án khu đô thị sinh thái của tỉnh đã ngốn hết của nông dân
trên 13.000 ha đất trồng lúa. Tuy nhiên, đề xuất trả lại đất cho nông dân canh tác rất
khó thực hiện.
Tổng diện tích các loại đất của cả nước năm 2010 (tính đến 01/01/2010) là
33.095 nghìn ha, giảm 26 nghìn ha so với năm 2005 và 2000. Diện tích giảm này là
do quá trình đo đạc và xác định lại các loại đất của các xã và huyện trên toàn quốc.
Biến động sử dụng các loại đất giai đoạn 2000 – 2010 như sau:
Đất nông nghiệp: Trong 10 năm qua, diện tích đất nông nghiệp tăng 4.694
nghìn ha, trong đó giai đoạn 2001 – 2005 tăng 3.290 nghìn ha, giai đoạn 2006 –
2010 tăng 1.404 nghìn ha. Diện tích đất nông nghiệp tăng chủ yếu là do cải tạo diện
tích đất chưa sử dụng.
+ Đất trồng lúa có xu hướng giảm trong cả ba giai đoạn: giai đoạn 2000-2005
giảm 303 nghìn ha, giai đoạn 2006-2010 giảm 45 nghìn ha. Diện tích đất trồng lúa
giảm là do việc chuyển đổi một phần diện tích đất trồng lúa năng suất thấp sang đất
nuôi trồng thuỷ sản và đất cây ăn quả lâu năm có hiệu quả kinh tế cao hơn, ngoài ra
một phần diện tích đất trồng lúa bị thu hồi để chuyển sang đất phi nông nghiệp.
+ Đất trồng cây hàng năm khác có xu hướng tăng. Tuy nhiên, giai đoạn 2000-

2005 giảm 87 nghìn ha, giai đoạn 2006-2010 tăng 112 nghìn ha và năm 2010 diện
tích đất trồng cây hàng năm là 2317 nghìn ha tăng 25 nghìn ha so với năm 2000.
Đất trồng cây hàng năm tăng chủ yếu do mở rộng diện tích trồng ngô, lạc, đậu
tương phục vụ cho chăn nuôi. Trong cây ngắn ngày, cơ cấu cây trồng biến động
nhiều, phụ thuộc vào giá cả, thị trường, kể cả cây trồng được quy hoạch là vùng
nguyên liệu cho các cơ sở chế biến. Tuy nhiên, đất trồng lúa vẫn chiếm tỷ trọng cao
64 % (năm 2010) trong tổng diện tích của đất trồng cây hàng năm.
+ Đất trồng cây lâu năm tăng 879 nghìn ha trong giai đoạn 2000-2010, trong
đó tăng mạnh ở giai đoạn 2006-2010 tăng 643 nghìn ha. Đất trồng cây lâu năm tăng
chủ yếu do tăng diện tích trồng cà phê, cao su, cây ăn quả và điều.

25
+ Đất lâm nghiệp do khoanh nuôi, bảo vệ rừng tốt hơn nên diện tích rừng tăng
từ 11,6 triệu ha năm 2000 lên 15,4 triệu ha rừng năm 2010, trung bình diện tích đất
lâm nhiệp tăng mỗi năm là 380 nghìn ha. Với kết quả này, độ che phủ của rừng
được nâng lên từ 33,2% năm 2001 lên 37% năm 2005 và 39,5% năm 2010.
+ Đất nuôi trồng thuỷ sản có xu hướng tăng giảm khác nhau ở hai giai đoạn,
giai đoạn 2000-2005 tăng 332 nghìn ha, tuy nhiên giai đoạn 2006-2010 đất nuôi
trồng thuỷ sản không tăng mà lại bị giảm 10 nghìn ha. Diện tích đất nuôi trồng thuỷ
sản bị chi phối mạnh bởi thị trường tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản.
+ Đất làm muối cũng có xu hướng tăng giảm khác nhau ở các giai đoạn. Cụ
thể năm 2005 đất làm muối giảm nhẹ so với năm 2000 từ 19 nghìn ha xuống còn 14
nghìn ha, nhưng đến năm 2010 diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản tăng lên 18 nghìn ha.
- Đất phi nông nghiệp: Giai đoạn 2000-2010, diện tích đất phi nông nghiệp
tăng 855 nghìn ha trong đó giai đoạn 2001-2005 tăng 377 nghìn ha, giai đoạn 2006-
2010 tăng 478 nghìn ha. Diện tích đất phi nông nghiệp tăng chủ yếu lấy từ
đất nông nghiệp.
- Đất chưa sử dụng năm 2010 giảm 2,76 lần so với năm 2000. Cụ thể, giai
đoạn 2001-2005, diện tích đất chưa sử dụng giảm 3.667 nghìn ha, giai đoạn 2006-
2010 giảm 1.908 nghìn ha.

Như vậy tính đến năm 2010, diện tích tự nhiên nước ta là 33,095 triệu ha, hiện
nay đã sử dụng khoảng 90,4 %, trong đó đất nông nghiệp gần 26,23 triệu ha chiếm
79,26 %, diện tích dất phi nông nghiệp là 3,705 triệu ha chiếm 11,2 % còn lại đất
chưa sử dụng chiếm 9,54 % bao gồm sông suối, núi đá, nương rẫy du canh du cư,
đất tầng mỏng. Trong tương lai, đây cũng là tiềm năng cho sản xuất nông nghiệp.
Thống kê ở 20 tỉnh, thành phố từ năm 2006 – 2010 đã có 298.093 lao động bị
thu hồi đất nông nghiệp, nhưng chỉ có 177.894 lao động có việc làm chiếm tỷ lệ
59,7%. Còn số liệu từ 2003 – 2008 của Bộ NN&PTNT cũng cho thấy, việc chuyển
đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đã tác động đến đời sống của trên 627.000
gia đình và khoảng 95.000 lao động, 2,5 triệu nhân khẩu nông nghiệp. Trung bình
mỗi hộ bị thu hồi đất ở có 1,5 lao động không có việc làm, mỗi ha đất nông nghiệp
bị thu hồi có tới 13 lao động mất việc làm phải chuyển đổi nghề nghiệp.

×