Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Sự hiện thực hóa kết trị bắt buộc của động từ tiếng Việt.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.07 KB, 119 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





TRẦN MINH TUẤT







SỰ HIỆN THỰC HÓA
KẾT TRỊ BẮT BUỘC CỦA ĐỘNG TỪ TIẾNG VIỆT












LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ







Thái nguyên, năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





TRẦN MINH TUẤT




SỰ HIỆN THỰC HÓA
KẾT TRỊ BẮT BUỘC CỦA ĐỘNG TỪ TIẾNG VIỆT







CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 60. 22.01



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Lộc








Thái nguyên, năm 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn Thạc sỹ

Ngôn ngữ học với đề tài: “Sự hiện thực hóa kết trị bắt buộc của động từ tiếng
Việt”.
Để thực hiện được luận văn này, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi đã
được sự dạy bảo, động viên, giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và
gia đình.
Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Văn
Lộc- người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo Khoa Ngữ văn,
Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên cùng các thầy giáo ở
Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam đã tận tình
giảng dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và người thân, xin cảm ơn
anh em, bạn bè đồng nghiệp đã động viên khích lệ tôi để hoàn thành luận văn này.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2012
Tác giả luận văn



Trần Minh Tuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được đồng các tác giả cho phép

sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Tác giả


Trần Minh Tuất











Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii

DANH MỤC VIẾT TẮT


N1: danh từ chủ thể.
N2, N3: Danh từ đối thể.
V: Động từ.
V1: Động từ hạt nhân.
V2: Động từ giữ vai trò diễn tố.
A: Tính từ.

P: Giới từ
SP: Cụm chủ vị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv

MỤC LỤC

Trang
Trang bìa phụ i
Lời cảm ơn ii
Lời cam đoan iii
Danh mục viết tắt iv
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3. Lịch sử vấn đề 3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5
5. Phương pháp nghiên cứu 5
6. Những đóng góp mới của đề tài 5
7. Bố cục luận văn 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 7
1.1. Động từ 7
1.1.1. Khái niệm 7
1.1.2. Cách xác định 8
1.1.3. Phân loại 10
1.2. Lý thuyết kết trị và kết trị của động từ tiếng Việt 12
1.2.1. Thuật ngữ kết trị 12
1.2.2. Khái niệm nút, nút động từ, diễn tố (actant), chu tố (circonstant 12

1.2.3. Khái niệm kết trị và các kiểu kết trị 15
1.2.3.1. Khái niệm kết trị 15
1.2.3.2. Các kiểu kết trị 16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
1.3. Khái niệm hiện thực hóa kết trị và các nhân tố chi phối sự hiện thực hoá
kết trị động từ 20
1.3.1. Khái niệm hiện thực hóa kết trị của động từ 20
1.3.2. Các nhân tố chi phối sự hiện thực hóa kết trị của động từ 21
1.4. Các kiểu hiện thực hóa kết trị bắt buộc của động từ 26
1.4.1. Nhận xét chung 26
1.4.2. Hiện thực hóa đầy đủ kết trị bắt buộc của động từ 27
1.4.3. Hiện thực hóa không đầy đủ kết trị bắt buộc của động từ 27
1.5 Tiểu kết 28
Chƣơng 2: HIỆN THỰC HÓA ĐẦY ĐỦ KẾT TRỊ BẮT BUỘC
CỦA ĐỘNG TỪ 30
2.1. Nhận xét chung 30
2.2. Các kiểu hiện thực hoá đầy đủ kết trị bắt buộc 31
2.2.1. Hiện thực hoá đầy đủ với mô hình cơ bản 31
2.2.2. Hiện thực hoá đầy đủ với mô hình không cơ bản 46
2.3. Tiểu kết 68
Chƣơng 3: HIỆN THỰC HÓA KHÔNG ĐẦY ĐỦ KẾT TRỊ BẮT BUỘC
CỦA ĐỘNG TỪ 70
3.1. Nhận xét chung 70
3.2. Tỉnh lƣợc diễn tố chủ thể 73
3.2.1. Kiểu tỉnh lược bị qui định bởi văn cảnh 74
3.2.2. Kiểu tỉnh lược bị qui định bởi hoàn cảnh, tình huống nói năng 83
3.2.3. Kiểu tỉnh lược diễn tố chủ thể do nghĩa

của động từ vị ngữ qui định 86
3.3. Tỉnh lƣợc diễn tố đối thể 88
3.3.1. Kiểu tỉnh lược bị qui định bởi văn cảnh 88
3.3.2. Kiểu tỉnh lược bị qui định bởi hoàn cảnh,
tình huống nói năng 91

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi

3.4. Tỉnh lƣợc cả diễn tố chủ thể lẫn diễn tố đối thể 92
3.4.1. Tỉnh lược bị qui định bởi văn cảnh 92
3.4.2. Tỉnh lược cả diễn tố chủ thể lẫn diễn tố đối thể bị qui định bởi
hoàn cảnh, tình huống nói năng 92
3.5. Giá trị, tác dụng của việc tỉnh lƣợc diễn tố và vấn đề xác định,
khôi phục lại lƣợc tố 93
3.5.1. Giá trị, tác dụng của việc tỉnh lược diễn tố 93
3.5.2. Vấn đề xác định và khôi phục lại lược tố 96
3.6. Vấn đề phân biệt câu trong đó có hiện tƣợng tỉnh lƣợc
diễn tố với câu không trọn vẹn. 100
3.7. Tiểu kết 102
KẾT LUẬN 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
NGUỒN TRÍCH DẪN 108



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nghiên cứu về hệ thống từ loại tiếng Việt, các nhà nghiên cứu đều khẳng
định vị trí và vai trò hết sức quan trọng của động từ. Đây là từ loại có số lượng lớn
và có đặc tính hết sức phức tạp. Về vai trò ngữ pháp, động từ là trung tâm của
tuyệt đại đa số câu tiếng Việt. Do có vị trí quan trọng trong hệ thống từ loại mà
động từ luôn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.
1.2. Việc nghiên cứu động từ được tiến hành ở nhiều góc độ với những công
trình khác nhau như: Động từ trong tiếng Việt của Nguyễn Kim Thản, Cụm động
từ tiếng Việt của Nguyễn Phú Phong, Vị từ hành động và các tham tố của nó của
Nguyễn Thị Quy, Kết trị của động từ tiếng Việt của Nguyễn Văn Lộc…Từ những
công trình đó, ta thấy diện mạo của động từ ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu động từ từ góc độ kết trị còn ít được chú ý đến và cho đến
nay vẫn là một vấn đề tương đối mới mẻ.
1.3. Lí thuyết kết trị là một trong những lí thuyết quan trọng, một thành tựu lớn
của ngôn ngữ học thế kỉ XX. Sau khi ra đời, lí thuyết này đã được phát triển, ứng
dụng rộng rãi vào việc nghiên cứu ngữ pháp, ngữ nghĩa của các ngôn ngữ, trong đó
có các ngôn ngữ đơn lập và ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu của các
nhà nghiên cứu. Ở Việt Nam, lí thuyết kết trị đã được nghiên cứu trong công trình
chuyên khảo Kết trị của động từ tiếng Việt của Nguyễn Văn Lộc. Kết quả nghiên
cứu của công trình này đã mở ra một hướng nghiên cứu mới mẻ và rất thiết thực
với ngữ pháp tiếng Việt. Tuy nhiên, trong công trình này, vấn đề hiện thực hóa kết
trị bắt buộc của động từ tiếng Việt mới chỉ được tác giả đề cập một cách khái quát.
1.4. Việc nghiên cứu sự hiện thực hóa kết trị bắt buộc của động từ tiếng Việt,
theo chúng tôi, là một hướng nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng cả về lí luận lẫn
thực tiễn.
Về lí luận, việc nghiên cứu sự hiện thực hóa kết trị bắt buộc của động từ góp
phần làm sáng tỏ, làm phong phú thêm lý thuyết kết trị về động từ, trong đó có vấn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2
đề mối quan hệ giữa tiềm năng cú pháp và sự hiện thực hóa tiềm năng này ở động
từ, qua đó, góp phần soi sáng thêm vấn đề mối quan hệ giữa mô hình câu như là
đơn vị trừu tượng, khái quát của cú pháp với sự làm đầy các vị trí của mô hình
trong lời nói vốn chịu sự chi phối của nhiều nhân tố khác nhau.
Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng để biên soạn
giáo trình, các tài liệu phục vụ cho việc dạy học ngữ pháp tiếng Việt nói chung,
động từ tiếng Việt nói riêng trong nhà trường.
Việc nghiên cứu sự hiện thực hóa kết trị bắt buộc của động từ tiếng Việt có ý
nghĩa lí luận và thực tiễn quan trọng như vậy nhưng đến nay, vấn đề này vẫn chưa
được nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống và chuyên sâu.
Vì những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Sự hiện thực hóa kết trị
bắt buộc của động từ tiếng Việt.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này hướng tới mục đích:
- Vận dụng những thành tựu của lý thuyết kết trị vào việc nghiên cứu làm rõ
một số khía cạnh lý thuyết về hiện thực hóa kết trị bắt buộc của động từ trong tiếng
Việt hiện đại.
- Phân tích, miêu tả làm rõ các kiểu hiện thực hóa kết trị bắt buộc của động từ
tiếng Việt.
- Góp phần thúc đẩy, nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc nghiên cứu và
dạy học ngữ pháp tiếng Việt theo quan điểm hiện đại.
Để đạt được mục đích trên đây, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài (những vấn đề lý luận chung về động
từ, lý thuyết kết trị, hiện thực hóa kết trị và các nhân tố chi phối sự hiện thực hóa,
các kiểu hiện thực hóa kết trị của động từ tiếng Việt).
- Phân tích các kiểu hiện thực hóa đầy đủ kết trị bắt buộc của động từ tiếng
Việt.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
- Phân tích các kiểu hiện thực hóa không đầy đủ kết trị bắt buộc của động từ
tiếng Việt.

3. Lịch sử vấn đề
Có thể nói động từ là từ loại có số lượng lớn và có đặc tính hết sức phức tạp.
Chính vì vậy, khi nghiên cứu từ loại tiếng Việt, các nhà nghiên cứu đã dành nhiều
thời gian và công sức để nghiên cứu về động từ và việc nghiên cứu động từ theo
quan điểm kết trị là hướng đi mới và có nhiều triển vọng.
Trên thế giới, L.Tesniène, nhà ngôn ngữ học Pháp, được coi là người sáng lập ra
lý thuyết kết trị với công trình“Các yếu tố của cú pháp cấu trúc”.
Trong ngôn ngữ học Xô Viết (Liên Xô cũ), lí thuyết kết trị đã được nghiên cứu
trong các công trình của S.D.Kasneson, S.M.Kibardina, M.D.Stepanova…Trên cứ
liệu của các ngôn ngữ đơn lập như tiếng Hán, tiếng Việt, thuộc tính kết trị của
động từ và sự hiện thực hóa kết trị của động từ trong câu đã được xem xét trong
các công trình của N.I.Tjapkina.
Ở Việt Nam, từ cuối thế kỷ XIX đến đầu những năm sáu mươi của thế kỷ XX,
việc nghiên cứu về động từ tiếng Việt chưa đạt được những kết quả lớn. Trong
suốt thời kỳ này, chưa có công trình chuyên khảo về động từ. Chỉ từ giữa những
năm sáu mươi cho đến nay, việc nghiên cứu về động từ mới thực sự đi vào chiều
sâu. Trong giai đoạn này, bên cạnh những công trình chung về ngữ pháp trong đó
thường đề cập đến động từ, đã xuất hiện một số chuyên luận đáng chú ý như:
- Cụm động từ tiếng Việt của Nguyễn Phú Phong (1973).
- Các động từ chỉ hướng trong tiếng Việt của Nguyễn Lai (1976).
- Động từ trong tiếng Việt của Nguyễn Kim Thản (1977).
- Ngữ nghĩa và cấu trúc của động từ của Vũ Thế Thạch (1984).
Trong các công trình kể trên đây, một số nghiên cứu tương đối toàn diện các
đặc điểm ngữ pháp của động từ. Thuộc số này là các công trình của Nguyễn Phú

Phong và Nguyễn Kim Thản. Một số công trình đi sâu vào nghiên cứu từng mặt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
hoặc từng nhóm động từ. Chẳng hạn, Nguyễn Lai đi vào nhóm động từ chỉ hướng,
còn Vũ Thế Thạch đi vào mặt ngữ nghĩa.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu về mặt kết trị của động từ thì chưa có nhiều công
trình. Ở Việt Nam, Nguyễn Văn Lộc là người đầu tiên nghiên cứu động từ theo lý
thuyết kết trị với công trình chuyên khảo Kết trị của động từ tiếng Việt (1995).
Trong công trình này, tác giả đã phân loại, mô tả khá tỉ mỉ kết trị bắt buộc của
động từ với hai kiểu diễn tố cơ bản là diễn tố chủ thể (chủ ngữ theo ngữ pháp học
truyền thống) và diễn tố đối thể (bổ ngữ theo ngữ pháp học truyền thống).
Ngoài các công trình kể trên, gần đây, một số tác giả đã vận dụng lý thuyết kết
trị vào việc nghiên cứu động từ, kết trị của động từ tiếng Việt. Chẳng hạn, trong
luận văn thạc sỹ của Gia thị Đậm “Động từ chủ động trong tiếng Việt” (2010), khi
nghiên cứu đặc điểm chung của động từ chủ động trong tiếng Việt, tác giả đã phân
tích khả năng kết hợp của động từ chủ động với bổ ngữ mục đích và bổ ngữ chỉ
công cụ, phương tiện. Còn trong luận văn thạc sỹ “Phân tích và phân loại câu theo
lý thuyết kết trị” (2010) của Nguyễn Mạnh Tiến, tác giả đã vận dụng lý thuyết kết
trị vào việc phân tích, phân loại câu tiếng Việt. Qua việc phân tích, phân loại câu
theo lý thuyết kết trị, tác giả xác định, làm rõ ranh giới giữa câu đơn và câu ghép,
đồng thời cho phép xác lập và miêu tả bằng thủ pháp mô hình hóa các mô hình câu
phổ biến trong tiếng Việt. Trong luận văn thạc sỹ “Kết trị tự do của động từ tiếng
Việt” (2011), tác giả Nguyễn Thùy Dương lại đi sâu phân tích, miêu tả các kiểu kết
tố tự do của động từ, qua đó làm rõ đặc điểm, bản chất của mối quan hệ giữa động
từ và thành phần phụ tự do (chu tố).
Bên cạnh những công trình chuyên sâu về động từ, các công trình nghiên cứu
chung về ngữ pháp tiếng Việt cũng đều đề cập động từ ở các mức độ khác nhau.
Chẳng hạn, trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt. Tiếng. Từ ghép. Đoản ngữ. H, 1975,

khi miêu tả đoản ngữ có động từ làm trung tâm (động ngữ), Nguyễn Tài Cẩn đã
xác định hai kiểu thành tố phụ sau của động từ là bổ tố (thành tố phụ riêng hay
thành tố phụ bắt buộc) và trạng tố (thành tố phụ chung hay thành tố phụ tự do).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Nhưng tác giả chưa có điều kiện đi sâu phân tích miêu tả tỉ mỉ các điều kiện chi
phối sự xuất hiện của các thành tố phụ này.
Trong các công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt của Diệp Quang Ban,
Hoàng Trọng Phiến và một số tác giả khác, đặc điểm ngữ pháp của động từ cũng
đã được đề cập ở các mức độ khác nhau.
Tóm lại, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về động từ theo các bình
diện lý thuyết khác nhau. Trong đó đáng chú ý là hướng nghiên cứu động từ theo
lý thuyết kết trị. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về sự hiện thực hóa kết trị của động từ
tiếng Việt còn ít được chú ý. Trong chuyên khảo Kết trị của động từ tiếng Việt
(1995), sự hiện thực hóa kết trị bắt buộc của động từ có được Nguyễn Văn Lộc đề
cập đến nhưng chỉ ở mức độ khái quát.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự hiện thực hóa kết trị bắt buộc của
động từ tiếng Việt.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các kiểu hiện thực hóa đầy đủ và không
đầy đủ kết trị bắt buộc của động từ tiếng Việt trong tiếng Việt hiện đại.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu xác định trên đây, luận văn này chủ yếu
sử dụng phương pháp miêu tả.
Phương pháp miêu tả được sử dụng để phân tích, miêu tả sự hiện thực hóa kết
trị bắt buộc của động từ tiếng Việt qua các tác phẩm văn học, báo chí và một số
văn bản của các tác giả có uy tín. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng những
phương pháp khác: so sánh, đối chiếu,… Những phương pháp này dùng kết hợp để

triển khai thực hiện đề tài.
Cùng với các phương pháp trên đây, luận văn kết hợp sử dụng các thủ pháp như:
lược bỏ, bổ sung, thay thế, cải biến…(Bởi tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn
lập). Các thủ pháp nói trên giúp cho việc miêu tả và phân tích ngữ pháp của một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt hạn chế được sự chủ quan, cảm tính nhằm đạt
được những mục tiêu đặt ra.
6. Những đóng góp mới của đề tài
Việc nghiên cứu sự hiện thực hóa kết trị bắt buộc của động từ tiếng Việt có
những đóng góp sau:
- Về lí luận:
+ Góp phần làm rõ những vấn đề lí thuyết liên quan đến sự hiện thực hóa kết
trị của động từ như: khái niệm hiện thực hóa kết trị, các nhân tố chi phối sự hiện
thực hóa kết trị, khái niệm các kiểu hiện thực hóa kết trị.
+ Làm rõ các kiểu hiện thực hóa kết trị bắt buộc của động từ tiếng Việt, vấn
đề khôi phục diễn tố bị tỉnh lược, mối quan hệ giữa câu không trọn vẹn với câu
trong đó có hiện tượng tỉnh lược diễn tố.
- Về thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu sự hiện thực hóa kết trị bắt buộc của động từ tiếng Việt
cung cấp một tài liệu cần thiết cho việc biên soạn giáo trình và các tài liệu phục vụ
cho việc dạy học ngữ pháp tiếng Việt trong nhà trường.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba
chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận.
Chương 2: Sự hiện thực hóa đầy đủ kết trị bắt buộc của động từ tiếng Việt.
Chương 3: Sự hiện thực hóa không đầy đủ kết trị bắt buộc của động từ tiếng

Việt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Động từ
1.1.1. Khái niệm
Cũng như trong các ngôn ngữ khác, trong tiếng Việt, động từ là một trong hai
từ loại cơ bản. Với một số lượng lớn trong từ vựng, động từ có vai trò ngữ pháp
hết sức quan trọng trong việc tổ chức, cấu tạo câu của tiếng Việt. Phạm vi hoạt
động ngữ pháp của động từ khá rộng, đa dạng và cũng rất phức tạp. Chính vì vậy,
khi nghiên cứu về từ loại tiếng Việt, các nhà nghiên cứu đều dành nhiều công sức
của mình cho việc nghiên cứu động từ. Vai trò của động từ đã được Nguyễn Kim
Thản khẳng định: “Trong câu, động từ gần như là trung tâm của các mối quan hệ
của các từ, nó không những có quan hệ tường thuật với từ chỉ chủ thể, mà còn có
quan hệ chính – phụ với những từ chỉ đối tượng, chỉ hoàn cảnh, trạng thái… đặt
sau nó”.[41; 97].
Theo Từ điển tiếng Việt, động từ là “từ chuyên biểu thị hành động, trạng thái
hay quá trình, thường làm vị ngữ trong câu”. [51; 346].
Trong cuốn Từ loại tiếng Việt hiện đại, Lê Biên có nêu khái quát: “Động từ là
những từ chỉ quá trình, các dạng vận động của sự vật, thực thể có sự vật tính”. [7;
70].
Tác giả Trần Trọng Kim trong cuốn Việt Nam văn phạm có nêu ra định nghĩa
về động từ như sau: “Động từ là tiếng biểu diễn cái dụng của chủ từ ”.[41; 14].
Trong cuốn Ngữ pháp Việt Nam, Nguyễn Lân cho rằng: “Động từ là thứ tự
dùng để biểu diễn một tác động, một hành vi, một ý nghĩ hoặc một cảm xúc, một
trạng thái hoặc sự phát triển, sự biến hóa của một trạng thái”. (Dẫn theo [16;19]).
Theo Diệp Quang Ban: “Động từ là những từ biểu thị ý nghĩa khái quát về quá
trình – Ý nghĩa thể hiện trực tiếp đặc trưng vận động của thực thể. Đó là ý nghĩa

hành động, ý nghĩa trạng thái được khái quát hóa trong mối liên hệ với vận động
của thực thể trong không gian và thời gian”. [3; 90].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Như vậy, căn cứ vào các định nghĩa về động từ của các tác giả nêu trên, ta có
thể đưa ra cách hiểu khái quát về động từ như sau: Động từ là một loại thực từ
dùng để chỉ hoạt động (hành động và trạng thái) của sự vật, hiện tượng.
1.1.2. Cách xác định
1.1.2.1. Dựa vào ý nghĩa
Động từ là từ loại dùng để chỉ hoạt động (hành động, trạng thái) của sự vật,
hiện tượng. Nghĩa hoạt động đặc trưng cho động từ là nghĩa ngữ pháp. Hoạt động
mà động từ biểu thị hiểu theo nghĩa ngữ pháp có thể không trùng với hoạt động cụ
thể. Chẳng hạn, các động từ như trở thành, trở nên, được, bị …không chỉ hoạt
động cụ thể nào trong thực tế mà chỉ các hoạt động trừu tượng, hoạt động hiểu theo
nghĩa ngữ pháp. Vì vậy, nghĩa ngữ pháp hoạt động được coi là nghĩa đặc trưng cho
tất cả các động từ, kể cả các động từ- thực từ lẫn động từ ngữ pháp.
1.1.2.2. Dựa vào khả năng kết hợp
*. Động từ có khả năng kết hợp với các phụ từ (phó từ) để biểu thị các ý nghĩa
quan hệ có tính tình thái giữa quá trình với cách thức và quá trình với các đặc
trưng vận động của quá trình trong không gian, thời gian và trong hiện thực. Cụ thể
là:
- Động từ có khả năng kết hợp về phía trước với các phụ từ thời thể như: đã,
sẽ, đang, hãy, chớ, đừng…
Thí dụ: Anh hãy làm thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới đáy nước hồ reo.
(Hàn Mặc Tử)
Em sẽ lớn lên như tôi đã từng khôn lớn và em sẽ bay cao, bay xa
hơn tôi.

- Động từ có khả năng kết hợp về phía sau với các phụ từ khác để tạo thành
nhóm động từ. Đó là:
+ Các thành tố phụ chỉ phương hướng: ra, vào, lên, xuống…
Thí dụ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Đi xuống, trèo lên, leo ra…
+ Các thành tố phụ chỉ kết quả: xong, rồi……
Thí dụ:
Làm xong, ăn rồi
*. Động từ kết hợp với các thực từ để phản ánh các quan hệ trong nội dung vận
động của quá trình.
1.1.2.3. Dựa vào chức năng cú pháp
Động từ có khă năng giữ nhiều chức năng ngữ pháp khác nhau, nhưng chức
năng quan trọng nhất của động từ là chức năng làm vị ngữ. Theo Nguyễn Kim
Thản, 88% vị ngữ trong câu do động từ đảm nhiệm. Ngoài ra, động từ còn tham
gia đảm nhiệm nhiều chức năng khác trong câu như: bổ ngữ, chủ ngữ, định ngữ,
trạng ngữ. Cụ thể là:
- Động từ có khả năng làm bổ ngữ
Thí dụ:
Tôi nhờ nó mua sách.
Tôi muốn nghỉ ngơi.
- Động từ có khả năng làm chủ ngữ
Thí dụ:
Lao động là vinh quang.
Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối. (Tố Hữu).
- Động từ có khả năng làm định ngữ

Thí dụ:
Ngày lên đường đã đến.
Hàng mới về chưa có giá bán.
- Động từ có khả năng làm trạng ngữ
Thí dụ:
Nghe vợ nói, anh chồng chỉ im lặng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
Nhìn bạn bè xách đồ ra xe về tết, tôi thấy lòng xốn xang.
Tóm lại, động từ là loại thực từ cơ bản trong kho từ vựng của bất kỳ một ngôn
ngữ nào. Ý nghĩa khái quát của động từ là chỉ hoạt động của các sự vật, hiện tượng
trong thế giới khách quan cũng như trong đời sống tinh thần của con người. Động
từ có khả năng kết hợp về phía trước với các phụ từ thời thể, về phía sau với các
phụ từ chỉ hướng, chỉ sự hoàn thành, kết thúc để tạo thành nhóm. Chức năng ngữ
pháp cơ bản của động từ là làm vị ngữ trong câu.
1.1.3. Về phân loại động từ
Động từ là một từ loại lớn, bao gồm hàng vạn từ và rất không thuần nhất.
Nghiên cứu về động từ, có thể phát hiện những tiểu loại, những nhóm đối lập với
nhau theo những đặc trưng nhất định. Vấn đề phân loại động từ đã có nhiều chuyên
khảo đề cập đến. Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ xin trình bày một
cách khái quát những ý kiến chính về vấn đề phân loại động từ.
Thứ nhất: Cách phân loại dựa vào ý nghĩa và hình thức ngữ pháp (khả năng kết
hợp và chức năng cú pháp) của động từ. Với cách phân loại này, động từ được chia
thành hai nhóm lớn: động từ - thực từ và động từ ngữ pháp (động từ bán thực từ).
*. Động từ - thực từ là những động từ có ý nghĩa cụ thể, chân thực, có khả
năng thay thế bằng từ nghi vấn (làm gì?, làm sao?) và có khả năng độc lập làm vị
ngữ (thí dụ: đi, chạy, nhảy, ăn, đọc, viết…). Cũng có tác giả gọi những động từ
thuộc nhóm này là những động từ điển hình.

*. Động từ ngữ pháp là những động từ không có ý nghĩa cụ thể, chân thực, Đó
là những động từ như: trở nên, trở thành, bị, được….Đây là nhóm động từ đã bị hư
hóa, rất trống nghĩa từ vựng, chúng chỉ các hoạt động trừu tượng, khái quát. Do đó,
các động từ này hầu như không có khả năng thay thế bằng từ nghi vấn (khả năng
độc lập trả lời câu hỏi). Động từ ngữ pháp được chia thành động từ tình thái (có
thể, nên, cần, toan, định ) và động từ quan hệ (là, khiến, bị, được, trở nên…).
*. Các động từ - thực từ được chia tiếp thành động từ chủ động (chỉ hoạt động
có chủ ý, xuất phát từ chủ thể và chủ thể có thể điều khiển được theo ý muốn của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
mình. Thí dụ: đi, ăn, chạy, đứng, ngồi…) và động từ không chủ động (chỉ hoạt
động không xuất phát từ chủ thể và chủ thể không điều khiển được họat động theo
ý muốn của mình. Như: tan, cháy, đổ, vỡ…). Tiếp tục phân chia các động từ chủ
động, ta có được hai nhóm động từ: động từ tác động (biểu thị những hoạt động mà
kết quả những hoạt động đó làm cho đối tượng bị thay đổi về phương diện nào đó
(nảy sinh hoặc tiêu biến): ăn, đập, phá…và động từ không tác động, như: chạy,
bơi, đi, nhảy…Trong động từ tác động, có hai diện đối lập: động từ tạo tác (chỉ
những hoạt động tạo ra đối tượng, như: đào, nặn, đắp, xây, vẽ…) và động từ
chuyển tác (chỉ những hoạt động làm chuyển biến đối tượng về mặt nào đó: đánh,
đốt, phá, chặt…). Còn động từ không tác động cũng được chia tiếp thành: động từ
chỉ hoạt động chuyển động (đi, chạy, nhảy…) và động từ chỉ hoạt động không
chuyển động (ngủ, nghĩ….). Như vậy, căn cứ vào ý nghĩa và hình thức ngữ pháp,
ta có thể chia động từ thành nhiều tiểu loại với những dấu hiệu hình thức đặc trưng
cho từng tiểu loại.
Thứ hai: Phân loại động từ dựa vào đặc điểm chi phối
Sự chi phối của động từ, theo cách hiểu chung, (áp dụng cho cả ngôn ngữ biến
hình và ngôn ngữ không biến hình) là khả năng của động từ đòi hỏi sự có mặt và
qui định đặc tính (ý nghĩa và hình thức) của các bổ ngữ.

Theo cách phân loại này, động từ được chia thành hai loại chính: động từ nội
hướng (nội động) và động từ ngoại hướng (ngoại động). Động từ nội hướng là
động từ không chi phối bổ ngữ. Thí dụ: nằm, đứng, ngủ, thức… còn động từ ngoại
hướng là động từ có khả năng chi phối bổ ngữ. Thí dụ: ăn, đánh, vẽ, viết, đọc, đào,
nặn…Tuy nhiên, cũng như sự đối lập giữa các nhóm động từ phân loại theo ý
nghĩa và hình thức ngữ pháp, sự đối lập giữa động từ nội hướng và động từ ngoại
hướng trong cách phân loại này không hẳn rõ ràng và dứt khoát. Bằng chứng là
giữa hai nhóm động từ này vẫn tồn tại nhóm động từ trung tính. Thí dụ: có, còn,
tan, cháy, lắc, gật….
Thứ ba: Phân loại động từ theo kết trị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
Ra đời muộn hơn nhưng có tính khái quát cao hơn là cách phân loại động từ
theo kết trị. Cách phân loại này cho phép bao quát đầy đủ hơn thuộc tính kết hợp
cú pháp của động từ. Đây là cách phân loại dựa vào số lượng và đặc tính của các
diễn tố có bên động từ. Theo cách phân loại này, động từ được chia thành: động từ
vô trị (động từ không đòi hỏi diễn tố: mưa, nắng, sáng, tối…), động từ đơn trị
(động từ đòi hỏi một diễn tố: thức, ngủ, đi, đứng, ngồi, nằm ), động từ song trị
(đòi hỏi hai diễn tố: ăn, đọc, đánh…), động từ tam trị (đòi hỏi ba diễn tố: trao,
tặng, biếu, cho…).
Cách phân loại động từ theo kết trị rất gần với cách phân loại động từ theo đặc
điểm chi phối nhưng có tính khái quát cao hơn. Trong cách phân loại theo đặc
điểm chi phối, thuộc tính cú pháp được chú ý chỉ là khả năng kết hợp về phía sau
của động từ (khả năng kết hợp với bổ ngữ). Còn trong cách phân loại theo kết trị,
thuộc tính cú pháp được chú ý gồm cả khả năng kết hợp về phía trước của động từ
(khả năng kết hợp với chủ ngữ).
Theo chúng tôi, ba cách phân loại trên đây đều có cơ sở khoa học và đều có giá
trị thực tiễn. Việc chọn cách phân loại nào là tùy thuộc vào quan điểm, mục đích

của người nghiên cứu, giảng dạy, học tập ngữ pháp. Phù hợp với mục đích nghiên
cứu của mình, trong luận văn này, chúng tôi tạm dựa vào cách phân loại thứ ba,
nhưng vẫn ủng hộ và sử dụng kết quả của cách phân loại thứ nhất và thứ hai.
1.2. Lý thuyết kết trị và kết trị của động từ tiếng Việt
1.2.1. Thuật ngữ kết trị
Thuật ngữ kết trị (hóa trị, ngữ trị, tiếng Pháp: valence, tiếng Nga: valentnost)
vốn được dùng trong hóa học để chỉ thuộc tính kết hợp của các nguyên tử với một
số lượng xác định các nguyên tử khác. Thuật ngữ này mới chỉ được dùng rộng rãi
trong ngôn ngữ học từ cuối những năm bốn mươi của thế kỉ XX để chỉ khả năng
kết hợp của các lớp từ hoặc các lớp hạng đơn vị ngôn ngữ nói chung.
1.2.2. Khái niệm nút, nút động từ, diễn tố (actant), chu tố (circonstant)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Theo quan niệm của L.Tesniène, mỗi yếu tố chính mà ở nó có một hay một vài
yếu tố phụ lập thành cái ông gọi là nút (tiếng Pháp: noeut, tiếng Nga: uzel). Nút
được L.Tesniène xác định là : “tập hợp bao gồm từ chính và tất cả các từ trực tiếp
hay gián tiếp phụ thuộc vào nó [54- 25]. Nút được tạo thành bởi từ thu hút vào
mình, trực tiếp hay gián tiếp, tất cả các từ của câu gọi là nút trung tâm. Trong ý
nghĩa nhất định, nó đồng nhất với cả câu [54, 26]. Nút trung tâm thường được cấu
tạo bởi động từ. Về nguyên tắc, chỉ các thực từ mới có khả năng tạo nút. Phù hợp
với các loại thực từ, L.Tesniène phân biệt bốn kiểu nút: nút động từ, nút danh từ,
nút tính từ và nút trạng từ.
Nút động từ là nút mà trung tâm của nó là động từ, thí dụ: Alfred frappe
Bernard (Alfred đánh Bernard).
Nút danh từ là nút mà trung tâm của nó là danh từ, thí dụ: six forts chevaux
(sáu con ngựa khỏe).
Nút tính từ là nút có tính từ là trung tâm, thí dụ: extremement jeune (cực kì
trẻ trung).

Nút trạng từ là nút có trạng từ làm trung tâm, thí dụ: relativement vite (tương
đối nhanh).
Theo L.Tesniène, nút động từ là trung tâm của câu trong phần lớn các ngôn ngữ
châu Âu và nó biểu thị cái tương tự như một vở kịch nhỏ với các vai diễn (gắn với
hành động) và hoàn cảnh. Nếu đi từ mặt thực tế với vở kịch sang bình diện cú pháp
cấu trúc thì hành động, các vai diễn và hoàn cảnh sẽ trở thành các yếu tố tương ứng
là động từ, actanst (diễn tố, bổ ngữ) và circonstants (chu tố, trạng ngữ). Động từ
biểu thị quá trình (frappe - đánh trong Alferd frappe Bernard). Các diễn tố chỉ
người hay vật tham gia vào quá trình với tư cách bất kì (chủ động hay bị động),
chẳng hạn, trong câu trên, các diễn tố là Alfed và Bernard [54; 117]. Các diễn tố
(actanst) có những đặc điểm chung là; a) Đều phụ thuộc vào động từ, là kẻ thể hiện
kết trị của động từ, kể cả diễn tố chủ thể (chủ ngữ). b) Đều có tính bắt buộc, nghĩa
là sự xuất hiện của chúng do nghĩa của động từ đòi hỏi và việc lược bỏ chúng sẽ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
làm cho nghĩa của động từ trở nên không xác định. c) Về hình thức, chúng được
biểu hiện bằng danh từ hoặc các yếu tố tương đương. (Các yếu tố này theo
L.Tesniere, gồm đại từ, động từ nguyên dạng và mệnh đề phụ bổ ngữ mà ông gọi
là mệnh đề phụ diễn tố).
L.Tesniène phân loại các diễn tố (actants) dựa vào chức năng khác nhau mà
chúng thực hiện theo mối quan hệ với động từ. Dựa vào số lượng chức năng (và
cũng là số lượng tối đa diễn tố có thể có bên động từ), L.Tesniène xác định ba kiểu
diễn tố mà ông gọi tên theo thứ tự : diễn tố thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Về nguyên
tắc, số thứ tự của diễn tố không bao giờ vượt quá số lượng diễn tố phụ thuộc vào
động từ. Chẳng hạn, động từ không diễn tố không thể chi phối diễn tố, động từ một
diễn tố không thể chi phối diễn tố thứ hai và thứ ba, động từ hai diễn tố không thể
chi phối diễn tố thứ ba. Như vậy, diễn tố thứ nhất có thể gặp trong câu có một, hai
và ba diễn tố. Diễn tố thứ hai có thể gặp trong câu có hai và ba diễn tố còn diễn tố

thứ ba chỉ có thể gặp trong câu có ba diễn tố [54 ;23].
Diễn tố thứ nhất từ góc độ ngữ nghĩa, chính là diễn tố chỉ kẻ hành động và
chính vì vậy, trong ngữ pháp học truyền thống, nó được gọi là chủ thể (sujet).
L.Tesniène đề nghị giữ lại thuật ngữ này. Trong câu Alfred parle (Alfred nói),
Anphret từ góc độ cú pháp là diễn tố thứ nhất, từ góc độ ngữ nghĩa, chỉ chủ thể của
hành động nói.
Diễn tố thứ hai về cơ bản, phù hợp với bổ ngữ đối thể trong ngữ pháp học
truyền thống. L.Tesniène đề nghị gọi đơn giản là đối thể. Chẳng hạn, trong câu
Alfred frappe Bernard (Anphret đánh Bécna), Bécna về mặt cấu trúc là diễn tố thứ
hai, về mặt nghĩa chỉ đối thể của hành động. Khi so sánh diễn tố chủ thể (chủ ngữ)
với diễn tố chỉ đối thể (bổ ngữ), L.Tesniène lưu ý rằng chúng chỉ đối lập nhau về
ngữ nghĩa, còn về mặt cấu trúc (cú pháp), giữa chúng không có sự đối lập
[54 ;124]. Tác giả nhấn mạnh rằng: “ Trên thực tế, từ góc độ cấu trúc, không phụ
thuộc vào chỗ trước chúng ta là diễn tố (actant) thứ nhất hay thứ hai, yếu tố bị phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
thuộc luôn luôn là bổ ngữ ” [54 ;124]. Xuất phát từ cách nhìn nhận đó,
L.Tesniène đề nghị khi sử dụng các thuật ngữ truyền thống mà không có sự điều
chỉnh, cần khẳng định rằng diễn tố thứ nhất (chủ ngữ truyền thống) chính là bổ
ngữ cũng như những bổ ngữ khác. [54 ;124].
Diễn tố thứ ba, từ góc độ ngữ nghĩa đó là diễn tố mà hành động được thực hiện
có lợi hay gây thiệt hại cho nó. Diễn tố này về cơ bản, tương ứng với bổ ngữ gián
tiếp trong ngữ pháp học truyền thống. Chẳng hạn, trong câu Alfred donne le livre à
Charles (Anphret đưa cuốn sách cho Sáclơ), diễn tố thứ ba là Sác lơ. Như vậy, ở
câu có ba diễn tố, cả ba loại diễn tố: thứ nhất, thứ hai, thứ ba đều xuất hiện. Lược
đồ của câu ba diễn tố trên như sau:

Donne (đưa)




Alfred le livre (cuốn sách) à Charles
(actant 1) (actant 2) (actant 3)
Cùng nằm trong thành phần cấu trúc của động từ, bên cạnh các diễn tố còn có
các chu tố (circonstant). Về nghĩa, các chu tố biểu thị hoàn cảnh (thời gian, vị trí,
phương thức ) trong đó quá trình được mở rộng. Chẳng hạn trong câu: Alfred
fourve toujours son nez partout (Anphrét ở đâu cũng luôn ngoáy cái mũi của
mình), có hai chu tố là toujours (luôn luôn) và partout (ở mọi nơi). Về cấu tạo, các
chu tố luôn là trạng từ (thời gian, vị trí, phương thức ) hoặc yếu tố tương đương
(trong đó có các mệnh đề phụ); ngược lại, trong câu, các trạng từ luôn đảm nhiệm
chức năng chu tố. [54 ;111].
Chẳng hạn, trong câu Alfred parl bien (Anphoret nói hay), từ bien (hay) là chu
tố. Lược đồ của câu này như sau:
Parl

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16


Alfred bien
Về chức năng, cũng như diễn tố, chu tố phụ thuộc trực tiếp vào động từ. Quan
niệm này của L.Tesniène khác với quan niệm truyền thống coi trạng ngữ là thành
phần phụ cho cả nòng cốt câu (chủ ngữ, vị ngữ).
1.2.3. Khái niệm kết trị và các kiểu kết trị
1.2.3.1. Khái niệm kết trị
Kết trị của động từ, theo cách hiểu hẹp, thường được hiểu là thuộc tính kết hợp
cú pháp bắt buộc của động từ, tức là khả năng của động từ kết hợp vào mình các

thành tố bắt buộc của câu (chủ ngữ và bổ ngữ truyền thống). Theo cách hiểu rộng
thì kết trị của động từ là toàn bộ thuộc tính kết hợp cú pháp của động từ (gồm cả
khả năng kết hợp bắt buộc lẫn tự do). Nói cách khác: kết trị của từ là khả năng của
các từ loại thực từ tạo ra xung quanh mình các vị trí mở cần hoặc có thể làm đầy
bởi các thành tố cú pháp nhất định và khả năng làm đầy các vị trí mở được tạo ra
bởi các từ loại thực từ khác. Trong luận văn này, chúng tôi tạm thời hiểu kết trị
theo cách hiểu rộng.
Kết trị của động từ theo cách hiểu trên đây sẽ được phân biệt với:
1. Khả năng kết hợp từ vựng của từ
Nói đến khả năng kết hợp từ vựng của từ là nói đến khả năng kết hợp của từ với
tư cách là cá thể hoặc đại diện của nhóm chủ đề. Khả năng kết hợp từ vựng bị quy
định bởi ý nghĩa từ vựng riêng của từ. Còn nói đến kết trị của từ là nói đến khả
năng kết hợp của từ với tư cách là đại diện của từ loại hoặc tiểu loại nhất định được
đặc trưng bởi ý nghĩa từ vựng - ngữ pháp hoặc ý nghĩa ngữ pháp chung nhất định.
2. Khả năng kết hợp của thực từ với các hư từ
Sự kết hợp của thực từ với các hư từ (thí dụ: đã, sẽ, đang…) tạo thành một tổ
hợp đặc biệt dùng trong vai trò tương đương với một thực từ. Trong những tổ hợp
như vậy, hư từ chỉ là những yếu tố bổ sung ý nghĩa thuần ngữ pháp cho thực từ và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
hiện thực hoá thuộc tính kết trị của thực từ, chúng không phải là thành tố cú pháp
thực sự.
3. Khả năng kết hợp cú pháp bắt buộc của từ
Kết trị của từ theo cách hiểu trên đây không chỉ là khả năng kết hợp của từ với
các thành tố cú pháp bắt buộc mà còn là khả năng kết hợp của từ với các thành tố
cú pháp tự do.
1.2.3.2. Các kiểu kết trị
1.2.3.2.1. Kết trị nội dung và kết trị hình thức

a. Kết trị nội dung
Kết trị nội dung là sự kết hợp (mối quan hệ) về mặt ngữ nghĩa giữa từ mang kết
trị và diễn tố hoặc chu tố (các thành tố bổ sung của động từ). Kết trị nội dung
thường được xác định theo đặc điểm về ý nghĩa cú pháp (các nghĩa kiểu như: chủ
thể, đối thể, công cụ, nguyên nhân…) của các diễn tố, chu tố và gắn chặt với ý
nghĩa của từ mang kết trị. Vì kết trị nội dung gắn chặt với ý nghĩa của từ nên sự
thay đổi ý nghĩa (nghĩa từ vựng – ngữ pháp) của từ luôn kéo theo sự thay đổi kết
trị nội dung của nó.
Chẳng hạn, kiểu kết trị điểm đến chỉ có ở động từ chuyển động (ra, vào, lên,
xuống, về…), kiểu kết trị chỉ kẻ nhận chỉ có ở động từ ban phát (cho, gửi, trao,
tặng, biếu…). Vì kết trị nội dung phụ thuộc chặt chẽ vào động từ nên sự thay đổi
nghĩa từ vựng - ngữ pháp của động từ luôn kéo theo sự thay đổi kết trị nội dung
của nó. Động từ “chạy” trong tiếng Việt vốn có nghĩa nội hướng và khi được dùng
với nghĩa này không thể có kết trị đối thể. Thí dụ: Nó đang chạy trên đường.
Nhưng khi được dùng với ý nghĩa ngoại hướng, “chạy” hoàn toàn có thể có kết trị
đối thể như các động từ ngoại hướng khác. Thí dụ: Nó chạy thóc vào nhà.
b. Kết trị hình thức
Kết trị hình thức của từ là mối quan hệ (sự kết hợp) về hình thức giữa từ mang
kết trị và các diễn tố hoặc chu tố. Khác với kết trị nội dung chỉ gắn với mặt nghĩa
của từ, kết trị hình thức gắn với mặt hình thức ngữ pháp của từ. Sự đối lập giữa kết

×