Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nghiên cứu sinh trưởng một số loài cây trồng trong dự án cải tạo môi trường bãi thải Nam Đèo Nai, Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 86 trang )


0
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






KHÚC THÀNH LIÊM






NGHIÊN CỨU SINH TRƢỞNG MỘT SỐ LOÀI CÂY
TRỒNG TRONG DỰ ÁN CẢI TẠO MÔI TRƢỜNG BÃI
THẢI
NAM ĐÈO NAI - QUẢNG NINH
CHUYÊN NGÀNH LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60 62 02 01







LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP











Thái Nguyên - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
LỜI CẢM ƠN

Luận văn nà y đượ c hoà n thà nh tạ i trườ ng Đạ i họ c Nông Lâm - Đại học
Thái Nguyên theo chương trình đào tạo Cao học khóa 18, từ năm 2010 - 2012.
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn, tác giả đã nhận được
sự quan tâm, giúp đỡ của tập thể cán bộ phòng Quản lý đào tạo sau đại học,
Khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và các thầy giáo, cô
giáo thuộc trường Đại học Thái Nguyên, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam,
… nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giú p đỡ quý bá u đó .
Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS .TS. Nguyễn Huy Sơn - người hướng
dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn tới Trung tâm Khoa học và sản xuất lâm nông nghiệp
Quảng Ninh, Công ty Cổ phân Than Đèo Nai, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng
Ninh đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập số liệu ngoại
nghiệp phục vụ đề tài luận văn và tạo mọi điều kiện về thời gian, công việc để tác
giả có thể theo học và hoàn thành luận văn này;
Cuố i cù ng, tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, động viên, giúp đỡ

của người thân trong gia đình và các bạn bè, đồng nghiệp trong suốt thời gian
học tập và thực hiện đề tài luận văn.

Thái Nguyên, năm 2012
Tác giả

Khúc Thành Liêm




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong một vài thập niên vừa qua, ngành lâm nghiệp đã đạt được những
thành tự đáng kể, đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân, nhất là những
tiến bộ kỹ thuật về giống và trồng rừng thâm canh, đã nâng năng suất rừng trồng
từ 7-10 m
3
/ha/năm vào những năm 70-80 của thế kỷ trước lên 20-25 m
3
/ha/năm.
Đặc biệt hiện nay có một số mô hình trong phạm vi thí nghiệm đã đạt từ 30-35
m
3
/ha/năm. Nhưng chủ yếu là trồng rừng cung cấp gỗ nhỏ cho công nghiệp chế
biến bột giấy và ván dăm với các loài cây mọc nhanh như keo, bạch đàn. Ngoài
ra, các nhà khoa học trong và ngoài nước cũng đã quan tâm nghiên cứu, tuyển

chọn những loài cây chịu hạn cho vùng cát ven biển miền Trung, từ đó nhiều cồn
cát đã được phủ xanh cải tạo đất cho phát triển sản xuất lâm nông nghiệp. Tuy
vậy, nghiên cứu tuyển chọn những loài cây trồng cũng như tìm biệt pháp lâm
sinh thích hợp để cải tạo môi trường sinh thái trên các bãi thải công nghiệp sau
khai thác than thì còn nhiều hạn chế.
Quảng Ninh là vùng công nghiệp khai thác than lớn nhất cả nước, được
hình thành và phát triển cách đây hàng trăm năm, ngay từ thời Pháp thuộc. Sau
Cách mạng tháng Tám, các mỏ khai thác than được duy trì và phát triển. Với công
nghệ phổ biến là khai thác lộ thiên, để lấy than cần phải bóc đi một lượng đất, đá
rất lớn, độ dày mỏng của lớp đất đá này khác nhau tùy thuộc vào từng vỉa. Sau
nhiều năm khai thác lượng đất đá này tạo thành các bãi thải khổng lồ như những
“điểm đen” gây ảnh hưởng xấu về môi trường, cảnh quan trong khu vực cũng như
hoạt động sản xuất và đời sống xã hội.
Bãi thải Nam Đèo Nai thuộc công ty cổ phầ n Than Đèo Nai là địa điểm
chứa đất đá thải do khai thác than có khối lượng và diện tích lớn nhất trong khu
vực, có lịch sử hình thành trên một trăm năm và là nơi chứa đất đá thải của các
khai trường trong quá trình khai thác than lộ thiên. Vị trí của bãi thải thuộc
phường Cẩm Tây- thị xã Cẩm Phả. Do lượng đất đá thải tích tụ quá lớn, bãi thải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
trở thành điểm gây ô nhiễm môi trường trầm trọng ảnh hưởng xấu đến khu dân
cư của thị xã Cẩm Phả, cảnh quan Vịnh Bái Tử Long. Chính vì vậy, bãi thải
Nam Đèo Nai đã bị liệt vào danh sách các điểm gây ô nhiễm nặng và theo Nghị
định 64/2003/QĐ-TTg cần phải xử lý triệt để.
Trong những năm trước đây công ty than Đèo Nai đã đầu tư nhiều hạng mục
để hạn chế tác động tiêu cực của bãi thải như san cắt tầng, xây đập ngăn, xây hệ
thống mương thoát nước, Tuy nhiên, do diện tích rộng, trơ trụi, độ dốc lớn nên
trong mùa hanh khô, do xe vận tải cùng với gió đã tạo ra một lượng bụi đất rất lớn
phát tán vào không khí và khu vực dân cư lân cận, hơn nữa vào mùa mưa thường

xuyên xảy ra sạt lở đất gây bồi lấp, lũ úng phía chân bãi thải và khu dân cư.
Năm 2007 theo đề nghị của Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam và Công
ty cổ phần Than Đeo Nai về việc thực hiện dự án Trồng rừng cải tạo cảnh quan
và môi trường bãi thải Nam Đèo Nai. Trung tâm Khoa học và sản xuất lâm nông
nghiệp Quảng Ninh đã được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện Dự án cải tạo
môi trường bãi thải Nam Đèo Nai tỉnh Quảng Ninh, tác giả luận án là cộng tác
viên chính của Dự án. Sau 4 năm triển khai đã trồng được gần 200 ha trên toàn
bộ diện tích bãi thải với các loài cây như Keo lá tràm (Acacia auriculiformis),
Thông nhựa (Pinus merkussi), Phi lao (Casuarina equietifolia), cỏ bông lau
(Saccharum spontacum), Bạch đàn Uro (Eucalyptus urophylla)… đến nay dự án
vẫn được kéo dài và chưa có đánh giá khả năng sinh trưởng của cây trồng, khả
năng cải tạo đất trên bãi thải cũng như cơ sở khoa học của các biện pháp kỹ thuật
lâm sinh để phủ xanh bãi thải khai thác than. Để giải quyết vấn đề này trên cơ sở
khoa học, đáp ứng yêu cầu thực tế, trong khuôn khổ của Luận văn tốt nghiệp đào
tạo Cao học lâm nghiệp của trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên,
được sự đồng ý của Ban lãnh đạo Phòng quản lý đào tạo sau đại học và Chủ trì
Dự án cũng như Trung tâm Khoa học và sản xuất Lâm nông nghiệp tỉnh Quảng
Ninh, tác giả đã kế thừa một phần kết quả và hiện trường của dự án để hoàn
thành lận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp theo chương trình đào tạo với tên đề
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
tài: “Nghiên cứu sinh trưởng một số loài cây trồng trong dự án cải tạo môi
trường bãi thải Nam Đèo Nai - Quảng Ninh”.
Kết quả của đề tài sẽ đánh giá khả năng sinh trưởng và cải tạo đất của một
số loài cây trồng chính trong dự án là Keo lá tràm, Thông nhựa và Phi lao được
trồng trên bãi đất đá đổ thải của bãi thải Nam Đèo Nai, tỉnh Quảng Ninh, từ đó
xác định được biệt pháp kỹ thuật hữu hiệu cho việc trồng cây trên các bãi thải
khai thác than và quặng của Việt Nam, góp phần giải quyết vấn đề cải thiện đất
và môi trường không khí trên các bãi thải của các khai trường khai thác khoáng

sản không chỉ ở Quảng Ninh mà còn là cơ sở để nhân rộng ra các khai trường
khác trên phạm vi cả nước.


















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Trên thế giới.
2.1.1. Các nghiên cứu về sinh trưởng và năng suất rừng trồng
Từ lâu trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về sinh trưởng và
tăng trưởng của rừng trồng, trong số đó phải kể đến các nhà khoa học như
Tiurin A.V (1948), Morosov G.F. Tretiakov N.V, Orlov M.M (1956)… với

các nghiên cứu xác định tăng trưởng về thể tích, các nhân tố điều tra của cây
rừng và rừng, trong quá trình nghiên cứu đã xác định được sinh trưởng của
cây rừng chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố ngoại cảnh như ánh sáng, độ ẩm,
dinh dưỡng, khí hậu, thời tiết, loài cây…
Trong nghiên cứu tổng hợp về rừng có một số công trình nghiên cứu thuộc
môn khoa học trắc thụ lâm nghiệp, công trình nghiên cứu đáng chú ý đầu tiên
phải kể đến là: “Forest Mensuration” của tác giả Donald Bruce, B.A., M.F. and
Francis X. Schumacher, B. S. (1950) [15]. Các tác giả này đã nghiên cứu sinh
trưởng cây rừng và các phương pháp đo đạc trong nghiên cứu cây rừng.
Về tăng trưởng và sản lượng: Veracion V.P 1964 [22] đã nghiên cứu tăng
trưởng và sản lượng 5 năm trên diện tích rừng ở miền núi Benguet – Philippines;
Wood, P. J (1974) đã nghiên cứu ước lượng các loài sinh trưởng nhanh vùng
nhiệt đới. Kết quả nghiên cứu của các công trình này mới chỉ tập trung vào việc
nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố sinh trưởng, sinh khối, năng suất hệ
sinh thái, các tính toán vẫn chỉ dừng lại ở các lâm phần, hệ sinh thái chung chung
và một số nhóm loài mà chưa chú ý nghiên cứu đánh giá chính xác, cụ thể riêng
cho từng loài.
Tổ chức Nông lương thế giới (FAO, 2004) đã tổng hợp các kết quả nghiên
cứu ở các nước vùng nhiệt đới, điển hình là các công trình nghiên cứu của
Laurie (1974), Julian Evans (1974, 1992) [16, 17], Pandey (1983) [21],
Golcalves J.L.M và cộng sự (2004) [20], đã chỉ ra rằng khả năng sinh trưởng của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
rừng trồng, đặc biệt là rừng trồng nguyên liệu công nghiệp phụ thuộc rất rõ vào 4
nhân tố chủ yếu liên quan tới điều kiện lập địa là khí hậu, địa hình, loại đất và
hiện trạng thực bì.
Năm 1979, FAO đã xuất bản cẩm nang hướng dẫn “Đánh giá đất đai cho
nông nghiệp nhờ nước trời” và “Đánh giá đất đai cho Lâm Nghiệp” năm 1984
trên cơ sở một số nội dung:

- Đánh giá tiềm năng đất đai (Land capability), xác định mức độ thích
hợp cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho một đơn vị đất đai và tổng hợp
cho toàn khu vực dựa trên so sánh yêu cầu kiểu sử dụng đất với đặc điểm của các
đơn vị đất đai. Phương pháp đánh giá này đã và đang được sử dụng rất nhiều trên
thế giới trong các nghiên cứu và đánh giá đất đai. Ngoài ra, còn có một số
phương pháp đánh giá khác nhau được nhiều nơi áp dụng. Việc nghiên cứu này
có rất nhiều quan điểm và phương pháp khác nhau, do vậy tạm chia ra một số
phương pháp sau:
+ Phương pháp phân chia và đánh giá rừng và đất trồng rừng Jones (1960)
có ba trường phái phân chia, đánh giá rừng và đất rừng (Evaluation of site):
+ Phân chia cấp đất (Site index approaches) Cajender (1962), việc phân
loại đánh giá rừng bằng chỉ tiêu cấp đất (Site Index) do Huber (1824) thực hiện
lần đầu tiên ở nước Đức. Đến đầu thế kỷ 20, phương pháp này được phổ biến
rộng rãi ở Châu Âu, lan truyền sang Bắc Mỹ. Từ khi Eichhorn (1904) [14] phát
hiện ra quy luật “Trữ lượng rừng là một hàm số của chiều cao bình quân lâm
phần” thì phương pháp phân chia cấp đất được củng cố cơ sở lý luận bền vững
chắc chắn. Nội dung chính của phương pháp này là xây dựng một hàm sinh
trưởng theo tuổi của một nhân tố điều tra lựa chọn nào đó, thông thường là chiều
cao bình quân, chiều cao tầng trội (dominant height),… Nhân tố lựa chọn này
phải là một chỉ tiêu có quan hệ chặt chẽ với trữ lượng rừng (site). Trên cơ sở
đường cong trung bình này, chia thành một số cấp khác nhau theo thứ tự từ tốt
đến xấu gọi là các cấp đất. Theo các phương trình của từng cấp đất cho ngay một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
khái niệm trực quan về sinh trưởng chiều cao, từ đó suy ra trữ lượng. Theo
Erteld 1966 [18], Prodan (1951) đã sử dụng chỉ tiêu tăng trưởng trung bình về
đường kính để chia cấp đất cho rừng chặt chọn tại Đức.
+ Phân chia thực bì (Vegetal approaches): Việc phân loại thực bì rừng đã
áp dụng từ cuối thế kỷ 19 cho vùng Bắc Âu (dẫn theo báo Post 1862 và Norlin

1861). Từ đầu thế kỷ 20, với các công trình nghiên cứu của Cajander (1909,
1926), trường phái này phát triển mạnh ở Phần Lan. Sau này được phát triển
rộng rãi sang Bắc Mỹ và cả châu Âu. Một số tác giả như Krajian (1960, 1963,
1964, 1965) cho rằng phân chia thực bì chính là phân chia hệ sinh thái. Vì thực
bì là nhân tố chỉ thị cho hệ sinh thái và loại đất.
+ Phân loại rừng thực chất là phân loại thực bì và là một vấn đề lớn, nên
đã phát triển như một nội dung khoa học riêng biệt với lý thuyết khác nhau như
học thuyết kiểu rừng của Morodov (1912), lý thuyết về hệ sinh thái (Ecosytem)
của Tansley (1935), học thuyết sinh địa quần lạc thực vật (Biogeocenose) của
Sukasov (1944), học thuyết lâm hình của Sukasov (1964).
+ Sinh học Thuỵ Điển đã phân hạng thực bì miền Bắc nước này theo hai
trục độ phì (4 cấp), độ ẩm (5 cấp) và định nghĩa 16 hạng thực bì theo các tổ hợp
độ phì - độ ẩm khác nhau (công trình của Armberg 1953). Một số nhà khoa học
Mỹ như Behusis (1962), Wering và Major (1964), Jones (1969) nghiên cứu quan
hệ giữa chỉ số cấp đất của lâm phần (ứng với một loại rừng nào đó) với các chỉ
số môi trường như: độ phì, độ ẩm,… Bảng phân hạng kiểu lập địa của
Progrepnhick theo độ phì (4 cấp) độ ẩm (6 cấp) cũng là một bảng phân hạng thực
bì. Đặc biệt trong thực hành để đánh giá độ phì và độ ẩm, đã sử dụng đến yếu tố
thực vật chỉ thị: cây rừng chỉ thị độ phì, thảm tươi chỉ thị độ ẩm.
+ Phân chia môi trường (Environmental approaches) các nhân tố môi trường
(nhân tố sinh thái) được sử dụng để phân chia, đánh giá sức sản xuất hay đặc
trưng hoàn cảnh rừng. Có hai hướng nghiên cứu môi trường là nghiên cứu nhân
tố (Factorial approaches) và nghiên cứu tiểu hoàn cảnh (Holistic approaches).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Nghiên cứu nhân tố được thực hiện lần đầu tiên do Haig áp dụng để
nghiên cứu quan hệ giữa chỉ số cấp đất với chỉ số hàm lượng limonset (silt plus
clay) trong đất trồng rừng Thông đỏ (Red pine) trên nền đất rừng mầu nâu ở
Conecticut. Ngày nay trường phái này được phát triển với nhiều nghiên cứu đa

dạng khác, đặc biệt với các chỉ số lý hoá tính của đất với công cụ toán học là
phép phân tích hồi quy nhiều biến số. Những công trình tiêu biểu trong lĩnh vực
này là các tác giả: Caile (1935,1955); Gysel và Arend (1963), Carmean (1963);
Hermsnik (1966),…
Nghiên cứu toàn cảnh (Holistic approaches) môi trường được phân chia
dưới một cách nhìn tổng hợp. Có 4 trường phái nhỏ theo hướng này là: Phân loại
đất: phân chia đất thành những loại đất hay hạng đất; Phân hạng lập địa theo kiểu
Đức (German site mapping): phương pháp phân hạng này đã phát triển một hệ
thống phân chia bao gồm các vùng sinh trưởng (growth distrist) đến dạng lập địa
cấp I, cấp II, cấp III ; Phân loại địa văn theo Hills (Hills physiographic site type)
đề xuất hệ thống phân loại kiểu lập địa tổng hợp (total site), được định nghĩa như
phức hợp của kiểu lập địa và kiểu rừng, bao gồm các yếu tố khí hậu thuỷ văn, địa
chất, địa hình, quá trình hình thành đất, nước ngầm, quần thể động thực vật và
tác động của con người (Hills 1955, 1961- dẫn theo Jones 1969).
- Phân hạng môi trường: Trong phân hạng môi trường, một hay nhiều nhân
tố môi trường được định nghĩa, phân cấp trở thành gradient phân hạng (theo
những mục tiêu lựa chọn). Peler.R.Stevens (1986) đã viết “Sổ tay để phân hạng
lập địa và đánh giá mức độ thích hợp của lập địa áp dụng ở Bangladet” trong
đó áp dụng lập địa để đề xuất cây trồng và đánh giá độ thích hợp của cây trồng
với các dạng lập địa thông qua chỉ tiêu năng suất,… Trung tâm lâm nghiệp Quốc
tế (CIFOR) đã tiến hành nghiên cứu về quản lý lập địa và sản lượng rừng cho
rừng trồng ở các nước nhiệt đới trên các đối tượng là: Bạch đàn, Thông, Keo
trồng thuần loài trên các lập địa ở các nước Brazil, Công gô, Nam Phi, Trung
Quốc, Indonesia. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biện pháp xử lý lập địa khác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
nhau và các loài cây trồng khác nhau đã có ảnh hưởng không giống nhau đến độ
phì, cân bằng nước, sự phân huỷ thảm mục và chu trình dinh dưỡng khoáng.
Khi nghiên cứu về sản lượng rừng trồng Bạch đàn ở Brazil, Golcaves

J.L.M và các cộng sự (2004) [20] cho rằng năng suất trồng là sự liên kết thích
hợp giữa kiểu gen với điều kiện lập địa và kỹ thuật canh tác. Ngoài ra, tác giả
còn chỉ ra giới hạn của sản lượng rừng có liên quan tới các yếu tố môi trường
theo thứ tự mức độ quan trọng sau: nước > dinh dưỡng > độ sâu tầng đất.
Những nghiên cứu về quan hệ sinh trưởng hay đồng hoá cây rừng với
hoàn cảnh sinh thái, nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ nước trong đất đến đồng
hoá cây trồng đã được một số tác giả nghiên cứu như Assman (1961) [14].
Bildmenn (1943), Walter (1951), Peleter (1953, 1955), Hoch (1957)….
Mitscherlich (1910) phát hiện quy luật phụ thuộc vật lý (law of
phisiological dependence): “Sản lượng không tăng theo tỉ lệ đơn giản với sự tăng
lên của nhân tố môi trường”. Baule (1971, 1924) đãsử dụng toán học để mô
phỏng định luật này và gọi là quy luật hiệu quả.
Qua các nghiên cứu trên cho thấy việc xác định các điều kiện lập địa phù
hợp với cây trồng có ý nghĩa rất quan trọng. Điều kiện lập địa có ý nghĩa quyết
định tới tỷ lệ sống, năng suất, sản lượng rừng trồng. Vì vậy, việc lựa chọn dạng
lập địa phù hợp với cây trồng giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt nhằm
nâng cao năng suất, sản lượng rừng.
2.1.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh
đến sinh trưởng, năng suất rừng trồng
Kỹ thuật lâm sinh là một hệ thống các biện pháp kỹ thuật nhằm giải quyết
hài hòa mối quan hệ giữa cây trồng với điều kiện hoàn cảnh để cây trồng có khả
năng sinh trưởng tốt nhất, đạt năng suất cao nhất. Sử dụng các biện pháp kỹ thuật
lâm sinh đã có nhiều tác giả nghiên cứu như Matthew (1995) nghiên cứu tạo lập
mô hình trồng rừng hỗn loài giữa cây trồng chính với cây họ đậu, kết quả nghiên
cứu cho thấy cây họ đậu tác dụng rất tốt cho cây trồng chính .Nghiên cứu về các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
biện pháp kỹ thuật trồng, làm đất, phối trí cây trồng rừng khác nhau cũng cho
sinh trưởng và năng suất trồng rừng khác nhau. Trong nghiên cứu các biện pháp

kỹ thuật trồng rừng có nghiên cứu về mật độ Evans.J (1992) [17], đã bố trí 4
công thức mật độ trồng rừng khác nhau (2985, 1680, 1075, 750cây/ha) cho Bạch
đàn (E.deglupta) ở Papua New Guinea sau 5 năm trồng cho thấy đường kính
bình quân của các công thức thí nghiệm tăng theo chiều giảm của mật độ, nhưng
tổng trữ lượng cây gỗ đứng của rừng vẫn nhỏ hơn các công thức mật độ cao. Khi
nghiên cứu về Thông (P. caribeae) ở Qeensland (Australia) thí nghiệm với 5
công thức mật độ khác nhau (2200, 1680, 1330, 750 cây/ha), sau 9 năm trồng
cũng đã thu được kết quả tương tự.
Nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật bón phân cho cây trồng nhằm nâng cao
năng suất rừng trồng Mello (1976) ở Brazil đã cho thấy bón phân NPK cho Bạch
đàn thỉ khả năng sinh trưởng nhanh hơn 50% so với không bón phân. Nghiên
cứu về công thức bón phân cho Bạch đàn (E. grandis) theo công thức 150g NPK
/gốc (tỷ lệ N:P:K = 3:2:1) ở Nam Phi, Schonau (1985) kết luận có thể nâng cao
chiều cao trung bình của rừng trồng lên 2 lần sau năm thứ nhất. Bón phân
Phosphate cho Thông caribe ở Cu Ba, Herrero và cộng sự (1988) kết quả cho
thấy đã nâng cao sản lượng rừng sau 13 năm trồng từ 56 m
3
/ha lên 69 m
3
/ha,…
Những kết quả nghiên cứu trên cho thấy biện pháp bón phân, thời gian bón phân,
loại phân bón ảnh hưởng rất rõ rệt đến năng suất trồng rừng. Biện pháp kỹ thuật
tỉa cành, tỉa thưa cho lâm phần rừng cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh
khối cũng như hiệu quả kinh tế của rừng trồng. Bên cạnh đó việc phòng trừ sâu
bệnh hại cho cây rừng cũng phát huy rất hiệu quả nhằm nâng cao năng suất rừng
trồng. Nghiên cứu về bệnh phấn hồng trên cây Bạch đàn ở Ấn Độ của Seth, K.S
(1978) hay công trình nghiên cứu bệnh mất màu và rỗng ruột ở cây Keo tai
tượng (A. mangium) của Lee S.S (1988),… đã giúp cây sinh trưởng tốt hơn và
năng suất cây rừng tăng lên cao hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


11
Bên cạnh rừng trồng thuần loài, các nghiên cứu trồng rừng hỗn loài cũng
đã được quan tâm nghiên cứu. Trong việc thiết lập rừng hỗn giao, nguyên tắc
cảm nhiễm tương hỗ, hay là nhóm sinh thái giữa các loài đã thu hút sự chú ý của
các nhà nghiên cứu. Kolesnitsenko (1977) khi nghiên cứu về vấn đề này đã đề
nghị mật độ cây trồng chính trong mô hình rừng hỗn loài không nên ít hơn 50%,
các loài cây hoạt hoá không quá 30-40% và các loài cây ức chế không ít hơn 10-
20% trong tổng các loài cây của mô hình. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái của
các loài cũng là vấn đến rất quan trọng khi xây dựng các mô hình trồng rừng gỗ
lớn. Các kết quả nghiên cứu đã chia các loài cây theo nhu cầu ánh sáng của
chúng. Vấn đề này rất quan trọng trong việc xác định các giải pháp lâm sinh để
điều chỉnh độ tàn che thích hợp cho từng nhóm loài cây rừng.
Chuẩn bị đất trồng rừng là khâu công việc tốn nhiều công sức nhưng có
ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng rừng trồng. ở các nước tiên tiến như
Mỹ, Liên Xô cũ, Đức, Canada, Brazil,… làm đất trồng rừng chủ yếu được thực
hiện bằng các loại máy có công suất lớn và hiện đại như Fiat, Komatsu, Bofort,
TZ-171, T-130 với thiết bị chuyên dụng như ben ủi, răng rà rễ, cày ngầm, cày
rạch. Những năm gần đây, ở Brazil, Công Gô, Indonexia đã sử dụng cày ngầm
với máy kéo bánh xích Komatsu công suất trên 200 ml để làm đất trồng rừng
Bạch đàn với độ sâu cày 80 - 90cm, cho năng suất rừng đạt trên 50 m
3
/ha/năm.
Tỉa thưa là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng có tác động rõ
rệt đến cấu trúc, sinh trưởng, phát triển, sản lượng, chất lượng và cơ cấu sản
phẩm rừng trồng. Tổng kết 9 mô hình tỉa thưa với 4 loài cây, E. Assmann (1961)
chỉ ra rằng tỉa thưa không thể làm tăng tổng sản lượng gỗ một cách đáng kể,
thậm chí tỉa với cường độ lớn còn làm giảm tổng sản lượng gỗ lâm phần. Tuy
nhiên, với lâm phần Vân sam (Picea abies) tỉa thưa mạnh sẽ làm cho tăng trưởng
thể tích của cây cá thể 15-20% so với lâm phần không tỉa. So sánh sinh trưởng

của đường kính thân cây thuộc lâm phần Tếch 26 tuổi được tỉa thưa với cường
độ lớn ở tuổi 14, Iyppu và Chandrasekharan (1961) nhận thấy ở lâm phần tỉa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
thưa mạnh đường kính cây đạt là 39,9cm trong khi ở lâm phần không tỉa thưa chỉ
đạt 29,5cm.
Tỉa thưa có thể làm tăng chất lượng gỗ của một số loài cây lá rộng như
Quercus sp, Esche,… nhưng lại có tác động ngược lại đối với loài Pinus
silvetris, Larix sp,… Tỉa thưa có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng đường kính thân
cây, làm lượng gỗ giác tăng lên, lượng gỗ lõi giảm đi nên chất lượng gỗ xẻ giảm.
Qua các nghiên cứu trên cho thấy các biện pháp kỹ thuật lâm sinh có ảnh
hưởng khá rõ đến năng suất, chất lượng rừng.
2.1.3. Các nghiên cứu trồng rừng cải tạo môi trường
Ở Ấn độ, Trung Đông cũng như sa mạc Sahara, người ta đã chứng minh
rằng trồng rừng bằng các loài cây bản địa trên các điều kiện lập địa khó khăn,
khắc nghiệt như ở những vùng khô hạn, địa hình hiểm trở … không những đã
mang lại hiệu quả kinh tế mà còn cải tạo môi trường sa mạc, làm giảm lượng khí
thải gây hiệu ứng nhà kính (CO2), góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Ba trường đại học là Telaviv, Hebrew ở Jerusalem Israel và Tuscia ở
Viterbo-Italy đã phối hợp nghiên cứu đã chọn được một loài cây bản địa sống
được trên các sa mạc đó cây Tuyết tùng muối thuộc chi Liễu bách Trung hoa
(Tamarix) để phục vụ cho việc trồng cây trên các sa mạc của thế giới.
Theo nhật báo Kompas (Indonesia), những người đến thăm quan khó có
thể tưởng tượng khu đồi xanh mướt với những hàng Keo lá tràm ở phía Nam đảo
Sumatra mà trước đây là một bãi thải mỏ than khổng lồ, cằn cỗi, với những hố
sâu hun hút, vào đầu thập niên 1990 sau khi ngừng khai thác, Công ty mỏ PT
Bukit Asam đã có triển khai cải tạo khu vực này bằng việc san cắt tầng và trồng
cây Keo lá tràm để cải tạo môi trường bãi thải mỏ. Cách đó không xa là bãi thải
mỏ Air Laya chưa được trồng cây với diện tích khoảng 3.350 ha và sâu 110 mét

nhưng bãi thải này đã có sự sắp xếp từng lớp đá, xít xen kẽ với lớp đất màu nâu
đỏ, mỗi lớp dày khoảng 8 mét để khi dừng đổ thải sẽ san cắt tầng, phủ đất mà và
trồng cây cải tạo môi trường bãi thải. Báo Kompas dẫn lời ông Achmad Sudarto
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
- một lãnh đạo của công ty, cho biết: “Ngay từ khi bắt đầu việc khai thác, chúng
tôi đã “để dành” ở bên cạnh những lớp đất phía trên của mỏ than để sau này có
thể dùng lại”. Sau khi dùng chính phần đất “cất sang một bên” này để lấp mỏ
than, PT Bukit Asam đã cho bón các loại phân sinh học nhằm “kích hoạt”lại sự
màu mỡ của đất trên các bãi thải sau khai thác than. Nếu không có kế hoạch
được chuẩn bị kỹ lưỡng, ngay cả một cọng cỏ cũng không thể mọc ở các hố sâu
rất nghèo dinh dưỡng của khu mỏ “hết hạn sử dụng này”.
Việc khai thác khoáng sản thường ảnh hưởng xấu đến môi trường, nhưng
nếu mọi công ty đều có kế hoạch cải tạo đất như PT Bukit Asam thì ít nhất cũng
sẽ giúp “băng bó”lại được vết thương cho thiên nhiên. Thậm chí, trong trường
hợp khu đồi Keo lá tràm nhân tạo, tình trạng còn trở nên tốt hơn so với trước khi
khai thác. Nhiều khu mỏ cũ của PT Bukit Asam cũng đang trong quá trình cải
tạo đất để trồng rừng. Vẫn là tên tuổi lớn trong ngành khai khoáng với sản lượng
12,9 triệu tấn than trong năm 2010, nhưng công ty này đã chứng tỏ được chiến
lược kinh doanh “xanh” và được Bộ Môi trường Indonesia khen thưởng. Từ
nhiều năm qua, PT Bukit Asam đã trích 4.200 rupiah (gần 10.000 đồng Việt
Nam) trên mỗi tấn than thành phẩm để tạo kinh phí cho các kế hoạch cải tạo đất
khá đắt đỏ của mình [24]. Nhờ vậy, đến nay, quỹ “xanh” của hãng đã tích lũy
được khoảng 200 tỉ rupiah (469 tỉ đồng Việt Nam). PT Bukit Asam bắt đầu tính
đến việc cải tạo những khu mỏ đã hết hạn sử dụng ở gần nhau thành một khu
rừng nhân tạo rộng 5.394 ha để phục vụ du lịch và giải trí vào năm 2043.
Riêng mỏ Air Laya trữ lượng than còn đến hàng tỉ tấn và việc khai thác
vẫn tiếp tục trong hơn 10 năm nữa. Nhưng hãng PT Bukit Asam đã có kế hoạch
biến hố sâu hàng trăm mét tại đây thành hồ nhân tạo với lời cam kết “sẽ không

để lại những vùng đất chết”.
Những dự án môi trường của PT Bukit Asam thật sự là điểm sáng trong
bối cảnh còn khá“đen tối” của ngành khai thác than Indonesia. Theo Kompas,
vẫn còn rất nhiều công ty của nước này chưa quan tâm đến các vấn đề môi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
trường, để lại hàng loạt “vết thương hở miệng” trên những vùng mỏ cũ. Mọi
việc còn trở nên khó kiểm soát hơn khi chính quyền các tỉnh địa phương hiện đã
được quyền cấp phép khai khoáng cho các công ty tư nhân.
2.2. Ở Việt Nam.
2.2.1. Những nghiên cứu về sinh trƣởng và tăng trƣởng rừng
- Giai đoạn 1954 – 1975 [3]
Từ năm 1958 – 1960 các chuyên gia Đức tiến hành giải tích và nghiên
cứu sinh trưởng cho một số loài cây rừng tự nhiên phục vụ công tác điều tra và
phân loại rừng một số vùng trọng điểm các tỉnh Thanh Hoá, Thái Nguyên, Bắc
Giang, Quảng Ninh, nhưng kết quả không được lưu giữ lại.
Từ năm 1960 – 1965, các chuyên gia Trung Quốc và cán bộ điều tra rừng
Việt Nam phối hợp nghiên cứu tăng trưởng và sinh trưởng trên 20 loài cây phổ
biến ở vùng sông Hiếu Nghệ An bằng phương pháp giải tích thân cây tiêu chuẩn
để phục vụ nhiệm vụ quy hoạch vùng trọng điểm phát triển Lâm nghiệp của
miền Bắc. Từ 1965 – 1975, vấn đề điều tra tăng trưởng được chú trọng nhằm
phục vụ công tác quy hoạch rừng, luận chứng kinh tế kỹ thuật, phát triển trồng
rừng và đào tạo cán bộ kỹ thuật lâm nghiệp ở miền Bắc Việt Nam. Bộ môn Điều
tra tăng trưởng được thành lập và bước đầu hoạt động nghiên cứu phục vụ sản
xuất có hiệu quả (Viện ĐTQH rừng, Viện nghiên cứu lâm nghiệp, Trường Đại
học Lâm nghiệp). Trong những năm 1868 – 1972 tiêu biểu nhất phải kể đến công
trình nghiên cứu tăng trưởng khá toàn diện cho đối tượng rừng trồng Mỡ và Bồ
đề tái sinh sau nương rẫy ở vùng Trung tâm miền Bắc của PGS Vũ Đình Phương.
Giai đoạn sau năm 1975 [3] đã bắt đầu có các nghiên cứu tăng trưởng ở

các loài cây trồng rừng nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ như Thông, Mỡ, Bồ đề,
Bạch đàn, Keo và các loài cây bản địa trong rừng tự nhiên. Ngoài tính toán
tăng trưởng cây cá lẻ và lâm phần thuần loài theo từng vùng sinh thái, một số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
nghiên cứu đã cố gắng xác định tăng trưởng lâm phần rừng tự nhiên hỗn loài
khác tuổi. Phương pháp thu thập tài liệu vẫn áp dụng các phương pháp truyền
thống như lập ô mẫu cố định để đo đếm định kỳ nhằm xác định tăng trưởng lâm
phần, giải tích cây (cưa thớt, khoan tăng trưởng, đẽo vát ), xác định tuổi và tăng
trưởng cây cá lẻ và tính toán tăng trưởng cho toàn bộ lâm phần. Phương pháp xử
lý tính toán đã tiến dần từ việc tính tăng trưởng bình quân từ một số cây mẫu
bằng phương pháp mô phỏng tăng trưởng theo các hàm toán học. Phương pháp
này tránh được các sai số do phân cấp thời gian, nắn tròn số lẻ, hoặc các sai số
do sử dụng công thức gần đúng. Hiện nay đã có biểu tăng trưởng cho khoảng
100 loài cây trồng rừng phổ biến và loài cây rừng tự nhiên, có thể nêu một số
công trình nghiên cứu tiêu biểu ở giai đoạn 1981-1985: Trịnh Khắc Mười và Đào
Công Khanh đã nghiên cứu qui luật tăng trưởng làm cơ sở cho việc tỉa thưa, nuôi
dưỡng rừng Thông nhựa vùng Thanh Nghệ tĩnh và vùng Đông Bắc trên cơ sở đo
đếm 187 ô định vị và tạm thời, 481 cây giải tích và khoan tăng trưởng. Vũ Đình
Phương và cộng sự (1985) đã nhiên cứu qui luật tăng trưởng của lâm phần thuần
loài và hỗn loài năng suất cao để làm cơ sở đưa ra các phương pháp kinh doanh
rừng hợp lý. Đặc biệt chú ý công trình nghiên cứu 50 ô tiêu chuẩn, mỗi ô có diện
tích từ 0,25-1,0 ha ở các khu rừng giàu Kon Hà Nừng và lưu vực Sông Hiếu.
Giai đoạn 1984- Nay, Nguyễn Ngọc Lung và Đào Công Khanh cũng đã
nghiên cứu tăng trưởng và sản lượng rừng trồng Thông ba lá dựa trên 142 ô định
vị và bán định vị, 350 ô tiêu chuẩn tạm thời, 420 cây tiêu chuẩn theo cỡ kính,
giải tích 242 cây ngả, đo 548 bộ tán lá về diện tích và đường kính hình chiếu tán,
đo đếm sinh khối thân, cành, lá, rễ của 60 cây, sử dụng tài liệu 572 ô tròn, chặt
trắng 4 ô tiêu chuẩn 100x100m. Trần Quốc Dũng và các cộng sự (1998) đã

nghiên cứu phân tích đánh giá tăng trưởng rừng thường xanh cây gỗ lá rộng
vùng Bắc Trung bộ dựa trên 587 cây giải tích của 27 loài ưu thế. Trần Quốc
Dũng và các cộng sự (2000) đã nghiên cứu phân tích đánh giá tăng trưởng rừng
thường xanh cây gỗ lá rộng vùng Bắc Trung bộ dựa trên 1.187 cây giải tích của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
43 loài ưu thế. Vũ Tiến Hinh và cộng sự (2000) cũng đã lập biểu sinh trưởng và
sản lượng cho 3 loài cây Sa mộc, mỡ và thông đuôi ngựa ở các tỉnh phía Bắc và
Đông Bắc Việt Nam. Đào Công Khanh và cộng sự (2001) đã lập biểu quá trình
sinh trưởng và sản lượng cho rừng trồng các loài cây Bạch đàn Uro (Eucalyptus
urophylla), Tếch (Techtona grangdis), Keo tai tượng (Acacia mangium), Thông
nhựa (Pinus merkusii), và kiểm tra biểu sản lượng các loài Đước (Rhyzophora
apiculata) và Tràm (Melaleuca leucadendra). Cũng theo Trần Quốc Dũng và các
cộng sự (2004) đã nghiên cứu xây dựng một số chỉ tiêu tăng trưởng một số trạng
thái rừng tự nhiên vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên dựa trên 631 cây giải tích
của 26 loài ưu thế của vùng Đông Nam Bộ và 587 cây giải tích của 27 loài ưu
thế của vùng Tây Nguyên.
Nghiên cứu về sinh trưởng và năng suất rừng ở nước ta có rất nhiều công
trình nghiên cứu. Nghiên cứu về sinh trưởng, năng suất nhằm phục vụ sản xuất
nâng cao hiệu quả kinh tế trong kinh doanh rừng ngày càng được chú trọng.
Những nghiên cứu nổi bật trong những năm gần đây có thể tổng kết như sau.
Phùng Ngọc Lan (1985) [7] đã khảo nghiệm một số phương trình sinh
trưởng rừng châu Âu cho nhiều loài cây trồng rừng hoặc tự nhiên Việt Nam, kết
quả thấy rằng các đường thực nghiệm và lý thuyết đa số gặp nhau tại một điểm.
Chứng tỏ sai số phương trình tuy là nhỏ nhất, song có hai giai đoạn sai số ngược
dấu nhau một cách hệ thống.
Những nghiên cứu về tăng trưởng và sản lượng của rừng trồng Thông 3 lá
ở Việt Nam đã được Nguyễn Ngọc Lung, Đào Công Khanh (1999) [6] nghiên
cứu tương đối toàn diện và đầy đủ và đưa ra kết luận: Thông ba lá sinh trưởng

nhanh, mạnh ở giai đoạn 3 đến 9 tuổi. Các chỉ tiêu sinh trưởng đều đạt cực đại
vào giai đoạn trước tuổi 9. Quy luật tăng trưởng tổng quát là sinh trưởng, tăng
trưởng cá thể phụ thuộc chặt vào đường kính và chiều cao. Sinh trưởng, tăng
trưởng quần thể phụ thuộc chặt chẽ vào chiều cao và mật độ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
Đào Công Khanh, Hoàng Đức Tâm (1998) [4], khi nghiên cứu về khả
năng sinh trưởng của Keo lai 14 và 23 tháng tuổi cho thấy sau 14 tháng tuổi thì
đường kính đạt 4,64 cm, chiều cao đạt 3,7 m; sau 23 tháng tuổi thì đường kính
đạt 7,3 cm và chiều cao đạt 5,48 m
Theo Khúc Đình Thành (1999) [10] nghiên cứu sinh trưởng cây Keo tai
tượng vùng Đông Bắc cũng đã cho thấy rằng thông qua biểu thể tích lập theo
cấp chiều cao sẽ xác định được thể tích cây cũng như trữ lượng lâm phần từ 3
đến 10 tuổi.
Trần Quang Việt (1999) [13] cho biết mô hình trồng cây bản địa với Keo lá
tràm ở Vườn quốc gia Cát Bà tỏ ra có nhiều triển vọng. Giổi, Re trồng bốn năm,
sinh trưởng chiều cao bình quân đạt 0,5 m/năm. Sinh trưởng của cây Keo lá tràm
được mô tả bằng hàm sinh trưởng Y = a. logx + b; Y =
x
e



; Y = ax
2
+ bx + c
Nghiên cứu về sinh trưởng Keo lá tràm Hoàng Văn Dưỡng (2000) [1]
cũng chỉ ra rằng quan hệ sinh khối tươi toàn bộ thân cây với đường kính, chiều
cao có thể mô tả thông qua nhiều dạng quan hệ khác nhau, quan hệ thích hợp

nhất là quan hệ sinh khối thân cây với đường kính.
Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng sinh trưởng của rừng đều tăng
lên theo tuổi và có mối quan hệ giữa các chỉ số về đường kính, chiều cao và
sinh khối.
2.2.2. Các nghiên cứu về kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao năng suất và
tăng nhanh sinh trưởng rừng trồng.
Biện pháp kỹ thuật tác động đầu tiên trong trồng rừng là chính là phương
pháp làm đất. Ngoài những nghiên cứu làm đất thủ công trước kia, xu hướng
hiện nay được các nhà lâm sinh quan tâm đó là áp dụng cơ giới trong làm đất,
điển hình là nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2001), thông qua thí
nghiệm cày ngầm để trồng rừng Bạch đàn Uro trên đất thoái hoá ở Phù Ninh -
Phú Thọ cho thấy sau 8 năm tuổi năng suất cây đứng có thể đạt 16 m
3
/ha/năm,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
nhưng làm đất bằng thủ công chỉ đạt 5 m
3
/ha/năm. Ngược lại, trên đất dốc thoái
hoá ở Đông Nam bộ, Phạm Thế Dũng và các cộng sự (2005) đã thử nghiệm hai
phương pháp làm đất thủ công và cơ giới để trồng rừng Keo lai, kết quả cho thấy
sinh trưởng của Keo lai ở phương pháp làm đất thủ công lại tốt hơn phương pháp
làm đất cơ giới sau 3 năm tuổi (dẫn theo Nguyễn Huy Sơn 2006) [9].
Vấn đề nâng cao công nghệ thâm canh trồng rừng, sử dụng cây họ đậu để
cải tạo đất và nâng cao sản lượng rừng trồng Bồ đề, Bạch đàn, Keo đã được
Hoàng Xuân Tý và các cộng sự (1996) [11]
Nguyễn Huy Sơn (2006) [9] đã nghiên cứu trồng thâm canh rừng Keo lá
tràm ở Đồng Nơ- Bình Phước, kết quả cho thấy sau 24 tháng tuổi ở công thức
bón 150gNPK+300g vi sinh cho sinh trưởng tốt nhất với D1.3 đạt 6,63cm và Hvn

đạt 6,22m; ở công thức mật độ thí nghiệm bố trí tại Sông Mây - Đồng Nai kết
quả cho thấy sau 37 tháng tuổi ở mật độ trồng 1.100cây/ha cây sinh trưởng tốt
hơn ở mật độ trồng 1.660 cây/ha.
Đỗ Đình Sâm và các cộng sự (2001) cũng đã Nghiên cứu những vấn đề
kỹ thuật lâm sinh nhằm thực hiện có hiệu quả dự án 5 triệu ha rừng và hướng tới
đóng cửa rừng tự nhiên, trong đó đã tập trung nghiên cứu năng suất rừng trồng
Bạch đàn Uro (E. Urophylla), Bạch đàn trắng caman (E.camaldulensis), Keo tai
tượng (Acacia mangium), Keo lai (Acacia hybrid) tại vùng Trung tâm Bắc Bộ,
Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Nghiên cứu đã chỉ ra được cơ sở khoa học cho
thâm canh rừng trồng thông qua các biện pháp tác động: làm đất, bón phân,
phương thức trồng và kỹ thuật trồng,… Kết quả là nhờ các biện pháp kỹ thuật tác
động đã nâng cao năng suất trồng rừng vượt xa so với trước đây. Với nghiên cứu
bố trí 14 công thức bón phân khác nhau cho Keo lai trên đất phù sa cổ ở Đông
Nam bộ, sau 2 năm tuổi cho thấy Keo lai sinh trưởng tốt nhất ở những công thức
bón từ 150-200 g NPK kết hợp 100 g phân vi sinh, trữ lượng cây đứng có thể đạt
tới 26 m
3
/ha/năm. Nguyễn Đình Hải (2003) đã bố trí 8 công thức bón lót khác
nhau cho 3 giống Thông caribeae (P. Caribeae var bahamensis; P.caribeae var
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
hondurensis và P.caribeae var caribeae) trên đất nghèo xấu ở Cẩm Quỳ (Hà
Tây), kết quả cho thấy từ 14-36 tháng tuổi cả 3 giống Thông trên đều sinh trưởng
tốt ở công thức bón phân 200g P
2
0
5
/gốc.
2.2.3. Các nghiên cứu về kỹ thuật trồng rừng phủ xanh bãi thải.

Quách Đại Ninh (1998) [8] đã nghiên cứu tuyển chọn loài cây và xây
dựng biện pháp kỹ thuật lục hóa bãi thải của mỏ than lộ thiện ở Quảng Ninh, kết
quả bước đầu đã xác định được cấu tạo bãi thải của mỏ than là một khối hỗn độn
đá lẫn đất (đá chiếm 97%, đất chiếm 3%). Nhiệt độ không khí bãi thải luôn cao
hơn nhiệt độ không khí trong khu vực 1,1-1,6
0
C, ẩm độ trong không khí trên bãi
thải luôn thấp hơn ẩm độ không khí trong khu vực từ 12,5 đến 13,9 %. Đề tài
cũng chỉ ra được một vài chỉ tiêu kỹ thuật để trồng cây trên bãi thải: về tiêu
chuẩn cây con phải có bầu, chiều cao trên 30cm, hố đào tối thiểu 30x30x30 cm,
trồng sâu gốc cây mặt bầu phủ đất 5-10 cm.
Đỗ Thị Lâm (2003) [5] đã nghiên cứu tuyển chọn một số loài cây – kỹ thuật
gây trồng để cố định bãi thải tại các mỏ than vùng Đông Bắc, kết quả của đề tài
bước đầu đã chọn ra một số loài cây thân gỗ như Keo lá tràm (Acacia
auriculiformis), Thông nhựa (Pinus merkussi), Tràm (Melaleuca cajeputi) , Phi
lao (Casuarina equietifolia) cho một số loại hình bãi thải ở mỏ than Cao Sơn,
Dương Huy.
Kết quả của các đề tài nghiên cứu đã thực hiện chỉ giới hạn ở mức nghiên
cứu thăm dò, diện tích thử nghiệm còn hạn chế, chưa đi sâu tìm hiểu về thực
trạng bãi thải cũng như quá trình diễn thế tự nhiên của thực vật trên bãi thải. Các
giải pháp về kỹ thuật lâm sinh để lục hóa các bãi thải khai thác than chỉ là những
khuyến cáo, có tính chất tham khảo.
Nguyễn Viết Đoàn, Khúc Thành Liêm (2010) [2], báo cáo kết quả thực
hiện dự án cải tạo môi trường bãi thải Nam Đèo Nai, kỉ yếu Hội thảo khoa học,
Trung tâm Khoa học và sản xuất lâm nông nghiệp Quảng Ninh năm 2010, kết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20
quả của dự án đã trồng được gần 200 ha, đây là dự án thử nghiệm có qui mô lớn,
triển khai trên diện rộng, dự án đã kết thúc nhưng chưa có điều kiện tổng kết,

đánh giá một cách có hệ thống và khoa khoa học.
2.3. Thảo luận và đánh giá chung.
Điểm qua các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về các vấn
đề liên quan đến đề tài nghiên cứu có thể rút ra một số nhận xét sau đây:
- Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã nghiên cứu khá kỹ và
đa dạng về sinh trưởng, tăng trưởng ở điều kiện sinh thái ít nhiều thuận lợi cho
cây trồng, các kết quả nghiên cứu có thể áp dụng trong thực tế.
- Tuy nhiên nghiên cứu đánh giá về sinh trưởng, tăng trưởng, khả năng
tích lũy về sinh khối, khả năng cải tạo đất ở những nơi trồng mà đất ở đó có vấn
đề, nhất là đất ở các bãi thải sau khai thác than còn rất hạn chế.
- Hiện nay ở Quảng Ninh có một số công trình trồng rừng trên bãi thải
khai thác than nhưng chưa thành công, hoặc kết quả chưa rõ ràng. Vì vậy, cần
phải tiếp tục nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng, khả năng cải tạo đất của
các loài cây trồng trong Dự án trồng rừng cải tạo môi trường bãi thải Nam Đèo
Nai, tỉnh Quảng Ninh là cần thiết và có ý nghĩa khoa học, thực tiễn.


















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

21
Chƣơng 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Nhằm tái tạo và nâng cao chất lượng thảm thực vật trên bề mặt bãi thải
góp phần cải tạo cảnh quan môi trường cũng như sử dụng đất có hiệu quả sau
khai thác than ở vùng mỏ than Quảng Ninh.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
* Về khoa học:
- Đánh giá được thực trạng khả năng tồn tại, sinh trưởng và cải tạo đất của
một số loài cây sau 4 năm trồng trên bãi thải Nam Đèo Nai, tỉnh Quảng Ninh;
- Xác định được một số luận cứ khoa học cho việc phát triển trồng rừng
cải tạo môi trường trên các bãi thải khai thác than lộ thiên ở Quảng Ninh.
* Về thực tiễn:
Đề xuất loài cây và các biện pháp kỹ thuật gây trồng rừng, tạo thảm thực
vật để cải tạo môi trường trên các bãi thải khai thác than ở tỉnh Quảng Ninh.
2.2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là một số loài cây trồng chính trên
bãi thải khai thác than Nam Đèo Nai, cụ thể là Keo lá tràm (Acacia
auriculiformis) Phi lao (Casuarina equietifolia) và Thông nhựa (Pinus
merkussi)
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn như sau:
+ Về không gian nghiên cứu: Giới hạn trong địa bàn bãi thải Nam Đèo
Nai.

+ Về thời gian: Thu thập số liệu năm 2011 trên các mô hình rừng trồng cải
tạo môi trường bãi thải các năm 2007, 2008, 2009 và 2010, sử lý số liệu và viết
báo cao năm 2012.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

22
+ Về nội dung nghiên cứu:
Đánh giá sự tồn tại, sinh trưởng các loài cây trồng cải tạo môi trường trên
bãi thải Nam Đèo Nai, từ đó chọn ra những loài cây trồng chính có triển vọng và
có tác dụng cải tạo môi trường, bao gồm: Mô hình trồng Keo lá tràm thuần loài;
Mô hình trồng Thông nhựa thuần loài; Mô hình trồng Phi lao thuần loài.
Đánh giá khả năng cải tạo đất các mô hình rừng trồng, chỉ tập trung vào
những loài cây trồng chính có tác dụng cải tạo môi trường đã được chọn ở trên.
Đánh giá hiệu quả cải tạo môi trường của các loài cây, đề tài giới hạn
trong việc đánh giá khả năng hoàn trả lại cho đất vật rơi rụng, khả năng hấp thụ
các bon được đánh giá gián tiếp thông qua độ tàn che của các mô hình rừng trồng
được chọn ở trên sau 4 năm.
+ Khả năng áp dụng thực tế: Đề tài đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trồng,
chăm sóc và phát triển trồng rừng cải tạo môi trường trên các bãi thải sau khai thác
than.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài đặt ra các nội dung sau:
1) Đánh giá thực trạng trồng rừng cải tạo môi trường các bãi thải khai thác
than ở Quảng Ninh
+ Thực trạng về loài cây và diện tích trồng;
+ Tổng kết các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng trong Dự án trồng rừng phủ
xanh bãi thải Nam Đèo Nai, tỉnh Quảng Ninh
2) Nghiên cứ u đặ c điể m đấ t đá củ a cá c bã i thải sau khai thác than ở Quảng Ninh.
+ Phân loạ i bãi thả i theo kí ch thướ c hạ t
+ Đặc điểm đất của bãi thải khai thác than

+ Khả năng phục hồi thảm thực vật.
3) Khả tồ n tạ i và sinh trưởng của một số loài cây trồng chính.
+ Đánh giá tỷ lệ sống và chất lượng rừng trồng
+ Khả năng sinh trưởng của một số loài cây trồng chính.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

23
Sinh trưở ng đườ ng kí nh gố c
Sinh trưở ng chiề u cao vú t ngọ n
Sinh trưở ng đườ ng kính tá n
4) Khả năng cải tạo đất của một số loài cây được chọn.
+ Khả năng bồi đắp và trả lại vật rơi rụng cho đất .
+ Khả năng cải thiện độ phì củ a đấ t.
5) Đề xuất một số biệ n phá p kỹ thuậ t trồng rừng cải tạo môi trường trên các
bãi thải khai thác than ở tỉnh Quảng Ninh.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
2.4.1. Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài.
Bãi thải công nghiệp khai thác than chủ yếu là mẫu chất và đá mẹ. Vì vậy,
hàm lượng dinh dưỡng khoáng mà cây sử dụng được rất thấp. Hơn nữa, nó còn
bị ô nhiễm do sử dụng hóa chất trong khai thác than, nên cây cỏ rất khó tồn tại
và sinh trưởng. Đặc biệt, vùng mỏ than Quảng Ninh bị ô nhiễm không khí khá
nặng nề, nên việc phục hồi màu xanh thực vật, khôi phục rừng trên các bãi thải
sau khai thác than là rất cần thiết và cấp bách.
Trồng rừng là một quá trình phát triển, vì vậy quan điểm lịch sử sẽ được
chú ý trong nghiên cứu này. Đề tài không chỉ chú ý đến hiện trạng rừng trồng
trên bãi thải mỏ khai thác than hiện nay mà sẽ xem xét và đánh giá nó trong quá
trình phát triển từ quá khứ, hiện tại và dự đoán trong tương lai.
Trồng rừng hoàn nguyên, cải tạo môi trường có sự tham gia của rất nhiều
đối tượng như các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, các Ban quản dự án,… vì vậy
trong quá trình nghiên cứu cách tiếp cận có sự tham gia sẽ được áp dụng.

Do dự án trồng cây phủ xanh cải tạo môi trường bãi thải Nam Đèo Nai, tỉnh
Quảng Ninh có diện tích khá rộng, loài cây trồng rừng chính khác nhau như Keo lá
tràm, Thông nhựa, Phi lao, nên phương hướng giải quyết vấn đề sẽ tiếp cận theo
từ ng loài cây cụ thể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

24
Do thời gian nghiên cứu của đề tài ngắn nên cách tiếp cận chính sẽ là kế
thừa các kết quả nghiên cứu đã có , đề tài chỉ nghiên cứu bổ sung những vấn đề
cầ n thiế t có liên quan.
42.2. Phương pháp nghiên cứu chung
Sử dụng phương pháp kế thừa kết hợp với phương pháp điều tra ô tiêu
chuẩn và các phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm để thu thập các
thông tin cần thiết. Bố trí ngoài hiện trường theo phương pháp sinh thái thực
nghiệm, lập ô tiêu chuẩn tạm thời lặp lại 3 lần trên các mô hình điển hình với
dung lượng mẫu lớn (n ≥ 30), thu thập số liệu một lần vào mùa khô (cuối năm
2011), xử lý số liệu theo phương pháp thống kế sinh học có sự trợ giúp của máy tính.
Do thời gian có hạn nên đề tài đã sử dụng phương pháp lấy không gian thay
cho thời gian để đảm bảo tính khoa học trong nghiên cứu. Trong quá trình
nghiên cứu sinh trưởng sẽ đo trực tiếp các chỉ tiêu điều tra của cây ở các tuổi (từ
tuổi 1 đến tuổi 4) mà không sử dụng phương pháp giải tích thân cây.















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×