Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Đánh giá tác động của dự án trồng rừng Việt Đức (KfW3 pha 1) trên địa bàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 93 trang )




1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM








VŨ XUÂN ANH







ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TRỒNG RỪNG
VIỆT - ĐỨC (KfW3 PHA 1) TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
ĐÔNG TRIỀU - TỈNH QUẢNG NINH








LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP







Thái Nguyên - Năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



2

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những thập niên vừa qua, do nhiều nguyên nhân diện tích rừng tự
nhiên của Việt Nam bị suy giảm một cách nhanh chóng từ 14,3 triệu ha năm 1945,
tƣơng ứng độ che phủ 43% xuống còn 13,258 triệu ha, tƣơng ứng độ che phủ 39%
(theo số liệu kiểm kê tài nguyên rừng của ngành (2009)
(*)
).
Nhằm đƣa độ che phủ của rừng lên 43% vào năm 2015 và 47% vào năm
2020
(**)
. Nhiều Dự án phục hồi rừng đã và đang đƣợc thực hiện trong vài thập kỷ
qua với nguồn vốn của Chính phủ và các nhà tài trợ Quốc tế nhƣ: Dự án 327, Dự án
661, Dự án PAM (Chƣơng trình Lƣơng thực thế giới), Dự án ADB (Ngân hàng phát

triển châu Á), Dự án WB (Ngân hàng thế giới), Dự án GEF (Quỹ môi trƣờng toàn
cầu), Dự án JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản), Dự án KfW (Ngân hàng
Tái thiết Đức)….
Một trong những dự án đƣợc đánh giá là có hiệu quả và đƣợc công nhận rộng
rãi trong ngành lâm nghiệp Việt Nam đó là các dự án KfW. Hiệu quả đầu tƣ của các
Dự án KfW rất cao, bên cạnh việc hỗ trợ nông dân nâng cao đời sống đối với đồng
bào dân tộc ít ngƣời ở vùng sâu vùng xa, Dự án đã góp phần hạn chế sự đe dọa tới
môi trƣờng sinh thái, góp phần nâng cao dân trí, giúp cho ngƣời dân có cách nhìn
mới về sản xuất lâm nghiệp bền vững. Bên cạnh các Dự án khác của ngành, các Dự
án KfW lâm nghiệp đã góp phần vào thực hiện chƣơng trình trồng mới 5 triệu ha
rừng cũng nhƣ chƣơng trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp (FSSP), đã ký giữa Bộ Nông
nghiệp và PTNT với các nhà tài trợ. Đồng thời góp phần quan trọng trong việc thực
hiện các mục tiêu phục hồi và phát triển rừng đã nêu trong “Chiến lƣợc phát triển
ngành Lâm nghiệp đến năm 2020”.
Một trong các Dự án triển khai tại huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh đƣợc
đánh giá là có hiệu quả đó là: Dự án “ Trồng rừng tại tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn và
Quảng Ninh” gọi tắt là KfW3 pha 1 do Ngân hàng tái thiết Đức (KfW) tài trợ không
hoàn lại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



3

Dự án đƣợc triển khai trên địa bàn huyện Đông Triều từ năm 1999 và có 04
xã đƣợc lựa chọn tham gia đó là: xã Hoàng Quế, Tràng Lƣơng, Hồng Thái Tây và
An Sinh.
Mục tiêu của Dự án: Góp phần vào chƣơng trình trồng rừng và bảo vệ đất đai
thông qua việc giúp ngƣời nông dân sử dụng đất có hiệu quả và đảm bảo bền vững
về sinh thái, đồng thời tạo việc làm và nâng cao mức sống cho ngƣời dân trong

vùng dự án.
Để làm rõ kết quả thực hiện Dự án, đánh giá mức độ tác động của Dự án
KfW3 pha 1 đến kinh tế, xã hội và môi trƣờng trên địa bàn huyện, cũng nhƣ những
thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện dự án, làm căn cứ khuyến
nghị, đề xuất đối với các Dự án khác có đặc điểm tƣơng tự, tác giả tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Đánh giá tác động của Dự án trồng rừng Việt - Đức
(KfW3 pha 1) trên địa bàn huyện Đông Triều - tỉnh Quảng Ninh”.












(*) và (**) Nguồn: Công bố tại Hội thảo Tham vấn Quốc gia về FLEGT/VPA, Hà Nội ngày 3
và 4/8/2011 _ Văn phòng FLEGT/VPA Việt Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Nƣớc ngoài.
1.1.1. Khái niệm về Dự án.
Thuật ngữ “Dự án” đã đƣợc sử dụng từ rất lâu để đặt tên cho một loạt các
họat động của mình nhằm đạt đƣợc một hoặc một số mục tiêu nhất định trong
khoảng thời gian nhất định. “Dự án” có thể coi là một quá trình gồm các các hoạt
động có liên quan tới nhau đƣợc thực hiện nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra trong
điều kiện ràng buộc về thời gian, nguồn lực và ngân sách. Tuy nhiên, trong quá
trình thực hiện Dự án, hƣớng mục tiêu thƣờng bị chi phối, mức độ đạt mục tiêu
khác với dự kiến đặt ra ban đầu. Điều đó thể hiện sự phản hồi của các hoạt động
trong Dự án và mối liên hệ giữa các mặt trong phạm vi thời gian và không gian thực
hiện Dự án. Trong lý thuyết cũng nhƣ trong thực tiễn quản lý kinh tế hiện nay còn
tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về dự án. Mỗi quan điểm về Dự án xuất phát từ
cách tiếp cận khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu.
Theo từ điển tiếng Anh Oxford: “Dự án (DA) là một chuỗi các sự việc tiếp
nối đƣợc thực hiện trong khoảng thời gian giới hạn và ngân sách xác định nhằm xác
định mục tiêu là đạt đƣợc kết quả duy nhất nhƣng đƣợc xác định rõ”.
Theo Ngân hàng thế giới-WB: Dự án là tổng thể những chính sách, hoạt
động và chi phí liên quan với nhau đƣợc thiết kế nhằm đạt đƣợc những mục tiêu
nhất định trong một khoảng thời gian nhất định.
Từ điển xã hội học của David Jary và Julia Jury (1991)[35], đƣa ra định
nghĩa về Dự án nhƣ sau: Những kế hoạch của địa phƣơng đƣợc thiết lập với mục
đích hỗ trợ các hành động cộng đồng và phát triển cộng đồng. Theo định nghĩa này
có thể hiểu Dự án là một kế hoạch can thiệp có mục tiêu, nội dung, thời gian, nhân
lực và tài chính cụ thể. Dự án là sự hợp tác của các lực lƣợng xã hội bên ngoài và
bên trong cộng đồng. Với cách hiểu nhƣ trên thì thƣớc đo sự thành công của Dự án
không chỉ là việc hoàn thành các hoạt động có tính kỹ thuật (đầu tƣ cái gì, cho ai,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




5

bao nhiêu, nhƣ thế nào) mà nó có góp phần gì vào quá trình chuyển biến xã hội tại
cộng đồng.
Nhƣng nhìn chung, dƣới góc độ tổng quát thì có những điểm chung khái
niệm về DA là một sự đầu tƣ về tài chính thông qua các họat động để đạt một ý đồ
đặt ra. DA bao gồm các yếu tố: Nhiệm vụ nhƣ thế nào? Mục tiêu là cái gì, nhóm đối
tƣợng gì? Thời gian thực hiện khi nào? Chi phí bao nhiêu và ngƣời thực hiện là ai?
Nhóm hƣởng lợi là ai… Nhƣng cũng tùy thuộc loại mục tiêu mà góc độ định nghĩa
về DA có nhiều điểm khác nhau.
1.1.2. Đánh giá Dự án.
Đánh giá DA là một nhiệm vụ nằm trong các chuỗi hoạt động của DA. Tùy
thuộc mục tiêu đánh giá mà có quy mô thực hiện đánh giá khác nhau. Đánh giá giai
đoạn hoặc là đánh giá định kỳ là nhằm rà soát, so sánh nhiệm vụ, mục tiêu theo một
kế hoạch nào đó đồng thời dự đoán hiệu quả trong tƣơng lai.
Theo lý thuyết về đánh giá DA thì tại các công trình nghiên cứu của một số
tác giả nhƣ: L.Therse Barker (1995)[37], Who, Jim Woodhill Gittinger, Dixon và
Hufschmidt (1991)[33], đã thể hiện đánh giá liên quan đến việc đo lƣờng, so sánh
và đƣa ra những nhận định về kết quả của hệ thống các họat động DA, đánh giá còn
là xem xét một cách logic có hệ thống nhằm xác định tính hiệu quả, mức độ thành
công của DA, tác động đến các mặt của đời sống xã hội và tự nhiên. Hoạt động
đánh giá là một công tác đƣợc triển khai khi đã có một số các hoạt động chính của
DA diễn ra theo định kỳ hay gọi cách khác là đánh giá giai đoạn, hoặc khi tổng thể
các họat động của DA đã chấm dứt.
Joachimtheis, Heather, M.Grady (1991)[36] đã phân loại đánh giá DA bao
gồm đánh giá tiến trình và đánh giá mục tiêu. Đánh giá mục tiêu là xem xét, so sánh
tính hiệu quả của DA có đạt đƣợc mục tiêu hay không. Đánh giá tiến trình là công
việc ngoài sự xem xét các nội dung của DA để đạt đƣợc mục tiêu thì còn xem xét
tiến độ thực hiện DA theo từng công đoạn của thời gian.
Để đánh giá DA, ngƣời ta sử dụng nhiều phƣơng pháp thực hiện nhƣ điều tra

khảo sát (servey), phỏng vấn (interview), thảo luận nhóm (focus group), phƣơng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



6

pháp phỏng vấn, phƣơng pháp động não…tất cả các nội dung của hoạt động đánh
giá có ý nghĩa quan trọng nhằm điều chỉnh, sửa đổi để phù hợp khách quan với tình
hình thực tế trong quá trình thực hiện DA.
1.1.3. Các khía cạnh đánh giá tác động của Dự án.
Đánh giá tác động của DA là những việc làm để xem xét một cách toàn diện
về các tác động của nó làm ảnh hƣởng đến các lĩnh vực của đời sống xã hội và tự
nhiên mà cụ thể là kinh tế, xã hội và môi trƣờng đã định trƣớc ở mục tiêu của DA.
Về phƣơng pháp đánh giá tác động DA tùy thuộc loại Dự án mà có phƣơng pháp
phù hợp. Theo FAO [36] thì đánh giá tác động của DA về mặt kinh tế thƣờng tập
trung phân tích lợi ích và chi phí xã hội nên các lợi ích và các chi phí xã hội phải
tính suốt cả thời gian mà sản phẩm DA chƣa có đoạn kết.
Nhƣng nhìn chung, để đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế của DA thì tổng mức
đầu tƣ khi bắt đầu triển khai DA đến khi có sản phẩm đầu ra ở điểm kết thúc DA và
mức chiết khấu nguồn đầu tƣ.
Đánh giá tác động liên quan về xã hội, H.M Gregersen và Brooks [32] nêu
rằng: Bất cứ khi nào có một sự thay đổi phát sinh qua một DA nhƣ tạo việc làm
mới, tăng diện tích canh tác, năng suất sản xuất, chất lƣợng sản phẩm tăng lên… thì
quá trình đánh giá không những phải xác định phần lợi ích gia tăng mà còn xác định
các yếu tố lợi ích liên quan xã hội, nếu chỉ căn cứ vào tiền mặt luân chuyển trong
quá trình thực hiện DA thì đây là một phân tích đánh giá tài chính đơn thuần chứ
không phải một đánh giá kinh tế mang tính xã hội.
Về môi trƣờng UNEP (1998)[38], đã xây dựng bản hƣớng đánh giá tác động
môi trƣờng của các DA phát triển. Đây là phƣơng pháp nghiên cứu nhằm dự báo

các tác động môi trƣờng của một DA, thể hiện sự ảnh hƣởng của kết quả về các
hoạt động của DA đối với môi trƣờng.
1.2. Ở Việt Nam.
1.2.1. Khái niệm về Dự án.
Cũng nhƣ trên thế giới, ở Việt Nam thuật ngữ Dự án đƣợc dùng rộng rãi, tuy
nhiên chỉ mới phổ biến trong vài thập kỷ gần đây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



7

Theo Viện quản trị Dự án: Dự án (DA) là một nỗ lực nhất thời đƣợc thực
hiện để tạo ra một sản phẩm hay một dịch vụ độc nhất vô nhị.
Theo đại bách khoa toàn thƣ: Dự án (Project) là điều ngƣời ta có ý định làm
hay đặt kế hoạch cho một ý đồ, một quá trình hành động…
- Dự án là một nỗ lực tổng hợp bao gồm các nhiệm vụ có liên quan với nhau
đƣợc thực hiện trong giới hạn về thời gian, ngân sách và với một mục tiêu đƣợc định
nghĩa một cách rõ ràng. Dự án là một tập hợp có tổ chức các hoạt động và các quy
trình đã đƣợc tạo ra để thực hiện các mục tiêu riêng biệt trong các giới hạn về nguồn
lực, ngân sách và các kỳ hạn đã đƣợc xác định trƣớc.
Trong một số tài liệu và các tác phẩm của các tác giả Nguyễn Thị Oanh [13],
Tô Huy Hợp, Lƣơng Hồng Quang [17], tài liệu hƣớng dẫn đánh giá tác động môi
trƣờng (Nhà xuất bản Xây Dựng - 2008), đều đƣa ra các định nghĩa về DA. Nhìn
chung, các khái niệm đều mang những nét chung là thể hiện thống nhất về sự can
thiệp của con ngƣời trong tổ chức, kế hoạch DA để có đƣợc những mục tiêu mong
muốn.
Theo Quy chế quản lý đầu tƣ, xây dựng và đấu thầu - Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ
(MPI) thì “DA là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hay cải
tạo những đối tƣợng nhất định nhằm đạt đƣợc sự tăng trƣởng về số lƣợng, cải tiến

hoặc nâng cao chất lƣợng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời
gian xác định”. Cũng theo MPI thì “DA đầu tƣ là một hệ thống các thuyết minh
đƣợc trình bày một cách chi tiết, có luận cứ các giải pháp sử dụng nguồn lực để đạt
tới mục tiêu cao nhất của chủ trƣơng đầu tƣ”.
Mặc dù có sự khác nhau về cách định nghĩa Dự án, nhƣng các tác giả đều
thống nhất cho rằng: DA là một tập hợp các hoạt động có kế hoạch định trƣớc với một
nguồn tài lực dự kiến trƣớc nhằm đạt đƣợc một hoặc một số mục tiêu định trƣớc trong
phạm vi không gian và thời gian nhất định. Mục tiêu của Dự án đều là tạo sự thay đổi
trong nhận thức và hành động, thay đổi điều kiện sống của cộng đồng trên cả ba mặt
kinh tế - xã hội và môi trƣờng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



8

1.2.2. Đánh giá tác động Dự án.
Hàng loạt các công trình về đánh giá hiệu quả và tác động của các dự án, đặc
biệt là các Dự án trong lĩnh vực lâm nghiệp của Việt Nam đã đƣợc các nhà nghiên
cứu thực hiện trong những năm qua, nhất là trong thời gian gần đây khi mà xu thế
quản lý rừng bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu đòi hỏi tất cả các
nƣớc phải giám sát chặt chẽ các tác động từ các hoạt động Dự án mang lại.
Nhóm chuyên gia của chƣơng trình phát triển Nông thôn miền núi Việt Nam
- Thụy Điển (MRDP
1
) và viện điều tra quy hoạch rừng đã nghiên cứu sự thay đổi
của thảm thực vật và độ che phủ rừng trong giai đoạn 10 năm (1989- 1998), trên địa
bàn 5 tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang và Hà Giang” [31], Nghiên
cứu đã đánh giá sự thay đổi chung của 5 tỉnh và đánh giá chi tiết sự thay đổi của 20
xã trong đó có 10 xã đƣợc sự hỗ trợ của chƣơng trình Hợp tác xã Lâm nghiệp

(FCP
2
) và 10 xã ngoài 2 chƣơng trình đó.
Trong báo cáo đánh giá tác động “Dự án lâm nghiệp xã hội sông Đà trong
chƣơng trình hợp tác kỹ thuật Việt Đức đối với hệ thống canh tác trên địa bàn các
huyện Yên châu Tỉnh Sơn La và huyện Tủa Chùa tỉnh Lai Châu” [31], do Annette
Luibrand (2000), thông qua phƣơng pháp điều tra hộ gia đình đã tiến hành đánh giá
tác động của Dự án đến phƣơng pháp canh tác của các hộ nông dân trên các loại
hình sử dụng đất mà gia đình hiện có.
Nghiên cứu tác động “Công tác giao đất đến một số yếu tố kinh tế, xã hội ở
cấp gia đình ” thuộc Dự án Lâm nghiệp xã hội Sông Đà - chƣơng trình hợp tác kỹ
thuật Việt- Đức đối với hệ thống canh tác trên địa bàn các huyện Yên Châu tỉnh Sơn
La và huyện Tủa Chùa tỉnh Lai Châu” [29]. Scott Fritzen đã đi sâu vào việc phân
tích một số mô hình sử dụng đất cấp thôn và hộ gia đình, phân tích hiện trạng sử
dụng đất nông nghiệp và lâm nghiệp của các hộ gia đình, đánh giá chiến lƣợc phát
triển kinh tế hộ, sản xuất cấp thôn và tác động của công tác giao đất do Dự án thực hiện


1
:Mountainous Rrural Devenlopment Programe;
2
: Forestry Cooperation Program
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



9

đến đời sống kinh tế xã hội của các hộ gia đình về các mặt chủ yếu nhƣ cơ cấu thu
nhập, chi phí, khả năng tiếp cận thị trƣờng.

Trong báo cáo tổng kết đề án “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kinh tế
xã hội nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở vùng lòng hồ huyện Mộc Châu tỉnh
Sơn La” [4], Đỗ Đức Bảo và cộng sự đã sử dụng phƣơng pháp ma trận môi trƣờng
để đánh giá tác động của các loại hình canh tác và phƣơng án canh tác lâm nghiệp ở
vùng lòng hồ Huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La. Các loại hình canh tác đƣợc đánh giá
bao gồm: vƣờn tạp, cây ăn quả, Nông lâm kết hợp, rừng tự nhiên Trong phƣơng
pháp ma trận môi trƣờng, việc phân tích số liệu đƣợc thể hiện thông qua các hàng
và các cột (hàng - các chỉ tiêu đánh giá. cột - trị số của chỉ tiêu đánh giá). Bằng
phƣơng pháp này có thể đƣa ra hàng loạt các chỉ tiêu khác nhau thuộc các lĩnh vực
chịu tác động nhƣ: Kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Những tác động cụ thể của từng
hoạt động của từng phƣơng án đƣợc đánh giá qua tổng điểm, mức tổng điểm càng
cao thì DA càng có hiệu quả. Tuy nhiên, chính tác giả cũng thừa nhận rằng phƣơng
pháp ma trận môi trƣờng là phƣơng pháp “bán định hƣớng” và chỉ mang tính tƣơng
đối bởi vì việc cho điểm phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan. Yếu tố này chủ yếu
dựa vào trình độ và kinh nghiệm của nhóm nghiên cứu. Mặc dù vậy đây là phƣơng
pháp đơn giản dễ vận dụng nên cho đến nay nó vẫn đƣợc sử dụng phổ biến trong
nhiều nghiên cứu đánh giá tác động môi trƣờng.
Khi nghiên cứu “Đánh giá và kiến nghị hoàn thiện mô hình trang trại lâm
nghiệp hộ gia đình tại Lục Ngạn- Bắc Giang” [15], Trần Ngọc Bình đã phân tích
đánh giá hiệu quả của các mô hình trang trại đến việc phát triển kinh tế, xã hội và
môi trƣờng sinh thái trong khu vực. Nhƣng để đánh giá, tác giả chỉ sử dụng một chỉ
tiêu phân loại kinh tế hộ gia đình nên tính mức độ thuyết phục của đề tài còn chƣa cao.
Tháng 5/1997 Viện nghiên cứu chiến lƣợc và chính sách khoa học và công
nghệ đã đƣa ra “Báo cáo nghiên cứu ban đầu về tác động kinh tế xã hội trực tiếp của
Dự án khu Công nghiệp cao Hà Nội
3
tại 5 xã thuộc tỉnh Hà Tây” [31], Báo cáo nghiên
cứu đề cập chủ yếu đến việc khảo sát hiện trạng và chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội



3
:Còn gọi là khu công nghệ cao Hoà lạc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



10

của địa phƣơng đến năm 2010, đồng thời dự kiến một số tác động chính khi Dự án
triển khai trên địa bàn. Báo cáo nghiên cứu cũng đƣa ra một số khuyến nghị trong
quá trình thực hiện để phát huy tối đa các tác động tích cực, hạn chế tối thiểu các tác
động tiêu cực của Dự án đến đời sống kinh tế xã hội trong vùng.
Trong nghiên cứu “Đánh giá tác động Dự án hồ chứa nƣớc Nàng Hƣơm - Xã
Mƣờng Nhà huyện Điện Biên tỉnh Lai Châu”, Vũ Thị Lộc [26], đã tiến hành phân
tích những ảnh hƣởng của Dự án đến khả năng mở rộng diện tích, thay đổi hệ số sử
dụng đất nông nghiệp và vấn đề ổn định dân cƣ vùng Dự án.
Năm 1990, Per - H. Stahl, chuyên gia về lâm sinh học cùng với nhà kinh tế
học Heime Krekula, đã tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế cho hoạt động kinh
doanh rừng bạch đàn trồng làm nguyên liệu giấy tại khu Công nghiệp giấy Bãi Bằng
- Phú Thọ [31]. Trong công trình này, các tác giả nói trên chủ yếu đề cập đến các
chỉ tiêu NPV, IRR còn các chỉ tiêu về môi trƣờng - sinh thái và xã hội thì mới đƣợc
đề cập một cách sơ bộ, chƣa đi sâu phân tích kỹ nên cuối cùng trong kết quả các tác
giả chỉ mới đƣa ra những dự đoán chung chung.
“Đánh giá tác động môi trƣờng - Phƣơng pháp luận và kinh nghiệm thực
tiễn” (Năm 1994), Lê Thạc Cán [11], đã có công trình tạo cơ sở khoa học cho các
nhà nghiên cứu về môi trƣờng thực hiện những nghiên cứu tiếp theo.
“Bảo vệ đất và đa dạng sinh học trong các Dự án trồng rừng bảo vệ môi
trƣờng” (1994) Hoàng Xuân Tý [10], đã tiến hành những nghiên cứu về kinh tế,
môi trƣờng. Tuy nhiên trong các phân tích và đánh giá, tác giả thƣờng thiên về một
mặt hoặc là kinh tế hoặc là môi trƣờng hay xã hội mà không đánh giá một cách toàn

diện các mặt trên.
Năm 2000, Hubertus Kraienhorst, TS. Ulrich Apel và các cộng sự đã nghiên
cứu đánh giá Dự án KfW1 [7], Thông qua kết quả khảo sát tại hiện trƣờng, nghiên
cứu tập trung vào việc đánh giá kết quả thực hiện các Dự án, phân tích ƣu nhƣợc
điểm của các hoạt động, đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả
thực hiện Dự án. Báo cáo đánh giá cũng đã nêu bật những thành công của Dự án tại
2 tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn, trong đó nhấn mạnh; i) Đã góp phần đƣa độ che phủ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



11

bình quân của các xã vùng Dự án từ 15% đến 36%; ii) Tạo công ăn việc làm và phát
triển kinh tế hộ cho một bộ phận dân cƣ miền núi; iii) Mô hình hỗ trợ công lao động
thông qua tài khoản tiền gửi (TKTG) tỏ ra rất hữu hiệu trong việc quản lý nguồn
vốn của Dự án đúng mục tiêu và là đòn bẩy kinh tế quan trọng trong việc thúc đẩy
các hộ nông dân tham gia trồng rừng; iv) Nhận thức của nông dân cũng đƣợc thay
đổi khi đƣợc tiếp cận với những kiến thức về một nền lâm nghiệp bền vững; v) Về
môi trƣờng còn quá sớm để đƣa ra nhận định một cách chính xác và có định lƣợng,
tuy nhiên đã nhận thấy những dấu hiệu tích cực trong cải thiện môi trƣờng tại khu
vực: nguồn nƣớc cho sinh hoạt và sản xuất dồi dào hơn, chim và thú nhỏ đã xuất
hiện trở lại trong các khu rừng trồng, cây tái sinh đã bắt đầu xuất hiện trên các lập
địa xấu mà trƣớc khi trồng rừng không có… Đồng thời tác giả cũng nhấn mạnh tính
rủi ro cao khi mà 84% diện tích rừng trồng (lập địa D) của Dự án là cây Thông Mã
vĩ, sẽ vấp phải những vấn đề: cháy, sâu bệnh, đơn điệu về sản phẩm, cần phải có
những biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp.
Vào năm 2004 và 2007, TS. Ulrich Apel và các cộng sự đã thực hiện cuộc
đánh giá cuối kỳ đối với 2 Dự án “Trồng rừng ở các tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh và
Lạng Sơn - KfW3” [22] và “Trồng rừng ở các tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh -

KfW3 pha 2” [21]. Trong các báo cáo đã nêu rõ: Ngoài những thành quả nổi bật đã
đạt đƣợc giống nhƣ Dự án KfW1 trƣớc đây về: Độ che phủ, bảo vệ nguồn nƣớc va
chống xói mòn, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Báo cáo cũng nhận định: Ở cả 2
Dự án tính chất phát triển bền vững của các Dự án KfW đƣợc củng cố hơn. Những
tác động tích cực tới môi trƣờng, tới sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội đã thể
hiện ngày rõ nét bởi các tác động của Dự án đã mang lại. Những tiềm năng rủi ro đã
nêu trong các báo cáo đánh giá về Dự án KfW1 và KfW2 (Trồng rừng tại các tỉnh
Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị” đã đƣợc 2 Dự án KfW3 và KfW3 pha 2 cải
thiện hoặc hạn chế nhƣ: Tăng cƣờng diện tích trồng cây bản địa trong cơ cấu cây
trồng, cải thiện việc kiểm soát trong lập và quản lý TKCN, cải thiện và phân cấp
trách nhiệm trong hệ thống giám sát nội bộ các hoạt động của dự án, cải thiện các
khâu trong đo đạc giao đất và thiết kế trồng rừng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



12

Bên cạnh công tác giám sát, có thể nói đánh giá tác động DA, đặc biệt là các
DA đầu tƣ trong lĩnh vực lâm nghiệp là một hoạt động không thể thiếu đƣợc và đòi
hỏi phải đƣợc tuân thủ nghiêm ngặt. Chỉ có nhƣ vậy mới có thể nhìn thấy rõ hiệu quả
cũng nhƣ khiếm khuyết trong quá trình đầu tƣ. Đánh gía tác động cần phải đƣợc thực
hiện một cách toàn diện trên cả 3 mặt: Kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Chỉ có nhƣ vậy
mới có đủ cơ sở đề xuất những giải pháp cho quá trình phát triển bền vững của đất
nƣớc nói chung và của ngành lâm nghiệp nói riêng theo tinh thần của Hội nghị quốc
tế về môi trƣờng năm 1992, tại Rio de Janeiro (Braxin) đã đi đến tiếng nói chung là:
“Phải kết hợp hài hoà giữa bảo vệ môi trƣờng và phát triển kinh tế - xã hội, hƣớng tới
một sự phát triển bền vững trong phạm vi từng nƣớc và trên toàn thế giới”.
Mặc dù khác với những nƣớc đang phát triển, Việt Nam trong những năm
gần đây mới chú trọng đến công tác nghiên cứu đánh giá tác động của các DA. Tuy

nhiên cũng đã đạt đƣợc những kết quả nhất định góp phần tạo tiền đề để hoạt động
này phát triển hơn, hệ thống hơn là thƣớc đo đánh giá hiệu quả của công tác đầu tƣ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



13

Chƣơng 2
MỤC TIÊU - ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.
2.1.1. Mục tiêu chung.
Rút ra những bài học kinh nghiệm, làm căn cứ khuyến nghị, đề xuất cho việc
triển khai thực hiện các dự án trồng rừng khác có điều kiện tƣơng tự trong thời gian tới.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể.
- Đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động của Dự án trồng rừng KfW3 pha
1 tại huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
- Phân tích một số tác động của Dự án đến phát triển kinh tế, xã hội và môi
trƣờng trên địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp để duy trì, phát triển các kết quả của Dự án và rút
ra bài học kinh nghiệm cho việc triển khai thực hiện các Dự án khác có điều kiện
tƣơng tự.
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu.
Dự án “Trồng rừng tại tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn và Quảng Ninh - KfW3
pha 1” (do Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức viện trợ không hoàn lại) với mục
tiêu trồng, KNXTTS rừng, các bên có liên quan và các đối tƣợng hƣởng lợi trực tiếp
(hộ gia đình tham gia DA) trên địa bàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
2.3. Giới hạn nghiên cứu.
2.3.1. Về không gian.

Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động của Dự án trồng rừng KfW3 pha 1 tại
xã An Sinh huyện Đông Triều.
2.3.2. Về thời gian.
Giai đoạn thực hiện Dự án từ năm 1999 đến năm 2010.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



14

2.3.3. Về nội dung nghiên cứu.
Đánh giá hiệu quả và một số tác động chủ yếu của Dự án đến phát triển kinh
tế, xã hội và môi trƣờng trong giới hạn một số chỉ tiêu chính phù hợp với thời gian
và nội dung luận văn cao học.
2.4. Nội dung nghiên cứu.
Căn cứ mục tiêu và giới hạn nghiên cứu của đề tài, nội dung đề tài đƣợc xác
định nhƣ sau:
1. Đánh giá kết quả thực hiện Dự án KfW3 pha 1 trên địa bàn huyện Đông
Triều, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 1999 đến 2010 về các chỉ tiêu: Quy hoạch sử
dụng đất, điều tra lập địa, đo đạc diện tích và giao đất, sản xuất cây con, cung cấp
vật tƣ cho trồng rừng, trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, mở và quản lý
tài khoản tiền gửi cá nhân, chất lƣợng rừng trồng và rừng khoanh nuôi, công tác đào
tạo tập huấn nâng cao năng lực.
2. Đánh giá một số tác động bƣớc đầu của Dự án đến sự phát triển kinh tế xã
hội và môi trƣờng tại vùng Dự án huyện Đông Triều.
a) Về kinh tế:
- Tác động của mô hình Tài khoản tiền gửi.
- Phát triển rừng sản xuất và sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất sản xuất của các
hộ gia đình tham gia dự án.
- Dự báo trong tƣơng lai tăng thu nhập của ngƣời dân từ rừng.

b) Về xã hội:
- Nghiên cứu nhận thức của ngƣời dân thông qua mức độ tham gia của ngƣời
dân đối với quá trình thực hiện DA.
- Tạo việc làm, hạn chế tệ nạn xã hội.
- Sự hình thành và phát triển các nhóm nông dân làm nghề rừng.
- Nghiên cứu mức độ ảnh hƣởng của DA đến một số vấn đề khác của xã hội:
Sự ảnh hƣởng của DA đến vai trò của ngƣời phụ nữ trong việc bình đẳng giới, nhận
thức của cộng đồng về phát triển rừng bền vững
c) Về môi trường:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



15

- Nghiên cứu tác động của DA đến độ che phủ của rừng.
- Nghiên cứu tác động của DA đến khả năng chống xói mòn, bảo vệ đất.
- Nghiên cứu tác động của DA đến môi trƣờng đất và nƣớc ở khu vực
nghiên cứu.
3. Đề xuất một số giải pháp để duy trì, phát triển, có rút ra bài học kinh
nghiệm cho việc triển khai thực hiện các Dự án tƣơng tự tiếp theo.
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
2.5.1. Quan điểm và phương pháp luận.
Khi nói đến một Dự án đầu tƣ đó là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến
nhau nhằm đạt đƣợc nhằm đạt đƣợc những mục tiêu nhất định, đó là tạo mới hoặc cải
tạo những cơ sở vật chất nhất định để đạt đƣợc sự tăng trƣởng về số lƣợng hoặc duy trì,
cải tiến, nâng cao chất lƣợng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong một khoảng thời gian
xác định. Dự án khi đi vào hoạt động đều có những tác động đến kinh tế, xã hội, môi
trƣờng. Những tác động đó cũng có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp, có thể là tích cực hay
tiêu cực. Tuy nhiên những tác động đó luôn thay đổi theo thời gian và không gian cụ

thể. Cũng nhƣ các hoạt động của Dự án, chúng ta có thể nghiên cứu và điều chỉnh sao
cho đạt hiệu quả cao nhất cả về kinh tế, xã hội và môi trƣờng, hạn chế thấp nhất những
tác động tiêu cực.
Dự án trồng rừng Việt Đức (KfW3 pha1) đƣợc triển khai tại 3 tỉnh Bắc
Giang, Lạng Sơn và Quảng Ninh. Mục tiêu của Dự án là góp phần vào chƣơng trình
trồng rừng và bảo vệ đất đai ở các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn và Quảng Ninh thông
qua việc giúp ngƣời nông dân sử dụng đất có hiệu quả và bảo đảm bền vững về sinh
thái, đồng thời tạo việc làm và nâng cao mức sống cho ngƣời dân trong vùng dự án.
Để đảm bảo tính khách quan và độ chính xác, khi đánh giá tác động của một
Dự án nào đó phải đứng trên tổng thể các mối quan hệ của nó và quá trình đánh giá
phải đƣợc thực hiện trong suốt thời gian hoạt động của Dự án thì sẽ mang lại hiệu
quả cao. Với giới hạn nhất định, đề tài chỉ nghiên cứu một số yếu tố cơ bản có liên
quan mật thiết đến các hoạt động của Dự án và công tác phục hồi, phát triển tài
nguyên rừng. Trong quá trình đánh giá các yếu tố, có thể đánh giá bằng định lƣợng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



16

(đƣợc tính bằng đơn vị đo lƣờng) và định tính (bằng những chỉ tiêu khó lƣợng hoá
hoặc không thể lƣợng hoá đƣợc). Do phạm vi và mức độ tác động của Dự án rộng
vì vậy khi đánh giá các tác động của nó đến kinh tế, xã hội và môi trƣờng cần phải
áp dụng tổng hợp các mặt biểu hiện cả về định tính và định lƣợng thông qua các
phƣơng pháp tiếp cận các phƣơng pháp phân tích vấn đề có sự tham gia của ngƣời
dân trong khu vực nghiên cứu. Toàn bộ quá trình nghiên cứu, đánh giá đề tài đƣợc
tóm tắt qua sơ đồ sau:






















Hình 2.1: Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu
Xác định vấn đề nghiên cứu

Xây dựng đề cƣơng nghiên cứu

Thu thập thông tin hiện trƣờng

Điều kiện tự
nhiên, kinh tế,
xã hội

Bối cảnh ra đời và

mục tiêu Dự án
KfW3 pha 1


Kết quả thực hiện
Dự án

Xử lý, tính toán số liệu

Đánh giá tác động dự án

Tác động kinh tế

Tác động môi trƣờng

Tác động xã hội

Đề xuất giải pháp duy trì,
phát triển kết quả dự án và rút ra bài học
kinh nghiệm cho các dự án khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



17

2.5.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu.
2.5.2.1. Lựa chọn điểm nghiên cứu.
Do giới hạn về mặt thời gian nên Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tại một số

thôn điển hình thuộc xã An Sinh. Trong đó chọn một thôn điểm hình, có các hộ gia
đình đã tham gia tích cực, đầy đủ các giai đoạn thực hiện Dự án để điều tra và
phỏng vấn.
2.5.2.2. Phương pháp kế thừa tài liệu.
Để rút ngắn khối lƣợng và thời gian nghiên cứu, một số tài liệu đề tài kế thừa
có chọn lọc bao gồm :
- Những thông tin về Dự án đƣợc thu thập qua tài liệu, văn bản của Nhà nƣớc
nhƣ: các văn kiện DA, văn bản pháp luật, các nghị định, Quyết định của chính phủ,
thông tƣ hƣớng dẫn của các bộ và cơ quan ngang bộ, hiệp định ký kết về Dự án,
Quyết định thực hiện Dự án của chính quyền các cấp, các báo cáo đánh giá của Ban
quản lý Dự án các cấp.
- Các tài liệu về điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu: Điều kiện tự
nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, tình hình sử dụng tài nguyên rừng.
- Hồ sơ tài liệu qua các bƣớc thực hiện Dự án từ các năm 1999 đến năm 2010
gồm: Tài liệu về công tác quy hoạch sử dụng đất vi mô, công tác điều tra lập địa, đo
đạc diện tích, tổ chức các lớp tập huấn, các đợt tham quan, đầu tƣ xây dựng vƣờn
ƣơm quy mô nhỏ, công tác trồng rừng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng trồng, sổ
tài khoản tiền gửi hộ gia đình, bản đồ thiết kế trồng và KNXTTS rừng, bản đồ và
thuyết minh kiểm kê đánh giá chất lƣợng rừng, bản đồ và thuyết minh công tác điều
tra ô định vị huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
- Tài liệu hƣớng dẫn kỹ thuật thực hiện Dự án, Quyết định phê duyệt trồng
rừng của Dự án.
- Tài liệu tổng kết kết quả thực hiện của Dự án.
- Các qui trình, qui phạm (trồng và KNXTTS rừng, sản xuất cây con, khai
thác nhựa thông ), các kết quả nghiên cứu tham khảo khác đã có, các bảng biểu
có liên quan.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




18

2.5.2.3. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia cử người dân (PRA).
- Họp thôn, thảo luận nhóm cộng tác viên (CTV), khoảng 8-10 ngƣời/nhóm ở
các thôn điển hình tham gia dự án, đại diện về thành phần giới tính, tuổi Nội dung
thảo luận bao gồm:
+ Đánh giá kết quả thực hiện Dự án tại địa phƣơng.
+ Phân tích mặt mạnh, những hạn chế, khó khăn và những nguyên nhân của
nó, đồng thời đƣa ra khuyến nghị nhằm phát triển những hiệu quả tích cực và hạn
chế những tác đông tiêu cực từ các hoạt động của Dự án, đƣa ra các giải pháp để
duy trì và phát triển kết quả Dự án và các Dự án tƣơng tự khác.
- Điều tra thông qua phỏng vấn hộ gia đình (HGĐ) đƣợc đề tài tiến hành nhƣ
sau:
a) Điều tra về kinh tế.
+ Chọn một thôn điển hình tham gia Dự án, sau đó tiến hành phỏng vấn 30
hộ gia đình điển hình đã tham gia Dự án.
+ Các thông tin phỏng vấn đƣợc ghi chép trong phiếu điều tra HGĐ.
b) Điều tra về xã hội.
+ Tiến hành đồng thời với điều tra kinh tế, sử dụng công cụ là bộ câu hỏi ghi
trong phiếu điều tra phỏng vấn tại 30 hộ gia đình nói trên.
+ Trong quá trình phỏng vấn, chú ý đến đối tƣợng phỏng vấn đại diện cho
thành phần dân tộc, tuổi, giới tính.
+ Các thông tin phỏng vấn đƣợc ghi chép trong phiếu điều tra HGĐ.
c) Điều tra về môi trường.
Thực hiện tƣơng tự nhƣ điều tra về mặt xã hội. Trong đó, các số liệu, thông
tin thu thập theo phƣơng pháp PRA đều đƣợc kiểm tra tính thực tiễn thông qua quan
sát trực tiếp và kiểm tra chéo.
Ngoài ra, khi điều tra có những vấn đề phát sinh, những thông tin mới ngoài
bộ câu hỏi cũng đƣợc ghi chép lại làm tài liệu tham khảo.
2.5.2.4. Phương pháp thu thập số liệu trên các ô mẫu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



19

a) Điều tra thực vật.
- Để đảm bảo tính chính xác của số liệu so sánh, phân tích, đánh giá, tiến
hành điều tra đồng thời trên các lô rừng làm đối chứng, lô đối chứng với nhau tƣơng
đối đồng nhất về điều kiện lập địa và cùng tuổi, cấp tuổi.
+ Rừng trồng: Chọn hai lô rừng thông Nhựa, 1 lô tham gia Dự án và 1 lô
không tham gia Dự án cùng tuổi. Trên mỗi lô bố trí 3 OTC lần lƣợt ở vị trí chân,
sƣờn, đỉnh.
+ Rừng KNTS: Chọn hai lô rừng KNTS trạng thái IIA1, 1 lô tham gia Dự án
và 1 lô không tham gia Dự án. Trên mỗi lô bố trí 3 OTC lần lƣợt ở vị trí chân, sƣờn,
đỉnh.
+ Đất trống: Chọn 1 lô rừng ở trạng thái IB bố trí 03 OTC lần lƣợt ở vị trí
chân, sƣờn, đỉnh.
b) Xác định các đại lượng trong ÔTC.
- Đối với rừng cây gỗ:
Lập ô tiêu chuẩn (ÔTC) với diện tích 500m
2
(20x25m) điều tra tên lô, diện
tích, loài cây, năm trồng, cấp tuổi. Cụ thể:
+ Điều tra tầng cây cao:
Bảng 2.1: Bảng điều tra tầng cây cao
Số hiệu ÔTC……………. Ngày điều tra………… ………………
Độ dốc………………………Hƣớng phơi……………… ……
TT
Loài

cây
D
1.3
(cm)
D
t

(m)
H
vn

(m)
D
dc

(m)
Sinh trƣởng
ĐT
NB
TB
Tốt
TB
Xấu













* Cách đo và dụng cụ đo:
- Dùng phấn đánh số thứ tự toàn bộ cây gỗ trong ÔTC có D
1.3
 6 cm.
- Đƣờng kính ngang ngực đƣợc đo bằng thƣớc kẹp kính. Đo theo hai chiều
vuông góc với nhau và lấy trị số bình quân
- Đƣờng kính tán đƣợc đo bằng thƣớc dây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



20

- H
vn
, H
dc
đƣợc đo bằng thƣớc Blume – leiss.
- Xác định các yếu tố địa hình (độ dốc, chiều dài sƣờn dốc, hƣớng phơi) bằng
địa bàn cầm tay, thƣớc đo cao và thƣớc dây.
* Giám định phẩm chất cây:
- Cây tốt là cây có giá trị kinh tế chiếm 40% trở lên so với chiều cao cây và
sinh trƣởng, phát triển bình thƣờng.
- Cây xấu là cây cong keo, sâu bệnh, cụt ngọn có phần gỗ kinh tế nhỏ hơn
1m đối với cây lá kim và lớn hơn 1m đối với cây lá rộng.

- Cây trung bình là cây còn lại nằm giữa hai loại cây tốt và xấu
c) Điều tra cây tái sinh.
- Trong mỗi ÔTC, lập 5 ô dạng bản (ÔDB), mỗi ô có diện tích 25 m
2

(5 m x 5 m) ở 4 góc và giữa ÔTC.
Bảng 2.2: Bảng điều tra cây tái sinh
Số hiệu ÔTC………………. Ngày điều tra…………
Độ dốc…………………………Hƣớng phơi………………… …
TT
Loài cây
Nguồn tái sinh
H
vn
(m)
Sinh trƣởng
TS chồi
TS hạt
>1
0.5-1
<0.5
Tốt
TB
Xấu












2.5.3. Phương pháp đánh giá tác động của dự án.
2.5.3.2. Phương pháp đánh giá tác động dự án.
1. Phương pháp đánh giá tác động kinh tế.
a) Phân tích hưởng lợi từ tài khoản tiền gửi cá nhân và các sản phẩm của dự án
mang lại.
b) Phân tích phát triển rừng sản xuất và sự thay đổi về cơ cấu sử dụng đất.
Tính toán, phân tích, tổng hợp ở từng chỉ tiêu cụ thể để so sánh tại các thời
điểm trƣớc và sau Dự án nhƣ:
- Phát triển rừng sản xuất.
- Sự thay đổi về cơ cấu sử dụng đất sản xuất của các hộ gia đình tham gia dự án.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



21

c) Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình rừng dự án.
Dự án KfW3 pha 1 là Dự án sử dụng kinh phí tài trợ không hoàn lại. Tuy
nhiên, do đặc thù chu kỳ kinh doanh (CKKD) cây lâm nghiệp thƣờng dài nên
phƣơng pháp tính toán hiệu quả kinh tế ở đây đƣợc tính theo phƣơng pháp động với
giả thiết là phải chịu lãi suất tín dụng theo quy định đƣợc áp dụng cho các chƣơng
trình và Dự án khác. Cách làm này tuy làm giảm về hiệu quả kinh tế của Dự án song
lại phù hợp với thực tế sản xuất hiện nay khi phải vay vốn đầu tƣ và chịu lãi suất
tiết kiệm, các chỉ tiêu kinh tế ở đây đƣợc tính toán gồm:
- NPV: Giá trị hiện tại của thu nhập ròng: (theo công thức của DK. Paul)

 
 




n
0t
t
r1
Ct-Bt
NPV

Trong đó: NPV: là giá trị hiện tại thuần tuý.
Bt: Tổng các khoản thu nhập của năm thứ t.
Ct: Tổng các khoản chi của năm thứ t.
r: Tỷ lệ lãi suất.
t: thời gian (chỉ số năm t= 0 – n).
Nếu NPV > 0 kinh doanh đảm bảo có lãi, phƣơng án đƣợc chấp nhận.
Nếu NPV < 0 kinh doanh bị thua lỗ, phƣơng án không đƣợc chấp nhận.
Nếu NPV =0 kinh doanh hoà vốn.
- BCR: Tỷ lệ thu nhập/chi phí: (Theo công thức của J.E.Gunter), BCR là
thƣơng số của toàn bộ thu nhập so với chi phí sau khi chiết khấu đƣa về hiện tại.
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lãi thực tế của các mô hình.
BCR = BPV/CPV =







n
t
t
n
t
t
r
r
Ct
Bt
0
0
)1
)1(
(

Trong đó: BPV là giá trị hiện tại của thu nhập (đồng).
CPV là giá trị hiện tại của chi phí (đồng).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



22

Chỉ tiêu này chính là hệ số sinh lãi thực tế nó phản ánh về mặt chất lƣợng
đầu tƣ tức là cho ta biết đƣợc mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất. Nó
cho phép ta so sánh và lựa chọn các phƣơng án có qui mô và kết cấu đầu tƣ khác
nhau, phƣơng án nào có BCR lớn thì đƣợc lựa chọn BCR > 1 kinh doanh có lãi,
BCR < 1 kinh doanh bị thua lỗ.

- IRR(%): Tỷ lệ thu hồi nội bộ: là chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời tối đa
của một mô hình rừng trồng, nếu mô hình nào vay vốn với lãi suất IRR thì mô hình
đó sẽ hoà vốn. nghĩa là NPV = 0 thì r =IRR.
Tiêu chuẩn đánh giá: IRR: IRR> r, mô hình có lãi.
IRR = r, mô hình hoà vốn.
IRR< r, mô hình bị thua lỗ.
2. Phương pháp đánh giá tác động xã hội.
Tác động xã hội đƣợc đánh giá chủ yếu vào phƣơng pháp đánh giá có sự
tham gia của ngƣời dân kết hợp với việc kế thừa, tổng hợp từ một số báo cáo kết
quả Dự án, thông qua các chỉ tiêu sau:
- Đánh giá mức độ chấp nhận của ngƣời dân đƣợc thể hiện qua số hộ gia
đình tham gia các hoạt động Dự án.
- Tác động của Dự án đến việc thu hút lao động và cơ cấu sử dụng thời gian
của các hộ tham gia Dự án.
- Tác động của Dự án đến việc nâng cao ý thức và vai trò của ngƣời dân
trong việc chăm sóc, quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng.
- Tác động của Dự án về việc tạo công ăn việc làm phát triển sản xuất, nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời dân.
- Nhận thức của cộng đồng về bình đẳng giới, về phát triển rừng bền vững.
- Tác động của dự án đến phong trào phát triển lâm nghiệp thông qua việc
hình thành và phát triển các nhóm nông dân làm nghề rừng.
- Tác động lan tỏa của Dự án.
3. Phương pháp đánh giá các tác động của môi trường.
a) Đánh giá sự thay đổi về diện tích rừng, độ che phủ rừng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



23


Kế thừa từ tổng hợp kết quả trồng rừng của Dự án, số liệu hiện trạng rừng
vào các thời điểm trƣớc và sau khi thực hiện Dự án.
b) Đánh giá về sự thay đổi độ phì đất.
Đƣợc xác định thông qua một số chỉ tiêu: Dung lƣợng đất, lân dễ tiêu, hàm
lƣợng mùn tổng số, hàm lƣợng đạm tổng số và chỉ số PH.
Các yếu tố này đƣợc xác định bằng các phƣơng pháp phân tích lý hóa tính
chất đất, cụ thể:
- Dung trọng đất: Dùng ống dung trọng có thể tích là 100 cm
3
.
- Mùn tổng số: Theo phƣơng pháp Tjurin.
- P
2
O
5
dễ tiêu: Theo phƣơng pháp Oniani.
- PH: Theo phƣơng pháp thử bằng giấy quỳ tím.
c) Đánh giá tác động của Dự án đến khả năng bảo vệ đất, chống xói mòn.
Tiến hành lập 06 ÔTC tại 03 vị trí chân, sƣờn, đỉnh ở hai khu vực có rừng
Dự án và nơi đất trống rồi xác định lƣợng đất mất đi bằng phƣơng pháp xác định
lƣợng xói mòn đơn giản (phƣơng pháp cắm cọc).
d) Đánh giá về mức độ cải thiện nguồn nước trong khu vực.
Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá nguồn nƣớc địa phƣơng tại hai thời điểm
trƣớc và sau DA rồi tiến hành đánh giá theo phƣơng pháp cho điểm từng chỉ tiêu
(tối đa là 10 điểm).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



24


Chƣơng 3
ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
VÀ SƠ LƢỢC VỀ DỰ ÁN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.
1. Vị trí.
Đông Triều là huyện cửa ngõ, nằm ở phía tây của tỉnh Quảng Ninh, trung
tâm huyện lỵ cách Thành phố Hạ Long 78 km về hƣớng Tây, cách Hà Nội 90 km,
huyện có toạ độ địa lý nhƣ sau:
- Từ 21
o
29’04’’- 21
o
44’ 55’’vĩ độ Bắc
- Từ 106
o
33’ - 106
o
44

55’’ kinh độ Đông
Phía Đông giáp Thành phố Uông Bí.
Phía Tây giáp huyện Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dƣơng.
Phía Nam giáp huyện Kinh Môn thuộc tỉnh Hải Dƣơng và huyện Thủy
Nguyên của tỉnh Hải Phòng.
Phía Bắc giáp huyện Sơn Động và Lục Nam thuộc tỉnh Bắc Giang.
2. Địa hình, địa thế.
Địa hình của huyện Đông Triều khá đa dạng bao gồm núi cao, trung du gò
đồi xen lẫn đồng bằng và bị chia cắt bởi hệ thống sông, suối, hồ. Vùng núi cao tập

trung tại phí Bắc, đồi trung du xen lẫn đồng bằng phù sa nằm khu vực giữa huyện.
Vùng đồng bằng phù sa nằm khu vực phía nam. Địa hình dốc dần từ Bắc xuống
Nam. Phía Bắc là vòng cung Đông Triều trùng điệp có ngọn Bảy đèo cao trên 1000
m, phía cực Nam là những cánh đồng trũng.
Vùng phía Đông có các núi Cao Băng, Đông Sơn, Bảo Quan cao trên 500 m. Từ
vùng núi phía Bắc có nhiều suối và sông chảy cắt ngang huyện, cực Tây là sông Vàng
Chua rồi đến sông Đạm Thủy, sông Kỳ Cầm, sông Tràng Bạch, cực Đông là sông Tiên
Yên. Các sông nhỏ và thƣợng nguồn có độ dốc lớn, đoạn hạ lƣu lòng sông khá rộng.
3. Khí hậu, thủy văn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



25

Đông Triều nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió ẩm, gió mùa vùng núi nên
nóng ẩm, mƣa nhiều. Theo số liệu của trung tâm khí tƣợng thuỷ văn Quảng Ninh thì
khí hậu huyện Đông Triều có những đặc trƣng nhƣ sau:
- Nhiệt độ không khí trung bình năm 21 - 23,4
o
C, về mùa hè nhiệt độ trung
bình giao động từ 28 -30
o
C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới 36
o
C vào tháng 8,
nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 5
o
C vào tháng 1.
- Độ ẩm không khí tƣơng đối trung bình hàng năm là 81%, cao nhất vào

tháng 7, tháng 8 đạt 88%. thấp nhất vào tháng 10, 11 đạt 70%.
- Lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 1.809 mm. Lƣợng mƣa phân bố
không đều trong năm, phân hoá theo mùa tạo ra hai mùa rõ rệt, mùa mƣa nóng ẩm
bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô hanh, lạnh, ít mƣa, có rét kéo dài từ tháng
10 đến tháng 3 năm sau.
- Lƣợng nƣớc bốc hơi trung bình hàng năm 864,1 mm. Lƣợng bốc hơi tăng
mạnh vào mùa khô hanh, các đợt gió mùa Đông Bắc thổi mạnh.
- Đông Triều thịnh hành 2 hƣớng gió chính là gió Đông Bắc và gió Đông Nam:
+ Gió Đông Bắc: Xuất hiện vào mùa khô từ tháng 10 năm trƣớc đến tháng 4
năm sau, gió Đông Bắc thƣờng lạnh và măng theo gió rét.
+ Gió Đông Nam: Xuất hiện vào mùa mƣa thổi từ biển vào mang theo
hơi nƣớc và gây ra mƣa lớn từ tháng 5 đến tháng 9.
- Do địa hình vùng núi cao, nhiều thung lũng hẹp, phía Bắc là vòng cung
Đông Triều trùng điệp có ngọn Bảy đèo cao trên 1000 m, phía cực Nam là những
cánh đồng trũng nên Đông Triều chịu ảnh hƣởng sƣơng mù và sƣơng muối vào
những tháng mùa đông.
Đặc điểm chung của khí hậu thời tiết tại huyện Đông Triều là mùa đông rét
lạnh kéo dài, gió mùa đông bắc khô hanh, mùa hè tƣơng đối mát mẻ, mƣa nhiều, ẩm
độ cao. Nhìn chung khu vực nghiên cứu có khí hậu, thủy văn rất phù hợp cho việc
phát triển rừng nhiệt đới, và phát triển nông nghiệp.
Các chỉ tiêu khí hậu bình quân các tháng (Giai đoạn 1999-2010) tại khu vực
nghiên cứu đƣợc thể hiện ở bảng 3.1.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×