Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đánh giá thực trạng công tác di dân tái định cư dự án thủy điện Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (730.54 KB, 76 trang )



1


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜ NG ĐẠ I HỌ C NÔNG LÂM





NGUYỄN HỮU PHƢƠNG







ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
DI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN
TUYÊN QUANG







LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP












Thái Nguyên - 2012


2

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài sản đặc biệt của quốc gia, là tài nguyên vô cùng quý giá,
là địa bàn phân bố dân cư và các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng - an
ninh, là nguồn lực to lớn để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Nước ta đang thực hiện thay đổi cơ cấu nền kinh tế theo
hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông
nghiệp để đạt được mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại; quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước tất yếu phải chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp sang sử
dụng vào mục đích phi nông nghiệp.
Nhà nước thực hiện thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp,
khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng phục
vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế. Trong
đó, các dự án xây dựng nhà máy thủy điện đòi hỏi phải thu hồi một diện tích

đất rất lớn; với tính chất đặc thù của công trình thủy điện là được xây dựng
chủ yếu ở khu vực thuộc địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều
đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống theo cộng đồng, mỗi dân tộc có phong
tục tập quán riêng, nên việc thu hồi đất sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế -
xã hội liên quan tới ba đối tượng đó là: Nhà nước, các doanh nghiệp và
người dân có đất bị thu hồi.
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 288/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4
năm 2003, bắt đầu triển khai xây dựng từ năm 2003 trên sông Gâm, công
trình hoàn thành đưa vào khai thác năm 2007. Nhiệm vụ chính của dự án


3

Thuỷ điện Tuyên Quang là cung cấp điện năng để phát triển kinh tế - xã
hội, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với điện lượng bình
quân hàng năm E0 = 1.295 triệu KWh; đồng thời góp phần chống lũ về mùa
mưa và cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp về mùa khô cho vùng
hạ du (cắt lũ tại thành phố Tuyên Quang từ 2,5 m đến 2,7 m và giảm mực
nước lũ tại Hà Nội từ 0,4 m đến 0,42 m; tăng lưu lượng nước mùa khô cho
vùng hạ du từ 49 m
3
/s đến 52 m
3
/s).
Để hoàn thành xây dựng công trình, tỉnh Tuyên Quang phải di dời và
tái định cư gần 4.200 hộ dân với 20.138 khẩu vùng lòng hồ và mặt bằng công
trường đến 125 điểm tái định cư trên địa bàn 36 xã thuộc 04 huyện của tỉnh
Tuyên Quang (Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên, Yên Sơn). Đến nay, cơ bản
đã hoàn thành công tác di dân, tái định cư; bước đầu cuộc sống của các hộ tái

định cư đã ổn định. Tuy nhiên, so với mục tiêu của dự án là “di dân, tái định
cư thủy điện Tuyên Quang phải tạo được điều kiện để đồng bào tái định cư
có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ”, thì thực tế cho thấy người dân vùng tái định
cư vẫn còn gặp nhiều khó khăn do thiếu tư liệu sản xuất, số hộ nghèo còn ở
mức cao (chiếm khoảng 53%), điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến các
mục tiêu của dự án.
Hiện tại, tỉnh Tuyên Quang đang triển khai thực hiện quy hoạch điều
chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thủy điện Tuyên
Quang đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1766/QĐ-TTg
ngày 10/10/2011. Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của phương án quy
hoạch điều chỉnh, cần phải có những nghiên cứu, đánh giá, nhìn nhận lại một
cách toàn diện hiệu quả của các dự án tái định cư, đồng thời chỉ ra những tồn
tại, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại và có những giải pháp cụ thể để
khắc phục, đảm bảo đủ các điều kiện để người dân tái định cư công trình thủy


4

điện Tuyên Quang ổn định chỗ ở và đời sống, trên cơ sở khai thác, sử dụng có
hiệu quả các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Xuất phát từ những vấn đề trên, việc thực hiện đề tài: “Đánh giá thực
trạng công tác di dân tái định cư dự án thuỷ điện Tuyên Quang” là cần thiết.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá thực trạng đời sống, việc làm, thu nhập của người dân tái
định cư thuỷ điện Tuyên Quang.
- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư dự án
thuỷ điện Tuyên Quang.
- Đề xuất một số giải pháp có tính khoa học và phù hợp với thực tế góp
phần nâng cao đời sống của hộ dân tái định cư và hiệu quả quy hoạch tổng
thể di dân, tái định cư dự án thuỷ điện Tuyên Quang.

3. Yêu cầu của đề tài
- Nắm vững chính sách pháp luật về đất đai, môi trường và các lĩnh
vực có liên quan.
- Công tác điều tra thu thập tài liệu, số liệu phải đầy đủ, chính xác
trung thực, khách quan, có nguồn gốc rõ ràng.
- Áp dụng đúng đối tượng, đúng mục đích và phạm vi cần nghiên cứu
từ đó đánh giá được những tồn tại, khó khăn do nguyên nhân từ đâu, để đưa
ra những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn.
- Các giải pháp đề xuất phải phù hợp với thực tế ở địa phương và có
tính khả thi cao.




5

Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ trên thế giới
1.1.1. Chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi thu
hồi đất của một số tổ chức quốc tế
1.1.1.1. Ngân hàng thế giới (WB)
Ngân hàng thế giới (WB) là tổ chức đầu tiên đưa ra chính sách tái
định cư không tự nguyện, và được từng bước, nghiên cứu phát triển (chu kỳ
4 năm). Năm 1980 WB đưa ra Chính sách chung cho tái định cư không tự
nguyện trong Bản hướng dẫn hoạt động về những vấn đề xã hội trong tái
định cư không tự nguyện trong các dự án do WB đầu tư. Năm 2004 WB đưa
ra bản hướng dẫn hoạt động về tái định cư không tự nguyện. Chính sách tái
định cư không tự nguyện của WB dựa trên nguyên tắc lựa chọn phương án

tái định cư ít nhất và có sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ, đại diện
của những người thiệt hại vào thiết kế, khai thác, theo dõi giám sát quá
trình công việc tái định cư [1].
1.1.1.2. Chính sách bồi thường khi thu hồi đất của các Ngân hàng Mỹ,
Ngân hàng châu Á và Ngân hàng phát triển Châu Phi
Tiếp theo chính sách tái định cư không tự nguyện được các ngân hàng
khu vực đưa ra như: Ngân hàng phát triển liên Mỹ (Inter Americal
Development Bank - IDB) 1993; Ngân hàng phát triển Châu Á - ADB (1995);
Sổ tay tái định cư (1998), Ngân hàng phát triển Châu Phi (1995) [1].



6

1.1.1.3. Các tổ chức quốc tế khác
Năm 1990, một số tổ chức quốc tế như: Trung tâm Liên hiệp quốc về
định cư (United Nation Centre of Human Settlement/Habitats); Ủy ban Liên
hiệp quốc về quyền con người (UNCHR); Tổ chức Nông Lương thế giới
(FAO) đã tập trung nghiên cứu vấn đề thu hồi đất - chỗ ở bắt buôc; năm 1997
UNCHR đưa ra hướng dẫn thực tiễn thu hồi đất - chỗ ở bắt buôc. Đặc điểm
chung của các chính sách này là nguyên tắc chia sẻ lợi ích giữa các bên liên
quan đến dự án, chi phối từ pháp luật, chính sách, quy hoạch, thu nhập, thuế ở
tầm quốc gia đối với việc triển khai trên thực tế có liên quan đến chính quyền
địa phương, nhà đầu tư, cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng và người dân bị thiệt
hại với những vấn đề chủ yếu như: (1) Tổ chức tốt việc tái định cư cộng đồng
dân cư bị ảnh hưởng và người dân bị thiệt hại gắn với môi trường sống, việc
làm, sinh hoạt của cộng đồng liên quan đến tập quán, văn hóa, tâm linh; (2) Bảo
đảm quyền hưởng lợi của địa phương, cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng và
người dân bị thiệt hại từ thuế, phí, giá ưu đãi mua sản phẩm của dự án; (3) Sự
gắn kết lâu dài giữa dự án và cộng đồng dân cư địa phương nhằm đảm bảo tự

chủ, bình đẳng giữa hai bên với sự gắn kết quyền lợi lâu dài.
Nguyên tắc Chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan đến dự án đã được
áp dụng trong nhiều dự án đã triển khai ở các nước trên thế giới, đặc biệt các
dự án thủy điện [1].
1.1.2. Tình hình bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở một số nước
trên thế giới
1.1.2.1. Trung Quốc
Trung Quốc thi hành chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về đất đai, gồm


7

hai dạng là: Đất đô thị thuộc sở hữu nhà nước; đất nông thôn, ngoại thành, ngoại
thị thuộc sở hữu tập thể. Hiến pháp lần sửa đổi mới nhất năm 2005 quy định
“Quốc gia do sự cần thiết vì lợi ích công cộng, có thể căn cứ vào pháp luật mà
trưng thu hay trưng dụng đất đai và trả bồi thường”. Các nhà làm luật giải thích
rằng trưng thu áp dụng đối với đất thuộc sở hữu tập thể do phải chuyển quyền
sở hữu tập thể sang sở hữu nhà nước, còn trưng dụng thì áp dụng đối với đất
thuộc sở hữu nhà nước vì chỉ thay đổi mục đích sử dụng đất mà thôi [19].
Luật Đất đai ra đời năm 1986, đã qua nhiều lần sửa đổi bổ sung vào
các năm 1988, 1998 và 2004, chia đất đai thành đất nông dụng, đất dùng vào
xây dựng (kiến thiết) và đất chưa lợi dụng. Luật quy định mọi đơn vị và cá
nhân khi cần đất đai để tiến hành xây dựng thì phải căn cứ vào pháp luật mà
xin sử dụng đất thuộc sở hữu nhà nước, trừ trường hợp xây dựng nhà ở nông
thôn, cơ sở hạ tầng và công ích hương trấn. Nếu Nhà nước chấp nhận đề nghị
đó thì trưng dụng đất thuộc sở hữu nhà nước để cung ứng (trong một số
trường hợp thì gọi là thu hồi quyền sử dụng đất), khi không có hoặc không đủ
loại đất này thì trưng thu đất thuộc sở hữu tập thể để chuyển đổi thành đất
thuộc sở hữu nhà nước [19].
Trung Quốc rất coi trọng việc bảo vệ đất canh tác, đặc biệt là “đất

ruộng cơ bản” đã được chính quyền xác định dùng vào sản xuất lương thực,
bông, dầu ăn, rau, hoặc đã có công trình thuỷ lợi tốt. Luật còn quy định cụ thể
đất ruộng cơ bản phải chiếm 80% trở lên đất canh tác của mỗi tỉnh. Nguyên
tắc bảo vệ đất canh tác là “chiếm bao nhiêu, khẩn bấy nhiêu”, nếu không có
điều kiện thì nộp phí khai khẩn cho cấp tỉnh dùng để khai hoang. Cấm không
được chiếm dụng đất canh tác để xây lò gạch, mồ mả hoặc tự ý xây nhà, đào
lấy đất cát, khai thác đá, quặng Việc trưng thu các đất sau đây phải được
Quốc vụ viện (Chính phủ) phê chuẩn: Đất ruộng cơ bản; đất canh tác vượt


8

quá 35 ha; đất khác vượt quá 70 ha. Trưng thu các đất khác do chính quyền
cấp tỉnh phê chuẩn rồi báo cáo Quốc vụ viện [19].
Chính quyền địa phương từ cấp huyện trở lên có nhiệm vụ công bố và
tổ chức thực hiện việc trưng thu đất đai, rồi cung ứng đất thuộc sở hữu nhà
nước cho các đơn vị kiến thiết theo phương thức xuất nhượng có thu tiền.
Thế nhưng, các đất xây dựng sau đây nếu được chính quyền cấp huyện trở lên
phê chuẩn thì cung theo phương thức giao sử dụng: Đất cơ quan nhà nước và
đất quân sự; đất cơ sở hạ tầng đô thị và sự nghiệp công ích; đất cơ sở hạ tầng
trọng điểm được nhà nước chăm lo về năng lượng, giao thông, thủy lợi ; các
đất khác được văn bản pháp luật, hành chính cho phép [19].
Khi trưng thu đất đai thì phải bồi thường theo hiện trạng sử dụng đất
lúc đó. Chi phí bồi thường bao gồm tiền bồi thường đất, tiền trợ giúp an cư
tính theo số nhân khẩu của hộ gia đình và tiền hoa màu. Tiền bồi thường đất
bằng 6~10 lần, còn tổng số tiền trợ giúp an cư tối đa không quá 15 lần giá trị
trung bình sản lượng hằng năm của 3 năm trước trưng thu [19].
Đối với đất thuộc sở hữu nhà nước, khi nhu cầu đất vì lợi ích công
cộng hoặc để cải tạo các khu đô thị cũ đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn
thì được thu hồi quyền sử dụng đất có bồi thường. Khi đó để thu hồi đất buộc

phải di dời nhà cửa, vì vậy năm 1991 Quốc vụ viện ban hành Điều lệ quản lý
di dời nhà cửa đô thị, đến năm 2001 thì thay bằng Điều lệ mới. Theo Điều lệ
này thì bên di dời phải bồi thường về nhà cửa cho bên bị di dời bằng tiền tính
theo giá thị trường hoặc bằng cách chuyển đổi tài sản. Không bồi thường nhà
xây trái phép hoặc nhà tạm đã hết hạn. Nói chung, chính quyền các thành phố
lớn đều dựa trên văn bản pháp quy của nhà nước để ban hành các quy định,
điều lệ của địa phương về trưng thu đất và di dời nhà cửa [19].


9

1.1.2.2. Inđonexia
Công tác bồi thường, tái định cư được hết sức coi trọng. Việc bồi thường
thiệt hại do thu hồi đất gây ra bao gồm: Bồi thường về tài sản bị thiệt hại, chuyển
đổi nghề nghiệp, trợ cấp di chuyển, bố trí nơi ở mới đảm bảo cho người có đất bị
thu hồi có cuộc sống tốt hơn hoặc ít nhất là bằng nơi ở cũ. Các chủ đầu tư phải
hết sức coi trọng cuộc sống của người nghèo [25].
1.1.2.3. Australia
Đất đai thuộc sở hữu Nhà nước và sở hữu tư nhân. Luật Đất đai bảo hộ
quyền và nghĩa vụ của người chủ sở hữu đất. Chủ sở hữu đất có quyền cho
thuê, chuyển nhượng, thế chấp, thừa kế. Luật đất đai quy định Nhà nước có
quyền thu hồi đất tư nhân để sử dụng cho mục đích công cộng phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội và bồi thường theo quy định: Giá bồi thường theo giá thị
trường, bồi thường những tài sản trên đất (hoa màu, nhà cửa, các công
trình ) cũng tạo mọi điều kiện di chuyển, tạo nơi ở mới, đảm bảo cuộc sống
hiện tại và tương lai [25].
1.1.2.4. Thái Lan
Không có chính sách đền bù tái định cư quốc gia, vì đa hình thức sở hữu
đất đai nhưng Hiến Pháp năm 1982 quy định việc trưng dụng đất cho các mục
đích xây dựng cơ sở hạ tầng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên cho đất

nước, phát triển đô thị, cải tạo đất đai và các mục đích công cộng khác phải theo
thời giá thị trường cho những người hợp pháp về tất cả các thiệt hại do việc
trưng dụng gây ra và quy định việc đền bù phải khách quan cho người chủ mảnh
đất và người có quyền thừa kế tài sản đó. Dựa trên các qui định này, các ngành
có qui định chi tiết cho việc thực hiện trưng dụng đất của ngành mình [32].


10

Năm 1987, Thái Lan ban hành Luật về trưng dụng bất động sản áp
dụng cho việc trưng dụng đất sử dụng vào các mục đích xây dựng tiện ích
công cộng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên hoặc các lợi ích khác
cho đất nước, phát triển đô thị, nông nghiệp, công nghiệp, cải tạo đất đai vào
các mục đích công cộng. Luật quy định những nguyên tắc về trưng dụng đất,
nguyên tắc tính giá trị đền bù các loại tài sản bị thiệt hại. Căn cứ vào đó, từng
ngành đưa ra các qui định cụ thể về trình tự tiến hành đền bù TĐC, nguyên
tắc cụ thể xác định giá trị đền bù, các bước lập và phê duyệt dự án đền bù, thủ
tục thành lập các cơ quan, uỷ ban tính toán đền bù TĐC, trình tự đàm phán,
nhận tiền đền bù, quyền khiếu nại, quyền khởi kiện đưa ra toà án [32].
Trong ngành điện năng thì cơ quan điện lực Thái Lan là nơi có nhiều
dự án đền bù TĐC lớn nhất nước, họ đã xây dựng chính sách riêng với mục
tiêu: “ Đảm bảo cho những người bị ảnh hưởng một mức sống tốt hơn” thông
qua việc cung cấp cơ sở hạ tầng có chất lượng và đạt mức tối đa nhu cầu,
đảm bảo cho những người bị ảnh hưởng có thu nhập cao hơn và được tham
gia nhiều hơn vào quá trình phát triển xã hội, vì vậy thực tế đã tỏ ra hiệu quả
khi cần thu hồi đất trong nhiều dự án [32].
1.2. Chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ ở Việt Nam
1.2.1. Khái quát chung
1.2.1.1. Thu hồi đất
Là Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất

hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân
cư quản lý theo quy định của pháp luật [24].



11

1.2.1.2. Bồi thường đất
Bồi thường là khi Nhà nước thu hồi đất là Nhà nước trả lại giá trị
quyền sử dụng đất đối với diện tích bị thu hồi cho người bị thu hồi đất [24].
1.2.1.3. Hỗ trợ
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi
đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di
chuyển đến địa điểm mới, hỗ trợ sản xuất, ổn định đời sống [24].
1.2.1.4. Tái định cư
Tái định cư là việc di chuyển đến một nơi khác với nơi ở trước đây để sinh
sống và sản xuất. Qua nghiên cứu chính sách bồi thường hỗ trợ và tái định cư
của Việt Nam qua các thời kỳ cho thấy vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
đã được đặt ra từ rất sớm, các chính sách đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và
được điều chỉnh tích cực để phù hợp hơn với sự phát triển của đất nước. Trên
thực tế các chính sách đó đã có tác dụng tích cực trong việc đảm bảo sự ổn định
trong phát triển, khuyến khích đầu tư và giữ được nguyên tắc công bằng.
Tuy nhiên, hiện nay vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và công
tác quy hoạch xây dựng khu tái định cư diễn ra rất chậm, chưa hiệu quả, còn
nhiều vướng mắc gây khiếu kiện trong nhân dân làm ảnh hưởng đến tiến độ
đầu tư, triển khai dự án.
Việc bồi thường thiệt hại nhìn chung cơ bản các địa phương đã áp
dụng đúng chính sách tại thời điểm thu hồi Nhà nước chỉ bồi thường về giá
trị đất và tài sản trên đất còn cuộc sống của người dân bị mất đất sau thu hồi
thì chưa quan tâm [29].



12

1.2.2. Chính sách pháp luật có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư để xây dựng các công trình thuỷ điện
1.2.2.1. Trước những năm 1993
Ngày 14/4/1959, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 151-TTg
quy định tạm thời về trưng dụng ruộng đất với nội dung chủ yếu sau:
- Về việc bồi thường thiệt hại do lấy đất gây nên phải bồi thường hai
khoản: Về đất thì bồi thường từ 1 đến 4 năm sản lượng thường niên của
ruộng đất bị trung thu
- Đối với hoa màu thì được bồi thường đúng mức.
- Đối với nhà cửa, vật kiến trúc và các công trình phục vụ sinh hoạt được
giúp đỡ xây dựng cái khác.
- Ngoài ra, mồ mả thì căn cứ vào tình hình cụ thể về phong tục tập quán của
địa phương mà giúp cho họ một số tiền làm phí tổn di chuyển
Những nguyên tắc cơ bản của việc bồi thường thiệt hại tại Nghị định
này đáp ứng nhu cầu trưng dụng đất đai trong những năm 1960 cho đến khi
Hiến pháp 1980 ra đời.
Luật đất đai năm 1988 ban hành quy định về bồi thường cũng cơ bản
dựa trên những quy định tai Hiến pháp 1980 [1].
Ngày 31/5/1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định số 186/HĐBT
về việc đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi bị chuyển mục đích sử
dụng vào mục đích khác thì phải bồi thường [9]. Căn cứ để tính bồi thường thiệt
hại về đất nông nghiệp và đất có rừng theo quyết định này là diện tích, chất lượng


13


và vị trí đất. UBND các tỉnh, thành phố quy định cụ thể mức bồi thường thiệt hại
của địa phương mình sát với giá đất thực tế ở địa phương nhưng không thấp hơn
hoặc cao hơn khung giá định mức. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất nông
nghiệp, đất có rừng để sử dụng vào mục đích khác thì phải bồi thường về đất nông
nghiệp, đất có rừng cho Nhà nước. Khoản tiền này được nộp vào ngân sách Nhà
nước và sử dụng vào việc khai hoang, phục hóa, trồng rừng, cải tạo đất nông
nghiệp, ổn định cuộc sống, định canh, định cư cho vùng bị lấy đất [1].
Quan niệm việc đền bù, tái định cư cho người dân khi Nhà nước thu
hồi đất xây dựng các công trình thủy điện cũng như các công trình phục vụ
lợi ích quốc gia khác chủ yếu dựa trên quan niệm đất đai là tài sản quốc gia,
nên trong trường hợp cần thiết Nhà nước thu hồi đất không nhất thiết đền bù
cho dân mà chỉ hỗ trợ một phần. Nếu có chỉ đền bù cho chính quyền địa
phương hay tập thể đang sử dụng đất về các tài sản bị thiệt hại theo sự thỏa
thuận. Khi xây dựng các công trình thủy điện Thác Bà, Hòa Bình thì hàng
chục vạn đồng bào các dân tộc đã hy sinh quyền lợi của mình đóng góp cho
sự phát triển quốc gia. Trong thời gian này có ba văn bản chính liên quan đến
việc hỗ trợ cho người sử dụng đất khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất, đó là:
- Nghị định số 151/CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 14
tháng 4 năm 1959 về “Thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất” là văn bản
pháp quy liên quan đến việc trưng dụng ruộng đất của nhân dân cho việc xây
dựng những công trình do Nhà nước quản lý [2].
- Thông tư số 1792-TTg ban hành ngày 11 tháng 01 năm 1970 quy định
một số điểm tạm thời về bồi thường nhà cửa, đất đai cây cối lưu niên, các hoa
màu cho nhân dân ở những vùng xây dựng kinh tế, mở rộng thành phố.
- Quyết định số 186/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày 31


14

tháng 5 năm 1990 về đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi

chuyển sang sử dụng vào mục đích khác đã đưa ra căn cứ để tính mức đền bù
thiệt hại về đất nông nghiệp và đất có rừng theo diện tích, chất lượng và vị trí
của đất. Hơn nữa mức đền bù còn được phân biệt theo thời hạn sử dụng đất
lâu dài hay tạm thời [18].
Có thể thấy thời kỳ này đất đai chưa được thừa nhận là có giá nên
chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng còn nhiều hạn chế, thể hiện trong
cách tính giá trị bồi thường, phương thức thực hiện. Tuy nhiên, nhìn nhận
một cách khách quan và công bằng thì những chính sách này cũng đã đóng
góp một vai trò tích cực trong giải phóng mặt bằng để có quỹ đất cho nhu cầu
xây dựng và phát triển các công trình quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia,
lợi ích công cộng của đất nước.
1.2.2.2. Từ năm 1993 cho đến nay
Để cụ thể hóa các quy định của Luật Đất đai, Chính phủ đã ban hành
nhiều văn bản có liên quan trực tiếp đến hoạt động thu hồi đất hoặc là cơ sở
cho việc tính toán để thực hiện việc đền bù cho các tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân bị thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất:
- Nghị định số 64/CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 quy định việc giao đất
nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích
sản xuất nông nghiệp. Đây là tài liệu cơ bản nhất về chính sách nông nghiệp
hiện hành quy định việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân trong
khi hạn chế tối đa việc phân bổ lại đất bằng cách cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cho hầu hết những người đang sử dụng đất [5].
- Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1993 quy định khung giá các loại đất


15

và phân loại đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp. Việc tính thuế đất dựa trên việc
phân chia theo vị trí đồng bằng, trung du và miền núi. Dựa vào khung giá đất
này, Ủy ban nhân dân các tỉnh quy định giá đất cho việc đền bù khi Nhà nước

thu hồi đất và giá này có thể được Ủy ban nhân dân các tỉnh điều chỉnh cho
phù hợp với thực tế biến động của giá cả thị trường đất [4].
- Thông tư số 05-BXD/TT ngày 09/02/1993, là phân cấp nhà ở với mục
đích đánh giá mức thuế, đền bù và bán công trình, Chính phủ Việt Nam đã
xác lập một hệ thống về phân cấp nhà cửa. Đây là cơ sở để các tỉnh tính toán
xây dựng đơn giá đền bù cho vật kiến trúc bị ảnh hưởng.
- Nghị định số 90/CP ngày 17/8/1994. Đây là Nghị định đầu tiên của
Chính phủ về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Trong giai đoạn này,
cùng với việc phát triển các cơ sở hạ tầng, việc thu hồi đất của người dân có tác
động lớn đến kinh tế - xã hội, những Nghị định này mới chỉ chú trọng đến việc
đền bù thiệt hại khi thu hồi đất mà chưa đề cập đầy đủ đến việc tái định cư.
- Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 về đền bù thiệt hại khi
nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích
quốc gia, lợi ích công cộng thay thế Nghị định 90/CP, trong đó quy định các dự
án có thu hồi đất ở và đất sản xuất phải lập khu tái định cư để đảm bảo những
người bị ảnh hưởng có thể ổn định đời sống và khôi phục thu nhập [7].
Nội dung chính của Nghị định số 22/1998/NĐ-CP liên quan đến công
tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gồm: Quy định đền bù thiệt hại về đất, điều
kiện được đền bù đất, khung giá đất; Quy định đền bù thiệt hại về tài sản gắn
liền với đất: cây trồng, vật kiến trúc, nhà ở, di chuyển mồ mả, công trình văn
hóa, di tích lịch sử…; quy định về khu tái định cư: Quỹ đất xây dựng khu tái
định cư, quy hoạch xây dựng điểm dân cư, hệ thống kết cấu hạ tầng,…; quy


16

định về hỗ trợ tái định cư: hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ lương
thực, y tế, giáo dục, hỗ trợ gia đình chính sách, thưởng di chuyển đúng tiến
độ; tổ chức tái định cư: vai trò của chủ đầu tư, chính quyền địa phương, hộ
dân phải di chuyển. Nghị định số 22/1998/NĐ-CP cung cấp chi tiết hơn về

kiểm đếm tài sản, phương pháp và mức đền bù, cách thức nhận đền bù và tổ
chức thực hiện, quy định giá đất đền bù được tính theo giá của địa phương
ban hành nhân với hệ số K. Hệ số “K” là hệ số quan hệ tỷ lệ giữa giá đất tính
theo khả năng sinh lợi hoặc giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế với
giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Nghị định số 22/1998/NĐ-CP
là căn cứ pháp lý chính thức để xây dựng các bản Quy định tạm thời và chính
thức cho việc triển khai công tác tái định cư của các dự án thủy điện [7].
Nghị định số 22/1998/NĐ-CP đã có nhiều cải thiện như các quy định ở
trên. Tuy nhiên qua quá trình thực hiện đã cho thấy một số hạn chế: Đơn giá
do Ủy ban nhân dân các tỉnh xây dựng để thực hiện đền bù đối với đất, các
loại tài sản bị thiệt hại của người dân như nhà cửa, đất đai, nhất là đất thổ cư
thường thấp hơn giá thị trường; Các chính sách hỗ trợ chủ yếu chỉ tập trung
vào ổn định cuộc sống trong giai đoạn đầu tái định cư mà chưa chú ý tới hỗ
trợ sản xuất và phục hồi thu nhập.
Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ
ngày 01 tháng 7 năm 2004, riêng về đền bù, hỗ trợ và tái định cư có ba điểm
mới so với Luật Đất đai trước đó về bồi thường là: Khung đơn giá, chính sách
về tái định cư và hạn chế quy mô giải phóng mặt bằng . Trong Luật Đất đai
2003 từ Điều 38 đến Điều 45 trình bày về nội dung thu hồi đất , đền bù và tái
định cư. Nộ i dung củ a Điề u 42 nói về việc bồi thường , tái đị nh cư cho ngườ i
có đất bị thu hồi. Khi Nhà nướ c thu hồ i đấ t, ngườ i sử dụ ng đấ t có giấ y chứ ng
nhậ n quyề n sử dụ ng đấ t hoặ c đủ điề u kiệ n để đượ c cấ p giấ y chứ ng nhậ n


17

quyề n sử dụ ng đấ t theo quy đị nh thì đượ c bồ i thườ n g. Ngườ i bị thu hồ i đấ t sẽ
đượ c bồ i thườ ng bằ ng đấ t có cù ng mụ c đích sử dụ ng hoặ c bằ ng giá trị quyề n
sử dụ ng đấ t. Nế u phả i di chuyể n chỗ ở sẽ đượ c bố trí và o cá c khu tá i đị nh cư có
điề u kiệ n phá t triể n bằ ng hoặ c tố t hơn nơi ở cũ . Trườ ng hợ p thu hồ i đấ t củ a cá c

hộ dân trự c tiế p sả n xuấ t mà không có đấ t để bồ i thườ ng cho việ c tiế p tụ c sả n
xuấ t thì ngoà i việ c bồ i thườ ng bằ ng tiề n, ngườ i bị thu hồ i đấ t cò n đượ c hỗ trợ để
ổn định đờ i số ng, đà o tạ o chuyể n đổ i ngà nh nghề, bố trí việ c là m mớ i [24].
Tuy nhiên, những chính sách trên còn có nhiều hạn chế đặc biệt là với đối
tượng tái định cư ở các công trình thủy điện. Về phạm vi áp dụng: việc thu hồi
đất để xây dựng các công trình thủy điện chiếm một diện tích lớn đất đai, gồm cả
đất ở và đất canh tác, số lượng dân cư di dời lớn, tập trung có tính chất đặc thù
nên áp dụng các chính sách trên là chưa phù hợp; Về đối tượng đền bù thiệt hại
và điều kiện để được đền bù về đất: Quy định tính hợp pháp của đất đai của chủ
sở hữu. Điều này sẽ gây khó khăn cho đồng bào miền núi, dân tộc vì đất đai của
họ mới trong quá trình được hợp pháp hóa, chưa đủ các thủ tục. Hơn nữa việc sở
hữu đất truyền thống, tập quán du canh cũng làm khó khăn hơn việc xác định
tính pháp lý của đất đai để thực hiện đền bù.
Trên thực tế, nảy sinh nhiều vướng mắc trong công tác thống kê, kiểm kê
và đền bù không đầy đủ, dẫn đến khiếu kiện; các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội
theo đặc thù từng vùng, nhóm dân tộc chưa được tính toán đầy đủ, cân nhắc
trước khi đưa ra các chính sách cụ thể và phương án tái định cư, tạo lập môi
trường sống mới để bảo đảm yếu tố phù hợp đối với các cộng đồng dân cư; lập
khu tái định cư; các Nghị định của Chính phủ chưa hướng dẫn cụ thể về mặt tiêu
chí quy mô cũng như các tiêu chuẩn đối với việc quy hoạch thiết kế xây dựng
khu tái định cư, dẫn đến không thống nhất giữa các dự án; quy định về xây dựng
các khu tái định cư ở miền núi theo tiêu chuẩn nông thôn (400 m
2
đất ở/hộ) là


18

chưa phù hợp với đặc điểm, tập quán sinh sống của người dân; giá đất để tính
đền bù thiệt hại chỉ quy định mục đích sử dụng đất và số lượng chứ không quy

định về tính ngang bằng chất lượng đất đền bù cho dân. Hầu hết người dân phải
tiếp nhận diện tích đất ít hơn nhiều so với diện tích đất họ đã có trước đó; chính
sách hỗ trợ còn thấp và chưa đủ để người dân ổn định được cuộc sống [13].
1.2.3. Khái quát công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng giữ vai trò quan trọng trong
việc thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu
lao động. Để thống nhất công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa
bàn, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 12/2008/QĐ-UBND
ngày 21/10/2009 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc Ban hành Quy định
về trình tự, thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia,
lợi ích công cộng, mục đích phát triền kinh tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;
Quyết định số 13/2008/QĐ-UBND ngày 26/7/2008 về việc ban hành Quy
định chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích
quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển
kinh tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Thực hiện Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính
phủ bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, bồi thường hỗ trợ và tái
định cư, Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ban hành quyết định số
16/2009/QĐ-UBND ngày 21/10/2009 về việc ban hành Quy định về trình
tự, thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái dịnh cư khi nhà nước thu hồi
đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích
công cộng, mục đích phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (thay


19

thế cho Quyết định số 12/2008/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh);
quyết định số 19/2009/QĐ-UBND ngày 29/10/2009 ban hành quy định về

Chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc
phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh
tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (thay thế cho Quyết định số 13/2008/QĐ-
UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh).
Từ năm 2003 đến nay, do nguồn vốn đầu tư cho phát triển của tỉnh còn
hạn chế, tốc độ đô thị hoá chưa cao nên công tác bồi thường giải phóng mặt
bằng của tỉnh chưa nhiều. Để tạo điều kiện giúp người dân có đất bị thu hồi
phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo áp
dụng chính sách bồi thường đúng quy định, giá bồi thường ở mức cao trong
khung giá quy định chính phủ, đáng chú ý là tỉnh đã chỉ đạo triển khai chủ
trương bố trí đất ở và dịch vụ cho các hộ dân có đất thu hồi trước khi thực hiện
các dự án nên đã tạo sự đồng thuận của người có đất thu hồi. Ngoài ra, tỉnh còn
hỗ trợ các địa phương có đất nông nghiệp bị thu hồi xây dựng các công trình
đường giao thông, bê tông hoá kênh mương trong khu vực có đất thu hồi. Đối
với các dự án có đất thu hồi lớn, tập trung như: Nhà máy thuỷ điện Tuyên
Quang có chính sách bồi thường riêng.
Tuy nhiên, hiện nay theo quy định của Luật đất đai đối với những dự
án nhà nước không thu hồi đất, các chủ đầu tư nhận chuyển nhượng, nhận
góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các hộ dân, do vậy để có đất làm mặt
bằng sản xuất kinh doanh một số chủ đầu tư đã bị một số người dân ép nâng
giá đất; trong cùng một dự án giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các
hộ khác nhau, cá biệt có một số hộ không nhất trí chuyển nhượng cho nhà
đầu tư đã dẫn đến tình trạng dự án dở dang, chậm thực hiện do không đủ
mặt bằng để xây dựng, điều này đã gây không ít khó khăn cho các dự án
đầu tư khi nhà nước thu hồi đất.


20

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Kết quả thực hiện các dự án di dân tái định cư thủy diện Tuyên Quang.
- Diện tích đất đai, kết quả đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại các
điểm tái định cư thực hiện Dự án thuỷ điện Tuyên Quang.
- Cuộc sống, việc làm, thu nhập của các hộ dân tái định cư.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Kết quả thực hiện quy hoạch tổng thể tái định cư dự án thuỷ điện
Tuyên Quang trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (gồm 04 huyện: Yên Sơn,
Hàm Yên, Na Hang và Chiêm Hóa).
2.2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Nội dung nghiên cứu
2.2.1.1. Khái quát về dự án thuỷ điện Tuyên Quang và thực trạng kinh tế -
xã hội vùng lòng hồ thuỷ điện trước khi thực hiện dự án
- Khái quát về dự án thuỷ điện Tuyên Quang.
- Mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu di dân, tái định cư của dự án thuỷ điện
Tuyên Quang.
- Thực trạng kinh tế - xã hội vùng lòng hồ thuỷ điện trước khi thực hiện
dự án thuỷ điện Tuyên Quang (cơ cấu kinh tế, dân số, thu nhập và việc làm
của hộ dân vùng lòng hồ).
- Mức độ thiệt hại khi triển khai dự án tại khu vực xây dựng công trình


21

thuỷ điện Tuyên Quang (diện tích đất bị thu hồi; tài sản gắn liền đất phải di
dời; mò mả phải di chuyển; tài sản gắn liền với đất của hộ không phải di dời;
các công trình kết cấu hạ tầng )

2.2.1.2. Kết quả thực hiện các dự án di dân tái định cư
- Kết quả di chuyển dân của dự án; kết quả xây dựng hạ tầng kỹ thuật
các khu tái định cư trên địa bàn tỉnh.
- Kết quả thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, giao đất tái định cư; khả
năng sử dụng vốn và tình hình sản xuất của các hộ tái định cư trên địa bàn
tỉnh Tuyên Quang.
- Đánh giá thực trạng công tác di dân tái định cư, trong đó nêu rõ
những mặt đã đặt được, những tồn tại, hạn chế và phân tích rõ những
nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.
2.2.1.3. Đề xuất các giải pháp cụ thể cho công tác quy hoạch tổng
thể di dân tái định cư, ổn định đời sống cho người dân tái định cư
- Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất.
- Hỗ trợ phát triển sản xuất, ổn định đời sống.
- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu tái định cư
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2.1. Phương pháp điều tra cơ bản
a) Tài liệu thứ cấp
- Thu thập các văn bản pháp lý của Trung ương, của tỉnh liên quan
đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất.
- Thu thập tài liệu về các chính sách của Nhà nước và cơ chế của tỉnh
đối với giải phóng mặt bằng thực hiện dự án.


22

- Thu thập tài liệu, số liệu về kinh tế, xã hội, đời sống, việc làm của các
hộ tái định cư trong khu vực nghiên cứu (các số liệu được thu thập tại Ban Di
dân tái định cư thuỷ điện Tuyên Quang và các sở, ban ngành có liên quan).
b) Tài liệu sơ cấp
Điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, cá nhân tại các khu tái

định cư thông qua việc sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn của phiếu điều tra đã
được xây dựng phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài.
2.2.2.2. Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu điều tra
Thống kê các số liệu về diện tích đất thu hồi, tổng thiệt hại về vật chất
khi thực hiện dự án; tổng số dân phải di chuyển; kết quả đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng kỹ thuật các khu tái định cư; kết quả hỗ trợ đất ở, đất sản xuất
cho các hộ tái định cư; tổng hợp, so sánh các thông tin, số liệu điều tra thu
thập được phục vụ mục đích nghiên cứu.
2.2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Phân tích, đánh giá thực trạng công tác tái định cư trên cơ sở các số liệu
điều tra đã thu thập được và đề xuất các giải pháp có tính khoa học, phù hợp với
thực tiễn để nâng cao hiệu quả các dự án tái định cư thuỷ điện Tuyên Quang.
2.2.2.4. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến tham giá góp ý của các
nhà quản lý, nhà khoa học.











23

Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát về dự án thuỷ điện Tuyên Quang và thực trạng đời

sống việc làm ngƣời dân bị thu hồi đất trƣớc khi thực hiện dự án
3.1.1. Khái quát về dự án thuỷ điện Tuyên Quang
Dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang
được khởi công xây dựng năm 2003 theo Quyết định số 288/QĐ-TTg ngày 19
tháng 4 năm 2003 của Thủ Tướng Chính phủ. Công trình được xây dựng trên
sông Gâm thuộc địa bàn huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang; đập của công
trình là đập đá đổ đầm nén bản mặt bê tông cốt thép được xây dựng đầu tiên
ở Việt Nam, đập cao gần 100m.
Nhà máy thủy điện Tuyên Quang là một trong những công trình trọng
điểm của đất nước được thi công tại huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang với
tổng vốn đầu tư 7.500 tỷ đồng. Công trình này do Tổng công ty Điện Lực
Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư và Tổng công ty Sông Đà thực hiện thi
công. Công trình được xây dựng dưới hình thức tổng thầu EPC (đơn vị trúng
thầu vừa thiết kế, vừa thi công và mua sắm, lắp đặt trang thiết bị). Đây là nhà
máy thuỷ điện có công suất lớn thứ Ba của miền Bắc sau nhà máy thuỷ điện
Sơn La và Hoà Bình. Sau khi hoàn thành, dung tích hồ chứa nước từ 1.000
triệu đến 1.500 triệu m
3
để phòng chống lũ cho thành phố Tuyên Quang và
tham gia vào giảm lũ đồng bằng sông Hồng, tạo nguồn cấp nước mùa khô
cho đồng bằng sông Hồng; nhà máy cung cấp cho lưới điện quốc gia với
công suất lắp đặt 342 MW, sản lượng điện trung bình hàng năm 1.295 KWh.
Với lưu vực rộng lớn 14.972 km
2
gồm của sông Gâm, sông Lăng và hồ Ba
Bể, lại có cột nước thấp, công trình thủy điện Tuyên Quang có ưu thế lớn với
công suất thiết kế.


24


3.1.2. Về mục tiêu, yêu cầu di dân, tái định cư của Dự án
3.1.2.1. Mục tiêu
Di dân, tái định cư Dự án thuỷ điện Tuyên Quang phải tạo được các
điều kiện thuận lợi để đồng bào tái định cư có đời sống tốt hơn nơi ở cũ, trên
cơ sở khai thác tiềm năng về tài nguyên và sức lao động, từng bước thay đổi
cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, tinh
thần của người dân tái định cư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ; hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng, an ninh
và bảo vệ môi trường sinh thái.
3.1.2.2. Yêu cầu
Công tác di dân, tái định cư phải được các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể phối hợp chặt chẽ để tổ chức thực hiện theo phương
châm: Trung ương quy định cơ chế, chính sách chung; tỉnh cụ thể hoá và
triển khai thực hiện.
- Tái định cư trong vùng, trong tỉnh là chính thực hiện các hình thức tái
định cư khác nhau: Tái định cư tập trung nông thôn, tái định cư đô thị, tái định
cư xen ghép và tái định cư tự nguyện di chuyển, phù hợp với các điều kiện cho
sản xuất, phong tục, tập quán và nguyện vọng của đồng bào các dân tộc ở nơi
đi cũng như nơi đến. Khuyến khích đồng bào tự di chuyển nhà cũ, tự xây dựng
nhà ở tại nơi tái định cư theo quy hoạch và khuyến khích hình thức tái định cư
xen ghép. Di dân, tái định cư cần coi trọng việc bảo tồn và phát huy bản sắc
văn hoá, sự đoàn kết giữa người dân tái định cư và người dân sở tại.
Đến năm 2007 hoàn thành việc bồi thường, di chuyển và tái định cư các
hộ gia đình và cá nhân thuộc đối tượng di dân tái định cư; bồi thường và xây


25


dựng lại kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc - văn hoá xã hội của các tổ chức,
đơn vị trong mặt bằng thi công và vùng ngập hồ chứa thuỷ điện.
3.1.3. Về số dân phải di chuyển và phương án tạo lập các điểm TĐC
3.1.3.1. Về số dân phải di chuyển
Tổng số dân phải di chuyển là 4.821 hộ, với 23.630 khẩu (trong đó: Tỉnh
Tuyên Quang 4.139 hộ, với 20.138 khẩu thuộc 88 thôn, bản; tỉnh Hà Giang
624 hộ, với 3.172 khẩu; tỉnh Bắc Kạn 58 hộ, với 320 khẩu); có 4 xã phải di
chuyển 100% số thôn bản. Số dân bố trí tại điểm tái định cư là 4.310 hộ,
21.163 khẩu (trong đó: Tỉnh Tuyên Quang 4.099 hộ, 19.980 khẩu; tỉnh Hà
Giang 153 hộ, 863 khẩu; tỉnh Bắc Kạn 58 hộ, 320 khẩu). Số hộ tái định cư tự
di chuyển là 511 hộ, 2.467 khẩu. Người dân bị thu hồi đất chủ yếu là đồng bào
dân tộc thiểu số, cụ thể: Tày 54,8%, Dao 29,2%, H Mông 5,8% còn lại là dân
tộc kinh 10,25%. Nghề nghiệp chủ yếu là sản xuất nông nghiệp (chiếm 92%).
Tổng số có 4.139 căn nhà với tổng diện tích là 323.700 m
2
và 6.016 mồ
mả phải di chuyển. Ngoài ra còn thiệt hại rất lớn về cây trồng, vật nuôi trên đất bị
thu hồi, các công trình giao thông, trường học và các công trình công cộng khác.
3.1.3.2. Phương án tạo quỹ đất lập khu, điểm tái định cư
- Quỹ đất lập khu, điểm tái định cư được hình thành chủ yếu từ việc
khai hoang mở rộng diện tích; chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa người
dân sở tại với người dân tái định cư và từ quỹ đất chưa sử dụng tại địa bàn 04
huyện của tỉnh Tuyên Quang.
- Về diện tích đất giao cho các hộ tái định cư: Đất ở giao cho hộ tái
định cư nông nghiệp từ 200 m
2
- 400 m
2
/hộ; hộ tái định cư phi nông nghiệp
từ 150 m

2
- 200 m
2
/hộ; đất sản xuất nông nghiệp giao cho hộ tái định cư tuỳ
thuộc vào quỹ đất của từng vùng tái định cư, được quy định cụ thể.

×