1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
MAI DOÃN CHÍNH
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG DỰ ÁN
XÂY DỰNG QUỐC LỘ 279, ĐOẠN QUA ĐỊA PHẬN
HUYỆN CHIÊM HÓA, TỈNH TUYÊN QUANG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Thái nguyên, năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
MỞ ĐẦ U
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất là sản phẩm của tự nhiên, qua quá trình tác động của con người đất
đai là yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất nông nghiệp, làm mặt
bằng xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, xây dựng các công trình sản
xuất kinh doanh, xây dựng đô thị và các khu dân cư Cùng với sự phát triển
của xã hội, đất đai được sử dụng vào nhiều mục đích và nhu cầu sử dụng đất
ngày một tăng lên. Việc sử dụng đất có hiệu quả cả về kinh tế - xã hội và tính
bền vững môi trường ngày càng có ý nghĩa.
Sử dụng đất đai vào các mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia,
lơị ích công cộng để thực hiện mục tiêu phát triển đất nước, đặc biệt là các dự
án phát triển đô thị, dự án sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế là một tất
yếu khách quan trong quá trình phát triển công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước. Để có mặt bằng xây dựng các dự án, Nhà nước phải thu hồi đất của
nhân dân và thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các hộ dân có
đất bị thu hồi.
Trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc
xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Tuy
nhiên đất đai và công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất đang là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, ảnh
hưởng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế – xã hội. Do đó, thực tế công tác bồi
thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư vẫn còn nhiều vướng mắc và
tồn tại gây nhiều bức xúc trong nhân dân. Tình trạng tiến độ giải phóng mặt
bằng chậm là rất phổ biến làm chậm tiến độ thực hiện dự án.
Tại Nghị định số: 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính Phủ về
việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Đã quy định
cụ thể về các mức bồi thường về đất, tài sản và các chính sách hỗ trợ, tái định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
cư. Giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các cơ quan chức năng
như cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), chức năng của cấp xã trong
công tác giải phóng mặt bằng. Cùng đó là trách nhiệm của các cơ quan chức
năng co liên quan, nghĩa vụ và quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Chiêm Hoá thuộc tỉnh Tuyên Quang là một huyện phát triển
kinh tế với tỷ trọng nông nghiệp cao, kinh tế hộ phụ thuộc phần lớn vào hoạt
động sản xuất nông nghiệp. Trên toàn địa bàn huyện với chưa nhiều dự án
được đầu tư, nhưng công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái
định cư đang gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân và một trong
những nguyên nhân chủ yếu nhất đó là đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất
chính, làm ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống của nhân dân, đất ở và
nhà cửa cũng như vật kiến trúc, hoa màu trên đất là tài sản rất lớn của nông
dân nơi đây. Việc bồi thường, hỗ trợ chưa tương xứng với mức độ thiệt hại đã
gây ra nhiều bức xúc trong nhân dân, từ đó đã có không ít trường hợp người
dân không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ dẫn đến khiếu kiện kéo dài.
Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng Dự án xây dựng Quốc lộ
279, đoạn qua địa phận huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang”
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TI
2.1. Mục tiêu tổ ng quá t
Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
nhà nước thu hồi đất tại Dự á n Quốc lộ 279, đoạ n qua đị a phậ n huyện Chiêm
Hoá, tỉnh Tuyên Quang nhằm tìm ra những ưu điểm, thuận lợi cũng như
những khó khăn, tồn tại của việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Chiêm Hoá, tỉnh
Tuyên Quang; từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị góp phần đẩy nhanh
tiến độ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phù hợp với
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Chiêm Hoá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
2.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tạ i nhằ m đạ t đượ c 4 mục tiêu cụ thể sau:
- Đá nh giá đượ c sơ lược tình hình cơ bản của huyệ n Chiêm Hó a , tỉnh
Tuyên Quang về điều kiện tự nhiên , kinh tế - xã hội, công tá c quả n lí đấ t đai
và hiện trạng sử dụng đất ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng.
- Đá nh giá đượ c thự c trạ ng công tác giải phóng mặt bằng Dự án Quốc lộ
279, đoạ n qua đị a phậ n huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang có sự tham gia
của người dân thông qua bộ câu hỏi điều tra.
- Đá nh giá đượ c ả nh hưở ng củ a việ c giả i phó ng mặ t bằ ng đế n đờ i số ng
ngườ i dân thuộ c Dự án Quốc lộ 279, đoạ n qua đị a phậ n huyện Chiêm Hoá, tỉnh
Tuyên Quang
- Phân tích đượ c các nguyên nhân thuận lợi, khó khăn, tồ n tạ i trong
công tác giải phóng mặt bằng và đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất
lượng thực hiện công tác giải phóng mặt bằng của các dự án khác một cách
nhanh chóng và hiệu quả nhất.
3. YÊU CẦ U CỦ A ĐỀ TÀ I
- Nắm vững chính sách pháp luật đất đai; chính sách bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và các văn bản có liên quan.
- Các tài liệu, số liệu khảo sát được phải đúng thực tế ở địa phương,
phản ánh đúng quy trình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư của các dự án đã và đang được thực hiện tại địa bàn huyện Chiêm Hoá
được phân tích, đánh giá một cách khách quan. Các số liệu điều tra phải đầy
đủ, chính xác, trung thực và khách quan.
- Phải biết phân tích, đánh giá các số liệu điều tra.
- Đề ra các giải pháp và kiến nghị phù hợp với thực tế, đảm bảo tôn
trọng và đúng pháp luật hiện hành.
- Đưa ra được các giải pháp cụ thể trong việc tổ chức thực hiện các dự
án nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TI LIỆU NGHIÊN CƢ́ U
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌ C CỦ A ĐỀ TÀ I
1.1.1. Cơ sở lí luận của đề ti
Nhà nước ta đã ý thức được rất sớm việc bồi thường thiệt hại cho người
bị thu hồi đất, đã có những văn bản quy định, hướng dẫn việc thực hiện từ
những thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Đến nay tổng kết lại công tác bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư cũng đã đạt những hiệu quả nhất định, giải quyết được
rất lớn mặt bằng cho công cuộc xây dựng đất nước hiện đại. Đẩy nhanh công
cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH), bên cạnh đó vẫn đảm bảo
quyền và lợi ích của người bị thu hồi đất, giúp sử dụng tiết kiệm và đúng mục
đích quỹ đất hiện có. Đã thể hiện được tính toàn diện của các chính sách bồi
thường, hỗ trợ, quy đinh rõ ràng về trình tự thực hiện công tác bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư phù hợp với Hiến pháp và các văn bản luật.
Bên cạnh những mặt đã đạt được trong công tác bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư là những công trình, các khu công nghiệp, những hạng mục công
trình lớn được triển khai xây dựng, đóng góp vào công cuộc cải cách đất nước
thì tại nhiều địa phương có nhiều dự án được triển khai không đạt tiến độ với
nguyên nhân chủ yếu vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB). Có những
dự án không thể tiếp tục triển khai công tác GPMB do nhiều nguyên nhân
khác nhau.
Những nguyên nhân vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư chủ yếu tập trung vào chế độ, chính sách chưa thực sự thể hiện tính
thực tế khách quan, đồng bộ, chưa thể hiện được cả 03 lợi ích: Nhà nước, Chủ
đầu tư và người dân. Trong xây dựng chế độ, chính sách tại một số địa
phương chưa bám sát với quy định của Chính phủ đã đề ra. Xây dựng giá bồi
thường, hỗ trợ chưa sát với giá thị trường, chính sách đào tạo nghề sau khi thu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
hồi đất của người nông dân chưa thoả đáng không đáp ứng được mong mỏi
của người dân. Quy trình thực hiện còn rườm rà cần được rút gọn lại. Tại một
số dự án lớn, trọng điểm tình trạng nhân dân bức xúc khiếu kiện kéo dài vẫn
thường xuyên xảy ra gây mất ổn định về chính trị, xã hội.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề ti
Công tác giải phóng mặt bằng góp phần cải thiện môi trường đầu tư,
khai thác các nguồn lực từ đất đai cho đầu tư phát triển, các cơ sở hạ tầng
kinh tế xã hội ở nước ta thời gian qua đã được Đảng và Nhà nước quan tâm
đầu tư hầu khắp các vùng, miền trên cả nước, đặc biệt tại các thành phố lớn đã
đóng góp vào sự thành công bước đầu của công cuộc “Công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước”, thúc đẩy kinh tế phát triển, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh
thần của nhân dân. Đạt được kết quả nêu trên công tác bồi thường giải phóng
mặt bằng đóng vai trò không nhỏ để các dự án phát huy hiệu quả.
Giải phóng mặt bằng đúng tiến độ sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí và
sớm thực hiện dự án và đưa vào sử dụng mang lại hiệu quả kinh tế xã hội.
Ngược lại, làm chậm tiến độ thực hiện dự án, lãng phí thời gian, tăng chi phí,
giảm hiệu quả dự án.
Thực hiện giải phóng mặt bằng tốt sẽ giảm chi phí, có điều kiện tập
chung vốn cho mở rộng đầu tư. Ngược lại, chi phí bồi thường lớn, không kịp
hoàn thành tiến độ dự án dẫn đến quay vòng vốn chậm gây khó khăn cho các
nhà đầu tư.
Đối với các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh nếu không đáp ứng được
tiến độ đầu tư thì mất cơ hội kinh doanh, hiệu quả kinh doanh thấp.
Đối với dự án đầu tư không kinh doanh, thời gian thi công kéo dài, tiến độ
thi công bị ngắt quãng gây ra lãng phí và ảnh hưởng tới chất lượng công trình.
Các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư qua các thời kỳ thể
hiện tính đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta là đảm bảo mọi công dân Việt
Nam đều có nhà ở, đất ở. Trong quá trình phát triển các chính sách bồi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
thường, hỗ trợ do yếu tố khách quan đã chưa thể hiện được tính toàn diện tuy
nhiên đã phần nào đáp ứng được quyền lợi cho người bị thu hồi dất.
Ngày nay các công trình đường xá, trụ sở, khu trung tâm, cụm công
nghiệp được mở rộng thể hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
của chúng ta đang thể hiện một phần tính ưu việt, đảm bảo lợi ích, mong mỏi
của người dân cũng như ổn định đời sống nhân dân, tình hình chính trị, thể
hiện tính đúng đắn trong công cuộc đổi mới.
Nhằm đáp ứng thực tế khách quan tốc độ phát triển CNH-HĐH nhanh
đòi hỏi chính sách bồi thường, hỗ trợ của chúng ta phải luôn hoàn thiện để
đáp ứng với thực tiễn.
1.1.3. Cơ sở pháp lí của đề ti
- Luật Đất đai năm 2003; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày
29/10/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về
Hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Thông tư số 116/2004/TT-BTC
ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số
197/2004/NĐ-CP của Chính phủ.
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ về Quy
định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất,
thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Thông tư số
06/2007/TT-BTNMT ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP
ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ.
- Quyết định số 2854/QĐ-BGTVT ngày 16/8/2005 của Bộ giao thông
Vận Tải về việc đầu tư xây dựng Quốc lộ 279, đoạn nối QL3 với QL2 thuộc
địa bàn hai tỉnh Bắc Kạn và Tuyên Quang (giai đoạn 1).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
- Quyết định số 877/QĐ-BGTVT ngày 17/4/2006 của Bộ giao thông
Vận Tải về phê duyệt thiết kế kỹ thuật gói thầu số 12 đoạn: Km 135 – Km
147 Dự án đầu tư xây dựng Quốc lộ 279, đoạn nối QL3 với QL2 thuộc địa
bàn hai tỉnh Bắc Kạn và Tuyên Quang (giai đoạn 1).
- Quyết định số 878/QĐ-BGTVT ngày 17/4/2006 của Bộ giao thông
Vận Tải về phê duyệt thiết kế kỹ thuật gói thầu số 13 đoạn: Km 147 – Km
157+379,45 Dự án đầu tư xây dựng Quốc lộ 279, đoạn nối QL3 với QL2
thuộc địa bàn hai tỉnh Bắc Kạn và Tuyên Quang (giai đoạn 1).
- Quyết định số 1509/QĐ-BGTVT ngày 17/7/2006 của Bộ giao thông
Vận Tải về phê duyệt thiết kế kỹ thuật gói thầu số 11 đoạn: Km 129 – Km
135 Dự án đầu tư xây dựng Quốc lộ 279, đoạn nối QL3 với QL2 thuộc địa
bàn hai tỉnh Bắc Kạn và Tuyên Quang (giai đoạn 1).
- Thông báo số 49/TB-UBND ngày 27/6/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh
về Kết luận của Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp giải phóng
mặt bằng Quốc lộ 279 đoạn qua địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Quyết định số 57/QĐ-UBND ngày 18/01/2006 của Ủy ban nhân dân
huyện Chiêm Hóa về việc thành lập Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng
tuyến Quốc lộ 279 qua địa bàn huyện Chiêm Hóa.
- Quyết định số 1206/QĐ-UBND ngày 14/9/2007 của Ủy ban nhân dân
huyện Chiêm Hóa về việc thành lập Ban quản lý dự án giải phóng mặt bằng
Quốc lộ 279 đoạn qua địa bàn huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
- Quyết định số 109/QĐ-CT ngày 25/3/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Tuyên Quang về việc thu hồi đất xấy dựng công trình Quốc lộ 279, đoạn nối
Quốc lộ 3 với Quốc lộ 2 thuộc địa bàn tỉnh Tuyên Quang (giai đoạn 1), gói
thầu số 13: Km 147 đến Km 157+379,45 (đoạn từ Km 152+664 đến Km157 +
379,45) thuộc huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
- Quyết định số 1155/QĐ-CT ngày 19/7/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Tuyên Quang về việc phê duyệt dự toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
định cư để giải phóng mặt bằng công trình: Quốc lộ 279 đoạn qua địa bàn
huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (từ Km 152+664 đến Km 157+379,45
gói số 13).
- Quyết định số 156/QĐ-CT ngày 27/4/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Tuyên Quang về việc thu hồi đất xấy dựng công trình Quốc lộ 279, đoạn nối
Quốc lộ 3 với Quốc lộ 2 thuộc địa bàn tỉnh Tuyên Quang (giai đoạn 1), gói
thầu số 12 +13, đoạn từ Km 142 + 208 đến Km 152 + 664, xã Minh Quang,
huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
- Quyết định số 1547/QĐ-CT ngày 28/7/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Tuyên Quang về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
để giải phóng mặt bằng công trình: Quốc lộ 279 đoạn qua địa bàn huyện
Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (gói 12 + 13), phân đoạn Km 142 +208 đến
152 + 664.
- Quyết định số 329/QĐ-CT ngày 21/9/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Tuyên Quang về việc thu hồi đất xấy dựng công trình Quốc lộ 279, đoạn nối
Quốc lộ 3 với Quốc lộ 2 thuộc địa bàn tỉnh Tuyên Quang (giai đoạn 1), gói
thầu số 10 + 11 + 12, đoạn từ Km 128 + 800 đến Km 142 + 208, xã Phúc Sơn,
huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
- Quyết định số 2173/QĐ-CT ngày 28/10/2009 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư để giải phóng mặt bằng công trình: Quốc lộ 279 đoạn qua địa bàn huyện
Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (gói 10 + 11 + 12), phân đoạn Km 128 + 800
đến Km 142 + 208.
- Quyết định số 12/2008/QĐ-UBND ngày 21/10/2009 của UBND tỉnh
Tuyên Quang về việc Ban hành Quy định về trình tự, thủ tục thực hiện bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục
đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát
triền kinh tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
- Quyết định số 13/2008/QĐ-UBND ngày 26/7/2008 của UBND tỉnh
Tuyên Quang về việc ban hành Quy định chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu
hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích
công cộng, mục đích phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND ngày 17/9/2008 của UBND tỉnh về
việc ban hành Đơn giá bồi thường thiệt hại về tài sản (vật kiến trúc, cây trồng,
vật nuôi) gắn liền với đất bị thu hồi khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào
mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích
phát triển kinh tế theo quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Quyết định số 25/2008/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 của UBND tỉnh Tuyên
Quang quy định về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; năm 2009.
- Quyết định số 26/2008/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 của UBND tỉnh
Tuyên Quang Ban hành quy định phân vùng, phân khu vực, phân loại đường
phố và phân vị trí đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Bản đồ trích đo, hồ sơ địa chính và số liệu, tài liệu điều tra phục vụ
cho việc lập phương án bồi thường.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ CHNH SÁCH GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
KHI NHÀ NƢỚ C THU HỒ I ĐẤ T
1.2.1. Khái quát về chính sách giải phóng mặt bằng của một số nƣớc
trên thế giới
1.2.1.1. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Ngân hàng
thế giới (WB)
Hầu hết các dự án được tài trợ bởi vốn vay của ngân hàng Thế giới
(WB) đều có chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do các dự án này
đưa ra. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của tổ chức này có nhiều
khác biệt so với luật, quy định, chính sách của nhà nước Việt Nam nên có
những khó khăn nhất định, nhưng bên cạnh cũng có những ảnh hưởng tích
cực tới việc hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
bị thu hồi đất của Việt Nam.
Tất cả mọi vấn đề kinh tế, xã hội phát sinh từ việc thu hồi đất gây ra
cho người bị thu hồi đất đều được chính sách của WB quan tâm. Trong công
tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì vấn đề tái định cư được WB quan tâm
nhiều hơn, hỗ trợ những người bị ảnh hưởng trong suốt quá trình tái định cư,
từ việc tìm nơi ở mới thích hợp cho một khối lượng lớn chủ sử dụng đất phải
di chuyển, tổ chức các khu tái định cư, trợ giúp chi phí vận chuyển, xây dựng
nhà ở mới, đào tạo nghề nghiệp, cho vay vốn phát triển sản xuất, cung cấp các
dịch vụ tại khu tái định cư.
1.2.1.2. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định của Ngân hàng
phát triển Châu á (ADB)
Khung chính sách của Ngân hàng phát triển thế giới được xây dựng với
mục tiêu tránh việc tái định cư bắt buộc bất cứ khi nào có thể được hoặc giảm
thiểu tái định cư nếu không thể tránh khỏi di dân; đảm bảo những người phải
di chuyển được giúp đỡ để ít nhất họ cũng đạt mức sống sung túc như lẽ họ sẽ
có được nếu không có dự án hoặc tốt hơn.
Với các nguyên tắc cơ bản là:
- Cần tránh hoặc giảm thiểu tái định cư bắt buộc và thiệt hại về đất đai,
công trình, các tài sản và thu nhập bằng cách khai thác mọi phương án khả thi.
- Tất cả các hộ đều được quyền đền bù theo giá thay thế cho tài sản, thu
nhập và các công việc sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng, được khôi phục đủ
để cải thiện hay ít nhất cũng hồi phục được mức sống, mức thu nhập và năng
lực sản xuất của họ như trước khi có dự án.
- Trong trường hợp di chuyển cả một khu vực dân cư phải cố gắng tối
đa để duy trì các thể chế văn hoá và xã hội của những người phải di chuyển và
của cộng đồng dân cư nơi chuyển đến.
- Việc chuẩn bị các kế hoạch giải phóng mặt bằng (được coi như một
phần trong công tác chuẩn bị tiểu dự án) và thực hiện các kế hoạch này sẽ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
được tiến hành với sự tham gia và tư vấn của những người bị ảnh hưởng.
- Phải hoàn tất việc chi trả đền bù các loại tài sản bị ảnh hưởng và kết
thúc di dân tới nơi ở mới trước khi thi công tuyến tiểu dự án.
- Việc đền bù cho người dân tộc thiểu số, hộ gia đình do phụ nữ làm chủ, gia
đình có người tàn tật và các hộ dễ bị ảnh hưởng khác sẽ được thực hiện với sự tôn
trọng các giá trị văn hoá cũng như sự bảo vệ các nhu cầu riêng biệt của họ.
Khi triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng ADB quan tâm
đến hầu hết các vấn đề liên quan đến chủ hộ như nghề nghiệp, thu nhập hàng
tháng, nguồn thu nhập của gia đình, số người trong độ tuổi lao động, có trong
diện chính sách hay không và cả trình độ học vấn….cùng tính pháp lý của đất
đai, tài sản trên đất.
Về vấn đề tái định cư, mục tiêu chính sách tái định cư của ADB là giảm
thiểu tối đa tái định cư và phải bảo đảm cho các hộ bị di chuyển được bồi
thường và hỗ trợ sao cho tương lai kinh tế và xã hội của họ được thuận lợi
tương tự trong trường hợp không có dự án.[1]
1.2.1.3. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Trung Quốc
Khác với Hiến pháp và Luật đất đai của Việt Nam, Hiến pháp Trung
Quốc quy định hai hình thức sở hữu đất đai: Sở hữu Nhà nước và sở hữu tập
thể. Vì vậy nên khi thu hồi đất, kể cả đất nông nghiệp tuỳ từng trường hợp cụ
thể, Nhà nước sẽ cấp đất mới cho các chủ sử dụng bị thu hồi đất và bồi
thường tài sản, các công trình gắn liền với đất bị thu hồi.
Về trình tự, thủ tục thu hồi đất thì Nhà nước thông báo cho người sử
dụng đất biết trước việc họ sẽ bị thu hồi đất trong thời hạn một năm.
Về phương thức bồi thường, người dân có quyền lựa chọn các hình thức
bồi thường bằng tiền hoặc bằng nhà tại khu ở mới. Người dân thường lựa
chọn bồi thường thiệt hại bằng tiền và tự tìm chỗ ở mới phự hợp với nơi làm
việc của mình.
Về giá bồi thường lấy tiêu chuẩn là giá thị trường, mức giá này cũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
được Nhà nước quy định cho từng khu vực và chất lượng nhà, đồng thời được
điều chỉnh rất linh hoạt cho phù hợp với thực tế, vừa được coi là Nhà nước tác
động điều chỉnh tại chính thị trường đó.
Về tái định cư, thực hiện nguyên tắc chỗ ở mới tốt hơn chỗ ở cũ, các
khu tái định cư được quy hoạch tổng thể với nhiều hạng mục hạ tầng nhà ở,
trường học…, bố trí hệ thống giao thông động và tĩnh. Nhà ở được xây dựng
đồng bộ và kịp thời đáp ứng nhu cầu nhiều loại căn hộ với các nhu cầu sử
dụng khác nhau. Các chủ sử dụng phải di chuyển đều được chính quyền quan
tâm tạo điều kiện về việc làm, đối với các đối tượng chính sách xã hội được
Nhà nước có chính sách ưu tiên đặc biệt.[1]
1.2.1.4. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Thái Lan
Năm 1987 Thái Lan ban hành Luật về trưng dụng BĐS áp dụng cho
việc trưng dụng đất sử dụng vào các mục đich xây dựng tiện ích công cộng,
quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên hoặc các lợi ích khác cho đất nước,
phat triển đô thị, nông nghiệp, công nghiệp, cải tạo đất đai vào các mục đích
công cộng. Theo đó quy định những nguyên tắc về trưng dụng đất, nguyên tắc
tính giá trị bồi thường các loại tài sản bị thiệt hại. Để từng ngành căn cứ tự
xây dựng các quy định cụ thể và trình tự tiến hành bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư với việc xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ, trình tự thủ tục các bước
lập và phê duyệt dự án bồi thường, thành lập các cơ quan, ủy ban tính toán
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, trình tự đàm phán, nhận tiền bồi thường,
cùng đó là quyền khiếu nại, quyền khởi kiện đưa ra toà án. [2]
1.2.2. Khái quát về chính sách giải phóng mặt bằng của Nh nƣớc
Việt Nam
1.2.2.1. Một số khái niệm liên quan đến giải phóng mặt bằng
Luật Đất đai năm 2003 được thông qua ngày 26/11/2003 tại kỳ họp thứ
4 Quốc hội khoá IX trên cơ sở Nghị quyết về việc tiếp tục đổi mới chính sách
pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước của Hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
nghị lần thứ 7 Trung ương Đảng khoá IX. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới đó,
Luật đất đai năm 2003 đã được ban hành có phạm vi điều chỉnh bao quát với
rất nhiều nội dung mới, trong đó tập trung vào các vấn đề trong quản lý sử
dụng đất đai.
Sau khi Luật đất đai 2003 được ban hành, để đáp ứng thực tiễn Nhà
nước đã ban hành nhiều các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư cụ thể
hoá các điều luật về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất, theo đó, chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư được
thể chế tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của
Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất, hiện tại đây là văn bản quy phạm quan trọng để dùng áp dụng cho công
tác bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất cho các địa phương.
Nghị định 197/2004/NĐ-CP đã phần nào đáp ứng được lợi ích của
người bị thu hồi đất. Tuy nhiên để giải quyết một số vướng mắc phát sinh
trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cần cụ thể
hoá và bổ sung một số điều thuộc Nghị định góp phần hoàn thiện chính sách
khi Nhà nước thu hồi đất, đẩy nhanh tiến độ GPMB và ổn định đời sống của
người bị thu hồi đất, Bộ tài chính đã ban hành các Thông tư số 116/2004/TT-
BTC ngày 17/12/2004 và Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02 tháng 8 năm
2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 116/2004/TT-BTC.
- Chỉ thị số 11/2006/CT-CP ngày 27 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ
về giải pháp hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục
đích sử dụng đất nông nghiệp. Theo đó giao cho Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương có định hướng quy hoạch, kế hoạch về
chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, chủ động xây dựng kế hoạch
hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm từ dự án dạy nghề cho lao động nông thôn và
vay vốn giải quyết việc làm cho người lao động ngay trong quá trình xây
dựng quy hoạch và kế hoạch thu hồi đất nông nghiệp; hướng dẫn và vận động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
nhân dân chủ động tham gia học nghề để chuyển nghề và tìm việc làm phù
hợp để nhanh chóng ổn định cuộc sống.
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính
phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu
hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai và Thông
tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-
CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ Theo đó quy định, cụ thể hóa
một số điều về bồi thường, hỗ trợ và tái định. Gần đây nhất là Nghị định số
69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ Quy định bổ sung
về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư đã phần nào đảm bảo hài hoà ba lợi ích: Người bị thu hồi đất được nhà
nước quan tâm niều hơn - Nhà đầu tư - Nhà nước. Sau đây là một số khái
niệm liên qua đến nội dung nghiên cứu đề tai:
* Thu hồi đất: là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại
quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn quản lý theo quy định.[1]
* Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất: là việc Nhà nước trả lại giá trị
quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất. [2]
* Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: là việc Nhà nước giúp đỡ người bị
thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để
di dời đến địa điểm mới. [3]
Như vậy, bồi thường thiệt hại là phạm trù kinh tế, phản ánh sự bồi
hoàn, trả lai tương xứng giá trị hoặc công lao động cho một chủ thể nào đó bị
thiệt hại vì một hành vi của một chủ thể khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
Giải phóng mặt bằng là quá trình tổ chức thực hiện các công việc liên
quan đến di dời nhà cửa, cây cối và các công trình xây dựng trên đất nhất định
cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới trên đó.
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng từ khi thành lập Hội đồng
giải phóng mặt bằng cho tới khi bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.
1.2.2.2. Nguyên tắc bổi thường và điều kiện được bồi thường về đất
* Nguyên tắc bồi thường
Nguyên tắc bồi thường được quy định tại Điều 6, Nghị định số
197/2004/NĐ-CP và phần II, khoản 1 Thông tư số 116/2004/TT-BTC có nội
dung:
- Người bị nhà nước thu hồi đất có đủ điều kiện quy định tại Điều 8
Nghị định 197/2004/NĐ-CP thì được bồi thường, trường hợp không đủ điều
kiện bồi thường thì UBND tỉnh xem xét để hỗ trợ.
- Người bị thu hồi đất đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi
thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng hoặc bồi thường
bằng tiền. Trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc bằng nhà, nếu
có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thực hiện thanh toán
bằng tiền.
- Trường hợp người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi
đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy
định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính
vào số tiền được bồi thường, hỗ trợ để hoàn trả ngân sách Nhà nước. Trường
hợp các khoản nghĩa vụ tài chính về đất đai phải nộp lớn hơn hoặc bằng tiền
bồi thường đất thì số tiền được trừ tối đa bằng số tiền bồi thường đất.
*Điều kiện được bồi thường
Điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 8, Nghị định số
197/2004/NĐ-CP và phần II, khoản 2 Thông tư số 116/2004/TT-BTC có nội
dung sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Người bị Nhà nước thu hồi đất, có một trong các điều kiện sau đây thì
được bồi thường:
1. Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật
về đất đai.
2. Có quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật về đất đai.
3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân
dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp.
4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ
quy định tại trường hợp 3 mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo
giấy tờ về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có
liên quan, nhưng đến thời điểm có quyết định thu hồi đất chưa thực hiện thủ
tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được UBND
cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp.
5. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy
định tại phần 1, 2, 3 nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng
10 năm 1993 (không phân biệt người sử dụng đất đó là người sử dụng đất trước
ngày 15 tháng 10 năm 1993 hay là người sử dụng đất sau ngày 15 tháng 10
năm 1993), nay được UBND cấp xã xác nhận là đất đó không có tranh chấp.
6. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định
của toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc
quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
đã được thi hành.
7. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định
tại phần 1, 2, 3 nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến
thời điểm có quyết định thu hồi đất, mà tại thời điểm sử dụng không vi phạm
quy hoạch; không vi phạm hành lang bảo vệ các công trình, được cấp có thẩm
quyền phê duyệt đã công bố công khai, cắm mốc; không phải là đất lấn chiếm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
trái phép và được UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận đất đó không
có tranh chấp.
8. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà trước đây Nhà nước đã có quyết
định quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước, nhưng
trong thực tế Nhà nước chưa quản lý, mà hộ gia đình, cá nhân đó vẫn sử dụng.
9. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền,
chùa, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận
là đất sử dụng chung cho cộng đồng và không có tranh chấp.
10. Tổ chức sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
a) Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất
đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;
b) Đất nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất hợp pháp mà tiền trả
cho việc chuyển nhượng không có nguồn từ ngân sách nhà nước;
c) Đất sử dụng có nguồn gốc hợp pháp từ hộ gia đình, cá nhân.
* Những trường hợp không được bồi thường
1. Người sử dụng đất không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 8 của
Nghị định số 197/2004/NĐ-CP.
2. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được
Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc
từ ngân sách nhà nước; được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng
năm; đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền trả cho việc nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
3. Đất bị thu hồi thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản
2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 38 Luật Đất đai 2003.
4. Người bị Nhà nước thu hồi đất có một trong các điều kiện quy định
tại Điều 8 của Nghị định 197/2004/NĐ-CP nhưng thuộc một trong các trường
hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 7 Nghị định 197/2004/NĐ-CP.
* Phương pháp tính giá bồi thường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
Phương pháp tính giá bồi thường chính là phương pháp xác định giá đất
quy định tại Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chinh phủ
"về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất" và Nghị định
123/2007/NĐ-CP, ngày 27/07/2007 bao gồm: phương pháp so sánh trực tiếp,
phương pháp thu nhập, phương pháp chiết trừ, phương pháp thặng dư.
* Nội dung bồi thường, hỗ trợ cho từng loại đất
Đối với đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được quy định tại điều
10 Nghị định 197/2004/NĐ-CP và Điều 43 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP:
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi
được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng; nếu không có đất để bồi
thường thì được bồi thường bằng tiền tính theo giá đất cùng mục đích sử dụng.
- Đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư, đất vườn ao liền kề với đất
ở trong khu dân cư, ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp
cùng mục đích sử dụng còn được hỗ trợ bằng tiền; giá tính hỗ trợ từ 20% đến
50% giá đất ở liền kề; mức hỗ trợ cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định cho
phù hợp với thực tế tại địa phương.
- Trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới có giá đất thấp hơn giá
đất bị thu hồi thì ngoài việc được giao đất mới người bị thu hồi đất còn được
bồi thường bằng tiền phần giá trị chênh lệch; trường hợp bồi thường bằng
việc giao đất mới có giá đất cao hơn giá đất bị thu hồi thì bồi thường tương
ứng với giá trị quyền sử dụng đất của đất bị thu hồi.
Đối với đất phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
- Đất phi nông nghiệp không phải đất ở của hộ gia đình và cá nhân, theo
điều 11, Nghị định 197/2004/NĐ-CP quy định:
+ Đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông
nghiệp của hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc là đất ở đã được giao sử dụng
ổn định lâu dài hoặc có đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, khi Nhà nước thu hồi được bồi thường theo giá đất ở.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
+ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phi nông nghiệp có thời hạn do nhận
chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho hoặc do Nhà nước giao có thu
tiền sử dụng đất được bồi thường theo giá đất phi nông nghiệp; trường hợp sử
dụng đất do Nhà nước hoặc do UBND cấp xã cho thuê theo thẩm quyền thì
khi Nhà nước thu hồi chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.
- Đất phi nông nghiệp là đất ở theo Điều 13, Nghị định 197/2004/NĐ-
CP quy định:
+ Người sử dụng đất ở khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ
ở được bồi thường bằng giao đất ở mới, nhà ở tại khu tái định cư hoặc bồi
thường bằng tiền theo đề nghị của người có đất bị thu hồi và phù hợp với thực
tế ở địa phương.
+ Diện tích đất bồi thường bằng giao đất ở mới cho người có đất bị thu
hồi cao nhất bằng hạn mức giao đất ở tại địa phương; trường hợp đất ở bị thu
hồi có diện tích lớn hơn hạn mức giao đất ở thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn
cứ vào quỹ đất của địa phương và số nhân khẩu của hộ gia đình bị thu hồi đất,
xem xét, quyết định giao thêm một phần diện tích đất ở cho người bị thu hồi
đất, nhưng không vượt quá diện tích của đất bị thu hồi.
Đối với đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp của tổ chức, theo điều
12, Nghị định 197/2004/NĐ-CP quy định:
- Tổ chức đang sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được Nhà
nước giao đã nộp tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng từ người sử
dụng đất hợp pháp, mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền trả cho việc nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì
được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
- Tổ chức được Nhà nước cho thuê đất hoặc giao đất không phải nộp
tiền sử dụng đất hoặc đã nộp tiền sử dụng đất bằng tiền có nguồn gốc từ ngân
sách nhà nước thì không được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất;
nếu tiền chi phí đầu tư vào đất còn lại không có nguồn gốc từ ngân sách nhà
nước thì tiền chi phí đầu tư này được bồi thường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
- Cơ sở của tổ chức tôn giáo đang sử dụng đất ổn định, nếu là đất được
Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất thì không được bồi
thường, nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.
* Xử lý một số trường hợp đặc biệt
Theo Nghị định 197/2004/NĐ-CP, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP quy
định xử lý một số trường hợp cụ thể như sau:
1. Đối với đất ở
- Trường hợp diện tích đất ở còn lại của người sử dụng đất sau khi Nhà
nước thu hồi nhỏ hơn hạn mức giao đất ở theo quy định của địa phương, thì
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải hướng dẫn sử dụng theo quy hoạch chi
tiết xây dựng đô thị và quy hoạch điểm dân cư nông thôn; nếu người bị thu
hồi đất có yêu cầu Nhà nước thu hồi phần diện tích đất còn lại thì cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thu hồi đất để sử dụng theo quy hoạch chi tiết xây dựng
đô thị và quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn.
- Người sử dụng đất ở khi Nhà nước thu hồi đất mà thuộc đối tượng
không được bồi thường đất, nếu không còn nơi ở nào khác thì được Uỷ ban
nhân dân cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết cho mua, thuê nhà ở hoặc
giao đất ở mới; người được thuê nhà hoặc mua nhà phải trả tiền mua nhà, thuê
nhà, nộp tiền sử dụng đất theo quy định.
2. Đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình công
cộng có hành lang bảo vệ an toàn
+ Khi Nhà nước thu hồi đất nằm trong hành lang bảo vệ an toàn xây
dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn thì thực hiện bồi
thường, hỗ trợ theo quy định.
+ Trường hợp Nhà nước không thu hồi đất thì đất nằm trong phạm vi
hành lang an toàn được bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất,
thiệt hại tài sản gắn liền với đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
3. Xử lý các trường hợp tổ chức bị thu hồi đất nhưng không được bồi
thường:
Tổ chức bị thu hồi đất mà không được bồi thường nếu phải di dời đến
cơ sở mới thì được hỗ trợ bằng tiền theo dự án đầu tư được cấp có thẩm
quyền phê duyệt; mức hỗ trợ tối đa không quá mức bồi thường đất bị thu hồi
do tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất chi trả.
4. Nghị định số 84/2007/NĐ-CP, ngày 25 tháng 5 năm 2007 "Quy định
bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực
hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai" có nội dung:
- Theo Điều 29, 30, 33 đất phi nông nghiệp được sử dụng trước ngày 01
tháng 7 năm 2004 của tổ chức kinh tế do được giao đất để tạo vốn xây dựng
cơ sở hạ tầng theo dự án; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp của hộ gia
đình, cá nhân không phải do Nhà nước giao, cho thuê, được bồi thường về đất
theo giá đất ở khi Nhà nước thu hồi đất.
- Đất được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân làm mặt bằng sản
xuất hoặc kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi theo quy
định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 4 Nghị định số 17/2006/NĐ-CP được bồi
thường về đất theo giá đất ở khi Nhà nước thu hồi đất.
- Khi thu hồi đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương thì giá đất do UBND cấp tỉnh quy định, không chỉ căn cứ
vào điều kiện kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng tại khu vực giáp ranh mà còn
phải căn cứ vào điều kiện kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng chung và khả năng
thu hút đầu tư của từng địa phương đối với khu vực giáp ranh đó.
- Theo điều 44, 45, 46, 47, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP quy định:
+ Trường hợp thu hồi đối với đất sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm
1993 nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ quy định
tại khoản 1 Điều 50 của Luật Đất đai và UBND cấp xã xác nhận đất đó không có
tranh chấp thì việc bồi thường, hỗ trợ về đất thực hiện theo quy định sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
a) Trường hợp đất đang sử dụng là đất có nhà ở và không thuộc một
trong các trường hợp sử dụng đất quy định tại Khoản 4, Điều 14 Nghị định
này thì người đang sử dụng đất được bồi thường đối với diện tích đất thực tế
đang sử dụng nhưng diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao
đất ở theo quy định. Đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở và phần
diện tích đất vườn, ao trên cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được công
nhận là đất ở (nếu có) thì được bồi thường, hỗ trợ về đất theo quy định đối với
đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư;
b) Trường hợp đất đang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp (không
phải đất ở) và không thuộc một trong các trường hợp sử dụng đất quy định tại
khoản 4 Điều 14 Nghị định này thì người đang sử dụng đất được bồi thường
đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng. Trường hợp trên thửa đất có cả
phần diện tích đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì phần diện tích đó
được bồi thường, hỗ trợ về đất theo quy định đối với đất nông nghiệp;
c) Trường hợp đất đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp mà người
đang sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì
được bồi thường, hỗ trợ đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng nhưng diện
tích được bồi thường, hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp
theo quy định.
d) Trường hợp đất đang sử dụng thuộc một trong các trường hợp quy
định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định này hoặc diện tích đất nông nghiệp vượt
hạn mức giao đất quy định tại Điều 70 của Luật Đất đai và khoản 1 Điều 69
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP thì người sử dụng đất không được bồi thường
về đất; nếu đất đang sử dụng là đất có nhà ở mà người có đất bị thu hồi không
có chỗ ở nào khác thì được hỗ trợ về đất hoặc được giải quyết nhà tái định cư
theo quy định của UBND cấp tỉnh.
+ Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao sử dụng trước ngày 18 tháng 12
năm 1980 đã được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP mà thửa đất này được tách ra từ thửa đất
không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các
khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì thửa đất còn lại sau khi đã tách
thửa mà được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận không có tranh chấp cũng
được bồi thường, hỗ trợ về đất đối với đất ở theo hạn mức quy định tại khoản
2 Điều 45 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP.
+ Bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất đối với đất sử
dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 trở về sau mà không có giấy tờ về quyền
sử dụng đất được UBND cấp xã xác định là không có tranh chấp:
a) Trường hợp đất đang sử dụng là đất có nhà ở và không thuộc một
trong các trường hợp sử dụng đất quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định này
thì người đang sử dụng đất được bồi thường về đất theo diện tích đất thực tế
đang sử dụng nhưng diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao
đất ở quy định tại khoản 2 Điều 83 và khoản 5 Điều 84 của Luật Đất đai tại
thời điểm có quyết định thu hồi đất và giá trị bồi thường phải trừ đi tiền sử
dụng đất phải nộp theo mức thu quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định
số 198/2004/NĐ-CP. Đối với phần diện tích vượt hạn mức đất ở và phần diện
tích đất vườn, ao trên cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được công nhận là
đất ở thì được bồi thường, hỗ trợ về đất theo quy định đối với đất nông nghiệp;
b) Trường hợp đất đang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp (không
phải là đất ở) và không thuộc một trong các trường hợp sử dụng đất quy định
tại khoản 4 Điều 14 Nghị định này thì người đang sử dụng đất được bồi
thường về đất đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng nhưng phải trừ đi tiền
sử dụng đất phải nộp theo mức thu quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị
định số 198/2004/NĐ-CP. Giá đất tính thu tiền sử dụng đất là giá đất sử dụng
vào mục đích phi nông nghiệp cùng loại. Trường hợp trên thửa đất có cả phần
diện tích đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì phần diện tích đó được
bồi thường, hỗ trợ về đất theo quy định đối với đất nông nghiệp;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
c) Trường hợp đất đang sử dụng thuộc một trong các trường hợp quy
định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định này thì người sử dụng đất không được bồi
thường về đất; nếu đất đang sử dụng là đất có nhà ở mà người có đất bị thu
hồi không có chỗ ở nào khác thì được giải quyết theo quy định tại khoản 2
Điều 14 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP.
- Đất do lấn, chiếm và đất được giao, được cho thuê không đúng thẩm
quyền kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 trở về sau thì người có hành vi lấn,
chiếm hoặc được giao đất, thuê đất không đúng thẩm quyền không được bồi
thường về đất khi thu hồi đất.
- Bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đối với đất được giao
không đúng thẩm quyền trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 nhưng đã nộp tiền
để được sử dụng đất mà chưa được cấp Giấy chứng nhận:
+ Trường hợp sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì người
đang sử dụng đất được bồi thường về đất đối với diện tích và loại đất được giao.
+ Trường hợp sử dụng đất trong khoảng thời gian từ ngày 15 tháng 10
năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì người đang sử dụng đất
được bồi thường, hỗ trợ về đất như sau:
a) Được bồi thường, hỗ trợ về đất đối với diện tích đất được giao là đất
nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở; đối với diện tích đất ở
trong hạn mức giao đất quy định tại khoản 2 Điều 83 và khoản 5 Điều 84 của
Luật Đất đai;
b) Được bồi thường về đất đối với diện tích đất được giao là đất ở ngoài
hạn mức giao đất quy định tại khoản 2 Điều 83 và khoản 5 Điều 84 của Luật
Đất đai nhưng phải trừ đi tiền sử dụng đất phải nộp theo mức thu quy định tại
điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP.
- Bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất đối với trường hợp
diện tích đo đạc thực tế khác với diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên