Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới chọn tạo tại Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.65 KB, 74 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGÔ THẾ TUYẾN DŨNG



NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI MỚI CHỌN TẠO TẠI
TUYÊN QUANG

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số : 60.62.01.10


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN VĂN ĐIỀN




THÁI NGUYÊN - 2012

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là


trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.


Học viên


Ngô Thế Tuyến Dũng



LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình học tập và nghiên cứu đề tài, tôi đã hoàn thành bản luận
văn nghiên cứu khoa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới các
thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sau Đại học; Khoa Nông Học, Trường Đại học
Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi tiến hành nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Trần Văn Điền đã luôn
quan tâm giúp đỡ nhiệt tình, trách nhiệm và công tâm trong suốt quá trình tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn.
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng gửi tới các thầy giáo, cô giáo, bạn bè,
đồng nghiệp, gia đình sự biết ơn sâu sắc và xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2012
Học viên


Ngô Thế Tuyến Dũng




MỤC LỤC

MỞ ĐẦU i
2. Mục tiêu của đề tài 3
3. Yêu cầu của đề tài 3
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3
4.1. Ý nghĩa khoa học 3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.2. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ngô 5
1.2.1. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ngô trên thế giới 5
1.2.2. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ngô ở Việt Nam 9
1.3. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam 13
1.3.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 13
1.3.2.Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam 16
1.3.3. Tình hình sản xuất ngô ở Tuyên Quang 17
Chƣơng 2 19
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. Vật liệu nghiên cứu 19
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 19
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 20
2.3.1. Nội dung nghiên cứu 20
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu 20
2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi 22
2.3.3 Phương pháp xây dựng mô hình trình diễn 27
2.4. Phân tích và xử lý số liệu 27
Chƣơng 3 28

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
3.1. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống thí nghiệm 28
3.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô trong thí
nghiệm vụ Thu Đông 2011 và vụ Xuân 2012 tại tỉnh T Quang 28

3.2. Một số chỉ tiêu hình thái, sinh lý của các giống ngô lai tham gia thí nghiệm
vụ thu đông năm 2011 và vụ xuân 2010 tại Tuyên Quang 33
3.2.1. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp (cm) 33
3.2.2. Số lá trên cây 36
3.3. Khả năng chống chịu của các giống ngô lai trong thí nghiệm vụ Thu Đông
năm 2011 và vụ Xuân 2012 tại tỉnh Tuyên Quang 39
3.3.1. Sâu đục thân ngô (Chilo partellus ) 41
3.4. Khả năng chống đổ của các giống trong thí nghiệm 44
3.5. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các giống ngô lai trong thí
nghiệm vụ Thu Đông năm 2011 và vụ Xuân 2012 tại Tuyên Quang 48
3.5.1. Trạng thái cây 49
3.5.2. Trạng thái bắp 49
3.5.3. Độ bao bắp 50
3.6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 51
3.6.1. Vụ Thu Đông năm 2011 51
3.6.2. Vụ Xuân năm 2012 52
3.7. Tương quan giữa một số đặc tính nông học với năng suất của giống ngô 58
3.8. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn giống ưu tú 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65










DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AMBIONET
:
Mạng lưới công nghệ sinh học cây ngô Châu Á
B/c
:
Bắp trên cây
CV %
:
Hệ số biến động
CD
:
Chiều dài bắp
CIMMYT
:
Trung tâm cải tạo ngô và lúa mỳ quốc tế
CSDTL
:
Chỉ số diện tích lá
ĐK
:
Đường kính bắp
FAO
:
Tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên Hợp Quốc
H/B

:
Hàng trên bắp
H/H
:
Hạt trên hàng
IPRI
:
Viện nghiên cứu chương trình lương thực thế giới
LAI
:
Chỉ số diện tích lá
LSD
5%

:
Sự sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,05
M1000
:
Khối lượng ngàn hạt
NSLT
:
Năng suất lý thuyết
NSTT
:
Năng suất thực thu
OPV
:
Giống ngô thụ phấn tự do
TAMNET
:

Mạng lưới khảo nghiệm ngô vùng Châu Á
TPTD
:
Thụ phấn tự do
WTO
:
Tổ chức thương mại thế giới
*
:
Có ý nghĩa với độ tin cây 95%
**
:
Có ý nghĩa với độ tin cậy 99%
ns
:
Không có ý nghĩa

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô thế giới năm 2005 - 2011 13
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô của một số nước năm 2010 14
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam năm 1961 – 2011 16
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất ngô ở Tuyên Quang 2005 – 2010 18
Bảng 2.1: Nguồn gốc của các giống tham gia thí nghiệm 19
Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô lai vụ
Thu Đông năm 2011 và vụ Xuân 2012 tại tỉnh Tuyên Quang 29
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu về hình thái và sinh lý của các giống ngô lai tham
gia thí nghiệm trong vụ Thu Đông 2011 và vụ Xuân 2012
33
Bảng 3.3. Số lá và chỉ số diện tích lá của các giống ngô lai tham gia thí

nghiệm trong vụ Thu Đông 2011và vụ Xuân 2012 tại tỉnh Tuyên
Quang. 36
Bảng 3.4. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống ngô lai trong thí nghiệm vụ
Thu Đông năm 2011 và vụ Xuân 2012 tại tỉnh Tuyên Quang 41
Bảng 3.5. Tỷ lệ gẫy thân, đổ rễ của các giống ngô lai trong thí nghiệm vụ Thu
Đông 2011 và vụ Xuân 2012 tại Tuyên Quang 47
Bảng 3.6. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các giống ngô lai
trong thí nghiệm vụ Thu Đông năm 2011 và vụ Xuân 2012 tại tỉnh
Tuyên Quang 48
Bảng 3.7. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô lai
trong thí nghiệm vụ Thu Đông năm 2011 tại tỉnh Tuyên Quang 51
Bảng 3.8. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô lai
trong thí nghiệm vụ Xuân năm 2012 tại tỉnh Tuyên Quang 52
Bảng 3.9. Hệ số tương quan của một số đặc tính nông học với NSTT 59
Bảng 3.10. Giống, địa điểm và quy mô trình diễn giống ưu tú tại xã Thắng
Quân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang 61
Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng và năng suất của giống ưu
tú và giống đối chứng C9191 trong vụ Xuân 2012 tại xã Thắng
Quân – Yên Sơn - Tuyên Quang 62


1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Cây ngô (Zea mays L.) là một trong ba cây trồng đảm bảo an ninh lương
thực cho nhiều quốc gia trên thế giới. Toàn thế giới sử dụng 17% tổng sản
lượng ngô làm lương thực, các nước sử dụng ngô làm lương thực chính như:
Mozambique (93% sản lượng), Kenya (91%), Congo (86%), Ethiopia (86%),

Angola (84%), Indonesia(79%), Ấn Độ (77%) (Ngô Hữu Tình, 2003)
[15]. Không chỉ cung cấp lương thực cho con người, ngô còn là nguồn thức
ăn quan trọng cho chăn nuôi, 66% sản lượng ngô của thế giới được dùng làm
thức ăn cho chăn nuôi (Bùi Mạnh Cường, 2007)[4].
Ngoài ra ngô còn được sử dụng làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp
thực phẩm (sản xuất rượu, cồn, tinh bột, bánh kẹo…). Có khoảng 670 mặt hàng được
chế biến từ ngô. Hàng năm ở Mỹ sử dụng 18% tổng lượng ngô để sản xuất tinh bột,
37% sản xuất cồn, 5,8% sản xuất bánh kẹo (Nguyễn Thế Hùng, 2006) [8].
Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, ngô là nguồn
nguyên liệu quan trọng để chế biến Ethanol một nguồn nhiên liệu sinh học thay
thế các nguồn nhiên liệu tự nhiên như: Dầu mỏ, than đá đang dần bị cạn kiệt. Sử
dụng Ethanol làm giảm ô nhiễm môi trường vì có lượng khí thải CO
2
thấp hơn
xe chạy xăng gần một nửa.
Do có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và có khả năng thích ứng rộng
với các vùng sinh thái, khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất
thuận, sâu bệnh, có tiềm năng năng suất cao nên ngô đã được hầu hết các nước
và lãnh thổ trên thế giới gieo trồng và phát triển không ngừng. Năm 1961 diện
tích trồng ngô trên thế giới chỉ đạt 105,48 triệu ha với tổng sản lượng là 205,00
triệu tấn, nhưng đến năm 2010 diện tích đã đạt 161,9 triệu ha với sản lượng
844,35 triệu tấn (FAO, 2011) [22].


2
Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực quan trọng thứ 2 sau cây lúa và là
nguồn thức ăn chính phục vụ cho chăn nuôi. Trong những năm qua, cây ngô
đã được mở rộng diện tích, chuyển đổi cơ cấu giống, thâm canh và áp dụng
các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác để cải thiện năng suất.
Những tiến bộ về sản xuất ngô ở Việt Nam thể hiện rất rõ trong giai đoạn

20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Trong suốt 20 năm qua (1989-
2009) diện tích, năng suất, sản lượng ngô tăng liên tục với tốc độ rất cao. Tỷ
lệ tăng trưởng hàng năm trong giai đoạn 1989-2009 về diện tích là 5,7%/năm,
năng suất 7,2%/năm và sản lượng là 21,1%/năm, trong đó mức độ tăng trưởng
về năng suất cao hơn diện tích là 1,5%/năm. Diện tích trồng ngô tăng chậm là
do công nghiệp phát triển, dân số tăng nhanh và do biến động bất thường
trong thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt
Mặc dù năng suất ngô ở nước ta đã được cải thiện nhưng vẫn còn thấp hơn
rất nhiều so với thế giới. Theo thống kê của FAO (2011) [22], năm 2010 năng
suất ngô của Việt Nam chỉ bằng 78,4% năng suất trung bình thế giới, 73,5%
năng suất trung bình của Trung Quốc; 38,9% năng suất trung bình của Mỹ.
Hiện nay nhu cầu sử dụng ngô không ngừng tăng lên do ngành chăn
nuôi phát triển, nhu cầu thức ăn chăn nuôi ở nước ta rất lớn khoảng 8 triệu
tấn/năm. Trong khi đó sản lượng ngô sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng một
nửa nhu cầu làm thức ăn cho gia súc. Năm 2009 nước ta phải nhập khẩu
900.000 tấn ngô hạt để làm thức ăn cho chăn nuôi (Cục Chăn nuôi, 2011) [2].
Vì vậy để đáp ứng đủ nhu cầu ngô tiêu dùng trong nước cần mở rộng diện
tích và tăng năng suất ngô. Tuy nhiên việc mở rộng diện tích trồng ngô rất khó
khăn do diện tích sản xuất nông nghiệp hạn chế và phải cạnh tranh với nhiều loại
cây trồng khác nên tăng năng suất là giải pháp chủ yếu. Trong giải pháp tăng năng
suất thì giống được coi là hướng đột phá có ý nghĩa quyết định để nâng cao sản
lượng và chất lượng nông sản. Giống tốt sẽ cho sản lượng cao hơn giống bình
thường từ 20 – 25%. Do đó một yêu cầu lớn đặt ra cho ngành sản xuất ngô nước


3
ta, đó là phải nghiên cứu và xác định đúng những giống ngô lai mới có năng suất
cao, thích nghi tốt với điều kiện sinh thái của từng vùng.
Xuất phát từ yêu cầu trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới

chọn tạo tại tỉnh Tuyên Quang”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được giống ngô lai có triển vọng để giới thiệu cho sản
xuất ngô tại Tuyên Quang
3. Yêu cầu của đề tài
- Xác định được các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống thí nghiệm.
- Đánh giá được các đặc điểm hình thái và sinh lý của các giống thí nghiệm.
- Đánh giá được khả năng chống chịu (chống chịu sâu bệnh, chống đổ)
của các giống thí nghiệm.
- Xác định được các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các
giống thí nghiệm.
- Xác định được mối tương quan giữa một số đặc tính nông học với các
yếu tố cấu thành năng suất với năng suất của giống tham gia thí nghiêm.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học xác định được giống
ngô phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Tuyên Quang.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu
khác về cây ngô ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài góp phần làm đa dạng thêm tập đoàn giống ngô phục vụ sản xuất
ngô tại Tuyên Quang.


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Trong sản xuất nông nghiệp giống là một nhân tố quyết định năng suất,

chất lượng của sản phẩm, các biện pháp kỹ thuật canh tác chỉ có thể đạt được
hiệu quả cao trên cơ sở các giống tốt. Các nhà khoa học ước tính khoảng 30
đến 50% mức tăng năng suất hạt của các cây lương thực trên thế giới là nhờ
việc đưa vào sản xuất những giống tốt. Ở nước ta, từ năm 1981 đến 1996
giống đã đóng góp cho sự tăng sản lượng cây trồng lên 43,68%, trong khi đó
yếu tố phân bón hóa học - thuốc bảo vệ thực vật và yếu tố thủy lợi đóng góp
với các tỷ lệ tương ứng là 32,57% và 31,97%, thấp hơn khoảng 10% so với
giống (Phan Huy Thông, 2007) [17]. Sản xuất nông nghiệp thế giới ngày nay
luôn luôn phải trả lời câu hỏi: Làm thế nào để cung cấp đủ năng lượng cho 8
tỷ người vào năm 2021 và 16 tỷ người vào năm 2030 là yêu cầu đặt ra cho xã
hội loài người. Để giải quyết vấn đề này ngoài biện pháp phát triển kỹ thuật
canh tác bền vững, đòi hỏi các nhà khoa học phải nhanh chóng tạo ra những
giống ngô mới có năng suất cao, ổn định đáp ứng được yêu cầu của một nền
nông nghiệp hiện đại.
Chọn tạo các giống tốt, thích hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện
canh tác là cơ sở đạt được năng suất cao, ổn định với mức chi phí sản xuất
thấp nhất. Giống mới đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao
năng suất và sản lượng cây trồng, nhưng để giống phát huy hiệu quả phải sử
dụng chúng hợp lý với điều kiện khí hậu, đất đai, kinh tế xã hội từng vùng.
Giống cao sản của vùng thâm canh sẽ không cho năng suất mong muốn nếu
trồng ở vùng nông nghiệp quảng canh, thậm chí hiệu quả kinh tế còn thấp hơn
sử dụng giống địa phương. Vì vậy, xác định bộ giống thích hợp với mỗi vùng
sinh thái là rất cần thiết.


5
Do điều kiện sinh thái và trình độ canh tác của các vùng khác nhau nên
giống mới phải qua quá trình đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, khả
năng thích nghi, tính ổn định, độ đồng đều, trước khi mở rộng sản xuất.
1.2. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ngô

1.2.1. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ngô trên thế giới
Cây ngô là cây giao phấn đã tồn tại ở châu Mỹ hàng chục ngàn năm nay, ngay
khi Columbus mang ngô về châu Âu, giá trị lương thực của cây ngô đã được
khẳnng định. Nhưng phải tới thế kỷ XVIII, tức sau khi Columbus mang ngô về
châu Âu hơn 2 thế kỷ, loài mới có những phát hiện quan trọng về cây ngô.
Năm 1716, Cotton Mather, là người đầu tiên tiến hành thí nghiệm về
giới tính của cây ngô, đã quan sát thấy được sự thụ phấn chéo của cây ngô ở
Masachusettes. Tám năm sau Mather, Paul Đaly đã đưa ra nhận xét về giới
tính của cây ngô và cho rằng gió đã giúp ngô thực hiện quá trình thụ phấn
(Ngô Hữu Tình và cộng sự, 1997) [15].
Năm 1766, Koeleviter lần đầu tiên miêu tả hiện tượng tăng sức sống của
con lai ở cây ngô, khi tiến hành lai các cây trồng thuộc chi Nicotiana,
Dianthus, Vurbascum, Mirabilic và Datura với nhau (Stuber, 1994) [26].
Hiện tượng ưu thế lai ở cây ngô được các nhà khoa học quan tâm từ rất sớm.
Thực hành tạp giao đầu tiên ở ngô với mục đích nâng cao năng suất hạt được
thực hiện bởi John Lorain, năm 1812 ông đã nhận thấy rằng việc trộn lẫn các
loài ngô khác nhau như người da đỏ đã làm sẽ cho năng suất ngô cao hơn.
Tuy nhiên người đầu tiên đưa ra lý thuyết về hiện tượng ưu thế lai là Charles
Darwin vào năm 1871, ông nhận thấy sự hơn hẳn của các cây giao phấn so
với các cây tự thụ phấn về chiều cao, tốc độ nẩy mầm của hạt, số quả trên cây,
chống chịu với điều kiện bất thuận và năng suất hạt.
Việc nghiên cứu, ứng dụng ưu thế lai trong chọn tạo giống được bắt đầu
từ năm 1876 bởi nhà nghiên cứu người Mỹ W. J. Beal. Ông đã thu được các
cặp con lai hơn hẳn các cặp bố mẹ về năng suất từ 10 - 15%.


6
Năm 1877, Charles Darwin sau khi làm thí nghiệm so sánh hai dạng ngô tự
thụ và giao phối đã kết luận: “Chiều cao cây ở dạng ngô giao phấn cao hơn 19%
và chín sớm hơn 9% so với dạng tự phối” (Hallauer and Miranda, 1986) [23].

G.H.Shull (1904) [5] đã tiến hành tự thụ cưỡng bức ở ngô để thu được
các dòng thuần. Năm 1909, Shull công bố các giống ngô lai đơn (single cross)
cho năng suất cao hơn hẳn so với các giống ngô khác thời gian đó. Năm 1914,
Shull đã đưa vào tài liệu khoa học thuật ngữ Heterosis để chỉ ưu thế lai của
các giống lai dị hợp tử (CIMMYT, 1990). Những công trình nghiên cứu về
ngô lai của Shull đã đánh dấu điểm khởi đầu cho chương trình chọn tạo giống
ngô trên thế giới. Để giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai ngày nay trên thế
giới đang tồn tại nhiều thuyết khác nhau và chưa có thuyết nào giải thích được
toàn diện các mặt biểu hiện của ưu thế lai, song các thuyết Trội (Bruce, 1910;
Collins, 1921; Jone, 1917) và siêu trội (East, 1912; Hull, 1945) nhận được sự
ủng hộ của nhiều nhà khoa học (Ngô Hữu Tình, 1997) [15].
Các nhà khoa học đều cho rằng ưu thế lai là hiện tượng con lai có sức
sống mạnh hơn bố mẹ, sinh trưởng và phát triển nhanh hơn, cho năng suất và
phẩm chất cao hơn bố mẹ của chúng (Taktajan, 1977) [11].
Năm 1918, Jone đã đề xuất ứng dụng hạt lai kép trong sản xuất để giảm
giá thành hạt giống, thành công của sử dụng hạt giống ngô lai kép đã tạo điều
kiện cho cây ngô lai phát triển mạnh mẽ ở Mỹ và một số nước phát triển trên
thế giới (Ngô Hữu Tình, 1997) [15].
Năm 1966, Trung tâm cải tạo giống ngô và cải tạo lúa mỳ Quốc tế
(CIMMYT) được thành lập tại Mêhicô. Nhiệm vụ của Trung tâm này là
nghiên cứu đưa ra giải pháp, tạo giống ngô thụ phấn tự do làm bước chuyển
biến giữa giống địa phương và ngô lai. Hơn 30 năm hoạt động Trung tâm đã
góp phần đáng kể vào việc xây dựng, phát triển và cải tiến hàng loạt vốn gen,
quần thể và giống ngô trên 80 quốc gia trên thế giới.


7
Bên cạnh việc tạo ra những ngô lai cho năng suất cao, các nhà chọn tạo
giống ngô tại CIMMYT đã nghiên cứu phát triển các giống ngô hàm lượng
protein cao QPM (Quality Protein Maize). Giống ngô giàu đạm chất lượng

cao (QPM) đã được chọn tạo thanh công sau khi khám phá ra đột biến gen lặn
Opaque 2 và gen trội không hoàn toàn Floury 2 ở ngô. Những gen này quy
định hàm lượng đạm, đặc biệt là hàm lượng Lizine và Tryptophan, đã giải
quyết đòi hỏi của thị trường ngô ngày càng cao theo hướng tăng diện tích ở
mức độ nhất định đi đôi với tăng năng suất và chất lượng.
Giai đoạn đầu nhiều chương trình quốc gia, tổ chức quốc tế, cá nhân tập
trung nghiên cứu giống ngô giàu đạm nội nhũ mềm (nội nhũ xốp). Nhưng các
chương trình này đều thất bại vì không nâng cao được tỷ lệ và chất lượng đạm,
sâu bệnh nhiều, bắp dễ bị thối, bảo quản trong kho dễ bị sâu mọt phá hại và dễ bị
mất sức nảy mầm, lâu khô. Cuộc cách mạng về ngô QPM, nội nhũ cứng chính
thức bắt đầu cách đây 21 năm. Các nhà khoa học ở Trung tâm cải tạo giống ngô
và lúa mì quốc tế (CIMMYT) và một số nhà tạo giống đã phải tìm ra những
hướng đi khác. Bằng những phương pháp tạo giống đặc biệt khắc phục những
nhược điểm của ngô QPM nội nhũ mềm và xác định đột biến gen Opaque 2 sử
dụng có hiệu quả nhất. Các giống ngô QPM có ưu điểm đặc biệt là hàm lượng
Triptophan (0,11%), Lysine (0,475%) và Protein (11%) cao hơn rất nhiều so với
ngô thường (tỷ lệ này ở ngô thường là 0,05; 0,225 và 9,0%).
Cho đến nay nhiều nước trên thế giới đang tập trung nghiên cứu và ứng
dụng các giống ngô QPM như Mêhicô, Trung Quốc, Việt Nam
Ngô lai là một thành tựu khoa học cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế
thế giới. Ngô lai là “cuộc cách mạng xanh” của nửa đầu thế kỷ 20 đã làm tăng
sản lượng ngũ cốc một cách rõ rệt. Ngô lai đã tạo ra bước nhảy vọt về sản
lượng trước lúa mỳ nhiệt đới hàng thập kỷ, song giai đoạn đầu nó chỉ phát
huy hiệu quả ở Mỹ và các nước phát triển.


8
Có thể nói ngô lai đã thành công rực rỡ ở Mỹ. Các nhà di truyền, cải
lương giống ngô của Mỹ đã sớm thành công trong việc chọn lọc và lai tạo
giống loại cây trồng này. Cuối thế kỷ 19, Mỹ đã có 770 giống ngô chọn lọc,

cải lương. Theo E.Rinke (1979) [25] việc sử dụng giống ngô lai ở Mỹ đã
được bắt đầu từ năm 1930, giống lai ba và lai kép được sử dụng đến năm
1957, sau đó giống lai đơn cải tiến và lai đơn, chiếm 80 – 85% tổng số giống
lai (Trần Hồng Uy, 1985) [19].
Để tạo ra các giống ngô lai tốt, các nhà khoa học Mỹ luôn quan tâm đến
vật liệu khởi đầu trong tạo giống là dòng thuần. Kết quả điều tra của Bauman
năm (1981) [20] cho thấy các nhà tạo giống ở Mỹ đã sử dụng 15% quần thể
có nguồn di truyền rộng, 16% quần thể có nền di truyền hẹp, 14% quần thể
của các dòng ưu tú, 39% tổ hợp lai của các dòng ưu tú và 17% quần thể hồi
giao để tạo dòng.
Các giống ngô lai này ngày càng được phát triển mạnh mẽ ở tất cả các
quốc gia trồng ngô. Trong đó các giống ngô lai đơn có ưu thế lai cao nhất
nhưng do quá trình sản xuất hạt giống cho năng suất thấp nên giá thành hạt
giống lai đơn rất cao. Vì vậy người ta tiến hành lai tạo các giống ngô lai 3, lai
kép cho năng suất hạt giống cao mà giá thành lại rẻ, ưu thế lai cao (Nguyễn
Thế Hùng, Phùng Quốc Tuấn, 1997) [7].
Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, công tác chọn tạo giống
cây trồng ở thế kỷ 21 đã được trợ giúp bởi nhiều kỹ thuật mới, các phương
pháp nghiên cứu sinh học hiện đại đã ra đời, nhanh chóng trở thành công cụ
hữu hiệu để cải tạo năng suất cây trồng. Những kỹ thuật mới này tập trung
chủ yếu vào hai lĩnh vực: nuôi cấy mô tế bào và kỹ thuật tái tổ hợp ADN. Hai
kỹ thuật trên đã mở ra tiềm năng ứng dụng rộng lớn trong cải tạo giống cây
trồng, góp phần cùng nhân loại trả lời câu hỏi làm thế nào để giải quyết đủ
lương thực cho loài người ở thế kỷ XXI.


9
Kỹ thuật nuôi cấy bao phấn invitro đã được ứng dụng vào công tác chọn
tạo dòng thuần, thụ tinh trong ống nghiệm để khôi phục nguồn gen trong tự
nhiên, sử dụng súng bắn gen và chuyển gen thông qua vi khuẩn A.

tumefaciens, ứng dụng các kỹ thuật RAPD, SSP để phân tích đa dạng di
truyền và phân nhóm ưu thế lai của giống (Trần Thị Thêm, 2007) [18].
Tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học hiện đại được áp dụng vào công tác
chọn tạo giống đã giúp các nhà khoa học tạo ra những giống ngô chuyển gen.
Ngô biến đổi gen được đưa vào canh tác đại trà từ năm 1996, mang lại lợi ích
ổn định, đã đóng góp một lượng ngô đáng kể làm nhiên liệu sinh học và thức
ăn gia súc ở Mỹ. Năm 2007, diện tích trồng ngô chuyển gen trên thế giới đã
đạt 35,2 triệu ha; riêng ở Mỹ đã lên đến 27,4 triệu ha (Phan Xuân Hào, 2008)
[6]. Trong những năm gần đây ngô biến đổi gen có mức tăng đáng kể ở các
thị trường truyền thống như: Mỹ, Canada, Achentina, Nam Phi, Tây Ban Nha,
Philippin và Hondura. Ngoài ra còn có các thị trường quan trọng khác mới
quan tâm, phát triển các giống ngô chuyển gen như: Braxin, Mêhicô, Ai Cập,
Kenia, Nigeria Trung quốc, Ấn Độ, Thái Lan
Ngô là cây trồng đầy triển vọng của loài người trong thế kỷ 21. Các nhà
khoa học trên thế giới vẫn không ngừng nghiên cứu, chọn tạo ra những giống
ngô mới ưu việt hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
1.2.2. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ngô ở Việt Nam
Cây ngô được di cư vào Việt Nam từ thế kỷ thứ 17, song do chiến tranh
kéo dài nên công tác nghiên cứu bắt đầu muộn hơn so với các quốc gia khác
trên thế giới.
Những năm đầu sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc các nhà khoa học
của học Viện Nông Lâm đã tiến hành điều tra các loài phụ và giống ngô địa
phương, thu thập mẫu giống ở hầu hết các tỉnh. Trên cơ sở những kết quả
đánh giá các giống ngô địa phương các nhà khoa học đã rút ra được các giống


10
tốt phục vụ sản xuất như: Gié Bắc Ninh, ngô Việt Trì, ngô Vạn Xuân (Ngô
Hữu Tình, 2009) [16].
Việt Nam tiếp cận với ngô lai không phải là muộn, ngay từ những năm 60

Học Viện Nông Lâm đã bắt đầu công tác tạo dòng thuần cho chương trình ngô lai,
nhưng do sự thay đổi tổ chức của hệ thống nghiên cứu nông nghiệp, đặc biệt do
thiếu những vật liệu di truyền phù hợp nên chương trình bị gián đoạn.
Đến năm 1973, Trạm nghiên cứu ngô Sông Bôi được thành lập, các nhà
khoa học tiến hành duy trì, đánh giá vật liệu chọn tạo dòng thuần, đồng thời
khảo nghiệm các giống nhập nội và đã xác định được giống lai đơn MVSC
660 cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện gieo trồng ở miền Bắc (Ngô
Hữu Tình, 2009) [16].
Sau ngày miền Nam hoàn toàn được giải phóng công tác nghiên cứu ngô
không còn lẻ tẻ, tự phát mà được chỉ đạo tập trung thông qua các đề tài, dự án
nhà nước. Nhưng do điều kiện chiến tranh kéo dài, mặt khác do vật liệu khởi
đầu của chúng ta còn nghèo nàn và không phù hợp, vì vậy ngô lai đã không
phát huy được vai trò của nó. Phải đến những năm đầu của thập kỷ 90 công
tác chọn tạo giống ngô lai mới phát triển, góp phần đưa cây ngô nước ta
đứng vào hàng ngũ những nước nghiên cứu ngô tiên tiến ở Châu Á.
Từ năm 1990 đến nay công tác chọn tạo giống ngô ở Việt Nam đã thu
được những thành tựu to lớn, đó là:
* Chọn tạo giống ngô thụ phấn tự do (TPTD)
- Giai đoạn năm 1991-1995 chọn tạo được 2 giống TPTD là Q2 và VN1. Ba
giống ngô TPTD khác được phép khu vực hóa là CV-1, MSB-49, giống ngô
đường TSB-3, giống ngô nếp mới ngắn ngày chất lượng cao như VN-2
Hiện nay, Viện Nghiên cứu ngô đang bảo tồn 616 mẫu giống ngô thụ
phấn tự do. Trong đó nguồn địa phương 463 giống, nguồn nhập nội 127
giống, còn lại là các quần thể tự tạo theo chương trình chọn tạo giống.


11
*Chọn tạo và được công nhận nhiều giống ngô lai có thời gian sinh
trưởng khác nhau phục vụ cho các vùng và mùa vụ trong cả nước
Trong những năm 1992-1994, Viện nghiên cứu ngô đã lai tạo ra các

giống ngô lai không quy ước là: LS-5, LS-6, LS-8, bộ giống ngô lai này gồm
những giống chín sớm, chín trung bình và chín muộn, cho năng suất từ 3-7
tấn/ha, thích ứng với nhiều vùng trong cả nước, dễ sản xuất hạt giống, giá
giống rẻ. Đây là bước chuyển tiếp quan trọng từ giống thụ phấn tự do sang
giống lai quy ước.
Từ năm 1994 đến nay, Viện nghiên cứu ngô đã lai tạo được nhiều giống
ngô lai có tiềm năng năng suất cao (10 - 12 tấn), có thời gian sinh trưởng khác
nhau phục vụ cho các vùng và mùa vụ trong cả nước. Trong đó lai tạo giống
có thời gian sinh trưởng ngắn là những kết quả có ý nghĩa lớn đối với cuộc
cách mạng mùa vụ của nước ta.
- Nhóm giống dài ngày: (LVN10 được công nhận quốc gia năm 1994),
LVN98 (2002), HQ2000 (2004),…
+ Nhóm giống trung ngày: LVN12 công nhận năm 1995, LVN17 (1999),
T9 (2004), VN8960( 2004), LCH 9(2004), LVN 145( 2007),…
+ Nhóm giống ngắn ngày: LVN20 công nhận năm 1998, LVN25 (2000),
LVN99 (2004),V98 - 1 (2004), VN6 (2005),…
Phần lớn giống ngô mới đang được mở rộng nhanh ra sản xuất, đặc biệt
là các giống ngô LVN 99, LVN 9, VN 8960, LVN 145,
Hiện nay nhiều tổ hợp lai có triển vọng với tiềm năng năng suất hơn 10
tấn/ha đang được sản xuất và thử nghiệm trên phạm vi cả nước như: LVN14,
LVN15, SC184, TB61, TB66, VN885, SX2017, SX2004, TT04B-1
Nhờ nỗ lực không ngừng trong nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật trong sản xuất, đến năm 2009 giống ngô lai do Việt Nam chọn tạo đã
chiếm 65% diện tích trồng ngô của cả nước.


12
Cùng với việc ứng dụng ưu thế lai trong quá trình chọn tạo giống, các
nhà khoa học nghiên cứu ngô ở Việt Nam bước đầu đạt được một số kết quả
trong công tác chọn giống bằng công nghệ sinh học: tạo dòng thuần từ nuôi

cấy bao phấn; dùng chỉ thị phân tử phân tích đa dạng di truyền, phân nhóm ưu
thế lai, lập bản đồ gen chịu hạn, tạo dòng kháng khô vằn, chọn các dòng ưu tú
sử dụng trong tạo giống ngô lai có hàm lượng protein cao (PQM) thông qua
kỹ thuật nuôi cấy bao phấn như: C126, C130, C136, C138, C147, C155…
(Bùi Mạnh Cường và cs, 2006) [3].
Thông qua việc áp dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống ngô đã
xác định được 62 nguồn vật liệu có tỷ lệ tạo phôi trên 15% và tái sinh trên
12% cho công tác chọn tạo dòng bằng nuôi cấy bao phấn và đã tạo ra được 114
dòng bằng phương pháp này, một số dòng đã tham gia vào chương trình lai thử.
Không chỉ chú trọng công tác chọn tạo giống mới mà các nhà khoa học
còn quan tâm đến nghiên cứu cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác cho
phù hợp với yêu cầu của giống để tăng hiệu quả của quá trình sản xuất. Trong
vòng 20 năm qua các nhà khoa học đã nghiên cứu hoàn thiện và chuyển giao
thành công quy trình kỹ thuật trồng ngô trên nền đất ướt. Xây dựng qui trình
công nghệ sản xuất hạt giống ngô lai cho năng suất và hiệu quả cao. Xây
dựng được một hệ thống sản xuất ngô lai trên qui mô lớn, phạm vi toàn quốc.
Để có thể tiếp cận với nền khoa học hiện đại các nhà khoa học Việt Nam
còn hợp tác hiệu quả với các cơ quan nghiên cứu nông nghiệp quốc tế trong
và ngoài nước: Trung tâm cải tạo ngô và lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT), mạng
lưới khảo nghiệm ngô vùng Châu Á (TAMNET), mạng lưới Công nghệ sinh
học cây ngô Châu Á (AMBIONET), tổ chức Lương thực và Nông nghiệp
Liên Hợp Quốc (FAO), các chương trình ngô trong vùng, các Viện, Trường
Đại học và các cơ quan quản lý nông nghiệp trên phạm vi cả nước.
Những thành quả mà công tác nghiên cứu chọn tạo giống ngô ở Việt
Nam đạt được đã góp phần làm thay đổi những tập quán canh tác lạc hậu và


13
đưa nghề trồng ngô nước ta vươn lên hàng đầu trong hàng ngũ các nước tiên
tiến trong khu vực.

1.3. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Ngô là cây trồng có nền di truyền rộng nên có khả năng thích ứng với nhiều
vùng sinh thái khác nhau từ 55
0
bắc bán cầu đến 42
0
nam bán cầu, chính vì vậy
ngô được trồng ở 140 nước trên thế giới, trong đó có 38 nước là các nước phát
triển còn lại là các nước đang phát triển (Báo cáo tổng kết Số 29 của ISAAA) [1].
Do nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của cây ngô trong nền kinh
tế nên từ đầu thế kỷ 20 đến nay sản xuất ngô trên thế giới phát triển liên tục cả
về diện tích, năng suất và sản lượng.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô thế giới năm 2005 - 2011
Chỉ tiêu
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
2005
147,5
48,40
713,43
2006
148,8
47,50
706,69

2007
159,1
49,60
789,48
2008
161,1
51,30
826,22
2009
159,5
51,20
817,11
2010
161,9
52,15
844,35
Nguồn: FAOSTAT, 2011[22]
Số liệu thống kê của FAO (2012) cho thấy sản xuất ngô trên thế giới giai
đoạn 2005-2010 có sự tăng trưởng đáng kể về diện tích, năng suất, sản lượng.
Năm 2005 diện tích ngô của thế giới mới chỉ đạt 147,5 triệu ha năng suất ngô
trung bình thế giới mới chỉ đạt 48,4 tạ/ha, sản lượng đạt 713,4 triệu tấn, đến
năm 2010 diện tích trồng ngô của thế giới đạt 161,9 triệu ha tăng 9,7%, năng
suất đạt 52,15 triệu tấn tăng 7,7%, Sản lượng đạt 844,35 triệu tấn tăng 18,4%.


14
Có được kết quả này là nhờ có cuộc cách mạng về chọn tạo giống ngô, đặc
biệt là giống ngô lai và các biện pháp kỹ thuật canh tác mới được đưa vào áp
dụng trong sản xuất ngô.
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô của một số nước năm 2010

Nƣớc
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
( triệu tấn)
Mỹ
32,96
95,92
316,16
Trung Quốc
32,52
54,60
177,54
Brazil
12,82
43,80
56,06
Mexico
7,15
32,60
23,30
Ấn Độ
7,18
19,58
14,06
Italia
0,93
95,34

8,83
Đức
0,46
87,85
4,07
Hy Lạp
0,19
117,27
2,19
Israel
0,003
283,91
0,084
Nguồn FAOSTAT, 2011[22]
Mỹ được coi là cường quốc số một về ngô. Năm 2010, Mỹ có diện tích
trồng ngô là 32,96 triệu ha, năng suất bình quân đạt 95,2 tạ/ha và tổng sản
lượng đạt 316,16 triệu tấn chiếm khoảng 40% sản lượng ngô toàn thế giới.
Theo Rinke.E (1979) [25] việc sử dụng các giống ngô lai ở Mỹ bắt đầu
từ năm 1930. Hiện nay 100% diện tích ngô của Mỹ là trồng các giống ngô lai
trong đó hơn 90% là giống ngô lai đơn (Ngô Hữu Tình và cộng sự, 2009)
[16]. Ở Mỹ trong thí nghiệm, các giống ngô lai đơn đã cho năng suất đạt 25
tấn/ha/vụ. Mức độ tăng năng suất ngô ở Mỹ trong giai đoạn 1930-1986 là 103
kg/ha/năm, trong đó sự đóng góp do cải tiến nền di truyền là 63 kg/ha/năm
(Duvick D.N, 1990) [21].


15
Những năm gần đây, năng suất ngô ở hầu hết các nước phát triển tăng
không đáng kể, nhưng năng suất ngô ở Mỹ lại tăng đột biến. Kết quả đó có
được là nhờ ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất. Ming Tang Chang

và cộng sự (2005) [24] cho biết: Ở Mỹ chỉ còn 48% giống ngô được sử dụng
được chọn tạo theo công nghệ truyền thống, 52% là bằng công nghệ sinh học.
Năm 2007, diện tích trồng ngô chuyển gen ở Mỹ đạt 27,4 triệu ha chiếm 73%
diện tích trồng ngô (Phan Xuân Hào, 2008) [6].
Mỹ cũng là nước xuất khẩu ngô lớn nhất thế giới. Năm 2009, lượng ngô
xuất khẩu trên thị trường thế giới là 85 triệu tấn, trong đó Mỹ xuất khẩu 53,5
triệu tấn chiếm 62,9%.
Trung Quốc là nước đứng thứ 2 trên thế giới về sản xuất ngô. Năm 2010,
diện tích trồng ngô của Trung Quốc là 32,52 triệu ha, chiếm 19,15% diện tích
trồng ngô thế giới, sản lượng đạt 177,54 triệu tấn, chiếm khoảng 20,0% sản
lượng ngô toàn thế giới.
Sản xuất ngô trên thế giới có sự khác biệt rất lớn về năng suất giữa các
nước phát triển và các nước đang phát triển. Năng suất ngô trung bình của các
nước phát triển là 7,8 tấn/ha, cao hơn năng suất ngô trung bình của thế giới,
còn các nước đang phát triển năng suất là 2,7 tấn/ha. Nguyên nhân chính dẫn
đến sự chênh lệch này là do sự khác biệt về khoa học kỹ thuật. Ở các nước phát
triển 90-100% diện tích ngô được trồng bằng các giống lai có ưu thế lai cao,
trong khi đó các nước đang phát triển chủ yếu là trồng các giống thụ phấn
tự do, diện tích trồng giống ngô lai chỉ chiếm 37% diện tích. Ngoài ra ở các
nước đang phát triển do điều kiện kinh tế khó khăn, khả năng đầu tư thâm
canh thấp nên không khai thác hết tiềm năng năng suất của giống.
Theo dự báo của Viện nghiên cứu lương thực Thế giới vào năm
2020 tổng nhu cầu ngô thế giới là 852 triệu tấn, trong đó 15% dùng làm lương
thực, 69% dùng làm thức ăn chăn nuôi, 16% dùng làm nguyên liệu cho công
nghiệp. Ở các nước phát triển chỉ dùng 5% ngô làm lương thực nhưng ở các


16
nước đang phát triển tỷ lệ này là 22%. So với năm 1997, năm 2020 nhu cầu
ngô thế giới tăng 45%, nhu cầu ngô tăng chủ yếu ở các nước đang phát triển

(72%), riêng Đông Á nhu cầu tăng 85%.
1.3.2.Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Cây ngô được du nhập vào Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ thứ 17. Do có
nhiều đặc điểm tốt như: thích ứng rộng, chịu thâm canh, năng suất cao rễ xử
dụng nên cây ngô sớm được người Việt chấp nhận và mở rộng sản xuất, đặc
biệt trên những vùng đất cao, không chủ động nước. Tình hình sản xuất ngô ở
Việt Nam được trình bày qua bảng 1.3.
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam năm 1961 – 2011
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(nghìn tấn)
Diện tích
ngô lai (%)
1961
260,2
11,2
292,2
-
2005
1.052,6
36,0
3.787,1
90
2006
1.033,1
37,3

3.854,5
>90
2007
1.096,1
39,3
4.303,2
>90
2008
1.125,9
40,3
4.531,7
>90
2009
1.08,2
40,9
4.371,7
>95
2010
1.126,9
41,1
4.606,8
>95
2011
1.117,2
42,9
4.799,3
>95
Nguồn: FAOSTAT, 2011[22] ; Tổng cục thống kê, 2012
Năm 1961 Diện tích trồng ngô của nước ta chỉ có 260,2 nghìn ha năng
suất bình quân đạt 11,2 tạ/ha, sản lượng đạt 292,2 nghìn tấn, giai đoạn này

việc trồng ngô đạt năng suất rất thấp vì người nông dân trồng 100% giống ngô
địa phương và kỹ thuật canh tác thấp kém.
Năm 2005 diện tích trồng ngô của nước ta đạt 1.052,6 nghìn ha năng
suất bình quân đạt 36,0 tạ/ha, sản lượng đạt 3.787,1 nghìn tấn có được kết quả


17
này nhờ có sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đặc biệt việc chọn
tạo các giống ngô lai mới có năng suất cao được đưa vào sản suất.
Năm 2010 diện tích trồng ngô của nước ta đạt 1.126,9 nghìn ha tăng
2,8% so với năm 2005, năng suất bình quân đạt 40,9 tạ/ha tăng 4,0% so với
năm 2005, sản lượng đạt 4.606,8 nghìn tấn tăng 21,6% so với năm 2005.
Có được kết quả trên là nhờ việc nghiên cứu và đưa vào sản suất những
giống ngô mới chọn tạo trong nước và nước ngoài, việc phát triển và sử dụng
các giống ngô lai trong sản xuất ở Việt Nam là thành tựu to lớn trong sản xuất
nông nghiệp, là động lực thúc đẩy sản xuất ngô phát triển.
Hiện nay nhu cầu ngô làm thức ăn cho chăn nuôi rất lớn, theo Hiệp hội
thức ăn chăn nuôi Việt Nam, năm 2010 nước ta phải nhập 1,6 triệu tấn ngô
làm thức ăn cho chăn nuôi. Đây chính là cơ hội và cũng là thách thức đối với
ngành sản xuất ngô. Chính vì vậy trong thời gian tới sản xuất ngô sẽ tiếp tục
phát triển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
1.3.3. Tình hình sản xuất ngô ở Tuyên Quang
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng núi Đông Bắc của Việt Nam, là cửa ngõ
giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng Trung du miền núi với vùng Đồng bằng Bắc bộ.
Diện tích tự nhiên của tỉnh Tuyên Quang là 5.868 km
2
chiếm 1,78% diện tích cả
nước, dân số 728.900 nghìn người (Tổng cục thống kê, 2010) [9].
Tuyên Quang có tổng diện tích đất nông nghiệp là 62.000 ha. Để đảm
bảo an ninh lương thực và phát triển chăn nuôi, cây ngô được coi là một

trong những cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Sản xuất Nông nghiệp của Tuyên Quang nói chung và sản xuất ngô
nói riêng gặp rất nhiều khó khăn về thủy lợi và giao thông vận chuyển. Cây
ngô được trồng 3 vụ trong năm (vụ Đông Xuân, vụ Xuân, vụ Thu Đông) trên
tất cả các loại đất: đất nương rẫy, gò đồi, đất phù sa ven sông, suối
Những năm 1995 trở về trước, sản xuất ngô chủ yếu trồng các giống thụ
phấn tự do, giống địa phương có thời gian sinh trưởng dài, năng suất thấp. Cùng


18
với sự chuyển biến của đất nước, sau một thời gian, với sự nỗ lực của Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân địa phương, có sự tham gia tích cực của đội ngũ các
nhà khoa học kỹ thuật, Tuyên Quang đã mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng, áp
dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đặc biệt là thay thế các giống ngô địa
phương bằng các giống ngô lai năng suất cao như: LVN10, LVN11, LVN12
và một số giống ngô nhập nội như: Bioseed 9607, DK999, NK4300
Các thành tựu khoa học kỹ thuật mới đã được nông dân ứng dụng vào
sản xuất nên diện tích, năng suất và sản lượng ngô ở Tuyên Quang tăng nhanh
trong những năm gần đây.
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất ngô ở Tuyên Quang 2005 – 2010
Năm
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(tấn)
2005
14.700
40,7

59.829
2006
14.500
38,8
56.260
2007
17.700
41,1
73.278
2008
16.200
41,2
66.744
2009
14.800
42,4
62.604
2010
16.600
42,3
70.200
2011
16.300
43,8
71.400
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2012 [12]
Sản xuất ngô ở Tuyên Quang đã có sự thay đổi rất lớn trong thời gian
qua. Năm 2005 diện tích trồng ngô của Tuyên Quang là 14,7 nghìn ha, năng
suất đạt 40,7 tạ/ha và sản lượng đạt 59,8 nghìn tấn.
Đến năm 2011 diện tích trồng ngô của Tuyên Quang được mở rộng,

năng suất và sản lượng cũng không ngừng tăng lên. Diện tích trồng ngô là
16,3 nghìn ha tăng so với năm 2005 là 10,8%, năng suất đạt 42,3 tạ/ha tăng
lên so với năm 2005 là 3,9% và sản lượng đạt 71,4 nghìn tấn tăng so với
năm 2005 là 19,4%.

×