Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa thuần chất lượng cao tại Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 112 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



TRẦN THỊ NHUNG




NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA THUẦN
CHẤT LƢỢNG CAO TẠI TUYÊN QUANG

Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Mã số : 60 62 01 10



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng
TS. Trần Trung Kiên





Thái Nguyên, năm 2012


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực, chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự
giúp đỡ cho hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu
trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả


Trần Thị Nhung









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ của Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái

Nguyên, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học, Khoa Nông học, Trại Thực
nghiệm - Trường Trung học Kinh tế kỹ thuật Tuyên Quang, Trung tâm
Khuyến nông Tuyên Quang, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và
gia đình.
Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
1. PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng, TS. Trần Trung Kiên – Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, các thầy đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
2. Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học, Khoa Nông học
và các thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên ngành Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
3. Phòng Kiểm nghiệm sản phẩm, giống cây trồng và phân bón (Trung
tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia), Sở
Nông nghiệp và PTNT Tuyên Quang, Trung tâm Thực nghiệm thực hành và
Chuyển giao khoa học công nghệ - Trường Cao đẳng Tuyên Quang, Trung
tâm Khuyến nông Tuyên Quang, cấp uỷ, chính quyền và nhân dân xã Hào
Phú (Sơn Dương), xã Mỹ Bằng (Yên Sơn), cùng bạn bè đồng nghiệp và người
thân đã quan tâm giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả


Trần Thị Nhung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC


MỞ ĐẦU i
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu của đề tài 3
3. Yêu cầu của đề tài 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
4.1. Ý nghĩa khoa học 3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 5
1.1.1. Cơ sở khoa học 5
1.1.2. Cơ sở thực tiễn 6
1.2. Nhu cầu lương thực trong nước và trên Thế giới 8
1.2.1. Nhu cầu lương thực trên Thế giới 8
1.2.2. Nhu cầu trong nước 12
1.3. Tình hình sản xuất lúa trên Thế giới và Việt Nam 13
1.3.1. Tình hình sản xuất lúa trên Thế giới 13
1.3.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam 14
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá và tình hình nghiên cứu chất lượng lúa gạo 16
1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng gạo 16
1.4.2. Một số nghiên cứu về chất lượng lúa gạo 20
1.5. Những nghiên cứu trong lĩnh vực chọn tạo giống 24
1.5.1. Vai trò của giống mới 24
1.5.2. Các hướng chọn tạo giống có kiểu cây mới 25
1.5.3. Phương hướng chọn tạo giống lúa 27
1.5.4. Những kết quả đạt được trong công tác chọn giống 30
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. Đối tượng nghiên cứu 38
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


iv
2.3. Nội dung nghiên cứu 38
2.4. Phương pháp nghiên cứu 39
2.4.1. Thí nghiệm so sánh giống 39
2.4.2. Xây dựng mô hình trình diễn 48
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 49
3.1. Kết quả thí nghiệm so sánh các giống lúa 49
3.1.1. Sinh trưởng của mạ 49
3.1.2. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm 51
3.1.3. Khả năng đẻ nhánh các giống lúa thí nghiệm 53
3.1.4. Về khả năng nhiễm sâu bệnh hại và chống chịu với điều kiện bất
lợi 56
3.1.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất lúa 58
3.1.6. Năng suất thực thu của các giống thí nghiệm 63
3.1.7. Chỉ tiêu chất lượng gạo qua phân tích 65
3.1.8. Phẩm chất cơm các giống lúa qua đánh giá cảm quan 69
3.2. Kết quả mô hình trình diễn 70
3.2.1. Quy mô và kết quả xây dựng mô hình trình diễn 70
3.2.2. Đánh giá của người dân đối với các giống xây dựng mô hình trong
vụ xuân 2012 72
3.2.3. Hiệu quả kinh tế của các giống lúa thử nghiệm 73
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

BVTV

: Bảo vệ thực vật
Đ/c
: Đối chứng
FAO
: Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Thế giới
ICRISAT
: Viện Nghiên cứu Cây trồng cạn Á nhiệt đới
IRRI
: Viện nghiên cứu lúa Quốc tế
NSLT
: Năng suất lý thuyết
NSTT
: Năng suất thực thu
TGST
: Thời gian sinh trưởng
WTO
: Tổ chức Thương mại Thế giới


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Sản xuất lúa gạo của Thế giới từ năm 2005 đến năm 2010 13
Bảng 1.2. Sản xuất lúa gạo của 10 nước đứng đầu Thế giới 14
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam trong
những năm gần đây 15
Bảng 2.1. Các giống thí nghiệm và cơ quan chọn tạo 38
Bảng 3.1. Đặc điểm sinh trưởng giai đoạn mạ các giống lúa thí

nghiệm 50
Bảng 3.2. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm 51
Bảng 3.3. Khả năng đẻ nhánh của các giống thí nghiệm 55
Bảng 3.4. Mức độ nhiễm sâu bệnh và chống chịu của các giống thí
nghiệm 57
Bảng 3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của
các giống lúa tham gia thí nghiệm 59
Bảng 3.6. Năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm 64
Bảng 3.7. Một số chỉ tiêu phân tích chất lượng gạo của giống lúa thí
nghiệm 66
Bảng 3.8. Phẩm chất cơm các giống lúa thí nghiệm 70
Bảng 3.9. Kết quả trình diễn giống có triển vọng trong vụ Xuân 2012 71
Bảng 3.10. Kết quả lựa chọn giống lúa mới của nông dân 72
Bảng 3.11. Hạch toán kinh tế cho 1 ha gieo cấy giống chất lượng 73



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3.1. So sánh năng suất thực thu của 8 giống lúa thí nghiệm 65

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU


1. Đặt vấn đề
Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây lương thực quan trọng bậc nhất ở nước ta
và đứng hàng thứ hai trên thế giới sau lúa mỳ. Khoảng 40% dân số thế giới coi
lúa gạo là nguồn lương thực chính và 25% dân số sử dụng lúa gạo trên 1/2 khẩu
phần lương thực hàng ngày. Chính vì thế, việc tăng sản lượng và chất lượng của
lúa gạo để đáp ứng nhu cầu của con người vẫn luôn được thế giới qua tâm hàng
đầu nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Trong các châu lục sản xuất lúa thì Châu
Á là châu lục có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất thế giới (chiếm trên 90% sản
lượng lúa gạo thế giới).
Việt Nam là một nước nông nghiệp, sản xuất lúa gạo luôn là vấn đề quan
trọng, liên quan trực tiếp đến an ninh lương thực quốc gia. Với trên 70% dân
số sống ở nông thôn, gắn liền với truyền thống và tập quán sản xuất lương
thực, mà lúa gạo là chủ yếu chiếm tới gần 90% sản lượng lương thực. Trong
những năm gần đây, khi mà lương thực đã đạt mức dư thừa thì câu hỏi lớn đặt
ra đối với nhiều hộ nông dân và nhiều tỉnh là làm thế nào để sản xuất lúa gạo
thành hàng hoá và đem lại thu nhập cao hơn.
Thực tế cho thấy, nếu chỉ tập trung vào vấn đề kỹ thuật đơn thuần thì
hiệu quả thường thấp và không bền vững. Vấn đề quan trọng hiện nay là giải
pháp giúp nông dân tháo gỡ được các khó khăn về thị trường. Để làm được
điều này, việc đầu tiên phải xác định được nhu cầu thực tế của thị trường, dự
báo xu hướng phát triển của nó, tiếp đến là xác định khó khăn trong sản xuất
của nông hộ. Từ đó giúp người nông dân tháo gỡ khó khăn để sản xuất ra sản
phẩm hàng hoá phù hợp với nhu cầu thị trường nhằm góp phần tăng hiệu quả
sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân. Do đó, việc nghiên cứu, ứng dụng các
giống lúa chất lượng cao vào sản xuất nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị
trường là vấn đề cần thiết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, có tổng diện tích tự nhiên 5.860

km
2
(586.000ha), trong đó: Đất lâm nghiệp: 357.354,3 ha, đất nông nghiệp:
71.979,8 ha (đất lúa 28.284 ha; đất màu 20.434 ha; đất trồng cây lâu năm
8.113,3 ha). Trong thời gian qua, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được ứng
dụng vào sản xuất, nhất là lĩnh vực giống cây trồng, thuỷ lợi, phân bón Nhờ
vậy, năng suất cây trồng của tỉnh đã liên tục tăng. Năm 2010, tổng sản lượng
lương thực (lúa và ngô) toàn tỉnh đạt 33,5 vạn tấn, bình quân lương thực đầu
người đạt 450 kg/người/năm.
So với 10 năm trước đây, năng suất và sản lượng lúa của Tuyên Quang
đã tăng gần gấp 2 lần. Sở dĩ đạt được kết quả trên là do tỉnh đã đưa một số
tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, đặc biệt là công tác giống. Mấy
năm gần đây, mặc dù tỉnh Tuyên Quang đã đưa vào sản xuất một số giống lúa
năng suất cao như: Lúa thuần Khang dân 18 (KD18), HT1 ; lúa lai Trung
Quốc như Sán ưu 63, Nhị ưu 63, Nhị ưu 838 , song, hầu hết là giống có chất
lượng gạo chưa ngon, giá bán không cao, dẫn đến thu nhập của người nông
dân chưa được cải thiện. Hiện nay, nhu cầu sử dụng gạo chất lượng cao tại
Tuyên Quang khá cao, một số địa phương trong tỉnh như Thành phố Tuyên
Quang, các huyện Yên Sơn, Hàm Yên, Sơn Dương có điều kiện đất đai, khí
hậu phù hợp để phát triển gieo trồng lúa chất lượng cao, tuy nhiên do chưa
được quan tâm đúng mức, nhất là về bộ giống nên diện tích và hiệu quả gieo
trồng còn thấp.
Do đó để lựa chọn được giống lúa vừa đảm bảo năng suất cao, chất
lượng ngon, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt và thích nghi với điều kiện
ngoại cảnh của Tuyên Quang, không ảnh hưởng đến sản xuất vụ 3 là yêu cầu
hết sức cần thiết.
Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả
năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa thuần chất lượng cao tại
Tuyên Quang".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


3
2. Mục tiêu của đề tài
Chọn ra được giống lúa thuần có năng suất, chất lượng cao, ổn định, phù
hợp với điều kiện gieo trồng tại địa phương.
3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu sâu,
bệnh hại và chất lượng của các giống lúa thuần thí nghiệm.
- Xác định được một số giống lúa thuần chất lượng tốt, cho năng suất và
hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội của địa
phương để mở rộng diện tích gieo cấy đáp ứng nhu cầu sử dụng gạo chất
lượng cao của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác định đặc tính nông học, năng suất, chất lượng và khả năng chống
chịu với một số loại sâu, bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh của các giống lúa
thí nghiệm.
- Nghiên cứu khả năng thích ứng của các giống triển vọng góp phần xây
dựng cơ sở khoa học để giới thiệu giống và biện pháp kỹ thuật canh tác lúa
chất lượng cao cho sản xuất, giúp sản xuất tránh được thiệt hại do sử dụng
giống và biện pháp kỹ thuật không phù hợp; đồng thời góp phần làm phong
phú cơ cấu giống lúa tại địa phương.
- Việc đưa thêm vào sản xuất những giống lúa mới sẽ làm đa dạng nguồn
gen vốn tương đối nghèo tại địa phương.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Tuyên Quang là tỉnh miền núi với hơn 80% dân số sống ở nông thôn,
có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế, du lịch, nhưng do trình độ
nhận thức, nguồn lực, việc tiếp cận với tiến bộ khoa học trong lĩnh vực giống
cây trồng còn hạn chế Do vậy, việc phát triển kinh tế dựa trên nền tảng nông
nghiệp vẫn là vấn đề hết sức cần thiết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
- Lựa chọn các giống lúa có năng suất, chất lượng cao và khả năng
chống chịu tốt, góp phần mở rộng diện tích các giống lúa chất lượng cao làm
tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích.
- Thay đổi cơ cấu giống lúa phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội vừa thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng
hoá, vừa là nhân tố làm ổn định và bảo vệ môi trường.
- Việc ứng dụng thành công những giống lúa có chất lượng gạo ngon,
không những đáp ứng được nhu cầu thị hiếu hiện nay của người dân địa
phương mà còn thoả mãn được nhu cầu sử dụng gạo chất lượng cao cho phát
triển du lịch đang phát triển của tỉnh và nhu cầu tiêu dùng của các tỉnh lân cận.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học
Lúa gạo là nguồn lương thực quan trọng của khoảng 3 tỷ người trên thế
giới. Trong khi dân số thế giới tiếp tục tăng thì diện tích đất dùng cho trồng
lúa không những không tăng mà còn đang bị suy giảm. Do đó, vấn đề lương
thực được đặt ra như mối đe dọa đến an ninh và ổn định của Thế giới trong
tương lai. Theo dự đoán của các chuyên gia dân số học, nếu dân số thế giới
tiếp tục tăng trong vòng 20 năm tới thì sản lượng lúa gạo phải tăng 80% mới
đáp ứng đủ nhu cầu sống còn của số dân mới.
Thực tế trong những năm qua, Việt Nam đã có những nỗ lực rất lớn
trong việc nâng cao sản lượng lương thực để vừa cung cấp đủ lương thực cho

nhân dân trong nước, vừa góp phần cùng với cộng đồng quốc tế đảm bảo an
ninh lương thực toàn cầu.
Giống lúa có vai trò quan trọng trong việc sản xuất lương thực, là tiền đề
để tăng năng suất và sản lượng lúa gạo, góp phần quan trọng trong việc tăng
thu nhập cho người trồng lúa, đồng thời ổn định an ninh lương thực. Công tác
giống được chú trọng phát triển cùng với các biện pháp kỹ thuật và khả năng
đầu tư sẽ làm cho nền nông nghiệp nước ta phát triển nhanh chóng cả về số
lượng và chất lượng nông sản.
Giống lúa mới được coi là tốt phải có độ thuần cao, thể hiện đầy đủ các
yếu tố di truyền của giống đó, khả năng chống chịu tốt với các điều kiện ngoại
cảnh bất thuận của từng vùng khí hậu, đồng thời chịu thâm canh, kháng sâu
bệnh hại, cho năng suất cao, phẩm chất tốt và ổn định qua nhiều thế hệ. Muốn
phát huy hết tiềm năng năng suất của giống tốt đó phải sử dụng chúng hợp lý,
phù hợp với đất đai, điều kiện khí hậu, kinh tế xã hội của từng vùng sản xuất.
Các giống khác nhau có khả năng phản ứng với điều kiện sinh thái ở mỗi
vùng khác nhau. Xác định được một số giống tốt cho từng vùng sản xuất nông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
nghiệp là việc làm cần thiết và đòi hỏi có thời gian. Một giống mới trước khi
đưa ra sản xuất trên diện rộng thì giống đó phải được trồng ở những vùng sinh
thái khác nhau. Việc làm đầu tiên là đánh giá tính khác biệt, độ đồng đều, tính
ổn định, khả năng thích ứng, khả năng chống chịu sâu bệnh cũng như điều
kiện bất thuận và khả năng cho năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế của
giống đó.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Tuyên Quang là tỉnh miền núi có tiểu vùng khí hậu mang đặc điểm
chung của khí hậu miền núi phía Bắc, có hai mùa rõ rệt. Hệ thống thuỷ lợi
tương đối hoàn chỉnh, giao thông khá thuận lợi, trình độ dân trí ngày được
nâng cao, khả năng tiếp cận, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản

xuất khá nhanh, thuận lợi cho việc phát triển vùng chuyên canh sản xuất các
giống lúa chất lượng cao tham gia vào thị trường. Những năm gần đây, sản
xuất nông nghiệp tại Tuyên Quang tăng trưởng rõ nét cả về số lượng cũng
như chất lượng, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo.Với diện tích tuy
không lớn, đứng thứ bốn mươi bốn so với cả nước và đứng thứ năm trong
vùng trung miền núi phía Bắc, nhưng do làm tốt việc cải tiến các khâu kỹ
thuật từ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh mới về giống, bón phân cân
đối, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ
lợi…nên năng suất lúa của Tuyên Quang đạt cao nhất so với các tỉnh trong
vùng trung du miền núi phía Bắc, đồng thời cao hơn bình quân chung của các
tỉnh miền Bắc và của cả nước. Sản lượng lúa năm 2008 đạt trên 255 ngàn tấn,
đứng thứ tư trong vùng sau Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ. Do ứng dụng
nhanh các giải pháp kỹ thuật đã góp phần đưa năng suất lúa tăng từ 37,02tạ/
ha năm 1996 lên 56,7tạ/ha năm 2008, lương thực bình quân đầu người tăng từ
231kg/người năm 1996 lên 450kg/ người năm 2010 (Sở Nông nghiệp và
PTNT Tuyên Quang, 2011)[34].
Hiện nay, diện tích gieo cấy lúa của Tuyên Quang ổn định khoảng 45.000 ha.
Năm 1996, diện tích gieo cấy lúa là 40.508 ha, do làm tốt công tác thuỷ lợi, kiên
cố kênh mương nên diện tích gieo cấy lúa đạt cao nhất là 47.054 ha vào năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
2003, sau đó giảm dần do xây dựng công trình thuỷ điện Tuyên Quang tại
huyện Na Hang và một phần diện tích lúa có hiệu quả thấp chuyển đổi sang
trồng cây khác. Đến năm 2008, diện tích gieo cấy lúa là 45.000 ha.
Với chủ trương mở rộng diện tích gieo cấy lúa lai và cải tiến bộ giống
lúa thuần nên năng suất lúa trung bình của tỉnh Tuyên Quang đã tăng từ 37,02
tạ/ha năm 1996 lên 56,7 tạ/ha năm 2008, từ đó góp phần quan trọng trong
việc tăng nhanh sản lượng lương thực của tỉnh. Năm 1996, diện tích gieo cấy
lúa lai của tỉnh mới chiếm 15 % tổng diện tích, đến năm 2008 diện tích gieo

cấy lúa lai đã tăng lên 50% diện tích toàn tỉnh.
Những năm trước đây, các giống lúa thuần CR203, Ải 32, Ải Mai
Hương, S96, Bao thai…được gieo trồng phổ biến. Đây là những giống lúa đã
cũ, khả năng chống chịu sâu bệnh hạn chế, đã sử dụng trong nhiều năm nên
giống bị thoái hoá, năng suất, chất lượng thấp. Từ năm 1998 đến nay, tỉnh
Tuyên Quang đã tập trung cải tiến bộ giống lúa thuần, đưa một số giống có
năng suất cao, chất lượng tốt như Khang dân 18, Q5, HT1, TBR1…vào cơ
cấu giống đã góp phần tăng năng suất lúa thuần từ 33,52 tạ/ha vào năm 1996
lên 55,7 tạ/ha vào năm 2010.
Nhìn chung so với cả nước, năng suất lúa của tỉnh Tuyên Quang khá cao,
năm 2008 năng suất lúa bình quân của tỉnh đạt 56, 7tạ/ha, cao hơn trung bình
cả nước 5,8 tạ/ha, đứng đầu các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc, cao
hơn bình quân các tỉnh trong vùng 10 tạ/ha…Có được kết quả như vậy là do
các cấp, các ngành của tỉnh đã thường xuyên quan tâm, hướng dẫn, đôn đốc
chỉ đạo cải tiến các khâu kỹ thuật đồng bộ như giống, thời vụ, phân bón, biện
pháp canh tác… Việc chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu giống, từ gieo cấy lúa thuần
năng suất thấp sang gieo cấy lúa lai và lúa thuần năng suất cao, đồng thời
chuyển đổi cơ cấu giống lúa từ năng suất cao sang chất lượng tốt đáp ứng như
cầu tiêu dùng được các vùng trọng điểm lúa của tỉnh và bà con nông dân đồng
tình hưởng ứng. Năm 2005, diện tích gieo cấy lúa thuần chất lượng của cả
tỉnh chỉ khoảng gần 100 ha, chủ yếu tập trung ở thị xã Tuyên Quang, một số
xã của huyện Yên Sơn thì đến năm 2008 đã là 2.000 ha và chỉ trong vụ xuân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
năm 2010 đã tăng lên 1800 ha. Bước đầu hình thành các vùng sản xuất lúa
chất lượng như: Hưng Thành, Ỷ La, An Tường (thị xã Tuyên Quang), Minh
Hương, Phù Lưu, thị trấn Tân Yên (huyện Hàm Yên), Hoàng Khai, Kim
Phú, Nhữ Hán, Mỹ Bằng (huyện Yên Sơn), Tân An, Phúc Thịnh, Tân Thịnh
(huyện Chiêm Hoá)…đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.

Các giống chất lượng mới chỉ tập trung vào giống lúa Hương thơm số 1 và
một ít diện tích Bắc thơm số 7 và Hương cốm. Tuy nhiên, chưa có một nghiên
cứu nào ở trong tỉnh đề cập đến hiệu quả và những hạn chế của các giống lúa
này, đồng thời cũng cần bổ sung một số giống lúa mới chất lượng cao, năng
suất khá vào sản xuất nhằm đa dạng cơ cấu giống lúa chất lượng cao góp phần
tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế từ sản xuất lúa.
1.2. Nhu cầu lƣơng thực trong nƣớc và trên thế giới
1.2.1. Nhu cầu lương thực trên thế giới
Gạo là lương thực quan trọng trong những bữa ăn hàng ngày của người
dân ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Châu Á gạo là nguồn cung cấp calori
chủ yếu, đóng góp 56 % năng lượng, 42,9 % protein hàng ngày [35]. Nó đặc
biệt quan trọng đối với những người nghèo, khi mà lương thực cung cấp tới
70 % năng lượng và protein thông qua bữa ăn hàng ngày.
Tuỳ theo truyền thống ẩm thực và thu nhập của các quốc gia, bộ phận
dân cư khác nhau mà yêu cầu về chất lượng gạo cũng khác nhau.
Các nghiên cứu của Kaosai và Trung tâm thông tin Bộ nông nghiệp
(2001) [32] cho thấy: Tại thị trường Hồng Kông các loại gạo hạt dài, tỷ lệ gạo
nguyên cao, cơm mềm luôn được bán với giá cao. Tại Rome các loại gạo
Japonica được ưa chuộng. Trái lại khách hàng Tây Á và Italia lại ưa chuộng
gạo đục và cơm cứng. Người Nhật Bản ưa gạo tròn, mềm ướt, thật trắng
không có mùi thơm. Còn thị trường và người Thái Lan lại thích gạo hạt dài,
cơm khô.
Những nơi mà gạo là lương thực thứ yếu (Châu Âu) thì họ yêu cầu loại
gạo tốt. Gạo 5 – 10% tấm được tiêu thụ nhiều ở Tây Âu và 10-13% ở các
nước Đông Âu. Ngày nay, loại gạo hạt dài chiếm ưu thế trên thị trường Tây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Âu. Một số nước như Hà Lan, Bỉ, Thuỵ Sĩ, Anh và một số vùng nước Pháp có
chiều hướng tăng các món ăn phương Đông nên sử dụng nhiều loại gạo hạt

dài. Trong khi đó ở các nước Đông Âu người tiêu dùng lại thích dùng loại gạo
hạy tròn hơn. Gần 90% dân số Bangladesh và phần lớn dân số Ấn Độ,
Srilanka, Pakistan, các nước thuộc Châu Phi tiêu dùng loại gạo đồ, còn gạo
nếp được tiêu thụ chính ở Lào, Camphuchia và một số vùng ở Thái Lan
(FAO, 1998) [42].
Hàng năm thị trường toàn cầu tiêu thụ khoảng 23 triệu tấn gạo, trong đó
các Quốc gia Châu Á nhập khẩu nhiều nhất chiếm 49% tổng nhập khẩu toàn
thế giới nhất là Philippine và Indonesia.
Theo USDA (2001) dự báo những năm tiếp theo tới đây, Thái Lan, Việt
nam, Mỹ, Ấn Độ vẫn là các Quốc gia xuất khẩu gạo chủ yếu.
Trong những năm gần đây, giá lương thực trên thế giới liên tục tăng cao,
đẩy thế giới vào một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Nguyên nhân
chính của tình trạng này là do điều kiện thời tiết khí hậu ngày càng trở lên
khắc nghiệt, hạn hán, lũ lụt kéo dài làm mất mùa và sản lượng lương thực
giảm mạnh, đồng thời các nước tiên tiến trên Thế giới sử dụng một lượng
lương thực khổng lồ vào sản xuất nhiên liệu sinh học làm kho dự trữ lương
thực của Thế giới đang ở mức thấp nhất kể từ 30 năm nay trong khi giá gạo
không ngừng gia tăng trong vòng 5 năm qua.
Không những vậy, thế giới còn đang đối mặt với tình trạng tăng dân số,
dân số Thế giới ước tính sẽ đạt 9 tỷ người vào năm 2050, đây chính là yếu tố
tác động lâu dài hơn đến tình trạng lương thực thế giới.
Theo ghi nhận của Liên hiệp Quốc (LHQ), giá lương thực toàn cầu vào
tháng 1/2008 đã tăng 35 % so với kỳ cùng năm trước. Chỉ tính trong năm
2007 giá gạo đã tăng 42%, theo dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế (OECD) và LHQ đưa ra vào tháng 2/2008, giá ngũ cốc có thể tăng
27% và giá gạo tăng thêm 9% trong 10 năm tới.
Theo Bộ Nông nghiệp & PTNT [3], thị trường xuất nhập khẩu gạo trên
Thế giới trong thời gian gần đây như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


10
- Xuất khẩu: Giai đoạn 1995-2004, lượng gạo xuất khẩu trên thế giới
hàng năm khoảng 23- 25 triệu tấn/năm (chiếm trên 6% tổng sản lượng gạo),
bình quân tăng 3%/năm. Năm 2007, mức xuất khẩu gạo đạt mức 30,2 triệu tấn
(tăng 3,4% so với năm 2006). Châu Á chiếm 77% lượng gạo xuất khẩu của
Thế giới. Có trên 20 nước tham gia xuất khẩu gạo, trong đó 7 nước xuất khẩu
gạo chủ lực gồm: Thái Lan, Việt Nam, Mỹ, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc,
Myanma chiếm 85% tổng khối lượng gạo xuất khẩu trên toàn thế giới.
- Nhập khẩu: Hiện nay có khoảng 80 nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu
gạo, trong đó chủ lực là các nước thuộc châu Á như: Philippin, Inđônêxia,
Banglades; khu vực châu Phi, Trung Đông và một số các nước thuộc khu vực
Trung Mỹ nhập khẩu lượng gạo khá lớn.
- Giá gạo thị trường thế giới: Giai đoạn 1995-2000 diễn biến trong
khoảng 220-250 USD/tấn (loại 25% tấm); giai đoạn 2001-2005 giá gạo Thế
giới xuống thấp dao động trong khoảng 160-200 USD/tấn. Từ 2006 trở lại đây
giá gạo liên tục tăng, đặc biệt vào cuối 2007 đầu năm 2008 giá gạo tăng kỷ
lục do nguồn cung bị hạn chế, giá gạo giao dịch trên thị trường thế giới đã đạt
trong khoảng 800 - 1.000 USD/tấn. Hiện nay giá gạo đã giảm xuống còn
khoảng 450-500 USD/tấn FBO loại 5% tấm. Theo dự báo giá gạo sẽ tăng
trong thời gian tới.
Dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo trên thế giới đến năm 2020 (Bộ
Nông nghiệp & PTNT, 2008) [3]:
- Trong 10 năm tới, sản xuất lúa gạo trên thế giới tăng chậm do hạn chế
việc mở rộng diện tích gieo cấy, một số nước có diện tích lúa lớn có xu hướng
giảm và năng suất lúa kém ổn định khi phải chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch
bệnh và giá vật tư, phân bón tăng.
+ Diện tích sản xuất lúa: Trong 10 năm tới, dự báo diện tích trồng lúa sẽ
không có khả năng tăng nhiều và ở mức khoảng 151,5 triệu ha. Hầu hết các
nước châu Á đều không có hoặc có rất ít khả năng mở rộng diện tích đất trồng
lúa. Một số nước như Thái Lan, Inđônêxia, Tiểu vùng Sahara của châu Phi có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
thể mở rộng một phần diện tích trồng lúa nhưng cũng chỉ bù vào phần diện
tích đất lúa sẽ bị thu hẹp của các nước có diện tích lớn như Trung Quốc, Ấn
Độ do thiếu nguồn nước và nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích khác. Mặt
khác, theo dự báo biến đổi khí hậu và nguy cơ mực nước biển dâng cao sẽ dẫn
đến một phần diện tích đất nông nghiệp vùng ven biển, chủ yếu là đất trồng
lúa sẽ bị ngập hoặc nhiễm mặn.
+ Về sản lượng gạo: Nếu không có những đột biến về thiên tai và sâu
bệnh hại trên quy mô lớn, sản lượng gạo tăng bình quân khoảng 0,6%/năm,
đạt mức khoảng 440,2 triệu tấn vào năm 2017. Yếu tố để tăng sản lượng gạo
trong 10 năm tới chủ yếu là tăng năng suất dựa trên cơ sở phát triển thủy lợi,
áp dụng giống tốt và cải tiến kỹ thuật canh tác lúa. Tuy nhiên, việc thâm canh
tăng năng suất lúa phụ thuộc nhiều vào nỗ lực của Chính phủ các nước trong
việc đầu tư phát triển thủy lợi, sản xuất và cung ứng đủ nguồn phân bón, vật
tư sản xuất khác.
- Tiêu dùng gạo trên thế giới tiếp tục tăng do tăng dân số, đặc biệt ở châu
Á, châu Phi là khu vực sử dụng nhiều lúa gạo, khu vực Tây bán cầu và Trung
Đông tăng mức tiêu thụ gạo trên đầu người.
+ Nhu cầu gạo trong 10 năm tới của thế giới tăng bình quân 0,6%/
năm và dự kiến tổng mức tiêu dùng gạo khoảng 441,2 triệu tấn năm 2017,
trong đó: Gạo dùng làm lương thực khoảng 406,8 triệu tấn (92,2%), gạo dữ
trữ có xu hướng giảm chỉ còn khoảng 72,7 triệu tấn và giảm 4,5 triệu tấn so
với hiện nay.
+ Trong giai đoạn 2007 - 2017, tiêu dùng gạo thế giới tăng phần lớn là do
nhu cầu nhập khẩu tăng ở Ấn Độ, Inđônêxia, Bangladesh, Philippin và Tiểu
vùng Sahara của châu Phi (chiếm khoảng 2/3 mức tăng cầu toàn Thế giới), một
số nước Tây bán cầu tăng lượng gạo nhập khẩu như: Braxin, Cu Ba.
- Nhiều quốc gia xuất khẩu gạo lớn sẽ giảm lượng gạo xuất khẩu, trong

khi nhu cầu nhập khẩu gạo tăng, nguồn cung thị trường gạo sẽ thiếu hụt so
với cầu, giá gạo trên thị trường thế giới giữ ở mức khá cao. Dự báo lượng gạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
thương mại trên thế giới trong thập kỷ tới sẽ tăng bình quân 2,4%/năm và sẽ
đạt mức 35 triệu tấn vào năm 2017. Tuy nhiên, trước nguy cơ khủng hoảng
lương thực toàn cầu, để đảm bảo an ninh lương thực trong nước, một số nước
như Trung Quốc, Ấn độ, Pakistan, Mỹ giảm lượng gạo xuất khẩu, trong khi
nhiều nước tăng lượng nhập khẩu như Philippin, Inđônêxia, Bangladesh và
Tiểu vùng Sahara của châu Phi, Trung Đông, một số nước Tây bán cầu thiếu
hụt nguồn cung sẽ làm cho giá gạo thế giới duy trì giữ ở mức cao trong trung
và dài hạn.
Phát biểu với các nhà lãnh đạo thế giới tại Hội nghị thượng đỉnh lương
thực vào tháng 6 năm 2008 ở Rome (Italia), Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban
Ki-Moon cho rằng: Lương thực của thế giới cần phải tăng thêm 50% vào năm
2030 mới đáp ứng được nhu cầu sử dụng lương thực do dân số gia tăng [1].
1.2.2. Nhu cầu trong nước
Trong những năm trước đổi mới, nước ta là quốc gia triền miên thiếu
lương thực. Năm 1986, cả nước sản xuất đạt 18,37 triệu tấn lương thực, sang
năm 1987 lại giảm chỉ còn 17,5 triệu tấn trong khi dân số tăng thêm 1,5 triệu
người. Ở Miền Bắc, Nhà nước đã phải nhập khẩu 1,28 triệu tấn để thêm vào
cân đối lương thực nhưng vẫn không đủ, vẫn có đến 9,3 triệu người thiếu ăn
trong đó có 3,6 triệu người bị đói gay gắt. Từ năm 1989 chúng ta đã giải
quyết được vấn đề lương thực thoả mãn nhu cầu lương thực trong nước và bắt
đầu tham gia vào thị trường xuất khẩu. Đến nay, Việt Nam là nước xuất khẩu
gạo lớn thứ 2 thế giới. Tuy nhiên chất lượng gạo của ta vẫn còn kém: Bạc
bụng, độ dài hạt trung bình, hương vị kém…nguyên nhân là do chúng ta chưa
có được bộ giống lúa chất lượng cao trong khi xu hướng về gạo phẩm chất
cao trên thị trường Châu Á và Châu Mỹ ngày càng cao. Cùng với việc hội

nhập WTO, nhiều loại gạo chất lượng của Thái Lan, Ấn Độ sẽ tràn vào Việt
Nam, nên mục tiêu lớn đặt ra cho Việt Nam là phải có thêm nhiều gạo chất
lượng cao đủ khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá cả và thương hiệu. Điều
đó chỉ có thể giải quyết được bằng một giải pháp tổng hợp về giống, công
nghệ sau thu hoạch, thương hiệu và thị trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
1.3. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Cây lúa là một trong những cây lương thực quan trọng đối với đời sống
con người. Do vậy, nó được trồng và phân bố rộng khắp trên thế giới. Theo
thống kê thì hiện nay trên thế giới có khoảng trên 100 quốc gia trồng và sản
xuất lúa gạo, trong đó tập trung nhiều ở các nước Châu Á , 85% sản lượng lúa
trên thế giới phụ thuộc vào 8 nước ở Châu Á: Thái Lan, Việt Nam, Trung
Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Banglades, Myamar và Nhật Bản (Nguyễn Văn
Hiển, 1992) [20].
Đến năm 2010, tổng diện tích trồng lúa trên toàn thế giới là 159,461 triệu ha,
năng suất trung bình đạt 4,368 tấn/ha và tổng sản lượng lúa là 669,324 triệu tấn.
Nước có năng suất cao nhất là Nhật Bản với 6,51 tấn/ha, sau đến Trung Quốc
với 6,48 tấn/ha.
Tuy nhiên xét về sản lượng thì Trung Quốc lại là nước đứng đầu đạt
197,21 triệu tấn, tiếp đó là Ấn Độ với sản lượng đạt 143,96 triệu tấn (FAO,
2010)[42].
Bảng 1.1. Sản xuất lúa gạo của thế giới từ năm 2005 đến năm 2010
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007

2008
2009
2010
Diện tích
(triệu ha)
154,987
155,610
159,869
158,510
158,592
159,461
Năng suất
(tấn/ha)
40,935
41,206
42,347
43,100
43,189
43,680
Sản lượng
(triệu tấn)
634,455
641,120
656,970
689,082
684,595
696,324
Nguồn: FAOSTAT, 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


14
Bảng 1.2. Sản xuất lúa gạo của 10 nước đứng đầu thế giới
Quốc gia
Năm 2009
Năm 2010
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
Trung Quốc
29,881
65,882
196,681
30,117
65,481
197,212
Ấn Độ
41,920
31,894
133,700
42,560

33,828
143,963
Indonexia
12,883
49,985
64,398
13,253
50,152
57,157
Bangladet
11,353
42,035
47,724
11,700
42,787
50,061
Thái Lan
11,141
28,826
32,116
10,990
28,751
31,579
Việt Nam
7,437
52,372
38,950
7,513
52,121
39,988

Myamar
8,000
40,583
32,682
8,051
41,239
33,204
Philippin
4,532
35,890
16,266
4,354
36,222
15,771
Braxin
2,872
44,049
12,651
2,722
41,272
11,236
Nhật Bản
1,624
65,209
10,590
1,626
65,111
10,600
Nguồn: FAOSTAT, 2011
Về diện tích, Ấn Độ là nước có diện tích trồng lúa cao nhất với 43,770 triệu

ha, sau đó là Trung Quốc có diện tích trồng lúa là 29,179 triệu ha (bảng 1.2).
Có thể nói, tình hình sản xuất lúa trên thế giới đang có xu hướng tăng
dần nhưng tăng rất chậm, sản lượng năm 2005 là 623,272 triệu tấn và đến
năm 2010 là 660,278 triệu tấn. Tuy nhiên, với tốc độ tăng dân số như hiện nay
cần phải nâng cao hơn nữa năng suất, sản lượng cũng như chất lượng mới
đảm bảo được vấn đề an ninh lương thực của toàn xã hội.
1.3.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Nằm gần giữa vùng Đông Nam Châu Á, khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc
biệt là lượng bức xạ mặt trời cao, Việt Nam rất thích hợp với sự phát triển của
cây lúa. Với nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn có lượng phù sa bồi đắp,
tương đối bằng phẳng và màu mỡ từ Bắc tới Nam (Đồng bằng sông Hồng,
Đồng bằng sông Cửu Long…) cùng một loạt châu thổ nhỏ hẹp ở ven sông,
ven biển miền Trung. Cũng giống như các đồng bằng của các nước Đông
Nam Á khác, đồng bằng châu thổ Việt Nam đều được dùng trong sản xuất
nông nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa. Chính vì thế, Việt Nam có thể là cái nôi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
hình thành cây lúa nước, từ lâu nó đã trở thành cây lương thực chủ yếu và có
ý nghĩa to lớn trong nền kinh tế nước ta.
Trước năm 1945, diện tích trồng lúa ở nước ta là 4,5 triệu ha, năng suất trung
bình đạt 1,3 tấn/ha, sản lượng đạt 5,4 triệu tấn. Sở dĩ năng suất lúa thấp như vậy là
do trình độ kỹ thuật lạc hậu, sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên.
Từ những năm 60 trở đi, do dân số ngày càng tăng dẫn tới nhu cầu lương
thực ngày càng lớn trong khi diện tích đất nông nghiệp có phần bị thu hẹp. Vì
vậy việc cung cấp đủ lương thực cho dân số ngày một tăng thực sự là một thách
thức lớn.
Nhờ chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước cùng với sự phát triển
của khoa học kỹ thuật như việc sử dụng các giống lúa mới năng suất cao, thay
đổi cơ cấu Mùa vụ, cải tạo đất, xây dựng hệ thống thuỷ lợi…dẫn tới năng suất

lúa tăng đáng kể trong những năm gần đây. Ngày nay, cây lúa là một trong
những cây trồng quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta,
nó không chỉ cung cấp lương thực cho người dân mà còn là cây trồng có giá
trị xuất khẩu đem lại nguồn doanh thu đáng kể cho nền kinh tế quốc doanh.
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam trong
những năm gần đây
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
Lƣợng xuất
khẩu (triệu tấn)
Trị giá
(triệu USD)
2003
7,45
46,5
34,58
3,81
721
2004
7,45
48,6
36,18
4,06
941
2005

7,33
48,9
35,83
5,20
1399
2006
7,32
48,9
35,82
4,75
1306
2007
7,20
49,8
35,87
4,50
1454
2008
7,40
52,2
38,63
4,72
2902
2009
7,44
52,3
38,90
6,10
2664
2010

7,51
53,2
39,98
6,80
2912
Nguồn: Tổng cục thống kê,2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16

Số liệu ở bảng 1.3 cho thấy: Từ năm 2003 đến năm 2007 diện tích trồng
lúa ở nước ta có xu hướng giảm dần nhưng năng suất lúa ngày một tăng, đặc
biệt là đến năm 2010 thì diện tích và năng suất trồng lúa đều tăng lên. Cụ thể là
năm 2003 diện tích trồng lúa ở nước ta là 7,45; năm 2007 diện tích trồng lúa
giảm xuống còn 7,2 triệu ha và đến năm 2010 diện tích tăng lên 7,51 triệu ha.
Năng suất lúa tăng từ 46,5 tạ/ha (2003) lên 53,2 tạ/ha (2010), sản lượng tăng
từ 34,45 triệu tấn lên 39,98 triệu tấn. Đây là nguồn thu nhập đáng kể của nền
kinh tế quốc doanh với lượng gạo xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới (3,9 triệu
tấn năm 2003 và 6,80 triệu tấn năm 2010), thu về 721 triệu USD (năm 2003)
và 2912 triệu USD (năm 2010).
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá và tình hình nghiên cứu chất lƣợng lúa gạo
1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng gạo
Tại cuộc hội thảo của các nhà di truyền chọn giống, các nhà hoá sinh học
đến từ tất cả các nước trồng lúa trên Thế giới tại viện lúa Quốc tế IRRI (tháng
10/1978), người ta đã chia chất lượng lúa gạo thành bốn nhóm:
- Chất lượng xay xát (Milling quality)
- Chất lượng thương phẩm (Market quality)
- Chất lượng nấu nướng và ăn uống (Cooking and eating quality)
- Chất lượng dinh dưỡng (Nutritive quality)…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


17
Đây là cơ sở cho các nhà chọn giống nghiên cứu, đánh giá chất lượng
của các dòng giống lúa.
* Chất lượng xay xát
Chất lượng xay xát được xem xét ở 2 chỉ tiêu chủ yếu đó là tỷ lệ gạo lật và
gạo xát tính theo % trọng lượng của thóc; tỷ lệ gạo nguyên tính theo % trọng
lượng gạo xát. Thóc có chất lượng xay xát tốt là thóc sau khi xát cho tỷ lệ gạo
tổng số và gạo nguyên cao. Xay xát thực chất là quá trình loại bỏ vỏ trấu,
phôi và vỏ cám. Khi loại bỏ các thành phần này thì hàm lượng của cellulose
và lipid bị giảm xuống rõ rệt. Khi giảm hàm lượng cellulose ở ngoài sẽ giúp
tăng khả năng tiêu hoá, còn khi giảm hàm lượng lipid sẽ làm tăng khả năng
bảo quản. Việc loại bỏ phôi và vỏ cám cũng sẽ làm giảm hàm lượng protein,
có thể làm giảm được sự mất mát nhiều dinh dưỡng do xay xát bằng kỹ thuật
xử lý thuỷ nhiệt, ngâm vớt thóc, hấp phơi khô rồi mới xát. Khi thu hoạch lúa
phải xác định đúng thời điểm chín sinh lý thì mới đạt tỷ lệ gạo nguyên cao.
Tỷ lệ vỏ trấu trung bình từ 20-22% và có thể thay đổi từ 16-26%. Cám và
phôi hạt chiếm 10%. Do đó tỷ lệ gạo trắng thường ở khoảng 70%. Tỷ lệ gạo
trắng thường ít biến động và nó cũng phụ thuộc ít vào môi trường (Bùi Chí Bửu
và cs, 2000)[5]. Tỷ lệ gạo nguyên biến động rất lớn. Đây là một tính trạng di
truyền và chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường, đặc biệt là nhiệt độ và độ ẩm
trong thời gian chín và sau thu hoạch.
Theo Ngô Quốc Trung (2007), hàm lượng trấu của lúa Việt Nam rải rộng
(18,18 đến 26.9%), các giống lúa ở Miền Nam gieo trồng trong vụ hè thu có
hàm lượng vỏ trấu gần như nhau, các giống lúa gieo trồng vụ Xuân Hè có hàm
lượng trấu cao nhất.
* Chất lượng thương phẩm
Chất lượng thương phẩm là tiêu chuẩn dùng để mua bán, trao đổi trong
nước và quốc tế. Chất lượng thương phẩm căn cứ vào: hình dạng, chiều dài,
chiều rộng, độ bóng, độ trong, độ bạc bụng và màu sắc hạt gạo. Hạt gạo càng

dài, càng trong (độ bạc trắng càng thấp) thì càng được ưa chuộng trên thị
trường (Juniono, 1958)[ 37].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×