Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Tổ chức xã hội và văn hóa của người Sán Dìu ở Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên (1945 đến 2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 128 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM


NGUYỄN VĂN CHIẾN





TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA CỦA NGƢỜI SÁN
DÌU Ở HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN
( 1945 – 2010)








LUẬN VĂN LỊCH SỬ VIỆT NAM












ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM


NGUYỄN VĂN CHIẾN






TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
CỦA NGƢỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN ĐẠI TỪ
TỈNH THÁI NGUYÊN (1945 – 2010)









CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ VIỆT NAM









THÁI NGUYÊN, NĂM 2012







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2


THÁI NGUYÊN, NĂM 2012




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



NGUYỄN VĂN CHIẾN





TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA CỦA NGƢỜI
SÁN DÌU Ở HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN
( 1945 – 2010)




Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54




LUẬN VĂN LỊCH SỬ VIỆT NAM


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Nguyễn Cảnh Minh
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



NGUYỄN VĂN CHIẾN





TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
CỦA NGƢỜISÁN DÌU Ở HUYỆN ĐẠI TỪ
TỈNH THÁI NGUYÊN (1945 – 2010)




Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54




LUẬN VĂN LỊCH SỬ VIỆT NAM


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Nguyễn Cảnh Minh
2. TS. Nguyễn Thị Quế Loan


THÁI NGUYÊN, NĂM 2012






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3



LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả của luận văn đều là trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ
công trình nghiên cứu nào khác.

Học viên



Nguyễn Văn Chiến














Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn Bảo tàng văn hóa
Dân tộc tỉnh Thái Nguyên, Ủy ban nhân dân huyện Đại Từ các cấp chính
quyền xã An Khánh, Quân Chu, cùng nhân dân hai xã trên đã tạo điều kiện,
cung cấp nguồn tư liệu cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa
sử trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, đặc biệt là sự tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn của thầy Nguyễn Cảnh Minh và cô Nguyễn Thị Quế Loan đã giúp
tôi hoàn thành luận văn này!














\\





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU: …………………………… 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài………………… 5
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu……… 6
5. Đóng góp của luận văn 7
6. Bố cục của luận văn………………………………………… 7
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN ĐẠI TỪ
TỈNH THÁI NGUYÊN TRƢỚC NĂM 1945 8
1.1. Khái quát về huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên 8
1.2. Khái quát về người Sán Dìu ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 17
Tiểu kết chương 1 34
Chƣơng 2: TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA NGƢỜI SÁN DÌU Ở ĐẠI TỪ TỪ
NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2010 36
2.1. Tổ chức gia đình và dòng họ 36
2.2. Tổ chức làng bản từ sau năm 1945 41
2.3 Những chuyển biến tổ chức xã hội từ năm 1986 đến năm 2010 44
Tiểu kết chương 2 47
Chƣơng 3: ĐỜÌ SỐNG VĂN HÓA VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA

NGƢỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN ĐẠI TỪ, THÁI NGUYÊN (1945 - 2010). 50
3.1. Văn hóa vật chất 50
3.2. Văn hóa tinh thần 67
Tiểu kết chương 3 100
KẾT LUẬN 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
PHỤ LỤC 113

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6


DANH MỤC CÁC BIỂU

Trang
Biểu 1.1. Các dân tộc ở huyện Đại Từ 14
Biểu 1.2. Bảng so sánh ngôn ngữ tiếng dân tộc 19
























Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, với trên 54 thành phần dân tộc sinh
sống trên lãnh thổ Việt Nam, mỗi dân tộc đã tạo dựng chỗ đứng cho riêng
mình trong cộng đồng tộc người ở Việt Nam. Sự hình thành các tổ chức xã
hội cùng với nét văn hóa độc đáo giàu bản sắc của họ đã khẳng định vị trí của
mình trong ngôi nhà chung các dân tộc Việt Nam.
Cũng như bao dân tộc khác, người Sán Dìu ở Việt Nam đã tạo dựng cho
mình tổ chức xã hội và một nền văn hóa độc đáo. Là một dân tộc gia nhập
“đại gia đình các dân tộc Việt Nam” muộn hơn các dân tộc khác, người Sán
Dìu đã trụ trên một mảnh đất không mấy thuận lợi, do cần cù lao động, giàu
sáng tạo, họ đã xây dựng cho mình một cuộc sống vững vàng ngày càng phát
triển. Trong tác phẩm “Kiến văn tiểu lục” của Lê Quý Đôn (1723 – 1782), đề
cập đến địa bàn người Sán Dìu cư trú. Trong bảy chủng tộc của người Man
sống ở Tuyên Quang mà Lê Quý Đôn đề cập đến, tên Man ở đây (thời phong

kiến) không chỉ để chỉ người Dao mà còn để chỉ dân tộc khác. Đáng chú ý
nhóm Sơn Man cũng chính là người Sán Dìu chúng ta cần nói tới.
Nếu như Sơn Man là Sơn Dao hay người Sán Dìu thì người Sán Dìu có
mặt trên đất nước Việt Nam trước khi cuốn sách đó ra đời, khoảng trên dưới
300 năm nay. Họ qua Quảng Ninh vào Hà Bắc rồi ngược Tuyên Quang rồi
dừng ở đó. Trong sách Bùi Đình cũng viết “quần cộc từ Quảng Đông di cư
đến nước ta khoảng ba bốn mươi năm nay, còn có tên là Sơn Dao. Họ sống rải
rác khắp chu vi đồng bằng trong các vùng Đầm Hà, Hà Cối, Quảng Yên, Phủ
Lạng Thương, Thái Nguyên, Vĩnh Yên, Tuyên Quang. Lác đác ngoài các hải
đảo trong vịnh Bắc Việt như Kẻ Bào, Cát Bà cũng có”[7, tr.106].
Như vậy chúng ta thấy người Sán Dìu có mặt ở Việt Nam khoảng 300
năm, là một thành viên gia nhập cộng đồng các dân tộc Việt Nam còn khá trẻ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8

nhưng họ đã xây dựng được cho mình tổ chức xã hội của riêng họ và một nền
văn hóa riêng biệt. Mặc dù trong quá trình sinh sống ảnh hưởng của văn hóa
dân tộc khác đối với dân tộc Sán Dìu có sự giao thoa.
Là một trong 8 dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, cũng
giống như các dân tộc khác, dân tộc Sán Dìu có lịch sử đấu tranh anh dũng và
đã tạo dựng được cho mình một một nền văn hóa độc đáo. Tuy nhiên trong
quá trình tồn tại của mình dân tộc Sán Dìu cũng giống như dân tộc khác đều
chịu sự chi phối của khu vực văn hóa lịch sử, sống cộng đồng với các dân tộc
khác, cho nên dân tộc Sán Dìu đã có sự tiếp xúc, giao thoa và ảnh hưởng văn
hóa của các dân tộc khác không thể tránh khỏi. Nhất là trong những năm 60
của thế kỷ XX, trong cuộc phát động của Trung ương Đảng, nhiều cuộc di
cư của người Việt đi xây dựng các vùng kinh tế mới. Người Việt lên Thái
Nguyên làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, lâm trường, trường

học, trạm xá, bệnh viện…ngày càng đông đảo, càng thúc đẩy sự giao thoa văn
hóa giữa người Việt và các dân tộc thiểu số trong vùng, trong đó giao lưu với
người Sán Dìu ngày càng mạnh mẽ. Bởi vậy, việc nghiên cứu tổ chức xã hội
và văn hóa của người Sán Dìu có ý nghĩa quan trọng góp phần thiết thực vào
việc gìn giữ bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc.
Việc nghiên cứu thành công đề tài này sẽ cung cấp cho người đọc cái
nhìn mới về đời sống xã hội của người Sán Dìu, cũng như văn hóa vật chất
(ăn, mặc, ở…) cũng như văn hóa tinh thần (phong tục, tập quán, tín ngưỡng,
lễ nghi, tôn giáo ) của dân tộc Sán Dìu ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Vì thế tôi quyết định chọn vấn đề “Tổ chức xã hội và văn hóa của người
Sán Dìu ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên từ năm 1945 - 2010” làm luận
văn thạc sĩ của mình.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Tổ chức xã hội và văn hóa hình thành từ lâu trong lịch sử. Từ khi con

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9

người xuất hiện trên trái đất cho đến nay thì tổ chức xã hội và văn hóa được
hình thành và phát triển. Ban đầu chỉ là những nhóm người nhỏ bé, sinh sống
ở một địa vực nhất định gọi là bày người nguyên thủy. Một số tác giả coi bày
người nguyên thủy là một giai đoạn đặc biệt của xã hội loài người. Như vậy
bày người nguyên thủy đã là tổ chức xã hội đầu tiên loài người [49, tr.109].
Con người ngày càng đông lên nhiều nhóm người này càng hoàn thiện mình
tách ra hình thành những nhóm người khác hình thành lên các thị tộc, bộ lạc.
Xã hội loài người sự chuyển tiếp từ bày người nguyên thủy lên một tổ chức xã
hội cao hơn, chặt chẽ hơn là công xã thị tộc.
Cùng với sự tiến bộ của công cụ sản xuất, làm cho năng xuất lao động
tăng cao, tư hữu xuất hiện, công xã thị tộc từng bước tan rã nhường chỗ cho

xã hội có giai cấp và nhà nước. Đó là một xã hội hoàn chỉnh nhất trong lịch sử
xã hội loài người. Cùng với sự hình thành tổ chức xã hội, văn hóa cũng được
hình thành và phát triển. Vậy “Văn hóa là tổng thế những giá trị vật chất và
giá trị tinh thần mà con người sáng tạo ra trong một giai đoạn lịch sử nhất
định”. Như vậy cùng sự hình thành các tổ chức xã hội, đời sống văn hóa con
người ngày càng được nâng cao. Thời cổ đại mặc dù đời sống vật chất còn
thấp kém con người tạo dựng cho mình những công trình văn hóa vĩ đại, tháp
Ai Cập, vườn cheo Ba-bi-lon, tháp Pi-za, đấu trường Rô-ma…cùng với nó là
các công trình khoa học, toán, lý, lịch sử, triết học văn học, truyền thuyết,
nghệ thuật…nó phản ánh phong phú, đa dạng đời sống vật chất và tinh thần
của con người. Đến thời cận đại và hiện đại thành tựu văn hóa đó được kế
thừa và phát huy.
Ở Việt Nam, ngay từ thời kỳ dựng nước ông cha ta tạo dựng cho mình
nhà nước đầu tiên trong lịch sử - nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, cùng với nó là
một nền văn hóa độc đáo mang đậm tính dân tộc của người Việt cổ. Trải qua
hàng ngàn năm Bắc thuộc bản sắc văn hóa đó vẫn được gìn giữ và bảo lưu ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10

tổ chức xã hội ở làng xã. Bước vào thời kỳ độc lập, lãnh thổ Đại Việt không
ngừng mở rộng về phía Bắc và phía Nam. Nhiều dân tộc thiểu số sáp nhập
vào dân tộc Việt tạo nên một ngôi nhà chung của đại gia đình các dân tộc Việt
Nam. Mỗi tộc người đã hình những nhóm tổ chức xã hội và một nền văn hóa
độc đáo. Sự phong phú đa dạng của văn hóa các tộc người góp phần đa dạng
kho tàng văn hóa Việt Nam.
Dân tộc Sán Dìu cũng như bao dân tộc khác, gia nhập đại gia đình dân
tộc Việt Nam còn khá trẻ (khoảng 300 năm), nhưng họ khẳng định được chỗ
đứng của mình trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Trước đây đã có nhiều

công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã đề cập đến dân tộc Sán Dìu.
Năm 1976, Bônifaxi trong “Người Mán quần cộc ở Việt Nam”, Tạp trí dân
tộc học 76. Người Sán Dìu có huyền thoại “vua cóc”, được cố định văn bản
lưu hành rộng rãi trong dân dân. Nhưng không cho ta biết gì hơn về nguồn
gốc của họ ngoài cái địa danh “Mãn Khê Quốc”, đây “ là nơi cư trú rất đông
của người Sán Dìu, nơi cảnh vật thiên nhiên hùng vĩ, ruộng đất phì nhiêu làm
ăn rễ dàng. Người Sán Dìu cần cù lao động, xây dựng lên xóm làng đông vui,
với tinh thần dân tộc khẳng khái bất khuất” [7, tr.106]. Những năm
gần đây các nhà bác học Nga xếp Sán Dìu vào nhóm Hán, trong ngữ hệ Hán –
Tạng. Tổ chức xã hội và văn hóa của dân tộc Sán Dìu đã được nhiều nhà
nghiên cứu ở Việt Nam đề cập đến. Tác giả Ma Khánh Bằng cho ra đời cuốn
“Người Sán Dìu ở Việt Nam” xuất bản năm 1988, cho ta cái nhìn khái quát
nhất về tổ chức xã hội và văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của người Sán
Dìu như (nhà ở, trang phục, ăn uống, đi lại, quan niệm về hôn nhân và gia
đình, một số tục lệ, nghi lễ trong đời sống như cưới xin, ma chay, lễ cấp
sắc…) Nhưng đó mới chỉ là cái nhìn chung nhất về người Sán Dìu ở Việt
Nam. Tác giả chưa đi vào khai thác cụ thể về sự hình thành tổ chức xã hội và
văn hóa ở một địa bàn cụ thể nào cả. Năm 2003, tác phẩm “Văn hóa truyền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11

thống các dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở Tuyên Quang” và tác phẩm “Dân
tộc Sán Dìu ở Bắc Giang”, của nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, cho ta cái nhìn
khái quát về tổ chức xã hội và văn hóa của người Sán Dìu. Năm 2005, tác giả
Diệp Trung Bình cho xuất bản tác phẩm “Phong tục nghi lễ chu kỳ đời người
của người Sán Dìu ở Việt Nam” đã cho ta cái nhìn tổng thế về các phong tục,
lễ nghi của người Sán Dìu, chưa đề cập nhiều về tổ chức xã hội của người Sán
Dìu Như vậy vấn để tổ chức xã hội và văn hóa của người Sán Dìu ít nhiều

được đề cập đến một cách khái quát.
Với một quốc gia đa dân tộc, việc nghiên cứu tổ chức xã hội và đời sống
văn hóa của các dân tộc, trong đó có dân tộc Sán Dìu có ý nghĩa quan trọng
góp phần làm phong phú thêm sự hiểu biết về xã hội và văn hóa của các tộc
người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Những công trình nghiên cứu trên
được đánh giá cao, đây là những nguồn tư liệu quý để chúng tôi tiếp tục
nghiên cứu đề tài này. Việc lựa chọn đề tài “Tổ chức xã hội và văn hóa của
Sán Dìu ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên từ năm 1945 dến năm 2010”
sẽ đóng góp cho bạn đọc cái nhìn mới về quan niệm tổ chức xã hội và văn hóa
của người Sán Dìu ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Từ đó có thái độ
trân trọng gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Sán Dìu
ở Việt Nam.
3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Tìm hiểu tổ chức xã hội và văn hóa của dân tộc Sán Dìu ở huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên thể hiện ở sự hình thành tổ chức xã hội và những nét
đẹp về đời sống văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, từ đó thấy được những
đặc trưng về xã hội và văn hoá của người Sán Dìu ở Đại Từ, tỉnh Thái
Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12

- Thấy được vai trò và tác động của những tổ chức xã hội đối với đời
sống vật chất và tinh thần của người Sán Dìu ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái
Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Thời gian: Nghiên cứu về tổ chức xã hội và văn hóa của người Sán Dìu
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên từ năm 1945 đến năm 2010.

- Không gian nghiên cứu: Thực hiện trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái
Nguyên
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội nơi người Sán Dìu cư trú.
Để thấy được sự tác động của các yếu tố này tới sự hình thành các tổ chức xã
hội đời sống văn hóa của người Sán Dìu.
- Tìm hiểu về các tổ chức xã hội của người Sán Dìu từ năm 1945 đến năm
2010.
- Tìm hiểu về đời sống vật chất (ăn, mặc, ở …) đời sống tinh thần (phong
tục, nghi lễ, văn học, nghệ thuật…) Từ năm 1945 đến 2010 của người Sán
Dìu ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái nguyên.
IV. NGUỒN TƢ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Nguồn tƣ liệu
Để thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng các nguồn tư liệu sau:
- Thư tịch cổ: Gia phả dòng họ, thần tích, văn tự cúng tế
- Tư liệu thành văn: Sách, luận án, bài báo, tạp trí
- Tư liệu truyền miệng: Truyền thuyết, dân ca, tục ngữ
- Tư liệu điền dã: Khảo sát thực tế bằng quan sát, hồi cố, ghi âm, chụp
ảnh…ở những vùng có người Sán Dìu sinh sống trên địa bàn huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13

4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn chúng tôi sử dụng phương pháp sau:
+ Phương pháp lịch sử kết hợp phương pháp lô gíc. Qua tư liệu thư tịch
cổ, truyền thuyết các tư liệu tư liệu điều tra, thống kê, sổ sách cùng lời kể

người cao tuổi ở nơi điền dã …khôi phục lại bức tranh tổ chức xã hội, văn hóa
người Sán Dìu ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. .
+ Phương pháp so sánh: Đối chiếu để tìm ra những nét tương đồng,
những nét khác biệt về tổ chức xã hội và văn hóa của dân tộc Sán Dìu với các
dân tộc khác. Qua so sánh thấy được được những đặc trưng cơ bản về tổ chức
xã hội và văn hóa của người Sán Dìu ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
+ Phương pháp điền dã: Trong quá trình đi thực địa ở An Khánh, Cù
Vân, Quân Chu… chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn, quan sát, kết
hợp với ghi âm, chụp ảnh để thu thập các tư liệu phục vụ cho đề tài.
+ Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp liên ngành và đa ngành
phương pháp dân tộc học… rút ra thông tin cần thiết phục vụ cho luận văn.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Luận văn là một công trình nghiên cứu, biên soạn một cách có hệ thống
và đầy đủ về tổ chức xã hội và đời sống văn hóa của người Sán Dìu ở huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên từ năm 1945 đến năm 2010.
- Trên cơ sở nghiên cứu một cách toàn diện tổ chức xã hội và đời sống
văn hóa của người Sán Dìu ở huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, luận văn rút ra
đặc điểm và những chuyển biến về văn hóa từ năm 1986 đến năm 2010, qua
đó thấy được những đóng góp của họ đối với xã hội và văn hóa dân tộc Việt
Nam, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết và gìn giữ bản sắc dân tộc trong
giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay, theo đúng tinh thần của nghị quyết Trung
ương V, khóa VIII của Đảng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14

- Về tư liệu: Việc nghiên cứu thành công luận văn góp phần vào việc
đóng góp nguồn tư liệu để biên soạn và nghiên cứu lịch sử địa phương.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
được kết cấu như sau:
Chƣơng 1: Khái quát về người Sán Dìu ở huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
trước năm 1945.
Chƣơng 2: Tổ chức xã hội của người Sán Dìu ở huyện Đại Từ, từ năm 1945
đến năm 2010
Chƣơng 3: Đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của người Sán Dìu ở
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên từ năm 1945 đến năm 2010

















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15

Chƣơng 1

KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI
NGUYÊN TRƢỚC NĂM 1945
1.1. Khái quát về huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Đại Từ nằm trong tọa độ từ 21
0
30 đến 21
0
50 vĩ độ bắc và từ
105
0
32 đến 105
0
42 độ kinh đông. Huyện Đại từ nằm ở phía tây nam tỉnh Thái
Nguyên, phía bắc giáp huyện Định Hóa và Phú Lương, phía đông giáp thành
phố Thái Nguyên, phía nam giáp huyện phổ Yên. Dãy núi Tam Đảo chạy theo
hướng tây bắc - đông nam là địa giới tự nhiên của huyện Đại Từ và cũng là
của các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Cạn.
Huyện Đại Từ có diện tích tự nhiên 577,99 km
2
, (trong đó, diện tích đất
nông nghiệp là 166,01km
2
, đất lâm nghiệp 278,15km
2
, đất nuôi trồng thuỷ sản
6,51km
2
, đất phi nông nghiệp 84,38km
2

, đất chưa sử dụng 42,35km
2
). Toàn
huyện có 153,48 km
2
rừng tự nhiên và 90,544 km
2
rừng trồng từ 30 năm tuổi
trở lên. Do nằm gọn dọc theo thung lũng phía đông dãy núi Tam Đảo và hệ
thống núi thấp (núi Hồng, núi Chúa ở phía Bắc, núi Pháo ở phía Đông) nên
khí hậu Đại Từ khá ôn hoà, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22
0
c đến 27
0
c;
lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800mm đến 2.000mm; về mùa nóng
thỉnh thoảng có những cơn giông tạo thành lốc xoáy.
Địa hình: Đại Từ vừa mang đặc điểm miền núi, vừa mang đặc điểm trung
du. Đại Từ nằm trong vùng thuộc chu kỳ tạo sơn Canêđôni, cách ngày nay
khoảng 480 triệu năm và hình thành xong trong thời kỳ Đại cổ sinh cách ngày
nay khoảng 225 triệu năm. Trong lần vận động kiến tạo cách ngày nay
khoảng từ 25 đến 28 triệu năm đã làm cho khu vực Đại Từ được nâng cao
thêm từ 200m đến 500m. Dãy Tam Đảo dài 60km, rộng 15 km chạy dọc phía
tây huyện cấu tạo chủ yếu bằng nham riôlít, sườn núi dốc, có nơi dốc tới 25
0
,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16


30
0
. Dải núi Chúa ở vùng phía bắc huyện được cấu tạo bằng đá Gabrô có màu
hơi thẫm. Dải núi Pháo nằm ở địa bàn xã Cù Vân có đỉnh cao 434 m.
Đại Từ có khá nhiều sông suối nhỏ, trong đó sông Công là lớn nhất, bắt
nguồn từ Định Hoá, chảy dọc suốt từ bắc xuống nam huyện. Đoạn sông Công
chảy qua Đại Từ bắt đầu từ xã Minh Tiến qua các xã Phú Cường, Phú Thịnh,
Bản Ngoại, Tiên Hội, thị trấn Đại Từ, xuống các xã Hùng Sơn, Tân Thái, dài
gần 24 km rồi đổ vào hồ Núi Cốc. Sông Công và nhiều suối nhỏ chảy quanh
các triền khe, chân đồi, ven các xóm ở các xã Yên Lãng, Phú Xuyên, La
Bằng, Quân Chu, Cát Nê, Ký Phú, Văn Yên vv… là nguồn nước chủ yếu
phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong huyện. Đại Từ có
nhiều hồ, đập, sông, xuối… phần hạ lưu qua thị trấn Sông Công, huyện Phổ
Yên rồi gặp sông Cầu ở ngã ba Đa Phúc
Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ bình quân từ 22
0
C - 27
0
C, lượng
mưa trung bình từ 1.700 - 1.800 mm/năm, độ ẩm trung bình 70% - 80%.
Nhiệt độ cao nhất trong tháng 6 (32°C), lạnh nhất trong tháng 1 (11°C).
Đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 57.890 ha, trong đó đất
nông nghiệp chiếm 26,87%; đất lâm nghiệp chiếm 45,13%; còn lại là đất phi
nông nghiệp chiếm 28%. Trong tổng diện tích hiện có thì diện tích đất chưa
sử dụng chiếm 17,35%, chủ yếu là đất đồi núi và sông suối. Trên địa bàn
huyện đất được hình thành bởi 8 nhóm, trong đó có 4 nhóm đất chính là: Đất
xám mùn trên núi có: 16.400 ha chiếm tỷ lệ 28,37%. Đất Feralit phát triển
trên đá biến chất: 15.107 ha chiếm 26,14 %. Đất Feralit phát triển trên phù sa
cổ: 1.3036 ha chiếm 22,55 %. Đất phù sa Gley phát triển trên phù sa cổ:

13.247 ha chiếm 22,94 %.
Rừng: Diện tích rừng toàn huyện là 24.468 ha. Trong đó rừng trồng trên
9.000 ha, rừng tự nhiên 15.000 ha. Hiện nay nhiều diện tích rừng trồng đã đến
tuổi khai thác, mặt khác diện tích đất có khả năng lâm nghiệp còn khá lớn,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17

cần phủ xanh để nâng cao độ che phủ và cũng là tiềm năng để phát triển cây
lâm nghiệp có giá trị cao.
Khoáng sản Đại Từ có khá nhiều tài nguyên khoáng sản: Nhóm nguyên
liệu cháy, chủ yếu là than nằm ở 8 xã của huyện là: Yên Lãng, Hà Thượng,
Phục Linh, Minh Tiến, An Khánh, Cát Nê, trữ lượng lớn tập trung ở mỏ Làng
Cẩm và mỏ Núi Hồng: 17 triệu tấn. Nhóm khoáng sản, bao gồm nhiều loại
khoáng sản quý như thiếc, vonfram, vàng, chì, kẽm, barit, pyrit, granit phân
bố ở nhiều xã trong huyện, trong đó tập trung nhiều nhất tại mỏ đa kim Núi
Pháo, trữ lượng khoảng 100 triệu tấn.Vật liệu xây dựng: gồm các mỏ đất sét,
đá, cát, sỏi Mỏ đa kim wolfram-fluorit-bismut-đồng-vàng Núi Pháo chiếm
một diện tích khoảng 45 km2 ở phía đông thị trấn Đại Từ, thuộc huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên, cách Hà Nội khoảng 80 km về phía bắc.
Các dấu hiệu quặng hóa trong vùng mỏ, bao gồm cả thiếc và wolfram và
một số khoáng sản khác lần đầu tiên được tìm kiếm vào cuối những năm 1960
và từ đó tới đầu những năm 1990 được các nhà địa chất Việt Nam tiến hành
tìm kiếm, nghiên cứu và đánh giá dự báo triển vọng ở các mức độ khác nhau.
Đến khi Công ty khoáng sản Tiberon, một công ty chuyên về tìm kiếm
khoáng sản có trụ sở chính tại Canada, tiến hành tìm kiếm thăm dò vùng mỏ
từ năm 1997 thì tiềm năng khoáng sản của mỏ đa kim Núi Pháo mới thực sự
được đánh giá một cách chi tiết và định lượng. Công ty Tiberon hiện đang
tiến hành thăm dò bổ sung và nghiên cứu khả thi để xin giấy phép khai thác

mỏ [10, tr.106].
1.1.2. Lịch sử hình thành và sự thay đổi về địa giới hành chính
Huyện Đại Từ được đặt tên từ thời nhà Trần. Sách Thiên hạ lợi bệnh
toàn tập chép: “Năm Vĩnh Lạc thứ 17 (1419)…dồn huyện Tư Nông vào
huyện An Định; huyện Phú Lương, huyện Đại Từ vào huyện Tuyên Hoá”.
Tên huyện Đại Từ có từ lâu, sách “Dư Địa chí” của Nguyễn Trãi viết: “Đại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18

Từ là một trong 8 huyện (Đại Từ, Phú Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Phú Lương,
Vũ Nhai, Thái Nguyên, Bình Tuyên) của phủ Phú Bình thuộc thừa tuyên Ninh
Sóc”. Huyện thuộc phủ Thái Nguyên thời thuộc Minh, đời Nguyễn thuộc phủ
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Đầu nhà Lê, huyện Đại Từ thuộc phủ Thái
Nguyên, năm 1466 thuộc thừa tuyên Thái Nguyên, năm 1469 thuộc thừa
tuyên Ninh Sóc, năm 1490 thừa tuyên Ninh Sóc đổi lại là xứ Thái Nguyên,
Đại Từ thuộc xứ Thái Nguyên, toàn huyện có 22 xã, trang.
Từ thời Tây Sơn đến đầu thời Nguyễn, hai huyện Đại Từ và Văn Lãng
thuộc phủ Phú Bình (trấn Thái Nguyên, sau là tỉnh Thái Nguyên). Năm 1835,
nhà Nguyễn cắt châu Định (Định Hoá) và 3 huyện Đại Từ, Văn Lãng, Phú
Lương khỏi phủ Phú Bình để lập phủ Tòng Hóa. Thời vua Đồng Khánh
(1886-1889), huyện Đại Từ có 7 tổng, gồm 28 xã, trang, phòng; huyện Văn
Lãng có 7 tổng, gồm 12 xã, trang. Năm Khải Định thứ 6 (1922), nhà Nguyễn
huyện Văn Lãng gộp vào huyện Đại Từ thành huyện Đại Từ gồm 9 tổng, 38
xã.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, đơn vị hành chính cấp tổng không
tồn tại. các xã, làng, xóm ở Đại Từ có nhiều biến động do việc phân chia địa
giới hành chính và đặt tên mới cho phù hợp. Năm 1965, Thái Nguyên sáp
nhập với Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái, Đại Từ thành huyện của tỉnh Bắc

Thái. Năm 1996, Bắc Thái tách thành 2 tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên, Đại Từ
trở thành huyện của tỉnh Thái Nguyên. Ngày 27/10/1967, thành lập thị trấn
Quân Chu.
Ngày 1/10/1983, xã Phúc Thọ (xã có nhiều diện tích đất đai bị chìm
trong lòng hồ Núi Cốc) sáp nhập với các xóm Tân Thắng, Đồng Đẳng của xã
Phúc Thuận (huyện Phổ Yên), xóm Yên Ninh của xã Phúc Trìu (huyện Đồng
Hỷ) thành xã Phúc Tân, thuộc huyện Phổ Yên. Cùng ngày, xóm Quyết Tiến
của xã Tân Thái sáp nhập vào xã Bình Thuận thuộc huyện Đại Từ. Năm 2002,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19

xã Phục Linh lại được chia thành 2 xã: Phục Linh và Tân Linh [10,
tr.106].
Địa giới hành chính: Huyện Đại Từ bao gồm 29 xã và 2 thị trấn, được
chia làm 482 xóm gồm: Thị trấn: Đại Từ, Quân Chu. Xã: An Khánh, Bản
Ngoại, Bình Thuận, Cát Nê, Cù Vân, Đức Lương, Hà Thượng, Hoàng Nông,
Hùng Sơn, Khôi Kỳ, Ký Phú, La Bằng, Lục Ba, Minh Tiến, Mỹ Yên, Na
Mao, Phú Cường, Phú Lạc, Phú Thịnh, Phú Xuyên, Phúc Lương, Phục Linh,
Quân Chu, Tân Linh, Tân Thái, Tiên Hội, Vạn Thọ, Văn Yên, Yên Lãng.
1.1.3. Khái quát về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên trƣớc năm 1945
Trước năm 1945, địa giới hành chính của huyện Đại Từ tỉnh Thái
Nguyên có nhiều thay đổi. Dưới thời nhà Nguyễn vào năm Minh Mạng thứ 12
(1831), xứ Thái Nguyên được đổi thành tỉnh bao gồm 3 phủ (Thông Hóa, Phú
Bình, Tùng Hóa), 9 huyện (Tư nông nay thuộc Phú Bình, Phổ Yên, Bình
Xuyên, Võ Nhai, Đại Từ, Phú Lương, Cảm Hóa, Đồng Hỷ, Văn Lãng), hai
châu (Định Hóa, Bạch Thông). Thời kỳ này Văn Lãng chưa sáp nhập vào Đại
Từ. Năm 1884, thực dân Pháp xâm lược Thái Nguyên, Chúng thực hiện chính

sách bình định phong trào đấu tranh, áp đặt bộ máy cai trị ở Thái Nguyên. Từ
năm 1886-1889, thực dân Pháp cùng triều đình nhà Nguyễn chia lại bộ máy
hành chính Thái Nguyên. Trong đó huyện Đại Từ gồm có 7 tổng, chia làm 28
xã, trang, phờng. Huyện Văn Lãng có 7 tổng, được chia 12 xã, trang. Năm
Khải Định thứ 6 (1922), Pháp cùng triều Nguyễn sáp nhập huyện Văn Lãng
vào huyện Đại Từ thành huyện Đại Từ gồm 9 tổng, 38 xã [10, tr.106].
Về kinh tế: Cùng với việc áp đặt bộ máy cai trị, thực dân Pháp ra sức áp
bức bóc lột nhân dân các dân tộc Đại Từ. Chúng đặt ra nhiều thứ thuế, thuế
đinh, thuế điền và nhiều thư thuế vô lý khác. Chúng trắng trợn hơn cướp đoạt
ruộng đất của nông dân để lập ra những đồn điền rộng lớn. Tiêu biểu đồn điền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20

Képpler vốn thuộc làng Hà xã An Khánh do Lí trưởng tên là Lý Tanh cai
quản. Chúng bắt nhân dân các dân tộc huyện Đại Từ làm việc trong các đồn
điền. Người nông dân phải làm việc vất vả, khổ cực dưới làn doi vọt của
chúng. Đời sống của đồng bào dân tộc Sán Dìu vô cùng cực khổ. Bên cạnh
những đồn điền rộng lớn, thực dân Pháp duy trì phương thức bóc lột phong
kiến cổ truyền, ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ người Pháp,
địa chủ người Việt. bóc lột theo kiểu địa tô phong kiến. Các dân tộc huyện
Đại Từ bị áp bức bóc lột đến cùng cực. Xã hội bị phân hóa sâu sắc, người
nông dân bị bần cùng hóa phải đị làm thuê trong các đồn điền, các máy, hầm
mỏ, một bộ phận quay lại làm thuê mảnh đất trước kia là mảnh đất của mình,
trở thành tầng lớp tá điền.
Cùng với chính sách trong nông nghiệp, thực dân Pháp đẩy mạnh khai
thác mỏ, Đại Từ vốn là vùng đất giầu tài nguyên khoáng sản Pháp cho tiến
hành khai thác mỏ than Núi Hồng, Phấn Mễ lối khai thác theo kiểu cổ
truyền, bắt công nhân làm việc cực nhọc trong các hầm mỏ với đồng lương rẻ

mạt. [88, tr.112].
Văn hóa, giáo dục: Chúng thực hiện chính sách ngu dân nhằm duy trì
nhân dân Đại Từ trong vòng tăm tối, hơn 90% dân số ở Đại Từ mù chữ. Bên
cạnh đó chúng đầu độc nhân dân bằng rượu cồn và thuốc phiện. Ở những nơi
vùng sâu, xa nơi hẻo lánh chúng khuyến khích hủ tục, mê tín dị đoan các tệ
nạn xã hội phổ biến. Bên cạnh đó chúng gây hằn thù tôn giáo, chúng kích
động đồng bào thiên chúa giáo chống đối cách mạng. Chia rẽ đồng bào lương
- giáo.
Dưới chế độ thực dân, phong kiến, nhân dân các dân tộc huyện Đại Từ
lâm vào cảnh đói rét, dốt nát, bệnh tật. nhiều phong trào đấu tranh chống thực
dân Pháp nổ ra. Cuối năm 1892, nổ ra binh biến đồn Hùng Sơn, Đại Từ dưới
sự chỉ huy của Cai Bát nổi dậy khởi nghĩa. Năm 1894 nghĩa quân lên tới 350

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

21

người. Nghĩa quân dựa vào rừng núi 3 tỉnh, Thái Nguyên, Vĩnh Yên, Tuyên
Quang đánh địch trong 4 năm liền (1982 – 1896) [46, tr.109].
Như vậy dưới ách thống trị của bọn thực dân phong kiến, đời sống kinh
tế, văn hóa, xã hội của đồng bào dân tộc Đại Từ không có thay đổi đáng kể.
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đan xen với nền nông nghiệp phong
kiến cổ truyền lạc hậu. Văn hóa, xã hội thấp kém, mâu thuẫn đồng bào các
dân tộc thực dân phong kiến gay gắt.
1.1.4. Dân cƣ và truyền thống yêu nƣớc chống ngoại xâm của nhân dân
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Dân cư: Dân số toàn huyện khoảng 159.667 người (năm 2010). Mật độ
dân số bình quân khoảng 283 người/km². Các dân tộc chủ yếu tại địa bàn
huyện là Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, Sán Chay, Mường, phân bố khá
đồng đều trên toàn huyện. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, trong

10 năm (1999-2009) dân số huyện giảm 2900 người do có nhiều người di
chuyển đi nơi khác.
Biểu 1.1. Thành phần dân tộc ở Đại Từ
Thành phần dân tộc
Số dân
Tỉ lệ %
Kinh
116.606
73%
Tày
15.570
9,7%
Nùng
12.604
7,9%
Dao
4.152
2,6%
Sán Chay
6.750
4,2%
Sán Dìu
3.270
2,0%
Mường
153
0,09%
Hoa
176
0,1%

Ngái
132
0,08%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

22

Thái
70
0,04%
Dân tộc khác
184
0,29%
Tổng
159.667
100%

[59, tr.110]
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy trên địa bàn của huyện Đại Từ, dân tộc
Kinh chiếm 73%, dân tộc Sán Dìu chiếm 2%, ngoài ra còn có các dân tộc
khác. Như vậy dân tộc Sán Dìu là một dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện
chiếm một tỉ lệ nhỏ trong dân cư.
Truyền thống yêu nước chống ngoại xâm: Đại Từ là một vùng quê có
truyền thống lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước lâu đời. Trên địa bàn
huyện có 162 địa điểm di tích lịch sử văn hoá đã kiểm kê và 4 di tích được
xếp hạng cấp quốc gia. Các di tích lịch sử văn hóa quan trọng. Một là, nơi kỷ
niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27 tháng 7). Hai là, một ngôi chùa thuộc xã
Hùng Sơn đã được nhà nước tôn tạo và được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa
cấp quốc gia ngày 17/7/1997. Với diện tích 3000m2 gồm: nhà lưu niệm; bia là

tảng đá vân mây trắng hình trụ, chóp nhọn, cao hơn 3m, rộng gần 3m, nặng
gần 7 tấn. Nơi đây ngày 27/7/1947, 300 cán bộ, bộ đội và đại diện các tầng
lớp nhân dân địa phương họp mặt nghe công bố thư Bác Hồ, ghi nhận sự ra
đời ngày Thương binh liệt sỹ ở nước ta. Ba là, 11 xã được nhà nước công
nhận là xã ATK (an toàn khu) trong kháng chiến chống Pháp. Bốn là, núi
Văn, núi Võ, nằm dưới chân núi Tam Đảo thuộc 2 xã Văn Yên - Ký Phú, cách
khu du lịch hồ Núi Cốc 15km về phía tây bắc. Một di tích gắn với tên tuổi và
quê hương vị danh tướng Lưu Nhân Chú với những đóng góp to lớn cho cuộc
kháng chiến chống giặc Minh thế kỷ XV và triều đại nhà Lê. Ông đã từng dự
thề Lũng Nhai năm 1416 kết nghĩa anh em với Lê Lợi. Những năm 1425 -
1426 Lưu Nhân Chú chỉ huy nhiều cuộc khởi nghĩa đánh đuổi giặc Minh,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

23

chiến tích năm 1427 tại ải Chi Lăng chém tướng giặc Liễu Thăng đánh tan 10
vạn quân viện binh. Chính bản thân ông đã làm sứ giả đàm phán buộc Vương
Thông rút quân về nước để nước Đại Việt được thái bình. Năm 1485, vua Lê
Thánh Tông đã truy phong ông tước “Thái phó vinh quốc công’’. Khu di tích
núi Văn, núi Võ được nhà nước xếp hạng cấp quốc gia. Dấu tích cùng với
truyền thuyết đẹp gắn với danh tướng Lưu Nhân Chú và đội nghĩa binh của
ông [10, tr.106].
Huyện Đại Từ là một trong những địa phương có cơ sở Đảng ra đời sớm
nhất tỉnh Thái Nguyên. Từ nửa cuối thập kỷ 30 (thế kỷ XX), nơi đây đã có
phong trào cách mạng khá phát triển. Trải qua thực tiễn đấu tranh chống đế
quốc, phong kiến, trong thời kỳ vận động dân chủ (1936-1939) và nhất là
trong những năm hoạt động bí mật (1939-1945), cán bộ nhân dân các dân tộc
được rèn luyện nhiều mặt. Chính vì lẽ đó, ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp
(9-3-1945), dưới sự lãnh đạo của các tổ chức Cứu quốc, các cuộc khởi nghĩa

từng phần đã diễn ra sôi nổi khắp trong huyện. Cho đến tháng Tám năm 1945,
nhân lúc phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân Đại Từ dưới sự lãnh
đạo của Đảng bộ huyện đã cùng cả nước tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa
tháng Tám 1945 giành thắng lợi. Đại Từ có một vinh dự đặc biệt, sau Đại hội
Quốc dân ở Tân Trào, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, khi
rời khỏi địa giới tỉnh Tuyên Quang đã đặt bước chân đầu tiên lên đất Đại Từ
để về Thủ đô Hà Nội đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa, nhà nước công - nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
Từ khi thực dân Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc (thu-đông 1947),
quân và dân Đại Từ đã trực tiếp chiến đấu, góp phần cùng quân và dân Việt
Bắc đánh bại âm mưu của địch, bảo vệ an toàn cơ quan đầu não kháng chiến
của ta. Trong những năm 1948-1954, nhận rõ trách nhiệm của địa phương với
cuộc kháng chiến của dân tộc, Đảng bộ huyện Đại Từ tích cực lãnh đạo nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

24

dân các dân tộc xây dựng hậu phương vững mạnh, tham gia đóng góp nhân
tài, vật lực cho tiền tuyến. Các chiến thắng: Biên Giới (thu - đông 1950),
Trung Du (1951), Hòa Bình (đông - xuân 1951-1952)… cho đến chiến thắng
Điện Biên Phủ (xuân - hè 1954), đều có một phần công sức và xương máu của
Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Đại Từ. Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ tổ quốc Xã hội chủ nghĩa, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, quân và dân Đại Từ dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện đã và đang
phát huy truyền thống, thế mạnh địa - nhân của mình, phấn đấu xây dựng quê
hương ngày thêm giàu mạnh.
1.2. Khái quát về ngƣời Sán Dìu ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
1.2.1. Nguồn gốc tộc ngƣời, dân số, phân bố dân cƣ
Lịch sử tộc người: Dân tộc Sán Dìu gia nhập đại gia đình dân tộc Việt

Nam muộn hơn so với dân tộc khác. Trong quá trình tồn tại người Sán Dìu
trải qua nhiều khó khăn gian khổ, nhưng do cần cù lao động, đầu óc sáng tạo,
dân tộc Sán Dìu tạo dựng cho mình được cuộc sống vững vàng.
Trong tác phẩm “Kiến văn tiểu lục” Lê Quý Đôn (1723 – 1782), đề cập
đến địa bàn người Sán Dìu cư trú. Trong bảy chủng tộc của người Man
(Thống kê thực chất là 8 chủng tộc Man) sống ở Tuyên Quang mà Lê Quý
Đôn đề cập đến, tên Man ở đây (thời phong kiến) không chỉ để chỉ người Dao
mà còn để chỉ dân tộc khác. Đáng chú ý nhóm Sơn Man cũng chính là người
Sán Dìu chúng ta cần nói tới.
Nếu như Sơn Man là Sơn Dao hay người Sán Dìu thì người Sán Dìu có
mặt trên đất nước Việt Nam trước khi cuốn sách đó ra đời, khoảng trên dưới
300 năm nay. Họ qua Quảng Ninh vào Bắc Giang (hiện nay) rồi ngược Tuyên
Quang rồi dừng ở đó. Trong sách Bùi Đình cũng viết: “quần cộc từ Quảng
Đông di cư đến nước ta khoảng ba bốn mươi năm nay, còn có tên là Sơn Dao.
Họ sống rải rác khắp chu vi đồng bằng trong các vùng Đầm Hà, Hà Cối,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

25

Quảng Yên, Phủ Lạng Thương, Thái Nguyên, Vĩnh Yên, Tuyên Quang. Lác
đác ngoài các hải đảo trong vịnh Bắc Việt như Kẻ Bào, Cát Bà cũng có”
Địa bàn: Dân tộc Sán Dìu là một dân tộc thiểu số, sống ở miền Bắc
nước ta. Họ cư trú ven các triền núi thấp, trên các đồi gò thuộc các tỉnh Quảng
Ninh. Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,
Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Một bộ phận di cư vào
Thanh Hóa, họ sống xen kẽ với người Việt, Tày, Nùng, Dao, Hoa có tổ chức
xóm làng riêng.
Tên gọi: Từ lâu người Sán Dìu đã có tên tự nhận là Sán Déo Nhín, theo
âm Hán – Việt, tức là Sơn Dao Nhân, tức là người Dao trên núi. Nhưng các

tộc người xung quanh gán cho họ nhiều tên gọi khác nhau chủ yếu họ dựa vào
đặc điểm canh tác và loại hình nhà ở, hay dựa vào đặc điểm y phục như Trại
Đất (người trại ở nhà đất, đẻ phân biệt người trại ở nhà sàn – người cao lan),
Trại Ruộng, Trại Cộc, Mán Quần Cộc, Mán váy xẻ, Sán Nhiêu, Slán Dao
Cho đến tháng 3/1960, Tổng cục Thống kê Trung ương mới khẳng định
tên người Sán Dìu. Cũng từ đó tên Sán Dìu đi vào văn bản nhà nước như một
tên gọi chính thức của dân tộc này. Tên gọi này trở nên phổ biến trong nhân
dân các dân tộc.
Nguồn gốc của người Sán Dìu chưa được làm sáng tỏ, vì chưa có những
cứ liệu lịch sử nào có thế tin cậy được, chỉ là phỏng đoán dựa trên những dấu
hiệu mỏng manh. Căn cứ vào tên tự nhận của đồng bào, tên Sán Dìu tức là
Sơn Dao, phải chăng người Sán Dìu vốn gốc là người Dao? Từ đó ta có thế
suy ra: Từ xưa khối Dao bị bọn phong kiến phương Bắc “bóp vụn” thành
những nhóm nhỏ khiến cho mỗi nhóm siêu bạt nhiều nơi. Người Sán Dìu có
thể là một trong những nhóm đó, do sống lâu bên cạnh người Hán (phương
nam) nên dần dần họ mất tiếng mẹ đẻ (tiếng Dao), tiếp thu thổ ngữ Quảng
Đông [7, tr.106].

×