Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 97 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



HOÀNG THANH OAI


ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ ĐỊNH HƢỚNG
SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN BẠCH THÔNG,
TỈNH BẮC KẠN


Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Mã số : 60.85.01.03



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP




Người hướng dẫn khoa học : TS. Hoàng Văn Hùng







Thái Nguyên, năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được
sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc./.

Tác giả luận văn



Hoàng Thanh Oai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN


Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ, những ý kiến đống góp, chỉ bảo quý báu của các Thầy giáo, Cô giáo Khoa Sau
đại học, Khoa Tài nguyên môi trường trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Luận văn này được hoàn thành ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn được nhận
được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của Thầy giáo TS. Hoàng Văn Hùng là người
hướng dẫn trực tiếp trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và viết luận văn.
Tôi nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Huyện uỷ, Uỷ ban nhân

dân huyện Bạch Thông, Phòng Nông nghiệp, Phòng Thống kê, Phòng Tài
nguyên và Môi trường, cùng các Phòng, Ban, nhân dân các xã của huyện
Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, các anh chị em và bạn bè đồng nghiệp, sự động
viên, tạo mọi điều kiện về vật chất, tinh thần của gia đình và người thân.
Với lòng biết ơn, tôi xin chân thành cảm tạ mọi sự giúp đỡ quý báu đó.


Tác giả luận văn






Hoàng Thanh Oai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích và yêu cầu 3
2.1 Mục đích 3
2.2. Mục tiêu cụ thể 3
2.3. Yêu cầu 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU 4
1.1. Tình hình đánh giá đất đai trên thế giới 4
1.1.1. Khái quát chung 4

1.1.2 Một số phương pháp nghiên cứu trên thế giới 5
1.2. Sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững 15
1.2.1 Vấn đề suy thoái đất 15
1.2.2 Quan điểm sử dụng đất bền vững 16
1.2.3 Quan điểm sử dụng đất theo sinh thái 18
1.2.4 Nghiên cứu đánh giá sử dụng đất nông nghiệp bền vững ở Việt
Nam 19
1.3. Tình hình nghiên cứu và đánh giá đất đai tại Việt Nam 20
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 21
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21
2.1.1. Đối tưọng nghiên cứu 21
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 21
2.2. Nội dung nghiên cứu 21
2.2.1 Điều tra, đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 21
2.2.2. Đánh giá tiềm năng đất đai 21
2.2.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc
Kạn 21
2.3. Phương pháp nghiên cứu 22
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 22
2.3.2. Phương pháp điều tra 22
2.3.3. Phương pháp chuyên gia 23
2.3.4. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu 23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
2.3.5. Phương pháp minh họa bằng bản đồ, biểu đồ 23
2.3.6. Phương pháp đánh giá đất 23
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 24
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 24

3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội 27
3.1.3 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của huyện Bạch Thông 46
3.1.4 Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của huyện Bạch Thông 49
3.2. Đánh giá tiềm năng đất đất đai huyện Bạch Thông 56
3.2.1. Các đơn vị đất đai huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn 56
3.2.2. Các loại hình sử dụng đất của huyện Bạch Thông 59
3.2.3. Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp 61
3.2.4. Đánh giá tiềm năng đất đai huyện Bạch Thông 70
3.2.5. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững
72
3.3. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Bạch Thông 74
3.3.1. Những căn cứ để định hướng sử dụng đất 74
3.2.2. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp 75
3.3.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp 75
3.4.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp cho huyện Bạch Thông 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Hiện trạng đường huyện Bạch Thông 30
Bảng 3.2: Số đơn vị hành chính, diện tích và dân số huyện
Bạch Thông năm 2010 36
Bảng 3.3: Diện tích, cơ cấu các loại đất lâm nghiệp huyện Bạch
Thông 41
Bảng 3.4 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện Bạch Thông qua
các năm 46

Bảng 3.5: Hiện trạng sử dụng đất huyện Bạch Thông năm 2010 50
Bảng 3.6 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp được thể hiện theo
mục đích sử dụng cụ thể như sau 51
Bảng 3.7 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp được thể hiện theo
mục đích sử dụng cụ thể như sau 53
Bảng 3.8 Hiện trạng đất chưa sử dụng năm 2010 của huyện Bạch
Thông 56
Bảng 3.9 Chỉ tiêu phân cấp bản đồ đơn vị đất đai 58
Bảng 3.10: Thống kê diện tích các đơn vị đất đai 59
Bảng 3.11: Hiện trạng sử dụng đất và hệ thống cây trồng chính 61
Bảng 3.12 Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính tính trên 01
ha 64
Bảng 3.13 Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất tính trên
01 ha 65
Bảng 3.14: Bảng phân cấp hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất
sản xuất nông nghiệp tính bình quân/1ha 69
Bảng 3.15: Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất 69

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH


Sơ đồ 1.1. Các phương pháp hai bước và song song trong tiến trình
đánh giá đất - FAO 10
Hình 3.1. Cơ cấu sử dụng đất huyện Bạch Thông năm 2011 51
Hình 3.2. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Bạch Thông 52





























Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Ký hiệu


Chú giải

ĐVT
Đơn vị tính
CAQ
Cây ăn quả
CTV
Cộng tác viên
DC
Chi phí vật chất
DT
Diện tích
FAO
Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc
GO
Giá trị sản xuất
H
L
NVA

Thu nhập hỗn hợp trên lao động

Lao động
LMU

Đơn vị đất đai
LUT
Loại hình sử dụng đất
NN
Nông nghiệp
NVA
Thu nhập hỗn hợp
STT
Số thứ tự
TB
Trung bình
TPCG
Thành phần cơ giới
VAC
Vườn - Ao - Chuồng
2L - M
2 vụ lúa, một vụ màu
2M - L
2 vụ màu, một vụ lúa
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
ĐGTN
Đánh giá tiềm năng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế trong sản xuất nông, lâm nghiệp,
là nguồn tài nguyên không thể tái tạo được, là bộ phận đặc biệt hợp thành môi
trường sống và là vật mang của hệ sinh thái, đất đai chi phối đến sự phát triển hay
hủy diệt các thành phần khác của môi trường [1].
Trong những thập kỷ gần đây do dân số tăng nhanh, nhất là ở các nước
đang phát triển đã thúc đẩy nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng,
gây ra sức ép đối với đất đai đặc biệt là những diện tích đất có khả năng sản
xuất nông nghiệp [9], [17]. Việc sử dụng đất thiếu hiểu biết của con người đã
dẫn đến hậu quả phá hủy đất đai tự nhiên làm ảnh hưởng đến điều kiện sinh
thái môi trường đặc biệt là điều kiện khí hậu trên toàn thế giới như: nhiệt độ
trái đất tăng, nắng nóng kéo dài làm cho nhiều diện tích rừng bị cháy, đất đai
khô cằn v.v [25].
Nhằm ngăn chặn những suy thoái về tài nguyên đất đai đồng thời cung
cấp căn cứ khoa học cho việc sử dụng đất, quản lý đất hợp lý, bền vững cần
thiết phải có hướng nghiên cứu đánh giá sử dụng đất thích hợp đối với điều
kiện tự nhiên đất đai và điều kiện kinh tế - xã hội của từng khu vực cũng như
từng vùng cụ thể [4], [21].
Trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, con người đã xây dựng
các hệ sinh thái nhân tạo thay thế cho các hệ sinh thái tự nhiên, do đó đã làm
giảm dần tính bền vững của chúng [25]. Mặt khác nông nghiệp là một ngành
sản xuất đặc biệt, con người khai thác các nguồn lợi tự nhiên từ đất để đảm
bảo các nhu cầu về thức ăn và vật dụng của xã hội [22]. Vì vậy sản xuất nông
nghiệp là một hệ thống phức tạp trong mối quan hệ của tự nhiên với kinh tế -
xã hội. Hiện nay, quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững đã định hướng
những đề tài nghiên cứu cùng những ứng dụng quan trọng và cấp bách trong
sản xuất nông nghiệp của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đánh giá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2

đất đai là một nội dung nghiên cứu không thể thiếu được trong quá trình phát
triển một nền nông, lâm nghiệp bền vững [37].
Hiện nay nước ta đã áp dụng những phương pháp đánh giá đất của FAO
coi đây là phương tiện để đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ quy hoạch sử
dụng đất hợp lý. Trên toàn quốc đã đánh giá đất trên 9 vùng sinh thái khác
nhau, xây dựng được 373 đơn vị đất đai trong đó miền bắc có 144 đơn vị đất
đai [37]. Các kết quả nghiên cứu này góp phần to lớn vào việc xây dựng chiến
lược về quy hoạch sử dụng đất toàn quốc và các vùng sinh [39]. Việc nghiên
cứu tiềm năng đất đai, xem xét mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng
đất làm cơ sở cho việc đề xuất sử dụng đất thích hợp là vấn đề có tính chất
chiến lược và cấp thiết của quốc gia và của từng địa phương [7], [24].
Huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn thuộc vùng núi cao do đó địa hình của
huyện mang đặc trưng miền núi, bị chia cắt mạnh, có dộ dốc lớn. độ cao trung
bình 400- 700m so với mặt nước biển, có 03 dạng địa hình chính là: Địa hình
đá vôi xen giữa các thung lũng hẹp tạo thành vách dựng đứng, cheo leo ít có
điều kiện phát triển nông nghiệp; Địa hình núi đất, độ dốc từ 20-40 độ nhưng
bị chia cắt bởi các khe suối, giao thông đi lại trong vùng rất khó khăn, là địa
bàn có thể sản xuất lâm nghiệp và nông- lâm kết hợp; Địa hình thung lũng
phân bố dọc theo sông, suối xen giữa dãy núi cao, cấu tạo nên các cánh đồng
trồng lúa, màu của các xã trong huyện.
Huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn là huyện thuần nông nên nông nghiệp
vẫn là ngành sản xuất chính. Bạch Thông nằm ở phía bắc của tỉnh Bắc Kạn
cạnh quốc lộ số 3, đây là quốc lộ nối liền từ thành phố Hà Nội đến tỉnh Cao
bằng, nên rất thuận tiện cho phát triển giao thông và vận chuyển hàng hóa.
Hiện nay trên địa bàn huyện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị
hóa đang diễn ra mạnh mẽ, quá trình này đã gây áp lực mạnh tới việc sử dụng
đất đai, chuyển đổi cơ cấu đất đai và cơ cấu lao động đặc biệt là việc chuyển
diện tích đất nông nghiệp sang sử dụng vào các mục đích khác đòi hỏi huyện
Bạch Thông phải phát huy được thế mạnh về tiềm năng đất đai cũng như lao
động của mình. Đồng thời để đáp ứng được yêu cầu phát triển chung của đất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
nước, Bạch Thông cần phải có những định hướng lớn trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện đặc biệt phải quan tâm đến vấn đề sản
xuất nông nghiệp. Đánh giá tiềm năng đất đai để biết được quỹ đất và khả
năng hiện có từ đó chỉ ra phương hướng sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả là
việc làm cần thiết.
Từ những vấn đề thực tế nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá
tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Bạch
Thông, tỉnh Bắc Kạn”.
2. Mục đích và yêu cầu
2.1 Mục đích
Đá nh giá tiề m năng đấ t đai và đ ịnh hướng sử dụng đất nông nghiệp
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại huyện Bạch Thông.
2.2. Mục tiêu cụ th
- Đá nh giá cá c điề u kiệ n tự nhiên , kinh tế xã hộ i ả nh hưở ng tớ i sả n xuấ t
nông nghiệ p trên đị a bà n nghiên cứ u
- Nghiên cứu đặc điểm của các loại hình sử dụng đất trong mối quan hệ
giữa tài nguyên đất, môi trường và điều kiện sinh thái nông nghiệp.
- Trên cơ sở các nguồn tài liệu đánh giá tiềm năng đất đai, xác định mức
độ thích hợp đất đai hiện tại trên địa bàn nghiên cứ u từ đó xác định các loại
hình sử dụng đất thích hợp cho tương lai.
- Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng đất tại huyệ n Bạ ch Thông, tỉnh Bắc Kạn.
2.3. Yêu cầu
- Đánh giá lợi thế và hạn chế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác
động đến việc sử dụng đất nông nghiệp.
- Đánh giá tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp, xác định đặc điểm của
các loại hình sử dụng đất.

- Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Bạch Thông, tỉnh
Bắc Kạn .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU

1.1. Tình hình đánh giá đất đai trên thế giới
1.1.1. Khái quát chung
Trong đánh giá đất, đất đai được định nghĩa là một vùng đất mà đặc tính
của nó được xem như bao gồm những đặc trưng tự nhiên quyết định đến khả
năng khai thác được hay không và ở mức độ nào của vùng đất đó. Thuộc tính
của đất gồm có khí hậu, thổ nhưỡng và lớp địa chất bên dưới, thủy văn, giới
động vật, thực vật và những tác động quá khứ cũng như hiện tại của con
người [49].
Một quốc gia hay một dân tộc sử dụng đất đai của họ như thế nào là tùy
thuộc vào những nhân tố tổng hợp có quan hệ mật thiết với nhau bao gồm cả
các đặc tính của đất, các yếu tố kinh tế - xã hội, hành chính và những hạn
chế về chính trị cũng như nhu cầu và mục tiêu của con người [28].
Các phương pháp đánh giá đất đai được rất nhiều nhà khoa học và các tổ
chức quốc tế quan tâm, do vậy nó trở thành một trong những chuyên ngành
nghiên cứu quan trọng và nó gắn liền với công tác quy hoạch sử dụng đất, trở
nên gần gũi với người sử dụng đất.
Các nhà thổ nhưỡng học đã đi sâu nghiên cứu các đặc tính cấu tạo, các
quy luật và quá trình hình thành đất, điều tra và lập các bản đồ đất toàn thế
giới với tỷ lệ 1/5.000.000. Đồng thời từ thực tế lao động sản xuất trên đồng
ruộng các nhà khoa học và cả những người nông dân đã đi sâu nghiên cứu,
xem xét nhiều khía cạnh có liên quan trực tiếp tới quá trình sản xuất trên từng

vạt đất. Nói cách khác là họ tiến hành đánh giá đất đai.
Như vậy việc đánh giá đất đai phải được xem xét trên phạm vi rất rộng,
bao gồm cả không gian, thời gian, tự nhiên và xã hội. Cho nên đánh giá đất
đai không chỉ là lĩnh vực khoa học tự nhiên mà còn là kinh tế, kỹ thuật nữa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Trong đánh giá, phân hạng đất những tính chất của đất đai có thể đo
lường và ước lượng được. Có rất nhiều đặc điểm, tính chất đất nhưng khi
đánh giá tùy theo khu vực nghiên cứu cần lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá đất
thích hợp, có vai trò tác động trực tiếp và có ý nghĩa tới đất đai của vùng
nghiên cứu [30].
Hiện nay, công tác đánh giá đất đai được thực hiện trên nhiều quốc gia
và trở thành một khâu trọng yếu trong các hoạt động đánh giá tài nguyên hay
quy hoạch sử dụng đất. Công tác đánh giá đất trên thế giới đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn trong nghiên cứu khoa học cũng như áp dụng ngoài thực tế
sản xuất nông nghiệp.
1.1.2 Một số phương pháp nghiên cứu trên thế giới
Tùy theo mục đích và điều kiện cụ thể, mỗi quốc gia đã đề ra nội dung
và phương pháp đánh giá đất của mình. Có nhiều phương pháp khác nhau
nhưng nhìn chung có hai khuynh hướng: Đánh giá đất theo điều kiện tự
nhiên có xem xét tới những điều kiện kinh tế - xã hội và đánh giá kinh tế
đất có xem xét tới những điều kiện tự nhiên. Dù là phương pháp nào thì
cũng phải lấy đất đai làm nền và loại sử dụng đất cụ thể để đánh giá, kết
quả được thể hiện bằng các bản đồ, báo cáo và các số liệu thống kê [37].
1.1.2.1 Liên xô cũ
ở Liên Xô (cũ), đánh giá đất đai đã bắt đầu từ thế kỷ XIX, tuy nhiên đến
những năm 60 của thế kỷ XX, việc phân hạng và đánh giá đất đai mới được
nhà nước quan tâm và tiến hành trên cả nước. Công tác nghiên cứu, đánh giá
về đất và phân loại đất đã trở thành đối tượng khoa học và hình thành bộ môn

khoa học từ những công trình nghiên cứu toàn diện của nhà bác học Nga V.V
Docutraev.
Quan điểm đánh giá đất đai của Docutraev áp dụng phương pháp cho
điểm các yếu tố đánh giá trên cơ sở thang điểm đã được xây dựng thống nhất.
Dựa trên quan điểm khoa học của ông các thế hệ học trò đã bổ sung, hoàn
thiện dần dần, do đó phương pháp đánh giá đất của Docutraev đã được thừa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
nhận và phổ biến ra nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước thuộc hệ thống
XHCN cũ.
Đánh giá đất đai theo Liên Xô cũ gồm 3 bước:
+ Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng (so sánh các loại thổ nhưỡng theo tính
chất tự nhiên).
+ Đánh giá khả năng sản xuất của đất đai (yếu tố được xem xét kết hợp
với khí hậu, độ ẩm, địa hình).
+ Đánh giá kinh tế đất (chủ yếu đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của
đất đai).
1.1.2.2 Đánh giá đất ở Mỹ
Năm 1951 Cục Cải tạo đất đai - Bộ Nông nghiệp Mỹ (USBR) đã xây
dựng phương pháp phân loại khả năng thích nghi đất có tưới (Irrigation land
suitabitily classification). Việc phân loại bao gồm 6 lớp, từ lớp có thể trồng
được (arable) đến lớp có thể trồng trọt được một cách giới hạn (limited
arable) và lớp không thể trồng trọt được (non - arable). Trong hệ thống phân
loại này ngoài đặc điểm đất đai một số chỉ tiêu về kinh tế định lượng cũng
được xem xét có giới hạn ở phạm vi thủy lợi.
Phương pháp này được sử dụng thành công ở Mỹ và sau đó được vận
dụng ở nhiều nước. Khái niệm chủ yếu nêu lên trong hệ thống phân loại tiềm
năng đất đai là những khái niệm về hạn chế, đó là những tính chất đất đai gây
trở ngại cho việc sử dụng đất.

Ở Mỹ việc đánh giá đất đai được áp dụng rộng rãi theo 2 phương pháp:
+ Phương pháp đánh giá đất tổng hợp: Lấy năng suất cây trồng trong
nhiều năm làm tiêu chuẩn và chú ý đi sâu vào phân hạng đất đai cho từng loại
cây trồng. Phương pháp này chia lãnh thổ thành các tổ hợp đất (đơn vị đất
đai) và tiến hành đánh giá đất đai theo năng suất bình quân của cây trồng
trong nhiều năm (thường là lớn hơn 10 năm) và chú ý đánh giá cho từng loại
cây trồng (thường chọn lúa mì làm đối tượng chính). Qua đó các nhà nông
học xác định các mối tương quan giữa đất và các giống lúa mì để đề ra các
biện pháp tăng năng suất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
+ Phương pháp đánh giá đất theo từng yếu tố: bằng cách thống kê các
yếu tố tự nhiên và kinh tế để so sánh, lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm hoặc
100% để làm mốc so sánh lợi nhuận ở các loại đất khác nhau.
Ngoài ra, ở nhiều nước châu Âu khác, đều thực hiện phổ biến theo cả 2
hướng: nghiên cứu các yếu tố tự nhiên để xác định tiềm năng của đất (phân hạng
định tính) và nghiên cứu các yếu tố kinh tế, xã hội nhằm xác định sức sản xuất
thực tế của đất đai (phân hạng định lượng). Thông thường là áp dụng phương
pháp so sánh tính bằng điểm hoặc %.
1.1.2.3 Đánh giá đất ở Canađa
Canada đánh giá đất theo các tính chất tự nhiên của đất và năng suất ngũ
cốc nhiều năm. Trong nhóm cây ngũ cốc lấy cây lúa mì làm tiêu chuẩn và khi có
nhiều loại cây thì dùng hệ số quy đổi ra lúa mì. Trong đánh giá đất đai các chỉ
tiêu thường được lưu ý là thành phần cơ giới, cấu trúc đất, mức độ muối độc
trong đất, xói mòn và đá lẫn.
1.1.2.4 Đánh giá đất ở ấn Độ và vùng nóng ẩm Bắc phi
Thường áp dụng phương pháp tham biến, có tính đến sự phụ thuộc của
một số tính chất đất đai với sức sản xuất. Các tác giả đi sâu phân tích về các
đặc trưng thổ nhưỡng có ảnh hưởng đến sức sản xuất như sự phân tầng, cấu

trúc của đất, màu sắc đất, độ chua, độ no bazơ, hàm lượng mùn v.v. Các đặc
tính, các mối quan hệ của các yếu tố được thể hiện dưới dạng phương trình
toán học. Kết quả phân hạng đánh giá đất được thể hiện dưới dạng % hoặc
cho điểm.
1.1.2.5 Phương pháp đánh giá đất theo FAO
Thấy rõ vai trò quan trọng của đánh giá đất làm cơ sở cho quy hoạch sử
dụng đất, tổ chức Nông - Lương của Liên Hợp Quốc (FAO) cùng với sự tham
gia của các chuyên gia đầu ngành đã tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nước
xây dựng nên bản đề cương đánh giá đất đai (FAO, 1976). Tài liệu này đã
được cả thế giới quan tâm thử nghiệm, vận dụng và chấp nhận là phương tiện
tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Tài liệu này đã đưa ra hàng loạt các khái niệm dùng trong đánh giá đất
đai như chất lượng đất đai, đơn vị đất đai và bản đồ đơn vị đất đai, loại hình
sử dụng đất và hệ thống sử dụng đất.
Tiếp đó, luậ n văn này được bổ sung, chỉnh sửa cùng với hàng loạt các
tài liệu hướng dẫn đánh giá đất đai chi tiết cho các vùng sản xuất khác nhau
như: đánh giá đất cho nông nghiệp nhờ nước trời (Land evaluation for rainfed
agriculture), đánh giá đất cho nền nông nghiệp có tưới (Land evaluation
irigated agriculture), đánh giá đất đai cho trồng trọt đồng cỏ quảng canh
(Land evaluation for extensive grazing), đánh giá đất đai cho mục tiêu phát
triển (Land evaluation for development), đánh giá đất đai và phân tích hệ
thống canh tác cho việc quy hoạch sử dụng đất (Land evaluation and farming
system analysis for land use planning) [37], [5].
Đề cương đánh giá đất đai của FAO mang tính khái quát toàn bộ những
nguyên tắc và nội dung cũng như các bước tiến hành quy trình đánh giá đất
đai cùng với những gợi ý và ví dụ minh họa giúp cho các nhà khoa học đất ở
các nước khác nhau tham khảo. Tùy theo điều kiện sinh thái đất đai và sản

xuất của từng nước để vận dụng những tài liệu của FAO cho phù hợp và có
kết quả tại nước mình.
Phương pháp đánh giá đất của FAO đã “dung hòa” các phương pháp
đánh giá đất đai trên thế giới, lựa chọn và phát huy được ưu điểm của các
phương pháp đánh giá đất đai khác nhau. FAO đã đề ra phương pháp đánh giá
đất đai dựa trên cơ sở phân loại đất thích hợp “Land suitability classification”.
Cơ sở của phương pháp này là sự so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất với chất
lượng đất gắn với phân tích các khía cạnh về kinh tế - xã hội và môi trường để
lựa chọn phương án sử Phương pháp đánh giá đất đai theo quan điểm thích
hợp của FAO là cơ sở cho dụng tối ưu. Việc quy hoạch sử dụng đất theo quan
điểm sinh thái và phát triển lâu bền đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp
dụng và công nhận. Đánh giá đất đai là một bước quan trọng trong công tác
quy hoạch sử dụng đất cho một vùng lãnh thổ.Đề cương đánh giá đất của
FAO đã nêu ra các nguyên tắc như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
- Mức độ thích hợp của đất đai được đánh giá phân hạng cho các loại sử
dụng đất cụ thể.
- Việc đánh giá khả năng thích hợp đất đai yêu cầu có sự so sánh giữa lợi
nhuận thu được (bao gồm cả năng suất, lợi ích) với đầu tư (chi phí cần thiết)
trên các loại đất khác nhau.
- Đánh giá đất đai đòi hỏi một phương pháp tổng hợp đa ngành yêu cầu
có một quan điểm tổng hợp, có sự tham gia đầy đủ của các nhà nông học, lâm
nghiệp, kinh tế, xã hội học v.v.
- Việc đánh giá đất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội, các loại hình sử dụng đất được lựa chọn phải phù hợp với mục tiêu
phát triển, bối cảnh và đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của
vùng nghiên cứu.
- Khả năng thích hợp đưa vào sử dụng cần đặt trên cơ sở sử dụng đất bền

vững Đánh giá đất cần phải so sánh các loại hình sử dụng đất được lựa chọn
(so sánh hai hay nhiều loại sử dụng đất). Mục đích của đánh giá đất theo FAO
là nhằm tăng cường nhận thức, hiểu biết về phương pháp đánh giá đất đai
trong khuôn khổ quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm tăng cường lương
thực cho một số nước trên thế giới và giữ gìn nguồn tài nguyên đất đai không
bị thoái hóa, sử dụng đất được lâu bền.
* Yêu cầu chính trong đánh giá đất theo FAO
Yêu cầu chính trong đánh giá đất theo FAO là gắn liền đánh giá đất và
quy hoạch sử dụng đất, coi đánh giá đất là một phần của quá trình quy hoạch
sử dụng đất. Vì vậy yêu cầu cần phải đạt được là:
- Thu thập được những thông tin phù hợp về điều kiện tự nhiên, kinh tế -
xã hội của khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá được sự thích hợp của vùng đất đó với các mục tiêu sử dụng
khác nhau và theo nhu cầu của con người.
- Phải xác định được mức độ chi tiết đánh giá đất theo quy mô và phạm
vi quy hoạch toàn quốc, tỉnh, huyện hoặc cơ sở sản xuất.
- Mức độ thực hiện đánh giá đất đai phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
* Nội dung chính của đánh giá đất đai theo FAO
- Xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.
- Xác định các loại hình sử dụng đất.
- Xây dựng hệ thống cấu trúc phân hạng đất đai
- Phân hạng thích hợp đất đai.
Luận văn cũng đã giới thiệu ba mức độ đánh giá: Sơ lược, bán chi tiết và
chi tiết.
* Các phương pháp đánh giá đất theo FAO





















Sơ đồ 1.1. Các phương pháp hai bước và song song trong tiến trình
đánh giá đất – FAO [37]
Tham khảo
ban đầu
Phương pháp
hai bước
Phương pháp
song song
Điều tra
cơ bản
Điều tra
cơ bản


Phân hạng thích
nghi đất định tính/
bán định lượng

Phân tích kinh tế -
xã hội
Phân hạng
thích nghi đất
theo định tính
Phân hạng
thích nghi đất
theo định lượng
và định tính
Quyết định
quy hoạch
Phân tích
kinh tế -
xã hội
Bước thứ
nhất
Bước thứ
hai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Trong đánh giá đất cả hai khâu điều tra tự nhiên và kinh tế - xã hội đều
quan trọng.
Hai phương pháp thực hiện quy trình đánh giá đất khác nhau được phân
biệt bởi mối liên quan đến sự nối tiếp thời gian khi thực hiện nghiên cứu về tự

nhiên hay về kinh tế - xã hội.
- Phương pháp hai bước: gồm có đánh giá đất tự nhiên (bước thứ nhất)
tiếp theo là kinh tế - xã hội (bước thứ hai). Phương pháp tiến triển theo các
hoạt động tuần tự, rõ ràng vì vậy có thể linh động thời gian cho các hoạt động
và huy động cán bộ tham gia.
- Phương pháp song song: các bước đánh giá đất tự nhiên đồng thời với
phân tích kinh tế - xã hội. Có ưu điểm là nhóm cán bộ đa ngành cùng làm việc
gồm cả các nhà khoa học tự nhiên và kinh tế - xã hội. Phương pháp này
thường được đề nghị để đánh giá đất chi tiết và bán chi tiết.
* Trình tự hoạt động đánh giá đất theo FAO
Trong tài liệu “Đánh giá đất vì sự nghiệp phát triển” (FAO, 1986) đã chỉ
dẫn việc thực hiện đánh giá đất và quy hoạch sử dụng đất gồm 9 bước theo sơ
đồ 2.2.
- Bước 1: Xác định mục tiêu
Đây là bước khởi đầu, xác định quy mô và mức độ của công việc cụ thể.
- Bước 2: Thu thập tài liệu
Dựa vào mục tiêu và quy mô của từng dự án đánh giá đất để thu thập các
tài liệu thông tin sẵn có về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng dự án.
- Bước 3: Xác định đơn vị đất đai
Mô tả các đơn vị đất đai (Land Mapping Unit - LMU) dựa trên kết quả
điều tra tài nguyên đất (khí hậu, loại đất, thực vật bề mặt đất, nước ngầm).
Mỗi một LMU có số lượng các đặc tính như độ dốc, lượng mưa, phẫu diện
đất, thoát nước, thảm thực vật v.v khác với LMU kề bên.
- Bước 4: Xác định loại hình sử dụng đất
Xác định và mô tả các loại hình sử dụng đất với các thuộc tính chính liên
quan đến: các chính sách và mục tiêu phát triển, những hạn chế đặc biệt trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
quá trình sử dụng đất, những nhu cầu và ưu tiên của chủ sử dụng, các điều

kiện tổng quát về kinh tế - xã hội và sinh thái nông nghiệp trong vùng đánh
giá đất.
- Bước 5: Đánh giá mức độ thích hợp
Đánh giá dựa trên kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và các yêu cầu
sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất đã được dùng để phân hạng thích
hợp đất đai cho các loại hình sử dụng đất cụ thể.
- Bước 6: Xác định giải pháp về kinh tế - xã hội, môi trường
Dựa trên kết quả đánh giá, phân hạng thích hợp đề xuất các loại hình sử
dụng đất cho từng vùng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và đảm bảo sự
ổn định về môi trường.
- Bước 7: Xác định các loại hình sử dụng đất thích hợp nhất
Đây là bước chuyển tiếp giữa công tác đánh giá đất và quy hoạch sử
dụng đất dựa trên các loại hình thích hợp hiện tại.
- Bước 8: Quy hoạch sử dụng đất
Từ kết quả xác định các loại hình sử dụng đất thích hợp nhất để đưa ra
định hướng sử dụng đất có hiệu quả.
- Bước 9: áp dụng của việc đánh giá đất
Áp dụng công tác đánh giá đất của FAO vào thực tiễn, phục vụ cho phát
triển nền nông nghiệp bền vững.
Các công đoạn của quá trình đánh giá đất phải được nghiên cứu kỹ và
cần thiết phải trở đi trở lại nhiều lần tiến trình trong sơ đồ cho tới khi nào các
nhà quy hoạch thỏa mãn rằng tất cả các loại hình sử dụng đất được lựa chọn
đã được xem xét đánh giá [3].
* Đánh giá khả năng thích hợp đất đai
Theo FAO, khả năng thích hợp đất đai là sự phù hợp của một đơn vị đất
đai đối với một loại hình sử dụng đất (LUT) được xác định. Đất đai có thể
được xem xét ở điều kiện hiện tại hoặc trong tương lai sau khi cải tạo [6]
Hệ thống phân loại khả năng thích hợp đất đai của FAO được chia thành
4 cấp: loại, hạng, hạng phụ và đơn vị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


13
- Loại, bộ (order): phản ánh khả năng thích hợp, nó chỉ ra loại đất nào là
thích hợp hay không thích hợp đối với loại hình sử dụng đất được xem xét.
Cấp này được chia thành: S - thích hợp và N - không thích hợp
+ Loại thích hợp S: nghĩa là LUT sẽ có năng suất khi có đầu tư, không
chịu ảnh hưởng của các rủi ro hoặc gây thiệt hại đến tài nguyên đất.
+ Loại không thích hợp N: nghĩa là đất có các yếu tố hạn chế khắc
nghiệt mà ở loại S không có, rất khó hoặc không thể khắc phục được đối
với các LUT.
- Hạng (class): phản ánh mức độ thích hợp trong một bộ, thường được ký
hiệu bằng chữ số ả rập, chỉ số này càng lớn thì mức độ thích hợp càng giảm.
Cấp này được chia thành:
S1, S2, S3: các hạng thích hợp đất đai
N1, N2: các hạng không thích hợp
+ S1 - hạng rất thích hợp: chỉ các đơn vị đất đai không có giới hạn đáng
kể nào đến việc áp dụng bền vững một loại hình sử dụng đất được đề nghị
hoặc chỉ có những hạn chế nhỏ không làm giảm sút khả năng sản xuất hay lợi
nhuận của loại hình sử dụng đất đó.
+ S2 - hạng thích hợp trung bình: chỉ các đơn vị đất đai có những hạn
chế ở mức độ trung bình, có thể khắc phục được bằng các biện pháp khoa học
kỹ thuật hoặc tăng mức đầu tư cho LUT.
+ S3 - hạng thích hợp kém: chỉ các đơn vị đất đai đã xuất hiện nhiều yếu
tố hạn chế hoặc một yếu tố hạn chế nghiêm trọng khó khắc phục và sẽ làm
giảm sản lượng, lợi nhuận và tăng mức chi phí khi sử dụng.
+ N1 - hạng không thích hợp hiện tại: chỉ các đơn vị đất đai không thích
hợp với LUT hiện tại vì có yếu tố hạn chế nghiêm trọng. Tuy nhiên những
yếu tố hạn chế đó có khả năng khắc phục được bằng các biện pháp cải tạo đất
trong tương lai để nâng hạng lên thích hợp.
+ N2 - hạng không thích hợp vĩnh viễn: đất có những yếu tố hạn chế

nghiêm trọng trong hiện tại không thể khắc phục được bằng bất cứ biện pháp
kỹ thuật hoặc kinh tế nào để trở thành hạng thích nghi của LUT dự tính trong
tương lai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
- Hạng phụ thích hợp (subclass): phản ánh loại hạn chế hay loại biện
pháp cải tạo chính được yêu cầu trong cùng một hạng. Các yếu tố hạn chế ở
hạng phụ chủ yếu là điều kiện tự nhiên.
- Đơn vị thích hợp (unit): trong các chương trình đánh giá đất đai ở cấp
chi tiết cao (huyện, xã), hạng phụ được phân cấp thành đơn vị đất. Tất cả các
đơn vị thích hợp đều có cùng mức độ thích hợp và loại hạn chế giống nhau
nhưng khác nhau ở mức độ ảnh hưởng của các yếu tố hạn chế. Các yếu tố hạn
chế ở hạng phụ ngoài yếu tố tự nhiên của các đơn vị đất còn có các yếu tố hạn
chế về quản lý và đầu tư sản xuất. Các yếu tố hạn chế về quản lý, kinh tế phụ
thuộc vào các nông hộ hoặc các nông trang.
Như vậy, tùy thuộc vào mức độ chi tiết của các dự án đánh giá đất của
mỗi quốc gia, mỗi vùng cụ thể, tùy thuộc vào phân cấp tỷ lệ bản đồ mà định
ra các cấp và mức độ phân hạng để xác định khả năng thích hợp đất đai.
Đánh giá đất theo FAO chú trọng những vấn đề sau:
- Xác định đối tượng đánh giá đất là toàn bộ tài nguyên đất đai của lãnh thổ.
- Quan niệm đất đai là một thể tự nhiên bao gồm thổ nhưỡng, và các yếu
tố khác như địa hình, địa chất, thủy văn, khí hậu, thực vật v.v.
- Đánh giá đất đai gắn với mục đích sử dụng đất nông nghiệp theo nghĩa
rộng (bao gồm trồng trọt, chăn nuôi).
- Khi đánh giá đất chú trọng tất cả các thành phần của đất có ảnh hưởng
tới năng suất, chất lượng cây trồng, khả năng sử dụng chúng trong sản xuất và
biện pháp bảo vệ, cải tạo môi trường.
- Hệ thống phân vị khép kín cho phép đánh giá đất đai từ khái quát đến
chi tiết trên quy mô vùng lãnh thổ với các cơ sở sản xuất.

Trong tình hình hiện nay, các tác động của con người đối với khai thác
sử dụng đất hoàn toàn bị chi phối bởi các yếu tố kinh tế - xã hội, vì vậy đánh
giá đất đai theo FAO được xem xét trên phạm vi rộng (không gian và thời
gian, tự nhiên, kinh tế - xã hội) nhằm tạo ra một sức sản xuất ổn định và phát
triển bền vững, đáp ứng được nhu cầu giao lưu quốc tế. Đánh giá đất đai theo
chỉ dẫn của FAO rất đầy đủ, chặt chẽ và dễ dàng vận dụng, được quốc tế hóa
và có tính khả thi cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Những công trình nghiên cứu về phương pháp, nội dung đánh giá đất đai
ngày càng được hoàn thiện, gần đây được FAO (1993) trình bày như một
khâu công tác trọng yếu trong quy hoạch sử dụng đất. Nhận thức rõ ràng của
giới nghiên cứu khoa học tự nhiên đặc biệt là các nhà khoa học đất là việc
nghiên cứu tài nguyên đất hiện nay không chỉ dừng lại ở bước thống kê tài
nguyên đất đai mà còn phải thực hiện việc đánh giá khả năng và giới hạn của
tài nguyên đất đai trong quá trình sử dụng đất. Do vậy, tổ chức FAO gần đây
đã dồn mọi nỗ lực vào việc hoàn thiện công tác đánh giá khả năng của đất đai
bằng nhiều tài liệu, hội thảo trên quy mô toàn cầu [23].
1.2. Sử dụng đất theo quan đim sinh thái và phát trin bền vững
1.2.1 Vấn đề suy thoái đất
Hiện tượng suy thoái đất, suy kiệt dinh dưỡng có liên quan chặt chẽ đến
chất lượng đất và môi trường. Để đáp ứng được lương thực, thực phẩm cho
con người trong hiện tại và tương lai, con đường duy nhất là thâm canh tăng
năng suất cây trồng trong điều kiện hầu hết đất canh tác trong khu vực đều bị
nghèo về độ phì, đòi hỏi phải bổ sung cho đất một lượng chất dinh dưỡng cần
thiết qua con đường sử dụng phân bón.
Đối với Việt Nam các kết quả nghiên cứu đều cho thấy đất đai ở vùng
trung du, miền núi đều nghèo các chất dinh dưỡng P, K, Ca và Mg. Đất phù sa
sông Hồng có hàm lượng dinh dưỡng khá, song quá trình thâm canh với hệ số

sử dụng đất cao từ 2 đến 3 vụ trong năm nên lượng dinh dưỡng mà cây lấy đi
lớn hơn nhiều so với lượng dinh dưỡng bón vào đất. Để đảm bảo đủ dinh
dưỡng, đất không bị suy thoái thì N, P là hai yếu tố cần phải được bổ sung
thường xuyên (ESCAP/FAO/UNIDO, 1993). Trong quá trình sử dụng đất do
chưa tìm được các loại hình sử dụng đất hợp lý hoặc chưa có công thức luân
canh hợp lý cũng gây ra hiện tượng thoái hóa đất như vùng đất dốc mà trồng
cây lương thực, đất có dinh dưỡng kém lại không luân canh với cây họ đậu.
Bên cạnh đó sự suy thoái đất còn liên quan đến điều kiện kinh tế - xã hội của
vùng. Trong điều kiện nền kinh tế kém phát triển, người dân đã tập trung chủ
yếu vào trồng cây lương thực như vậy gây ra hiện tượng xói mòn, suy thoái
đất. Điều kiện kinh tế và sự hiểu biết của con người còn thấp dẫn đến việc sử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
dụng phân bón hạn chế và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều gây ảnh
hưởng tới môi trường [50], [25].
1.2.2 Quan điểm sử dụng đất bền vững
Với sự phát triển đột phá của khoa học kỹ thuật trong những thập kỷ gần
đây, nền văn minh hiện đại của nhân loại đã làm biến đổi sâu sắc cảnh quan
môi trường. Sự cạn kiệt của các nguồn năng lượng, sự bùng nổ của dân số
càng làm sâu sắc thêm sự mất cân đối giữa nhu cầu ngày càng cao của xã hội
và khả năng có hạn của các nguồn tài nguyên [50].
Mục tiêu của con người trong quá trình sử dụng đất là sử dụng khoa
học và hợp lý. Trong thực tế do quá trình sử dụng lâu dài, nhận thức về sử
dụng đất còn hạn chế dẫn tới nhiều vùng đất đai đang bị thoái hóa, ảnh
hưởng tới môi trường sống của con người. Những diện tích đất đai thích
hợp cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, do đó con người phải
mở mang thêm diện tích đất canh tác trên các vùng không thích hợp. Hậu
quả đã gây ra quá trình thoái hóa rửa trôi và phá hoại đất một cách nghiêm
trọng [2].

Trước những năm 1970, trong nông nghiệp người ta nói đến nhiều giống
mới, năng suất cao, kỹ thuật cao. Nhưng sau năm 1970 một khái niệm mới đã
xuất hiện và ngày càng có tính thuyết phục, đó là khái niệm tính bền vững và
tiếp theo là nông nghiệp bền vững [2], [16].
Nông nghiệp bền vững không có nghĩa là khước từ những kinh nghiệm
truyền thống mà là phối hợp, lồng ghép những sáng kiến mới từ các nhà khoa
học, từ nông dân hoặc cả hai [50]. Điều trở nên thông thường đối với những
người nông dân, bền vững là việc sử dụng những công nghệ và thiết bị mới
vừa được phát kiến, những mô hình canh tác tổng hợp để giảm giá thành đầu
vào. Đó là những công nghệ về chăn nuôi động vật, những kiến thức về sinh
thái để quản lý sâu hại và thiên địch.
Trong nông nghiệp bền vững việc chọn cây gì, con gì trong một hệ sinh
thái tương ứng không thể áp đặt theo ý muốn chủ quan mà phải điều tra,
nghiên cứu để hiểu biết thiên nhiên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
Không có ai hiểu biết hệ sinh thái nông nghiệp ở một vùng bằng chính
những người sinh ra và lớn lên ở đó. Vì vậy, xây dựng nông nghiệp bền vững
cần thiết phải có sự tham gia của người dân trong vùng nghiên cứu. Phát triển
bền vững là việc quản lý và bảo tồn cơ sở tài nguyên thiên nhiên, định hướng
những thay đổi công nghệ thể chế theo một phương thức sao cho đạt đến sự
thỏa mãn một cách liên tục những nhu cầu của con người, của những thế hệ
hôm nay và mai sau [19].
Sự phát triển bền vững như vậy trong lĩnh vực nông nghiệp chính là sự
bảo tồn đất, nước, các nguồn động thực vật, không bị suy thoái môi trường,
kỹ thuật thích hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội.
FAO đã đưa ra những chỉ tiêu cụ thể cho nông nghiệp bền vững là:
- Thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của thế hệ hiện tại và tương lai
về số lượng và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp khác.

- Cung cấp lâu dài việc làm, đủ thu nhập và các điều kiện sống, làm việc
tốt cho mọi người trực tiếp làm nông nghiệp.
- Duy trì và chỗ nào có thể tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở
tài nguyên thiên nhiên và khả năng tái sản xuất của các nguồn tài nguyên tái
tạo được mà không phá vỡ chức năng của các chu kỳ sinh thái cơ sở và cân
bằng tự nhiên, không phá vỡ bản sắc văn hóa xã hội của các cộng đồng sống ở
nông thôn hoặc không gây ô nhiễm môi trường.
- Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp, củng cố lòng tin
trong nhân dân.
Cũng trong năm 1992 thế giới kỷ niệm 20 năm thành lập chương trình
bảo vệ môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), lần đầu tiên Hội nghị Thượng
đỉnh về môi trường và phát triển đã họp tại Rio De Janerio, Brazin (gọi tắt là
Rio 92), định hướng cho các quốc gia, các tổ chức quốc tế chiến lược về môi
trường và phát triển bền vững để bước vào thế kỷ 21. Trong bối cảnh đó quan
điểm sử dụng đất bền vững đã được triển khai trên toàn thế giới [50].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×