Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu đánh giá tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch sinh thái huyện mai châu, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.48 MB, 111 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
6. Cấu trúc luận văn 2
Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU DU LỊCH SINH THÁI 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 3
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu du lịch sinh thái 3
1.1.2. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái 8
1.2. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU, PHƢƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH
NGHIÊN CỨU 18
1.2.1. Quan điểm nghiên cứu 18
1.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 20
1.2.3. Quy trình nghiên cứu 26
Chƣơng 2. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN MAI
CHÂU TỈNH HÒA BÌNH 28
2.1. CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 28
2.1.1. Vị trí địa lý 28
2.1.2. Địa chất 29
2.1.3. Địa hình 30
2.1.4. Khí hậu 30
2.1.5. Thủy văn 33
2.1.6. Thảm thực vật (các khu bảo tồn và VQG) 35


1


2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA BẢN ĐỊA 38
2.2.1. Đặc điểm và hiện trạng phát triển kinh tế xã hội và nhân văn 38
2.2.2. Văn hóa vật chất và tinh thần của các dân tộc thiểu số 40
2.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI 47
2.3.1. Lựa chọn đối tƣợng đánh giá 47
2.3.2. Xây dựng thang đánh giá 47
2.3.3. Tiến hành đánh giá 52
2.3.4. Đánh giá kết quả 53
Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH SINH THÁI HUYỆN MAI CHÂU 56
3.1. HIỆN TRẠNG DU LỊCH HUYỆN MAI CHÂU 56
3.1.1. Lƣợng khách du lịch tới Mai Châu và doanh thu từ du lịch 56
3.1.2. Sự phân bố theo mùa của khách du lịch tới Mai Châu 58
3.1.3. Mức độ đảm bảo yêu cầu, chất lƣợng du lịch 62
3.1.4. Vai trò và mối quan hệ giữa du lịch và cộng đồng địa phƣơng 64
3.1.5. Những vấn đề môi trƣờng xã hội phát sinh 69
3.1.6. Tồn tại và thách thức với du lịch Mai Châu 70
3.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DLST HUYỆN MAI CHÂU 72
3.2.1. Xác định sức chứa cho điểm, tuyến du lịch 72
3.2.2. Cơ sở định hƣớng phát triển du lịch sinh thái 75
3.2.3. Tổ chức không gian phát triển du lịch sinh thái huyện Mai Châu 80
3.2.4. Đề xuất các giải pháp phát triển DLST bền vững 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC 95
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1. Cấu trúc DLST 11
Hình 1. 2. Sơ đồ quy trình nghiên cứu luận văn 26
Hình 2. 1. Bản đồ vị trí khu vực nghiên cứu 29*

Hình 2. 2. Bản đồ địa chất khu vực nghiên cứu 30*
Hình 3. 3. Mô hình số độ cao 31*
Hình 2. 4. Biểu đồ số giờ nắng và nhiệt độ trung bình của Mai Châu năm 2013 32
Hình 2. 5. Biểu đồ thể hiện số ngày mƣa các tháng trong năm 2013 của Mai Châu 33
Hình 2. 6. Bản đồ kinh tế - xã hội huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình 40*
Hình 2. 7. Dệt thủ công ở huyện Mai Châu 41
Hình 2. 8. Trang phục ngƣời Thái 42
Hình 2. 9. Nhà truyền thống ngƣời Thái - bản Lác 42
Hình 2. 10. Lễ hội Xên Bản, Xên Mƣờng ở Mai Châu 44
Hình 2. 11. Đặc sản ẩm thực Mai Châu 46
Hình 2. 12. Đặc sản lợn nƣớng và cơm Lam 46
Hình 2. 13. Bản đồ tài nguyên du lịch huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình 47*
Hình 3. 1. Sự thay đổi số lƣợng khách du lịch tới Mai Châu giai đoạn 2011 - 2013 56
Hình 3. 2. Doanh thu từ hoạt động du lịch của Mai Châu giai đoạn 2011 - 2013 61
Hình 3. 3. Bản đồ hiện trạng du lịch huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình 66*
Hình 3. 4. Thay đổi lối sống - văn hóa 71
Hình 3. 5. Thƣơng mại hóa sản phẩm lƣu niệm 71
Hình 3. 6. Thay đổi kinh tế - văn hóa bản địa 71
Hình 3. 7. Sự thay đồi thái độ của dân địa phƣơng đối với du lịch 72
Hình 3. 8. Bản đồ định hƣớng phát triển du lịch sinh thái huyện Mai Châu, tỉnh Hòa
Bình 30*

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2. 1. Nhiệt độ không khí thấp nhất (Đơn vị oC) 31
Bảng 2. 2. Nhiệt độ không khí cao nhất (Đơn vị oC) 32
Bảng 2. 3. Tổng lƣợng mƣa theo năm (2007-2012) 33
Bảng 2. 4. Hiện trạng sử dụng đất khu bảo tồn Hang Kia – Pà Cò 37
Bảng 3. 1. Tổng hợp số lƣợt khách đến tham quan du lịch tới Mai Châu giai đoạn
2011 - 2013 57

Bảng 3. 2. Phân bố khách du lịch theo mùa 58
Bảng 3. 3. Nhu cầu khách du lịch tới các bản của Mai Châu qua phiếu điều tra 58
Bảng 3. 4. Lý do khách du lịch nội địa tới Mai Châu 59
Bảng 3. 5. Lý do khách du lịch quốc tế tới Mai Châu 60
Bảng 3. 6. Doanh thu từ hoạt động du lịch của Mai Châu (2011 - 2013) 61
Bảng 3. 7. Nguồn thông tin khách biết về Mai Châu 62
Bảng 3. 8. Đánh giá về mức độ hấp dẫn của du lịch Mai Châu thông qua ý kiến
khách du lịch 64
Bảng 3. 9. Sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng với hoạt động du lịch huyện Mai
Châu năm 2014 65
Bảng 3. 10. Tuyến du lịch qua Mai Châu có ý nghĩa quốc tế, liên vùng, nội vùng 82


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Du lịch sinh thái (DLST) là một loại hình du lịch hƣớng tới sự phát triển bền
vững thông qua việc làm giảm sức ép tới các nguồn lợi tự nhiên phục vụ nhu cầu du
khách và nhân dân địa phƣơng khi tham gia vào các hoạt động du lịch. Điểm đặc biệt của
loại hình du lịch này là chú trọng vào các dạng tài nguyên và nguồn lực địa phƣơng, chú
trọng tới hoạt động bảo tồn và đảm bảo phát triển cộng đồng dân cƣ địa phƣơng.
Huyện Mai Châu là một huyện thuộc vùng ở phía Tây Bắc của tỉnh Hòa Bình
từ lâu đã nổi tiếng với các điểm du lịch thiên nhiên nổi tiếng nhƣ bản Lác, bản Văn,
bản Pom Coọng, bản Mông, núi Xà Lĩnh, Ngoài ra đây còn là mảnh đất hội tụ,
giao lƣu của nhiều dân tộc anh em, vùng đa số là ngƣời dân tộc Thái xen lẫn với 2
xã ngƣời H.Mông. Mỗi dân tộc có bản sắc, phong tục tập quán riêng góp phần tạo
nên sự đa dạng phong phú cho nền văn hóa Việt Nam. Với những đặc thù về địa lý
và truyền thống sẵn có, nhân dân huyện Mai Châu đã và đang phát huy, giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc đồng thời thúc đẩy tiềm năng du lịch đặc biệt là du lịch sinh
thái nhằm giới thiệu tới bạn bè bốn phƣơng những nét tinh túy nơi đây. Cụ thể

huyện Mai Châu đã xây dựng và nhân rộng mô hình các bản du lịch sinh thái: bản
Văn, Pom Coọng, Lác, Nhót, Nà Phòn và xã Hang Kia, Pà Cò.
Với giá trị du lịch sinh thái đặc sắc, huyện Mai Châu hứa hẹn sự phát triển
mạnh mẽ trong tƣơng lai. Tuy nhiên, do phát triển du lịch một cách nhanh nhƣng
chƣa có quy hoạch cụ thể dẫn đến phá vỡ cảnh quan, thay đổi bản sắc văn hóa vùng,
làm cho bản làng mang dáng dấp đô thị; giảm tính hoang sơ, bình dị, yên tĩnh vốn
có của địa phƣơng dẫn đến suy giảm chất lƣợng, hình ảnh du lịch sinh thái nơi đây.
Trƣớc thực trạng đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu đánh giá tiềm
năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch sinh thái huyện Mai Châu,
tỉnh Hòa Bình” cho luận văn thạc sỹ của mình. Hy vọng đề tài sẽ là đóng góp định
hƣớng phát triển du lịch sinh thái tại huyện Mai Châu nói riêng và du lịch Hòa Bình
nói chung, bền vững hơn trong tƣơng lai.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác lập cơ sở khoa học trên cơ sở đánh giá tiềm năng và hiện trạng phục vụ
yêu cầu định hƣớng phát triển du lịch sinh thái huyện Mai Châu, nhằm nâng cao


2
mức sống của dân cƣ địa phƣơng, bảo tồn môi trƣờng, giảm áp lực lên các nguồn
lợi tự nhiên và giữ gìn bản sắc văn hóa vùng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn của DLST ở Việt Nam và trên
Thế giới.
- Phân tích, đánh giá điều kiện phát triển DLST huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
- Đánh giá hiện trạng du lịch huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
- Nghiên cứu đề xuất định hƣớng phát triển DLST huyện Mai Châu, tỉnh Hòa
Bình và các giải pháp thực hiện.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động du lịch sinh thái địa bàn huyện Mai Châu.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các xã thuộc huyện Mai

Châu và hệ thống số liệu các năm 2010, 2011, 2012, 2013.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Góp phần hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch sinh thái.
Đánh giá tiềm năng và thực trạng du lịch sinh thái tại Mai Châu từ đó đề xuất
phƣơng hƣớng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển DLST của địa phƣơng.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan hoạch định
chính sách phát triển du lịch, đặc biệt phát triển du lịch sinh thái ở huyện Mai Châu,
tỉnh Hòa Bình và dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có cấu
trúc gồm 03 chƣơng:
Chƣơng 1: Cở sở khoa học nghiên cứu du lịch sinh thái.
Chƣơng 2: Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái huyện Mai Châu.
Chƣơng 3: Đánh giá hiện trạng du lịch và định hƣớng phát triển du lịch sinh
thái huyện Mai Châu.


3
Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU DU LỊCH SINH THÁI

1.1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu du lịch sinh thái
a. Trên thế giới
Du lịch sinh thái là một loại hình có lịch sử khá lâu đời, song hành với các
dạng thức du lịch khác. Hình thức sơ khai của DLST là những hoạt động du lịch gắn
liền với thiên nhiên [25], đƣợc miêu tả qua các chuyến thám hiểm của Herodorus,
Aristotle, Marco Polo, Ibn Batuta Trải qua một giai đoạn dài không đƣợc nghiên
cứu và tìm hiểu trong thời kỳ trung cổ, du lịch và các hình thức du lịch gắn với thiên
nhiên đƣợc quan tâm trở lại thông qua nhu cầu của con ngƣời và các dự án gắn liền
với phát triển du lịch trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp. Tuy nhiên, trong giai

đoạn này thì du lịch biển và du lịch núi là hai trào lƣu chính của loại hình du lịch gắn
với thiên nhiên. Với loại hình du lịch gắn với mục tiêu bảo vệ môi trƣờng và đảm bảo
tính chất ban đầu của tự nhiên thì chƣa đƣợc đề cập tới trong thời kỳ này.
Trong nhiều thập kỷ, du lịch trên thế giới đã phát triển rộng rãi và bắt đầu
xuất hiện những ảnh hƣởng tiêu cực đến kinh tế, văn hóa – xã hội và đặc biệt là môi
trƣờng tại những địa điểm khai thác du lịch. Vì vậy, xu hƣớng nghiên cứu về vấn đề
tính bền vững trong khai thác du lịch đang đƣợc các nhà nghiên cứu về du lịch trên
thế giới quan tâm, đặc biệt là gắn liền với môi trƣờng.
Đi đầu nghiên cứu trong lĩnh vực này phải kể đến một số công trình:
Budowski “Tourism and Environmenttal Consevervation: Conflict, Coexistence or
Symbiosis?” (1976); Tangi, Mathieson&Wall “Tourism: Physical Environmental,
economic and Social impacts” (1982); Lea “Tourism an development in the Third
World” (1988); Buckley&Pannell “Environmental impacts of tourism and
recreation in national parks and conservation reserves” (1990); thuật ngữ “DLST”
đƣợc Hector Ceballos - Lascurain chính thức đƣa ra vào năm 1987 và ngay lập tức
đã phát triển nhanh chóng và rộng khắp. Sự ra đời của Hiệp hội DLST quốc tế
(TIES) ba năm sau đó (1990) bƣớc đầu khẳng định vị thế của DLST với tƣ cách là


4
một hệ thống lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững trong du lịch. Trong tuyên
ngôn của mình, Hiệp hội DLST thế giới đã khẳng định sứ mạng của mình là “liên
kết sự cộng tác của hơn 90 quốc gia thành viên và hơn 40 tổ chức DLST quốc tế và
khu vực, có vai trò quan trọng toàn cầu trong việc truyền bá tri thức, hỗ trợ hoạt
động bảo tồn, truyền thông và phát triển bền vững trong ngành du lịch”.
DLST nói riêng và các loại hình du lịch thay thế nói chung mới thực sự đƣợc
chú ý khi nhân loại đứng trƣớc những tác động tiêu cực ngày càng rõ rệt của du lịch
ồ ạt vào đầu thế kỉ XX. Tiếp bƣớc những nghiên cứu của một số nhà khoa học nhƣ
Kerg Lindberg, Donal E. Hawkins, Elizabeth Boo, Hetor Ceballos-Lascuirain,
Megan Epler Wood, Buckley và L.Hens, DLST nhận đƣợc sự quan tâm nhiều hơn

từ phía các tổ chức thế giới. Đáng chú ý nhƣ Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO),
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN), Quỹ bảo tồn động vật hoang dã thế
giới (WWF) Sở dĩ có đƣợc mối quan tâm đó một phần là nhờ nỗ lực bảo vệ môi
trƣờng đƣợc Liên Hợp Quốc đề ra trong Hội nghị về môi trƣờng sống của con
ngƣời tại Stockholm-1972 (Thụy Điển) và Hội nghị Thƣợng đỉnh Trái đất tại Rio
De Janero-1992 (Brazil).
Craig-Smith & French “Learning to Live with tourism” (1994); Shaw &
Williams “Critial Issues in Tourism” (1994); Pagdin “Assessing Tourism impact in
the third world: A Nepal Case Study, Progress in Planning” (1995); Shah
“Economic of Third World National parks: Issues of Tourism and Environment
management” (1995); Simpson&Wall “Enviroment Impact Assessment for tourism:
a discussion and an Indonesian Example” & “Contempotary Issues in tourism
development” (1999) Các tác giả này, với các nghiên cứu của mình, đều đi đến
thống nhất là cần có một loại hình du lịch nhạy cảm và có trách nhiệm với môi
trƣờng, đó chính là DLST.
Từ cấp độ quốc gia và khu vực, DLST phát triển mạnh mẽ trên quy mô toàn
cầu, đánh dấu bằng sự kiện Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) chọn năm 2002 là
“Năm Quốc tế Du lịch Sinh thái”. Tại hội nghị của LHQ, các quốc gia đã ghi nhận
giá trị quan trọng toàn cầu của DLST, những lợi ích cũng nhƣ các ảnh hƣởng của


5
DLST đối với vấn đề bảo vệ môi trƣờng. Kết quả của Hội nghị này là tuyên bố
Quebec về DLST (Canada). Roberto López-Espinosa de los Montero trong “Đánh
giá vai trò của du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn thiên nhiên ở La Paz Bay,
Baja California Sur, Mexico: Du lịch sinh thái hay du lịch dựa vào tự nhiên?” [30]

đƣợc hoàn thành vào năm 2002. Đóng góp của dự án này chính là đƣa ra cơ sở lý
luận về vai trò của du lịch trong các khu bảo tồn và vƣờn quốc gia, bên cạnh đó
không thể thiếu chính là cơ sở để khai thác nguồn tài nguyên du lịch trong các khu

bảo tồn: du lịch tham quan, du lịch sinh thái, Từ những phân tích sâu về du lịch
sinh thái và những ảnh hƣởng của loại hình này tới tự nhiên mà các nhà khoa học đã
nhấn mạnh vấn đề “bền vững” gắn với hoạt động du lịch đặc biệt là các loại hình du
lịch trong các khu bảo tồn, vƣờn quốc gia. Với cơ sở lý luận đạt đƣợc nhƣ vậy thì
nghiên cứu này còn đƣợc mở rộng ra nhiều quốc gia khác trên thế giới, trong đó
phải kể tới nghiên cứu tại phía Bắc của Thái Lan do nhà khoa học ngƣời Ireland
thực hiện và hoàn thành năm 2013.
Năm năm sau đó (năm 2007), Hội nghị DLST quốc tế tại Oslo (Nauy) đã
tổng kết những thành công, hạn chế cũng nhƣ thách thức của hoạt động DLST trên
quy mô thế giới và đƣa ra khuyến nghị về 4 lĩnh vực: phát triển bền vững, bảo tồn,
giáo dục và truyền thông và những vấn đề nhạy cảm của DLST.
Những năm gần đây thì nghiên cứu về vấn đề này lại ngày càng đƣợc đề cao:
Campbell, W. Bruce, López Ortíz, Silvia trong dự án “Lồng ghép sản xuất
nông nghiệp với vấn đề bảo tồn và du lịch sinh thái trong sự ảnh hƣởng của xã hội”
đƣợc công bố năm 2012. Bên cạnh việc phân tích các yếu tố trong quá trình sản
xuất nông nghiệp, hay những hoạt động trong công tác bảo tồn các hệ sinh thái cộng
thêm việc đi sâu nghiên cứu các hoạt động từ du lịch gây ảnh hƣởng thế nào tới môi
trƣờng, tự nhiên , con ngƣời và xã hội từ đó dự án đã tìm ra một số ”lỗ hổng” trong
công tác quản lý cũng nhƣ một số ảnh hƣởng gây ra cho cuộc sống hằng ngày của
con ngƣời từ đó đã đề xuất một số hƣớng để giải quyết vấn đề đó [26].
Một nghiên cứu khác cũng xoay quanh vấn đề Du lịch – Cộng đồng – Môi
trƣờng là: Nhận thức của ngƣời dân địa phƣơng về tác động và tầm quan trọng của du


6
lịch sinh thái trong Sabang, Palawan, Philippines của tác giả Jeffrey O. Jalani ngƣời
Philippin. Nghiên cứu này đi sâu xem xét các tác động của du lịch sinh thái với cộng
đồng địa phƣơng về sinh kế của ngƣời dân, qua đó tăng cƣờng các hoạt động mang
tính tích cực với môi trƣờng và kinh tế của ngƣời dân xung quanh đồng thời đƣa ra
giải pháp khắc phục các tác động tiêu cực do hoạt động du lịch sinh thái gây ra.

Hƣởng ứng lời kêu gọi của LHQ về bảo vệ môi trƣờng và phát triển du lịch
bền vững, hơn 90 quốc gia thành viên của Tổ chức DLST thế giới (TIES) đã tham gia
vào Thỏa ƣớc Oslo (gọi tắt là GEC07). Nhiều nƣớc nhƣ Mexico, Úc, Malayxia,
Ecuado, Costa Rica đã xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch DLST quốc gia. Một số
nƣớc nhƣ Ecuado, Brazil, Úc, Kenya, Estonia, Inđonexia, Venezuela đã thành lập
hiệp hội DLST cấp quốc gia để hoạch định chính sách và kiểm soát hoạt động DLST
nƣớc mình, đồng thời là cầu nối chính thức với các tổ chức quốc tế có liên quan.
b. Việt Nam
Ở Việt Nam, DLST cũng mới bắt đầu nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 của thế
kỷ XX, tuy nhiên đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu về du lịch, môi
trƣờng: Phạm Trung Lƣơng “Đánh giá tác động môi trƣờng du lịch ở Việt Nam”
(1997); Vũ Tuấn Cảnh “Quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam với chiến lƣợc quản
lý tài nguyên và môi trƣờng” (1997); Nguyễn Ngọc Khánh, Phạm Hoàng Hải &
Phạm Trung Lƣơng “Đánh giá tác động môi trƣờng cho phát triển du lịch Quảng
Ninh” (1998); Hens.L “Sustainable tourism and environment impact assessment” –
Proceedings of the first workshop on training in Environmental Impact Assessmen
(1997); Nguyễn Bá Thụ & Nguyễn Hữu Dũng “Bảo tồn và phát triển các VQG với
hoạt động phát triển DLST” (1998) Điều này cho thấy sự quan tâm đến môi
trƣờng trong hoạt động du lịch đang ngày càng trở nên bức thiết.
Nhiều hội thảo cũng đã đƣợc tổ chức để thảo luận các vấn đề về phát triển
DLST với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu và những ngƣời có liên quan. Trong
đó, Hội thảo Quốc tế về DLST với phát triển DLBV ở Việt Nam do Tổng cục Du lịch
Việt Nam kết hợp với Quỹ Hanns Seidel (CHLB Đức) tổ chức tại Huế (tháng 5/1997),
các vấn đề DLST, du lịch với môi trƣờng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trong nƣớc và


7
quốc tế quan tâm thảo luận (Gray, J.C. “Phát triển du lịch sinh thái trên cơ sở cộng
đồng”; Cao Văn Sung “Tiềm năng du lịch sinh thái ở Việt Nam”; Phạm Trung Lƣơng
“DLST ở VIệt Nam: Những triển vọng và thách thức đối với sự phát triển” ).

Trong đề tài: “Cơ sở khoa học của phát triển DLST ở Việt Nam” của Viện
nghiên cứu phát triển du lịch với Hội thảo về DLST với phát triển du lịch bền vững
ở Việt Nam (tại Hà Nội, tháng 4/1998), đã tập hợp đƣợc sự đóng góp, tham luận của
nhiều tác giả (Nguyễn Thƣợng Hùng “Phát triển DLST trên quan điểm phát triển
bền vững”, Nguyễn Quang Mỹ & nnk “Kết quả bƣớc đầu nghiên cứu DLST ở Việt
Nam”, Đặng Huy Huỳnh “Vai trò đa dạng sinh học trong phát triển DLST ở Việt
Nam”, Lê Văn Lanh “Sinh thái và quản lý môi trƣờng du lịch ở các VQG Việt
Nam”, Võ Trí Chung “Sinh thái nhân văn trong DLST Việt Nam” ). Các báo cáo
tham luận chủ yếu tổng quan một số khía cạnh lý luận về DLST và đã có một số
nghiên cứu đánh giá về tiềm năng DLST ở Việt Nam. Điểm mới của đề tài là đã vận
dụng quan điểm phát triển bền vững vào nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái.
(Phạm Trung Lƣơng, Nguyễn Quang Mỹ & nnk “Kết quả bƣớc đầu nghiên cứu
DLST ở Việt Nam”, Koeman. A. “DLST trên cơ sở phát triển du lịch bền vững” ).
Ngoài ra, nhiều chƣơng trình nghiên cứu, luận án tiến sỹ, thạc sỹ cũng đã tiếp
cận về các vấn đề du lịch liên quan đến tự nhiên và sinh thái môi trƣờng (Đặng Duy
Lợi, “Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện
Ba Vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch”[6]- luận án PST 1992; Nguyễn Trần Cầu
“Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch biển”-đề tài 03.18, 1993; Phạm Quang
Anh “Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan ứng dụng định hƣớng tổ chức du lịch
xanh ở Việt Nam”
[1]
-Luận án PTS, 1996; Trần Văn Đồng “Phát triển DLST VQG
Bến Én, tỉnh Thanh Hóa”-luận án thạc sỹ kinh tế, 1999 ).
Với sự ra đời của cuốn “DLST, những vấn đề về lý luận và thực tiễn ở Việt
Nam” (Phạm Trung Lƣơng) [7], hệ thống cơ sở lý luận về DLST đã phần nào đƣợc
định hình. Về cơ sở thực tiễn, năm 2004, dựa trên sự hợp tác của Cục Kiểm Lâm,
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Tổ chức phát triển bền vững
Fundeso và Cơ quan hợp tác quốc tế Tây Ban Nha đã xuất bản cuốn “Cẩm nang
quản lý phát triển du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn Việt Nam”. Cuốn sách này



8
đƣợc coi là nền tảng cho công tác quản lý, tổ chức DLST tại Việt Nam. Ngoài ra,
còn nhiều nghiên cứu khác đã và đang đƣợc hình thành xoay quanh vấn đề nhận
thức và áp dụng thực tiễn DLST ở Việt Nam.
Ngoài ra, có một số luận án tiến sỹ, luận văn thạc sĩ cũng đã tiếp cận về các
vấn đề du lịch liên quan đến tự nhiên và sinh thái môi trƣờng (Đặng Duy Lợi, Phạm
Quang Anh, Trần Văn Đồng, Nguyễn Thị Sơn, )
Linh Tran, Pierre Walter, 2014 trong nghiên cứu: “Ecotourism gender and
development in northern Vietnam” đã khẳng định DLST dựa vào cộng đồng ngày
càng đƣợc công nhận là một hình thức phát triển bền vững đƣợc thiết kế để thúc đẩy
sinh kế địa phƣơng, bảo tồn văn hóa và môi trƣờng. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ
dừng lại ở nghiên cứu du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng từ góc độ giới, vấn đề về
bền vững với môi trƣờng lại chƣa đƣợc đề cập [32].
Tóm lại, qua gần ba thập kỷ phát triển, DL nói chung và DLST nói riệng
đƣợc các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ rất lâu và đã mang lại
nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Ở Việt Nam, hiểu biết về DLST vẫn còn tƣơng đối
sơ khai những cũng đã có nhiều công trình và dự án nghiên cứu nhằm phát triển
kinh tế, xóa đói giảm nghèo gắn liền với bảo vệ môi trƣờng những khu vực thiên
nhiên còn tƣơng đối nguyên sơ, bản sắc văn hóa dân tộc bản địa đặc sắc hay với các
khu bảo tồn thiên nhiên có giá trị sinh thái cao. Dựa trên những cơ sở lý luận đã có
cùng điều kiện tự nhiên và đặc trƣng văn hóa bản địa huyện Mai Châu, tỉnh Hòa
Bình để nghiên cứu thực trạng từ đó tìm ra những giải pháp nhằm phát triển loại
hình du lịch sinh thái ở khu vực này.
1.1.2. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái
a. Khái niệm về du lịch và DLST
Khái niệm du lịch
Ứng với mỗi hoàn cảnh (thời gian, khu vực), mục tiêu nghiên cứu thì du lịch
lại đƣợc hiểu theo nghĩa khác nhau. Đúng nhƣ một chuyên gia về du lịch đã nhận
định: “đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”.



9
Trong công trình nghiên cứu, tác giả Nguyễn Thị Sơn đã tổng hợp trong số
những học giả đƣa ra định nghĩa ngắn gọn nhất (tuy không phải là đơn giản nhất)
phải kể đến Ausher và Nguyễn Khắc Viện. Theo Ausher thì du lịch là nghệ thuật đi
chơi của các cá nhân, còn viện sĩ Nguyễn Khắc Viện lại quan niệm rằng du lịch là
sự mở rộng không gian văn hóa của con ngƣời [16].
Năm 1963, với mục đích quốc tế hóa, tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch
họp ở Roma, các chuyên gia đã đƣa ra định nghĩa: “Du lịch là tổng hợp các mối
quan hệ, hiện tƣợng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và
lƣu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thƣờng xuyên của họ hay ngoài
nƣớc họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lƣu trú không phải là nơi làm việc của
họ”
[7]
. Định nghĩa này là cơ sở cho định nghĩa du khách đã đƣợc Liên minh quốc tế
các tổ chức du lịch chính thức, tiền thân của Tổ chức du lịch thế giới thông qua.
Trong các từ điển tiếng Việt (Từ điển tiếng Việt, Nxb. Khoa học Xã hội. Hà Nội
1995), du lịch đƣợc giải thích là đi chơi cho biết xứ ngƣời.

Ở Việt Nam, khái niệm này đƣợc định nghĩa chính thức trong Luật Du lịch
(2005) nhƣ sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên
của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định” [15].
Điều kiện kinh tế ngày càng tăng lên, chính vì vậy nhu cầu thƣởng ngoạn của
con ngƣời cũng ngày càng nhiều, đặc biệt là loại hình gắn với tự nhiên và những nơi
cảnh quan nguyên thủy ngày càng đƣợc ƣa chuộng. Tuy nhiên, khi tiến hành hoạt
động du lịch tự phát, thiếu định hƣớng, quy hoạch khiến môi trƣờng chịu nhiều tác
động tiêu cực. Do vậy, vấn phát triển bền vững trong hoạt động du lịch đƣợc quan
tâm sâu sắc hơn, từ đó khái niệm về du lịch sinh thái đƣợc ra đời.

Khái niệm DLST
DLST đã đƣợc Hector Ceballos-Lascurain – một nhà nhiên cứu tiên phong
về loại hình du lịch này, đã đƣa ra định nghĩa lần đầu tiên vào năm 1987: “Du lịch
sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị thay đổi với những mục tiêu


10
đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới thực-động vật
hoang dã, cũng như những biểu thị văn hóa (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá
trong những khu vực này”.
Sau đó, rất nhiều định nghĩa khác nhau về DLST đã đƣợc các nhà nghiên cứu
quan tâm đƣa ra. Tuy có cách diễn đạt khác nhau, song nhìn chung, các ý tƣởng đều
có những điểm giống nhau trong việc làm nổi bật bản chất của loại hình du lịch này:
Trong định nghĩa của Whelan trong “Nature Tourism – Ecotourism and its
Role in Sustainable Development” (1991), ông nhấn mạnh yếu tố “bảo tồn bền
vững” và mang lại “lợi ích cộng đồng” thông qua việc làm và nguồn thu nhập.
Ngoài hai yếu tố trên, định nghĩa của Wood trong “Nature Tourism: Managing for
the Environment” (1991) còn đề cao tính giáo dục trong DLST thông qua “nhu cầu
hiểu biết” và “quan tâm đến việc không làm thay đổi sự toàn vẹn của hệ sinh thái”.
Western – “Ecotourism: Aguide for Planners and Managers” (1993) và
Wight – “Journal of Travel Research” (1993) đã chỉ ra rằng DLST nhƣ là du lịch
liên quan đến việc “khai sáng những kinh nghiệm du lịch tự nhiên”, có trách nhiệm
với môi trƣờng và tôn trọng sự hòa hợp với cộng đồng địa phƣơng.
“DLST là du lịch tại các vùng còn chưa bị con người làm biến đổi. Nó phải
đóng góp vào sự bảo tồn thiên nhiên và phúc lợi của dân địa phương” (L.Hens, 1998).
“DLST là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa
và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái,
đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi
ích tài chính cho cộng đồng địa phương” (Hiệp hội DLST Hoa Kỳ, 1998).
“DLST là một hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên và định hướng về môi

trường tự nhiên và nhân văn, được quản lý một cách bền vững và có lợi ích cho
sinh thái” (Hiệp hội DLST Australia).
DLST là một khái niệm tƣơng đối mới và đã nhanh chóng thu hút đƣợc sự
quan tâm của nhiều ngƣời hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau. Đây là một khái
niệm rộng, đƣợc biểu hiện theo nhiều cách khác nhau từ những góc độ khác nhau.


11
DLST còn có thể đƣợc biết đến dƣới nhiều tên gọi khác nhau: “Du lịch dựa
vào thiên nhiên, du lịch môi trường, du lịch đặc thù, du lịch xanh, du lịch thám
hiểm, du lịch bản xứ, du lịch có trách nhiệm, du lịch nhạy cảm, du lịch nhà tranh,
du lịch bền vững” [2].
Đối với một số ngƣời, DLST chỉ đơn giản là sự ghép nối ý nghĩa của hai khái
niệm “du lịch” và “sinh thái” vốn đã quen thuộc từ lâu. Tuy nhiên đứng ở góc nhìn
rộng hơn, tổng quát hơn thì một số ngƣời quan niệm rằng DLST là một loại hình du
lịch liên quan đến thiên nhiên.
Ở Việt Nam, tại hội thảo “Xây dựng chiến lƣợc quốc gia về phát triển DLST
tại Việt Nam” từ 07/09/1999 đến 09/09/1999 đã đƣa ra định nghĩa về DLST:
“DLST là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa có
tính giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững,
với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” [16].
Khái quát lại, DLST đƣợc nhìn nhận nhƣ là du lịch lựa chọn những mặt tích
cực của một số loại hình và có thể biểu diễn bằng sơ đồ với sự đan cắt của các thành
phần nhƣ sau:

Hình 1. 1. Cấu trúc DLST [7]
So với một số loại hình du lịch khác nhƣ du lịch dựa vào tự nhiên, du lịch
mạo hiểm, du lịch bền vững thì DLST vừa có những điểm giống, vừa có sự khác



12
biệt. Du lịch dựa vào tự nhiên là du lịch trong đó mục tiêu chủ yếu là thƣởng ngoạn,
ngắm cảnh tự nhiên. Trong khi đó, du lịch mạo hiểm lại nhấn mạnh vào các hoạt
động du lịch nhƣ đi bộ xuyên rừng, leo núi, lƣớt sóng, lặn có bình khí Du lịch bền
vững là du lịch có các nguyên tắc nghiêm ngặt cho tất cả các loại du lịch cần đạt tới,
trong đó có cả DLST.
b. Các điều kiện đánh giá tiềm năng của du lịch sinh thái
Tiềm năng du lịch sinh thái (DLST) đƣợc hiểu là các yếu tố sẵn có của tự
nhiên và xã hội có thể khai thác, sử dụng để phát triển DLST, đó là tiềm năng về tài
nguyên DLST. Tiềm năng này đƣợc phản ánh thông qua chất lƣợng tài nguyên
DLST, số điểm chứa đựng tài nguyên DLST và cơ cấu tài nguyên DLST tại vùng
hay địa phƣơng nào đó.
Việc khai thác tiềm năng DLST có hiệu quả hay không phụ thuộc vào mức
độ đáp ứng của các điều kiện, bao gồm: Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật
(CSVCKT) du lịch, điều kiện về nguồn nhân lực DLST và các điều kiện khác nhƣ
tình hình kinh tế, văn hoá, sự ổn định về chính trị, xã hội và đặc biệt là hành lang
pháp lý cho DLST phát triển.
- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cho du lịch sinh thái
Cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT) cho phát triển DLST là toàn bộ các
phƣơng tiện kỹ thuật trong nền kinh tế có thể đƣợc sử dụng để đáp ứng các yêu cầu
trong hoạt động và trong quản lý hoạt động của các điểm DLST. Bao gồm hệ thống
kết cấu hạ tầng phục vụ DLST và các điều kiện vật chất kỹ thuật trong ngành du
lịch phục vụ nhu cầu lƣu trú, ăn uống, giải trí, các dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu
cầu của khách DLST.
Hệ thống kết cấu hạ tầng đƣợc khai thác cho phát triển DLST là những
phƣơng tiện của toàn xã hội xây dựng nên, nhƣ: Hệ thống đƣờng sá, nhà ga, sân
bay, bến cảng, đƣờng sắt, công viên, mạng lƣới thƣơng nghiệp, hệ thống thông tin
viễn thông, hệ thống điện, , Đây là đòn bẩy thúc đẩy mọi hoạt động KTXH nói
chung và là một trong những điều kiện để khai thác các tài nguyên DL và nâng cao



13
chất lƣợng sản phẩm DL. Ngƣợc lại phát triển du lịch cũng thúc đẩy trở lại việc
hoàn thiện, mở rộng và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng.
CSVCKTDL là các phƣơng tiện vật chất kỹ thuật của các tổ chức DL giúp
cho việc thoả mãn các nhu cầu của khách DL về ăn, ở, đi lại, nhƣ khách sạn, nhà
hàng, hệ thống phƣơng tiện vận chuyển, các khu giải trí, cửa hàng, công viên,
đƣờng sá, hệ thống cấp thoát nƣớc, mạng lƣới điện, trong khu vực cơ sở kinh
doanh du lịch. CSVCKT sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận tài nguyên
DLST, góp phần làm tăng cầu của DLST, tăng thêm sức hấp dẫn của tài nguyên
DLST và tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của khách DLST.
- Nguồn nhân lực du lịch sinh thái
Điều kiện về về nguồn nhân lực cho phát triển DLST: phản ánh thông qua số
lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu lao động trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào hoạt động
DLST trong hiện tại, mức độ đáp ứng nhu cầu của khách DL và khả năng cải thiện
trong tƣơng lai. Nguồn nhân lực DLST là cầu nối giữa khách DL, cơ sở vật chất kỹ
thuật du lịch và tài nguyên DLST. Nguôn nhân lực đủ về số lƣợng, đảm bảo về chất
lƣợng và cơ cấu sẽ giúp đỡ cho khách DL sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch,
thƣởng ngoạn, khám phá tài nguyên DLST một cách hiệu quả.
Sự đồng bộ về cơ sở vật chất kỹ thuật DLST và nguồn nhân lực DLST sẽ
góp phần tăng chất lƣợng dịch vụ, làm hải lòng khách nâng cao giá trị, duy trì và
bảo tồn giá trị của tài nguyên DLST đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch,
ngƣợc lại, sự thiếu hụt và không đồng bộ sẽ là lực cản làm giảm sút, thậm chí làm
tổn hại đến giá trị của tài nguyên DLST.
- Các điều kiện khác
Các điều kiện về hành lang pháp lý cho phát triển DLST của quốc gia và của
địa phƣơng, mức độ nhận thức của các đối tƣợng liên quan đến hoạt động DLST,
tình hình về ý thức và nhận thức của cƣ dân về phát triển DLST, xu hƣớng và tốc độ
phát triển của thị trƣờng khách DLST, những điều kiện này có thể tạo điều kiện
thuận lợi hoặc có thể trở thành những rào cản cho việc phát triển DLST.



14
Các điều kiện khác về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội để phát triển DLST:
Sự ổn định, thuận lợi về kinh tế, chính trị, xã hội trong nƣớc và quốc tế sẽ thúc đẩy
sự phát triển của cả cung và cầu DLST. Kinh tế tăng trƣởng bền vững, mức sống
của ngƣời dân đƣợc cải thiện, trình độ dân trí tăng, điều kiện nghỉ ngơi hợp lý sẽ là
điều kiện cần để nảy sinh nhu cầu đi DL của ngƣời dân. Tình hình kinh tế, chính trị,
xã hội ổn định đảm bảo an ninh an toàn cho KDL sẽ là điều kiện thu hút đầu tƣ cho
phát triển DL (thúc đẩy cung), là một trong những điều kiện để thu hút khách KDL
(thúc đẩy cầu DL) nhằm thúc đẩy DLST phát triển.
Việc đánh giá các điều kiện để khai thác tài nguyên DLST cũng đƣợc đánh
giá theo 2 tiêu chí: tình trạng hiện tại, triển vọng phát triển trong tƣơng lai của từng
điều kiện, sau đó tổng hợp kết quả đánh giá theo các mức độ: Rất tốt, tốt, khá, trung
bình và yếu cho từng địa phƣơng và cho toàn vùng.
Trên cơ sở đánh giá tiềm năng và đánh giá các điều kiện để khai thác tài
nguyên DLST, các địa phƣơng tiến hành quy hoạch và chuẩn bị các điều kiện để
triển khai hoạt động DLST một cách có hiệu quả.
c. Nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái
DLST đƣợc phát triển trên cơ sở những nguyên tắc hƣớng tới phát triển bền
vững. Các nguyên tắc đƣợc đảm bảo trong DLST là các nguyên tắc không chỉ cho
các nhà quy hoạch, quản lý, điều hành mà còn cho cả các hƣớng dẫn viên DLST.
Hoạt động DLST cần tuân theo một số nguyên tắc sau [7]:
Nguyên tắc tắc thứ nhất: Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao
hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn
Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản trong của hoạt động DLST tạo ra
sự khác biệt rõ ràng giữa DLST với các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác. Du
khách khi rời khỏi nơi mình đến tham quan sẽ phải có đƣợc sự hiểu biết cao hơn về
các giá trị của môi trƣờng tự nhiên, về những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hóa
bản địa. Dựa trên những hiểu biết đó các du khách sẽ có thái độ cƣ xử đƣợc thể hiện

bằng những nỗ lực tích cự hơn trong hoạt động bảo tồn và phát triển những giá trị
về tự nhiên sinh thái và văn hóa khu vực.


15
Nguyên tắc thứ hai: Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái
Cũng nhƣ hoạt động của các loại hình khác hoạt động DLST tiềm ẩn những
tác động tiêu cực đối với môi trƣờng và tự nhiên. Nếu nhƣ đối với những loại hình
du lịch khác thì vấn đề bảo vệ môi trƣờng, duy trì hệ sinh thái chƣa phải là những
ƣu tiên hàng đầu thì ngƣợc lại, DLST coi đây là một trong những nguyên tắc cơ bản
quan trọng cần tuân thủ bởi:
- Việc bảo vệ môi trƣờng và duy trì các hệ sinh thái chính là mục tiêu hoạt
động của DLST.
- Sự tồn tại của DLST gắn liền với môi trƣờng tự nhiên và các hệ sinh thái
điển hình. Sự xuống cấp của môi trƣờng, sự suy thoái các hệ sinh thái đồng nghĩa
với sự đi xuống của hoạt động DLST.
- Với nguyên tắc này mọi hoạt động DLST sẽ phải đƣợc quản lý chặt chẽ để
giảm thiểu tác động môi trƣờng, đồng thời một phần thu nhập từ hoạt động DLST
sẽ đƣợc đầu tƣ thực hiện các giải pháp BVMT và duy trì phát triển HST.
Nguyên tắc thứ ba: Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng
Đây đƣợc xem là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động
DLST bởi các giá trị văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các
giá trị môi trƣờng hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể. Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập
tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phƣơng dƣới tác động của
hoạt động nào đó sẽ trực tiếp làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có của
khu vực và vì vậy sẽ làm thay đổi hệ sinh thái đó. Hậu quả của quá trình này sẽ tác
động trực tiếp đến DLST.
Nguyên tắc thứ tư: Mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương
Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hƣớng tới của DLST. Nếu nhƣ các
loại hình du lịch thiên nhiên khác ít quan tâm đến vấn đề này và phần lớn lợi nhuận

từ các hoạt động du lịch đều thuộc về các công ty điều hành thì ngƣợc lại, DLST sẽ
dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình đóng góp cải thiện môi
trƣờng sống của cộng đồng địa phƣơng.


16
Trƣớc hết phải tạo điều kiện cho ngƣời dân địa phƣơng tham gia vào hoạt
động du lịch từ việc tham gia góp ý vào khâu thiết kế, quy hoạch phát triển DLST
đến việc tham gia vào quản lý và hoạt động DLST tại điểm (ngƣời lao động địa
phƣơng trong các đơn vị kinh doanh du lịch tại điểm DLST phải đảm bảo một tỷ lệ
nhất định) ngoài ra ngƣời dân còn có thể trực tiếp cung cấp các dịch vụ ăn, ngủ, đi
lại cho khách du lịch. Kết quả là cuộc sống của ngƣời dân sẽ ít bị phụ thuộc hơn và
việc khai thác tự nhiên, đồng thời sẽ nhận thấy ích lợi của việc bảo vệ các nguồn tài
nguyên thiên nhiên để phát triển DLST. Sức ép của cộng đồng đối với môi trƣờng
vốn đã tồn tại từ bao đời nay sẽ giảm đi và chính cộng đồng dân cƣ địa phƣơng sẽ là
những ngƣời chủ thực sự, những ngƣời bảo vệ trung thành các giá trị tự nhiên và
văn hóa bản địa nơi diễn ra hoạt động DLST.
d. Một số mô hình DLST trên Thế giới và ở Việt Nam
Du lịch sinh thái ở một số quốc gia trên thế giới
Tuỳ vào điều kiện môi trƣờng sinh thái của các quốc gia mà ngƣời ta phát triển
các loại hình DLST khác nhau, các loại hình du lịch sinh thái rất đa dạng và phong phú:
- Ở Trung Quốc: Ngƣời ta phát triển loại hình DLST cho những ngƣời quan
tâm nghiên cứu khoa học, địa chất do các giáo sƣ môn khoa học địa chất của các
trƣờng đại học hƣớng dẫn. Ngoài ra ngƣòi ta còn tổ chức các hình thức du lịch nhƣ
ngồi bè đi dọc sông Trƣờng Giang để khám phá và thƣởng ngoạn phong cảnh hai
bên bờ sông.
- Inđônêxia: Là một đất nƣớc có địa hình đa dạng với trên 3.000 hòn đảo lớn
nhỏ. Nền văn hoá phong phú và đầy màu sắc riêng nó làm cho du lịch đặc biệt là
DLST ở quốc gia này rất phát triển. Có rất nhiều loại hình du lịch sinh thái đƣợc áp
dụng ở đây nhƣng độc đáo hơn cả là loại hình DLST đi tìm các bộ lạc bị lãng quên

trong rừng sâu.
- Ở Mêhicô: là đất nƣớc với nền văn hoá phong phú, đa sắc tộc, địa hình tự
nhiên, môi trƣờng sinh thái đa dạng nhất là môi trƣờng biển bởi thế hình thức DLST
lặn biển để thăm quan hang động rất đƣợc quan tâm và phát triển ở quốc gia này.


17
- Ở Mông Cổ: Là một đất nƣớc với địa hình sa mạc là chủ yếu, cuộc sống du
mục tạo ra một nền văn hoá riêng có ở Mông Cổ. Rất nhiều du khách quan tâm đến
du lịch ở quốc gia này ở đây ngƣời ta đƣa ra loại hình DLST độc đáo là săn bắn
chim ƣng cùng ngƣời du mục địa phƣơng.
- Ở Braxin: nơi có nhiều hang động, và thiên nhiên nguyên sơ, những vùng
núi rừng, nông thôn với nền văn hoá độc đáo, điển hình. DLST rất phát triển, công
ty Aretic Edge Tour chuyên tổ chức các tour du lịch du lịch sinh thái dựa vào thiên
nhiên nhƣng tích cực bảo vệ thiên nhiên. Họ đƣa ra nguyên tắc tổ chức: Không
đƣợc sử dụng động thực vật tại điểm du lịch làm thức ăn; Thực phẩm đem theo
đƣợc đóng gói sẵn; Nƣớc bẩn phải đổ ra xa nguồn nƣớc sạch; Rác đốt tại chỗ hoặc
đem đi; Đi hàng một trên đƣờng mòn; Không cắm trại ở nơi tập trung các đoàn thú
hoang; Dọn sạch nơi cắm trại trƣớc khi đi.
Một số loại hình du lịch sinh thái thịnh hành ở Việt Nam
- Tham quan miệt vườn: Mặc dù mới chỉ ở bƣớc ban đầu của hình thức
DLST nhƣng loại hình này đã thu hút đựơc nhiều khách du lịch trong và ngoài
nƣớc. Thông thƣờng khách du lịch tới đây đƣợc tổ chức thăm quan miệt vƣờn với
các hình thức nhƣ: Đi thuyền trên kênh rạch nghe đờn ca tài tử, ngắm các vƣờn cây,
thƣởng thức các món ăn Nam Bộ, thăm chợ trên sông; đi thuyền trên kênh rạch sau
đó đổ bộ lên vƣờn, thăm vƣờn ngắm cảnh và ăn quả tuỳ thích (miễn phí). Trong
vƣờn có các nhà nghỉ dạng phỏng sinh học; Nghỉ đêm ở các vƣờn với thời gian
tƣơng đối dài để cùng sống và sinh hoạt với dân cƣ miệt vƣờn.
- Thăm quan vườn chim: Những vƣờn chim ở Nam Bộ đã có từ lâu, diện tích
rộng, số lƣợng đàn chim lớn, thành phần phong phú có những loài quý hiếm cần

đƣợc bảo vệ. Nơi đây đã thu hút nhiều nhà khoa học và khách đến thăm quan.
Những vƣờn chim ở Miền Bắc ít và mới hình thành, thành phần đàn chim không
phung phú nhƣng lại có lợi thế ở gần Hà Nội nên thu hút đƣợc nhiều khách du lịch
và nhà khoa học đến nghiên cứu.
- Thăm bản làng dân tộc: Đây là nguồn tài nguyên nhân văn ở các khu sinh
thái tự nhiên. ở các làng bản dân tộc nét độc đáo thu hút khách du lịch trong và


18
ngoài nƣớc đó là cộng đồng dân cƣ với vốn văn hoá truyền thống của họ nhƣ: các
món ăn đặc sản, kiến trúc nghệ thuật, lối sống, sinh hoạt lễ hội và văn hoá dân
gian… loại hình này rất hấp dẫn du khách nƣớc ngoài; một số địa chỉ mà du khách
đặc biệt chú ý là: Bản của ngƣời Thái ở thung lũng Mai Châu - Hoà Bình, Các bản
dân tộc Giao, Thái, Nùng… ở vùng núi Tây Bắc nhƣ SaPa – Lao Cai, Yên Bái,
Điện Biên… và các buôn, sóc, ấp ở núi rừng Tây nguyên.
- Tham quan, nghiên cứu rừng nguyên sinh: Đây là loại hình du lịch sinh thái
phổ biến thu hút nhiều nhóm thị trƣờng khách khác nhau. Đặc biệt là các nhà nghiên
cứu, học sinh sinh viên, khách du lịch nƣớc ngoài. Đây là hoạt động du lịch sinh thái
đƣợc ƣa thích ở nhiều nƣớc trên thế giới; ở Việt Nam, đi bộ trong rừng là hoạt động
chủ yếu kết hợp với các mục đích tham gia nghiên cứu các khu bảo tồn thiên nhiên và
rừng nguyên sinh. Hiện nay loại hình này thƣờng đƣợc phát triển cho du khách đi
thăm quan, đi dạo trong các khu rừng thông, trồng mới, và có thể là các khu rừng sản
xuất…Những địa điểm thu hút nhiều du khách là: Rừng quốc gia Cúc Phƣơng, Cát
Bà, Ba Vì ở Miền Bắc; Cát Tiên ở Miền Nam; Bạch Mã ở Miền Trung…
Đó chỉ là một số loại hình DLST tiêu biểu hiện có và đang đƣợc nhiều du
khách trong và ngoài nƣớc quan tâm. Trên thực tế còn nhiều hình thức khác đã và
dang đƣợc các công ty lữ hành và du khách quan tâm và từng bƣớc đi vào khai thác.
1.2. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU, PHƢƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
1.2.1. Quan điểm nghiên cứu
Quan điểm hệ thống

Hệ thống tự nhiên đƣợc cấu thành từ nhiều thành phần có quan hệ chặt với
nhau theo những quy luật nhất định tạo thành các đơn vị địa tổng thể. Mỗi địa tổng
thể lại là những thành phần của một hệ thống lớn hơn. Vì vậy, nếu không nghiên
cứu các thành phần tự nhiên trong mối quan hệ với toàn bộ hệ thống tự nhiên,
không nghiên cứu các lãnh thổ trong mối quan hệ với các lãnh thổ xung quanh thì
sẽ không có những nhận định đúng về đặc điểm của địa lý tự nhiên, nguyên nhân
diễn biến và các mối tƣơng quan giữa chúng.


19
Vận dụng quan điểm hệ thống trong nghiên cứu DLST sẽ đảm bảo sự nhất
quán trong nghiên cứu, triển khai và quản lý hoạt động du lịch.
Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp đã có từ lâu và là quan điểm đặc thù cho mọi quá trình
nghiên cứu địa lý. Quan điểm tổng hợp trong nghiên cứu địa lý là nghiên cứu các
đối tƣợng trong tổng hòa các mối liên hệ giữa chúng với nhau, giữa chúng có mối
liên hệ chặt chẽ và tạo thành một thể thống nhất. Vì vậy, khi nghiên cứu, không thể
tách rời các đối tƣợng một cách riêng rẽ mà phải luôn có sự liên hệ giữa các đối
tƣợng với nhau.
Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp một lãnh thổ là công việc rất phức tạp. Bởi,
đối tƣợng của đánh giá không phải là các địa tổng thể, các thành phần, các yếu tố
riêng biệt mà chính là tổng hòa các mối quan hệ của chúng, sự tác động qua lại giữa
các hệ thống tự nhiên (bao gồm ĐKTN, TNTN – chủ thể của đánh giá) với hệ thống
KT-XH (khách thể). Khi tiến hành đánh giá tổng hợp một lãnh thổ phải có sự hiểu
biết về các quy luật tự nhiên, mối liên quan hệ thống giữa ĐKTN và KT-XH để xác
định cơ cấu kinh tế, tốc độ, quy mô và phạm vi phát triển sao cho việc khai thác, sử
dụng tài nguyên một cách hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất, song vẫn bảo vệ đƣợc
môi trƣờng.
Vì vậy, khi đánh giá tổng hợp lãnh thổ, quan điểm này là cơ sở quan trọng
phục vụ cho việc quy hoạch lãnh thổ và bảo vệ môi trƣờng.

Quan điểm lãnh thổ
Tất cả mọi hoạt động không thể tách rời một lãnh thổ cụ thể. Theo
E.A.kotliarov (1978), thể tổng hợp lãnh thổ du lịch là sự kết hợp giữa các cơ sở du
lịch với các cơ sở thuộc kết cấu hạ tầng, đƣợc liên kết với nhau bằng mối liên hệ
kinh tế, sản xuất và sử dụng chung vị trí địa lý, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và
kinh tế của lãnh thổ. Theo quan điểm này thì lãnh thổ du lịch đƣợc tổ chức là một
hệ thống liên kết không gian của các đối tƣợng du lịch trên cơ sở các nguồn tài
nguyên, các dịch vụ du lịch.


20
Quan điểm này đƣợc áp dụng trong việc phân tích các tiềm năng cho hoạt
động phát triển du lịch của huyện Mai Châu trong mối quan hệ tổng hợp các yếu tố.
Quan điểm này cũng luôn đƣợc chú trọng khi đánh giá các hoạt động du lịch và vấn
đề bảo tồn môi trƣờng tự nhiên.
Quan điểm kinh tế sinh thái
Một trong những vấn đề quan trọng của du lịch nói chung và du lịch sinh thái
nói riêng là bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên và đem lại lợi ích cho cộng đồng địa
phƣơng. Vì vậy, việc phát triển du lịch nhằm mục tiêu hiệu quả kinh tế phải đi đôi
với bảo vệ môi trƣờng du lịch là hai mặt không thể tách rời của chính sách kinh tế
toàn vẹn. Vận dụng quan điểm này, tính toàn vẹn lãnh thổ của hệ sinh thái phải
đƣợc coi trọng, trong đó các tác động của hoạt động du lịch đến khả năng chịu đựng
của hệ sinh thái cần đƣợc tính đến, đảm bảo sự phát triển của du lịch sinh thái trên
cơ sở có hiệu quả kinh tế và bảo tồn môi trƣờng tự nhiên một cách bền vững.
Quan điểm lịch sử
Nghiên cứu quá khứ để có đƣợc những đánh giá đúng đắn hiện tại, phân tích
nguồn gốc phát sinh, phát triển là cơ sở đƣa ra các dự báo về xu hƣớng phát triển.
Quan điểm này đƣợc vận dụng trong quá trình phân tích các giai đoạn chủ yếu của
quá trình hình thành, phát triển hệ thống du lịch, các phân hệ cũng nhƣ xu hƣớng
phát triển của hệ thống lãnh thổ.

Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững của một quốc gia phải đảm bảo đồng thời bốn yếu tố:
kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trƣờng. Vì vậy, quan điểm này góp phần rất quan
trọng trong đề xuất định hƣớng kiến nghị, giải pháp cho mục đích sử dụng hợp lý
tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng của đề tài nghiên cứu. Đây là tiêu chí hàng đầu
trong phân tích và đánh giá cảnh quan cho các mục đích cụ thể.
1.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu


21
Các nghiên cứu về Du lịch sinh thái trên thế giới và Việt Nam;
Các tài liệu có liên quan đến khu vực nghiên cứu: hoạt động du lịch, điều tra
giá trị địa chất địa mạo, quy hoạch kinh tế xã hội tỉnh Hòa Bình, báo cáo kinh tế xã
hội huyện Mai Châu từ năm 2005 đến nay, báo cáo môi trƣờng, bản đồ địa hình tỉnh
Hòa Bình.
Thu thập số liệu về tình hình dân số từ các xã: tổng số hộ, dân số, tỷ lệ dân
trong độ tuổi lao động, trên và dƣới độ tuổi lao động, tỷ lệ nam-nữ, trình độ văn hoá.
Thu thập số liệu về: lƣợng khách du lịch, doanh thu du lịch, số ngƣời tham
gia phục vụ du lịch và các báo cáo du lịch tại khu vực nghiên cứu.
b. Phương pháp khảo sát thực địa theo định hướng nghiên cứu sinh thái
Quan sát cảnh quan tự nhiên, cơ sở hạ tầng (số nhà làm du lịch, công trình
phụ, đƣờng giao thông ), và tìm hiểu về văn hóa bản địa. Các địa điểm tiến hành thực
địa gồm: bản Lác, Bản Pom Coọng, bản Văn, bản Vặn, KBTTN Hang Kia - Pà Cò,
c. Phương pháp bản đồ và GIS
Sử dụng phần mềm MapInfo, Argis để biên tập lại bản đồ địa hình, hiện
trạng sử dụng đất huyện Mai Châu. Kết quả sẽ xây dựng đƣợc các bản đồ: Bản đồ
tài nguyên du lịch, bản đồ hiện trạng du lịch, bản đồ định hƣớng phát triển du lịch
và khu vực nghiên cứu.
d. Phương pháp điều tra xã hội học

Phỏng vấn và điều tra bằng bảng hỏi đối tƣợng dân địa phƣơng, khách du lịch
đến huyện Mai Châu, khách du lịch tiềm năng, cán bộ quản lý du lịch Mai Châu và
các cơ quan chính quyền. Cụ thể, tác giả đã thực hiện khảo sát thực địa tại khu vực
nghiên cứu trong hai đợt: Tháng 8/2014 và tháng 9 năm 2014 với tổng 140 phiếu
phỏng vấn (gồm: 24 phiếu phỏng vấn khách quốc tế, 54 phiếu phỏng vấn khách du
lịch nội địa và 58 phiếu phỏng vấn dân cƣ địa phƣơng). Từ hai đợt khảo sát thực địa,
tác giả đã tổng kết và phân tích đƣợc nhiều kết quả mang tính khách quan.
+ Phƣơng pháp điều tra ngẫu nhiên: áp dụng cho điều tra cộng đồng địa
phƣơng sinh sống trong phạm vi khu du lịch sinh thái Mai Châu. Do quy mô khá

×