Lờ Vn Thng Lun vn thc s khoa hc
i
ĐạI HọC THáI NGUYÊN
tr-ờng đại học nông lâm
Lê văn thắng
NGHIấN CU THC TRNG V XUT GII PHP KHAI
THC LM SN NGOI G LM THUC V THC PHM
TI KHU BO TN THIấN NHIấN NG SN-K THNG,
HONH B-QUNG NINH
LUậN VĂN THạC Sĩ KHOA HọC lâm nghiệp
THáI NGUYÊN - 2012
S húa bi Trung tõm Hc liu i hc Thỏi Nguyờn
Lê Văn Thắng Luận văn thạc sĩ khoa học
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Lê Văn Thắng
Học viên cao học khóa 18. Chuyên ngành: Lâm học. Niên khóa 2010 - 2012.
Tại Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên.
Đến nay tôi đã hoàn thành luận văn nghiên cứu cuối khóa học. Tôi xin cam đoan:
- Đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện.
- Số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực, khách quan.
- Các kết luận khoa học của luận văn chƣa từng ai công bố trong các
nghiên cứu khác.
- Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2012
Ngƣời làm cam đoan
Lê Văn Thắng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Văn Thắng Luận văn thạc sĩ khoa học
iii
LỜI CẢM ƠN!
Để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin chân thành cảm ơn
Thầy giáo, TS. Trần Quốc Hƣng, trƣởng Khoa Lâm nghiệp - Trƣờng Đại học
Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, là ngƣời hƣớng dẫn khoa học và nhiệt tình
giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tác giả xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo giảng dạy khóa
học, Hạt kiểm lâm huyện Hoành Bồ, Ban quản lý Khu Bảo tồn Thiên nhiên
Đồng Sơn - Kỳ thƣợng, cán bộ UBND xã Đồng Sơn - Kỳ Thƣợng, huyện
Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh đã nhiệt tình tạo điều kiện, giúp đỡ và hợp tác
với tác giả trong quá trình nghiên cứu thu thập số liệu tại địa phƣơng.
Cuối cùng xin đƣợc cảm ơn cơ quan, gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã
động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu để thực
hiện đề tài tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2012
Tác giả
Lê Văn Thắng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Văn Thắng Luận văn thạc sĩ khoa học
iv
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC
i
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
vi
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
Chƣơng 1-TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3
1.1. Khái quát về lâm sản ngoài gỗ
3
1.1.1. Một số khái niệm về LSNG (Non-Timber Forest products,
Non-Wood Forest products)
3
1.1.2. Phân loại lâm sản ngoài gỗ
4
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
8
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
8
1.2.1.1. Tình hình nghiên cứu các loài LSNG làm thuốc
8
1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu các loài LSNG làm thực phẩm
10
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
11
1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu các loài LSNG làm thuốc
11
1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu các loài LSNG làm thực phẩm
19
Chƣơng 2 - MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
23
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
23
2.1.1. Mục tiêu chung
23
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
23
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
23
2.3. Địa điểm và thời gian tiến hành
23
2.4. Nội dung nghiên cứu
23
1/ Thống kê những loài LSNG đƣợc ngƣời dân trong vùng sử
dụng làm thuốc, thực phẩm (danh lục của loài LSNG).
23
2/ Hiện trạng khai thác và sử dụng thực vật rừng làm thuốc,
thực phẩm của ngƣời dân
24
3/ Nguyên nhân làm suy giảm nguồn tài nguyên cây thuốc, thực phẩm
24
4/ Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển những
24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Văn Thắng Luận văn thạc sĩ khoa học
v
loài cây này
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
24
23.5.1. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu thứ cấp
24
2.5.2. Điều tra thực địa về các loại LSNG được sử dụng tại cộng đồng
24
2.5.3. Phương pháp xử lý tài liệu
28
Chƣơng 3 - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU
28
3.1. Điều kiện tự nhiên
28
3.1.1. Vị trí địa lý
28
3.1.2. Địa hình
28
3.1.3. Khí hậu thuỷ văn
29
3.1.4. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng
30
3.1.5. Thảm thực vật rừng
31
3.1.6. Khu hệ động vật rừng
32
3.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội
33
3.2.1. Dân số, dân tộc và phân bố dân cư
33
3.2.2. Cơ sở hạ tầng
33
3.2.3. Đánh giá chung về kinh tế xã hội trong khu vực
34
3.3. Đánh giá nhận xét chung
35
3.3.1. Thuận lợi
35
3.3.2. Khó khăn
35
Chƣơng 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
37
4.1. Những LSNG đƣợc ngƣời dân trong vùng sử dụng làm thuốc,
thực phẩm
37
4.2. Thực trạng khai thác,sử dụng thực vật rừng làm thuốc,
thực phẩm của ngƣời dân trên địa bàn
39
4.2.1. Nguồn gốc của những loài LSNG được khai thác làm thuốc,
thực phẩm tại khu vực nghiên cứu
39
4.2.2. Thực trạng khai thác nguồn tài nguyên cây thuốc, thực phẩm
41
4.2.3. Tình hình sử dụng và tiêu thụ nguồn tài nguyên cây thuốc, thực phẩm
50
4.3. Nguyên nhân làm suy giảm nguồn tài nguyên cây thuốc, thực phẩm
57
4.4. Giải pháp bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững những loài
LSNG làm thuốc, thực phẩm
59
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Văn Thắng Luận văn thạc sĩ khoa học
vi
4.4.1. Lựa chọn loài LSNG ưu tiên trong bảo tồn và phát triển
59
4.4.2. Giải pháp để bảo tồn và phát triển các sản phẩm này
61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
64
Kết luận
64
Kiến nghị
66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
68
PHỤ LỤC
71
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Văn Thắng Luận văn thạc sĩ khoa học
vii
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐDSH
Đa dạng sinh học
ĐTQH
Điều tra quy hoạch
BTTN
Bảo tồn thiên nhiên
FAO
Tổ chức Nông lƣơng Thế giới
GĐGR
Giao đất giao rừng
KBT
Khu bảo tồn
LSNG
Lâm sản ngoài gỗ
NN&PTNT
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ÔTC
Ô tiêu chuẩn
TNR
Tài nguyên rừng
KT-XH
Kinh tế - xã hội
UBND
Ủy ban nhân dân
VQG
Vƣờn Quốc gia
WHO
Tổ chức Y tế Thế giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Văn Thắng Luận văn thạc sĩ khoa học
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1.
Thống kê diện tích các kiểu thảm thực vật rừng hiện nay của
Khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thƣợng
31
Bảng 2.2.
Thành phần hệ động vật của Khu BTTN Đồng Sơn-Kỳ Thƣợng
32
Bảng 4.1.
Bảng phân nhóm giá trị sử dụng của thực vật LSNG tại
Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thƣợng
37
Bảng 4.2.
Nguồn gốc các loài LSNG đƣợc khai thác tại Khu bảo tồn
40
Bảng 4.3.
Thực trạng các loài LSNG khai thác cả cây, thân và dây làm thuốc
42
Bảng 4.4.
Thực trạng các loài LSNG khai thác lá làm thuốc
44
Bảng 4.5.
Thực trạng các loài LSNG khai thác rễ, củ làm thuốc
45
Bảng 4.6.
Thực trạng các loài LSNG khai thác vỏ, nhựa, mật làm thuốc
46
Bảng 4.7.
Thực trạng các loài LSNG khai thác quả, hạt làm thuốc
47
Bảng 4.8.
Thực trạng các loài LSNG khai thác thân, lá làm thực phẩm
48
Bảng 4.9.
Thực trạng các loài LSNG khai thác củ làm thực phẩm
49
Bảng 4.10.
Thực trạng các loài LSNG khai thác quả làm thực phẩm
50
Bảng 4.11.
Các nguyên nhân dẫn đến suy giảm các loài LSNG sử
dụng làm thuốc và thực phẩm tại khu vực nghiên cứu
58
Bảng 4.12
Đánh giá nhóm LSNG chủ yếu để phát triển dƣợc liệu, thực phẩm
60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Văn Thắng Luận văn thạc sĩ khoa học
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1.
Đƣờng cong xác định loài LSNG làm thuốc và thực phẩm trong
một cộng đồng có thể dừng phỏng vấn khi số loài không tăng
25
Hình 2.
Một số hình ảnh thu hái và sử dụng lâm sản ngoài gỗ tại
cộng đồng
53,54
Hình 3.
Một số hình ảnh gieo ƣơm và gây trồng LSNG tại cộng đồng
55
Hình 4.1.
Biểu đồ tỷ lệ phân nhóm LSNG theo giá trị sử dụng
38
Hình 4.2.
Biểu đồ tỷ lệ sử dụng các bộ phận của các loài cây làm thuốc
38
Hình 4.3.
Biểu đồ tỷ lệ sử dụng các bộ phận của các loài cây làm thực phẩm
39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Văn Thắng Luận văn thạc sĩ khoa học
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) là một bộ phận quan trọng của hệ sinh thái
rừng. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới là một đơn vị của tự nhiên, một thể thống
nhất, biện chứng của các loài cây gỗ lớn, cây bụi thảm tƣơi, thực vật ký sinh,
phụ sinh, dây leo, các động vật, vi sinh vật, các chất hữu cơ, vô cơ… Tập hợp
các cây cho LSNG là một bộ phận hợp thành của đơn vị tự nhiên đó, rất
phong phú cả về số loài, tuổi, dạng sống, ứng dụng và giá trị của nó.
Phát triển LSNG thực chất là làm tăng giá trị kinh tế của rừng, để kinh
doanh tổng hợp tài nguyên rừng và để bảo vệ rừng. Để tăng giá trị kinh tế của
rừng có thể có nhiều con đƣờng khác nhau, trong đó có sự lựa chọn con
đƣờng phát triển LSNG. Phát triển LSNG là tận dụng ƣu thế đa dạng sinh học
(ĐDSH) của hệ sinh thái rừng, sự đa dạng về sản phẩm lại tạo ra sự cân bằng
trên cơ sở bảo tồn có khai thác hƣớng tới một nền nông nghiệp sinh thái bền
vững. Hoạt động phát triển LSNG còn bị chi phối bởi yếu tố xã hội và nhân
văn nhƣ việc hoạch định các chính sách, việc bố trí phân công lao động cũng
nhƣ các chế độ hƣởng lợi trong phát triển rừng. Sự tồn tại và phát triển LSNG
lại có tác dụng bổ trợ ngƣợc lại với các thành phần trong hệ sinh thái rừng.
Ngƣời sinh sống trong vùng, khai thác và sử dụng LSNG nhƣ là một trong
những kế sinh nhai tất yếu về quyền cũng nhƣ nhu cầu đƣợc hƣởng lợi về
rừng. Vì vậy, LSNG góp phần tích cực trong các chƣơng trình xóa đói, giảm
nghèo của nhà nƣớc. Nhƣng muốn phát triển tài nguyên rừng đƣợc bền vững,
phải giải quyết đƣợc hài hòa các mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế-xã hội
và sinh thái. Một trong những giải pháp có triển vọng làm giảm nhẹ các xung
đột trong khu vực là phát triển LSNG, vì quản lý, sử dụng và phát triển hợp
lý nguồn tài nguyên này sẽ tác động trực tiếp tích cực đến đời sống kinh tế -
xã hội của ngƣời dân và vừa đảm bảo tính ổn định và bền vững của hệ sinh
thái rừng, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Văn Thắng Luận văn thạc sĩ khoa học
2
Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thƣợng, nằm trong cánh cung
trùng điệp của khu Đông Bắc, ở độ cao 150m - 1.120m so với mặt nƣớc biển.
Với tổng diện tích 21.353 ha, thuộc địa giới hành chính 5 xã: Đồng Lâm, Đồng
Sơn, Hòa Bình, Vũ Oai, Kỳ Thƣợng, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. §ƣợc
thành lập năm 2003, theo quyết định số 440/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh. Đây là khu rừng đặc dụng điển hình của hệ sinh thái rừng kín lá
rụng thƣờng xanh núi thấp, có tính ĐDSH cao ở vùng Đông Bắc Việt Nam.
Tuy vậy hiện tại, những áp lực nên khu bảo tồn là rất lớn, vì đây là nơi
sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số: Dao, Sán Chỉ, Tày. Đời sống của
bà con các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn. Với tổng số hộ 248 hộ, gần 1.500
nhân khẩu đang sinh sống trong vùng lõi của khu bảo tồn, và hơn 2.000 hộ gia
đình, xấp xỉ 10.000 cƣ dân có liên quan, ảnh hƣởng tới nguồn tài nguyên
ĐDSH của khu bảo tồn. Cuộc sống của ngƣời dân nơi đây phụ thuộc rất rõ vào
tài nguyên rừng (TNR), nhất là nguồn LSNG là chủ yếu. Vì thế, các hoạt động
khai thác và buôn bán LSNG là hoạt động thƣờng xuyên mang tính không bền
vững. Trong thực tế, rất nhiều loài LSNG đã cạn kiệt, không còn để khai thác
mặc dù trƣớc đây có rất nhiều với trữ lƣợng lớn. Nguyên nhân dẫn đến thực
trạng này là do ngƣời dân chỉ khai thác các sản phẩm của chúng mà chƣa chú ý
tới việc bảo tồn, gây trồng, chăm sóc hoặc khai thác một cách hợp lý. Hậu quả
là nguồn tài nguyên LSNG trong khu vực khu bảo tồn dần dần bị cạn kiệt, môi
trƣờng bị suy thoái, ảnh hƣởng xấu đến cân bằng sinh thái và ĐDSH của rừng.
Trƣớc thực trạng nhƣ vừa nêu ở trên, nhằm góp phần sử dụng hợp lý
LSNG và nâng cao hiệu quả bảo tồn ĐDSH Khu bảo tồn thiên nhiên, việc
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khai thác lâm
sản ngoài gỗ làm thuốc và thực phẩm tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Đồng
Sơn - Kỳ Thượng, Hoành Bồ, Quảng Ninh” để đƣa ra những giải pháp phù
hợp nhằm bảo vệ, phát triển nguồn tài nguyên LSNG một cách có hiệu quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Văn Thắng Luận văn thạc sĩ khoa học
3
Chƣơng 1- TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát về lâm sản ngoài gỗ
1.1.1. Một số khái niệm về lâm sản ngoài gỗ (Non - Timber Forest products,
Non - Wood Forest products)
- Lâm sản ngoài gỗ bao gồm “tất cả sản phẩm sinh vật (trừ gỗ tròn công
nghiệp, gỗ làm dăm, gỗ làm bột giấy) có thể lấy ra từ hệ sinh thái tự nhiên, rừng
trồng đƣợc dùng trong gia đình, mua bán, hoặc có ý nghĩa tôn giáo, văn hóa xã
hội”. Việc sử dụng hệ sinh thái cho mục đích giải trí, bảo tồn thiên nhiên, quản
lý vùng đệm… thuộc về lĩnh vực dịch vụ của rừng” (Wickens, 1991).
- Trong hội nghị các chuyên gia LSNG của các nƣớc vùng Châu Á, Thái
Bình Dƣơng họp tại Bangkok, Thái Lan từ ngày 5-8/11/1991 đã thông qua định
nghĩa về LSNG nhƣ sau: “Lâm sản ngoài gỗ (Non-wood forest products) bao
gồm tất cả các sản phẩm cụ thể, có thể tái tạo, ngoài gỗ, củi và than. Lâm sản
ngoài gỗ được khai thác từ rừng, đất rừng hoặc từ các cây thân gỗ”.
- “Thực vật rừng gồm tất cả các loài cây, loài cỏ, dây leo bậc cao và bậc
thấp phân bố trong rừng. Những loài cây không cho gỗ hoặc ngoài gỗ còn cho
các sản phẩm quý khác nhƣ nhựa Thông, quả Hồi, vỏ Quế hoặc sợi Song mây
là thực vật đặc sản rừng” (Lê Mộng Chân, Vũ Văn Dũng, 1992) [8].
- Lâm sản ngoài gỗ là tất cả những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật
không kể gỗ, cũng nhƣ các dịch vụ có đƣợc từ rừng và đất rừng. Dịch vụ
trong định nghĩa này nhƣ là những hoạt động từ du lịch sinh thái, làm dây leo,
thu gom nhựa và các hoạt động liên quan đến thu hái và chế biến những sản
phẩm này (FAO, 1995).
- Lâm sản ngoài gỗ bao hàm tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ, đƣợc
khai thác từ rừng tự nhiên phục vụ mục đích của con ngƣời. Bao gồm các sản
phẩm là động vật sống, nguyên liệu thô và củi, song mây, tre nứa, gỗ nhỏ và
sợi (Jenne H. de Beer & Milanie J. McDermott, 1996).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Văn Thắng Luận văn thạc sĩ khoa học
4
- Lâm sản ngoài gỗ là các sản phẩm nguồn gốc sinh vật, loại trừ gỗ lớn,
có ở rừng, ở đất rừng và ở các cây bên ngoài rừng (FAO, 1999).
- Theo Trần Ngọc Hải (2000): “Lâm sản ngoài gỗ bao gồm tất cả các vật
liệu sinh học khác gỗ được khai thác từ rừng (hiểu theo nghĩa rộng gồm rừng
tự nhiên và rừng trồng) phục vụ mục đích của con người. Bao gồm các loài
thực vật, động vật dùng làm thực phẩm, làm dược liệu, tinh dầu, nhựa sáp,
nhựa dính, nhựa mủ, cao su, tanin, màu nhuộm, chất béo, cây cảnh, nguyên
liệu giấy, sợi…”.
- Theo Vũ Tiến Hinh và Phạm Văn Điển (2003) “Lâm sản ngoài gỗ bao
gồm tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh học và các dịch vụ thu được từ
rừng hoặc từ bất kỳ vùng đất nào có kiểu sử dụng đất tương tự, loại trừ gỗ
lớn ở tất cả các hình thái của nó”.
Dẫn theo (Nguyễn Thị Thoa, 2006) [27].
Theo các định nghĩa nhƣ đã nêu ở trên, LSNG là một phần tài nguyên
rừng. Nhƣ vậy, đi tìm chỉ một định nghĩa cho Lâm sản ngoài gỗ là không thể.
Định nghĩa này có thể thay đổi phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, vào
quan điểm sử dụng, phát triển tài nguyên và nhu cầu khác. Các loại sản phẩm
ngoài gỗ sẽ ngày càng đƣợc tăng lên do sự tìm tòi, phát hiện giá trị của chúng
để phục vụ cuộc sống cho con ngƣời, chúng gồm các sản phẩm qua chế biến
hoặc không cần qua chế biến.
1.1.2. Phân loại lâm sản ngoài gỗ
Hiện nay, có rất nhiều loại LSNG đƣợc điều tra, phát hiện, khai thác và
sử dụng. Đối tƣợng và mục tiêu sử dụng, nghiên cứu LSNG cũng rất đa dạng
(ngƣời dân, thƣơng nhân, nhà quản lý, nhà nghiên cứu…). Chính vì vậy, việc
phân loại chúng có rất nhiều quan điểm khác nhau.
Dƣới đây sẽ trình bày một số phƣơng pháp phân loại LSNG đang đƣợc
sử dụng phổ biến hiện nay:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Văn Thắng Luận văn thạc sĩ khoa học
5
- Phương pháp phân loại LSNG theo hệ thống sinh: Đây là cách phân
loại các LSNG theo hệ thống tiến hóa của sinh giới. Theo phân loại kinh điển,
sinh giới đƣợc chia là hai giới chính: Động vật và thực vật. Giới động vật và
giới thực vật, tuy rất phong phú và đa dạng nhƣng đều có thể sắp xếp một
cách khách quan vào hệ thống các bậc phân loại từ lớn đến nhỏ:
Giới\Ngành\Lớp\Bộ\Họ\Loài. Ƣu điểm của cách phân loại này là thấy đƣợc
mối quan hệ thân thuộc giữa các loài và nhóm loài cùng sự tiến hóa của
chúng. Phƣơng pháp này chú ý nhiều đến đặc điểm sinh học của loài. Nhƣợc
điểm là đòi hỏi ngƣời sử dụng phải có những hiểu biết nhất định về phân loại
động, thực vật (Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000) [9].
- Phương pháp phân loại LSNG theo nhóm giá trị sử dụng: Là cách phân
loại mà các LSNG khác nhau không kể nguồn gốc trong hệ thống sinh, nơi phân
bố… có cùng giá trị sử dụng thì đƣợc xếp trong cùng một nhóm. Ví dụ: Một hệ
thống phân loại LSNG thực vật theo nhóm công dụng nhƣ sau: Nhóm cây cho
lương thực, thực phẩm; nhóm cây cho sợi; nhóm cây cho ta-nanh; nhóm cây cho
màu nhuộm; nhóm cây làm dược liệu; nhóm cây cho nhựa, sáp, sơn; nhóm cây
dùng làm vật liệu nhẹ và thủ công mỹ nghệ; nhóm cây làm cản, cho bóng mát.
Ƣu điểm của phƣơng pháp này là đơn giản, dễ áp dụng và sử dụng nhiều kiến
thức bản địa của ngƣời dân, nên ngƣời dân dễ nhớ, đồng thời khuyến khích đƣợc
họ tham gia trong quá trình quản lý tài nguyên. Ngoài ra phƣơng pháp này cũng
đƣợc các nhà kinh doanh, nhà nghiên cứu LSNG quan tâm. Nhƣợc điểm của
phƣơng pháp này chỉ mới nhấn mạnh tới giá trị sử dụng, mà chƣa đề cập đến đặc
điểm sinh vật học (đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố…) của các loài, nên
khả năng nhận biết các loài gặp nhiều khó khăn hơn nữa một số loài có nhiều
công dụng khi phân loại dễ bị trùng vào nhiều nhóm khác nhau.
Hệ thống phân loại khác lại dựa vào các sản phẩm LSNG, nhƣ hệ thống
phân loại đã thông qua trong Hội nghị LSNG Thái Lan, tháng 11/1991 (Bài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Văn Thắng Luận văn thạc sĩ khoa học
6
giảng Lâm sản ngoài gỗ, 2002. Dự án LSNG, Hà Nội). Trong hệ thống này
LSNG đƣợc chia làm 6 nhóm:
Nhóm 1- Các sản phẩm có sợi: tre nứa, song mây, lá và thân có sợi và các loại cỏ.
Nhóm 2 - Sản phẩn làm thực phẩm: các sản phẩm nguồn gốc thực vật:
thân, chồi, rễ, củ, lá, hoa, quả, quả hạch, gia vị, hạt có dầu và có nấm. Các sản
phẩm nguồn gốc động vật: mật ong, thịt động vật rừng, cá, trai ốc, tổ chim ăn
đƣợc, trứng và côn trùng.
Nhóm 3 - Thuốc và mỹ phẩm có nguồn gốc thực vật.
Nhóm 4 - Các sản phẩm chiết xuất: gôm, nhựa dầu, nhựa mủ, ta-nanh
và thuốc nhuộm, dầu béo và tinh dầu.
Nhóm 5 - Động vật và các sản phẩm từ động vật không làm thực phẩm:
tơ, động vật sống, chim, côn trùng, lông mao, lông vũ, da, sừng, ngà, xƣơng
và nhựa cánh kiến đỏ.
Nhóm 6 - Các sản phẩm khác: nhƣ lá Bidi (lá thị rừng dùng gói thuốc lá ở Ấn Độ).
Bốn năm sau, chuyên gia về lâm sản ngoài gỗ của FAO, là
C.Chandrasekharan (FAO, 1995) đã đề xuất hệ thống phân loại LSNG gồm 4
nhóm chính nhƣ sau:
● Cây sống và các bộ phận của cây
● Động vật và các sản phẩm của động vật
● Các sản phẩm đƣợc chế biến (các gia vị, dầu thực vật…)
● Các dịch vụ rừng.
Ở Ấn Độ ngƣời ta đề xuất một hệ thống phân loại LSNG tiêu chuẩn. Hệ
thống phân loại này đƣợc chia làm hai nhóm chính: nhóm các sản phẩm (I) và
nhóm các dịch vụ (II). (Bài giảng LSNG, 2002. Dự án LSNG, Hà Nội) [3].
Trong đó nhóm (I) bao gồm 3 nhóm sản phẩm phụ đó là: (a) Lâm sản
ngoài gỗ có nguồn gốc từ thực vật; (b) Lâm sản ngoài gỗ có nguồn gốc từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Văn Thắng Luận văn thạc sĩ khoa học
7
động vật và (c) Lâm sản ngoài gỗ có nguồn gốc từ khoáng vật. Nhóm II gồm
các dịch vụ nhƣ: du lịch, giải trí, xem động vật hoang dã…
Ở Việt Nam, khung phân loại lâm sản ngoài gỗ đầu tiên đƣợc chính
thức thừa nhận bằng văn bản đó là “Danh mục các loài đặc sản rừng đƣợc
quản lý thống nhất theo ngành”. Đây là văn bản kèm theo Nghị định 160-
HĐBT ngày 10/12/1984 của Hội đồng bộ trƣởng về việc thống nhất quản lý
các đặc sản rừng (nay gọi là lâm sản ngoài gỗ).
Theo danh mục này đặc sản rừng đƣợc chia làm 2 nhóm lớn: Hệ cây
rừng và Hệ động vật rừng. Mỗi nhóm lớn lại chia nhiều nhóm phụ sau:
● Hệ cây rừng:
+ Nhóm cây rừng cho nhựa, ta-nanh, dầu và tinh dầu nhƣ: thông, quế,
hồi, tràm, đƣớc, vẹt, trám, bạch đàn, bồ đề…
+ Nhóm cây rừng cho dƣợc liệu nhƣ: ba kích, sa nhân, thiên niên kiện,
thảo quả, hà thủ ô, đẳng sâm, kỳ nam, hoằng đằng…
+ Nhóm cây rừng cho nguyên liệu làm các loại hàng tiểu thủ công và
mỹ nghệ nhƣ: song, mây, tre, trúc, lá bƣơng…
+ Các sản phẩm công nghiệp đƣợc chế biến từ nguyên liệu có nguồn gốc
từ các loài cây rừng nhƣ: cách kiến Shellac, dầu thông, tùng hƣơng, dầu trong…
● Hệ động vật rừng:
Bao gồm các nhóm động vật rừng cho da, lông, sừng, xƣơng, ngà, thịt,
xạ, mật; cho dƣợc liệu nhƣ: voi, hổ, báo, trâu rừng, bò rừng, hƣơu, nai, rắn,
trăn, kỳ đà, tắc kè, khỉ, nhím, vƣợn, ong rừng, các loài chim quý, các nhóm
động vật rừng có đặc dụng khác.
Mặc dù còn vài điểm chƣa hợp lý, tuy nhiên có hệ thống phân loại
LSNG trên là một mốc quan trọng, đánh giá sự tiến bộ về nhận thức, sự hiểu
biết về LSNG của Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Văn Thắng Luận văn thạc sĩ khoa học
8
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.2.1.1. Tình hình nghiên cứu các loài LSNG làm thuốc
Trên thế giới, nghiên cứu về cây thuốc có nhiều thành công và quy mô
rộng phải kể đến Trung Quốc. Có thể khẳng định Trung Quốc là quốc gia đi
đầu trong việc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh. Vào thế kỷ 16 Lý Thời Trân
đƣa ra “Bản thảo cương mục” sau đó năm 1955 cuốn bản thảo này đã đƣợc in
ấn lại. Nội dung cuốn sách đã đƣa tới cho ngƣời cách sử dụng các loại cây cỏ
để chữa bệnh. Năm 1954 tác giả Từ Quốc Hân đã nghiên cứu thành công công
trình “Dược dụng thực vật cấp sinh lý học”. Cuốn sách này giới thiệu tới
ngƣời đọc cách sử dụng từng loại cây thuốc, tác dụng sinh lý, sinh hoá của
chúng, cách phối hợp các loài cây thuốc theo từng địa phƣơng nhƣ “Giang Tô
tỉnh thực vật dược tài chí”, “Giang Tô trung dược danh thực đồ khảo”,
“Quảng Tây trung dược trí” (Trần Hồng Hạnh, 1996) [17].
Năm 1992, J.H. de Beer - chuyên gia LSNG của tổ chức Nông lƣơng thế
giới - khi nghiên cứu về vai trò và thị trƣờng của LSNG đã nhận thấy giá trị to
lớn của thảo quả đối với việc tăng thu nhập cho ngƣời dân sống trong khu vực
vùng núi nơi có phân bố thảo quả nhằm xoá đói giảm nghèo, đồng thời là yếu tố
thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội vùng núi và bảo tồn phát triển tài nguyên
rừng. Về nhu cầu thị trƣờng của thảo quả là rất lớn, chỉ tính riêng ở Lào, hàng
năm xuất khẩu khoảng 400 tấn sang Trung Quốc và Thái Lan. Đây là công trình
nghiên cứu tổng kết về vai trò thảo quả đối với con ngƣời, xã hội cũng nhƣ tình
hình sản xuất buôn bán và dự báo thị trƣờng, tiềm năng phát triển của thảo quả
(Phan Văn Thắng, 2002) [25].
Năm 1996, Tiền Tín Trung, một nhà nghiên cứu về cây thuốc dân tộc tại
Viện Vệ sinh dịch tễ công cộng Trung Quốc biên soạn cuốn sách “Bản thảo
bức tranh màu Trung Quốc”. Cuốn sách đã mô tả tới hơn 1.000 loài cây thuốc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Văn Thắng Luận văn thạc sĩ khoa học
9
ở Trung Quốc, một trong số đó là thảo quả. Nội dung đề cập là: Tên khoa học,
một số đặc điểm sinh vật học và sinh thái học cơ bản, công dụng và thành
phần hoá học của thảo quả (Phan Văn Thắng, 2002) [25].
Năm 1999, trong cuốn “Tài nguyên thực vật của Đông Nam Á” L.S. de
Padua, N. Bunyapraphatsara và R.H.M.J. Lemmens đã tổng kết các nghiên
cứu về các cây thuộc chi Amomum trong đó có thảo quả. Ở đây tác giả đề cập
đến đặc điểm phân loại của thảo quả, công dụng, phân bố, một số đặc điểm
sinh vật học và sinh thái học của thảo quả. Tác giả cũng trình bày kỹ thuật
nhân giống, trồng, chăm sóc bảo vệ, thu hái, chế biến, tình hình sản xuất và
buôn bán thảo quả trên thế giới (Phan Văn Thắng, 2002) [25].
Theo ƣớc tính của Quỹ thiên nhiên thế giới (WWF) có khoảng 35.000-
70.000 loài trong số 250.000 loài cây đƣợc sử dụng vào mục đích chữa bệnh trên
toàn thế giới. Nguồn tài nguyên cây thuốc này là kho tàng vô cùng quý giá của
các dân tộc hiện đang khai thác và sử dụng để chăm sóc sức khoẻ, phát triển kinh
tế, giữ gìn bản sắc của các nền văn hoá. (Nguyễn Văn Tập, 2006) [23].
Ngay từ những năm 1950 các nhà khoa Liên Xô đã có các nghiên cứu về cây
thuốc trên quy mô rộng lớn. Năm 1952 các tác giả A.l. Ermakov, V.V.
Arasimovich, đã nghiên cứu thành công công trình “Phƣơng pháp nghiên cứu
hoá sinh - sinh lý cây thuốc”. Công trình này là cơ sở cho việc sử dụng và chế biến
cây thuốc đạt hiệu quả tối ƣu nhất, tận dụng tối đa công dụng của các loài cây
thuốc. Các tác giả A.F.Hammermen, M.D. Choupinxkaia và A.A. Yatsenko đã
đƣa ra đƣợc giá trị của từng loài cây thuốc (cả về giá trị dƣợc liệu và giá trị kinh
tế) trong tập sách “Giá trị cây thuốc”. Năm 1972 tác giả N. G. Kovalena đã công
bố rộng rãi ở Liên Xô (cũ), việc sử dụng cây thuốc vừa mang lại lợi ích cao vừa
không gây hại cho sức khoẻ của con ngƣời. Qua cuốn sách “Chữa bệnh bằng cây
thuốc” tác giả Kovalena đã giúp ngƣời đọc tìm đƣợc loại cây thuốc và chữa đúng
bệnh với liều lƣợng đã đƣợc định sẵn (Trần Thị Lan, 2005) [19].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Văn Thắng Luận văn thạc sĩ khoa học
10
Tiến sỹ James A.Dule - nhà dƣợc lý học ngƣời mỹ đã có nhiều đóng góp
cho tổ chức WHO trong việc xây dựng danh mục các loài cây thuốc, cách thu
hái, sử dụng, chế biến và một số thận trọng khi sử dụng các loại cây thuốc
(Trần Thị Lan, 2005) [19].
1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu các loài LSNG làm thực phẩm
Nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ Brazil, Colombia, Equado, Bolivia, Thái
Lan, Inđonesia, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu các sản
phẩm LSNG, trong đó có các loại rau, quả rừng mang lại nhiều dinh dƣỡng,
nhằm nâng cao đời sống của ngƣời dân bản địa và bảo vệ ĐDSH của các hệ
sinh thái rừng địa phƣơng (Everlyn Mathias, 2001) [32].
Mendelsohn, 1989 đã căn cứ vào giá trị sử dụng của LSNG để phân
thành 5 nhóm: Các sản phẩm thực vật ăn đƣợc, keo dán và nhựa, thuốc nhuộm
và ta nanh, cây cho sợi, cây làm thuốc. Ông cũng căn cứ vào thị trƣờng tiêu
thụ để phân LSNG thành 3 nhóm: Nhóm bán trên thị trƣờng, nhóm bán ở địa
phƣơng và nhóm sử dụng trực tiếp bởi ngƣời thu hoạch. Nhóm thứ ba thƣờng
chiếm tỷ trọng rất cao nhƣng lại chƣa tính đƣợc giá trị. Theo Mendelsohn
chính điều này đã làm cho LSNG trƣớc đây bị lu mờ và ít đƣợc chú ý đến
(Phan Văn Thắng, 2002) [25].
Theo Falconer, 1993, hầu hết mọi ngƣời đều thừa nhận LSNG nhƣ một yếu
tố quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội miền núi. Ở Ghana, LSNG có vai trò
cung cấp thực phẩm, thuốc chữa bệnh, vật liệu xây dựng, đồng thời cũng chiếm
gần 90% nguồn thu nhập của các hộ gia đình (Phan Văn Thắng, 2002) [25].
Để thuận tiện cho việc nghiên cứu C. Chandrasekhanran (1995) - một
chuyên gia LSNG của FAO, đã chia LSNG thành 4 nhóm chính nhƣ sau:
A. Cây sống và các bộ phận của cây
B. Động vật và các sản phẩm của động vật
C. Các sản phẩm đƣợc chế biến (các gia vị, dầu, nhựa thực vật )
D. Các dịch vụ từ rừng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Văn Thắng Luận văn thạc sĩ khoa học
11
Các nghiên cứu chỉ ra rằng rừng nhiệt đới không chỉ phong phú về tài
nguyên gỗ mà còn đa dạng về các loại thực vật cho sản phẩm ngoài gỗ. Khi
nghiên cứu đa dạng lâm sản ngoài gỗ trong phạm vi một bản ở Thakek,
Khammouan, Lào ngƣời ta đã thống kê đƣợc 306 loài LSNG trong đó có 223
loài làm thức ăn (Phan Văn Thắng, 2002) [25].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu các loài LSNG làm thuốc
Vào những năm 1960 đến những năm 1980, các nhà khoa học khi nghiên
cứu về cây thuốc ở Việt Nam có đề cập đến loài thảo quả. Do thảo quả là cây
“truyền thống”, có đặc thù riêng khác với một số loài LSNG là do có phạm vi
phân bố hẹp, chúng đƣợc trồng chủ yếu dƣới tán rừng ở các tỉnh phía Bắc
nhƣ: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang… nên các nhà khoa học ít quan tâm. Các
công trình nghiên cứu liên quan còn tản mạn (Phan Văn Thắng, 2002) [25].
Sau năm 1975, Vàng đắng (Coscinium fenestrum) nguồn nguyên liệu
cho berberin coi là có vùng phân bố rộng, có trữ lƣợng lớn. Song chỉ sau
hơn chục năm khai thác loài Vàng đắng đã trở nên rất hiếm và ở tình trạng
sẽ nguy cấp (V) trong sách đỏ Việt Nam. Ba kích (Morinda offcinalis) là
cây thuốc có tác dụng tăng cƣờng sức khỏe, chữa thấp khớp và một số bệnh
khác đã bị khai thác mỗi năm vài chục tấn liên tục nên đã cạn kiệt (Viện
Dược Liệu, 2002) [31].
Năm 1982, Giáo sƣ Đoàn Thị Nhu công bố kết quả nghiên cứu của mình
về “Bảo vệ, khai thác nguồn tài nguyên cây thuốc thiên nhiên và phát triển
trồng cây thuốc trên rừng ở Việt Nam”. Trong đó tác giả kết luận: thảo quả là
cây dƣợc liệu quý và thích nghi tốt ở điều kiện dƣới tán rừng, tuy nhiên cho
đến nay vẫn chƣa có nghiên cứu nào về kỹ thuật gây trồng thảo quả dƣới tán
rừng (Phan Văn Thắng, 2002) [25].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Văn Thắng Luận văn thạc sĩ khoa học
12
Theo kết quả điều tra của Viện Dƣợc liệu Bộ Y tế năm 1985, nƣớc ta có
1.863 loài cây thuốc thuộc 236 họ thực vật. Theo giáo sƣ Võ Văn Chi trong
cuốn “Từ điển cây thuốc” số loài cây thuốc ở Việt Nam là trên 3.000 loài.
Trên 3/4 cây trong số này là những cây mọc tự nhiên, phần lớn sinh sống ở
rừng. Kết quả điều tra sơ bộ ban đầu ở rừng một số tỉnh miền bắc cho thấy tỷ
lệ cây làm thuốc thƣờng chiếm tỷ lệ rất cao (Viện Dược Liệu, 2002) [31].
Trong những năm qua, chỉ riêng ngành y học dân tộc cổ truyền nƣớc ta
đã khai thác một lƣợng dƣợc liệu khá lớn. Theo thống kê chƣa đầy đủ thì năm
1995, chỉ riêng ngành đông dƣợc cổ truyền tƣ nhân đã sử dụng tới 20.000 tấn
dƣợc liệu khô đã chế biến từ khoảng 200 loài cây. Nhu cầu cho công nghiệp
chế biến dƣợc phẩm, mỹ phẩm, hƣơng phẩm cần khoảng 20.000 tấn. Ngoài ra
còn xuất khẩu khoảng trên 10.000 tấn nguyên liệu thô. Việc khai thác liên tục,
không có kế hoạch, không hợp lý đã đặt hàng trăm loài cây thuốc trƣớc mối
đe dọa tuyệt chủng (Viện Dược liệu, 2002) [31].
Khi phát hiện đƣợc tác dụng an thần rất ƣu việt của I-tetrahudropalmatin
từ rễ củ của một số loài Bình vôi (Stephania spp) thì việc khai thác chúng đã
đƣợc tiến hành ồ ạt. Để tách chiết một loại ancloit I-tetrahudropalmatin làm
thuốc ngủ rotundin ngƣời ta đã khai thác một hỗn hợp củ của rất nhiều loại
Bình vôi mà trong đó có loại không chứa hoặc chỉ chứa hàm lƣợng I-
tetrahydropalmatin không đáng kể. Do khai thác bừa bãi để chế biến trong
nƣớc hoặc bán nguyên liệu thô qua biên giới sang Trung Quốc mà nhiều loại
Bình vôi đã trở nên rất hiếm. Đến năm 1996, tuy mới biết đƣợc trên 10 loài
thuốc chi Binh vôi (Stephania) thì đã có 4 loài phải đƣa vào Sách đỏ Việt
Nam (Viện Dược Liệu, 2002) [31].
Trồng cây nông nghiệp, dƣợc liệu và đặc sản dƣới tán rừng, Nguyễn
Ngọc Bình và cs, 2000, giới thiệu kỹ thuật gây trồng các loài cây dƣới tán
rừng để tạo ra sản phẩm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình nhận khoán, bảo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Văn Thắng Luận văn thạc sĩ khoa học
13
vệ, khoanh nuôi rừng. Tác giả đã giới thiệu giá trị kinh tế, đặc điểm hình thái,
sinh thái, phân bố, kỹ thuật gây trồng 28 loài LSNG nhƣ: Ba kích, sa nhân,
thảo quả, trám trắng, mây nếp,… (Nguyễn Ngọc Bình, 2001) [5].
Tìm hiểu việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn cây thuốc của ngƣời
Dao xã Địch Quả - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ, Phạm Thanh Huyền và
cs, 2000. Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức về việc sử dụng nguồn cây
thuốc của đồng bào dân tộc Dao ở đây. Tác giả đã chỉ rõ những loài thực vật
rừng đƣợc ngƣời dân sử dụng làm thuốc, nơi phân bố, công dụng, cách thu hái
chúng. Thêm vào đó, họ còn đƣa ra một cách rất chi tiết về mục đích, thời vụ
và các điều kiêng kị khi thu hái cây thuốc; đánh giá mức độ tác động của
ngƣời dân địa phƣơng, nguyên nhân làm suy giảm nguồn tài nguyên cây
thuốc (Phạm Thanh Huyền, 2000) [18].
Trƣớc yêu cầu bảo tồn và trồng thêm Ba kích để làm thuốc, từ năm 1994
đến 2002, Viện Dƣợc liệu đã phối hợp với một số hộ nông dân ở huyện Đoan
Hùng, tỉnh Phú Thọ xây dựng thành công một số mô hình trồng cây Ba kích.
Trong đó có mô hình Ba kích trồng xen ở vƣờn gia đình, trang trại, mô hình
trồng Ba kích ở đồi và đất nƣơng rẫy cũ. Bƣớc đầu các mô hình này đã đem
lại hiệu quả kinh tế cao (Nguyễn Chiều, Nguyễn Tập, 2006) [10].
Ở nƣớc ta số loài cây làm thuốc đƣợc ghi nhận trong thời gian gần đây
không ngừng tăng lên:
Năm 1952: Toàn Đông Dƣơng có 1.350 loài.
Năm 1986: Việt Nam đã biết có 1.863 loài.
Năm 1996: Việt Nam đã biết có 3.200 loài.
Năm 2000: Việt Nam đã biết có 3.800 loài
(Lã Đình Mỡi, 2003) [20]
Cây thuốc - nguồn tài nguyên LSNG đang có nguy cơ cạn kiệt, Trần Khắc
Bảo, 2003, đã đƣa ra một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn tài nguyên cây thuốc
nhƣ diện tích rừng bị thu hẹp, chất lƣợng rừng suy thoái hay quản lý rừng còn
nhiều bất cập chồng chéo, kém hiệu quả. Từ đó tác giả cho rằng chiến lƣợc bảo
tồn tài nguyên cây thuốc là bảo tồn các hệ sinh thái, sự đa dạng các loài (trƣớc hết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Văn Thắng Luận văn thạc sĩ khoa học
14
là các loài có giá trị y học và kinh tế, quý hiếm, đặc hữu, có nguy cơ tuyệt chủng)
và sự đa dạng di truyền. Bảo tồn cây thuốc phải gắn liền với bảo tồn và phát huy
trí thức y học cổ truyền và y học dân gian gắn với sử dụng bền vững và phát triển
cây thuốc (Trần Khắc Bảo, 2003) [4].
Khi nghiên cứu các biện pháp phát triển bền vững nguồn tài nguyên thực
vật phi gỗ tại VQG Hoàng Liên, Ninh Khắc Bản, 2003 đã thống kê đƣợc 29
loài cây dùng làm thuốc và cây cho tinh dầu. Trong đó tác giả đã lựa chọn
đƣợc một số loài cây triển vọng để đƣa vào phát triển: Thảo quả, Thiên niên
kiện, Xuyên khung, (Ninh Khắc Bản, 2003) [2].
Nghiên cứu một số bài thuốc, cây thuốc dân gian của cộng đồng dân tộc
thiểu số tại buôn Đrăng Phốk - Vùng lõi VQG Yok Đôn - Huyện Buôn Đôn -
Tỉnh Dak Lak, Nguyễn Văn Thành và cs, 2004. Nghiên cứu đã chỉ ra từ cộng
đồng các bài thuốc, cây thuốc dân gian dùng để trị các loại bệnh thƣờng gặp
trong cuộc sống từ đó lựa chọn các bài thuốc, cây thuốc hay, quan trọng để bảo
tồn và phát triển nhân rộng dựa trên cơ sở sự lựa chọn có sự tham gia của ngƣời
dân. Đề tài đã ghi nhận đƣợc 46 bài thuốc với tổng cộng 69 loài cây làm thuốc
mà ngƣời dân tại cộng đồng đã sử dụng để điều trị từ các bệnh thông thƣờng
đến các bệnh có thể gọi là nan y và đã sắp xếp thành 9 nhóm các bài thuốc theo
nhóm bệnh (Nguyễn Văn Thành, 2004) [26].
Đề xuất về bảo tồn và phát triển nguồn cây thuốc tại VQG Tam Đảo, Ngô
Quý Công và cs trong 2 năm 2004 - 2005 nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra
việc khai thác, sử dụng cây thuốc nam tại vùng đệm của Vƣờn quốc gia, nghiên
cứu kỹ thuật nhân giống, gây trồng một số loài cây thuốc quý nhằm bảo tồn và
phát triển cho mục đích gây trồng thƣơng mại. Đề tài đƣợc Quỹ nghiên cứu của
Dự án hỗ trợ chuyên ngành Lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam - pha II tài trợ, nghiên
cứu chỉ rõ phƣơng pháp thu hái cũng là vấn đề cần quan tâm, việc thu hái bằng
cách đào cả cây do bộ phận dùng chủ yếu là rễ, củ làm cho số lƣợng loài suy giảm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Văn Thắng Luận văn thạc sĩ khoa học
15
nhanh chóng và đây cũng là nguy cơ dẫn đến sự khan hiếm, thậm chí là sự tuyệt
chủng của một số lớn các cây thuốc. Vì vậy, việc nhân giống nhằm mục đích hỗ
trợ cây giống cho ngƣời dân có thể trồng tại vƣờn nhà cũng nhƣ xây dựng các
vƣờn cây thuốc tại địa phƣơng để giảm áp lực thu hái cây thuốc trong rừng tự
nhiên là việc làm rất cần thiết và đƣa ra những giải pháp, đề xuất hợp lý để bảo tồn
và phát triển (Ngô Quý Công, 2005) [11].
Theo tác giả Nguyễn Văn Tập (2005), để bảo tồn cây thuốc có hiệu quả
cần phải tiến hành công tác điều tra quy hoạch, bảo vệ và khai thác bền vững,
tăng cƣờng bảo tồn cây thuốc trong hệ thống các khu rừng đặc dụng và rừng
phòng hộ, bảo tồn chuyển vị kết hợp với nghiên cứu gieo trồng tại chỗ, có
nhƣ vậy thì các loại cây thuốc quý hiếm mới thoát khỏi nguy cơ bị tuyệt
chủng, đồng thời lại tạo ra thêm nguyên liệu để làm thuốc ngay tại các vùng
phân bố vốn có của chúng (Nguyễn Tập, 2005) [22].
Năm 2006 nhóm tác giả thuộc Trung tâm nghiên cứu Lâm đặc sản - Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam phối hợp với Viện Dƣợc liệu đã tổ chức điều
tra nguồn tài nguyên cây thuốc tại xã Đồng Lâm, huyện Hoàng Bồ, tỉnh
Quảng Ninh và đã ghi nhận đƣợc 288 loài thuộc 233 chi, 107 họ và 6 ngành
thực vật. Tất cả đều là những cây thuốc mọc hoang dại trong các quần xã rừng
thứ sinh và đồi cây bụi. Trong đó có 8 loài đƣợc coi là mới (chƣa có tên trong
danh lục cây thuốc Việt Nam) (Nguyễn Văn Tập, 2006) [23].
Kỹ thuật gây trồng một số loài cây thuốc nam dƣới tán rừng tự nhiên, Lê
Thị Diên và cs, 2006, Trong bối cảnh nguồn tài nguyên dƣợc liệu thiên nhiên
đang bị khai thác cạn kiệt cần thiết phải có các hoạt động bảo tồn và phát triển
nguồn tài nguyên cây dƣợc liệu do chính ngƣời dân sống gần rừng thực hiện
nhằm sử dụng bền vững nguồn tài nguyên này trong tƣơng lai. Kỹ thuật tạo
cây con và gây trồng các loài cây Bách bệnh, Bình vôi, Bồng Bồng, Lá khôi,
Vàng đắng đã đƣợc ngƣời dân tại thôn Hà An áp dụng rộng rãi. Các cây thuốc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Văn Thắng Luận văn thạc sĩ khoa học
16
nam đƣợc gây trồng có tỷ lệ sống cao, sức sinh trƣởng tốt, hứa hẹn sẽ đóng
góp đáng kể vào nguồn thu nhập cho các hộ gia đình tham gia gây trồng.
Công trình nghiên cứu này nhằm cung cấp kỹ thuật gây trồng một số loài cây
thuốc nam đƣợc ngƣời dân sử dụng nhiều dựa trên kinh nghiệm của ngƣời dân
kết hợp với những thử nghiệm từ đề tài phát triển cây thuốc nam tại thôn Hà
An (Lê Thị Diên, 2006) [13].
Thực trạng khai thác sử dụng và tiềm năng gây trồng cây thuốc tại VQG
Tam Đảo và vùng đệm, 2008, Đỗ Hoàng Sơn và cs. Qua điều tra họ thống kê
đƣợc tại VQG Tam Đảo và vùng đệm có 459 loài cây thuốc thuộc 346 chi và
119 họ trong 4 ngành thực vật là: Equisetophyta, Polypodiophyta, Pinophyta và
Magnoliophyta. Ngƣời dân thuộc vùng đệm ở đây chủ yếu là ngƣời Dao và Sán
Dìu sử dụng cây thuốc để chữa 16 nhóm bệnh khác nhau. Trong đó trên 90% số
loài đƣợc sử dụng thu hái trong rừng tự nhiên. Mỗi năm có khoảng hơn 700 tấn
thuốc tƣơi từ VQG Tam đảo đƣợc thu hái để buôn bán. Nguồn tài nguyên cây
thuốc ở đây đang bị suy giảm khoảng 40% so với 5 năm trƣớc đây. Trên cơ sở
các nghiên cứu tác giả đã đề xuất 26 loài cây thuốc cần đƣợc ƣu tiên và đƣa vào
bảo tồn (Đỗ Hoàng Sơn, 2008) [21].
Từ nhiều năm qua, Viện Dƣợc liệu đã thu thập hơn 500 loài cây thuốc
đem về trồng, nhân giống ở các vƣờn cây thuốc. 65 loài có nguy cơ cao đã
đƣợc trồng ở Trạm nghiên cứu trồng cây thuốc Sa Pa (Lào Cai), Vƣờn trạm
nghiên cứu trồng cây thuốc Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Vƣờn Trung tâm nghiên
cứu trồng và chế biến thuốc Hà Nội (Thanh Trì), Vƣờn Trung tâm nghiên cứu
dƣợc liệu Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa) và vƣờn bảo tồn cây thuốc vùng cao
Phó Bảng (Đồng Văn - Hà Giang). Các vƣờn thuốc này có đủ điều kiện giống
nhƣ điều kiện sống tự nhiên của chúng và lý lịch thu thập, ngày trồng, tình
hình sinh trƣởng phát triển, ra hoa - quả đƣợc ghi lại để đánh giá khả năng
bảo tồn (Lê Văn Giỏi, 2006) [16].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên